ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC NGHIÊNG QUAN TRẮC LÚN

Page 1

CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

MỤC LỤC I: MỞ ĐẦU................................................................................................................................2 1: Khái quát công trình............................................................................................................2 2: Các căn cứ và tiêu chuẩn lập đề cương...............................................................................2 II: QUY PHẠM KỸ THUẬT...................................................................................................2 1. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác đo độ lún.....................................................2 2. Quy phạm đo lún:...................................................................................................................3 b. Quy định mốc cơ sở và mốc kiểm tra lún..............................................................................3 c. Công thức viện dẫn xử lý số liệu đo lún..................................................................................4 d. Cách thực hiện:.......................................................................................................................5 e. Thiết bị sử dụng.......................................................................................................................5 f. Hình thức báo cáo/...................................................................................................................6 3. Quy phạm đo nghiêng.............................................................................................................6 a. Quy định mốc cơ sở và mốc quan trắc nghiêng......................................................................6 b. Công thức viện dẫn xử lý số liệu đo nghiêng..........................................................................7 c. Cách thực hiện.........................................................................................................................7 d. Thiết bị sử dụng.......................................................................................................................8 e. Hình thức báo cáo....................................................................................................................8 4. Giới hạn cho phép của quan trắc lún và nghiêng công trình:..................................................8 III : THIẾT KẾ KỸ THUẬT QUAN TRẮC..........................................................................9 1. Mốc cơ sở quan trắc lún và nghiêng:......................................................................................9 2. Yêu cầu về kỹ thuật:................................................................................................................9 3. Quan trắc lún và nghiêng công trình:......................................................................................9 5. Tiến độ thực hiện...................................................................................................................10 a) Phụ lục quy trình quan trắc và nhân lực tham gia thực hiện công trình.................13 b) Phụ lục thiết bị quan trắc công trình...........................................................................14 c) Phụ lục chi thiết mốc quan trắc công trình.................................................................14

-Trang 1-


CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

ĐỀ CƯƠNG KỸ THUẬT QUAN TRẮC BIẾN DẠNG LÚN VÀ NGHIÊNG CÔNG TRÌNH CÔNG TRÌNH: …………………………………………………………..

I: MỞ ĐẦU 1: Khái quát công trình -CÔNG TRÌNH: …………………………………….., là dạng công trình phát triển tải trọng theo chiều đứng và có thi công tầng hầm, trong đó gồm 02 tầng hầm và 18 tầng nổi (gồm các tầng lửng). -Địa điểm: ………………………, Quận 2, TP.HCM. 2: Các căn cứ và tiêu chuẩn lập đề cương  Nhiệm vụ quan trắc lún và nghiêng công trình.  Biên bản bàn giao mốc của Chủ đầu tư hoặc các đơn vị có liên quan.  Hồ sơ tài liệu thiết kế công trình (mặt bằng tầng hầm, mặt cắt đứng chính công trình ...).  Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học – TCVN 9360:2012.  Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình – TCVN 9362:2012.  Khảo sát cho xây dựng – Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng – TCVN 9363:2013.  Nhà cao tầng – Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công – TCVN 9364:2012.  Công tác trắc địa trong xây dựng – Yêu cầu chung – TCVN 9398:2012.  Nhà và công trình xây dựng dạng tháp – Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa – TCVN 9400:2012. II: QUY PHẠM KỸ THUẬT Section I.1 -

Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác đo độ lún

Xác định các giá trị lún (độ lún lệch, tốc độ lún trung bình,...) của từng hạng mục theo thời gian;

-

Đánh giá độ ổn định của công trình trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng sau này;

-Trang 2-


CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

-

Cảnh báo hiện tượng lún bất thường có ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình;

-

Cung cấp các tài liệu, hồ sơ phục vụ nghiệm thu công trình.

2. Quy phạm đo lún:  Trong quá trình đo đạc cần tuân thủ các hạn sai trong qui phạm qui định đối với thủy chuẩn Hạng II Nhà nước với một số chỉ tiêu kĩ thuật chủ yếu như sau: -

Chiều dài tia ngắm không vượt quá 25m.

-

Chiều cao tia ngắm không dưới 0,5m với tiêu chuẩn đo thủy chuẩn hạng II -Nhà nước.

-

Sai số giới hạn khép tuyến Fhgh = 0.3

n

(mm) với lưới khống chế cơ sở.

-

Sai số giới hạn khép tuyến Fhgh = 0.5

n

(mm) với lưới kiểm tra.

(n là số trạm máy đo trên tuyến đo cao khép kín) b. Quy định mốc cơ sở và mốc kiểm tra lún -

Trước khi quan trắc lún công trình cần xây dựng lưới các mốc cơ sở. Khi đo lún, các mốc cơ sở là các mốc khống chế độ cao dùng làm cơ sở để xác định độ lún công trình, các mốc cơ sở phải được ổn định trong suốt quá trình quan trắc.

-

Các mốc cơ sở phải đảm bảo ổn định trong suốt quá trình quan trắc và cho phép kiểm tra độ ổn định của các mốc quan trắc gắn trên các kết cấu công trình. Để đảm bảo các yêu cầu trên, mốc cơ sở phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

-

Giữ được độ cao ổn định trong suốt quá trình đo độ lún công trình.

-

Cho phép kiểm tra một cách tin cậy độ ổn định của các mốc khác.

-

Cho phép dẫn độ cao đến các mốc đo lún một cách thuận lợi.

-

Sai số khép vòng fh phải thỏa mãn: fh ≤  0.3

n

, n số trạm máy

 Mốc cơ sở cao độ là các mốc khoan sâu đã có tại công trình. Cao độ của mốc cơ sở là cao độ quốc gia được bàn giao bởi Chủ đầu tư hoặc dẫn từ các mốc cao độ hạng cao về công trình hoặc được giả định theo cao độ công trình.  Thông thường các mốc kiểm tra gắn trên tường hoặc cột công trình được thành lập có tính đến mức độ cấu trúc tải trọng móng, ở những vị trí dự đoán lún mạnh, có vị trí đặc biệt thì cần bố trí bổ trợ, được bố trí xung quanh công trình. Đặc điểm và hình dáng mốc quan trắc tuân thủ theo thiết kế tổng thể của công trình.

-Trang 3-


CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

Mốc kiểm tra là các mốc inox khoan cắm vào các vị trí được xác định ở công trình (có bản vẽ đính kèm). c. Công thức viện dẫn xử lý số liệu đo lún  Lưới độ cao đo lún được bình sai chặt chẽ theo nguyên lí số bình phương nhỏ nhất [Pvv] = min. Trong đó: v là số hiệu chỉnh vào các đại lượng đo trực tiếp. P là trọng số của các đại lượng đo. Số liệu đo đạc được xử lý trên máy vi tính theo chương trình bình sai chuẩn các đại lượng đặc trưng cho độ lún của công trình được tính theo các công thức sau:  Vận tốc lún tương đối của mốc thứ j trong chu kỳ thứ k so với chu kỳ thứ i là: (1)

Vtdj  H kj  H i j

 Độ lún tổng cộng của mốc thứ j được tính bằng hiệu độ cao của mốc đó tại chu kỳ thứ k và độ cao của nó tại chu kỳ đầu tiên:

h

j tc

(2)

 H kj  H 1j

Trong các công thức (1) và (2): Vtdj :

Vận tốc lún tương đối của mốc thứ j (Độ lún xảy ra trong khoảng thời

gian giữa hai chu kỳ liên tiếp i và k).

h

j tc

: Độ lún tổng cộng của mốc thứ j (Độ lún của mốc thứ J xảy ra trong

khoảng thời gian từ chu kỳ đầu tiên đến chu kỳ thứ k) H i j : Độ cao của mốc thứ J trong chu kỳ thứ i H kj : Độ cao của mốc thứ J trong chu kỳ thứ k

 Vận tốc lún trung bình của công trình trong chu kỳ thứ k:

Vtd  tb

Vtdk n

(3)

n: Số mốc được quan trắc trên công trình.  Độ lún trung bình tổng cộng của công trình trong chu kỳ thứ k:

 h 

tc tb

h

k

(4)

tc

n

-Trang 4-


CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

 Tốc độ lún trung bình của công trình trong chu kỳ thứ k là (tính bằng mm/tháng, một tháng lấy bằng 30 ngày): v

