ĐỀ NGẠN VỊ - KHÔNG GIAN ẨM THỰC NGƯỜI HOA-CHỢ LỚN

Page 1


TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

Lời tri ân Với tất cả sự chân thành và biết ơn sâu sắc nhất, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến cô ThS.KTS Huỳnh Tương Thân đã hướng dẫn đề tài nghiên cứu này - đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ cho đồ án tốt nghiệp khoá kiến trúc sư K17 tại Đại Học Bách Khoa HCM. Trong suốt thời gian vừa qua, với sự dẫn dắt cùng những lời góp ý và truyền đạt kiến thức của cô đã giúp em hoàn thành bài báo cáo đề tài nghiên cứu. Do kinh nghiệm thực tế còn hạn hẹp và quá trình làm bài còn gặp nhiều thiếu xót, em mong vẫn sẽ nhận được sự hỗ trợ, quan tâm, giúp đỡ từ cô để em có thể củng cố và nâng cao được kiến thức, hoàn thành tốt được Đồ án Tốt nghiệp thật tốt. Trân trọng cảm ơn cô !

2

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

3


TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

Lời cam đoan Đề tài nghiên cứu được hướng dẫn và thực hiện tại trường Đại học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia TP.HCM Tác giả xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tác giác dưới sự hướng dẫn của cô Ths. KTS Huỳnh Tương Thân. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Tất cả những số liệu, trích dẫn, nhận định trong báo cáo có ghi rõ nguồn trong phần Tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất ký sự gian lân nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo. Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tác giả gây ra trong quá trình thực hiện ( nếu có ). Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 08 năm 2021 Tác giả

Tiêu Vũ Ngọc Anh

4

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

5


Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

Nhận xét của Giảng viên hướng dẫn …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………

6

Nhận xét của Giảng viên phản biện …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021 Giảng viên hướng dẫn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021 Giảng viên phản biện

Ths, KTS Huỳnh Tương Thân

Ths, KTS Trần Công Danh

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

7


TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

GIỚI THIỆU

NGHIÊN CỨU

thiết kế

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ THIẾT KẾ

Lý do chọn đề tài

11

Cơ sở pháp lý

47

Tổng quan về đề tài

16

Văn bản pháp quy

Nội dung nghiên cứu

16

Văn bản pháp lý

Giải thích tên đề tại “Đề Ngạn vị”

16

Quy chuẩn - Tiêu chuẩn 47

Ý tưởng mặt bằng

Văn hóa ẩm thực của người Hoa tại Chợ Lớn

17

Cơ sở lý thuyết

48

Phân khu chức năng

Hình thái đô thị khu vực Chợ Lớn 21

Kiến trúc bản địa

48

Ý tưởng phân khu chức năng

Phạm vi nghiên cứu

Thiết kế dựa trên các yếu tố giác quan con người

49

Phân tích lối tiếp cận

Đối tượng nghiên cứu 22

Responsive Environment

49

Hoàn thiện ý tưởng

Vị trí bố trí 22

Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc

50

Mục đích - Mục tiêu nghiên cứu

22

So sánh phương án

Kiến trúc Tứ hợp viện 50

Phương án 1: Phân tán

Phương pháp nghiên cứu

22

Cơ sở thực tiễn

51

Phương án 2: Tập trung

Cấu trúc thuyết minh

23

Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật Quận Shou

51

So sánh phương án

Phố ẩm thực Chinatown - Singapore

53

Phương án tổng mặt bằng phương án chọn

Trung tâm nghệ thuật ẩm thực Laisine

55

Hồ sơ thiết kế kiến trúc

22

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 25

Tiêu chí chọn vị trí

25

So sánh và lựa chọn khu đất

28

29 Đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất Điều kiện tự nhiên

30

Vị trí địa lý

30

30 Khí hậu Điều kiện kinh tế - xã hội

32

Khảo sát hiện trạng khu vực thiết kế

33

Giao thông

34

Liên hệ vùng

34

Tầm nhìn

36

Hiện trạng kiến trúc khu vực

37

Phân tích đô thị khu vực

38

Phân tích - Đánh giá hiện trạng (SWOT)

44

Vấn đề đặt ra

44

Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật

45

8

CHƯƠNG 6. THUYẾT MINH THIẾT KẾ

CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

47

THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

Kiến nghị

47

Ý tưởng thiết kế kiến trúc

Các mặt bằng công năng

Vị trí quy mô nghiên cứu

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

Các mặt đứng công trình

CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ Định hướng thiết kế Nguyên tắc thiết kế

Các mặt cắt công trình Các tiểu cảnh - phối cảnh công trình 59 59

CHƯƠNG 5. TÍNH TOÁN QUY MÔ Quy mô tính toán dự kiến Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật dự kiến Quy mô phục vụ Quy mô thiết kế dự kiến Cơ cấu sử dụng đất dự kiến Phân khu chức năng dự kiến

tổng kết

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ Ý tưởng thiết kế đô thị - Phố ẩm thực người Hoa

107

Kết luận 67

107

67 68 69

DANH MỤC THAM KHẢO

109

70 71 72 72 73 74 75 77 77 84 86 87

89

Hồ sơ thiết kế đô thị

92

Khai triển kiến trúc nhà ở

92

Khai triển trục Đề Ngạn

96

Khai triển trang thiết bị trục Đề Ngạn

97

61 61

THIẾT KẾ CẢNH QUAN

61

Sơ đô ý tưởng cảnh quan

61

Khai triển cảnh quan

62

Vườn Thanh Cảnh

63

Thống kê cây xanh Thống kê trang thiết bị - vật liệu Tiểu cảnh cảnh quan

99 102 102 103 103 104

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

9


TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nằm chuyển tiếp giữa vùng Đông và Tây Nam Bộ cùng với vị trí địa lý và quá trình lịch sử hình thành, Sài Gòn đã trở thành một thành phố đa dạng văn hóa. Sài Gòn - Chợ Lớn, hai địa danh và cũng là hai trung tâm lớn nhất của thành phố từ xưa đến nay, một mang hơi thở hiện đại, một vẫn giữ lại nét xưa. Sở dĩ nhiều người xem Chợ Lớn là trung tâm thứ hai của Sài Gòn bởi hàng trăm năm qua, nơi đây chứng kiến dân cư sinh sống và giao thương tấp nập. Ngược về quá khứ, thành phố Chợ Lớn được Pháp thành lập khi chiếm Nam Kì vào năm 1865 với đơn vị hành chính tách biệt hẳn với tỉnh Chợ Lớn và đến năm 1931 thì được sáp nhập lại với Thành phố Sài Gòn. Qua bao lần đổi tên sau khi sáp nhập, năm 1956, hai khu vực hợp nhất được gọi là Đô thành Sài Gòn. Từ đó Chợ Lớn chỉ còn được dùng để chỉ toàn bộ khu vực quận 5, quận 6 và một phần quận 11.

Khu vực Chợ Lớn - nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của người Hoa từ hội đoàn các nhóm dân tộc, tín ngưỡng thờ cúng, kiến trúc, nghệ thuật cho đến ẩm thực. Nói về ẩm thực, từ lâu người Sài Gòn đã có câu “Ăn quận 5, nằm quận 3, xa hoa quận 1”. Quận 5 - Chợ Lớn là nơi hội tụ ẩm thực tinh hoa của thành phố phương Nam với những quán ăn mang đặc trưng ẩm thực của người Hoa, có số tuổi tính bằng cả đời người. Ẩm thực nơi đây là sự hội tụ và dung hòa của phong vị người Việt và đặc trưng của người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, Hẹ). Văn hóa ẩm thực Trung Hoa nói chung mang nét đặc trưng riêng, thể hiện sự tinh tế qua các món ăn từ sắc, hương, vị. Món ăn không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn phải đảm bảo dinh dưỡng bởi sự kết hợp hài hòa giữa các thực phẩm và các vị thuốc như hải sâm, thuốc bắc…Qua đó có thể thấy được nét độc đáo trong ẩm thực của người Hoa nói chung và người Hoa ở Chợ Lớn nói riêng đều ẩn chứa giá trị tinh thần, mang đậm cốt cách của con người nơi đây vừa hào sảng, mộc mạc lại vừa hài hòa, bổ dưỡng Cùng với sự hội nhập hiện nay, ẩm thực của người Hoa với nhiều món ăn đặc trưng, ngon, lạ, bổ dưỡng đã trở nên quen thuộc và được thực khách Việt Nam đón nhận nhiệt tình. Điều này thể hiện cho sự giao thoa và hòa nhập ẩm thực của người Hoa vào đời sống xã hội Việt Nam rất tốt. Hiện nay, những món ăn của người Hoa ở Chợ Lớn dần đần không còn giữ được trọn vẹn hương vị ngày xưa và có vài món ăn cho đến nay gần như cũng đã bị thất truyền.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

11


TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

Người Hoa với tập tính “Buôn có bạn, bán có phường”, dọc các con đường quanh khu Chợ Lớn thường có thể dễ dàng bắt gặp những dãy phố chỉ bán chuyên về một món ăn như con đường sủi cảo Hà Tôn Quyền, phá lấu Dương Đình Nghê hay phố heo quay, vịt quay Tạ Uyên. Bên cạnh đó, các món ăn của người Hoa hầu hết tập trung phân bố đều ở các quận 5, 6 và quận 11 từ trong ngõ hẻm ra đến các khu chợ nên việc trải nghiệm toàn bộ tinh túy ẩm thực Chợ Lớn khó mà được trọn vẹn.

Qua các vấn đề được ghi nhận từ thực tế cho thấy việc bảo tồn, lưu giữ và quảng bá nét độc đáo trong ẩm thực của người Hoa và đưa nền ẩm thực này tiếp cận rộng rãi hơn với nhiều người Việt là một điều vô cùng quan trọng, góp phần đa dạng bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, đồng thời là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn. Bên cạnh đó, đồ án nghiên cứu còn đáp ứng được tính thời sự, tính thực tiễn và mang tính tiên phong trong thời điểm hiện tại.

TÍNH THỜI SỰ Một số chuyên gia kinh tế cho biết, di sản của Chợ Lớn có thể nuôi dưỡng văn hóa du lịch, đem lại nguồn thu cho TP HCM tương tự cách Thái Lan, Malaysia, Singapore phát triển các khu phố Hoa (Chinatown).

Theo hội Lữ hành ẩm thực thế giới, hiện có khoảng 25% du khách quan tâm đến ẩm thực du lịch. Còn báo cáo toàn cầu lần thứ hai về du lịch ẩm thực lại cho rằng, có 87% số tổ chức được điều tra xác định du lịch ẩm thực là yếu tố chiến lược đối với điểm đến; 82% cho rằng du lịch ẩm thực là động lực quan trọng cho phát triển du lịch, du lịch ẩm thực là chất xúc tác cho kinh tế địa phương và nhìn chung ẩm thực là nguyên nhân thứ 3 chỉ sau yếu tố văn hoá, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết định đến điểm đến của du khách

Trong những năm gần đây, Hoa Kiều tại Việt Nam vẫn chiếm một số lượng khá đông đảo. Trong đó, riêng TP Hồ Chí Minh đã có trên 500.000 người Việt gốc Hoa và sống chủ yếu các quận: quận 5, 6, 8, 10, 11… Bên cạnh đó, số lượng khách du lịch Trung Hoa đến Việt Nam hàng năm đang ngày một tăng cao. Theo Tổng cục Thống kê, với 644.700 lượt khách trong tháng 1-2020, tăng đến 72,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thị trường Trung Quốc chiếm hơn 32,3% trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng đầu năm 2020. Bên cạnh khách thị trường Trung Quốc, khách đến từ các thị trường có đông người Hoa sinh sống khác cũng tăng trưởng mạnh như Đài Loan 76.100 lượt người, tăng 19,3%; riêng khách đến từ Hong Kong giảm 76,2%, chỉ đạt 1.500 lượt người Do vậy, nhu cầu ẩm thực của người Hoa ở Việt Nam ngày càng lớn dần

