Trở kháng của loa là gì

Page 1

Trở kháng của loa là gì ? By: Phạm Thanh Sơn (Sonkeyboard) Trong quá trình làm việc về lĩnh vực âm thanh, có rất nhiều mới vào nghề thậm chí có người đã làm việc lâu năm trong lĩnh vực này vẫn thường hiểu lầm về trở kháng của loa. Cách tính trở kháng của loa khi phối ghép theo kiểu nối tiếp hay song song cũng hay bị bỏ qua thế nên hiệu quả chưa được như mong muốn. Hiểu đúng về trở kháng sẽ giúp chúng ta biết cách phối phép loa cũng như amplifier phù hợp cho hệ thống. Sau khi tham khảo bài viết trên trang http://www.speakerimpedance.co.uk sẽ phần nào giải quyết được những thắc mắc bấy lâu về trở kháng loa. Việc tính toán bằng công thức là rất hữu dụng nếu chúng ta nhớ được công thức và biết cách tính. Nhưng nếu chúng ta quên (đương nhiên là không tốt) thì cũng có thể tra cứu trên những website có hỗ trợ tính toán trong lĩnh vực này như trang web mà ProVietnam.vn trân trọng giới thiệu sau đây. Ohm là gì? Ohm (Ôm). Đó là một đơn vị được ký hiệu là: Ω. Đó là đơn vị của trở kháng. Vậy trở kháng là gì? Đó là một phép đo của một cái gì đó đối kháng/hạn chế dòng điện trong một mạch điện. Trong trường hợp này là cái gì đó như là một chiếc loa. Vậy sao bạn phải quan tâm? Nếu bạn phối ghép các loa với nhau; việc đấu nối nhiều hơn một loa vào cùng một kênh của amplifier, hoặc có thể bạn đang tự đóng các thùng loa kết nối các củ loa với nhau, chắc chắn là phải chú ý đến. Nếu không bạn có thể phá vỡ/làm nổ/bắt lửa/chấm dứt làm việc/nổ tung/kết thúc thế giới… Loa của bạn có thể đang được coi là quá khỏe. Điện trở trong kết nối song song và nối tiếp Có một vài dữ kiện để biết về việc kết nối trở kháng song song và nối tiếp. Trở kháng trong kết nối nối tiếp là rất đơn giản; giá trị của chúng cứ cộng thêm vào. Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 v.v… Điện trở song song có một chút khó khăn. Đó là nghịch đảo các giá trị của chúng. Do vậy: 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 v.v… Điều này liên quan thế nào đến các loa? Loa là một trở kháng trong một mạch điện. (Nhưng chúng làm ra nhiều tiếng ồn hơn điện trở, và có nam châm, màng ngăn, nón… Cơ bản về trở kháng


Nếu bạn nghĩ rằng một mạch điện cơ bản liên quan đến một bóng đèn, có một nguồn điện và bóng đèn sáng. Có một dòng chảy của các điện tử trong mạch điện; điều này được biết đến như một dòng điện. Nguồn điện cung cấp điện áp hiệu quả đẩy các điện tử quanh mạch điện. Bóng đèn là một trở kháng của mạch điện. Việc này sẽ tiêu thụ dòng điện và biến nó thành ánh sáng cũng như một chút năng lượng nhiệt. Bóng đèn này hoặc kháng trở dòng điện trong mạch điện. Nếu bạn kết nối các bóng đèn khác theo cách nối tiếp, khi đó độ sáng chỉ còn một nửa bởi vì điện áp đang được san sẻ giữa hai bóng đèn. Tuy nhiên nếu kết nối theo kiểu song song, độ sáng sẽ như nhau giữa hai bóng đèn, cũng như điện áp. (Đó là dòng điện thay đổi – hai nửa trong trường hợp này). Bây giờ chuyển đổi nối tiếp/song song thực tế với loa. Nếu bạn kết nối chúng theo cách nối tiếp, điện áp sẽ được chia sẻ giữa chúng. Nhưng trong song song, điện áp sẽ giữ nguyên như nhau. NHƯNG, sẽ cần nhiều dòng điện hơn để duy trì hai bóng đèn, và nguồn điện – trong trường hợp này – bộ khuếch đại chúng sẽ cần làm việc vất vả hơn. Có một mối quan hệ giữa điện áp, dòng điện và trở kháng; được biết như Định luật Ohm. Diễn giải là: Điện áp = Dòng điện x Điện trở hay V = IR (I là ký hiệu của dòng điện… đừng hỏi). Điện trở trong mạch điện xoay chiều (chẳng hạn như hệ thống âm thanh) được gọi là Trở kháng. (Mặc dù bạn không thể thay đổi thuật ngữ này bởi vì Trở kháng bao gồm điện trở và điện kháng – điện kháng thay đổi theo tần số – mặc dù có thể bị bỏ qua trong việc tính toán trở kháng đơn giản hoặc phối ghép loa đơn giản). Vì vậy bạn có một phương trình để làm việc với trở kháng. Đơn giản. Bạn có thể dùng phép tính này để tính trở kháng tải của amplifier. R = V/I – Đó là những gì mà máy tính trênwebsite này sẽ cho phép bạn thực hiện.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.