Vtd  tb Sng  i k 

 30

(5)

 Độ lún trung bình của công trình kể từ khi bắt đầu quan sát là:

h 

 h 

tc tb

Sng  1 k 

(6)

 30

Trong các công thức (5) và (6): Sng(i-k) : Số ngày giữa hai chu kỳ liên tiếp Sng(1-k) : Số ngày giữa chu kỳ đầu tiên và chu kỳ thứ k d. Cách thực hiện:  Phương pháp sử dụng phổ biến để đo độ lún nhà và công trình là phương pháp đo cao hình học quy định trong tiêu chuẩn TCVN 9360:2012 “Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học”.  Nội dung của phương pháp là xác định độ cao các mốc đo lún (được gắn tại các vị trí thích hợp trên hạng mục công trình) theo độ cao của hệ thống mốc cơ sở bằng phương pháp thủy chuẩn hình học tia ngắm ngắn.  Việc quan trắc lún tiến hành theo các chu kỳ, giá trị lún của từng mốc trong mỗi chu kỳ đo được xác định dựa trên chênh cao độ giữa hai lần đo (hai chu kỳ).  Khi đo độ lún công trình, quá trình đo ngắm được bắt đầu từ một mốc cơ sở và kết thúc ở mốc đó, tức là đo một vòng khép kín quanh các mốc kiểm tra. Số trạm máy trong tuyến đo khép kín phải đảm bảo độ chính xác cần thiết của giá trị đo lún nhận được. e. Thiết bị sử dụng Theo quy phạm quy định: để đo độ lún công trình, cần sử dụng máy thủy chuẩn có độ chính xác cao với tính năng kỹ thuật chủ yếu - Độ phóng đại ống kính không nhỏ hơn 24 lần. - Giá trị khoảng chia trên ống nước dài không vượt quá 13”/2mm, hình ảnh của bọt nước phải thấy được trong máy. - Giá trị vạch khắc vành đọc số của bộ đo cự nhỏ là 0.05mm hoặc 0.10mm

-Trang 5-


CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

Vì vậy, Máy đo quan trắc lún thì dùng máy thủy bình điện tử DNA03 (xem hình 3), tuân theo điều 6 khoản 1 TCVN 9360:2012 hoặc các máy có độ chính xác tương đương. Sử dụng mia INVAR mã vạch theo tiêu chuẩn qui định ở mục 6.4 TCVN 9360:2012 (xem hình 4). Tất cả thiết bị máy móc trước khi tiến hành đo phải được kiểm tra đúng theo yêu cầu qui định của công trình, độ phóng đại ống kính không nhỏ hơn 30x. f. Hình thức báo cáo  Số liệu đo trực tiếp của công trình sẽ được chuyển bằng số liệu đo trực tiếp tại công trình. Báo cáo nhanh và kết luận của từng chu kỳ quan trắc sẽ được gửi bằng file *.pdf cho các đơn vị liên quan trong ngày quan trắc của chu kỳ đó.  Các số liệu đo đạc trực tiếp ở công trình sẽ được xử lý và bình sai bằng chương trình bình sai của Bộ Xây dựng. Các số liệu sau khi được tính toán sẽ được lập thành báo cáo. Báo cáo được lập thành 04 bản.  Báo cáo quan trắc chính thức sẽ được giao nộp vào chu kỳ quan trắc sau. Trừ những trường hợp đặc biệt (độ lún vượt quá giới hạn cho phép hoặc có hiện tượng bất thường xảy ra trong quá trình đo lún) thì đơn vị quan trắc có trách nhiệm thông báo kịp thời cho các đơn vị có liên quan được biết bằng văn bản và tăng dày số chu kỳ quan trắc theo yêu cầu của Chủ đầu tư.  Khi kết thúc một giai đoạn đo độ lún cần lập báo cáo giai đoạn (trong thời gian chất tải, sau chất tải). Báo cáo bao gồm các nội dung như sau: o Phần 1: Nội dung công việc và biện pháp thực hiện. o Phần 2: Các kết quả đo và xác định độ lún. o Phần 3: Kết luận và kiến nghị. 3. Quy phạm đo nghiêng a. Quy định mốc cơ sở và mốc quan trắc nghiêng  Mốc cơ sở: -

Độ chính xác đo đạc lưới tọa độ cơ sở, phương pháp đo, các chỉ tiêu giới hạn sai số cho phép áp dụng theo lưới đường chuyền cấp 1.

