Khoác áo đương đại cho nhạc dân gian

Page 1

billboard

Số 2

KHOÁC ÁO ĐƯƠNG ĐẠI CHO NHẠC DÂN GIAN

vietnam

Hành trình đưa âm nhạc dân tộc lên vị trí trang trọng nhất của Dzung Phạm và Hoàng Thùy Linh

2022/02/20 BillBoard Việt Nam | 1


World Mus Với những người yêu âm nhạc, album “Hoàng” có thể được coi là “world music” bởi sự tôn trọng văn hóa truyền thống, với tiếng khèn của người Tây Bắc, với tiếng gõ mõ của các tín ngưỡng dân gian,...rất Việt Nam. Khi nhắc đến cụm từ “world music”, bạn thường nhớ tới điều gì? “Ngày không mưa” của hơn 20 năm trước? “Đường xa vạn dặm” của hơn 15 năm trước? Hay là “Overseas” và “Hanoi Duo” từ tít bên hải ngoại? Những khái niệm “Chính tông” này của world music đang ngày càng trở nên xa vời với khán giả đại chúng. Chính vì thế, rất nhiều người đã áp khái niệm này lên những thứ chẳng liên quan, thậm chí cách xa cả vạn dặm bởi đơn giản, “world music” của nghệ sĩ Việt Nam thì cốt lõi vẫn là âm hưởng nhạc dân ca, nhạc truyền thống của Việt Nam, còn nhiều người thì vẫn hay đánh lận nhạc truyền thống Việt Nam và truyền thống Trung Quốc. Có thể nói rằng xu hướng kết hợp nhạc dân ca Việt Nam với những âm hưởng phương tây, hiện đại chưa bao giờ là cũ hay lỗi thời.

tái đ


sic

Năm 2019, Hoàng Thùy Linh đã làm một cú nổ rung chuyển V - pop bằng một chất liệu như thế, nhưng cô hầu như không dùng tới cụm từ “world music” khi quảng bá cho sản phẩm này, đó chính là sự tôn trọng của một người trân trọng văn hóa truyền thống, trân trọng chính khái niệm của “world music” khi bản chất của “Hoàng” vẫn là một thứ ngôn ngữ đậm đặc của pop và yếu tố truyền thống chỉ là thứ gia vị thêm vào mà thôi.

Và ở năm 2021, lại có thêm một album nữa xứng danh với cụm từ “world music”, tiếp nối những “Đường xa vạn dặm”, “Overseas” bằng ngôn ngữ âm nhạc của riêng mình - đó chính là album “Dzanca” của Dzung Phạm.

định nghĩa


CON T Đôi nét về Dzung Phạm

01 - 04

Album “Dzanca”

05 - 10

Nhạc dân ca mang đậm chất Dzung Phạm

11 - 18

Những nghệ sĩ đồng hành cùng “Dzanca”

19 - 22

Những điều muốn gửi gắm cùng “Dzanca”

23 - 28

“Dzanca” - tái định nghĩa “world music”

29 - 30


45 - 54

Album “Hoàng”

41 - 44 Tứ phủ

37 - 40

Để Mị nói cho mà nghe

TE N TS 33 - 36

Bánh trôi nước

31 - 32

Âm nhạc của Hoàng Thùy Linh


Đôi nét về

Dzung Phạm Guitarist

Về đam mê Dzung mê đàn, coi Progressive Metal là dòng nhạc “tối thượng”, niềm đam mê đầu đời để dành cho âm nhạc của Da Vàng và coi nhạc sĩ Quốc Trung là thần tượng lớn nhất. Hơn 20 năm gắn bó với âm nhạc, Dzung sở hữu tới 30 cây đàn. Tất cả đều được anh đặt để tại một căn chung cư nhỏ với diện tích khoảng 55m2.

Về vai trò Có người biết đến anh với vai trò guitarist của những ban nhạc Rock khác nhau, có người lại biết tới anh như là người đã sáng tạo nên artwork cho các sản phẩm âm nhạc của nhiều nghệ sĩ như Bức Tường (album Con Đường Không Tên), Jack Thammarat (album Still On The Way), Monocycle (đĩa đơn Dear Cancer)…

Dzung và cây đàn guitar đã tìm thấy nhau như thế nào? “Hồi đấy tôi còn nhỏ lắm, xem được một chương trình gọi là “Băng nhạc trẻ Sài Gòn” ghi hình lại một số tiết mục trong những cuộc thi dành cho các ban nhạc. Xem được ban nhạc Da Vàng đánh rất ngầu, hát tiếng Việt, tóc dài rồi chơi đàn các thứ. Mình chưa từng thấy ai như thế nên là ấn tượng vô cùng, thích luôn. Sau đó kiếm được đĩa nhạc để nghe thì lại càng thêm phần củng cố cho sự quả quyết rằng tôi sẽ chơi đàn guitar nhưng mà là guitar điện nhé, chứ không phải guitar cổ điển. Khi ấy, nó là một thứ cảm xúc khá trẻ con. Lại còn đang tuổi dậy thì, máu lắm. Tôi vẫn nhớ hồi đấy anh trai có hỏi là “thế có theo được không mà mua đàn”. Trả lời đúng một câu “được!” mà theo đến tận bây giờ. Sau này khi vào Sài Gòn thì tôi được đi học cùng thầy Tuấn, thành viên nhóm Da Vàng. Gắn bó và ngưỡng mộ bao nhiêu năm thì cuối cùng tôi cũng đạt được ước mơ là trở thành học trò của thầy.” 01 | Billboard Viêt Nam


T

rong âm nhạc, tôi hiểu rõ việc mình đang làm. Mỗi thứ đều có nét đẹp cả nhưng không phải là cái nào cũng đẹp. Tùy vào góc nhìn, tùy vào thẩm mỹ của mình ở đâu. Trong mỗi album nhạc tôi làm thì đều có một điều gì đó chưa ai làm. Mình tin vào những thứ mình thực hiện nó là mới mẻ. Ví dụ album đầu tiên với Final Stage là đánh Death Metal, hát tiếng Việt luôn. Lúc đó đã làm gì có mấy ai chơi Death Metal đâu. Tôi làm concept album về Thạch Sanh, tất nhiên nó không được điểm 10 nhưng tôi lúc nào cũng hướng tới điểm 10. Đến “Hồn – Trăng – Máu”, album dài 30 phút với một bài duy nhất, không ai làm như thế cả. Sau “Xuân Hạ Thu Đông… Rồi Lại Xuân” và “Tình Tính Tang” thì tôi từng dự định làm thêm một EP nữa nhưng rồi tôi bỏ luôn. Lúc đấy tôi mới nghỉ việc, giã từ công việc sau hơn 13 năm gắn bó. Thế là tôi quyết định làm luôn một full album với sự giúp đỡ của rất nhiều anh em. Khi mình làm tốt phần sáng tạo nội dung vốn là thế mạnh của mình thì mọi người sẽ có “đất” để thỏa sức trình diễn.

“Trong âm nhạc, để hiểu rõ thì mình phải quay về với việc nguồn gốc của mình đến từ đâu. Nguồn gốc của tôi là người Việt Nam mà”

D

zung chia sẻ rằng tôn chỉ mà mình muốn nói trước tiên chính là tinh thần Việt Nam. Năm 2015, anh làm album “Sét đánh ngang trời” với ban nhạc Hạc San lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích Thạch Sanh, có album “Hồn - Trăng - Máu” viết về nhà thơ Hàn Mặc Tử. Còn album mới của anh bây giờ là nhạc dân ca, đều là những thứ anh thích cả. Theo Dzung, trong âm nhạc, để hiểu rõ thì mình phải quay về với việc nguồn gốc của mình đến từ đâu. “Nguồn gốc của tôi là người Việt Nam mà. Ăn phở, uống cà phê mỗi ngày, cuối tuần thì lại phải làm vài chai bia. Mình lớn lên ở đây, với mảnh đất này thì hoa trái nó cũng phải từ mặt đất này”

Nhắc đến nhạc của Dzung, đâu là tôn chỉ mà anh muốn nói tới trước tiên?

