26
CHĂN NUÔI - THÚ Y
I. Giới thiệu gà H’Mông: Đây là giống gà thịt đen, xương đen. Gà có 3 màu lông chính: đen, hoa mơ và nâu. Chân có 3 màu chính là chân chì, chân trắng, chân vàng. Màu da chủ yếu là trắng, màu vàng, còn lại là màu chì. Mỏ có 3 màu vàng, trắng và chì. Tuổi đẻ đầu: 140-145 ngày. Gà H’Mông có tầm vóc Năng suất trứng/mái/năm: khá lớn, gà có màu lông đen 60-70 quả. Khối lượng trứng: có khối lượng nhỏ nhất. 48-52 g/quả. Tỷ lệ cho phôi: 90-95%. Tỷ lệ ấp nở/trứng có phôi: 88-93 %. Giá gà giống: 7000-8000 đ/con.
II. Nuôi gà H’Mông: 1. Nuôi úm: Trong 3 tuần đầu, gà nuôi nhốt trong chuồng, nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức sống và sinh trưởng. 2. Nuôi gà sinh sản: Tỷ lệ trống/mái: 1/10. Có thể nuôi nhốt hoặc bán chăn thả: 5 mái/tổ đẻ.
3. Nuôi gà thịt: Nên nuôi theo phương thức bán chăn thả từ sau 3 tuần tuổi. Dùng thức ăn cho gà thả vườn hoặc hạt ngũ cốc (ngô, thóc..) trộn với đậm đặc gà thịt hay khô đỗ, đậu tương rang. Có thể bán gà để hầm thuốc bắc, nấu canh nấm khi gà 5060 ngày (0,6-0,8 kg/con): giá 45.000-50.000 đ/kg; hoặc bán gà thịt (luộc, rang...) khi gà 90-120 ngày (1,4-1,8 kg/ con): giá bán: 40.000 đ/kg.
4. Chất lượng thịt gà: Thịt gà H’Mông có hương vị đặc biệt thơm ngon, có tỷ lệ các axit amin cao, cân đối. Tỷ lệ sắt thấp, nên khi nấu canh cũng không có vị tanh. Là giống gà được tiến triều làm thức ăn cho Vua chúa thời kỳ phong kiến vì bổ dưỡng, có giá trị dược liệu chữa trị các bệnh tim mạch và có khả năng tăng cường tinh lực. Ở Trung Quốc, gà H’Mông được làm quà biếu cho nhiều chính khách, món ăn chiêu đãi ngoại giao của chính phủ. Là giống gà đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu ấp nở trên tàu vũ trụ Shenzhou III của Trung Quốc, ngày 25/3/2002.
Địa chỉ liên hệ: Trần Thanh Vân ĐT: 0280.846.430 DĐ: 0912.28 28 16 E.mail: vanmy@hn.vnn.vn
27
Trần Văn Phùng, Bùi Thị Thơm, Hoàng Toàn Thắng, Hà Thị Hảo, Phạm Thị Phương Lan
Mục tiêu:
Kết quả:
- Xác định được tỷ lệ protein thích hợp trong thức ăn cho lợn giai đoạn sinh trưởng (18-50 kg) trên cơ sở cân bằng một số axit amin thiết yếu cho lợn. - Xây dựng được một số công thức thức ăn có tỷ lệ protein và axit amin thích hợp đảm bảo sinh trưởng của lợn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích thành phần hoá học của thức ăn: Theo tiêu chuẩn Việt Nam tại phòng Thí nghiệm trung tâm - Trường Đại học Nông Lâm. Phương pháp xác định mức protein thích hợp cho lợn sinh trưởng: Các thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng đều về giống, tuổi, tính biệt, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng... Về khẩu phần thí nghiệm đảm bảo 3200 kcal ME và các thành phần khác, chỉ khác nhau về tỷ lệ protein (Lô 1: 18%, lô 2: 17% và lô 3: 16%). Mức lysine, threonine, methionine + cystine và tryptophan đảm bảo giống nhau giữa các lô. Địa điểm: Trại chăn nuôi lợn ngoại Cương Hường – Tích Lương – Thái Nguyên. 1. Kết quả sinh trưởng của lợn thí nghiệm Bảng 1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm Diễn giải
Lô 1
Lô 2
Lô 3
22
22
22
Khối lượng bắt đầu thí nghiệm
18,09±0,64
18,27±0,54
18,27±0,61
Khối lượng sau 15 ngày
28,45±0,90
28,77±0,60
28,38±0,79
Khối lượng sau 30 ngày
38,60±1,17
38,64±0,85
37,86±0,86
Khối lượng sau 45 ngày
50,07a±1,29 49,96a±1,10
48,91a±1,21
n
So sánh với lô 1 (%)
100
99,78
97,68
a, b,c Trên hàng ngang, các chữ số có các chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Pa ≥ 0,05). Khi giảm mức protein trong khẩu phần nhưng được cân đối đủ 4 axit amin thiết yếu thì sinh trưởng của lợn giảm đi không đáng kể (50,07 – 49,96 – 48,91kg/con lúc 45 ngày nuôi).
