CẨM NANG DU LỊCH HỘI AN HỘI AN Phố cổ Hội An, di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1999, là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Na m, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Không rộng lớn, cũng không nhiều tuổi nhất, nhưng Hội An chứa đựng nhiều yếu tố của một điểm đến du lịch đậm bản sắc văn hóa và mang giá trị lịch sử cao. Và trên hết, trong khi nhiều đô thị cổ của Việt Nam bị hủy hoại bởi sự phong hóa của thời gian, sự tàn phá của chiến tranh, của con người thì Hội An lại được gìn giữ, bảo tồn khá nguyên vẹn.
Khí Hậu Hội An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18.
CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN HỘI AN TỪ CÁC THÀNH PHỐ
Do Hội An không có ga tàu – bến xe nên mọi việc di chuyển bằng tàu hỏa – xe đò đều phải tập trung ở Đà Nẵng. Và chạy thêm khoảng 30km từ Đà Nẵng để đến Hội An. Nếu đủ thời gian và điều kiện bạn có thể ở lại du ngoạn thành phố Đà Nẵng trẻ và năng động. Phương tiện đi lại tại Hội An Thuê xe máy loại hình này khá quen thuộc với mọi người khi đi du lịch, bạn có thể liên hệ với chủ khách sạn để được hướng dẫn và cho thuê với giá ưu đãi nhất. Đối với những người không thể đi xe T axi vì say xe hoặc vì lý do nào khác thì Xe máy vẫn được coi là phương tiện không thể thiếu.
* Đi lại bằng taxi
- T axi Mai Linh tại Hội An. Điện thoại: 0510.3929292 - T axi Hội An tại Hội An. Điện thoại: 0510.3919919 - T axi Faifo tại Hội An. Điện thoại: 0510.3919191
* Xe ôm
Do Hội An cũng khá nhỏ nên việc di chuyển bằng xe ôm cũng là sự lựa chọn hợp lý và khá ít tốn kém. * Xe bus
- Xe buýt công cộng: Tại Quảng Nam hiện có nhiều tuyến xe buýt công cộng nên khá thuận tiện cho du khách trong việc di chuyển. Những tuyến xe buýt thông dụng nhất: - Tuyến Hội An - Đà Nẵng và ngược lại: với chiều dài 30 km, hành trình 40 phút, mỗi ngày có nhiều chuyến xe phục vụ từ 5g30 đến 18g00 (mỗi 30 phút có 1 chuyến). - Tuyến Tam Kỳ - Đà Nẵng và ngược lại: với chiều dài 70 km, hành trình 120 phút, mỗi ngày có nhiều chuyến xe phục vụ từ 5g30 đến 17g30 (mỗi 30 phút có 1 chuyến). - Tuyến Tam Kỳ - Đà Nẵng và ngược lại: với chiều dài 70 km, hành trình 120 phút, mỗi ngày có nhiều chuyến xe phục vụ từ 5g30 đến 17g30 (mỗi 30 phút có 1 chuyến). * Xích lô tại Hội An
Đây là phương tiện rất thuận tiện cho du khách khi đi tham quan phố cổ Hội An và các điểm du lịch lân cận trong phạm vi gần. Có nhu cầu, du khách liên hệ trực tiếp với các chủ xe thường xuyên có mặt trên các đường phố tại Hội An. * Mô tô, xe đạp
Ngoài các phương tiện kể trên, du khách có thể thuê xe môtô, xe đạp ngay tại khách sạn nơi lưu trú hoặc các điểm dịch vụ cho thuê xe trên các đường phố tại Hội An với mức giá khá rẻ để làm cuộc hành trình ngắn đến các điểm tham quan quanh Hội An và cả khu di tích Mỹ Sơn cũng như một số điểm du lịch lân cận khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi...
ĐỊA ĐIỂM VUI CHƠI GIẢI TRÍ TẠI HỘI AN
- Đi dạo chơi (ở khu phố cổ có rất nhiều điểm du lịch như chùa, nhà gỗ cổ, cầu chùa …), chụp hình, mua đồ lưu niệm, ở khu phố cổ. - Có rất nhiều khách sạn Hội An 5 sao hoặc quán cà phê trong khu phố cổ như cà phê Hải (không gian rất đẹp), phòng trà nhỏ Cung Trầm Phố (hay có nhạc Trịnh), hay dãy cà phê dọc sông Hoài. - Đi thuyền trên sông Hoài. - Đi thuyền ra Cù Lao Chàm, ăn trưa và tắm biển tới đây . Bạn có thể nghỉ qua đêm hoặc chỉđi trong ngày . - Đi ôtô ra khu di tích Mỹ Sơn. - Xem biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, Địa chỉ: 75 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An - Tham gia các trò chơi thể thao nước: Jetski (môtô nước), canoes, xuồng cao su, thuyền kayak, dù bay , lướt ván, kéo phao chuối, lặn biển (lặn nông và lặn sâu), câu cá, thả diều, đá bóng trên cát… tại bãi biển Cửa Đại và đảo Cù Lao Chàm, liên hệ: San hô xanh. Điện thoại: 0510.3914985; Công ty lặn biển Hải Bàn. Điện thoại: 0510.3910782. DU LỊCH TÂM LINH TẠI HỘI AN Hội An từng là một trung tâm của Phật giáo sớm của Đàng Trong với đa số các ngôi chùa theo dòng Tiểu thừa. Nhiều ngôi chùa ở đây có niên đại khởi dựng khá sớm, nhưng hầu hết kiến trúc gốc đã bị thay đổi, thậm chí mai một qua những biến thiên của lịch sử và những lần trùng tu. Ngôi chùa sớm nhất được biết đến là chùa Chúc Thánh, tương truyền có gốc gác từ năm 1454, nằm cách trung tâm khu phố cổ khoảng 2 km về phía Bắc.
Nhà thờ Tộc
Tại Hội An, cũng như nhiều địa phương khác của Việt Nam, các dòng họ đều có nơi thờ cúng tổ tiên, được gọi là miếu tộc hay nhà thờ họ. Đây là một dạng kiến trúc nhà ở đặc biệt, của những dòng họ lớn có công lập làng dựng phố từ thời kỳ sơ khai của Hội An và truyền lại cho con cháu làm nơi thờ tự tổ tiên. Những dòng họ nhỏ, nhà thờ họ kết hợp với nhà ở của vị trưởng họ có nguồn gốc từ Trung Hoa. Hậu duệ về sau có trách nhiệm hương khói và tu sửa kiến trúc tùy theo tình trạng ngôi nhà. Hội Quán
Một trong những đặc tính nổi trội của người Hoa là bất cứ nơi cư trú nào của họ ở ngoại quốc đều có các hội quán, sản phẩm sinh hoạt cộng đồng dựa trên cơ sở những người đồng hương. Tại Hội An ngày nay vẫn tồn tại 5 hội quán
tương ứng với 5 bộ phận dân cư Hoa kiều lớn ở đây: Phúc Kiến, Trung Hoa, Triều Châu, Quỳnh Phủ và Quảng Đông. Các hội quán này có quy mô khá lớn, đều nằm trên trục phố Trần Phú và thống nhất hướng chính ra sông Thu Bồn. Chùa Cầu
Chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An ngày nay là Chùa Cầu, còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản. Cây cầu này dài khoảng 18 mét, bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, nối liền đường Trần Phú với đường Nguyễn Thị Minh Khai. Cầu Nhật Bản có một kiến trúc khá độc đáo, kiểu thượng gia hạ kiều, tức trên là nhà dưới là cầu, một loại hình kiến trúc khá phổ biến ở những quốc gia châu Á nhiệt đới. MUA SẮM Ở Hội An có rất nhiều thứ để mua như đèn lồng, đồ lụa tơ tằm, khắc gỗ, đồ thêu ren, đồ lưu niệm… Mọi người có thể mua và trả giá.Dép Hội An rất phong phú và đẹp. Nhìn đế dép của các hàng, nếu hàng nào đẹp thì nên đặt ở hàng đấy . Có thể đặt theo chân mình từ sáng, chiều lấy ngay . Nên đặt sớm và chọn hàng để có thể mua được đôi như ý.May quần áo ởđây siêu nhanh và rẻ. Cũng chỉ đặt sáng chiều lấy .
Đèn lồng: Đèn lồng Hội An cũng rất đẹp, nhiều khách du lịch đã lựa chọn và mang về làm quà. Giá cũng rẻ. Đồ lưu niệm: Rất nhiều thứđể mua như ví nhỏ, hộp quà, v .v… giá cực rẻ. Ra chợ bạt ngàn. Đồ đá: Đà Nẵng nổi tiếng vềđá, do vậy mọi người có thể mua những bức tượng đá, cối đá, đồ trang sức đá… tại Non nước. Quần áo lụa tơ tằm. Bố mẹ nào muốn mua cho con cứ ra đây mà mua áo dài, xinh lắm. May vừa đẹp mà rẻ hơn ở Hà Nội rất nhiều. DU LỊCH HỘI AN MÙA NÀO TỐT?
Hội An rất thú vị vào sáng sớm, đường phố vắng lặng, những người dân Hội An chuẩn bị bắt đầu ngày mới, không có ánh đèn điện, người bán người mua tấp nập thân tình. Cũng có thểđi dạo Hội An ban đêm trong những ngõ ngách thanh tịnh của phố cổ. Nên đến Hội An vào ngày rằm, 14 âm lịch, lúc này có Đêm phố cổ, cấm xe máy , đèn điện, nhà nhà đốt đèn lồng, có phố đi bộ, hát dân ca, hò xứ Quảng… Hàng đêm ngay Bến Bạch Đằng có thuyền văn hóa dạo quanh sông, hòa tấu nhạc dân tộc. ÂM NHẠC, DIỄN XƯỚNG VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN
Những hình thức diễn xướng, trò chơi dân gian ở Hội An kết tinh từ quá trình lao động của cư dân địa phương, ngày nay vẫn được gìn giữ và là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần nơi đây . Có thể kể đến những điệu hát hò khoan, các điệu hò giựt chì, hò kéo neo, những điệu lý, vè, các hình thức hát tuồng, bả trạo, hô thai, hô bài chòi... Hội An còn có truyền thống về diễn tấu cổ nhạc trong các dịp hội hè, tang ma hiếu hỉ, và truyền thống ca nhạc tài tử với những nghệ nhân khá nổi tiếng. Những người dân ở đây cũng có rất nhiều thú chơi, tiêu biểu có thể kể đến trò bài tới, trò đỗ xăm hường, trò thai đề xổ cử nhân, trò thả thơ, trò chơi thư pháp.
MÓN ĂN NGON TẠI HỘI AN Cao lầu "trăm tuổi" Nhiều người dân sống lâu năm ở phố cổ bảo Cao lầu có ở Hội An từ thế kỷ 17, trong thời điểm cảng Hội An mở cửa, cho phép nhiều thương nhân nước ngoài vào Hội An thông thương. Có lẽ vì thế mà món cao lầu có ảnh hưởng khá nhiều từ ẩm thực của người Hoa và cũng ảnh hưởng một ít từ món mì lạnh Udon của người Nhật.
Món cao lầu thịt heo tại quán Trung Bắc Tuy vậy, cao lầu Hội An vẫn mang đậm nét riêng của mình và duy chỉ có Hội An mới có món Cao Lầu đúng chất. Bởi, sợi cao lầu được làm từ gạo ngâm với nước tro, mà phải là loại tro được đốt từ củi tràm ở Cù Lao Chàm ngâm cùng nước giếng Bá Lễ. Do vậy, sợi cao lầu mới có màu vàng đẹp mắt mà không nơi nào khác có thể làm được. Nước lèo của món cao lầu là nước thịt xá xíu, chỉ được chan xâm xấp vừa đủ ướt và được ăn nguội, chứ không phải dùng nóng như các món có nước lèo khác. Nhân cao lầu là thịt xá xíu ăn kèm với tóp mỡ hoặc sợi cao lầu chiên giòn, rau sống (lấy từ làng rau Trà Quế), nước tương và tương ớt. Rất dễ để tìm ăn cao lầu ở Hội An, từ hàng gánh lề đường đến các nhà hàng trên đường Trần Phú. Nổi tiếng nhất là quán Bà Bé nhưng ở đây chỉ bắt đầu bán từ 14 giờ chiều nên tôi chọn một
quán ăn cũng khá nổi tiếng khác trên đường Trần Phú là Trung Bắc, nghe đâu đã có trên 100 tuổi, rất ngon và được đánh giá là đúng chất.
Quán ăn Trung Bắc lúc nào cũng khá đông khách. Cơm gà Phố Hội Cơm gà là món ăn khá nổi tiếng ở nhiều vùng nhưng tôi thích nhất khi ăn ở Hội An. Bằng sự khéo léo tỉ mỉ, người Hội An đã dụng công chăm chút từ hạt cơm, thịt gà đến nước chấm và các đồ ăn kèm để món cơm gà của mình trở nên đặc biệt, khác hẳn món cơm gà ở những nơi khác. Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, thơm và dẻo, được lựa chọn kỹ lưỡng, ướp gia vị rồi nấu với nước luộc gà và lá dứa bằng lò củi. Cơm sau khi nấu sẽ có màu vàng của nghệ, mùi thơm của lá dứa và vị béo ngọt của nước gà. Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không bở, chắc mà không dai, da mỏng thịt thơm. Gà sẽ được làm sạch, lấy hết tiết, rồi bỏ vào luộc lúc nước còn nguội.
Cơm gà Hội An nổi tiếng khắp miền Trung - Ảnh: Tấn Tới Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cuối cùng là bày cơm ra đĩa, cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, nước tương và tương ớt. Ngoài ra, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm. Với tất cả sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến của mình, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà rất riêng, đủ dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội. Đến Hội An, bạn có thể
ăn cơm gà phố Hội ở một số địa điểm nổi tiếng như cơm gà Bà Buội, cơm gà Bà Hương – Kiệt Sica, cơm gà Bà Minh, Cơm gà Nga,… Bánh bao "cặp kè" bánh vạc Bánh bao - bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa bánh. Đến Hội An, muốn dùng thử món đặc sản này, bạn đừng quên ghé vào nhà hàng Bông Hồng Trắng trên đường Nhị Trưng. Tại đây, bạn không chỉ thưởng thức được bánh bao – bánh vạc ngon mà còn có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu của họ.
Bánh bao Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo, loại gạo thật trắng, nguyên hạt, dẻo, thơm, trồng trên ruộng đất sạch. Người ta đem gạo vo kỹ, ngâm với nước dứa nửa ngày rồi xả lại nhiều lần bằng nước giếng Bá Lễ. Sau đó, gạo được xay thành bột rồi chắt lọc qua khoảng 10-15 lần nước cho đến khi bột thật trắng, bột lọc càng kỹ thì bánh càng dai càng ngon. Tiếp đó, họ nhồi bột thành những thuôn dài rồi xoay vòng để tạo thành một miếng bột nhỏ. Miếng bột này lại được vê nhẹ vòng tròn để nong dần ra, từ từ trở thành vỏ bánh mỏng dính mà không cần phải cán bột như cách thông thường. Nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bítruyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon ở Hội An. Sau khi có nhân bánh, người ta cho nhân vào giữa vỏ bánh rồi túm lại thành hình quai vạc để làm bánh vạc và viền nhẹ vỏ bánh thành hình dáng như một hoa hồng để làm bánh bao.
Vừa ăn, thực khách vừa được tận mắt xem cách làm bánh bao - bánh vạc Nặn bánh xong, người ta đem hấp cách thủy chừng mười phút, bánh chín thì vớt ra. Cuối cùng là xếp bánh ra đĩa rồi cho một lớp hành phi lên và ăn cùng nước chấm pha chế từ nước luộc tôm. Bánh ngon là bánh có vỏ vừa trắng vừa mềm vừa dai, nhân thơm. Nước chấm có vị ngọt vừa đủ, không quá chua, không quá mặn, không quá cay, màu xanh và đỏ của ớt hòa cùng màu vàng của nước mắm. Quả thật món này vừa ngon lại vừa đẹp mắt. Những người Hội An kể lại rằng, trước đây có một vị khách Tây, khi nhìn thấy hình dáng bánh, đã đặt cho bánh một cái tên tiếng Anh rất kiêu sa: White Rose (hoa hồng trắng). Từ đó đến nay cái tên White Rose được dùng khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng ở Hội An. Qua thời gian, những người con Hội An đã mang món ăn của quê hương mình đi khắp Quảng Nam và đến khắp mọi miền đất nước. Nhưng với đặc trưng chỉ dùng những nguyên liệu được nuôi trồng trên đất Hội An cùng những bí quyết riêng trong cách chế biến nêm nếm, nên có thể nói cao lầu, cơm gà phố Hội và bánh bao - bánh vạc chỉ ngon và đúng điệu nhất tại Hội An – vùng đất quyến rũ với nét văn hóa ẩm thực đầy tinh tế.
THÔNG TIN THÊM DU LỊCH TẠI HỘI AN
Có 21 điểm phải mua vé tham quan khi đến Hội An.
Khách trong nước: 60.000 đồng/vé/3 điểm tham quan; khách nước ngoài: 120.000 đồng/vé/6 công trình văn hóa. Chính sách miễn giảm: Đủ 15 khách được miễn một vé và đoàn đủ 8 khách, miễn phí hướng dẫn viên; trẻ em dưới 16 tuổi được tham quan miễn phí. Nơi mua vé: Văn phòng Hướng dẫn tham quan Hội An. ĐT : 0510.3862715.