Tinh thần

Việt Nam Tôn chỉ

02 | Billboard Việt Nam


Âm nhạc của

Dzung Phạm Khát khao đưa văn hoá truyền thống Việt Nam đến gần hơn với khán giả trong nước và trên cả thế giới Dzung nói rằng ý niệm về tinh thần Việt Nam mà anh nhắc đến đã thành hình trong tâm trí anh khoảng từ năm 2006 – 2007 rồi. “Lúc đó tôi xem chương trình “Đường Xa Vạn Dặm” của nhạc sĩ Quốc Trung, thần tượng lớn nhất của tôi. Chú Trung có nói một câu rất hay, đại loại là âm nhạc dân gian hay văn hóa cũng như tất cả mọi thứ đều là do ông bà để lại thì bây giờ chú dùng những điều đó để làm nên concept cho “Đường Xa Vạn Dặm”, một album mà theo tôi nghĩ là đã đi trước thời đại 20 năm. Thế là mình nghĩ ngược lại, những vốn quý đó mình cũng có mà. Nếu như trong ẩm thực là cách để kho một nồi cá hay nấu một bát phở ngon thì trong âm nhạc tôi cũng có quyền tạo ra “món ăn” của riêng mình bằng những nguyên liệu đã sẵn có. Tôi mê dân ca từ những ngày còn nhỏ. Mỗi lần nghe dân ca là nghe thấy vị xưa. Tự mình hát thì mình thấy vui, mình nhớ. Sau này mình lớn thì tự mình đọc, tìm hiểu xem bài này ra đời thế nào bài kia xuất hiện ra sao. Bởi vì dân ca không phải là những sản phẩm đĩa hay album mà là văn hóa truyền miệng, nó truyền từ mấy ngàn năm giờ nó truyền đến đời mình. Bà tôi hay mẹ tôi đều thuộc cả. Điều đó làm tôi thấy thú vị” 03 | Billboard Việt Nam


Sản phẩm nổi bật Ep “Tình Tính Tang” “Tình Tính Tang” là Volume 1 trong chuỗi 3 EP nhạc dân gian Việt Nam được Dzũng thu âm theo phong cách Progressive Metal dành cho guitar. Anh đồng thời là người trực tiếp phối soạn và sản xuất các nhạc phẩm. “Tình Tính Tang” đồng thời là EP Guitar Instrumental (nhạc không lời chơi bằng nhạc cụ guitar) đầu tiên được phát hành dưới định dạng vinyl (đĩa than) tại Việt Nam.

Album “Dzanca” “Dzanca” là album thứ hai mà anh phát hành với tư cách của một nghệ sĩ solo và cũng là đĩa nhạc thứ 9 mà anh sản xuất. Đây chính là tác phẩm nghệ thuật chất chứa tâm huyết của Dz cùng nhiều đồng nghiệp khác với khát khao đưa văn hoá truyền thống Việt Nam đến với gần hơn với khán giả trong nước và trên cả thế giới. 04 | Billboard Việt Nam


29/01

Dzan

Đúng 0 giờ ngày 29/1, album “Dzanca” của nghệ sĩ Dzung đã chính thức được phát hành trên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến. Đĩa nhạc lần này tập hợp những ca khúc dân ca quen thuộc với khán giả Việt Nam và được phối mới hoàn toàn bằng các chất liệu mạnh mẽ của Progressive Metal kết hợp cùng nét hiện đại trong World Music. “Dzanca” là album Metal đầu tiên của Việt Nam được phát hành đầy đủ ở 4 định dạng: CD, Cassette, Vinyl và Streaming. Được biết, phần âm nhạc cũng như ý tưởng làm nên “Dzanca” đã được anh ấp ủ trong một thời gian dài và bắt đầu thực hiện từ năm 2018.

05 | Billboard Việt Nam


by Dzung Phạm

nca

Ngoài ra, toàn bộ artwork cho album cũng do chính tay Dzung thực hiện trong khoảng 70 tiếng. Cái tên “Dzanca” được định nghĩa là nhạc dân ca mang đậm chất Dzũng Phạm. Album được cấu thành bởi các bài hát dân ca vốn đã rất quen thuộc với người Việt như “Trống cơm”, “Đi cấy”, “Xe chỉ luồn kim”, “Bèo dạt mây trôi” hay “Lý ngựa ô”. Tuy nhiên, trong “Dzanca”, anh đã bỏ qua phần lời, chỉ tập trung vào phần phối khí và kết cấu của từng ca khúc. Vẫn là những làn điệu dân ca quen thuộc với người dân Việt Nam, là những âm thanh được làm công phu để không một ai cảm thấy quá xa vời, “kinh khủng” để thưởng thức.

06 | Billboard Việt Nam


nca

Dza C

c á

12 | BillBoard Việt Nam 07 | Billboard Việt Nam

n ấ

h p

m ẩ


ứ “c

g n

đ ”

c ợ ư

h p

t á

h n

à h

BillBoard Việt Nam | 13 08 | Billboard Việt Nam


Nhạc dân ca mang đậm chất

Dzung Phạm

14 | BillBoard Việt Nam

Dz


“Tôi muốn đặt âm nhạc dân tộc Việt Nam vào vị trí đẹp nhất, trang trọng nhất chứ không biến nó thành món đồ trang sức cho một ca khúc” Dzung cho biết anh đã bắt đầu ấp ủ kế hoạch cho album từ năm 2018: “Bài đầu tiên mình viết cho album là ‘Lý Cây Bông’ nhưng lúc bấy giờ chỉ là bản thử nghiệm, thiên về nhạc metal thuần túy. Khi thấy hiệu ứng khá tốt, mình quyết định phát triển tiếp, phối khí hiện đại hơn”. Tới năm 2019, Dzũng trình làng EP “Tình Tính Tang” như một bước thăm dò thị trường. EP gồm bốn ca khúc mà sau này đều nằm gọn trong album “Dzanca”. “Ban đầu, mình định làm trilogy (album ba phần), ‘Tình Tính Tang’ chính là phần một nhưng nhận thấy thời cơ đang đến, cảm hứng đang dồi dào nên làm hẳn album luôn” - anh chia sẻ.

Với mong muốn tôn vinh âm nhạc dân tộc, Dzũng Phạm còn sử dụng nhiều nhạc cụ khác trong album như sáo trúc, đàn tranh, đàn bầu, v.v. Điều khiến anh mãn nguyện nhất là mời được NSƯT Hải Phượng người đã có công mang đàn tranh vươn ra bên ngoài thế giới - cùng tham gia “Dzanca” với ca khúc “Còn duyên”. Đây cũng là ca khúc Dzũng cảm thấy bản thân có nhiều sáng tạo đột phá nhất khi được phối theo hơi hướng R&B. Ngoài ra, còn nhiều tên tuổi tài năng khác đã hợp tác cùng Dzũng, trong đó có thể kể đến nghệ sĩ guitar người Thái Jack Thammarat, Khương An, đội kèn Yellow Star Big Band, Nhím (thành viên ban nhạc Chillies), v.v.

zanca Lắng nghe album, khán giả có thể lập tức nhận ra đó là bài nào từ những nốt nhạc đầu tiên nhưng không thể đoán tiếp theo chàng nghệ sĩ sẽ làm gì với nó - cảm giác giống như đang dần khám phá ra nét tính cách mới mẻ của một người ta ngỡ mình đã biết rõ từ lâu. Chưa hết, Dzũng Phạm còn mong muốn cho người nghe thấy được vẻ đẹp riêng của dòng nhạc progressive metal luôn bị gắn mác nặng nề, khó cảm.

BillBoard Việt Nam | 15


Dza Dzung Phạm

“Người Việt nào cũng thuộc những bài dân ca nhưng nhạc dân ca chưa được đặt vào vị trí đủ cao. Mình muốn đưa nhạc dân ca Việt lên một vị trí đẹp và trang trọng nhất. Ở đó, nó là trung tâm chứ không phải chỉ là một phần nhỏ được thêm thắt vào bài hát như một món trang sức”. 11 | Billboard Việt Nam


anca Tất cả các ca khúc thuộc album “Dzanca” đều có tên tiếng Anh do chính Dzung Phạm đặt. Mục đích đầu tiên là để bạn bè quốc tế có thể hiểu được ý nghĩa, thứ hai là để thể hiện ý tưởng của riêng anh. “Mở đầu bằng “Lý qua cầu” (The river afterglow), mình muốn ca khúc mang tính không gian hơn thay vì dịch rõ ràng là crossing the bridge. Khi ánh sáng tắt, người ta đi qua cầu; lúc hoàng hôn buông cũng là lúc có chuyện xảy ra”. Dzũng mô tả ý tưởng của mình về cách sắp đặt các ca khúc và tựa đề tiếng Anh của chúng. Chuyện kể về một người vợ may áo cho chồng mình là một vị tướng quân ra trận và rồi nghe tin dữ. Trong thời gian đợi chờ, những ký ức cũ xưa ùa về, thể hiện qua bài “Trống Cơm” (Beats of memories). Trái tim cô quạnh, trống vắng của người vợ được so sánh với hình ảnh một sợi chỉ vắt ngang bầu trời trong “Cò Lả” (A line across the sky). Theo lời anh, hình tượng người phụ nữ ngày xưa thường có nhiều tâm tư thao thức nên ca khúc tiếp theo được anh sắp đặt trong album chính là “Lý Cây Bông” (Questioning mind). Cho tới một ngày nọ, vị phu nhân kia hay tin chồng mình vẫn còn sống và đang trên lưng ngựa trở về, đó cũng là lúc đất trời tái hợp qua “Bèo Dạt Mây Trôi” (When earth and sky unite). Kết thúc album tiếp tục là “Lý Qua Cầu” với tựa đề khác là “The river after dark”. Bóng tối lùi lại sau lưng, ánh sáng bắt đầu hiện lên trước mắt và mọi sự lại tốt đẹp như trước đây. 12 | Billboard Việt Nam


Single Người Ở Đừng Về (Torn) Trần Hậu chính là Co - Producer của “Dzanca” cùng Bùi Ngọc Quốc Linh. Tất cả phần drum và percussion sound design đều được Hậu đảm đương. Phần percussion của track “Người ở đừng về” có phần Sound Design độc nhất vô nhị: một người đánh mà như 4 người. Tôi cũng không biết thuật phân thân này tu luyện như thế nào nữa. Đây là track đặc biệt nhất của “Dzanca” và rất hãnh diện khi được chia sẻ những hình ảnh này! Phần acoustic guitar được thu âm bới artist Nguyễn Khương An, bass bởi Vinh Nguyễn! 13 | Billboard Việt Nam


Dzanca Single Đi Cấy (Light of the Life) Sngle đầu tiên của “Dzanca”, được phát hành vào 00:00 ngày 01/01/2021. Ngoài tựa đề tiếng Việt “Đi Cấy” thì phần tựa đề tiếng Anh “Light of the Life” là góc nhìn của Dz khi thực hiện bản hoà tấu này. Chúng ta đã đi qua một năm 2020 với nhiều biến cố, bản thân Dzũng cũng đã trải qua những thời khắc “tăm tối” trong năm qua. Vào thời khắc tạm biệt 2020 và bước sang 2021, Dz sẽ thắp lên 1 chút “Ánh Sáng” với nhiều hi vọng về cuộc sống cũng như âm nhạc trong năm mới. Đây là track số 08 trong album “Dzanca”. “Đi Cấy” là bài hát dân ca đã rất quen thuộc với tất cả chúng ta. Xuất phát từ thôn Viên Khê, tỉnh Thanh Hoá, “Đi Cấy” là một bài nằm trong Tổ Khúc Múa Đèn bao gồm: Thắp Đèn, Luống bông – Luống Đậu, Vãi mạ, Chẻ lạt đan lừ, Nhổ mạ, Đi cấy, Kéo sợi, Dệt cửi, Vá máy, Cửa đóng then cài, Dâng quạt và Đi gặt. Tổ khúc Múa Đèn là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo mang tính tập thể thường từ 10 đến 12 người tham gia và chỉ được trình diễn vào ban đêm trong kỳ lễ tế cầu phúc của dân làng, mong

14 | Billboard Việt Nam


Dzanca

Quá trình ra đời của

Năm 2014, tôi trở thành học trò của thầy Tuấn Tysann – guitarist của Da Vàng, thần tượng từ thời bé của tôi. Buổi học đầu tiên thầy giao cho tôi một bài tập đơn giản là về nghe lại những bản nhạc, video mà mình chơi guitar và ngẫm nghĩ xem tiếng đàn đó đã ổn chưa. Vì sao? Vì tiếng đàn là tiếng nói của con người thông qua cây đàn, một con người có một tâm hồn đẹp thì tiếng đàn mới đẹp được. Tôi đã rất buồn vì khi đó tôi nhận ra tâm hồn mình thật giận dữ, xấu xí như tiếng đàn của mình lúc đó. Bài học của thầy Tuấn Tysann đi theo tôi suốt từ đó, tôi vẫn viết nhạc, sáng tác nhưng dành thời gian để tìm kiếm “tiếng nói” của mình qua cây electric guitar. Năm 2018, tôi bước vào một cuộc sống cô độc hay có thể gọi là khoảng thời gian “vào hang” tu luyện, chỉ đi làm công ty rồi về nhà tập đàn và viết nhạc để hiện thực hoá một album Guitar Solo. Thời gian này tôi phát hành album “Cánh cửa thần kỳ” với hàm ý tôi sẽ mở một cánh cửa mới trong âm nhạc của mình. Khoảng thời gian 3 năm này lấy đi của tôi rất nhiều, tôi đã ngắt kết nối với bạn bè & gia đình, một ngày làm công việc chính 8-10 tiếng và 4-6 tiếng để viết các track nhạc cho “Dzanca”, không ngơi nghỉ dù chỉ một ngày. May mắn thay, trong sự quay cuồng đó, tôi tìm được “tiếng nói” của mình: tiếng nói của gã Việt Nam ăn phở tái gầu, uống cà phê và beer lạnh mỗi ngày. Chắc tiếng đàn của tôi khi nghe các sẽ thấy thoang thoảng dư vị của mấy món này.

Tháng 11/2018 tôi viết bản “Lý Cây Bông” là khởi đầu cho “Dzanca” sau này. Tháng 11/2019, “Tình Tính Tang” ra đời như một bước đệm cho năm 2020 khi tôi hoàn thiện 11 tracks của album với sự trợ giúp của những người anh em 24BEAT và Saigon Root Music trong vòng 6 tháng cuối năm. (trong số này tôi viết 5 tracks năm 2020, 4 tracks năm 2019 và 2 tracks năm 2018).

Chắc các bạn đã nghe nhiều về Những Ước Mơ. Ước mơ cao đẹp, ước mơ giản dị, ước mơ xa vời…Còn ước mơ của tôi là một ƯỚC MƠ ĐIÊN RỒ: năm 10 tuổi tôi muốn được chơi electric guitar, muốn được chơi thứ nhạc metal gai góc như thần tượng thời thơ ấu của mình – Ban nhạc Da Vàng. Tôi muốn trở thành một Anh Hùng Guitar!

Và tôi vẫn sống với ước mơ điên rồ đó 20 năm qua.


5 thứ ngược đời Dzung muốn diễn đạt qua “Dzanca”

20

năm

5 thứ “ngược đời

1. Ở Việt Nam, người nghe luôn chú trọng vào phần ca từ (hay chính xác hơn là ca sĩ) mà xem nhẹ phần khí nhạc. Vì vậy, “Dzanca” là một album chỉ có khí nhạc hay còn gọi là instrumental. 2. Ai cũng thuộc những câu hát dân ca, nhưng nhạc dân ca chưa bao giờ được đặt vào một vị trí đủ trang trọng. Tôi muốn có nhiều người yêu thứ âm nhạc của người Việt Nam này hơn cũng như các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống khác. Tôi rất yêu Việt Nam. 3. Nhạc metal hay cụ thể là progressive metal luôn bị áp đặt là thứ nhạc nặng nề, khó nghe. Tôi không đồng ý vì nhạc metal có nét đẹp riêng của nó. Tôi sẽ cho bạn thấy nét đẹp đó. 4. Những người chơi nhạc cụ ở Việt Nam luôn bị coi là BACKGROUND, tôi đã mời được 20 nghệ sĩ chơi các nhạc cụ dân tộc lẫn phương Tây để cho thấy rằng chúng tôi xứng đáng được đặt ở vị trí FOREGROUND. 5. Các nghệ sĩ tham gia trong “Dzanca” trải dài Bắc Trung Nam với nhiều thế hệ khác nhau. Từ nghệ sĩ gạo cội như NSUT Hải Phượng đến những nghệ sĩ trẻ đang nổi lên như Nhím (Chillies), Yellow Star Big Band hay thậm chí Guitar Hero của thế giới Jack Thammarat, DrummerBoy Cuong Nhoc… Tôi muốn nói rằng âm nhạc thì không có giới hạn cho dù là tuổi tác hay địa lý.

“Dzanca” là full - length album thứ 2 mà tôi phát hành với tư cách là Solo Artist và là đĩa nhạc thứ 9 tôi sản xuất sau các album của Hạc San & Final Stage. Xin phép chia sẻ với các bạn về quá trình ra đời của “Dzanca” - đĩa nhạc mà tôi tâm đắc nhất sự nghiệp 20 năm chơi đàn của mình.


Nghệ sĩ khách mời

Album có sự tham gia của các nghệ sĩ khách mời: NSUT Hải Phượng, Yellow Star Big Band, Minh Nghĩa trumpet, guitarist Khương An, guitarist Nhím (Chillies), keyboardist Trần Hoàng, drummer boy Cuong Nhoc, Hà Laze,…và đặc biệt là tay guitar nổi tiếng Jack Thammarat đến từ Thái Lan. 17 | Billboard Việt Nam


Dzung cho biết anh quyết định gửi lời mời đến những cộng sự trên với mong muốn tạo nên sự cao trào và bùng nổ hơn cho các sáng tạo trong album của mình. “Tôi hy vọng các đồng nghiệp này sẽ bù trừ những thứ mà bản thân tôi còn yếu kém trong quá trình làm việc“, nam nghệ sĩ bày tỏ. Còn khi nói về sự góp mặt của nghệ sĩ đàn tranh, đàn bầu nổi tiếng – NSƯT Hải Phượng, Dzung bày tỏ niềm hạnh phúc và xúc động khi được hợp tác với một trong những nghệ sĩ gạo cội của làng nhạc dân tộc Việt Nam cho sản phẩm của mình.

Khách mời trong nhạc phẩm “Đi Cấy (Light of the Life) không phải ai xa lạ mà là tay bass đã gắn bó với Dzũng 7 năm qua trong ban nhạc Hạc San: anh Thắng Trần. Trong “Dzanca” anh Thắng đảm nhiệm phần thu âm Sáo/ Tiêu cho 2 tracks mà trong đó “Đi Cấy (Light of the Life)” là nhạc phẩm tôi phối khí một cách “đo ni đóng giày” cho phần solo sáo. Sẽ khó để các bạn có thể tìm ra một “Chú bé chăn trâu” nào metal hơn “Chú bé” của tôi. “Tôi gặp Jack Thammarat vào năm 2012 trong một sự kiện của Doremi Shop tổ chức. Khi đó, Jack mới là quán quân của Guitar Idol 2009. Sau này eetôi có nhiều dịp làm việc với Jack khi làm giáo khảo của cuộc thi electric guitar của Yamaha Music Vietnam cũng như những lần sang Thái Lan được anh giúp đỡ, không thể không thể kể tới việc tôi được Jack tin tưởng giao cho phần design của “Still on the way” là album đầu tay của Jack. Khi thực hiện track “Người Ở Đừng về (Torn)”, tôi gửi lời mời tới Jack Thammarat để anh thu âm phần guest solo, sau rất nhiều hồi hộp, tôi nhận được sự đồng ý kèm với link Google Drive đã thu âm xong xuôi. Nếu được chọn một người truyền cảm hứng nhất cho những guitarist Việt Nam, tôi chắc chắn đó là Jack Thammarat”. 18 | Billboard Việt Nam


Dzung Phạm

Anh bày tỏ niềm hạnh phúc khi nhắc đến những người bạn đã giúp sức cùng mình trong dự án lần này. “Khoảng thời gian cùng mọi người thu âm là tuyệt vời nhất, nó mang lại cho tôi quá nhiều cảm xúc. Còn nhớ hôm thu âm cho chị Phượng xong, chị ấy vừa bước lên xe đi về là mấy anh em tôi kiểu như xỉu luôn vì năng lượng của chị quá kinh khủng. Nó “đã” lắm, tôi không thể nào giải thích bằng lời, chỉ có thể nói đó là điều mà không phải ai cũng có thể có được. Tôi nói với chị là “chị ơi bây giờ em không biết như thế nào em gửi chị tiền hay chị muốn em làm gì cũng được” thì chị mới bảo để chị xem kiểu thằng này không tính tiền được, phải bắt nó làm gì đấy khó hơn chứ trả tiền thì dễ quá (cười). Đó, một mối quan hệ rất “healthy” trong chuyện làm nghệ thuật. Trước đó thì có anh bạn chơi cùng trong ban nhạc Final Stage, bỗng một ngày chuyển khoản cho 20 triệu xong bảo cầm tiền đấy mà làm. Thì làm đó. Rồi mẹ tôi vào thăm, không dám hỏi vụ nghỉ việc nhưng đưa cho nồi cá kho ăn một tháng. Tháng sau chị dâu kho cho một nồi nữa, thế là 2 tháng đi mix nhạc chỉ ăn cơm với cá kho. Có khổ sở gì đâu, cơm cá ngon chết đi được! Ông anh trai cũng giúp cho đi tập chạy lấy lại thể lực thì mới có sức, có năng lượng để làm đấy chứ. Gia đình rất thương, anh em cũng rất thương. Thời điểm đó cuộc sống của tôi cũng có nhiều biến cố xảy ra cùng một lúc. Công việc bỏ, tóc cũng bỏ luôn. Buồn lắm nhưng coi như giữ mọi thứ ở mức cơ bản nhất nên cũng không suy nghĩ nhiều. Bây giờ làm được đĩa nhạc như thế này thì nó chứa đựng rất nhiều sự giúp đỡ của mọi người, chỉ là tên của họ ở phía sau cái tên của tôi thôi. Giống như Dzung là Creative Director kiêm nhiệm thêm nhiều vai trò trong dự án và rõ ràng đây là một campaign thành công. Mọi người tham gia cùng tôi, đều chung một niềm tự hào, mà tôi có trả đồng nào đâu. Ngược lại anh em còn trả tiền cho tôi nữa, anh em thu đĩa cho tôi xong anh em còn tự order (đặt mua) để hỗ trợ cho tôi. Nó đến mức vậy luôn. “Hay như Jack Thammarat, “guitar hero” của thế giới rồi nên mời một người như vậy thu đĩa cho mình là vô cùng khó. Nhưng tôi lại là người thiết kế bìa đĩa mới cho Jack nên đó cũng là một cách để Jack thấy cách làm việc cũng như thẩm mỹ của mình qua mảng nghệ thuật khác là Art. Mặc dù chỉ xuất hiện 30 giây nhưng việc một người ngoại đạo như tôi vẫn có thể mời được nghệ sĩ guitar đẳng cấp thế giới thì điều đó khẳng định nghệ thuật đâu có giới hạn.


chia sẻ về những người bạn đồng hành Sợi dây kết nối quan trọng nhất mà anh tìm thấy ở những người bạn của mình trong dự án lần này đó chính là tinh thần muốn cùng nhau làm ra những điều mới mẻ. “Việc quy tụ hơn 20 nghệ sĩ để thực hiện dự án với tôi là điều khó! Bởi vì tôi không nằm trong giới nhạc, không có mối quan hệ. Có những người mà tôi cần chứng tỏ mình với họ và điều đó có thể mất tới vài năm. Ví dụ đầu tiên phải nói tới là nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng. Hồi đầu không biết, tôi cứ lên Facebook nhắn hỏi đại là chị Phượng ơi em thế này em thế kia, đĩa “Tính Tình Tang” em tính mời chị. Chị bảo ok, em gửi bài chị nghe thử. Lúc đấy chị không quá hào hứng, nhưng sau khi xong hết các thứ rồi, tôi làm một chiếc video gửi chị để chị thấy mình rất nghiêm túc với mọi việc. Tôi mất 2 năm để thuyết phục chị Phượng nhưng chị ấy chỉ cho tôi có 6 tiếng vì chị rất bận. Thu 6 bài trong 6 tiếng, trong đó có một bài tôi là người đệm còn chị Phượng mới là người chơi chính. Đấy, mất cả 2 năm trời”.Không thể không kể đến Yellow Star Big Band, những người đưa mô hình big band về Việt Nam với những nhạc công chơi kèn xuất sắc. Không phải ai mình cũng mời, mình phải có sự kén chọn nhất định ở trong đấy. Có những người nổi tiếng hơn, họ có thể làm tốt hơn nhưng nó không hợp với mình. Tôi nghĩ đây là điều tôi làm thành công nhất bởi vì tất cả mọi người, mọi thứ đều có một sợi dây liên kết nhất định.”


Dzung Phạm

và những điều muốn gửi gắ

T

ất cả bản phối trong album cũng được anh em làm rất chỉn chu, đàng hoàng, tử tế. Tôi hi vọng người nghe cũng cảm nhận được chuyện đó. Giống như một bộ phim hay thì phải có twist, âm nhạc nghe xong phải có gì đọng lại thì bản phối hay cũng phải đi đúng mạch cảm xúc mình muốn chứ không phải đến đây là thôi để luôn điệp khúc đi cho nó hết bài. Không phải ngẫu nhiên mà chỗ này mình lại đánh đàn bầu chứ không phải đàn tranh, chỗ kia mình lại dùng đúng loại âm thanh đó mà không phải bất kỳ âm thanh nào khác. Khi thu âm, mọi người cũng phải đặt xúc cảm của bản thân của mình vào đấy. Anh em phải nghe bài, nhớ bài, phải trả được bài thì lúc đấy mới đánh được. Nếu làm theo kiểu phối bài công nghiệp thì chắc đĩa này tôi chỉ mất nửa năm nhưng thực tế là cũng xấc bấc xang bang nhiều mới ra được thành phẩm cuối cùng. Quá trình sản xuất cũng khá là phức tạp bởi cách chúng tôi thực hiện mỗi bài hát nó không phát triển kết cấu theo kiểu thông thường. Từng công đoạn đều được làm rất kĩ lưỡng. Tôi nghĩ, trong mảng nhạc Rock và thể loại Metal tại Việt Nam thì “Dzanca” có thể là album đầu tiên đạt được độ chuẩn quốc tế về mặt âm thanh. 21 | Billboard Việt Nam

S

ẽ là một không gian âm nhạc mở ra trí tưởng tượng của mỗi người. Âm nhạc là phải như thế chứ không chỉ nghe mỗi phần lời rồi cứ thế dính hết vào những ca từ đấy. Tại sao ngày xưa nhạc giao hưởng là như thế, tại sao nhà soạn nhạc Vivaldi có tổ khúc 4 mùa mà chỉ một nốt nhạc vang lên là mình đã biết giai điệu đó là mùa gì luôn. Kể ra như vậy để thấy rằng có những điều mang ý nghĩa sâu xa hơn chuyện có một bài để nghe và hát theo là hết. Âm nhạc là phải mở, phải có trí tưởng tượng trong đó, gieo vào tâm trí người nghe để người ta có thêm nhiều suy nghĩ chứ không phải cứ thế thụ động nạp vào trong đầu.


ắm cùng “Dzanca”

“Âm nhạc là phải mở, phải có trí tưởng tượng trong đó, gieo vào tâm trí người nghe để người ta có thêm nhiều suy nghĩ chứ không phải cứ thế thụ động nạp vào trong đầu”

T

ôi nghĩ với “Dzanca”, những đứa trẻ con cũng nghe được. Mấy đứa khi lớn lên sẽ biết có nhạc metal, có nhạc dân ca chứ cứ nghe toàn nhạc thị trường thì tội nghiệp quá vì không có gì đọng lại. Thật ra, tôi thấy điều đó không sai nhưng mà nó không tốt. Bản thân tôi từng có một cuộc chiến tranh lạnh rất lớn với chị dâu khi chị cứ bật nhạc thị trường để nghe, khiến mấy đứa nhỏ ở nhà nghe theo rồi học thuộc. Tôi không suy xét gì chuyện đấy nhưng tôi cho rằng mấy đứa nhỏ nên được nghe những thể loại nhạc kinh điển trước, The Beatles chẳng hạn. Quan điểm của tôi là sau này muốn nghe gì thì nghe nhưng phần chuẩn bị đầu tiên nó phải chuẩn. Sau một thời gian thì chị ấy có dẫn hai đứa cháu đi xem tôi diễn live. Hai chị em nói chuyện lại và dần hiểu hơn về góc nhìn cá nhân của nhau. Ngay ngày hôm sau, tôi chở luôn một cây đàn piano mới tinh đến nhà cho mấy đứa nhỏ học. Một khi đã gật đầu thì tôi sẽ hỗ trợ đầy đủ hết để thẩm mỹ của bọn trẻ tốt lên. Điều đó thật sự quan trọng, tôi nghĩ vậy.

N

ếu hướng tới điểm 10 thì theo tôi “Dzanca” được 9,75 điểm. Còn 0,25 dành cho sự khiêm tốn vì tôi vẫn là người Việt Nam chứ không tôi cũng chấm 10 điểm. Có những lỗi sai, có những chuyện in ấn không được ưng ý, có những lỗi này lỗi kia tôi biết hết. Biết đến toát mồ hôi luôn nhưng tôi nghĩ, bao nhiêu năm mình hướng đến nó rồi nhưng mà cũng phải gặp đúng người đúng thời điểm thì điểm 10 đạt được ấy nó dành cho sự lao động kéo dài và cả yếu tố may mắn thì âu cũng là xứng đáng. Điểm 10 này dành cho tất cả mọi người chứ có phải cho mình tôi đâu. 22 | Billboard Việt Nam


D N ZA zung Phạm

“D

zanca” có tổng cộng 11 bài, tên tiếng Việt của từng bài thì đã quá quen thuộc rồi nhưng phần tên tiếng Anh mới chính là góc nhìn và là “storytelling” mà tôi xây dựng. Bài đầu tiên có tên “The River Afterglow”, có nghĩa là ánh sáng tắt hay có thể hiểu một nghĩa khác là khởi đầu đen tối. Tiếp đến là bài thứ hai “When The Seams Come Apart”, câu chuyện về một người đan áo cho chồng đi đánh trận nhưng người đó đã bỏ mạng nơi chiến trường. Lúc này “Beats Of Memories” xuất hiện vì sự tích của bài “Trống Cơm” là về một anh nhạc sĩ được cô tiểu thư nuôi ăn học, sau này anh thành tài rồi quay trở lại kiếm người xưa thì nàng đã giã biệt cuộc đời nên mới làm ra cái trống cơm để đánh trong lễ tang.