-

Số lần đo góc là 2, số lần đo cạnh là 2 (thuận kính và đảo kính) với sao số trung phương đo góc Mcf = 5’’, sai số khép giới hạn tương đối cho phép, fs/

-Trang 6-


CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

[S]≤1/15000, sai số giới hạn khép góc đường chuyền 10”

n

(với n là số góc

trong đường chuyền).  Mốc quan trắc nghiêng: -

Lưới quan trắc nghiêng này được đo đạc với độ chính xác tương đương đường chuyền 2. Các điểm quan trắc nghiêng là các gương dán kỹ thuật có độ chính xác cao được dán trực tiếp trên tường.

-

Số lần đo góc là 2, số lần đo cạnh là 2 (thuận kính và đảo kính) với sai số trung phương đo góc Mcf = 10’’, sai số khép giới hạn tương đối cho phép, fs/ [S]≤1/10000.

b. Công thức viện dẫn xử lý số liệu đo nghiêng  Giá trị chuyển dịch ngang theo hai phương x,y tại chu kỳ đo i: xi = xi - xi-1

(7)

yi = yi - yi-1

 Giá trị chuyển dịch tổng hợp theo hai phương x,y tại chu kỳ đo i: xth = xi - x1

(8)

yth= yi - y1 c. Cách thực hiện

 Lưới tọa độ cơ sở là đường chuyền cấp 1 (với độ chính xác đo góc và cạnh được nêu trong mục 1.2a) được xây dựng ở dạng đường chuyền khép kín, xuất phát từ cạnh gốc và khép về cạnh gốc, được xây dựng ở dưới đất bao quanh công trình.  Trong mỗi chu kỳ, sử dụng máy toàn đạc điện tử dựa trên các điểm tọa độ cơ sở, dùng phương pháp đo góc cạnh của các điểm cần quan trắc, sau đó dựa vào các số liệu thô đo được trực tiếp tại công trình và phần mềm bình sai để xác định tọa độ các điểm quan trắc, đánh giá độ nghiêng của công trình dựa vào công thức viện dẫn được nêu ở phần trên. Lưới quan trắc nghiêng được đo đạc với độ chính xác tương đương đường chuyền 2 (với độ chính xác đo góc và cạnh được nêu trong mục 1.2a).  Sơ đồ đường chuyền bố trí phù hợp với công trình của từng chu kỳ đo và đảm bảo theo đúng tiến độ đã được cam kết trong đề cương kỹ thuật được duyệt.

-Trang 7-


CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

d. Thiết bị sử dụng Thiết bị toàn đạc điện tử Leica TCR 403 Power, Leica TCR 703 với độ chính xác đo cạnh  2mm + 2.10-6D (D tính bằng mm) hoặc máy khác có độ chính xác tương đương, đo góc ngang, góc đứng 3” (đủ điều kiện về độ chính xác để đo lưới cấp 1) hoặc các máy có độ chính xác tương đương, và gương dán có độ chính xác cao. (xem hình 3 và 4). e. Hình thức báo cáo  Số liệu đo trực tiếp của công trình sẽ được chuyển bằng số liệu đo trực tiếp tại công trình. Báo cáo nhanh và kết luận của từng chu kỳ quan trắc sẽ được gửi bằng file *.pdf cho các đơn vị liên quan sau 01 ngày kể từ ngày quan trắc của chu kỳ đó.  Các số liệu đo đạc trực tiếp ở công trình sẽ được xử lý và bình sai bằng chương trình bình sai. Các số liệu sau khi được tính toán sẽ được lập thành báo cáo. Báo cáo được lập thành 04 bản.  Báo cáo quan trắc chính thức sẽ được giao nộp vào chu kỳ quan trắc sau. Trừ những trường hợp đặc biệt (vượt quá giới hạn cho phép hoặc có hiện tượng bất thường xảy ra trong quá trình đo lún) thì đơn vị quan trắc có trách nhiệm thông báo kịp thời cho các đơn vị có liên quan được biết bằng văn bản và tăng dày số chu kỳ quan trắc theo yêu cầu của Chủ đầu tư.  Khi kết thúc một giai đoạn đo cần lập báo cáo giai đoạn (trong thời gian chất tải, sau chất tải). Báo cáo bao gồm các nội dung như sau: o Phần 1: Nội dung công việc và biện pháp thực hiện. o Phần 2: Các kết quả đo và xác định độ nghiêng. o Phần 3: Kết luận và kiến nghị. 4. Giới hạn cho phép của quan trắc lún và nghiêng công trình:  Độ chính xác cần thiết khi đo độ nghiêng công trình phụ thuộc vào loại công trình, chiều cao của công trình. Sai số cho phép đo độ nghiêng của các công trình không được vượt quá 0.0001H (với H là chiều cao công trình).  Khi các công trình có những dấu hiệu nghiêng, lún bất thường thì nhà thầu quan trắc phải có nhiệm vụ thông báo với Chủ đầu tư và có cơ quan có liên quan có

-Trang 8-


CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

biện pháp khắc phục. Giới hạn lún của công trình sẽ được đưa ra bởi nhà thiết kế, đơn vị tư vấn và các đơn vị có liên quan. III : THIẾT KẾ KỸ THUẬT QUAN TRẮC 1. Mốc cơ sở quan trắc lún và nghiêng: -

Mốc cơ sở được bàn giao bởi Chủ đầu tư hoặc các đơn vị có liên quan. Ngoài ra, đơn vị quan trắc sẽ tiến hành thu thập 03 mốc Nhà nước lân cận khu vực công trình và 03 mốc trong khu vực công trình, mỗi mốc khoan sâu 10m so với mặt đất tự nhiên.

2. Yêu cầu về kỹ thuật: Các mốc quan trắc lún và nghiêng công trình sau khi được đơn vị quan trắc lắp đặt, chủ đầu tư, nhà thầu chính và các đơn vị có liên quan hỗ trợ công tác bảo quản mốc để tránh hư hỏng, mất mát. 3. Quan trắc lún và nghiêng công trình: a. Quan trắc lún: o Số mốc quan trắc: 11 mốc (M1÷M11) gắn ở vị trí các cột, vách của công trình chính, những nơi dự đoán lún mạnh. o Thời gian thực hiện: chu kỳ 1 được thực hiện khi hoàn thành công tác khoan gắn mốc quan trắc lún và quan trắc trong thời gian thi công phần thô, sau chất tải 01 năm công trình chính. o Chu kỳ quan trắc: dự kiến tiến hành quan trắc 02 sàn/01 chu kỳ trong thời gian chất tải và 03 chu kỳ trong thời gian 01 năm sau chất tải (tần suất 04 tháng/01 chu kỳ). Tổng số chu kỳ quan trắc là 12 chu kỳ (gồm quan trắc 9 chu kỳ trong giai đoạn chất tải). b. Quan trắc nghiêng công trình: o Số mốc quan trắc: 06 mốc (N1÷N6) lần lượt gắn ở các sàn 5, 6 và tầng 7, vị trí các mốc quan trắc nghiêng sẽ được bố trí trực tiếp công trình (bố trí ở những mặt công trình có thể dễ dàng quan trắc). Tổng số mốc quan trắc nghiêng là 18 mốc. o Thời gian thực hiện: chu kỳ 1 được thực hiện khi hoàn thành công tác khoan gắn mốc quan trắc nghiêng và quan trắc trong thời gian thi công phần thô, sau chất tải 01 năm công trình chính.

