Tổng quan hoạt động FTViet 2020 tại đây

Page 1

Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên

Tổng quan hoạt động FTViet 2020

Dự án Nghiên cứu Đánh giá bản chất của hiện tượng “chuyển tiếp rừng” ở Việt Nam: Dịch vụ hệ sinh thái và khả năng phục hồi của hệ sinh thái - xã hội ở những diện tích rừng do địa phương quản lý (FTViet) Tài trợ bởi


Trang 11 Trang


Năm 2020 khép lại với nhiều biến động về kinh tế xã hội do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thiên tai diễn ra trong những tháng cuối năm. Vai trò của rừng ngày càng được khẳng định sau những thiệt hại gây ra do bão lũ ở miền Trung. Trong bối cảnh này, dự án FTViet chú trọng vào thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong hoạch định và quản lý hiệu quả diện tích rừng tự nhiên hiện có. Các hoạt động tập trung hỗ trợ triển khai chính sách quản lý rừng bền vững (QLRBV) ở các Ban Quản lý Rừng Phòng hộ (RPH) và các cộng đồng thôn được giao rừng (CFM). Dự án đã tổ chức khảo sát và chia sẻ kết quả ở Hội thảo quốc gia về “Chính sách, Đầu tư và Quản lý bền vững hệ thống RPH ở Việt Nam” với sự tham gia của các đại diện đến từ 06 tỉnh Bắc Trung Bộ và Vụ Quản lý Rừng Đặc dụng – Phòng hộ (Tháng 10/2020). Ở cấp độ địa phương, FTViet đã phối hợp triển khai xây dựng Phương án Quản lý Rừng Cộng đồng bền vững cho hai cộng đồng thôn ở huyện A Lưới. Đồng thời, kinh nghiệm về tiến trình này cũng được chia sẻ tại hội thảo cấp tỉnh về “Sơ kết một năm thực hiện Quy chế Quản lý Rừng Cộng đồng (62/2019/QĐ-UBND). Các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu được tiến hành đều đặn bao gồm thảo luận hàng tháng các đề tài Nghiên cứu sinh, thu thập dữ liệu thuỷ văn định kỳ, hỗ trợ tin bài xuất bản ở các kênh truyền thông.

Trang 2


Hội thảo cấp tỉnh “Quản lý Rừng Phòng hộ trong bối cảnh chính sách Quản lý Rừng bền vững” Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên (CORENARM) phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên cùng chủ trì tổ chức Hội thảo “Quản lý Rừng Phòng hộ trong bối cảnh chính sách Quản lý Rừng bền vững” vào tháng 2/2020 tại tỉnh Phú Yên. Hội thảo là diễn đàn để các đại biểu chia sẻ, trao đổi thông tin về Quản lý RPH bền vững trong bối cảnh chính sách lâm nghiệp mới được ban hành, thực trạng triển khai và những khó khăn. Tại đây, các chủ rừng nhà nước và một số đơn vị liên quan đã có những trao đổi, kết nối bước đầu trong việc triển khai Phương án QLRBV theo cơ chế tự chủ tài chính - định hướng tại Hội Nghị toàn quốc về công tác quản lý Rừng Đặc dụng, Rừng Phòng hộ do Bộ NN&PTNT tổ chức vào tháng 12/2019. Toàn cảnh hội thảo

Trang 3


Tiến độ thực hiện Phương án Quản lý Rừng bền vững của các Ban Quản lý Rừng Phòng hộ

Phạm vi nghiên cứu 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ: - Thanh Hoá (BQL RPH Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân) - Nghệ An (BQL RPH Tương Dương, Con Cuông) - Hà Tĩnh (BQL RPH Ngàn Phố) - Quảng Bình (BQL RPH Quảng Trạch, Tuyên Hoá) - Tỉnh Quảng Trị (BQL RPH Bến Hải, Hướng Hoá, Thạch Hãn) - Tỉnh Thừa Thiên Huế (BQL RPH Sông Bồ, A Lưới)

Nhóm nghiên cứu trao đổi với các Ban quản lý rừng Phòng hộ Nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về hiện tượng chuyển tiếp rừng nhiệt đới, nghiên cứu các chính sách lâm nghiệp và thúc đẩy kết nối các bên liên quan hướng tới quản lý cảnh quan rừng bền vững. Đồng thời, kết quả giúp xác định một số tác động của khung chính sách từ Trung ương đến địa phương đến tiến độ thực hiện Phương án QLRBV và những khó khăn, thách thức trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển RPH.

Trang 4


Hội thảo “Chính sách Đầu tư và Quản lý bền vững cho hệ thống Rừng Phòng hộ Việt Nam”

Hội thảo tập hợp từ các kết quả nghiên cứu độc lập của CORENARM & PanNature nhằm tìm ra động lực và cơ chế phù hợp để giúp các đơn vị chủ rừng nhà nước quản lý hiệu quả diện tích rừng tự nhiên hiện có.

Toàn cảnh hội thảo được tổ chức tại Nhà khách Quốc hội, Hà Nội. Hội thảo được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên (CORENARM) và Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature). Trang 5


Không gian mở - trao đổi sôi nổi giữa các đơn vị tham gia hội thảo. Hội thảo có sự tham gia của các cơ quan trung ương gồm Vụ Quản lý Rừng Đặc dụng – Phòng hộ (VQLRĐDPH), Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam và các Ban Quản lý rừng Phòng hộ, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các tỉnh Bắc Trung Bộ và Tây nguyên, cùng các đơn vị nghiên cứu và báo chí. Hội thảo tạo diễn đàn để các đại biểu chia sẻ về thực trạng, khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững hệ thống RPH của Việt Nam. Đồng thời chia sẻ những sáng kiến mới trong quản lý, phát triển bền vững; đề xuất, kiến nghị chính sách, thực thi QLRBV và định hướng đầu tư cho hệ thống RPH. Báo cáo kết quả hội thảo được chia sẻ cho VQLRĐDPH nhằm hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách lâm nghiệp cấp tỉnh và cấp quốc gia trong thời gian tới. Trang 6


Lớp tập huấn có sự tham gia của các cán bộ thuộc BQL KBT Sao La Quảng Nam, BQL KBT Sao La Thừa Thiên Huế, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền, Vườn Quốc gia Bạch Mã và đại diện Ban Quản lý Rừng Cộng đồng xã A Roàng, huyện A Lưới. Mục tiêu khóa tập huấn nhằm cung cấp kỹ năng nhận diện các loài thực vật có giá trị và kỹ năng ứng dụng phần mềm cho hoạt động giám sát của các chủ rừng có diện tích rừng quản lý nằm trong lưu vực Chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Chẹo Trang 7

Trâm vỏ đỏ


Cộng đồng trong buổi tập huấn “Nhận diện các loài cây bản địa” và “Ứng dụng Mapeo trong tuần tra và Bảo vệ Rừng Cộng đồng“ tại thôn A Tia 1, xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

CORENARM cũng đã trao tặng một số bản sách “Hướng dẫn nhận dạng cây rừng” do CORENARM biên soạn đến các đơn vị tham gia lớp tập huấn; đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu, nhận dạng cây rừng của các cán bộ quản lý và bảo vệ rừng tại các đơn vị.

Trang 8




Hỗ trợ cộng đồng thôn xây dựng thí điểm Quy chế Quản lý Rừng Cộng đồng Để hỗ trợ triển khai Quy chế Quản lý Rừng Cộng đồng theo Quyết định số 62/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. CORENARM phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện A Lưới hỗ trợ cộng đồng hai thôn Căn Tôm và A Tia 1 xây dựng Kế hoạch, Phương án, Quy ước Quản lý Rừng Cộng đồng.

Tiến trình xây đựng phương án Lập kế hoạch

Trao đổi với Hạt kiểm lâm, UBND xã về mục tiêu cách làm, chọn thôn.

Rà soát Thu thập

Giải thích mục đích, phổ biến QĐ62 Rà soát thông tin, phát thảo sơ đồ QLR theo thông tin rà soát.

Dự thảo

Phương án QLRCD (5 năm) Kế hoạch QLRCD (hàng năm) Quy ước QLRCD

Tham vấn Hiệu chỉnh

Chủ chốt BQLRCD thôn, nhóm, tổ bảo vệ Chuyên gia, cán bộ kỹ thuật chuyên môn Hiệu chỉnh, bổ sung thông tin

Họp thông qua

Trình bày 03 dự thảo Lấy ý kiến đóng góp Cơ chế phối hợp thực hiện

Phê duyệt

Trang 11

Các bên liên quan trình quy ước lên huyện Xã thông qua Phương án và Kế hoạch QLRCD


Ngày 07/10/2019 tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 62/2019/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý Rừng Cộng đồng. Quyết định này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Rừng Cộng đồng trên địa bàn tỉnh, thông qua việc hướng dẫn người dân thực hiện các chính sách lâm nghiệp lồng ghép với kiến thức bản địa truyền thống. Đến nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 31.626,8 ha rừng tự nhiên được giao cho 88 cộng đồng, 225 nhóm hộ 157 hộ gia đình quản lý và 02 Đồn biên phòng quản lý một số diện tích rừng nằm xa khu dân cư, sát biên giới Việt – Lào (QDD430/QD-UBND)

Cộng đồng thôn A Tia 1 thảo luận về các mô hình trồng làm giàu rừng tương ứng với các vị trí phù hợp do cộng đồng quản lý.

Trang 12


Làm việc nhóm trao đổi, thúc đẩy lấy ý kiến cộng đồng

Thông qua Quy chế Quản lý Rừng Cộng đồng gắn với Phương án Quản lý Rừng bền vững. Từ tháng 6 đến tháng 9/2020, CORENARM kết hợp Hạt kiểm lâm huyện A Lưới tổ chức nhiều cuộc họp lấy ý kiến của cộng đồng hai thôn Căn Tôm và A Tia 1 về các kết quả khảo sát hiện trạng, xây dựng kế hoạch quản lý, phương án QLRBV và thảo luận về quy ước đã được tổ chức. Đến cuối tháng 9/2020, Phương án QLRBV giai đoạn 2021-2025 kèm theo Kế hoạch Quản lý, Bảo vệ và Phát triển Rừng năm 2021; Quy ước Quản lý, Bảo vệ và Phát triển Rừng Cộng đồng đã được hai thôn thông qua. Quy chế Quản lý Rừng Cộng đồng được các bên liên quan hỗ trợ xây dựng và thông qua đã góp phần giúp cụ thể hoá các quy định cụ thể, và nâng cao hiệu quả quản lý các diện tích rừng tự nhiên được giao cho cộng đồng. Trang 13


Núi Rừng A Lưới, địa bàn hoạt động chính của dự án FTViet.

Thông qua việc xây dựng thí điểm phương án QLRCĐ ở hai thôn này, CORENARM đã đưa ra một số phát hiện cùng các kiến nghị và trao đổi các bên liên quan nhằm bổ sung, điều chỉnh giúp việc triển khai Quy chế Quản lý Rừng Cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đạt hiệu quả như mong đợi. Quy ước Quản lý Rừng Cộng đồng của hai thôn được UBND Huyện A Lưới công nhận (11/2020). Văn bản này góp phần đảm bảo các nội dung quy định tại quy chế được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhằm quản lý hiệu quả rừng tự nhiên được nhà nước giao cho cộng đồng, hướng đến mục tiêu xã hội hóa ngành lâm nghiệp, thúc đẩy việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng trên địa bàn huyện. Trang 14


Rù rì ven suối

Tập huấn Nhận dạng các loài bản địa và ứng dụng Mapeo trong Tuần tra và Bảo vệ Rừng Cộng đồng Sau khi hỗ trợ cộng đồng ở 02 thôn Căn Tôm và A Tia 1 xây dựng và ban hành Quy chế Quản lý Rừng Cộng đồng, trung tâm CORENARM tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý rừng cho cộng đồng thông qua các hoạt động tiếp theo Tháng 12/2020, CORENARM tiếp tục hỗ trợ cộng đồng ở 2 thôn này một số điện thoại thông minh và thực hiện các lớp tập huấn về “Nhận dạng các loài cây bản địa” và “ứng dụng Mapeo trong Tuần tra và Bảo vệ Rừng Cộng đồng”. Lớp tập huấn được kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trên thực địa nhằm giúp người dân nhận diện cây rừng và sử dụng ứng dụng Mapeo hiệu quả trong quản lý rừng cộng đồng. Trang 15


Chẹo

Cộng đồng trong buổi tập huấn “ Nhân dạng các loài cây bản địa” và “ứng dụng Mapeo trong tuần tra và bảo vệ rừng cộng đồng” Mapeo là kênh thông tin để kiểm lâm địa bàn và UBND xã có thể sử dụng để quản lý, theo dõi hoạt động của cộng đồng một cách trực quan và khách quan cũng như có những can thiệp kịp thời đối với các vi phạm được ghi nhận.

Trang 16


Sơ đồ quy hoạch Quản lý Rừng Cộng đồng thôn Căn Tôm, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới (Đính kèm theo phương án QLRBV).

Trang 17


Sơ đồ quy hoạch Quản lý Rừng Cộng đồng thôn A Tia 1, xã Hồng Kim, huyện A Lưới (Đính kèm theo phương án QLRBV). Trang 18


Consultative and Research Center on Natural Resources Management Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên Địa chỉ: 29/9 Lê Quý Đôn, phường Phú Hội, thành phố Huế Website: www.corenarm.org.vn - Email: corenarm@gmail.com - Tel: 0234 3686668


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.