“
Ta đi việc ta là đi đi đi cho xong con đường dài Đồ đầy ở trên vai, hành trình chẳng giống ai Ta lao phăm phăm đêm đêm mù sương rừng mưa rơi trọn ngày Bụi đường mình đã chai, đời dài chẳng có ai.
“Hạnh phúc là một tấm chăn hẹp, người này kéo thì người kia sẽ hở”
Đôi nét về “Bụi.”
Photobook này được truyền cảm hứng từ chính tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam. Mình muốn khắc họa bức tranh của một phố huyện nghèo, với những mảnh đời, những kiếp sống côi cút, lầm lũi. Tụi mình mong rằng photobook có thể giống như một chiếc radar, len lỏi vào những con hẻm, ngõ phố nhỏ nhất, “bụi” nhất của Sài Gòn và bắt trọn được những khoảnh khắc đời thường. Giữa một thành phố huyên náo, tấp nập, ta vẫn hay tình cờ bắt gặp những ánh nhìn đăm chiêu, những thẫn thờ lo lắng của một người mưu sinh vô danh bất kì. Họ lao vào vòng xoáy áo cơm như một điểm tự để bám víu, để hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn.
SàiGòn
Theo bạn, “bụi” được định nghĩa như thế nào? “
bụi đường, bụi đời, túi bụi
bụi đường, bụi đời, túi bụi
” “ bụi. ”
SàiGòn
bụi đường
Mình mãi day dứt về khung cảnh phiên chợ tàn, buổi chiều tàn và những kiếp người tàn. Từng câu văn tựa như ngọn gió, nhẹ nhàng lướt ngang nơi tâm hồn độc giả, nhưng lại đượm buồn, thê lượng đến lạ. “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru”. Từ “chiều” cứ lặp đi lặp lại như nhấn mạnh sự quẩn quanh, quen thuộc. Như Huy Cận từng viết: “Quanh quẩn mãi cũng vài ba dáng điệu
Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người”
SàiGòn Góc nhỏ
“Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người”