Trò chuyện để hiểu rõ tâm lý khách hàng: Phương pháp tối ưu để tạo sự khác biệt cho công ty của bạn Trước khi công ty bạn đưa ra 1 giải pháp đáp ứng cho khách hàng, các nhân viên kinh doanh của bạn cần phải hiểu rõ được những thách thức mà khách hàng đang gặp phải. Khả năng hiểu được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải và giúp họ nhận thức được tình trạng khó khăn của mình chính là yếu tố giúp tạo nên sự khác biệt giữa công ty bạn với các đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, hầu hết các nhân viên kinh doanh ngày nay lại chỉ thiên về việc phô trương danh tiếng, uy tín của công ty, những sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời mà công ty mình cung cấp trong các buổi nói chuyện với khách hàng.
Hầu như không nhân viên kinh doanh nào nhận thức được 1 điều rằng, để có được mối quan hệ lâu bền với khách hàng, trước hết họ phải tạo ra được sự gần gũi với khách hàng, và sự gần gũi này chính là bắt nguồn từ những buổi trò chuyện thân mật với khách hàng.
Điều này có vẻ không dễ dàng chút nào như mọi người vẫn nghĩ. Thực tế, đó chính là một yêu cầu bức thiết và là một thách thức lớn trong môi trường kinh doanh phức tạp với các mối quan hệ được thiết lập từ nhiều nền văn hoá khác nhau.Công việc kinh doanh ngày nay không chỉ giới hạn trong việc đưa ra được các giải pháp đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Công ty bạn có thể xây dựng và đưa ra nhiều giải pháp mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng. Không may thay, khách hàng của của bạn cũng dễ dàng hiểu được rằng, họ có nhiều sự chọn lựa, và những giải pháp bạn đưa ra cũng không có gì khác các đối thủ của bạn.
Vần đề đặt ra của công việc kinh doanh ngày nay là chúng ta phải tìm cách nắm bắt được tâm lý khách hàng hơn là việc chỉ đưa ra các giải
pháp đơn thuần. Chúng ta thường có khuynh hướng trình bày và để xuất các giải pháp chẳng liên quan gì với mong mỏi thực tế của khách hàng.
Có thể nói những giải pháp đó "thiếu tính gần gũi". Hãy thử ngồi nghiền ngẫm lại bài thuyết trình, hay đề xuất gần đây nhất của bạn: Những thông tin về công ty bạn, về các giải pháp của bạn chiếm bao nhiêu phần trăm nội dung bài thuyết trình đó? Những thông tin về khách hàng, về công việc kinh doanh của khách hàng chiếm tỷ lệ bao nhiêu? Nếu bài thuyết trình của bạn chủ yếu chỉ trình bày về bản thân công ty mình, bạn cũng như bao nhiêu đối thủ cạnh tranh khác, không tạo ra được sự khác biệt nào cho mình.
Khảo sát cho thấy rằng các khách hàng ngày nay thường quyết định có sử dụng sản phẩm của bạn hay không khi họ thực sự thấy được những tổn thất nếu họ không làm điều đó. Lý do này mạnh mẽ hơn việc họ tìm thấy được ở công ty bạn một sản phẩm và rồi phải tự xem sản phẩm đó có phù hợp với mình hay không. Khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn
khi họ nhận ra rằng bạn hiều công việc kinh doanh của họ và biết họ đang cần gì.
Trong một cuộc "trò chuyện thân mật", bạn phải thăm dò, nắm bắt, ước lượng, và đánh giá được vấn đề đang gặp phải của khách hàng. Bạn phải tập trung vào những mong mỏi thực tế của khách hàng chứ không phải vào những giải pháp vốn chỉ mang tính phỏng đoán.
Mục đích của buổi nói chuyện thân mật này là bạn sẽ vạch rõ cho khách hàng thấy những vấn đề mà họ đang gặp phải và tìm cách chỉ ra mối quan hệ giữa những vấn đề đó với giải pháp mà bạn đưa ra. Vai trò của người nhân viên kinh doanh trong buổi nói chuyện thân mật này cũng giống như vai trò của một bác sĩ. Bác sĩ này sẽ sử dụng 1 qui trình chẩn đoán đã được thiết lập sẵn với các câu hỏi và các giải pháp đã được vạch ra theo thứ tự. Các câu hỏi chủ yếu tập trung vào các dấu hiệu, các "triệu chứng" giúp bệnh nhân thấy được chẩn đoán của bác sĩ là hoàn toàn phù hợp với tình trạng của mình.
Khi chúng ta thực hiện phương pháp nắm bắt tâm lý này, chúng ta đang giải quyết những gì thực tế khách hàng mong mỏi. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang tìm hiểu những gì khách hàng đã và đang làm, hoặc những gì khách hàng nghĩ là sẽ làm trong tương lai.
Trong thực tế, có thể khách hàng của chúng ta cũng không nhận ra được những nhân tố này có thể tạo ra những khó khăn và họ có thể đánh mất một cơ hội quí giá.
Một cuộc "trò chuyện thân mật" nhằm hiểu rõ tâm lý khách hàng có 3 mục tiêu chính sau:
1. Khám phá ra những mong mỏi thực tế của khách hàng (Theo ngôn ngữ y học là "Những triệu chứng này có thực sự tồn tại hay không?")
2. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề ("Vấn đề trầm trọng đến mức nào?")
3. Tạo ra "Sự cần thiết phải thay đổi" ("Có nghiêm trọng đến mức phải hành động ngay hay không?")
Vấn đề của các doanh nghiệp ngày nay là trang bị cho phòng kinh doanh và phòng Marketing của công ty mình có đủ kiến thức để nắm bắt đúng và chính xác tâm lý khách hàng. Để bắt đầu hoặc nâng cao khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, cần chú ý đến 3 bước sau:
1. Công cụ Marketing của công ty nên bao hàm cả cách thức nắm bắt tâm lý khách hàng. Điều này giúp khách hàng của bạn hiểu rõ hơn những gì bạn trình bày. Sử dụng các tập sách hướng dẫn về "7 dấu hiệu cảnh báo ban đầu" để nhắc nhở khách hàng về giá trị của các sản phẩm bạn cung cấp
2. Sử dụng trang web để có những bước đầu tiên nắm bắt được tâm lý khách hàng, nhằm tạo ra được những triển vọng kinh doanh tốt hơn.
3. Đảm bảo rằng những buổi huấn luyện về sản phẩm mới cũng nhắc nhở nhân viên kinh doanh của bạn phải chú ý đến những dấu hiệu mà họ phải tìm hiểu từ khách hàng, và làm thế nào để đánh giá được tác động kinh doanh.