6 minute read

Lời tựa

Bạn đọc thân mến,

Nếu bạn quen thuộc với những cuốn sách của Thiện Tri Thức, thì tôi hy vọng bạn đã thấy tinh thần của đội ngũ làm sách trong việc chọn những cuốn sách đi sâu vào việc kiếm tìm ý nghĩa của cuộc sống, cái chết, nói chung là của việc làm người trên Trái đất này. Đây là những câu hỏi “hiện sinh” nhưng không chỉ giới hạn trong những ghi chép của những gương mặt được xếp vào “chủ nghĩa hiện sinh” ở phương Tây mà còn ở rất nhiều nền văn hóa, với lối tư duy và tập quán khác nhau. Là người Việt Nam, chúng ta hẳn đã nghe đến những khái niệm tâm linh như linh hồn, đầu thai, nghiệp quả, và cái khó của chúng ta là làm sao áp dụng những hiểu biết đó vào công cuộc sinh tồn hàng ngày. Còn tại phương Tây, tình hình lại diễn ra ngược lại. Kể từ khi Descartes với triết lý “tôi tư duy nên tôi tồn tại”, người phương Tây đã dựa quá nhiều vào khoa học, não bộ và lý trí, nên những khái niệm tâm linh

Advertisement

Nhận diện 5 tổn thương

đã bị coi là hoang đường hay ma quỷ, thuộc về quá khứ mông muội và bị quên lãng trong suốt thế kỷ XIX và XX. Chỉ đến đầu thế kỷ XXI, khi tư duy logic và cơ học đã đi đến những khủng hoảng hiện sinh về ý nghĩa cuộc đời và ý nghĩa của việc làm người, điều gì làm con người khác với máy móc hay “trí thông minh nhân tạo”(AI), những khái niệm này mới được nói đến một cách cởi mở trở lại, từ đó mà những cuốn sách này ra đời; và những tác giả dùng ngôn ngữ “tâm linh” như Lise Bourbeau trở nên ăn khách, và rồi có tôi – người vẫn ưa thích các lý luận sắc bén của phương Tây nhưng mang tâm hồn phương Đông và muốn ôm trọn cả hai – trò chuyện với bạn ngày hôm nay. Tôi rất vui nếu có thể hỗ trợ bạn trong quá trình đọc hiểu cuốn sách và rút ra lợi ích cho chính mình.

Để đối chiếu song song và hỗ trợ việc đọc hiểu cuốn này, tôi chọn cuốn sách trước đây mà tôi dịch, cũng đã được Thiện Tri Thức xuất bản, là “Liệu pháp tâm hồn: Chữa lành bằng trị liệu biểu tượng nâng cao” của Thạc sĩ tâm lý và chuyên gia thôi miên trị liệu biểu tượng trường phái Jung người Pháp Patricia d’Angeli. Trong cuốn sách này, Patricia có nói về những tổn thương mà ai khi sinh ra cũng có thể gặp phải: tổn thương bị chối bỏ, bị phản bội, bị đối xử bất công, bị bạo hành, bị bỏ rơi, bị thiếu sự công nhận, bị sỉ nhục, bị là “đứa trẻ vua” và “đứa trẻ phù thủy” vv.. Dù rằng ta chỉ có từ một đến ba tổn thương chính khiến sự phát triển tâm thức của ta bị ảnh hưởng

Lời tựa

nhiều nhất, khiến cho ta phụ thuộc vào cơ chế đối phó vô thức và lỗi thời ấy đến cả khi trưởng thành, ảnh hưởng tới những mối quan hệ của ta: từ mối quan hệ với người thương, bạn đời, đến bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên. Ba cách đối phó với tổn thương là: - Chối bỏ, phủ nhận tổn thương – tương tự với vị thế “Kẻ thủ ác”, nghĩa là ta dạt sang phía ngược lại và gây tổn thương cho người khác, chối bỏ sự tồn tại của tổn thương ấy trong chính mình. - Tái diễn tổn thương – nghĩa là ta tái diễn vị thế “nạn nhân”, luôn ở thế bị động, bất lực và phản ứng với tổn thương, và có nguy cơ đi vào lối suy nghĩ “đó là nghiệp mà tôi phải trả”, “tôi không được may mắn và có điều kiện như người khác, tôi đã chịu biết bao nhiêu thiệt thòi, tôi có làm gì thì kết cục vẫn như vậy”, vv. - Thăng hoa tổn thương – hay ở một số tài liệu được gọi là “Phức cảm Chúa cứu thế”, nghĩa là ta trở thành “người cứu rỗi” sau khi đã sống sót qua tổn thương. Vì đã trải qua đau đớn nên ta muốn giúp đỡ các nạn nhân sau này bớt đau khổ, nhờ sự hỗ trợ của ta. Nghĩa cử thật sự cao đẹp và, tuy nhiên, dù đây có vẻ là cơ chế đối phó “lành mạnh” nhất, nhưng vẫn có nguy cơ gây thất vọng, kiệt sức và trầm cảm do phải ở một vai trò quá lâu mà tình hình không khá lên, và “tam giác Karpman” với ba vai trò Kẻ thủ ác-Nạn nhân-Người cứu rỗi vẫn tiếp diễn...

Nhận diện 5 tổn thương

Vậy nên trong cuốn sách mà bạn đang cầm ở đây, theo tôi, Lise đã mô tả các quan sát của bà trong hình thể, ngôn ngữ và lời nói của những người đang tái diễn tổn thương (với tổn thương bị sỉ nhục, bị bỏ rơi, bị chối bỏ, bị đối xử bất công); chối bỏ và thăng hoa tổn thương (với tổn thương phản bội, bởi vì đây là tổn thương thuộc cấp độ lý trí và phát triển ở độ tuổi sau này, nên cơ chế đối phó của vô thức cũng tinh vi hơn).

Nhờ những miêu tả trực giác này của Lise mà ta có thể phán đoán một người đang bị ảnh hưởng nhiều bởi chấn thương cảm xúc nào, và việc tự đánh đồng với chấn thương cảm xúc đầu đời ấy đã tác động lên cuộc đời họ, cách họ sinh hoạt, nói năng, cách họ ra các lựa chọn của đời mình, và rồi được biểu hiện qua cơ thể ra sao. Theo tôi, giá trị của các quan sát của Lise nằm ở chỗ bà đã nhắc ta quan tâm đến mối quan hệ giữa mặt nạ vô thức ta mang trong quá trình đối phó với tổn thương và biểu hiện của nó trên cơ thể ta – thứ rõ nhất mà người khác quan sát được ở ta. Vì mặt nạ này là vô thức và liên quan đến tác động sâu của tổn thương bên trong tâm thức ta, liên quan đến những ký ức mà có khi ta còn chẳng nhớ nữa (như những ký ức từ thời thơ ấu, sơ sinh, thậm chí là ở cấp độ bào thai), nên dù khi lớn lên ta có sử dụng đến các biện pháp như tập thể dục, chế độ ăn nghiêm ngặt, hay phẫu thuật thẩm mỹ, sớm muộn gì mặt nạ ấy cũng vẫn thể hiện ra lần nữa. Cơ thể ta không nói dối.

Lời tựa

Có thể với người Việt Nam, một số miêu tả về hình thể tương ứng với tập khách hàng của Lise (người Canada, phần lớn là da trắng) là không phù hợp, nhưng thế hệ con cháu người Việt chúng ta đang bắt chước theo lối sống của người phương Tây, nên theo tôi, những mô tả hiện nay không tương ứng với chúng ta lại có thể sẽ khớp với các thế hệ người Việt trẻ hiện tại và sau này; và quan trọng nhất là, nhờ sự thấu hiểu tâm thức con người mà ta có được nhờ đọc cuốn sách này của Lise, cùng với vô số cuốn sách kinh điển khác về tâm lý học, ta sẽ rút ra những bài học cho chính mình, trên hành trình “thành nhân ” (theo cách nói của Carl Rogers) hay “thành toàn tự ngã ” (theo cách nói của Carl Jung) của mỗi chúng ta.

Chúc bạn sẽ nhận được nhiều lợi lạc khi đọc cuốn sách này, cũng như chúng tôi vậy.

Ths Tâm lý Nguyễn Vân Anh

This article is from: