Bệnh hô hấp, hen suyễn & cách điều trị

Page 1


BỆNH HÔ HẤP, HEN SUYỄN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ LÊ ANH SƠN Biẽn soạn

NHÀ XUẤT BẢN THỜI ĐẠI


LỜI GIỚI THIỆU

“Người ta không coi trọng sức khỏe cho tới kh i đau yếu. ” - Thomas Puller Thông thường, sức khỏe là m ột giá trị rất ít kh i được chúng ta quan tâm đến, cho dù đó là một giá trị cực k ỳ quan trọng và ảnh hường trực tiếp đến cuộc sống cùa ta. Sự thiếu quan tâm này có lý do rất đơn giản, vì hầu hết chúng ta luôn xem việc có sức khỏe tốt chỉ là điều tất nhiên và quá thông thường, nên chỉ kh i nào ta “kém sức khỏe”, nghĩa là có bệnh, thì ta mới thấy cần quan tâm. Sức khỏe của m ỗi chúng ta là m ột giá trị đặc biệt vô cùng quý báu. N ói như Mahatma Gandhi: “Chính sức khỏe mới là sự giàu có thực sự, không phải vàng và bạc”. Sức khỏe chi phối trực tiếp cuộc sống của ta. Ta không th ể sống thoải mái, vui vẻ với m ột thân th ể ốm đau bệnh hoạn. Ta cũng không th ể vui sống kh i sức khỏe không cho phép ta làm được những điều ta muốn. K hi có sức khỏe tốt, ta sẽ thấy trong người sảng khoái và dễ dàng có được sự lạc quan vui sống. Vì vậy chúng ta cố gắng tuân thủ những nguyên tắc sau: 1. Hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có thể phát hiện bệnh sớm và việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. 2. Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ kh i thực hiện các xét nghiệm trên theo đúng thời hạn. 3. Theo dõi kết quả khám sức khỏe định kỳ. Ngày nay có nhiều khó khăn, thách thức mới như B ền k fiỗ Ằấp, ỉư ĨI suỵển và cácẰ Jỉều tii

3


mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp, các bệnh không lây nhiễm, dịch bệnh mới, bệnh lạ xuất hiện do sự ô nhiễm môi trường, các hóa chất độc hại, trong kh i chất lượng bệnh viện và chăm sóc y tế luôn là vấn đề được cả xã hội đặc biệt quan tâm, như tình trạng quá rải; thủ tục hành chính về khám, chữa bệnh còn phức tạp; rình trạng lạm dụng thuốc, xét nghiêm cận lâm sàng, lạm dụng k ỹ thuật chưa được kiểm soát chặt chẽ, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, đạo đức của m ột bộ phận cán bộ y tế ở nhiều bệnh viện chưa được cải thiện... Vì vậy, bản thân mỗi người trước hết tự cần trang bị cho bản thân một tri thức nhất định về các loại bệnh thông thường dễ mắc phải đê có hướng phòng ngừa và điều trị kh i cần thiết. Vì vậy chúng tôi biên soạn cuốn 'Bệnh hô hấp, hen suyễn và cách điều trị” với các nguyên nhân, triệu chứng bệnh, các phương pháp điều trị cụ thê dựa vào Yhọc hiện đại và Yhọc cổ truyền. Đặc biệt trong sách có nhiều phương cách phòng tránh và chữa bệnh dựa vào các thực phẩm, thức ăn, bài thuốc dân gian và chế độ sinh hoạt luyện tập thường ngày đã được các nhà chuyên môn có uy tín xác nhận. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. NGƯỜI BIÊN SOẠN

4 LÈ ANH SƠN bièn

i


Phẩn 1 TÌM HIỂU VẾ BỆNH H ô HẤP CÁC TRIỆU CHỨNG c ơ NĂNG C ơ QUAN HÔ h ẤP

Các triệu chứng cơ năng là những triệu chứng do bệnh nhân tự cảm thấy khi mắc các bệnh hô hấp về bệnh kê lại. Trong bệnh lý hô hấp, các triệu chứng chính là: Đau ngực, ho, khó thở, khạc đờm và ho máu. Đây là những triệu chứng có ý nghĩa quan trọng giúp cho bác sĩ chẩn đoán bệnh. 1. Đau ngực 1.1. Cơ chế: Phổi không có các nhánh thần kinh cảm giác đau. Đau ngực thường do tổn thương thành ngực (cơ, xương khớp), màng phổi, màng tim, thực quản và cây khí phế quản. Khi bị tổn thưctog nhu mô phổi mà xuất hiện đau ngực là do màng phổi phản ứng với các tồn thưctog này. 1.2. Đặc điểm: Những điểm quan trọng cần nắm khi hỏi bệnh nhân: 1.2.1. Cách khởi phát - Đau đột ngột dữ dội: đau dữ dội không có tính chất báo trước và mức độ đau ngay lập tức ở mức tối đa. - Đau tăng dần dai dẳng. 1.2.2. Vị trí đau: - Vị trí đau có thể gỢi ý cơ quan bị tổn thương và R ỉn k kô hấp, íe n suyễn và cách ầiều tri

5


bản chất của tổn thương. - Đau ở phía trước sau xương ức: viêm khí phế quản hoặc hội chứng trung thất. - Đau ở mặt trước bên lồng ngực: viêm phổi hoặc màng phổi. Đau ở dưới vú thường gặp trong viêm phổi cấp. - Đau vùng hạ sườn hay gặp trong bệnh lý màng phổi. Sự thay đổi của đau ngực với các cử động hồ hấp - Mức độ đau thay đổi khi ho, khi thay đổi tư thế thường ít có giá trị chẩn đoán. Đau thường tăng lên khi ho hoặc hít vào sâu. 1.3. Đặc điểm của đau ngực theo các cơ quan bị tổn thưcýng 1.3.1. Đau ngực do bệnh lý phổi - màng phổi - Đau thường khởi phát đột ngột, kèm theo có các triệu chứng lâm sàng. - Đau do viêm phổi cấp: đau dưới vú, đau tăng khi ho, thường có các triệu chứng khác kèm theo như: Rét run, sốt, khám phổi có hội chứng đông đặc. Loại đau ngực này cũng gặp trong nhồi máu phổi - Đau do viêm khí phế quản: bệnh nhân có cảm giác đau nóng rát sau xương ức, đau tăng khi ho, có thể có hoặc không khạc đờm, gặp trong viêm khí phế quan cấp hoặc do hít phải khói kích thích. - Đau do bệnh lý màng phổi; đau ở mặt bên và đáy của lồng ngực, cường độ đau thay đổi, tăng lên khi ho và hít sâu. Đau lan lên bả vai và thường kết hỢp với ho khan, thuốc giảm đau ít tác dụng và thường xuất hiện 6 LÈ ANH SƠN bic


khi thay đổi iư thế. Trong tràn dịch màng phổi đau thường kết hỢp với khó thở, lồng ngực bên bị bệnh giảm cử động và có hội chứng 3 giảm. - Đau ngực do tràn khí màng phổi: đau đột ngột, dữ dội “đau như dao đâm” đau ở mặt bên, bả vai, dưới vú đôi khi giống như cơn đau thắt ngực. Đau thường kèiri theo khó thở, ho khi thay đồi tư thế và có tam chứng Galliard. Cảm giác đau như dao đâm còn gặp khi ổ áp xe phổi, áp xe dưới cơ hoành vỡ vào trong màng phổi. - Trong viêm màng phổi ở vùng thấp bao gồm cả phần ngoại vi của màng phổi hoành được chi phối bởi 6 dây thần kinh liên sườn dưới, đây là những dây thần kinh chi phối cho cả thành bụng. Vì vậy khi viêm màng phổi ở phần này có thể kèm theo đau ờ phần trên bụng. Phần trung tâm của cơ hoành được chi phối bởi dây thần kinh hoành (Cjjj và Cjv) khi viêm ở phần này bệnh nhân có thể có cảm giác đau ở vùng cồ hoặc mỏm vai. - Đau ngực do lao phổi thường là đau âm ỉ, dai dẳng. - Đau ngực trong ung thư phổi. Đau không rõ ràng, vị trí có thể thay đổi, song cố định theo thời gian trong ngày, thuốc giảm đau ít có tác dụng, thường kèm theo ho, có thể ho ra máu... ớ u đỉnh phổi đau lan từ ngực ra chi trên. 1.3.2. Đau trong bệnh lý trung thất do viêm hoặc không do viêm - Đau sau xương ức có thể kèm theo sốt. - Đau mạn tính trong khối u trung thất; + Đau trong hội chứng chèn ép trung thất trước: Ẽ ên k kô Ẵáp, hen suyển và cách ầiều trí

7


đau sau xương ức, đau giả cơn, đau thắt ngực kèm theo phù áo khoác, tím và tuần hoàn bàng hệ, tăng áp lực tĩnh mạch chi trên khi ho và gắng sức. + Đau trong hội chứng chèn ép trung thất giữa: đau kiểu “dây đeo quần” không thường xuyên và thường kèm theo khó thở rít, khò khè, ho khan, giọng đôi do liệt dây quặt ngược trái, nấc do chèn ép hoặc liệt thần kinh hoành. + Đau trong hội chứng chèn ép trung thất sau: đau do chèn ép thần kinh liên sườn hoặc đau lan ra cánh tay do chèn ép vào các rễ thần kinh của đám rối cánh tay Cvni - Di1.3.3. Đau do bệnh lý thành ngực - Ngoài bệnh lý của màng phổi đau ở thành ngực có thể do: - Tổn thương xương: đau do gẫy xưctng sườn thường dai dẳng, tăng khi cử động hô hấp, khi thay đổi vị trí và ho. - Tổn thương sụn sườn (hội chứng Tietze). - Tổn thương cơ, đau cơ, viêm cơ. - Tổn thương thần kinh liên sườn: đau lan dọc theo xương sườn ở 1/2 lồng ngực. - Đau ngực ở những người chơi thể thao (tennis). 1.3.4. Đau do cắc nguyên nhân khác - Đau ngực do bệnh lý tim mạch. + Đau do bệnh mạch vành: đau sau xương ức, lan lên cổ và chi trên. + Đau do tràn dịch màng ngoài tim; đau vùng trước tim, tăng khi gắng sức, khi hít sâu. - Đau do bệnh lý thực quản: đau sau xương ức, 8 LỀ ANH SƠN t,u ẽn

soạn


xuất hiện khi nuốt và nằm ngửa có thể kết hợp với khó nuốt. 1.3.5. Đau ngực không do bệnh lý của thành ngực - Là đau từ nơi khác lan lên ngực. - Đau xuất phát từ bụng: các bệnh lý gan, mật, dạ dày, tủy. - Đau từ sau phúc mạc; bệnh lý thận. 2. Ho 2.1. Đ ịnh nghĩa: Ho là phản xạ của cơ quan hô hấp, các thụ cảm thể gây ho bị kích thích. Đây là phản xạ tích cực nhằm loại khỏi đường thở các chất tiết ra và vật lạ. 2.2. Cơ chế: Cung phản xạ ho gồm: các thụ cảm thể gây ho ở họng, thanh quản, phế quản lớn, màng phổi và trung thất, ngoài ra thụ cảm thể còn ở gan, tử cung, ống tai. Nhu mô phổi và các phế quản nhỏ ít thụ cảm thể gây ho. Trung tâm ho ở hành tuỷ, sàn não thất 4. Các dây thần kinh hướng tâm gồm dây thần kinh quặt ngược của dây X, dây thần kinh cơ hoành, dây thần kinh liên sườn, cơ bụng. 2.3. Đặc điểm: Phân tích đặc điểm của ho có thể giúp ích cho bác sĩ chẩn đoán. 2.3.1. Hoàn cảnh và thời gian xuất hiện ho - Tự phát. - Xuất hiện khi gắng sức, thay đồi tư thế, khi nuốt (ho khi nuốt là triệu chứng đặc trưng của dò thực quản- khí quản). - Ho buổi sáng ngủ dậy, ban ngày hay ho đêm. 2.3.2. Ho kịch phắt hoặc dai dẳng, mạn tính'. Ho B ên h Ỉi6 hấp, ken suyễn và cách ẩiều tri

9


mạn tính là ho kéo dài trên 3 tuần. 2.3.3. Nhịp điệu: Ho thành cơn hay ho húng hắng. 2.3.4. Ầm sắc: Tiếng ho có thể cao hoặc trầm. - Ho khàn hoặc ông ổng trong viêm thanh quản giống như tiếng chó sủa. - Ho giọng đôi: tiếng ho lúc cao, lúc trầm. Gặp trong liệt dây thần kinh quặt ngược. 2.3.5. Ho khan hay có đờm: Ho ra đờm nhầy là chứng tỏ chất khạc ra là dịch tiết của phế quản (trẻ em và phụ nữ thường không nhổ đờm ra ngoài mà nuốt xuống dạ dày). 2.4. Giá trị của ưiệu chứng - Ho khan xuất hiện khi thay đồi tư thế gặp trong tràn dịch màng phổi. - Ho khạc đờm kèm theo sốt, đau ngực, khó thở, trong viêm phổi cấp. - Ho khan kéo dài: bệnh thanh quản, bệnh phổi kẽ, viêm tai xưctog chũm mạn tính, viêm họng hạt, loạn cảm họng, viêm mũi xoang. - Ho dai dẳng có khạc đờm trong viêm phế quản mạn, giãn phế quản. - Cơn ho kịch phát: có thể gặp do các nguyên nhân sau: + Ho gà: ho thành cơn, ho thường về đêm rũ rượi, gây nôn mửa, ho khạc đờm chảy thành dây. + Nhiễm virút đường hô hấp. + Dị vật đường thở: (cơn ho đầu tiên khi dị vật rơi vào đường thở trước đó đã bị bỏ qua) thường gặp ở trẻ em. 10 LÈ ANH 5ƠN bic


+ Ung thư phổi ở người lớn: ho thường kéo dài. ở những người hút thuốc lá; triệu chứng này thường bị bỏ qua do nhầm tưởng là ho do hút thuốc. + Lao phổi: Theo chương trình chống lao quốc gia Việt Nam, khi ho trên 3 tuần cần đến y tế khám xem có bị mắc lao phổi hay không. + Co thắt khí phế quản; thường gặp trong hen phế quản, ho kèm theo cơn khó thở, song cũng có khi hen phế quản chỉ biểu hiện bằng cơn ho khan, về gần sáng, hay gặp ở trẻ em. - Ho dẫn đến rối loạn ý thức: thường khởi phát đột ngột, có một hoặc nhiều cơn ho gây u ám ý thức tạm thời hoặc ngất (Cough Syncope), còn gọi là cơn đột quỵ thanh quản (Ictus Larynge) gặp trong suy hô hấp nặng, rối loạn vận động khí phế quản không điển hình. - Ho trong bệnh tim: ho về đêm kèm theo khó thở, trong hen tim do cao huyết áp có suy tim trái, hẹp van 2 lá. 3. Khạc đờm 3.1. Đ ịnh nghĩa: Khạc đờm là ho và khạc ra ngoài các chất tiết, các sản phẩm bệnh lý nằm trong đường thở dưới nắp thanh môn. 3.2. Đặc điểm - Đặc điểm của đờm được khạc ra từ cây khí quản có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp. Song trước tiên phải xác định có phải bệnh nhân thực sự ho khạc đờm hay không, c ần lưu ý những trường hỢp sau đây không phải là đờm: + Nhổ ra nước bọt: trắng trong và loãng. h ê n h Ịtô kấp. ken suyễn và cáck ầiều

ízi 1 ỉ


+ Khạc ra các chất từ mũi họng, hoặc các chất trào ngược từ thực quản, dạ dày. - Cần xác định; thời gian, số lượng, màu sắc, mùi vị có hôi thối không và thành phần của đờm. 3.3. quản

Đặc điểm của đờm theo bệnh lý p h ổ i phế

3.3.1. Viêm phế quản cấp: sau giai đoạn ho khan là giai đoạn ho khạc đờm nhầy mủ vàng hoặc xanh. 3.3.2. Viêm phế quản mạn: khi không có bội nhiễm; đờm nhầy trắng hoặc hơi xám. 3.3.3. Viêm phổi - Viêm phổi thuỳ cấp ở người lớn do phế cầu: ho khạc đờm thường ở ngày thứ 3 của bệnh, đờm dính khó khạc, có lẫn ít máu gọi là đờm “rỉ sắt”, kèm theo có hội chứng đông đặc điển hình. Sau cơn bệnh biến ở ngày thứ 9 của bệnh, đờm trở nên loãng, dễ khạc, trong dần và hết ở ngày thứ 15. - Viêm phổi do Klebsiella: Đờm thạch màu gạch. - Viêm phổi do trực khuẩn mủ xanh: Đờm xanh lè. - Đờm trong phế quản phế viêm: là đờm nhầy mủ xanh hoặc vàng. - Viêm phổi virus: thường ho khan hoặc có khạc đờm nhầy trắng. Khi bội nhiễm có đờm nhầy mủ. 3.3.4. Áp xe phổi: Khạc đờm là triệu chứng cơ bản của áp xe phổi giúp cho chẩn đoán, theo dõi tiến triển và định hướng căn nguyên gây bệnh. Phải theo dõi số lượng và tính chất đờm hàng ngày. - Giai đoạn đầu ho khan hoặc khạc ít đờm nhầy. - Giai đoạn ộc mủ: thường xảy ra từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10. 12 LẼANH SƠN bk^n £oạn


+ Tiền triệu: hơi thở ra có mùi thối, đôi khi có khái huyết. + ộc mủ số lượng lớn: Bệnh nhân có cơn đau ngực dữ dội có cảm giác như xé trong lồng ngực, có thê bị ngất. Sau đó là ho ộc mủ hàng trăm ml trào ra qua miệng đôi khi ra cả mũi. + ộc mủ từng phần: bệnh nhân khạc ra lượng mủ khác nhau, nhiều lần trong ngày. + Đờm núm đồng tiền: khi ngừng ho bệnh nhân khạc ra cục đờm dầy, hình đồng xu. + Đờm mùi thối gỢi ý áp xe do vi khuẩn yếm khí. + Đờm màu socola, hoặc màu cà phê sữa: áp xe do amíp. 3.3.5. Giãn phế quần - Ho khạc đờm nhiều vào buổi sáng, khi ngủ dậy. Tổng lượng đờm trong ngày từ vài chục đến hàng băm ml (có thể trên 300 ml/24 giờ). Để trong cốc thuỷ tinh có 3 lớp: + Lớp trên là bọt nhầy. + Lớp giữa là dịch nhầy (do tăng tiết dịch phế quản). + Lớp dưới cùng là mủ. 3.3.6. Hen phế quản - Khạc đờm ờ C u ố i cơn khó thở, đờm dính trắng trong hoặc giống như bột sắn chín, có thể có đờm hạt trai (theo mô tả của Laennec). 3.3.7. Phù phổi cấp: Đờm bọt màu hồng, số lượng nhiều. 3.3.8. Laophổi:Đ(ìm “bã đậu” màu trắng, nhuyễn, lẫn với dịch nhầy có khi lẫn máu. ẼênẴ kô hấp, ken suyển và cấck ầiều tri

13


3.3.9. Kén sán chó: Đờm loãng, trong vắt, có những hạt nhỏ như hạt kê, màu trong, xét nghiệm có đầu sán chó. 4. Ho ra máu 4.1. Đ ịnh nghĩa: Ho ra máu là hiện tượng máu từ đường hô hấp dưới được thoát ra ngoài qua miệng. Ho ra máu thường là một cấp cứu nội khoa. 4.2. Cơchế:Cịc cơ chế thường gặp là: - Do loét, vỡ mạch máu trong lao: vỡ phình mạch Ramussen, giãn phế quản, vỡ mạch ở đoạn VonHayek, ung thư phổi. - Do tăng áp lực mạch máu; phù phổi huyết động, tăng tính thấm của mạch máu trong phù phổi tổn thương. - Tổn thương màng phế nang mao mạch: hội chứng Good Pasture. - Rối loạn đông máu, chảy máu, nhất là khi có bệnh phổi kèm theo. 4.3. Đặc điểm - Hoàn cảnh xuất hiện: sau gắng sức, xúc động, phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh hoặc không có hoàn cảnh gì đặc biệt. - Tiền triệu: cảm giác nóng rát sau xương ức, ngứa họng, tanh mồm hoặc mệt xỉu đi. - Khạc ra máu đỏ tươi, có bọt, có thể chỉ có máu đơn thuần hoặc lẫn đờm. - Đuôi khái huyết: là dấu hiệu đã ngừng chảy máu, thường gặp trong lao phổi, máu khạc ra ít dần, đỏ thẫm rồi đen lại. 14 LÈ ANH SƠN bièn I


4.4. Phần loại m ức độ ho ra máu - Hiện nay, phân loại mức độ nặng nhẹ của ho ra máu chưa thống nhất. Trong thực tế, thường có 2 khả năng xảy ra đó là bệnh nhân đang ho, mới ho ra máu trong vài giờ hoặc đã ho ra máu trên 24h. - Vì vậy để giúp cho xử trí và tiên lượng phân loại như sau: + Mức độ nhẹ: ho từng bãi đờm nhỏ lẫn máu, tổng số máu đã ho ra < 50 ml, mạch và huyết áp bình thường.

+ Mức độ vừa; tổng số lượng máu đã ho ra từ 50 đến 200 ml., mạch nhanh, huyết áp còn bình thường, không có suy hô hấp. + Mức độ nặng: lượng máu đã ho ra > 200 ml/lần hoặc 600 ml/48 giờ, tổn thưcíng phổi nhiều, suy hô hấp, truy tim mạch. + Ho máu sét đánh; xuất hiện đột ngột, máu chảy khối lượng lớn, ồ ạt tràn ngập 2 phổi gây ngạt thở và tử vong. 4.5. Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt ho ra máu với máu chảy ra từ mũi, họng, miệng và nôn ra máu. Ho ra máu Nôn ra máu + Ho, đau ngực + Đau thượng vị + Ngứa họng, và ho + Buồn nôn và nôn + Máu đồ tươi lẫn bọt đờm + Máu thẫm lẫn thức ăn + pH kiềm

+ pH axit

+ Phân bình thường (có thể phân đen nếu do nuốt đờm máu)

+ Đi ngoài phân đen

B ê n k Iiỗ hấp, ken suyễn và cáck liề u

fri 1 3


- Chẩn đoán phân biệt giữa ho và nôn ra máu sẽ khó, khi bệnh nhân có ho ra máu kèm theo nôn ra chất nôn có lẫn máu, do nuốt đờm máu xuống dạ dày. Khi đó cần khám kỹ phổi và chụp X-quang, tìm hiểu kỹ bệnh sử về dạ dày; nếu cần thì soi phế quản hoặc soi dạ dày để phát hiện tổn thương phổi. 4.6. Các nguyên nhân chính của ho ra máu 4.6.1. Lao phổi: Là nguyên nhân hay gặp nhất, tất cả các thể lao đều có thể gây ho ra máu từ ít đến nhiều. Trong đó lao phổi tiến triển có hoại tử bã đậu chiếm đa số. Sau đó đến lao phế quản, rất ít gặp ở lao tiên phát và lao kê. Ho ra máu có thể lẫn đờm bã đậu và thường có đuôi khái huyết. 4.6.2. Ung thư phổi: Nguyên nhân thường gặp chủ yếu ở ung thư phổi nguyên phát, ít gặp ở ung thư phổi thứ phát. Đờm có lẫn các tia máu, có khi ho máu mức độ vừa, thường ho vào buổi sáng màu đỏ tím (màu mận chín). 4.6.3. Giãn phế quản: Trong giãn phế quản thể khô có thể chỉ biểu hiện bằng ho ra máu, máu đỏ tươi, tái phát nhiều lần, dễ nhầm với lao phổi. 4.6.4. Bệnh tim mạch và các bệnh khác: Nhồi máu phổi, hẹp van 2 lá, bệnh tim bẩm sinh, bệnh Good Pasture hoặc bệnh hệ thống Collagen. Có thể gặp tất cả các mức độ của ho ra máu. c ần chú ý: máu lẫn bọt màu hồng gặp trong phù phổi cấp. 4.6.5. Viêm phổi: Viêm phổi cấp do vi khuẩn, áp xe phổi. + Viêm phổi thuỳ do phế cầu: đờm màu rỉ sắt. + Viêm phổi hoại tử do Klebsiella đờm lẫn máu 16 LẺ ANH SƠN U


keo gạch. 4.6.6. Các nguyên nhân hiếm gặp: + Nấm Aspergillus phổi phế quản. + u mạch máu phổi. + Ngoài ra còn gặp ho ra máu do chấn thương, vết thương phổi và do can thiệp các thủ thuật như soi phế quản, sinh thiết phổi qua thành ngực... 5. Khó thở 5.1. Đ ịnh nghĩa: Khó thở là cảm giác khó khăn, vướng mắc trong khi thở của bệnh nhân. Khó thở làm thay đổi các đặc điểm hoạt động thở bình thường của bệnh nhân như tần số thở, thời gian của thì hít vào và thở ra, sự phối hcfp và tham gia của các cơ hô hấp. Vì vậy để mô tả khó thở một cách đầy đủ cần kết hỢp với thăm khám bệnh. 5.2. Đặc đ iểm 5.2. l.K iểu xuất hiện - Khó thở kịch phát cấp tính. - Khó thở dai dẳng mạn tính. 5.2.2. Hoàn cảnh xuất hiện - Khi nghỉ hoặc sau gắng sức, nhiễm khuẩn, chấn thương. - Xuất hiện đột ngột hay từ từ. 5.2.3. Nhịp điệu các loại khó thở - Theo tần số: + Khó thở nhanh: > 20 lần / phút. + Khó thở chậm: £ 12 lần / phút. - Theo thì thở: BénẴ hô hấp, hen tuỵễn và cách điỉu tri