Q

ua tới “A Line Across The Sky” là những giai điệu về nỗi cô đơn của người ở lại, “Questioning Mind” là sự dằn vặt và “Torn” là sự chia lìa. Lúc đó thì đành hẹn gặp lại ở kiếp sau, cũng chính là “Hereafter”. Sau tất cả những xúc cảm đó thì người ở lại vẫn phải sống tiếp phần đời của mình nhưng câu chuyện lúc này lại xuất hiện sự trở về của người đã ra đi, đó là lí do vì sao “Ride The Darkness” có mặt ngay sau “Light Of The Fire”.


N A AC T

hật sự biên tập bài vở cho cả album rồi đi kèm các công việc khác nữa thì chắc khối lượng phải gấp 20 lần so với việc chỉ làm một bài. Một bài thì quá dễ, đâu cần phải quan tâm đến mạch nối của bài tiếp theo là gì. Về phần mình, tôi hoàn toàn cảm thấy ưng ý với phần biên tập bài của “Dzanca”. Thật ra, nếu tinh ý bạn sẽ nhận thấy bài đầu tiên và bài cuối cùng của album đều là “Lý Qua Cầu”, tựa hồ như tạo ra một cấu trúc vòng lặp. Hai bài được đánh bằng những kĩ thuật khác nhau, phần phối khí cũng khác. Bài cuối là tôi chơi cải lương, sử dụng cả Song Loan luôn. Nhưng tựu trung thì nghe vẫn rất ổn.

K

ết thúc là “Bèo dạt mây trôi” (“When Earth and Sky Unite”). Mọi thứ hợp nhất hòa làm một sau khi đã “come apart” ở phần đầu và dần tươi sáng hơn với “The River After Dark”.

Những chia sẻ

24 | Billboard Việt Nam



Dzung Phạm

Theo Dzung Phạm, một trong những yếu tố quan trọng nhất khi chúng ta thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật đó chính là tính thẩm mỹ Có rất nhiều điều hay ho mà nếu không có kiến thức thì chúng ta sẽ không thể nào biết được. Ở Việt Nam có nhiều người đi bảo tàng trong những ngày cuối tuần không? Chuyện đấy là chuyện bình thường mà, đi để có thêm kiến thức tham khảo và để chiêm ngưỡng xem những huyền thoại đã làm gì. Tại sao lại có chuyện đến bảo tàng chỉ để check-in thôi, lo mà coi đi chứ. Ngay như tại bảo tàng Louvre ở Paris, du khách toàn đứng xung quanh Mona Lisa thôi, đâu có hoang vu như mấy chỗ còn lại. Thế nhưng có những người có thể đứng cả ngày để coi một tác phẩm khác. Bản thân tôi chưa hẳn là người có kiến thức uyên thâm nhưng ít nhất là tôi biết mình nên làm gì. Tôi nghĩ với “Dzanca”, những đứa trẻ con cũng nghe được. Mấy đứa khi lớn lên sẽ biết có nhạc metal, có nhạc dân ca chứ cứ nghe toàn nhạc thị trường thì tội nghiệp quá vì không có gì đọng lại.

Thật ra, tôi thấy điều đó không sai nhưng mà nó không tốt. Bản thân tôi từng có một cuộc chiến tranh lạnh rất lớn với chị dâu khi chị cứ bật nhạc thị trường để nghe, khiến mấy đứa nhỏ ở nhà nghe theo rồi học thuộc. Tôi không suy xét gì chuyện đấy nhưng tôi cho rằng mấy đứa nhỏ nên được nghe những thể loại nhạc kinh điển trước, The Beatles chẳng hạn. Quan điểm của tôi là sau này muốn nghe gì thì nghe nhưng phần chuẩn bị đầu tiên nó phải chuẩn. Sau một thời gian thì chị ấy có dẫn hai đứa cháu đi xem tôi diễn live. Hai chị em nói chuyện lại và dần hiểu hơn về góc nhìn cá nhân của nhau. Ngay ngày hôm sau, tôi chở luôn một cây đàn piano mới tinh đến nhà cho mấy đứa nhỏ học. Một khi đã gật đầu thì tôi sẽ hỗ trợ đầy đủ hết để thẩm mỹ của bọn trẻ tốt lên. Điều đó thật sự quan trọng, tôi nghĩ vậy.


h tái địn

o

u M d l r


a c n a z D

a

h nghĩ

ng tiêu cù y a h ài nh thật h àn tra đ g , n u ú ầ h c y àn b bàn ta m cho ếng đ à i g l t n à ể p r đ ợ ết h yền á rõ ưng việc k ện qu cụ tru g. Nh i n n h c à ê ạ r ể n h h , ầy gt ó n ca” á rõ u có đ ì Dzun nào cũng c “Dân ề iều qu h đ t đ à l , n à y l u ẫ â hơn, hát v trống Bởi đ ới nha track i ờ v à g y ư b n a p h h ậ t ả n ấ c nh ầu o, t itar à b và ăn hể nà tài. H là mộ đủ. V t với gu i m ể y ạ ó ề h ầ c đ t đ m có rất i hật ưởng cụ đó về” sẽ anh lạ hòa, t ng nổ nhạc hạc tr g ù g n b n a n ừ ị ủ ư n đ v c h ột ất iở g lẫ ,n ải thống ính ch của m âu lắn “Ngườ iễn gi t s d n ư ù ề c h d h y ắ n c u h tr cá , và um h k ất g như thống ất alb hạc cụ ống b khoản i n h n g ố n i g i a n g g g h ữ n n nh Đó à nk khô nhà - đó l đủ cả ng triể g mà thôi. hưng t nhẹ y u n á z ậ h v g D i n t à b thố d. i há trốn o để ở một y wor ruyền ác bà àn hả t ar và c b t o i g h o d u n r g h a ọ o c ị đ là n tr nh h w thánh ếng a n toàn của anh, tô ời dịc i l à t o g n h n ê t ữ ng nh ng đặt sử dụ hải là rất riê h mà anh p n ệ g y n u khô các câu ch h chứ g như n n a ố i g g ên kỳ ai, của ri n ệ y u h g câu c phươn ố t u ế iệu ng y a ảo d ới nhữ v ó h p ợ n g biế kết h “Trốn trống Ở quên . g i g n à n ế b i ô kh tỏa vào ng t đồng c solo Dzung h chính cù ắ , n ” h è a k k c , than “dzan hoảnh u rộn ràng và dàn k à m d l t r â y a ộ à â l o m iđ iệ ện eyb ng ng bở ình có ững nhịp đ itar đi p cả k m u ợ a g h usic rộ ủ i Và cũ h c m h ố n d n h d ạ l r p c r a n ên còn ries” iới wo keybo tar dồ o g i n u ế m ạ g Tây. B bài, Dzung e h b t g i of m tiến gườ một ng ất diễn beats cho n en kẽ i”, cả đ “ x ô ể i ó r qua từ đ ể t c ọ đ g g y vẫn léo mâ tên , Dzun dân ca khéo n bầu o dạt g với à c è g n đ ạ n B ú cơm” h g ù “ đ n c n , n tiế ng, t vô ến ực rỡ ng đế nhưng ắp đặ ền thố zung còn ti s , y g sáng r a ký ức. Sa u g r n n t á u r c cụ hư gD nh t c Dz củ p nhạ Nhưn ic là n g hoà ợ s rỡ đượ . n vui vẻ h u c ồ c t ặ đ ự m ế đ r ỉk èn m rld ợp đẹp ất wo i dàn k ay cả khi ch a” đã đủ đậ hòa h h ớ n lớn và v ả c g h t n n rà , tấ anc rld a mì p. Ng ở “Dz ách rõ chia gì cảm i nghe. Wo c c dập củ ng tuyệt đẹ i t s ộ u m ốc ân lại sá gườ rld m ng Qu ất wo iới, ph nhất cho n nghĩa u để tỏa h r g h c T n i n ị ê h á i đ ể ời ran ện. nb ck, c nữa đ đại di uyệt v i tiếng đàn t ng cò t c với ro ô ề ớ h h ư m k ệ b g i ụ hôn cc một n và i ngh à nó k ọi nhạ thêm ải chè ra trả h m m o p g ể ạ g t đ n ôn xư để o, chứ kh ó cái danh thế nà n hảo , à y o à h n thế ách ho n một c những n rồi gán c à l i ả iể ph 28 | Billboard Việt Nam thô th music h c á c ột vào m

