Nam duoc tri nam nhan

Page 1

2


3


Râu Hùm Atiso Đỏ

Dâu Tằm

Huyết Dụ

Hướng Dương Diếp Cá

Diếp Cá Gừng

Kim Ngân

Rau Dền

Đậu Rồng

4

Cà Gai


Lá Láng

Ích Mẫu

Tía Tô Rau Má

Thù Lù

Kim Ngân Mười Giờ

Năng

Lá Láng

Lục Bình

Lạc Tiên

Ngô Đồng Sen Ngãi Cứu

5


6


Lời Nói Đầu

Xin chào Các bạn đang cầm trên tay quyển sách Nam Dược Trị Nam Nhân, ít nhiều bạn cũng đã hình dung ra nội dung bên trong quyển sách nhỏ bé này, có người từng nói với tôi “Nếu không có những người ghi chép hiện tại thì sao có những điều hay ho để người đi sau nắm bắt”. Khi đó tôi mới thấy công việc ghi chép này tuy hơi vất vả nhưng chỉ mong sao công dụng của nó thật sự có ích, ít nhất là với những người quan tâm đến sức khỏe và những người quan tâm đến y học nước nhà. Tôi viết quyển sách trên tâm thế người đã từng bệnh, đang bệnh và tôi nghĩ ai cũng có thể bệnh, không nặng cũng nhẹ. Nhưng để chữa bệnh theo phương thức Đông y là vấn đề rất lâu dài và cần có thời gian. Tôi viết lên đây không khuyên các bạn hãy theo Đông y mà bõ những phương thức trị liệu khác, mà chỉ là lời nhắn nhủ rằng những laoi5 cây mà bạn đi ngang hằng ngày nếu bạn có để ý, thì một ngày nào đó nó sẽ là thứ thuốc cứu sống bạn. Quyển sách này được ra đời với mong muốn ghi chép lại những bài thuốc Nam mà ông cha ta đã đúc kết được. Quyển sách dành cho những ai yêu quý nền y học Việt Nam và có thể sử dụng để tra cứu cũng như góp phần giúp ích cho sức khẻo. Sách lưu trữ những bài thuốc đơn giản dể tìm, dể trồng trong thiên nhiên cùng cách sử dụng và nói lên được những công dụng tuyệt vời của nó. Qua đó giúp mọi người hiểu thêm về nền y học đã có từ lâu đời của Việt Nam và được ông cha ta truyền miệng lại bao năm nay nhưng lại không được sử sách hay tuyển tập ghi chép rõ ràng công dụng cũng như cách trồng và tìm ra được những loại thảo dược đó Dành cho những người yêu trân bản thân mình

7


Mục Lục I. Sơ Lược Về Đông Y

10

II. Nam Dược 13 1- Nam Dược Là Gì 2- Nguồn Gốc Phát Hiện Thuốc 3- Tên Các Vị Thuốc 4- Tên Bài Thuốc 5- Vận Dụng Thuyết Ngũ Hành

13 14 14 15 15

III. Nam Dược Trị Nam Nhân

17

V. Hiểu Về Cây Thuốc Nam

19

1- Cấu Trúc Cây Thuốc Nam

20

Thân Cây Hoa Lá Cây Rễ Cây

20 20 21 21

2- Các Cây Thuốc Nam Thường Gặp

22

Cây Atiso Cây Vòi Voi Cây Khổ Qua Cây Sơn Chi Tử Cây Kế Sữa Cây Húng Quế

24 26 28 30 32 34

8


Cây Cúc Bách Nhật Cây Đậu Biếc Cây Cam Thảo Nam Cây Cam Thảo Bác Cây Bạch Đồng Nữ Cây Xích Đồng Nam Cây Mộc Hương Nam Cây Nữ Lang Cây Râu Mèo Cây Sông Chua Cây Điều Cây Hoa Hồi Cây Quế Cây Dâm Dương Hoắc Hoa Thủy Tiên Cây Hoàng Cầm Râu Cây Mào Gà Cây Sói Rừng Cây Cỏ Mực Cây Lá Hen Cây Thường Sơn

36 38 40 42 44 46 48 50 52 54 56 58 60 62 64 66 68 70 72 74 76

V. Cách Bào Chế Thuốc

79

1- Bào Chế Dùng Lửa 2- Bào Chế Dùng Nước 3- Bào Chế Dùng Lửa Và Nước 4- Làm Viên Tròn

9

80 80 81 81


I. Sơ Lược Về Đông Y Thuốc Nam và thuốc Bắc vẫn được gọi bởi cái tên chung là thuốc Đông y là một trong hai phương pháp (bên cạnh tây y) điều trị tất cả những bệnh lý nói chung.

T

huốc Nam và thuốc Bắc vẫn được gọi bởi cái tên chung là thuốc Đông y là một trong hai phương pháp (bên cạnh tây y) điều trị tất cả những bệnh lý

Đông y: Nghĩa là thuốc do người phương Đông bào chế (Đông ở đây là Đông á mà chủ yếu là nước Trung Hoa). Thuốc Bắc: là cách gọi từ xưa của người dân Việt Nam ta đối với các loại thuốc sử dụng trong đông y của Trung Quốc. Gọi là thuốc Bắc để phân biệt với các loại cây thuốc trồng trong nước ( thuốc Nam) theo y học cổ truyền Việt Nam.Thuốc Nam: là thưốc bào chế theo kiểu người phương Nam (đa số là cây ,cỏ xắt nhỏ và nấu thành nước cô đặc để uống ). Tóm lại, Đông y là cách nói chung cho 2 loại thuốc Bắc và thuốc Nam. Khi có bệnh phải dùng đến thuốc thì không nhất thiết cứ phải là thuốc Bắc. Thuốc Bắc đắt (gấp nhiều lần so với thuốc Nam) mà nhiều khi chưa chắc là thuốc Bắc thật sự vì một số người đã lợi dụng tâm lý của người bệnh nên “biến” thuốc Nam thành thuốc Bắc. Người bệnh uống thuốc Nam lại phải trả tiền thuốc Bắc. Thuốc hay (tức là chữa được bệnh), hoặc không hay (tức là không chữa được bệnh) là tùy thuộc vào trình độ, khả năng, kinh nghiệm của thầy thuốc và chất lượng của thuốc. Nhiều khi chỉ cần sử dụng mấy thứ cây cỏ xung quanh nhà hoặc mua một số vị thuốc Nam, không đáng bao nhiêu tiền nhưng lại chữa được bệnh Có người gọi thuốc nam là thuốc sản xuất ở trong nước. Sự thực, ta cũng lại chia thuốc sản xuất ở trong nước ra hai loại thuốc tây bào chế ở Việt Nam và thuốc nam thực sự. Thuốc nam, theo định nghĩa ở trên, được nhân dân một số nơi ở Việt Nam là “thuốc vườn” vì có thể kiếm quanh vườn

10


1. Nhưng vì những kinh nghiệm đó thường chỉ được truyền miệng từ người này qua người khác, qua mỗi người lại thay đổi một tí, có khi bị che dấu, xuyên tạc do người có kinh nghiệm muốn giữ độc quyền, cho nên trong công tác điều tra sưu tầm bài thuốc cũng như khi áp dụng những kinh nghiệm nhân dân, vấn dề quan trọng là phải biết phân biệt kinh nghiệm thực sự và kinh nghiệm đã bị xuyên tạc, thần bí hóa. Trong bộ sách này, chúng tôi chỉ giới thiệu những vị thuốc phát hiện trong nhân dân mà chúng tôi đã có dịp kiểm tra lại về mặt thực giả, tốt xấu, bản thân có dịp sử dụng hay chứng kiến sử dụng. Chúng tôi đã tham khảo đối chiếu năm qua các tài liệu cổ, tài liệu mới ở trong và ngoài nước. 2. Một đặc điểm nữa của thuốc nam hiện nay là tên gọi vị thuốc chưa thống nhất; cùng một cây có khi mỗi nơi gọi một khác (sài đất tại một vài đ ị a phương tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ gọi là hùng trầm), hoặc nhiều cây khác hẳn nhau lại cùng mang một tên (như bồ công anh, nhân trần, cam thảo). Cho nên khi sử dụng cần chú ý phân biệt, nếu không, kết quả điều trị không thống nhất sẽ ảnh hưởng tới sự tin tưởng vào thuốc nam. Sự thiếu thống nhất này làm công tác điều trị và nghiên cứu của chúng ta thêm phức tạp, nhưng trái lại, nếu biết vận dụng, lại làm công tác điều trị và nghiên cứu thêm phong phú, độc đáo. Trong khi giới thiệu vị thuốc, hình vẽ, phần mô tả cây và những cây trồng ở vườn thuốc địa phương. 3. Biết đúng cây thuốc rồi, nhưng còn cần thu hái đúng mùa, đúng lúc cây thuốc, vị thuốc có chưa nhiều hoạt chất nhất (ví dụ: ổi xanh ăn chát, ổi chín ăn thơm và ngọt); dùng đúng bộ phận cây để làm thuốc (đầu thầu dầu uống vào có tác dụng tẩy, nhưng ăn hạt thầu dầu thì có thể gây ngộ độc chết người)

11

(ví dụ: hạt thảo quyết minh dùng sống thì gây tẩy hay nhuận tràng, sao vàng hay sao đen thì không còn thấy tác dụng tẩy nữa). Có như vậy mới bảo đảm hiệu lực thực tế. Ngay cả việc sử dụng thuốc tươi hay thuốc khô nhiều khì cũng đưa lại những kết quả khác hẳn nhau (ví dụ ta có thể ăn chuối khô, nhãn khô, vải khô, nhưng không ai ăn mía phơi khô) vì trong quá trình phơi hay sấy khô có thể có một số hoạt chất bị phá hủy. 4. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu lâu dài hiệu lực đồng đều, song song với việc khai thác cây thuốc mọc hoang, cần tiến hành nghiên cứu trồng nuôi cây, con làm thuốc. Trong thực tế công tác, chúng ta sẽ thấy nhiều vấn đề tưởng như dễ nhưng rất khó ( ví dụ tại Hà Nội, nhiều người trồng cây sử quân tử, tuy ra rất nhiều hoa nhưng không kết quả) và ngược lại có nhiều vấn đề thoạt nhìn tưởng khó nhưng làm lại dễ. 5. Đối với tác dụng thuốc nam, bên cạnh một số tên bện và triệu chứng bệnh có sự phù hợp giữa tây y và đông y, chúng ta còn chưa hài lòng về một số khá nhiều những danh từ bệnh khá mơ hồ như đau bụng, ho, hậu sản cam, v.v… Kinh nghiệm bản thân tôi, là những tính chất và tác dụng đó tuy viết theo những danh từ cổ, nhưng cũng giúp ta một ý niệm quan trọng về những chỉ định của người xưa để có thể rút kinh nghiệm vận dụng trong điều kiện hiện nay. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng có nhiều tài liệu và dẫn chứng Việt Nam, nhưng chúng tôi vẫn tiếc rằng còn quá ít, vì phần lớn những kinh nghiệm dùng thuốc nam chưa được chính thức. Chúng tôi hi vọng rằng với chủ trương đẩy mạnh sử dụng thuốc nam có theo dõi, tổng kết, tập tài liệu này sẽ có ngày được bổ sung thêm nhiều những dẫn chứng và số liệu Việt


12


II. Nam Dược

T

1- Nam Dược Là Gì

huốc Nam là những bài thuốc trải qua việc sử dụng thực tế trong dân gian rồi đúc rút lại kinh nghiệm và được truyền miệng cho nhau từ người này sang người khác hoặc từ đời này sang đời khác mà không có một bài thuốc ghi chép rõ ràng. Y học Cổ truyền Việt Nam còn gọi là thuốc Nam hay thuốc ta là một ngành y học thuộc Đông y với nguồn gốc xuất phát từ Việt Nam thay vì từ Trung Hoa. Một đặc tính của thuốc Nam là nguyên liệu dùng những loại thảo mộc bản địa chứ không phải những dược chất xa lạ. Ngoài ra cách chế biến cũng chuộng cách dùng nguyên liệu ở dạng tươi hoặc sấy khô chứ không nấu ra thành cao hoặc bào chế cầu kỳ. Những rau trái quen thuộc trong ngành ẩm thực như rau răm, kinh giới, cải cúc, rau muống đều được dùng như một vị thuốc. Một số loài hoa như ngọc lan, nhài, hoa hồng, mào gà cũng được xem là vị thuốc để chữa bệnh. Họa hoằn mới thấy có bài thuốc dùng động vật nhưng con nhộng. Ngoài những toa thuốc uống vào trong người, có loại dùng xoa đắp ngoài da hoặc xông hơi. Cách đo lường lượng thuốc so với thuốc Bắc cũng tương đối di dịch chứ không chính xác mấy. Thay vì cân đong thành từng chỉ, từng lạng thì đơn thuốc dùng muỗng, dùng chén

13


2- Nguồn gốc phát hiện ra thuốc

V

3- Tên các vị thuốc

iệc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có từ lâu đời. Từ thời nguyên thủy, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc đi tiêu lỏng, hoặc hôn mê có khi chết người, do đó dần dần có nhận thức phân biệt được vị nào ăn được, vị nào có độc. Kinh nghiệm dần dần tích lũy , không những giúp cho loài người biết lợi dụng tính chất cây cỏ để làm thức ăn mà còn biết dùng làm thuốc chữa bệnh, hay dùng những vị có chất độc để chế tên thuốc độc dùng trong săn bắn hay trong lúc tự bảo vệ chống ngoại xâm. Lịch sử nước ta cho biết ngay từ khi lập nước nhân dân ta đã biết chế và sử dụng tên độc làm cho bọn xâm lăng khiếp sợ. Như vậy việc phát minh ra thuốc đã có từ thượng cổ, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, tìm tòi thức ăn mà có được. Nguồn gốc tìm ra thức ăn, thuốc và cây có chất độc chỉ là một. Về sau dần dần mới biết tổng kết và đặt ra lý luận. Hiện nay, đi sâu vào tìm hiểu những kinh nghiệm chữa bệnh trong nhân dân Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt hai loại người làm thuốc. Một loại chỉ có kinh nghiệm chữa bệnh, không biết hay ít biết lý luận, kinh nghiệm cứ cha truyền con nối mà tồn tại, mà phát huy, loại người này chiếm chủ yếu tại các vùng dân tộc ít người. Loại người thứ hai biết dùng thuốc nhưng thêm phần lý luận, loại này chiếm chủ yếu ở thành thị và những người có cơ sở lý luận cho rằng vua Thần Nông (1) là người phát minh ra thuốc. Theo truyền thuyết, một ngày vua Thần Nông nếm 100 cây cỏ để tìm thuốc, có khi một ngày ngộ độc tới 70 lần, rồi soạn ra sách thuốc đầu tiên gọi là “ Thần Nông bản thảo”. Trong bộ này có ghi chép tất cả 365 vị thuốc và là một bộ sách thuốc cổ nhất của đông y (chừng 4000 năm nay). Nhưng theo các nhà nghiên cứu khoa học hiện nay, vua Thần Nông nói ở đây không phải là một người, mà là kinh nghiệm của nhiều người tích lũy lại, ghi chéo thành sách, rồi để truyền bá dễ gây tin tưởng, tác giả bộ sách đã đặt ra truyền thuyết về vua Thần Nông nếm cỏ cây tìm thuốc, thời gian viết cũng không phải xa như vậy, chỉ vào khoảng thế kỷ thứ hai. Qua thực tiễn, chúng ta thấy không thể có một người nào đúc kết được tất cả những kinh nghiệm dúng thuốc mà chỉ sưu tầm, ghi chép lại cho có hệ thống mà thôi

V

14

iệc đặt tên các vị thuốc và đơn thuốc trong đông y dựa trên một số nguyên tắc sau đây: 1. Căn cứ vào tình chất của vị thuốc mà đặt tên Ví dụ: Vị phòng phong do hai chữ phòng là phòng ngự, phong là gió, đau các khớp xương, nhức đầu, chóng mặt v.v… Ích mẫu: Vị thuốc có ích cho người mẹ, phụ nữ khi sinh nở. 2. Căn cứ vào khí vị mà đặt tên Đinh hương: Vị thuốc giống cái đinh mà lại có mùi thơm. Hồi hương: Vị thuốc có mùi thơm như hồi. Cam thảo: Cam là nọt, thảo là cỏ, vì vị thuốc có vị ngọt. 3. Căn cứ vào hình dạng mà đặt tên Cẩu tích: Do chữ cẩu là chó, tích là lưng, vì vị thuốc trông giống lưng con chó. Ngưu tất: Ngưu là trâu, tất là đầu gối, vì thân có đốt phình ra giống đầu gối con trâu. 4. Căn cứ vào màu sắc mà đặt tên Hoàng liên: Hoàng là vàng, liên là liên tiếp, vì vị thuốc có màu vàng, rễ mọc liên tiếp. Thanh đại: Thanh là xanh, đại là sắc lông mày; ngày xưa có tục cạo lông mày, vẽ thuốc này vào. 5. Căn cứ vào cách sống của cây mà đặt tên Nhẫn đông (tên khác của vị kim ngân) vì cây này chịu đựng được mùa đông mà không khô héo (nhẫn là chịu đựng). Tang ký sinh: Tang là cây dâu tăm, ký sinh là sống nhờ, vì cây này sống nhờ trên cây dâu tằm. 6. Căn cứ vào bộ phận dùng mà đặt tên Nguyên tắc này hay áp dụng, vì thường người ta chỉ hay dùng một bộ phận của cây hay con vật. Tang diệp: Tang là cây dâu tằm; diệp là lá, thuốc là lá dâu. Quế chi: Cành cây quế (chi là cành). Tô tử: Tử là hạt, tô là tía tô, vị thuốc là hạt cây tía tô. 7. Căn cứ vào tên người dùng vị thuốc đầu tiên Đỗ trọng: Người đầu tiên dùng vị này tên là Trọng họ Đỗ. 8. Căn cứ vào tên ngoại quốc phiên âm ra Actisô phiên âm tiếng Pháp: Artichaut. Man – đà – la – hoa (một tên khác của vị cà độc dược) phiên âm tiếng Ấn Độ có nghĩa là cây có màu sặc sỡ. 9. Theo nơi sản xuất mà đặt tên Ba đậu: Hạt như hạt đậu sản xuất đất Ba Thục


4- Tên bài thuốc

3- Vận dụng thuyết Âm Dương Ngũ Hành

ên bài thuốc cũng dựa vào một số nguyên tắc chung: 1. Có khi căn cứ vào vị thuốc chính kèm theo tác dụng chủ yểu có kèm theo cả dạng thuốc Ví dụ: Hà sa đại tạo hoàng là bài thuốc có vị hà sa (nhau thai nhi) có tác dụng thay tạo hóa đem sức khỏa cho con người. Hoắc hương chính khí trong bài thuốc đó có vị hoắc hương. 2. Căn cứ vào thành phần của đơn thuốc Ví dụ: lục nhất tấn đơn thuốc gồm 6 phần hoạt thạch, 1phần cam thảo (lục là 6, nhất là 1) Thập toàn đại bổ gồm 10 vị thuốc bổ phối hợp với nhau.

1. Phòng bệnh. Muốn đề phòng bệnh tật giữ gìn sức khỏe, phải nắm vững quy luật biến hóa của giới tự nhiên và ứng với sự biến hóa đó, cần giữ gìn nhịp điệu thăng bằng giữa con người và ngoại cảnh. Mùa xuân, mùa hạ thì dưỡng dương khí, mùa thu, mùa đông thì dưỡng âm khí. 2. Chẩn đoán và điều trị. Khi chẩn đoán nhìn thấy (vọng) bệnh nhân đỏ mặt, tươi sáng, mắt sáng ngời, da hồng thuận, thì phần nhiều bệnh thuộc chứng dương; nếu sắc mặt nhợt nhạt, sám tối, có khi xanh bầm hoặc vàng đen, mắt lờ đờ, cử động chậm chạp thì thuộc chứng âm. Khi nghe (văn) bệnh nhân nói hay thở, thấy hơi thở, tiếng nói nhỏ yếu thì thuộc bệnh âm. Nhưng cũng có khi bệnh như nhiệt mà cho uống thuốc hàn vào thấy nóng tăng lên, thì phải thấy loại nóng này là do âm hư, phải chữa bằng cách bổ âm; nếu bệnh nhân như hàn mà chữa thuốc nóng vào thấy rét thêm, loại rét này phải nghĩ đến do dương hư, nên chữa bằng thuốc trợ dương. Trong cơ thể người ta chia làm lục phù, ngũ tạng thì lục phủ là đởm, vị ,đại, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu thuộc dương; ngũ tạng là tâm, can, tì, phế, thận thuộc âm. 3. Dùng thuốc. Thuốc đông y đại khái chia thành 4 khí 5 vị và thăng giáng, phù trầm. 4. Khí là: lạnh và mát thuộc âm, ấm và nóng thuộc dương. 5. Vì thì: cay và ngọt phát tán là dương. chua và đắng làm chi đi ngoài, nôn mửa là âm, mặn là âm. Nhạt làm cho tiêu thấp, lợi tiểu là dương. Trong khí vị lại chia ra hậu (đậm đà, nồng nặc), bạc là nhạt nhẽo, nhẹ nhàng thì thuộc hậu âm, nhưng khí hậu lại thuộc dương, vị bạc thuộc âm ở trong dương. Nói về thăng giáng phù trầm thì: Thăng và phù (đi lên, nổi) thuộc dương. Trầm và giáng (chìm và đi xuống) thuộc âm. I. Thuyết ngũ hành Thuyết ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong thuyết âm dương, nhưng bổ sung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn. Ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ

T

Phân loại thuốc trong đông y

Việc phâ loại thuốc theo đông y thay đổi tùy theo từng thời kỳ và tùy theo sự hiểu biết của người ta về vị thuốc. Từ xưa đến nay đã có những lối phân loại chủ yếu sau đây: 1. Trong bộ Thần Nông bản thảo (1 bộ sách thuốc cổ nhất của đông y) người ta ghi chép tất cả 365 vị thuốc chia làm 3 loại: Thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm. Thuốc thượng phẩm gồm các vị thuốc có tác dụng mà lại không độc. 2. Về sau trong bộ Lôi Công dược đối, người ta lại chia thuốc ra làm 10 loại: Tuyên (giải rộng ra), thông, bổ, tiết, khinh, trọng, sáp, hoạt, táo, thấp. Về sau có người gọi lối phân loại đó là thập tễ. Dù sao lỗi phân loại này cũng giống như trong Thần Nông bản thảo, chia thuốc theo tính chất chữa bênh. 3. Đến đời nhà Minh, (Trung Quốc) Lý Thời Trân trong bộ sách của ông là Bản thảo cương mục, đã chia thuốc làm 16 bộ là: Thủy (thuốc lòng như nước), hỏa (lửa), thổ (thuốc thuộc về đất), kim (kim loại), mộc (cây), thạch (đá), thảo (cỏ), cốc (ngũ cốc), thái (rau), quả, phục khí (gấm vải, bông, áo của người có bệnh), trùng (sâu bọ), lân (thuốc lấy ở giống vật có vẩy), giới (động vật có vỏ như con trai, con cua), cầm (chim), thú (giống vật), nhân (người). 4. Trong các tập bản thảo, người ta còn giới thiệu tính chất thuốc theo hàn, nhiệt, (thuốc nóng, thuốc lạnh), hay thuốc vào kinh lạc này hay kinh lạc khác. Muốn hiểu cách phân loại này cần hiểu qua cơ sở lý luận âm dương ngũ hành của đông y.

15


16


III. Nam Dược Trị Nam Nhân

T

ừ xa xưa người Việt ta đã biết ứng dụng cây cỏ, thảo dược vào trong đời sống giúp ích cho sức khỏe. Qua bài thơ sử dụng tên của những phương thuốc phổ biến trong Nam y của Hồ Xuân Hương. Vậy Nam Dược Việt là do ai sáng tạo và đặt nền móng đầu tiên cho nó?

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 - 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tuệ Tĩnh vốn có nguyên danh là Nguyễn Bá Tĩnh ), quán tại hương Xưa, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Năm 55 tuổi (1385), với trí tuệ uyên bác trong ngành y thuật của mình, Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn làm thuốc, nổi tiếng, được vua Minh phong là Đại y Thiền sư, ông qua đời tại Giang Nam, Trung Quốc nhưng không rõ năm nào. Tuệ tĩnh xót thương cho số phận của mình và luôn đau đáu nỗi niềm một ngày được quay lại quê hương, thoát khỏi cảnh đất khách quê người thể hiện qua việc ông đã khóc trong lễ nhậm chức của mình tại triều đình nhà Minh và cho tới ngày nay, trên bia mộ của ông vẫn còn dòng chữ “Ai về nước Nam cho tôi về với”. Những năm ở trong nước, Tuệ Tĩnh đã chăm chú nghề thuốc: trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian, huấn luyện y học cho các tăng đồ. Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh có Công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế Việt Nam. Câu nói của ông: “NAM DƯỢC TRỊ NAM NHÂN” thể hiện quan điểm đầy biện chứng về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống xung quanh. Tức cây cỏ mọc ở xứ sở nào, địa phương nào thì phù hợp với con người (kể cả động vật) ở xứ sở đó

17


18


IV. Hiểu về cây thuốc nam

1- Cấu Trúc Cây Thuốc Nam 2- Công Dụng Cây Thuốc Nam

19


1- Cấu Trúc Cây Thuốc Nam

Thân Cây

Thân cây là một bộ phận trên cơ thể thực vật bậc cao. Thân cây chuyển tiếp giữa gốc rễ với cành lá. Thân cây thường làm chức năng dẫn truyền nước,muối khoáng và các chất hữu cơ đi nuôi cây trên cơ thể thực vật, thân cây có thể đảm nhiệm chức năng nâng đỡ cây và dự trữ chất dinh dưỡng. Do đó thân cây chứa một lượng rất lớn những dưỡng chất cũng như là các thành phần thiết yếu nuôi sống cả cây. Thân cây tùy theo loại mà hấp thu các chất khác nhau để cây phát triển, nên tùy theo loai6 cây má có các tính năng khác nhau cũng như cách sử dụng khác nhau. Như cây có thể ăn sống nhưng cũng có loại phải chế biến thì nhiệt độ tác đông mới chuyển hóa được chất trong cây, cũng có loại phải phơi khô rồi sắc nước uống hay thoa, lám cao.

Hoa

Hoa hay bông là một chồi rút ngắn mang những lá biến thái làm chức năng sinh sản. Là bộ phận chứa cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa. Về mặt cấu trúc thực vật học, hoa là một dạng cành đặc biệt. Hoa có thể tạo điều kiện thụ phấn chéo (kết hợp của phấn hoa và nhụy từ các cây hoa khác nhau) hoặc cho phép tự lai ghép (kết hợp của phấn hoa và nhụy từ cùng một hoa). Hoa tạo ra quả và hạt. Nhiều hoa đã tiến hóa để hấp dẫn đối với động vật, nhằm mục đích nhờ động vật giúp đỡ việc chuyển giao phấn. Cấu tạo đầy đủ lý tưởng của hoa bao gồm: cuống hoa, lá bắc, đài hoa (lá đài), tràng hoa (cánh hoa), bộ nhị, bộ nhụy. Ngoài chức năng chứa cơ quan sinh sản của thực vật có hoa, hoa còn được con người trồng và khai thác nhằm mục đích trang trí, làm đẹp và thậm chí là nguồn cung cấp thức ăn, dược liệu.

20


Lá Cây

Lá hay lá cây là một cơ quan của thực vật có mạch và là phần phụ thuộc ở bên chính của thân cây. Lá và thân cây hợp lại tạo nên chồi cây. Foliage là một danh từ không đếm được đề cập chung đến lá. Lá thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra lá cây còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật. Theo cấu tạo và hình dáng cũng như đặc điểm tiến hóa của thực vật. lá cây thường được chi thành các nhóm: lá kim, lá rộng (lá phiến), lá vảy. Thực vật bậc cao trên Trái Đất chiếm đa số là các nhóm lá rộng và lá kim.

Rễ Cây

Rễ cây là một cơ quan sinh dưỡng của thực vật, thực hiện các chức năng chính như bám cây vào lòng đất, rễ cây hút nước và các chất khoáng, hô hấp. Ngoài ra rễ cây còn là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng, là cơ quan sinh sản sinh dưỡng của thực vật. Ở thực vật có mạch, rễ là một cơ quan của thực vật thông thường nằm dưới mặt đất (khi so sánh với thân). Tuy nhiên, nó vẫn có ngoại lệ, chẳng hạn ở một số loài có rễ khí (nghĩa là nó mọc trên mặt đất) hoặc thông khí (nghĩa là mọc trên mặt đất hoặc trên mặt nước). Rễ cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp, một dạng hoóc môn tăng trưởng của thực vật, một trong các nhu cầu để phát triển các chồi và cành cây. Ngoài chức năng chính là bám giữ và hút dinh dưỡng, đối với nhiều loài thực vật phát triển rễ thêm những chức năng riêng để thích nghi với điều kiện sinh thái.

21


2- Công Dụng Cây Thuốc Nam Sau đây là một số loại cây thuốc nam mà ta có thể trồng được cũng như là tiềm thấy trong tụ nhiên. Cùng tiền hiểu và khám phá công dụng, cũng như cách sử dụng tuyệt vời của các loại thảo dược sau đây cùng “ Nam Dược Trị Nam Nhân”

22


Cây Atiso Cây Vòi Voi Cây Khổ Qua Cây Sơn Chi Tử Cây Kế Sữa Cây Húng Quế Cây Cúc Bách Nhật Cây Đậu Biếc Cây Cam Thảo Nam Cây Cam Thảo Bác Cây Bạch Đồng Nữ Cây Xích Đồng Nam Cây Mộc Hương Nam Cây Nữ Lang Cây Râu Mèo Cây Sông Chua Cây Điều Cây Hoa Hồi Cây Quế Cây Dâm Dương Hoắc Hoa Thủy Tiên Cây Hoàng Cầm Râu Cây Mào Gà Cây Sói Rừng Cây Cỏ Mực Cây Lá Hen Cây Thường Sơn

23

24 26 28 30 32 34 36 38 40 42 44 46 48 50 52 54 56 58 60 62 64 66 68 70 72 74 76


Cây Atiso

Atisô còn có tác dụng trong việc bảo vệ sức khoẻ, giải nhiệt cho cơ thể và đặc biệt là loại cây này còn giúp chúng ta chống, ngăn ngừa một số bệnh như ung thư, phục hồi chức năng gan…

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Theo đông y, lá cây Atisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, Atisô còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương. Người ta còn dùng thân và rễ Atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá.

2 2- Atisô có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò). Atisô còn có tác dụng trong việc bảo vệ sức khoẻ, giải nhiệt cho cơ thể. Bộ phận dùng là lá tươi hoặc khô, đem sắc hoặc nấu cao lỏng, với liều 2-10g lá khô một ngày, có khi chế thành cao mềm hay cao khô đề bào chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay tĩnh mạch. Có thể chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt. Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp. Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương.

1 Cây Atiso

ó tác dụng trong việc bảo vệ sức khoẻ, giải nhiệt cho cơ thể

24


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

C

ụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin. Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò). Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể… Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp. Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em. Thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá. Atisô được dùng trị bệnh ở Châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu. Giảm cholesterol xấu: Các thành phần hóa học có trong lá của Atisô có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA reductase (hợp chất tổng hợp cholesterol). Chúng làm gia tăng cholesterol tốt HDL (bảo vệ và chống lại cơn đau tim) và giảm thiểu các cholesterol xấu LDL (tạo các mảng bám trên mạch máu, gây đau tim và đột quỵ). Ngăn ngừa ung thư: Một số thí nghiệm đối với tinh chất được chiết xuất từ lá cây Atisô cho thấy, Atisô có thể loại bỏ các tế bào không cần thiết (tế bào chết) ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác. Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú. Thân cây atisô 40g, rễ 40g, hoa 20g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g pha như pha nước chè. Hoa atisô 50g cũng phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g, pha như pha nước trà Hoa atisô 100g, lá atisô 100g, luộc ăn như các loại rau thường. Giò heo hầm atisô: Giò heo (giò lợn, giò trước tốt hơn giò sau), 2 hoa atisô, gia vị muối tiêu đường, bột ngọt, vừa đủ, rau ngò

3 3- Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em. Atisô được coi là “thần dược” đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay không. Vì vậy trà atisô sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô bạn sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.

4

Thân và rễ cây Atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá. Hoa cây Actisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể… Các chuyên gia đông y cũng cảnh báo, người dùng không nên lạm dụng nguồn rau và trà từ cây Atisô, nếu ăn và uống quá mức sẽ có những biến chứng phụ do Atisô gây ra như hại gan, có thắt cơ trơn của hệ tiêu hóa, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi.

Atiso thái mỏng phơi khô Ung thư xa lánh tốt thay phận mình

25


1

Cây Vòi Voi

sử dụng cao rượu vòi voi sẽ có cảm giác dễ chịu

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Cây vòi voi hay còn có tên gọi khác là cây vĩ trùng, đại vĩ đạo. Cây có chiều cao 25-40cm, thân cây khỏe, thuộc loại thân cứng và có nhiều cành.Trên thân cây và cành cây có nhiều lông ráp, lá cây vòi voi được mọc so le với nhau, lá cây có hình trái xoan và chóp nhọn, cả hai mặt của lá cây đều có lông ráp. Hoa cây vòi voi có màu trắng hoặc màu tím, hoa không có cuống, được mọc so le và rất đều nhau. Qủa cây vòi voi có 4 quả hạch con hình tháp.

2- Cây vòi voi được mọc ở những vùng đất trống bỏ hoang hoặc những nương cỏ bỏ hoang ở nhiều nơi. Có thể thu hoạch thân và lá quanh năm và đặc biệt là vào mùa thu. Sử dụng cây vòi voi tươi hoặc khô đều có hiệu quả chữa bệnh như nhau. Theo Đông y, tác dụng của cây vòi voi chính là chống viêm và giảm đau. Cây vòi voi có vị đắng nhẹ, hơi the, vị mát. Sử dụng vòi voi có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, trong những trường hợp phong thấp, viêm gân do chấn thương.

26


Cây Vòi Voi

Cây vòi voi là cây thuốc quý có công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, khá nhiều người vẫn còn mơ hồ và không hề biết về đặc điểm cũng như tác dụng của cây vòi voi.

2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

T

3

ác dụng của cây vòi voi còn có khả năng chữa bệnh đau nhức đầu gối, sưng đầu gối. Cây vòi voi tươi, chặt thành từng khúc nhỏ, sau đó đập thật dập ngâm với dấm ăn hoặc với rượu, cho vào túi vải và buộc vào đầu gối. Thực hiện hàng ngày cho tới khi đầu gối không còn đau nữa. Ngoài ra, người ta còn phát hiện tác dụng của cây vòi voi trong công dụng chữa bệnh mụn nhọt, viêm họng, mẫn ngứa. Chỉ với 15-20gam cây vòi voi, có thể sắc uống hoặc bôi thoa ngoài da. Mặc dù công dụng chữa bệnh của cây vòi voi rất tốt, tuy nhiên với những người mang thai cần phải chú ý vì sử dụng với liều lượng nhiều hoặc không đúng có thể sẽ dẫn tới sảy thai.

1- Không chỉ sắc cây vòi voi uống lấy nước mà người ta còn làm cao rượu vòi voi để chữa được nhiều bệnh tật. Tác dụng của cây vòi voi khi được sử dụng ở dạng cao rượu vòi voi là: điều trị bệnh bong gân, tụ huyết sưng bầm do chấn thương mạnh, viêm tây, chín mé ngón tay ngón chân, viêm hạch. Bạn chỉ cần đắp cao rượu vòi voi trong 3-5 ngày bệnh sẽ chuyển biến tích cực.

Từ những thông tin trên, bạn đã nắm được tác dụng của cây vòi voi cũng như những bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời của cây này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hãy thực hiện theo lời khuyên Đông y để có được liều lượng và cách sử dụng tốt nhất. Tuy nhiên một số hoạt động có liên quan tới khoa học thực vật. Chúng bao gồm các hoạt động hệ tiêu hóa ( Adelaja và al 2008 ), hoạt động lành vết thương ( Srinivas và al,2000 ), hiệu quả chống lao phổi ( Machinan và al, 2005 ), hiệu quả antiproliférative ( Moongkarndi và al, 2004 ), cũng như hiệu quả kích thích sự miễn nhiễm

4

2- Đối với những vết thương đã có mủ, đừng lo lắng, cao rượu vòi voi không có tác dụng giúp vết thương đó tan mủ nhưng cũng làm cho mủ không lan rộng, đặc biệt làm giảm khả năng sưng tấy đối với vùng da xung quanh ổ mủ.

Bệnh xoang ngạt mũi thật phiền Vòi voi vắt nước nhỏ liền nhẹ thông

27


Cây Khổ Qua

Khổ qua rừng hay còn goi là mướp đắng rừng, chúng mọc hoang dại hoặc được trồng ở vùng nhiệt đới, đặc biệt ở Trung quốc, Ấn Độ, Đông Phi, Trung và Nam Mỹ và vùng Caribbean, Việt Nam. Mướp đắng thuộc họ bầu bí

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Khổ qua rừng hay còn goi là mướp đắng rừng, chúng mọc hoang dại hoặc được trồng ở vùng nhiệt đới, đặc biệt ở Trung quốc, Ấn Độ, Đông Phi, Trung và Nam Mỹ và vùng Caribbean, Việt Nam. Mướp đắng thuộc họ bầu bí (Cucubitaceae), chi (genus) mướp đắng, loài momordica charantia. Là một cây nhỏ leo hàng năm với những chiếc lá xẻ thùy dài, hoa màu vàng, và, (Lee,SY., và cs; 2009).

2 1

1

Cây Khổ Qua

tuy vị đắng nhưng lại có tác dụng rất tốt cho sức khỏe

28

2- Khổ qua rừng có vị đắng hơn, trái, lá và hoa đều nhỏ hơn so vơi khổ qua đã được lai tạo và trồng phổ biến hiện nay. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng các chất được liệu có trong khổ qua rừng cao hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam thì cả mướp đắng thông thường và khổ qua rừng đều được sử dụng như là món rau ăn hàng ngày đặc biệt là quả của chúng. Chỉ một số ít người xem khổ qua rừng là một dược liệu thiên nhiên có tác dụng rất lớn cho sức khỏe.


2

3

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

Đ

3- Đã có nhiều người sử dụng mướp đắng (khổ qua) để trị bệnh tiểu đường, công dụng này tuy chỉ truyền miệng nhưng hiệu quả mà nó mang lại là rất hiệu quả. Từ những kết quả khả quan trên, các nhà khoa học đã tìm hiểu công dụng của mướp đắng (khổ qua). Người ta nhận thấy, trong mướp đắng luôn tồn tại 2 mặt lợi và hại…

ối với sức khỏe Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, tuy vị đắng nhưng lại có tác dụng rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người ưu thích vì tác dụng của nó với sức khỏe.Trong mướp đắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như protein, Lipit, cacbon hidrat, canxi, kali, magie, sắt,…Lượng vitamin C trong mướp đắng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm tốt, ngăn ngừa và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư…Làm giảm lượng đường trong máu do đó nó được sử dụng để chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Hệ tiêu hóa được cải thiện nếu bạn thường xuyên ăn mướp đắng. Ngoài ra, mướp đắng còn giúp lợi tiểu, bổ sung khí huyết, tuần hoàn máu, ổn định nhịp tim một cách tốt nhất. Mướp đắng làm đẹp Làn da mịn màng, không còn mụn nhờ ăn mướp đắng cũng như sử dụng nước ép mướp đắng để uống hàng ngày, làm mặt nạ mướp đắng với trứng gà trị mụn trứng cá và mụn cám rất tốt. Mướp đắng còn giúp chữa hôi nách, giảm cân, giúp vóc dáng thon gọn, tanh nhiệt giải độc cho cơ thể khỏe mạnh. Phụ nữ muốn có thai và đang mang thai Như đã nói ở trên, mướp đắng có tác động xấu đến khả năng sinh sản và thai nhi. Do đó những người đang mong muốn có con hay phụ nữ mang thai nên tránh xa món ăn từ mướp đắng. Người bị bệnh gan, thận Vì mướp đắng có thể làm tăng men gan, ảnh hưởng đến thận do gan khó đào thải được chất ra ngoài. Vì vậy những người mắc bệnh gan, thận không nên ăn mướp đắng. Người mắc bệnh tiêu hóa Mướp đắng có tác dụng tăng tiết men tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn nhưng nếu những người mắc bệnh đường tiêu hóa, hệ tiêu hóa yếu thì các hoạt chất trong mướp đắng kết hợp vào sẽ tạo nên sự “quá đà” và gây nên hiện tượng tiêu chảy, lỵ, gây các bệnh ở dạ dày

4

3- Giá trị trị liệu: Trái và hạt khổ qua đều sử dụng được, có thể hỗ trợ cho các trường hợp điều trị tiểu đường; cải thiện đường huyết và cải thiện dung nạp glucose; giảm cholesterol, hạn chế tiến trình bệnh võng mạc (do biến chứng từ bệnh tiểu đường). Khổ qua còn có tác dụng kháng khuẩn, chống u bướu và có thể ức chế tổng hợp protein. Giảm đau, chống chướng hơi, giải độc, táo bón, kiết lỵ, trĩ. Khổ qua góp phần trong việc chữa trị bệnh ngoài da như mụn nhọt, rôm sẩy, eczéma, phỏng, nhiễm trùng da.

Ai bị gan, thận, béo phì Dùng cây này sẽ Khổ Qua liền liền

Lưu ý: Dùng khổ qua quá nhiều và lâu dài có thể gây rối loạn tiêu hóa; hoặc gây hôn mê do đường huyết tụt quá thấp. Do có tính mát, nên người có chứng rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh không nên dùng.

29


Cây Sơn Chi Tử

Sơn chi tử là vị thuốc Đông y lấy từ hạt dành dành, tên khoa học là Gardenia Jasminoides Ellis, thuộc họ cà phê. Cây thường gặp ở miền núi chỗ ẩm mát và có bóng râm như ven suối, bờ hồ lớn

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Là loại cây nhỏ, thân cao khoảng từ 2-3m. Lá mọc đối, hình tròn bầu dục xanh bóng. Mùa hè hoa nở trắng có 6 cánh đều, uốn cong, mùi thơm. Lúc hoa sắp tàn biến màu vàng nhạt, vào mùa thu thì kết quả sắc vàng, hình tròn dài bầu dục, có 6-9 góc cạnh. Quả được thu hái vào tháng 7-9, lúc chín già, ngắt bỏ cuống, phơi hay sấy nhẹ đến khô.

2

1

Cây Sơn Chi Tử

thân thảo sống nhiều năm, mang một chùm rễ dài và rậm

30

2- Chi Tử còn có tên khác là Dành Dành, thuỷ hoàng chi, mác làng cương (Tày)... danh pháp hai phần: Gardenia jasminoides Ellis, đồng nghĩa: G. augusta. Cây là cây bụi, cao 1-2m. Lá mọc đối hay mọc vòng 3 cái một, nhẵn bóng. Lá kèm to bao quanh thân. Hoa to, trắng vàng rất thơm mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả hình trứng, có cạnh lồi, và đài tồn tại, chứa nhiều hạt. Thịt quả màu vàng. Loài dành dành núi (sơn chi tử) có dáng nhỏ hơn, cũng được dùng.


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

T

hành phần hóa học: Trong lá và quả chứa các glucozit (như gardenosid, gentiobiosid, geniposid, crocin), tanin, tinh dầu, pectin, B-sitosterol, D-mannitol, nonacosan. Công dụng: Thuốc hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi mật, lợi tiểu; chữa sốt, vàng da, chảy máu cam, đau họng, thổ huyết, đại tiện ra máu, bí tiểu tiện, bỏng, mụn lở: ngày 6-12g quả dạng sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với nhân trần. Chữa vết thương sưng đau, đau mắt đỏ: lá tươi giã đắp. Quả còn được dùng làm thuốc nhuộm thực phẩm cho màu vàng, dân gian hay dùng để đồ xôi... Một số bài thuốc từ cây dành dành (chi tử): Viêm gan nhiễm trùng vàng da, dùng Chi tử 9g, Nhân trần 18g, Đại hoàng 6g sắc với 300ml nước cô lại còn 200ml, uống trong ngày. Viêm kết mạc mắt, mắt đỏ sưng đau, dùng Chi tử, lá Trắc bá mỗi vị 9g, Sinh địa, rễ Cỏ tranh mỗi vị 15g, sắc nước uống. Thổ huyết, chảy máu cam, đái ra máu, dùng Chi tử, lá Trắc bá mỗi vị 9g, Sinh địa, rễ Cỏ tranh mỗi vị 15g, sắc nước uống. Trong trường hợp tiểu ngắn, tiểu buốt, dùng Chi tử, Mộc thông, Hoạt thạch, mỗi thứ 8g, sắc chung lấy nước uống. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, huyết nhiệt, có thể dùng Chi tử 12g, Sinh địa 10g, Bạch thược 8g, sắc chung lấy khoảng 300 ml nước sắc chia uống 2-3 lẩn trong ngày, uống trong một tuần thì ngưng, kinh nguyệt sẽ đều trở lại. Người thể trạng huyết áp tăng cao gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, sườn đau tức, lấy Chi tử 12g, phối hợp Đơn bì 12g, Sài hồ 8g, sắc uống trong ngày thay nước thường. Trong trường hợp tiểu ngắn, tiểu buốt, gồm Chi tử, Mộc thông, Hoạt thạch, mỗi thứ 8g, sắc chung lấy nước uống, nếu đi tiểu tiện có máu thì có thể gia thêm Sinh địa, Trắc bá diệp, mỗi loại 6g, sắc chung.

3

3- Cây dành dành ra hoa vào khoảng tháng 3-5, hoa dành dành màu trắng và có mùi hương rất thơm, thường mọc riêng lẻ. Cây cho quả vào khoảng tháng 6-10. Cây mọc hoang ở những nơi gần nước. Còn được trồng làm cảnh.

4

Nước chiết từ hạt có màu vàng cam đẹp, có thể dùng chế biến các món ăn như xôi, thạch, hoặc làm bánh… Tuy nhiên cần chú ý người suy nhược, tỳ vị hư hàn, ăn chậm tiêu, tiêu chảy, không nên dùng

4- Cây Chi Tử là loại cây phổ biến ở các tỉnh Nam bộ, bên cạnh đó loài cây này rất nổi tiếng trong việc trồng làm cảnh, hay lấy quả để làm thuốc và để nhuộm thức ăn (bánh xu xê, thạch) không độc hại và chống ô nhiễm không khí. Chính vì vậy, nhiều gia đình thường chọn dành dành để làm cây cảnh trong vườn nhà. Cây ưa thích môi trường ẩm ướt, nhiều ánh sáng. Cây không ưa thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Vào mùa xuân và mùa hè, bạn nên bón phân đều đặn cho cây. Sang đến mùa thu và mùa đông, khi tiết trời hanh khô hơn cần chú ý duy trì độ ẩm cho cây.

Mắt viêm kết mạc sưng đau Cây Sơn Chi Tử uống ngay chóng lành

31


Cây Kế Sữa

Cây kế sữa có tên khoa học là Silybum marianum, còn được gọi là kế thánh, kế đức mẹ, cúc gai, là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Kế sữa vốn mọc hoang dã ở vùng Địa Trung Hải.

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Cây kế sữa có thể được trồng bằng cách gieo hạt trực tiếp xuống đất. Môi trường sinh trưởng của cây kế sữa là ở những vùng khô ráo, nhiều ánh nắng mặt trời. Cây kế sữa trưởng thành cao từ 1,2m đến 3m; lá lớn có chấm hoặc gân màu trắng; bông màu đỏ tím; trái nhỏ, có vỏ cứng màu nâu bóng với nhiều chấm. Toàn thân cây và lá đều có những gai nhỏ li ti đâm vào da rất nhức nên người ta phải mang bao tay dầy khi thu hoạch

1 2

2- Trà làm từ cây kế sữa đã được sử dụng cho việc điều trị các bệnh về gan trong thời cổ đại. Từ thời Hy Lạp cổ đại (Theophrastus, thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên) và La Mã (Pliny the Elder thế kỷ 1), hạt giống của cây kế sữa đã được sử dụng để bảo vệ gan

Cây Kế Sữa là một loại thực phẩm chức năng phổ biến

32


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

D

ùng giải độc gan Cây kế sữa có hoạt tính giải độc mạnh mẽ, giúp tái tạo các tế bào gan, thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể qua gan, đồng thời làm đảo ngược tự nhiên tác hại của việc sử dụng rượu bia... Cây kế sữa đã được công nhận là một liệu pháp điều trị cho các bệnh nhân gan khác nhau, bao gồm hội chứng gan nhiễm mỡ, say rượu, vàng da, bệnh vẩy nến, viêm gan và những người khác.

3 3- Trong thế kỷ 1, Dioskurides sử dụng loài cây này như một loại thuốc gây nôn, cũng như một loại dược thảo cơ bản thời bấy giờ. Nó đã trở thành một loại thuốc được chuyên dùng để điều trị các bệnh gan mật vào thế kỷ 16 và vào năm 1960 ở trung tâm châu Âu.

2. Giúp bảo vệ chống lại ung thư Hạt giống cây kế sữa là một nguồn cung cấp flavonoid chống oxy hóa gọi là silymarin. Silymarin có liên quan với việc giảm nguy cơ phát triển ung thư bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch, ức chế sự phát triển khối u ung thư. 3. Giúp điều chỉnh Cholesterol trong cơ thể Cây kế sữa có lợi cho sức khỏe tim mạch và giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol bằng cách giảm viêm, làm sạch máu và ngăn ngừa tổn thương oxy hóa trong các động mạch.

4

4. Trợ giúp kiểm soát hoặc ngăn chặn bệnh tiểu đường Theo Viện Y tế quốc gia, có một số nghiên cứu hấp dẫn cho thấy rằng uống silymarin, các hóa chất chính được tìm thấy trong cây kế sữa, cùng với điều trị thông thường có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường bằng cách giúp kiểm soát đường huyết. 5. Giúp ngăn ngừa sỏi mật Cây kế sữa giúp hỗ trợ các nội tiết và hệ thống tiêu hóa trong việc sản xuất mật và các enzym, giúp làm sạch máu, đồng thời có thể giúp thanh lọc cơ thể, từ đó điều chỉnh các chức năng của túi mật, ngoài thận và lá lách giúp ngăn ngừa sỏi mật và sỏi thận

4- Cây kế sữa có chiều cao lên đến 6 feet, đặc biệt phát triển tốt trên các sườn dốc nắng ở các nước Địa Trung Hải như Tây Ban Nha và Hy Lạp. Hoa cây kế sữa nở từ tháng 6 đến tháng 8, các hạt màu đen được thu hoạch vào cuối mùa hè để sử dụng cho các mục đích y học.

5

Kế Sữa tuy mọc đầy gai Nhưng nên dùng nó chống ngay tiểu đường

5- Các nhà thảo dược học đã từng sử dụng cây kế sữa như một loại thuốc lợi sữa và bổ thai, và hướng đi này đã được chứng minh lại bởi các nghiên cứu hiện đại

33


3

2

1

Cây Rau Húng Quế Chậu cây rau húng quế sẽ mang đến cho gia đình bạn nguồn rau thơm hấp dẫn, đây là loại gia vị không thể thiếu trong một số mon ăn, ngoài ra cây còn là loại thảo dược giúp trị được nhiều bệnh, húng quế là cây rất bổ ích cho sức khỏe.

34


Cây Rau Húng Quế

Atisô còn có tác dụng trong việc bảo vệ sức khoẻ, giải nhiệt cho cơ thể và đặc biệt là loại cây này còn giúp chúng ta chống, ngăn ngừa một số bệnh như ung thư, phục hồi chức năng gan…

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

2

1- Húng quế (tên khoa học: Ocimum basilicum, là một loài rau thơm đa niên thuộc họ Hoa môi. Cây cao chừng 0,3m, lá rậm, xanh thẫm, mùi vị nồng. Ở một số nơi trên thế giới, húng quế được dùng làm gia vị.

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

Những lợi ích sức khỏe của cây húng quế: Tốt cho hệ tiêu hoá: Tinh dầu của húng quế có tác dụng kích thích tiêu hóa. Cho húng quế vào món ăn hàng ngày giúp tiêu hoá tốt. rau quế rất hiệu quả trong việc trị chứng khó tiêu, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy và chứng đầy hơi. Rau quế có tác dụng giảm bớt lượng gas trong dạ dày và ruột vì thế rất tốt cho hệ tiêu hoá. Húng quế còn là một nguồn cung cấp sắt, canxi, kali, vitamin C và K. Nó cũng là một nguồn chất xơ rất có lợi trong chế độ ăn uống. Kháng khuẩn: Nghiên cứu cho thấy sử dụng tinh dầu húng quế làm hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn như khuẩn tụ cầu, cầu tràng khuẩn, vi khuẩn hình que.... mà không cần dùng đến bất cứ loại thuốc kháng sinh nào. Tăng cường hệ miễn dịch: Hỗn hợp mật ong và quế rất tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi, làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổI thọ. Ngăn ngừa lão hóa: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu húng quế có chứa một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ngăn ngừa lão hóa sớm, thậm chí còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư. Lợi sữa: Rau quế giúp tăng tiết lượng sữa mẹ nên rất hữu ích với những bà mẹ ít sữa. Giảm cholesterol: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa rau quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol. Rau quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu). Giảm đường trong máu: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát. Tốt cho tim mạch: Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp. Tốt cho hệ hô hấp: Tinh dầu húng quế cũng thường được sử dụng trong việc điều trị cảm lạnh, cúm, ho gà, hen suyễn, viêm phế quản và viêm xoang

2- Húng quế ở Việt Nam thuộc loài húng phổ biến vùng Đông Nam Á và ở Việt Nam có các tên còn gọi là rau quế, é quế, húng giổi, húng dổi, húng chó hay húng lợn. Húng quế Việt Nam có mùi dịu nhẹ hơn húng quế ở châu Âu, thoảng hương vị quế. Lá và ngọn non húng quế được sử dụng như một loại rau thơm ăn kèm trong các món như lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, bún chả, bún bò Huế, phở. Hạt của loài này gọi là hạt é, có độ trương nở mạnh tạo thành khối chất nhầy khi gặp nước, thường sử dụng làm nguyên liệu trong nước giải khát đặc biệt phổ biến là món chè sương sáo hạt é. 3- Trong cây húng quế có từ 0,4 đến 0,8% tinh dầu. Tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ dễ chịu. Nhiều nơi trên thế giới đã trồng húng quế ở quy mô công nghiệp chủ yếu làm nguồn cây cho nguyên liệu cất tinh dầu hoặc làm chất thơm. Trong dân gian có thể lấy cây sắc uống chữa sốt; kết hợp các loại lá để đun nước tắm, nước xông làm cho ra mồ hôi; chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu; thông tiểu; xúc miệng và ngậm chữa đau, sâu răng. Thường sử dụng cả cành già, lá và hoa.

Giúp tim, hô hấp, giảm đường là cây Húng Quế thường ăn hằng ngày

35


Cây Hoa Cúc Bách Nhật Trong dân gian, người ta thường thu hái hoa cúc bách nhật vào mùa hè, phơi hoặc sấy khô rồi cất giữ để làm thuốc chữa bệnh.

2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

Trẻ em chướng bụng Hoa cúc bách nhật khô 6-9 g sắc uống. Hoa cúc bách nhật 5 g, lai phục tử 6 g, sắc uống.

Ho gà Hoa cúc bách nhật 19 g, nga bất thực thảo 15 g, sắc kỹ lấy nước hòa thêm một chút đường phèn uống. Hoa cúc bách nhật 10 g, bách bộ sao 15 g, bối mẫu 6 g, bạch cương tàm 10 g, câu đằng 10 g, sắc uống. Giảm thị lực: hoa cúc bách nhật 10 g, hạn liên thảo 10 g, chử thực tử 10 g, cam thảo 15 g, sắc uống.

Trẻ em kinh phong Hoa cúc bách nhật 10 cái, con cào cào khô 7 con, sắc uống. Hoa cúc bách nhật 6 g, sắc uống. Trẻ em đi lỏng: hoa cúc bách nhật 6 g, bạch truật 12 g, cát căn sao 12 g, bạch linh 12 g, xa tiền tử 10 g, sắc uống

Kiết lỵ Hoa cúc bách nhật 10 cụm sắc kỹ lấy nước, hòa thêm một chút rượu vang uống trong ngày. Hoa cúc bách nhật 15 g, trần bì 15 g, bạch thược 20 g, mộc hương 6 g, sắc uống. Viêm đại tràng mạn tính thể lỏng: hoa cúc bách nhật 15 g, câu cốt diệp 30 g, hoàng kinh tử 10 g, sắc uống.

Chữa đau đầu do phong hỏa: hoa cúc bách nhật 6 g, câu đằng 6 g, cương tàm 6 g, cúc hoa 10 g, sắc uống. Tăng huyết áp Hoa cúc bách nhật 15 g, hạ khô thảo 30 g, cúc hoa 15 g, mạch môn 10 g, thạch hộc 10 g, tang diệp 10 g, sắc uống. Trị ho do ngoại cảm phong nhiệt Hoa cúc bách nhật 20 g, tỳ bà diệp 30 g, bạc hà 10 g, sắc uống.

Đau mắt đỏ Hoa cúc bách nhật 10 g, cúc hoa 15 g, tang diệp 15 g, sắc uống thay trà trong ngày. Tiểu tiện bất lợi Hoa cúc bách nhật 9 g, sắc uống. Trẻ em khóc dạ đề Hoa cúc bách nhật tươi 5 cụm, thuyền thoái 3 cái, cúc hoa 3g, sắc uống.

Hen và viêm phế quản 10 cụm hoa cúc bách nhật tươi hoặc 15-20 g hoa khô sắc uống Hoa cúc bách nhật trắng 20 bông, tỳ bà diệp 5 cái, sắc uống. Hoa cúc bách nhật 30 g, kim tiền thảo 30 g, sắc uống. Hoa cúc bách nhật 6 g, rễ cúc bách nhật 9 g, sắc uống. Hoa cúc bách nhật 15 g, nga bất thực thảo 30 g, cam thảo dây 30 g, sắc uống. Hoa cúc bách nhật 10 g, địa long 10 g, tỳ bà diệp 10 g, ma hoàng sao 6 g, hạnh nhân 10 g, sắc uống

Viêm loét da Hoa cúc bách nhật 15-30 g, sắc uống hoặc nấu nước rửa hàng ngày, sẽ mau chóng lành lại

Trẻ em chướng bụng, kinh phong Sắc tím Bách Nhật cứu nguy, khỏi liền

36


1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Theo D9o6ng Y, cúc bách nhật là cây thảo thân hình trụ mọc thẳng đứng, cao 20-60 cm. Lá mọc đối, hình bầu dục, gần như không có cuống. Cả thân và lá đều có lông mềm và nhỏ. Hoa thường nở vào mùa hạ, có màu tím nhạt, trắng hoặc hồng sẫm, hợp thành đầu dày đặc dáng hình cầu, mọc ở đỉnh. Quả là một túi có vỏ mỏng như màng. Hạt hình trứng, màu nâu đỏ, bóng nhoáng.

2

2- Theo y thư cổ, cúc bạch nhật vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm mát can và làm mất hiện tượng kết tụ, làm sáng mắt, ngừng ho hen... đặc biệt thường dùng để chữa các chứng đau đầu dưới đây.

1

3 3- Cúc bách nhật còn có tên gọi khác là cây nở ngày, bạch nhật, thân cây và hai mặt lá đều phủ đầy lông, hoa có hình cầu, tràng hoa màu trắng, đỏ hồng hoặc tím hoa cà. Về dược lý, cúc bách nhật vị ngọt, có tác dụng chữa ho, hen suyễn, viêm phế quản và đặc biệt là bệnh cao huyết áp.

Hoa Cúc Bách Nhật

tên gọi khác là cây nở ngày, bạch nhật,

37


Cây Đậu Biếc

Cây Đậu Biếc hay còn gọi là cây Bông Biếc, thuộc dạng dây leo, có hoa tím, cây được sử dụng nhiều trong lỉnh vực y học và trồng làm giàn trước hiên nhà rất thơ mộng.

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1

1- Tên gọi khác: Bông Biếc, Dây Đậu Biếc. Tên khoa học: Clitoria ternatean. Họ thực vật: Fabaceae (họ đậu). Cây thường mọc hoang dã, có nguồn gốc từ châu Á, và được trồng rộng rãi khắp nơi. Cây Đậu Biếc là cây thân thảo leo, thường được leo thành giàn hay leo cột, bờ rào, thậm chí nhiều người còn trồng ở trước cổng ngõ, cây bò dài khoảng 10-15m. Thân mềm có lông nhỏ, phát triển mạnh, thân dẽo có thể bám quanh vật chủ, hay những cá thể xung quanh.

1

2

Cây Đậu Biếc

tất cả các bộ phận cây đậu biếc đều có tác dụng có lợi cho con người

38

2- Lá thuộc dạng kép mọc đối và có cuốn dài, lá cũng có lông, thông thường một lá lớn có 5 lá nhỏ mọc đối nhau, mỗi lá chét như vậy dài khoảng 3-4cm, màu xanh ở đỉnh nhọn còn ở giữa lá thình phình to. Hoa có hai loại, hoa kép và hoa cánh đơn,mùi thơm nhẹ, có nhiều màu tím và màu hồng, phổ biến nhất là màu tím, cuốn nhỏ dài 4-7 mm. Lá Bắc con không rụng có dạng hình trứng tròn dài 1-1,5 cm, Đài hoa nhỏ có một ít lông mịn.


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

D

ùng trà hoa đậu biếc sẽ giúp cải thiện sức khỏe tế bào. Bằng cách ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây hại. Vậy công dụng hoa đậu biếc trị bệnh gì?

3

Nguy cơ ung thư và các bệnh khác có thể được giảm như nếp nhăn sớm. Các dấu hiệu lão hóa da cũng giảm khi thoái hoá khớp. Mặt vì chúng có thể làm tăng collagen và độ đàn hồi của các tế bào da.

3- Ống tràng hoa đậu biếc hình chuông, thùy hình tam giác hoặc thuôn, Ở chính giửa hoa có màu vàng nhạt hay màu trắng rất nổi bậc. Quả Đậu Biếc dài hơi dẹp dài khoảng 7-10cm bên trong có hạt nhỏ, lúc non có màu xanh khi già chuyển sang màu nâu. Hạt được bao bọc bởi quả của nó, một quả thường 6-8 hạt, hạt có đốm nhỏ, bóng và có màu đen.

Uống trà hoa đậu biếc trị bệnh gì khi sử dụng trong nhiều năm. Nó giúp cải thiện cải thiện lưu thông máu đến đầu, tránh rụng và ngăn chặn mái tóc hoa râm. Đặt 5-6 hoa đậu biếc tươi trong một cốc và đổ 220ml nước sôi. Chờ trong 5-8 phút và thưởng thức. Đây là thức uống nổi tiếng của người Thái và người Miến điện. Ngoài ra, hoa đậu biếc có chức năng trị cao huyết áp rất hiệu quả. Rễ có vị chát, đắng, , gây xổ, làm dịu và săn da. Vỏ rễ cũng lợi tiểu và nhuận tràng. Hạt xổ và khai vị. Lá tiêu viêm, giảm đau. Người dân thường lấy hoa làm thực phẩm nhuộm. Vậy cây và hoa đậu biếc trị bệnh gì trong đông y? Người Ấn Độ dùng cả rễ cây hoa lá để chữa các bệnh. Như viêm phế quản, Hen, lao phổi, lá chữa đau tai và bệnh gan. Các chất chống oxy hóa proanthocyanidin giúp cải thiện dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt. Điều này giúp mắt điều chỉnh

4 4- Ở Đông Nam Á, bông hoa màu xanh được sử dụng như một thực phẩm màu tự nhiên. Nó thêm vào gạo, trà, nước ép trái cây hoặc cocktail. Hoa đậu biếc chứa pro anthocyanidin xanh chống oxy hóa tự nhiên cao hơn nhiều so với vitamin C và E. Vậy hoa đậu biếc trị bệnh gì cho ta Nó có tác dụng tốt trong hổ trợ điều trị các bệnh trí não, mất trí nhớ. Tại Thái Lan người dân biết việc dùng hoa đậu biếc trị bệnh gì. Mà nó còn là thức uống màu xanh ủy mị được thực hiện được gọi là anchan nam Dok. Nó đôi khi được pha chế với một giọt chanh ngọt nước trái cây. Để tăng nồng độ axit và biến nước trái cây vào màu hồng tím. Trong Miến Điện và các món ăn Thái. Những bông hoa cũng được nhúng vào bột và chiên. Bướm chè đậu hoa được làm từ những bông hoa ternatea và khô sả. Thay đổi màu sắc tùy thuộc vào những gì được thêm vào chất lỏng. Nước cốt chanh biến nó màu tím.

Nhanh hơn với những thay đổi trong ánh sáng và cải thiện độ sắc nét của thị lực. Nó cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc. Ngăn chặn sự tiến triển của đục thủy tinh thể , giúp điều trị tổn thương đến võng mạc. Cũng như cải thiện tầm nhìn ban đêm

Muốn mình trẻ mãi không già Trà hoa Đậu Biếc thiết tha vô cùng

39


Cây Cam Thảo Nam Cam thảo Nam với nhiều tác dụng quý như: Ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường. Đặc biệt cây thuốc này rất dễ kiếm dễ tìm nên rất tiện lợi sử dụng để làm thuốc.

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Cam thảo Nam còn có tên gọi là cam thảo Đất, dã cam thảo, thổ cam thảo, giả cam thảo từ xưa đã được dân gian ví như một vị thuốc nam quý, được sử dụng trong y học để thay thế cho vị cam thảo bắc. Ngày nay qua một số công trình nghiên cứu còn chứng minh cây cam thảo đất là một vị thuốc có tác dụng rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Cây có tên cam thảo đất bởi lá cây có vị ngọt rất giống với vị cây cam thảo bắc, dân gian thường dùng cam thảo đất làm thuốc thay thế cho cam thảo bắc. Nhưng theo các nghiên cứu mới đây thành phần hóa học, dược tính của 2 loài cây này hoàn toàn khác nhau. Thành phần hóa học Trong cây có chứa hoạt chất ancaloit, chất đắng, đặc biệt là hoạt chất amelin (Một hoạt chất có tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường – Theo nghiên cứu của Ấn Độ).

1

Cây Cam Thảo Nam

là một vị thuốc có tác dụng rất tốt cho người bệnh tiểu đường

40


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

T

ác dụng dược lý: Amellin trong cây là một chất chống bệnh đái đường, dùng uống làm giảm đường – huyết và các triệu chứng của bệnh đái đường và tăng hồng cầu. Nó cüng ngăn cản sự tiêu hao mô và dẫn đến sự tiêu thụ tốt hơn protein trong chế độ ăn, làm giảm mỡ trong mô mỡ và thúc đẩy quá trình hàn liền vết thương. Thành phần hóa học: Cây chứa một alcaloid và một chất đắng; còn có nhiều acid silicic và một hoạt chất gọi là amellin. Phần cây trên mặt đất chứa một chất dầu sền sệt, mà trong thành phần có dulciol, scopariol, manitol, glucose. Rễ chứa manitol, tanin, alcaloid, một hợp chất triterpen. Vỏ rễ chứa hexcoxinol, bsitosterol và manitol. Công năng: kiện tz, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Công dụng: Thường dùng trị: 1. Cảm cúm, sốt, nóng nhiều, ho khan, ho có đờm; 2. Lỵ trực tràng; 3. Tê phù, phù thüng, giảm niệu. Để tươi chữa ho khan; sao thơm chữa ho đờm và tiêu sưng. Dùng ngoài, p lấy dịch từ cây tươi trị mụn nhọt, lở ngứa, eczema. Nước hãm lá Cam thảo đất dùng làm thuốc súc miệng và ngậm chữa đau răng. Hoạt chất amellin dùng điều trị bệnh đái đường, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc, những biến chứng kèm theo đái đường và làm các vết thương mau lành. Có thể dùng thay Cam thảo để chữa sốt, say sắn, giải độc cơ thể. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-12g khô hoặc 20-40g tươi sắc uống. Bào chế: Loại bỏ tạp chất, cắt đoạn, vi sao. Bài thuốc: – Lỵ trực trùng: Cam thảo đất, Rau má, lá Rau muống, Địa liền, mỗi vị 30g, sắc uống . – Cảm cúm, nóng ho: Cam thảo đất tươi 30g, Diếp cá 15g, Bạc hà 9g, sắc uống. Có thể phối hợp với Rau má, Cỏ tranh, Sài hồ nam, Mạn kinh, Kim ngân, Kinh giới. – Mụn nhọt: Cam thảo đất 20 g, kim ngân hoa 20 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang. – Dị ứng, mề đay: Cam thảo đất 15 g, k đầu ngựa 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá mã đề 10 g. Sắc uống ngày một thang. – Sốt phát ban: Cam thảo đất 15 g, cỏ nhọ nồi 15 g, sài đất 15 g, củ sắn dây 20 g, lá trắc bá 12 g. Sắc uống ngày một thang. – Tiểu tiện không lợi: Cam thảo đất 15 g, hạt mã đề 12 g, râu ngô 12 g. Sắc uống ngày một thang. – Ho: Cam thảo đất 15 g, lá bồng bồng 10 g, vỏ rễ cây dâu 15 g. Sắc uống ngày một thang. – Lỵ: Cam thảo đất 15 g, lá mơ lông 15 g, cỏ seo gà 20 g. Sắc uống ngày một thang

2 2- Khu vực phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi, cách đây khoảng 5 năm nếu để ý chúng ta sẽ thấy cây thuốc này mọc rất nhiều ở ven đường. Một vài năm gần đây tốc độ công nghiệp hóa mạnh mẽ đã biến nhiều vùng đất màu mỡ của ta trở nên ô nhiễm, khô cằn nên loài cây này cũng khan hiếm dần. Bộ phận dùng: theo dân gian toàn cây bao gồm cả thân, lá và rễ đều dùng làm thuốc. Vào tháng 6 đến tháng 8 hàng năm là thời điểm thu hái, là loài cây nhỏ sống hàng năm chỉ cao khoảng 20cm-30cm ta có thể nhổ cả cây về rửa sạch đất cát, cắt ngắn phơi thật khô, bảo quản để làm thuốc.

3 3- Mô tả: Cây thảo mọc thẳng đứng, cao 3080cm, có thân nhẵn hoá gỗ ở gốc và rễ to hình trụ. Lá đơn mọc đối hay mọc vòng ba lá một, phiến lá hình mác hay hình trứng có ít răng cưa ở nửa trên, không lông. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc riêng lẻ hay trứng có ít răng cưa ở nửa trên, không lông. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc riêng lẻ hay 7. Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Scopariae dulcis) Phân bố: Loài liên nhiệt đới mọc khắp nơi ở đất hoang ven các đường đi, bờ ruộng. Thu hái: Vào mùa xuân hè, thu hái toàn cây rửa sạch, thái nhỏ dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô để dùng dần.

Da dẻ dị ứng, mề đay Cây Cam Thảo đất có ngay trong vườn

41


Cây

Cam Thảo Bắc Cam thảo Bắc là vị thuốc rất thông dụng trong Đông Y thời xưa. Ngày nay cam thảo bắc dùng làm thuốc bổ, điều hòa các vị thuốc.

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Bột cam thảo được dùng làm thuốc điều trị sạm da, nám da, dùng để đắp mặt nạ giúp da dẻ trắng mịn màng, sáng đẹp. Tên khác: Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo. Tên khoa họcGlycyrrhiza uralensis Fisch. Họ Cánh Bướm (Fabaceae).

1

2 2- Cam thảo Bắc là vị thuốc rất thông dụng trong Đông Y từ xưa. Cây mọc nhiều ở các quốc gia Châu Á, những nơi có khí hậu lạnh. Hiện nay Cây đã được nhân giống trồng ở miền bắc Việt Nam. Ở nước ta hiện nay: Cam thảo được trồng ở các tỉnh Lào Cai, lai Châu và một số tỉnh Miền núi phía Bắc đang thí điểm trồng cây thuốc này. Rễ cam thảo là bộ phận được sử dụng làm thuốc.

Cây Cam Thảo Nam

cắt dây cam thảo phơi khô làm thuốc.

42


2

S

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

inh thảo (thường dùng nhiều nhất): Cam thảo sau khi được ủ lên men sẽ được rửa sạch thật nhanh, (ủ mềm để khi thái được dễ dàng), thái thành phiến mỏng 2mm khi còn nóng. Sau đó sấy hoặc phơi khô . Chích thảo: Sau khi sấy khô, đem tẩm mật (cứ 1kg cam thảo phiến, dùng 200g mật, pha thêm 200ml nước đun sôi) tẩm rồi sao vàng thơm. Cam thảo bột: Cam thảo khô sẽ được cạo sạch vỏ và nghiền thành dạng bột. Theo tài liệu cổ, cam thảo sau khi nướng thì tính hơi ôn, đi vào 12 đường kinh. Có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Khi dùng sống cam thảo có tính bình. Bởi vậy khi dùng cam thảo làm thuốc uống, thì ta phải nướng hoặc sao cam thảo trước khi sử dụng.

3 3- Cam thảo là cây thuốc sống lâu năm. Cây được thu hái quanh năm, nhất là vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm, người dân đào rễ, cắt dây cam thảo phơi khô làm thuốc. Sau khi đào về, Cam thảo sẽ được xếp thành đống, để cho lên hơi men làm cho rễ và dây cam thảo có màu vàng sẫm (Giúp cam thảo có màu đẹp hơn, và sau khi lên men, phơi khô mùi vị cam thảo sẽ thơm và ngọt hơn).

Nếu dùng đắp mặt nạ, ta không cần nướng hay sao (Vì sẽ làm giảm hiệu quả dưỡng da của bột cam thảo) mà chỉ đem rễ cam thảo rửa thật sạch, cạo vỏ đem phơi khô rồi nghiền thật mịn để sử dụng. Cách dùng mặt nạ bột cam thảo dưỡng da tỏ ra vô cùng hiệu quả, đã có rất nhiều chị em có được làn da trắng mịn nhờ loại thảo dược quý này. Tính vị: Cam thảo có vị ngọt (Vị ngọt của cam thảo cũng chính là ý nghĩa của từ Cam thảo) Công dụng Cam thảo bắc có rất nhiều tác dụng. Xin liệt kê một số tác dụng điển hình của vị thuốc này như sau: Tác dụng giải cảm ho, mất tiếng, viêm họng Rất tốt cho người bị viêm dạ dày Tác dụng bổ tỳ vị, tiêu hóa kém, đầy bụng, tiêu chảy. Tác dụng giải độc tố, dùng trong trường hợp bị ngộ độc Tác dụng điều hòa các vị thuốc Đắp mặt nạ bột cam thảo có tác dụng giúp da trắng mịn Dùng thuốc sắc hoặc tán bộ sử dụng: Mỗi ngày dùng 5 – 10gram Cam thảo thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác. Cách đắp mặt nạ bằng bột cam thảo làm kem dưỡng trắng da

4

4- Nếu nhọt mới phát, giai đoạn sưng tấy ban đầu, ngắt một búp lá cho nhựa chảy ra, lấy nhựa đó bôi lên mặt da có nhọt, bôi rộng thêm ra phía ngoài, bôi nhiều lần, để một lúc cho khô, rồi bôi lại. Chú ý đừng để nhựa này dính ra quần áo sẽ không giặt tẩy sạch được.

Cam Thảo uống với Trần Bì Rối loạn tiêu hóa mắc gì không cho

43


Cây Bạch Đồng Nữ

Cây bạch đồng nữ hay còn gọi là mò trắng. Theo Y học cổ truyền, bạch đồng nữ có vị hơi đắng, tính mát, vào 2 kinh tâm và tỳ. Với công năng thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, tiêu viêm

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1

1- Cây bạch đồng nữ được dùng chủ yếu với các bệnh của phụ nữ như khí hư bạch đới, viêm loét tử cung, kinh nguyệt không đều. Có thể sử dụng dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc rửa, với liều 12-16g/ngày. Là loài cây nhỏ, cao khoảng 1-1,5m. Lá mọc đối, có hình trứng dài 10-20cm, rộng 8-18cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim hay hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô. Mặt trên màu sẫm hơn, có lông ngắn, mặt dưới nhạt màu hơn, gần như bóng, trên các đường gân hơi có lông mềm. Cuống lá dài khoảng 8cm. Theo Đông y, bạch đồng nữ có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm... Thường dùng để chữa những bệnh ở phụ nữ. như: Khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều hoặc chữa mụn nhọt lở ngứa, gân xương đau nhức, mỏi lưng, huyết áp cao… Khi vò nát lá có thấy mùi hôi đặc trưng của cây mò. Hoa màu trắng ngà, có mùi thơm; hoa mọc thành hình mâm xôi gồm nhiều tán. Vòi nhị thường ngắn hơn chỉ nhị; bầu thượng dạng hình trứng. Quả hạch gần dạng hình cầu, dính với đài tồn tại bao ở ngoài.

Cây Bạch Đồng Nữ

được dùng chủ yếu với các bệnh của phụ nữ

44


2

S

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

au đây là một số bài thuốc của cây bạch đồng nữ:

- Chữa đau bụng kinh: Lá bạch đồng nữ, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, mỗi vị 6g; nước 300ml, sắc trong nửa giờ, chia 2-3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2-3 tháng, giúp cho khí huyết lưu thông.

2

- Chữa khí hư bạch đới: Bạch đồng nữ, ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, trần bì, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2-3 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt. Dùng nhắc lại liệu trình thứ hai vào sau kỳ kinh tháng sau.

2- Là loài cây nhỏ, cao khoảng 1-1,5m. Lá mọc đối, có hình trứng dài 10-20cm, rộng 8-18cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim hay hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô. Mặt trên màu sẫm hơn, có lông ngắn, mặt dưới nhạt màu hơn, gần như bóng, trên các đường gân hơi có lông mềm. Cuống lá dài khoảng 8cm.

- Chữa rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, có kinh đau bụng: Lá bạch đồng nữ, hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, mỗi vị 10 12g (khô). Sắc uống, ngày 1 thang, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống sau khi hết kinh độ 5-7 ngày. Uống liền 2-3 tuần lễ. - Chữa vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật: Rễ bạch đồng nữ hoặc xích đồng nam (hoa màu đỏ), sắc uống.

4

- Chữa thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt: Bạch đồng nữ 80g, dây gắm 120g; các loại cây khác như đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn răng cưa, cà gai leo, cành dâu, cây tầm xuân (mỗi vị 8g). Sắc, chia 2 lần uống - Trị dị ứng, mụn nhọt, ngứa lở ngoài da hoặc ngứa lở âm nang: Dùng hoa tươi hoặc khô, hãm uống hoặc sắc uống 12g/ngày (nếu khô thì 6g). Uống liền nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm; hoặc lấy khoảng 20-30g hoa, sắc nước rửa, ngày một lần

3- Hoa nở tháng 7- 8 và quả chín tháng 9- 10. Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở vùng núi lẫn đồng bằng. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và lá. Thu hái vào lúc cây đang và sắp ra hoa, sấy khô phơi âm can (phơi khô trong mát, nơi có nhiều gió không phơi ra nắng), hoặc có thể cùng rễ rửa sạch, phơi khô dùng dần. Đài hoa hình phễu, phía trên có xẻ thành 5 thùy, hình 3 cạnh tròn; tràng hoa hình ống nhỏ, có 4 nhị đính trên miệng ống tràng cùng với nhuỵ vượt quá tràng hoa.

Nữ mà kinh nguyệt không đều Bạch Đồng Nữ sẽ cân bằng lại ngay

45


Cây Xích Đồng Nam Theo Đông y, Xích đồng nam có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm, lợi tiểu... Thường dùng để chữa những bệnh ở phụ nữ

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Cây Xích đồng nam, có tên khoa học Clerodendrum japonicum (Thunb.). Là loài cây bụi mọc hoang ở nhiều nơi cao 1,5-2 m, cành non vuông, thân già hình tròn, đường kính 0,3-0,8 cm. Mặt ngoài thân màu nâu bạc- nâu xám. Lá mọc đối hình tim, cuống dài 10-19 cm, đầu nhọn, mép có răng cưa nông. Phiến lá dài 1020 cm rộng 8-15 cm, gân nổi rõ. Cụm hoa có màu đỏ, dài 10-20 cm. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và lá.

1

2 2- Cây Xích Đồng Nam là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo cao 1m hay hơn. Thân vuông, ít phân cành. Lá mọc đối, cuống có rãnh; gốc hình tim, chia 5 thùy không đều, mép khía răng nhỏ, mặt trên lá màu sẫm tối. Cụm hoa hình xim hai ngả mọc ở ngọn thân. Cuống cụm hoa và hoa đều có màu đỏ; nhị và nhuỵ mọc thò ra ngoài. Quả hạch màu đen nằm trong đài hoa màu đỏ.

Cây Xích Đồng Nam

là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo

46


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

C

hữa rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, có kinh đau bụng: Xích đồng nam, hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, mỗi vị 10 - 12g (khô). Sắc uống, ngày 1 thang, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống sau khi hết kinh độ 5-7 ngày. Uống liền 2-3 tuần lễ. Chữa vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật: Rễ xích đồng nam (sắc uống). Chữa đau bụng kinh: Lá Xích đồng nam, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, mỗi vị 6g; nước 300ml, sắc trong nửa giờ, chia 2-3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2-3 tháng, giúp cho khí huyết lưu thông.

3 3- Theo Đông y, Xích đồng nam có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm, lợi tiểu... Thường dùng để chữa những bệnh ở phụ nữ như: Khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều hoặc chữa mụn nhọt lở ngứa, gân xương đau nhức, mỏi lưng, huyết áp cao… Sau đây là một số bài thuốc của cây xích đồng nam:

Chữa khí hư bạch đới: Xích đồng nam, ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, trần bì, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2-3 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt. Dùng nhắc lại liệu trình thứ hai vào sau kỳ kinh tháng sau. Chữa thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt: Xích đồng nam 80g, dây gắm 120g; các loại cây khác như đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn răng cưa, cà gai leo, cành dâu, cây tầm xuân (mỗi vị 8g). Sắc, chia 2 lần uống. Chữa tiểu buốt, tiểu rắt do nhiệt: Mò hoa đỏ, bạch đồng nữ, cỏ chỉ thiên, rễ tranh, cỏ bấc, mỗi thứ khoảng 16 - 20g. Sắc với 1 lít nước, còn lại 350ml, chia 2 lần uống lúc đói. Uống 5 - 7 ngày. Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều, tiểu buốt, đi tiểu ra máu: Rễ xích đồng nam, búp non Mía dò, lá Huyết dụ, mã đề, Bầu đất mỗi thứ 10-15g, thái nhỏ, phơi khô, sao cho thơm sắc vwosi 500 ml nước, còn 150 ml chia uống 2 lần trong ngày

4 4- Loài của Ấn Ðộ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở ven đường và triền núi, từ Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Ðà Nẵng, Kontum, Ðắc Lắc cho tới An Giang. Thu hái rễ vào mùa hè, thu hái lá lúc cây sắp có hoa đem phơi khô. Toàn cây chứa Alcaloid, Flavonoid, muối calci. Ứng dụng tốt trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến. Vị đắng nhạt, tính mát

Thấp khớp sưng nóng đỏ đau Xích Đồng Nam sẽ hết mau nếu dùng

47


1

Cây Mộc Hương Nam

công dụng kháng viêm được dùng điều trị viêm đại tràng

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Cây Mộc Hương Nam hay còn gọi là Nam Mộc Hương, là một họ thực vật có hoa thuộc về bộ hồ tiêu. Từ lâu, loại cây này đã được xem như một loại thảo dược quý có tác dụng chữa trị nhiều căn bệnh, nhất là đối với bệnh viêm đại tràng. Cây Mộc Hương Nam chữa bệnh viêm đại tràng có những đặc điểm như sau: lá phiến xoan, lá dài từ 8 đến 10cm, có hình tròn hay hình trái tim ở gốc và hơi tròn ở ngọn lá. Hoa có cuống dài khoảng 3 cm, hoa có màu đỏ, hoa mọc ở nách lá,...

2- Theo đông y, cây Mộc Hương Nam có tính vị, Vị đắng, hơi cay, tính hàn; có tác dụng trừ lỵ, lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hoá, giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả. Vỏ của cây thường được dùng để làm thuốc chữa bệnh như điều trị bệnh viêm đại tràng, lỵ và những chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Ngoài ra, còn được dùng để chữa bệnh lỵ, chứng bí tiểu tiện, chữa bệnh thấp khớp. Cây được nghiên cứu là có chứa những hoạt chất có công dụng kháng viêm nên được dùng trong điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả cao.

48


Cây Mộc Hương Nam Cây Mộc Hương Nam hay còn gọi là Nam Mộc Hương, là một họ thực vật có hoa thuộc về bộ hồ tiêu. Từ lâu, loại cây này đã được xem như một loại thảo dược quý có tác dụng chữa trị nhiều căn bệnh

2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

C

ây Mộc hương 6g, bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, phòng đẳng sâm mỗi vị 12g, phụ tử chế 8g, can khương, chỉ thực, thương truật mỗi vị 6g, xuyên tiêu, nhục quế mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Người bệnh sau uống 5 thang thuốc cần đi kiểm tra tình trạng bệnh.

3

Chữa viêm đại tràng mạn tính dễ tái phát Dùng bài thuốc gồm các vị: mộc hương, bạch truật, phòng đẳng sâm, Ý dĩ mỗi vị 12g, hoàng bá, hoàng liên, uất kim, xuyên khung mỗi vị 8g, chỉ thực 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Nên uống thuốc liên tục với liệu trình 5 – 10 thang.

3- Người bệnh viêm đại tràng có thể dùng độc vị thuốc nam từ vỏ cây Mộc Hương Nam. Ngoài công dụng chữa trị viêm đại tràng, Mộc Hương Nam còn được sử dụng nhiều trong những bài thuốc nam đặc trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như chữa đau bụng, điều trị chứng khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, điều trị tiết tả đi lỵ.

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng Cũng với liệu trình sử dụng thuốc như trên, người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng sử dụng kết hợp vị thuốc từ vỏ cây Mộc Hương Nam với các vị thuốc gồm đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; a giao, táo nhân mỗi vị 8g; ngũ vị tử, trần bì mỗi vị 6g, gừng 2g. Tất cả tạo thành bài thuốc sắc uống ngày 1 thang. Chữa tiêu chảy trẻ em: Mộc hương, bạch truật, mạch nha, chỉ thực, hoàng liên, sơn tra, trần bì, thần khúc, mỗi vị 12g; liên kiều, sa nhân, la bạc tử mỗi vị 8g. Tán nhỏ làm viên. Ngày uống 4 – 8g

4 4- Với cá nhân có tiền sử dị ứng với những loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, hay bệnh nhân mắc một số chứng bệnh khác không thể sử dụng một số loại thuốc tân dược điều trị bệnh viêm đại tràng, áp dụng phương pháp chữa bệnh viêm đại tràng bằng cây Mộc Hương Nam là phương pháp thay thế mang lại hiệu quả cao.

Phận mà viêm loét đại tràng Mộc Hương Nam giúp nhiệt hòa khí lưu

49


Cây Nữ Lang

Cây nữ lang hay còn gọi là cây Sì to là một vị thuốc nam có tác dụng an thần điều trị mất ngủ rất tốt (Châu Âu sử dụng chiết xuất làm thuốc an thần) song ở nước ta vẫn còn rất ít người biết và sử dụng vị thuốc quý này.

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Trong mùa xuân, cây nữ lang trổ nhiều lá và che kín mặt đất. Cuối tháng Tư, cây bắt đầu phát triển mạnh và mọc cao khoảng 2m vào mùa hè. Vào tháng Bảy, nữ lang bắt đầu trổ những bông màu hồng hoặc trắng có mùi thơm nhẹ. Mèo rất thích mùi hương này cho nên cây nữ lang còn được gọi là cỏ mèo.

2 2- Ngày nay các thử nghiệm lâm sàng cũng đã khẳng định các chế phẩm từ cây nữ lang có tác dụng an thần, giảm đau, giảm stress, đồng thời giúp cải thiện giấc ngủ ở những người mất ngủ do nguyên nhân thần kinh. Đặc biệt mất ngủ ở người cao tuổi và phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh

1

Cây Nữ Lang

Cây còn gọi là Sì To (Tên địa phương của người Mèo)

50


2 Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

C

ây nữ lang có tác dụng thần kỳ như vậy bởi lẽ nó có hoạt chất chính là các iridoid ester (valepotriate) và sesquiterpen (acid valerenic). Các thành phần này đều có khả năng gắn kết vào thụ thể GABA (acid neurotransmitter gama aminobutyric), đây là một acid không thể thiếu đối với cơ thể để đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của não đặc biệt là các neutron thần kinh. GABA đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự hoạt động của neuron thần kinh, ức chế sự lan truyền của tế bào dẫn truyền, ngăn chặn căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương giúp cơ thể thư giãn, an thần và ngủ ngon.

3

Ngày nay các thử nghiệm lâm sàng cũng đã khẳng định các chế phẩm từ cây nữ lang có tác dụng an thần, giảm đau, giảm stress, đồng thời giúp cải thiện giấc ngủ ở những người mất ngủ do nguyên nhân thần kinh. Đặc biệt mất ngủ ở người cao tuổi và phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh

3- Từ hàng trăm năm nay, cây nữ lang đã được sử dụng để trợ giúp cho giấc ngủ của con người. Dù là một loại thảo dược có thành phần khá phức tạp (hơn 120 thành phần hóa học được tìm thấy trong nữ lang), tuy nhiên lại chưa thấy bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào khi người ta sử dụng một lượng nữ lang vừa phải. Chúng là loại thực vật có lợi mà không gây nghiện. Chỉ cần dùng 400 - 600mgr rễ cây nữ lang trước khi đi ngủ là bạn có thể đến vùng đất thần tiên của mình.

Điều trị mất ngủ: 10-15g cây nữ lang (Cây và rễ) sắc nước uống hàng ngày Điều trị bệnh đau dạ dày: Rễ cây nữ lang sao khô tán thành dạng bột mịn, chiêu nước uống ngày 2 lần mỗi lần 4g. Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe: 1015g cây nữ lang khô, 20g cây dong riềng đỏ khô sắc nước uống hàng ngày

4 4- Mặt khác, nó còn giúp cho bạn lập lại chu kỳ đi ngủ và thức dậy. Đây là tác dụng đặc biệt của cây nữ lang, dành cho những ai thường xuyên đi lại qua những vùng có múi giờ khác nhau. Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên sử dụng dưới 4mgr trước khi đi ngủ.

Ai mà mất ngủ đêm thâu Nữ Lang giúp sức, ngủ xâu giấc nồng

51


1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Cây râu mèo còn gọi là Cây bông bạc. Tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth., họ Bạc hà (Lamiaceae). Râu mèo là cây thảo nhỏ, sống lâu năm, cây thường cao 30cm đến 50cm. Cây được thu hái vào tháng 9 hàng năm, khi cây bắt đầu chuẩn bị ra hoa là thời điểm thu hái tốt nhất, lúc đó cây chưa quá già, các lá đã mọc nhiều cây phát triển mạnh rất, khi thu hái vào thời gian này sẽ cho sản lượng cao nhất. Người dân cắt cả cây về rồi lọc lấy phần ngọn và lá cây phơi khô để làm thuốc. Hiện nay do cây râu mèo khá khan hiếm niên người dân còn tận dụng cả phần thân của cây để dùng làm thuốc.

2

1

2- Theo Đông y, cây râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, dùng làm thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật, dùngtrị viêm thậncấp tính và mạn tính;viêm bàng quang; sỏi tiết niệu… Y học cổ truyền dùng lá râu mèo (Folium Orthosiphonis) là lá và búp phơi khô của cây râu mèo đề làm thuốc.

Cây Củ Năng

dược thảo truyền thống để điều trị những bệnh khác nhau

52


Cây Râu Mèo

Có một loại cây hình dạng rất giống với bộ râu dễ thương của mèo, đó là cây râu mèo. Không chỉ đẹp, cây râu mèo còn được biết đến với tác dụng đặc biệt vào đường tiểu...

2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

T

rong cây có hoạt chất glucozit đắng gọi là Orthosiphonin, it tan trong rượu, tan nhiều trong nước. Ngoài ra trong cây còn có chứa tinh dầu, một ít chất béo tanin(5-6%), đường và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ, trong đó chủ yếu là muối Kali. Có tác giả còn tìm thấy hoạt chất Saponin tritecpenic gọi là sapophonin. Chất này thủy phân sẽ được sapogenin, arabinoza và hexoza. Công dụng Nước sắc râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời làm tăng lượng ure, clorua và cả axit uric. Do vậy râu mèo được ứng dụng để tăng cường khả năng đào thải chất độc qua thận. Suy thận, Viêm thận phù thũng, viêm bàng quang: Râu mèo 40g, Mã đề, Tỳ giải, Ý dĩ ( mỗi vị 30g ), sắc uống. Sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu: Râu mèo, Chó đẻ răng cưa, Thài lài, mỗi vị 30g, sắc uống. Thuốc thông tiểu, điều trị bí tiểu, phù nề: Dùng 10gram râu mèo sắc với 750ml nước, đun cạn còn 500ml nước chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn cơm 30 phút (Neen uống lúc nóng ) Bệnh gút: 20gram râu mèo, 2ogram dây gắm sắc với 1 lít nước uống trong ngày. Hạ đường huyết: dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng, có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Acid ursolic làm giảm đường huyết, dùng trị đái tháo đường (ở Đài Loan)

3 3- Râu mèo có khả năng hạ đường máu giúp tránh được việc tăng cân gây ảnh hưởng sức khỏe nhờ vào cơ chế kích thích hinh thành glycogen ở gan, Các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich. Thường người ta dùng cao lỏng râu mèo để hạ đường trong máu.

4 4- Có thể hãm với nước sôi, uống ngày 2 lần trước khi ăn cơm 15-30 phút ,nên uống khi nước rau mèo còn nóng. Nên uống 8 ngày nghỉ 2-4 ngày và tiếp tục dừng lại. Hoặc bạn có thể nấu râu mèo thành cao lỏng. mỗi ngày dùng 2-5g cao. Người ta chủ yếu dùng cao lỏng để hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường. Ngoài công dụng hạ đường máu , râu mèo có thể trị sỏi thận, sỏi mật, tê thấp, phù thũng, viêm gan.

Râu Mèo nhìn đẹp tinh khôi Giúp cho thận tốt ngay thôi khi dùng

53


Cây Sông Chua

Theo Đông y toàn bộ cây sông chua có thể dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hoặc sấy khô đều được. Cây có vị chua, đắng, tính bình, bổ can, thận.

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Cây sông chua còn có tên gọi khác cây rau má ngọ, là một loại cây leo hoặc thân bò mọc hoang nơi có độ ẩm cao. Các phiền lá hình tam giác, ở viềm mép thường có lông gai, bẹ rộng. Hoa thường có dạng bông ngắn mọc ở đầu ngọn, có bẹ, cuống là dài có gai nhọn. Hoa thành các chùm nhỏ có màu trắng, xanh nhạt. Qủa có 3 khe dọc có màu đen khi chín. Cây thường cho hoa vào cuối hè và đầu màu thu, ra quả vào tháng 9 – 10. Mùa ra hoa tháng 6-8. Cây mọc hoang ở khắp những nơi ẩm thấp. Để làm thuốc có thể dùng toàn cây. Dùng tươi hoặc phơi, sấy, khô.

2

2- Theo Đông y toàn bộ cây sông chua có thể dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hoặc sấy khô đều được. Cây có vị chua, đắng, tính bình, bổ can, thận. Dùng để thanh nhiệt giải độc, giúp lưu thông máu và trừ phong, chống ho. Thường thì chúng được dùng để điều trị bệnh ho gà, vàng da, sốt rét, lỵ và khí hư, tiểu tiện buốt. Một số bài thuốc Đông y thường áp dụng.

1

Cây Sông Chua

Cây sông chua còn có tên gọi khác cây rau má ngọ

54


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

C

hữa ho gà: Sông chua 30g, rửa sạch, cắt khúc, sao với rượu, rau diếp cá 20g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, đun còn 200ml, thêm chút đường chia ra 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

Chữa phù do viêm thận mạn: Sông chua 20g, hạt bí đao 15g, đông qua bì (vỏ bí đao) 20g, xa tiền tử 15g, bạch mao căn 20g, hải kim sa 10g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc 250ml nước, chia ra 3 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình. Chữa viêm da dị ứng thời tiết: Sông chua 30g, dã cúc hoa 30g, cỏ seo gà 20g. Tất cả rửa sạch, đổ 500ml nước, sắc còn 150ml nước, cho ra bát. Cho tiếp 500ml nước sắc còn 150 nước, trộn 2 nước vào chia 3 lần uống trong ngày. Cho tiếp 500ml nước vào thuốc sắc còn 300 ml nước dùng để rửa chỗ da bị tổn thương. Mỗi liệu trình 10 ngày.

3 3- Hỗ trợ điều trị xơ gan: Sông chua 20g, nhân trần 15g, kim tiền thảo 10g, cỏ seo gà 10g, mộc hương 10g, đại phúc bì 10g, hoàng liên 6g, thổ phục linh 12g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình. Chữa viêm da đầu do tăng tiết bã nhờn: Sông chua 100g, lá thông đuôi ngựa 30g; tất cả rửa sạch, thái nhỏ. Đun nước để gội đầu. Cách ngày gội 1 lần.

Hỗ trợ điều trị trĩ (giai đoạn đầu, mới mắc): Sông chua 30g, lòng lợn 100g. Lòng lợn làm sạch, ướp gia vị cho vừa, xào qua, cho sông chua, đổ nước ngập hầm nhừ lên ăn trong bữa cơm. Cách ngày ăn một lần. Dùng 10 ngày một liệu trình. Điều trị chứng xơ gan: Dùng 20g sông chua, 15g nhân trần, 12g thổ phục linh, 6g hoàng liên, 10g đại phúc bì, 10g mộc hương, 10g cỏ seo gà, 10g kim tiền thảo. Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi sắc với 700ml nước lấy 250ml chia uống 3 lần trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 10 ngày. Đối với những người bị tăng tiết bã nhờn làm bít tắc lỗ chân tóc gây ra viêm da đầu thì dùng 100g lá sông chua và 30g lá đuôi ngựa dùng thái nhỏ đun lấy nước gội đầu sẽ có tác dụng chữa viêm rất tốt. Dùng trong vòng 10 ngày, cứ cách 1 ngày lại đun nước gội 1 lần

Sơ gan, hay trĩ rất đau Sông Chua một nắm giảm đau tức thời

55


Cây Điều

Mấy năm gần đây trồng và chế biến Điều phát triển mạnh do đó hiện nay Việt Nam là một trong các nước trồng và xuất khẩu nhiều hạt Điều nhất thế giới.

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Điều không những là cây thực phẩm quý, cho vị thuốc tốt mà còn là cây phủ xanh đất trồng đồi trọc, cây chắn gió, chắn cát. Điều là cây nhiệt đới, xanh quanh năm, cao 6 – 14m, thân ngắn cành dài, lá đơn nguyên hình trứng tròn đều, hoa nhỏ mọc thành chuỳ. Quả thật là một loại quả khô, hình quả thận, nặng 5 – 9g, vỏ mầu xám, cuống quả phình to bằng quả trứng màu vàng, đỏ hay trắng, làm cho ta có cảm giác phần cuống quả phình ra là quả và quả thật là hạt do đó có tên là “Đào lộn hột”.

1

2

2- Quả giả là nguyên liệu tốt để chế biến. Ép quả giả lấy dịch lên men sẽ có rượu nhẹ thơm ngon (rượu cajou) hoặc lấy dịch làm nước quả, sirô (Rau hoa quả chữa bệnh). Điều là cây vùng nhiệt đới, cây lâu năm. Cây Điều có khả năng thích ứng rộng, thích ứng được cả trong điều kiện khắc nghiệt khác nhau, cây có thể phát triển ở nhiệt độ cao. Không những thế, cây còn có bộ rễ phát triển nên có khả năng chống chịu hạn tốt hoặc nơi có đất đai bạc màu, đất cát và nhiều sỏi đá. Đồng thời cây cũng phát triển nhanh và cho năng suất cao.

Cây Điều

hích ứng được cả trong điều kiện khắc nghiệt khác nhau

56


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

L

ấy nghiền một bát nhân điều sống, cho thêm nửa bát nước táo, một thìa mật ong, khuấy đều sẽ có dung dịch sữa rất giầu protein. Quả giả là nguyên liệu tốt để chế biến. Ép quả giả lấy dịch lên men sẽ có rượu nhẹ thơm ngon (rượu cajou) hoặc lấy dịch làm nước quả, sirô (rau hoa quả chữa bệnh). Các bộ phân của cây Điều còn được dùng thuốc: Thuốc an thần: 20 - 30g lá Điều phơi khô thái nhỏ sắc với 400ml nước, lấy 100ml uống (Rau hoa quả chữa bệnh). Chữa kiết lỵ: Nhân hạt Điều cùng với Măng cụt, hạt cau già và rau má, mỗi thứ 30g, sắc đặc uống (như trên). Chữa tiêu chảy, viêm họng: Vỏ cây phơi khô, thái mỏng sắc lấy nước uống (như trên). Ngăn ngừa ung thư: Chất proanthocyanidins trong hạt điều cô lập các khối u và ngăn chặn các tế bào ung thư phân chia. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng hạt điều có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột già. Hàm lượng đồng cao cũng là nguồn chính tạo sức mạnh loại bỏ các gốc tự do, hạt điều còn có chất phytochemical và chất chống oxy hóa bảo vệ khỏi bệnh tim và ung thư. Tốt cho tim: Hạt điều có hàm lượng chất béo thấp hơn so với hầu hết các loại hạt khác và hầu hết là trong các hình thức của axit oleic, chất béo không bão hòa đơn có lợi cho sức khỏe tim tương tự được tìm thấy trong dầu ô liu. Nghiên cứu cho thấy axit oleic thúc đẩy sức khỏe tim mạch bằng cách giúp làm giảm nồng độ chất béo trung tính, nồng độ cao trong đó có liên quan với tăng nguy cơ bệnh tim. Hạt điều tuyệt vời vì không chứa cholesterol và chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm nguy cơ tim mạch và bệnh tim mạch vành. Magie trong hạt điều giúp hạ huyết áp và giúp ngăn ngừa các cơn đau tim. Chữa đau nhức: Dùng rượu Điều (nước quả giả lên men) xoa bóp (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). Chữa chai chân, nứt nẻ chân, vết loét: Bôi dầu vỏ (như trên). Chữa viêm họng: Súc miệng bằng rượu Điều (như trên). Chống nôn mửa: Nhấm nháp rượu Điều (như trên)

3

3- Quả giả (cuống quả) rất giàu vitamin C, có thể ăn tươi, hoặc ép lấy dịch cho lên men làm rượu nhẹ, nước giải khát lên men. Tuy nhiên không nên ăn nhiều trái tươi vì gây tưa lưỡi. Rượu chế biến từ quả giả này có thể dùng xoa bóp khi đau nhức? súc miệng chữa viêm họng, chống nôn mửa.Nhân là sản phẩm chính của cây Điều do có giá trị cao, sử dụng đa dạng, sau khi loại hết vỏ, được rang hoặc dùng tươi hoặc dùng trong chế biến bánh, kẹo. Bôm đào lộn hột dung chữa chai, loét, nẻ chân. Dầu nhân dùng để chế thuốc.

4 4- Không chứa cholesterol và cực kỳ an toàn cho tim. Có tác dụng xây dựng cơ thể. Giúp trong việc duy trì nướu răng và răng khỏe mạnh. Cung cấp năng lượng cho cơ thể và được coi là một loại thực phẩm giàu năng lượng. Coc chứa các chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, giúp bảo vệ tim của bạn vì nó giúp làm giảm các chất béo trung tính thường gây ra bệnh tim. Có đặc tính chống oxy hóa, hạt điều giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư. Giàu magiê. Magiê cùng với canxi có tác dụng xây dựng cơ bắp khỏe mạnh và xây dựng xương trong cơ thể của bạn.

Ai mà đau nhức cả người Rượu Điều xoa bóp, khỏe người lại ngay

57


Cây Hoa Hồi

Hồi đã được sử dụng làm gia vị và làm thuốc từ hàng ngàn năm trước đây ở nước ta cũng như ở Trung Quốc. Quả và tinh dầu hồi là loại gia vị thơm, hấp dẫn trong chế biến thực phẩm.

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Tinh dầu hồi được sử dụng nhiều trong công nghệ chế biến rượu khai vị, rượu mùi, nước ngọt và bánh kẹo. Hương vị hấp dẫn của hồi vừa có tác dụng kích thích tiêu hoá, vừa gây cảm hứng ngon miệng. Trong y học dân tộc ở nước ta cũng như tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…, hồi được dùng làm thuốc gây trung tiện, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, giảm đau, giảm co bóp trong dạ dày, trong ruột, lợi sữa, chữa trị nôn mửa, đau, thấp khớp, đau lưng, ngộ độc thịt cá và chữa trị khi bị rắn độc cắn…

2

2- Tây y coi tinh dầu hồi có tính kích thích, tăng cường nhu động ruột, dùng chữa đau bụng, tăng tiết dịch đường hô hấp, giúp tiêu hoá, giảm đau, khử đờm. Tinh dầu hồi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao và nhiều loại vi khuẩn khác, nên được dùng làm thuốc sát khuẩn, trị nấm ngoài da và ghẻ lở. Hồi còn được dùng trong việc sản xuất, chế biến thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, diệt chấy, rận, rệp, và một số ngoại ký sinh trùng ở gia súc. Tinh dầu Hồi có mùi đặc trưng. Nó được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày trong, dùng ướp thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm… tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, ở nồng độ thấp ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao…

1

Cây Hoa Hồi

dầu hồi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn

58


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

C

âyHồi đã được sử dụng làm gia vị và làm thuốc từ hàng ngàn năm trước đây ở nước ta cũng như ở Trung Quốc. Quả và tinh dầu hồi là loại gia vị thơm, hấp dẫn trong chế biến thực phẩm.

3

Tinh dầu hồi được sử dụng nhiều trong công nghệ chế biến rượu khai vị, rượu mùi, nước ngọt và bánh kẹo. Hương vị hấp dẫn của hồi vừa có tác dụng kích thích tiêu hoá, vừa gây cảm hứng ngon miệng. Trong y học dân tộc ở nước ta cũng như tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…, hồi được dùng làm thuốc gây trung tiện, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, giảm đau, giảm co bóp trong dạ dày, trong ruột, lợi sữa, chữa trị nôn mửa, đau, thấp khớp, đau lưng, ngộ độc thịt cá và chữa trị khi bị rắn độc cắn… Tây y coi tinh dầu hồi có tính kích thích, tăng cường nhu động ruột, dùng chữa đau bụng, tăng tiết dịch đường hô hấp, giúp tiêu hoá, giảm đau, khử đờm. Tinh dầu hồi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao và nhiều loại vi khuẩn khác, nên được dùng làm thuốc sát khuẩn, trị nấm ngoài da và ghẻ lở. Hồi còn được dùng trong việc sản xuất, chế biến thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, diệt chấy, rận, rệp, và một số ngoại ký sinh trùng ở gia súc. Tinh dầu Hồi có mùi đặc trưng. Nó được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày trong nươc dùng phở, dùng ướp thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm…tinh dầu hồi có tác dụng kháng khuẩn, ở nồng độ thấp ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao… Cảm hàn, đau bụng thổ tả: Dùng Hồi hương tán bột uống mỗi lần 2g với rượu, ngày uống 3,4 lần. Hoặc dùng tinh dầu Hồi uống mỗi lần 4 giọt, ngày uống 3-4 lần. Hôi miệng, thở hôi: Dùng hoa Hồi nhai nuốt, mỗi ngày vài cánh. Đau lưng: Hồi (bỏ hạt) tẩm nước muối sao, tán nhỏ, mỗi lần dùng 6-10g với rượu. Ngoài dùng lá Ngải cứu chườm nóng vào lưng. Chữa cổ trướng và thũng trướng mạn tính: Dùng Hồi hương 2g và hạt Bìm bìm 8g, tán bột, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống trong 3-4 ngày liền. Đại tiểu tiện không lợi: Hồi và Bìm bìm như trên tán bột mỗi lần uống 4g với nước gừng

3- Cây gỗ nhỏ, thường xanh, cao 6-8(-15)m, đường kính thân 15-30cm. Thân mọc thẳng, tròn, vỏ ngoài màu nâu xám. Cành non hơi mập, nhẵn, màu lục nhạt, sau chuyển thành màu nâu xám. Lá mọc cách và thường tập trung ở đầu cành, trông tựa như mọc vòng; mỗi vòng thường có 3-5 lá. Phiến lá nguyên, dày, cứng, giòn; hình trứng thuôn hay trái xoan thuôn; kích thước 6-12x2,5-5cm; đầu lá nhọn hoặc tù, gốc lá hình nêm; mặt trên màu lục sẫm, nhẵn, mặt dưới xanh nhạt; gân dạng lông chim, gồm 9-12 đôi, không nổi rõ. Cuống lá dài 7-10cm.

Hoa Hồi tính có vị thơm Trị ngay hôi miệng, đau lưng giúp mình

59


Cây QUẾ

Y học phương Đông xem quế là 1 trong 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ. Còn y học phương Tây trước đây chỉ quan tâm đến tinh dầu quế và dùng quế làm hương liệu.

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Vỏ quế là phần biểu bì của cành lớn của cây quế, vỏ quế cũng bao gồm nhiều loại khác nhau như: Vỏ của thân cây, vỏ của cành cây, vỏ của cây thu hoạch ở giai đoạn 5 đến 20 năm và vỏ quế thu hoạch từ cây ở giai đoạn 20 năm trở lẻn.

2

1

Cây Quế

là sản phẩm được thu hoạch từ những cành nhỏ của cấy quế

60

2- Quế ống là biểu bì cành cây to của cây quế nó còn được gọi với nhiểu tên như: Nhục quế, ngọc thụ, quế đơn, quế bì, vỏ quế được phơi khô cạo biểu bì gọi là Quế ống hay Quan quế. Quế cành là sản phẩm được thu hoạch từ những cành nhỏ của cấy quế sau đó được phơi khô và thái nhỏ. Sản phẩm quế cành được sử dụng làm nhang, nguyên liệu cho các sản phẩm gối nệm… Quế vụn là hỗn hợp gồm vỏ quế, bột quế, cành quế được thu gom trong quá trình sơ chế như phơi xay vận chuyển các sản phẩm như vỏ quế, ống quế, thu hoạch các cành nhỏ từ cây quế.Sản phẩm quế vụn được sử dụng cho nhiều nhu cầu khác nhau như: làm chất liệu cho các sản phẩm như gối, nệm, lót giày….


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

1. Giảm cholesterol: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol. Quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu). 2. Giảm lượng đường máu và trị bệnh tiểu đường tuýp 2: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát. 3. Bệnh tim mạch: Quế giúp củng cố sức khỏe hệ tim mạch vì thế tránh cho cơ thể khỏi các rắc rối liên quan tới tim mạch. Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp. 4. Chống ung thư: Nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư. Ngoài ra, chất xơ và canxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết. 5. Ngừa sâu răng và sạch miệng: Quế từ lâu đã được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị sâu răng và hơi thở có mùi. Chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho.

3

6. Bổ não: Quế kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngửi quế làm tăng nhận thức, trí nhớ hiệu quả, tăng khả năng tập trung và nhạy bén.

3- Y học phương Đông xem quế là 1 trong 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ. Còn y học phương Tây trước đây chỉ quan tâm đến tinh dầu quế và dùng quế làm hương liệu. Gần đây, người ta đã phát hiện trong bột quế còn có một chất có tác dụng hạ đường huyết – là một chứng minh kinh nghiệm của y học phương Đông dùng quế chữa tiêu khát. Cây to, cao 10-20m, vỏ ngoài nứt nẻ, thân phân nhiều nhánh. Cây mọc hoang trong rừng, hoặc trồng bằng hạt, hay chiết cành, sau 5 năm có thể thu hoạch, nhưng vỏ quế bóc sau 20-30 năm thì tốt nhất. Vỏ quế bóc vào tháng 4-5 hay 9-10 sẽ dễ hơn vì đây là giai đoạn quế làm nhựa. Vỏ quế đem về ngâm nước 1 ngày, rửa sạch rồi xếp vào sọt tre kín, ủ lá chuối chung quanh khoảng 3-7 ngày rồi lấy ra để chỗ mát cho khô.

7. Giảm các bệnh truyền nhiễm: Với khả năng chống khuẩn, chống nấm, chống vi rút, chống các vật ký sinh và là chất khử trùng nên quế rất hữu hiệu trong việc chống viêm nhiễm cả bên trong và ngoài. Quế được xem là rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh nấm âm đạo, nấm vòm họng. ngừa bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo, nhiễm trùng vòm họng, loét dạ dày và chấy trên đầu

Quế thì quý hiếm vô cùng Dùng cho tim mạch, ung thư chống phiền

61


1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Trên đồi núi cao tại Tây Bắc, trà Dâm dương hoắc tăng cường chức năng sinh lý cho cả nam và nữ. Tên gọi là dương hoắc, tiên linh tỳ, Cương Tiền, Phương Trương Thảo, Thiên Lưỡng Kim, Hoàng Liên Tổ, Ngưu giá hoa, Phế kinh thảo. Tên thông dụng hiện nay gọi là Dâm dương hoắc vì dân gian thường lấy lá của loại cây này cho dê ăn và có công dụng làm tăng ham muốn tình dục và dê đực có khả năng giao phối với dê cái nhiều lần trong ngày. Ở Việt Nam, cây này xuất hiện tại các vùng núi cao biên giới giáp ranh Trung Quốc, đặc biệt ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. Cây thân thảo, cao 0,5 - 0,8 m có hoa, cuống dài, chứa các thành phần gồm flavonoid, phytosterol, tinh dầu, axít palmitic, dầu béo, vitamin E, alcaloid. Dâm dương Hoắc là một trong những vị thuốc trắng dương, bổ thận của dược học cổ truyền dành cho nam giới và nữ giới. Dâm dương Hoắc có tên Latin thuộc chi Herba Epimedii như dâm dương hoắc lá to, dâm dương hoắc lá hình tim Theo dược học cổ truyền, dâm dương hoắc vị cay ngọt, tính ấm; Có công dụng ôn thận tráng dương (làm ấm tạng thận và khỏe dương khí), cường cân tráng cốt (làm mạnh gân xương) và khứ phong trừ thấp; Thường được dùng để trị các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, tinh lạnh, muộn con, lưng đau gối mỏi, gân cốt co rút, bán thân bất toại, tay chân yếu lạnh, phong thấp, tiểu tiện bất cấm.

1

Cây Dâm Dương Hoắc

công dụng ôn thận tráng dương

62


Cây Dâm Dương Hoắc Dâm dương hoắc, vị thuốc quý dành cho quý ông, hướng dẫn chi tiết cách ngâm và sử dụng cây dâm dương hoắc làm thuốc hiệu quả nhất

2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

D

ược lý hiện đại cho thấy: Dâm dương hoắc có công dụng như nội tiết sinh dục, làm tăng trọng lượng của thuỳ trước tuyến yên, tinh hoàn, buồng trứng và tử cung trên động vật thực nghiệm, kích thích quá trình bài tiết tinh dịch, nâng cao hoạt động của tinh hoàn, qua đó gián tiếp làm hưng phấn và tăng cường khả năng tình dục. Mặc khác, dâm dương hoắc có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, thậm chí cả trực khuẩn lao. Có tác dụng giảm ho, trừ đờm, chống co thắt phế quản, làm hạ huyết áp và bảo hộ tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu oxy nhờ khả năng làm tăng lưu lượng động mạch vành. Một số bài thuốc có dâm dương hoắc: Ấm thận tráng dương: Trong trường hợp thận dương suy kém, lưng đau, liệt dương, đái dắt, không nhịn được: Rượu thuốc dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 1.000g, rượu trắng 10 lít. Ngâm trong 1 tháng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Trị liệt dương, bán thân bất toại. Thịt dê hầm dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 25g, thịt dê 200g. Cho chút rượu khuấy trộn đều, thêm muối hầm chín nhừ, thêm gừng, hành, gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp nam giới thiểu năng sinh dục, tinh trùng ít, hoạt lực kém, liệt dương di tinh; người cao tuổi có thể suy nhược đau lưng mỏi gối, yếu tay chân. Trừ thấp giảm đau: Đau các khớp xương do phong thấp hoặc hàn thấp, chân tay co quắp tê cứng: Dâm dương hoắc 20g, uy linh tiên 12g, thương nhĩ tử 8g, quế chi 8g, xuyên khung 8g. Sắc uống. Ngoài ra có thể dùng rượu dâm dương hoắc huyết đằng: Dâm dương hoắc 30g, ba kích 30g, kê huyết đằng 30g, rượu 1.000ml, đường phèn 60g, ngâm sau 7 ngày thì dùng

Ai mà phong thấp, cứng người Cây Dâm Dương Hoắc ngời ngời lại ngay

63


Cây Hoa Thủy Tiên

Theo dược học cổ truyền, hoa thủy tiên vị đạm, tính mát; rễ cây hoa có vị cay đắng, tính lạnh; có công dụng khứ phong thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc...

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Theo Bách khoa toàn thư mở, Thủy tiên (danh pháp khoa học: Narcissus) là tên gọi để chỉ một nhóm cây dạng thân hành cứng, chủ yếu ra hoa về mùa xuân. Có một vài loài thủy tiên ra hoa vào mùa thu. Ít ai có thể biết rằng thủy tiên với vẻ đẹp quý phái, hương thơm dịu mát không chỉ tô điểm cho hương vị ngày xuân thêm ấm áp mà còn được dùng làm thuốc.

1 2

2- Theo dược học cổ truyền, Hoa thủy tiên vị đạm, tính mát; rễ cây hoa vị đắng, tính lạnh, có công dụng khứ phong, thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc. Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, viêm loét tuyến vú, quai bị viêm hạch… Người ta yêu thủy tiên vì vẻ đẹp quý phái và hương thơm đặc biệt, nhưng chắc hẳn sẽ thêm quý loài hoa này nếu biết rằng nó còn là một vị thuốc chữa bệnh. Hoa thủy tiên có chứa 0,2 – 0,45% tinh dầu, trong đó chủ yếu là eugenol, benzaldehyde, benzyl alcohol, cinnamic alcohol. Ngoài ra, còn chứ rutin, isorhamnetin-3-rhamnoglucoside, citronellol…

Cây Hoa Thủy Tiên

thủy tiên với vẻ đẹp quý phái, hương thơm dịu mát

64


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

Bài thuốc chữa bệnh Kiết lỵ: Hoa thủy tiên 3g, sắc kỹ lấy nước, pha thêm một chút đường trắng uống trong ngày. Quai bị: Hoa hoặc củ thủy tiêu giã nát, sao nóng rồi đắp lên. Tiểu tiện không thông: Củ thủy tiên giã nát rồi đắp vào huyệt dung tuyền. Vị trí huyệt dung tuyền: nằm ở điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ hai với điểm giữa bờ sau gót chân. Phụ nữ ngũ tâm phiền nhiệt: Hoa thủy tiên, lá sen khô, xích thược, lượng bằng nhau. Tất cả sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g với nước ấm. Trẻ em co giật: Hoa thủy tiên 10 bông, phơi khô sắc uống, có thêm một chút đường. Mụn nhọt, đinh độc: Hoa hoặc củ thủy tiên tươi giã nát đắp lên nơi bị tổn thương; hoặc dùng củ thủy tiên, dã tường vi, lá phù dung và rễ cây chuối tiêu, giã nát rồi đắp vào nơi bị bệnh. Côn trùng đốt: Dùng hoa hoặc lá thủy tiên tươi giã nát đắp vào. Áp-xe vú: Hoa thủy tiên giã nát, trộn với một chút rượu rồi đắp vào nơi bị bệnh, mỗi ngày đắp 2 lần

3

3- Củ và lá thủy tiên trông giống như củ và lá hành tây. Theo dược học cổ truyền, hoa thủy tiên tính mát, rễ cây hoa có vị cay đắng, tính lạnh; có công dụng khứ phong thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thủng giải độc; được dùng để chữa các chứng bệnh như kinh nguyệt không đều, phụ nữ ngũ tâm phiền nhiệt (nóng lòng bàn tay, bàn chân và vùng ngực), mụn nhọt, viêm loét, viêm tuyến vú, quai bị, viêm hạch…Y như cổ Bản thảo cương mục cho rằng, hoa thủy tiên có công năng “khứ phong khí”. Thường được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, uống trong với liều từ 3 – 6g, dùng ngoài giã nát đắp hoặc nấu nước rửa.

Ai mà quai bị to đau Thủy Tiên sắc đắp lên chân khỏi dần

65


Cây Hoàng Cầm Râu Hoàng cầm râu có tên gọi khác là Bán chi liên là một trong số nhưng cây thuốc nam trong bài thuốc y học cổ truyền của y học Trung Hoa. Bán chi liên cũng là vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Mô tả về cây: Cây thảo cao 0.2-0.5m, thân không lông. Lá mọc phiến đối; phiến xoan thon, dài 1-2 cm, mép có răng đều, gân bên 3-4 đôi; cuống ngắn, 1mm. Cụm hoa dài 3-5cm, ở ngọn; lá bắc thon hẹp; đài hình chuông cao 2.5mm có 2 môi, môi trên mang một cái khiên (thuẫn) hình chóp, có lông ,rụng sớm, môi dưới tồn tại; tràng màu xanh, có lông thưa, cao 7-9cm, chia 2 môi, môi trên 3 thùy, môi dưới tròn, miệng rộng; nhị 4, bao phấn có ít lông.

1 2

1

Cây Hoàng Cầm Râu

là vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

66

2- Đặc điểm sinh thái: Mọc nơi sáng và ẩm, ruộng hoang, bãi hoang, từ vùng thấp đến vùng cao. Ra hoa từ tháng 4-10, có quả từ tháng 6-11. Khu vực phân bố: Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị. Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan. Bộ phận thường dùng: Toàn cây, có tên thuốc trong Đông y là Bán chi liên. Thu hái toàn cây vào mùa xuân, hè, lúc cây ra hoa. Rửa sạch, phơi khô, bó lại để dùng. Tính vị, tác dụng và dược lý: Vị cay, đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệ giải độc, hoat huyết hóa ứ, lợi thấp.


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

T

hường dùng trị: Khối u tân sinh. Áp xe phổi ( Lao phổi xơ). Viêm ruột thừa. Viêm gan, xơ gan cổ trướng. Dùng ngoài trị các loại mụn nhọt sưng đau, viêm vú, viêm mủ da, sâu quảng, rắn độc cắn, sâu bọ cắn đốt, đòn ngã tổn thương. Liều dùng 20-40g có thể tới 80g, dạng thuốc sắc để uống trong. Dùng ngoài với lượng cây tươi vừa đủ, giã ra đắp và nấu nước rửa. Người ta còn dùng thay ích mẫu để trị bệnh phụ khoa. Tác dụng miễn dịch: Tác dụng chống dị ứng của Baicalein liên hệ đến sự ức chế khả năng giải phóng enzym ra khỏi các tế bào, có lẽ do thủ thể ức chế. Tác dụng ngăn ngừa dị ứng này làm cho cơ dãn rathuốc có tác dụng đối với da của heo được gây dị ứng và chất Histamin. Chất Baicalein và Baicalin có tác dụng gĩan phế quản đối với tiểu phế quản của heo bị gây dị ứng suyễn. Cả hai chất này có tác dụng ức chế phù co thắt và giảm tính thẩm thấu mao mạch ở chuột. Chất Baicalin cũng ngăn ngừa phổi xuất huyết ở chuột xuống mức thấp nhất Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng cầm có kháng phổ rộng. Trong thí nghiệm, nó có tác dụng ức chế đối với nhiều khuẩn bệnh gồm Tụ cầu vàng, Ytực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, não mô viêm Neisseria. Có báo cáo cho thấy Tụ cầu khuẩn vàng kháng Peniciline lại rất nhậy ở trong Hoàng cầm.. nhiều thí nghiệm báo cáo cho thấy thuốc có tác dụng kháng lại trực khuẩn lao. Trong khi thuốc có dấu hiệu tốt đối với chuột thì lại không có tác dụng đối với heo Hà Lan. Cho chuột bị nhiễm virus dùng Hoàng cầm, không có dấu hiệu giảm tổn hại ở phổi và tăng thời gian sống hơn so với với nhóm đối chứng. Trong thí nghiệm cũng thấy có tác dụng kháng lại với nấm da và có khả năng diệt Leptospira Chữa phế nhiệt, ho ra máu, sưng phổi, thổ huyết: Hoàng cầm tán nhỏ, uống mỗi lần 4-5g, ngày uống 2-3 lần với nước cơm hoặc nước sắc Mạch môn làm thang. 14.2. Chữa đau bụng đi lỵ ra máu mũi, hay đau bụng khan: Hoàng cầm, Bạch thược mỗi vị 10g, tán bột sắc uống

3

3- Bán chi liên là 1 trong số những cây thuốc nam trong bài thuốc cổ truyền của Y học Trung Hoa dùng trong các trường hợp bệnh nhân Ung thư. Cây thuốc này còn được lưu truyền và được người Việt ở Mỹ sử dụng rất nhiều, đã có nhiều bệnh nhân Ung thư tại Mỹ sử dụng bài thuốc nam có hiệu quả rất tốt, nhiều bệnh nhân sức khỏe đã hồi phục. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số tác dụng của cây bán chi liên. Cây có tác dụng xổ tiêu ( Giúp đẩy độc tố ) Tiêu khối U thời kỳ đầu (thường kết hợp với cây bạch hoa xà thiệt thảo, xạ đen là hai vị thuốc trị khối U,mụn nhọt sẽ giúp bệnh nhân Ung thư tiêu khối U nhanh chóng) Hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi Hỗ trợ điều trị viêm ruột thừa Tốt cho người bệnh viêm gan, xơ gan cổ trướng Trị rắn trùng, thú độc cắn, chấn thương.

Côn trùng, rắn độc cắn thân Hoàng Cầm Râu sắc uống trong, đắp ngoài

67


Cây Hoa Mào Gà

Hoa màu gà là loại cây thân thảo, là loại cây cảnh, màu gà có 2 loại màu gà trắng và đỏ. Ngoài tác dụng trang trí cho không gian sống thì hoa màu gà còn có tác dụng chữa bệnh mà ít ai biết.

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Hoa mào gà vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như trĩ, kinh nguyệt không đều, khí hư, mề đay… Mào gà đỏ thuộc loại cây thân thảo, cao từ 60 – 90cm, thân màu đỏ, thẳng đứng và phân nhánh, cành nhẵn: Lá mọc so le, có cuống, phiến lá nguyên, hình trứng, đầu lá nhọn, phía gốc to rộng hơn, màu xanh nhạt, gân lá đỏ, mép nguyên. Hoa màu đỏ, vàng hoặc trắng, cuống rất ngắn, hoa mọc thành bông có hình giống như mào của con gà với mép loe to ra. Quả có hình trứng hay hình cầu, chứa 8 – 10 hạt đen bóng. Cây ra hoa vào mùa hè, kết quả vào tháng 9 – 11.

1

2- Tuy được gọi là “mào gà đỏ” nhưng như mô tả ở trên, hoa có 3 màu: đỏ, vàng hoặc trắng. Cần phân biệt cây “mào gà đỏ” với cây “mào gà trắng”. Cây mào gà trắng (còn gọi là: mào gà đuôi nheo, thanh tương tử) có hoa hình trứng thuôn dài, đầu nhọn, hoa màu trắng hoặc trắng hồng, nhìn không giống như mào con gà (ở bài viết này, chúng ta sẽ không đề cập tới loại cây mào gà trắng này).

2

Cây Hoa Mào Gà

có hình giống như mào của con gà với mép loe to ra

68


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

C

hữa các bệnh về “huyết” (máu) Chữa thổ huyết bằng hoa mào gà đỏ Hoa mào gà đỏ sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần với nước ấm. Hoặc: Hoa mào gà đỏ (dùng cả cây) lượng vừa đủ, sắc uống. Hoa mào gà đỏ chữa khạc ra huyết Hoa mào gà đỏ tươi 24g, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc uống. Chữa đại tiện ra máu nhờ hoa mào gà đỏ Hoa mào gà đỏ sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6 – 9g, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, Hoặc hoa mào gà đỏ 30g, Ngải diệp 30g sao đen, sắc uống. Hoa mào gà đỏ chữa các bệnh về “kinh nguyệt” nữ giới Hoa mào gà đỏ chữa bế kinh Hoa mào gà đỏ tươi 24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày. Chữa rong kinh bằng hoa mào gà đỏ Hoa mào gà đỏ 20g, ngải cứu 20g sao cháy. Sắc uống ngày một thang; 10 ngày là một liệu trình. Kinh nguyệt quá nhiều chữa bằng hoa mào gà đỏ Hoa mào gà đỏ lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6g khi bụng đói với một chút rượu. Hoặc: Hoa mào gà đỏ sao cháy tán bột uống mỗi lần 6 – 9 g với nước ấm.

3

Hoa mào gà đỏ chữa các căn bệnh khác Chữa rết cắn bằng hoa mào gà đỏ Dùng cả cây hoa mào gà đỏ, giã nát, đắp vào vết thương. Chữa trĩ lở loét bằng hoa mào gà đỏ Hoa mào gà đỏ 3g, ngũ bội tử 3g, một chút băng phiến; tất cả tán bột, trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng loét 3- Tác dụng chữa bệnh của hoa mào gà đỏ, những thông tin hữu ích về công dụng chữa bệnh độc đáo của loài hoa mộc mạc và gần gũi với người dân Việt Nam: hoa mào gà đỏ. Không chỉ là cây cỏ hay một loài hoa làm cảnh, hoa mào gà đỏ còn là một món ăn dinh dưỡng, một vị thuốc chữa bệnh độc đáo trong dân gian với nhiều tác dụng: thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, chỉ lị… được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh thổ huyết, khạc huyết, bế kinh, rắn cắn, mề đay… Hãy cùng mecuteo.vn tìm hiểu những thông tin hữu ích về loài cây này trong bài viết

Màu Gà hoa đỏ nhung tươi Dùng cho bổ huyết, loét ngoài thịt da

69


Cây Sói Rừng

Cây sói rừng là một vị thuốc nam đa công dụng, dân gian thường dùng để ngâm rượu điều trị các chứng đau nhức xương khớp, viêm nhiễm. Vậy cách dùng vị thuốc này thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Ở nước ta hiện nay cây phân bố và mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn, ở miền Trung Tây Nguyên cây mọc chủ yếu ở các tỉnh Kom Tum, Lâm Đồng… Nhất là ở vùng bìa rừng những nơi đất ẩm. Toàn bộ phần cây trên mặt đất đều dùng được để làm thuốc. Cây thu hái quanh năm, đem phơi khô bảo quản làm thuốc.

2 2- Theo Đông y cây có vị đắng cay, tính hơi ấm, hơi độc có tác dụng hoạt huyết giảm đau, tiêu viêm. Y học cổ truyền đánh giá cao tác dụng của cây sói rừng, đây là một vị thuốc đa công dụng. Cây có một số tác dụng chính như:

1

Cây Sói Rừng

Tác dụng tiêu trừ phong tê thấp

70

Tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm Tác dụng hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu Tác dụng tiêu trừ phong tê thấp Tác dụng làm chậm lại quá trình ôxi hóa Tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, mát gan Cây mọc hoang ở vùng núi đất, ở bìa rừng và ven đồi ẩm nhiều nơi : Lạng sơn, Hoà Bình, Hà Tây đến Kontum, Lâm Đồng. Cũng được trồng để lấy hoa ướp trà. Thu hái toàn cây vào mùa hạ thu, dùng tươi hay phơi khô trong râm. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn phơi trong râm, cũng có thể dùng tươi.


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

P

hòng cảm mạo Dùng sói rừng 10-15g; mùa đông thêm tía tô 6g, mùa hè thêm kim ngân hoa 6g, sắc nước uống thay trà trong ngày. – Chữa các chứng viêm Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy: Mỗi ngày dùng 30-40g cành lá sói rừng tươi, sắc lấy nước, chia 3 lần uống, liên tục 2-3 ngày hoặc dài ngày hơn; có tác dụng chống viêm rất tốt: các loại tụ cầu khuẩn và trực khuẩn đều có tác dụng ức chế ở mức độ nhất định. Thử nghiệm đối với các bệnh nhân viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày ruột cấp tính, lỵ trực trùng… hiệu quả trung bình tới 75-80%. Một số bệnh nhân, chỉ sau 1-2 ngày dùng thuốc, thân nhiệt khôi phục bình thường.

3 3- Cây nhỏ cao 1-2 m, nhánh tròn. Lá mọc đối, có phiến dài xoan bầu dục, dài 7-18cm, rộng 2-7cm, đầu nhọn, mép có răng nhọn, gân phụ 5 cặp; cuống ngắn 5-8mm. Bông kép, ít nhánh, nhánh ngắn, hoa nhỏ, mầu trắng, không cuống. Quả nhỏ, đỏ gạch, mọng gần tròn 6 x 4mm. Hoa tháng 6-7, quả tháng 8-9. Theo phương pháp chữa bệnh của đồng bào Dân tộc Tày, Sói rừng được dùng để điều trị các chứng bệnh về xương khớp, giúp giải độc, tiêu viêm.

Chữa đau lưng Dùng cành lá sói rừng 10-15g, sắc với nửa rượu nửa nước, uống trong ngày. – Chữa đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm khớp xương do phong thấp Dùng cây tươi, giã nát, sao rượu, đắp; hoặc dùng 15-30g rễ sắc với nước hoặc ngâm rượu uống. – Chữa ngoại thương, xuất huyết Dùng cây tươi, giã nát, đắp; hoặc dùng 15-30g rễ, ngâm rượu uống. – Chữa vết thương, loét không liền miệng Dùng cành lá, lượng thích hợp, nấu nước rửa, ngày 1-2 lần. – Chữa bỏng Dùng lá sói rừng, phơi khô, tán mịn, trộn thêm 2 phần dầu hạt sở hoặc dầu vừng; Hàng ngày bôi vào chỗ bị bỏng. Lá cây sói rừng có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất; rễ và cành tươi có tác dụng mạnh hơn rễ và cành đã khô. Đối với các loại tụ cầu khuẩn và trực khuẩn đều có tác dụng ức chế ở mức độ nhất định. Thử nghiệm đối với các bệnh nhân viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày ruột cấp tính, lỵ trực trùng... hiệu suất trung bình tới 75 – 80%. Một số bệnh nhân, chỉ sau 1 – 2 ngày dùng thuốc, thân nhiệt khôi phục bình thường

4 4- Công dụng: Ung thư tuỵ, dạ dày, trực tràng, gan, cuống họng. Lỵ trực trùng, viêm ruột thừa cấp, bệnh nhọt. Đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp, đau lưng. Cảm mạo, viêm phổi. Kinh nguyệt không đều. Rễ ngâm rượu uống chữa ngực đau tức. Lá giã đắp trị rắn cắn. Một số nghiên cứu cho thấy Sói rừng có tác dụng điều trị bệnh Gút. Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy: Mỗi ngày dùng 30-40g cành lá sói rừng tươi, sắc lấy nước, chia 3 lần uống, liên tục 2-3 ngày hoặc dài ngày hơn; có tác dụng chống viêm rất tốt: các loại tụ cầu khuẩn và trực khuẩn đều có tác dụng ức chế ở mức độ nhất định.

Thân mà bị các chứng viêm Sói Rừng nấu uống tan viêm khỏe người

71


Cây Cỏ Mực

Cây cỏ mực có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời mà rất ít người biết tới. Là loại cây thấp mọc phổ biến ở miền Bắc, từ xưa nhân dân ta đã biết sử dụng cỏ mực trị bệnh hiệu quả.

1

1

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Cây cỏ mực còn có các tên khác như rau mực hay nhọ nồi (tên chữ hán hạn liên thảo là loài cây đài quả như sen) với tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ nhà cúc Asteraceae. Sở dĩ gọi nó là cỏ mực vì khi vò nát thấy có nước chảy ra đen như mực. Ở Ấn độ, cỏ mực là một trong số mười cây hoa quý (Dasapushpam), được sử dụng làm mỹ phẩm bôi da, thoa tóc từ thời xưa… nó cũng là nguyên liệu chế tạo chất phẩm nhuộm tóc đen. Tại Java, người ta dùng lá làm thực phẩm. Một cây cỏ mực có thể cao đến 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 - 8cm, rộng 5 - 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 - 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1.5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta.

2 2- Cỏ mực thuộc loại cây hàng năm mọc bò hoặc thẳng đứng, có lông thưa, cứng với chiều cao trung bình từ 0.2 - 0.4m, có thể đến 0.8m. Có thân màu nâu, lục nhạt hoặc hơi đỏ tía. Lá mọc đối, các phiến lá hẹp và dài tầm 2.5cm x 1.2cm. Mép lá nguyên hoặc có răng cưa cạn, có lông cả ở hai mặt lá. Hoa có màu trắng hợp thành đầu, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, có hoa lưỡng tính ở giữa và hoa cái bên ngoài. Quả bế cụt đầu hoặc dẹt, có 3 cạnh màu đen dài tầm 3mm, rộng 1.5cm.

Cây Cỏ Mực

nó cũng là nguyên liệu tạo phẩm nhuộm tóc đen

72


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

T

ính vị của cỏ mực Cỏ mực có tính lạnh, không độc, vị ngọt chua, có công dụng mát huyết (lương huyết), dưỡng thận âm, thanh can nhiệt, cầm máu, làm đen râu tóc. Thành phần hóa học có trong cây cỏ mực Có ít tinh dầu, chất đắng, tannin, caroten và chất ancaloit tên là ecliptin. Trong một số tài liệu ghi rằng cỏ mực chứa chất wedelolacton là chất curmarin lacton có thể tách được chất flavonozit và demetylwedelacton. Cỏ mực mọc ở đâu. Cỏ mực xuất hiện ở một số nước như Việt Nam, Ấn độ, Trung Quốc, Pakistan và một số nước vùng Nam Á.

Chữa chảy máu cam: Dùng 20g cỏ mực và 20g ngó sen đem sắc lấy nước uống 2 lần vào buổi sáng và chiều. Dùng liên tục 3 tuần.

Ở Ấn Độ: Cỏ mực được sử dụng làm thuốc nhuộm tóc, trị nấm lác đồng tiền, sói đầu, trị gan, sung gan, vàng da, lá lách phù trướng và làm thuốc bổ tổng quát. Cây cũng được sử dụng trị ho, ăn khó tiêu, chảy máu miệng, choáng váng, giúp lành vết thương, chữa đau răng… Rễ để gây nôn mửa và xổ. Bị bò cạp cắn dùng lá giã nát đắp vào.

Phòng ngừa và chữa các chứng viêm da: Dùng cỏ mực tươi đem rửa sạch, vò nát hoặc giã nát và sát lên vùng da ở chân tay hoặc các vùng da vị viêm đến khi da chuyển sang màu tím đen nhạt là được. Chữa tiểu ra máu: Dùng cỏ mực và mã đề với liều lượng bằng nhau rồi rửa sạch, giả nát vắt lấy nước uống khi đói. Ngày uống 3 chén.

Chữa ho ra máu: Cho 25g cỏ mực, 20g thuốc bạch cập sắc lấy nước. Chắt nước thuốc ra chén và cho 10g a giao o vào trộn đều. rồi chia 2 phần uống hết trong ngày. Uống liên tục 1 tuần. Chữa chóng mặt, hoa mắt do can thận âm hư tổn: Dùng 15g sinh địa và 15g cỏ mực sắc nước chia uống 2 lần/ ngày. Thực hiện liên tục trong 1 tháng.

Ở Pakistan: Cây tươi sử dụng làm thuốc bổ chung, làm giảm sưng lá lách và, trị suyễn, bệnh ngoài da, bệnh gan, hạch sưng,... Lá để trị nhức đầu, ho, hói tóc, lá lách và gan sưng phù, vàng da.

Chữa sỏi thận, tiểu ra máu: Cho 25g cỏ mực, 15g xa tiền thảo sắc lấy nước uống thay nước trà, cho thêm một chút đường trắng vào cho dễ uống. Dùng liên tục 3 tuần.

Ở Trung Hoa: Lá dùng để kích thích mọc tóc. Toàn cây điều chế chất chát cầm máu, trị ho ra máu, đau mắt, tiểu ra máu, sưng gan, sưng ruột, đau lưng, vàng da… Lá tươi dùng để bảo vệ tay và chân nông gia phòng ngừa nhiễm độc và sưng khi làm đồng áng.

Chữa trĩ ra máu: Đem 1 nắm cỏ mực còn nguyên rễ rửa sạch và giã nát. Cho thuốc vào chén rượu nóng để tạo thành dịch đặc và uống. Còn bã cỏ mực thì đắp bên ngoài búi trĩ.

Ở Việt Nam ta: Cỏ mực được dùng để chữa xuất huyết nội tạng như xuất huyết ruột, ho ra máu, chảy máu lợi, nướu, răng; trị sưng gan, bàng quang, đường tiểu, mụn nhọt đầu đinh, bang bó ngoài giúp liền xương.

Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): Dùng cỏ mực khô đem tán bột. Mỗi ngày hòa 8g bột cỏ mực với nước cơm hoặc sắc nước uống liên tục 1 tháng

Những ai vàng mắt, vàng da Hái cây Cỏ mực sao vàng uống đi

73


Cây Lá Hen

Từ xa xưa, Lá Hen đã được sử dụng để điều trị bệnh hen phế quản. Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh cây lá Hen có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị hen phế quản và các bệnh lý hô hấp mạn tính.

1

2

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1- Cây lá Hen là một loại cây bụi, tên khoa học là Calotropis giggantea R. Br., thuộc họ Thiên lý (Ascleppiadaceae). Lá Hen còn có tên là “Nam tì bà”, “bàng biển” (miền Nam), “bồng bồng”. Theo tiếng Tày, lá Hen có tên gọi là “Cốc May”. Dược liệu từ cây lá Hen có vị đắng, hơi chát, tính mát, có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch, trừ ho. Cây lá Hen được sử dụng trong nên y học cổ truyền của Việt Nam và Ấn Độ từ hàng ngàn năm để điều trị bệnh hen phế quản, ho gà, viêm phế quản. Theo kinh nghiệm truyền lại, sử dụng lá Hen thường có kết quả sau 2 - 3 ngày. Có trường hợp uống vào thấy có kết quả ngay sau 10 phút. Lá Hen thường được kết hợp với nhiều vị thuốc khác để điều trị bệnh. 2- Thành phần của lá Hen còn có tác dụng làm loãng đờm và làm đờm dễ khạc hơn. Trong các nghiên cứu ở động vật, đã phát hiện ra cây lá Hen còn có một số chất hóa học có tác dụng hạ sốt, giảm đau, kháng khuẩn, chống loét dạ dày do rượu và các loại thuốc như aspirin

1

Cây Lá Hen

có tác dụng làm loãng đờm và làm đờm dễ khạc hơn

74


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

P

hân bố thu hái và chế biến Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm hàng rào hay để lấy lá làm thuốc. Lá hái gần quanh năm. Dùng vải sạch lau hết lông, phơi hay sấy khô mà dùng. Công dụng và liều dùng Nhân dân dùng cây bồng bồng làm thuốc chữa hen. Cách dùng như sau: hái lá đem về lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 10 lá sắc với 1 bát rưỡi nước, cô còn 1 bát. Thêm đường vào, chia 3 – 4 lần trong một ngày. Nước hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây nôn. Nên uống xa bữa cơm hoặc sau bữa cơm. Uống vào có thể thấy mỏi chân, tay, mình mẩy, đi ỉa lỏng (rất hiếm). Kết quả sau 2 – 3 ngày, có khi sau 7 – 8 ngày. Có trường hợp có kết quả sau 10 phút.

3 3- Trong cây lá hen có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sinh học rất tốt như: tăng cường sức bóp của cơ tim, tác dụng kháng viêm, giảm đau và chống oxy hóa, phòng ngừa nhiễm khuẩn. Cây lá hen được coi là bài thuốc “ khắc tinh” của các bệnh hô hấp mạnh tính. Cây cao 2-3m, phân nhiều cành. Lá hai mặt đều có màu lục xám, mặt dưới có lông trắng như phấn. Quả hình giáo, thuôn nhọn dần về phía đầu, chứa nhiều hạt có màng lông, toàn cây có nhựa mủ.

Tác dụng và hiệu lực của thảo dược trị hen phế quản Trong nhóm dược liệu dùng làm thuốc trị hen phế quản có hai dược liệu là Lá hen và Cốt khí củ đã được sử dụng rộng rãi từ lâu đời, ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra các chất có trong thành phần và chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, giúp long đờm, giãn phế quản đặc biệt trong Lá hen chứa hoạt chất a- và B-amyrin có tác dụng ức chế quá trình tạo chất trung gian Leukotriene – là chất gây co thắt phế quản và các phản ứng tiền viêm ở người bị hen, hoặc tắc nghẽn phế quản mạn tính (COPD). Được kiểm chứng qua nhiều năm sử dụng, thuốc có tác dụng: bình suyễn, (dùng lá hen, cốt khí củ, lãnh háo hoàn, tô tử giáng khí thang)… Đã được khẳng định bằng kết quả nghiên cứu hiện đại có tác dụng gây giãn phế quản mạnh, nhiều thuốc được phân lập từ thảo dược có chứa hoạt chất ephedrine. Tóm lại, cần kết hợp Đông y với tây y trong điều trị bệnh hen phế quản theo phương pháp giai đoạn cơn hen cấp dùng tân dược. Giai đoạn ổn định (thể mạn tính): dùng đông dược để điều chỉnh cơ địa người bệnh (điều hòa thủy hỏa) hạn chế tái phát, giảm cường độ bệnh, có tác dụng điều trị tận gốc bệnh hen phế quản

4

4- Theo đông y, lá Hen có vị đắng, hơi chát, tính mát, có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch, trừ ho. Thường dùng lá, hoa, vỏ thân, vỏ rễ…có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các dược liệu khác để đạt hiệu quả điều trị tối ưu. Lá tươi giã đắp chữa mụn nhọt, rắn cắn. Hoa, vỏ rễ tán bột uống chữa cảm lạnh, ho, hen suyễn, khó tiêu, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp… Nhờ những công dụng hữu ích trên, lá hen được cho là cứu tinh của hen suyễn.

Ai mà hen suyễn triền miên Dùng cây Hen sẽ khõe liền ta ơi

75


Cây Thường Sơn Theo tài liệu cổ thường sơn vị đắng, tính hàn, có độc, thục tất vị cay, tính bình có độc. Vào 3 kinh phế, tâm và can. Có tác dụng thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thủy.

Đặc Tính, Cấu Trúc Thực Vật

1

1- Dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờm tích ẩm dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa. Cây thường sơn cho ta các vị thuốc sau: Vị thường sơn (Radix Dichroae) là rễ phơi hay sấy khô của cây thường sơn. Lá và cành phơi hay sấy khô (Folium Dichroae) được gọi là thục tất. Trên thực tế ở Việt Nam người ta ít dùng rễ hoặc dùng cả rễ và lá đều gọi là thường sơn. Chữ Dichroa có nghĩa là 2 màu. Fbrifuga có nghĩa là đuổi sốt, vì cây và lá thường sơn có 2 màu tím đỏ và xanh lại có tác dụng chữa sốt do đó có tên này. Tên thường sơn vì có ở núi Thường Sơn, đất Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc hiện nay).

2

1 Cây Thường Sơn

Dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày

76

2- Thường sơn là một loại cây nhỡ cao 1 - 2m, thân rỗng, dễ gãy, vỏ ngoài nhẵn màu tím. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, dài 13-20cm, rộng 35-90mm, mép có răng cưa mặt trên xanh, mặt dưới tím đỏ, gân tím đỏ, không có lông hoặc hơi có lông. Hoa nhỏ màu xanh lam hay hồng, mọc thành chùm nhiều hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Quả mọng, khi chín màu xanh lam, đường kính 5mm, một ngăn, hạt nhiều nhỏ hình lê, có mạng ở mặt dài không đầy 1mm.


2

Công Dụng Của Thực Vật Với Con Người

T

3

rong nhân dân thường có nói muốn bớt nôn cần rửa lá bằng rượu rồi mới dùng nhưng chúng tôi đã có dịp rửa rượu rồi mà vẫn gây nôn.Thường khi dùng thường sơn, phối hợp với nhiều vị thuốc khác ít nôn hơn. Liều dùng trung bình 6 -12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ thường sơn, dây ký ninh (tẩm rượu, sao); vỏ vôi (tẩm nước gừng, sao), củ giềng, mỗi thứ 50g; thảo quả (nướng cháy vỏ), lá na (phơi khô) mỗi thứ 30g; gừng tươi 20g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Người lớn mỗi lần 30-40 viên, trẻ em 5-10 tuổi mỗi lần 10-15 viên; trên 10 tuổi mỗi lần 20-25 viên uống với nước ấm trước khi có cơn, ngày 1 lần. Rễ thường sơn 100g, thảo quả 80g, hà thủ ô trắng 50g; cam thảo nam, hạt cau, vỏ chanh, mỗi thứ 30g; miết giáp 20g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, uống mỗi ngày 40g.

3- Cây thường sơn mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền rừng núi nước ta, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây, Sapa-Lào Cai có mọc. Tại Trung Quốc cũng có mọc hoang và được trồng để lấy rễ và lá làm thuốc và xuất khẩu. Mùa thu vào các tháng 8 -10, người ta đào rễ về, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. Nếu dùng lá hái quanh năm nhưng tốt nhất lúc cây sắp và đang ra hoa. Hái về rửa sạch, phơi khô. Có thể dùng tươi.

Rễ thường sơn 60g, tẩm rượu, phơi khô làm nhiều lần; thanh cao hoa vàng 40g, hạt cau già 20g thái nhỏ, sao. Tất cả tán bột mịn, trộn với bột nếp và đường làm viên bằng hạt ngô ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 viên. Rễ thường sơn 80g, thảo quả 30g, quế chi 24g, hạt cau rừng 20g. Tất cả làm khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn đều. Người lớn: mỗi lần 8-12g. Trẻ em 3-7 tuổi, mỗi lần 2g; 8-10 tuổi mỗi lần 4g; Trên 10 tuổi mỗi lần 6g uống với nước ấm, ngày 2 lần. Rễ thường sơn 8g, hậu phác, hạt cau, thảo quả (nướng mỗi thứ 6g); cam thảo, thanh bì, trần bì mỗi thứ 4g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần /ngày

4 4- Theo tài liệu cổ thường sơn vị đắng, tính hàn, có độc, thục tất vị cay, tính bình có độc. Vào 3 kinh phế, tâm và can. Có tác dụng thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thủy. Dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờm tích ẩm dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa. Thường sơn là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong đông y để chữa bệnh sốt rét (sốt rét thường hay sốt rét ác tính) rất có hiệu quả. Còn dùng chữa sốt thường. Tuy nhiên nhược điểm của thường sơn là gây nôn. Những ancaloit lấy ra cũng gây nôn.

Cây thường Sơn độc rất nhiều Dùng rượu rửa là ít nhiều độc tan

77


78


V. Cách Bào Chế Thuốc

M

ục đích của phương pháp bào chế theo đông y cũng giống như mọi phương pháp bào chế khác là: 1. Làm cho vị thuốc tốt hơn lên bằng cách bỏ những bộ phận vô ích rơm rác, vỏ, hạt, v.v… không có tác dụng.

2. Giảm bớt hay loại bỏ độc tính của vị thuốc hay những chất không cần thiết đối với một loại bệnh nhất định. Ví dụ rang thảo quyết minh khi không muốn dùng tác dụng tẩy của nó, hay sao toan táo nhân để khi dùng có quá liều vẫn gây ngủ được, không làm bệnh nhân bồn chồn, bứt rứt, hoặc loại bỏ hạt kim anh có độc. 3. Giúp cho sự bảo quản dễ dàng hơn. Vi dụ đối với những loại thuốc có tinh bột hay có chất men lâu ngày làm giảm tác dụng chữa bệnh của vị thuốc thì đem đồ lên trước khi phơi để diệt men hay để làm chín 1 phần tinh bột. Nói chung, phương pháp bào chế theo đông y cũng giống như bào chế tây y nhưng có một số danh từ và cách làm hơi khác. Tuy nhiên do không được đào tạo tại một trường nào cho nên hiện nay bên cạnh cái đúng, hợp lý có lẫn nhiều phương pháp phức tạp, cầu kỳ, đượm màu sắc mê tín không cần thiết. Ở đây chúng tôi chỉ chú ý giới thiệu một số danh từ đặc biệt tương đối thống nhất của phương pháp bào chế đó. Ta có thể phân phương pháp bào chế đông y theo 3 loại: dùng lửa, dùng nước và loại phối hợp cả nước và lửa

79


1- Bào Chế Dùng Lửa

2- Bào Chế Dùng Nước

Chủ yếu gồm các phương pháp sau đây Nung (đoàn): cho vị thuốc trực tiếp vào lửa hồng hoặc cho vào 1 chảo đất hay chảo gang để mà nung. Phép này thường dùng đối với các vị thuốc khoáng vật như lô cam thạch, hay các vị thuốc là vỏ sò, vỏ hà như mẫu lệ, thạch quyết minh

Thương phương pháp bào chế dùng nước để làm cho vị thuốc mềm mại, dễ thái mỏng, hoặc làm cho vị thuốc được tinh khiết, bớt độc tính, bớt quá mạnh. Phương pháp dùng nước bao gồm: rửa (tẩy), ngâm (phiêu), dội (bào), thủy phi.

Vùi hay lùi (ổi): bọc vị thuốc vào giấy ẩm hay bột hồ ẩm rồi vùi tất cả vào tro nóng hay lửa nhẹ cho đến khi giấy hoặc hột hồ khô và cháy đen, giống như ta lùi bánh chưng. Sau khi để nguội, bóc lớp giấy hay bột hồ đi mà dùng vị thuốc ở trong. Trong phép này, bột hồ hay giấy ẩm hút bớt 1 phần chất dầu của vị thuốc, ví dụ khi ta chế nhục đậu khấu, cam toại. Sao (rang): cho vị thuốc vào nồi hay chảo gang, chảo đất, đun nóng và đảo đều. Phương pháp này hay dùng nhất, có khi sao vàng, có khi sao đen. Ví dụ: bạch truật, mạch nha, hoài sơn sao vàng cho có mùi thơm; sơn tra, thần khúc, chi tử sao cháy đen có lẽ để dùng phần than. Sao vàng hay sao đên đều phải giữ cho lửa đều; theo đông y khi sao như vậy vị thuốc tăng mùi thơm sẽ dễ vào tỳ vị hơn, hoặc vì 1 số vị thuốc là hạt khi sao dòn dễ vỡ, lúc sắc thuốc, dễ ngấm hơn. Những vị thuốc sao cháy thường với mục đích làm cho vị thuốc tăng thêm tình chất thu sáp nhưng sao cháy cần phải tồn tính nghĩa là tuy cháy đen, nhưng không được thành tro. Nếu thành tro tính chất của thuốc sẽ mất hêt. Trích: phép này rất hay dùng. Ví dụ người ta nói trích cam thảo. Trích là tẩm vào vị thuốc 1 chất gì mới khác, rồi mới đem sao hay nướng. Trích mật là vị thuốc tẩm mật rồi mới đem sao lên cho vàng. Trích khương là tẩm vị thuốc vào nước gừng rồi mới đem sao lên. Người ta còn trích tửu (rượu), giấm, trích hoàng thổ (đất màu vàng) trích muối hay mỡ.

Rửa (tẩy) là làm cho vị thuốc hết đất cát, bụi bẩn; không ngâm lâu. Ngâm (phiêu) công việc này cũng như rửa nhưng thường kéo dài và phức tạp để làm cho vị thuốc hết mùi tanh, vị mặn ví dụ ngâm hải tảo, côn bố. Dội còn gọi là bào, là cho vị thuốc vào nước lã hay nước sôi trong 1 thời gian rồi bóc vỏ ngoài hay chờ cho vị thuốc mềm rồi đem bào thái. Ví dụ ngâm hạnh nhân, đào nhân cho vỏ nở ra rồi xát bỏ đi; sau đó cắt bỏ đầu nhọn. Chú ý đừng ngâm lâu quá, chất thuốc tan trong nước và tác dụng của thuốc bị giảm. Trong phương pháp này có khi người ta ngâm với nước gạo, nước gừng, nước bồ kết, ngâm rồi lại phơi, phơi rồi lại ngâm làm nhiều lần như vậy (ví dụ chế bán hạ). Thủy phi là thêm nước vào vị thuốc rồi cùng tán hay tán rồi cho vào nước khuấy lên để lắng, bột nhỏ lắng dưới, bột to ở trên. Thường áp dụng khi chế hoạt thạch, chu sa, thanh đại.

Nướng: hơ vị thuốc lên lửa cho đến khi khô, vàng, dòn. Khi nói bổi là có nghĩa dùng lửa mạnh hơn. Hồng là dùng lửa nhẹ hơn.

80


3- Bào Chế Dùng Lửa Và Nước

4- Làm Viên Tròn

Chủ yếu gồm chưng (đồ), đun (chử), tôi (tốt), sắc (tiễn), cất.

Làm viên tròn bằng phương pháp lắc thúng là một phương pháp độc đáo trong bào chế đông y. Nguyên tắc của phương pháp lắc thúng là dùng nước hay nước thuốc loãng và bột gây 1 nhân nhỏ gọi là con viên, sau đó cho bột thuốc bao dần vào xung quanh cho mức độ yêu cầu. Phương pháp làm viên tròn bằng lắc thúng thường chỉ áp dụng đối với những bài thuốc không có đường hay mật, hoặc có ít đường mật; trọng lượng bột thuốc từ 500g trở lên.

Chưng hay đồ là đun cách thủy hay để vị thuốc vào một cái chõ dưới để nước mà đun cho đến khi chín. Vi dụ chưng sinh địa để chế thục địa. Chưng hà thủ ô với đậu đen. Đun (chử) là cho vị thuốc vào nước lã hay vào nước ép 1 vị thuốc khác rồi đun sôi nhẹ cho thuốc chín hay chất của vị thuốc khác ngấm vào vị thuốc bào chế. Tôi (tốt) là nung đỏ vị thuốc rồi nhúng ngay vào nước lã hay nước sắc một vị thuốc khác. Làm như vậy nhiều lần. Ví dụ nung lô cam thạch rồi nhúng ngay vào nước hoàng liên. Sắc (tiễn) là cho thuốc vào nước, nấu kỹ và cô đặc. Chất thuốc tan vào nước, lấy nước bỏ bã đi. Cất là đun lấy hơi bốc lên, để ngưng đọng lại thành nước như cất dầu bạc hà, long não, cất rượu. Trong những phương pháp trên, có khi người ta còn dùng giấm, rượu, nước muối, nước vo gạo, sữa, nước tiểu trẻ con để ngâm hay tẩm, trích nữa. Tất cả những phương pháp đó đều dựa vào lý luận âm dương ngũ hành giới thiệu ở trên, hoặc có khi do kinh nghiệm. Chúng tôi cho rằng lúc đầu người ta dùng thuốc không có chế biến gì cả, dần dần do tình cờ hay tìm tòi, tìm ra những phương phấp độc đáo nhưng rồi truyền khẩu hay giữ bí mật nhiều quá cho nên đôi khi nhuộm màu mê tín. Chúng ta cần tích cực nghiên cứu, kiểm tra lại.

81

Dụng cụ cần thiết cho phương pháp lắc thúng Thuyền tán hay cối giã. Thuyền tán tốt nhất, có thể dùng máy xay. Rây cỡ nhỏ mắt. Có thể dùng rây bột bán tại các chợ, nhân dân vẫn dùng rây bột. Sàng đan bằng tre với các cỡ mắt sàng: 1mm, 2mm, 3mm, Nồi nhôm để nấu hay cô cao, có thể dùng nồi đồng. Loại nồi to, đáy bằng tốt hơn cả. Thúng lắc bằng tre cật, tốt nhất bằng dang hay bằng nhôm. Thúng nhôm có ưu điểm làm thuốc không dính vào thành Khay men hay mâm để đựng viên thuốc. Chậu men để đựng bột và cao nước. Chồi quét: giống như chiếc bút lông to để rẩy cao nước vào viên thuốc trong quá trình lắc thúng. Dàn phơi hay tù sấy. Nguyên liệu để làm viên tròn lắc thúng Những vị thuốc nào có thể nấu thành cao lỏng thì nấu để làm chất dính. Vị thuốc nào có thể nấu thành cao khô hay cao mềm thì cho nếu để tăng chất giảm lượng viên. Vị thuốc nào tán thành bột thì cho tán thành bột, rây nhỏ. Chú ý phơi hay sấy khô trước khi tán. Nếu trong đơn thuốc không có vi nào có thể nấu thành cao lỏng dính được thì dùng bột nếp nấu thành hồ loãng để làm chất dính, khi viên thuốc được bao đều bằng một lớp cao là được. Phơi hay sấy viên cho khô. Làm lại lần thứ hai cho đến khi các viên bóng đồng màu là được. Cuối cùng phơi hay sấy thật khô.


Lời Cảm Ơn Xin gửi lời cảm ơn đến : Thầy giáo viên hướng dẫn Nguyễn Ly Các thầy cô và các bạn luôn bên cạnh góp ý và chỉ dẫn, luôn đưa ra những lời nhận xét chân thành nhất để bài tốt nghiệp hôm nay có thể hoàn thành chỉnh chu. Một lần nửa xin chân thành cảm ơn!

82


83


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.