7 minute read
O'kmia - Trắng Đen #40
Advertisement
NGHỆ THUẬT | PHỎNG VẤN
MỘT ĐÀ LẠT DUNG DỊ
Qua Ảnh của NAG. Paul Lê Minh
Hình ảnh: Paul Lê Minh | Bài viết: Khoa Quach
(Tất cả hình ảnh được tác giả cho phép sử dụng.)
Chúng ta đã quen với Đà Lạt nhiều đồi núi với những con đường quanh co, cảnh rừng thông bạtngàn, và những ngôi nhà có kiến trúc rất đặc trưng chìm trong sương mù. Nhưng có một Đà Lạt khác nữa với những hình ảnh đời thường mộc mạc, tự nhiên và bình yên như chính nơi đây, được tạo nên từ vùng đất cao nguyên này.
Các bức ảnh với khung cảnh vắng lặng và cảm giác nhẹ nhàng làm nên một nhịp sống thật bình yên, đó cũng là những khoảnh khắc chạm vào trái tim người xem khi lần đầu nhìn thấy Đà Lạt qua các bức ảnh của tác giả. Ông đã dành cho chúng ta những chia sẻ trong bài viết này.
Đó là những bức ảnh được nhiếp ảnh gia (NAG.) Paul Lê Minh ghi lại trong suốt hàng chụp năm, cả ngày và đêm, rong ruổi trên khắp mọi nẻo đường, để góp nhặt nên những khoảnh khắc lay động lòng người kể cả những người đã từng rất thân quen với Đà Lạt.
Q. Chào NAG. Paul Lê Minh, ông đã đến với nhiếp ảnh như thế nào?
A. Khoảng hơn 10 năm trước áp lực côngviệc tôi tìm về một miền đam mê đã có từ rất lâu để giúp mình thư giãn. Đó là nhiếp ảnh, nó đến từ khi tôi còn nhỏ, nhìn thấy những người bạn của cha, những người thích chụp ảnh, và chắc sở thích này đã nhen nhóm trong tôi từ đó. Tôi mua máy và bắt đầu tự mày mò học hỏi cho đến nay.
Q. Trong nhiếp ảnh thể loại và đề tài nào yêu thích của ông?
A. Tôi đến với nhiếp ảnh chủ yếu bằng lòng đam mê, tôi chụp mọi thể loại mà mình yêu thích. Ba hay bốn năm đầu tiên tôi thích một mình đi chụp vào lúc rảnh rỗi, chủ yếu là chụp bông hoa và các loại côn trùng. Trong quá trình đó, tôi quen biết thêm một số bạn bè và cùng họ chụp thêm về ảnh phong cảnh. Tôi tìm thấynhiều điều thú vị trong thể loại này và chịu khó đi chụp nhiều hơn.
Thời gian sau này, phong cảnh quanh Đà Lạt bắt đầu bị mai một, góc ảnh tốt được nhiều người biết đến và khai thác nên cũng trùng nhau. Tôi cũng thay đổi và tìm đến những khoảnh khắc trong đời thường. Hơn một năm qua, tôi đang tập trung vào mảng này.
Ảnh đời thường luôn có những khoảnh khắc độc đáo và khó lặp lại lần thứ hai. Hiện nay tôi đang xây dựng cho mình một số đề tài cùng thực hiện song hành, vừa giúp tôi tạo hứng khởi, nuôi cảm xúc lớn hơn để tiếp tục theo đuổi và thực hiện niềm đam mê của mình.
NGAY TỪ ĐẦU TÔI CHỌN MÁY NIKON SUỐT HƠN 10 NĂM, NHƯNG GẦN ĐÂY TÔI CHUYỂN QUA FUJIFILM GỌN NHẸ LINH HOẠT HƠN KHI ĐI CHỤP ĐỜI THƯỜNG, TÔI VẪN GIỮ MỘT MÁY NIKON ĐỂ CHỤP PHONG CẢNH KHI CÓ DỊP.
DỰ TÍNH THI ẢNH Tôi chưa tham gia vào các cuộc thi ảnh, dù nhiều bạn bè cũng động viên. Nhưng tôi sẽ tìm hiểu và muốn thử sức một vài lần để biết được ảnh của mình được đánh giá ra sao.