c i us


ÂM NHẠC HOÀNG THÙY

Giấc mộng nâng niu nền âm nhạ

Hoàng Thùy Linh không phải ca sĩ đầu tiên thể hiện chất liệu dân gian vào trong âm nhạc và “bền bỉ” nhất và có tạo hình chăm chút nhất. Từ Bánh trôi nước đến hai sản phẩm gần đây n để những kiểu trang phục của những dân tộc khác nhau, bên cạnh đó tôn vinh lên nét văn hó đây, nhờ việc liên tục cho ra mắt những sản phẩm âm nhạc tâm huyết và được đầu tư chỉn ch cái tên được khán giả và giới chuyên môn tin tư

| BillBoard Nam 29 34 | Billboard ViệtViệt Nam


C CỦA LINH

ạc Việt Nam

à trang phục nhưng cô là người nhất, người đẹp “lăng xê” triệt óa của họ. Những năm trở lại hu, Hoàng Thùy Linh luôn là ưởng cũng như đánh giá cao.

BillBoard Việt Nam | 35


BÁNH TRÔI NƯỚC

Có Khô Linh chấ năm hiếm MV mãn qua văn Nhữ giờ như tron nhấ 36 | BillBoard Việt Nam 31 | Billboard Việt Nam


thể nói “Bánh trôi nước” là ca khúc đánh dấu sự chuyển mình trong phong cách nghệ thuật của Hoàng Thùy Linh. ông mù quáng chạy theo dòng nhạc thị trường xô bồ hay cố thủ với chất nhạc Electro Pop an toàn, Hoàng Thùy h thỏa sức vẫy vùng trong địa hạt âm nhạc của riêng mình. Thêm vào đó, việc kết hợp một cách nhuần nhuyễn ất liệu dân gian với chất nhạc điện tử thời thượng kết hợp cùng với kỹ thuật luyến láy đầy ma mị của nữ ca sĩ sinh m 1994 cũng góp phần truyền tải tinh thần thượng tôn dân tộc của ca khúc. Đây có lẽ là một trong những sản phẩm m hoi chứa đựng những nét văn hóa Đồng văn của dân tộc. Không chỉ trau chuốt về mặt âm thanh, hình ảnh trong V ca khúc Bánh Trôi Nước cũng được ê kíp âm nhạc của Hoàng Thùy Linh đầu tư nhằm tạo nên một sản phẩm n nhãn, chất lượng cả về phần nhìn và phần nghe. Có thể nói rằng hình ảnh và âm thanh chính là những hiệu ứng an trọng nhất làm nên thành công của Bánh Trôi Nước thế nhưng không thể phủ nhận rằng, thời trang mang đậm n hóa Á Đông cũng là một yếu tố giúp Hoàng Thùy Linh tỏa sáng và truyền tải tinh thần xuyên suốt của ca khúc. ững MV tái hiện lại khung cảnh tuyệt đẹp của những danh lam thắng cảnh trải dài khắp mọi miền đất nước trước không hề thiếu thế nhưng cái tài tình ở Bánh Trôi Nước chính là khả năng kết nối những cảnh quay tưởng chừng ư rời rạc tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh kể về thân phận “ba chìm bảy nổi” của những người phụ nữ bao đời ng tác phẩm của bà Chúa thơ Nôm. Đặc biệt, sự hòa quyện giữa hai hình ảnh âm và dương vừa đối lập vừa thống ất kết hợp với diễn xuất xuất thần của nữ ca sĩ khiến MV mang nhiều tầng lớp ý nghĩa và thông điệp khác nhau. BillBoard Việt Nam | 37 32 | Billboard Việt Nam


Bánh trôi nước

HOÀ Những dư âm đẹp đẽ của văn hóa Việt Nam cùng chất vị truyền thống độc đáo

33 | Billboard Việt Nam


N À G “Bánh trôi nước” cũng là MV người đẹp Hà Thành thay nhiều trang phục nhất, với trên dưới 10 bộ cánh. Ngoài những thiết kế mang đậm phong vị dân gian, những bộ đầm quý phái mang ‘hơi thở’ hoàng tộc cũng được nữ ca sĩ sử dụng trong MV. Quả thật, sản phẩm nêu trên xứng đáng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nền âm nhạc hiện đại nhờ việc kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật truyền thống và đương đại đồng thời làm toát lên cái hồn cốt bao đời của con người Việt Nam. “Kết hợp yếu tố văn hóa dân gian vào nhạc điện tử không hẳn là hướng đi ngay từ đầu của tôi. Chính xác là từ “cú nổ” của Bánh Trôi Nước đã khiến tôi quyết chí hơn với con đường này. Tôi yêu văn hoá Việt, và tôi cũng hiểu rõ văn hóa nghe nhìn của công chúng thời nay. Hòa quyện được hai điều đó, chúng ta sẽ có được nhiều giá trị lớn hơn, không chỉ là thành công của một bài hát” - Hoàng Thùy Linh chia sẻ.

34 | Billboard Việt Nam


ĐỂ M CHO MÀ N

“Để Mị nói cho mà nghe” xuất hiện như cái duyên đúng thời điểm và khởi sự cho mọi điề khiến tôi khao khát đi đến cùng một không gian nghệ thuật hiện đại, gần với xu hướng c văn hóa Việt Nam” - Hoàng Thùy Linh

Dù viết theo thể ngũ cung tương đối khó nghe so với mặt bằng chung của công chúng, nhưng với chất liệu âm nh mang lại cảm giác mới mẻ, đầy tích cực, đặc biệt là sự phóng khoáng, tự do từ những điệu khèn Tây Bắc cùng đ truyền thống miền Tây Bắc với chất EDM đã mang đến một làn sinh khí hoàn toàn mới, khiến khán giả vừa cảm n chìm được trong những giai điệu điện tử đương đại.

35 | Billboard Việt Nam


MỊ NÓI NGHE

ều sau đó. Tinh thần mạnh mẽ của cô Mị của thế giới nhưng vẫn mang hồn phách

hạc được tìm tòi sáng tạo, Để Mị Nói Cho Mà Nghe đàn tính và sáo dọc. Sự kết hợp giữa những nhạc cụ nhận được nguồn năng lượng nơi đại ngàn, vừa đắm

36 | Billboard Việt Nam


ĐỂ MỊ NÓI CHO MÀ NGHE

Không chỉ đơn thuần là việc cắt ghép các nhân vật nổi tiếng trong các tác phẩm kinh điển mà thông qua đó, Hoàng Thùy Linh đã thể hiện một góc nhìn khác đầy tính nhân văn, đồng thời cũng vạch ra một kịch bản tươi sáng hơn cho cuộc đời của những nhân vật trên. Nàng Mị, Chị Dậu, Anh Tràng, Lão Hạc, Chí Phèo hay Thị Nở giờ đây đã có một cuộc sống mới, một kết cục mới, viên mãn và ngập tràn hạnh phúc và cũng đậm tính giải trí không giáo điều. Với tầng lớp ý nghĩa nhân văn được truyền tải một cách tinh tế như thế, ca khúc nhận về rất nhiều phản hồi tích cực từ công chúng lẫn giới chuyên môn khi khéo léo giới thiệu nền văn học đầy tự hào của Việt Nam qua chất nhạc hiện đại, lôi cuốn. Quả thực, Hoàng Thùy Linh đã vô cùng thành công khi mang đến những góc nhìn mới lạ thông qua lăng kính của các nhân vật văn học Việt Nam nổi tiếng. Với hình ảnh “Mị còn trẻ Mị muốn đi chơi”, người hâm mộ thực sự như đang sống lại những ngày tháng ngồi trên ghế nhà trường của mình. Trong vai Mị, Hoàng Thùy Linh không ủ rũ mà tự tìm lấy cơ hội cho mình, các bộ cánh sặc sỡ cùng âm nhạc sôi động khiến người xem phải nhún nhảy.



