8 minute read

Phần vào đầu

ến một lúc nào đó, tôi muốn thay đổi môi trường sống và môi trường làm việc.

Bấy giờ là 1963.

Advertisement

Từ giã Huế và từ giã trường Quốc Học, tôi vào Sài Gòn.

Lúc đầu tôi ở trọ tại đường Hồ Biểu Chánh. Nhưng chỉ vài tháng sau tôi dọn tới gần chân cầu Trương Minh

Giảng, một chỗ ở chật chội, thiếu vệ sinh, nhưng rẻ tiền.

Khu vực này, bạn bè quen biết khá đông, qua lại thuận tiện: ba anh em Tôn Thất Quế (Nhương Sao), Tôn Nữ

Minh Ngọc và Tôn Thất Liên thuê một căn hộ ở góc chợ

Trương Minh Giảng, Trần Phương Như làm thư ký tại tòa soạn tạp chí Tiểu Thuyết Thứ Năm, Đặng Tiến ở Cư xá Đắc Lộ đường Yên Đỗ và gần nhà Hồ Thành Đức và Bé

Ký, có luôn Tuấn Khanh (Rừng) ở cùng, rồi Trần Thanh

Phong (học Kiến trúc), mấy bạn họa sĩ Nguyễn Văn Liễu

(Trịnh Cung) và Lâm Triết cùng một chung cư ở góc chợ, hơi xa xa là Đinh Cường và La Quang Thanh gần chợ

Tân Định, và Bùi Giáng đường Trương Tấn Bửu… Gặp nhau ban ngày, gặp nhau ban đêm. Khởi sự, tất cả có một điểm chung: tất cả đều nghèo. Thường gặp nhau tại một địa điểm nào đó loanh quanh: trong phòng của Tôn Thất

Liên, hoặc của Trịnh Cung, tại gác của Bửu Ý, hoặc quán

Tàu bình dân ở góc chợ Trương Minh Giảng, hoặc ngay

Bùi Giáng, một đời thơ 9 trong chợ Trương Minh Giảng nơi cái quán cóc của hai thiếu nữ người Miên rất mặn mòi: đâu đâu cũng bù khú vui vẻ.

Tình cờ xui khiến anh Bùi Giáng với tôi ở gần nhau suốt một thời gian, hễ người này đổi chỗ ở là người kia cũng đổi chỗ ở, cứ như vậy ở gần nhau suốt gần năm năm:

1963 - 1964: Bửu Ý ở chân cầu Trương Minh Giảng thì

Bùi Giáng ở Trương Tấn Bửu.

1965 - 1966: Bửu Ý ở cư xá sĩ quan Chí Hòa đường Bắc

Hải, Bùi Giáng ở Lê Văn Duyệt.

1966 - 1967: Bửu Ý ở trong nhà xuất bản An Tiêm đường Lý Thái Tổ, Bùi Giáng ở bến xe Lý Thái Tổ.

Những qua lại, chuyện trò, đi chơi (đi bộ hoặc đi xe đò) diễn ra thường xuyên và mỗi địa điểm ghi dấu nhiều kỷ niệm.

Thời gian đầu tiên, cũng là thời gian tôi nhập cư Sài Gòn, con mắt tôi, về hội họa, chỉ mới làm quen với tranh của Đinh Cường, Trịnh Cung, Lâm Triết, Hồ Thành Đức, Bé Ký, Rừng (Tuấn Khanh)…, nay bước chân đi từ cầu

Trương Minh Giảng sang Trương Tấn Bửu (sau 1975 trở thành đường Trần Huy Liệu thì phải?) vào nơi ở của Bùi

Giáng và mắt bắt gặp nhiều tấm tranh treo trên tường của anh: loạt tranh đập vào mắt tôi gây chấn động dị thường.

Đó là những tấm tranh rất lạ mắt, đề tài lạ, màu sắc lạ…

Trong đó có tấm tranh sau này được nhiều người nhắc nhở và Đinh Cường rất thích, là tấm tranh mang tên Quê chàng là Ithaque, còn lại là một số tranh khiến tôi liên tưởng tới Thúy Kiều, Đạm Tiên…

Giai đoạn tiếp theo, vì lẽ chỗ ở tại Trương Minh Giảng quá chật chội và thiếu vệ sinh, tôi đành bằng lòng đi làm gia sư, ăn ở trong một gia đình có quen biết sơ sài tại Cư xá Sĩ quan Chí Hòa đường Bắc Hải. Tại đây tôi có chỗ làm việc, có thể thức khuya, dậy sớm. Tôi ở đây chưa được bao lâu thì một ngày kia nghe báo có khách muốn gặp tôi: Bùi

Giáng! Tôi vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ. Anh thông báo gia đình thuê cho anh cả một ngôi nhà rộng nhưng giá rẻ, rất gần nơi tôi ở. Tôi đến thăm ngôi nhà mới của anh thì quả là rộng: nhà trên, nhà dưới và ở giữa là một khoảnh sân có giếng nước và có bể cạn. Chính vì nhà rộng cho nên, tình cờ gặp gỡ giữa đường, anh mời một gia đình không quen biết đến ở cho vui. Cái gia đình trời xui đất khiến này là cả một đại gia đình: người cha, cô con gái lớn có hai con nhỏ và chồng hiện nay đi lính phương xa, và cô em, tóm lại gia đình được mời đến ở gồm có năm người lớn nhỏ. Ông trời cắc cớ cho người chị toàn bộ nhan sắc còn cô Ba thì gầy gò đen đủi.

