So tay cho can bo chu chot pcthtl

Page 1

Sổ tay hướng dẫn thực hiện

HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ Dành cho cán bộ chủ chốt tham gia công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại các tỉnh, thành phố


MỤC LỤC Lời giới thiệu

03

Tác hại của thuốc lá và hút thuốc lá thụ động

04

Tổn thất kinh tế của việc hút thuốc lá

10

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của thuốc lá

11

Lợi ích của việc thực hiện môi trường không khói thuốc

16

Tiêu chí xây dựng nơi làm việc không khói thuốc

17

Các bước xây dựng nơi làm việc không khói thuốc

18

Một số câu hỏi thường gặp trong phòng, chống tác hại thuốc lá và gợi ý trả lời

22

Một số mô hình hoạt động xây dựng môi trường không khói thuốc

27

Chủ biên PGS.TS Lương Ngọc Khuê

Ban soạn thảo Ths. Phan Thị Hải Ths. Nguyễn Ngọc Bích Ths. Đỗ Hải Sơn Ths. Vũ Thị Kim Liên Cn. Nguyễn Thị Thu Hương Cn. Nguyễn Xuân Lâm 2

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


LỜI GIỚI THIỆU Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính mỗi năm có khoảng 200.000 người lao động tử vong do thường xuyên hít phải khói thuốc lá thụ động tại nơi làm việc. Với hơn 7000 chất hoá học, trong đó có 69 chất là tác nhân gây ung thư, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 25 căn bệnh nguy hiểm cho cả người hút và những người không hút nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc như: ung thư phổi, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Ngày 11/11/2004 Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá với cam kết sẽ thi hành các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ mọi người khỏi việc phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nơi làm việc trong nhà, các phương tiện giao thông công cộng.... Ngày 18 tháng 06 năm 2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Luật phòng chống tác hại của thuốc lá (Luật PCTH thuốc lá), trong đó một lần nữa việc thực hiện môi trường không khói thuốc đã được quy định rõ ràng và mạnh mẽ. Luật PCTH thuốc lá có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2013. Để tăng cường công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại các tỉnh, thành phố, Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá - Bộ Y tế biên soạn cuốn Sổ tay Hướng dẫn thực hiện hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá. Mục đích của tài liệu nhằm trang bị cho cán bộ lãnh đạo, các cán bộ chủ chốt tại các các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá những nội dung cơ bản về tác hại của sử dụng thuốc lá và các quy định về xây dựng môi trường không khói thuốc nhằm thực thi tốt Luật PCTH thuốc lá và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ban soạn thảo xin chân thành cảm ơn Hội Y tế Công cộng Việt Nam, Liên minh Quốc tế phòng chống Lao và bệnh Phổi (the UNION) và Quỹ PCTH thuốc lá đã hỗ trợ xây dựng cuốn tài liệu này. Chúng tôi hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng môi trường trong lành không có khói thuốc lá, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Chúng tôi mong nhận được ý kiến góp ý của độc giả để tài liệu hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Trân trọng cảm ơn.

TM BAN SOẠN THẢO PGS.TS. LƯƠNG NGỌC KHUÊ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

3


PHẦN I. TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC VÀ HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG 1. KHÁI NIỆM THUỐC LÁ Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác. Nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá.

2. CÁC THÀNH PHẦN ĐỘC HẠI TRONG KHÓI THUỐC LÁ Khói thuốc lá chứa 7000 hóa chất, trong đó có 69 chất là tác nhân gây ung thư. Các thành phần độc hại chính gồm: nhựa thuốc lá (Hắc ín), nicotine (là chất gây nghiện - Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicotine vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện mạnh, tương tự như các chất ma tuý như Heroin và Cocain), Carbon monoxide (là nguyên nhân hình thành các mảng xơ vữa động mạch, gây ra bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề tuần hoàn khác), Benzene (chất gây ung thư được tìm thấy trong khói của dầu khí và trong thuốc trừ sâu), Nitrosamines (chất gây ung thư rất mạnh có nhiều trong khói thuốc và cả trong các sản phẩm thuốc lá không khói), Ammonia (chất được sử dụng trong thuốc kích thích tăng trưởng và trong các sản phẩm tẩy rửa. Trong sản xuất thuốc lá, chất này được sử dụng để tăng cường tác động gây nghiện của Nicotine), Formaldehyde (Dung dịch dùng trong ướp xác, và nó cũng có nhiều trong khói thuốc. Chất này gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc khi hít phải khói thuốc lá).

4

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

5


3. CÁC BỆNH DO HÚT THUỐC CHỦ ĐỘNG Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như: ung thư (ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư da), các bệnh tim mạch... (xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...); các bệnh đường hô hấp (viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính....); tăng nguy cơ vô sinh, sảy thai, sinh non; giảm khả năng sinh dục ở nam giới... “...trong 8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới thì hút thuốc lá đóng góp vào yếu tố nguy cơ của 6 nguyên nhân.” – Tiến sĩ Margaret Chan Fung Fu-Chun, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới. Ung thư phổi và ung thư thực quản 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do hút thuốc (1). Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn gấp 3,7 lần so với người không hút thuốc (2)

6

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


Ung thư thanh quản Thanh quản tiếp xúc trực tiếp với chất sinh ung thư trong khói thuốc lá. Người hút thuốc từ 20 điếu trở lên một ngày có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao gấp 25 lần so với người không hút thuốc. (2)

Ung thư miệng Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp 27 lần so với người không hút thuốc. (2)

Các bệnh về tim mạch Hút thuốc lá làm tim đập mạnh hơn, làm giảm oxy trong máu và làm làm tổn hại các tế bào cơ tim, vì vậy nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở những người hút thuốc cao gấp 3 lần so với những người không hút thuốc. So với người không hút thuốc, người hút thuốc có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao hơn 1,5-2 lần, tai biến mạch máu não: cao gấp 2-4 lần (2)

Một nửa số người hút thường xuyên chết vì các bệnh liên quan đến hút thuốc. Những người hút thuốc lá giảm tuổi thọ từ 8-23 năm. 6 triệu người chết hàng năm trên thế giới do các bệnh liên quan đến hút thuốc. Sử dụng thuốc lá tiếp tục gia tăng ở các nước đang phát triển (3).

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


“Mỗi ngày trên trái đất: - Chiến tranh cướp đi mạng sống của 849 người - Nạn đói lấy đi sinh mạng của 1219 người - AIDS gây ra cái chết của 8083 người Và THUỐC

LÁ giết chết 10.959 người ”

“Trong suốt thế kỉ 20, nạn dịch thuốc lá gây ra cái chết của 100 triệu người trên toàn thế giới, ước tính trong cả thế kỷ 21, thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người” – Tổ chức Y Tế Thế Giới, MPOWER, 2008. Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới (4) - Tỷ lệ nam giới hút thuốc là 47,4% (trung bình cứ 2 nam giới có 1 người hút thuốc). - Toàn quốc có 15,3 triệu người (trên 15 tuổi) hút thuốc. - 56% người hút thuốc ở bắt đầu hút trước tuổi 20. - 33 triệu người không hút thuốc bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nhà. - 5 triệu người không hút thuốc bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nơi làm việc trong nhà. - Theo điều tra năm 2014 (5): 47,7% học sinh lứa tuối 13-15 phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà; 66,5% phơi nhiễm với khói thuốc tại nơi công cộng trong nhà. Tại Viêt Nam có khoảng 40.000 người tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới dự báo đến năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 70.000 người/năm nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời. - Tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá: 96,8%; không hút thuốc lá: 3,2% (6). - Bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong tại Việt Nam. - Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nam giới Việt Nam, với gần 11% tổng số ca tử vong ở nam là do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Các bệnh có nguyên nhân trực tiếp do thuốc lá: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi- là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở cả nam và nữ (7) Gánh nặng bệnh tật các bệnh không truyền nhiễm mà nguyên nhân chính là thuốc lá đang gia tăng nhanh chóng: tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm giảm từ 55,5% năm 1976 xuống 19,8% năm 2010 thì tỷ lệ mắc bệnh không truyền nhiễm gia tăng từ 42,6% năm 1976 lên 71,6% năm 2010 (8). 8

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


4. CÁC BỆNH DO HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG “Rất nhiều bằng chứng chắc chắn chỉ ra rằng hút thuốc thụ động là một yếu tố nguy cơ sức khỏe đáng chú ý, nó là nguyên nhân gây chết sớm của hàng nghìn người không hút thuốc mỗi năm. (Richard Carmona, U.S Surgeon General, 2006). Môi trường có khói thuốc là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh cho người không hút thuốc như: ung thư, các bệnh đường hô hấp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 600.000 ca tử vong do hút thuốc thụ động. Phụ nữ mang thai thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động có thể bị sảy thai, thai nhi chậm phát triển hoặc sinh non. Nguy cơ sảy thai ở phụ nữ hút thuốc cao gấp 3 lần so với phụ nữ không hút thuốc (2).

Ở trẻ em, hút thuốc thụ động gây viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, làm nặng thêm các triệu chứng hen và là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh. Khói thuốc thụ động làm tăng 22% nguy cơ trẻ sinh nhẹ cân và làm giảm cân nặng trẻ sơ sinh từ 200-400 gram (2).

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

9


PHẦN II. TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC HÚT THUỐC Mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá có những đóng góp cho ngân sách quốc gia, nhưng phần đóng góp Ảnh hưởng môi trường của ngành công nghiệp Tăng Tăng chi Phí chữa Thuốc lá nghèo đói bệnh thuốc lá không đủ để bù Gây hỏa Tăng chi phí xã hội hoạn đắp những tổn thất kinh tế và sức khoẻ do sử dụng Tiêu tốn thuốc lá gây ra đối với các ngoại tệ cá nhân, gia đình và xã hội. Những tổn thất này bao Giảm chi tiêu Tiêu tốn ngân gồm chi tiêu cho hút thuốc, cho thực phẩm sách gia đình giáo dục, y tế chi cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, do mất khả năng lao động vì bệnh tật và tử vong sớm, tổn thất do cháy nổ, ô nhiễm môi trường… Chi tiêu cho thuốc lá làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia đình đặc biệt là các hộ có thu nhập thấp. Các hộ nghèo tại Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 5% thu nhập của gia đình vào thuốc lá. Ở những hộ này, khoản tiền mua thuốc lá thậm chí cao hơn khoản tiền chi cho y tế hay cho giáo dục. Nếu người hút thuốc nghèo bỏ thuốc, họ sẽ có nhiều tiền hơn để mua thức ăn hoặc để trả tiền học cho con cái của mình (9). Bệnh tật

Giảm năng suất lao động

Năm 2012 người dân Việt Nam đã chi cho việc mua thuốc lá là 22 nghìn tỷ đồng. Tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho 5 bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa- hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) do hút thuốc gây ra trong năm 2011 là hơn 23 nghìn tỷ đồng (10). 10

Thu ngân sách và chi phí của thuốc lá (tỷ đồng) 25.000 22.000

23.000

20.000 16.965 15.000

10.000

5.000

0 Chi phí mua thuốc lá (2012)

Chi phí y tế của 5 nhóm bệnh liên quan thuốc lá (2013)

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

Thu ngân sách từ thuế thuốc lá (2013)


PHẦN III. LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ VÀ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ Ngày 18/6/2012, Quốc hội nước CHXHCNVN đã ban hành Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá. Luật PCTH thuốc lá có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013. Dưới đây là một số quy định cơ bản của Luật về môi trường không khói thuốc: Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá 1. Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ. 2. Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước. 3. Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá 1. Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá. 2. Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. 3. Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá. 4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. 5. Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

11


Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu. 2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức. 3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này. 4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá. 5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá. 6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. 7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. 8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em. 9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

12

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


Điều 11. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn 1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: a) Cơ sở y tế; b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. 2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: a) Nơi làm việc; b) Trường cao đẳng, đại học, học viện; c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này. 3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện. Điều 12. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá 1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: a) Khu vực cách ly của sân bay; b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa. 2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. 3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà. 4. Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ. Điều 13. Nghĩa vụ của người hút thuốc lá 1. Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. 2. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

13


3. Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá. Điều 14. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá 1. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau đây: a) Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; b) Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình; c) Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở. 2. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm sau đây: a) Thực hiện quy định tại Điều 6 của Luật này; b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

NGHỊ ĐỊNH SỐ 176/2013/NĐ-CP NGÀY 14/11/2013 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ (Trích) Điều 23. Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng; b) Bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá; b) Không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của mình; c) Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.

14

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá: a) Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; b) Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá; c) Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát; d) Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Điều 27. Vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khuyến khích, vận động người khác sử dụng thuốc lá. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em; b) Ép buộc người khác sử dụng thuốc lá; c) Không đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, không quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng thuốc lá với sản phẩm, dịch vụ khác; b) Tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức;

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

15


PHẦN IV. LỢI ÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÓI THUỐC Tạo môi trường làm việc trong lành, đảm bảo quyền của những người không hút thuốc được hít thở bầu không khí trong lành không có khói thuốc; giúp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá cho người lao động. Môi trường làm việc không khói thuốc lá sẽ giúp cho người không hút thuốc giảm được nguy cơ tiếp xúc thụ động với khói thuốc vì vậy sẽ giảm được nguy cơ bệnh tật và tử vong có liên quan đến sử dụng thuốc lá. Điều này đồng nghĩa với việc giúp họ tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh và giảm số ngày nghỉ ốm do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá . Môi trường làm việc không khói thuốc lá là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện quyền của người không hút thuốc được hít thở bầu không khí trong lành không có khói thuốc lá. Môi trường làm việc không khói thuốc lá sẽ hạn chế được các nguy cơ cháy nổ do việc hút thuốc, tàn thuốc, ... giảm bớt được những chi phí cho vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Môi trường làm việc không khói thuốc lá sẽ giúp những người nghiện thuốc lá có thêm quyết tâm để bỏ thuốc hoặc giảm mức độ hút thuốc lá. Chi tiêu cho thuốc lá sẽ dành cho các chi tiêu có lợi hơn như: thực phẩm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa ... Môi trường làm việc không khói thuốc góp phần tạo ra nếp sống văn minh, lịch sự cho cán bộ, công chức, viên chức, nêu cao tinh thần giữ gìn sức khỏe, duy trì lối sống lành lành mạnh không thuốc lá.

16

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


PHẦN V. TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NƠI LÀM VIỆC KHÔNG KHÓI THUỐC LÁ 1.

Có niêm yết quy định cấm hút thuốc lá tại nơi có nhiều người qua lại trong cơ quan.

2.

Có treo biển báo cấm hút thuốc lá trong phòng họp, phòng làm việc, phòng ăn, hành lang, cầu thang và các khu vực công cộng khác trong cơ quan có quy định cấm hút thuốc lá. Biển báo cấm hút thuốc cần rõ ràng, được treo hoặc đặt ở những vị trí dễ quan sát.

3.

Có kế hoạch hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá hằng năm. Có quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc trong quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị.

4.

Có tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.

5.

Không có hiện tượng mua bán, quảng cáo các sản phẩm thuốc lá trong khuôn viên cơ quan.

6.

Không có các vật dụng liên quan đến việc hút thuốc như gạt tàn, bật lửa trong phòng họp, phòng làm việc...(khuyến khích).

7.

Không nhận sự hỗ trợ hoặc tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các công ty thuốc lá hay các tổ chức liên quan đến công ty thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào.

8.

Đưa nội dung không hút thuốc lá nơi làm việc vào tiêu chí thi đua của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (khuyến khích).

9.

Không có hiện tượng hút thuốc, đầu mẩu thuốc lá tại các khu vực cấm hút thuốc của cơ quan, đơn vị.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

17


PHẦN VI. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG NƠI LÀM VIỆC KHÔNG KHÓI THUỐC LÁ Để giúp các cơ quan đơn vị thực hiện tốt việc xây dựng nơi làm việc không có khói thuốc lá, tài liệu này sẽ hướng dẫn cụ thể các bước xây dựng mô hình nơi làm việc không có khói thuốc lá. BƯỚC 1: THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO Ban chỉ đạo được thành lập nhằm đưa ra định hướng và chỉ đạo thực hiện xây dựng môi trường làm việc không có khói thuốc lá tại cơ quan, đơn vị. Thành phần Ban Chỉ đạo - Đại diện lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo các phòng ban, chủ tịch công đoàn, đại diện đảng uỷ, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ... Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo - Xây dựng nội quy về việc thực hiện nơi làm việc không khói thuốc lá. - Xây dựng kế hoạch thực hiện môi trường không khói thuốc lá, phổ biến nội qui đến toàn thể cán bộ, nhân viên, công nhân của cơ quan, đơn vị. - Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo trong việc triển khai, tuyên truyền, giám sát và duy trì các hoạt động thực hiện nơi làm việc không khói thuốc lá. - Chỉ đạo việc thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động. - Tuyên dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể thực hiện tốt và xử phạt theo quy định với những trường hợp vi phạm quy định cấm hút thuốc lá tại cơ quan, đơn vị. BƯỚC 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG Khảo sát thực trạng nhằm xác định tình hình sử dụng thuốc lá, hiểu biết về tác hại của việc sử dụng thuốc lá, thái độ đối với hành vi hút thuốc tại nơi làm việc và mức độ ủng hộ của cán bộ nhân viên đối với quy định thực hiện môi trường không khói thuốc tại cơ quan, đơn vị. Kết quả khảo sát là cơ sở quan trọng giúp các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình, giúp hoạt động xây dựng nơi làm việc không khói thuốc đạt được hiệu quả cao. 18

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


Nội dung chính của khảo sát - Thực trạng sử dụng thuốc lá trong cán bộ nhân viên. - Thực trạng sử dụng thuốc lá của khách đến làm việc tại cơ quan. - Nhận thức của cán bộ, viên chức về tác hại của thuốc lá. - Ý kiến của cán bộ nhân viên về việc xây dựng nơi làm việc không có khói thuốc lá. - Thực trạng hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá tại cơ quan, đơn vị. (Cơ quan đã ban hành quy định cấm hút thuốc lá nơi làm việc chưa? Đã có hệ thống biển báo cấm hút thuốc chưa? Biển báo có được treo tại những nơi phù hợp, nhiều người qua lại, dễ quan sát?...) BƯỚC 3. XÂY DỰNG NỘI QUY VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NƠI LÀM VIỆC KHÔNG CÓ KHÓI THUỐC LÁ Nội quy và kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan sẽ góp phần quyết định thành công của hoạt động. Việc xây dựng cần căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành và kết quả khảo sát thực trạng đã được tiến hành ở bước 2. Xây dựng nội quy: Việc xây dựng nội quy cần bám sát vào tiêu chí đánh giá nơi làm việc không khói thuốc và những nội dung cơ bản sau - Quy định cấm hút thuốc hoàn toàn tại các khu vực làm việc trong nhà. - Quy định về những hình thức xử phạt người vi phạm. (Đưa vào tiêu chuẩn bình xét thi đua cuối quý hoặc cuối năm. Sử dụng các quyền hạn mà cơ quan, công sở có để ban hành các biện pháp bắt buộc phải thi hành). - Quy định về việc cấm nhận tài trợ của các công ty thuốc lá dưới mọi hình thức. - Phân công tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm giám sát thực hiện nội quy. - Xác định rõ hiệu lực về thời gian của nội quy. Xây dựng kế hoạch thực hiện: Kế hoạch thực hiện cần bao gồm những nội dung sau: - Mục tiêu của hoạt động. - Các hoạt động: các việc cụ thể cần làm để đạt được mục tiêu. - Thời gian thực hiện từng hoạt động. - Tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện. - Kinh phí triển khai hoạt động. - Kết quả/sản phẩm mong đợi của từng hoạt động. - Những hình thức hỗ trợ, khen thưởng.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

19


BƯỚC 4. PHỔ BIẾN NỘI QUY Việc phổ biến nội quy là hoạt động can thiệp đầu tiên trong quy trình xây dựng nơi làm việc không khói thuốc lá. Việc phổ biến này nhằm thông báo rộng rãi đến toàn thể cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị nội dung của nội quy xây dựng nơi làm việc không thuốc lá. Phương pháp phổ biến nội quy - Thông báo tại cuộc họp giao ban lãnh đạo cơ quan. - Gửi văn bản tới các phòng ban. - Thông báo trong các cuộc họp của các phòng, ban. - Niêm yết nội quy tại cổng bảo vệ, phòng khách hoặc những nơi có đông người qua lại. BƯỚC 5. TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CẤM HÚT THUỐC NƠI LÀM VIỆC Tuỳ vào điều kiện nhân lực và kinh phí của mỗi cơ quan, việc triển khai các hoạt động hỗ trợ có thể theo các nội dung sau: • Tổ chức Lễ phát động hưởng ứng xây dựng cơ quan không khói thuốc lá.

Mục tiêu của lễ phát động nhằm:

- Phổ biến các kiến thức về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế và môi trường. - Cung cấp tới toàn thể cán bộ, nhân viên những thông tin về lợi ích của việc xây dựng nơi làm việc không thuốc lá. - Phổ biến các chính sách của nhà nước, nội quy/quy định của cơ quan, đơn vị về thực hiện nơi làm việc không khói thuốc lá. - Phổ biến kế hoạch thực hiện, giám sát và duy trì nơi làm việc không khói thuốc tới toàn thể cơ quan. - Kêu gọi toàn cơ quan hưởng ứng xây dựng nơi làm việc không thuốc lá. - Đề nghị đại diện các phòng, ban hoặc cá nhân cam kết thực hiện quy định không hút thuốc lá nơi làm việc. • Gắn biển báo Cấm hút thuốc tại những địa điểm dễ quan sát của phòng làm việc, phòng họp, lối đi nơi có nhiều người qua lại. • Loại bỏ các vật dụng liên quan đến thuốc lá như gạt tàn, bật lửa ... trong phòng họp và phòng làm việc. • Tổ chức thi đua giữa các phòng, ban về việc bỏ thuốc lá với các hình thức khen thưởng cá nhân bỏ thuốc và xử phạt với những trường hợp vi phạm. • Tuyên truyền về tác hại thuốc lá và tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá trong các cuộc họp của các phòng, ban hoặc cơ quan. • Tập huấn cho các cán bộ được phân công nhiệm vụ làm công tác truyền thông 20

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


vận động và giám sát việc thực hiện nội quy không hút thuốc nơi làm việc. Nội dung tập huấn gợi ý gồm: - Thông tin về tác hại của thuốc lá. - Phương pháp tư vấn cai nghiện thuốc lá. - Các kỹ năng cơ bản về truyền thông vận động cán bộ hạn chế và tiến tới bỏ thuốc. - Kỹ năng theo dõi, giám sát, viết báo cáo. • Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng chống tác hại thuốc lá: Mục đích nhằm cung cấp cho các nhóm đối tượng cụ thể các vấn đề chuyên sâu về phòng chống tác hại thuốc lá (Ví dụ: Hội thảo Thanh niên và công tác phòng chống tác thuốc lá thuốc lá, hội thảo tác hại của hút thuốc lá thụ động đối với phụ nữ và trẻ em cho cán bộ phụ nữ; hội thảo về vai trò của Công đoàn trong công tác bảo vệ sức khỏe người lao động...) • Tổ chức các cuộc thi viết bài, xây dựng tiểu phẩm nói về tác hại của thuốc lá và các phương pháp bỏ thuốc lá. • Cập nhật và phổ biến nội dung các văn bản của nhà nước về phòng chống tác hại thuốc lá thuốc lá cho cán bộ nhân viên. BƯỚC 6: GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG NƠI LÀM VIỆC KHÔNG THUỐC LÁ Đánh giá, giám sát việc thực thi quy định không hút thuốc nơi làm việc là hoạt động nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá. Việc giám sát được thực hiện bởi tổ Giám sát theo sự phân công của Ban chỉ đạo. Nội dung giám sát gồm: - Có hệ thống biển báo cấm hút thuốc, nội quy/quy định tại các phòng làm việc, hành lang của tòa nhà không? - Biển báo cấm hút thuốc có được gắn tại các vị trí dễ thấy không? - Có gạt tàn thuốc lá và đầu mẩu thuốc lá tại nơi làm việc không? - Cán bộ nhân viên, khách đến liên hệ còn hút thuốc nơi làm việc không? Bao nhiêu trường hợp vi phạm? Những trường hợp vi phạm đó được xử lý như thế nào? Trong quá trình giám sát, các cán bộ giám sát cần có sổ tay theo dõi, ghi chép ngày giờ và kết quả giám sát. Các cán bộ này cũng đồng thời là cán bộ tuyên truyền về tác hại thuốc lá, nhắc nhở cán bộ nhân viên và khách đến làm việc không hút thuốc. Tổ giám sát viết báo cáo đánh giá hoạt động xây dựng nơi làm việc không khói thuốc theo giai đoạn 6 tháng gửi Ban chỉ đạo. Kết quả đánh giá giám sát sẽ giúp cho Ban chỉ đạo kịp thời điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp và tổng kết các hoạt động đã đạt được, bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai và kế hoạch trong thời gian tiếp theo. Báo cáo này được trình bày tại buổi họp sơ kết, tổng kết của các cơ quan đơn vị.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