28
CHĂN NUÔI - THÚ Y 2. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng. Bảng 2. Tiêu tốn thức ăn và protein/1kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm Giai đoạn 1-15 ngày nuôi
Lô 1 1,419 252,54 1,818 327,24 2,087 375,66 1,783 320,94 100 100
16-30 ngày nuôi 31 – 45 ngày nuôi Bình quân cả giai đoạn So sánh với lô 1 (%)
Lô 2 1,456 247,52 1,867 317,39 2,209 375,53 1,831 311,27 102,69 96,98
Lô 3 1,456 232,96 1,947 311,52 2,219 355,04 1,882 301,12 105,57 93,82
Ghi chú: Hàng trên ứng với tiêu tốn thức ăn (kg) và hàng dưới ứng với tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng (gam). Khi giảm tỷ lệ protein trong thức ăn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tăng từ 2,69-5,57%, trong khi đó tiêu tốn protein giảm từ 3,02-6,18%. 3. Thành phần hoá học của thịt lợn thí nghiệm Bảng 3. Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt lợn thí nghiệm (Tỷ lệ % trong thịt lợn tươi) Lô 1 Chỉ tiêu
Lô 2
Lô 3
Thịt mông
Thịt vai
Vật chất khô
23,49
23,52 23,45 23,25 23,49 23,99
Protein tổng số
20,86
18,97 21,04 18,72 21,06 20,01
Mỡ
1,12
3,22
Thịt mông
0,93
Thịt vai
2,89
4. Một số hình ảnh triển khai nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thịt Thịt mông vai
0,89
2,47
Khoáng tổng số
1,19 1,04 1,17 1,13 1,17 1,14 Sản xuất thức ăn tại công ty thức Tỷ lệ protein của thịt giữa các lô không có sự chênh lệch đáng ăn gia súc Đại Minh. kể, đối với thịt mông từ 20,86-21,06%.
