6 minute read

TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS VỚICUỘC SỐNG CON NGƯỜI

Advertisement

MỤC LỤC

Lời mở đầu……………………………………………………………………….4

1. Lý do chọn đề tài

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

5. Cơ sở lý luận

6. Kết cấu của đề tài

CHƯƠNG 1: Hệ thần kinh, não bộ và nguồn gốc của stress…………………...7

1. Não bộ

1.1. Cơ quan phức tạp

1.2. Sự hình thành của não bộ

2. Hệ thần kinh

2.1. Hệ quan trọng

2.2. Mạng thần kinh

2.3. Các hệ thống đan xen nhau

2.4. Một cấu trúc được thiết lập sẵn nhưng linh động dễ thay đổi

3. Các cơ chế vô thức - Bộ não thực vật

4. Nguồn gốc và định nghĩa của stress

a. Nguồn gốc

b. Phân loại

CHƯƠNG 2: Các dấu hiệu và giai đoạn của stress…………………………....14

1. Những dấu hiệu cảnh báo

1.1. Phản ứng về mặt cảm xúc

1.2. Những phản ứng của cơ thể

1.3. Phản ứng về mặt hành vi

2. Các giai đoạn

CHƯƠNG 3: Ảnh hưởng nhiều mặt của stress đến sức khỏe………………...20

1. Ảnh hưởng tiêu cực của stress với bộ não

1.1. Stress và não: Vùng hồi hải mã và vỏ não trước trán trung gian

1.2. Stress và não bộ: hormone và chất dẫn truyền thần kinh

1.2.1. Trục HPA và cortisol

1.2.2. Axit gamma-aminobutyric (GABA)

2.3. Stress và hệ thống miễn dịch

2. Stress và trí nhớ

CHƯƠNG 4: Một số chứng bệnh liên quan……………………...……....…….24

1. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

2. Chứng rối loạn stress sau sang chấn

CHƯƠNG 5: Một số vấn đề liên quan……………………………………...…..26

1. Stress và chứng nghiện

2. Trẻ đối phó với stress ra sao

CHƯƠNG 6: Các biện pháp giải quyết stress…………….……………...…….28

Kết luận

Nguồn tài liệu

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nhân loại đang bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, của sự bùng nổ thông tin và sự phát triển vượt bậc của công nghệ khoa học về cả số lượng lẫn chất lượng, cả về tốc độ và phạm vi lĩnh vực. Đi cùng với đó, đời sống tâm lý của con người cũng ngày càng đa dạng và phong phú để thích ứng với điều kiện môi trường luôn biến đổi sôi động. Bên cạnh việc cải thiện điều kiện sống của con người, sự phát triển của xã hội cũng làm phát sinh những hệ lụy tiêu cực, trở thành những tác nhân gây stress cho con người nhiều hơn. Nhiều nhà nghiên cứu về stress cho rằng xã hội ngày càng phát triển, càng hiện đại thì nguy cơ bị stress của con người ngày càng cao

Thật vậy, trong những năm gần đây stress trở thành một vấn đề phổ biến trong đời sống xã hội, hầu hết mọi người đã quen thuộc với thuật ngữ stress, stress có mặt trong mọi biến cố của cuộc sống, stress xuất hiện ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh sống của con người.

Stress (căng thẳng tâm lý) là một phần tất yếu, không thể tránh khỏi trong cuộc sống mỗi người. Stress ở mức độ bình thường (Eustress) là phản ứng thích nghi của cơ thể trước những tác nhân từ môi trường sống, đồng thời là động cơ thức đẩy sự phát triển cá nhân, đó là những căng thẳng có lợi. Tuy nhiên, nếu stress với cường độ cao, kéo dài, lặp đi lặp lại sẽ phá vỡ sự cân bằng sinh học của cơ thể, từ đó làm nảy sinh những vấn đề về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần thì đó là những căng thẳng có hại hay stress bệnh lý (Distress).

Có thể thấy, vấn đề về stress ảnh hưởng rất sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần của nhiều người.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Để hiểu rõ được ảnh hưởng của stress đối với đời sống con người nói riêng và sức khỏe con người nói chung, vấn đề được nghiên cứu cả trên góc độ khoa học, đặc biệt là cấu trúc não bộ và hệ thần kinh – cơ quan có liên quan mật thiết đến cảm xúc, cảm giác trong cơ thể con người và góc độ đời sống.

Trước hết, bài nghiên cứu đưa ra những dẫn chứng về hệ thần kinh, từ đó đưa đến những thông tin chung nhất về nguồn gốc, những giai đoạn và ảnh hưởng

của stress lên con người. Từ đó, bài nghiên cứu mang lại giải pháp giúp con người, đặc biệt là đối tượng sinh viên, những người trẻ tuổi đối diện với stress.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trong các nhóm đối tượng, sinh viên là nhóm đối tượng được đánh giá có nguy cơ gặp các vấn đề căng thẳng tâm lý ở mức cao do áp lực học tập, thi cử, các mối quan hệ tình yêu, bạn bè, điều kiện kinh tế.... Tại Việt Nam, theo báo cáo kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên lần thứ hai năm 2009 (SAVY II) có tới 73,1% thanh niên (tuổi từ 14 – 25) từng có cảm giác buồn chán do căng thẳng tâm lý. Nếu stress mức độ bình thường sẽ là động lực giúp sinh viên đạt kết quả cao hơn trong học tập cũng như trưởng thành hơn trong cuộc sống thì stress ở mức độ nặng sẽ là nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập suy yếu cũng như các bệnh lý về tinh thần và thể chất. Vì vậy, nhằm từng bước nâng cao sức khỏe, kết quả học tập của cộng đồng nói chung và của sinh viên nói riêng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của stress với con người” với hai mục tiêu chính là mô tả thực trạng stress và đưa ra những giải pháp khắc phục.

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứua. Đối tượng

Đối tượng mà bài nghiên cứu hướng đến là tất cả mọi người, bài nghiên cứu không chú trọng vào một đối tượng cụ thể vì tất cả stress là một vấn đề mà gần như tất cả mọi người đều gặp phải, không phải chỉ là vấn đề liên quan về mặt cảm xúc mà còn là một phần trong phản ứng thần kinh tự nhiên của con người.

b. Phương pháp nghiên cứu

Bài viết chủ yếu được nghiên cứu qua các cuốn sách khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội, bên cạnh đó là một số bài viết được đăng tải trên Internet. Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn trực tiếp (sinh viên) cũng được sử dụng nhằm tăng tính xác thực cho bài nghiên cứu.

5. Cơ sở lý luận

Các nguồn thông tin được xác thực và nghiên cứu kỹ càng qua nguồn tư liệu sách, từ đó các số liệu, dẫn chứng được tổng hợp nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan cũng như đầy đủ và chi tiết cho vấn đề.

6. Kết cấu của đề tài- Hệ thần kinh, não bộ và nguồn gốc của stress- Các giai đoạn của stress- Ảnh hưởng nhiều mặt của stress đến sức khỏe- Các cách đối phó với stress

This article is from: