HƯỚNG DẪN CHỌN GĂNG TAY BẢO HỘ PHÙ HỢP
Tạm không bàn đến chuyện xuất xứ, thương hiệu, mẫu mã, cũng không nói đến những đôi găng chuyên dụng như đôi găng chống cắt được dệt bằng sợi thép hay găng tay da hàn chịu nhiệt Safetyman ở đây, BHTD cùng bạn chọn một đôi găng bảo hộ phổ thông dựa trên LỚP PHỦ ( phần quan trọng nhất đối với một đôi găng bảo hộ) và CHẤT LIỆU SỢI
Đ
ầu tiên, lớp phủ (Lining). Lớp phủ là một lớp tráng lên một phần hoặc toàn bộ bề mặt găng giúp làm tăng độ bám, chống mài mòn, chống cắt, chống thấm hoặc bảo vệ đôi tay tốt hơn khỏi hóa chất.
Tuy nhiên, mỗi lớp phủ lại có những đặc điểm riêng, bảo vệ bạn ở một hoặc một vài mặt cụ thể. Nên việc hiểu rõ những điểm mạnh điểm yếu của từng loại lớp phủ sẽ giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp hơn
NITRILE Nitrile nổi tiếng là loại vật liệu an toàn không gây dị ứng, đây được xem là sản phẩm thay thế cho Latex. Ứng dụng trong các ngành công nghiệp như lắp ráp, máy móc và chế tạo kim loại. Điểm mạnh:
Khả năng chống mài mòn cao Không gây dị ứng Sử dụng được ở nhiệt độ từ -4 -149 C
Điểm yếu:
Không chống dầu và chống thấm tốt bằng Foam hay micropore nitrile
FOAM NITRILE
Nitrile cũng có thể được tạo ra ở dạng foam nhờ việc trộn cơ học để tọa ra một lớp phủ với kết cấu như miếng bọt biển, như vậy, chất lỏng sẽ được thấm ngược lên, giữ cho bề mặt khô ráo, cải khiển khả năng cầm nắm trong môi trường ẩm ướt hay có dầu Ứng dụng trong ngành công nghiệp lắp ráp máy móc với chi tiết nhỏ, xây dựng Điểm mạnh:
Nhờ cấu trúc foam nên linh hoạt và thoáng khí Cần nắm (grip) tốt trong cả một trường ướt hoặc có dầu Có khả năng chống mài mòn cao
Điểm yếu
Độ bám (adhesive) không cao Chất lỏng có thể thấm qua
PU ( POLYURETHANE) PU được ứng dụng khá rộng rãi vì giá tương đối rẻ, linh hoạt và đặc biệt là ít sinh bụi Ứng dụng trong các ngành công nghiệp như hàng không vũ trụ, lắp ráp chi tiết Điểm mạnh:
Cực kỳ thoải mái Nhẹ và linh hoạt Hoạt động tốt trong môt trường khô
Điểm yếu
Hoạt động không tốt trong môi trường ướt hoăc có dầu Chống đâm xuyên kém
LATEX Không thân thiện như Nitrile, Latex gây dị ứng với một số người. Tuy nhiên Latex được ứng dụng khá lớn trong nhiều ngành công nghiệp như nghề thợ nề, làm vườn, xây dựng vì khả năng bám ( grip) và độ bền của nó Điểm mạnh:
Hoạt động tốt trong môi trường khô ráo Mềm và linh hoạt
Điểm yếu
Chịu nhiệt, chống dầu, chịu mài mòn kém Gây dị ứng với một số người
B
ên cạnh lớp phủ thì CHẤT LIỆU SỢI găng cũng cần được quan tâm. Không kể đến đôi găng chống cắt được dệt từ sợi thép hay đôi găng Kevlar của Ansell
Cũng không nói đến chất liệu da cho nghề hàn thì bạn đừng đòi hỏi một đôi găng Cotton như Concrete với dáng form cứng cáp hay màu sắc bắt mắt, nó chỉ chịu nhiệt ( tốt hơn sợi polyeste) và êm, thấm hút mồ hôi tốt thôi Sợi polyeste: Chất liệu nhân tạo này thì khỏi bàn rồi ha. Hiện nay, đa số những đôi găng bảo hộ đều được dệt bằng loại sợi này và phủ lên một lớp 'tráng' phù hợp cho từng ngành nghề