21


PHẦN VII. MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI 1. Tại sao nhà nước không cấm sản xuất để bảo vệ sức khỏe cho người dân? Việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá đã có từ lâu đời và là một vấn đề toàn cầu. Hiện nay nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá vẫn còn trong xã hội. Nếu Nhà nước đóng cửa các nhà máy sản xuất thuốc lá trong khi nhu cầu sử dụng thuốc lá vẫn còn thì các sản phẩm thuốc lá nước ngoài sẽ nhập lậu tràn lan vào Việt Nam. Người hút thuốc vẫn có thuốc lá để sử dụng. Vì vậy, một trong những mục tiêu của Chương trình PCTH Thuốc lá là tuyên truyền cho mọi người có nhận thức đúng về tác hại của thuốc lá, không sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Giảm nhu cầu sẽ làm giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá. Khi nhu cầu sử dụng thuốc lá không còn nữa, các cơ sở sản xuất thuốc lá đương nhiên sẽ bị thu hẹp và tự đóng cửa. 2. Tôi hay phải làm việc về đêm và công việc căng thẳng nên phải hút thuốc Tác dụng kích thích của nicotine chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn sau khi vào cơ thể. Sau giai đoạn nicotine làm hưng phấn tế bào não là giai đoạn kìm hãm hoạt động của chính tế bào não. người hút thuốc sau khi cảm thấy tỉnh táo đôi chút nhờ có nicotine trong khói thuốc sẽ lại rơi vào trạng thái mệt mỏi và trì trệ. 3. Thuốc lá “nhẹ” có thật sự ít hại cho sức khỏe? Thực tế là không có loại thuốc lá nào an toàn cho sức khỏe Trên thị trường có các loại thuốc lá: ít hắc ín (low tar), nhẹ (light), siêu nhẹ (ultra light), dịu êm (mild). Rất nhiều người hút thuốc lá lựa chọn loại thuốc lá này vì tin rằng những loại thuốc này ít các chất độc hại hơn các loại thuốc lá khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng những sản phẩm thuốc lá này không hạn chế được tác hại của thuốc lá với sức khoẻ bởi mỗi người nghiện thuốc đều cần có một “ngưỡng” nicotin nhất định. Vì vậy, khi hút những loại thuốc này, họ sẽ buộc phải hít sâu hơn, hút nhiều hơn để bù lại hàm lượng nicotine mà cơ thể đã quen đòi hỏi. Chính việc hút bù này buộc cơ thể tiếp xúc nhiều hơn các chất độc hại. Luật Phòng chống tác hại thuốc lá cũng đã cấm sử dụng các từ, cụm từ: ít hắc ín (low tar), nhẹ (light), siêu nhẹ (ultra light), dịu êm (mild) hoặc các từ, cụm từ khác có nghĩa hoặc cách hiểu tương tự làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm thuốc lá này ít có ảnh hưởng tới sức khỏe hơn sản phẩm thuốc lá khác. 22

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


4. Ai cai thuốc lá cũng tăng cân phải không ? Thực ra không phải là người cai thuốc lá tăng cân mà là người cai thuốc lá phục hồi lại cân nặng bình thường. Khi cai thuốc, nicotine trong thuốc lá vốn là yếu tố gây tăng đường huyết làm giảm cảm giác đói, bây giờ không còn nữa làm cảm giác đói xuất hiện trở lại. Hơn nữa khi cai thuốc lá, các tế bào thần kinh vị giác, khứu giác họat động tốt hơn làm người cai thuốc lá thấy thức ăn ngon miệng hơn. Vì vậy người cai thuốc lá có thể tăng từ 3 – 4 kg so với trước khi cai thuốc lá. Lưu ý đúng mức chế độ ăn, tránh ăn nhiều đường, mỡ kết hợp với vận động thể lực nhiều, tối thiểu 30 phút/ ngày thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa tăng cân 5. Thế nào là địa điểm công cộng? Thế nào là địa điểm trong nhà? Luật PCTH thuốc lá đã quy định: - “Địa điểm công cộng” là nơi phục vụ cho nhu cầu chung của nhiều người - “Địa điểm trong nhà” là nơi có mái che và có một hay nhiều bức tường chắn hoặc vách ngăn xung quanh. 6. Phương pháp cai thuốc lá tốt nhất là gì? (11) Không có phương pháp nào được gọi là “tuyệt vời” để cai thuốc lá! Không có loại thuốc nào có thể biến một người hôm qua còn hút cả gói thuốc lá/ ngày thành người không hút lá chỉ sau 1 ngày. Thành công cai thuốc lá không phải nhờ vào “phép lạ” mà vào “nỗ lực” của bản thân. Như vậy điều kiện kiên quyết để cai thuốc lá thành công chính là: QUYẾT TÂM CAI THUỐC LÁ của bản thân người hút thuốc lá. Để giảm nhẹ khó chịu khi cai thuốc lá, khoa học ngày nay đã tìm ra các phương pháp hỗ trợ có hiệu quả, tuy nhiên vì là hỗ trợ nên các phương pháp này không thể thay thế cho quyết tâm của người cai thuốc lá được. Sau đây là một số gợi ý giúp người hút thuốc có thể tự bỏ thuốc: Bước 1: Suy nghĩ và điền bảng so sánh về “lợi – hại” của “hút – cai” thuốc lá đối với bản thân, ví dụ: LỢI ÍCH

TÁC HẠI

HÚT THUỐC LÁ

1. Giảm căng thẳng, buồn bã. 2. Tăng hưng phấn trong công việc.v.v... 3. Là công cụ giao tiếp.v.v...

1. Hiện đang ho – do tác hại thuốc lá. 2. Con trai mắc hen – sẽ nặng lên thêm do hít phải khói thuốc lá. 3. Tốn kém tiền bạc .v.v.

CAI THUỐC LÁ

1. Da sáng hơn. 2. Thành tích thi đấu thể thao cao hơn. 3. Dễ thở hơn, ít ho hơn.v.v...

1. Tăng cân khi cai thuốc lá. 2. Không tập trung làm việc được. 3. Đánh mất “người bạn lâu năm”.v.v.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

23


Bước 2: Suy nghĩ và liệt kê các việc làm có thể thực hiện để tăng “lợi ích” của cai thuốc lá; giảm “lợi ích” của hút thuốc lá; tăng “tác hại” của hút thuốc lá; giảm “tác hại” của cai thuốc lá. Bước 3: Chuẩn bị các chỗ dựa cần thiết khi cai thuốc lá: • Thực hiện một số chuẩn bị về mặt hành vi: (1) Tự định ra một ngày bắt đầu cai thuốc lá phù hợp với điều kiện thực tế của bản thân; (2) Công bố (chứ không phải là giấu diếm) quyết định cai thuốc lá cho mọi người biết; (3) Dẹp khỏi tầm tay tất cả các vật dụng liên quan đến hút thuốc lá: gạt tàn, bật lửa. • Tạo môi trường thuận lợi cho cai thuốc lá: (1) Yêu cầu mọi người xung quanh hỗ trợ nỗ lực cai thuốc lá của bản thân bằng cách không hút thuốc lá trước mặt mình, không mời mình hút thuốc lá; (2) Yêu cầu mọi người cảm thông về sự thay đổi tính tình (nếu có); (3) Yêu cầu mọi người chịu khó lắng nghe chia sẻ mỗi khi gặp khó khăn khi cai thuốc lá. • Đưa ra các giải pháp khi có các triệu chứng khó chịu khi cai thuốc lá: TÌNH HUỐNG 1