17


+ Khó thở thì hít vào. + Khó thở thì thở ra. - Theo vị trí: + Khó thở khi nằm. + Khó thở khi di chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng. 5.2.4. Khó thờ liên quan đến các yếu tố môi trường: thay đổi thời tiết, tiếp xúc nghề nghiệp. 5.2.5. Khó thờ kèm theo các triệu chứng cơ năng và thực th ể khác: Tím tái (là dấu hiệu của suy hô hấp cấp hoặc mạn tính), ho, đau ngực, khạc đờm, hoặc co kéo các cơ hô hấp phụ. 5.3. M ức độ khó thờ: Phân loại của Hội Tim mạch Mỹ NYHA (New York Heart Associatide). - Mức I: không hạn chế hoạt động thể chất. - Mức II: khó thở khi gắng sức nhiều. - Mức III: khó thở khi gắng sức nhẹ và hạn chế hoạt động thể chất. - Mức IV: khó thở khi nghỉ. 5.4. M ột số kiểu khó thở đặc biệt Ị

5.4.1. Khó thờ do bệnh tim mạch: Xuất hiện khi gắng sức hoặc mạn tính, kèm theo triệu chứng của suy tim. 5.4.2. Khó thờ do tổn thương thần kinh trung ương và ngoại vi: Khó thở kiểu Biot: nhịp thở không đều lúc nhanh, lúc chậm, lúc nông, lúc sâu, không có chu kỳ gặp trong viêm màng não. *

18 LÊANH 5C(N bic

*

*


5.4.3. Khó thờ do rối loạn chuyên hóa - Khó thở Kussmaul: khó thở có chu kỳ 4 thì: Hít vào ® ngừng ® thở ra ® ngừng do nhiễm toan chuyển hoá trong bệnh đái đường. - Khó thở kiểu Cheyne-Stockes: có chu kỳ: biên độ tăng ® giảm ® ngừng gặp trong: Hội chứng phổi thận, béo phị, một số bệnh mạch máu não, suy tim nặng... 5.5. Nguyên nhân gây khó thở - Đường thở trên (thanh quản, khí quản): khó thở hít vào kèm theo rút lõm hố trên ức và tiếng Stridor: là tiếng rít nghe chói tai và kéo dài, ở thì hít vào, do co thắt, phù nề nắp hoặc dây thanh âm, dị vật, viêm thanh quản, ung thư, hoặc tuyến giáp to chèn ép khí quản... -

Đ ường th ở dưới:

+ Khí phế thủng trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: khó thở khi gắng sức, tăng dần, mạn tính. + Hen phế quản ở cơn hen điển hình: ccfn khó thở kịch phát, khó thở ra, chậm, rít, tự hết hoặc sau dùng thuốc giãn phế quản, hay tái phát khi thay đổi thời tiết. - Nhu mô phổi: + Xơ phổi: tiến triển từ từ âm ỉ, lúc đầu xuất hiện khi gắng sức về sau thành mạn tính xuất hiện cả khi nghỉ. + Viêm phổi: khó thở nhanh nông. + Phế quản - phế viêm: khó thở nặng nhanh nông, thường kèm theo các biểu hiện của suy hô hấp, tím tái, mạch nhanh đặc biệt ở trẻ em, người già. - Bệnh màng phổi: + Tràn dịch màng phổi: khó thở nhanh nông, BêiJ> Ji6 hấp, ken Buỵễn và cách điều tri

19


táng khi vận động và khi ho. + Tràn khí màng phổi: khó thở đột ngột, nhanh nông, có khi kèm theo tím tái. + u trung thất chèn ép khí quản: khó thở khi nằm, khò khè. - Do các bệnh lý của bộ máy hô hấp: Các bệnh ở phổi gây ra khó thở gồm 2 loại chính: Thứ nhất \k bệnh phổi tắc nghẽn: Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hẹp phế quản, khí quản do tổn thương trong lòng hoặc bị chèn ép từ bên ngoài; dị vật đường thở. Người bệnh khó thở do đường thở hẹp, tắc. Thứ hai là bệnh phổi hạn chế: Viêm phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi... người bệnh khó thở do giảm diện tích hô hấp. - Do bệnh lý tuần hoàn: Tổn thương ở van tim, cơ tim, màng tim sẽ dẫn đến khó thở khi có sự ứ trệ tuần hoàn ở phổi dẫn đến sự suy giảm cung cấp ôxy. Nặng nề nhất phải kể đến: phù phổi cấp huyết động sau đó là hen tim... Khó thở do nguyên nhân tuần hoàn dễ nhầm với nguyên nhân hô hấp, vì có những triệu chứng hô hấp và những thay đổi hình ảnh trên những phim chụp phổi. - Các nguyên nhân khác gây khó thờ là: Nguyên nhân thần kinh cơ: Thường gặp thở nhanh ở những người hay lo sỢ dẫn đến kìm hô hấp. Những tổn thương ở các bệnh như viêm đa rễ thần kinh, béo phì. Những tổn thương thần kinh trung ương: xuất huyết não, u não... Còn tính đến u tuyến ức gây nhược cơ và các bệnh teo cơ khác... 2 0 LÊ ANH 5ƠN biôn


Nguyên nhân thay đổi các thành phần trong máu: Thiếu máu mạn tính thường gây khó thở khi gắng sức. Thiếu máu cấp tính gây sốc giảm thể tích tuần hoàn. Toan máu chuyển hóa trong hôn mê đái tháo đường gây ra rối loạn nhịp thở hít vào và thở ra sâu, bằng nhau và đều đặn.

CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH HÔ HẤP

1. “N ghiện”rứỢu bia, thuốc lá RưỢu, bia, thuốc lá là một trong những yếu tố hàng đầu làm tổn hại chức năng gan, thận, hệ hô hấp. Trong khói thuốc lá có chứa hơn 4.000 loại hóa chất, trong đó có nicotine không chỉ gây hại cho phổi mà còn tác động xấu đến não người. 2. Làm việc nặng nhọc, căng thẳng Nếu cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi do làm việc quá nhiều thì có thể là hệ miễn dịch đang suy giảm. Khi đó, chỉ cần ăn một chút kem, hoặc không giữ ấm cơ thể là bạn có thể bị ho và viêm họng ngay. 3. Chịu sức ép tinh thần Tinh thần suy nhược, stress có ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể như não, tim, phổi v.v... Vì khi cơ thể bị stress sẽ kích thích tuyến thượng thận giải phóng các hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao sẽ xuất hiện những hiện tượng khó thở, thở gấp, thở nông. Điều này giải thích vì sao các nhà tâm lí học khuyên mọi B ê n k hô hấp, hen suỵễn và cách ắiều tri

21


người nên giừ bình tĩnh mỗi khi gặp căng thẳng bằng cách hít thở sâu và đều đặn. Người bị stress nếu đã mắc bệnh hen suyễn hay các bệnh khác về đường hô hấp thì bệnh tình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. 4. M ôi trường sống ô nhiễm Ô nhiễm môi trường sống bao gồm ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn, trong đó tình trạng ô nhiễm khói bụi ở các đô thị lớn là đáng lo ngại nhất. Khí thải từ ô tô, xe máy, các nhà máy và khu công nghiệp chứa nhiều hỢp chất độc hại là nguyên nhân gây ra một số bệnh mạn tính về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản mạn tính cho đến ung thư phổi. Trong đó trẻ em và người già là hai đối tượng dễ mắc phải những căn bệnh này. Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chính khiến các bệnh về đường hô hấp tăng cao. 5. Tiếp xúc với các chất kích ứng Thường xuyên tiếp xúc với những chất kích thích như sơn dầu, lông vũ, cà ri hoặc những chất hóa học độc hại như clo, brom, amoniac dễ làm suy giảm chắc năng hô hấp. Các chất hóa học độc hại khi không được bảo quản cẩn thận, phát tán trong không khí, xâm nhập vào cơ thể qua da, khứu giác, thực phẩm v.v... gây tồn hại đến phế nang, phổi. 6. Lười vận động Những người lười vận động, vô hình đã làm giảm 2 2 LÈ ANH SON biòn

i


sức đề kháng của cơ thể trước sự thay đổi nóng lạnh đột ngột của thời tiết, nhất là trong giai đoạn giao mùa. Người lao động trí óc thường xuyên phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ đồng hồ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn so với những người lao động chân tay. Cách phòng tránh 1. Giữ không khí trong nhà luôn sạch. 2. Hạn chế để những đồ vật có chất kích thích trong phòng. 3. Không nên thường xuyên ăn các món xào, rán và những thực phẩm có chứa chất kích ứng. 4. Tránh đến nhừng nơi đông người, có nhiều tiếng ồn. 5. Thường xuyên dùng nước muối súc miệng trước khi đi ngủ, có tác dụng phòng bệnh viêm họng rất tốt. 6. Chú ý nghỉ ngơi, kết hỢp tập luyện thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh.

B e n k kô kấp, ken suyễn và cácẤ Jỉều In' 2 3


Phẳn II MỘT SỐ CHỨNG BỆNH H ô HÁP THƯỜNG GẶP GIÃN PHẾ QUẢN

1. Đại cương: Giãn phế quản là trạng thái bệnh lý của các phế quản bị giãn rộng toàn bộ hay từng phần, các lớp cơ đàn hồi của phế quản bị tổn thương do viêm nhiễm hoặc các tác nhân vật lý gây tắc đường hô hấp. Đặc điểm chủ yếu của bệnh là ho đờm nhiều, 50lOOml/ngày, liên tục, nhất là buổi sáng và dễ ho, dễ khạc khi đổi tư thế. Đờm có nhầy lẫn mủ, có khi chỉ có mủ. Ngập thở, khó thở, ho ra máu, ngón tay dùi trống. Theo Đông y, bệnh thuộc phạm trù các chứng bệnh khái thấu, khái huyết. 2. Nguyên nhân: Theo Đông y, bệnh phát sinh do 2 nguyên nhân; ngoại nhân và nội nhân. Ngoại nhân là do cảm phải phong hàn, phong nhiệt, tà nhập vào phế hóa nhiệt, nhiệt đốt tân dịch kết thành đơm lưu tại phế. Mặt khác cơ thể bệnh nhân vốn tỳ hư, đờm thấp nội sinh cũng tích tại phế gây nên ho đờm nhiều. Ngoài ra, nhiệt tích tại phế lâu ngày gây tổn thương phế lạc sinh ho ra máu. Bệnh kéo dài không trị khỏi, tỳ khí hư yếu không nhiếp được huyết, 2 4 LÈ ANH 5ƠN biên ỉoan


ho ra máu nặng hơn. Bệnh lâu ngày, chức năng thận củng bị ảnh hướng nên xuất hiện khó thở và phù. về bệnh lý, cần chú ý 2 mặt đờm và ứ. Người bệnh thường ho nhiều đờm. Đờm nhiều ứ tụ lâu ngày gây trở ngại khí huyết lưu thông sinh ứ huyết, và ứ huyết cũng gây xuất huyết nên trong điều trị các chuyên gia y học ngày xưa chú ý nhiều đến dùi g thuốc hoạt huyết. Cho nên trong quá trình bệnh, 3 trạng thái bệnh lý đan xen nhau làm cho bệnh kéo dài lâu khỏi. 3. Triệu chứng lâm sàng: Bệnh bắt đầu thường là ho kéo dài, nhiều đờm, có lúc đờm lẫn mủ, theo sự phát triển của bệnh, ho nặng hơn và đờm nhiều hơn. Dịch đờm để lắng thường chia làm 3 lớp: lớp trên là bọt, lớp giữa là dịch nhầy, lớp dưới là mủ và các tế bào tổ chức hoại tử, có mùi tanh hôi. Phần lớn bệnh nhân khạc ra máu, ít là sỢi máu lẫn trong đờm. Bệnh nhân thường ho có cơn, ho nhiều vào sáng sớm và lúc thay đổi tư thế. Trạng thái ho đờm có thể nặng lên lúc thay đổi thời tiết hoặc mắc bệnh ngoại cảm. Bệnh nặng có thể kèm theo phổi xơ, phế khí thũng, khó thở, ngón tay (chân) dùi trống. 4. Chẩn đoán: * Chẩn đoán chủ yếu dựa vào: - Triệu chứng lâm sàng: Ho kéo dài, đờm nhiều có mủ (lượng mỗi ngày có thể 60-400ml) để lắng chia 3 lớp (bọt, dịch nhầy, mủ), mùi thối, ho ra máu tái diễn nhiều lần, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn phổi và đường hô hấp, sốt, sụt cân. Thiếu máu, bệnh lâu ngày có ngón tay dùi trống, dị dạng lồng ngực và có thể gây bệnh tâm phế mạn. H ênk hô hấp, ke n suyễn

rà cách ẩiều

trỉ

25


^ Chẩn đoán phân biệt Giãn phế quản cần phân biệt chẩn đoán với lao phổi, viêm phế quản mạn tính, áp xe phổi, nang phổi tiên thiên... Chủ yếu biểu hiện khác hình ảnh chụp Xquang và mỗi loại bệnh đều có triệu chứng riêng. 5. Điều trị: 5.1. Đờm nhiệt ủng p h ế (thời k ỳ cấp diễn) - Triệu chứng. Ho sốt, đờm nhiều đặc, ho ra máu, khát muốn uống, nước tiểu vàng, táo bón, rêu vàng nhầy, mạch hoạt sác. - Pháp trị Thanh nhiệt, hóa đờm. - Phương thuốc: Dùng bài Thanh kim hóa đờm gia giảm: Dược liệu/KL (g) 12 12 Hoàng cầm Tang bì 12 Bối mẫu Tri mẫu 12 12 Bạch linh 12 Qua lâu 10 Mạch môn 12 Chi tử 12 Ngư tinh thảo 12 Mao căn 10 10 Đông qua nhân Trần bì Cát cánh 10 - Cách làm: sắc uống 5.2. K h í âm h ư (thời k ỳ ổn định): - Triệu chứng: Ho đờm ít, tiếng ho nhỏ, trong đờm có sỢi máu, miệng khô, họng táo, tinh thần mệt mỏi, lưỡi đỏ sẫm, mạch hư tế. - Pháp trị: + ích khí, dưỡng phế âm, thanh nhiệt. 2 6 LÈ ANH SƠN bic


+ Phương thuốc; dùng bài Sinh mạch tán hợp tả bạch tán gia giảm Đẳng sâm Phục linh Tang bì Tiên hạc thảo Ngẫu tiết Từ uyển Trích thảo

Dược liệu / KL (g) Bạch truật 12 Mạch môn 12 Địa cốt bì 12 Ngũ vị 12 Qui đầu 12 A giao 10 4

12 12 12 4 12 10

- Cách làm: sắc uống. Ngoài 2 thể bệnh chính trên đây lúc bệnh tình ổn định, ho đờm không nhiều, nên dùng lục quân tử thang để kiện tỳ, hóa đờm.

HO GÀ

1. Đại cương Là một loại bệnh truyền nhiễm, thường gặp vào mùa đông xuân. Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến phế khí, phế âm và sinh ra các biến chứng. Thường phát vào khoảng cuối mùa đông, đầu mùa xuân ở những trẻ dưới 10 tuổi. Hiện nay, đa số các trẻ nhỏ được chích ngừa 6 chứng bệnh lây (trong đó có ho gà) nên trên lâm sàng tương đối rất ít gặp bệnh này. Đông y gọi là Bách nhật khái, kinh khái (ho cơn), thiên háo, dịch khái, kê khái, lô từ khái. B ê n í kô háp, ken suỵển và cáck điều tri

27


2. Nguyên nhân Do vi khuẩn Hemophillus Pestuisis gây nên. Do tà khí qua mũi, miệng vào phế, làm cho phế khí bị bế tắc không thông, phế nghịch lên gây ho. Bên trong có đờm nhiệt ẩn nấp sẵn ở phế, gây nên các cơn ho dừ dội. 3. Điều trị 3.1. Phong hàn (giai đoạn đầu) Triệu chứng: Chảy nước mũi, ngạt mũi, ho liên tục ngày nhẹ đêm nặng, rêu trắng mỏng. Pháp:Tìxí ôn tuyên phế. Dược liệu / KL (g) 12 Hạnh nhân 12 Ma hoàng 8 Trần bì Trích thảo 4 Bạch bộ 8 Sốt cao thêm; Hoàng cầm, tang bì. Châm cứu: Phong môn, Phế du; Xích trạch; Phong long, Liệt khuyết, Thiên đột. 3.2. Đờm nhiệt (Giai đoạn ho cơn thường) Triệu chứng: Sau khi mắc bệnh khoảng 1 tuần, ho ngày càng nặng, ho cơn, sau khi ho có tiếng rít, nôn ra đờm dãi, thức ăn, nếu ho nhiều có thể ra máu, xuất huyết dưới giác mạc, mí mắt nề, rêu lưỡi vàng hoặc vàng dầy. Pháp trị: Thanh phế, tiết nhiệt hoá đờm Mật gà 1 chiếc + 3g đường kính 1 tuồi ngày 1/3; 2 tuổi ngày 1/2 ; Trên 2 tuồi ngày 1 chiếc. Dược liệu / KL (g) Ma hoàng 8-12 Hạnh nhân 6-12 2 8 LÈANH SON 1


8-20 Thạch cao Trích thảo 4 Bách bộ Hoàng cầm Đờm nhiều thêm: bán hạ, bạch giới tử.

4 8

3.3. Phế hư(G iai đoạn phục hồi) Triệu chứng: Cơn ho giảm nhẹ dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu, thở ngắn, tự hãn, khát nước, triều nhiệt, chất lưỡi đỏ. Pháp trị: Tư âm dưỡng phế âm, phế khí Dược liệu / KL (g) 6 Cam thảo 4 Cát cánh Từ uyể n 4 Trần bì 2 Kinh giới 4 Bạch bộ 8 Mạch môn 8 Sa sâm 8 Tang bì 6 Thiên hoa 16 Thiên môn 4

PHẾ KHÍ THŨNG

1. Đại cương; Khí phế thủng (giãn phế nang) là trạng thái giải phẫu lan tràn và tiến triển, có đặc điểm là căng giãn thường xuyên và phá hủy không hồi phục ở thành của các khoang chứa khí dưới tiểu phế quản thận. 2. Nguyên nhân Theo Y học cổ truyền: chứng phế khí thũng thường có các nguyên nhân như: - Phong hàn phạm vào phế khiến phế khí bị ủng tắc thăng giáng thất thường, Phong nhiệt từ đường hô hấp vào phế hoặc phong hàn bị uất lại hoá thành nhiệt BênẰ kô hấp, ken suyển và cáck Ẳiều tri

29


không tiết ra được gây ngưng trệ ở phế. - Do phế thận hư yếu gây nên ho lâu ngày hoặc bệnh lâu ngày làm phế bị suy, phế khí và đường hô hấp bị trở ngại, do thận hư yếu không nhuận được phế, không nạp được khí gây nên phế thũng. - Do tỳ hư sinh đờm thấp thịnh ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc. Khí đạo không thông làm cho khó thở. Hoặc bệnh lâu ngày phế hư không chủ khí sinh khí nghịch khó thở. - Do ăn uống không điều độ hoặc bừa bãi làm ảnh hưởng đến công năng vận hoá của tỳ, tích trệ lại thấp đờm. Trong thức ăn có những chất làm tổn thương tỳ vị, tỳ vận hoá kém, thuỷ cốc dễ sinh thấp đờm ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc. 3. Điều trị Theo Trung Quốc danh phưcfng toàn tập dùng bài: “ Bổ phế thang” ( Vĩnh loại kiềm phương) • Bài thuốc: “Thanh khí hóa đờm thang” (K phương khảo). Dược liệu / KL (g) Thuc đĩa 2 12 Ô phế thang, ngũ vị 12 Nhân sâm 16 Tang bì 2 Hoàng kỳ 12 Tử uyể n Cách dùng, sắc uống ngày 1 thang. Dược liệu/KL(g) 40 Hoàng cầm 40 Qua lâu 40 Chỉ thực 40 Bạch linh 60 Khương chấp 20 Nam tinh 40 40 Trần bì Hạnh nhân 60 Bán hạ 3 0 LÊ ANH SƠN l,.'lèn

ỉo ạ n


Chủ trị: Thử ôn, thử nhiệt, thử tà, thu thử.

HO RA MÁU

1. Đại cương Là trạng thái máu ở phổi do ho mà ra hoặc toàn là máu, hoặc máu lẫn đờm. Ho ra máu chỉ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, nhưng triệu chứng lâm sàng có nhiều điểm giống nhau trong mọi trường hỢp. Ho ra máu có thể xảy ra đột ngột trong lúc người bệnh cảm thấy khoẻ mạnh, hoặc sau khi hoạt động mạnh, sau khi ăn nhiều, nói nhiều, xúc cảm mạnh, thay đổi thời tiết đột ngột hoặc trong giai đoạn hành kinh. Thông thường 90% trường hỢp ho ra máu là do bệnh lao đang tiến triển (nếu kèm ho kéo dài, sốt nhẹ, sút cân thì càng chắc chắn). Nếu ho ra máu chút ít lẫn trong đơm, tái phát một vài lần mà không có sốt hoặc sút cân cũng nên nghĩ đến bệnh lao kín đáo. 2. Nguyên nhân 2.1. Theo Y học biện đại - ớ phổi có thể do: Lao phổi, các bệnh nhiễm khuẩn gây tổn thương ở phổi (viêm phổi, áp-xe phổi, cúm)... - Các bệnh khác của đường hô hấp; Giãn phế quản, ung thư phổi, sán lá phổi, nấm phổi... - Bệnh ngoài phổi; tim mạch, tắc động mạch phổi, vỡ phồng quai động mạch chủ... B ênẰ kô kấp, Ịu n suyễn và cách ắỉều

trí 3 1


2.2. Theo Đông y Từ rất xưa, sách N ội kinh đã đề cập đến tà khí bên ngoài xâm nhập vào, tình chí không điều hoà có thể gây nên ho ra máu. Trên lâm sàng, theo Đông y, ho ra máu có thể do: + Ngoại tà lục dâm xâm nhập vào phế gây nên ho, nếu tà khí làm tổn thương phế lạc, huyết tràn vào khí đạo sẽ gây nên ho ra máu. + Can hoả phạm phế: Phế khí vốn suy yếu, nay do tức giận, tình chí không thoải mái, can uất hoá thành hoả, bốc lên làm tổn thương ngược lại phế, phế lạc bị tổn thương thì sẽ ho ra máu. + Phế thận âm hư: Thận âm là gốc của âm dịch, phế âm là gốc của thận âm (Kim sinh Thuỷ), bệnh lâu ngày làm cho khí âm bị hao tổn gây nên âm hư, phế táo, hư hoả quấy nhiễu bên trong, làm cho lạc của phế bị tổn thương, gây nên ho ra máu. + Khí hư bất nhiếp; Khí là vị tướng coi sóc huyết, khí có tác dụng nhiếp huyết, nếu do lao thương quá sức hoặc do ăn uống không điều độ hoặc thất tình nội thương hoặc ngoại cảm lục dâm, bệnh kéo dài trị không khỏi đều có thể làm tồn thương chính khí, khí hư không nhiếp được huyết, huyết có ai cai quản sẽ đi lên vào khí đạo, gây nên ho ra máu. Sách “Cảnh nhạc toàn thư - thổ huyết luận” viết: “ưu tư quá mức làm hại tâm tỳ, gây nên thổ huyết, ho ra máu”. + Uống nhiều loại thuốc cay, ấm, nóng: Do cơ thể vốn suy nhược, hoặc bệnh lâu ngày hư yếu mà lại thích tư bổ và cường dương, uống những loại thuốc ôn, táo, nhiệt lâu ngày táo nhiệt sẽ sinh ra bên trong, hoá thành hoả, làm tổn thương tân dịch, gây thương tổn 3 2 LÈ ANH SƠN bi<


phế lạc sinh ra khái huyết.

3, Triệu chứng: Ngay trước khi ho, người bệnh cảm thấy có cảm giác nóng trong ngực, khó thở nhẹ, ngứa trong họng rồi ho. Giữa cơn ho khạc ra máu tươi lẫn bọt, thường lẫn trong đờm. Mỗi lần có thể là: - Một vài bãi đờm có lẫn máu. - Trung bình 300 ~ 500ml. - Nặng: nhiều hơn, gây tình trạng suy sụp nặng toàn thân và thiếu máu nặng. - Rất nặng; làm cho bệnh nhân chết ngay vì mất khối lượng máu quá lớn, vì ngạt thở hoặc vì sốc, tuy máu mất đi chưa nhiều. Cơn ho có thể kéo dài vài phút đến vài ngày. Máu khạc ra dần dần có màu đỏ thẫm, nâu rồi đen lại, khi thấy màu đen là dấu hiệu kết thúc ho ra máu vì đó là máu đông còn lại trong phế quản được khạc ra ngoài sau khi máu đã ngừng chảy. 4. Chẩn đoán phân biệt - Nôn ra máu: Cảm giác trước khi nôn là nôn nao khác với ho ra máu là nóng và ngứa trong ngực và cổ. - Chảy máu cam: nên xem trong lỗ mũi có máu hay không. - Chảy máu trong miệng: Không nóng và ngứa trong ngực và cổ. Nên khám miệng, niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.