-Trang 9-


CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

o Chu kỳ quan trắc: dự kiến tiến hành quan trắc 05 sàn/01 chu kỳ trong thời gian chất tải và 03 chu kỳ trong thời gian 01 năm sau chất tải (tần suất 04 tháng/01 chu kỳ). Tổng số chu kỳ quan trắc là 6 chu kỳ (gồm quan trắc 3 chu kỳ trong giai đoạn chất tải). 5. Tiến độ thực hiện a. Giai đoạn nhận bàn giao lưới cơ sở quan trắc lún và nghiêng: dự kiến thực hiện trong vòng 3 ngày. b. Giai đoạn lập lưới kiểm tra quan trắc: Chọn, gắn và thiết lập đường đo gồm các mốc quan trắc lún và nghiêng các khối công trình dự kiến thực hiện trong vòng 3 ngày. c. Giai đoạn thi công Thực hiện các công tác quan trắc theo thời gian đã dự kiến như trên.

-Trang 10-


CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

CÁC CÔNG TÁC QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG CÔNG TRÌNH

PHỤ LỤC 1: THỜI GIAN QUAN LÚN Chu kỳ

Thời gian đo

Vị trí đo lún

1

Sau khi đổ xong sàn tầng 1

Tầng 1 của công trình

2

Sau khi đổ xong sàn tầng 3

Tầng 1 của công trình

Sau khi đổ xong sàn tầng 5, 7 Sau khi hoàn thiện (cách chu kỳ 4: 4 tháng) Sau khi hoàn thiện (cách chu kỳ 5: 4 tháng) Sau khi hoàn thiện (cách chu kỳ 6: 4 tháng)

Tầng 1 của công trình Tầng 1 của công trình Tầng 1 của công trình Tầng 1 của công trình

3->4 5 6 7

-Trang 11-


CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

PHỤ LỤC 2: THỜI GIAN QUAN TRẮC NGHIÊNG Chu kỳ

Thời gian đo

Vị trí đo nghiêng

1

Sau khi đổ xong sàn tầng 5

Tầng 5

2

Sau khi đổ xong sàn tầng 6

Tầng 5 và tầng 6

3 4 5 6

Sau khi đổ xong sàn tầng 7 Sau khi hoàn thiện (cách chu kỳ 3: 4 tháng) Sau khi hoàn thiện (cách chu kỳ 4: 4 tháng) Sau khi hoàn thiện (cách chu kỳ 5: 4 tháng)

Tầng 5, tầng 6 và tầng 7 Tầng 5 và tầng 7 Tầng 5 và tầng 7 Tầng 5 và tầng 7

-Trang 12-


CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

Article II. Phụ lục quy trình quan trắc và nhân lực tham gia thực hiện công trình Quá trình thực hiện công tác quan trắc lún, nghiêng của công trình được thực hiện theo quy trình sau Thu thập tài liệu, lập phương án thi công, lập lưới khống chế cơ sở độ cao và tọa độ

Kiểm tra lưới khống chế cơ sở tính ổn định nếu được tiếp tục thi công

Tính toán bình sai lưới khống chế cơ sở độ cao và tọa độ

Tiến hành công tác đo đạc ngoài thực địa, kiểm tra các số liệu sổ sách ngay tại hiện trường

Đưa số liệu về máy tính tính toán (theo các chu kỳ đo)

Kiểm tra tính ổn định của các chu kỳ đo

Kết luận

Hình 1: Quy trình thực hiện công tác quan trắc

-Trang 13-


CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

Article III. Phụ lục thiết bị quan trắc công trình

Hình 3: Máy thủy bình điện tử Leica DNA03

Hình 4: Mia INVAR mã vạch

Hình 5: Máy Leica TCR403 Power Article IV. Phụ lục chi thiết mốc quan trắc công trình

-Trang 14-


CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

MOÁ C QUAN TRAÉC NGHIEÂNG

Leica 50

100

Ñinh vít Taám mica 50

100

Hình 6: Điểm quan trắc nghiêng

BAÛN VEÕCHI TIEÁT MOÁC KIEÅM TRA LUÙN

20

20

5

120

50

20

10 20

Công ty cổ phần Đo đạc Xây dựng Đông Trung Giám đốc

Bùi Tấn Pháp

-Trang 15-


CÔNG TRÌNH: ………………………………………………. ĐỊA ĐIỂM: …………………………………, Q.9, TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC LÚN VÀ NGHIÊNG

-Trang 16-


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.