12

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

13


TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

TÍNH THỰC TIỄN Trong Hội thảo về nền ẩm thực Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ẩm thực đều khẳng định ẩm thực đang nổi lên là một thế mạnh của du lịch Việt và cần sớm đưa ẩm thực thành một loại hình du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đặc biệt là tinh hoa ẩm thực Chợ Lớn. Ở Việt Nam, việc phát triển du lịch ẩm thực không chỉ bó hẹp trong vấn đề món ăn, thức uống, nhà hàng, hội chợ mà cần lưu ý cả nguồn gốc và việc sản xuất ẩm thực; các khía cạnh về lịch sử, nghi lễ, ứng xử liên quan đến ẩm thực. Đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực gắn với văn hóa bền vững: - Thống kê các loại hình văn hóa ẩm thực đặc sắc của các cộng đồng dân tộc ( điển hình là người Hoa) - Tư liệu hóa văn hóa ẩm thực bằng sách ảnh, chuỗi video, tranh tường, các ngày hội ẩm thực,… - Xây dựng một số trung tâm văn hóa ẩm thực, điểm du lịch. - Quảng bá hương vị, hình ảnh ẩm thực Hoa ở Chợ Lớn đến với cộng đồng (sưu tầm và tái hiện các món ăn đã bị thất truyền, hướng dẫn và đào tạo các chế biến các món ăn đặc trưng Trung Hoa,…) - Nâng cao giá trị ẩm thực qua các hội thảo dinh dưỡng, sáng tạo đổi mới,…

Qua những nghiên cứu và tìm hiểu, tuy bản thân không phải là người gốc Hoa nhưng được sinh ra và lớn lên giữa vùng đất đày văn hóa như Chợ Lớn đây, em luôn muốn khám phá những nét độc đáo của người Hoa mà ẩm thực là lĩnh vực không ngoại lệ. Vì vậy, em chọn đề tài “Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa ở Chợ Lớn” với mong muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh cũng như hương vị của tinh hoa ẩm thực nơi đây đến với mọi người, góp phần phát triển du lịch và kinh tế khu vực Chợ Lớn.

TÍNH TIÊN PHONG Trong quá trình hội nhập và giao thoa nền văn hóa ẩm thực giữa Việt Nam với các nước khác thì việc xây dựng một Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa tại Chợ Lớn - sắc Trung Hoa là điều đúng đắn. Người Hoa ở Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã cho thành lập những nơi sinh hoạt cộng đồng nhằm thiết lập và bảo tồn các mối quan hệ về kinh tế - xã hội khi rời xa cố hương. Những cơ sở sinh hoạt cộng đồng được đề cập ở đây chính là các hội quán - một trong những biểu hiện rõ nét cho đặc trưng tính cách cộng đồng của người Hoa: tính tương trợ. rất lâu đời.

14

Vì thế, khi công trình được đặt ở nơi đây không chỉ mang cái hồn ẩm thực của Chợ Lớn mà còn là các giá trị văn hóa cộng đồng của người người Hoa đã có từ rất lâu đời Tinh hoa ẩm thực Chợ Lớn không những thu hút được nhiều thực khách khi đến tham quan vùng đất này mà còn mang đến nguồn lợi kinh tế trong việc phát triển du lịch tại đây, đồng thời còn khẳng định được sự tồn tại và cống hiến không ngừng của người Hoa từ lâu trên đất Việt

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

Xây dựng Trung tâm văn hóa ẩm thực của người Hoa tại Chợ Lớn vừa mang màu sắc, hơi thở văn hóa của khu vực ; vừa bảo tồn, gìn giữ lại vừa phát huy và lan tỏa đến nhiều thực khách cũng như những người đam mê ẩm thực trong và ngoài nước. Bên cạnh việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa ẩm thực tinh hoa Chợ Lớn về mặt du lịch và kinh tế xã hội khu vực. Dự án mong muốn mang vào những không gian, mô hình từ trưng bày giới thiệu, đào tạo cho đến trải nghiệm những nét thú vị trong hoạt động ẩm thực của người dân nơi đây như làm mì kéo, rang cà phê tại chỗ, GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

15


TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI Đề tài hướng đến xây dựng một Không gian văn hóa ẩm thực của người Hoa tại Chợ Lớn với mong muốn đóng vai trò như một biểu tượng văn hóa của Chợ Lớn nói riêng và cả Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Công trình phục vụ nhiều nhóm lứa tuổi, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng là khách du lịch, người có nhu cầu tìm hiểu về ẩm thực và văn hóa vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn

Với các tiêu chí thiết kế dựa trên cơ sở về quan điểm kinh tế - văn hóa và quan điểm thiết kế kiến trúc chuyên ngành, đề tài không chỉ là một trung tâm văn hóa mà còn mang chức năng nghiên cứu, học tập, trung bày, quảng bá ẩm thực Chợ Lớn, tạo cợ hội cho các món ăn đã thất truyền có cơ hội quay trở lại, các hộ gia đình đã và đang giữ lấy những nghề, những món ăn truyền thống. Qua đó, góp phần phát triển các yếu tố văn hóa, nghệ thuật ẩm thực Chợ Lớn nói riêng và nền ẩm thực Việt Nam nói chung

Góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, đồng thời thăng hoa các giá trị đó để nó hòa mình vào dòng chảy thời đại một cách trọn vẹn mà vẫn giữ được bản sắc riêng.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung như: - Giải thích tên đề tài “Đề Ngạn vị” - Văn hóa ẩm thực của người Hoa tại Chợ Lớn - Hình thái đô thị khu vực Chợ Lớn

VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI HOA TẠI CHỢ LỚN ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG HOA Hương: Bên cạnh thị giác thì các món ăn của người Hoa còn đánh thức khứu giác của người thưởng thức bằng hương thơm ngào ngạt mà điều đặc trưng ta có thể dễ nhận ra được chính là hương thơm của các loại thảo dược, vị thuốc bắc hay đơn đơn chỉ là hương thơm của dầu mè, giấm Tiều,.. Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Đối với nhiều dân tộc, quốc gia, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống… Bên cạnh những nét tương đồng với tập quán và khẩu vị ăn uống chung của người Châu Á, người Trung Quốc cũng tạo riêng cho mình phong cách nghệ thuật ẩm thực đa dạng, phong phú với rất nhiều nét độc đáo. Điển hình là sự tinh tế, toàn vẹn trong cách suy nghĩ của họ khi kết hợp 4 yếu tố: Sắc - Hương - Vị - Hình

Sắc: Khi chế biến món ăn, người đầu bếp phải làm sao cho món ăn có màu sắc đẹp mắt. Một món ăn có màu sắc đẹp nhờ vào việc cân chỉnh nhiệt độ trong quá trình nấu cũng như sử dụng thêm các loại sốt đặc trưng của Trung Hoa như sốt dầu hào, sốt X.O, tương đen, sa tế, xì dầu,…Màu sắc chính có thể thấy ở các món ăn phương này là một màu nâu bóng bẫy của những dĩa vịt quay Bắc Kinh, màu đỏ bắt mắt của những món ăn Tứ Xuyên,…hay đơn giản là một màu xanh mướt của dĩa rau luộc kèm với dầu hào,.. Với những màu sắc bắt mắt từ cách chế biến và gia vị đã dễ dàng ghi điểm trong lòng thực khách trên khắp thế giới

GIẢI THÍCH TÊN ĐỀ TÀI “ĐỀ NGẠN VỊ” Theo học giả Vương Hồng Sển viết : Chợ Lớn ta gọi, với Hoa kiều xưa là Thầy Ngòn (Đề Ngạn) hay Xấy Cung (Tây Cống : Sài Gòn); còn sách cũ của Pháp viết là Cholon hay Cholen. “Đề Ngạn” có nghĩa là tên gọi Chợ Lớn từ ngày xưa kết hợp với từ “vị” theo tiếng Hán được hiểu là hương vị. “Đề Ngạn vị” với ý nghĩa đem lại hương vị Chợ Lớn xưa và nay qua hình ảnh ẩm thực. 16

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

17


TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

Vị: Vị ngon của món ăn đạt được là khi được chế biến từ những nguyên liệu tươi cùng với cách chế biến độc đáo. Nói về ẩm thực phương bắc đây thì có đến nười mấy cách chế biến khác nhau như hâm, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng… mỗi một cách chế biến đem lại những dư vị và cảm nhận được khác nhau trong lòng của mỗi thực khách. Để có được các món ăn hấp dẫn này không chỉ có khâu chọn thực phẩm, cách chế biến mà quan trọng hơn nữa đó chính là việc nắm vững được độ bền của lửa, điều chỉnh lửa to, nhỏ sao cho phù hợp, và thời gian nấu là dài hay ngắn để cho ra món ăn ngon bổ dưỡng. Ẩm thực Trung Quốc mang 5 vị đặc trưng của những vùng miền riêng: chua, cay, mặn, ngọt, đắng.

VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI HOA TẠI CHỢ LỚN

Hình: Mặc dù ăn là thưởng thức hương vị, nhưng với người Hoa, ăn một món ăn không được trang trí, màu sắc không đẹp, thiếu thẩm mĩ thì món ăn đó hoàn toàn không đạt yêu cầu.. Cái đẹp bao giờ cũng được nhìn thấy đầu tiên, là lý do khi nhìn một món ăn đẹp, dù chưa biết ngon hay không nhưng cũng đủ để lôi cuốn, khiến người khác thèm thuồng. Chính vì có những quy tắc khắt khe như vậy nên chế biến món ăn của người Hoa không đơn thuần là nấu nướng nữa mà trở thành một môn nghệ thuật, và khi đó những đầu bếp chính là “nghệ sĩ”. Sự toàn vẹn trong món ăn: Người Trung Quốc rất coi trọng sự toàn vẹn, nên ngay cả trong những món ăn cũng phải thể hiện được sự đầy đủ, nếu như bị thiếu sẽ là điều chẳng lành, vì nó mang ý nghĩa là sự việc không được “đầu xuôi đuôi lọt”. Các món ăn được chế biến từ cá làm nguyên con, gà được chặt miếng rồi xếp đầy đủ lên đĩa

NHỮNG ĐÓNG GÓP ẨM THỰC CỦA NGƯỜI HOA CHO SÀI GÒN Tổng quan về các món ăn khu Chợ Lớn thì khu quận 6 và quận 11, các món Hoa có phần thanh đạm, sử dụng rau củ quả nhiều. Còn các món ăn ở khu quận 5 có phần phong phú đạm và dầu mỡ, mang đặc trưng Hồng Kông. Người Hoa ở Chợ Lớn thuộc 5 bang chính, phần lớn là người Quảng Đông, Triều Châu còn lại là nhóm người Hải Nam, Khách Gia và Phúc Kiến. Khẩu vị ẩm thực Chợ Lớn nhìn chung là sự kết hợp giữa khẩu vị của 5 bang người Hoa và khẩu vị của vùng Nam Bộ. Người miền Nam với khẩu vị ngọt thì các món chè từ Trung Hoa cũng phần nào hòa hợp với người dân Sài thành nơi đây. Phóng khoáng như người Quảng Đông Giỏi làm ăn và tính tình rộng rãi, phóng khoáng là mô tả đúng nhất về người Quảng Đông, điều này còn thể hiện rõ ràng qua ẩm thực của họ. Đến Sài Gòn, nhất định không thể bỏ qua những hàng dimsum của người Quảng Đông. Người Quảng Đông nổi tiếng các món canh tiềm, điểm tâm (há cảo, xíu mại), hoành thánh, sủi cảo, hủ tíu mì Nức tiếng như người Phúc Kiến Phúc Kiến có một món ăn mà người Sài Gòn nào cũng biết đến, đó là mì Phúc Kiến. Mì Phúc Kiến cũng như những sợi mì vàng khác nhưng dày, dai và béo hơn, có thể đem xào hoặc nấu với nước dùng như các loại hủ tiếu, mì khác của người Hoa. Ngoài ra, ẩm thực Phúc Kiến còn nổi danh với món “Phật nhảy tường”. Món ăn này thuộc loại sơn hào hải vị, bao gồm rất nhiều nguyên liệu để chế biến như sò điệp, bào ngư, vi cá và cả nhân sâm nữa. Hàm ý của món ăn này là “ngon đến nổi các nhà sư cũng phải trèo tường và ngã mặn vì nó”. Một số món ăn khác: vịt hầm Phúc Kiến, bò bía

18

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

Tiết kiệm như người Triều Châu Người Triều Châu, hay người Tiều Châu, cũng thuộc tỉnh Quảng Đông nhưng họ lại giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ riêng gọi là tiếng Tiều. Người Tiều siêng năng, chăm chỉ và rất tiết kiệm, có lẽ vì cuộc sống phiêu bạt, hàn vi đã rèn luyện cho họ nhiều điều. Các món ăn Tiều thường thanh nhạt, đạm bạc. Màu sắc các món ăn không hề bắt mắt như những món ăn Hoa khác nhưng lại mang một hương vị riêng, như một bí kíp cha truyền con nối. Quán ăn Triều Châu chính hiệu thường cung cấp trà Ô Long sau bữa ăn, giúp giảm béo giải rượu. Đây chính là văn hoá ẩm thực độc đáo của người Triều Châu.