Kết luận:
Khi giảm tỷ lệ protein thô trong thức ăn nuôi lợn ngoại thương phẩm mà vẫn đảm bảo đủ các axit amin lysine, threonine, methionine và tryptophan sẽ không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và thành phần hoá học thịt lợn. Đây là một giải pháp tốt trong việc tiết kiệm thức ăn đạm góp phần phát triển chăn nuôi. Ứng dụng tại cơ sở chăn nuôi lợn ngoại xã Tích Lương – Thành phố Thái Nguyên. Địa chỉ liên hệ: PGS.TS. Trần Văn Phùng Phòng Thí nghiệm trung tâm – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ĐT. 0280 753 032
29
GIỚI THIỆU: Nhiễm khuẩn E.coli đường tiêu hóa ở lợn con theo mẹ được biểu hiện qua triệu chứng tiêu chảy. Nguyên do tác động của Enterotoxin (độc tố đường ruột). Trong trường hợp này, chủng E.coli độc thường mang yếu tố gây bệnh có khả năng bám dính F4, F5 hoặc F6 giúp vi khuẩn cố định vào tế bào biểu mô của niêm mạc ruột, cho chúng cơ hội gây bệnh, dẫn tới thiệt hại về kinh tế của người chăn nuôi. TÁC HẠI KINH TẾ: Thiệt hại kinh tế do E.coli gây ra ở lợn con theo mẹ là rất cao. Ước tính thiệt hại dựa trên cơ sở so sánh với một số bệnh hay gặp đã dẫn tới tăng chi phí thức ăn cho mỗi lợn nái như sau: Bệnh Chi phí tăng Parvovirus US$ 78,65 Coccidiosis 67,42 E.Coli 327,03 Mycoplasma 20,42 Serpulina 40,18 Nguồn: University of Illinois
THIỆT HẠI NHƯ THẾ NÀO? 1. Tăng tỷ lệ tử vong 2. Còi cọc, chậm lớn 3. Tăng chi phí điều trị 4. Tăng nhiễm trùng kế phát
LÀM Gì ĐỂ KHỐNG CHẾ? Thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Biện pháp vac-xin qua lợn mẹ tạo miễn dịch đặc hiệu. LỊCH PHÒNG BỆNH: Lợn nái mang thai được phòng bệnh hai lần bằng vaccoli, lần 1 trước khi đẻ 6 tuần, lần 2 sau lần 1 hai tuần. Lợn con đảm bảo được bú sữa đầu đầy đủ.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT Vac-xin vaccoli có nguồn gốc tại chỗ, là những chủng vi khuẩn E.coli độc phân lập từ lợn mắc bệnh có khả năng sản sinh độc tố đường ruột, mang các yếu tố bám dính F4, F5 và F6 nên đảm bảo sự phù hợp về kháng nguyên, được kiểm tra theo tiêu chuẩn ngành: Kiểm tra trong phòng thí nghiệm; Thử nghiệm lâm sàng trên lợn nái chửa; Kiểm tra trên thực địa. Đã thử nghiệm đạt hiệu quả phòng bệnh cao trong nhiều năm tại Cao Bằng, Thái Nguyên và Hà Tây.
Chi tiết xin liên hệ: Khoa Chăn nuôi thú y; Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Tel: 0280851426
30
CHĂN NUÔI - THÚ Y
GIỚI THIỆU: Nhiễm khuẩn E.coli đường tiêu hóa ở lợn con theo mẹ được biểu hiện qua triệu chứng tiêu chảy. Nguyên do tác động của Enterotoxin (độc tố đường ruột). Trong trường hợp này, chủng E.coli độc thường mang yếu tố gây bệnh có khả năng bám dinh, F4, F5 hoặc F6 giúp vi khuẩn cố định vào tế bào biểu mô của niêm mạc ruột, cho chúng cơ hội gây bệnh, dẫn tới thiệt hại về kinh tế của người chăn nuôi. TÁC HẠI KINH TẾ: Thiệt hại kinh tế do E.coli gây ra ở lợn con theo mẹ là rất cao. Ước tính thiệt hại dựa trên cơ sở so sánh với một số bệnh hay gặp đã dẫn tới tăng chi phí thức ăn cho mỗi lợn nái như sau: Bệnh Chi phí tăng Parvovirus US$ 78,65 Coccidiosis 67,42 E.Coli 327,03 Mycoplasma 20,42 Serpulina Nguồn: University of Illinois
THIỆT HẠI NHƯ THẾ NÀO? 1. Tăng tỷ lệ tử vong 2. Còi cọc, chậm lớn 3. Tăng chi phí điều trị 4. Tăng nhiễm trùng kế phát LÀM Gì ĐỂ KHỐNG CHẾ? Thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ Biện pháp vac-xin qua lợn mẹ tạo miễn dịch đặc hiệu. Khống chế bệnh bằng YPIX, chế phẩm sinh học không sử dụng kháng sinh. LỊCH PHÒNG, TRỊ BỆNH: Lợn nái mang thai được phòng bệnh hai lần bằng vaccoli, lần 1 trước khi đẻ 6 tuần, lần 2 sau lần 1 hai tuần, lợn con đảm bảo được bú sữa đầu đầy đủ. Lợn mắc bệnh điều trị bằng YPIX.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT YPIX được chế tạo bằng kháng nguyên có nguồn gốc tại chỗ, là những chủng E.coli độc phân lập từ lợn mắc bệnh mang các yếu tố bám dính F4, F5 và F6 nên đảm bảo sản sinh kháng thể đặc hiệu phù hợp; được tối miễn dịch trên gà khỏe. Gà đẻ thu hoạch trứng chế tạo hỗn hợp bột kháng thể lòng đỏ bằng công nghệ sấy phun ở nhiệt độ thấp. Sau khi chế tạo được kiểm tra theo tiêu chuẩn ngành; kiểm tra trong phòng thí nghiệm; thử nghiệm lâm sàng trên lợn sơ sinh; kiểm tra trên thực địa. Đã thử nghiệm đạt hiệu quả khống chế bệnh cao trong nhiều năm ở Hà Tây, Cao Bằng và Thái Nguyên; YPIX góp phần hạn chế việc sử dụng kháng sinh. Chi tiết xin liên hệ: Khoa Chăn nuôi thú y; Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên ĐT: 0280 851 426; Fax: 0280 852 921
31
1. Tên sản phẩm, quy trình công nghệ: QUY TRÌNH PHÒNG CHỐNG BỆNH GIUN XOĂN DẠ MÚI KHẾ TRÂU BÒ 2. Xuất xứ sản phẩm, quy trình công nghệ: Đề tài cấp Bộ B2009 – TN03 – 07. 3. Miêu tả tóm tắt về sản phẩm, quy trình công nghệ: 3.1. Xét nghiệm phân trâu, bò, bê, nghé 3 tháng 1 lần: Để phát hiện những con nhiễm giun xoăn dạ múi khế. Những địa phương không có điều kiện chẩn đoán xét nghiệm thì căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và những đặc điểm dịch tễ học để xác định bệnh. 3.2. Tẩy giun xoăn dạ múi khế cho trâu bò: Dùng thuốc Ivermectin 25%, liều 0,25mg/kg TT hoặc Benvet 600, liều 7,5mg/kg TT hoặc Levamisol 7,5% liều 1ml/10kgTT tẩy giun xoăn dạ múi khế cho trâu bò. Ưu tiên tẩy giun trước cho những trâu bò bị nhiễm nặng hoặc có biểu hiện lâm sàng của bệnh giun xoăn dạ múi khế. Chú ý tẩy cho những bê nghé dưới 1 năm tuổi. Định kỳ tẩy giun xoăn dạ múi khế 3 lần/ năm cho cả đàn trâu bò khi kiểm tra phân thấy có trứng. Khi tẩy, phải nhốt trâu bò trong chuồng từ 3 - 5 ngày, dọn sạch phân ở chuồng, tập trung ủ kỹ để tránh mầm bệnh phát tán ra môi trường, bãi chăn thả. 3.3. Xử lý phân trâu bò để diệt trứng và ấu trùng giun xoăn dạ múi khế: Hàng ngày thu gom phân ở chuồng nuôi, tập trung vào một nơi, vun thành đống, trát bùn kín dầy 5 10cm, sau 3 - 4 tuần nhiệt độ đống ủ tăng lên 50 - 600 có tác dụng diệt toàn bộ trứng và ấu trùng giun xoăn. Có thể trộn thêm tro bếp, lá xanh và vôi bột để tăng thêm nhiệt độ của hố ủ, hoặc đào hai hố ủ phân ở cạnh nhau phía
sau chuồng trâu bò, hàng ngày gom phân vào một hố ủ, khi đầy trát kín miệng hố bằng bùn hoặc đắp đất. 3.4. Vệ sinh chuồng nuôi trâu bò: Chuồng nuôi trâu bò phải luôn khô ráo, sạch sẽ, định kỳ 2 tháng 1 lần phun thuốc sát trùng (có thể dùng Oxidan. TCA liều 2 ml trong lít nước hoặc MD Oxide A.D.C liều 6ml trong lít nước) để diệt trứng và ấu trùng giun xoăn dạ múi khế ở nền chuồng và khu vực xung quanh chuồng. 