- Giãn phế quản: thường gặp nơi người lớn tuổi, dễ lầm với lao phổi. B in h hô hấp, hen suỵễn và cách diều tri

33


- Ung thư phế quản: Thường ra máu màu sẫm hoặc lờ lờ như máu cá, không đồ tươi như trong lao phổi. - Viêm loét thanh quản: Không ra máu nhiều, kèm ngứa rát trong họng. - Viêm thuỳ phổi; Ra máu lẫn đờm màu rỉ sắt kèm sốt cao. - Áp-xe phổi: Khạc ra máu lẫn mủ. - Nhồi máu phổi: Kèm cơn đau ngực dữ dội và khó thở. 5. Trên lâm sàng thường gặp 5.1. Phong hàn phạm p h ế Hơi sốt, sỢ lạnh nhiều, đầu đau, mũi nghẹt, ho tiếng nặng, ho đờm xanh, trong đờm có máu, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn hoặc phù hoãn. Điều trị: Sơ tán phong hàn, tuyên phế, chỉ huyết. • Dùng bài Kim phất thảo tán gia giảm: Dược liệu / KL (g) Bán hạ Phục linh Kim phất thảo Kinh giới Tiên hạc thảo Tiền hồ Sinh khương Bạch Mao căn Tây thảo 5.2. Phong nhiệt phạm p h ế Triệu chứng: sốt nhiều, sỢ lạnh ít, ho nhiều đờm, đờm màu vàng, khó khạc đờm, trong đơm có lẫn máu, máu màu đỏ tươi, đầu đau, khát, họng đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch phù sác.

Pháp trị: Thanh nhiệt, tuyên phế, lương huyết, chỉ 3 4 LÈANH5ƠN bi<


huyết.

Dùng bài Ngân kiều tán gia giảm Kinh giới tuệ Ngân hoa Lô căn Tây thảo Bạc hà Tiên hạc thảo Liên kiều Trúc diệp Ngẫu tiết Bản lam càn Ngưu bàng - Cách làm: sắc uống. Nếu ho ra máu thêm vân nam bạch dược hoặc tam thất (phấn) quấy vào uống để tăng tác dụng cầm máu. Nếu đờm nhiệt ủng phế mà phát sốt, ho đờm nhiều, màu vàng, thêm thiên kim vi hành thang để thanh nhiệt, hoá đờm, tuyên phế. Nếu tà ở biểu chưa giải, nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch thấy ho khan, không đờm hoặc ít đờm mà dính, lưỡi đỏ, ít tân dịch, bỏ kinh giới huệ, bạc hà, thêm thiên môn, mạch môn, thiên hoa phấn, nguyên sâm để dưỡng âm, nhuận táo. 5.3. Tăo n h iệt thương p h ế Triệu chứng. Ho khan, ít đờm, khó khạc đờm, trong đờm có lẫn máu hoặc ho ra máu, mũi và họng khô, tâm phiền, khát, thân nhiệt, táo bón, lưỡi đỏ ít rêu hoặc rêu lưỡi vàng nhạt mà khô, mạch phù sác. Pháp trị: Thanh phế, nhuận táo, ninh lạc, chỉ huyết. • Dùng bài Tang hạnh thang gia giảm: Tang diệp Chi từ Cam thảo Lê bì Hạnh nhân Mạch môn Trắc bách diệp Bạch Mao căn Sa sâm Bối mẫu - Cách làm: sắc uống. Nếu tân dịch quá ít, có thể thêm Nguyên sâm, Thiên hoa phấn, Sinh địa để giúp dưỡng âiil, nhuận BênẰ kô hấp, ken suỵễn và cáck diều tri

35


táo. Ra máu nhiều không cầm, có thể thêm tuyên hạc thảo, bạch cập, đại kế, tiểu kế, để lương huyết, cầm máu hoặc hỢp chung với bài Thập khôi tán gia giảm để tăng cường tác dụng lương huyết, cầm máu.

5.4. Can hoả phạm phế Triệu chứng: Ho, đờm có lẫn máu hoặc ho khạc ra máu tươi, đầu đau, chóng mặt, ngực và hông sườn trướng, đau, phiền táo, dễ tức giận, miệng đắng, họng khô, tiểu ít, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng, mạch huyền sác. Pháp ír/.-Tả can, thanh phế, lương huyết, chỉ huyết. • Dùng bài Tả bạch tán hỢp với Đại cáp tán gia giảm: DifỢc liệu Tang diệp Đại cáp tán Cam thảo Chi tử Ngạnh mễ Trắc bách diệp Sinh địa Địa cốt bì Tiểu kế Lô căn Nếu can hoả nhiều quá, đầu váng, mắt đỏ, tâm phiền, dễ tức giận có thể dùng long đởm tả can thang thêm đơn bì, đại giả thạch đê thanh can, tả hoả. Nếu hoả thịnh làm cho huyết động khiến cho máu ra không cầm, có thể dùng bài Tê giác địa hoàng thang gia giảm để thanh nhiệt, lương huyết. Nếu hông sườn đau, máu ra nhiều, màu đỏ tía. Đó là huyết kết tụ ở đởm. Dùng phép sơ can, tiết nhiệt, lương huyết, tiêu ứ, dùng bài Đan chi tiêu dao tán thêm tam thất phấn, hải cáp xác, hải phù thạch để cầm máu, tiêu ứ, tán kết ( Trungy cương mục). 3 6 LẺ ANH SƠN biòn.


5.5. Âm hư hoả vượng

Triệu chứng: Ho khan, ít đờm, họng khô, trong đờm có máu hoặc ho ra máu, máu màu đỏ tươi, gò má đỏ, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay chân nóng, gầy ốm, đầu váng, tai ù, lưng đau, chân mỏi, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác. Điều trị:T\i âm. nhuận phế, lương huyết, chỉ huyết • Dùng bài Bách hỢp cố kim thang gia giảm: Tây thảo Sinh địa Thục địa Bách hợp Mạch môn Huyền sâm Bối mẫu Đương qui Bạch thược Cam thảo Ngẫu tiết Bạch cập Gò má đỏ, sốt về chiều, có thể thêm Thanh hao, Miết giáp, Địa cốt bì, Bạch vi để thanh thoái hư nhiệt. Mồ hôi trộm rõ, thêm Phù tiểu mạch, Mấu lệ, Ngũ bội tử đê thu liễm, cố sáp. Âm hư hoả vượng do phế lao có thể dùng bài Nguyệt Hoa Hoàn. 5.6. Khí bất nhiếp huyết Triệu chứng: sắc mặt không tươi, uể oải, mệt mỏi, tiếng nói yếu, nhỏ, chóng mặt, tai ù, hồi hộp, ho, tiếng ho nhẹ, trong đờm có máu hoặc máu ra thành sỢi hoặc ho ra máu hoặc kèm theo chảy máu mũi, tiêu ra máu, da có vết ban đỏ, lưởi nhạt, rêu lưỡi trắng mạch Trầm Tế hoặc Hư Tế mà Khổng (Khâu). Phấp trị: ích khí, nhiếp huyết. • Dùng bài Chửng dưcfng lý lao thang gia giảm Tam thất Nhân sâm Hoàng kỳ Bạch truật Cam thảo Đương qui Tiên hạc thảo Bạch cập A giao Tây thảo (Đây là bài Chửng dương lý lao thang bỏ nhục quế, B in h kô hấp, lu n suyễn vá cách ẩiều tri

37


Ngũ vị tử, Sinh khương, Đại táo thêm Tiên hạc thảo, Tây thảo, Tam thất, A giao và Bạch cập. Dùng Nhân sâm, Hoàng kỳ để ích khí, nhiếp huyết; Trần bì lý khí, hoà vị; Bạch truật, Cam thảo kiện tỳ, ích khí; Đưctng quy, A giao dưỡng huyết, hoà huyết; Tiên hạc thảo, Tây thảo, Bạch cập, Tam thất lương huyết, tiêu ứ, chỉ huyết).

VIÊM MÀNG PHỔI

Viêm màng phổi xảy ra khi lớp màng kép lót trong khoang ngực và bao quanh phổi bị viêm. Triệu chứng khó thở, đau ngực trong khi thở, ho khan, sốt và rét run, tuỳ theo nguyên nhân. Cảm giác đau nhói thoáng qua trong ngực do viêm màng phổi thường rõ hcto khi ho, hắt hơi, cử động và thở sâu. Đau có thể lan lên vai. Đau giảm đi khi nín thở hoặc khi ấn vào vùng bị đau. Khi viêm màng phổi có kèm theo tràng dịch màng phổi, đau thường hết do dịch có tác dụng như lớp đệm giúp hai lá màng phổi không cọ vào nhau. Tuy nhiên khi dịch màng phổi nhiều có thể chèn ép phổi và gây khó thở. Nếu dịch màng phổi bị nhiễm trùng, có thể xuất hiện triệu chứng ho khan, sốt và rét run. Theo Trung Quốc danh phương toàn tập dùng bài; “Đại hãm hung thang”: ( Thương hàn luận) Dược liệu / KL (g) Đại hoàng 10 10 Mang tiêu Cam toại 1 Cách làm: sắc uống ngày 1 thang. Công hiệu: Tả nhiệt trục thủy, và “Hãm hung thừa khí thang” ( Thông tựu phưcfng 3 8 LÈ ANH SƠNbic


hàn luận) Dược liệu / KL (g) Qua lâu nhân 18 Chỉ thực Sinh đại hoàng 6 Tiên bán hạ Xuyên hoàng liên 3 Phong hóa tiêu Sắc uống ngày 1 thang. Công hiệu: hóa đờm khoan hung, tả nhiệt tiện.

5 9 5 thông

HEN PHẾ QUẢN

Tìm hiểu về bệnh hen phế quản H en p h ế quản là gì? Hen là một loại bệnh ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi (phế quản). Hen gây ra bởi quá trình viêm mạn tính (kéo dài) của phế quản. Nó làm cho phế quản, hoặc đường dẫn khí, của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau. Theo Đông y, hen phế quản thuộc phạm vi chứng háo xuyễn đờm ẩm, là bệnh xảy ra ở người có tính trạng dị ứng, người bệnh thở gấp, nặng thì há mồm trỢn mắt mà không thở được, nằm ngồi không được. - Khi quá trình viêm bị kích thích bởi một số yếu tố bên trong và bên ngoài, đường thở sẽ phù nề và ứ đàm. - Các cơ của phế quản sẽ co lại làm cho phế quản hẹp hcfn nữa. - Sự hẹp này làm cho khí khó có thể thoát ra được khỏi phổi (thở ra khó). B ênẴ k ô kấp, ken suyễn và cáck điều tri

39


- Hiện tượng kháng lại lực thở ra (thở ra khó) này là triệu chứng đặc trưng của bệnh hen. Vì hen gây ra sự đề kháng, hoặc tắc nghẽn, luồng không khí thở ra, nên nó được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn. Thuật ngữ y học chỉ tình trạng này là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD (chronic obstructive pulmonary disease). COPD là một nhóm bệnh trong đó bao gồm không chỉ có hen mà còn có viêm phế quản mạn tính và khí phế thủng. Cũng như các bệnh mạn tính khác, hen là một bệnh mà bạn phải chịu đựng nó hằng ngày trong suốt cuộc đời. Bạn có thể bị lên cơn hen bất cứ khi nào bạn tiếp xúc với một trong những dị nguyên của bạn. Không giống như các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khác, hen có thể phục hồi được. - Hen không thể chữa khỏi được nhưng có thể kiểm soát được. - Bạn có cơ hội kiểm soát được hen nhiều hơn nếu như được chẩn đoán sớm và bắt đầu điều trị ngay sau đó. - Nếu được điều trị thích hỢp, bệnh nhân hen có thể sẽ ít lên cơn hen hơn và các cơn hen nếu có xảy ra thì cũng sẽ ít nặng nề hơn. - Nếu không được điều trị, có thể bệnh nhân sẽ lên cơn hen thường xuyên và nặng hơn và thậm chí có thể tử vong. Hiện nay, hen gặp nhiều hơn ở các nước phát triển. Lý do chính xác vẫn chưa được biết rõ nhưng có thể có sự góp phần của những yếu tố dưới đây: - Chúng ta trải qua một tuổi thơ ít phải chịu tiếp xúc với những tác nhân nhiễm trùng như ông bà ta lúc 4 0 LÈ ANH SƠN biên


trước nên hệ miễn dịch của chúng ta cũng trở nên ít nhạy cảm hcfn. - Chúng ta ở nhà nhiều hơn thời trước nên tiếp xúc với các yếu tố dị ứng ở trong nhà nhiều hơn chẳng hạn như bụi nhà. - Không khí thời nay cũng bị ô nhiễm nhiều hơn thời xưa. - Cách sống hiện đại làm chúng ta ít vận động hơn trước và béo phì ngày càng phổ biến. Có một vài bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa béo phì và hen. Tuy nhiên, tin tốt lành là những người bị hen hoàn toàn có thể sống cho đến cuối đời. Những cách điều trị hen hiện tại nếu được tuân thủ chặt chẽ sẽ giúp bệnh nhân hen giới hạn được số lần lén cơn. Với sự giúp đờ của các bác sĩ, bạn có thể kiểm soát được căn bệnh của mình. Nguyên nhân dẫn đến hen p h ế quản Theo Đông y, các nguyên nhân gồm: - Do cảm phải ngoại tà, tính khí bất thường, làm việc quá sức. về tạng phủ do sự thay đổi của tạng phế và thận vì phế tuyên giáng, và thận nạp khí. Nếu phế khí nghịch, thận không nạp khí gây chứng ho khó thở, tức ngực, bệnh có liên quan mật thiết với đờm. Đờm là sản vật tỳ hư không vận hoá thuỷ thấp, thận dương hư không ôn tỳ dương, vận hoá thuỷ cốc, và không khí hoá nước, phế khí không túc giáng được thông điều thuỷ đạo, nhiều đờm, khó thở, ngực đầy tức. Thực ra, chúng ta chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra hen. HênẰ hô kấp, ken suyễn và cách điều tri

41


- Điểm chung của những bệnh nhân hen là đường dẫn khí của họ bị viêm mạn tính và quá mẫn với nhiều loại dị nguyên. - Các nghiên cứu tập trung vào vấn đề: “Tại sao người này có thể bị hen trong khi những người khác lại không bị?” - Một số người khi mới sinh ra đã có khuynh hướng bị hen trong khi một số khác lại không có. Các nhà khoa học đang cố tìm ra các gene gây ra khuynh hướng này. - Môi trường mà bạn đang sống và cách sống của bạn xác định được một phần rằng bạn có bị lên cơn hen hay không. Cơn hen là phản ứng của cơ thể đối với dị nguyên. Nó tương tự với phản ứng dị ứng ở nhiều điểm. - Phản ứng dị ứng là đáp ứng của hệ miễn dịch của cơ thể với những tác nhân lạ. - Khi các tế bào của hệ miễn dịch nhận thấy tác nhân lạ, chúng sẽ tạo ra một chuỗi những phản ứng giúp cơ thể chống lại. - Nếu chuỗi phản ứng này làm sản xuất dịch nhầy và co thắt phế quản chúng sẽ tạo ra những triệu chứng của một cơn hen. - Những tác nhân lạ trong bệnh hen được liệt kê ờ bên dưới và chúng thay đổi tùy theo từng đối tượng. Mỗi một bệnh nhân hen có những loại dị nguyên khác nhau. Có khi gần như tất cả những dị nguyên gây ra cơn hen ở một số người lại không gây ra triệu chứng gì ở nhửng người còn lại. Một số dị nguyên thường gặp gây ra cơn hen có thể là: - Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói tạo ra bởi 4 2 LẺ ANH SƠN bic


củi đốt. - Hít phải không khí ô nhiễm. - Hít phải những tác nhân kích thích đường hô háp khác, chẳng hạn như nước hoa hoặc chất tẩy rửa. - Tiếp xúc với những chất kích thích đường hô hấp tại nơi làm việc. - Hít phải những chất gây dị ứng (dị nguyên) chẳng hạn như mọt, bụi nhà hoặc lông súc vật. - Bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm cúm, viêm xoang hoặc viêm phế quản. - Thời tiết lạnh, khô. - Cảm xúc hưng phấn hoặc stress. - Vận động quá nhiều. - Trào ngược dịch dạ dày - còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD-Gastroesophageal reflux disease) - Sulphit - một chất phụ gia của một số loại thức ăn và rượu. - Kinh nguyệt - ở một số phụ nữ (không phải là tất cả) có triệu chứng hen liên quan chặt chẽ đến chu kỳ kinh nguyệt. N hững yếu tố nguy cơ của hen - Sốt mùa cỏ khô (viêm mũi dị ứng) và một số chất dị nguyên khác. - Eczema (chàm) - một loại dị ứng khác ảnh hưởng trên da. - Di truyền - có cha mẹ hoặc anh chị em cũng bị hen Triệu chứng của bệnh Khi đường thở bị kích thích hoặc nhiễm trùng có BênẰ Ằô Ằấp, hen suyễn và cách Jiều

trí 43


thể gây khởi phát cơn hen. Cơn hen có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau vài ngày hay vài giờ. Những triệu chứng chính của cơn hen bao gồm: -Thở khò khè - Không thở được. - Co nặng ngực. -H o - Nói khó Những triệu chứng trên có thể xảy ra trong suốt ngày hoặc đêm. Nếu xảy ra ban đêm, có thể nó sẽ làm phá vỡ giấc ngủ của bạn. Thở khò khè là triệu chứng thường gặp nhất của cơn hen. - Khò khè là tiếng rít đi kèm với nhịp thở. - Tiếng khò khè thường nghe thấy ở thì thở ra, tuy nhiên có cũng có thể nghe thấy được ở thì hít vào. - Không phải tất cả những bệnh nhân bị hen đều thở khò khè và không phải tất cả những người thở khò khè đều bị hen. Những hướng dẫn chăm sóc cho bệnh nhân bị hen hiện nay bao gồm việc phân độ cho độ nặng của triệu chứng hen như sau: - Nhẹ - không liên tục. tần số xuất hiện cơn hen không quá 2 lần/tuần và triệu chứng về đêm không quá 2 tuần/tháng. Cơn hen kéo dài không quá vài giờ. Độ nặng của cơn thay đổi nhưng không có triệu chứng giữa các cơn. - Nhẹ - liên tục: tần số xuất hiện cơn hen nhiều hơn 2 lần/tuần nhittig không phải hằng ngày, triệu chứng về đêm nhiều hơn 2 lần/tháng. Cơn hen đôi khi 4 4 LÊ ANH SƠN bi<


có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. - Trung bình - Hên tục: tần số xuất hiện cơn hen và triệu chứng về đêm nhiều hơn 1 lần/tuần. Cơn hen xảy ra với cường độ nặng hơn và ít nhất là 2 lần/tuần và có thể kéo dài hằng ngày, cần phải sử dụng thuốc tác dụng nhanh và thay đổi sinh hoạt hằng ngày. - Nặng - liên rực; cơn hen xảy ra thường xuyên, triệu chứng về đêm xảy ra liên tục và làm giới hạn những sinh hoạt hằng ngày. Một bệnh nhân bị hen mức độ nhẹ hoặc trung bình cũng có thể bị lên cơn hen nặng. Độ nặng của hen có thể thay đổi theo thời gian trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn. K h i nào cần đến sự can thiệp của y học? Nếu bạn nghĩ chính mình hoặc con bạn bị hen, hãy đến gặp bác sĩ. Một số dấu hiệu có thể giúp bạn nghĩ đến bệnh hen bao gồm; - Thở khò khè; - Khó thở; - Đau hoặc co ép ngực; - Ho tái phát, không đều và nặng hơn về đêm. Nếu bạn hay con bạn bị hen, cần phải có một bảng hướng dẫn bao gồm những việc phải làm khi cơn hen xuất hiện, khi nào thì cần gọi bác sĩ và khi nào thì cần đưa đến phòng cấp cứu. - Hít 2 liều thuốc đồng vận beta đường xịt cách nhau 1 phút. Nếu không đỡ, xịt thêm những liều kế tiếp cách nhau mỗi 5 phút. Nếu không có đáp ứng sau 8 lần xịt (trong vòng 40 phút) thì nên đưa người bệnh đến bác sĩ. Đ ênh kô kấp, Ịưn suỵễn và cáck ầiều tri


- Nên gọi cho bác sĩ nếu bạn đang lên cơn hen và đã dùng steroid đường uống hay được xịt hoặc tác dụng của thuốc qua đường xịt không kéo dài quá 4 giờ. - Trên đây chỉ là những hướng dẫn chung, nếu bác sĩ đề nghị một kế hoạch điều trị khác thì hãy tuân thủ theo kế hoạch đó. Mặc dù đây là bệnh có thể hồi phục được nhưng một cơn hen nặng cũng có thể gây tử vong. - Nếu bạn đang lên cơn hen và thở hơi ngắn hoặc không liên lạc được với bác sĩ thì bạn cần phải đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất. - Không nên tự đến bệnh viện một mình, hãy đi cùng với người thân hoặc bạn bè. Nếu bạn ờ một mình, hãy gọi số điện thoại cấp cứu để được chớ đến bằng xe của bệnh viện. Theo Yboc-net.com

Điều trị Bệnh xảy ra, mạn tính hay tái phát, lúc lên cơn thường là chứng thực ngoài cơn thuộc chứng hư, khi chữa bệnh cần phân biệt, tiêu, bản hoãn hay cấp mà xử lý. Khi lên cơn chữa bệnh ở phế. Dùng phương pháp châm cứu, xoa bóp thuốc cắt cơn hen hiện đại để cắt cơn. Khi hết ccm chữa vào gốc bệnh tức vào tỳ, phế, thận, phùng tái phát. Đó là nguyên tắc điều trị. Chữa hen phế quản khi đang có cơn hen Cơn hen xuất hiện đột ngột, khó thở thì thở ra, ngực đầy tức, có tiếng rên rít, rên ngáy có khi không nằm được, sắc mặt xanh nhạt, ra mồ hôi. 4 6 LÈ ANH SƠN biờn

i


1. H en hàn Người lạnh, sắc mặt trắng, bệnh đờm loãng, có bọt dễ khạc, không khát thích uống nước, đại tiện nhão, chất lưỡi đạm rêu lười trắng mỏng trắng hoạt, mạch huyền tế. - Pháp trị: ô n phế, tán hàn trừ đờm, hạ suyễn. • Có thể dùng các bài Xạ can ma ho.^ng thang, Tô tử giáng khí thang. Dược liệu / KL (g) Ma hoàng 8-12 Quế chi 8-12 Bán hạ 8-12 Can khương 8-12 Tế tân 6 Bạch thược 8-12 Trích thảo 8-12 Bạch truật 12 Ngũ vị 6-12 Bạch bộ 10 Tiền hồ 8 - Trường hỢp có chứng nhiệt, bệnh nhân bứt rứt gia: Thạch cao tiểu thanh long, gia: thạch cao thang. - Ho nhiều gia: Khoản đông hoa, Hạnh nhân. - Bệnh nhân khát nhiều bồ Bán hạ, gia: Thiên hoa để thanh nhiệt sinh tân. Châm cứu: châm bổ huyệt Thiên đột, Chiên trung, Phong môn, Định suyễn, Liệt khuyết, Tam Âm giao, Phong long, Túc tam lý. Cứu các huyệt. Phế du, Cao hoang, Thận du. N h ĩ chầm: Bình suyễn, Tuyến thượng thận, Giao cảm, Thần môn, Phế du. 2. H en nhiệt Triệu chứng: Bứt rứt, sợ nóng, mặt môi đỏ, đờm dính và vàng, miệng khát thích uống nước lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu dầy, mạch hoạt sác. B

ểìiẴ

hô hấp. hen suỵển và cách điều trĩ


Pháp trị: dương âm thanh nhiệt tuyên phế, hoá đờm bình suyễn. * Phương: Đình lịch tả phế thang gia giảm cùng uống với bổ phế âm hoàn. Dược liệu / KL (g) 8 Xạ can Sinh khương 6 Đình lịch tử 10 10 Cam thảo 20

Ma hoàng Bán hạ Hạnh nhân Tô tử Thạch cao

10 4 8 5

Sau khi hết hen, vẫn nên uống tiếp cho đến khi nhịp mạch dưới 85 đập/phút thì không cần uống thuốc thang, chỉ cần dùng bổ phế âm hoàn tiếp tục điều dưỡng. 3. P hế k h í h ư Hay gặp người hen phế quản lâu ngày kèm theo chứng giãn phế, giảm chức năng hô hấp, thời kỳ đầu của tâm phế mãn. Triệu chứng: Suyễn gấp, ăn kém, đoản khí, yếu sức... sỢ lạnh tự ra mồ hôi, ho thở ngắn gấp, đờm nhiều loãng, tiếng nói nhỏ yếu, sắc mặt trắng, cảm lạnh dễ phát cơn hen, ngạt mũi chảy nước mũi, lưỡi đạm rêu mỏng trắng, mạch nhu hoãn vô lực. Điều trị theo phép: Bổ thổ sinh kim. • Bài Bổ phế thang ( Vĩnh Loại kiềm phương) hỢp với Phế thận hoàn. Ngũ vị Tang bì Nhân sâm

