4 minute read
TẾT ĐỒNG BÀO CHĂM RAMƯWAN
ẢNH: NAG. TRẦN THẾ PHONG
Advertisement
Đồng bào người Chăm có nhiều lễ hội hằng năm, trong đó lễ hội Katê là của người Chăm theo đạo Bàlamôn và lễ hội Ramưwan là của người Chăm theo đạo Bàni và Islam ở Ninh Thuận.
ĐỒNG BÀO CHĂM Người Chăm, (Urang Campa), còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Chiêm Thành, hay người Hời. Đến năm 2009, hiện có khoảng 161.729 người Chăm sinh sống rải rác ở các tỉnh phía Nam. Người Chăm ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm cộng đồng: Chăm H’roi, Chăm Ninh Thuận, và Chăm Nam Bộ.
Wikipedia
Được xem là ngày tết cổ truyền của đồng bào Chăm theo đạo Bàni ở Ninh Thuận. Đây là dịp người dân thực hiện các hoạt động văn hóa như lễ tảo mộ, lễ Vaha, tháng Ramadan cầu nguyện tại thánh đường, cũng như cúng kiến tại gia đình, mang ý nghĩa báo hiếu ông bà tổ tiên, nhắc nhở nhau về cội nguồn của mình và những người đã khuất. Tết Ramưwan cũng là dịp cầu nguyện cho cuộc sống sung túc, gia đạo bình yên và đạt được mùa màng bội thu. Người dân khắp địa phương thực hiện các tín ngưỡng truyền thống của người Chăm.
Tết Ramưwan bao gồm lễ Kinh hội xoay vòng (Suc Yâng), trong đó có nghi thức rất quan trọng đó là lễ Tấu chức (thụ phong) cho các vị tu sĩ, và làm lễ Tảo mộ. Sau đó, mọi người sẽ về nhà để chuẩn bị lễ vật cúng ông bà và mừng năm mới. Hai ngày, các tu sĩ sẽ chuyển đồ dùng sinh hoạt đến chùa để bắt đầu 1 tháng tu trong đền, đọc kinh Koran, cầu nguyện và ăn uống theo quy định riêng của Hồi giáo. Sau một tháng chay tịnh và tu luyện họ sẽ trở về gia đình qua buổi lễ “Ra đền”.
Nơi | TỔ CHỨC
Tết Ramưwan
Tết Ramưwan được tổ chức trong các thánh đường Hồi giáo. Bài viết này được thực hiện tại thánh đường Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận, Việt Nam.
Đến Phan Rang theo nhiều tuyến đường từ các thành phố khác nhau, hay đi các xe phổ biến từ Sài Gòn như các nhà xe Tuấn Tú, Thanh Vân, Phước Thiện,... hoặc bằng xe lửa. Di chuyển trên quãng đường gần 340Km trong khoảng thời gian 7 giờ. Giá vé khoảng 150 ngàn/ghế hay 250 ngàn/giường nằm. Giá xe lửa khoảng 300 ngàn/ghế mềm và 700 ngàn/giường nằm mềm. Thánh đường nằm cách Ủy ban nhân dân Huyện Thuận Nam khoảng 3.3Km nằm trên đường Quốc Lộ 1A.
TẾT RAMƯWAN Tết Ramưwan năm 2021 được đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni ở Ninh Thuận tổ chức từ ngày 11 đến 13 tháng 4 năm 2021, nhưng người dân ở đây sẽ ăn mừng kéo dài trong một tháng. Đây là dịp để tận hưởng những giây phút sum vầy bên gia đình và người thân.
LỄ RA ĐỀN
Để đánh dấu 1 tháng các tu sĩ trở về với gia đình, ngày cuối cùng của tháng Ramưwan, đồng bào Chăm Hồi giáo (Bàni) đội các lễ vật đến chùa để dâng Thượng đế và tổ tiên, ông bà. Thức ăn truyền thống của dân tộc, trong các lễ cúng không thể thiếu chuối, bánh tét, bánh gừng, bánh gan tay và các loại bánh khác làm ra từ gạo nếp. Ngoài ra còn có những thức ăn mặn như cơm, canh, đồ chiên… Các vị tu sĩ, sau một tháng tập trung cầu nguyện và sinh hoạt tại đền giờ đây họ được tự do ăn uống, về sinh hoạt với gia đình, tộc họ. Đến đây, những nghi lễ chính thức của tháng Ramưwan coi như kết thúc.
Bài viết có trích dẫn nguồn từ www.cema.gov.vn
NGHI THỨC ĐƯA CÂY THÁNH RA NGOÀI
Theo quan niệm, cây “Thánh” tượng trưng cho uy quyền và sức mạnh của Thượng đế Allah và giáo chủ Môhamet cũng như niềm tin của tín đồ Hồi giáo (Bàni). Sáng sớm các tu sĩ trong trang phục màu trắng với chiếc áo có viền hình lá bồ đề khoảng từ nửa lưng trở lên, riêng ông chủ lễ, còn choàng một lớp áo màu đỏ. Nghi thức đầu tiên, là đọc kinh, sau đó ông chủ lễ cầm cây Thánh lên làm dấu, đọc kinh Koran, rung lắc cây thánh để các tu sĩ làm theo cho đến khi kết thúc. Kế đến họ ngồi thành hàng ngang để kiểm chứng và làm lễ xin gia nhập Đạo cho những người ở tuổi vị thành niên, mà đại diện là hai em bé gái. Những người xin gia nhập đạo quỳ lạy trước mặt ông tu sĩ cả, các vị chủ lễ và từ giờ phút này họ trở thành những tín đồ của đạo Hồi giáo (Bàni).
NAG. Trần Thế Phong Các tác phẩm: Lễ ra đền