3.5. Cải tạo đồng cỏ, bãi chăn thả: Lấp những vũng nước đọng trên bãi chăn, thu gom phân trên bãi chăn để ủ. Những nơi có điều kiện đồng cỏ bãi chăn thả rộng thì nên chăn thả luân phiên đồng cỏ theo tần suất 1 tháng để phòng bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu bò. 3.6. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng trâu bò: Để nâng cao sức khỏe của đàn trâu bò, cần chú ý quản lý chăm sóc và nuôi dưỡng tốt. Đối với trâu bò các lứa tuổi (đặc biệt là trâu bò sinh sản) cần đảm bảo khẩu phần ăn đủ cả về số lượng và chất lượng. Có kế hoạch dự trữ và cung cấp đủ thức ăn trong vụ Đông - Xuân, nhằm nâng cao sức đề kháng của trâu bò, hạn chế sự cảm nhiễm ấu trùng giun xoăn dạ múi khế có sức gây bệnh. 4. Khả năng áp dụng, địa chỉ có thể áp dụng: Các trang trại, nông hộ chăn nuôi trâu bò. 5. Tác giả và địa chỉ liên hệ: Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Thị Kim Lan – GV Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. ĐT: 0988706328. Email: phucnamcnty@gmail.com.
32
CHĂN NUÔI - THÚ Y
Bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế có biểu hiện Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi trâu, bò. lâm sàng.
Vệ sinh máng nước uống cho trâu bò.
Vệ sinh đồng cỏ, bãi chăn thả trâu, bò.
Thu gom phân trâu, bò ủ nhiệt sinh học.
Một số thuốc tẩy và diệt trứng, ấu trùng giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò .
33
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Điện thoại: 02803855606 1. Xuất sứ công nghệ Quy trình công nghệ này được tổng kết từ Dự án nghiên cứu ứng dụng của tỉnh Thái Nguyên, đó là: “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn đặc sản giống địa phương tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa”, do PGS.TS. Nguyễn Văn Bình làm Chủ nhiệm đề tài và đã được thực hiện trong giai đoạn 2008 - 2010. 2. Mô tả tóm tắt quy trình công nghệ 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật - Tốc độ sinh trưởng: + Khối lượng sơ sinh: 0,3 – 0,4 kg/con + Khối lượng 2 tháng tuổi: 4,0 – 5,0 kg/con + Khối lượng 10 tháng tuổi: 35 – 40 kg/con - Năng suất sinh sản: + Tuổi phối giống lần đầu: 150 – 180 ngày + Tuổi đẻ lứa đầu: 265 – 290 ngày + Số con/lứa: 6 – 8 con + Số lứa/năm: 1,6 – 1,8 lứa - Khối lượng thịt xuất bán bình quân: 20 - 25kg/con - Khả năng cho thịt: + Tỷ lệ thịt xẻ: 70 – 75% + Tỷ lệ thịt nạc: 35 – 40% + Tỷ lệ mỡ: 40 – 45% + Tỷ lệ xương: 15 – 20% - Hiệu quả kinh tế nuôi lợn giống: +Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa: Thức ăn tinh: 5,5 kg; Thức ăn thô xanh: 15 kg + Lợi nhuận: 20% - Hiệu quả kinh tế nuôi lợn thịt: +Tiêu tốn thức ăn/kg lợn hơi xuất chuồng: Thức ăn tinh: 3 kg; Thức ăn thô xanh: 20 kg + Lợi nhuận: 35% 2.2. Quy trình công nghệ chăn nuôi Quy trình công nghệ chuyển giao bao gồm các quy trình kỹ thuật chăn nuôi 2 nhóm lợn: Lợn giống (đực giống và cái sinh sản) và lợn thương phẩm (lợn thịt) theo phương thức bán chăn thả, khai thác và tận dụng triệt để các nguồn lực sẵn có tại địa phương (thức ăn, phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, nguyên vật liệu xây dựng chuồng trại...) nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. - Quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản bao gồm các kỹ thuật chọn lợn làm giống, kỹ thuật nuôi lợn nái hậu bị, nái mang thai, nái nuôi con, kỹ thuật nuôi lợn con trong thời gian bú sữa và sau cai sữa.
