VietAbroader Empowering Youth
Menu 1.
DCOH - Tổ chức cộng đồng
điếc câm tại Thành Phố Hồ Chí Minh 2.
Trung Tâm Khuyết Tật và Phát
Triển (DRD) 3.
Câu Lạc Bộ “Niềm Tin Ánh
Sáng” 4.
Tổ chức Quốc tế: Disabled
People’s International 5.
Điểm danh các hoạt động
ngoại khoá trong tháng 5 6.
Kĩ năng giao tiếp với người
khuyết tật 7.
Humans of HĐNK: Lăng kính
của tuổi trẻ về người khuyết tật 8.
Sustanable Development Club
9.
Hãy cứ khoác lên màu áo tình
nguyện khi còn trẻ 10.
Học ngôn ngữ ký hiệu, tại sao
không? 11.
Những người khuyết tật đã
thay đổi thế giới
TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG ĐIẾC CÂM TP HCM DCOH LÀ AI? Tất cả bắt đầu từ một lớp học nhỏ dạy ngôn ngữ ký hiệu miễn phí cho người điếc câm đến từ nhiều tầng lớp lao động của thầy Đoàn Phạm Khiêm, một người có khiếm khuyết không thể nói và nghe được như người bình thường. Ước mơ của thầy Khiêm là làm sao giúp người điếc câm hòa nhập với cuộc sống và lớp học ấy là bước đầu tiên xây dựng mái nhà chung cho bạn bè khuyết tật đồng cảnh ngộ. DCOH (The Deaf community organization of HCM city) là một tổ chức phi lợi nhuận dành riêng cho người câm điếc trên địa bàn tp.HCM.
Được thành lập đầu năm 2001, DCOH mang đến nhiều cơ hội phát triển kĩ năng và tạo việc làm cho các hội viên thông qua nhiều hoạt động chính như giảng dạy ngôn ngữ ký hiệu, giới thiệu thông tin ngoại khoá, việc làm… Với phương châm “Vì cộng đồng - hợp tác - phát triển”, DCOH mong muốn trang bị kiến thức về xã hội, hỗ trợ tinh thần lẫn vật chất cho các hội viên, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người câm điếc trong hiện tại và tương lai. CÙNG “NGHÍA” SƠ THÀNH TÍCH CỦA DCOH
Hoạt động liên tục suốt 14 năm qua, DCOH đã tạo nên những thành tựu “đáng nể” Mở 4 lớp học đầu năm 2015: lớp Mỹ Thuật, lớp Luật người khuyết tật, lớp Ngôn ngữ ký hiệu nâng cao và lớp Xóa mù chữ - Phổ cập Ngôn ngữ ký hiệu tại trường Trần Văn Ơn quận 1. Tháng 4/2015, tham gia chương trình Hướng đạo sinh quốc tế tại Thái Lan với hơn 10000 bạn bè từ 10 nước khác nhau. Tổ chức nhiều ngày hội thông tin về luật người khuyết tật , cộng đồng LGBT, phòng tránh xâm hại, tác hại của chất gây nghiện,… nhằm nâng cao ý
thức các hội viên về đời sống xã hội. Thắng giải thưởng trị giá $20000 với dự án Khát khao hoà nhập trong cuộc thi Hãy giơ tay vì giáo dục Từng được LIN (Trung tâm hỗ trợ phát triển cộng đồng) trao giải nhất trị giá 150 triệu cho dự án Phòng tránh và đẩy lùi vấn nạn bạo hành cho Phụ nữ Điếc Câm 50 hội viên đã tham gia đi bộ tuyên truyền Giờ Trái Đất 2015 ngày 23/03 và đồng diễn ngôn ngữ ký hiệu bài hát “Khoảng trời của bé” cùng hơn 1000 tình nguyện viên khác Trong tương lai DCOH hứa hẹn không ngừng phát triển
những hoạt động mới: thành lập xưởng vẽ, tổ chức chương trình đào tạo hội họa chuyên nghiệp và xa hơn là mở Trà Đạo Quán kết hợp cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm trà thuốc. CƠ HỘI CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT DCOH luôn rộng vòng tay chào đón tất cả các bạn khuyết tật gia nhập đại gia đình chung. Để tham gia cùng DCOH, các bạn nhớ ghé thăm trang web của tổ chức và gửi đơn online theo link sau: https://docs.google.com/ forms/d/1Fj6cE2of29G0AgnYrSa_dQP0dVIufhZfTYBKjp8l6tk/ viewform
Hoặc liên hệ trực tiếp qua:
Địa chỉ văn phòng: Số 180/47, đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TP.HCM ĐTDĐ : 01699963849; 0907751538 Email : dcoh2001@gmail.com Web : dcoh2001.weebly.com Facebook : www.facebook.com/ dcoh2001 Kênh Youtube : www.youtube.com/ dcoh2001
Nguyễn Thanh Thuỷ
NƯỚC SÔI BỎNGGG TAY, S2S MẠI DZÔ, MỘT TỔ CHỨC SIÊU CHUYÊN NGHIỆP ĐANG GÂY BÃO TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ DƯỚI ĐÂY LÀ BẢNG THÀNH TÍCH CỦA “BẠN ẤY” SAU 9 NĂM HOẠT ĐỘNG •
• • • • • • •
100 NKT được hướng nghiệp, giới thiệu và giúp duy trì việc làm mỗi năm. 7 dự án nhỏ về phát triển kinh doanh của NKT được tài trợ và 5 dự án được tư vấn kỹ thuật. 10 dự án nhỏ của mạng lưới hội nhóm NKT được tài trợ. Hơn 30,000 lượt truy cập/tháng vào thư viện Luật và chính sách NKT của DRD và hơn 70,000 lượt truy cập/tháng vào trang web của DRD. 83 máy tính đã được trao tặng cho các bạn thanh niên khuyết tật. 1.773 lãnh đạo và NKT được nâng cao năng lực qua các đợt tập huấn và chia sẻ kinh nghiệm 531 lượt tham vấn đồng cảnh được tổ chức Sau khi tham gia các hoạt động với DRD, 92% NKT tự tin vào bản thân và 83% NKT tăng khả năng tự lập. Các bạn đã đoán ra là tổ chức nào chưa? Và không để các bạn phải đợi lâu, đáp án chính xác chính là Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD).
Quả là một thành tích đáng gờm phải không? Chúng mình mau mau đến “làm quen” với “bạn ấy” thôi:
DRD LÀ GÌ? Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào ngày 3 tháng 12 năm 2005 dưới sự hỗ trợ ban đầu của Quỹ Ford. DRD hiện trực thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Và Kĩ Thuật Việt Nam (VUSTA). DRD đang nỗ lực từng ngày góp phần xây dựng một xã hội công bằng và không có rào cản cho người khuyết tật (NKT). SỨ MẠNG CỦA DRD Trung Tâm Khuyết Tật và Phát Triển luôn nỗ lực thúc đẩy bình đẳng cơ hội cho NKT, khuyến khích và
tạo điều kiện để NKT tham gia vào tất cả các hoạt động giống như những thành viên khác của xã hội. MỤC TIÊU DRD: - Nâng cao nhận thức của chính NKT và các thành viên khác trong cộng đồng về các vấn đề khuyết tật. - Xây dựng năng lực cho các cá nhân và các nhóm/tổ chức của người khuyết tật - Chuẩn bị cơ sở cho việc phát triển chuyên ngành Công tác Xã hội với NKT tại Đại Học Mở TP.HCM.
ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT VỚI DRD Để hoàn thành các sứ mệnh được đặt ra, DRD đã xây dựng một mạng lưới hoạt động khá qui mô bao gồm: Mạng lưới người khuyết tật gồm 35 các hội nhóm
người khuyết tật ở miền Nam Việt Nam với hơn 3500 thành viên. Dự án việc làm giúp NKT tìm được việc làm và nâng cao đời sống kinh tế thông qua các hoạt động tập huấn, tư vấn và hỗ trợ tìm việc cho các thành viên tham gia. Đến nay DRD đã hỗ trợ cho 1,121 ứng viên tìm việc và 266 người có việc làm. Motorbike- Taxi - với cái tên siêu thân thiện là dự án hỗ trợ di chuyển cung cấp dịch vụ đưa đón người khuyết tật theo nhu cầu với mong muốn thúc đẩy một môi trường tiếp cận giúp người khuyết tật vượt qua rào cản môi trường để hòa nhập và cống hiến cho xã hội. Và nếu bạn thắc mắc về một nơi để giao lưu giữa người khuyết tật và người không khuyết tật trong một không gian nghệ thuật thì mời bạn đến Hội quán Đời Rất Đẹp của DRD. Hội quán là nơi để người khuyết tật và các cá nhân gặp gỡ, chia sẻ ý tưởng và tham gia vào các hoạt động trên cơ sở bình đẳng và hỗ trợ. Các đêm nhạc của Hội quán cũng thu hút một lượng khán giả thường xuyên từ 80-100 người/ đêm diễn (quá khủng luôn!!!). Hoạt động sôi nổi đi liền với tuyên truyền, chiến dịch tiếp cận “Một thế giới cho tất cả” với sự tham gia hùng hậu của hơn 4500 sinh viên, giảng viên của hơn 15 trường đại học cùng phòng viên, rất nhiều sự kiện và hội thảo, hội nghị chuyên đề... đã được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về lĩnh vực khuyết tật, cải thiện chính sách, môi trường tiếp cận, nhằm xây dựng “một thế giới cho tất cả”. Chưa hết, DRD với tinh thần hoạt động sôi nổi đã lấp đầy 3 tháng đầu 2015 với hàng loạt sự kiện ý nghĩa như Sự kiện đón tiếp đoàn khách từ Quốc hội Ai-Len và Đại sứ quán Ai-Len vào chiều 11/3; Buổi trò chuyện chuyên đề “Nâng Cao Giá Trị Người Phụ Nữ” vào chiều ngày 15/3/2015; Tổ chức cho 15 người khuyết tật cùng nhân viên trung tâm tham quan, khảo sát góp ý mô hình đầu máy, toa xe tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và đặc biệt Dự án “Phát triển kĩ năng âm nhạc cho người khuyết tật” đã được đưa vào hoạt động ngày 3/3/2014. Sau một năm dự án đã tổ
chức được nhiều hoạt động đào tạo về kĩ thuật trong âm nhạc, kĩ năng biểu diễn và môn khiêu vũ trên xe lăn cho 12 bạn trẻ khuyết tật đã thu hút sự chú ý của truyền thông với hơn 183 bài viết, báo điện tử và hơn 30 đài truyền hình phát sóng hình ảnh.
DRD TRỞ LẠI “LỢI HẠI” VỚI THÁNG 4 - Ngày 9-10/4: Tập huấn “Giới thiệu việc làm cho người khuyết tật với địa điểm (dự kiến) là Trung tâm khuyết tật và phát triển DRD. - Lễ ra mắt dự án Ứng dụng bản đồ tiếp cận dự kiến trong tháng 4 tại Phòng hội nghị, lầu 9 Đại học Hoa Sen, số 8, Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. - Xa hơn xíu nữa là Hội nghị Mạng lưới Đại học ACFID lần thứ 5 vào ngày 4 và 5 tháng 6 hứa hẹn những cơ hội thú vị với các khoản viện trợ của Úc về lĩnh vực phát triển. Nếu bạn là người đam mê hoạt động và muốn thử sức với lĩnh vực người khuyết tật, DRD là lựa chọn cực kì lí tưởng. Các bạn có thể liên lạc với DRD qua:
Địa chỉ: 91/8E Hòa Hưng, P. 12, Q. 10, Tp. HCM Facebook: DRD Vietnam Điện thoại: 08 3868 4858 - 08 3868 3149 Email: info@drdvietnam.com Website: http://www.DRDvietnam.org/ Yến Nhi
“Niềm tin Ánh sáng” của người khuyết tật thủ đô
Một đại gia đình những thành viên trẻ tuổi luôn tràn ngập tiếng cười, một nhóm những tình nguyện viên luôn tràn ngập tình yêu thương hoạt động vì người khuyết tật tại Thủ đô Hà Nội, với cái tên đặc biệt và ý nghĩa, Câu lạc bộ (CLB) “Niềm tin Ánh sáng” vẫn đang tiếp tục đem lại niềm vui cho biết bao mảnh đời số phận khiếm khuyết bằng những hành động dù nhỏ nhưng rất đỗi thiết thực... Cùng S2S khám phá những sự thật vui nhộn, độc đáo về Câu lạc bộ “Niềm tin Ánh sáng” các bạn nhé!
#1 Đại học.
Một Câu lạc bộ trực thuộc trường
“Niềm tin Ánh sáng” là một Câu lạc bộ lâu đời của trường Đại học Ngoại Ngữ thuộc cụm Đại học Quốc gia Hà Nội. Định hướng hoạt động ban đầu của nhóm chỉ là một đội công tác xã hội tham gia thực hiện các phong trào Đoàn Hội trong trường cũng như của Thành đoàn Hà Nội, hướng đến giúp đỡ người khuyết tật ở khu vực quận Cầu Giấy của Thủ đô, mong muốn đem lại những thay đổi nhỏ nhưng tích cực trong cuộc sống của con người khuyết tật nơi đây.
#2
Nam châm “hút” thành viên nhất trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội. Không chỉ nổi tiếng bởi tuổi đời của mình, CLB “Niềm tin Ánh sáng” còn đặc biệt thu hút sự tham gia, ủng hộ của các bạn sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ. Lâu dần, với sự hoạt động hiệu quả của CLB, Ban chủ nhiệm đã quyết định mở rộng tiêu chí phát triển của nhóm, thu hút sự chú ý đông đảo từ các bạn sinh viên, tình nguyện viên ở các trường Đại học trong khu vực Hà Nội đến đăng kí tham gia. Đến nay, CLB có thể xem là một thỏi nam châm đặc biệt kết nối các bạn trẻ đam mê tình nguyện, mong muốn giúp đỡ, đem sự thay đổi đến với người khuyết tật trên địa bàn Thủ đô.
#3
Chiếc cầu nối đến với người khuyết tật, khiếm thị ở thủ đô. Các bạn sinh viên năng động ở CLB đang ngày càng cố gắng đem đến những món quà nhỏ chứa đựng bất ngờ cho những con người khiếm khuyết nơi đây. Các hoạt động diễn ra thường xuyên, tổ chức giao lưu văn
nghệ “Tiếng hát trái tim” nhằm làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của những người khiếm khuyết, giúp đỡ các học viên khiếm thị trong quá trình học tập qua chương trình đào tạo từ xa, hỗ trợ quyên góp, tìm kiếm và liên hệ đến các nhà hảo tâm ở Hà Nội nhằm khích lệ người khuyết tật có thể tự tin phát triển, đóng góp cho xã hội.
#4 đánh máy
Ban đi dạy, ban đi thi và ban thu âm
Khi nhắc đến cơ cấu tổ chức của một CLB, ắt hẳn bạn đọc S2S sẽ nghĩ ngay đến những phòng ban hoạt động với tên gọi rất “kêu” như Ban truyền thông, Ban Đối ngoại, Ban kĩ thuật, v...v… Nhưng ở CLB “Niềm tin Ánh sáng”, với tiêu chí hoạt động vì người khuyết tật Thủ đô, ban chủ nhiệm đã phân chia cấu trúc hoạt động của nhóm thành nhiều ban nhỏ nhằm dễ quản lý và hoạt động phù hợp nhất để giúp đỡ người khuyết tật. Vì vậy mà những cái tên như ban đi dạy, ban đi thi và ban thu âm đánh máy đã ra đời! - Ban đi dạy: Hiển nhiên nhiệm vụ chính của ban là công tác dạy học, giáo dục. Các thành viên của ban sẽ tham gia dạy tiếng anh cho người khiếm thị, người khuyết tật, dạy văn hóa cho trẻ em mồ côi ở làng SOS và Birla. - Ban đi thi: CLB còn chia ra một ban hẳn hoi chuyên giúp đỡ người khiếm thị trong việc ôn luyện và tham gia tìm kiếm, dự thi các kì thi trong và ngoài nước, tạo điều kiện thúc đẩy để họ được phát triển tài năng. - Ban thu âm đánh máy: Ban này cũng tương tự như bộ phận kĩ thuật ở các câu lạc bộ khác. Tuy nhiên, ban được thành lập nhằm hỗ trợ vấn đề kĩ thuật cho người khuyết tật, các thành viên của ban sẽ nhận nhiệm vụ đánh máy, thu âm tài liệu học tập, sinh hoạt cho người khuyết tật, khiếm thị.
Bên cạnh các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật, từ thiện tại Thủ đô, CLB hàng năm còn tổ chức những hoạt động “từ thiện từ xa” nhằm giúp đỡ đồng bào, trẻ em vùng cao thiết thực. Là thành viên, cộng tác viên của CLB, bạn có thể có cơ hội được vừa trải nghiệm sinh hoạt ở những vùng đất mới, vừa tham gia hoạt động xã hội và giao lưu kết bạn đầy sôi nổi thông qua những tiêu điểm chính sắp tới đây: • Chương trình tình nguyện “Nắng ấm vùng cao 2015”. • Chương trình giao lưu văn nghệ “Tiếng hát trái tim”. • Chương trình tình nguyện “Xuân yêu thương”, “Vầng trăng yêu thương”. • Ngày hội Flashmob toàn cầu. Cơ hội để tham gia cùng Câu lạc bộ “Niềm tin Ánh sáng” Bạn đọc S2S đang sống tai Thủ đô Hà Nội, đáp ứng một trong những tiêu chí sau, Yêu thích hoạt động tình nguyện, Có năng khiếu về văn nghệ, Từng học qua các hoạt động giao tiếp với người khuyết tật Mong muốn được góp sức và giúp đỡ cho sự phát triển của người khuyết tật, khiếm thị trên địa bàn thủ đô Đừng ngần ngại đăng kí để trở thành tình nguyện viên và thành viên của CLB nhé! (Uyển Nhi) Thông tin liên hệ: Email: niemtinanhsang.hulis@gmail.com Điện thoại: 01664341640 Website: https://www.facebook.com/Niemtinanhsang.ulis. vnu/timeline Người đại diện: Nguyễn Thị Hà Vi
DISABLED PEOPLE’
- ngôi nhà chung cho
HÌNH THÀNH 1981
Disabled People’s International (DPI) là tổ chức phi chính phủ quốc tế (International Non-govermental Organization - INGO). Thành lập vào 1981 - năm quốc tế về người khuyết tật.
LIÊN HỆ Email:
secretariat.dpi.gmail.com
Website:
Trụ sở chính đặt tại Ottawa - Canada và đã có mặt tại 150 quốc gia trải rộng trên 7 vùng lãnh thổ: Châu Phi, Ả Rập, châu Á-Thái Bình Dương, CIS, Châu Âu, Châu Mỹ Latin, Bắc Mỹ & Caribbean. Giữ vị trí cố vấn đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế và chính phủ các nước trên thế giới.
www.dpi.org
Facebook:
https://www.facebook.com/ DisabledPeoplesInternational
CÓ MẶT TRÊN TOÀN THẾ GIỚI Với mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của người khuyết tật, những dự án của Disabled People’s International đã vươn ra mọi ngõ ngách và ảnh hưởng tới toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển - nhóm nước có số lượng người khuyết tật cao nhất hiện nay (chiếm 80% trong 1 tỉ người khuyết tật trên thế giới).
Human Rights Defenders Project Dự án Human Rights Defenders được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA), nhằm gây ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của người khuyết tật, chủ yếu trong năm nước đã phê chuẩn Công ước về Quyền của Người khuyết tật (CRPD ) bao gồm Bangladesh, Jamaica Peru, Tanzania và Ukraine.
’S INTERNATIONAL
o người khuyết tật -
- Phương Loan -
Global Youth Network Global Youth Network ra đời cung cấp cho thanh niên khuyết tật có cơ hội nói lên quan điểm và tạo ra các kế hoạch chiến lược, để thúc đẩy nhận thức và quyền lợi của thanh niên khuyết tật trên toàn thế giới.
Tăng cường mối quan hệ giữa phong trào người khuyết tật với người bị bệnh phong DPI thông qua dự án này nhằm mục đích nỗ lực mang lại tiếng nói cho những người bị bệnh phong vốn dĩ ít được quan tâm, đồng thời, thúc đẩy họ đi đầu trong các phong trào quốc tế của người khuyết tật.
Bên cạnh những dự án lớn, dài kì, DPI còn thường xuyên tổ chức, tham gia vào những hội nghị, chiến dịch, workshop dành cho người khuyết tật như Zero Project Conference, UPR Workshop in Cambodia,… góp phần đẩy mạnh phong trào của người khuyết tật trên toàn thế giới.
Với tầm ảnh hưởng rộng khắp, Disabled People’s International đã và đang xây dựng một ngôi nhà chung cho những người khuyết tật ở mọi quốc gia, sắc tộc - nơi những người khuyết tật được bảo vệ, phát triển và nói lên chính kiến của bản thân mình!
2. Hachi Book nhận bản thảo truyện ngắn
3. Những Ngày Văn Học Châu Âu Tại Hà Nội Lần Thứ 5 Từ 07.05 đến 10.05.2015, 9 nước Châu u sẽ giới thiệu những tuyệt tác văn học của đất nước họ trong sự kiện rất được mong đợi này. Những “mọt sách” hẳn sẽ rất háo hức với những buổi đọc và giới thiệu sách, những workshop, hòa nhạc vẽ truyện tranh trực tiếp và các buổi chiếu phim ngắn. Đặc biệt, vào sáng thứ 7 sẽ diễn ra một cuộc trao đổi bàn tròn về chủ đề Vẽ cho trẻ với các nhà văn đến từ nhiều quốc gia khác nhau và nhiều hoạt động thú vị khác. Nghe thật hấp dẫn phải không nào! Thông tin chi tiết về sự kiện: về thời gian, địa điểm, lịch trình sự kiện có thể được tham khảo tại đường link sau: http://www.ybox.vn/su-kien/nhung-ngay-van-hoc-chau-au-tai-ha-noi-lan-thu-5-3871
4. Books and Souls
5.
Cuộc thi viết “Độc thân không cô đơn”
Có bạn đọc nào muốn thử sức với những đề tài sống động trong cuộc sống, có tính nghệ thuật và mang tính tư tưởng giáo dục cao không nào, bởi vì đài Phát Thanh Vĩnh Long đã tổ chức một cuộc thi dành riêng cho bạn đấy. Với những chủ đề như kỷ niệm 40 năm giải phóng miền nam thống nhất đất nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,… và giải thưởng hấp dẫn, cuộc thi hứa hẹn sẽ là một sân chân tốt đề bạn có cơ hội phát sóng tác phẩm của mình trên sóng phát thanh đài Phát Thanh Vĩnh Long và nhận nhuận bút đấy! Hãy gửi bài dự thi của mình đến trước 31/12/2015 nhé. Thông tin chi tiết của cuộc thi, bạn có thể tham khảo tại đường link sau: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=472409179572896&substory_index=0&id=186828641464286
7. GLOBAL VOLUNTEERING DAY 2015 - Ngày hội Tình Nguyện Toàn Cầu 2015 Trong nhiều năm trở lại đây, “Ngày hội tình nguyện toàn cầu – Global Volunteering Day” đã trở thành một điểm đến thu hút đông đảo các bạn trẻ trên khắp địa bàn Hà Nội đến tham dự. Là một trong số các hoạt động thường niên của CLB Tình nguyện vì Hòa bình Việt Nam (VPV Club) được tổ chức nhằm gây quỹ từ thiện, giúp đồng bào các dân tộc trên một số tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Được tổ chức vào ngày 24/5/2015 với chủ đề xuyên suốt: “HÀNH TRÌNH TÌNH NGUYỆN, KẾT NỐI NĂM CH U”, GLOBAL VOLUNTEERING DAY 2015 - Ngày hội Tình Nguyện Toàn Cầu 2015 là nơi hội ngộ của những trái tim tình nguyện từ khắp các quốc gia và nền văn hóa, cùng gặp gỡ, chia sẻ các trải nghiệm tình nguyện thực tế và giao lưu tìm hiểu văn hóa. Nếu bạn ở Hà Nội, hãy mua vé sự kiện này ngay lập tức nhé!
8.
Cuộc thi viết “Sự hi sinh thầm lặng” lần IV
Nếu bạn muốn thử sức làm phóng viên (bạn phải
niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02/2017 tại
viết về người thực việc thực!) và tỏ tấm lòng tri ân
Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên sóng
đến các nhân viên y tế, các giáo sư, bác sĩ, dược sĩ,
của
lương y, cán bộ dân số, nhân viên y tế thôn bản...
Deadline vào ngày 30/11/2016 của cuộc thi đủ cho
ở mọi miền đất nước thì cuộc thi này là dành cho
bạn thỏa sức chăm chút cho tác phẩm của mình.
bạn! Đây là cuộc thi lớn do Báo Sức khỏe & Đời
Đài
truyền
hình
Việt
Nam
đấy!
Thông tin chi tiết của cuộc thi, bạn có thể tham
sống cùng nhiều đơn vị tổ chức. Các tác giả xuất
khảo
sắc sẽ được vinh danh tại lễ trao giải được tổ chức
https://www.facebook.com/TongHopCacCuocTh
trọng thể trong Chương trình truyền hình trực
iVietTruyen/photos/a.197526700394480.10737418
tiếp Tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam nhân dịp kỷ
28.186828641464286/471521502994997/?type=1&s
9.
tại
đường
link
sau:
Chương trình học bổng Panasonic 2015
Bạn muốn được tài trợ TOÀN BỘ CHI PHÍ học đại học? Và bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện tham dự chương trình học bổng Panasonic 2015? Vậy thì còn chờ gì nữa mà không tham dự chương trình bởi có đến 8 SUẤT HỌC BỔNG VỚI GIÁ TRỊ 30 TRIỆU VNĐ/NĂM HỌC đang chờ các bạn! Đặc biệt hơn nữa, học bổng sẽ được tiếp tục trao vào các năm học tiếp theo đến khi sinh viên nhận học bổng tốt nghiệp đại học nếu sinh viên đáp ứng được tiêu chuẩn của chương trình. Deadline của chương trình hấp dẫn này là 25/5/2015. Mọi thông tin chi tiết có thể được tham khảo tại đường link: https://www.facebook.com/PanasonicScholarshipVietnam/photos/a.280675251969302.58850.280057 008697793/811874508849371/?type=1&theater
10.
Tham gia tình nguyện cùng Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên( ENV)
Ờ Ư G N I ẾP VỚ
I T O A I NG G
KĨ NĂ
T Ậ T T Ế I KHUY
Người khuyết tật luôn gặp khó khăn trong việc giao tiếp với những người xung quanh. Và chắc hẳn, đôi lần, các bạn cũng cảm thấy lúng túng khi không biết sẽ bắt đầu từ đâu để trò chuyện, làm thế nào để kết nối với họ. Bỏ túi những bí kíp sau đây của S2S sẽ giúp bạn đến gần hơn với người khuyết tật đấy!
TRÒ CHUYỆN CÙNG NGƯỜI KHIẾM THÍNH
Người khiếm thính là những người có thính giác kém hoặc không nghe được, thường những người khiếm thính sẽ kèm theo mất khả năng nói. Vì vậy, các bạn nên lưu ý những điều sau khi bắt đầu trò chuyện với họ: - Trước khi bắt đầu trò chuyện, bạn hãy hướng sự chú ý của người khiếm thính bằng cách vẫy tay, nắm tay, chạm nhẹ vào vai.
- Lúc nói chuyện, bạn cố gắng giữ tầm mắt của mình ngang tầm mắt của họ , duy trì khoảng cách từ 1 2 mét. Và chắc chắn là họ sẽ thấy rõ được mặt mình, đừng đứng những nơi chói ánh mặt trời. - Khi phát âm chậm rãi, độ lớn giọng nói vừa đủ, không la hét, bởi vì một số người vẫn đọc được khẩu hình của bạn nên nói chậm rãi sẽ giúp việc giao tiếp thuận lợi hơn. Nếu có thể, hãy chuẩn bị sẵn giấy bút và đưa cho họ.
- Giao tiếp bằng mắt như mỉm cười, nhướn lông mày, đảo mắt… sẽ giúp người khiếm thị dễ dàng hiểu ý bạn. - Sử dụng các cử chỉ tay chân – ngôn ngữ cơ thể để minh họa cho lời nói, ý nghĩ mà bạn muốn biểu hiện.
KẾT NỐI VỚI NGƯỜI KHIẾM THỊ Khiếm thị là một trạng thái mà thị giác kém hay thậm chí là mất khả năng nhìn vĩnh viễn. Chính vì thế, người khiếm thị rất khó kết nối với bên ngoài, xác định được phương hướng,… Những ghi chú sau đây giúp bạn kết nối dễ dàng, nhanh chóng với họ: - Cũng như người khiếm thính, trước khi trò chuyện, hãy hướng sự chú ý của người khiếm thị vào mình bằng cách lên tiếng giới thiệu về bản thân. Nếu là một nhóm đông người, hãy giới thiệu từng người một kèm theo vị trí đứng để họ hình dung
- Phát âm thật rõ ràng và tự nhiên, trong lúc phát âm nên thực hiện cùng những hành động để họ tưởng tượng ra được trạng thái, ý muốn của bạn. - Chỉ ra phương hướng cụ thể khi trò chuyện với người khiếm thị. Ví dụ, bạn có thể nói cánh cửa bên phải thay vì nói là cánh cửa đằng kia. - Khi giao tiếp, bạn hãy trực tiếp nói chuyện với họ, đừng bao giờ thông qua một người thứ ba!
GIÚP ĐỠ NGƯỜI BỊ TẬT VẬN ĐỘNG Những người bị tật vận động luôn khó khăn trong việc di chuyển, và thường là họ sẽ chống nạng hoặc ngồi xe lăn. Khi thấy họ, chắc chắn các bạn rất muốn giúp đỡ, nhưng giúp đỡ thế nào cho đúng, cho tế nhị thì không phải ai cũng biết? Những tuyệt chiêu bên dưới sẽ giúp bạn tốt hơn trong việc tiếp cận, giúp đỡ người khuyết tật. - Trước khi muốn giúp đỡ, ví dụ như đẩy xe lăn, hãy đến hỏi họ là có cần giúp đỡ hay không, vì một số người vẫn muốn tự mình làm mọi chuyện. - Khi họ đã đồng ý cho bạn giúp đỡ, nhớ hỏi họ là nên làm thế nào. Đừng tùy tiện làm theo ý nghĩ của bạn. Vì như vậy, sẽ gây cho người khuyết tật sự khó chịu, đau đớn, thậm chí là gây ra tai nạn. - Đặt tầm mắt của mình ngang tầm mắt với họ. Nếu người khuyết tật ngồi xe lăn, bạn nên ngồi xuống hoặc cúi đầu xuống thấp.
- Đi thật chậm rãi bên cạnh họ, đừng đi quá nhanh. Việc bạn đi quá nhanh sẽ khiến họ đuổi theo không kịp, từ đó nảy sinh tâm lý bị tổn thương.
Những người khuyết tật, tuy có khiếm khuyết về những chức năng trong cơ thể, nhưng về cơ bản, họ vẫn như chúng ta. Vì vậy, thật sự, họ vẫn không cần quá nhiều đặc quyền, đặc lợi hay sự nuông chiều đặc biệt như chúng ta vẫn thường nghĩ. Hơn thế, nếu bạn đối xử với họ quá khác thường sẽ làm họ cảm thấy mặc cảm, tự ti nhiều hơn. Và cái mà người khuyết tật cần, đó là sự sẻ chia, trân trọng và bình đẳng! Dịch và tổng hợp: Phương Loan
NGƯỜI KHUYẾT TẬT
QUA LĂNG KÍNH TUỔI 17
Là những người trẻ, các bạn học sinh sẽ nói gì về người khuyết tật (NKT), hãy cùng Students to Service lắng nghe những chia sẻ hết sức chân thành từ các bạn ấy nhé!
ĐINH PHƯỚC THÁI UYÊN Chào Uyên, người trẻ như bạn nghĩ gì về sự việc Vietjet Air từ chối vận chuyển NKT với lí do họ không tự di chuyển được? Vấn đề nóng khó nói à nha *cười*. Mình nghĩ mọi chuyện đều có lý do của nó. Có lẽ hãng Vietjet làm vậy vì không muốn chính NKT cảm thấy phiền phức khi bị hành khách khác trên chuyến bay chú ý hay dòm ngó suốt. Lỡ như tai nạn, sự cố gì xảy ra hãng hàng không cũng phải chịu trách nhiệm về mình nữa. Mặc dù về mặt đạo đức không nên nhưng vẫn là hành động có lý do cả. Theo phóng viên S2S tìm hiểu, bạn có kinh nghiệm tổ chức buổi outing với các bạn trường mù Nguyễn Đình Chiểu, còn làm tình nguyện viên sự kiện AbunDANCE của Project SUGAR 2015, vậy những gì bạn đã và đang làm thật sự ảnh hưởng như thế nào tới các bạn khuyết tật ấy? Một buổi outing vui chơi với các em là niềm vui của một ngày nhưng kết thúc ngày các em lại quay về với cuộc sống thường nhật. Và điều mà AbunDANCE không làm được, xã hội chưa làm được chính là xoá bỏ hết kì thị với NKT. Nếu hoạt động tổ chức thường xuyên và có sự tương tác nhiều hơn hẳn sẽ mang lại hiệu quả hơn đó! Các bác khuyết tật lớn tuổi cũng là đối tượng ít có hoạt động phổ biến, nếu có thì cũng khó thu hút nhiều người tham gia, mình nghĩ giới trẻ làm tình nguyện nên lưu tâm đến họ hơn.
NGUYỄN MINH TRIẾT “Theo dõi báo đài, mình nhận thấy những nạn nhân chất độc màu da cam nhận được nhiều sự quan tâm từ xã hội, truyền thông, những nạn nhân khuyết tật khác (trẻ lang thang, cơ nhỡ khiếm khuyết cơ thể) phần nào đó đang bị lãng quên và bị kì thị khá nặng nề Những buổi đi chơi dù chỉ vài tiếng hay 1-2 ngày nhưng mình thấy các tình nguyện viên đã mang lại những thay đổi tích cực, chính sự san sẻ tình cảm yêu thương để đưa các em khuyết tật thoát khỏi cảm giác cô lập, bị bỏ rơi.” Hình ảnh NKT tham gia ngoại khoá chứ không chỉ ở vai trò được giúp đỡ có gợi cho Triết cảm xúc gì đặc biệt không? Trong suy nghĩ của mình, NKT làm tình nguyện viên như người bình thường là minh chứng cho việc cuộc sống tuy thiệt thòi, kém may mắn vẫn không ảnh hưởng đến giá trị bản thân của họ. Họ đã đạp đổ bức tường tự ti ngăn cách với cuộc sống, làm lan toả, truyền cảm hứng để kéo những NKT khác vượt qua bức tường của chính họ!
NGUYỄN KHÁNH BẢO HÂN “Nhìn các em nhỏ khuyết tật điều trước tiên mỗi người cũng như Hân có lẽ đều thấy cảm thương cho hoàn cảnh của các em. Mỗi người chúng ta mỗi khi làm gì đó không đạt được kết quả như bạn bè mình đều cảm thấy thua thiệt còn các em nhỏ khuyết tật từ lúc sinh ra đã phải trải qua nỗi đau đó. Những hình ảnh, những con người như vậy làm Hân ý thức được sự may mắn của bản thân và đồng thời Hân biết rằng mình có một nghĩa vụ khác trong cuộc sống: san sẻ tình thương với các em. Cuộc sống là cho đi và nhận lại, bản thân nên chia sẻ với các em điều mình đang có để nhận lại được bài học khác trong cuộc sống. Các em, dù khiếm khuyết, nhưng sự hiện diện của các em trong cuộc sống này không bao giờ là thừa thãi.” Đến với Operation Bubble Bursting với những suy nghĩ như vậy, tuy không được tương tác nhiều với các em nhỏ mắc bệnh tự kỉ, S2S đoán chắc Hân cũng đã có những kỉ niệm mới và lạ cho ngày tháng tình nguyện của mình rồi nhỉ :)
Nguyễn Thanh Thuỷ
SUSTAINABLE DEVELOPMENT
CLUB
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững (CSDS) được biết đến như một tổ chức phi lợi nhuận của Việt Nam chuyên giải quyết các vấn đề phát triển ở Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực môi trường, quyền phụ nữ, hỗ trợ trẻ em và hỗ trợ phát triển thanh niên. Vào ngày 11/11/2011, CSDS phối hợp với một nhóm tình nguyện viên đến từ nhiều trường đại học và tổ chức khác nhau thành lập Câu lạc bộ Vì sự Phát triển Bền vững (Sustainable Development Club – viết tắt là SDC).
CẬU ẤY LÀ AI? - Với slogan Voluntarism changes our lives, SDC đã thực hiện sứ mệnh kết nối, hỗ trợ và nâng cao năng lực của các cá nhân, đặc biệt là thanh niên tham gia các hoạt động cộng đồng hướng tới sự phát triển bền vững. - SDC ra đời đã tạo tiếng vang trên các mặt báo: Báo Nhân Dân ,Tạp chí Cộng Sản, Báo Lao Động, Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, Báo Hà Nội Mới, …
Thông tin liên lạc
Phone number: (+84)04.0627.8323 0168 983 6837 ( Ms.Huyen ) Email: info@csds.vn Facebook : facebook.com/ SDCcommunity
HOẠT ĐỘNG NĂNG NỔ Trong thời gian qua, SDC đã tổ chức nhiều chương trình mang tính cộng đồng cao như: ● Chương trình HumaniTour (du lịch thiện nguyện) diễn ra hàng tháng tại các địa phương phía Bắc. ● 2 chương trình giáng sinh tại Trung tâm Nuôi dưỡng Trẻ khuyết tật Biên Giang ● Chiến dịch Wash campaign (truyền thông về nước sạch – vệ sinh – môi trường) tại Bắc Giang vào tháng 2/2012. ● Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Hàn với sinh viên trường Đại học Shingu ● Dự án Vệ sinh học đường ở các điểm trường học An Lạc, Vân Sơn và Thanh Sơn thuộc tỉnh Bắc Giang từ cuối năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 ● Đặc biệt là sự kiện thường niên của câu lạc bộ: Chương trình Ngày hội Việt Nam được tổ chức vào đầu tháng 10/2013 và giữa tháng 11/2014 thu hút đông đảo tình nguyện viên trên khắp cả nước, ở đủ mọi lứa tuổi tham gia và mang lại hiệu ứng truyền thông tích cực.
“RỤC RỊCH” TRỞ LẠI SDC đang tăng tốc chuẩn bị cho dự án SD Challenges, một dự án nhằm thúc đẩy, phát huy năng lực và phát triển kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho thanh niên. Hãy nhanh chân thành ứng cử viên cho đợt tuyển này để có thử sức xin tài trợ, vận động quyên góp và tự mình lên kế hoạch event và tour du lịch.
*Quy trình tuyển: -Vòng 1 (22/2 – 15/3/2015): Hồ sơ - Vòng 2 (20, 21, 22/3/2015): Phỏng vấn - Vòng 3 (26/3 – 28/4/2015): Tổ chức chương trình/ sự kiện
*Yêu cầu chung: - Nhiệt tình, trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao. - Có tinh thần ham học hỏi - Cởi mở, giao tiếp tốt, có khả năng tổ chức - Tiếng Anh là một lợi thế nhưng không bắt buộc - Cam kết làm việc ít nhất trong thời gian 6 tháng
Mau mau giành cho mình “một vé” trong SDC ngay thôi các bạn, có rất nhiều hoạt động thú vị đang đợi các bạn đó!
Nhy Yến
n ê l c á o h k “Hãy cứ n ệ y u g n h n ì màu áo t ” … ẻ r t n ò khi c - Uyển Nhi Đó là chia sẻ của bạn Thanh Nhi - thành viên ban tổ chức chiến dịch Xuân tình nguyện chi hội K53D Trường Đại học ngoại thương. Nếu hôm nay bạn cảm thấy bản thân đang đối mặt với vô vàn những điều kém may mắn trong cuộc sống, hi vọng bạn có thể cùng S2S lắng nghe câu chuyện của cô bạn trẻ năng động này về một chuyến đi tình nguyện vô cùng đặc biệt…
Chào Thanh Nhi, bạn có thể giới thiệu vài nét về chiến dịch “Xuân tình nguyện 2015” cho bạn đọc S2S được không? “Chào các bạn đọc S2S, Chắc hẳn các bạn sinh viên đa phần đều đã quen thuộc với chiến dịch “Xuân tình nguyện”. Đây là chương trình được phát động bởi đoàn trường và hội sinh viên ở các trường đại học do chính các chi hội tham gia tự tổ chức, lên lịch trình và nội dung hoạt động. Chiến dịch “Xuân tình nguyện 2015” bao gồm các chương trình nhỏ là xuân trẻ thơ, xuân sum vầy, xuân chiến sĩ, xuân sẻ chia và xuân yêu thương. Chiến dịch “Xuân tình nguyện” được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho sức trẻ được cống hiến và san sẻ tình thương đến với những mảnh đời khó khăn mỗi khi tết đến xuân về, gây dựng những mùa xuân ấm áp, đủ đầy trên quê hương đất nước. Bản thân mình rất hào hứng với chương trình này, một phần bởi vì mình nằm trong Ban tổ chức nên mình mong muốn có thể đem đến cho các bạn trong lớp một trải nghiệm thật sự mới mẻ và ý nghĩa.”
Điều gì đã thôi thúc các bạn đi đến quyết định chọn chùa Kỳ Quang II là điểm đến cho buổi tình nguyện của mình ? “Sau khi tiến hành các hoạt động gây quỹ cho chương trình, bọn mình đã quyết định tổ chức một buổi viếng thăm và hoạt động tình nguyện tại chùa Kỳ Quang II quận Gò Vấp. Thoạt đầu khi nhìn thấy các em, mình cảm nhận rằng các bé sống ở chùa không chỉ chịu bất hạnh bởi sinh ra trong cảnh mồ côi mà các em còn phải mang trong người những chứng bệnh nan y, khuyết tật bẩm sinh như bại não, thần kinh, dị dạng, những khiếm khuyết thân thể, nạn nhân của chất độc màu da cam hay thậm chí di truyền từ những người cha người mẹ vô trách nhiệm với căn bệnh HIV/AIDS thế kỉ.”
Bạn có thể chia sẻ cho S2S đôi chút về ấn tượng đầu tiên khi đến hoạt động tình nguyện tại chùa không ?`` “Chưa từng có thành viên nào trong lớp từng đặt chân đến nơi này cả, bởi vậy khi lần đầu tiên đến đây và chứng kiến hoàn cảnh của các em, bạn biết không, chúng mình đã trải qua rất nhiều cảm xúc. Những gương mặt trẻ thơ ấy đang ngơ ngẩn nhìn mình, thậm chí có em còn không nhìn thấy mình. Một vòng tay bé nhỏ đưa ra vòi mình bế, các em cười với mình rất đỗi hồn nhiên dẫu cho có em dường như còn không thể có được một nụ cười hoàn chỉnh. Cảm xúc ấy tựa như có chút gì đó khẽ đánh vào lòng mình vậy, mơ hồ mà sâu sắc, khó diễn tả lắm…*cười* ”
S2S rất mong muốn được biết thêm về kế hoạch của các bạn, làm thế nào để các bạn có thể tổ chức một ngày tình nguyện thật thành công và ý nghĩa như vậy ? “Công việc của bọn mình chủ yếu gồm hai mảng chính. Thứ nhất là, phụ giúp làm các công việc dọn dẹp trong chùa như quét rác, dọn hồ cá, lau sàn, lau dọn phòng vui chơi của các em. Thứ hai là, tổ chức cho các em vui chơi, trò chuyện cùng các em, cố gắng mang lại cho các em những tiếng cười vui vẻ. Tiếng cười của các em là động lực để mọi người cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Bản thân mình muốn làm thật nhanh để lại được cùng vui chơi với các em, thậm chí, nhiều em còn mạnh dạn ôm trầm lấy các bạn nam đòi được được cõng trên vai, nô đùa không ngớt. Chưa bao giờ mình tin vào một phép màu, nhưng nếu thật sự xảy ra, mình nghĩ phép màu ấy đã thật sự lan tỏa khắp ngôi chùa này, nơi đã cho các em hơi ấm của tình người, nơi đã giúp các em có được niềm tin vào cuộc sống.”
Qua chuyến đi này, Thanh Nhi có điều gì muốn chia sẻ, nhắn nhủ cùng S2S cũng như các bạn độc giả của S2S không ? “Chuyến đi không chỉ là một trải nghiệm cho cá nhân mình mà còn là một câu chuyện về nghị lực sống mà mình muốn viết riêng cho bản thân. Khi còn trẻ, hãy cứ khoác lên màu áo tình nguyện mà góp sức cho xã hội thôi. *cười* Chúng ta chỉ có thể thay đổi nhận thức của mình bằng chính bản thân mình mà không phải dưới sự chỉ đường của bất kì ai khác. Chẳng phải cuộc đời đóng cửa chính thì mình vẫn luôn còn cửa sổ sao? Mình rất hy vọng khi lớn lên, các em vẫn luôn giữ được sự vui vẻ, lạc quan như bây giờ, có thể tìm thấy được cánh “cửa sổ” cho riêng mình để khám phá thế giới và phát triển bản thân. Mình nghĩ rằng không có gì đem đến cho con người nhiều hơn những trải nghiệm, trải nghiệm để tận mắt thấy, tai nghe, con tim cảm nhận và thấu hiểu. Hy vọng rằng đối với các em, đây thật sự không chỉ là một buổi tình nguyện, chúng mình cũng không phải chỉ là những người khách đến thăm các em mà còn là một góc nhỏ quý báu nào đó trong ký ức tuổi thơ của các em. Mình cũng hy vọng các tổ chức xã hội có thể tạo điều kiện để giới trẻ như chúng mình có thêm cơ hội để làm những việc có ích cho cộng đồng như vậy.” S2S rất cảm ơn những dòng chia sẻ ý nghĩa của bạn. Thanh Nhi sẽ quay lại chùa Kỳ Quang II vào một ngày không xa chứ? Tất nhiên rồi. Mình vẫn còn nhớ mãi hơi ấm của hình hài bé nhỏ ấy khi rúc vào lòng, nhẹ nhàng cọ đầu vào áo mình và khe khẽ nói: “Chị ơi, bế…” Mình sẽ về thăm lại chùa vào một ngày không xa trong tương lai, vì bản thân đã hứa với em là chị sẽ quay trở lại rồi. Mình là người lớn trong mắt các em thì không thể thất hứa được đâu nhỉ? ” *Mọi chi tiết quyên góp, ủng hộ vui lòng liên hệ theo địa chỉ: Chùa Kỳ Quang II 154/4A Lê Hoàng Phái, P.17, Quận Gò Vấp Điện thoại: +84 8 3894 1442
HỌC NGÔN NGỮ KÍ HIỆU tại sao không?
Ngọc
Thủy
Nếu là fan cứng của anh chàng tài năng Sơn Tùng MTP và từng theo dõi bộ phim Chàng trai năm ấy, hẳn bạn sẽ thấy cách mà Đình Phong trò chuyện cùng cô bé câm bán trà sữa rất thú vị. Họ đã trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ ký hiệu. Vậy, độc giả của S2S đã biết ngôn ngữ ký hiệu là gì chưa nào?
Ngôn ngữ kí hiệu là gì? Ngôn ngữ ký hiệu (NNKH) sử dụng hình thể (bao gồm tay, chân, cơ thể, biểu cảm khuôn mặt) để làm công cụ giao tiếp. Bấy lâu nay, ngôn ngữ này thường bị lầm tưởng là ngôn ngữ của người khuyết
tật nhưng thực ra, mọi người đều có thể sử dụng chúng. Trước khi biết nói, không phải chính chúng ta thuở sơ sinh cũng phải sử dụng tay chân và biểu cảm để giao tiếp với bố mẹ đó sao?
Đối tượng sử dụng NNKH là ai? Người khuyết tật. Không chỉ người khiếm thính mà những người có khả năng nghe bình thường nhưng không thể nói cũng sử dụng ngôn ngữ này Gia đình, người thân, bạn bè của người khuyết tật. Hoặc bất kỳ người nào có hứng thú với ngôn ngữ ký hiệu, muốn giao tiếp với người khuyết tật.
Lợi ích khi sử dụng NNKH là gì? Nhờ NNKH, người khuyết tật nay đã có thể học tập, giao tiếp dễ dàng! Ngay cả với những người may mắn khỏe mạnh như chúng ta, NNKH giúp chúng ta dễ dàng giao tiếp với người khuyết tật, giúp họ hòa nhập với cộng đồng
Hoặc đơn giản là trò chuyện hiệu quả với bé em sơ sinh của mình! Học NNKH thật sự là một thú vui bổ ích. Trẻ em được học NNKH từ bé thường có vốn từ rộng hơn bạn cùng lứa. Thế nên độc giả của S2S hãy khuyến khích em mình học NNKH nhé!
Vậy sử dụng NNKH như thế nào? Nếu ngôn ngữ nói có tiếng địa phương thì ngôn ngữ ký hiệu cũng thế! Ngay cả với những vùng đã chuẩn hóa NNKH thì ngôn ngữ này giữa các địa phương trong vùng ấy cũng không giống nhau. Sự khác biệt này là do sự khác biệt về lịch sử, tập quán, văn hóa khác nhau của các vùng miền. Dù vậy, những người khiếm thính đến từ những nơi khác nhau vẫn có thể giao tiếp với nhau dễ dàng.
Ngữ pháp của NNKH rất khác so với ngôn ngữ nói. Bởi vì hành động nói thì nhanh và dễ dàng hơn sử dụng tay, NNKH có ngữ pháp được giản lược và có điểm nhấn. Thử tưởng tượng rằng nếu NNKH không có ngữ pháp giản lược, khi bạn muốn nói một câu đơn giản như rằng “Mình yêu bạn” thì phải thể hiện trên tay 11 ký tự cả thảy, rất… mỏi tay phải không? Vì vậy, những người khiếm thính không đánh vần tất cả những gì họ nói mà sử dụng những cử chỉ điệu bộ - tức sử dụng tay để mô tả sự vật, hiện tượng. Như lúc mới gặp thì bạn cần dùng tay để miêu tả từng chữ cái trong tên bạn, nhưng sau một vài lần, cộng đồng người khiếm thính sẽ đặt cho bạn một cái tên giản lược (nickname), chẳng hạn bạn có cái răng khểnh rất duyên thì họ sẽ chỉ lên miệng vào vị trí răng khểnh duyên của bạn và dùng bàn tay làm chữ cái đầu của tên bạn. Một ví dụ khác, khi một người muốn nói về xúc xích, họ sẽ khum tay lại thành từng cụm để thể hiện từng đoạn xúc xích, và như thế, một người không học NNKH cũng có thể hiểu được người kia muốn nói gì.
Về cấu trúc giản lược, S2S có một ví dụ như sau. Khi muốn hỏi rằng “Bạn có khỏe không ạ?”, NNKH sẽ là “Bạn KHỎE không?”, thậm chí là “KHỎE không?” (Từ “khỏe” được nhấn mạnh). Một ví dụ khác, bình thường chúng ta sẽ nói: “ Hôm qua tôi gặp bạn thân ở công viên”, dịch sang NNKH sẽ là: “GẶP BẠN THÂN ở công viên” (Từ “gặp” và “bạn thân” được nhấn mạnh). Ở những câu dài như thế này, cách sắp xếp các từ có thể khác nhau nhưng người ta thường thể hiện những từ nhấn đầu tiên để đối phương dễ dàng theo dõi. Tuy nhiên, với NNKH, điều bất ngờ là ngữ pháp được xem là thứ yếu (phew!). Bạn chỉ cần học thuộc cách diễn đạt và ghép chúng với nhau sao cho rõ ràng là được.
Những khó khăn người sử dụng NNKH gặp phải biết NNKH Người khuyết tật ếp với những không thể giao ti NKH. Thử nhớ người không biết N n thấy NNKH lại lần đầu tiên bạ ng không? Tuy nào, rất khó hiểu đú ếp xúc với một nhiên, lần đầu bạn ti ư thế. Cứ tiếp ngôn ngữ mới đều nh khi bạn thành tục học nhé, một n bản thì việc thạo vài ký hiệu că dàng. học tiếp theo rất dễ
Nếu gia đình bạn sống trong cộng đồng, nơi k hông có ai sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, việc tìm một giáo viê n dạy kí hiệu hoặc những ng ười cũng sử dụng ngôn ngữ n ày sẽ rất khó khăn. Nhưng in ternet đã giải quyết được phần nào việc này thế nên bạn đừng lo lắng nhé!
Để có thể học ngôn ng ữ kí hiệu hoàn chỉnh, đối với trẻ thì tương đối dễ dàng nhưng với người lớn thì không như thế. Như vậy, càng có lý do để học NNKH ngay từ nhỏ phải không?
ếp cận với Khó khăn khi ti bằng ngôn sách vở và tài liệu iện nay, khi ngữ nói. Nhưng h ữ nổi (dành sách vở bằng ch thị) đã phát cho người khiếm oàn toàn có triển, chúng ta h phổ biến thể hy vọng về sự không nào? của NNKH phải
Nguồn tham khảo “Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu”, vi.hesperian.org “Hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ ký hiệu khi tiếp xúc người khiếm thính”, tiin.vn “Cùng tìm hiểu về ngôn ngữ ký hiệu”, tgn.edu.vn
- Nhy Y
T Ậ T T Ế Y U H K I Ờ NHỮNG NGƯ THAY ĐỔI THẾ GIỚ ĐÃ
Yến -
ỚI