2 12 16

Dược liệu / KL (g) Thục địa Hoàng kỳ Từ uyển

4 8 LÉ ANH SƠNbièn

12 12 2


Chủ trị: Chứng lao thấu nắm tạng suy tổn, phát sốt về chiều, tự hãn, đạo hãn, khi ngủ có tiếng đờm khò khè như cơn suyễn. 4. Thận k h í h ư Chủ yếu có chứng trạng thận không nạp khí có chứng trạng suyễn gấp, đoản hơi, há miệng so vai, động làm thì suyễn tăng, chân tay không ấm, lưỡi nhạt... Điều trị theo phép: Bổ thận nạp khí. • Dùng bài Bổ dương hoàn hoặc Phế thận hoàn. Bệnh hen phế quản ở trẻ em Vào thời điểm giao mùa, sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn cũng là thời điểm mà số trẻ nhập viện vì hen hoặc lên cơn hen tăng đột biến. Các cơn hen thường xuất hiện từ đêm đến sáng sớm, sau một đợt nhiễm trùng nặng ở đường hô hấp do tiếp xúc với bụi, lông, khói bếp than, khói thuốc lá, phấn hoa hoặc hoạt động gắng sức. Nếu không được phát hiện và xử lý sớm, hen phế quản có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Cách nhận biết sớm bệnh hen p h ế quản ờ trẻ em Hen phế quản ở trẻ em xuất hiện theo từng thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có 3 thể chính hay gặp đó là hen do virus, hen do khởi phát vận động B in Ấ hô hấp, hen suyễn và cách diều tri

49


và hen dị ứng. ứng với mỗi thể có những biểu hiện triệu chứng bên ngoài không giống nhau. Thể hen do virus:CơVí hen thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp do virus hoặc vi khuẩn, hay gặp nhất là khi thay đổi thời tiết trong thời điểm chuyển mùa. Trẻ bị hen dạng này thường có cảm giác khó thở, thở rít. Nếu trẻ bị thở khò khè trước 3 tuổi, có cha hoặc mẹ bị hen phế quản hoặc bị chàm, trẻ bị tăng bạch cầu ái toan trong máu, thở khò khè dù không bị cảm lạnh và viêm mũi dị ứng thì cần cảnh giác với bệnh hen phế quản. Thế hen khởi phát do vận động: Xảy ra khi trẻ đang tập luyện, vui chch, chạy nhảy. Khi đó, trẻ cần nhiều ôxy hơn nên sẽ thở nhanh qua miệng, đường thở phản ứng lại với không khí khô lạnh bằng cách co thắt các cơ bao quanh phế quản làm hẹp đường thở. Những triệu chứng hen do vận động thường là: Khò khè, ho, cảm giác nặng ngực, khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi vận động và đạt đỉnh điểm ở khoảng 5-10 phút sau khi ngưng vận động. May mắn rằng, các triệu chứng này đa số giảm dần sau khoảng 20 - 30 phút mà không cần sử dụng đến thuốc cắt cơn hen. Các bậc cha mẹ nên lưu ý hơn khi cho trẻ tập luyện, kể cả về loại hình vận động, thời gian và cường độ tập luyện... Hen dị ứng: Hen dị ứng ở trẻ em chủ yếu xảy ra do trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bọ mạt, bụi nhà, phấn hoa, hóa chất, hoặc một số thức ăn dễ gây kích hoạt cơn hen như bò, gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển... Cách để kiểm soát cơn hen này chủ yếu là kiểm soát các tác nhân gây cơn hen, biết rõ trẻ dễ bị dị ứng với tác nhân nào từ đó hạn chế tiếp xúc với tác 5 0 LÈANH SƠN bi<


nhân đó. Tổng kết lại, cha mẹ có thể nghi ngờ trẻ bị hen phế quản nếu thấy con em mình có xuất hiện một số triệu chứng cụ thể như sau: Ho dai dẳng, đặc biệt nặng hơn về đêm. Thở khò khè. Thở gắng sức. Nặng ngực ở trẻ lớn. Bệnh hen ở trẻ em có p h ổ biến không? Theo kết quả thống kê, trên thế giới có 300 triệu người mắc bệnh hen, 20 vạn ca tử vong do hen. Tần suất hen ngày càng gia tăng, đặc biệt ở trẻ em, dao động từ 1,4 - 30% tùy theo vùng địa lý dân cư, chủng tộc. Tần suất hen cao nhất ở úc 29,4%, New Zealand 30,2%, tại Việt Nam, tỷ lệ hen trẻ em khoảng 7-11,4%. N hững yếu tố nào làm khở i phát cơn hen? Thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột. Cảm cúm/nhiễm trùng đường hô hấp. Gắng sức (tập thể dục, nô đùa, khóc, xúc cảm quá mức). Khói thuốc lá, khói than. Mạt bụi nhà. Phấn hoa. Nấm mốc. Vảy, da, lông thú vật. Chất phụ gia trong thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm. Một số loại dược, mỹ phẩm. Cảm cúm làm tăng nguy cơ khởi phát cơn hen ở trẻ. B ề n k hô hấp, hen suyển và cách điều tri

51


K h i trẻ lên cơn hen cần x ử lý thế nào? Khi trẻ lên cơn hen, các bậc cha mẹ cần chú ý điều trị sớm. Có thể áp dụng một số biện pháp sau, trước khi cho trẻ đến gặp bác sĩ: K hi trẻ lên cơn hen cấp: Mẹ nên cho trẻ ra chỗ thoáng khí, không khí trong lành, cho trẻ uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra, trẻ sẽ dễ thở hơn. K hi trẻ lên cơn hen nhẹ: Mẹ có thể sử dụng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh dạng khí dung, bình xịt định liều, thuốc dạng viên hoặc siro. Lưu ý về liều lượng và cách thức sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. K hi trẻ lên cơn hen nặng:ÌAẹ nên dùng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh dạng khí dung hoặc xịt theo chỉ định của bác sĩ, 3 lần mỗi lần cách nhau 30 phút. Ngoài ra cho trẻ uống thêm thuốc, sau khi ăn no, nếu tình trạng không được cải thiện trẻ cần được tới gặp bác sĩ để thăm khám ngay. Ngoài ra, khi trẻ có biểu hiện lên cơn sốt kéo dài trên 3 ngày, có thể trẻ bị viêm bội nhiễm do vi khuẩn. Nếu như vậy trẻ cần phải được uống kết hỢp thêm kháng sinh. Trẻ dưới 5 tuổi thuốc hít phải dùng qua mặt nạ, hay buồng đệm để có hiệu quả tốt hơn, giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ. Cha mẹ có thể giúp trẻ phòng ngừa cơn hen nhưng việc kiểm soát bệnh nhất thiết phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Điều trị hen p h ế quản cho ưẻ, vai trỏ của gia đình là rất quan trọng Đúng là như vậy, cha mẹ cần nắm được diễn biến 5 2 LÈ ANH SƠN biên


của bệnh để kết hợp cùng với bác sĩ lập kế hoạch điều trị hen phế quản cho trẻ. Hiện nay, nhiều người chỉ chú trọng tới việc cắt cơn hen trong khi nguyên nhân của bệnh còn là do di truyền, do gen. Cảnh giác với các dấu hiệu hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng, khò khè, khó thở, ho, nặng ngực vì đó có thể là dấu hiệu của hen phế quản. Khi trẻ có những dấu hiệu này, trẻ cần được đi khám tại chuyên khoa hô hấp để điều trị sớm. Ngoài ra, cha mẹ còn có vai trò kiểm soát các yếu tố làm khởi phát cơn hen cho trẻ. Bằng cách không dùng thảm trong phòng của trẻ, không nuôi súc vật, không hút thuốc lá, không cho trẻ dùng các đồ chơi từ bông, lông, sỢi. Vệ sinh chăn đệm, phòng ở thường xuyên. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người ốm, hạn chế các thực phẩm có chất bảo quản, cho trẻ tiêm phòng cúm hàng năm... Hen có diễn biến thất thường. Một số trường hỢp ổn định sau khi trẻ lớn trên 5-6 tuổi, nhưng sau 15 năm lại bị tái phát, thậm chí sau 20 - 30 năm sau bệnh lại tái phát. Nếu bệnh được phát hiện sớm và quản lý điều trị dự phòng thì có thể giú.tn tỷ lệ tái phát khi lớn, nhất là các thể hen nặng. Cuối cùng, hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát. Tất cá các phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào từng trẻ, cha mẹ của trẻ nên trao đổi, bàn bạc với thầy thuốc về kế hoạch theo dõi điều trị lâu dài, nếu có điều kiện có thể thăm khám điều trị tại cùng một bác sĩ từ nhỏ cho tới lớn sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, lúc đó, bác sĩ sẽ nắm được quy luật tiến triển của bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân để có y lệnh điều trị phù hỢp. ẼênẰ Ẵô hấp, ken suyễn và cảch điều

tri 5 3


Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị Hen phế quản Hen phế quản thuộc phạm vi chứng háo xuyễn đàm ẩm, là bệnh xảy ra ở người có tính trạng dị ứng, người bệnh thở gấp, nặng thì há mồm trỢn mắt mà không thở được, nằm ngồi không được. Nguyên nhân gây ra bệnh, do cảm phải ngoại tà, ăn uống tình trí bất thường, làm việc quá sức. về tạng phủ do sự thay đổi của tạng phế và thận vì phế tuyên giáng, và thận nạp khí. Nếu phế khí nghịch, thận không nạp khí gây chứng ho khó thở, tức ngực, bệnh có liên quan mật thiết với đàm, đàm là sản vật tỳ hư không vận hoá thuỷ thấp, thận dương hư không ôn tỳ dương, vận hoá thuỷ cốc, và không khí hoá nước, phế khí không túc giáng được thông điều thuỷ đạo, nhiều đàm, khó thở, ngực đầy tức. Hen phế quản có liên quan đến các yếu tố gây dị ứng ở môi trường như khói, bụi, sơn, phấn hoa, thức ăn... Do đó, ngoài việc phòng tránh những yếu tố có thể gây dị ứng, luyện tập để nâng cao ngưỡng chịu đựng của cơ thể thì chế độ ăn uống cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc kiểm soát bệnh. Cơ chế gây ra bệnh hen suyễn cho đến nay vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ và rất phức tạp, không phải bất cứ trường hỢp hen suyễn nào cũng do nguyên nhân từ bên ngoài gây ra, tức nguyên nhân ngoại sinh như thời tiết, phấn hoa, bụi, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường... mà còn có những cơn hen do chính yếu tố bên trong cơ thể gây ra như stress, bệnh dạ dày, ruột,... Tuy nhiên, phần lớn hen suyễn thường khởi phát do các yếu tố dị ứng với chất lạ như dị ứng theo mùa, 5 4 LẺ ANH SƠN bièn

i


bụi bặm, nấm mốc và phấn hoa... Nếu bạn chắc chắn biết được yếu tố nào gây bất lợi làm bùng phát những cơn suyễn của mình thì càng hạn chế tiếp xúc với yếu tố đó càng tốt. Ví dụ như khói thuốc lá, mùi nồng từ thuốc trừ sâu, mùi keo xịt tóc, mùi sơn, các loại dầu thơm... Các loại thực phẩm không nên dùng: thường xuyên là những thức ăn có nhiều gia vị thường thấy ở các món salad, các loại uống giải khát và thực phẩm đóng hộp, thức uống lên men, rau cải ngâm giấm hoặc làm dưa chua, các loại trái cây khô đóng gói, chế biến sẵn hay một số đồ ăn biển (tôm, cua, ghẹ, mắm nêm). Tất nhiên không phải mọi thực phẩm trên đều cần phải kiêng mà bạn nên theo dõi xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị lên cơn suyễn để phòng ngừa và cách ly. Ngoài ra cần cảnh giác ngay với chính một số thuốc chữa bệnh như kháng sinh, thuốc Aspirin... Nên kiêng cữ: những thức ăn có thể gây dị ứng đối với cơ địa riêng của mỗi người, cần ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin c, magnesium và những acid béo Omega 3. Người ta nhận thấy việc thiếu vitamin c phối hỢp với điều kiện không khí ô nhiễm làm gia tăng những trường hỢp bệnh suyễn, đặc biệt là đối với trẻ em. Một số nghiên cứu thấy ở những người bệnh suyễn, lượng vitamin c trong cơ thể thường ít hơn 50% so với những người bình thường. Vitamin c tự nhiên có nhiều trong các loại rau quả như cà chua, cà rốt và rau xanh như rau dền, rau diếp... Rau quả xanh cũng có nhiều magnesium. Magnesium có tính năng cải thiện hoạt động của phổi qua tác dụng làm giãn các lớp cơ bao quanh khí quản. Ngoài ra các nhà khoa học Ẽ ê n k Ằô kấp, ken suỵỂn và cách ầiều tri

55


cũng khuyên người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm có chứa những acid béo Omega 3 như các loại cá, các loại quả hạch, mè, hạt hướng dương, dầu cá thu, dầu lanh... Ngoài việc tăng cường sức miển dịch và một số lợi ích khác, những loại acid béo Omega 3 là một yếu tố chống viêm tự nhiên rất hữu ích cho những người có cơ địa dị ứng để ngăn chặn ccto hen và cải thiện chức năng hô hấp. http://www.thaythuoccuaban.coin

SUY HÔ HẤP

1. Đại cương Suy hô hấp là tình trạng phổi không hấp thụ đủ lượng ôxy cần thiết cho cơ thể. Suy hô hấp cấp thường gặp ở trẻ nhỏ, nguy cơ tử vong rất cao, nên điều trị bằng y học hiện đại. Suy hô hấp mãn thường bắt nguồn từ các bệnh về phổi và phế quản như viêm phế quản mãn, hen phế quản, bụi phổi... dẫn tới suy nhiều nhánh phế quản, giãn phế quản, phế nang,., rồi suy hô hấp. 2. Một số bài thuốc Đông y ttị suy hô hấp mãn Theo Trung Quốc danh phương toàn tập dùng bài; “Chứng dương lý lao thang” ( Y tông tất độc) “ô n đảm thang” ( Tam nhân cực nhất bệnh chứng phương luận). Nhân sâm Nhục quế Đương qui

Dược liệu / KL (g) 12 Bạch truật 6 Hoàng kỳ 12 Ngũ vị tử

5 6 LÊ ANH SONtièlén

soạn

9 12 6


Chích cam thảo Sinh khương

6 3

Táo Trần bì

4 6

Cách dùng, sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: ô n bổ tỳ phế Bán hạ Chích cam thảo Trúc nhự Phục linh

Dược liệu / KL (g) 6 Chỉ thực 3 Sinh khuơng 6 Trần bì 5 Đại táo

6 3 9 5

3. Hội chứng suy hô hấp ờ trẻ sơ sinh Căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ sinh non. Các thống kê cho thấy, cứ 3 trẻ sinh trước 34 tuần, có 1 trẻ bị suy hô hấp. Tỷ lệ này ở nhóm sinh trước 28 tuần thai là hơn 80%. Nguyên nhân chính gây suy hô hấp sơ sinh là tình trạng xẹp phổi do thiếu chất suríactant. Trong các tế bào phế nang, một loại có vai trò trao đổi khí, loại 2 chuyên tổng hợp và dự trữ suríactant. Hai loại tế bào này chỉ bắt đầu biệt hóa từ tuần thai thứ 24, chủ yếu vào khoảng tuần thứ 34. Do đó, những trẻ sinh non trước 34 tuần tuổi có nhiều nguy cơ bị xẹp phổi dẫn đến suy hô hấp do không có đủ chất suríactan. Ngoài việc thiếu suríactant, một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp là cấu trúc phổi chưa hình thành đầy đù (các phế nang chỉ bắt đầu hình thành từ tuần lễ thứ 30). Hậu quả là sự trao đổi khí có hiệu quả thấp vì nó xảy ra chủ yếu ở các tiểu phế quản, ớ trẻ sinh non, các cơ hô hấp cũng chưa phát triển đầy đủ, lồng ngực mềm nên phổi dễ bị xẹp. B in h hô hấp, hen suyễn và cách điều

Iri

57


Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh khác: - D i truyền: ở một bà mẹ từng sinh con non tháng bị suy hô hấp, nguy cơ này ở lần sinh sau lên đến 90%. Căn bệnh suy hô hấp sơ sinh chiếm tỷ lệ cao ở người da trắng; trẻ nam dễ bị và bị nặng hơn trẻ nữ (vì androgen ức chế việc sản xuất suríactant). - Mẹ bị tiểu đường: Mức đường huyết cao của mẹ khiến hàm lượng insulin của thai cao hơn bình thường. Insulin kìm hãm sự trưởng thành tế bào phế nang sản xuất suríactan, khiến tỷ lệ sinh con suy hô hấp của các bà mẹ tiểu đường cao gấp 6 lần những phụ nữ khác. - Tổn thương chu sinh: Ngạt và xuất huyết trước sinh làm tăng nguy cơ suy hô hấp. Tình trạng thiếu ôxy máu và axit máu, tụt huyết áp sẽ ức chế sự tổng hỢp suríactant, phá hủy tế bào phế nang chuyên làm nhiệm vụ trao đồi khí và mao mạch phổi, dẫn đến phù phổi, suy giảm chức năng suríactant. Ngoài ra, trẻ bị hạ thân nhiệt khi sinh cũng gây thiếu ôxy máu và axit máu, ức chế chức năng surfactant. - Sinh mổ: Quá trình chuyển dạ phóng thích các hoócmôn nhóm catecholamin và steroid, kích thích sản xuất và phóng thích suríactant, dẫn đến tăng tái hấp thu dịch phổi qua hệ bạch huyết phổi. Nếu được sinh mổ lúc bà mẹ chưa chuyển dạ, trẻ dễ bị thiếu suríactant và có lượng dịch trong phổi cao. Trẻ suy hô hấp có biểu hiện triệu chứng lúc sinh hoặc vài giờ sau sinh: thở nhanh (trên 60 lần/phút), thở rên, rút lõm ngực, tím tái (do thiếu ôxy máu), phập phồng cánh mũi cũng là dấu hiệu suy hô hấp. Trẻ dần dần đuối sức, dẫn đến nhịp thở chậm lại và ngưng thở. 5 8 LÈ ANH SƠN biên


Nguyên tắc điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là dùng suríactant thay thế, hỗ trỢ thở ôxy. Ngoài ra, cần áp dụng các phương pháp hỗ trỢ như bảo vệ thân nhiệt, dinh dưỡng, hỗ trỢ tuần hoàn và điều trị nhiễm trùng.

VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN Định nghĩa Viêm tiểu phế quản là một bệnh phổi phổ biến, thường do virus gây ra. Nó thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi. Thông thường, viêm tiểu phế quản xảy ra trong những tháng mùa đông. Viêm tiểu phế quản bắt đầu với các triệu chứng tương tự như những người bị cảm lạnh thông thường, nhưng sau đó ho và thở khò khè. Các triệu chứng của viêm tiểu phế quản thường kéo dài một hoặc hai tuần và sau đó biến mất. Trong một số trường hỢp, đặc biệt là nếu có một vấn đề sức khỏe cơ bản hoặc trẻ sơ sinh đẻ non, viêm tiểu phế quản có thể trở thành nghiêm trọng và phải nhập viện. Các triệu chứng Trong vài ngày đầu tiên; Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tiểu phế quản tương tự như những người bị cảm lạnh thông thường: Chảy nước mũi. Nghẹt mũi. B ênh hô kấp, ken suyễn và cách ẩiều tri

59


sốt nhẹ (không phải luôn luôn hiện diện).

Sau đó, có thể lên đến một tuần: Thở khò khè - thở có vẻ khó khăn hơn hoặc ồn ào khi thở ra. Thở nhanh hoặc khó khăn. Nhịp tim nhanh. ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh, nhiễm trùng thường tự biến mất trong 1 - 2 tuần. Nếu trẻ được sinh ra sớm hoặc có vấn đề sức khỏe cơ bản, chẳng hạn như bệnh tim, tình trạng phổi hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, nhiễm trùng có thê nặng hơn và có thể cần phải nhập viện. Viêm tiểu phế quản nặng có thể gây thở khó khăn đáng kể, da xanh (xanh tím) - một dấu hiệu ôxy không đầy đủ. Điều này đòi hỏi chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu có nhiều hơn các vấn đề hô hấp nhỏ, nhỏ hơn 12 tuần tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ khác của viêm tiểu phế quản - bao gồm sinh non hoặc bệnh tim hoặc bệnh phổi, cần liên lạc với bác sĩ. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng sau đây, tìm kiếm nhanh chóng sự chăm sóc y tế: Ói mửa. Thở rất nhanh - hơn 40 hơi thở một phút và nông. Da màu xanh, đặc biệt là xung quanh môi và móng tay (xanh tím). Kiệt sức cố gắng để thở hoặc phải ngồi dậy để thở. Thờ ơ. Từ chối uống đủ chất lỏng, hoặc hít thở quá nhanh khi ăn hoặc uống. Nghe âm thanh tiếng thở khò khè.

6 0 LÈ ANH 5ƠN tb ièn

soạn


Nguyên nhân Viêm tiểu phế quản xảy ra khi virus thâm nhập vào hệ thống hô hấp và đến các tiểu phế quản, ống nhỏ nhất của đường hô hấp từ phân nhánh ra khỏi hai ống thở chính (phế quản) trong phổi. Nhiễm virus làm cho phế quản bị sưng phù và bị viêm. Kết quả là, chất nhầy thường thu thập trong các đường hô hấp, có thể làm khó cho không khí lưu thông tự do qua phổi. ớ trẻ em nhiều tuổi hơn và người lớn, dấu hiệu và triệu chứng thường nhẹ. Tuy nhiên, tiểu phế quản trẻ sơ sinh hẹp hơn nhiều so với của người lớn và dễ bị tắc, dẫn đến khó thở hơn. Vi rút hỢp bào hô hấp (RSV), một loại virus phổ biến, gây ra những trường hỢp viêm tiểu phế quản ở trẻ em nhất. Phần còn lại được gây ra bởi các tác nhân nhiễm trùng khác, bao gồm virus gây bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Viêm phế quản là một tình trạng truyền nhiễm. Nhiễm virus sẽ giống như cảm lạnh hoặc cúm - qua các giọt trong không khí khi một người bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Cũng có thể mắc viêm tiểu phế quản bằng cách chạm vào đối tượng chia sẻ, chẳng hạn như dụng cụ, khăn, đồ chơi và sau đó chạm vào mắt, mũi hay miệng. Các yếu tố nguy cơ Một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với bị viêm tiểu phế quản trẻ dưới 6 tháng tuổi, bởi vì phổi và hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Trai có xu hướng viêm tiểu phế quản thường xuyên hcfn hơn con gái. B ê n k kô hấp, ken suyễn và cáck ầiều tri

61


Các yếu tố khác có liên quan với tăng nguy cơ viêm tiểu phế quản ở trẻ em bao gồm: Không đưỢc bú sữa mẹ - trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nhận được lợi ích miễn dịch từ mẹ. Sinh non. Bệnh tim hoặc tình trạng phổi yếu. Hệ thống miễn dịch bị khuyết. Tiếp xúc với khói thuốc lá. Môi trường nhiều trẻ, chẳng hạn như trong nhà trẻ, lớp mẫu giáo. Sống trong một môi trường đông đúc. Có anh, chị, em ruột ở trường học hoặc chăm sóc trẻ nhiễm bệnh và chịu sự lây nhiễm. Các biến chứng Các biến chứng của viêm tiểu phế quản nặng có thể bao gồm: Khó thở nặng lên. Tím tái, tình trạng mà trong đó da xanh hoặc tái mét, đặc biệt là xung quanh môi, gây ra do thiếu ôxy. Mất nước. Mệt mỏi. Suy hô hấp nặng. Nếu xảy ra, có thể cần nhập viện. Khi bị suy hô hấp nặng có thể yêu cầu đặt nội khí quản để hỗ trỢ đứa trẻ thở cho đến khi việc nhiễm trùng đã được kiểm soát. Nếu trẻ sơ sinh sinh non, có bệnh tim hoặc bệnh phổi, hoặc có một hệ thống miễn dịch bị tổn hại, cần giám sát chặt chẽ khi bắt đầu có dấu hiệu của viêm tiểu phế quản. Các nhiễm trùng có thể nhanh chóng 6 2 LÈ ANH SON u<


trở nên nghiêm trọng, và các dấu hiệu và triệu chứng của điều kiện cơ bản có thể trở nên tồi tệ hơn. Trong những trường hỢp như vậy, trẻ thường sẽ cần phải nhập viện để theo dõi sức khỏe và cung cấp dịch vụ chăm sóc cần thiết.

Không thường xuyên, viêm tiểu phế quản được đi kèm bởi một nhiễm trùng phổi như viêm phổi do vi khuẩn. Tái lây nhiễm với RSV sau khi bị bệnh đợt ban đầu có thê xảy ra nhưng thường là không nghiêm trọng. Đợt bệnh lặp đi lặp lại của viêm tiểu phế quản có thể là điềm báo trước sự phát triển của bệnh hen suyễn sau này, nhưng mối quan hệ giữa hai điều kiện là không rõ ràng. Các xét nghiệm và chẩn đoán Bác sĩ có thể sẽ nghe phổi với một ống nghe để kiểm tra tiếng thở khò khè và kéo dài (thở ra). Đây có thể chỉ ra luồng không khí bị cản trở trong các tiểu phế quản. Bác sĩ có thể xem xét các yếu tố nguy cơ cụ thể đối với viêm tiểu phế quản. Đôi khi bác sĩ còn sử dụng các xét nghiệm khác để chẩn đoán. Bác sĩ cũng có thể hỏi về các dấu hiệu mất nước, đặc biệt là nếu người bệnh từ chối ăn uống hoặc bị nôn mửa. Những dấu hiệu của mất nước bao gồm mắt trũng, miệng khô và da nhăn, và không có hoặc ít nước tiểu. Lối sống và các biện pháp khắc phục hậu quả Mặc dù có thể không rút ngắn thời gian bệnh, có thể để làm giảm một số triệu chứng và làm cho trẻ thoải mái hơn. Dưới đây là một số mẹo để xem xét: Độ ẩm kbông khí. Nếu không khí trong phòng bị Ẽ ê n k hô hấp, ken suỵỉn và cáck điều tri

63


khô, độ ẩm cao hoặc sưcfng mù có thể làm ẩm không khí gây tắc nghẽn một cách dễ dàng và ho. Hãy đảm bảo giữ độ ẩm sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Giữ phòng ấm nhưng không quá nóng, nhiệt quá nhiều có thể làm cho không khí khô hơn. Một cách khác để duy trì độ ẩm không khí là chạy một vòi sen nước nóng hoặc tắm trong phòng tắm và để hơi nước bay lên phòng. Ngồi trong phòng giữ trẻ trong khoảng 15 phút có thể giúp giảm bớt một cơn ho. Giữ con thẳng đứng. Vị trí thẳng đứng thường làm cho thở dễ dàng hơn. Nếu có kế hoạch để trẻ trong một ghế an toàn với khoảng thời gian dài, chẳng hạn như để trẻ ngủ một giấc ngắn, hãy chăm sóc để đầu của đứa trẻ sẽ không bị ngả về phía trước, đê tránh ngạt thở. Cbo trẻ uống nước. Để ngăn ngừa mất nước, hãy cho trẻ uống nhiều chất lỏng, chẳng hạn như nước trái cây, nước hoặc nước gelatin. Trẻ có thể uống chậm hơn bình thường, do tắc nghẽn. Hãy thử nước m uối m ũi để giảm bớt tắc nghẽn. Thấm giọt vào một lỗ mũi, sau đó ngay lập tức sử dụng một dụng cụ hút mũi với một ống nhỏ (nhưng không đẩy bóng quá xa). Lặp lại trong lỗ mũi khác. Nếu trẻ đủ lớn, có thể dạy để thổi mũi. Sử dụng thuốc giảm đau OTC. D uy ư ì m ôi trường không khói thuốc. Khói thuốc có thể làm nặng thêm các triệu chứng viêm đường hô hấp. Nếu một thành viên gia đình hút thuốc, hãy hút thuốc bên ngoài nhà và bên ngoài xe. Phòng chống Viêm tiểu phế quản có thể phát triển ở em bé sau khi nhiễm một loại virus từ một người lớn hoặc trẻ em 6 4 LÊ ANH SON Llén

soạn


bị cảm lạnh thông thường. Khi bị cảm lạnh, rửa tay trước khi chạm vào em bé, và cân nhắc việc đeo khẩu trang. Thường xuyên rửa tay làm giảm sự lây lan của virus gây viêm tiểu phế quản. Nếu trẻ bị viêm tiểu phế quản, giữ ở nhà cho đến khi lui bệnh hoàn toàn để tránh lây lan cho người khác. Những cách đơn giản nhưng hiệu quả khác có thể giúp kiềm chế sự lây lan của nhiễm trùng: Hạn chế tiếp xúc với những người bị sốt hoặc cảm lạnh. Nếu trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh sớm, tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh trong hai tháng đầu tiên của cuộc sống. Giữ cho phòng tắm, nhà bếp, bàn trong nhà sạch sẽ. Hãy đặc biệt cẩn thận nếu một thành viên khác trong gia đình bị cảm lạnh. Để khử trùng các khu vực, có thể sử dụng một dung dịch thuốc tẩy và nước được thực hiện với một muỗng canh thuốc tẩy cho mỗi gallon nước lạnh. Không được trộn lẫn bất kỳ hóa chất khác, vì điều này có thể tạo ra một phản ứng hóa học độc hại. Luôn luôn lưu trử hỗn hỢp tự chế trong bao bì có nhãn ra khỏi tầm với của trẻ nhỏ. Sử dụng vật dụng chỉ m ột lần. Bỏ ngay khăn giấy đã dùng, sau đó sử dụng chất rửa tay để rửa tay. Sử dụng ly uống riêng. Không dùng chung ly với những người khác. Hãy chuẩn bị từ nhà. Chất rửa tay tiện dụng cho chính mình và cho trẻ khi đi xa nhà. Rửa tay. Thường xuyên rửa tay của cả người lớn và trẻ. Không có vắc xin sẵn\ Không có thuốc chủng ngừa viêm tiểu phế quản. Nhưng thuốc palivizumab BênẴ kô kấp, lưn suỵểĩi và cách điều tri 6 5


(Synagis) có thể giúp giảm khả năng RSV gây bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, cũng như làm giảm sự cần thiết phải nhập viện và giới hạn mức độ nghiêm trọng của bệnh. Palivizumab thường được cho thông qua một liều tiêm duy nhất vào một cơ lớn, chẳng hạn như đùi, mỗi tháng một lần trong mùa RSV cao điểm từ tháng mười đến tháng ba.

VIÊM PHỔI 1. Đại cương

Viêm phổi là hiện tượng nhiễm trùng cấp tính ở phổi. Thuộc phạm vi chứng phong ôn được chia ra các loại: Viêm thuỳ phổi, viêm phế quản - phổi, viêm phổi do biến chứng sau các bệnh truyền nhiễm. 2. Nguyên nhân

Viêm phổi có thể do biến chứng từ bệnh sởi, ho gà, cúm, viêm phế quản, hen hoặc bất kỳ bệnh nặng nào khác. Trong các bệnh sưng phổi nhiều nhất là do vi trùng Pneumococcus. Ngoài ra, còn có thể do vi trùng (bateria), virus, có khi do ký sinh trùng hoặc loài nấm (íungus). 3. Viêm thuỳ phổi gặp ở người lớn 3.1. Giai đoạn khờiphát Triệu chứng: sốt, sỢ lạnh, ít hoặc không có mồ hôi nhức đầu, miệng hơi khát, hơi thở gấp, đờm ít, đau ngực, rêu lưỡi trắng mỏng, lưỡi đỏ, mạch phụ sác. 6 6 LÈ ANH SƠN bièn J


Pháp trị: Phát tán phong nhiệt tân lương giải biểu Dược liệu / KL (g) Ngân hoa 8-12 Liên kiều 8-12 Kinh giới 4-6 Đậu xị 8-12 Cam thảo Hạnh nhân 8 2-4 Cát cánh Trúc diệp 6-8 6-12 Ngưu bàng Bạc hà 6-12 8-12 Bối mẫu 10 8 Tang bì Sốt cao gia: Hoàng cầm, Chi tử. Đau ngực gia: Bạch thược, u ấ t kim, Qua lâu. 3.2. Giai đoạn toàn phát Triệu chứng: sốt cao, mặt đỏ, không có mồ hôi, khát nước, ho ra đờm vàng, hoặc có dính máu, khó thở, cánh mũi phập phồng, đau ngực nhiều hơn, rêu lưỡi vàng khô, chất lưỡi hồng, mạch huyền sác. Nhiệt uất phế khí è. Pháp: Thanh nhiệt tuyên phế Dược liệu / KL (g) Ma hoàng Hạnh nhân 6-12 8-12 Ngân hoa 12 Liên kiều 10 Rấp cá 20 20 Lô căn Bồ công anh 16 Trích thảo 4 Thạch cao 8-20 Hoàng liên 6 Hoàng cầm 8 Bối mẫu 6 Tang bì 12 Nếu suyễn nhiều, gia: Đình lịch tử, Tang bì 12g. Ho ra máu, gia: Mao căn 12g Táo bón, gia: Qua lâu 12g bỏ ma hoàng. Ra mồ hôi nhiều, bỏ Ma hoàng thêm Sa sâm 20g, Đ ên h k ỏ k ấ p , ken suyễn và cáck điều tri

67


Tri mẫu 12g, Thiên hoa 12g. 3.3. Giai đoạn nhiễm độc (Có rối loạn nước và điện giải nhiễm độc tinh thần thần kinh). Triệu chứng: sốt cao không giảm, đêm càng nặng miệng khát nhiều, trằn trọc vật vã, có khi tinh thần mê sảng, thở nhanh gấp, đờm khò khè, ho đờm ra máu, tay chân co giật, miệng môi khô, chất lười đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch tế sác. Phương pháp chữa: Thanh doanh tiết niệu, khai khiếu, thanh nhiệt (lương huyết, dưỡng âm sinh tân, giải độc khai khiếu). Sinh địa Uất kim Địa cốt bì Mạch môn Đan bì Ngân hoa

Dược liệu / KL (g) 20 Huyền sâm Ngân hoa 12 16 Sa sâm 20 Liên kiều Hoàng liên 12 20

20 20 16 12 6

Nếu co giật, thêm Câu đằng 20g; Thạch quyết minh 40g; Địa long 8g. Thở gấp nhiều đờm, thêm: Bối mẫu. Nếu người bệnh bị nhiễm độc suy toàn hoàn (choáng, truy mạch). Châm cứư. Phế du, Xích trạch, Thiếu dương.

6 8 LẺANH5ƠN liiòn ;


VIÊM P H ổ! KHÔNG DO NHIỄM t r ù n g Đ ịnh nghĩa

Viêm phổi là một thuật ngữ chung mà tình trạng là viêm của mô phổi. Mặc dù một loại gây viêm phổi do các nguyên nhân viêm nhiễm, hầu hết các bác sĩ đang đề cập đến nguyên nhân khác gây viêm phổi khi họ sử dụng thuật ngữ “viêm phổi.” Các yếu tố có thể gây viêm phổi bao gồm: Nghề nghiệp tiếp xúc với các hạt trong không khí, như là amiăng hoặc silica. Một số loại thuốc, đặc biệt là loại thuốc hóa trị. Xạ trị vào ngực. Tiếp xúc với gia cầm, chim bồ câu hoặc chim thú cưng. Nhiều loại nấm mốc. Khó thở - thường đi kèm với ho - là triệu chứng thường gặp nhất của viêm phổi. Nhưng có những vấn đề này không có nghĩa rằng có viêm phổi. Kiểm tra chuyên ngành là cần thiết để chẩn đoán. Các triệu chứng

Các dấu hiệu thường gặp nhất và triệu chứng của viêm phổi là; Khó thở; Ho; Một cơn sốt, có thể cấp thấp. Viêm p h ổ i mạn tính Nếu viêm phổi không bị phát hiện hoặc không được chữa trị, dần dần có thể phát triển viêm phổi mạn tính. Điều này đặc biệt phổ biến trong các trường hỢp viêm phổi quá mẫn, trong đó có thể liên tục tiếp Ẽ ê íik hô h ấ p , hen suyễn và cách ầiều tri 6 9


xúc với chất gây dị ứng mà không nhận ra. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi mạn tính bao gồm: Khó thở; Ho; Mệt mỏi; Chán ăn; Giảm cân không chủ ý. Hãy gọi điện thoại cho bác sĩ bất cứ lúc nào có khó thở, có hoặc không có cơn ho - đặc biệt là nếu các triệu chứng xuất hiện sau khi hít bụi, hóa chất, hoặc nếu đang dùng một loại thuốc có thể gây ra khó thở. Nguyên nhân

Viêm phổi xảy ra khi một số chất kích thích làm các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi bị viêm. Viêm này có thể cản trở việc trao đổi ôxy trong các túi khí. Một loạt các chất kích thích, từ khuôn mẫu không khí đến loại thuốc hóa trị, có liên quan đến viêm phổi. Nhưng đối với hầu hết mọi người, các chất gây viêm cụ thể là không bao giờ xác định. Thuốc Một loại thuốc dùng để điều trị bệnh khác có thể gây viêm phổi. Thuốc kháng sinh. Nitrofurantoin, amphotericin B, minocycline, sulfasalazine và sulfadiazine có liên quan đến viêm phổi. Thuốc hóa trị. Các loại thuốc chống ung thư có thể gây ra viêm phổi bao gồm bleomycin, metho-trexate, carmustine, busulfan và cyclophosphamide. Thuốc tim mạch. Dược phẩm để giữ cho nhịp tim 7 0 LẺANH SƠN bicn ỉoan


thường xuyên, chẳng hạn như amiodarone, có thể gây viêm phổi ở một số người. Nấm và chất gây d ị ứng khác Các chất kích thích phổi có liên quan bao gồm: Mốc; Lông vũ hoặc phân chim. Xạ ư ị Một số người trải qua liệu pháp bức xạ ngực cho bệnh ung thư có thể phát triển viêm phổi. Điều này rất có thể xảy ra ở những người đang^được điều trị cho: Ung thư phổi; Ung thư vú; Ung thư bạch cầu; Lymphoma. Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm phổi liên quan đến bức xạ, tuy nhiên, là loại bức xạ toàn bộ cơ thể cần thiết để chuẩn bị một người sắp được ghép tủy xương. H ít sặc Hít sặc xảy ra nếu hít dị vật vào phổi. Thành phần trong dạ dày, chẳng hạn như thực phẩm hoặc chất lỏng, đôi khi có thể gây viêm phổi. Yếu tố nguy cơ

Nghề nghiệp hoặc sở thích Một số nghề nghiệp và sở thích mang theo những rủi ro viêm phổi cao hơn, bao gồm: Nông nghiệp. Nhiều loại hoạt động nuôi trồng tiếp xúc sương khí dung và thuốc trừ sâu. Hít phải các hạt trong không khí từ mốc là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phổi do nghề nghiệp. Khuôn hạt cũng có thể được hít vào trong thời B ênẴ hô hảp, hen tu y ỉn và cách điều

trí 7 1


gian mùa thu hoạch ngũ cốc và cỏ khô. Vật nuôi. Công nhân và những đồ vật nuôi giữ các loài chim - thường tiếp xúc với phân, lông và các vật liệu khác có thể gây viêm phổi. Bồn tắm và độ ẩm. Mốc trong bồn tắm nóng có thể gây viêm phổi, bởi vì các hành động tạo bọt có thể làm cho sương mù được hít vào. Thủ tụ c y tế Phẫu thuật gây mê. Gây mê toàn thân thư giãn cơ cổ họng tăng lên và nguy cơ hít vào trong dạ dày. Đó là lý do tại sao cần dạ dày rỗng cho một số giờ trước khi nhận được gây mê toàn thân. Điều trị ung thư. Một số loại thuốc hóa trị có thể gây viêm phổi, như liệu pháp xạ trị có thể ảnh hưởng đến phổi. Sự kết hỢp của hai làm tăng nguy cơ. Các biến chứng

Viêm phổi mà không để ý hoặc không được điều trị có thể gây tổn thương phổi không thể đảo ngược. Thông thường, túi khí trong phổi căng ra và thư giãn với từng hơi thở. Viêm mạn tính của mô mỏng lót mỗi túi khí (phế nang) có thể làm cho túi khí trở thành vết sẹo không linh hoạt - cứng như một miếng bọt biển khô. Điều này được gọi là xơ hóa phổi. Trong trường hỢp nặng, xơ hóa phổi có thể gây suy tim, suy hô hấp và tử vong. Phương pháp điều trị và thuốc

Bằng cách loại trừ tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc hóa chất gây kích thích phổi, sẽ nhận thấy rằng các triệu chứng giảm bớt. 7 2 LẺ ANH SƠN biòn


Trong trường hợp viêm phổi nặng, điều trị có thê bao gồm: Corticosteroid. Thuốc giảm viêm, chẳng hạn như prednisone, có thể giúp làm giảm các triệu chứng của viêm phổi. Corticosteroid thường được dùng như thuốc viên. Những thuốc này làm việc bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch, giảm viêm trong phổi. Tuy nhiên, corticosteroid sử dụng cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phát triển và được kết hỢp với loãng xương. Thuốc kháng sinh. Nếu có nhiễm trùng do vi khuẩn trong phổi, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh, mà có thể được thông qua một tĩnh mạch ở cánh tay hoặc thực hiện như là một thuốc viên. Ôxy liệu pháp. Nếu đang có khó thở nhiều, có thể cần điều trị bằng ôxy thông qua mặt nạ hoặc ống nhựa với prongs phù hỢp vào lỗ mũi. Một số người cần điều trị bằng ôxy liên tục, trong khi những người khác có thê cần nó chỉ trong thời gian tập thể dục hoặc ngủ. Phong cách sống và biện pháp khắc phục

Chẩn đoán viêm phổi có thể có nghĩa là phải thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe. Ví dụ, nếu công việc liên quan với những chất gây kích thích phổi, hãy nói chuyện với bác sĩ và giám sát tại nơi làm việc về các lựa chọn để bảo vệ mình, chẳng hạn như đeo mặt nạ thở bụi phấn hoa hoặc cá nhân. Nếu là một sở thích, chẳng hạn như ham mê chơi chim, mà đó là tác nhân kích thích, viêm phổi, đành phải xem xét từ bỏ nó hoàn toàn.

ẼênẰ hô hấp, ken suyễn và cách điều tri

73


CÁC D Ấ u HIỆU NHẬN BIẾT v i ê m PHỔI ở TRẺ S ơ SINH

Không giống các trẻ lớn, trẻ sơ sinh bị viêm phổi có các triệu chứng khó nhận biết hơn. Đối với trẻ 5 hay 10 tuổi, trẻ bị viêm phổi thường có các triệu chứng điển hình như ho, sốt. Còn đối với trẻ sơ sinh, trẻ có thể không có 2 triệu chứng này, hoặc sốt rất nhẹ, do đó các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý. Dưới đây là một số kiến thức giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về bệnh viêm phổi. Cho đến nay, dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác phòng bệnh và điều trị, viêm phổi vẫn là bệnh thường gặp ở trẻ '1^. Jĩ em và là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh, ở nước ta, theo thống kê của chương trình phòng chống viêm phổi thì trung bình mỗi năm 1 trẻ nhỏ có thể mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp 3 - 5 lần trong đó khoảng 1 - 2 lần viêm phổi. Khi bị viêm phổi, trẻ bị viêm các phế quản nhỏ, các phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang. Tồn thương viêm rải rác 2 phổi làm rối loạn trao đổi khí dễ gây suy hô hấp, ở trẻ sơ sinh bệnh hay tiến triển nặng, có thể gây tử vong. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ bị viêm phổi

Khi trẻ nhỏ bị viêm phổi, nguyên nhân đầu tiên 7 4 LÈ ANH SƠN bic


cha mẹ thường nghĩ tới là do thời tiết lạnh. Tuy nhiên đó chỉ là một tác nhân, còn những nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này thực ra đã có từ rất sớm. Trẻ sơ sinh bị viêm phổi chủ yếu do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ. Cụ thể như sau: Thời gian vỡ ối từ trên 6 giờ đến 12 giờ trước đẻ: 33% trẻ bị viêm phổi. Vỡ ối từ trên 12 giờ đến 24 giờ trước đẻ: 51,7% trẻ bị viêm phổi. Vỡ ối từ trên 24 giờ trở lên: 90% trẻ bị viêm phổi. Trong khi đỡ đẻ, hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh cũng cần thực hiện vô trùng vì trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc. Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi là do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ trong lúc trẻ chuẩn bị chào đời. Thêm nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi đó là thai nhi trong tử cung bị thiếu dưỡng khí. Trong quá trình mang thai, người mẹ phải đi kiểm tra định kỳ, nhất là giai đoạn cuối, để phát hiện tình trạng này và có biện pháp can thiệp kịp thời. Ngoài ra, những trẻ thiếu cân do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày khiến sữa bị hít nhầm vào phổi, gây ra các triệu chứng thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều thì triệu chứng càng nặng, gây ra viêm phổi. Trẻ bị các bệnh như viêm khoang miệng, viêm B ênẰ kô hấp, ken suyễn pà cáck điều tri

75


da, viêm dây rốn cũng có thể dẫn tới viêm phổi. Triệu chứng của trẻ sơ sinh bị viêm phổi Viêm phổi ở trẻ sơ sinh, triệu chứng của bệnh ban đầu thường nghèo nàn, và không rõ ràng. Vậy nên nếu thấy trẻ có nhừng dấu hiệu bú kém hoặc bỏ bú, sốt trên 37,5‘^’C hoặc hạ thần nhiệt; Thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở. Khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã nặng; Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, li bì, đáp ứng kém với kích thích, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng, khó thở, rút lõm lồng ngực, tím tái... Do đó, cha mẹ hoặc người thân cần chú ý tình trạng của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu khi trẻ có biểu hiện sốt, bỏ bú, thở nhanh... phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng có thê dẫn đến tử vong. Cha mẹ có thể dễ dàng quan sát nhịp thở của trẻ bằng cách vén áo để quan sát sự di động của lồng ngực hoặc bụng. Phải quan sát lúc trẻ nằm yên hoặc ngủ, không được quan sát lúc trẻ đang quấy khóc. Nếu trẻ có thở nhanh, sẽ thấy sự di động đó nhanh hơn những ngày trẻ bình thường. Có thể phát hiện trẻ thở nhanh bằng các chỉ số dưới đây: Đối với trẻ từ 1-5 tuổi, nếu thở từ 40 lần trong 1 phút trở lên; Đối với trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi, nếu thở từ 50 lần trong 1 phút trở lên; Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, nếu thở từ 60 lần trong 1 phút trở lên. Cũng có thể nhận biết bằng cách khác, vén áo trẻ lên và quan sát lồng ngực. Nếu thấy trẻ thở khác thường hoặc khi thở phát ra một tiếng bất thường nào 7 6 LÈ ANH SƠNb iên i


đó, cũng có thể trẻ đã bị viêm phổi. Quan sát phần ranh giới giữa ngực và bụng xem có dấu hiệu lõm vào khi trẻ hít vào hay không? Để quan sát dấu hiệu này dễ dàng và chính xác, hãy bế trẻ nằm ngang trên lòng mẹ hoặc đặt trẻ nằm ngang trên giường. Hiện tượng này phải thấy thường xuyên ở bất kỳ nhịp thở nào của trẻ khi trẻ nằm yên hoặc ngủ mới có giá trị, còn nếu chỉ thấy lúc trẻ quấy khóc hoặc khi cố gắng hít sâu không đưỢc coi là co rút lồng ngực. Một trẻ có co rút lồng ngực chứng tỏ đã bị viêm phổi nặng, cần được đưa đến bệnh viện điều trị ngay. Tóm lại, các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi rất mơ hồ, không giống nhau ở các trường hỢp, vậy nên khi bạn gặp bất kỳ một dấu hiệu khác lạ nào ở trẻ, bạn cần đưa trẻ sớm đến gặp bác sĩ đẻ được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hcfn.

DÍNH MÀNG PH ổI

Màng phổi là bao tlianh mạc bọc quanh phổi, gồm có lá thành và lá tạng. Giữa 2 lá là khoang ảo gọi là khoang màng phổi. Bình thường trong khoang màng phổi có ít dịch giúp lá thành và lá tạng trượt lên nhau dễ dàng khi hít thở. 1. Đại cương

Dính màng phổi thường là hậu quả do tràn dịch, tràn khí màng phổi để lại. 2. Đ iều trị

Theo TS. Nguyễn Thanh Hồi, chống dính màng B in h hô hấp, hen suỵến và cách điều tri 1 1


phổi thực ra là làm mất sự hình thành các vách trong khoang màng phổi, do vậy tạo thuận lợi cho việc dẫn lưu hết dịch, mủ màng phổi ra ngoài. Các cách chống dính màng phổi hiện được thực hiện bao gồm: Chọc tháo hết dịch, mủ màng pbổháẰy là cách chống dính tốt nhất, do làm hết dịch và mủ màng phổi, vì vậy không còn tình trạng vách hóa trong khoang màng phổi nữa. Để đảm bảo thực hiện được công việc này, các bệnh nhân cần đến viện sớm, ngay khi có các triệu chứng như đau ngực, ho, sốt... Dùng các thuốc tiêu sợi Aựgếr; thường dùng ở Việt Nam là streptokinase, ngoài ra còn có thể dùng Urokinase... Các thuốc được bơm vào khoang màng phổi khi trên lâm sàng và X-quang còn hình ảnh dịch, mủ màng phổi, nhưng không dẫn lưu ra ngoài được. Thuốc tiêu sỢi huyết được bơm hàng ngày vào khoang màng phổi, liều cuối cùng bơm vào ngày thứ 6 sau liều đầu tiên. Việc bơm kéo dài quá 6 ngày có thể gây sốc phản vệ. Phẫu thuật bóc, giải phóng ổ cặn màng phổi: chỉ định khi bệnh nhân có các ổ dịch, mủ màng phổi mà không giải quyết được bằng điều trị nội khoa, hoặc đã gây hạn chế chức năng hô hấp của bệnh nhân. Nhìn chung, các phương pháp dùng thuốc tiêu sỢi huyết và phẫu thuật đều là những cách khá phức tạp, bên cạnh đó, hiệu quả mang lại không thực sự hoàn toàn tốt như phương pháp tháo hết dịch, mủ màng phổi khi bệnh nhân đến viện sớm. Do vậy chúng tôi luôn khuyến cáo bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện sớm để có thể chọc tháo, dẫn lưu hết dịch màng phổi ngay từ đầu. Theo Trung Quốc danh phương toàn tập dùng 7 8 LÈ ANH SƠ N t:>ién ío ạ n


bài: “Cách hạ trục ứ thang” ( Ylâm cải thác). Dược liệu / KL (g) Ngũ linh chi 9 Xuyên khung 6 Đan bì 6 Chỉ xác 5 Diên hồ sách 3 Hương phụ 3 Đương quy 9 Cam thảo 9 Đào nhân 9 Ô dược 6 Hồng hoa 9 Xích thươc 6 Cách dùng: sắc nước uống. Công hiệu: Hoạt huyết khử ứ, hành khí, chỉ.

TRÀN KHÍ MÀNG P H ổI 1. Đại cương:

Khi không khí tràn vào ổ màng phổi thì lá thành và lá tạng sẽ tách ra, tạo nên một khoảng chứa khí, gọi là hiện tượng tràn khí màng phổi. 2. Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi phân loại là tự phát (tiên phát) hay thứ phát, hoặc do chấn thương. Tràn khí màng phổi tự phát xảy ra khi không có bệnh là nguyên nhân gây tràn khí; còn tràn khí màng phổi thứ phát là một biến chứng của bệnh phổi có trước. Tràn khí màng phổi do chấn thương. Tràn khí màng phổi còn xảy ra sau các thủ thuật như chọc lồng ngực, sinh thiết màng phổi, chọc dưới đòn, sinh thiết phổi qua da, soi phế quản có sinh thiết xuyên phế quản và thở máy áp lực dương. Trường hỢp tràn khí màng phổi căng, áp lực khí trong khoang màng phổi cao hơn áp lực à xung B ê n k kô hấp, ken suyễn và cáck điều tri

79


quanh suốt chu kỳ hô hấp, đây là loại tràn khí có van khí vào khoang màng phổi trong thì hít vào nhưng thì thở ra khí không thoát ra được. Tràn khí màng phổi tự phát chủ yếu xảy ra ở người cao, mảnh khảnh, 20 - 40 tuổi. Bệnh xảy ra do vỡ các bóng khí dưới màng phổi ở đỉnh phổi, do có áp lực âm tính cao trong khoang màng phổi. Tràn khí màng phổi thứ phát xảy ra như một biến chứng của: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen, xơ nang, lao và các bệnh phổi thâm nhiễm, viêm phổi, ớ phụ nữ còn gặp tràn khí màng phổi đi kèm với kinh nguyệt (tràn khí màng phổi theo chu kỳ kinh nguyệt) nhưng chưa rõ bệnh sinh. 3. Triệu chứng

- Hiện tượng đau chói ở ngực: người bệnh đột nhiên đau chói ở ngực đau như xé phổi, có thể gây sốc, tái xanh người, vã mồ hôi, mạch đập nhanh, huyết áp hạ. - Hiện tượng khó thở: xảy ra ngay sau người bệnh đau chói ở ngực khó thở rất nhiều, người bệnh thường ờ trong bệnh cảnh sốc. 4. Đ iều trị và tiên lượng bệnh

Điều trị căn cứ mức độ tràn khí và căn bệnh gây nên tràn khí. Những trường hỢp tràn khí màng phổi nhỏ, dưới 15% bệnh nhân cần được nằm viện và nghỉ ngơi trên giường, điều trị triệu chứng: ho, đau ngực và theo dõi bằng chụp phim X-quang lồng ngực 12 - 24 giờ một lần. Hầu hết bệnh nhân chỉ cần theo dõi trong 2 ngày ở bệnh viện là đủ. Nhiều ca tràn khí màng phổi nhỏ, khí tự tiêu đi một cách tự nhiên do khí được hấp 8 0 LÈ ANH SƠN b.èn ,


thu trong khoang màng phổi. Nhưng vẫn cần lưu ý rằng tràn khí có thể tiến triển thành tràn khí màng phổi căng. Những trường hỢp tiến triển thành tràn khí màng phổi căng khi bệnh nhân có triệu chứng nặng hoặc có tràn khí màng phổi lớn hơn 15% cần đăt ống dẫn lưu lồng ngực (ống mở lồng ngực), ông lồng ngực phải đặt dưới mực nước dẫn lưu, sâu trong lọ và hút cho tới khi phổi nở. Nếu dẫn lưu khí quá nhanh có thể gây phù phổi phía phổi bị tổn thương. Bệnh nhân nghi có tràn khí màng phổi căng phải chọc ngay bằng kim to sau đó đặt ống mở lồng ngực. Bệnh nhân tràn khí màng phổi dễ có nguy cơ tái phát (50%), vì vậy để phòng ngừa, người bệnh nên tránh ở độ cao, đi máy bay và lặn sâu với bình khí ép. Theo Trung Quốc danh phương toàn tập dùng bài: “Thăng hãm thanh” (Y học ai trung sâm tây lục); “Sinh mạch tán” {Nội ngoại thương biện hoặc luận) “Chứng dương lý lao thang” ( Y tông tất độc). Dược liệu / KL (g) Sinh hoàng kỳ 18 Tri mẫu 9 Cát cánh, Sài hồ 5 Thăng ma 3 Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: ích khí thăng hãm. Dược liệu / KL (g)

Nhân sâm 10 Mạch môn 15 Ngũ vị tử 6 Sinh mạch tán Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: ích khí sinh tân, liễm âm chỉ hãn. Dược liệu / KL (g) Nhân sâm 12 12 Hoàng kỳ 9 Bạch truật Chích thảo 6 S ê n í kó kảp, hen suyễn và cách áiiu trì

81


Nhục quế Trần bì 6 Ngũ vị tử 9 Đương qui Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: ô n bổ tỳ phế.

6 6

XẸP PHỔI Đ ịnh nghĩa

Xẹp phổi - tình trạng bệnh lý xảy ra khi các phế nang bị xẹp lại, co liền với nhau, làm cho không khí không vào được phế nang; nhu mô phổi đậm đặc, phổi có thể tích nhỏ hơn bình thường; xác định bằng Xquang. Cơ chế sinh bệnh chủ yếu là tắc phế quản. Nguyên nhân: tắc trong lòng phế quản (khối u hoặc dị vật lọt vào đường thở); phế quản bị chèn ép từ ngoài (hạch lao trong sơ nhiễm), v.v. Không giống như tràn khí màng phổi, là không khí giữa thành ngực và phổi, xẹp phổi phát triển khi các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi xì hơi. Lượng của mô phổi liên quan đến xẹp phổi có thể thay đổi, tùy thuộc vào nguyên nhân. Các dấu hiệu và triệu chứng xẹp phổi cũng khác nhau với nguyên nhân cơ bản và mức độ sự tham gia của phổi. Xẹp phổi có thể là nghiêm trọng bởi vì nó làm suy yếu việc trao đổi ôxy và carbon dioxide trong phổi. Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của sự sụp đổ. Các triệu chứng

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của xẹp phổi, có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. 8 2 LÈ ANH SƠN bií


Nếu trải nghiệm các dấu hiệu và triệu chứng, có thể bao gồm: Khó thở; Thở nhanh nông; Ho; Sốt nhẹ. Xẹp phổi đáng kể có thể xảy ra khi đã nằm điều trị trong bệnh viện. Tuy nhiên, đến gặp bác sĩ ngay nếu có khó thở. Các điều kiện khác bên cạnh xẹp phổi có thể gây ra khó thở, và hầu hết yêu cầu chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Nếu thở trở nên ngày càng khó khăn, tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp. Nguyên nhân

Xẹp phổi có thể là kết quả của đường dẫn khí bị chặn (xẹp phổi tắc nghẽn) hoặc áp lực bên ngoài phổi (nonobstructive xẹp phổi). Cũng giống như bề mặt chất lỏng một bong bóng xà phòng giừ bong bóng còn nguyên vẹn, áo khoác bề mặt mỗi túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi để chúng không bị đổ. Bất cứ điều gì làm giảm bề mặt, chẳng hạn như áp lực lên phổi, gây xẹp phổi. Tắc nghẽn trong đường dẫn khí (ống phế quản) có thể gây xẹp phổi tắc nghẽn. Các yếu tố nguy cơ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ của xẹp phổi bao gồm: Sinh non, nếu phổi không phát triển đầy đủ. Bất kỳ điều kiện tự phát ho, ngáp và thở dài. Bệnh phổi, chẳng hạn như hen suyễn, giãn phế B ênẰ Ẵô kấp, hen suyễn và cách điều tri

83


quản, xơ nang. Ngủ không thường xuyên thay đổi vị trí. Phẫu thuật ngực hoặc bụng. Gây mê. Thở nông - ví dụ do đau bụng hoặc gãy xương sườn. Yếu cơ hô hấp do chứng loạn dưỡng cơ, tổn thương tủy sống hoặc bệnh thần kinh cơ. Béo phì, có thể nâng cao cơ hoành và cản trở khả năng để hít đầy đủ. Phương pháp điều trị và thuốc

Điều trị xẹp phổi phụ thuộc vào nguyên nhân. Xẹp phổi của một khu vực nhỏ của phổi có thể không cần điều trị. Nếu có một điều kiện cơ bản, chẳng hạn như một khối u, điều trị có thể liên quan đến việc loại bỏ hoặc thu nhỏ khối u bằng hóa trị, phẫu thuật hoặc xạ trị. Thuốc men Trong một số trường hỢp, thuốc có thể được sử dụng. Chúng bao gồm: Acetylcystein (Acetadote, Mucomyst), làm lỏng chất nhầy và làm dễ dàng loại bỏ khi ho. Thuốc hít giãn phế quản (Poradil, Maxair, Proventil, Serevent, Ventolin, Xopenex), mở các ống phế quản của phổi, thở dễ dàng hơn. DNase (Dornase Alfa), được sử dụng để xóa nút chất nhầy ở trẻ em bị xơ nang và được chấp nhận là một điều trị xẹp phổi cho những người không có bệnh xơ nang. Liệu pháp Một số liệu pháp được gọi là vật lý trị liệu ngực 8 4 LÈ ANH SƠN biên


được sử dụng đê điều trị xẹp phổi. Chúng bao gồm: Vỗ tay trên ngực trên khu vực bị sụp đổ để làm lỏng chất nhầy. Thực hiện các bài tập thở sâu (khuyến khích đo phế dung). Định vị cơ thể để đầu thấp hơn ngực (được gọi là tư thế thoát nước), cho phép chất nhầy thoát lốt hơn. Bổ sung ôxy, có thể giúp giảm bớt khó thở. Thủ tục phẫu thuật hoặc các thủ thuật Bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ các dị vật đường thở, có thể được thực hiện bằng cách hút chất nhầy hoặc nội soi phế quản. Nội soi phế quản sử dụng một ống luồn xuống cổ họng đến đường hô hấp. Thông thường, thực hiện các thủ tục (bronchoscopist) có thể loại bỏ một phần khối u để mở đường thông khí và tạm thời làm giảm sự tắc nghẽn. Phòng chống

Để giảm nguy cơ xẹp phổi; Bỏ qua những hạt quả. Không cho trẻ em các loại hạt cho đến khi chúng khoảng 3 năm, khi có răng hàm nhai kỹ hơn các loại hạt. Ngưng hút thuốc lá. Hút thuốc gia tăng sản xuất chất nhầy và các thiệt hại cấu trúc nhỏ giống như tóc đường ống phế quản (lông mi). Chuyển động sóng của nó giúp loại bỏ chất nhầy của đường hô hấp. Bài tập thở sâu. Sau khi phẫu thuật, theo hướng dẫn của bác sĩ để ho thường xuyên và làm các bài tập thở sâu. Nếu phải nằm trên giường, thay đồi vị trí thường B ên h k ò kấp, ken suyễn và cáck liề u

ín* 85


xuyên. Định vị lại chính mình. Hãy đứng dậy và đi bộ ngay sau khi có thể.

BỆNH TẮC NGHẸN MÀNG PH ổI

COPD là gì ? COPD là thuật ngữ viết tắt cùa từ tiếng Anh: Chronic Obstrucúve Pulmonary Disease (COPD) có nghĩa là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh rất thường gặp, yếu tố nguy cơ chính gây bệnh là thuốc lá, thuốc lào. COPD là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm từ từ, không hồi phục các giá trị chức năng thông khí phổi. Định nghĩa này hiện được hầu hết các bác sĩ chuyên khoa bệnh phổi sử dụng trong thực hành hàng ngày. Tổn thương trong COPD ban đầu chủ yếu tập trung ở các nhánh phế quản nhỏ có đường kính < 2mm, và nhu mô phổi, tuy nhiên, ở những giai đoạn nặng, bệnh không chỉ khu trú ở phổi phế quản mà gây tổn thương trên toàn thân như ở tim, cơ, xương, tâm thần... COPD thường được gỢi ý ở những người hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm, nay xuất hiện thêm ho, khạc đơm mạn tính về buổi sáng, cần lưu ý, không nên xem nhẹ những biểu hiện ho, khạc đờm vào buổi sáng ở những người đang hút thuốc, không nên nghĩ rằng ho là biểu hiện thông thường ở người hút thuốc, vì như vậy sẽ bỏ sót chẩn đoán COPD, đến khi xuất hiện khó 8 6 LÊ ANH SƠN u


thở gắng sức, khó thở thường xuyên hoặc khi thay đổi thời tiết mới đi khám bệnh thì bệnh thường đã ở giai đoạn muộn, chức năng phổi đã suy giảm nhiều, do vậy việc điều trị thường ít mang lại hiệu quả. Trong giai đoạn nặng của bệnh, lòng phế quản bị chít hẹp nhiều, niêm mạc viêm, phù nề, các sỢi, vách liên kết quanh tiểu phế quản tận và giữa các phế nang bị phá hủy, làm cho lòng tiểu phế quản bị tắc hẹp thường xuyên, đặc biệt mỗi khi người bệnh thở ra càng làm gia tăng tình trạng ứ khí. Các thành phế nang rất mỏng, lại bị phá hủy nhiều do khói thuốc lá, khi chịu tác động của sự căng giãn thường xuyên lại càng làm gia tăng tình trạng căng giãn nhu mô phổi, lâu dài làm lồng ngực người bệnh căng phồng lên, có thể thấy bằng mắt thường là lồng ngực có đường kính trước sau lớn hơn đường kính ngang, khi đó gọi là lồng ngực có hình thùng. Trong giai đoạn nặng của COPD, không khí ra vào phổi bị cản trở và không được đổi mới thường xuyên, bên cạnh đó, do vách các phế nang (túi chứa khí của phổi) cũng bị phá hủy, lại càng làm cản trở sự trao đổi khí do vậy làm nồng độ khí ôxy trong máu bệnh nhân bị giảm, tích đọng nhiều khí cacbonic. Tình trạng thiếu ôxy thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan đặc biệt là tim. Những bệnh nhân đã có suy hô hấp, thông thường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, người bệnh ít đi lại, chủ yếu sống trong gia đình, giao tiếp xã hội bị hạn chế, chất lượng công việc, tình cảm của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng... về lâu dài, bệnh nhân thường xuyên có cảm giác cô đơn, cảm giác mình trở thành gánh nặng cho gia đình và xã B ênẰ k ô kắp, ken suyễn và cách ắiều

tri 8 7


hội... do vậy có thể gây trầm cảm... Bên cạnh đó, khoảng 60% các bệnh nhân COPD có chỉ định thở ôxy dài hạn, những trường hợp này thường cần nằm tại chỗ từ 16-18 tiếng/ ngày, càng làm gia tăng trầm cảm cho bệnh nhân. http://www.benhphoi.com

Sự nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh thuộc hệ thống đường hô hấp. Tỷ lệ tử vong của bệnh này trên thế giới được xếp vào hàng thứ tư. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xảy ra ở lứa tuổi thanh niên và người có tuổi, đặc biệt là nhừng người có tiền sử hút thuốc lá... Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gặp ở nam nhiều hơn nừ nhưng hiện nay tỷ lệ nữ giới mắc bệnh có xu hướng gia tăng do nữ giới có một tỷ lệ hút thuốc đáng kể. Bệnh p hổi tắc nghẽn mạn tính là gì? Đây là bệnh lý đặc trưng thuộc đường hô hấp làm tắc nghẽn đường thở và không hoàn toàn hồi phục. Thực tế bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có 2 dạng: dạng viêm phế quản mạn tính và dạng khí phế thủng. Có người mắc cả 2 dạng và triệu chứng của 2 dạng cũng tương tự nhau nên người ta gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Người ta thấy rằng những người nghiện thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm tỷ lệ cao nhất, ước tính rằng cứ 5 người nghiện thuốc lá thì sẽ có một người mắc bệnh (tỷ lệ mắc bệnh do hút thuốc lá chiếm khoảng từ 10 - 20%). Cũng nên lưu ý rằng một khi 8 8 L È A N H 50N tiền 5oạn


người bệnh đến với bác sĩ mà đã có ho, khó thở, tăng tiết chất nhày thì bệnh đã nặng rồi. Nguyên tắc điều trị và dự phòng bệnh p h ổ i tắc nghẽn mạn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh trường diễn, việc điều trị gặp không ít khó khăn. Người ta thấy rằng các thuốc corticosteroid có thí làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn cấp tính rất hiệu nghiệm nhưng lại không có tác dụng hoặc tác dụng hạn chế trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định, trong khi đó thuốc anticholinnergic dạng bc?m đem lại hiệu quả khá cao trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhiều tác giả khuyến nghị nên dùng các thuốc anticholinergic là thuốc điều trị duy trì đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi bệnh tiến triển xấu cần kết hỢp với các thuốc chủ vận bêta hoặc một số thuốc khác. Muốn phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều quan trọng là bỏ thuốc lá, thuốc lào. Thuốc lá, thuốc lào không những là những nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà còn là những nguy cơ cao của các bệnh về phổi, đặc biệt là ung thư phổi, c ần sống trong môi trường sạch ít khí độc, khói độc hại. cần có bảo hộ lao động tốt cho những ai làm việc trong môi trường có hóa chất, khói, bụi bặm... Nên tập thể dục hàng ngày, nhất là hít thở không khí trong lành trước và sau khi ngủ dậy. Triệu chứng chính của bệnh p h ổ i tắc nghẽn mạn tính Triệu chứng hay gặp nhất là khó thở, ho, khò khè B ênh hô hấp, hen suyển và cách điều tri

89


và có hiện tượng tăng tiết chất nhày và đờm. Một người bệnh được chẩn đoán là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi có biểu hiện ho, khạc đờm trên 3 tháng trong một năm và biểu hiện liên tiếp như vậy trong vòng 2 năm trở lên, khó thở ngày càng tăng. Bệnh nhân thường phải gắng sức để thở hoặc thở hổn hển. Đờm trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường trong hoặc hơi đục, đôi khi có màu hơi vàng. Khi dùng ống nghe để nghe phổi thì thấy có ran như ran rít, ran ngáy, ran ẩm to hạt, ran nổ. Nếu cơ sở y tế có điều kiện đo chức năng hô hấp sẽ thấy chỉ số thông khí tắc nghẽn không hồi phục, ớ đây cũng cần quan tâm đến bệnh về hô hấp, cũng gây khó thở đó là bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn thường xuất hiện vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi hoặc gặp dị nguyên như phấn hoa, tôm, cua... và thường có tiền sử bị bệnh hen từ lúc còn nhỏ tuổi; tiền sử gia đình có người bị hen suyễn hoặc mắc một số bệnh dị ứng như mề đay, viêm da dị ứng. Bệnh cũng có ho, khó thở (khó thở vào), tăng tiết, khi nghe phổi cũng có ran rít, ran ngáy, có rối loạn thông khí tắc nghẽn nhưng có khả năng hồi phục. Cả hai bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều hay tái diễn và đều có khả năng trở thành tâm phế mạn. Tuy vậy bệnh hen suyễn dẫn đến suy hô hấp và tâm phế mạn chậm hơn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh hen suyễn sẽ lên cơn hen cấp tính mỗi khi gặp phải chất gây dị ứng (dị ứng nguyên) hoặc chất kích thích trong khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không nhất thiết như vậy. Để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính người ta dùng phế dung ký. Phế dung ký giúp cho vệc chẩn đoán phân biệt các bệnh gây tắc nghẽn đường thở như hen suyễn, bệnh 9 0 LÈ ANH SO N bi.


phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh xơ phổi... BACSI.com (Theo SKDS)

7 lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

1) Hãy đến Bác sĩ ngay khi bạn có dấu hiệu mắc bệnh: ho, khạc đờm và khó thở khi làm nặng. Hãy đo chức năng hô hấp để xác định xem liệu bạn có mắc COPD. 2) Dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn cần đến khám lại định kỳ hàng tháng và mỗi khi có đợt bùng phát của bệnh. 3) Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đây là việc quan trọng đầu tiên nên làm nếu bạn là người hút thuốc lá, thuốc lào. Hãy yêu cầu Bác sĩ giúp đỡ, cho lời khuyên. Tránh xa nơi có nhiều người hút thuốc và những vật dụng liên tưởng đến thuốc lá. Dùng thuốc cai thuốc lá nếu cần. 4) Giừ không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than. 5) Luyện tập, giữ cho thân thể khoẻ mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của Bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. 6) Nếu bạn bị COPD mức độ nặng, hãy sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khoẻ cho phép. Làm mọi việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn giản; chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái khi cần. 7) Đến bệnh viện hay Bác sĩ ngay nếu tình trạng của bạn của bạn xấu đi. KênẰ Itồ hấp, ken suyễn và cách íỉiều trí

91


cần chuẩn bị sẵn: số điện thoại của bác sĩ, bệnh

viện mà bạn có thể đến ngay được, danh sách các thuốc bạn đang dùng. Đi cấp cứu ngay nếu bạn có dấu hiệu nguy hiểm sau đây: nói chuyện, đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều, thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng - thở vẫn gấp và khó. TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai

UNG THƯ PHỔI 1. Đại cương

Ung thư phổi là một loại ung thư thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi. Tỉ lệ phát bệnh ở người nghiện thuốc lá cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc. Bắt đầu không có triệu chứng lâm sàng rõ, chỉ lúc chụp X-quang mới phát hiện. Và tiếp theo xuất hiện nhiều triệu chứng lâm sàng như ho, ho ra máu, đau ngực, sốt, khàn giọng, sút cân. 2. Triệu chứng lâm sàng

1/ Ho: Đặc điểm là ho khan từng cơn do kích thích, không đờm hoặc có ít đờm rãi bọt trắng (có thê tưởng do hút thuốc mà không đi khám). Trường hỢp ho kéo dài không khỏi, trong đờm có tí máu, kèm đau ngực cần cảnh giác. 2 /Ho ra máu: Thường là trong đờm có tí máu, ho ra máu ít thấy hơn. 9 2 LẺ ANH 5 0 N I


3 /Đau ngực: Đau âm ỉ hoặc đau dư dội, điểm đau cố định, dùng thuốc giảm đau ít hiệu quả. 4 / Sốt bắt đầu sớm do phế quản tắc gây nhiễm trùng, thời kỳ cuối do tế bào hoại tử gây sốt. 5 / Khó thở: Do tế bào ung thư chèn ép hoặc do nước màng phổi. 6 /Các triệu chứng khác ĩ\h\i\ Đau khớp xương, sút cân, ung thư di căn gây khàn tiếng, khó nuốt, mặt cổ phù, lưỡi nhạt tím, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc vàng nhớt, mạch hoạt sác hoặc tế huyền sác. Chẩn đoán căn cứ chủ yếu vào: a/ Nam tròh 30 tuổi hút thuốc nhiều, có ho và ho ra máu b/ Chụp phổi cắt lớp chụp phế quản có cản quang. c/ Kiểm tra đờm tìm tế bào ung thư, dương tính 70-80%. d/ Soi phế quản hoặc sinh thiết. 3. Biện chứng luận trị

3.1 Â m h ư đờm nhiệt Triệu chứng đờm ít hoặc đờm trắng dính hoặc có máu. Miệng lưỡi khô, sốt về chiều, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ rêu mỏng, vàng dính, mạch hoạt sác. Bệnh lâu ngày người gầy. Pháp trị: Dưỡng âm thanh phế. Dược liệu / KL (g) Thiên môn 12 Sa sâm 12 Huyền sâm 12 Thạch hộc 12 Bán liên chi 12 Qua lâu 12 Đông qua nhân 12 Sơn đậu căn 12 B ềnẰ kô hấp, ken suyển và cáck diều tri 9 3


8 Tỳ bà diệp 12 Nam Sa sâm 12 Mạch môn 12 Tang bì 12 Sinh địa 12 Tử uyển 12 Rấp cỏ 12 Lô căn tươi 20 Ý dĩ A giao 12 8 Xuyên Bối mẫu Hải giáp sác 20 30-40 Sinh thạch cao Gia giảm: Ngực đau nhiều, gia u ất kim, Tam thất, sao nhũ hưng. Sốt kéo dài, gia Thất diệp nhất chi hoa, Hạ khô thảo, Bồ công anh. Ho nhiều, gia: Bách bộ, Hạnh nhân. Ho máu lượng nhiều, gia: Sinh đại hoàng, Bạch cập. Ra nhiều mồ hôi, gia; Bạch cập, Mẫu lệ, Phù tiểu mạch. 3.2 K h í âm h ư Triệu chứng. Tiếng ho nhỏ, ít đờm, đờm lỏng nhớt, khó thở, mệt mỏi ưa nằm, ăn kém, người gầy, sắc mặt tái nhợt, miệng khô, lưỡi đỏ, mạch tế nhược Dược liệu / KL (g) Ngũ vị 8 Mạch môn 12 12 X Bối mẫu 12 Thục địa Sa sâm 12 Đan sâm 12 Hoài sơn 12 3.3 K h í huyết ứ trệ Triệu chứng: Khó thở, sườn ngực đau tức, váng đầu, ho đờm khó khạc, đờm có dính máu, giãn tĩnh mạch thành ngực hoặc tràn dịch màng phổi, môi lưỡi tím, có nốt ứ huyết, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch huyền sác. 9 4 LẺANHSƠNbii


Pháp trị: Hành khí hoạt huyết, hoá đờm nhuyễn kiên. Dược liệu / KL (g)

Hạ khô thảo Huyền sâm Bối mẫu Xích thược

20 12 12 12

Hải tảo Thiên hoa Xuyên sơn giáp

20 12 20

3. 4. K inh nghiêm Dược liệu / KL (g) Sa sâm 30 Hoài sơn 30 Bạch hoa xà 50 Thiên môn 9 Tri mẫu 9 A giao 9 15 Sinh địa Tam thất 3 Rấp cá 30 30 Bán liên chi 9 Mạch môn X Bối mẫu 9 Tang diệp 9 Bạch linh 12 Cam thảo 3 Trị khí âm lưỡng hư. Đau ngực, gia: Xích thược, Đẳng sâm, u ất kim, Qua lâu. Tràn dịch gia: Long quí, Đình lịch tử, ích trí nhân Khạc có máu, gia; Ngẫu tiết, Mao căn.

BỤI PHỔI

Bụi phổi là một bệnh nghề nghiệp hay gặp trong công nhân làm việc ở các hầm mồ, nhà máy xi măng, nhà máy đá mài, nhà máy dệt sợi bông... Đây là một BênẰ hô hấp, ken suyỉn và cách điều tri 9 5


vấn đề nan giải. Để phòng và trị hiệu quả bệnh này theo y học cổ truyền cần có sự kết hỢp phương pháp điều thuốc và luyện tập dường sinh. 1. Đ ại cưctog

Bệnh nhân vốn bị phổi yếu, khô táo, không đủ khả nãng đào thải bụi bẩn. Đồng thời bệnh nhân tiếp xúc với nhiều khói bụi, bụi tích ở phổi, gây ra bệnh hô hấp, tức ngực, khó thở. 2. Điều trị

Muốn điều trị bệnh đạt kết quả tốt phải kết hỢp thuốc uống với luyện tập khí công, về thuốc uống, mục đích chù yếu là: - Nâng cao thể lực. - Bổ khí sinh tân dịch - Chống viêm, róc đàm và điều trị các thương tổn ở phế nang, vết xơ hóa. Bởi vì khi thể lực tốt, khí sung mãn thì khả năng hô hấp mạnh, hạn chế được lượng bụi ứ đọng trong phổi. Mức độ sinh tân dịch tự nhiên trong phổi có hạn, cần phải tăng cường khả năng sinh tân dịch bằng thuốc. Bụi phổi theo Đông y là nhuận phế, sinh tân tăng khả năng đào thải của phổi, giúp cho bụi có thể theo đờm mà thoát dần ra rất hiệu quả. • Bài thuốc: Dược liệu / KL (g) 5 Sinh địa hoàng 6 Mạch đông 9 3 Thục địa hoàng Huyền sâm Cát cánh 3 3 Sinh cam thảo 3 3 Bối mẫu Sao bạch thược 9 6 LÈ ANH SƠN b.ẽr


Bạch hỢp

3

Đương quy

3

Dược liệu / KL (g) Mạch môn đông 60 Nhân sâm 6 Bán hạ 9 Cam thảo 4 Ngạnh mễ 6 Đại táo 3 sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc hóa đờm, long đờm (Theo Lương y, Võ sư, TS Nguyễn Hừu Khai): Đơn thuốc cho một thang: - Nhân sâm 06g - Cát cánh 12g - Lộc nhung 08g - Tang bì 20g - Mạch môn 12g - Bạch chỉ 15g - Ngũ vị tử 05g - Bối mẫu 12g - Cúc hoa - Phòng kỷ 15g 12g - Ngân hoa 12g - Mộc nhĩ 15g - Cam thảo 05g Với những người làm việc trong môi trường bụi nhưng chưa mắc bệnh bụi phổi, bài thuốc này có tác dụng phòng ngừa và nâng cao thể lực. Mỗi tháng uống từ 3 đến 5 thang hoặc khi nào mệt mỏi, khó chịu thì uống. Bài thuốc này không độc và không gây phản ứng phụ, có thể dùng dài ngày mà không gây hại cho cơ thể. Hoặc có thể sử dụng phác đồ sau: Phế trường hoàn 5-10 lọ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 viên. Trà sâm cúc hòa tan 10 hộp, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói nhỏ. Kết hỢp luyện tập: Sau ngày làm việc trước khi đi ngủ và buổi sáng sớm cần bớt chút thời giờ luyện tập cho thành thói quen trong nếp sống. B ên h k ô hấp, ken suyễn và cáck điều trí

97


a. Cách ngồi: Ngồi nơi thoáng khí xếp bằng. Nếu ngồi được theo kiểu “kiết già” thì càng tốt. - Hai bàn tay để lên hai gối, lòng bàn tay ngửa lên trời. Ngón tay cái của cả hai bàn tay đặt vào gốc ngón tay đeo nhẫn. - Lưng thẳng, cồ thẳng, mắt nhìn xuống sống mũi. - Đầu lưỡi để vào lợi hàm răng trên. b. Cách thở: Rướn nhẹ người rồi hít bằng mũi thật chậm lấy một lượng khí tối đa (khi hít vào thì các ngón tay của hai bàn tay cũng từ từ nắm vào). Sau đó lấy ý dẫn khí từ từ nén khí xuống Đan điền (vùng dưới rốn) làm cơ bụng căng ra. Giữ khí ở đan điền (nhịn thở) càng lâu càng tốt (có thể đếm được tối thiểu từ 5-10 đếm). Sau đó từ từ thở ra đằng mũi. Khi thở ra thì các ngón tay con của cả hai bàn tay từ từ mở ra (ngón tay cái vẫn để ở gốc ngón lay đeo nhẫn). Cứ làm như thế nhiều nhịp trong thời gian 10 -15 phút. ít nhất cũng phải thở được 7 nhịp như trên trong 1 lần tập. Đây là một phương pháp tĩnh công trong luyện tập khí công có khả năng phòng và trị bệnh bụi phổi hừu hiệu. 9 8 LÈ ANH SƠN biôn i


VIÊM PHẾ QUẢN

Định nghĩa Viêm phế quản là tình trạng viêm của lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Viêm phế quản có thê là cấp tính hoặc mạn tính. Một điều kiện thông thường, viêm phế quản cấp tính thường phát triển từ một nhiễm trùng đường hô hấp do lạnh hay khác. Viêm phế quản mạn tính, một tình trạng nghiêm trọng hơn, là sự kích thích thường xuyên hoặc viêm niêm mạc của các ống phế quản, thường là do hút thuốc lá. Viêm phế quản cấp tính thường được cải thiện trong vòng vài ngày mà không lâu dài, mặc dù có thể tiếp tục ho tới cả tuần. Tuy nhiên, nếu có lặp đi lặp lại cơn của viêm phế quản, có thể có viêm phế quản mạn tính và đòi hỏi chăm sóc y tế. Viêm phế quản mạn tính là một trong những điều kiện đưa đến bệnh phổi tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD). Điều trị viêm phế quản tập trung vào làm giảm các triệu chứng và giảm bớt hơi thở khó. 1. Phong hàn Triệu chứng: Ho ra đờm loãng, trắng dễ khạc. Có thể kèm các chứng sốt sợ lạnh, nhức đầu chảy nước mũi, ngứa cổ khàn tiếng, ê mỏi xương khớp, rêu lưởi trắng mỏng mạch phù, hoặc không đổi. Pháp trị: Sơ phong tán hàn, tuyên phế. • Bài thuốc: Hạnh tô tán.

Đ ênh k ô hấp, ken suyễn và cáck ắiều tri ^ 9


Dược liệu/K L (g) 12 6 Bạch linh Chỉ sác 6 Trần bì 6 Cát cánh 10 4 Kinh giới Sinh khương Tử uyển 12 10 Tô diệp 8 Bán hạ 12 Hạnh nhân 10 Tiền hồ 4 Ma hoàng 6 Cam thảo 12 Xương xông Nếu sốt cao, sỢ lạnh, gia Sài hồ, Cát căn, Hoàng cầm để giải cơ thanh nhiệt, Xuyên khung thông lạc trị đau đầu. Nếu kiêm thấp ngực đầy, rêu cáu mạch nhu gia Xương truật, Hậu phác. 2. Phong nhiệt

Triệu chứng: Ho khạc đờm vàng trắng dính họng khô họng đau sốt nhức đầu, sỢ gió, rêu vàng, có mồ hôi mạch phù sác.

Pháp trị\ Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế • Bài thuốc: Tang cúc ẩm gia giảm Dược liệu / KL (g) Cúc hoa Tang diệp 12 12 Cát cánh 8 Tang bì 12 4 12 Xạ can Ngưu bàng 6 Bách bộ 12 Cam thảo Hạnh nhân 12 Tiền hồ 12 Bạc hà 6 Sa sâm 12 Liên kiều 12 Bối mẫu 4 Mật gấu Đờm nhiều vàng dính thêm sốt cao bỏ Tang diệp, Cúc hoa, Bạc hà, Ngưu bàng thêm Hoàng cầm 12g, Ngư tinh thảo 20-40g. 1 0 0 LÊ ANH 5ƠN u


3. Táo khí

Triệu chứng: Ho khan nhiều, ngứa họng, miệng khô, mũi khô, họng khô, nhức đầu mạch phù sác, bệnh thường gặp vào mùa thu. Pháp trị: Thanh phế nhuận táo chỉ khái. Dược liệu / KL (g) Tang diệp 12 Hạnh nhân 8 Mạch môn 12 Tỳ bà diêp 12 A giao 8 Thiên môn 12 Ma nhân 8 Thạch cao 12 Đẳng sâm 16 Sinh khương 4 Cam thảo 12 Hoài sơn 15 Nếu có đờm khó khạc gia Bối mẫu, Qua lâu để nhuận phế hoá đờm. 4. Đờm thấp

Triệu chứng: Ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng, đờm dễ khạc, sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sáng ho nhiều, ngực đầy tức, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn. Pháp trị: Kiện tỳ táo thấp hoá đờm, chỉ khái. Dược iệu/ K!L(g) Bán hạ 8 Bạch linh 12 X truật 10 Đẳng sâm 12 T ử uyển 12 Bạch tiền 10 Bạc giới tử 12 Ké đào hoa 12 Cam thảo 12 Hạnh nhân 10 Quế chi, bách bộ 12 Bạch truật 12 Hậu phác 8 Cát cánh 8 Khi đã ít đờm nên bò Hậu phác, Thương truật. B êĩik kô ItÁp, ken suyển và cách ỉiề u tri

101


Nếu đau xiên ra lưng thêm Chỉ sác, Cát cánh để tăng cường lý khí. Mặt trắng bệch, ho đờm trắng, bọt trắng, hay nôn là phế vị hư hàn gia Can khương. Nếu khí hư không đủ lên phế gây lúc ho lúc không, mặt vàng bệch ít thần, mạch hư vi dùng bổ trung. Nếu kiêm cả âm hư dùng bài kim thuỷ lục quân. 5. Âm hư

Nguyên nhân do phế âm hư suy, phế mất sự nhu nhuận nên hư nhiệt từ trong sinh ra, phế khí nghịch gây nên. Triệu chứng: Ho khan ít đờm, hoặc trong đờm có lẫn máu, miệng khô, họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt sốt âm về chiều, đạo hãn, gò má đỏ, lưỡi đỏ, ít rêu mạch tế sác., thường gặp trong lao, viêm phế quản mãn, dãn phế quản... Pháp trị: Dưỡng âm thanh phế Cam thảo Biển đậu

Dưqte liệu / KL (g) Ngọc trúc, sa sâm 4 Thiên hoa, tang diệp 8-12

8-12 8-12

Ho ra máu gia Bạch cập, Ngẫu tiết, Tam thất. 6. Phòng chống viêm phế quản

Nếu viêm phế quản thường xuyên lặp đi lặp lại, thủ phạm có thể là một cái gì đó trong môi trường. Lạnh, địa điểm ẩm - đặc biệt là kết hỢp với ô nhiễm không khí hoặc khói thuốc lá có thể làm dễ bị viêm phế quản cấp tính. Khi vấn đề là nghiêm trọng, có thể cần phải xem xét thay đổi ở đâu và làm thế nào để sống 1 0 2 LÈ ANH SƠN biên


và làm việc. Những biện pháp sau đây cũng có thể giúp giảm nguy cơ viêm phế quản và bảo vệ phổi nói chung: Tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm phế quản mạn tính và bệnh khí thũng. Cố gắng tránh những người có cảm lạnh hoặc cúm - đang tiếp xúc với các vi rút dẫn đến viêm phế quản, nguy cơ lây nhiễm nó thấp hơn. Tránh đám đông trong mùa cúm. Nhận được một vắc-xin cúm hàng năm. Nhiều trường hỢp viêm phế quản cấp tính kết quả từ cúm một virus. Một thuốc ngừa chủng cúm hàng năm có thể giúp bảo vệ khỏi mắc bệnh cúm, do đó có thể giảm nguy cơ viêm phế quản. Hãy hỏi bác sĩ về mũi tiêm phòng viêm phổi. Nếu lớn tuổi hơn 60 hoặc có yếu tố nguy cơ như tiểu đường, bệnh tim và bệnh khí thũng, hãy xem xét việc có mũi tiêm phòng viêm phổi. Ngoài ra, một loại thuốc được biết đến như Prevnar có thể giúp bảo vệ trẻ em chống lại viêm phổi. Đó là khuyến cáo cho tất cả trẻ em dưới 2 tuổi và cho trẻ em 2 - 5 tuổi có nguy cơ đặc biệt của bệnh phế cầu khuẩn, chẳng hạn như những người có thiếu một hệ miễn dịch, bệnh hen, bệnh tim mạch hoặc thiếu máu tế bào hình liềm. Tác dụng phụ của vắc-xin phế cầu khuẩn này thường nhỏ và bao gồm đau nhẹ hoặc sưng tại chỗ tiêm. Nếu đã có mũi tiêm ngừa bệnh viêm phổi năm trước hoặc nhiều hơn năm trước, bác sĩ có thể khuyên nên nhận được một mũi khác. Để giảm nguy cơ bị nhiễm siêu vi, rửa tay thường xuyên và có thói quen sử dụng thuốc rửa tay và không B ê n k kô káp, ken suỵẾn và cáck áiều tri

103


chạm vào bên trong mũi hay chà mắt. Nếu phải tiêu tốn nhiều thời gian gần những người khác, những người đang ho và hắt hơi, nên mang khẩu trang che miệng và mũi đê giảm nguy cơ nhiễm trùng.

PH Ế NƯY

1. Tân dịch khuy tổn Bệnh phế nuy có chứng tân dịch khuy tổn phần nhiều do ho kéo dài không khỏi, nhiệt tà nung nấu, Tân dịch ở phế bị tổn thương lớn, có chứng trạng ho mửa ra đờm dãi vẩn đục, đoản hơi suyễn gấp, miệng khô họng ráo, lông tóc khô rũn, lưỡi đỏ mà khô, mạch hư sác. Điều trị nên thanh nhiệt nhuận táo, dưỡng phế sinh tân, cho uống Mạch môn đông thang {Kim quĩ yếu lược). 2. P h ế âm hư Bệnh phế nuy có chứng phế âm hư thì ho nhổ ra bọt dãi đục, chất dính, khó khạc tiếng ho khó khăn, thở suyễn gấp, thể trạng gầy còm, lông tóc khô, miệng ráo họng khô. Nguyên nhân do phế âm bất túc, hư hoả hun đốt ở trong, âm tân khô cạn, phế khí nghịch lên gây nên. Pháp trị: Tư âm nhuận phế thanh nhiệt. • Bài thuốc: Mạch môn đông thang. 3. P hế dương hư

Bệnh phế nuy có chứng phế dương hư thì mửa ra bọt rói, lượng nhiều, đoản hơi, thở khẽ, cơ thể lạnh, 1 0 4 LÊ ANH SƠN bi<


tay chân lạnh, tinh thần mệt mỏi, yếu sức, kém ăn, miệng khô không khát, thậm chí són đái. Nguyên nhân do phế dương hư suy, âm hàn từ trong sinh ra, khí không hoá tân dịch, thanh dương không phân bố gây nên. Pháp trị: ô n phế kiện tỳ ích khí hóa ẩm. • Bài thuốc: Cam thảo can khương thang {Kim quĩ yếu lượâ).

X ơ PHỔI Đ ịnh nghĩa

Xơ phổi là một bệnh nghiêm trọng gây sẹo tiến triển của mô phổi. Chứng xơ phổi bắt đầu với chấn thương lặp đi lặp lại các mô trong và giữa các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi. Thiệt hại cuối cùng dẫn đến sẹo (xơ hóa), và làm cho hơi thở khó khăn. Các triệu chứng thông thường nhất là khó thở và ho khan. Phương pháp điều trị hiện tại của chứng xơ phổi bao gồm thuốc và điều trị để cải thiện chức năng phổi và chất lượng cuộc sống. Một số phương pháp điều trị mới cho chứng xơ phổi trong các thử nghiệm lâm sàng. Trong khi đó, việc cấy ghép phổi có thể là một lựa chọn cho một số người bị xơ phổi. Các triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp nhất là chứng xơ phổi là khó thở, đặc biệt là trong hoặc sau khi hoạt động thể chất, và ho khan. Thường không xuất hiện cho đến khi bệnh được nâng cao, và không thể đảo ngược tổn B i n k kô hấp, hen suỵễn và cách thều tri

105


thương phổi đã xảy ra. Thậm chí sau đó, có thể giảm nhẹ triệu chứng. Vấn đề hơi thở thường trở nên tồi tệ dần dần, và cuối cùng có thể nhận thấy được trong các hoạt động thường xuyên - mặc quần áo, nói chuyện trên điện thoại, thậm chí ăn uống. Tại thời điểm này, các triệu chứng không thể bỏ qua. Các diễn biến của chứng xơ phổi và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng có thể thay đổi đáng kể từ người sang người. Một số người bị bệnh rất nhanh chóng với các bệnh nghiêm trọng. Những người khác có triệu chứng trung bình nhiều hơn mà phát triển tồi tệ hơn trong thời gian vài tháng hay một năm. Nguyên nhân

Quá trình hô hấp Mỗi khi hít vào, di chuyển không khí đến phổi thông qua hai đường dẫn khí lớn được gọi là phế quản. Bên trong phổi, chia nhỏ phế quản như các nhánh của cây thành triệu đường hô hấp nhỏ hơn (tiểu phế quản) mà cuối cùng kết thúc bằng cụm túi không khí nhỏ (phế nang). Có khoảng 300 triệu phế nang trong phổi mỗi. Trong các bức thành của các túi khí là các mạch máu nhỏ (mao mạch), nơi lượng ôxy được thêm vào máu, và carbon dioxide - một sản phẩm chất thải của sự trao đổi chất được lấy ra. Điều g ì xảy ra trong chứng x ơ p hổi Trong chứng xơ phổi, phế nang nhỏ thiệt hại do các nguyên nhân gây sẹo không thể đảo ngược. Thông thường, các túi phế nang được đánh giá đàn hồi cao, mở rộng và hỢp đồng như bong bóng nhỏ với từng hơi 106 LÊ ANH SƠN l>iỏn ioạn


thở. Nhưng sẹo làm cho các mô. kẽ cứng và dày và không khí ít linh hoạt hơn. Thay vì được mềm mại và đàn hồi, các túi khí có cấu tạo của một miếng bọt biển khô cứng, làm cho hơi thở khó khăn hơn nhiều. Điều tích tụ trong mô sẹo là không bình thường, cơ thể chỉ làm cho mô đủ để sửa chữa thiệt hại. Nhưng trong chứng xơ phổi, quá trình sửa chữa đi xiên. Đối với những người bị xơ phổi, chữa bệnh có thể bị cản trở theo cách khác. Thông thường, hình thức các mạch máu cơ thể mới giúp mang ôxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào bị thương. Ví dụ, nếu cắt ngón tay, cơ thể gửi chất dinh dường đến các ngón tay để giúp thúc đẩy chữa bệnh. Nhưng ở những người bị chứng xơ phổi, một số các mạch máu mới phát triển đi từ hoặc bít ở mô sẹo. Phưctog pháp điều trị và thuốc

Các vết sẹo phổi xảy ra trong chứng xơ phổi không thể đảo ngược, và không điều trị hiện nay đã chứng minh hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển cuối cùng của bệnh. Một số phương pháp điều trị, mặc dù, có thể cải thiện triệu chứng tạm thời hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. Những loại khác giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Thuốc m en Nhiều người chẩn đoán mắc chứng xơ phổi được điều trị ban đầu với một (prednisone) corticosteroid, đôi khi kết hỢp với các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch khác, như methotrexate hay cyclosporin. Nhừng kết hỢp này đã không chứng minh rất hiệu quả. Thêm N-acetylcystein, một dẫn xuất của một acid amin tự hềĩiẰ kô hấp, ken suyễn và cáck diều tri

107


nhiên, để prednisone có thể làm giảm bệnh ở một số người. Và trong các thử nghiệm lâm sàng, các piríenidone thuốc đã đưỢc hiển thị để cải thiện chức năng phổi và ngăn chặn phá hủy các mô phổi. Prednisone và thuốc ức chế miễn dịch khác cũng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, trong đó có bệnh tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp, giảm sản xuất tế bào hồng cầu, ung thư da và ung thư hạch. Vì lý do đó, thường là ngưng điều trị nếu không có cải thiện sau sáu tháng. Mặc dù một số người cải thiện tạm thời với các loại thuốc ức chế miễn dịch, không rõ lý do tại sao một số người phản ứng và những người khác thì không. Cấy ghép p h ổ i Cấy ghép phổi có thể là một lựa chọn cuối cùng cho những người trẻ tuổi bị xơ phổi nghiêm trọng đã không được cải thiện từ các lựa chọn điều trị khác. Điều kiện để cấy ghép là phải đồng ý bỏ thuốc lá nếu hút thuốc, khỏe mạnh đủ để trải qua phẫu thuật và điều trị sau ghép, phải sẵn sàng và có thể thực hiện theo các chương trình y tế đưa ra bởi nhóm phục hồi chức năng và cấy ghép, có kiên nhẫn và sức mạnh tinh thần. Yêu cầu cuối cùng đặc biệt quan trọng là phải có đủ về mặt tài chính. Các phương pháp điều trị Các phương pháp điều trị chứng xơ phổi tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống. Chúng bao gồm: Ôxy liệu pháp. Sử dụng ôxy không thể làm tổn thưctng phổi dừng lại, nhưng nó có thể làm cho hơi thở và tập thể dục dễ dàng hơn, ngăn ngừa hoặc làm giảm các biến chứng từ ôxy thấp trong máu, cải thiện giấc 1 0 8 LÈ ANH SƠN bií


ngủ và cảm giác được tốt hơn. Nó cũng có thê làm giảm huyết áp ở phía bên tim phải. Có nhiều khả năng nhận đưỢc ôxy khi ngủ hoặc tập thể dục, mặc dù một số người có thê sử dụng nó suốt ngày đêm. Phục hồi chức năng phổi. Đây là một chương trình chính thức cho những người bị bệnh phổi mạn tính. Mục đích của phục hồi chức năng phổi không chỉ để điều trị một bệnh hoặc thậm chí cải thiện -hoạt động hàng ngày, mà còn để giúp đỡ những người bị xơ phổi sống đầy đủ, đáp ứng cuộc sống. Cuối cùng, chương trình phục hồi chức năng phổi tập trung vào việc tập thể dục, về giảng dạy làm thế nào để hít thở hiệu quả hơn, về giáo dục, hỗ trợ tinh thần và tư vấn dinh dưỡng. Thông thường, cách tiếp cận đa diện đòi hỏi một đội ngũ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe mà có thể bao gồm bác sĩ, y tá, chuyên viên phục hồi chức năng, chuyên viên dinh dưỡng và nhân viên xã hội. Bác sĩ thường có thể cho biết về các chương trình phục hồi chức năng phổi trong khu vực. Hoặc liên lạc với Hiệp hội Phổi cho biết thêm thông tin. Phương pháp trị liệu điều tra Một số phương pháp điều trị chứng xơ phổi đang được phát triển hoặc đang trong thử nghiệm lầm sàng, có thê tìm thấy một danh sách rộng rãi của các thử nghiệm lâm sàng. Nguồn: http://www.dieutri.vn/hohap—

B ên h k ô kấp, ken suyễn và cáck thều tri

ỉ 09


HỘI CHỨNG HÔ h ẤP CẤP t í n h n ặ n g (SARS)

Định nghĩa Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một bệnh hô hấp truyền nhiễm và đôi khi gây tử vong. SARS đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc vào tháng Mười năm 2002. Trong vòng một vài tháng, SARS lây lan trên toàn thế giới, hoàn toàn không nghi ngờ, là do du khách mang theo. SARS đã cho thấy cách lây nhiễm có thể lây lan nhanh chóng trong một thế giới di động cao và kết nối với nhau. Dịch SARS cũng đã chứng minh rằng hỢp tác quốc tế giữa các chuyên gia y tế có hiệu quả có thể với sự lây lan của bệnh. Từ năm 2004, SARS lây truyền đã giảm xuống bằng không trên toàn thế giới. Các triệu chứng

SARS thường bắt đầu có dấu hiệu giống như cúm và các triệu chứng - bị sốt, ớn lạnh, đau nhức bắp thịt và tiêu chảy thường xuyên. Sau một tuần, dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: Sốt 100,4 F (38 độ C) hoặc cao hơn. Ho khan. Khó thở. Nguyên nhân

SARS được gây ra bởi một dòng coronavirus, cùng một nhóm virus gây cảm lạnh thông thường. Cho đến nay, những loại virus này chưa bao giờ đặc biệt nguy hiểm ở người, mặc dù chúng có thể gây bệnh nặng ở 1 10 LÈ ANH SƠN bièn soạn


động vật. Vì lý do đó, các nhà khoa học ban đầu cho rằng virus SARS có thể đã lây nhiễm từ động vật sang người. Nó bây giờ có khả năng đã tiến hóa từ một hoặc nhiều virus động vật vào một dòng hoàn toàn mới. SARS lây lan thế nào?