Q. Các bức ảnh chụp Đà Lạt của ông mang lại nhiều cảm xúc cho người xem, nó đến từ đâu?
A. Là một người sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt đến nay hơn 60 tuổi đời, tất nhiên tôi yêu vô cùng thành phố này, tôi hoài niệm xen lẫn tiếc nuối về một Đà Lạt xưa cũ đang và đang mất dần ngày một nhanh vì nhiều lý do nên trong ảnh tôi cố gắng tìm những cảnh đơn sơ xưa cũ cótrong ký ức. Ngoài ra tôi còn cố gắng ghi lại tất cả những phong cảnhvà các sinh hoạt đời sống có thể sẽ mất dần. Mà thực sự có những cái chỉmới chụp trong vài năm trước, năm nay đã mất rồi. Đáng tiếc chuyện nàyxảy ra ngày càng nhanh hơn.
Q.Theo ông điều gì khó nhất khi chụp ảnh Đà Lạt?
A. Với tôi khó nhất làm sao thể hiện được cảnh Đà Lạt mộc mạc, xanh và sạch… tránh bớt những hình ảnh hiện đại, nhà hộp cao tầng hay hệ thống điện, viễn thông chằng chịt,... dù cuộc sống cần hội nhập để phát triển kinh tế. Ảnh Đà Lạt phải khai thác được nét văn hóa haykiến trúc. Với tôi, ngoài kỹ thuật và niềm đam mê, tôi chưa bao giờ tựmãn về ảnh của mình, thế giới nhiếp ảnh bao la nên luôn cố gắng để thựchiện tốt hơn. Dù thế nào thì cảm xúc vẫn là yếu tố quan trọng nhất.
TÔI RẤT NGẠI VỚI DANH XƯNG “NGHỆ SỸ NHIẾP ẢNH” HOẶC “NHIẾP ẢNH GIA” MÀ AI ĐÓ GÁN CHO MÌNH, TÔI THƯỜNG NÓI ĐÙA MÌNH CHỈ LÀ MỘT “NHIẾP ẢNH GIÀ”.
THỜI GIAN SÁNG TÁC
Thường không mất nhiều thời gian chụp ảnh, chụp phong cảnh cần thời gian di chuyển nhiều khi gấp 2, 3 lần thời gian chụp, ảnh đời thường thì mỗi sáng không quá 2 tiếng, ảnh hoa hay Macro thường dành 2 giờ lang thang một ngày. Nhưng thời gian hậu kỳ ảnh,học thêm, rồi hệ thống hóa và sắp xếp theo chủ đề, ngày tháng… mới mấtnhiều thời gian. Những năm gần đây, ngoài thời gian chụp ảnh tôi thườnglàm việc trên máy tính từ 4 đến 7 giờ mỗi ngày.
Q. Ông chụp ảnh nhiều nhất ở đâu?
A. Về điều này hơi buồn để nói rằng tôi ít có dịp đi đây đó, vì điều kiện liên quan đến công việc, gia đình cũng như những giới hạn khác không cho phép, nên hầu như tôi chỉ chụp quanh Đà Lạt, cự ly xa nhất chỉ cách thành phố khoảng 60km và vài lần chụp ảnh Sài Gòn khi có dịp thăm con hoặc gặp gỡ bạn bè. Mặc dù vậy, tôi luôn ao ước được đi nhiều nơi để chụp phong cảnh đất nước mình và cả những cảnh sinh hoạt đời sống xã hội mang tính đặc thù của các vùng miền trên cả nước.
TÔI THÍCH NHỮNG SỚM MAI ĐỨNG TRÊN ĐỒI, CHỜ MÀU RÁNG TRỜI XUẤT HIỆN LUÔN THAY ĐỔI, RỒI MẶT TRỜI LÓ DẠNG PHỦ NẮNG VÀNG LÊNNHỮNG NGỌN ĐỒI THÔNG SƯƠNG BAY LÀ LÀ TẬN HƯỞNG NHIỀU CẢM XÚC THÚ VỊ KHÁC.
Q.Những dự tính trong tương lai?
A. Suốt nhiều năm cầm máy tôi chỉ vui vì được thư giãn, thỏa niềm say mê quên những ưu tư, bề bộn hằng ngày, vui vì được gặp gỡ và cùng bạn bè đi chụp đó đây cũng không nghĩ đến chuyện có một thu nhập thực sự từ nhiếp ảnh. Nhưng gần đây xem lại kho ảnh của mình tôi cũng nghĩ đến chuyện làm sao có thể kiếm thêm thu nhậptừ nhiếp ảnh. Tôi cũng đang hệ thống lại các ảnh của mình theo từng chủđề và nghĩ đến chuyện triển lãm trong một ngày gần đây.
Q. Chân thành cảm ơn NAG. Paul Lê Minh đã chia sẻ với độc giả.