Tài hoa như người Hẹ Người Hẹ (Hakka, hay Khách Gia) có lẽ là nhóm có số lượng người ít nhất trong cộng đồng người Hoa ở Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng. Người ta cho rằng người Hẹ thuộc một bộ phận người Hán, mà phải là Hán cổ vì ngôn ngữ riêng của họ có nguồn gốc từ đó. Tuy nhiên, có quá nhiều giả thiết khiến cho nguồn gốc của họ vẫn chưa xác định rõ ràng và chắc chắn. Người Hẹ vốn có tay nghề nấu ăn rất ngon và độc đáo. Trong thời Pháp thuộc, các đầu bếp được lựa chọn để nấu cho các “quan Tây” phần lớn đều là người Hẹ. Họ biết cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa ẩm thực Tây - Tàu bằng các nguyên liệu như hành tây, ớt chuông, vân vân mà các dân tộc Hoa khác không làm được. Ở Sài Gòn hiện giờ vẫn còn một quán ăn của người Hẹ tồn tại gần 80 năm trong hẻm nhỏ đường Lý Thường Kiệt khu vực quận 11. Một số món ăn khác: cơm gà xối mỡ, nui xào bò, mì xào bò

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

19


TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI HOA TẠI CHỢ LỚN

HÌNH THÁI ĐÔ THỊ KHU VỰC CHỢ LỚN

ĐẶC TRƯNG ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ CỦA NGƯỜI HOA Ẩm thực đường phố là cụm từ không quá xa lạ với người yêu ẩm thực. Tiện lợi, nhanh chóng, có thể mang theo và tìm thấy ở bất kì đâu trên các con phố,..là những đặc điểm của lĩnh vực ẩm thực này. Ẩm thực đường phố thường hiện diện trên những xe hàng lưu động, có thể đứng một chỗ nhưng cũng có thể rong ruổi trên khắp các ngõ ngách. Đôi khi người ta cũng có thể tìm thấy ẩm thực đường phố trong những khu chợ nhỏ, tấp nập và ồn ào, mang theo linh hồn của cả một vùng sầm uất nhất. Nhưng cũng có khi ẩm thực đường phố hiện diện trong những quán ăn ven đường, yên tĩnh hơn những vẫn sống động hệt như vậy.

20

Ở các quốc gia châu Á, ẩm thực đường phố được coi như tấm gương phản chiếu lại đúng văn hóa của từng vùng. Cách thức buôn bán dọc theo các con đường trong khu người Hoa mang tính chuyên doanh và đều có đặc điểm của những ngôi nhà kinh doanh buôn bán mang kiến trúc Pháp - Hoa: với công năng tầng dưới làm nơi buôn bán, tầng trên để ở. Ẩm thực khu phố Tàu dễ dàng bắt gặp nhất là ở các khu chợ của người Hoa trên địa bàn Chợ Lớn như chợ Thiếc, chợ Xã Tây, chợ Phùng Hưng,.. đặc biệt là khu chợ Thiếc là nơi dễ dàng tìm kiếm được những nguyên liệu truyền thống và lâu đời để chế biến nên những món ăn Tàu.

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

Trong tâm trí của nhiều người Hoa, hương vị ẩm thực đường phố chính là những chiếc xe đẩy bán đồ ăn đi rong ruổi khắp cùng ngõ hẻm như gánh chí mè phủ, xe đẩy bò bía, xe bán bột chiên,.. Tuy là ẩm thực đường phố những khu phố Tàu cũng có riêng cho mình những món độc đáo không thể kiếm được ở nơi khác như món bánh Calochia của người Tiều, bánh hẹ,.. Nhưng bên cạnh đó vài món ăn đường phố của người Hoa cũng đã thất truyền: sá sủi,…

Có thể thấy ở Chợ Lớn sự phát triển song song của hai hình thái đô thị một cách rõ nét. Một bên là hội quán, chùa miếu với bề dày lịch sử như đình Minh Hương Gia Thạnh - mái đình đầu tiên của người Hoa hình thành ở Chợ Lớn từ 1789, hay Nhị Phủ Miếu, Hội quán Tuệ Thành, Nghĩa An, Tam Sơn…, những công trình cổ vừa mang mục đích thờ tự, tín ngưỡng, vừa là điểm kết nối cộng đồng. Nhờ vậy qua hết đời nọ đến đời kia, bản sắc của việc tế lễ, thờ cúng, hội hè, đình đám… mỗi bang hội vẫn có những nét độc đáo, khác biệt rõ nét. Một góc độ phát triển khác của Chợ Lớn, ngoài các công trình cổ, phục vụ tín ngưỡng, thờ cúng tâm linh, các công trình nhà ở, công trình phục vụ an sinh xã hội như bệnh viện, chợ, các dãy phố lầu được xây mới theo kiểu hiện đại, phục vụ mục đích kinh doanh, làm ăn buôn bán.

Đề cập đến loại hình kiến trúc Pháp - Hoa này, ông Trần Hữu Phúc Tiến (tác giả chuyên viết về di sản và lịch sử) nhận định: “Đây là hình thái kiến trúc rất đặc biệt, mọi người hay gọi đó là nhà Tây, là kiến trúc thuộc địa, nhưng nếu quan sát và phân tích kỹ chi tiết, yếu tố Tây chỉ là tổng thể, còn lại là những hình thái phục vụ nhu cầu sử dụng, công năng, tập tính sinh hoạt… đều mang phong cách của người Hoa”. Từ đó, ông Phúc Tiến định danh thành một dòng kiến trúc mới, được gọi là: “Kiến trúc HoaPháp”. Xét về tính cộng đồng, người Hoa ở Chợ Lớn cũng là một cộng đồng Hoa khác biệt, từ tập tính sinh hoạt đến không gian quy hoạch kiến trúc phố thị. Vì vậy, cần nghiên cứu sâu tổ chức cộng đồng, ở Chợ Lớn, bản sắc người Hoa tại đây khác với cộng đồng khác trên thế giới, đó là họ rất gắn bó với người Việt.

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

21


TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Ẩm thực Trung Hoa nói chung và ẩm thực tại Chợ Lớn nói riêng. - Hình thái kiến trúc khu vực Chợ Lớn. - Tìm hiểu về cách tổ chức không gian cho các chức năng như triển lãm giới thiệu, trưng bày, đào tạo, biểu diễn và trải nghiệm. Tìm hiểu thêm các công năng, tiện ích hỗ trợ cho hoạt động phát triển kinh tế của trung tâm

CẤU TRÚC THUYẾT MINH

Vị trí bố trí - Vị trí bố trí phải nằm trong khu vực dễ tiếp cận, gần với các khu vực tập trung dân cư tại thành phố lớn đặc biệt là nơi có nhiều người Hoa sinh sống và làm việc. Ngoài ra còn phải gần với các khu vực tập trung kinh doanh ẩm thực. - Vị trí đề xuất: Quận 5, Tp Hồ Chí Minh

MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục đích - Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến văn hóa ẩm thực, đặc điểm kiến trúc khu vực, hướng đến xây dựng một không gian bảo tồn, gìn giữ và trải nghiệm ẩm thực người Hoa tại Chợ Lớn. - Xây dựng cơ sở dữ liệu cho Đồ án tốt nghiệp.

Mục tiêu - Xác định những vấn đề hiện trạng và định hướng phát triển về ẩm thực đường phố của người Hoa tại khu vực Chợ Lớn. - Nghiên cứu các loại hình kiến trúc phù hợp với khu vực và với thể loại đề tài. - Tìm hiểu các cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc thiết kế công trình và thiết kế đô thị (công trình gắn với trục phố ẩm thực)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp khảo sát Khảo sát thực địa khu đất và nhu cầu sử dụng công trình trên địa bàn TP.HCM Ghi lại hình ảnh liên quan về khu đất

Phương pháp bằng giấy Thu thập thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm khai thác tổng quan vấn đề. Tìm hiểu các loại vật liệu địa phương cũng như các yếu tố mang tính bền vững cho đồ án Công cụ: Internet và các phương tiện truyền thông

Phương pháp so sánh tổng hợp Tổng hợp tấp cả các vấn đề đã phân tích, so sánh tầm quan trọng của tất cả các vấn đề nhằm tìm ra các vấn đề chính yếu của đối tượng nghiên cứu Công cụ: SWOT

Phương pháp phân tích Phân tích các vấn đề khác nhau, nhìn rõ vấn đề một cách tổng quát và chi tiết, từ đó phân cấp các vấn đề và giải quyết phù hợp với mục tiêu đặt ra. Công cụ: Phân tích What - Why - How

22

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

23


TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

Quận 5 là quận thuộc khu vực trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Quận 5 gắn liền với sự hình thành, phát triển của khu vực Chợ Lớn và lịch sử hơn 300 năm Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Địa bàn là nơi có đông người Hoa sinh sống, thế nên đa phần các con phố tại Quận 5 ít nhiều đều mang hơi thở của một nền văn hóa Trung Hoa lâu đời. Khu phố người Hoa được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ XVIII và cho đến nay nơi đây vẫn còn giữ gìn được những nét kiến trúc cũng như văn hóa của đồng bào Hoa kiều.

VỊ TRÍ - QUY MÔ NGHIÊN CỨU Nhắc đến quận 5 là nhắc đến hình ảnh những con phố chuyên doanh như phố đông y; phố vàng, bạc, đá trang sức, phố thời trang,..và không thể không kể đến những con phố ẩm thực. Vì đông người Hoa nên nền ẩm thực rất phong phú và đa dạng, hàng loạt khu phố phất lên nhờ việc lưu giữ và truyền bá những “tinh túy” của người Hoa nơi đây. Các phố kinh doanh ăn uống phân bố rải rác trên các con đường ở quận 5, 6 và quận 11. Với định hướng tập trung và duy trì hình ảnh phố ẩm thực sẵn có, việc lựa chọn vị trí thiết kế sẽ bao gồm cả trục phố gắn liền với khu đất. Tiêu chí chọn vị trí: - Khu đất phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố. - Khu vực có đông người Hoa sinh sống trên địa bàn quận 5. - Vị trí tập trung nhiều hộ kinh doanh ẩm thực.

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 24

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

25


TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

VỊ TRÍ 2

Địa điểm: Phường 6, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Quy mô toàn ranh: 3 ha. Định hướng quy hoạch sử dụng đất: Đất công trình công cộng - Chức năng Văn hóa. Vị trí: Nằm trong dự án Khu phức hợp - Trung tâm văn hóa Quận 5 được nhà nước phê duyệt vào năm 2014. Vị trí chọn gồm 1 đoạn đường Trần Phú và Trần Hưng Đạo B. Phía Bắc giáp đường Trần Hưng Đạo B, phía Đông giáp đường Nguyễn Tri Phương

26

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

Địa điểm: Phường 14, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. - Quy mô toàn ranh: 1,8 ha ( Khu đất thiết kế : 4829 m2) - Định hướng quy hoạch sử dụng đất: Khu đất thiết kế công trình thuộc đất xây dựng chung cư - Dự án treo 10 năm. Đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất. - Vị trí: Được giới hạn bởi 2 trục đường chính là đường Hồng Bàng và đường Trần Hưng Đạo B. Khu đất phía Bắc giáp với đường Nguyễn Trãi, phía Đông giáp đường Phùng Hưng.

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

27


TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

SO SÁNH VÀ CHỌN KHU ĐẤT Vị trí các khu đất đều được quy hoạch có chức năng công trình công cộng, thương mại dịch vụ và văn hóa của quận 5. Các phương án này đều có vị trí địa lý thuận lợi về điều kiện cơ sở hạ tầng, tập trung về văn hóa sự kiện của thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp đánh giá, lựa chọn khu đất: thang điểm 5/5 tương ứng với mỗi tiêu chí đánh giá. - 1 điểm: Kém, 2 điểm: Khá kém, 3 điểm: Khá, 4 điểm: Khá tốt, 5 điểm: Tốt. - Từ 10 - 20 điểm: Yếu - Khu đất không phù hợp để lựa chọn. - Từ 20 - 30 điểm: Trung bình - Khu đất tương đối phù hợp để lựa chọn. - Từ 30 - 40 điểm: Khá - Khu đất phù hợp để lựa chọn. - Từ 40 - 50 điểm: Tốt - Khu đất rất phù hợp để lựa chọn

Đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Căn cứ theo Quy hoạch sử dụng đất Quận 5, khu đất được dùng để xây dựng chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ. Vây lí do mà tác giả lại chọn xây dựng công trình Văn hóa trên khu đất này là: Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:“Bất động sản có thể giúp cho tăng trưởng trong thời gian ngắn nhưng đây không phải là ngành mà nền kinh tế có thể dựa vào để phát triển lâu dài. Muốn phát triển lâu dài thì phải tạo ra nhiều giá trị, sức lan tỏa và sản phẩm phải có thể cạnh tranh được trên thế giới.” -Trích @vietnambiz.vnVề các vấn đề khi sử dụng khu đất nếu: Xây dựng chung cư cao tầng: + Tăng sức ép về dân số trong khu vực. + Làm mất tính lịch sử, văn hóa của địa điểm xây dựng. + Các công trình chung cư xung quanh được xây dựng lên nhưng ít người ở, chủ yếu là người ở khu vực khác tới chứ không phải người tại khu vực Chợ Lớn. Xây dựng công trình văn hóa + Lợi thế vị trí của khu đất là nằm gần liền với khu chợ ẩm thực (chợ Phùng Hưng) nên có thể phát triển thành trục phố ẩm thực, từ đó mang đến lợi ích kinh tế từ việc kinh doanh ẩm thực của người dân trong khu vực. + Làm điểm nhấn văn hóa cho khu vực đặc biệt là về mảng ẩm thực để thu hút du lịch. + Tăng tính kết nối giữa người dân địa phương với khách tham quan cũng như là người dân các khu vực xung quanh, giúp mọi người có thể hiểu thêm về nền văn hóa lâu đời của người Hoa nơi đây. + Trong bán kính 800m có vài khu ăn uống gắn liền với ẩm thực của người Hoa, mà ẩm thực là một phần của văn hóa nên cần một nơi để quy tụ giúp cho người dân và du khách có thể trải nghiệm đầy đủ được một phần văn hóa của con người nơi đây. + Nhu cầu nhà ở có thể giải quyết bằng các khu chung cư xung quanh. Việc xây dựng công trình văn hóa trên khu đất chiếm ưu thế hơn việc xây dựng chung cư vì nó mang đến nhiều giá trị tiềm năng như kinh tế cho người dân khu vực, lan tỏa văn hóa và đặc biệt là mang tính tiên phong khi lựa chọn khu đất để thực hiện nghiên cứu đề tài.

Nhận xét: 2 vị trí đa phần đều đáp ứng tốt các tiêu chí nhưng vị trí 2 có nhiều thuận lợi về giao thông và giá trị văn hóa con người cũng như về mặt ẩm thực để khai thác ngành du lịch cộng đồng so với vị trí 1. Kết luận: Lựa chọn vị trí 2 là vị trí nghiên cứu thực hiện dự án.

28

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

29


TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Quận 5 cùng với Quận 6 còn được gọi chung là Chợ Lớn, một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam. Quận 5 nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý: Phía đông giáp Quận 1 (với ranh giới là đường Nguyễn Văn Cừ) và Quận 4 (qua một đoạn nhỏ rạch Bến Nghé) - Phía tây giáp Quận 6 với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Sung và bến xe Chợ Lớn - Phía nam giáp Quận 8 với ranh giới là kênh Tàu Hủ - Phía bắc giáp Quận 10 và Quận 11 với ranh giới là các tuyến đường Hùng Vương và Nguyễn Chí Thanh. Quận có diện tích 4,27 km2, dân số năm 2019 là 159.073 người mật độ dân số đạt 37.254 người/km2.

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120 ngày, tháng có số ngày mưa cao nhất rơi vào tháng 9, tháng có số ngày mưa ít nhất rơi vào tháng 2. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 2, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa

Độ ẩm: Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 7080% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động.

Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây Nam.

KHÍ HẬU Quận 5 - TPHCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

30

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

Những đặc trưng khí hậu TPHCM như sau: Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 36oC (tháng 4), tháng thấp nhất 24oC (tháng 1) Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.0000C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

31


TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

Trên địa bàn quận đa số là dân tộc Kinh và Hoa cùng nhau sinh sống. Người Hoa chiếm khoảng 35% dân số của quận. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, đồng bào người Hoa tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực lao động và hăng hái sản xuất, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế ở quận. Có thể kể đến, một trong những đóng góp người Hoa lâu đời ở vùng Chợ Lớn đã tạo ra một nét rất riêng về văn hoá cũng như về sự sầm uất các khu thương mại bán buôn ở quận 5. Các tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông, đường Lương Nhữ Học, đường Triệu Quang Phục hình thành tuyến đường chuyên doanh thuốc đông y, nổi tiếng khắp cả nước, hấp dẫn cả du khách nước ngoài khi bước chân đến thành phố Hồ Chí Minh.

32

Nhiều khu thương mại chuyên doanh bán buôn khắp tỉnh thành trên cả nước đều tập trung hình thành ở quận 5 từ rất lâu đời như khu chợ vải Soái Kình Lâm, hiện đổi tên là Thương xá Đồng Khánh, chợ Kim Biên nổi tiếng chuyên doanh hàng bách hoá về ngành điện, ngành hoá mỹ phẩm và một số mặt hàng gia dụng. Trung tâm thương mại dịch vụ An Đông một ngôi chợ truyền thống tiêu biểu bán buôn mặt hàng quần áo khắp cả nước, chợ có hơn 1.387 hộ kinh doanh thực phẩm, quần áo, túi xách, giày dép, vải sợi, mỹ nghệ, hàng gia dụng. Ngoài ra, phải kế đến những siêu thị, trung tâm thương mại có qui mô được xây dựng trong những năm qua như siêu thị điện máy Chợ Lớn, An Đông plaza, Parkson Hùng Vương, điện máy Gia Thành, Smart Trần Bình Trọng, Coop mart 96 Hùng Vương …Và hàng loạt hệ thống nhà hàng , khách sạn với cơ sở vật chất khá tốt như: Winsor Plaza, Equatorial, The Adora, Ái Huê, Đồng Khánh, Thiên Hồng, Bát Đạt…. đã góp thêm phần sinh động cho bức tranh thương mại dịch vụ ở quận. Sự sầm uất của các chợ đầu mối , siêu thị, nhà hàng này khẳng định vị thế của quận 5 trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG KHU VỰC THIẾT KẾ

Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cuộc chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã thúc đẩy tăng nhanh tổng vốn đầu tư. Tính đến nay, quận 5có 8.833 đơn vị hoạt động theo luật doanh nghiệp, 20 hợp tác xã và 16.682 hộ kinh doanh cá thể. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng trưởng bình quân hàng năm là 10%. Nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn quận có quy mô sản xuất lớn, sức cạnh tranh cao, thị trường xuất khẩu mở rộng, tạo dựng thương hiệu nổi tiếng và phát triển vững chắc trên thị trường như : nhựa Đại Đồng Tiến, Phước Thành, may mặc An Phước, cầu dao điện Tiến Thành, các mặt hàng thủy hải sản chế biến của thương hiệu công ty Cholimex, gia vị Việt Ấn... Thu nộp về cho ngân sách nhà nước của quận hàng năm trên 1.000 tỷ đồng. Việc xác định đúng hướng phát triển thế mạnh về thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đã giúp quận 5 góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh ngày nay Địa điểm: Phường 14, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. - Quy mô toàn ranh: 1,8 ha ( Khu đất thiết kế : 4829 m2) - Định hướng quy hoạch sử dụng đất: Khu đất thiết kế công trình thuộc đất xây dựng chung cư - Dự án treo 10 năm. Đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất. - Vị trí: Được giới hạn bởi 2 trục đường chính là đường Hồng Bàng và đường Trần Hưng Đạo B. Khu đất phía Bắc giáp với đường Nguyễn Trãi, phía Đông giáp đường Phùng Hưng. GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

33


TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

Hiện trạng Khu ăn uống Chợ Thủ Đô

Liên hệ đến các khu kinh doanh ẩm thực

Hình ảnh hiện trạng khu ăn uống chợ Thủ Đô

Bản đồ thể hiện vị trí khu đất liên hệ đến các khu kinh doanh ẩm thực

- Các quầy ăn uống tổ chức nhỏ lẻ, tự phát, bày tràn ra giữa lòng đường. - Các hoạt động trong chợ chủ yếu diễn ra giữa lòng đường. - Một vài hàng quán vừa tổ chức bán trong nhà vừa tổ chức trên lề đường và ra giữa đường. - Hoạt động giữ xe được tổ chức theo từng quán. Quy mô buôn bán trong khu vực tương đối đồng bộ, giao thông cần được phân bố rõ ràng.

Trong bán kính 700m có 6 khu ẩm thực tương đối nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong khu vực nghiên cứu đang có hiện hữu 1 khu kinh doanh ẩm thực theo hình thức bình dân nằm ngay trong chợ Thủ Đô (đường Phùng Hưng) và khu ẩm thực theo hình thức nhà hàng ở The Garden Mall (đường Hồng Bàng) đối diện. Vị trí trung tâm của các khu ăn uống, thuận lợi cho việc phát triển, tập trung các điểm ẩm thực lại thành 1 khu nhằm đẩy mạnh du lịch

GIAO THÔNG Giao thông qua khu vực đoạn Nguyễn Trãi và Châu Văn Liêm di chuyển chậm vào giờ tan tầm. Bề rộng mặt đường Trần Hưng Đạo B và Nguyễn Trãi nhỏ hẹp (1 chiều, 2 làn xe, 1,8m/ làn) Tập trung giải quyết vấn giao thông đoạn Nguyễn Trãi qua khu vực nghiên cứu

Bản đồ thể hiện mức độ tập trung giao thông

LIÊN HỆ VÙNG Liên hệ đến các khu vực lân cận

Liên hệ đến các di tích kiến trúc

4.

Bản đồ thể hiện vị trí khu đất liên hệ đến các khu vực lân cận

Bản đồ thể hiện vị trí khu đất liên hệ đến các di tích kiến trúc

Vị trí khu đất nằm ngay trung tâm của khu vực phố người Hoa quận 5 và dễ dàng tiếp cận đến các quận lận cận. + Cách quận 6 khoảng 800m về hướng Tây đi theo đường Hồng Bàng hoặc đường Hải Thượng Lãn Ông. + Cách quận 8 khoảng 500m về hướng Đông Nam đi qua cầu Chà Và. + Đi về phía quận 1 theo hướng Đông từ đường Hải Thượng Lãn Ông ra Đại lộ Võ Văn Kiệt hoặc đường Nguyễn Trãi.

Các hội quán, chùa, miếu tập trung nhiều trên trục đường Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo B và các đường nhỏ cắt qua 2 trục này. Các công trình này có giá trị về mặt kiến trúc và được xem là di tích thể hiện rõ nét đặc trưng của văn hóa Trung Hoa từ lâu đời nay trên đất Sài Gòn - Chợ Lớn. Hình thành trục tham quan, trải nghiệm di tích từ đường Trần Hưng Đạo qua đường Nguyễn Trãi. Vị trí nghiên cứu nằm giao giữa 2 trục đường có thể được xem là điểm dừng trong chuyến trải nghiệm văn hóa để thưởng thức và trải nghiệm ẩm thực rồi lại tiếp tục hành trình. Cơ hội phát triển du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa cho khu vực Quận 5

34

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

Liên hệ đến các công trình công cộng

Bản đồ thể hiện vị trí khu đất liên hệ đến các công trình công cộng

Trong bán kính 850m đa số là các trường học và 2 trung tâm thương mại và nhiều ngôi chợ lâu đời như chợ Bình Tây, chợ Xã Tây. - Xung quanh khu vực tập trung nhiều khu chung cư cũ, đông dân cư sinh sống. Có thể mang đến 1 lượng khách ổn định cho khu vực dự án. GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

35


TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

TẦM NHÌN

HIỆN TRẠNG KIẾN TRÚC KHU VỰC

Nhà ở dọc theo đường Trần Hưng Đạo vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo của người Hoa từ thời Pháp. Những ngôi nhà ống kiểu người Hoa quen thuộc với tầng trên để ở và tầng dưới để buôn bán kinh doanh. Bên cạnh đó, có thể bắt gặp những dãy nhà tập thể ở phía trên và phía dưới cũng sử dụng cho việc thương mại. Hiện trạng kiến trúc trục đường Trần Hưng Đạo B

Hiện trạng view nhìn từ vị trí nghiên cứu

- 2 dãy chung cư nằm theo 2 bên đường Phùng Hưng và đường Nguyễn Trãi. - Hướng Bắc theo đường đường Phùng Hưng nhìn về 3 tòa nhà của The Garden mall. - Phía Tây theo đường Nguyễn Trãi nhìn về tòa nhà Golden Plaza và theo đường Trần Hưng Đạo nhìn về Nhà thờ Phanxicoxavie. - Về hướng Đông Nam của khu vực theo đường Trần Hưng Đạo nhìn về vòng xoay Đèn 5 ngọn. Dễ thu hút được tầm nhìn của mọi người khi đi từ đường Trần Hưng Đạo B.

36

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

Hiện trạng kiến trúc các tòa chung cư cũ trong khu vực nghiên cứu

Nhà ở dọc theo đường Trần Hưng Đạo vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo của người Hoa từ thời Pháp. Những ngôi nhà ống kiểu người Hoa quen thuộc với tầng trên để ở và tầng dưới để buôn bán kinh doanh. Bên cạnh đó, có thể bắt gặp những dãy nhà tập thể ở phía trên và phía dưới cũng sử dụng cho việc thương mại. GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

37


TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

PHÂN TÍCH ĐÔ THỊ

BẢN ĐỒ THỂ HIỆN HÌNH THÁI KIẾN TRÚC KHU VỰC

38

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

39


ĐỀ NGẠN VỊ

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

40

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

41


ĐỀ NGẠN VỊ

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

MẶT CẮT KHÔNG GIAN CHUNG CƯ ĐƯỜNG PHÙNG HƯNG (+) Đây là hình ảnh đặc trưng ở các con đường trong quận 5, mang nhiều màu sắc cuộc sống, tạo cảm giác độc đáo và tính lịch sử. Đoạn đường nằm trong khu chợ Thủ Đô, buôn bán tấp nập. (-) Các chung cư đang dần xuống cấp và thiếu không gian sinh hoạt chung.

42

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

MẶT CẮT KHÔNG GIAN ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO B (+) Trục đường chính trải dài chuyên buôn bán các mặc hàng vải vóc, phụ kiện may mặc. (-) Vỉa hè bị người dân lấn chiếm để buôn bán, không có không gian dành cho người đi bộ.

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

43


TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG (SWOT) - Vị trí thuận lợi. - Nằm trên trục đường Nguyễn Trãi và Trần Hưng Đạo có nhiều di tích kiến trúc. - Tận dụng sẵn khu ẩm thực chợ Thủ Đô trong khu vực nghiên cứu thực hiện dự án. - Bối cảnh xung quanh mang đậm màu sắc văn hóa của người Hoa. - Có lượng đối tượng sử dụng tương đối ổn định.

- Dễ dàng tiếp cận từ các khu vực xung quanh. - Lợi thế cho việc phát triển du lịch trải nghiệm văn hóa. - Thuận lợi phát triển mô hình không gian ẩm thực Chợ Lớn - Cơ hội về phát triển kinh tế cho người dân nói riêng và địa phương nói chung.

CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT

- Ùn tắc giao thông khu vực đường Nguyễn Trãi vào giờ tan tầm. - Bề rộng mặt đường 2 trục Nguyễn Trãi và Trần Hưng Đạo nhỏ hẹp

- Giải quyết vấn đề giao thông giao cắt trong khu vực trục đường Nguyễn Trãi. - Giải quyết giao thông trong khu ăn uống chợ Thủ Đô. - Tôn trọng bối cảnh và kiến trúc xung quanh. - Tổ chức giao thông tiếp cận đến khu vực thực hiện dự án. - Tổ chức không gian tương thích với khu đất. - Pháp lý khu đất

Chỉ tiêu Phần khu đất thiết kế công trình Căn cứ theo Quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư liên phường 13, 14, 15 - Diện tích: 4.829m2 - Mật độ xây dựng: 50-55% - Tầng cao: Tầng cao thấp nhất: 2 - Tầng cao cao nhất: Không hạn chế Chỉ tiêu Phần trục phố Căn cứ theo hiện trạng - Lộ giới đường Phùng Hưng: 12m (vỉa hè 2,4m)

VẤN ĐỀ ĐẶT RA Các món ăn của người Hoa phân bố rải rác khắp khu vực Chợ Lớn. Một vài món ăn không còn giữ được những hương vị như xưa và nhiều món nay đã thất truyền Cần có một nơi để quy tụ ẩm thực lại vừa có thể trải nghiệm một cách đầy đủ nhất vừa có thể quảng bá và bảo tồn được hương vị ẩm thực Chợ Lớn. 44

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

45


CƠ SỞ THIẾT KẾ

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

CƠ SỞ PHÁP LÝ Văn bản pháp quy - Luật số 62/2020/QH14 của Quốc hội : Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng. - Luật số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017, Quốc hội ban hành Luật Quy hoạch. - Luật số 40/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội : Luật Kiến trúc. - Nghị định số: 85/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc. - Nghị định số: 44/2015/NĐ-CP về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng. - Thông tư số: 06/2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ THIẾT KẾ

46

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

Văn bản pháp lý - Quyết định số 2076/QĐTTg, ngày22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ : Về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định số 1900/QĐ-UBND, ngày 24/5/2021 về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của quận 5. - Quyết định số: 4736/QĐ-UBND, ngày 23/9/2015 về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 (Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/20000 khu dân cư liên phường 13,14,15, quận 5.

Quy chuẩn - Tiêu chuẩn a/ Quy chuẩn - QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng. - QCVN 03: 2012/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị. (Theo phụ lục A, nằm trong nhóm A.2.4 Công trình Văn hóa). - QCVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khỏe. - QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. - QCVN 07:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật. - QCVN 10:2014/BXD về Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. - QCVN 12:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng. - QCVN 17:2018/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời. - QCVN 18:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng.

b/ Tiêu chuẩn - TCVN 4319:2012, Nguyên tắc cơ bản để thiết kế nhà và công trình công cộng. - TCXDVN 276:2003, về công trình công cộng-nguyên tắc cơ bản để thiết kế. - TCXDVN 9365:2012 Nhà văn hóa thể thao - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế. - TCXDVN 306:2004 Nhà ở và công trình công cộng - Các thông số vi khí hậu trong phòng. - TCVN 333:2005, Chiếu sáng bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy -Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

47


CƠ SỞ THIẾT KẾ

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

THIẾT KẾ DỰA TRÊN CÁC YẾU TỐ GIÁC QUAN CỦA CON NGƯỜI (Designing for the human senses)

Các nghiên cứu được tập trung tìm hiểu để làm cơ sở lý thuyết cho đồ án: Kiến trúc bản địa, Designing for the human senses (Thiết kế dựa trên các yếu tố giác quan của con người), các nguyên tắc thiết kế đô thị Responsive Environment, Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc và Kiến trúc Tứ hợp viện.

Nếu chúng ta tích hợp người sử dụng với không gian thông qua các giác quan, người dùng sẽ kết nối mạnh nhất với kí ức không gian. Lí thuyết thiết kế dựa trên giác quan là một chiến lược thiết kế không những trong cảnh quan mà còn trong kiến trúc. Các giác quan mở ra cho ta nhiều chiều khác nhau, thu hút con người vào môi trường tự nhiên và môi trường xây dựng. Sử dụng mùi, âm thanh và cảm giác có thể tạo ra và hình thành không gian đồng thời nhận thức cũng hiệu quả,mạnh mẽ hơn là tầm nhìn.

KIẾN TRÚC BẢN ĐỊA Kiến trúc bản địa (Vermacular architecture) chỉ về một nền kiến trúc dựa trên những đặc điểm tiềm năng của địa phương, vật liệu địa phương và truyền thống địa phương. Chữ “bản địa” theo tiếng La tinh có nghĩa là nhà, là thiên nhiên và bản xứ (Indigenous). Trong lĩnh vực ngôn ngữ bản địa, nó liên quan tới yếu tố thời gian, vị trí và nhóm cộng đồng. Trong lĩnh vực kiến trúc, nó liên quan đến kiểu kiến trúc mà bản thân địa phương đó tạo nên. Tồn tại trong một khoảng thời gian dài có ba yếu tố có những nét tương đồng song song cùng tồn tại: đó là bản địa, dân gian và truyền thống KTBĐ - Kiến trúc bản địa 1. ĐKTN - Điều kiện tự nhiên, yếu tố môi trường cảnh quan thiên nhiên. 2. TTVH - Truyền thống văn hoá địa phương 3. NCSD - Nhu cầu sử dụng của người dân địa phương. 4. KNKT - Khả năng kinh tế của người dân địa phương. 5. KTĐP - Trình độ khoa học kỹ thuật địa phương. 48

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

MÔI TRƯỜNG ĐÁP ỨNG (Responsive Environment)

Tài liệu cung cấp những nguyên tắc thiết kế không gian gây hiệu ứng giúp tạo ra nhiều hơn những cơ hội và làm tăng mức độ lựa chọn ở không gian công cộng. Thiết kế của một địa điểm ảnh hưởng đến những lựa chọn mà mọi người có thể thực hiện, ở nhiều cấp độ: - Tính tiếp cận (Permeability): nơi mọi người có thể đến và nơi họ không thể. - Tính đa dạng (Variety): phạm vi sử dụng có sẵn cho mọi người - Tính dễ hiểu (Legibility): mọi người có thể dễ dàng hiểu được và tận dụng được hết các chức năng của địa điểm. - Tính linh hoạt (Robustness): mức độ mà mọi người có thể sử dụng một địa điểm cho các mục đích khác nhau . - Tính nhận diện (Visual appropriateness): sự xuất hiện chi tiết của địa điểm làm cho mọi người biết đến các lựa chọn có sẵn. - Sự phong phú (Visual appropriateness): sự lựa chọn của mọi người về trải nghiệm giác quan - Cá nhân hóa (Personalization): mức độ mà mọi người có thể đặt con dấu của riêng mình vào một địa điểm. GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

49


CƠ SỞ THIẾT KẾ

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

CƠ SỞ THỰC TIỄN

BẢN SẮC VĂN HÓA TRONG KIẾN TRÚC Trong Luật Kiến trúc 2019, một trong những nguyên tắc hoạt động kiến trúc được xác định là “Bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc thế giới. Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc gồm đặc điểm, tính chất tiêu biểu, dấu ấn đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, nghệ thuật; thuần phong mỹ tục của các dân tộc; kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng, được thể hiện trong công trình kiến trúc, tạo nên phong cách riêng của kiến trúc khu vực

KIẾN TRÚC TỨ HỢP VIỆN Tứ hợp viện Bắc Kinh là một loại kiến trúc hợp viện phổ biến, “tứ” chỉ tứ phía là “đông, tây, nam, bắc”, “hợp” tức là phòng ốc ở bốn phía bao quanh sân vườn ở giữa, hình thành nên một kết cấu hình chữ “khẩu”. Trải qua xây dựng hàng trăm năm, Tứ hợp viện Bắc Kinh từ bố cục tổng thể cho đến kết cấu bên trong và chi tiết thiết bị lắp đặt đều hình thành nên nét phong cách đặc sắc của kinh thành.

TRUNG TÂM VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT QUẬN SHOU

- Vị trí: Quận Shou, tỉnh An Huy, Trung Quốc. - Quy mô: 3ha - Chức năng: Triển lãm nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật Quận Shou được xây dựng tại một thành phố mới cách thị trấn cũ một hoặc hai km về phía đông nam, trên khu đất từng là đất nông nghiệp trống trải, bằng phẳng và thiếu các đặc điểm cảnh quan. Nhiều tòa nhà cao tầng mới bao quanh khu vực và không phản ánh được khí hậu và văn hóa địa phương. Các tòa nhà trong khu phố cổ mang lại rất nhiều cảm hứng. Kiểu sống hướng vào trong của những ngôi nhà có sân thẳng đứng, và những ngõ hẹp mở rộng ra mọi hướng nối các ngôi nhà với nhau, phản ánh lối sống địa phương và gợi ý các quy tắc xây dựng đối với điều kiện khí hậu địa phương. Zhu Pei đã mô phỏng lại trải nghiệm sống và không gian này để giúp đưa Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật Hạt Shou vào cộng đồng địa phương.

Bố cục của Tứ hợp viện vô cùng ngay ngắn, thể hiện trọn vẹn ý niệm “Trời tròn đất vuông” trong văn hóa truyền thống. Người ta dùng tường vây liên kết tất cả các chính phòng, đảo tọa và đông, tây sương phòng thành một cụm nhà, quen gọi là viện. Kiểu kiến trúc đóng kín này chỉ mở một lối ra duy nhất ở góc đông nam, và quan niệm đó là cửa cát tường, may mắn nằm đúng vị trí “tốn” trong bát quái. Qua nhiều năm, kiểu kiến trúc Tứ hợp viện vừa phân cắt vừa liên kết này được cải tiến hoàn thiện dần và cuối cùng trở thành bố cục truyền thống của các vương phủ, cung đình. Tùy cấp độ khác nhau mà trong Tứ hợp viện còn bố trí vườn hoa, hồ cá, hành lang, núi giả, thư phòng… xứng đáng là một giang sơn riêng biệt cho từng gia tộc. 50

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

51


CƠ SỞ THIẾT KẾ

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

PHỐ ẨM THỰC CHINA TOWN, SINGAPORE

Nhiều khoảng sân với kích thước khác nhau được đặt trong một khối hình chữ nhật tương đối kín. Chúng được nối với nhau bằng một lối đi công cộng uốn lượn, nhấp nhô, là một đường vòng công cộng được bảo vệ khỏi mưa nắng. Đường vòng công cộng hướng dẫn mọi người qua cầu, băng qua hào vào tòa nhà. Sân trước rộng lớn ở lối vào chính tạo thành một quảng trường công cộng đại diện cho tang wu (phòng trung tâm) của Quận Shou điển hình nhà ở, trong khi sân sau giống khu vườn sau của các ngôi nhà dân gian địa phương.

Mỗi chương trình của tòa nhà có hai hoặc ba sân trong. Từ sân trước, du khách có thể lang thang khắp các sân trong mà không làm gián đoạn sự liên hoàn của các phòng. Đi bộ dọc theo đường vòng công cộng được bảo vệ, du khách có thể tìm thấy chính mình đôi khi ở tầng một, tầng hai hoặc tầng ba. Không gian không thể đoán trước được, ánh sáng và bóng tối liên tục thay đổi để tạo sự ngạc nhiên cho du khách, cho phép họ cảm nhận được tinh thần nghệ thuật của kiến trúc truyền thống Trung Quốc được thể hiện qua các nguyên tắc “ẩn mình, thở, tu luyện và lang thang”

- Vị trí: Đường Smith, Singapre - Quy mô: Đoạn phố dài 139m Đoan phố thuộc đường Smith nằm ngay trung tâm khu phố Tàu, dài hơn 100m được CFS cải tạo từ 1 con phố đèn đỏ. Đoạn phố có hơn 20 quán hàng rong và 6 nhà hàng chuyên phục vụ về món ăn Trung Quốc. Để du khách có thể trải nghiệm ẩm thực mà không lo ngại về thời tiết nắng mưa, CFS đã tân trang thêm mái che bằng kính với những chiếc quạt đặc biệt giữ cho bầu không khí mát mẻ. Đoạn đường cấm xe hoàn toàn nhằm phục vụ việc trải nghiệm ăn uống một cách trọn vẹn theo phong cách đường phố ở những phố Tàu ngày xưa.

Phố Smith trước năm 2001

Phố Smith sau khi được cải tạo

Bài học - Thiết kế phù hợp với bối cảnh và vận dụng những nét đặc trưng của kiến trúc địa phương vào công trình. - Công trình tổ chức không gian sân trong vừa làm đa dạng không gian và ánh sáng trong quá tình khám phá, trải nghiệm công trình vừa tạo ra không gian công cộng đô thị cho các hoạt động văn hóa. - Thiết kế không gian liên hoàn không gây gián đoạn cho việc thưởng thức nghệ thuật. 52

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

53


CƠ SỞ THIẾT KẾ

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

Bài học: - Tổ chức ẩm thực đường phố tận dụng hết các mặt phố 2 bên đường. - Thiết kế mái che và hệ thống làm mát con phố để việc trải nghiệm ẩm thực thêm thoải mái. - Bố trí bàn ghế ngồi lại và lối đi bộ rõ ràng không bị cản trở. - Tính nhận diện đặc trưng phong cách Trung Hoa từ các biển hiệu và kiến trúc nhà ở.

54

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

TRUNG TÂM NGHÊ THUẬT ẨM THỰC LAISINE (LA CUISINE ART CENTER)

- Vị trí: Thành phố Negrepelisse, Pháp. - Quy mô: 2521m2 - Chức năng: Triển lãm nghệ thuật, nghiên cứu, xưởng sáng tác nghệ thuật,.. với các chủ đề lên quan đến ẩm thực. Tòa nhà La được xây dựng hòa làm một với tàn tích kiến trúc của lâu đài Nègrepelisse. Các kiến trúc sư đã chọn sử dụng kích thước mang tính biểu tượng của lâu đài để tạo cho trung tâm một bản sắc khu vực mạnh mẽ.

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

55


CƠ SỞ THIẾT KẾ

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

Mặt bằng trệt

Thính phòng: 68 người. Trang bị cho các buổi chiếu phim, hội nghị.

Sân ngoài trời rộng 1000m2. Vào mùa hè, sân của lâu đài có thể được trang bị thành sân khấu hòa nhạc chuyên nghiệp

Các tòa nhà được xây dựng song song với những dãy tường thành cũ, được thiết kế như một nét giao thoa, gặp gỡ giữa quá khứ với hiện đại. Công trình bao gồm một phòng triển lãm, một khán phòng, một nhà bếp thực nghiệm, các không gian giáo dục, thư viện, phòng hội thảo cho các nghệ sĩ địa phương và văn phòng. Mặt bằng tầng 2

Mặt đứng

Thư viện

Mặt cắt

56

Tòa nhà mới cũng mang lại sức sống cho sân trong của lâu đài. Không gian này được sử dụng cho các cuộc triển lãm và sự kiện, đặc biệt là trong những tháng mùa hè. Sân trong, như thời của các lãnh chúa, một lần nữa sẽ trở thành một nơi biểu tượng của cuộc sống và tụ họp cho thị trấn Nègrepelisse trong một hình thức mới

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

Khu triễn lãm

Phòng xưởng 84m2

Bài học: - Học tập được những không gian chức năng khác nhau phù hợp với đề tài. - Các không gian được tổ chức hiệu quả với khả năng giao tiếp, kết nối tốt giữa con người và các hoạt động. - Thiết kế hình khối hài hòa với kiến trúc sẵn có. Đường nét hiện đại, thiết kế có tính giao thoa. - Là một công trình có sức thu hút, ảnh hưởng to lớn đến cộng đồng với nhiều hoạt động trải nghiệm mang tính giáo dục và sáng tạo nghệ thuật, đem lại những giá trị thiết thực về mặt kinh tế và tinh thần. GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

57


ĐỊNH HƯỚNG VÀ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ Đề tài định hướng xây dựng một Không gian văn hóa ẩm thực của người Hoa tại Chợ Lớn với một Trung tâm Văn hóa và quảng bá ẩm thực gắn liền với Trục phố ẩm thực. Về phân khu chức năng: Không gian văn hóa ẩm thực đa chức năng gồm có: Khu trưng bày - triển lãm. Khu trải nghiệm ẩm thực tập trung và Khu ẩm thực đường phố. Khu Hội thảo - Chuyên đề - Đào tạo. Không gian Tổ chức sự kiện. Khu quản lí hành chính và phụ trợ kĩ thuật Về kiến trúc công trình

Tính bản địa: Thiết kế vận dụng những đặc điểm kiến trúc của người Hoa ở khu vực Chợ Lớn để hài hòa với bối cảnh xung quanh

Tạo điểm nhấn trong khu vực: Thiết kế hình khối, mặt đứng, màu sắc tôn trọng bối cảnh xung quanh, có tính tính biểu tượng đặc trưng của khu vực để thu hút du lịch.

NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ

CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ 58

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

Nguyên tắc cơ bản - Thiết kế tuân theo cơ sở pháp lý của khu đất, đảm bảo công trình thực hiện đúng quy chuẩn và tiêu chuẩn. - Xây dựng dây chuyền công năng liền mạch, rõ ràng trong thiết kế mặt bằng các khu vực chức năng. - Phân khu chức năng động tĩnh hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ, tương tác tốt giữa các không gian.

Liên kết không gian: Tổ chức các không gian mở và hoạt động trải nghiệm đem lại sự liên kết giữa công trình với trục phố ẩm thực.

Kết nối cộng đồng: Xây dựng một không gian văn hóa ẩm thực cho cộng đồng người Hoa, dân địa phương và khách du lịch. Là một điểm đến để sinh hoạt văn hóa và kết nối được mọi người với nhau thông qua những hoạt động về tìm hiểu, trải nghiệm và trao dồi kỹ năng về ẩm thực.

Nguyên tắc chuyên biệt - Nguyên tắc 1: Sáng tạo dựa trên các đường nét kiến trúc địa phương, kết hợp các yếu tố truyền thống với hiện đại. - Nguyên tắc 2: Về hình thức + Kiến trúc mang tính bản địa, thể hiện đặc điểm của khu vực “phố người Hoa”. + Chú trọng các giải pháp kiến trúc tận dụng ánh sáng, bóng đổ và đón gió tự nhiên vào công trình. + Sử dụng màu sắc làm nổi bật không gian và ứng dụng các loại vật liệu địa phương để đem lại sự gần gủi, thoải mái cho không gian. - Nguyên tắc 3: Định hướng tính trải nghiệm mới mẻ. + Vân dụng yếu tố giác quan đặc biệt là khứu giác và thị giác vào trục trải nghiệm. + Tính liên hoàn trong bố trí trục trải nghiệm, không bị gián đoạn từ khu trải nghiệm tập trung đến trục phố ăn uống. GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

59


TÍNH TOÁN QUY MÔ

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

QUY MÔ TÍNH TOÁN BẢNG CHỈ TIÊU KINH TẾ KĨ THUẬT ( KHU ĐẤT THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH) Căn cứ vào Quy hoạch chi tiết liên phường 13, 14, 15, Quận 5, đề xuất chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật cho công trình:

QUY MÔ PHỤC VỤ Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn có quy mô được xác định dựa trên: - Là công trình văn hóa cấp thành phố. - Đối tượng phục vụ là dân cư Chợ Lớn, người dân khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và khách du lịch (tìm hiểu văn hóa, thưởng thức ẩm thực, trao đổi, tham quan) - Dự trù quy mô phục vụ công trình cho 1500÷1800 lượt người/ngày.

QUY MÔ THIẾT KẾ CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT

CHƯƠNG 5

TÍNH TOÁN QUY MÔ 60

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

61


TÍNH TOÁN QUY MÔ

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

PHÂN KHU CHỨC NĂNG

Bố cục tổng mặt bằng và không gian kiến trúc trong khuôn viên Trung tâm văn hóa và quảng bá ẩm thực được xác định bao gồm các khu chức năng sau

1. Khu trưng bày, triển lãm. Là nơi trưng bày các hiện vật về lịch sử phát triển văn hóa và ẩm thực, tái hiện lại các món ăn, hình ảnh, cách chế biến ra món ăn… Khối trưng bày là phần không thể thiếu để khách tham quan khi đến đây có thể hiểu thêm về lịch sử, văn hóa của người Hoa. Giao thông đến khối trưng bày tách biệt với các khu vực khác. 2. Khu trải nghiệm ẩm thực tập trung. a. Hoạt động trải nghiệm ẩm thực: Là khu vực để biểu diễn ẩm thực: múa mì, ,.. cũng như diễn ra các hoạt động làm các món đặc trưng của người Hoa như làm bánh,… b. Ẩm thực tập trung: Là không gian nhà hàng, món ăn theo đặc trưng của 5 bang người Hoa.

62

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

BẢNG QUY MÔ CÁC KHU CHỨC NĂNG

3. Khu ẩm thực đường phố. Là trục phố dự định chuyển đổi thành trục đi bộ kết hợp với buôn bán ẩm thực. 4. Khu Hội thảo - Chuyên đề. Là nơi tổ chức hội thảo để giao lưu, chia sẻ, tuyên truyền các kiến thức về dinh dưỡng, thực phẩm, các món ăn bị thất truyền... 5. Khu đào tạo. Là nơi đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật chế biến món Hoa cũng như các khóa học đào tạo đầu bếp có nghề nghiệp vững chắc về bếp Hoa. 6. Khu hành chính, quản lí, phụ trợ kỹ thuật. Bao gồm các bộ phận quản lí, các văn phòng làm việc hành chính, phòng họp, các bộ phận bảo vệ, an ninh... Bao gồm các kho phụ trợ hội thảo, triển lãm, kho thư viện, kho bếp. Các bộ phận kĩ thuật điện nước... và khu sân bãi.

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

63


ĐỀ NGẠN VỊ

TÍNH TOÁN QUY MÔ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

64

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

65


THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC Ý TƯỞNG TỔNG MẶT BẰNG

SÂN TRONG CỦA TỨ HỢP VIỆN Bố cục các khối chức năng quần tụ quanh sân trong, giữ được nét kiến trúc sân thiên tĩnh thường thấy trong các chùa ,miếu, hội quán của người Hoa. Bố cục mặt bằng các khu chức năng đều được tiếp cận trực tiếp từ không gian sân trong. Không gian sân trong hay sân thiên tĩnh tạo cảm giác quây quần, tụ họp đồng thời cảm nhận được sự thay đổi không gian khi đi từ ngoài vào trong công trình.

CHƯƠNG 6

THUYẾT MINH THIẾT KẾ SÂN THIÊN TĨNH CỦA CHÙA, HỘI QUÁN 66

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

67


THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

PHÂN KHU CHỨC NĂNG

Ý TƯỞNG PHÂN KHU CHỨC NĂNG

Bố cục tổng mặt bằng và không gian kiến trúc trong khuôn viên Trung tâm văn hóa và quảng bá ẩm thực được xác định bao gồm các khu chức năng sau 1. Khu trưng bày, triển lãm. Là nơi trưng bày các hiện vật về lịch sử phát triển văn hóa và ẩm thực, tái hiện lại các món ăn, hình ảnh, cách chế biến ra món ăn… Khối trưng bày là phần không thể thiếu để khách tham quan khi đến đây có thể hiểu thêm về lịch sử, văn hóa của người Hoa. Giao thông đến khối trưng bày tách biệt với các khu vực khác. 2. Khu trải nghiệm ẩm thực tập trung. a. Hoạt động trải nghiệm ẩm thực: Là khu vực để biểu diễn ẩm thực: múa mì, ,.. cũng như diễn ra các hoạt động làm các món đặc trưng của người Hoa như làm bánh,… b. Ẩm thực tập trung: Là không gian nhà hàng, món ăn theo đặc trưng của 5 bang người Hoa. 3. Khu ẩm thực đường phố. Là trục phố dự định chuyển đổi thành trục đi bộ kết hợp với buôn bán ẩm thực. 4. Khu Hội thảo - Chuyên đề. Là nơi tổ chức hội thảo để giao lưu, chia sẻ, tuyên truyền các kiến thức về dinh dưỡng, thực phẩm, các món ăn bị thất truyền... 5. Khu đào tạo. Là nơi đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật chế biến món Hoa cũng như các khóa học đào tạo đầu bếp có nghề nghiệp vững chắc về bếp Hoa. 6. Khu hành chính, quản lí, phụ trợ kỹ thuật. Bao gồm các bộ phận quản lí, các văn phòng làm việc hành chính, phòng họp, các bộ phận bảo vệ, an ninh... Bao gồm các kho phụ trợ hội thảo, triển lãm, kho thư viện, kho bếp. Các bộ phận kĩ thuật điện nước... và khu sân bãi.

68

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

Với các phân khu chức năng chính có trong công trình, được chia ra thành 3 nhóm tính chất: Công cộng - Bán công cộng - Riêng tư. Việc sắp đặt các khu chức năng đã tạo thành một trục trải nghiệm liên hoàn, đan xen giữa trải nghiệm ẩm thực và khám phá văn hóa ẩm thực khu vực.

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

69


THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

HOÀN THIỆN Ý TƯỞNG

PHÂN TÍCH LỐI TIẾP CẬN CHÍNH

Dựa vào hướng di chuyển tham quan đến các di tích kiến trúc trong khu vực kết hợp với hướng nhìn có thể thu hút và tập trung được nhiều người, đề xuất mở lối tiếp cận chính nhất vào công trình từ góc đường Nguyễn Trãi và Phùng Hưng.

BẢN ĐỒ THỂ HIỆN LUỒNG NGƯỜI DI CHUYỂN 70

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

Công trình muốn mang đến một màu sắc tưng bừng, náo nhiệt khi vừa tham quan, trải nghiệm ẩm thực Trung Hoa, vừa được tham gia vào các lễ hội, văn hóa của cộng đồng người Hoa trong khu vực. Lớp mái lượn sóng và uốn theo hình khối công trình tựa như một “dải lụa văn hóa” phủ dài, len lỏi giữa khu đô thị lâu đời và kết nối cộng đồng người Hoa với người Việt. GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

71


ĐỀ NGẠN VỊ

THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

PHƯƠNG ÁN 1: PHÂN TÁN Phân tán các sân trong đến từng khu chức năng Ưu điểm: Không gian đa dạng bởi các sân trong trong từng khối công năng Tiếp cận trực tiếp với khối Văn hóa ngay từ trục chính Nhược điểm: Hiệu quả kết nối các khu chức năng không cao Tương tác hoạt động trong và ngoài chưa được tối ưu

72

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

PHƯƠNG ÁN 2: TẬP TRUNG Các khối chức năng quần tụ quanh sân trong Ưu điểm: Khả năng tương tác trong - ngoài của công trình với trục đường cao Tính trải nghiệm được diễn ra liên tục và thay đổi theo cao độ Dù tách ra 2 không gian sân trong nhưng vẫn giữ được ý từ Tứ hợp viện Nhược điểm: Thông gió cho công trình

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

73


THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

SO SÁNH PHƯƠNG ÁN

PHƯƠNG ÁN TỔNG MẶT BẰNG LỰA CHỌN

Nhận xét: Hai phương án đều vận dụng sáng tạo yếu tố sân trong trong cách bố trí mặt công năng nhưng phương án 2 có lợi thế về mặt kết nối giao thông và phân khu chức năng hơn phương án 1. Kết luận: Lưa chọn Phương án 2 để tổ chức tổng mặt bằng.

74

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

75


THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

HỒ SƠ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÁC MẶT BẰNG CÔNG NĂNG

B

B A

A

TRUNG TÂM VĂN HÓA VÀ QUẢNG BÁ ẨM THỰC CHỢ LỚN

B

TRỤC PHỐ ẨM THỰC

MẶT BẰNG TỔNG THỂ 0

1000

76

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

5000

Tổng thể công trình Trung tâm Văn hóa và quảng bá ẩm thực Chợ Lớn gồm 5 chức năng chính: . Khối Trưng bày - triễn lãm (Trải nghiệm văn hóa) . Khối Trải nghiệm ẩm thực tập trung (Trải nghiệm ẩm thực và Nhà hàng) . Khối Hội thảo - Đào tạo Chuyên đề . Khối Hành chính - Quản lí . Không gian tổ chức sự kiện (Sân trong)

SƠ ĐỒ TÁCH LỚP CÔNG TRÌNH

10000

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

77


THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

MẶT BẰNG MÁI 5000

0

1000

78

10000

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

MẶT BẰNG TẦNG TRỆT 5000

0

1000

10000

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

79


THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

MẶT BẰNG TẦNG 2 5000

0

1000

80

10000

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

MẶT BẰNG TẦNG 3 5000

0

1000

10000

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

81


THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

MẶT BẰNG TẦNG 4 5000

0

1000

82

10000

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

MẶT BẰNG HẦM 5000

0

1000

10000

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

83


THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

CÁC MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH

MẶT ĐỨNG ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO B 1000

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

5000

0

1000

10000

Mặt đứng nổi bật với đường cong nhấp nhô của dáng mái, như một dải lụa lả lướt trên khối công trình với điểm nhấn là hàng lam chạy dọc dưới chân mái và những hàng cột đỏ làm cho công trình mang một nhịp điệu vui vẻ, tưng bừng.

84

MẶT ĐỨNG ĐƯỜNG PHÙNG HƯNG

5000

0

MẶT ĐỨNG CHÍNH ĐƯỜNG NGUYỄN TRÃI 5000

0

1000

10000

10000

Bên cạnh đó, sử dụng lại các chi tiết kiến trúc thường thấy ở Trung Hoa như lỗ cửa tròn, tường hoa văn thông gió vừa giúp công trình thoáng mát, không bị bí bách, vừa mang lại màu sắc Trung Hoa giữa lòng Sài Gòn.

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

85


THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

CÁC MẶT CẮT CÔNG TRÌNH

CÁC TIỂU CẢNH - PHỐI CẢNH CÔNG TRÌNH

Tiểu cảnh sân trong công trình

MẶT CẮT B-B 5000

0

1000

10000

MẶT CẮT A-A 5000

0

1000

10000

Phối cảnh đêm mặt nhà hàng nhìn từ đường Trần Hưng Đạo B

86

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

87


THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - PHỐ ẨM THỰC NGƯỜI HOA

Thiết kế đô thị cho Trục Đề Ngạn - phố ẩm thực mang màu sắc Trung Hoa với các mục tiêu 1. Tăng tính nhận diện, cải tạo mặt đứng - Thiết kế mặt dựng che chắn cho công trình thuộc khu vực 1 - Kiến trúc hỗn tạp, nằm đối diện công trình trung tâm. - Thiết kế và đề xuất các loại hình kiosk, xe đẩy bán hàng, quy định bảng hiệu phù hợp với ý tưởng khu vực. - Trang trí khu vực theo concept Trung Hoa xưa. 2. Giao thông - Bố trí các xe đẩy bán hàng và lối đi bộ rõ ràng không bị cản trở.

Sơ đồ các hoạt động diễn ra trong một ngày Tập trung diễn ra các hoạt động tự chọn, những hoạt động diễn ra khi điều kiện bên ngoài thuận lợi: hoạt động giải trí, trải nghiệm, đứng xem cảnh sinh hoạt thích thú,... Các hoạt động xã hội như: khách bộ hành trên vỉa hè, khách qua đường chào hỏi nhau.

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

Timeline lễ hội diễn ra trong một năm

5 YẾU TỐ HÌNH THÀNH ĐÔ THỊ 88

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

89


ĐỀ NGẠN VỊ

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

90

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

91


ĐỀ NGẠN VỊ

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

MỤC TIÊU 1: CẢI TẠO MẶT ĐỨNG, TĂNG TÍNH NHẬN DIỆN

HỒ SƠ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ KHAI TRIỂN KIẾN TRÚC NHÀ Ở

92

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

93


THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

BẢNG HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRỤC PHỐ ẨM THỰC

Màu sắc

Mặt đứng thể hiện các hình thái nhà sau khi thiết kế

Hình thái đô thị sẽ không bị thay đổi nhiều sau thiết kế. Ở đoạn đầu trục Đề Ngạn hướng từ đường Trần Hưng Đạo B rẽ vào đường Phùng Hưng, hình thái nhà ban đầu là những ngôi nhà phố chưa có sự đồng điệu về kiến trúc. Thiết kế facade cho 12 căn ở đầu đoạn bằng việc gắn thêm hàng lam. Những thanh lam mang màu đỏ và được gắn có nhịp điệu tạo được sự hài hòa với công trình Trung tâm phía đối diện.

Các tòa chung cư cũ giữ nguyên hiện trạng vì đây là một trong những màu sắc kiến trúc nổi bật mang đậm hình ảnh Sài Gòn-Chợ Lớn. Bên cạnh những tòa chung cư cũ xen lẫn là những kiến trúc hỗn tạp là những ngôi nhà mang đậm kiến truc Hoa-Pháp, là một trong những nét đặc sắc và là điểm nhấn trong khu vực. Việc chỉnh trang đô thị cũng tập trung vào thiết kế, sử dụng lại đường nét từ những kiến trúc đặc trưng đó.

BẢN ĐỒ THỂ HIỆN HÌNH THÁI KIẾN TRÚC KHU VỰC

94

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

95


THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

KHAI TRIỂN TRỤC ĐỀ NGẠN

KHAI TRIỂN TRANG THIẾT BỊ TRỤC ĐỀ NGẠN KHAI TRIỂN KIOSK BÁN HÀNG Ý tưởng thiết kế Kiosk được thiết kế trên trục Đề Ngạn cách điệu từ những chiếc xe mì Tàu với những bức tranh được vẽ trên mặt kiếng.

Mặt đứng thể hiện hoạt động trục Đề Ngạn

KHAI TRIỂN CỔNG CHÀO Ý tưởng thiết kế Cổng chào cho khu vực được đặt đầu đường Hồng Bàng - Phùng Hưng - Trần Hưng Đạo B. Sử dụng lại đường nét cong khối mái của công trình trung tâm. Phối cảnh cổng chào

Mặt đứng cổng chào

Mặt bằng thể hiện hoạt động trục Đề Ngạn Các hoạt động ăn uống diễn ra trên trục Đề Ngạn sẽ bắt đầu vào lúc 15h sau phiên họp chợ buổi sáng. Các kiosk sẽ được bày trí ngay trên lòng đường và sát 2 bên vỉa hè tạo ra 3 làn dành cho người đi bộ. Thực khách có thể lựa chọn không gian ăn uống bên trong nhà hay ngoài trời 96

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

97


THIẾT KẾ CẢNH QUAN

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

Vạn vật trở về với lòng mình, những tâm hồn phiêu bạt nơi thành thị tấp nập cuối cùng sẽ được đặt vào núi sông

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 98

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

99


THIẾT KẾ CẢNH QUAN

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

SƠ ĐỒ Ý TƯỞNG CẢNH QUAN

Ý tưởng chính Thiết kế cảnh quan cho công trình tập trung chủ yếu vào Sân trong. Sử dụng hình ảnh nước và đá làm chủ đề chính cho cảnh quan công trình, là những chất liệu thường thấy trong những sân vườn mang phong cách Trung Hoa. Nước trong công trình đóng vai trò như 1 tuyến thị giác chính, kết nối giữa không gian bên trong và bên ngoài. KHU CẢNH QUAN ĐÓN TIẾP Sử dụng mạch nước để dẫn dắt khách tham quan tiếp cận vào công trình. Lối vào chính được tổ chức bằng một đường dẫn dài bắc ngang qua hồ nước tròn. Hồ nước như một hồ điều tiết vừa tạo được không khí mát mẻ, tươi mát cho công trình vừa có thể giảm được bức xạ nhiệt từ chính trong đô thị ngột ngạt. Hình dáng tròn của hồ nước hài hòa với đường nét của lỗ cửa tròn trên bức tường lớn có thể nhìn từ ngay lối vào chính. SÂN LÊ HỘI Sân trong là ý chính nhất và xuyên suốt cho toàn bài. Sân trong sẽ là nơi diễn ra các lễ hội - sự kiện quy tụ và tập trung cộng đồng. Sử dụng gạch lát sàn bê tông sáng màu mang lại màu sắc hiện đại cho công trình. “VƯỜN THANH CẢNH”- CẢNH QUAN NHÀ HÀNG TRUNG HOA Cùng là một phần sân trong của công trình nhưng đối vườn Thanh Cảnh sẽ mang sự đối lập với sân diễn ra các lễ hội. Đặc trưng lưu tuyến của khu vườn là khách tham quan có thể men theo dòng nước cạn để có thể vào đến khu nhà hàng.

MẶT BẰNG CẢNH QUAN 5000

0

1000

100

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

10000

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

101


THIẾT KẾ CẢNH QUAN

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

KHAI TRIỂN CẢNH QUAN

thống kê cây xanh

vườn thanh cảnh Thiết kế cảnh quan không chỉ nên dừng lại ở duy nhất khía cạnh thị giác mà qua cảnh quan “Vườn Thanh Cảnh”, nó có thể gợi lên những trải nghiệm giác quan khác nhau mà ở trong đó, chúng ta có thể kể lại câu chuyện thông qua cảnh quan cát-sỏi-đánước.

thống kê trang thiết bị - vật liệu KHAI TRIỂN HÀNH LANG

PHỐI CẢNH CẢNH QUAN

Ở đoạn cuối dòng suối, nước được hòa vào một hồ nước khác, đóng vai trò như một chủ cảnh trong vườn Thanh Cảnh. Bên cạnh đó ứng dụng thủ pháp tối giản trong phối kết cây xanh và vạt liệu đá, thể hiện được sự tinh tế.

Phối cảnh hành lang

Đèn sân vườn

Trong không gian vườn, sự luân chuyển của thời gian, sự thay đổi của bóng đổ cùng với sự biến chuyển của không gian cảnh quan kết hợp với những đường cong uyển chuyển sẽ đem đến cho khách một trải nghiệm không gian hoàn toàn khác biệt.

Vị trí: Lối vào công trình từ đường Phùng Hưng. Hành lang được thiết kế kết hợp ghế ngồi vào những hàng cột giúp cho du khách có nghỉ chân để ngắm cảnh ở sân trong Mặt cắt hành lang

Gạch 400X400

Thảm cỏ nhung

Gạch 300X300

Sỏi trắng

Đèn hắt cây

LỐI VÀO NHÀ HÀNG

102

LỐI VÀO VƯỜN THANH CẢNH

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

VƯỜN THANH CẢNH NHÌN TỪ TRÊN CAO

Đá trang trí

Mặt đứng hành lang

Mặt nước

Gạch bê tông thấm nước

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

103


ĐỀ NGẠN VỊ

THIẾT KẾ CẢNH QUAN

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

TIỂU CẢNH CẢNH QUAN

Tiểu cảnh sân trong khi biểu diễn mai hoa thung Sân lễ hội là nơi diễn ra các hoạt động quần tụ cộng đồng khi có những sự kiện diễn ra như lễ hội ẩm thực, biểu diễn mai hoa thung,...

Tiểu cảnh sân trong khi diễn ra lễ hội ẩm thực 104

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

Tiểu cảnh đêm vườn Thanh Cảnh Chủ đề tiểu cảnh nước biểu hiện thông qua việc điêu khác tinh tế các lớp vân đá hoa cương và những tảng đá trang trí khắc họa hình ảnh sông núi hùng vĩ. Mặt nước phản chiếu kết hợp với bóng đổ từ sân trong của kiến trúc và âm thanh của tiếng nước chảy tạo nên một không gian tĩnh lặng và bình yên.

Tiểu cảnh lối vào nhà hàng Trung Hoa từ Vườn Thanh Cảnh GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

105


KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

KẾT LUẬN

Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp đã nghiên cứu, phân tích và làm rõ các vấn đề hiện trạng, tác giả rút ra được các kết luận sau: - Sự phù hợp: Vị trí khu đất nghiên cứu nằm ngay trung tâm của quận 5, đặc biệt hơn là trung tâm của khu phố Hoa, phù hợp với những đặc điểm mà đề tài hướng đến. - Tính tiên phong: Việc xây dựng nên một Không gian Văn hóa ẩm thực người Hoa Chợ Lớn là một việc làm mang tính đúng đắn và phù hợp với bối cảnh du lịch hiện nay: lan tỏa ẩm thực và văn hóa đến nhiều du khách trong và ngoài nước. - Giá trị: Đề tài nghiên cứu không những mang đến cái hồn ẩm thực của Chợ Lớn mà còn là giá trị văn hóa cộng đồng được xây dựng từ rất lâu đời của người Hoa nơi đây.

KIẾN NGHỊ

Dựa trên các kết quả nghiên cứu và phân tích, đưa ra được những giá trị về đề tài Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa tại Chợ Lớn, tác giả kiến nghị - UBND Quận 5 xem xét lại đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất của khu vực nghiên cứu để có thể tạo tiền đề về cơ sở pháp lý và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khu vực. - Chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ - tạo điều kiện để đề tài nghiên cứu được thực hiện một cách thuận lợi, góp phần đem lại những giá trị to lớn về vật chất lẫn tinh thần cho người dân khu vực quận 5 nói riêng và toàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung

CHƯƠNG 7

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 106

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

107


DANH MỤC

ĐỀ NGẠN VỊ

Không gian văn hóa ẩm thực người Hoa - Chợ Lớn

- Đưa du lịch ẩm thực thành một loại hình du lịch http://baochinhphu.vn/Du-lich/Dua-du-lich-am-thuc-thanh-mot-loai-hinh-du-lich/333188. vgp - Đẩy mạnh khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch ở Việt Nam http://cdkttctn.edu.vn/tin-tuc/day-manh-khai-thac-cac-gia-tri-van-hoa-am-thuc-trongphat-trien-du-lich-o-viet-nam.14392/ - Những người Hoa “góp vị” cho Sài Gòn https://vntravellive.com/nhung-nguoi-hoa-gop-vi-cho-sai-gon-p1-d32302.html - Đô thị cổ Chợ Lớn chờ ngày…hồi sinh https://nguoidothi.net.vn/do-thi-co-cho-lon-cho-ngay-hoi-sinh-27756.html - Thông tin Quận 5 https://top10tphcm.com/quan-5-tphcm-co-bao-nhieu-phuong - Điều kiện tự nhiên, xã hội Quận 5 http://www.quan5.hochiminhcity.gov.vn/pages/gioi-thieu-chung.aspx - Bản đồ Quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư liên phường 13,14,15 Quận 5 https://diaocthongthai.com/ban-do-quan-5/ - Kiến trúc bản địa https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/dau-an-cua-tinh-ban-dia-trong-kientruc.html - Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc chung cư đô thị https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/ban-sac-van-hoa-dan-toc-trong-kientruc-chung-cu-do-thi.html - Khám phá kiến trúc truyền thống “Tứ hợp viện”, Bắc Kinh, Trung Quốc https://www.kites.vn/bai-viet/kham-pha-kien-truc-truyen-thong-tu-hop-vien-o-bac-kinhttung-quoc-16207.html

DANH MỤC 108

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2017 - 2021

GVHD: THS. KTS HUỲNH TƯƠNG THÂN SVTH: TIÊU VŨ NGỌC ANH

109




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.