Huyền Thoại Ninja Nhật Bản và những bí mật Ninja (Nhật: 忍者 Nhẫn giả) hay shinobi (Nhật: 忍び), là danh xưng để chỉ những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên về hoạt động bí mật từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản về nghệ thuật không chính thống của chiến tranh từ thời kỳ Kamakura đến thời kỳ Edo. Nhiều người nói vui rằng, Ninja có vài phần giống các đặc công trong quân đội. Các hoạt động của Ninja bao gồm: gián điệp, phá hoại. ám sát, thậm chí có thể tham gia tập kích đối phương trong một vài trường hợp nhất định. Ninja còn được hiểu là những người sử dụng phép lẩn trốn (忍術, ninjutsu). Điều này phản ánh thực tế là các ninja chú trọng việc ngụy trang và lẩn trốn chứ không hiếu chiến, là những lực lượng bí mật nên Ninja có những điểm khác biệt cơ bản với các võ sĩ đạo Samurai – vốn có những quy định hết sức nghiêm ngặt về danh dự và chiến đấu. Hoạt động của Ninja thiên về thủ đoạn không quy ước và bí mật. Nhà sử học quân sự Hanawa Hokinoichi đã viết về Ninja trong cuốn Buke Myōmokushō của mình: “Họ ngụy trang ở bất cứ khu vực lãnh thổ của đối phương để đánh giá tình hình địch. Họ sẽ dụ địch và đánh lạc hướng bằng những cách riêng của mình, tiến vào giữa đối phương để phát hiện những khoảng trống và xâm nhập thành công vào lâu đài, nơi cư trú của đối phương để thực hiện các nhiệm vụ: phóng hoả, ám sát hoặc theo dõi bí mật.”
Trong các tiểu thuyết, phim ảnh, Ninja thường được mô tả là những người mặc đồ đen từ đầu đến chân, lưng mang kiếm, lợi dụng đêm tối để đột nhập vào căn cứ địch mà do thám hoặc tiến hành ám sát. Tuy nhiên, trang phục thực sự của các Ninja là màu nâu sẫm. Để dễ dàng di chuyển và thực hiện kế hoạch, vũ khí đi kèm cùng các Ninja cũng khá nhỏ, nhẹ như phi tiêu, đoản kiếm, bom khói, cát khô,…. Các Ninja cũng thường bàn tính các kế hoạch vô cùng chu toàn và kĩ lưỡng, và khi đã thực hiện nhiệm vụ thì rất quả cảm, họ sẽ tự sát nếu bị lộ hoặc nhiệm vụ thất bại để tránh làm lộ những bí mật của tổ chức mình làm việc. Các kỹ năng của Ninja Truyền thuyết Ninja được dân gian tô vẽ và siêu việt hóa, trở thành những siêu nhân có nhiều phép thuật biến hóa kì ảo. Thực chất, họ là những chiến binh được đào tạo bài bản, huấn luyện các kĩ năng phòng vệ và võ thuật, tăng cường sức chiến đấu cùng thuật ẩn náu, ngụy trang và sử dụng thành thạo các loại vũ khí. Hơn nữa, các Ninja thường hoạt động bí mật về đêm nên quanh họ dường như luôn nhuốm màu đen bí ẩn, huyền bí. 1. Thuật phi thân: Ninja thường tập luyện bằng cách nhảy qua các vật cản, từ thấp đến cao, ngày này qua ngày khác tạo nên sức bật, dẻo dai vượt trội người thường, cộng thêm các kỹ thuật bám vịn điểm tựa, ván nhảy để vượt qua các vật cản không quá cao (tường tầm thấp, mái nhà…). Từ đó, hình thành huyền thoại Ninja có khả năng nhảy cao.
2. Thuật ẩn nấp: Ninja thường tính toán rất kĩ địa thế, thời điểm hoạt động. Cộng với trang phục và sử dụng vật liệu hóa trang hòa nhập với môi trường, họ có thể dễ dàng ẩn nấp thích ứng tốt với các địa hình (cây cỏ, núi, nước…). Do các kỹ thuật của ninja đều không phổ biến, nên được dân gian thêm thắt thành huyền thoại Ninja có thể tàng hình! 3. Thuật dùng dụng cụ hỗ trợ: do đặc thù tác chiến đặc biệt, hầu hết phải hoạt động trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của đối phương, các Ninja thường phải dùng rất nhiều các công cụ để hỗ trợ việc thâm nhập. Do phải mang vác, nên hầu hết các công cụ hỗ trợ phải gọn nhẹ và hầu hết là thô sơ, đòi hỏi phải có khả năng sử dụng nhiều mục đích khác nhau và phải được tập luyện thành thục. Như các kỹ thuật, dây thừng đầu có móc sắt/móc ghim (hình dạng bàn tay) để phóng chặt vào 1 điểm cao (bằng gỗ, tường đất…) và leo lên. Kỹ năng này yêu cầu phải nhanh gọn và cũng phải được tập luyện nhiều. Các kỹ năng tiêu biểu khác mà 1 Ninja phải thuần thục 1. Kỹ năng sử dụng vũ khí cận chiến (Melee weapon): kiếm ngắn, dao găm, phi tiêu các loại… Yêu cầu tiên quyết là dứt điểm mục tiêu nhanh gọn ít tiếng động 2. Kỹ năng sử dụng vật liệu nổ: gây cháy, gây độc, gây khói 3. Kỹ năng lợi dụng địa hình, địa vật, cấu trúc nhà cửa, trần nhà, v.v, để ẩn nấp hay bám trụ bất động ở đó trong một thời gian lâu, chờ thời cơ 4. Kỹ năng xử lý tình huống: có thể sử dụng bất kì vũ khí, vật dụng trong tay để tiêu diệt đối phương, gây ít tiếng động để trốn thoát, lẩn trốn nhanh 5. Kỹ năng điều nghiên, trinh sát khu vực sắp thực hiện nhiệm vụ 6. Tinh thần dũng cảm, bất khuất của võ sĩ đạo: quyết thực hiện nhiệm vụ tới cùng, tự sát để không lộ bí mật & bảo vệ tư cách Ninjutsu – trào lưu trong giới trẻ Nước Nhật đã nghiên cứu lại lịch sử về ninja trong những năm 50, 60 của thế kỉ trước. Từ đó ninja đã trở thành một hình tượng cực kì được yêu thích trong truyện tranh và phim ảnh. Sự xuất hiện đầu tiên của ninja trong một tác phẩm của phương Tây là năm cuốn tiểu thuyết về James Bond “You Only Live Twice” năm 1964. Khi phiên bản phim ra mắt vào năm 1967, trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ, công chúng đã “phát sốt” với ninja của Nhật Bản. h một biểu tượng giải trí mới. Một số trường võ thuật đã tổ chức đào tạo Ninja như là một môn học riêng biệt, cùng với các hình thức huấn luyện chiến đấu tay đôi khác. Kĩ năng của Ninja ngày nay được áp dụng ở nhiều trường huấn luyện và cơ quan đặc vụ của các lực lượng quân sự khắp nơi trên thế giới. Những binh lính tinh nhuệ này luyện tập phối hợp các kĩ năng chiến đấu, tàng hình, và các công nghệ khác nhằm xâm nhập vào thành lũy của đối phương, thu thập thông tin bí mật, tuyên truyền gây rối loạn nội bộ giống như Ninja đã làm từ hàng trăm năm trước đây.