Bùi Giáng của chúng ta tất nhiên để mắt nhiều đến cô Hai, và cô này thừa biết điều ấy cho nên thỉnh thoảng ban đêm dội nước tắm giữa sân vườn chiêu đãi chủ.

Bùi Giáng, một đời thơ 11

Trời lại còn khiến cô Ba có lòng với Bùi Giáng vốn không còn có thể đáp ứng gì được với cô. Rồi thỉnh thoảng gia đình đọc nét chữ của Bùi Giáng ghi trên bảng đen: “Trưa nay tôi lang thang không về ăn.” Ở gần nhau, buổi sáng anh nhiều lần đến rủ tôi đi ăn điểm tâm. Chúng tôi đã có một quán thường lui tới trên đường Lê Văn Duyệt. Quán nhỏ, thân tình, bán bún và phở. Ngồi yên chỗ, Bùi Giáng quen gọi cho mình một tô bún kèm thêm một tô phở và chép miệng: “Cái nào cũng ngon”. Bùi Giáng ăn không giống ai. Bao nhiêu thịt thà, anh ăn ngoẻn hết. Lúc đầu, tôi chột dạ: “Anh ăn chi lạ vậy?” Anh cười cười: “Cái gì ngon mình phải ăn trước, lỡ khi gió độc thổi ngang, chết nửa chừng, uổng lắm.” Thời dụng biểu của chúng tôi, không ai bảo ai, đã định sẵn: ăn uống xong, ra về, tạt vào nghĩa trang Lê Văn Duyệt. Nơi đây, cây cối nhiều, vắng vẻ, mát mẻ. Cùng đi dạo qua các lối. Nghĩa trang này có đặc điểm là có rất nhiều hình chụp ở mộ bia, rất nhiều hình thiếu nữ còn trẻ và có nhan sắc. Chúng tôi trầm trồ từ tấm hình này sang tấm hình khác, ngồi xuống bờ thành ngôi mộ này, bứt mấy cọng cỏ cho ngôi mộ kia, hoặc đưa tay dớm then cửa cổng sắt nho nhỏ của một ngôi mộ khác, và cùng nhau ngẩn ngơ và tưởng tượng một vài cuộc sống nửa đường đứt gánh. Những buổi bách bộ và chuyện trò ở nghĩa trang như thế này đối với tôi rất dễ chịu, trở thành thói quen, và có khi kéo dài rất lâu. Ra khỏi nghĩa trang, có khi Bùi Giáng về chỗ ở của tôi nói chuyện tiếp, hoặc có khi tôi đưa anh về lại nhà thuê.

Tại nghĩa trang đường Lê Văn Duyệt, chúng tôi vào đây bách bộ theo thói quen, một hôm anh Bùi Giáng hỏi tôi có đọc truyện “Điệu sáo mê hồn” hiện đang đăng tải trên báo không. Đó là truyện võ hiệp “Vô Danh Tiêu” của Ngọa Long Sinh được dịch ra từng kỳ trên báo hằng ngày.

Tôi đang theo dõi đọc và cũng đang bị cuốn hút vào câu chuyện. Tôi cũng không ngờ Bùi Giáng có thiện cảm với loại truyện võ hiệp này. Anh bảo rằng ngoài Kim Dung ra, có một vài tác giả không thua kém, trong đó có Ngọa

Long Sinh. Và Bùi Giáng bảo: đọc truyện võ hiệp loại giá trị cao, ta bắt gặp những nhân vật có hùng tâm bày ra những tấm gương đáng ngưỡng mộ, qua đó mọi giá trị bị đảo lộn khiến người đọc chứng kiến nhân vật nào đó bị người đời quy là ác lại có hành động trượng nghĩa hơn cả nhân vật nổi tiếng là thiện chẳng hạn, ta còn chứng kiến bao nhiêu ranh giới, bao nhiêu phân biệt bị đảo lộn và cuối cùng người này người khác chỉ còn hơn thua nhau ở cái hùng tâm của mình. Rồi anh Bùi Giáng nhắc lại với tôi đoạn truyện “Điệu sáo mê hồn” (Vô Danh Tiêu) hiện đang đăng tải trên báo. Vừa nhắc lại, anh vừa phân tích tâm lý nhân vật và diễn biến của truyện. Bây giờ đây, tôi không còn nhớ rõ anh phân tích nhân vật và diễn biến câu chuyện như thế nào, chỉ còn nhớ anh hùng hồn kết luận: “Mình tin tưởng Ngọa Long Sinh là một tác giả lớn, câu chuyện sẽ tiến triển theo như mình ức đoán thì mới thuận theo hướng đi của sự việc. Ông cứ ở đấy mà xem,