HOÀNG THÙY LINH 39 | Billboard Việt Nam

4


TỨ

4

PHỦ

Tận dụng hiệu ứng nhận được từ ca khúc Để Mị Nói Cho Mà Nghe, Hoàng Thùy Linh tiếp tục cho ra mắt sản phẩm tiếp theo, MV ca khúc Tứ Phủ. Nếu trong ca khúc Để Mị nói cho mà nghe là một cô gái dân tộc vùng cao vui tươi, hồn nhiên thì trong Tứ phủ người xem lại thấy một Hoàng Thùy Linh ma mị, mờ ảo với hình ảnh gần giống với hình tượng thánh mẫu trong văn hóa thờ phượng ở phía Bắc. Từ giai điệu bài hát đến hình ảnh của nữ ca sĩ đều mang đậm nét truyền thống văn hóa Việt Nam. Dù được lấy cảm hứng từ những ca nương ca trù thế nhưng không thể phủ nhận rằng cách xử lý của Hoàng Thùy Linh đã được trau chuốt và trở nên tinh tế hơn rất nhiều. Quả thực, so với bản hit trước đó, Tứ Phủ là minh chứng hùng hồn nhất cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của Hoàng Thùy Linh với ê kíp bởi cấu trúc âm nhạc lần này được xây dựng phức tạp hơn, bao gồm rất nhiều tầng bậc ý nghĩa.

40 | Billboard Việt Nam


4 TỨ PHỦ

Có thể nói rằng việc tập trung khai thác yếu tố tâm linh, cụ thể hơn là về tín ngưỡng thờ Mẫu trong MV Tứ Phủ quả thực là một bước đi đầy táo bạo và mạo hiểm của nữ ca sĩ. Tín ngưỡng thờ Mẫu từ hàng thế kỉ qua là tín ngưỡng đặc trưng của người Việt, không lẫn với bất kì hệ tín ngưỡng hay tôn giáo nào trên thế giới. Đây không chỉ là nét thiêng liêng của những nghi lễ mà còn là tổ hợp những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc như âm nhạc, nghi lễ cho đến lịch sử. Còn Tứ Phủ lại là quan niệm cũng như nhận thức của người Việt xưa về vũ trụ và thế giới, gồm Thiên Phủ, Địa Phủ, Thoải Phủ và Nhạc Phủ lần lượt tương ứng với 4 miền: Trời, Đất, Nước và Rừng. Trong đó mỗi miền, mỗi phủ sẽ do nhiều vị Thánh cai quản, thứ bậc các vị cũng được phân chia sau trước rõ ràng. Trong Tứ Phủ mới đây, ca sĩ Hà Thành lại hóa thành cô gái hầu đồng, vẻ đẹp ma mị mà sắc sảo giúp ca sĩ nhận “cơn mưa lời khen”. Dù chỉ diện duy nhất một bộ cánh trắng nhưng sự tỉ mỉ cũng như các điểm nhấn của trang phục đủ khiến người xem thỏa mãn. Được biết trang phục trong MV là sự kết hợp của NTK Nguyễn Công Trí và stylist Hoàng Ku, ekip đã bỏ ra khoảng thời gian khá dài để tìm hiểu văn hóa Hầu Đồng để cho ra một bộ trang phục hoàn hảo đến vậy. Ngoài chăm chút cho trang phục, âm nhạc của Hoàng Thùy Linh ngày càng được đề cao và tạo dấu ấn riêng trong thị trường nhạc Việt. Hiện tại views của Để Mị nói cho mà nghe và Tứ Phủ vẫn đang tăng đều, người hâm mộ hy vọng người đẹp sẽ tiếp tục cho ra mắt những sản phẩm âm nhạc tương tự trong thời gian tới.


HOÀNG THÙY LINH


Một album của Hoàng Thùy Linh Tiếp nối thành công của “Để Mị Nói Cho Mà Nghe” và “Tứ Phủ”, Hoàng Thùy Linh tiếp tục cho ra mắt album “Hoàng”. Được biết đây cũng là mốc son đánh dấu kỷ niệm chặng đường mười năm ca hát của cô nàng. Trong bối cảnh đại đa số nghệ sĩ Vpop ca sĩ đổ xô phát hành sản phẩm dưới dạng các MV, hình thành cuộc chiến tiền tỷ trên top trending thì “Hoàng” lại là một album được trau chuốt và đầu tư chỉn chu hiếm hoi mà làng nhạc đang có. “Hoàng” là tuyển tập album gồm chín ca khúc mang phong cách Pop pha trộn với chất liệu dân gian ngũ cung. Có thể nói rằng nhờ được sản xuất có tính toán và biên tập kỹ lưỡng, sản phẩm lần này đã lột tả trọn vẹn cảm xúc của người phụ nữ kinh qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong cuộc đời. Khoác lên mình chiếc áo của dòng nhạc Electro Pop sôi động kết hợp với hơi thở của văn hóa truyền thống dân tộc, lấy cảm hứng từ truyện cổ tích (Kẽo Cà Kẽo Kẹt), ca dao tục ngữ (Kẻ Cắp Gặp Bà Già), tác phẩm văn học (Em Đây Chẳng Phải Thúy Kiều) hay tín ngưỡng dân gian (Duyên âm) cho nên Hoàng vẫn mang màu sắc vô cùng hiện đại.

48 | BillBoard Việt Nam Sony Music Entertainment

20/10/2019


Nam | 49 HãngBillBoard đĩa Việt thời đại


t, ấ h n n â c d ắ s a bạo c ó đặ n h áo nh. m vă c t Li ẩ ph của nhạ ùy h n sả túy âm g T g n n h à h c ữ o nh tin g cá H ng vẹn hon của o tr ọn p tế t r hư ộ t m n n inh ọ à L i g ũng y t gó n c đầ gia ưng nh

K

P Ắ C

Ặ G


P Ặ

À B

À I G


Dễ dàng nhận thấy rằng hình ảnh bàn cờ chính là sợi dây xâu chuỗi toàn bộ nội dung của MV lần này. Trận chiến của “kẻ cắp”, nhà vua và “bà già”, hoàng hậu xoay quanh ván cờ Gánh (một trò chơi dân gian Việt Nam). Hai nhân vật với nhiều nỗi niềm, đều là những kẻ “đồng sàng dị mộng”, ôm ấp cho riêng mình những mục tiêu chẳng ai thấu. Từng vòng đấu của vua và hoàng hậu diễn ra trên bàn cờ, thông qua nội dung trên những bức tranh Hàng Trống nổi tiếng. Đó là Đám cưới Chuột, Ngưu Lang Chức Nữ, Thuý Kiều gặp gỡ Kim Trọng và Mẫu Thượng Ngàn. Tất cả đều là những câu chuyện, hình ảnh gắn liền với tập quán, văn hoá của người Việt. Trong những hình ảnh mang tính biểu tượng đó, nước cờ táo bạo của hoàng hậu hòa lẫn và xoay chuyển những điều tưởng chừng như không thể. Được xếp ở vị trí cuối cùng trong dòng chảy nội dung của album Hoàng, “Kẻ Cắp Gặp Bà Già” như một câu trả lời có đủ tính trải nghiệm và sự trưởng thành của một người phụ nữ với cuộc đời.

Kẻ cắp

47 | Billboard Việt Nam

bà già


48 | Billboard Việt Nam


billboard vietnam

20/02

Giấc mộng nâng niu nền âm nhạc Việt Nam Khi nhắc đến world music, bạn thường nhớ đến điều gì?

Số 2

20 22 Hoàng Thùy Linh


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.