2

3

GIẢI PHÁP

Thèm hút thuốc lá đột ngột

1. Uống một ly nước mát.

Thèm thuốc lá khi thấy người khác hút thuốc lá

1. Tránh đi đến những nơi có nhiều người hút thuốc lá.

Thèm hút thuốc lá khi uống cà phê, sau khi ăn cơm

1. Thay đổi địa điểm, thời gian, bạn bè cùng uống cà phê.

2. Đi bộ một vòng. 3. Hít thở thật sâu ba lần. 2. Nói trước với bạn bè về chuyện cai thuốc lá. 3. Tìm cách lánh khỏi nơi có nhiều người hút thuốc lá.

2. Uống cà phê nhanh thay vì uống cả 30 phút. 3. Sau khi ăn cơm xong đứng lên nhanh đi chải răng.

Bước 4. Thực hiện cai thuốc lá 1. Ngày đầu tiên cai thuốc lá - Ngày hôm nay, người hút quyết định cai thuốc lá. Quyết định này nên được thực hiện sau khi đắn đo suy nghĩ và thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị trong giai đoạn “có ý định” và “chuẩn bị”. Quyết định này không nên thực hiện một cách ngẫu hứng. - Cứ mỗi khi có ham muốn hút thuốc lá hãy nhớ làm ngay một chuyện khác: uống một ly nước mát, đi bộ một vòng, chải răng, hít thở thật sâu.v.v. - Tránh đi đến những nơi mà bản thân dễ bị cám dỗ hút thuốc lá như quán nhậu, lễ hội.v.v. 24

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


- Nếu cảm giác thèm thuốc lá quá độ đến mức “không thể chịu nổi”, đừng sợ cảm giác này sẽ giảm theo thời gian thôi. - Đặc biệt cố gắng không hút thuốc lá dù chỉ một hơi, kiên nhẫn, mỗi ngày qua đi người cai thuốc lá sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. 2. Một tuần sau cai thuốc lá - Đây là thời điểm quan trọng vì người cai thuốc lá đã vượt qua được 7 ngày đầu tiên. Hãy ghi lại các “ích lợi” do việc cai thuốc lá mang lại trong tuần đầu tiên mà bản thân cảm nhận được, ví dụ: Cảm thấy tự hào vì đã cai thuốc lá được 1 tuần, hơi thở sâu hơn, cảm thấy dễ thở hơn, mồ hôi đã giảm hẳn mùi thuốc lá... - Các “khó chịu” cần phải tiếp tục giải quyết: (1) Không thể suy nghĩ chuyện gì khác ngoài chuyện hút thuốc lá, không thể tập trung vào công việc - Sắp xếp công việc cho bớt căng thẳng trong giai đoạn này; tìm cách thư giãn giải trí ví dụ chơi thể thao, đánh cờ; sử dụng thuốc hỗ trợ cai thuốc lá; (2) Khó ngủ hơn thường lệ - Tránh uống trà và cà phê vào buổi tối, tắm trước khi đi ngủ, đi ngủ đúng giờ, thậm chí có thể thông báo cho bác sỹ để được kê một chút thuốc giúp dễ ngủ hơn; (3) Ho nhiều hơn - Đây là dấu hiệu tốt cho biết phế quản đang hoạt động trở lại, thường thì đàm khạc ra có màu đen và sẽ giảm sau vài ngày nữa; (4) Thèm ăn nhiều hơn - Ghi nhớ đây là cảm giác giả tạo xuất hiện khi cai thuốc lá, uống nước mỗi khi thấy thèm ăn, có thể ăn một chút trái cây, tránh ăn ngọt .v.v. 3. Hai tuần sau cai thuốc lá: - Nhiều người cai thuốc lá đánh giá giai đoạn 2 tuần đầu tiên là khó khăn nhất, giai đoạn này tương ứng với giai đoạn cơ thể tiếp tục làm quen với tình trạng không có nicotin trong máu. - Ghi nhận tiếp tục những “ích lợi” do cai thuốc lá mang lại xuất hiện trong giai đoạn này: thở sâu hơn dễ dàng, cảm giác mũi có thể ngửi mùi tốt hơn, lưỡi cảm giác vị thức ăn tốt hơn.v.v. 4. Một tháng sau cai thuốc lá - Sau khi cai thuốc lá được 1 tháng, cần kiểm tra lại xem tình hình thực sự đã đến đâu rồi bằng cách trả lời bảng câu hỏi sau: Tình huống

Không

1. Bạn có giảm ham muốn hút thuốc lá hoặc không còn cảm thấy ham muốn hút thuốc lá mạnh nữa hay không? (Nghĩa là bạn vẫn còn nghĩ đến thuốc lá mỗi khi thấy người khác hút, mỗi khi thấy buồn bã hay căng thẳng nhưng bạn có thể vượt qua dễ dàng mà không hút thuốc lá trở lại)

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

25


2. Mỗi khi có ham muốn hút thuốc lá, bạn đã sẵn sàng có giải phải pháp chống lại: nhai kẹo, uống nước mát, đi bộ một vòng .v.v. 3. Cân nặng tăng không quá 2 kg 4. Ngủ ngon 5. Tinh thần ổn định 5. Ba tháng sau cai thuốc lá - Sau khi cai thuốc lá được 3 tháng, các “khó chịu” do cai thuốc lá đã giảm rất nhiều, đây là thời điểm người cai thuốc lá cảm nhận ngày càng nhiều hơn những “ích lợi” của cai thuốc lá. - Củng cố quyết tâm cai thuốc lá bằng cách xem lại các “ích lợi” tiên đoán trong thời gian trước khi cai thuốc lá đã đạt được chưa. Ghi lại những “ích lợi” do cai thuốc lá bản thân đã đạt được và so sánh với trước đây, ví dụ: Không còn ho vào mỗi buổi sáng nữa, da dẻ đẹp hẳn ra... - Xem lại vấn đề tăng cân: nếu tăng 2 – 3 kg bình thường do cai thuốc lá; nếu tăng hơn 3 – 4 kg có yếu tố khác ngoài việc cai thuốc lá làm tăng cân: chế độ ăn uống và tập luyện thể lực chưa phù hợp ăn vặt nhiều quá, ăn ngọt, béo nhiều; vận động quá ít. 6. Sáu tháng sau cai thuốc lá - Giai đoạn này, người cai thuốc lá cảm thấy dễ chịu vì đã vượt qua được hầu như tất cả “khó chịu” do cai thuốc lá. Nhưng chính lúc này lại xuất hiện tâm lý chủ quan. Nhiều người suy nghĩ rằng lúc này mình có thể hút lại chỉ một điếu để tự thưởng bản thân vì đã cố gắng một thời gian dài, để trải qua một giây phút vui vẻ cùng với bạn bè và gia đình và tin tưởng rằng sẽ không tái nghiện trở lại. - Ghi nhớ rằng việc hút lại dù “chỉ một hơi” có thể đánh thức trở lại nhu cầu nicotin của cơ thể và sau đó là ham muốn hút thuốc lá “không cưỡng lại được”. Người cai thuốc lá sẽ nhanh chóng tái nghiện trở lại. - Mỗi khi xuất hiện ý tưởng “hút thử lại một điếu”, hãy dập tắt ý tưởng này bằng cách lập lại tất cả các lý do khiến bản thân cai thuốc lá và những khó chịu phải trải qua khi cai thuốc lá để có được ngày hôm nay. 7 . Một năm sau cai thuốc lá - Một năm là thời điểm theo định nghĩa là thành công cai thuốc lá. Tuy nhiên ghi nhớ thành công cai thuốc lá không phải là vĩnh viễn. Khả năng tái nghiện lúc nào cũng tồn tại. - Nguy cơ tái nghiện sẽ cao nhất vào lúc có những “biến cố” lớn trong cuộc sống: thất bại, phá sản, chia tay .v.v. - Ghi nhận lại những ích lợi của việc cai thuốc lá lâu dài mà bản thân muốn gìn giữ.

26

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÓI THUỐC TẠI CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ Xây dựng môi trường không khói thuốc ngày càng nhận được sự tham gia của các cơ quan, đơn vị. Một số hoạt động tiêu biểu tại một số tỉnh, thành phố Hoạt động xây dựng thành phố du lịch không khói thuốc tại thành phố Nha Trang và Thành phố Huế. Mục tiêu nhằm tăng cường việc thực thi và hiệu lực của chính sách không khói thuốc tại Việt Nam trong các văn phòng công sở, đơn vị thuộc các ngành Y tế, Giáo dục, Giao thông vận tải, Văn hóa – thể thao & Du lịch và các địa điểm công cộng. Các kết quả tác động chính sau can thiệp (năm 2013) cho thấy, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động của người lao động tại nơi làm việc đã giảm đáng kể khi so sánh giữa 2 thời điểm trước và sau can thiệp. Huế giảm từ 62,5% xuống 43,5%. Nha Trang giảm từ 57% xuống 47,7%. Khách sạn Sunrise (Nha Trang) – Khách sạn không khói thuốc - Treo biển cấm tại các khu vực trong nhà tại Khách sạn. - Biển cấm được thiết kế nhỏ gọn, trang nhã theo phong cách của khách sạn (do khách sạn tự thiết kế và lắp đặt). - Có 5/10 tầng cấm hút thuốc trong khách sạn (được thông báo rõ ràng trong hệ thống thang máy về các tầng này). - Phòng nghỉ của khách được đặt các biển thông báo nội quy cấm hút thuốc, trong đó quy định xử lý vi phạm lên đến 3.000.000 đồng với vi phạm hút thuốc trong phòng nghỉ. - Thành lập ban chỉ đạo riêng với chức năng tổ chức, giám sát và lập kế hoạch. - Có khu vực cho người hút thuốc lá đặt ở khu vực ngoài trời, phía mặt sau của khách sạn. “Chúng tôi đưa ra quy định như thế là để mang đến môi trường trong lành cho du khách. Bảo vệ cho sức khỏe trẻ em và phụ nữ. Họ không hút thuốc, nhưng nếu sống

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

27


trong môi trường có khói thuốc lá thì họ sẽ còn gánh chịu hậu quả lớn hơn người hút thuốc” Ông Raju Nair – Quản lý khách sạn Sunrise, Nha Trang – Khánh Hòa Hãng vận tải taxi Mai Linh (Huế) - Nhóm giám sát được thành lập để giám sát hoạt động của các tài xế và nhân viên hãng. Trong đó có nội dung Cấm hút thuốc trong phương tiện và khi đang vận chuyển hành khách. - Các hành vi vi phạm của tài xế và nhân viên sẽ được lưu lại trong sổ theo dõi. Ban quan lý hãng sẽ dựa trên các ghi nhận này để quyết định khen thưởng và kỷ luật với nhân viên của mình. - Tại trụ sở taxi Mai Linh – TP Huế, một biển báo lớn Cơ sở giao thông không khói thuốc đã được treo từ năm 2009 cho tới nay. Các biển cấm hút thuốc cũng được treo tại các khu vực quy định trong khuôn viên đơn vị. - Tất cả các xe của hãng đều được dán biển cấm hút thuốc trên xe. Hoạt động xây dựng thành phố du lịch không khói thuốc tại thành phố Hải Phòng và Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tại thành phố Hạ Long, các địa điểm tham quan, du lịch và nhiều doanh nghiệp, khách san, nhà hàng thực hiện tốt các quy định về môi trường không khói thuốc. Việc sử dụng thuốc lá tại các đám cưới, đám tang và trong các lễ hội giảm đáng kể. Khách du lịch ủng hộ việc thực hiện khách sạn không khói thuốc ngày càng nhiều. Hiểu biết về tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động được nâng cao ( 73,5% so với 49,5%). Nhiều lãnh đạo đã bỏ thuốc/thay đổi hành vi hút thuốc để làm gương cho cán bộ, nhân viên và nhân dân. 11 khách sạn thực hiện nghiêm quy định về môi trường không khói thuốc.

Tại Thành phố Hải Phòng: sau cuộc vận động tuyên truyền về tác hại thuốc lá, rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã tình nguyện in nhiều biển báo cấm hút thuốc để hỗ trợ treo tại trường học, bệnh viện, nơi làm việc, 27 khách sạn thực hiện môi trường không khói thuốc. Hoạt động xây dựng thành phố du lịch không khói thuốc tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Mục tiêu nhằm tăng cường triển khai các chính sách về cấm hút thuốc lá trong 28

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


nhà, địa điểm công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng, các khách sạn, các khu thể thao và du lịch. Hiện nay, hầu hết các cơ quan, công sở đều đưa nội dung không hút thuốc lá vào nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị. Hoạt động xây dựng môi trường không khói thuốc tại 3 tỉnh: Thái Nguyên, Đà Nẵng, Tiền Giang: Mục tiêu nhằm xây dựng các mô hình kiểu mẫu về những khu vực không khói thuốc tại cơ quan hành chính, cơ sở y tế và trường học. Hoạt động xây dựng môi trường không khói thuốc tại Thành phố Hồ Chí Minh: Các hoạt động can thiệp tập trung vào xây dựng môi trường không khói thuốc tại cơ sở y tế với mục tiêu 100% các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện cơ sở y tế không khói thuốc; 100% nhân viên, bệnh nhân, thân nhân tại các cơ sở y tế được thông tin về Luật PCTHTL; bên cạnh đó Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện hỗ trợ các đơn vị ngoài ngành y tế triển khai Luật PCTH thuốc lá. Các giải pháp thực hiện mục tiêu bao gồm: kiện toàn Ban chỉ đạo tại các đơn vị y tế trong và ngoài công lập, giao ban định kỳ 6 tháng về công tác PCTH thuốc lá; hoàn thiện thang điểm kiểm tra, đánh giá, biểu mẫu biên bản kiểm tra giám sát, tăng cường cán bộ thanh tra y tế chuyên trách để tổ chức và phối hợp tổ chức thanh tra liên ngành về PCTH thuốc lá. Hơn 300 khách sạn tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đăng ký cam kết xây dựng khách sạn không khói thuốc trong năm 2013. Hoạt động phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng nơi làm việc không khói thuốc tại các tỉnh, thành phố. Nhằm đẩy mạnh thực hiện môi trường làm việc không khói thuốc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động, Chương trình Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng nơi làm việc không khói thuốc. Mô hình thí điểm được xây dựng thành công tại trụ sở Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam năm 2007 và tiếp tục được mở rộng trên toàn quốc theo mạng lưới Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố và công đoàn ngành, công đoàn viên chức.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

29


Nhận thức về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ và môi trường của công nhân viên chức lao động được nâng cao. Việc không hút thuốc nơi làm việc được coi là văn minh công sở. Hầu hết các Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương đã triển khai công tác tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá. Kết quả khảo sát bước đầu của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2014 cho thấy trên 85% số Công đoàn cơ sở đã thực hiện “Môi trường làm việc không khói thuốc”. Tổng Liên đoàn đã quy định trong việc xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa có tiêu chí đánh giá việc đoàn viên, công nhân viên chức lao động không hút thuốc lá nơi làm việc, nhiều công đoàn cơ sở đã đưa tiêu chuẩn “ Không hút thuốc lá nơi làm việc” vào nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị. Tại tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh có 1.656 công đoàn cơ sở thì có 1.545 công đoàn cơ sở triển khai công tác xây dựng “Môi trường làm việc không khói thuốc lá”. Hoạt động xây dựng môi trường không khói thuốc trong ngành giao thông vận tải: Để triển khai Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, ngày 8/7/2013 Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký Quyết định số 1937/QĐ-BGTVT ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành GTVT. Ngày 7/10/2013, Bộ

30

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ


trưởng Bộ GTVT ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-BGTVT về việc triển khai, thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành GTVT. Thực hiện Chỉ thị số 20/ CT-BGTVT và triển khai Kế hoạch số 1937/QĐ-BGTVT, trong thời gian qua Bộ GTVT đã rất tích cực trong việc triển khai thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong toàn ngành: - Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị gương mẫu thực hiện, chỉ đạo triển khai, đưa nội dung cấm hút thuốc lá vào nội quy, quy chế và công tác thi đua khen thưởng của cơ quan, đơn vị mình, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và có biện pháp xử lý phù hợp đối với các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền. - Các địa điểm và các loại phương tiện giao thông công cộng thuộc phạm vi quản lý cần thực thi các quy định cấm hút thuốc lá theo quy định của Luật PCTHTL được rà soát. - Các biển “Cấm hút thuốc lá” được treo tại vị trí dễ quan sát của lối ra vào các tòa nhà, trong hành lang và trong các phòng làm việc, các khu vực công cộng và các phương tiện giao thông công cộng bị quy định cấm hút thuốc; không để gạt tàn thuốc lá tại khu vực có quy định cấm hút thuốc lá. - Không cho phép các tổ chức, cá nhân tiếp thị, quảng cáo, bán thuốc lá tại các địa điểm công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng theo quy định của Luật PCTH thuốc lá.

NGUỒN THAM KHẢO 1. Mackey J Eriksen M, Shafey O.Tobacco Atlas. Second . Edition 2006, trang 35 2. Báo cáo tổng quan về thuốc lá và sức khỏe của Tổng hội Y khoa Hoa Kỳ, Tổ chức Y tế thế giới và các báo cáo về tình hình hút thuốc và gánh nặng bệnh tật do thuốc lá gây ra ở Việt Nam – Văn phòng Chương trình PCTH thuốc lá 2011 3. WHO report on the global tobacco epidemic, 2008 4. Điều tra toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2014 5. Điều tra toàn cầu về thực trạng sử dụng thuốc lá trong học sinh độ tuổi 13-15 năm 2007 6. Thống kê tại Bệnh viện K năm 2000. 7. Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế 2011 8. Niên giám thống kê y tế, 2007, 2008, 2009, 2010 9. Nguyễn T Lâm, Chapman S, Taylor R. Ảnh hưởng kinh tế của việc chi tiêu cho hút thuốc đối với hộ gia đình nghèo ở Việt Nam. Tạp chí y học thực hành số 533, Bộ Y tế Việt Nam. 2006 10. Chi phí y tế cho 5 nhóm bệnh liên quan đến hút thuốc, Đại học Y tế Công cộng – HealthBridge 2013 11. Hướng dẫn tự cai thuốc lá –2010. Ths.Bs Lê Khắc Bảo - Trường Đại học Y Dược Tp HCM

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

31


Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá - Bộ Y tế 138A Giảng Võ - Hà Nội Điện thoại/fax: (04) 62733379 Website: www.vinacosh.gov.vn

(LƯU HÀNH NỘI BỘ)


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.