Bùi Giáng, một đời thơ 13 tuần sau mình sẽ lên Chợ Lớn mua tập Vô Danh Tiêu tiếp theo rồi mình về kể lại cho ông nghe”. Hóa ra Bùi Giáng thường xuyên rời Sài Gòn lên Chợ Lớn lục mua những số báo Tàu có đăng tải truyện võ hiệp mình đang theo dõi và đọc các số báo này trước khi được dịch sang tiếng Việt.

Và chính tôi cũng đã có lần bắt gặp Bùi Giáng - có ai ngờ không?- phi nhanh velosolex trên đường Trần Quốc Toản để đi đi về về Sài Gòn - Chợ Lớn.

Trở lại với lời hứa đọc trước số báo có đăng truyện

Vô Danh Tiêu của Ngọa Long Sinh để xem tác giả triển khai truyện đúng như mình nghĩ không, thì một tuần sau

Bùi Giáng gặp tôi và reo mừng chiến thắng. Anh vừa nói, vừa giở tập truyện mỏng ra đọc từng dòng chữ Tàu, vừa reo to: “Đó, thấy không, thấy không, y như mình nói tuần trước với ông”. Tôi chỉ còn biết bái phục con người đang đứng trước mặt tôi! Anh không những đọc truyện võ hiệp trước các độc giả cả nước, anh còn đoán trước đường đi nước bước của tác giả một cách diệu kỳ! * * *

Qua những chuyến ngao du, tôi biết Bùi Giáng còn nhớ Huế. Bùi Giáng nhớ Huế là chuyện bình thường, bởi năm 1939, anh rời quê ra Huế học ở một tư thục, sau đó năm 1942, anh bảo “trở ra Huế vì nhớ nhung gái Huế”1.

Qua bài trả lời phỏng vấn của Tuyển tập Thời Văn tháng

3.1997, Bùi Giáng bảo: “Tôi ở Huế bốn năm, qua lại cầu

Trường Tiền hàng ngày đi học.”2. Một số câu thơ, bài thơ của Bùi Giáng về Huế:

Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương

Dạ thưa Vỹ Dạ về gần

Đã từ xa lắm thiên thần nhớ em.

(Nhớ cái gì)

Tuổi thơ ở Huế dịu dàng

Sông Hương núi Ngự xuê xoang Trường Tiền (tập Mùa màng tháng tư, Trước khi vào Sài Gòn)

Tôi liên tưởng Huế dịu dàng

Ngữ ngôn trọ trẹ lan tràn sông Hương (tập Mùa màng tháng tư, Sài Gòn nhớ nhung)

1 Huyền Li, Bùi Giáng qua 99 giai thoại, trang 10, NXB Lao Động, 2008

2 Trần Đình Thu, Bùi Giáng thi sĩ kì dị, NXB Trẻ, 2006.

Bùi Giáng, một đời thơ 15

Nón mù sương nón che mưa

Nón về phố thị em thừa thiên ôi

(tập Thơ điên thứ thiệt, Trong bàn chân đi)

Bùi Giáng với hình ảnh Huế kỷ niệm mờ ảo xa xôi:

Thổi trăng từ Trường Sơn heo hút

Đèo Hải Vân con nai lạc trong sương

Con nai ấy xưa là “nai cao gót”1

Em nhớ không? Trời đất vẫn như dường…

(tập Mưa nguồn, Chào thu lục tỉnh) * * *

Chợ Trương Minh Giảng là một khu vực nhộn nhịp.

Trên trục đường này, có tòa soạn tạp chí Tiểu Thuyết Thứ

Năm mà anh bạn Trần Phương Như làm thư ký và tôi cũng thường đến đây gửi những bài thơ dịch mà anh rất thích. Ngay chợ có tòa nhà ba tầng với những căn hộ cho thuê. Lắm anh em văn nghệ sĩ rủ nhau tấp ở đây, trong đó có Trịnh Cung, Trần Thanh Phong, Tôn Nữ Minh Ngọc.

Tại chân cầu Trương Minh Giảng có Bửu Ý, Nguyễn Đức

Sơn. Một đầu Trương Minh Giảng là đường Yên Đỗ, tại đây có cư xá Đắc Lộ trong đó có Đặng Tiến và gần đó

1 “Nai cao gót lẫn trong mù” (HUY CẬN, Thu rừng)

This article is from: