Tạp chí Vietraveler - Môn "Sản xuất sản phẩm truyền thông quốc tế" lớp TTĐN 36

Page 1

Vietraveler Nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp

du lịch ` CÔNG DÔNG _

.

VỊTQUAY , ~ dac trung ,. , ^am thuc . , ^

Lang Son .

Lạng Sơn s

Ấn phẩm của Vietravel - T50 - Vietravel’s Magazine

NGHỆ NHÂN LÀM ĐÀN TÍNH CUỐI CÙNG

NGƯỜI ĐÀN BÀ HÓA ĐÁ CHỜ CHỒNG NGÀN NĂM

NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI

1


Vietraveler TỔNG BIÊN TẬP Đặng Khánh Chi

Thư Ban biên tập Quý độc giả thân mến,

THƯ KÝ BIÊN TẬP Nguyễn Minh Thúy

THỰC HIỆN NỘI DUNG Đặng Khánh Chi Nguyễn Minh Thúy Đoàn Trà My Đặng Minh Hiếu Nguyễn Thị Thanh Tâm THIẾT KẾ Đặng Khánh Chi Nguyễn Minh Thúy Đặng Minh Hiếu TÒA SOẠN 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội 2

K

hông khí se lạnh đượm mùi gió heo may luôn khiến lòng người đong đầy cảm xúc. Trên vùng núi cao, những cánh đào bung nở gọi xuân về đã vẽ nên một Tây Bắc đa sắc và nên thơ. Xuôi về Đà Nẵng, hãy dành đôi phút tĩnh lặng giữa chốn “bồng lai tiên cảnh” cầu Vàng uốn lượn trên sườn núi xanh. Phương Nam dường như duyên dáng hơn bởi mùa hoa nở bừng đón xuân. Làng Se Đéc là cả thế giới màu sắc và hương thơm của hàng trăm loài kỳ hoa dị thảo. Tự tay vun trồng một chậu hoa hồng hay mua đòn bánh tét lá cẩm thơm ngon, mang cả tâm tình người Nam Bộ. Giữa những ngày ấm áp tình thân, còn gì quý hơn khi chúng ta cùng song hành trong hành trình mới. Đến Nami (Hàn Quốc) cùng người thương ngồi nhâm nhi tách cafe nóng, ngắm tuyết rơi, nghe một bản nhạc cũ để tạo nên một “chuyện tình mùa đông”. Hay chìm đắm vào những vũ công quyến rũ giữa “đại tiệc” Carnival sắc màu ở Rio de Jeneiro. Tại ngôi làng Giveny (Paris) mẫu đơn, tử lăng, diên vĩ, hoa giọt tuyết, oải hương,... trong khoảnh khắc phù du đều được họa sĩ Monet truyền tải qua những tuyệt tác của mình. Xin cảm ơn quý độc giả và các đối tác đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt những hành trình dài, để tiếp tục mang đến sự chuyên nghiệp - cảm xúc thăng hoa - giá trị gia tăng cho những trái tim mê xê dịch!


3 3


Vietraveler

MỤC LỤC

XÃ HỘI 8 12 16 20

Đôi nét về Xứ Lạng Lạng Sơn: Xưa và nay Du lịch cộng đồng Lạng Sơn trong liên kết du lịch vùng Việt Bắc

NHÂN VẬT 64 Nghệ nhân làm đàn tính cuối cùng của Lạng Sơn 70 NSND Triệu Thủy Tiên: “Tôi dành trọn đời mình cống hiến cho Then”

KHÁM PHÁ

VĂN HÓA - LỊCH SỬ 26 Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội Đền Tả Phủ 30 Đền Mẫu - Chốn tâm linh của người Việt 38 Chùa tiên - Giếng Tiên 42 Người đàn bà hóa đá chờ chồng ngàn năm 46 Khám phá di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh 50 Đến Lạng Sơn dạo chơi chợ Kỳ Lừa 54 Thành cổ Lạng Sơn 55 Mẫu Sơn huyền diệu

4

80 84 92 96 100 104

Vài nét về Bắc Sơn Làng văn hóa Quỳnh Sơn Suối mỏ mắm Hang Keng Tao Núi Nà Lay Thung lũng vàng

ẨM THỰC

110 Vịt quay - Đặc trưng ẩm thực Lạng Sơn 114 Bánh mì nướng 115 Cao sằng 118 Khau nhục - Món ăn độc đáo của người Tày Nùng 122 Coóng phù 123 Bánh cuốn 126 Áp chao - Thức quà mùa thu


5 5


a X

~

6


>

i o H .

7


-

-

-

>

- net ve Xu? Lang Dôi . Lạng Sơn không chỉ được biết đến bởi phong cảnh non nước hữu tình, bởi những di tích lịch sử và những giai thoại trong truyền thuyết mà còn nổi tiếng là miền đất quần tụ nhiều dân tộc anh em, lưu giữ nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

8


Xã hội Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, địa đầu phía Đông Bắc của Tổ Quốc với 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính Chi Ma và 9 cửa khẩu phụ. Đây chính là nơi giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây là Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông là tỉnh Quảng Ninh, phía Nam là Bắc Giang và phía Bắc là Quảng Tây, Trung Quốc. Ngoài ra, Lạng Sơn là điểm đầu tiên của Việt Nam nằm trên 2 tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và Lạng Sơn - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN. Đặc biệt, Lạng Sơn có đường biên giới với Quảng Tây - Trung Quốc dài trên 231 km. Hiện nay đang xây dựng đường sắt liên vận quốc tế nối với Quảng Tây, Trung Quốc để thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ với các tỉnh trong cả nước với Trung Quốc.

Lạng Sơn phong phú với những điểm đến thú vị như thị trấn Đồng Đăng và phố chợ Kỳ Lừa, tượng đá thiên nhiên nàng Tô Thị bồng con, cùng những núi, sông hùng vĩ và hang động kỳ ảo như Nhị Thanh, Hang Gió, Động Tiên và Mẫu Sơn. Hơn nữa, xứ Lạng còn được biết đến bởi những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cùng các đình, đền, chùa, nơi ghi dấu ấn của các bậc tiền nhân đã có công gìn giữ biên cương của Tổ quốc. Các di tích lịch sử gắn liền với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm không thể không kể đến là Mục Nam Quan, Ải Chi Lăng, Thành Nhà Mạc, căn cứ cách mạng Bắc Sơn, quê hương người anh hùng Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri. Thật vậy, đến với mảnh đất “sơn thủy hữu tình” đậm đà những huyền thoại về tình đất, tình người nơi đây, du khách còn được đắm mình trong không khí sinh hoạt văn hóa cổ truyền của đồng bào các dân tộc.

Vùng quê xứ Lạng còn có nét văn hóa ẩm thực độc đáo tạo nên bản sắc văn hóa các dân tộc như: phở chua, vịt quay, khau nhục, xá xíu, thịt lạp, xôi ngũ sắc, bánh cuốn… Cùng với đó là các loại hoa quả đa dạng đã trở thành đặc sản như: mơ, lê Tràng Định, mận Bình Gia, quýt Bắc Sơn, hồng không hạt Bảo Lâm, na Chi Lăng, đào Mẫu Sơn. Có thể nói, sự phong phú và đa dạng của các ẩm thực của Lạng Sơn luôn để lại ấn tượng sâu sắc đối với du khách sau mỗi lần đến thăm và thưởng thức. Trải qua hàng nghìn năm dựng làng, giữ nước, đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, HMông của Lạng Sơn đã sáng tạo nên truyền thống văn hóa phong phú, độc đáo. Xứ Lạng hiện nay vẫn đang gìn giữ và phát huy mạnh mẽ những giá trị văn hóa truyền thống ấy, hòa nhập với sự phát triển của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

9


A brief about Lang Son Lang Son is not only known for its fascinating scenery of mountains and rivers, historical relics and anecdotes in legendary but also famous for being a land of many ethnic groups, preserving a culture of rich national identity. Lang Son, also called “Xu Lang”, is a mountainous province in the Northeast of Vietnam. In 2018, Lang Son was the 52nd-largest Vietnamese administrative unit in terms of population, ranked 51 in terms of Gross Regional Domestic Product (GRDP), ranked 47th in GRDP per capita and 20th in GRDP growth rate. With 790.500 people, GRDP reached 30.355 billion VND (equivalent to 1.3184 billion USD), GRDP per capita reached 38.4 million VND (corresponding to 1.668 USD), GRDP growth rate reached 8,36% . Lang Son climate has the characteristics of the tropical monsoon climate in the North: hot and humid, rainy, cool summers, cold and prolonged winters. Lang Son’s mineral resources are plentiful, abundant and important for the economic development of the province.

10


Society

Lang Son is a mountainous, northeastern border area province of the country with 2 international border gates, 1 main border gate Chi Ma and 9 secondary border gates. This is the place of economic exchanges with the western provinces of Cao Bang, Thai Nguyen, Bac Kan, the eastern province is Quang Ninh, the southern province is Bac Giang and the northern province is Guangxi, China. In addition, Lang Son is the first place of Vietnam located on the two economic corridors of Nanning (China) - Lang Son - Hanoi - Hai Phong and Lang Son - Hanoi - Ho Chi Minh City - Moc Bai, which is an important gateway connecting China and ASEAN countries. In particular, Lang Son has a 231 - kilometer border with Guangxi, China. Currently, an international railway connecting with Guangxi, China is being built to facilitate economic, cultural, scientific and technological exchanges with provinces throughout the country with China.

Lang Son is abundant with interesting destinations such as Dong Dang town and Ky Lua market street, the natural stone statue of To Thi cradling children, along with majestic mountains, rivers and fantasy caves such as Nhi Thanh, Wind Cave, Tien Cave and Mau Son. Moreover, Lang Son is also known for its beautiful landscapes, historical relics with temples and pagodas, where mark the merits of the ancestors having conserved the borders of the Fatherland. The historical relics associating with the glittering victories against invaders can not be ignored are Muc Nam Quan, Ai Chi Lang, Mac Mausoleum, Bac Son revolutionary base, the hometown of heros Hoang Van Thu and Luong Van Tri. Indeed, coming to the land of "charming mountains and rivers" fulling of legends about the land love and humanity here, visitors are also immersed in the atmosphere of traditional cultural activities of ethnic minorities.

Xu Lang also has a unique culinary culture that creates the cultural identity of ethnic groups such as sour pho, roasted duck, khau nhuc, fried pork, pork sausage, sticky rice with five colors, spring rolls‌ Along with that, a variety of fruits have become specialties such as apricots, Trang Dinh pears, Binh Gia plums, Bac Son tangerines, Bao Lam seedless persimmon, Chi Lang custard-apple, Mau Son peaches. It can be said that the richness and diversity of Lang Son's cuisine always leaves a deep impression on visitors after each visit and enjoyment. Over thousands of years of setting up villages, defending the country, the ethnic minorities of the Tay, Nung, Kinh, Dao, Hoa, San Chay, H’Mong of Lang Son have created rich and unique cultural traditions. Xu Lang currently preserves and promotes strongly these traditional cultural values, integrating with the development of the Vietnamese ethnic community.

11


Lang Son Xua và Nay C ?

.

?

ó đôi khi, đứng trước sự phát triển vượt bậc của nhịp sống hiện đại, ta lại thấy bồi hồi hoài niệm về thời xưa cũ. Nhìn lại Lạng Sơn của mấy chục năm về trước, chắc hẳn ai cũng khó kìm nén tiếng thốt lên kinh ngạc, bởi Lạng Sơn nay đã như được khoác lên một tấm áo mới. Tấm áo của sự phát triển được người dân địa phương và chính quyền nơi đây cùng đồng lòng xây dựng lên, biến một nơi từ vùng quê chỉ làm nông nghiệp đến một thành thị buôn bán sầm uất. Bài viết “Lạng Sơn: Xưa và Nay” ra đời để chúng ta cùng nhìn lại Lạng Sơn đã phát triền như thế nào trong mấy chục năm qua.

Vào cuối những năm 1990, khi các thành phố lớn nhỏ trên cả nước đã bắt đầu bước vào nhịp sống phát triển hiện đại của thế kỉ mới, thì Lạng Sơn vẫn còn là một vùng thôn quê đơn sơ. Những con đường đất đầy sỏi đá trải dài bên những ngôi nhà nhỏ bé và bao bọc quanh những ngôi làng. Những khu chợ có nhưng chưa thực sự phát triển. Những cây cầu được xây từ những năm thực dân Pháp xâm lược đã xuống cấp và cần tu bổ. Nhìn những hình ảnh này, không ai nghĩ đây là Lạng Sơn của 20 năm về trước. Bởi Lạng Sơn nay như mang một diện mạo mới, phát triển vượt bậc và trở thành một thành thị sầm uất, một niềm tự hào của người dân xứ Lạng. Người dân cùng chính quyền nơi đây chú trọng xây dựng và phát triển tỉnh Lạng Sơn toàn diện về mọi mặt từ văn hóa xã hội đến kinh tế chính trị. 12


Xã hội Không ngừng đổi mới, không ngừng phát triển, các cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực: xây dựng, thủy lợi, thủy nông, công thương nghiệp và các cơ sở nhà máy doanh nghiệp, cửa khẩu, trang trại,... mọc lên như nấm sau mưa. Về văn hóa – xã hội, Lạng Sơn còn cho xây dựng trường học, cơ sở y tế, các cơ sở văn hóa, đài phát thanh truyền hình, truyền thông... Các di sản văn hóa như khuôn viên tượng đài, các điểm di tích lịch sử, nhà lưu niệm không ngừng được tu bổ để phát triển du lịch. Bản thân là một người đã từng được đặt chân đến Lạng Sơn tại cả hai giai đoạn đầu những năm 2000 và hiện tại, nhìn thành phố Lạng Sơn thay da đổi thịt, khiến tôi phải cảm thán cái tài của các nhà lãnh đạo địa phương cũng như sự nỗ lực của người dân xứ Lạng. Chỉ trong một thời gian ngắn, nay Lạng Sơn đã có thể tự hào sánh vai với bất kì một thành phố lớn nào của Việt Nam. Với đà phát triển này, tin rằng chắc chắn trong tương lai, Lạng Sơn sẽ còn phát triển hơn nữa, trở thành đô thị loại I và điểm du lịch hấp dẫn trọng điểm trên cả nước. TRÀ MY

13


Lang Son

Then & Now S ometimes, standing before the tremendous progress of modern life, we remember nostalgically of the old times. Looking back at Lang Son a few decades ago, it is hard for everyone to suppress the amazement because Lang Son now seems to wear a new shirt. The shirt of development was built up by the local people and the government here, turning a place from the countryside only farming to a busy trading city. The article “Lang Son: Then and Now� was born for us to look back on how Lang Son has developed over the past decades.

In the late 1990s, when large and small cities across the country began to enter the modern development life of the new century, Lang Son was still a simple countryside. Gravel dirt roads stretched out over small houses and encircled the villages. There are markets but they are not really developed. Bridges built during the years of French’s aggression have deteriorated and need to be repaired. Looking at these pictures, no one thought this was Lang Son of 20 years ago. Because Lang Son now brings a new appearance, flourishes and becomes a busy city, a pride of people living here. The people and the government here focus on building and developing Lang Son province comprehensively in all aspects of culture and social to political and economy. 14


Society

Constantly innovating, constantly developing, infrastructures in the fields of construction, irrigation, industry and commerce, factory factories, border gates, farms, ‌ mushroomed. In terms of culture and society, Lang Son also allows to construct schools, health facilities, cultural facilities, radio and television stations, media ... Cultural heritages such as monument grounds, historic relics, souvenir houses are constantly being reconditioned to develop tourism. To see the biggest difference, we can mention the following outstanding works: Since I was the one who had been to Lang Son in both early 2000s and present, watching Lang Son city changes top to bottom makes me admire the talent of the local leaders as well as of the efforts of Lang Son people. In just a short time, now Lang Son has been able to proudly developed side by side with any major city in Vietnam. With this development momentum, it is believed that in the future, Lang Son will develop even more, becoming a first class city and a key tourist attraction nationwide. MINH THÚY

15


DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

H

iện nay, du lịch cộng đồng là một trong những xu hướng du lịch đang rất được ưa chuộng, có sức hút đối với du khách trong nước và quốc tế. Xác định được điều đó, Lạng Sơn đã chọn đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng là mục tiêu của ngành du lịch tỉnh trong thời gian tới.

Với điều kiện tự nhiên phong phú, cùng với lợi thế của vùng đất biên giới như tập trung nhiều nét văn hóa độc đáo của các dân tộc như Tày, Nùng, Dao, Mông, Lạng Sơn có tiềm năng và triển vọng to lớn để phát triển du lịch cộng đồng. Du lịch cộng đồng được hiểu là loại hình du lịch mà du khách chọn nhà dân để trải nghiệm cuộc sống, vui chơi giải trí để tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, tham gia các hoạt động, trải nghiệm cùng với người dân bản địa. Như vậy, loại hình này do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ bằng việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương. Năm 2010, Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Lạng Sơn bắt đầu tiến hành nghiên cứu khảo sát địa điểm xây dựng du lịch cộng đồng đầu tiên là xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn. Những năm sau đó, Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh tiếp tục phối hợp khảo sát tuyến du lịch cộng đồng khác trên địa bàn các huyện Hữu Lũng, Cao Lộc. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những bước đầu khơi dậy tiềm năng phát triển ngành du lịch và du lịch cộng đồng chưa thực sự được quan tâm, đầu tư.

16

Vì vậy, năm 2019 tỉnh tập trung đẩy mạnh loại hình du lịch này tại Quỳnh Sơn (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn), Hữu Liên (huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) cùng với các vùng lân cận. Cụ thể, sau khi triển khai mô hình du lịch cộng đồng tại xã Quỳnh Sơn, làng du lịch đã có 8 hộ xây dựng Homestay, đồng thời chú trọng bảo tồn, gìn giữ các nhà sàn, sưu tầm, phục dựng các công cụ sản xuất, sinh hoạt, nghề truyền thống. Du khách khi đến với làng văn hóa cộng đồng Quỳnh Sơn sẽ được tham quan đình Quỳnh Sơn, cầu Rá Riềng, cây đa cổ thụ kỳ lạ, giếng Tiên, làng nghề làm ngói thủ công. Hơn nữa, tới Quỳnh Sơn, du khách còn được trải nghiệm những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân tộc Tày qua các làn điệu hát Then, đàn Tính và thưởng thức đặc sản ẩm thực hấp dẫn như bánh chưng đen, xôi cẩm, lạp sườn, thịt tái. Năm 2019, để đem lại hiệu quả bậc nhất cho mô hình du lịch cộng đồng, tỉnh Lạng Sơn tập trung đầu tư gắn với công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng, quảng bá thương hiệu. Từ đó, tỉnh hướng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo ra được sản phẩm du lịch riêng biệt của địa phương.


Xã hội Không chỉ Quỳnh Sơn, xã Hữu Liên thuộc huyện Hữu Lũng cùng những vùng lân cận cũng được tỉnh quan tâm đẩy mạnh phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Trong những năm vừa qua, hệ thống đường giao thông liên huyện đã được phát triển để phục vụ cho ngành du lịch. Nơi đây có thế mạnh phát triển các loại hình du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Đến với xã Hữu Liên không thể không tới Khu rừng đặc dụng, nhà thờ Tự Đức thánh Quy Minh Đại Vương, Lễ hội gò chùa Hữu Liên và di sản văn hóa kiến trúc nhà sàn. Cùng với đó, du khách đến với xã sẽ được tìm hiểu về hát pá xoan, hát nhà tơ, diễn chèo cổ và đặc biệt là những trang phục độc đáo của dân tộc Dao chỉ có ở Hữu Liên. Hiện nay, du lịch cộng đồng ở Hữu Liên và các cùng lân cận đang được các cấp, ngành, doanh nghiệp quan tâm đầu tư xây dựng các tour, tuyến du lịch nhằm phát triển ngành du lịch.

Có thể khẳng định, mô hình du lịch cộng đồng đem lại nhiều lợi ích kinh tế phát triển bền vững cho các huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung. Xu hướng du lịch này không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn giúp bảo tồn và phát huy những nét văn hóa của địa phương. Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng thành công sẽ tạo ra việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của dân địa phương. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, du lịch cộng đồng ở Lạng Sơn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đông đảo của du khách trong nước và quốc tế. MINH THÚY 17


COMMUNITY

N

owadays, community-based tourism is one of the popular tourism trends, attracting both domestic and international tourists. Determining that, Lang Son has chosen to promote community tourism development as the goal of the provincial tourism industry in the coming years. With abundant natural conditions, along with the advantages of border areas such as focusing on many unique cultural features of ethnic groups such as Tay, Nung, Dao, Mong, Lang Son has great potentials and prospects for community-based tourism development. Community-based tourism is understood as the type of tourism, which tourists choose a homestay to experience life, entertainment so as to learn the unique traditional culture, participate in activities and experience with indigenous people. As such, the local community themselves organize, manage and master this type of tourism by introducing tourists about the local characteristics. In 2010, Lang Son Tourism Promotion Information Center began conducting research on surveying the first community tourism model, which is Quynh Son commune, Bac Son district. In the following years, the Provincial Tourism Promotion Information Center continued to combine to survey other community-based tourism routes in Huu Lung and Cao Loc districts. However, these are just the first steps to arouse the potential of developing the tourism industry and the community-based tourism. Therefore, in 2019, the province focused on promoting this type of tourism in Quynh Son (Bac Son district), Huu Lien (Huu Lung district) along with neighboring areas.

18


Society

BASED TOURSIM IN LANG SON Specifically, after implementing the community based tourism model in Quynh Son commune, the tourist village had 8 households building homestays, and at the same time focused on preserving and preserving stilt houses, collecting, restoring tools of production, living and traditional trades. Visitors coming to Quynh Son community-based tourism village will visit Quynh Son communal house, Ra Rieng bridge, exotic old banyan tree, Tien well, craft tile making village. Moreover, coming to Quynh Son, visitors can also experience the traditional cultural activities of the Tay people through Then melodies, Dan Tinh (a traditional instrument) and enjoy attractive culinary specialties such as black Chung cake, violet sticky rice, sausages, rare pork. In 2019, in order to bring the best effect to the community-based tourism model, Lang Son focused on investment in association with planning, infrastructure construction, and brand promotion. Thenceforth, the province aims to improve the quality of human resources to create a specific local tourism product. Not only Quynh Son, Huu Lien commune in Huu Lung district and the neighboring areas are also interested in promoting the development of the community-based tourism model. Over the past years, inter-district roads have been developed to serve the tourism industry. This place has the strength to develop types of spiritual tourism, ecotourism

and community-based tourism. Coming to Huu Lien commune, tourists can not miss reserve Forest, Tu Duc Saint Quy Minh Emperor Church, Huu Lien Temple Festival and the architectural cultural heritage on stilt houses. Along with that, visitors to the commune will learn about Xoan singing, Cheo singing, ancient Cheo performance and especially the unique costumes of the Dao ethnic group only found in Huu Lien. Now, Community-based tourism in Huu Lien and neighboring areas is being paid attention by levels of authorities and sectors and business to invest in building tours and tourist routes to develop the tourism industry.

particular and Lang Son province in general. This tourism trend not only helps people protect ecological environment resources, but also helps preserve and promote the local cultural features. Promoting successfully community tourism development will create jobs for people, contribute to poverty reduction and improve the lives of local people. Hopefully, in the future, community-based tourism in Lang Son will continue to receive the great attention of domestic and international tourists. MINH THĂšY

It can be affirmed that the community-based tourism model brings many sustainable economic development benefits of Bac Son and Huu Lung districts in 19


LẠNG SƠN TRONG LIÊN KẾT DU LỊCH

Vùng Việt Bắc V

iệt Bắc bao gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên. Với những nét tương đồng về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, trong những năm qua 6 tỉnh Việt Bắc đã tích cực hợp tác, liên kết, phát triển du lịch nhằm khai thác giá trị cảnh quan thiên nhiên và các giá trị di sản văn hóa của các tỉnh trong vùng nhằm giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế. Đến với vùng Việt Bắc, du khách được đắm mình trong không gian thiên nhiên hùng vĩ, được tìm hiểu những di tích lịch sử, văn hóa; được thưởng thức ẩm thực đặc sắc và được trải nghiệm trong không gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc. Cụ thể hành trình từ Đông sang Tây, du khách sẽ được thấy Lạng Sơn với núi Mẫu Sơn hùng vĩ, nàng Tô Thị, hang động Nhị Thanh, Tam Thanh, động Tiên; chùa Tam Thanh, chùa Tiên, đền Kỳ Cùng; Ải Chi Lăng; thành Nhà Mạc, căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn.

20


Xã hội Đến với Cao Bằng, du khách được đến với di tích Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, những danh thắng kỳ vĩ như: thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen. Dừng chân ở Bắc Kạn, du khách được hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng như: Sông Năng, hồ Ba Bể; Vườn quốc gia Ba Bể, thưởng thức hương vị đặc sản ẩm thực vùng hồ hay tìm hiểu về lịch sử cách mạng Việt Nam với Di tích lịch sử Nà Tu, Chiến thắng Đèo Giàng, Đồn Phủ Thông, ATK Chợ Đồn. Trong khi Tỉnh Thái Nguyên nổi tiếng với Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, danh thắng hồ Núi Cốc, núi Phượng Hoàng, hang Phượng Hoàng, hang Suối Mỏ Gà...thì tỉnh Tuyên Quang có Khu di tích lịch sử Tân Trào, khu du lịch sinh thái Na Hang, suối khoáng nóng Mỹ Lâm và văn hóa ẩm thực phong phú với các đặc sản. Cuối cùng, tỉnh Hà Giang với địa hình phức tạp mang vẻ đẹp hấp dẫn, độc đáo, nổi bật trong đó là cột cờ Lũng Cú khẳng định chủ quyền lãnh thổ; Cao nguyên đá Đồng Văn - Công viên địa chất Toàn cầu, những phiên chợ vùng cao đầy sắc màu văn hóa như: Chợ tình Khau Vai, chợ vùng cao Đồng Văn. Đến với Việt Bắc, du khách còn được trải nghiệm di sản văn hóa phi vật thể, như: Thưởng thức nghệ thuật hát Then - đàn Tính của dân tộc Tày; lời ca giao duyên lượn cọi và lượn lương của dân tộc Tày - Nùng; múa khèn mông, khèn lá; Lễ cúng thần rừng của dân tộc Pu Péo, Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô, chữ viết và lễ cấp sắc của người Dao; lễ cầu mùa.

Các tỉnh đã xây dựng ấn phẩm quảng bá du lịch, thường xuyên tuyên truyền, quảng bá nhằm hình thành một số khu, điểm, tuyến du lịch với các sản phẩm du lịch như du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh. Các hoạt động thiết thực trở thành thương hiệu có thể kể đến là Liên hoan chè Thái Nguyên, hồ Núi Cốc Thái Nguyên; Lễ hội thành Tuyên, ATK Tân Trào Tuyên Quang; chợ tình Khau Vai, Hoa Tam giác Mạch, con đường hạnh phúc Hà Giang; Lễ hội đền vua Lê, Động Tam Thanh – Nhị Thanh, Mẫu Sơn Lạng Sơn;

Hội xuân Ba Bể, Vân Tùng, Cổ Linh, hồ Ba Bể, ATK Chợ Đồn Bắc Kạn; hội Kỳ Sầm, hội pháo hoa, thác Bản Giốc Cao Bằng. Có thể khẳng định, Việt Bắc không những là cái nôi của cách mạng mà còn là một miền đất hùng vĩ, được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp với nhiều đồng bào dân tộc với những nét văn hóa riêng đặc sắc. Đây thực sự là một miền di sản văn hóa độc đáo thu hút đông đảo du khách du lịch. MINH THÚY

21


LANG SON IN THE TOURISM LINK OF

Viet Bac Region

V

iet Bac comprises 6 provinces: Cao Bang, Bac Kan, Lang Son, Ha Giang, Tuyen Quang and Thai Nguyen. With the similarities in nature, history and culture, during the past years, 6 Viet Bac provinces have actively cooperated, linked and developed tourism to exploit the value of natural landscapes and cultural heritages of the provinces in the region in order to introduce to domestic and international tourists. Coming to Viet Bac region, visitors are immersed in the majestic natural space, explore historical and cultural relics; enjoy special cuisine and experience in the space imbued with traditional cultural identities of the ethnic groups. Specifically in the journey from East to West, tourists will see Lang Son with the majestic Mau Son mountain, To Thi, Nhi Thanh cave, Tam Thanh cave, Tien cave; Tam Thanh pagoda, Tien Pagoda, Ky Cung Temple; Chi Lang Defile, Rampart of Mac dynasty, revolution base of Bac Son. Coming to Cao Bang, tourists come to Pac Bo relic, Tran Hung Dao forest, spectacular landscapes such as Ban Gioc waterfall, Nguom Ngao cave, Thang Hen lake. 22


Society In addition, when stopping in Bac Kan, visitors can be immersed with the poetic natural landscapes and unique cultural features, such as: Nang River, Ba Be lake; Ba Be National Park and enjoy the taste of culinary specialties in the lake area. During the anti-French resistance war, Bac Kan was a cradle of the Vietnamese revolution, with Na Tu historical relics, Deo Giang victory, Don Phu Thong, ATK Cho Don. Not only that, Thai Nguyen province with the first destination is ATK Dinh Hoa special national monument, Nui Coc lake, Phuong Hoang mountain, Phuong Hoang cave, Suoi Mo cave. Tuyen Quang is known as a land with a long history of typical revolutionary history including Tan Trao historical relic, Na Hang ecotourism site, My Lam hot mineral springs and rich culinary culemony of Lo Lo ethnic group, the ture with specialties. written and acute ceremony of the Finally, Ha Giang province Dao people; season ceremony. with complex topography is atThe provinces have develtractive, unique and prominent, oped tourism publications, regincluding the Lung Cu flagpole asserting territorial sovereignty; ularly propagated and promoted Dong Van rock plateau – Global to form a number of tourist areas, Geological Park, colorful cultural destinations and routes with tourhighland markets such as: Khau ism products such as historical, Vai love market, Dong Van high- cultural, ecological and vacation tourism, convalescence and spirland market. ituality. The practical activities Coming to Viet Bac, visi- carrying the brand name can be tors have a chance to experience mentioned as Thai Nguyen Tea intangible cultural heritage, such Festival, Nui Coc Lake in Thai as: Enjoy the art of Then sing- Nguyen; Festival of Tuyen City, ing – Tinh instrument of Tay ATK Tan Trao – Tuyen Quang; people; charming love song and Khau Vai love market, Tam Giac glide grace of the Tay – Nung peo- Mach flower, happy road of Ha Giple; dancing to the bottom of the ang; Festival of Kings temple, Tam flower, Ceremony to worship the Thanh cave – Nhi Thanh, Mau forest god of the Pu Peo ethnic Son Lang Son, Spring Festival of group, The ancestor worship cer- Ba Be, Van Tung, Co Linh, Ba Be

lake, ATK Cho Don Bac Kan; Ky Sam festival, fireworks festival, Ban Gioc waterfall Cao Bang. It can be affirmed that Viet Bac is not only the cradle of revolution but also a majestic land, blessed by nature with many beautiful landscapes with many ethnic people with unique cultural characteristics. This is really an unique cultural heritage domain attracting a large number of tourists. MINH THÚY

23


24

`

a o H n Va -


,,

u S iL. c h

25


TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN TRONG LỄ HỘI

Đền Tả Phủ

T

heo sử sách ghi lại đền Tả Phủ được xây dựng để thờ Tả Đô đốc Hán quận công Thân Công Tài người đã có công mở phố chợ Kỳ Lừa và xây dựng 7 con đường cho 7 phố. Từ một vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt, ông là người đã huy động người dân san đồi lấp núi lập ấp, lập nên 7 phố phường trở thành điểm quần cư đa dân tộc, một cửa ngõ buôn bán sầm uất thu hút các thương nhân đến từ mọi miền và cả nước hàng xóm láng giềng Trung Quốc đến kinh doanh. Thân Công Tài sinh năm 1620 tại một gia đình quý tộc có tiếng học thức cao, dòng dõi có nhiều đời làm quan. Ông là một vị quan thanh liêm, luôn một lòng lo cho dân, cho nước. Với tài đức vẹn toàn, ông được Chúa Trịnh trọng dụng, bổ nhiệm lên làm Phó tướng đô đốc trấn giữ tại biên cương tổ quốc, tạo dựng mối quan hệ với nước

26

láng giềng. Không phụ lòng tin của Chúa Trịnh, với nhãn quan kinh tế nhạy bén ông đã biến Lạng Sơn từ vùng đồi núi trở thành khu buôn bán sầm uất và ổn định, giúp người dân nơi đây có cuộc sống ấm no hơn bao giờ hết. Để tưởng nhớ công ơn của ông, người dân 7 châu Lạng Sơn 7 phường ở Chợ Kỳ Lừa và cả thương khách từ 13 tỉnh Trung Quốc đã lập nên đền Tả Phủ để thờ cúng ông. Đền Tả Phủ thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật – lưu danh danh nhân. Ngôi đền được xây dựng và hoàn thiện vào năm Chính hòa thứ 4 (1683) song tất cả mái ngói, cột kèo vẫn được giữ gìn nguyên vẹn đến tận ngày nay. Bước vào đền, sẽ nhìn thấy ở chính giữa là ngai thờ quan Đô đốc Thân Công Tài, hai bên phải trái đều thờ Thần Tài.


văn hóa - Lịch sử Ở phía Đông bên trái còn có tấm bia 4 mặt đồ sộ, có mái che, mang phong cách bia thời Lê Trung Hưng. Các nhà nghiên cứu khảo cổ đã khẳng định rằng bia được dựng vào năm Chính hòa thứ 4 cùng năm xây dựng đền. Mặc dù qua mấy trăm năm bia đã bị bào mòn không còn vẹn nguyên như xưa nhưng vẫn có thể nhìn ra đây là một bia đẹp và quý. Đây là tấm bia vuông cỡ lớn, được chạm khắc với những hình khối cân xứng vô cùng nghệ thuật và tinh tế. Trên bia nói rất rõ về nguyên nhân vì sao xây dựng đền và dựng bia. Đầu tấm bia đề bốn chữ “Tôn sư phụ bi” vì trong quan niệm phong kiến quan lại là cha, là mẹ, là người dẫn dắt bảo ban cách sống và cách làm ăn. Chính vì thế, Thân Công Tài khi làm quan đã giúp đỡ người dân, dìu dắt dạy bảo dân rằng sống phải có đạo lý, có chí làm ăn, xây dựng đời sống ấm no cho dân chúng nên được dân tôn làm cha, làm thầy. Đề đời đời nhớ công ơn lớn lao của ông, không chỉ xây đền, hàng năm từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng, lễ hội đền Tả Phủ – Kỳ Lừa lại được tổ chức để cầu quốc thái dân an, cầu tài lộc, sức khỏe, cầu cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cứ đến độ tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân xứ Lạng lại nô nức chảy hội Tà Phủ – lễ hội có quy mô lớn nhất trong năm của Lạng Sơn.

Trong năm ngày lễ hội, sẽ diễn ra rất nhiều sự kiện đặc sắc, đậm chất văn hóa dân tộc. Vào ngày 22, người dân địa phương mở hội rước bát hương ông Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng lên đến Tả Phủ để tạ nghĩa ông Thân Công Tài vì đã giải hiềm oan năm xưa. Ngày 27 sẽ rước kiệu quay lại, đặc biệt trong ngày 27 còn diễn ra lễ cướp đầu pháo. Theo quan niệm xưa, người cướp được đầu pháo là người may mắn nhất, hạnh phúc nhất, người ấy sẽ được thần linh che chở, làm ăn thuận buồm xuôi gió, tài lộc dồi dào trong năm ấy. Lễ cướp đầu pháo còn mang hai ý nghĩa lớn là lễ cho buôn bán phát triển và lễ cho nông nghiệp được mùa. Vào ngày rước kiệu người dân địa phương đều sẽ mặc những trang phục các dân tộc Tày, Nùng, Hoa, có đoàn múa lân sư rồng, múa sư tử mặt mèo dẫn đường. Kiệu đi đến đâu là tiếng trống chiêng rộn rã, nhộn nhịp theo đến đó. Người dân thì nô nức đổ xô ra đường, hòa chung vào dòng người. Ai nấy mặt mày tươi vui, hớn hở đón chào không khí của lễ hội lớn nhất Lạng Sơn. TRÀ MY

27


FOLK BELIEFS EXPRESSED IN FESTIVAL OF TA PHU TEMPLE

According to historical records, Ta Phu Temple was built to worship Han Ta Admiral Than Cong Tai who had the merit of opening Ky Lua market street and building 7 roads for 7 streets. From a desolate, sparsely populated land, he mobilized people to build hills and mountains to set up hamlets, set up 7 streets to become a multi-ethnic population, a busy trade gateway attracting traders from all over the country and Chinese neighbors come to do business. Than Cong Tai was born in 1620 in a noble family with high academic background and lineage for many mandarins. He was an honest mandarin, always worried about the people and the country. With talent integrity, he was respected by Lord Trinh and appointed as the Vice-Admiral in the national frontier, creating relationships with neighboring countries. Regardless of Lord Trinh's trust, with his keen economic perspective, Lang Son has been transformed from a mountainous area into a busy and stable trading area, helping the people here to have a happier life than ever. In commem28

oration of his gratitude, people in 7 continents of Lang Son and 7 wards in Ky Liem Market, and traders from 13 Chinese provinces, established Ta Phu Temple to worship him. Ta Phu Temple is the type of architectural-artistic monument of famous people. The temple was built and completed in the 4th Chinh Hoa year (1683), but all the roof tiles and rafters are still preserved intact to this day. Entering the temple, you will see the throne worshiping the mandarin of Than Cong Tai in the middle, the left and right sides worship God of Fortune.


Culture - History In the East, there is a large 4-sided stele with a roof on the left, bearing the style of Le Trung Hung's stele. Archaeological researchers have confirmed that stele was erected in the 4th Republic year of the same year the temple was built. Although over several hundred years the stele has been eroded and not intact as before, it can still be seen as a beautiful and precious stele. This is a large square stele, carved with symmetrical shapes that are extremely artistic and delicate. On the steles, it is very clear about the reasons why the temple and the stele were erected. The top of the stele was the four words "Tôn sư phụ bi" because in the feudal notion, mandarin is the father, the mother, and the leader told him how to live and how to do business. Therefore, Than Cong Tai, when he was a mandarin, helped the people, instructed and taught the people that to live with morality, to have a business, and to build a prosperous life for the people, so he was exalted as a father, a teacher. In order to remember his great merit forever, not only to build the temple, from January 22 to 27 every year, the Ta Phu - Ky Lua temple festival was held to pray for peace and prosperity, healthy, pray for a warm and happy life. Every January to the lunar calendar every year, the people of Lang Son flock to see Ta Phu Temple festival - the biggest festival of the year in Lang Son.

During the five festival days, there will be many unique events, imbued with national culture. On the 22nd, the local people celebrated Tuan Tranh's incense bowl from Ky Cung temple to Ta Phu to pay tribute to Than Cong Tai for resolving revenge in the past. On the 27th, the procession will be returned, especially during the 27th there is the artillery bombardment. According to the old concept, the person who caught the cannon is the luckiest and happiest person, he will be protected by the gods, doing business smoothly, abundant fortune in that year. The ceremony of catching cannons also has two great meanings: the ceremony for development of trade and the ceremony for agriculture. On the day of the procession, the locals will wear costumes of the Tay, Nung and Hoa ethnic groups, with lion and dragon lion dance and lion face and lion dance. Where we go is the sound of anti-gong bustling and bustling. People were eagerly rushing to the street, joining the influx of people. Everyone is happy and happy, welcoming the atmosphere of the biggest festival of Lang Son. THANH TÂM

29


30


ĐỀN MẪU

văn hóa - Lịch sử

CHỐN TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT Ngoài những địa điểm nổi tiếng như chợ Kì Lừa, tượng nàng Tô Thị, chùa Tam - Nhị Thanh, Lạng Sơn còn thu hút vô vàn du khách với ngôi đền Mẫu cổ kính, uy nghi, nằm ngay trung tâm thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc. Đây là một trong những nơi thờ tự nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam.

N

ằm tại trung tâm thị trấn Đồng Đăng mà Đền Mẫu Đồng Đăng có diện tích khá rộng với 1.634m2. Cổng đền hay còn gọi là Nghi môn được xây dựng hoành tráng, chồng diêm ba tầng, tất cả các đầu đao đều đắp rồng cách điệu hướng thiên cùng với mái lợp ngói ống. Cổng đền được xây theo kiểu vòm cuốn, hai cầu thang dẫn lên tầng hai được bố trí hai bên giữa cổng chính và cổng phụ từ trong sân đền, ở trên tầng hai cửa phụ bên phải có đặt chiếc trống đại bằng đồng, phía ngoài tầng ba có đại tự “Phúc bách nghinh môn” có ý nghĩa là: Cửa đón trăm phúc. Trước kia đại tự là “Tả nghi” (Cửa tả), cửa bên trái treo chiếc khánh lớn có đại tự là “Hữu nghi” (Cửa hữu), cửa chính treo Đại hồng chung (Chuông lớn), phía ngoài trên tầng ba cũng có bức đại tự “Đồng Đăng linh từ” (Đền thiêng Đồng Đăng), trên nóc cổng chính và hai cổng phụ đắp hổ phù. Qua nghi môn là sân đề rộng rãi 1.222m2, cách chừng 40m có hai con sư tử phục bằng đá, đôi hổ chầu ngậm chữ “Thọ” bên dải mây cùng đao lửa trông rất dữ tợn tạo cảm giác dè chừng với người đến gần, liền đó là đôi voi đang phục quỳ trên mình đầy đủ cả dây gù lẫn bành sẵn sàng chờ đợi, tạo sự thanh bình yên ả. Sát phía trong có hòn non bộ, trên đó bày tượng Quan Âm Bồ Tát hài hòa trong cảnh sắc tạo thành nơi tích thủy tụ phúc cho ngôi đền. Liền đó dựng hai cột biểu, bốn mặt có Hán tự nổi mô tả cảnh đẹp và sự linh thiêng của đền, trên đỉnh cột cũng bố trí theo mô-típ của cột biểu ở cổng chính. 31


Không gian thờ tự chính của đền Mẫu là điện thờ uy nghi trang trọng bày tượng đệ nhất cửu trùng Thiên Tiên Thánh Mẫu, hai bên chiếu chầu bày bát bửu và các nón Tu lờ treo phía trên. Bên trái là cung Trần triều hiển thánh, ở trên có cửa đại tự: “Nhập ngưỡng Thánh” (Vào trong chiêm bái Thánh). Tiếp tới là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương ba lần đánh thắng Nguyên Mông. Ông được dân gian tôn là Thánh, với tên gọi là Đức thánh Trần. Bên phải là ban thờ Cô Bé bản đền (Cô Bé Đệ nhị thuộc cung Mẫu Thượng Ngàn). Cô Bé bản đền là một trong các vị thần giúp Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền núi rừng vì vậy việc thờ phụng Cô Bé cũng mang hàm ý cầu cho sự bình an đến với người dân vùng biên ải.

Tam tòa Thánh Mẫu

Sau tòa Tiền tế đến tam tòa Thánh Mẫu. Ở giữa là Mẫu đệ nhất Thượng thiên mặc áo và khăn choàng đỏ - người sáng tạo bầu trời và làm chủ quyền năng mây, mưa, sấm, chớp, những yếu tố liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Bên trái là Mẫu đệ nhị Thượng ngàn mặc áo cùng khăn choàng xanh - thần bảo hộ cho rừng núi, bản làng. Bên phải là Mẫu đệ tam Thoải phủ mặc áo và khăn choàng trắng - vị thần cai quản vùng song nước, xuất thân từ dòng dõi Long Vương, liên quan trực tiếp tới thủy tổ dân tộc Việt buổi đầu dựng nước. Tại Cung cấm bài trí một số tượng Phật như Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn ở giữa, hai bên là tượng Quan âm Bồ Tát, ở hàng trên là tượng Phật Tổ Như Lai tọa trên đài sen đang thuyết pháp. Ở hai bên Cung cấm có ban thờ Ngũ vị Tôn Ông. Ở giữa là tượng Quan Đệ nhất Thượng thiên mặc áo đỏ, là Thiên tướng cai quản vùng trời. Quan Đệ nhị Thượng ngàn mặc áo màu nõn chuối ngồi phía bên trái, đây là thần cai quản vùng rừng núi. Liền đó là Quan Đệ ngũ (Quan lớn Tuần Tranh) mặc áo màu chàm xanh, màu áo của đồng bào dân tộc thiểu số, là thần cai quản các cửa ải. Phía bên phải Quan Đệ Nhất là Quan đệ tam (quan lớn Thoải Phủ) mặc áo trắng, cai quản vùng song nước. Cuối cùng là quan lớn Đệ tứ Khâm sai mặc áo vàng, cai quản Tứ phủ. Phía bên ngoài Cung cấm là cung vua cha Ngọc Hoàng gồm năm pho: Ngọc Hoàng Thượng đế, hai bên là Nam Tào coi giữ sổ sách ghi ngày 32

Cung vua cha Ngọc Hoàng sinh và Bắc Đẩu giữ sổ ghi ngày giờ mất của mọi người nơi dương gian (Nam Tào giữ sổ sinh, Bắc Đẩu quản sổ tử), như vậy là hai trợ thủ đắc lực của Ngọc Hoàng Thượng đế gắn với sinh mệnh tất cả mọi người trong cả vòng đời. Liền đó là cung Sơn Trang, Chúa Sơn Trang đầu chít khăn cùng áo màu xanh lá cây, hai tay đặt trên đầu gối và chầu Đệ nhất là hóa thân của Mẫu Thượng thiên, chầu Đệ nhị là hóa thân của Mẫu Thượng Ngàn, là vị thánh thống soái trong các hàng chầu, cai quản vùng núi non sông nước, khi giáng thường mặc sắc phục xanh chàm đặc trưng cho Nhạc phủ , thuộc Nhạc phủ với chầu Đệ nhị có chầu Lục – gốc Nùng người Hữu Lũng, chầu Bé thờ ở Bắc Lệ, chầu Mười gốc người dân tộc thờ tại Đồng Mỏ; chầu Đệ tam là hóa thân của Mẫu


văn hóa - Lịch sử Thoải dáng u buồn với y phục màu trắng; chầu Đệ tứ là vị thánh giữ vai trò khâm sai Tứ phủ. Liền cạnh là Cung Tứ phủ ông hoàng, dưới hàng chầu, tương truyền các ông hoàng đều có gốc tích là con trai Long Thần Bát Hải Đại Vương tuy nhiên theo khuynh hướng địa phương hóa thì các ông hoàng đều gắn với một nhân vật ở cõi nhân gian hoặc những danh tướng có công dẹp giặc, những người khai sáng mở mang cho đất nước. Trong số 10 ông hoàng thường có 6 ông giáng đồng nhưng chỉ có 3 ông giáng thường xuyên, đó là ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười (Cung Tứ phủ ông hoàng đền Mẫu Đồng Đăng có ông Hoàng Nhất, ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bảy và ông Hoàng Mười). Bên phải gian Tiền tế là am Cô Bé bản đền, thuộc hàng cô từ Đệ nhất (cô Cả) đến cô thứ 12 (cô Bé) là thị nữ của Thánh Mẫu và các chầu. Cô Đệ nhất là thị nữ của Mẫu Thượng thiên, cô Đôi và cô Chính là thị nữ của chầu Đệ tứ, cô Năm thuộc chầu Đệ ngũ, cô Sáu thuộc phủ Thượng ngàn, cô thứ mười hai là cô Bé

(còn gọi là Cô Bé Bắc Lệ hoặc Cô Bé Thượng Ngàn), việc thờ phụng phản ánh vị trí đền trong vùng rừng núi mà Cô Bé bản đền là người trông giữ. Am Cậu Bé bản đền thờ những người chết trẻ từ 1 đến 9 tuổi, là phụ tá các ông hoàng. Như vậy đền Mẫu Đồng Đăng không chỉ bài trí tượng mà thờ tự theo mô típ “Tiền thánh, hậu Phật”, trong đó yếu tố thánh là chủ đạo, mang đậm tín ngưỡng bản địa thờ Mẫu. Đây là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, không chỉ mang yếu tố tâm linh thu hút hàng vạn lượt khách quốc tế chiêm bái hằng năm. Bên cạnh việc đi lễ, du khách còn được hòa mình vào một không gian văn hóa tâm linh với lễ hội đầu xuân của người dân Đồng Đăng vào mùng 10 tháng Giêng hằng năm. Du khách chắc chắn sẽ được trải nghiệm vô vàn các hoạt động văn hóa truyền thống, tham gia các trò chơi dân gian đa dạng, xem trình diễn các nghi lễ dân tộc hay thưởng thức các món ăn địa phương… KHÁNH CHI

33


MOTHER GODDESS TEMPLE VIETNAMESE SPIRITUAL SPACE There are various famous temples and pagodas in Lang Son city, but the most well-known one is Mother Goddess Temple. This is one of the most sacred places where Vietnamese come to show their respect to the Mother Goddess.

M

other Goddess Temple is located at the center of Dong Dang town. The area of this building is 1.634m2. The gate or “Nghi môn” was built monumentally with three floors, all the blades are stylized with a stylized dragon along with a tube-roof. The temple gate is built in the form of a rolling arch, two stairs leading to the second floor are arranged on both sides between the main gate and the auxiliary gate from the temple courtyard, on the second floor, the right side door has a large bronze drum, outside of the third floor there is a great character "Phuc Bach Nghinh Mon" meaning: The door welcomes hundreds of people. Previously the great name was "Ta Nghi" (Left door), on the door on the left there hung a large temple with the pronoun "Huu Nghi" (Right door), on the main door there hung Dai hong (Big Bell), outside of on the third floor there is also the great temple "Dong Dang linh tu" (Sacred Temple of Dong Dang), there is a tiger on the roof of the main gate and the two auxiliary gates. Behind the main gate is the spacious yard of 1,222m2, about 40 meters after that there are two stone lions, the pair of tigers adorning the word "Tho" standing on the cloud near the burning flame look very fierce. They create a sense of caution towards people approaching. Near that there are pairs of elephants kneeling, carrying armchairs on their hunchback ready to serve, which creates a peaceful feeling. Close to the inside is a rockery, on which the statue of the Bodhisattva harmonized in the scenery to form a place that accumulates water for the temple. On the other side, there are two columns, its the four sides had caved Han scripts depicting the beauty and holiness of the temple, on the top of the column also arranged according to the motif of the signpost at the main gate. 34

The main sanctuary of Mother Goddess Temple is the solemn sanctuary of Heavenly Fairy Mother Goddess, two sides of the mat arrange the eight bowls and the “Tu lo” hanging above them. On the left is the Tran dynasty sanctuary, above hung a great character: "Entering the threshold of the Holy". Next is the place to worship Great Lord Hung Dao who had defeated the Yuan Dynasty army three times. He was honored by the people as a saint, with the name of Holy Tran. On the right is the worshiping board of the Little Girl (The Second Girl of Princess of the Forest). The village girl is one of the gods who help Princess of the Forest manage the mountains, so the worship of the little girl implies the desire of peace for the people in the border areas. Behind the Court of sacrifice is the Three Mother Goddess worship board. In the middle is the First Mother Goddess of Heaven who wears a red cloak and shawl - the creator of the sky and the owner of clouds, rain, thunder, lightning, elements related to agricultural production. On the left is the Second Mother Goddess of the Forest, who dresses in a blue shawl - the protector of mountains and villages. On the right is the Third Mother Goddess of Water Residence, who wears white robes and scarves - the deity who governs the river area, who is King Dragon lineage, directly related to the first period of Vietnamese country.


Culture - History

35


36


Culture - History

enly Mother Goddess, the Second Court was the reincarnation of Mother Goddess of the Forest. The Third Court is the reincarnation of Mother Goddess of Water. The Forth Court is the saint who plays the role of abiding the four governments. There is a tale that all the Gods are sons of King Dragon, but according to the localization trend, the princes are associated with a character in human realms or famous generals who have helped to fight against the enemy, the founders of development for the country. Among the 10 princes, there are 6 princes who can get down no mortal world but only 3 of them visit humans regularly, they are Hoang Bo, Hoang Bay, and Hoang Muoi. On the Forbidden Palace arranged some Buddha statues such as the Heavenly Hands Heavenly Eyes in the middle, the two sides are the Avalokitesvara Bodhisattva statue, in the upper line is the Buddha Tathagata statue sitting on the lotus sermon. On both sides of the Forbidden Palace, there is a board for worshiping the Five High Mandarin. In the middle is a statue of the First God of Heaven dressed in red, as the General of the heavens. The Second God of the Forest wears a banana-colored shirt sits on the left, this is the god who rules the mountains. Right next to him there is the Fifth Heavenly God dressed in indigo blue, the color of the shirt of ethnic minorities, the god who governed the gates. On the right of the First God is the Third Heavenly God of Water dressed in white, governing the waters. Finally, the Fourth Heavenly God wearing a yellow robe and ruled the Four Government. Outside the Forbidden Palace is the Palace of the Father of Heaven including three statues: Jade Emperor of God, the two sides are Nam Tao who keeps records of birthdates and Bac Dau who keeps records of the date and time of death of all people in the living world. They are two powerful assistants of the Jade Emperor God associated with the life of everyone in the whole life cycle. Next is Forest Palace, the head of Lord of the Forest is decorated with a green scarf, his hands put on his knees. The First Court was the incarnation of the Heav-

To the right of the Sacred Sanctuary is the Village Girl board, belonging to the First Lady (the Elder) to the 12th Lady (the Little Girl) and the Maiden of the Holy Mother and the courts. The First Lady is the mistress of the Heavenly Mother, Miss Doi and Miss Chinh are the maids of the Fourth flanking, Miss Nam belongs to the Fifth Flanking, Ms. Sau belongs to the Heaven Palace, the twelfth girl is the Little Girl (also known as the Miss Bac Le or Girl of Heaven), the worship reflects the role of the temple in the mountainous region of the villager where Girl of Heaven rules. Board for Villiage Boy worships people who died young from 1 to 9 years old, who is an assistant to the princes. So Mother Goddess Temple in Dong Dang not only decorates the statues but also worship as the motif of "Pre-saint, post-Buddha", in which the holy element is dominant, bearing the indigenous beliefs of the Mother. This is a famous sacred temple, not only a spiritual place that attracts thousands of international visitors every year. Besides visiting the temple, visitors can also immerse themselves in a spiritual-cultural space with the Dong Dang people's early spring festival on January 10 every year. Visitors will surely be able to experience a multitude of traditional cultural activities, participate in diverse folk games, watch performances of ethnic rituals or enjoy local dishes KHĂ NH CHI 37


CHÙA TIÊN GIẾNG TIÊN Người Lạng Sơn luôn tự hào vì quê hương mình hội tụ vẻ đẹp của con người, văn hóa, lịch sử và thiên nhiên. Mỗi di tích, danh thắng ở đây đều mang trong mình những giá trị to lớn và sức hấp dẫn mạnh mẽ. Bên cạnh ải Chi Lăng lừng lẫy với kỳ tích oai hùng của dân tộc thời kháng chiến, động Nhị - Tam Thanh hùng vĩ đi vào những câu thơ, câu ca dao quen thuộc, nàng Tô Thị mang biểu tượng vĩ đại của người phụ nữ,... Lạng Sơn còn có quần thể Chùa Tiên - Giếng Tiên, nơi gắn với những câu chuyện về Tiên, về Phật.

C

hùa Tiên nằm trong lòng núi Đại Tượng, thuộc địa phận phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 1 km. Ngoài tên gọi Chùa Tiên còn có tên gọi khác là Chùa Song Tiên (tên gọi Song Tiên được giải thích bằng truyền thuyết kể về hai ông Tiên ngồi đánh cờ đến sáng không về trời, đã hóa đá). Đây là ngôi chùa cổ nhất ở Lạng Sơn, tương truyền được lập từ thời Hồng Đức (1470 - 1497). Hàng trăm năm trước, Ngô Thì Sĩ nhà văn hóa, vị quan Đốc trấn Lạng Sơn triều Lê đã xếp Chùa Tiên - Giếng Tiên vào một trong số tám cảnh đẹp của trấn lỵ Đoàn Thành bên cạnh phố Kỳ Lừa, Nhị Tam Thanh, Bến đá Kỳ Cùng,...

Ban đầu, chùa Tiên chỉ là một ngôi miếu nhỏ dựng cạnh giếng Tiên, về sau được chuyển vào chính giữa lòng núi Đại Tượng. Từ xa trông tới, núi Đại Tượng, giống như tên gọi của mình, trông hệt như một con voi to lớn. Để đến được cửa động Tiên phải bước lên 65 bậc đá, men theo sườn núi. Trong lòng núi, nhũ đá tạo ra vô vàn hình dạng thú vị như hình tiên ông, sư tử, voi mẹ cùng bầy voi con,... Hơn nữa động có rất nhiều con đường nhỏ tỏa ra các hang phụ được những đơn vị sơ tán thời chiến tranh đặt tên như: hang Tỉnh Đội, hang Bệnh Viện,... Động chùa Tiên còn có hệ thống văn bia với 13 bia ma nhai. Những văn bia này là nguồn sử liệu quan trọng về lịch sử và có giá trị về văn học nghệ thuật do các văn nhân thi sĩ, quan lại dưới các triều phong kiến Việt Nam xưa lưu lại. Một số tấm bia ghi lại những lần tu sửa, tôn tạo di tích. Một số khác ghi lại

38


văn hóa - Lịch sử

những dòng tuyệt bút của cổ nhân. Trong những áng văn ca ngợi vẻ đẹp của núi Đại Tượng, Chùa Tiên, nổi tiếng nhất là bài Trấn doanh bát cảnh của nhà văn Ngô Thì Sĩ. Cách Chùa Tiên 200m về phía đông là di tích Giếng Tiên gắn với truyền thuyết Tiên Ông ban cho dân làng nguồn nước để sinh hoạt. Cảm kích trước tấm lòng của đám trẻ chăn trâu nghèo, ông Tiên đã giẫm xuống nền đá, tạo thành một cái giếng quanh năm không bao giờ khô cạn, cung cấp nước sạch cho người dân. Với những truyền thuyết, câu chuyện về những ông Tiên, với những giá trị về lịch sử và văn học, Chùa Tiên - Giếng Tiên đã tạo ra một sức hấp dẫn mạnh mẽ với khách du lịch thập phương. Không những mang sứ mệnh là một di tích, Chùa Tiên còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong vùng nói riêng, khách tham quan nói chung. Vì vậy, hàng năm, vào ngày 18 tháng Giêng, nhân dân trong vùng lại mở hội tại Chùa Tiên với quy mô lớn bậc nhất, nhì tại tỉnh Lạng Sơn. KHÁNH CHI

39


FAIRY PAGODA FAIRY WELL Lang Son people are always proud of their homeland converging the beauty of people, culture, history, and nature. Each relic and landscape here brings in itself great values ​​and strong attraction. Besides the illustrious Chi Lang street with the majestic feat of the nation during the resistance war, the majestic Nhi - Tam Thanh cave goes into the familiar verses and folk verses, To Thi presents a great symbol of the woman, ... Lang Son also has a relic of Tien Pagoda - Gieng Tien, a place associated with tales about Fairy and Buddha.

F

airy Pagoda is located in the heart of Giant Elephant mountain, lies in Chi Lang ward, Lang Son city, about 1 km from Lang Son city center. In addition, besides the name of Fairy Pagoda, there is another name, Song Tien Pagoda (the name of Song Tien is explained by the legend which tells that there were two fairies sitting in the cave and playing chess until the morning. They did not come back to heaven but turned into stone). This is the oldest pagoda in Lang Son, according to legend dating from Hong Duc period (1470 - 1497). Hundreds of years ago, Ngo Thi Si - a culturalist and governor of Lang Son - Le Dynasty arranged Fairy Pagoda - Fairy Well into one of eight beautiful scenes including Doan Thanh town, Ky Lua market, Nhi - Tam Thanh, Ky Cung stone wharf,... At first, Fairy Pagoda was just a small temple built near Fairy well, later it was moved to the center of Giant Elephant Mountain. From afar, Giant Elephant Mountain, like its name, looks like a big elephant. To reach the entrance of Fairy Cave, you must step up to 65 stone steps along the ridge. In the mountain, stalactites create countless interesting shapes such as the image of an ancestor, a lion, a mother elephant and a herd of young elephants ... Moreover, the cave has many small paths emitting sub-fishes. evacuation wartime named as Bat cave, Hospital cave,... Fairy Pagoda cave also has a system of epitaphs with 13 steles. These epitaphs 40


Culture - History are an important historical and valuable source of literature and art, which were preserved by poet and mandarin writers under the ancient Vietnamese feudal dynasties. Some steles record remodeling and embellishment. Others record the ancient writings of ancient people. Among the essays praising the beauty of Giant Elephant Mountain, Fairy Pagoda, the most famous poem is “Tran danh bat canh� written by Ngo Thi Si. 200m to the east of Fairy Pagoda is Fairy Well which is associated with the tale of a fairy giving the villagers water for living. Appreciated by the hearts of the poor buffaloes, the fairy stomped on the stone floor, forming a well that never dried year-round, providing clean water for the people.

With legends and tales about the fairies, with historical and literary values, Fairy Pagoda - Fairy Well has created a strong attraction for tourists from the cross. Not only carrying the mission of a relic but Fairy Pagoda is also a place of belief activities of the people in particular and visitors in general. Therefore, every year, on January 18, people in the region hold a festival at Fairy Pagoda with the biggest scale to look back on what happened in the last year in Lang Son province. KHĂ NH CHI

41


NGƯỜI ĐÀN BÀ HÓA ĐÁ CHỜ CHỒNG NGÀN NĂM Người ta thường chỉ biết ở Lạng Sơn, có một khối đá mang hình dáng người mẹ bồng con trên lưng trông ngóng xa xăm trên một mỏm đá gần chùa Tam Thanh, thế nhưng lại không biêt rằng đằng sau khối đá ấy là cả một câu chuyện đầy bi thương.

N

gười xưa kể rằng, một gia đình nọ sinh được hai người con, con trai tên Tô Văn, con gái đặt tên Tô Thị. Một hôm, do nghịch ngợm Tô Văn kê mía trên đầu em gái để róc vỏ. Lỡ tay, lưỡi dao của Tô Văn cứa vào đầu em gái. Tô Thị nằm bất tỉnh, đầu đầm đìa máu. Tô Văn sợ quá bỏ nhà ra đi từ đó. Mười năm trôi qua, Tô Thị đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp. Nàng có một hàng nem nức tiếng ở chợ Kì Lừa. Một ngày có chàng trai tuấn tú ghé đến quán ăn thử món nem.

42

Vì món nem quá ngon nên lần nào đi công chuyện tại Lạng Sơn chàng cũng ghé lại quán của nàng. Hai người nảy sinh tình cảm từ đó. Họ kết hôn và sinh với nhau một người con. Ngày nọ, thấy vợ gội đầu để lộ vầng trán có vết sẹo lớn, người chồng hỏi chuyện Tô Thị. Nàng vừa dứt lời kể, trong lòng chàng đau như cắt. Thì ra chàng chính là Tô Văn. Thì ra người vợ đầu gối tay ấm với chàng bất lâu nay chính là người em gái khi xưa. Biết mình đã phạm phải điều linh thiêng nhất lại không muốn vợ biết chuyện mà đau lòng, Tô Văn bất ngờ xin đi lính, để lại Tô Thị ngơ ngác cùng đứa con thơ. Từ khi chồng đi, ngày ngày Tô Thị đều bồng con lên núi, hướng về phía chồng đi mà trông ngóng.


văn hóa - Lịch sử Và một ngày trời mưa lớn ấp đến, vẫn nỗi nhớ chồng, Tô Thị lại bế con lên mỏm đá đăm đăm nhìn về hướng chồng đi. Sáng hôm sau, người ta đã thấy nàng và con hóa đã từ bao giờ. Ngọn núi nơi nàng đứng cũng vì thế mà có tên là Vọng Phu. Từ đó nàng Tô Thị đã trở thành một biểu tượng cho lòng son sắt, cho phẩm giá của một người phụ nữ và tình nghĩa vợ chồng sắc son. Tấm lòng của nàng đã đi vào tâm hồn của dân tộc, gợi nguồn cảm hứng cho biết bao thi nhân. Đại thi hào Nguyễn Du một lần cảm động trước tấm lòng người phụ nữ thủy chung ấy mà viết: “Thạch da, nhân da, bỉ hà nhân. Độc lập sơn đầu thiên bách xuân Vạn Kiếp điều vô vân vũ mộng Nhật trinh lữ đắc cổ kim thân”

Ngay dưới chân núi Tô Thị có một bức tường thành xây bằng đá, đó là di tích Thành nhà Mạc. Năm 1527, nhà Lê được chúa Trịnh giúp đỡ đã đánh bật nhà Mạc ra khỏi Thăng Long, tàn dư nhà Mạc dạt lên các tỉnh biên giới phía Bắc và lập căn cứ để chống lại tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh. Thành được xây bằng đá, dài 300m, mặt thành dày 1m, nay vẫn còn nguyên vẹn. Ngày nay di tich thành nhà Mạc đã được đầu tư, tôn tạo và đưa vào phục vụ khách thăm quan du lịch. Ngày nay, tượng nàng Tô Thị đã được đắp lại do tượng gốc đã bị thiên nhiên bào mòn. Từ nơi đứng của nàng có thể nhìn ra tới quần thể hang động Tam Thanh, Nhị Thanh. Núi nàng Tô Thị và thành nhà Mạc nằm phía trước cửa động Tam Thanh là một quần thể di tích nằm trong khu di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh đã được xếp hạng quốc gia từ năm 1962. KHÁNH CHI

43


SOLID WOMAN WAITING FOR THOUSAND YEARS People only know in Lang Son, there is a stone with the shape of a mother holding her child on her back, looking far away on a ledge near Tam Thanh Pagoda, but no one knows behind that rock is a whole story full of compassion.

T

he old people said that there was a poor couple who gave birth to two children, a son named To Van and a daughter named To Thi. One day, To Van accidentally cut his sister's head while trying to peel the cane. To Thi lied unconscious with bleeding head. To Van was so afraid that he ran away since. Ten years passed, To Thi became a beautiful girl. She was selling her famous spring rolls at Ki Trach market. One day, a handsome boy stopped by to try the spring rolls. Because of the delicious spring rolls, since then every time he went on a business trip to Lang Son, he stopped by her shop. They had feelings for each other, without knowing when. They married and gave birth to a child.

44

While washing her hair, To Thi incidentally revealed a large scar on her forehead which made her husband a big surprise. He asked To Thi about the scar and right the moment she finished telling the story, his heart was in pain. It turned out that he was To Van. It turned out that his warm-hearted wife was his younger sister. Knowing that he had committed the most sacred thing, and he did not want his wife to know the story, To Van suddenly asked to join the army, leaving To Thi bewildered with his young son. Since her husband's departure, every day To Thi carried her children up the mountain, heading towards the way her husband went off.


FOR HER HUSBAND

Culture - History

And one day it rained heavily, but with the love for her husband, To Thi still held her child, climbed up onto the ledge and waited. The next morning, people found out that she and the baby were turned in stone. Then the mountain where she stood was named Vong Phu. Since then, To Thi has become a symbol of the iron spirit, for the dignity of a woman and the affection of husband and wife. Her heart has entered the soul of the nation, inspiring many poets. Great poet Nguyen Du was once touched by the heart of that faithful woman. Today, the statue of To Thi has been restored because the original was eroded by nature. From her standing, you can see the Tam Thanh and Nhi Thanh caves. Right at the foot of To Thi Mountain is a flat valley with a wall made of stone, which is the relic of Mac Dynasty. In 1527, the LĂŞ dynasty, with the help of Lord Trinh, expelled Mac dynasty out of Thang Long, the remnants of the Mac dynasty ran to the northern border provinces and set up a base to oppose the Le - Trinh feudal corporation. They built the citadel with stone, 300m long, 1m thick wall, now it is still intact. Today, the Mac monument has been invested, embellished and put into service for tourists. To Thi mountain and Mac dynasty citadel are relics in the complex famous monument area Nhi - Tam Thanh. Mac dynasty citadel has been nationally ranked since 1962. KHĂ NH CHI

45


KHÁM PHÁ DI TÍCH DANH THẮNG

NHỊ - TAM THANH

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm vừa mang tính tâm linh, vừa có giá trị về lịch sử nhưng lại không kém phần hùng vĩ thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua khu quần thể di tích Nhị - Tam Thanh khi du lịch Lạng Sơn. Được mệnh danh là “đệ nhất bát cảnh xứ Lạng” đây chính là nơi đến dành cho những du khách yêu thích sự khám phá và trải nghiệm.

K

hu di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh nằm trong dãy núi đá vôi phía tây bắc thành phố Lạng Sơn (thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn). Với diện tích trên 52 ha, nơi đây có những hang động tự nhiên kỳ thú. Theo tài liệu của các nhà địa chất, đây là vùng thuộc hệ Triat, được biết những phiến thạch và các hang động này được tạo nên từ lâu đời cách ngày nay khoảng 245 đến 360 triệu năm. Vào năm 1962 trong đợt xếp hạng những di tích quốc gia đầu tiên của nước ta, với những giá trị danh thắng và lịch sử văn hóa tiêu biểu khu di tích quần thể Nhị - Tam Thanh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia. Động Nhị Thanh là một hang đá tự nhiên dài hơn 500m, do danh nhân Ngô Thì Sĩ khám phá và tạo dựng khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn từ năm 1777 – 1780, đây là danh thắng thiên nhiên thiên tạo vô cùng kỳ bí cùng yếu tố tâm linh chính là ngôi chùa Tam Giáo. Vẻ đẹp hùng vĩ của hang động đã được mài đi đôi chút với sự dịu dàng của con suối Ngọc Tuyền chảy bên dưới vô cùng nên thơ và trữ tình. Vào trong hang động du khách sẽ bắt gặp những ngõ ngách vô cùng ngoằn ngoèo. Mặc dù là hang động sâu trong núi nhưng không khí ở đây không hề khó thở mà dịu mát và dễ chịu nhờ con suối nhỏ chảy qua. Cảnh đẹp trong động thì không phải bàn cãi. Với sự kết hợp của ánh đèn và âm thanh vang vọng của hang động, du khách sẽ được trải nghiệm sự hùng vĩ và kì bí của nơi đây. Càng đi sâu vào trong động chúng ta sẽ bắt gặp nhiều nhũ đá, măng đá tuyệt đẹp với hình thù phong phú thỏa mãn trí tưởng tượng và sáng tạo của mỗi người. 46


văn hóa - Lịch sử Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em... Chắc hẳn ai cũng đã quen thuộc với câu ca dao trên. Được nhắc đến trong câu ca dao chính là chùa Tam Thanh và động Tam Thanh. Trong động Tam Thanh có chùa, là ngôi chùa Tam Thanh. Khi đến đây, du khách không chỉ được ngắm cảnh đẹp hùng vĩ của hang động mà có thể đi thăm cả chùa Tam Thanh – một ngôi chùa đặc biệt, được bố trí trong hang đá, không có kiến trúc thông thường của những ngôi chùa khác. Trải qua thăng trầm lịch sử, chùa Tam Thanh dần nổi tiếng bởi tính linh thiêng thu hút người dân tứ phương đến lễ lộc. Tọa lạc tại một hang động đẹp, chùa Tam Thanh ẩn chứa những giá trị văn hóa nghệ thuật tiềm tàng. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những bài thi, phú của các bậc tiền nhân. Chùa Tam Thanh còn nổi tiếng với du khách gần xa bởi bức tượng phật A Di Đà màu trắng với đường nét mềm mại nhưng vẫn có nét trang nghiêm, được tạc khéo léo vào vách đá theo thể đứng trong hình một lá đề. Đi sâu vào động Tam Thanh, du khách sẽ ngỡ ngàng với khung cảnh thơ mộng của những hồ nước trong xanh và thác nước rả rích đêm ngày. Một trong số đó chính là hồ Âm Ty, hồ nước đẹp nhất trong quần thể hang động của Tam Thanh. Nước hồ trong xanh quanh năm, được bao phủ bởi hàng nhũ đá đẹp tuyệt sắc. Du khách nên chọn thời điểm đầu xuân để du lịch xứ Lạng, bởi đây là thời điểm tổ chức lễ hội của Lạng Sơn, trong số đó có lễ hội chùa Tam Thanh vào rằm tháng Giêng âm lịch. Tại lễ hội này, du khách sẽ được trải nghiệm sự đa dân tộc với nhiều nghi thức văn hóa, tín ngưỡng đến từ cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng cao. Xứ Lạng với biết bao danh lam thắng cảnh, từ hùng vĩ như quần thể di tích Nhị - Tam Thanh, đến cái đẹp của thiên nhiên mộng mơ như Bắc Sơn, hay cái đẹp trữ tình lãng mạn của Đỉnh Mẫu Sơn, chính là một điểm đến du lịch khó lòng bỏ qua dịp hè năm 2020. TRÀ MY 47


DISCOVER LANDMARK OF NHI - TAM THANH If you are looking for a place that is both spiritual and historically valuable but equally majestic, you definitely cannot ignore the Landmark of Nhi - Tam Thanh relics when traveling to Lang Son. Dubbed “The first eight scenes of Lang”, this is the destination for travelers who love to explore and experience. The famous Landmark of Nhi - Tam Thanh is located in the limestone mountain range northwest of Lang Son city (in Tam Thanh ward, Lang Son city). With an area of ​​over 52ha, it has interesting natural caves. According to geologists, this area is a Trial system, these rocks and caves were created from about 360 to 245 million years ago. In 1962, in the ranking of the first national monuments of our country, with typical historical and cultural values, the Nhi - Tam Thanh relic was recognized by the Ministry of Culture, Sports and Tourism. Nhi Thanh Cave is a natural cave with a length of more than 500m, discovered and created by the famous Ngo Thi Si when he was the governor of Lang Son from 1777 to 1780. This is a very mysterious natural beauty spot with the main spiritual element is the Tam Giao temple. The majestic beauty of the cave has grown with the beauty of Ngoc Tuyen stream. Inside the cave, visitors will encounter extremely winding corners. Although the cave is deep in the mountains, the atmosphere here is not difficult to breathe but cool and comfortable thanks to the small stream flowing through. 48


Culture - History There is no doubt about the beautiful scenery in the cave, with the combination of lights and echoes of the cave. Visitors will experience the grandeur and mystery of this place. Going deeper into the cave, we will see many beautiful stalactites and stalagmites with rich shapes that stimulate the imagination of people. Dong Dang with market Ky Lua With lady To Thi, Tam Thanh temple Who comes to Lang Son with me Worth your parents’ dedication to give birth to you Surely everyone is familiar with the above verse. Mentioned in the main verse of the folk verse are the Tam Thanh Range and the Tam Thanh Cave. In Tam Thanh cave, there is a temple, which is Tam Thanh temple. When coming here, visitors not only admire the majestic scenery of the cave but also can visit the whole Tam Thanh Pagoda - a special temple, arranged in a cave, without the usual architecture of the other temples. Experiencing ups and downs of history, Tam Thanh Pagoda gradually became famous because of the sacredness that attracted people from all directions to the fortune-telling ceremony. Located in a beautiful cave, Tam Thanh Pagoda owns potential cultural and artistic values. This place still remains the poems and characters of predecessors.

Inside Nhi Thanh Cave

Tam Thanh Pagoda is also famous for tourists from near and far by the white Amitabha Buddha statue with soft lines but still has a dignified and deftly carved features, carved into the cliff by standing in the shape of a leaf. Going deep into Tam Thanh cave, visitors will be amazed with the poetic scenery of the clear blue lakes and rattling waterfalls night and day. One of them is the underworld lake, the most beautiful lake in the cave of Tam Thanh. The lake water is clear all year round, covered with beautiful stalactites. Tourists should choose the early spring to travel to Lang Son because this is the time to Lang Son people celebrate festivals, Tam Thanh pagoda festival is on the full moon of the first lunar month of the lunar month. At this festival, visitors will experience the multi-ethnic with many cultural rituals and beliefs from the community of upland ethnic minorities. Xu Lang with so many beautiful landscapes, from the majestic as the Landmark of Nhi - Tam Thanh, to the beauty of dreamy nature like Bac Son, or the romantic beauty of Mau Son mountain, is a great tourist destination that visitors feel hard to ignore in the summer of 2020. KHĂ NH CHI 49


ĐẾN LẠNG SƠN DẠO CHƠI CHỢ KỲ LỪA Chợ Kỳ Lừa từ xưa đã chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân Lạng Sơn. Nơi đây không chỉ đơn thuần là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi hội tụ và bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của Xứ Lạng.

C

hợ Kỳ Lừa nằm ở giữa khu phố sầm uất cùng tên, thuộc địa phận phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Tên gọi “Kỳ Lừa” cho đến nay vẫn còn nhiều cách lý giải khác nhau. Theo ngôn ngữ Tày – Nùng cổ thì “Kỳ Lừa” được phát âm là “Khau Lư”. “Khau” là núi, còn “Lừa” là thuyền bè. Vì vậy, Kỳ Lừa là tên chỉ vùng đất trên núi, dưới thuyền. Ngoài ra, truyền thuyết dân gian cho rằng tên gọi “Kỳ Lừa” xuất phát từ hai con lừa của Thân Công Tài – người đã có công phá rừng mở đất, lập nên chợ Kỳ Lừa vào cuối thế kỷ XVII. Khi ông làm Đốc trấn Lạng Sơn có nuôi một đôi lừa rất khôn. Chúng được thả rông, ngày ngày sang núi Kỳ Cấp ăn cỏ, chiều lại bơi qua sông Kỳ Cùng về với chủ ở Đèo Giang. Nhưng từ ngày phá rừng lập nên chợ thì đôi lừa bỏ đi mất, không ai tìm thấy. Người ta lấy làm ngạc nhiên nên gọi chúng là đôi lừa kỳ lạ và đặt tên cho chợ. Chợ Kỳ Lừa hiện nay được chia làm nhiều khu, hàng hóa rất phong phú, bày thành từng dãy. Trong đó, nổi tiếng nhất là chè, hồi, thuốc lá, nấm hương, trám đen, hoa quả của xứ Lạng. Bên cạnh đó còn có các mặt hàng do người dưới xuôi mang lên hay người Trung Quốc từ bên kia biên giới mang sang. Hơn nữa, nơi đây không chỉ có cư dân bản địa mà còn có người Hoa sang buôn bán.

Chính những người Hoa này đã mang theo văn hóa Trung Hoa du nhập vào Lạng Sơn để góp phần tạo nên sắc thái văn hóa truyền thống nơi đây. Những món ăn ngon nổi tiếng, đặc sản của Lạng Sơn hiện nay như: vịt quay, lợn quay, xá xíu, khâu nhục, phở chua… chính là kết quả của sự ảnh hưởng giao lưu văn hóa đó. Không chỉ vậy, chợ Kỳ Lừa còn là nơi giao lưu văn hóa của các dân tộc ít người. Vào các ngày phiên chợ, phố phường Kỳ Lừa trở nên đông vui nhộn nhịp khác thường. Người ở khắp các bản làng lân cận đó đổ về, họ đến chợ mua sắm nhưng cũng là để giao lưu gặp gỡ bạn bè, vui chơi sau những tháng này lao động mệt nhọc. Đặc biệt vào hai phiên chợ diễn ra ngày 22 và 27 tháng Giêng, họ đến chợ, tìm nhau và cùng nhau tâm tình. Hội chợ Kỳ Lừa cũng có nhiều hình thức vui chơi như múa sư tử, các hình thức diễn xướng dân gian: hát sli, lượn truyền thống của người Tày, Nùng. Có thể nói, chợ Kỳ Lừa là nét sinh hoạt văn hóa cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc, là di sản văn hóa quý giá của xứ Lạng. Cùng với các di tích văn hóa, lịch sử khác, khu chợ cổ nổi tiếng này đã góp phần tạo nên nét đẹp, sức hấp dẫn đối với du khách đến với Lạng Sơn. MINH THÚY

50


văn hóa - Lịch sử

51


Ky Lua market in 1990

52


văn hóa - Lịch sử

COME TO LANG SON TO VISIT KY LUA MARKET Ky Lua Market plays an extremely important role in the cultural life of the people of Lang Son. This place is not only a place for trading and exchanging goods but also a place for converging and preserving the unique traditional cultural values ​​of Lang Son.

Ky Lua Market is located in the middle of the same name bustling street, located in Hoang Van Thu ward, Lang Son city, Lang Son province. The name "Ky Lua" has many different interpretations. According to the Tay - Nung ancient language, "Ky Lua" is pronounced "Khau Lu". "Khau" is a mountain, and "Lu" is a boat. Therefore, Ky Lua is the name for the land which has both mountain and river. In addition, folklore believes that the name "Ky Lua" came from two donkeys of Than Cong Tai - a man who had the merit of deforestation to widen land and establishing Ky Lua market in the late seventeenth century. When he was the governor of Lang Son, he raised a pair of very clever donkeys. They were let loose, every day they went to Ky Cap mountain to graze, then in the afternoon they swam across Ky Cung river to return home in Deo Giang. But from the day the market was set up, the donkeys left and never be seen again. People are surprised then called them “a pair of strange donkeys” and named the market as Ky Lua. The current Ky Lua market is divided into many zones selling a variety of goods that are displayed in rows. In particular, the most famous are tea, tobacco, shiitake, fruits of Lang Son. Besides, there are items brought by people from the

plains or Chinese. These Chinese have contributed to the traditional cultural nuance here. The famous delicacies and specialties of Lang Son today such as roast duck, roast pork, stewed meat, khau nhuc, sour Pho ... are the result of that cultural exchange. Not only that, Ky Lua market is a place for cultural exchanges of ethnic minorities. On fair days, Ky Lua street became more crowded and bustling. People from all those nearby villages flock to, they go to the market for shopping, exchanging and meeting friends and have fun after these months of hard labor. Especially, when two fair markets that take place on January 22 and 27, they go to the market, find each other and share their feelings. Ky Lua Fair also has many forms of fun such as lion dance, folk performing forms: sli, traditional gliding of the Tay and Nung people. It can be said that Ky Lua market is a traditional cultural activity imbued with national identity, a valuable cultural heritage of Xu Lang. Along with other cultural and historical relics, this famous ancient market has contributed to creating beauty and attractiveness for visitors to Lang Son. THANH TÂM 53


THÀNH CỔ LẠNG SƠN Tại phường Chi Lăng, trung tâm thành phố Lạng Sơn có một di tích lịch sử có giá trị rất lớn về lịch sử và quân sự, đó là thành cổ Lạng Sơn hay còn có tên là Đoàn Thành.

H

iện nay chưa có tài liệu nào ghi lại chính xác thời gian xây dựng thành, chỉ biết thành đã được dựng từ rất lâu về trước. Sử sách chỉ ghi lại một lần tu sửa vào năm 1495 (niên hiệu Hồng Đức thứ 26) thời nhà Lê. Sau này, vào những năm 1756 - 1758, Đốc trấn Lạng Sơn đã cho khởi công tu bổ lại tường thành. Theo cuốn Lạng Sơn Đoàn Thành đồ của Nguyễn Nghiêm, phụ thân của Đại thi hào Nguyễn Du, và một số sơ đồ tại Bảo tàng Lạng Sơn thì thành có chu vi khoảng 1km, độ cao là tầm 4m. Mặt Đông thành rộng khoảng 619m, mặt Tây rộng khoảng 560m, mặt Nam rộng khoảng 1092m, mặt Bắc rộng khoảng 1168m. Thành có bốn cổng ra vào quay ra bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Hiện tại, cửa Nam (nằm trên đường tới Bệnh viện 50 Quân đội) và cửa Tây (nằm ở phía trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn) còn giữ lại được một số đoạn thành nguyên vẹn. Cửa Đông, cửa Bắc tuy không còn nhưng người dân vẫn đặt tên phố theo tên hai cổng này. Về mặt kiến trúc, cổng thành được đánh giá rất cao vì rất kiên cố và thể hiện sự công phu trong xây dựng. Mặt cổng thành 54

dày tới 2,9m, chân dày 3,30m được xây theo kiểu thượng thu hạ thách. Chiều rộng cổng thành là 3,28m được xây dựng và bảo vệ rất chắc chắn. Đá vôi màu xanh được dùng để đắp chân cổng thành. Các khối đá khác đều được gọt đẽo vuông vắn tuy không cùng kích thước tiết diện. Mỗi khối đá được đặt khít với nhau, đẽo gọt lần nữa cho mặt thành thật phẳng. Gạch dùng cho việc xây cửa vòm cũng rất đặc biệt bởi độ bền cao vì tới nay những viên gạch vẫn còn nguyên hình dạng dù mưa gió và không còn lớp vữa trát bên ngoài. Từ các nguồn tài liệu, hai cánh cổng thành được mở và cài lại ở phía trong thành. Phải hai người may ra mới cài được then cửa. Dù không còn hai cánh cửa nhưng bản lề cửa thành vẫn còn. Bản lề cửa được tạo bởi một lỗ ở dưới

chân đục xuống một phiến đá lớn và được chắn ở phía trên cũng bởi một phiến đá lớn được chạm khắc hoa văn mềm mại. Một kiểu bản lề thường thấy ở các ngôi nhà cổ ở Lạng Sơn. Giữ gìn di tích Đoàn Thành là đóng góp một phần lớn cho việc nghiên cứu lịch sử dân tộc cũng như lịch sử quân sự, kiến trúc xây dựng thời phong kiến. Những năm gần đây Tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường tôn tạo, tu sửa và có nhiều biện pháp bảo vệ với dãy thành cổ, giúp giữ lại cho người dân nội tỉnh nói riêng và du khách khắp nơi nói chung một di tích quý báu. Với những giá trị to lớn của mình, Đoàn Thành đã được xếp hạng quốc gia từ năm 1999. KHÁNH CHI


văn hóa - Lịch sử

55


ANCIENT CITADEL In Chi Lang precinct, the center of Lang Son city, there is a historical site of great historical and military value - it is an ancient citadel of Lang Son, also known as Doan Thanh.

C

urrently, there are no documents that accurately record the time of building this citadel, we just know that the citadel was built a long time ago. History only records a remodeling in 1495 (the 26th Hong Duc reign) of the Le Dynasty. Later, in the period of 1756 to 1758, the governor of Lang Son ordered the restoration of the citadel. According to “Lang Son Doan Thanh� - a book written by Nguyen Nghiem, father of the great poet Nguyen Du, and some diagrams Lang Son Museum, the citadel has a circumference of about 1km, the height is about 4m. The Eastside is about 619m wide, the Western side is about 560m wide, the Southside is about 1092m wide, the Northside is about 1168m wide. The citadel has four entrances facing out to the east, the west, the south, the north. At present, the South gate (located on the road to the 50 Army Hospital) and the West gate (located near the Lang Son Pedagogy College) still retain some of the intact sections. Although East and North gates are no longer available, people still name streets after these two gates.

56


OF LANG SON

Culture - History

In terms of architecture, the gate of the citadel is highly appreciated because it is very solid and shows elaborate construction. The surface of the citadel is 2.9m thick and 3.30m thick foot is built in the style of autumn and winter. The width of the gate is 3.28m, built and protected very firmly. Green limestone is used to fill the foot of the gate. All other blocks are square-cut but do not have the same size. Each stone block is placed tightly together, trimmed again to make the face truly flat. The bricks that were used to build arches were also very special at its durability because up to now the bricks remain in shape despite the rain and wind and no plastering on the outside. From the sources, the two gates of the citadel were opened and bolted inside the citadel. Must have two people to bolt the door latch. Although the two doors are no longer available, the door hinges remain intact. The door hinges are made by a hole in the foot carved into a large slab and shielded on the top by a large, soft patterned slab. A common type of hinge found in old houses in Lang Son. Doan Thanh relic in Lang Son has great value in the study of Vietnamese history as well as military history and feudal architecture. Monument has been nationally ranked and restored, embellished to promote its historical value. THANH TĂ‚M 57


MẪU SƠN Mẫu Sơn là vùng núi cao chạy theo hướng đông - tây, nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn, thuộc địa phận chính của 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn huyện Cao Lộc và xã Mẫu Sơn huyện Lộc Bình, nằm cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, giáp với biên giới Việt-Trung. Đây là vùng núi cao của tỉnh, có địa hình đa dạng, độ cao trung bình 800 – 1.000 m so với mặt nước biển, bao gồm một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541 m, còn gọi là đỉnh Công hay Công Sơn), đỉnh Pia mê cao 1520 m... Diện tích khu Mẫu Sơn khoảng 550 km². Khu dân cư sống rải rác gần khu rừng trồng, thuộc vành đai thấp với độ cao không quá 700 m so với mặt nước biển. Do ở trên độ cao gần 1.000 m so với mặt nước biển nên vùng núi Mẫu Sơn quanh năm mây phủ, nhiệt độ tương đối thấp và khí hậu ẩm ướt. Những năm gần đây nhiệt độ vào mùa đông trên Mẫu Sơn giảm xuống đáng kể, có khi còn dưới 0 độ nên đã xuất hiện băng tuyết. Để được trải nghiệm một cách trọn vẹn bản sắc dân tộc, thì nơi cần đến không đâu khác chính là Mẫu Sơn bởi đây là nơi sinh sống của các dân tộc Dao, Nùng và Tày. Từ xưa đến nay họ vẫn lưu giữ và phát huy những nét đẹp trong văn hóa tâm linh như tổ chức lễ cấp sắc, lễ cầu mùa, tục thờ cúng tổ tiên, thờ thần núi thổ công hay thờ cúng núi Phặt Chỉ. Vào những ngày lễ hay dịp quan trọng người dân tộc khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống đầy màu sắc được may hoặc dệt thủ công rồi cùng nhau hò hẹn, giao duyên qua các làn điệu then, sli, lượn hòa trong tiếng đàn tính. Nổi bật là lễ hội xuống đồng của người Tày, người Nùng. Đi sâu vào bản của người Dao ta còn được chiêm ngưỡng kiến trúc nhà trình tường, quan sát cách phơi lá thuốc trước khi được tinh chế thành bài thuốc tắm lá nổi tiếng. 58


văn hóa - Lịch sử

HUYỀN DIỆU Với diện tích gần 5.000 ha rừng ta thật chẳng ngạc nhiên trước sự đa dạng sinh học của Mẫu Sơn. Bước vào khu rừng tự nhiên trên đỉnh núi này ta dễ dàng bắt gặp những cây gỗ lớn như sồi, dẻ, trầm hương hay tùng la hán, vối thuốc. Có những loài phong lan, đỗ quyên quý hiếm chỉ mọc được trong khí hậu vùng núi này. Ngoài ra, trái đào tuyết trồng trên đỉnh núi này cũng mang hương vị vô cùng khác lạ. Đặc biệt, chỉ lên Mẫu Sơn người ta mới được nhâm nhi loại rượu lên men lâu năm, thưởng thức thịt ếch hương nướng thơm ngậy, thịt gà nướng ngọt vị mật ong rừng, những miếng lợn quay giòn tan. Bên cạnh những vẻ đẹp về tự nhiên, Mẫu Sơn cũng vô cùng hấp dẫn nhờ nét đẹp văn hóa tâm linh. Khu Linh địa – Đền cổ Mẫu Sơn nằm ở vị trí “đắc địa” giữa Núi Cha và Núi Mẹ tại thôn Lặp Pịa, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình đã trở thành huyền tích bí ẩn. Nhân dân vùng Mẫu Sơn vẫn truyền tụng nhiều chuyện kể, huyền tích, huyền thoại về khu Linh địa – Đền cổ này, trong đó có câu chuyện khá ấn tượng về “những phiến đá thiêng rỉ máu”. KHÁNH CHI

59


MYSTERIOUS

MAU SON

Mau Son is a high mountain region running eastwest, located in the northeast of Lang Son province, in the main territory of 3 communes: Mau Son, Cong Son, Cao Loc district and Mau Son commune of Loc Binh district. It is 30 kilometers east of Lang Son province and adjoins to the Vietnam - China border. Mau Son mountain has a diverse oreographic and its average height is about 800 - 1000m above sea level, including a complex of 80 large and small mountains with the highest peak is Phia Po (1,541m, also known as the Cong peak or Cong Son), Pia peak is about 1,520m‌ Mau Son area is about 550km². The residential areas are scattered near plantation forests, belonging to a low belt with the height not exceeding 700m above sea level. Due to the height of nearly 1,000m above sea level, Mau Son mountain area is covered with clouds all year round, the temperature is relatively low and the climate is humid. In recent years, the tempera-

60


Culture - History ture in winters on Mau Son has significantly reduced, sometimes lower 0 degrees, so snow and ice have appeared. In order to fully experience the national identity, the place that needed to go nowhere else is Mau Son because this is inhabited by the Dao, Nung and Tay ethnic groups. From ancient times until now, they still preserve and promote the beauty of spiritual cultures such as organizing the acute ceremonies, seasonal prayers, and customary worshiping of ancestors, worshiping the God of the Mountain or Phat Chi mountain. On important holidays or occasions, ethnic people put on their coats with colorful traditional costumes, which were sewn or hand-craft, and then went out on a date together, then through the melody Then, Sli, glide in the sound of ‘Tính” – a stringed instrument. The highlight is the ‘xuong dong’ festival of Tay and Nung people. Going into the village of Dao, one can admire the architecture of the walled house, observe how to dry the leaves before being refined into a famous remedy by bathing with dried leaves. With an area of ​​nearly 5,000 hectares of forests, we are not surprised by the biodiversity of Mau

Fried frog

Market-day in Mau Son Mountain

Son. Step into the natural forests zone on the top of this mountain, you can easily see large trees such as oak, chestnut, frankincense, or Podocarpus macrophyllus, Cleistocalyx Operculatus. There are rare orchids and azaleas that only grow in this mountainous climate. In addition, snow peaches grow on the top of this mountain also has a very different flavor. In particular, only come to Mau Son that people can sip the wine which was fermented for a long time, eat the aromatic grilled frog meat, the chicken grilled with honey from the forest honey or crispy roasted pork pieces. Besides the natural beauty, Mau Son is also extremely attractive thanks to the beauty of spiritual culture. Sacred Area - Mau Son ancient Temple is located in a “favorable position” between Father Mountain and Mother Mountain, in Lap Pia hamlet, Mau Son commune, Loc Binh district has become a mysterious legend. People in Mau Son area still tell many stories, legends about the Sacred Area, including an impressive story about “these bloody sacred stones”. THANH TÂM 61


n a h N -

-

62


t a V -

-

.

63


64


Nhân vật

NGHỆ NHÂN LÀM ĐÀN TÍNH CUỐI CÙNG CỦA LẠNG SƠN “Tôi luôn muốn làm ra được những chiếc đàn mà vừa nhìn người ta đã thấy thích nên hơn 20 năm qua tôi vừa chế tác vừa tìm cách cải tiến để tạo ra được cây đàn không chỉ có hình thức đẹp mà còn cho ra âm thanh với chất lượng cao nhất.”

Đ

ược sinh ra tại cái nôi của Then, thị trấn Lộc Bình, nghệ sĩ Vi Tơ luôn mang trong mình tình yêu sâu sắc với tiếng sáo trúc, đàn tính, những câu hát then, điệu sli, điệu lượn. Vì thế, ông đã quyết tâm và thi đậu hệ Trung cấp, Khoa Âm nhạc Dân tộc, Trường Âm nhạc Việt Nam (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Sau khi tốt nghiệp, ông về công tác tại Đoàn Văn công tỉnh Lạng Sơn và bắt đầu trình diễn sáo trúc và được giao thêm nhiệm vụ thẩm âm từng cây đàn tính cho các nghệ sĩ biểu diễn. Rồi không biết từ bao giờ niềm đam mê tìm hiểu về cây đàn tính dấy lên trong ông. Khi trò chuyện với chúng tôi, người nghệ sĩ không những chia sẻ về công việc làm đàn mà còn nói về tâm huyết và mong mỏi của ông dành cho những thế hệ trẻ đã có trong mình ít nhiều tình yêu dành cho âm nhạc, dành cho văn hóa dân tộc và dành cho đàn tính. Nghệ sĩ Vi Tơ chính thức thực hiện ý tưởng chế tác đàn khi nghỉ hưu vào năm 2000. Ông kể rằng, trước đây để tìm được một cây đàn tính là vô cùng khó khăn, ông phải lặn lộn lên các tỉnh miền bắc để tìm mua về nhưng nhiều khi họ cũng không có sẵn đàn để bán cho ông. Chính vì thế, ông tự mình nghiêu cứu một mẫu đàn tính của nghệ nhân

Cao Bằng để hiểu về cấu trúc, chất liệu, âm thanh của đàn tính. Thuần thục về tay nghề, nắm vững những kiến thức quan trọng, ông đã tạo ra những cây đàn với đặc trưng của riêng mình. Khi được hỏi về các công đoạn làm đàn, người nghệ sĩ vô cùng hào hứng. Ông bày đồ nghề ra chiếc bàn nhỏ, cầm lên từng bộ phận của đàn và giới thiệu cho chúng tôi. Ông cho biết làm đàn kì công nhất ở phần cần đàn vì làm bộ phận này mất rất nhiều thời gian, những người tay nghề còn non sẽ không bao giờ làm nổi. Người mới theo nghề Then dùng đàn có cần dài bằng 7 nắm tay chồng lên nhau. Chỉ những người được cấp phép hành nghề mới được sử dụng đàn có cần dài bằng 9 nắm tay chồng lên nhau. Ông cho rằng họa tiết trên cần đàn có tác động không nhỏ đến cảm xúc của người đàn vì thế đầu mỗi cần đàn, ông đều khắc thành hình đầu rồng theo thế phi hoặc thế phục để tạo cảm giác thăng hoa. Một yếu tố quan trọng không kém đó là bầu đàn. Để âm thanh vang lên đúng nhất và hay nhất, phải dùng quả bầu tròn đều, không bị nám, độ lớn vừa phải, vỏ bầu không quá mỏng hoặc quá dày. Ông nhấn mạnh không được tùy tiện chọn bầu ngoài vườn về chế tạo đàn vì hình dạng bầu phát triển tự nhiên. Ông khiêm tốn chia sẻ mình đã tìm ra được “bí quyết” trồng bầu để được quả “đạt chuẩn”.

65


66


Nhân vật

Người nghệ nhân ấy đã nắm trong tay tất cả những kiến thức, kĩ năng để thỏa sức sáng tạo hay như ông vẫn nói là “phá phách” cây đàn tính. Ông có thừa đam mê và tình yêu cho cây đàn, cộng thêm năng khiếu âm nhạc bẩm sinh. Nhưng ông vẫn luôn tìm kiếm một điều – một người để truyền nghề. “Thế hệ trẻ bây giờ ít khi nghĩ đến việc bảo vệ truyền thống lắm. Ngay trong gia đình tôi cũng vậy, con trai con gái tôi không ai đam mê làm đàn như tôi cả. Vậy vốn kiến thức tôi tích lũy bấy lâu nay biết truyền cho ai?”, giọng ông trùng xuống. Ông nói thêm “Đàn tính gắn với tâm linh. Người làm công tác hành nghề tâm linh không có cây đàn tính không làm được vì đàn tính liên quan chặt chẽ với sóc nhạc. Hát then mà không có tiếng đàn đệm cho thì không thể gọi là hát then. Vậy mà giờ ngày nay người ta chủ yếu chỉ muốn mang đàn đi biểu diễn cho các cuộc thi, làm cho đàn phát ra âm thanh là được rồi. Ít người thực sự muốn học và đánh được đàn lắm.”

Đã gắn bó với công việc này hơn 20 năm, mà trong từng câu nói của ông chúng tôi vẫn cảm nhận được sự nhiệt huyết. Cách ông cầm từng bộ phận của cây đàn một cách nâng niu, cách ông giới thiệu tỉ mỉ về cách chế tác, cách ông tự hào nhìn về phía vườn bầu tự trồng làm chúng tôi vô cùng cảm động. Và điều đánh gục cảm xúc của chúng tôi là tiếng thở dài cùng cái mỉm cười đượm buồn của ông khi nhắc đến tương lai của việc chế tác. Ông chỉ mong giới trẻ hãy yêu văn hóa dân tộc trước đã rồi hẵng yêu tới những điều xa xôi ngoài kia. Ông hi vọng những người trẻ ở địa phương có cái nhìn đúng hơn về cây đàn tính từ đó biết trân trọng những giá trị truyền thống, văn hóa dân gian. Điều ông mong mỏi nhất có lẽ là một ngày nào đó, sẽ có người tìm tới ông, xin ông truyền lại nghề cho mình. KHÁNH CHI

67


LAST DAN TINH CRAFTMAN OF L ANG SON “I always wanted to make a đàn tính that can make people like it for a few seconds, so over the past 20 years I've worked hard to find ways to improve to create a đàn tính that not only looks good but also produces perfect sounds with the highest quality.”

B

orn in Then cradle of Loc Binh town, Mrs.Vi To always carries with him a deep love of bamboo flute, đàn tính, then, sli, lượn. Therefore, he was determined and passed the Intermediate System, Department of Ethnic Music, Vietnam Music School (Vietnam National Academy of Music). After graduating, he went to work in Lang Son Province Art Troupe and began performing bamboo flute and was assigned the task of appraising đàn tính for performers. He had no clues since when the passion to learn about đàn tính had aroused in him. When talking with us, the artist not only shared about the work of playing đàn tính but also talked about his enthusiasm and desire for the younger generation who had a lot of love for music, for national culture and for đàn tính. The artist Vi To officially came up with the idea of​​ making a đàn tính when he retired in 2000. He said that in the past, finding a đàn tính was extremely difficult, he had to scour the northern provinces to find one but sometimes they did not have đàn tính to sell to him. Therefore, he personally studied a model of đàn tính from Cao Bang craftsman to understand the structure, material and the sound of đàn tính. Mastering the skills, mastering important knowledge, he created đàn tính with unique characteristics. When I asked him about the stages of making đàn tính, the artist was extremely excited. He set up his tools on a small table, picked up each part of the instrument and introduced us. He said it was the most difficult to make the neck because making this part took a lot of time, young professionals will never make it. A Then beginner always use đàn tính that has a lever as long as 7 fists. Only a master may use the 9-fists- neck đàn tính. He thinks that the motifs 68


people on the fretboard have a significant impact on the feelings of the man, so the heads of each fret are carved into the shape of a dragon. An equally important part is the body. For the best sound, we have to use a perfect bottle gourd without burnt, moderate in size, not too thin or too thick. He emphasized you never pick randomly a bottle gourd in the garden to create đàn tính because of the natural development of the gourd shape. He humbly shared that he had found the "secret" of growing gourds to obtain "standard" shape. The artist had all the knowledge and skills in his hands to unleash his creativity or as he said, "breaking” đàn tính. He has an abundance of passion and love for the guitar, plus his innate musical talent. But he was always looking for one thing - the heir. “The younger generation now rarely thinks about saving tradition. Even in my family, my son and my daughter are not passionate about playing đàn tính like me. So who would learn the knowledge I have accumulated for a long time?”. His voice coincided. He added, "Đàn tính is associated with spirituality. Spiritual practitioners cannot be without a đàn tính because đàn tính is closely related to music squirrels. Then singing without a accompaniment cannot be called then. Yet nowadays people mostly just want to take the đàn tính to perform for competitions, making it sound is okay. Few really want to learn and play well.” Having worked in this field for more than 20 years, we still feel the enthusiasm in every word of his sentences. The way he held each part of đàn tính lovingly, the way he introduced meticulous workmanship, the way he proudly looked towards the self-planted gourd garden touched us deeply. And what knocked down our emotions was his sigh and sad smile when he mentioned the future of manufacturing. He only wants young people to love the national culture first and then to love the modern things out there. He hopes that the young people in the locality have a better view of đàn tính so that they respect the traditional values ​​and folklore. What he wants most probably is that someday, someone will come to him and ask him to pass on his job. KHÁNH CHI

69


NSND TRIỆU THỦY TIÊN: “TÔI DÀNH TRỌN ĐỜI MÌNH CỐNG HIẾN CHO THEN”

N

ghệ thuật diễn xướng then là một diễn xướng nghi lễ riêng có của người Tày, người Nùng vùng Việt Bắc và người Thái vùng Việt Bắc. Then là những bài ca, lời ca cúng nghi lễ. Then trong tiếng Tày là từ biến âm của chữ “thiên”, tức là trời. Then chính là lời của người trời thông qua những thầy Then, bà Bụt kết nối tới người cõi trần gian. Có một người đã dành cả thanh xuân và đến nay là cả cuộc đời để ghi chép, sưu tầm, giải mã, trình diễn và truyền bá làn điệu then. Đó là Nghệ sĩ Nhân dân Triệu Thủy Tiên. Tôi rất may mắn có được một cuộc hẹn với bà để được bà nói rõ hơn về then và về chặng đường cống hiến của bà cho làn điệu dân tộc. NSND Thủy Tiên sinh ra và lớn lên ở xã Tân Văn, huyện Bình Gia nơi được coi là “cái nôi” hát then của Lạng Sơn. Có lẽ do được tiếp xúc với tiếng hát then, sli, lượn, được nghe bà nội gảy đàn tính từ bé nên dần dần tình yêu làn điệu dân tộc đã ngấm vào trái tim, vào da thịt bà. Phải chăng duyên phận đã gắn kết bà với then, định sẵn bà phải gắn bó với then một đời? Vào những năm 70, bà bắt đầu sự nghiệp của mình khi tham gia Đoàn nghệ thuật Lạng Sơn. Dưới sự dẫn dắt của nghệ nhân mù Linh Văn Noọng, chỉ sau vài tháng học tập, NSND Thủy Tiên đã có thể đánh đàn tính và hát những bài then đầu tiên. Bà chia sẻ rằng càng học bà càng thấy then rất hấp dẫn, rất bí ẩn. Trong bà lúc ấy bùng lên sự tha thiết giải mã được những điều li kì trong từng điệu then. Để làm được điều ấy bà đã không ngừng rèn luyện, tự tìm hiểu, học hỏi từ các nghệ nhân đồng thời tham gia nhiệt tình các hoạt động trình diễn. Bà nói thêm: “Muốn đem lại một tiết mục hay, chạm được vào trái tim của khán giả thì trước hết trái tim mình phải chạm được vào tác phẩm đã, trí óc mình phải chạm

70

được tới ý nghĩa đích thực của tác phẩm đã. Từ đó tiếng hát vang lên mới có sức thuyết phục và cuốn hút”. Ánh mắt của bà khi nhắc đến thời chập chững những bước đi đầu tiên trong sự nghiệp nghệ thuật làm tôi cảm động vô cùng. Bà, khác với những cô gái trẻ thời bấy giờ, đi theo những tiếng hát quê hương. Bà, khác với những người đồng trang lứa thời bấy giờ, nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của văn hoá dân gian. Chính nhờ sự khác biệt ấy mà chúng ta có NSND Thuỷ Tiên ngày hôm nay.


Nhân vật

Khi tôi hỏi bà về những thành tựu bà đã đạt được, bà cười và khiêm tốn nói: “Tôi chỉ có vài giải thưởng nho nhỏ thôi, chưa sánh được với các nghệ sĩ khác.” Năm 1982, lần đầu tiên tham gia Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc bà đã đoạt Huy chương bạc với bài hát then “Lạng Sơn quê em”. Tiếp đó bà giành Huy chương vàng năm 1985. Năm 1987 bà được cử tham gia và đạt giải người hát hay nhất trong cuộc thi “Hát đơn ca, chuyên nghiệp dòng dân gian toàn quốc”… Gắn bó trọn vẹn với Đoàn nghệ thuật ca múa nhạc tỉnh Lạng Sơn, với những đóng góp cho nghệ thuật, nghệ sĩ Thuỷ Tiên đã vinh dự trở thành một trong những nghệ sĩ đầu tiên của tỉnh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. NSND Triệu Thủy Tiên giới thiệu hát Then tới khán giả trong chương trình “Câu Then Việt Bắc” - Ảnh: toquoc.vn

NSND Triệu Thủy Tiên chụp ảnh cùng các nghệ nhân Tày, Nùng trong chuyến biểu diễn giới thiệu Then tại thủ đô Paris, Pháp - Ảnh: vov.vn

71


Sau khi về hưu, ngọn lửa đam mê trong NSND Thủy Tiên không hề nguội bớt. Hiện nay bà duy trì đều đặn những lớp học truyền dạy kĩ năng hát Then, đàn tính và các làn điệu dân ca khác của người Tày, người Nùng. Bà không chỉ tổ chức lớp học tại thành phố, mà còn tới truyền dạy tại các xã, huyện trên địa bàn tỉnh. Các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang nhiều lần mời bà tới giảng dạy cho nhiều dự án, chương trình nghệ thuật. Nhìn vào lịch làm việc của bà chúng ta sẽ không quá bất ngờ khi biết số lượng học viên của bà đã vượt qua 1000 người. Học viên nhỏ nhất mới 9 tuổi, học viên cao tuổi nhất cũng đã ngoài 80. Bên cạnh đó, NSND Thủy Tiên còn đảm nhiệm vị trí chủ nhiệm Câu lạc bộ đàn và hát dân ca của tỉnh Lạng Sơn từ năm 2009. Đến nay câu lạc bộ đã thu hút hơn 300 hội viên, quy tập mọi lứa tuổi, dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Kinh... Cùng với đó, bà cũng nỗ lực sưu tầm, biên soạn hàng trăm bài ca về những làn điệu then cổ, những làn điệu sli, lượn, phong slư của các dân tộc Tày, Nùng... Ngoài ra, bà cũng tham gia chương trình dạy hát then do Đài Phát Thanh và Truyền hình Tỉnh Lạng Sơn thực hiện.

NSND Thủy Tiên cùng NSUT Trường Bắc trong Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ IX- 2019

Những đóng góp trong lưu giữ, truyền dạy then, nỗ lực truyền lửa đam mê cho các thế hệ trẻ của bà một lần nữa được Nhà nước công nhận. Nghệ sĩ, ca sĩ Triệu Thuỷ Tiên đã vinh dự được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân trong lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 9 tổ chức ngày 29/8/2019 tại Nhà hát Lớn - thủ đô Hà Nội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao danh hiệu NSND cho nghệ sĩ Triệu Thủy Tiên trong Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ IX- 2019

72


Nhân vật

NSND Triệu Thủy Tiên (hàng trên cùng, thứ 4 từ phải qua) chụp ảnh lưu niệm trong Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ IX- 2019

Câu hỏi cuối cùng tôi đặt cho bà là về sự quan tâm của người dân thành phố nói chung và của giới trẻ nói riêng. Bà cho biết do mưu sinh hoặc phải tiếp tục việc học tập trên trường lớp nên nhiều người đã không theo đuổi đến cùng. Bà hiểu nỗi khổ của họ vì trước đây chính bà cũng phải dành dụm khoản lương ít ỏi để duy trì đam mê của mình. Tuy nhiên mấy năm gần đây thế hệ 9x ở địa phương tham gia các cuộc thi hát then rất nhiều. Mỗi lần tham gia thi họ đều để lại ấn tượng sâu sắc đối với hội đồng giám khảo. Hơn nữa, tại một số trường học đã bắt đầu đưa hát then vào giảng dạy. Rất nhiều các em thiếu nhi từ 6, 7 tuổi ham học và tham gia biểu diễn cùng đoàn nghệ thuật tại địa phương. Nói đến đây giọng người nghệ sĩ tràn đầy tự hào, vui sướng. Bà bày tỏ: “Bây giờ tôi đã có tuổi, quỹ thời gian không còn nhiều nữa. Tôi chỉ mong rằng thế hệ trẻ bây giờ hãy tiếp nhận sự trao truyền nghệ thuật hát Then. Rồi từ sự tiếp thu của

bản thân cùng với công nghệ thông tin, các cháu sẽ có cách để bảo lưu, tiếp tục phát huy làn điệu then, đưa những giá trị dân ca quê hương mình đi xa hơn ra thế giới.” Buổi nói chuyện với NSND Thủy Tiên cho tôi thật nhiều cảm xúc. Phải được trò chuyện với người yêu nghệ thuật dân tộc sâu sắc chúng ta mới có thể thấy được giá trị của văn hóa dân gian. Phải được nghe những chia sẻ từ người làm nghệ thuật nghiêm túc chúng ta mới hiểu theo đuổi đam mê cần bao nhiêu nhiệt huyết, bao nhiêu quyết tâm. Và phải được tâm sự cùng người dành cả cuộc đời mình cống hiến cho quê hương ta mới nhận ra rằng bấy lâu nay phải chăng chúng ta cứ mãi theo đuổi những thứ hào nhoáng, những nơi đô thị phồn hoa mà quên mất rằng có một chốn cần mình nối tiếp vun đắp, dựng xây. MINH THÚY, KHÁNH CHI

73


PEOPLE’S ARTIST THUY TIEN: “I HAVE ALREADY DEVOTED MY WHOLE LIFE TO THEN”

I

n every important occasion of the year, Then hums on the high Northwest. Melodious singing soaring soaked in the sky, blending in the wind, wriggling through the leaves, dancing on the thatched roofs, when whispering, when the saints hummed in the ears of the villagers, became an indispensable part in the “soul” of Xu Lang. The art of performing Then is a unique and ritual performance of Tay, Nung people, and Thais in the Viet Bac region. Then are ritual songs and lyrics used in sacred sanctuary. Then in the Tay language means “heaven”. Then is the word of heaven connected to the worldly realms by the psychic. Tay, Nung people believe that in the polytheistic world there are gods to protect people so that Then has a very important role in their lives. When a child is born, it is the prayers that pray the gods for his healthy and normal grow-up. When someone dies, it is the same key that leads them back to eternity. By simple lyrics, the Then song nourishes the soul, leads the ethnic people to good things, to pure dreams and longing. Then is also the belief, the spiritual support for Lang Son people to strive for a happier and more fulfilling life. There is a person who has spent her youth and now her whole life to record, collect, decode, perform and propagate Then. It was People’s Artist Trieu Thuy Tien. I was very lucky to have an appointment with her to know more about the Then and about her dedication to this traditional melody.

74

People’s Artist Thuy Tien was born and raised in Tan Van commune, Binh Gia district, where is considered the “cradle” of Then. Perhaps due to being exposed to the song then, sli, lượn, due to hearing her grandmother played “đàn tính” from a very young age, gradually the love for the national melody has seeped into her heart, into her flesh. Does predestined fate has connected her to Then, decided that she had to live with Then for a lifetime? In the 70s, she started her career when she joined the Lang Son Art Troupe. Under the guidance of blind artist Linh Van Noong, after only a few months of studying, People’s Artist Thuy Tien was able to play “đàn tính” and sing the first Then songs. She shared that the more she studied it, the more interesting and mysterious Then was. In her heart was


people

Mrs.Thuy Tien practicing for a performance in Paris Picture: baomoi.com

Mrs.Thuy Tien first picture in Paris before performing Picture: vov.vn

75


Mrs.Thuy Tien with other artists performing a sacred ceremony in a progame in Paris Picture: vov.vn

a passion for decoding all the mysteries of Then. In order to do that, she had constantly trained, learned by herself, learned from the artists and participated enthusiastically in the performing activities. She added: “To bring a good performance, to touch the audience’s heart, my heart must touch the masterpiece first, my mind must reach the true meaning of it first. Since then, the singing has been convincing and attractive ”. The feeling in her eyes when she told me about her first steps in the artistic career touched me deeply. She, different from the young girls of the time, followed her national melody. She, different from her contemporaries at that time, was deeply aware of the importance of folklore. Thanks to that difference, we have People’s Artist Thuy Tien today. When I asked her about the achievements she had made, she smiled and humbly said, “I only have a few small awards, not yet comparable with other artists.” In 1982, for the first time participating in the National dance and music festival, she won a silver medal with the song “Lang Son my hometown”. Then she won the Gold Medal in 1985. In 1987 she was nominated to participate and won the best vocalist 76

in the contest “Singing folk solo and professionally nationwide” ... Integrating fully with the Lang Son Art Troupe, with contributions to the art Mrs.Thuy Tien was honored to become one of the first artists in the province to be awarded the title of Excellent Artist. After retiring, the fire of passion in People’s Artist Thuy Tien did not cool down. Currently, she maintains regular classes to teach people sing Then, folk music and other folk songs of Tay and Nung people. She not only organizes classes in the city but also teaches at communes and districts in the province. The provinces of Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Giang have invited her many times to teach for many art projects and programs. Looking at her schedule we will not be too surprised to know that the number of her students has surpassed 1000 people. The youngest student is only 9 years old and the oldest is over 80. Besides, People’s Artist Thuy Tien has also held the position of chair of the Folk Club of Lang Son since 2009. Up to now, The club attracted more than 300 members, gathering all ages and ethnic groups: Tay, Nung, Dao, Kinh ... Along with that, she also tried to collect and compile hundreds of songs include ancient Then, sli, lượn, phong slư of the Tay, Nung ...


people In addition, she also participated in the Then singing program conducted by Radio and Television of Lang Son Province. With her contributions, Mrs.Thuy Tien was once again recognized by the State. Artist - singer Trieu Thuy Tien was honorably awarded the title of People’s Artist by Prime Minister Nguyen Xuan Phuc in the awarding ceremony of the 9th People’s Artist and Meritorious Artist held on August 29. 2019 at the Opera House - Hanoi capital. The last question I asked her was about the concern of the city people in general and the youth in particular. She said that because of living or continuing to study in school, many people did not pursue learning Then to the end. She understands their suffering because she previously had to save a small salary to maintain her passion. However, in recent years, the local 9x generation has participated in many Then singing competitions. Each time they took the exam, they left a deep impression on the judges. Moreover, in some schools, there has been a beginning to intro-

duce Then singing. Many children from the age of 6 and 7 are interested in learning and performing with local art troupes. Speaking of here, the artist’s voice is full of pride and joy. She expressed: “Now that I am old, there is not much time left. I just wish that the young generation now receives the transmission of Then singing. Then from your acquisition along with techniques, you will have a way to preserve, continue to promote Then, then take the values ​​of your home folk songs further into the world.” The talk with People’s Artist Thuy Tien gave me lots of emotions. Only when having chances to know about folklore does one see the value of it. Only when hearing the sharing from hardworking artists do we understand how much enthusiasm and passion is needed. And it must be confided with people who spend their whole life devoted to our homeland to realize that for so long have we always pursued the flashy things, the flourishing urban areas and forgot that we need to nurture and build our hometown. KHÁNH CHI

Mrs.Thuy Tien with her students in her on show

77


,

m a h K 78


,

a h P

79


VÀI NÉT VỀ

B

BẮC SƠN

iết đến Bắc Sơn đã lâu với những cái tên như “Bắc Sơn lịch sử”, “Bắc Sơn anh hùng” nhưng nay tôi mới có dịp được đặt chân đến mảnh đất này. Ngay khi tiến vào địa phận huyện, tôi đã bị choáng ngợp bởi không gian thoáng đãng, trong lành, bởi những cánh đồng lúa vàng dọc hai bên con đường, bởi khung cảnh hùng vĩ bao quanh là những dãy núi đá trập trùng. Xa xa, ẩn hiện dưới làn sương mờ là bản làng, nhà sàn, là những người nông dân lững thững dắt đàn bò, đàn trâu của mình ra cánh đồng làm việc. Tất cả những điều ấy tạo nên một Bắc Sơn vừa thân thương, vừa mới lạ, khiến tôi khao khát muốn khám phá trọn vẹn. Phía Đông Bắc giáp huyện Văn Quan, phía Nam giáp huyện Hữu Lũng, phía Tây giáp huyện Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên. Bắc Sơn bao gồm 19 thị xã với diện tích tự nhiên là 695,52 km², rộng nhất so với các huyện trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê, hiện nay dân số của huyện khoảng 65.840 người.

80


khám phá

Người Bắc Sơn luôn tự hào vì quê hương mình là một vùng đất anh hùng, gắn với những địa danh lịch sử oanh liệt. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra ngày 27/9/1940 đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Bảo tàng Khởi nghĩa Bắc Sơn hiện đang lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật quý liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Đồng thời, bên trong bảo tàng còn mô phỏng nơi cư trú của người tiền sử, và trưng bày các di vật khảo cổ được khai quật. Vài năm gần đây Bắc Sơn đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là du lịch. Được thiên nhiên ưu đãi, Bắc Sơn có suối, có hang, có núi rừng…toàn những cảnh đẹp nhất định phải đến thăm. KHÁNH CHI 81


BAC SON OVERVIEW Having known Bac Son for a long time as "historic Bac Son", "heroic Bac Son" but until then I had the opportunity to set my foot on this land. As soon as I entered the district, I was overwhelmed by the airy and fresh space, the golden rice fields along both sides of the road, the majestic scenery surrounded by rolling rocky mountains. In the distance, hidden in the mist is the village with stilted houses, and farmers wandering their cows and buffaloes to the field for work. All of these things create a dear and new Bac Son, which makes me desire to discover it completely. Bac Son is contiguous to Van Quan district to the North East, Huu Lung district to the South, and Vo Nhai district of Thai Nguyen province to the West. Bac Son 82

elected 7 members to the Bac Son Committee of Commissioners, this conference was considered as the first Bac Son district Party Congress. Under the leadership of the district Party Committee, the branches of the communes led the Bac Son people are always proud people from the secret activities to of their homeland as a heroic public fights. land, associated with glorious historical landmarks. The uprising of Remarkably, the struggle against Bac Son on September 27, 1940 laboring coercion in November has entered the glorious history 1938 of the men who made roads of the Vietnamese nation. Based in Bac Son, Tan Tri, Quynh Son on the military terrain full of ob- and Long Dong communes had stacles, the revolutionary forces attracted a large number of people soon built the base from 1936 to to join. Implementing the Direc1939 in many communes under tive of the Northern Party Comthe direct guidance of comrade Le mittee, at the end of June 1939, Xuan Thu, Northern Party Com- Bac Son Party Committee orgamittee. On August 25, 1938, at Na nized a struggle with more than Kheo hill, Vu Lang commune, a 200 brothers and sisters on the conference with the participation road of Ban Sao - Keo Khoang to of the Secretary of the Party Cells protest the treatment of violating comprises 19 towns with a natural area of ​​695.52 km², the widest of all districts in the province. According to statistics, the current population of the district is about 65,840 people.


DISCOVER

the people, forcing the French to make concessions. In August 1940, following the announcement on June 9, 1939 of the Northern Party Committee, Bac Son Committee of Commissioners organized the propagation of the Vietnamese script, propagated and enlightened the masses. Thanks to that, the revolutionary movement in Bac Son was constantly growing. On the morning of September 27, 1940, an important conference between the parties and communist soldiers from Lang Son was held to exchange the situation, through the policy of uprising and the decision to launch armed struggle on the same day with the aim of attacking Mo Nhai post. Only after a short time of attack, the insurgents captured Mo Nhai post, took full control of the town, and collected many weapons. Winning news quickly spread, thousands of people are happy. Also on this historic land, on February 23,

1941 the National Salvation Army in Khuoi Doi forest (Vu Le commune), this was the first armed army led by the Communist Party, the predecessor army of the heroic Vietnam People Army. According to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of Bac Son district, including in the liberation wars and the northern border, the whole Bac Son district has more than 4,000 children enlisted into the army and youth volunteers, of which more than 500 people have died, currently nearly 200 people are injured and diseased. With many achievements in the revolutionary struggle, Bac Son district and 6 communes have been awarded the title of Hero of the People's Armed Forces by the Communist Party and the State, 8 communes have been recognized as historic relics of ATK revolution.

Bac Son Uprising Museum currently holds many valuable documents and artifacts related to Bac Son uprising. At the same time, inside the museum simulates the residence of prehistoric people, and displays archaeological relics excavated in Bac Son. The museum architecture is built in the shape of a traditional stilted house of the Tay people, behind it is a high mountain with four open spaces. In recent years, Bac Son has had remarkable progress in socio-economy, infrastructure and especially in tourism. Favored by nature, Bac Son has streams, caves, forests‌ which are all beautiful scenes to visit. MINH HIẞU

83


LÀNG DU LỊCH VĂN HÓA QUỲNH SƠN Xã Quỳnh Sơn, cách trung tâm huyện Bắc Sơn 2km có tuyến đường 243 đi qua giao thông đi lại thuận tiện, là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên đẹp, với cánh đồng bằng phẳng có dòng suối uốn lượn tạo nên phong cảnh hữu tình... Nơi đây còn lưu giữ những nét văn hoá mang đậm bản sắc truyền thống của người Tày với những ngôi nhà sàn cổ nép mình dưới chân núi, các làn điệu hát ví, hát then, múa tán Đàn, múa chầu... đặt biệt là lễ hội Lồng tồng với nghi thức cầu mùa màng và các trò chơi, trò diễn dân gian được lưu giữ qua nhiều thế hệ.

1

KIẾN TRÚC NHÀ SÀN ĐỘC ĐÁO

n tượng đầu tiên là kiến trúc bản làng của đồng bào dân tộc Tày với rất nhiều nhà sàn xây dựng tập trung trên cùng một không gian với các nóc nhà đồng nhất hướng theo hương Nam. Tất cả lồng trong khung cảnh thiên nhiên mênh mông, hùng vĩ của núi rừng, đồng ruộng. Các ngôi nhà sàn được xây dựng theo lối kiến trúc nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày, vật liệu chính bằng gỗ, bao gồm nhiều loại gỗ quý hiếm như nghiến, lý, sến…

84


khám phá

Đây là cây đa cổ thụ duy nhất còn sót lại trong huyện Bắc Sơn

B

2

CÂY ĐA 500 TUỔI

ước tới đầu làng, người ta sẽ vô cùng ấn tượng khi thấy một cây đa cao lớn, hiên ngang đón chào. Dân làng nơi đây đã nuôi dưỡng và bảo vệ cây đa này kể từ ngày nó được trồng vào năm 1540. Cây lớn lên, tán cây xum xuê tỏa rộng như che đủ một vùng. Ba gốc cây đa vững chãi tựa như những thế hệ của một gia đình nương tựa vào nhau mà vươn cao, xanh tốt. Hơn nữa, theo các cụ già trong làng, lá cây đa có thể tự thay màu theo 4 mùa trong năm. Cây đa ấy là biểu tượng của làng Quỳnh Sơn, là chỗ dựa tinh thần cho những ai đang sinh sống cùng làng và những ai đang đi làm xa quê hương. Với nét đẹp độc đáo của mình, đình làng Quỳnh Sơn đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh năm 2012.

Một số chỗ trên thân cây đã rêu xanh, rêu đỏ, chứng thực sự lâu đời của cây đa

Các rễ phụ phát triển mà tạo thành hai gốc lớn

85


Q

3

LÀNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

uỳnh Sơn hiện có nhiều hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng, homestay cho phép khách du lịch cùng ăn uống, sinh hoạt và tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp cùng gia đình như xay thóc, giã gạo trong không gian làng quê, nhà sàn truyền thống. Hơn nữa du khách còn được tìm hiểu các nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc Tày thông qua các làn điệu Then.

L

4

(Ảnh - Sưu tầm)

LẼ HỘI DÂN TỘC

ễ hội đình Quỳnh Sơn hay còn gọi là lễ hội Lồng Tồng (hội xuống đồng) được tổ chức vào ngày 12 và 13 tháng Giêng với những nghi thức, nghi lễ truyền thống. Người dân tộc tổ chức lễ hội để cầu mong mùa màng tốt tươi. Sau phần lễ chính sẽ là các hoạt động vui chơi như: ném còng, chơi cờ Tiên, đánh đu… Các làn điệu hát Ví, hát Then, múa Tán Đàn cũng là nét văn hoá tiêu biểu trong đời sống của người dân xã Quỳnh Sơn.

86


5

N

khám phá

ẨM THỰC ĐA DẠNG

gười Bắc Sơn sở hữu nền ẩm thực vô cùng đa dạng, với các món ăn truyền thống đặc trưng như: bánh chưng đen, xôi cẩm, lạp xưởng, cơm lam thịt nướng, thịt tái (ướp đỏ), măng chua muối ớt, gà nướng, vịt quay… Đăc biệt, Bắc Sơn có đặc sản quýt vô cùng nổi tiếng trên thị trường. Quýt Bắc Sơn đặc biệt bởi có vị ngon, ngọt dịu, đậm đà. KHÁNH CHI

Cơm lam

Gà nướng

Vịt quay

Xôi cẩm

Măng ớt

87


QUYNH SON COMMUNITY-BASED TOURISM VILLAGE

Q

uynh Son commune, which is 2 km far from the center of Bac Son district, with convenient transportation that has route 243 passing through, is a land of beautiful natural landscapes. Rice paddies, flower fields and winding streams create a charming scenery. This place still preserves cultural characteristics imbued with the Tay's traditional identity with the old stilt houses nestled at the foot of the mountain, the melody of “hat vi”, “hat then”, “tan Dan” dance, “chau” dance... Especially the “Long Tong” festival with seasonal rituals, games, and folk performances has been kept for generations. More specifically, the people of Quynh Son have been doing business in community-based tourism, helping to bring the image of their homeland closer to the world. 88


1

discover

UNIQUE STILTED HOUSE ARCHITECTURE

T

he first impression of Quynh Son is the unique architecture of the Tay ethnic group. Those are rows of stilted houses, heading south. Ethnic people always want their villages to live close to each other, so their stilt houses are built in the same space, surrounded by mountains and fields. The main material of each house on stilts is wood, including many rare and precious species such as iron-wood, Mukulungu which are easy to find in the northern forests.

S

CENTENARIAN BANYAN TREE

2

tep to the top of the village, people will be extremely impressed when they see a tall banyan tree, proudly welcoming. The villagers have nurtured and protected this banyan tree since it was planted in 1540. The bigger the tree, the more luxuriant the foliage becomes, radiating wider as if it could cover an entire region. The three stumps of the banyan tree are strong, tangled together holding all branches and leaves. Moreover, according to the old people in the village, the leaves can change their colors according to the four seasons of the year. It is not exaggerating to say that the hundred-year-old banyan tree has not only become a symbol of Quynh Son village, but also spiritual support for the people. In 2012, Quynh Son communal house was ranked as a provincial architectural art relic in 2012. 89


3

COMMUNITY-BASED TOURISM VILLAGE

Q

uynh Son now has many households doing business in community-based tourism services, homestay allowing tourists to eat, drink, and participate in agricultural activities with the family such as grinding rice, pounding rice in the village space, traditional stilt houses. In addition, visitors can learn about the cultural activities of the Tay ethnic group through the Then tunes.

4

TRADITIONAL FESTIVAL

T

he festival of Quynh Son communal house, also known as Long Tong festival (“coming down the field” festival), is held on January 12 and 13 with traditional rituals and ceremonies. Ethnic people organize festivals to pray for good crops. After the main ceremony, there will be fun activities such as throwing handcuffs, playing Tien chess (or fairy’s chess), swinging... Vi, Then, and Tan Dan dance are also typical cultural features in the life of Quynh Son people.

90


discover

5

Bắc Sơn tangerine

DIVERSE CUISINE

B Mugwort cake

ac Son people possess a very diverse cuisine, with typical traditional dishes such as “banh chung den” (made from sticky rice and black colored ingredients), “xoi cam” (made from sticky rice and ingredients that make it colorful), sausage, grilled meat, rare meat (red marinated), spicy pickled bamboo shoots, grilled chicken, roasted duck,... Especially, Bac Son has an extremely famous tangerine specialties on the market. Bac Son tangerine is special because it has a delicious, sweet and rich taste. MINH HIẾU

Sour noodle 91


SUỐI MỎ MẮM

S

uối Mỏ Mắm nằm ở xã Chiến Thắng, cách thị trấn Bắc Sơn 24 km, đang là một trong những điểm du lịch thu hút những người thích khám phá và cũng là địa điểm được nhiều khách du lịch lựa chọn đến nghỉ ngơi, vui chơi và tận hưởng không gian tự nhiên thoáng mát và thưởng thức sản vật địa phương.

Ông Dương Công Hành

92

Năm 2017, ông Dương Công Hành, một người dân sinh sống tại ngôi làng Mỏ Mắm đã tự bỏ tiền khai thác, xây dựng một khu du lịch sinh thái dọc theo con suối Mỏ Mắm. Theo ông Hành, Mỏ Mắm vốn là tên ngôi làng cạnh dòng suối còn tên thật của dòng sông là Kênh Tao

Ông Hành chú trọng việc bảo tồn vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên nên ông chỉ cho xây dựng thêm khu nhà dọc con suối, trang trí hai bên bờ. Dần dần, thấy tiềm năng phát triển của con suối, ông Hành cùng vài người bạn góp vốn đầu tư thêm. Đến nay khu du lịch Mỏ Mắm có diện tích trên 10.000 m2, bao gồm: bãi gửi xe, khu suối tắm, một nhà quầy phục vụ nước, khu nhà hàng với quy mô phục vụ gần 200 du khách, một bể bơi tắm tráng và khu vui chơi,... Mỗi năm suối Mỏ Mắm thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch tới thăm quan. KHÁNH CHI


khám phá

HANG KENG TAO

Đ

ầu nguồn con sông Mỏ Mắm nằm sâu bên trong hang Keng Tao. Ông Hành đã đầu tư xây dựng đường đi trong hang để du khách dễ dàng thăm quan. Hang Keng Tao dài 300m, cửa hang cao khoảng 15-20m, rộng khoảng 8-10m. Trong lòng hang rất mát nhờ ở vị trí trên cao và có con suối chảy ngang qua. Đường trong hang tuy nhỏ và khó đi nhưng hang Keng Tao đã bù lại cho ta bằng những nhũ đá có hình dạng thú vị. Càng đi sâu người ta càng bị thu hút bởi vẻ đẹp hoang sơ của hang Keng Tao. KHÁNH CHI

93


MO MAM STREAM

M

o Mam Stream, locating in Chien Thang Commune which is 24 km far from Bac Son town, is one of the tourist attractions for those who love to explore. It is also a place that many tourists choose to rest, relax, enjoy the cool natural space and enjoy the local products. In 2017, Mr. Duong Cong Hanh, a resident of Mo Mam village paid for his own mining and building an eco-tourism area along Mo Mam stream. According to Hanh, Mo Mam is the name of the village next to the stream and the real name of the stream is Kenh Tao.

94

Mr. Hanh focused on preserving the pristine beauty of nature so he only allowed to build more houses along the stream and decorate the sides. Gradually, seeing the potential development of the stream, Mr. Hanh and some friends contributed more investment. Up to now, Mo Mam tourist area has an area of over ​​ 10,000 square meters, including: parking lot, bathing area, a water service counter, a restaurant which can serve nearly 200 visitors, a coated swimming pool and a playground. Each year, Mo Mam stream attracts thousands of tourists to visit. MINH HIẾU


discover

T

KENG TAO CAVE

he catchment of Mo Mam river is deep inside the Keng Tao cave. Mr. Hanh has invested in building paths in the cave so that visitors can easily visit. Keng Tao cave is 300m long, the door is about 15-20m high, about 8-10m wide. The cave is very cool thanks to its high position and a stream flowing through it. The cave paths are small and difficult for visitors to move but Keng Tao cave has compensated for us with stalactites with interesting shapes. Going deeper inside the cave, people are more attracted by the natural beauty of Keng Tao cave. MINH HIáşžU 95


NÚI NÀ LAY 96


khám phá

Đỉnh núi Nà Lay ở độ cao khoảng 600m so với mực nước biển, chính là địa điểm mà hầu hết khách du lịch Bắc Sơn đều đặt chân đến, bởi nơi đây có góc nhìn trải rộng ra các hướng, rất lý tưởng để ngắm toàn cảnh thung lũng Bắc Sơn tuyệt đẹp từ trên cao.

(Ảnh sưu tầm) 97


98


discover Na Lay, peaking at an altitude of about 600m above sea level, is the place that most Bac Son tourists come to. Standing here people can extend the range of vision down to the panoramic view of beautiful Bac Son valley. To get to the top of Na Lay, you have to go through nearly 1,200 rocky climbing steps in a period of 30 to 60 minutes. Almost at any time of the day, the view from the top of Na Lay mountain is very beautiful so it has attracted many photographers. And it is lucky for those who are passionate about photography if they can capture the beautiful image of the Bac Son ripe rice valley viewed from above.

NA LAY MOUNTAIN 99


THUNG LŨNG VÀNG Từ tháng 7-11 hàng năm, Bắc Sơn trở thành cái tên quen thuộc đối với những người đam mê du lịch. Khung cảnh yên bình của làng quê mùa thu hoạch hấp dẫn lạ kỳ. Một khi bạn đã ghé qua thì sẽ say mê, lưu luyến. Mùa vụ ở đây không bắt đầu cùng lúc. Mỗi hộ gia đình tuỳ ý gieo trồng vào thời điểm khác nhau. Vì vậy, ngày thu hoạch lúa cũng không giống nhau. Bên cạnh vạt lúa chín vàng ươm, những thửa ruộng vừa mới trổ đòng hay đang gặt dở. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ thung lũng rộng lớn với sắc vàng óng của lúa chín xen kẽ với màu xanh mát của mạ non. Không thua gì những mảnh đất được mệnh danh là thiên đường lúa như Mù Cang Chải (Yên Bái), Hoàng Su Phì (Hà Giang)... Bắc Sơn mang vẻ đẹp giản dị mà quyến rũ. Sau những cơn mưa, toàn bộ cánh đồng trong thung lũng phủ đầy nước tuyệt đẹp. Những bản làng của người Nùng, Dao và Tày nằm dưới sát chân góp phần khiến bức tranh thiên nhiên thêm thơ mộng, sống động.

100


khám phá

(Ảnh sưu tầm) 101


102


GOLDEN VALLEY

discover

Annually, from July to November, Bac Son becomes a familiar name for tourism enthusiasts. The peaceful scenery of the village is strangely attractive. Once you have visited it, you will be fascinated and attached. The harvest here does not start at the same time. Each household arbitrarily cultivated at different times. Therefore, the rice harvest date is not the same. Besides the ripe rice paddy, there are the rice plants being cultivated and also being harvested, visitors will admire the entire vast valley with the golden color of ripe rice alternating with the cool green of seedlings. Not inferior to the land known as the rice paradise such as Mu Cang Chai (Yen Bai), Hoang Su Phi (Ha Giang)... Bac Son has a simple yet charming beauty. After the rains, the entire field in the valley is filled with beautiful water. The villages of the Nung, Dao and Tay people lie close to the valley, which contributes to make the natural picture more poetic and vivid. 103


<

??

Am ,` XU 104


thuc . lANG . ?

105


Vit . quay

106


ẨM THỰC

V

>

? ? ? ? Dac trung âm thuc Lang Son . . . _

ịt quay mắc mật là món ăn đặc trưng của tỉnh Lạng Sơn, nổi tiếng nhất là vịt quay của Thất Khê. Người bản địa lâu lâu không ăn đã nhớ, người từ phương xa đến mà lỡ phải lòng món thịt vịt quay này hẳn sẽ “tương tư” vô cùng. Vậy nên, bất kì khi nào đến thăm mảnh đất Xứ Lạng, các vị khách hãy cùng nhau thưởng thức những miếng thịt vịt giòn da, ngọt thịt và đừng quên mua một chút về làm quà cho gia đình nhé! Để làm món vịt quay mắc mật không hề đơn giản, người làm phải biết chọn lựa kĩ càng các nguyên liệu chế biến. Thứ nhất, muốn tạo ra được hương vị đúng chuẩn phải dùng vịt bầu Thất Khê vì đây là giống vịt to béo, thịt dày và rất ngọt. Thứ hai, như tên gọi của mình, nguyên liệu quan trọng làm nên món vịt quay trứ danh là lá móc mật và quả móc mật. Ngoài ra còn cần hành khô, tương khô, gừng, tương chao cùng hương liệu truyền thống của mỗi nhà

đậm đà, sóng sánh với màu sắc Phần chế biến vô cùng phức cực hấp dẫn. tạo và công phu sẽ tạp ra những miếng thịt ngon lành khó cưỡng. Con vịt sau khi được làm Ngay từ miếng đầu tiên, ta sẽ thấy sạch sẽ được nhồi nước nhân và lớp thịt như tan trong miệng hòa lá mắc mật vào trong. Lá mắc mật cùng chút béo ngậy của lớp da có tác dụng khử đi mùi tanh của giòn, từ từ làm thỏa mãn đầu lưỡi. thịt. Xong xuôi người ta thắt nút Rồi khi nhai, ta sẽ cảm nhận được hai đầu của con vịt để không làm những gia vị dùng tẩm ướp thịt rớt nhân ra ngoài. Nút thắt đầu khi sơ chế. Một chút hương dậy tiên là ở sát cổ con vịt, nút thứ lên từ lá mắc mật, một chút đậm hai phải sử dụng thanh tre đã vót đà từ nước nhân, chút hơi âm ấm nhọn để khâu phần dưới lại. Rồi từ những lát gừng,... Tất cả hòa người ta bơm khí vào vịt giúp vào nhau, dần dần xâm chiếm cho phần da căng phồng lên (đây vị giác, đưa thực khách vào một chính là bí quyết để món vịt quay không gian hoàn toàn kì diệu. Thất Khê có phần da căng giòn). Nhúng ngập phần thịt còn lại vào Tiếp đó ngâm con vịt vào nước sôi nước nhân rồi cho lên miệng lần để nguội trộn kẹo mạch nha để da nữa sẽ tạo ra một sự thôi thúc vịt có màu vàng đẹp mắt. Sau đó, thôi thúc người ta tiến tới miếng con vịt sẽ được cho vào trong lò tiếp theo của đĩa thịt vịt. chuyên dụng để nướng vịt trong 20 phút. Sau tất cả những công Khánh Chi đoạn, thì thành phẩm là con vịt quay với phần da đều màu, căng giòn và vô cùng thơm được ra đĩa.

Góp phần đưa món ăn trở nên nổi tiếng là công lao lớn của nước nhân. Nước nhân pha chuẩn thì vịt mới được đúng vị. Nước nhân này bao gồm gừng băm nhỏ, lá móc mật, quả móc mật được ngâm vào nước sôi để làm mềm ra rồi thái nhỏ. Tất cả nhưng thành phấn ấy được trộn đều cùng tương khô, tương chao và một chút hành tây phi giòn để tăng mùi thơm. Đảo đều tất cả thành phần trên cùng với nước và gia vị cần thiết khác trong vài phút để có nước nhân thơm ngon, 107


Roasted Duck Specialty of Lang Son’s Cuisine

R

oasted duck with clausena indica leaves is a typical dish of Lang Son province, the most famous is “That Khe” roasted duck. The indigenous people to Lang Son have to taste this dish once in a while or else they will crave for it, so it is understandable for the people from other places to have the same feeling of “lovesick” once they taste this dish. So, whenever visiting Lang Son, please do not forget to enjoy this dish with delicious duck meat crispy outside, juicy inside and remember to buy some as a gift for your family! To make the roasted duck with clausena indica leaves is not easy, the person must know how to carefully choose the processing materials. Firstly, if you want to create the right taste, you must choose the duck raised in That Khe district because this kind of duck is very fat, its meat is thick and very sweet. Secondly, as its name implies, the most important ingredients to make a famous roasted duck dish are clausena indica leaves và their berries. In addition, dry onions, dry soy sauce, ginger, “chao” sauce and traditional aroma of each home are also needed. Contributing to making the dish become famous is the filling water stuffed inside the duck. The filling water must be mixed perfectly so the duck meat can have that standard flavor. This filling water consists of chopped ginger, bile leaves, and clausana indica ber108


Cuisine

ries are soaked in boiling water to soften and then chopped. All these ingredients are mixed with dry soy sauce, “chao� sauce and a little crispy fried onion to increase the aroma. Stir all of the ingredients along with water and other necessary spices for a few minutes to have a delicious, rich, waving water filled with attractive colors. After being cleaned, the duck will be filled with the filling water and clausena indica leaves inside. Clausena indica leaves have the effect of eliminating the fishy smell. After that, people tie the two ends of the duck so that they don't drop the filling water out. The first knot is near the neck of the duck, the second knot must use sharpened bamboo rods to sew the lower part. Then people pump air into the duck to help the skin inflate (this is the secret for That Khe's duck dish to have a crispy skin). Next, soak the duck in boiling water to cool and dip it in the malt candy so that the duck skin has a nice yellow color. The duck will then be

placed in a specialized oven to roast the duck for 20 minutes. After all the stages, the finished product is a roast duck with the skin color, crispy and extremely fragrant to the disc. Extremely complicated and elaborate processing will create delicious pieces of meat that are hard to resist. Right from the first bite, we will see the layer of meat dissolved in the mouth as well as a bit of greasy skin crispy, slowly satisfying the tip of the tongue. Then when chewing, we will feel the spices used marinated meat when preliminary processing. A little aroma arises from the leaves of honey, a little rich from the water, a little warm from the slices of ginger, ... It all merges, gradually invades the taste buds, bringing customers into space. absolutely magical. Submerging the rest of the meat in the water and then putting it in the mouth again will create an urge - prompting people to move on to the next piece of the duck meat plate. Tra My

109


Bánh mì nuóng ?

B

ánh mì nướng đã trở thành món ăn không thể thiếu đối với người dân địa phương nói chung và giới trẻ Xứ Lạng nói riêng. Khi bánh mì nướng ở những nơi khác là chỉ được nướng cho nóng và quết một lớp sốt mật ong hòa bơ mỏng, bánh mì nướng Lạng Sơn mang hương vị hoàn toàn khác riêng biệt. Nướng bánh mì kiểu của người Lạng Sơn rất khó vì người nướng phải hết sức tập trung vì sau khi bánh đã nóng phải quết đều một lớp mỡ cho bánh mềm và dễ

?

thấm lớp dầu hào quết sau đó. Bánh mì nướng Lạng Sơn ngon đúng chuẩn phải giòn ở lớp vỏ nhưng vẫn mềm và dai khi ăn trong miệng. Khi ăn bánh nhất định phải dùng kèm nước chấm. Người ăn có thể nhờ người bán hàng pha hộ hoặc “trổ tài” chế biến một bát nước chấm theo ý. Để hương vị được trọn vẹn chắc chắn phải thêm một thìa thịt băm vào bát nước chấm của mình nhé!

Minh Hiếu

110


ẨM THỰC

>

` Cao sang

C

ao sằng là một món ăn vô cùng hấp dẫn, mang đầy đủ tinh hoa của sự kết hợp giữa ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt Nam. Nguyên liệu chính của món ăn này là gạo tẻ. Người ta phải chọn loại gạo tẻ ngon, trắng và có mùi thơm. Khi ngâm gạo tẻ phải cho thêm một chút gạo nếp để tạo độ kết dính của bánh. Gạo ngâm xong rồi đem sát thành bột mịn. Tiếp đó cho nước vào nhào bột đến độ nhuyễn nhất định. Bột được nhào xong sẽ được đổ ra khuôn, dàn đều cho mỏng và hấp cách thủy. Khi bánh gần chín thì đổ lên một lớp thịt lợn băm mịn trộn cùng hành khô thái nhỏ. Bánh chín sẽ có màu mật ong nâu óng, mềm và dẻo. Người ta sẽ rắc thêm một lớp lạc giã nhỏ lên trên. Lúc ăn sẽ cắt thành từng miếng vuông to vừa bát. Món này ăn kèm cùng với nước giấm pha thêm đường, ớt, nước mắm cùng các gia vị khác. Cao sằng là món ăn rất được chuộng ở Lạng Sơn. Hơn nữa có rất ít nhà làm được bánh đạt chuẩn vị thế nên để được thưởng thức một bát cao sằng ngon phải biết căn thời gian và lựa chọn nhà bán thật kĩ! Minh Thúy 111


Toasted bread

T

oast has become an indispensable dish for the locals in general and also the younger generation in Lang Son in particular. When toast elsewhere is just toasted and spread a thin layer of honey sauce mixed with butter, Lang Son toast has a completely different flavor. To make a Lang Son-style toasted bread is difficult because the cooker must be very concentrated so after the bread is hot enough, they have to apply a layer of grease for

the bread to soften and absorb the oyster afterwards. The delicious Lang Son toast must be crispy in the crust but still soft and chewy when aligning in the mouth. When eating Lang Son toast, you have to eat with sauce. People can ask the owner mix the sauce or treat yourself a bowl of sauce at will. To complete the flavor, make sure to add a spoonful of minced meat to your bowl of dipping sauce!

Tra My

112


Cuisine

Cao sang

C

ao Sang is an extremely attractive dish, full of quintessence of a combination between Chinese cuisine and Vietnamese cuisine. The main ingredient of this dish is ordinary rice. People have to choose delicious white rice that have aroma. When soaking milled rice, a little sticky rice must be added to make the cake sticky. The rice is soaked and then put into fine powder. Then add water to knead the dough to a certain consistency. Dough had been kneaded will be poured into molds, spread evenly and steamed in water. When the cake is almost cooked, pour on a layer of finely chopped pork mixed with finely chopped onions. You know it cooked when the cake have the color of honey brown, soft and flexible. People will sprinkle a layer of ground peanuts on top. At meal time the cake will be cut into large pieces to fit the bowl. This dish is served with vinegar mixed with sugar, chili, fish sauce and other spices. Cao Sang is a very popular dish in Lang Son. In addition, there are very few houses that can make cakes to the standard position, so in order to enjoy a delicious bowl, you must know the time and choose the house that make this cake very carefully! Tra My 113


_

_

>

? Món an dôc dáo cua .

` Tày, Nùng nguoi ? ?

N

gười ta có câu “Tới xứ Lạng mà chưa ăn Khâu Nhục xin đừng về”, vì vậy nếu có dịp du lịch Lạng Sơn vào những ngày cuối năm, nhất định phải một lần thưởng thức món Khâu nhục trứ danh nơi đây. Khâu nhục có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập và qua sự biến tấu theo hương vị của vùng miền đã trở thành món ngon độc đáo nổi tiếng của Lạng Sơn. Đây là món ăn không thể thiếu trong những mâm cỗ dịp lễ Tết, trong những sự kiện như đám cưới đám hỏi hoặc ma chay của người dân vùng cao, hoặc trong những bữa cơm sang trọng tiếp đón khách phương xa. Khâu nhục, theo cách phát âm từng địa phương, gọi là “khau nhục”, “khổ nhục”, “nằm khau”. Sở dĩ món ăn có tên lạ như vậy bởi “khâu” nghĩa là hấp chín đến mềm gục, “nhục” nghĩa là thịt, nếu dịch đúng có thể hiểu là thịt được hấp gục hay hấp đến chín nhừ. Ngoài ra, tên gọi của chúng còn bắt nguồn từ chính cách thức xếp trên đĩa và hình dáng giống như một mỏm đồi nhỏ, đang vươn lên, nên người dân tộc Nùng gọi là “khâu” tức đồi. Món khâu nhục gia truyền của người Lạng Sơn mang một hương vị rất đặc trưng không thể nhầm lẫn. Điểm nhấn của món ăn là cách kết hợp sử dụng nhiều loại gia vị đem chưng cách thủy với thịt lợn khiến cho người ăn có cảm giác hài hòa, thơm ngon mềm tan nơi đầu lưỡi. Đặc biệt, món ăn này càng ngon hơn khi được ăn trong những lúc thời tiết giá lạnh.

114


ẨM THỰC

Khau nhuc .

Món ăn được chế biến khá cầu kỳ với nguyên liệu là thịt ba chỉ, húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, tỏi, ớt, rượu, dấm, bột ngọt, hạt tiêu…Khi chế biến món này, phải dùng thịt lợn ba chỉ tươi ngon, cắt thành miếng vuông, rửa sạch cho vào nồi luộc kỹ. Thịt chín vớt ra để nguội. Sau đó, cạo sạch phần bì của miếng thịt, dùng vật nhọn châm vào bì, khi thấy bì chảy mỡ ra thì lau sạch, lấy rượu hoặc dấm bôi vào lớp da bì đó cho thấm đều. Cuối cùng là cho thịt vào chảo mỡ nóng rán, sao cho vàng đều mới vớt ra. Tuy là món ăn dân dã nhưng khâu nhục mang ý nghĩa tinh thần rất lớn, cách bài trí từng miếng thịt ba chỉ xếp chồng tỉ mỉ lên nhau, tạo hình một quả đồi nhô cao thể hiện ý chí và sự lớn mạnh. Ngoài ra, khâu nhục còn rất tốt cho sức khỏe. Người vùng núi ăn thịt mỡ dưa hành cũng là chống rét, hơn nữa ăn khâu nhục không ngấy nên nhiều người có thể ăn được. Món khâu nhục theo thời gian đã trở thành món ăn truyền thống của người dân Lạng Sơn và một điều hấp dẫn với khách du lịch. Hãy thử một lần lên Lạng Sơn, nhất là vào những ngày đông giá lạnh, món ăn truyền thống này chắc chắn sẽ để lại dư vị đậm đà khó quên. Minh Thúy 115


Khau nhuc People have the phrase "If you visit Lang Son without eating Khau Nhuc, then please don't come back", so if you have the opportunity to travel to Lang Son on the last days of the year, you must definitely enjoy the famous “khau nhuc” dish here. “Khau nhuc” originated from China, introduced and transformed through the taste of the region has become the unique famous delicacy in Lang Son. This is an indispensable dish in Tet holiday, and in events such as weddings or funerals of upland people, or in luxurious meals to welcome guests from afar. “Khau nhuc”, according to the local pronunciation, called "khau nhuc", "kho nhuc", "nam khau". The reason the dish has such a strange name it is because of "khau" means steamed to soften, "nhuc" means meat, if translated correctly, it can be understood that meat is steamed till it over-cooked. In addition, their names also come from the way they were arranged on plates and shaped like a small, rising hilltop, so the Nung people called the "khau" high hill. Traditional “khau nhuc” Lang Son dish has a unique unmistakable flavor. The highlight of the dish is in the way people in here combine the use of many spices go steam without water with pork so when someone enjoys the dish they can taste a harmonic flavor at the tip of the tongue. In particular, this dish is more delicious when eaten in cold weather.

116


Cuisine

Unique dish of Tày, Nùng people The dish is made quite sophisticatedly with ingredients such as bacon, basil, five-spice powder, kaempferol galanga, garlic, chili, wine, vinegar, monosodium glutamate, pepper ... When processing this dish, must use fresh pork cut into square pieces, washes the meat and bring to the boil till it cooked. After the meat is cooked, take it out till the meat cooled. Then, scrape off the skin of the meat, use a sharp object to prick the skin, when it shows that the fat is draining, wipe, take alcohol or vinegar to apply it to the skin layer to absorb. Finally, put the meat in a pan of hot fat till it get the gold colour to pick out. Although it is a rustic dish, “khau nhuc” has a great spiritual meaning, the arrangement of each piece of bacon is meticulously stacked, forming a high hill showing the will and growth. In addition, “khau nhuc” is also very good for health. People in the mountains eat fat meat with onion vegetables to prevent the cold, moreover “khau nhuc” is really easy to eat, that is why it very common in this area. “Khau nhuc” over time has become the traditional dish of Lang Son people and an attraction for tourists. Try to visit Lang Son once, especially on the cold winter days, this traditional dish will surely leave an unforgettable aftertaste. Trà My

117


Coóng phù

C

ái tên coóng phù khá giống với món bánh trôi nước của người miền xuôi. Loại bánh này có nguồn gốc từ cộng đồng người Tày tại Lạng Sơn. Cách làm coóng phù cũng tương tự như bánh trôi. Người ta dùng gạo nếp xay thành bột nước, nhào cho dẻo. Đặc biệt, bột càng lọc kỹ, bánh càng dẻo dai, không vỡ nát lúc sôi lửa. Công đoạn nặn bánh đòi hỏi sự khéo léo của người làm. Từng viên tròn đều tăm tắp, to cỡ viên bánh trôi. Mỗi viên được ấn dẹt phần đầu, chấm thêm chút vừng lên trên, rồi đặt ngay ngắn trong khay. Nếu như nhân bánh trôi của người dưới xuôi sẽ dùng đường phên đỏ, thì bên trong mỗi viên coóng phù là đỗ xanh xay nhuyễn trộn cùng đường cát tinh khiết. Ngoài những viên coóng phù màu trắng, người ta còn trộn thêm gấc chín để tạo sắc đỏ cam hấp dẫn. Khi có khách vào ăn, người bán mới bắt đầu thả những viên bánh vào nồi nước đường mật. Lửa được giữ ở mức

liu riu cho tới khi nước sủi tăm, bánh nổi lên trên, tỏa hương thơm của gừng và nếp mới, cũng là lúc coóng phù chín tới. Người bán múc từng viên đỏ trắng xen kẽ ra bát, chan thêm nước đường, chút dừa nạo rắc lên, kèm theo lạc rang và tinh dầu chuối là thực khách có thể thưởng thức. Lẫn trong màu nước sệt quánh của mật đường là những viên coóng phù xinh xắn cam đỏ - trắng xen nhau, nổi bật cùng chút lạc vàng ruộm, trắng mởn của dừa. Miếng coóng phù dẻo dai đượm vị, hòa cùng chút ngọt mát của mật, hương thơm ấm xực từ gừng tươi, lẫn nhân đậu xanh béo ngậy, quyện đường, tạo nên sức hút kỳ lạ. Miếng bánh trôi xuống cổ, vị nồng ấm cũng lan tỏa khắp cơ thể, khiến cái rét sắc của vùng miền núi như trôi tuột từ khi nào.Ngoài khu vực chợ đêm Kỳ Lừa, lang thang khắp chốn trong thành phố Lạng Sơn, người ta lại thấy thấp thoáng biển bán coóng phù nằm rải rác. Sẽ thật đáng tiếc và thiếu sót nếu có dịp về với xứ Lạng mà lỡ mất thứ quà chỉ xuất hiện trong ngày đông. Minh Thúy

118


Ẩm thực

` Bánh cuôn

T

uy nhiều vùng khác cũng làm bánh cuốn nhưng bánh cuốn ở xứ Lạng có nét đặc trưng riêng bởi người ở đây chọn gạo vô cùng kĩ lưỡng. Gạo dùng để nghiền bột cuốn bánh phải là gạo ngon, gạo của vụ mới, trắng tinh để khi tráng bánh mới trắng và thơm ngon. Ở Lạng Sơn, người làm bánh không dùng nhân mộc nhĩ xào với thịt băm để làm nhân bánh mà dùng trứng gà và thịt băm nhỏ chưng kĩ. Bánh cuốn nhân trứng đặc biệt bởi sự mềm, ngậy và thơm. Sau khi láng lượt bột lên bề mặt khuôn, người tráng bánh đập một quả trứng gà vào chính giữa bánh rồi dùng muôi dàn đều cho trứng

được chín theo kiểu ốp lết hoặc dùng đũa gập bánh bọc lấy quả trứng theo hình chữ nhật rồi mang lên cho khách thưởng thức ngay. Bánh cuốn không là bánh nhân thịt băm, cuộn lại giống nem. Chủ quán sẽ hướng dẫn thực khách cách pha chế nước chấm. Ở đây, nước chấm cũng đóng vai trò quan trọng làm nên cái ngon của bánh. Mỗi người ăn sẽ được chủ quán múc cho một bát giấm hoặc canh ninh xương nhỏ trong đó có thịt băm chưng. Người ăn sẽ tự tay pha gia vị sao cho hợp với khẩu vị của mình. Bánh cuốn sẽ được ăn kèm với các loại rau thơm. Khánh Chi

119


Coong phu

T

he name “coong phu” is quite similar to the “banh troi nuoc” of the central people . This cake originated from the Tay community in Lang Son. The way to make “coong phu” is similar with “banh troi nuoc”. People use sticky rice milled into water flour, kneaded for plasticity. In particular, the more carefully filtered dough, the more supple the cake, not crumbling at boiling fire. It requires skill of the maker when come to the phase kneading process. Each round ball was as big as the “banh troi”. Each piece is pressed flat, add a little sesame to the top, then put neatly in the tray. Although “banh troi” of the central people use red sugar, in Lang Son they use green bean puree mixed with pure sand sugar to put inside each “coong phu”. Beside white “coong phu”, they also mix ripe baby jackfruit to create attractive orange reds. When customers come in to eat, only then the cooker starts dropping the balls into the pot of molasses water. The fire is kept at a simmer until the water effervesce, the cake emerges on top, gives off the scent of ginger

and new sticky rice, which is also the time when “coong phu” is well cooked. The seller scoop out the red and white tablets, pour some sugar water, sprinkled with coconut, roasted peanuts and banana essential oil so the diner can enjoy it. Mixed in the thick watercolor of molasses are the lovely orange – red – white “coong phu”, striking with a touch of yellow of peanuts and white of coconut. Chewy tasty “coong phu” mix with the sweetness of honey, the warm aroma from fresh ginger, and the greasy green bean paste, mixed with sugar, creating a strange attraction. While the piece of cake drifted down through the neck, the warm taste also spread throughout the body, making the sharp coldness of the mountainous region to drift off. Beside the area of Ky Lua night market, wandering in Lang Son city, people can find “coong phu” selling places scattering in the street. It will be a pity and omission if you have the opportunity to come back to Lang Son and missed the dessert that only appears in the winter. Tra My

120


Cuisine

Banh cuon

A

lthough many other regions make Banh cuon, Banh cuon in Lang Son have their own characteristics because people here choose rice very carefully. The rice used to grind the pastry dough must be delicious rice, rice of the new crop, pure white rice so when your coating is fresh and delicious. In Lang Son, bakers do not use fried wood ear mushroom with minced meat to make Banh cuon but with chicken eggs and minced meat thoroughly distilled. Banh cuon filled with eggs is special because of the softness, greasiness and its aroma. After rolling the dough onto the surface of the mold,

the cooker cracked an egg in the center of the cake and then start spread the eggs together in a spoon or use a folding chopstick to wrap the egg in a rectangle and bring it up for guests to enjoy immediately. Banh cuon in Lang Son is not filled with meat or be rolled like a spring roll. The owner will guide customers on how to prepare the dipping sauce. Here, the dipping sauce also plays an important role in making Banh cuon delicious. Each person will be served by the shopkeeper with a bowl of vinegar or small bone broth including minced meat. People will prepare their own spice to suit their taste. Banh cuon will be served with herbs. Tra My

Tra My 121


Áp chao

B

ánh áp chao là thức quà nổi tiếng của vùng miền núi phía bắc. Cái tên “áp chao” được phiên âm theo tiếng Hán Việt có nghĩa là vịt chao. Để làm ra chiếc bánh áp chao ngon, quan trọng nhất là khâu làm vỏ bánh. Nguyên liệu bao gồm gạo nếp và gạo tẻ. Gạo nếp chiếm tỉ lệ 3 phần 4. Ngoài ra phải cho thêm một chút đỗ tương và khoai môn thái sợi. Hương vị của bánh áp chao Xứ Lạng khác biệt cũng là nhờ khoai môn. Khoai môn sẽ giúp tăng thêm độ thơm và giòn của bánh. Gạo đem xay với nước, lọc bột cho khô và cho thêm chút gia vị. Tiếp đó phải trộn bột thật đều tay sao cho các nguyên liệu quyện vào nhau, bột phải có độ róc và quánh. Bằng cảm nhận và kinh nghiệm lâu năm người làm bánh mới có thể biết khi nào bột đã được trộn đủ và kĩ. Phần bột đã rất quan trọng nhưng nhân bánh mới là điểm nhấn của món áp chao này. Khác với các địa phương khác, người dân Lạng Sơn lấy thịt vịt làm nhân bánh áp chao. Người ta phải chọn lựa rất kĩ từng con vịt rồi lấy phần thịt lọc bỏ xương, chặt miếng vừa ăn tẩm ướt với gia vị theo công thức riêng của mỗi nhà. Cuối cùng là phần chiên bánh. Chiếc bánh cần có hai lớp áo để bọc kín được nhân bên trong. Đầu tiên phải múc bột vào đầy môi, sau đó đặt miếng thịt vịt cho vừa vặn chính giữa rồi thêm một lớp bột nữa bên trên. Phải ấn bột đều xung quanh để lớp

122


Ẩm thực

Thúc quà mùa thu ?

bột bên trên bao bọc được hết miếng thịt vịt. Cuối cùng là thả môi bánh vào chảo dầu đang sôi. Các thao tác phải nhanh không bột sẽ tràn ra khỏi môi. Khi chao bánh phải chú ý lật bánh cho chín đều. Lượng dầu trong chảo phải ngập bánh và thật sôi thì khi lấy ra bánh không bị ngấy do ngấm dầu. Bánh được cắt thành từng miếng vừa ăn, dùng với nước chấm được pha từ giấm, đu đủ ngâm, hạt tiêu, nước mắm, đường và thêm một chút ớt tùy ý. Phải thưởng thức khi bánh còn nóng hổi vì khi ấy hương vị của bánh mới đầy đủ, trọn vẹn nhất. Người ta tạo hình bánh có khéo mới giữ được đầy đủ nước thịt trong bánh. Người ta chiên bánh có khéo mới làm thịt vịt bên trong chín đều mà vỏ bánh không bị cháy hoặc ngấy. Vị giòn, thơm của vỏ bánh kết hợp với độ ngọt của thịt vịt tạo nên một cảm giác rất khó tả, rất cuốn hút. Gói miếng bánh trong lá rau diếp, nhúng đẫm nước chấm rồi cho vào miệng sẽ cảm nhận được một hương vị còn đặc sắc hơn, khó lòng có thể cưỡng lại được. Ngoài bánh áp chao người ta còn phục vụ thịt vịt chao giòn. Vậy nên nếu đến thăm Lạng Sơn mà không thưởng thức món bánh này thì quả thật là một thiếu sót to lớn.

Khánh Chi

123


124


Cuisine

Ap chao The Autumn Flavor

A

p chao is a famous dessert of the northern mountainous region. The name “ap chao” is transliterated in Chinese-Vietnamese which means fried duck cake. To make a delicious ap chao, the most important thing is the stage of making dumplings. Materials include sticky rice and ordinary rice. Sticky rice accounts for 3 parts 4. In addition, it is necessary to add a little soybean and shredded taro. The difference in the taste of Xu Lang chao is also thanks to the taro. Taro will help increase the aroma and crunch of the cake. After that you grind rice with water, filter flour to dry and add a little seasoning. Next, you need to mix the dough evenly so that the ingredients mix well together. By the feeling and many years of experience the baker can know when the dough has been mixed enough and well. The dough is very important, but the filling is the highlight of this

cake. Unlike other places, the people of Lang Son take duck meat to make ap chao. The person must carefully select each duck and then take the meat off the bone, chop into pieces with seasoning according to each family’s own recipe.

papaya, pepper, fish sauce, sugar and a little extra chili pepper. You should eat when the cake is still hot because then the taste of the cake is full and complete. People have shaped the cake so cleverly to retain the full gravy in the cake. A good chef know how to fry the ap chao perfectly so the duck’s meat inside evenlycooked and the dumpling outside does not get burned or too oily. The crispy, aromatic flavor of the crust combined with the sweetness of duck meat creates a feeling that is hard to describe, very attractive. Wrapping the piece of cake in lettuce leaves, dipping it in the sauce and putting it in your mouth, you will feel an even richer flavor that is hard to resist. In addition to the ap chao, people also serve crispy chao duck meat.

Finally, fry these things. The cake needs two layers of clothing to cover the inside. First fill the dough full a spoon, then put the duck pieces to fit in the middle and then add another layer of dough on top. The dough should be pressed evenly so that the dough is completely wrapped around the duck meat. Finally, put the ap chao in a pan of boiling oil. Actions must be quick or the powder will spill from the spoon. When you fry the cake, pay attention to turn them over evenly. The amount of oil in the pan should be submerged and really boiling so So if you visit Lang Son without when taking out the cake does not enjoying this cake, it is indeed a too oily. The cake is cut into bite- great mistake. sized pieces, served with a dipping sauce made from vinegar, pickled Tra My

125


‘‘TRÒ CHƠI Ô CHỮ

a

‘‘

CROSSWORD 1 2 3 4 5 6 7

Câu hỏi: 1. Địa điểm nào ở Lạng Sơn gắn với một loài động vật? 2. Địa danh nào được mệnh danh là “Đệ nhất bát cảnh” Xứ Lạng? 3. Người ta có câu: “Đến Xứ Lạng mà chưa ăn [.... ]xin đừng về!” 4. Món ăn nào có cách làm tương tự cách làm bánh trôi? 5. Nơi nào ở Lạng Sơn vào mùa đông sẽ xuất hiện tuyết? 6. Ai là nghệ nhân làm đàn tính cuối cùng của Lạng Sơn? 7. Địa điểm nào do danh nhân Ngô Thì Sĩ khai phá và tạo dựng Từ khóa: LẠNG SƠN 126


127


128


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.