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn đực giống bao gồm kỹ thuật chọn lợn đực giống, kỹ thuật nuôi lợn đực hậu bị, lợn đực giống làm việc. - Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thương phẩm (lợn thịt). Trong quy trình kỹ thuật chăn nuôi sẽ chuyển giao đầy đủ các kỹ thuật về: + Nuôi dưỡng: nhu cầu dinh dưỡng, tổ chức sản xuất, chế biến thức ăn. + Kỹ thuật chăm sóc đàn lợn.
Khu chăn thả lợn + Quy trình vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh. + Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi.
Khu chuồng nuôi lợn nái sinh sản 3. Địa chỉ ứng dụng Quy trình công nghệ này có thể được chuyển giao cho hộ gia đình, các trại chăn nuôi (tập thể, cá nhân) đặt tại những vùng có điều kiện phù hợp: đất đai rộng, có thể sản xuất được thức ăn thô xanh, một phần thức ăn tinh (ngô, khoai, sắn...), có bãi chăn thả.
34
CHĂN NUÔI - THÚ Y
1. Xuất xứ của công nghệ Năm 2006, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên thực hiện dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn địa phương bán hoang dã tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn”. Dự án được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Nông Lâm về nhóm lợn rừng lai giữa lợn đực rừng tự nhiên và lợn nái địa phương. Nhóm lợn rừng lai này hình thành do phương thức nuôi thả rông lợn nái địa phương, khi động dục được lợn đực rừng phối giống. Nhóm lợn rừng lai này được người dân nuôi thịt, có chất lượng rất ngon, tỷ lệ nạc cao hơn lợn địa phương, vì vậy rất được người dân ưa chuộng. Dự án đã tạo nhiều lợn nái theo hình thức này tại xã Bành Trạch huyện Ba Bể và chọn lợn nái lai F1 (đực rừng x nái địa phương) để gây nái sinh sản và tiếp tục chuyển sang khu vực xã Xuân La và Nhạn Môn của huyện Pác Nặm cách đó khoảng 40 km để tạo lợn lai F2 (Đực rừng tự nhiên x Nái F1 (đực rừng x nái địa phương)). Những lợn lai F2 này dùng làm dòng đực để phối giống với lợn nái F1 (đực rừng x nái địa phương) nhằm tạo lợn thương phẩm. Bằng cách này, 20 hộ dân đã chăn nuôi nhóm lợn rừng lai tại huyện Pác Nặm và thu được hiệu quả chăn nuôi khá cao, thu nhập bình quân/hộ/năm đạt 4.996.620đ cao hơn ba lần so với chăn nuôi lợn địa phương truyền thống chỉ đạt 1.416.667 đ/hộ/năm (Thời giá khi kết thúc dự án năm 2007; Báo cáo tổng kết mô hình đã được nghiệm thu tại Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh). Đồng thời, quy trình chăn nuôi lợn bán hoang dã đã được xây dựng và thử nghiệm không những đem lại hiệu quả chăn nuôi lợn rừng lai cao mà còn rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi của người dân địa phương.
Từ kết quả này, các nhà khoa học của Trường Đại học Nông Lâm đã nhập các nhóm lợn rừng lai về nuôi tại Trại chăn nuôi động vật hoang dã xã Tức Tranh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên để tiếp tục tạo ra những dòng lợn lai có chất lượng cao. Thông qua áp dụng công nghệ chọn giống (chọn lọc truyền thống, áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu các đa hình gene quy định một số tính trạng về sinh sản và sinh trưởng, ghép đôi giao phối…), đến nay đã có những dòng lợn đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường về chất lượng (thịt thơm ngon, giòn…), đồng thời đáp ứng được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (đẻ nhiều con/ lứa; lớn nhanh hơn lợn rừng sống trong tự nhiên…).
Đàn lợn gốc tại Bành Trạch - Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn
Lợn đực đã cải tạo nuôi tại xã Tức Tranh Phú Lương - Thái Nguyên