Hầu hết các bệnh đường hô hấp, bao gồm cả SARS, lây lan qua các giọt nhỏ nhập \ào không khí khi một ai đó với bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Hầu hết các chuyên gia cho rằng SARS lây lan chủ yếu qua mặt đối mặt, nhưng virus cũng có thể lây lan trên các đối tượng bị ô nhiễm - chẳng hạn như tay nắm cửa, điện thoại và các nút thang máy. Yếu tố nguy cơ

Nói chung, người có nguy cơ lớn nhất bị SARS là do tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như thành viên gia đình người nhiễm bệnh và nhân viên y tế. Các biến chứng

Hầu hết ở mọi người nhiễm SARS thường phát triển viêm phổi. SARS gây tử vong trong một số trường hỢp, thường do suy hô hấp. Các biến chứng khác có thể bao gồm suy tim và suy gan. Người lớn hơn tuổi 60 - đặc biệt là những người có có chứng bệnh cơ bản như bệnh tiểu đường hoặc bệnh viêm gan - có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng. Các xét nghiệm và chẩn đoán

Khi phát hiện SARS lần đầu tiên, không có xét nghiệm cụ thể có sẵn để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. BêĩiẰ kô kấp, ken suyễn và cách Jiều

frí 1 ỉ l


Một số xét nghiệm có thể giúp phát hiện virus. Phương pháp điều trị và thuốc

Mặc dù có một nỗ lực phối hỢp toàn cầu, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy biện pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh SAKS. Thuốc kháng sinh và các loại thuốc kháng vi-rút đã không thể có tác dụng chống lại virus này. Phòng chống

Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu một số loại vắc-xin chống SARS, nhưng chưa có ai được thử nghiệm. Nếu SARS tiếp tục lây nhiễm, phải tuân thủ theo các hướng dẫn an toàn nếu đang chăm sóc người bị nhiễm bệnh: Rửa tay. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước nóng hoặc chà xát bàn tay bằng rưỢu có chứa độ cồn ít nhất là 60 phần trăm. Mang bao tay dùng m ột lần. Nếu có tiếp xúc với chất lỏng của cơ thể hoặc phân người nhiễm bệnh, hãy đeo găng tay dùng một lần. Vứt bỏ găng tay ngay lập tức sau khi sử dụng và rửa tay kỹ lưỡng. Đeo khẩu trang phẫu thuật. Khi đang ờ trong cùng một phòng với người bị SARS, cần che miệng và mũi bằng mặt nạ phẫu thuật. Đeo kính mắt cũng có thể tạo nên sự bảo vệ phần nào. Rửa dụng cụ cá nhân. Sử dụng xà phòng và nước nóng để rửa các dụng cụ, khăn, bộ đồ rải giường và quần áo của bệnh nhân SARS. K hử trùng các bề mặt. Sử dụng thuốc khử trùng để lau chùi các bề mặt có thể đã bị ô nhiễm với mồ hôi, 1 12 LÈ ANH SƠN Lèn.


nước bọt, dịch nhầy, chất ói mửa, phân hay nước tiểu. Thực hiện theo tất cả các biện pháp phòng ngừa ít nhất 10 ngày kể từ ngày có dấu hiệu và triệu chứng đã biến mất. Không cho trẻ từ trường về nhà nếu bị sốt hoặc có triệu chứng đường hô hấp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc với một ai đó nhiễm SAKS. Trẻ em có thể trở lại trường học nếu các dấu hiệu và triệu chứng biến mất sau ba ngày.

B in h hô hấp, hen suỵín và cách (hiu trí

113


Phắn III MỘT SÓ VÁ N ĐỂ LIÊN QUAN ĐẾN HÔ HẤP Nguyên nhân nhiễm trùng hô hấp tái phát ờ trẻ? - Do trẻ có cơ địa đặc biệt dễ mắc bệnh: Trẻ suy dinh dưỡng, trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, không tiêm chủng ngừa đủ, thiếu vitamin A, thiếu máu, thiếu sắt, trào ngược dạ dày - thực quản, có bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh tim bẩm sinh và nhiều loại bệnh lý bẩm sinh khác, bại não và các bệnh thần kinh - cơ, suy giảm miễn dịch). - M ôi trường sống không thuận lợi: không khí ô nhiễm, nhà cửa chật chội, đông đúc, thiếu vệ sinh, khói bếp - khói xe - khói công nghiệp và đặc biệt là khói thuốc lá. Cần lưu ý nhiễm trùng hô hấp là bệnh lý phổ biến hàng đầu ờ trẻ em trên toàn thế giới, nhất là trẻ dưới 5 tuồi. Người ta ước tính, một đứa trẻ dưới 5 tuổi bình thường cũng có thể mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 5 - 8 lần trong một năm. Trẻ em bị cảm ho thông thường có thể tự khỏi trong vòng 7 - 1 0 ngày nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, ngoài nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, khi trẻ sốt cao liên tục từ 3 ngày trở lên chúng ta còn cần phải chú ý đến một số bệnh lý khác như sốt xuất huyết chẳng hạn. Vì vậy, nếu trẻ vẫn còn sốt đến ngày thứ 5, nhất thiết anh chị cần đưa cháu đi khám lại để xem có 1 1 4 LÈ ANH 5ƠN bic


phải nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có biến chứng khác hay còn có bệnh lý nào khác? Vì sao trẻ d ễ bị viêm p h ổ i k h i trời lạnh? Sự khắc nghiệt của thời tiết lạnh giá đã trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em. Trong thời gian gần đây nhiều bệnh nhi mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, mũi họng, đặc biệt là viêm phổi có xu hướng gia tăng ở nhiều khoa nhi tại các bệnh viện ở các tỉnh phía Bắc. Thời tiết lạnh giá là điều kiện cho nhiều loại virus gây viêm phổi xâm nhập vào cơ thể trẻ em và gây ra những hậu quả nguy hiểm. Các bậc cha mẹ nên có những hiểu biết cần thiết để phòng bệnh cho trẻ. Có nhiều tác nhân gây ra viêm phổi virus ở trẻ em Thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các loại virus thường gây viêm phổi ở trẻ em như các loại virus gây bệnh cúm, thủy đậu, virus hỢp bào hô hấp..., gần đây là các virus nguy hiểm như virus Corona, virus H5N1. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp khi tiếp xúc, trẻ em có thể bị bệnh sau khi tiếp xúc với bạn bè, người lớn bị bệnh, có thể gây thành dịch nguy hiểm, ớ trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh, càng nặng. Viêm phổi virus là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng tổn thương cấp tính, lan tỏa 2 bên phổi làm rối loạn trao đổi khí tại phổi gây nên tình trạng suy hô hấp, tiến triển nặng. Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời sẽ gây nên tình trạng thiếu ôxy não nặng và kéo dài gây tử vong hoặc hậu quả nặng nề. Khi trẻ có một số tình trạng bệnh lý khác kèm theo BêĩiẰ kô kấp, ken suyễn và cáck điều tri

11 5


như suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch (trẻ nhiễm HIV/AIDS), một số dị tật bẩm sinh về tim mạch, phổi, lồng ngực, đẻ thiếu cân... thì càng dễ mắc bệnh, bệnh càng nặng và khó khăn cho điều trị. Mặt khác, do chúng ta không có thuốc đặc hiệu kháng virus nên rất khó khăn và tốn kém cho điều trị. Thận trọng với các dấu hiệu của bệnh Khi virus mới xâm nhập vào cơ thể, các biểu hiện ban đầu mà cha mẹ và người trông trẻ cần biết là trẻ có sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục, đau họng, ho húng hắng, chảy nước mắt, mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc... Nếu không đưỢc phát hiện sớm và hỗ trỢ điều trị kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến nặng hơn, trẻ sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, xuất hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi. Ngoài ra có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng. Nghe phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Có thể có rối loạn tuần hoàn như shock, trụy tim mạch... Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu ôxy cung cấp cho não, trẻ sẽ li bì hoặc kích thích, co giật. Trước khi bị bệnh vài ngày, trẻ có thể tiếp xúc với trẻ khác, người lớn cũng bị ho, sốt, chảy nước mũi. Hiện nay, các phương tiện giúp cho chẩn đoán nhanh chóng và chính xác hơn như xét nghiệm máu, chụp X-quang tim phổi, soi mũi họng, cấy dịch mũi họng tìm nguyên nhân... Nếu nghi ngờ viêm phổi do virus thì nên chụp phổi kiểm tra hằng ngày, thậm chí 2 lần/ ngày. Không nên chậm trễ những chỉ định điều trị Ngay khi phát hiện bệnh thì trẻ phải được nhập viện và cách ly. Chống suy hô hấp, chăm sóc tốt, hạ 1 1 6 LÈ ANH SƠN biên


sốt, cân bằng rối loạn nội môi do sốt, độc tố của virus gầy ra. Các trường hỢp viêm đường hô hấp cấp do virus nói chung cần được chẩn đoán và theo dõi, điều trị tại các cơ sở y tế. Không nên tự cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm ho, hạ sốt, kháng sinh vì sẽ gây lu mờ triệu chứng của bệnh và rất khó khán cho chẩn đoán và điều trị. ở tuyến cơ sở: Nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ (natriclorit 0, 9%), súc miệng bằng dụng dịch súc họng hoặc nước muối loãng ấm hằng ngày, có thể dùng một số loại kháng sinh khi có tình trạng nhiễm khuẩn như penixilin, erythromycin, amoxilin,... tốt nhất nên dùng đường uống, dạng sirô. Khi tình trạng bệnh không cải thiện thì nên chuyển lên tuyến trên. Khi trẻ viêm phổi nặng: Nên nằm điều trị nội trú tại bệnh viện, theo dõi sát diễn biến của bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Các thuốc kháng virus: oseltamivir (tamiAu), amantadin, ribavirin. Chú ý theo dõi tình trạng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hỢp. Sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn. Các biện pháp điều trị hỗ trỢ là cần hạ nhiệt (dùng paracetamol, chườm mát)...; làm thông thoáng đường thở: hút sạch đờm dãi, nằm đầu cao, nới rộng quần áo. Khi trẻ có biểu hiện suy thở thì có thể đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trỢ. Truyền dịch khi trẻ sốt cao kéo dài, biểu hiện mất nước... Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất, số lượng vừa phải, tránh trào ngược, vệ sinh sạch sẽ, theo dõi sát tình trạng khó thở, tím tái. Giữ gìn sức khỏe cho trẻ và nên phòng bệnh bằng vacxin Bảo đảm cho trẻ có một sức khỏe tốt là biện pháp B ên h kô hấp, ke n suyễn và cáck điều tri

117


phòng bệnh tốt nhất. Nơi ở phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt, ấm áp về mùa đông, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, súc miệng hằng ngày với trẻ lớn. Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Nhỏ mũi hàng ngày bằng natriclorit 0,9%. Cách ly trẻ bệnh vởi trẻ khác để tránh lây lan thành dịch. Phát hiện các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở... và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân... Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhà để được tư vấn và có hướng điều trị thích hợp, không nên tự dùng thuốc cho trẻ. Khi mang thai, bà mẹ phải khám thai đầy đủ, bảo đảm thai nhi phát triển tốt, nên cho trẻ bú mẹ từ ngay sau khi sinh đến 2 tuổi. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra còn có một số loại vacxin phòng viêm đường hô hấp khác, nhưng khi tiêm cần có sự hướng dẫn và tư vấn của cán bộ y tế nhằm đảm bảo hiệu quả và tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra. Làm thế nào đểhạn chế cơn hen ở trẻ? Hen (suyễn) là bệnh viêm đường hô hấp mạn tính. Phản ứng viêm làm đường thở nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất kích thích này, đường thở (chủ yếu là phế quản) sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở. Các yếu tố kích thích cơn suyễn bộc phát: nhiễm trùng đường hô hấp (là yếu tố rất quan trọng ở trẻ em), thay đổi thời tiết, khói thuốc lá. Các chất gây dị ứng 1 18 LÈ ANH SƠN


khác: phấn hoa, lông thú (chó, mèo), gián, một số loại thức ăn, bụi nhà, các chất có mùi nồng, một số loại thuốc (nhất là aspirin). Tránh yếu tố có thể làm khởi phát cơn hen: Thú vật (chó, mèo, ...), hút thuốc lá, chất nặng mùi trong nhà,... môi trường sống: cần dọn dẹp sạch sẽ, tránh nơi đông người, phòng ngủ thoáng mát. Nước biển sâu có phòng ngừa được các bệnh lầy qua đường hô hấp không? Nước biển sâu từ lâu được các nhà chuyên môn tin dùng như một giải pháp hỗ trỢ điều trị hậu phẫu và các bệnh về đường hô hấp dựa vào tính chất sát khuẩn, kháng viêm của các nguyên tố vi lưctng trong thành phần nước biển. Không dừng lại ở đó, nước biển sâu vừa được chứng minh hiệu quả đáng quan tâm khác trong việc hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp. Theo ý kiến của các nhà chuyên môn, trong nước biển chứa rất nhiều những khoáng chất. Tuy nhiên, nếu được khai thác ở độ sâu hỢp lý (khoảng 450m so với mặt nước biển) thì nước biển lúc này được gọi là nước biển sâu sẽ trở nên ưu việt nhất vì ở độ sâu này trong thành phần nước biển có hơn 60 nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, Al, Ag, Mn, Pb... Trong khi đó, giới y học cũng đã đưa ra khuyến cáo: Tất cả những vi chất này tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong điều trị, phòng ngừa những bệnh liên quan đến đường hô hấp và hậu phẫu vùng mũi xoang. Lý giải một cách cặn kẽ hơn - GS-TS Nguyễn Hữu Khôi - Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh - phân BênẲ hô hấp, he71suyễn và cách điều tri

11 9


tích: “Tính ưu việt của nước biển sâu đó là độ an toàn cao giống nước muối sinh lý nhưng hiệu quả hơn nhờ các nguyên tố vi lượng. Việc ứng dụng nước biển sâu đã mở ra cơ hội dùng nguồn tự nhiên, an toàn và hiệu quả để chăm sóc sức khỏe cho người dân trong việc phòng ngừa các bệnh về hô hấp và lây lan qua đường hô hấp”. ứng dụng những ưu việt này, một chế phẩm được mang tên Xisat đã ra đời với thành phần chính là nước biển sâu có thể đem lại những lợi ích thiết thực trong việc bảo vệ sức khỏe cho con người. Theo phân tích của giới chuyên môn, trong quá trình điều chế Xisat, nước biển được khai thác ở độ sâu hỢp lý 450 mét tính từ mặt biển. Sau đó, được tiệt trùng bằng tia uv, xử lý bằng ozon và lọc qua thiết bị siêu lọc với đường kính 0,1 micromet... Đặc biệt, với quy trình xử lý một cách khoa học và hiện đại đã giúp cho Xisat - một chế phẩm từ nước biển sâu - có thể bảo toàn gần như toàn bộ các nguyên tố vi lượng như Zn2 + (Kẽm) và Cu2 + (Đồng). Cũng nhờ vậy, các chuyên gia nhấn mạnh: Với sự góp mặt một cách “dồi dào” của các nguyên tố vi lượng ấy, nước biển sâu Xisat đã có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc, phục hồi niêm mạc suy yếu, nhờ đó có thể ngăn ngừa sổ mũi, ngạt mũi và viêm xoang... và các bệnh lây lan qua đường hô hấp khác. Đặc biệt, vơi những trường hợp mũi bị nghẹt do tăng tiết, nước biển sâu Xisat có thể làm loãng và đào thải dịch tiết ra ngoài. Khi thời tiết khô hanh hoặc thường xuyên phải làm việc trong phòng máy lạnh khiến vùng niêm mạc mũi bị khô rát, khó chịu - lúc này nước biển sâu Xisat sẽ có tác dụng giúp cho mũi phục hồi lại độ ẩm. Hơn nữa, tinh dầu bạc hà có trong 120 LÉ ANH 5 0 N l,b ièn soạn


thành phần của nước biển sâu Xisat còn giúp tạo cảm giác mát dịu cho người dùng và can thiệp tốt những triệu chứng cảm mạo. Vì sao mùa hè phải đề phòng các bệnh viêm đường hô hấp trên? Ai cũng biết rằng các loại bệnh phổi, phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm họng... rất thường hay xảy ra vào mùa lạnh, vậy mà trong những ngày đầu tháng 4 vừa qua, số bệnh nhân (cả trẻ em lẫn người lớn, đặc biệt là số trẻ rất nhỏ) đến khám và nhập viện do các bệnh về hô hấp và tai mũi họng tăng vọt. Các bệnh viện nhi đều bị quá tải. Vậy đâu là nguyên nhân? Theo như nghiên cứu của các nhà y học là do hiện tượng nóng lên của trái đất và do chính các biện pháp mà con người dùng để chóng nóng. Vì quá nóng mà trẻ khó chịu nên suốt đêm cứ phải nằm bên quạt máy và người lớn thì lo đi tắm hồ, tắm sông hay sử dụng liên tục các loại nước giải khát có đá... Các biện pháp này lúc đầu tuy có tác dụng giảm nhiệt tạm thời nhưng nếu cứ kéo dài mãi thì không cơ thể nào có thể chịu nổi. Tình trạng ngoài nóng trong lạnh hay ngược lại đã khiến cho tất cả các cơ quan tuần hoàn phải hoạt động hết công suất để điều hoà và làm đảo lộn thế cân bằng sinh lý vốn có của toàn bộ cơ thể - tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát tác. Nóng còn có thể gây ra cao huyết áp, chảy máu mũi, nhức đầu, khó ngủ, giảm khả năng hoạt động trí óc và thể lực... Da thì cần phải luôn được giữ ẩm ướt để chúng mềm mại và tăng khả năng thải nhiệt thông qua cơ chế bốc hơi. Chính vì vậy mà sử dụng quạt máv nên cho h ĩ n h liồ kấp, ken suyển và cách ắiều tri

121


quay đổi hướng tạo cho một vùng da lúc thì có gió, lúc không để chúng có thể nghỉ ngơi hồi phục. Việc quạt liên tục một chỗ làm cơ thể mất nhiệt triền miên đồng thời làm da vùng đó bị khô quắt lại, sẽ tai hại hơn nếu vùng được thông gió quá nhiều lại là phần đầu - mặt hay vùng ngực - lưng... khiến cho đường thở luôn bị lạnh. Mọi việc sẽ diễn ra với các cơ quan hô hấp y như trong những ngày mùa đông lạnh giá, biểu mô hô hấp sẽ bị xung huyết, viêm, sưng nề, giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus (vốn có trong khí thở) phát triển. Với người chống nóng bằng cách sử dụng quá nhiều nước lạnh (tắm, uống, chườm...) cũng vậy. Thật ra lý tưởng nhất là nên để trẻ nằm ngủ trong các phòng có nhiệt độ điều hoà và giữ chúng ở mức độ mát mẻ dễ chịu (22- 25 độ C), nhưng không phải là gia đình nào cũng có máy lạnh và dùng máy lạnh phải tiêu hao một lượng điện khá lớn. Do vậy các bà mẹ chỉ nên cho trẻ nằm quạt tốc độ lớn trong thời gian ngắn làm hạ nhiệt nhanh giúp trẻ dễ ngủ, sau đó giảm dần cường độ hoặc chỉ hoạt động định kỳ sau một khoảng thời gian nhất định nào đó. Quạt phải luôn được quay thay đổi hướng gió. Việc lau hoặc đắp khăn ướt lên người sẽ tốt hơn vì nước giúp cho việc hạ nhiệt nhiều hơn qua bay hơi và không làm cho da chúng ta bị khô quá do mất nước. Chỉ nên uống nước mát chứ không quá lạnh nếu bạn không muốn bị viêm họng, viêm xoang và viêm phổi - phế quản. Những trường hỢp này hầu hết có thể điều trị bằng cách súc miệng với nước muối (hay mật ong với trẻ nhỏ), tránh nhiễm lạnh tiếp tục. Rất ít trường hỢp phải dùng đến kháng sinh, trừ khi viêm nhiễm quá nặng. 1 2 2 LÈ ANH SƠN

L)icn soạn


Vì sao không nên coi thường bệnh giao mùa ở trẻ em? Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, số trẻ em tới các bệnh viện, trung tâm y tế tăng vọt. Các bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa là tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp. Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia viêm đường hô hấp thành 2 loại, tuỳ theo vị trí tổn thương. Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm các trường hỢp viêm mũi - họng, VA, viêm amiđan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. Viêm đường hô hấp trên thường gặp và diễn biến nhẹ. Viêm đường hô hấp dưới ít gặp hơn nhưng thường là nặng bao gồm các trường hc?p viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Những virus thường gặp gây viêm đường hô hấp ở trẻ em gồm: virus hỢp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus á cúm, virus sởi, Adenovirus (còn gọi là virus hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus... ớ các nước đang phát triển như nước ta, căn nguyên nhiễm khuẩn vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là: hemophilus influenzae, liên cầu, tụ cầu, Bordetella, Klebsiella pneumoniae, Chlamydia trachomatis... Viêm đường hô hấp là bệnh gì? Viêm đường hô hấp trên Viêm đường hô hấp trên được chia làm 2 loại là cấp tính và mạn tính. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính sẽ diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, B ên h hô hấp, ken suyễn và cách điều tri

123


nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, ớ trẻ em dưới 1 tuổi đôi khi nôn nhiều, quấy khóc. Khi khám họng lúc đó sẽ thấy niêm mạc họng đỏ rực, sau đó các dấu hiệu trên mất đi. Khi bị bội nhiễm các vi khuẩn trên, bệnh sẽ diễn biến nặng lên, trẻ hay bị viêm phế quản, viêm phổi. Khi bị viêm đường hô hấp cấp tính mà không đưỢc điều trị hoặc điều trị không dứt điểm thì rất dễ chuyển thành mạn tính. Triệu chứng của viêm đường hô hấp mạn tính là ho thúng thắng, rát họng, nuốt thấy hơi vướng như có vật gì nằm trong họng, đặc biệt ở trẻ em là chảy nước mũi thường xuyên (một hoặc cả hai bên mũi). Một số trẻ em bị VA mạn tính kéo dài mà căn nguyên do vi khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) thì chất nhày chảy ra ở mũi thường có màu xanh. Ngoài chảy rãi mũi, trẻ ngủ thường thở bằng miệng. Viêm tai giữa cấp cũng là một biến chứng hay gặp của nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây thủng màng nhĩ, giảm thính lực hoặc nặng có thể gây biến chứng nội sọ do viêm tai. Viêm đư ờng hô hấp dư ới

Viêm phế quản phổi là tổn thương viêm cấp tính lan toả cả phế nang, mô kẽ lẫn phế quản, khởi đầu thương do các tác nhân virus, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai. Bệnh nhàn có tiền sử nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp trên như ho, sổ mũi, rất dễ bị viêm phế quản phổi. Trẻ viêm phế quản phổi ở giai đoạn khởi phát chỉ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém. ớ giai 1 2 4 LÈ ANH 5ƠN bk


đoạn toàn phát trẻ sốt cao hoặc có. thể bị hạ nhiệt độ, ho khan, chảy nước mũi và bắt đầu xuất hiện đờm. Lúc này trẻ thấy khó thở, cách mũi phập phồng, thở nhanh. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang còn bú có những triệu chứng và dấu hiệu; trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ... Thái độ x ử lý Điều quan trọng trong thái độ xử lý viêm đường hô hấp là lựa chọn được cách điều trị thích hỢp cho trẻ. Không phải bất cứ trường hợp viêm đường hô hấp nào cũng được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hay cho nhập viện điều trị nội trú. Nhưng cũng không phải vì coi nhẹ viêm đường hô hấp mà mọi trường hỢp viêm đường hô hấp đều được tự điều trị tại nhà và theo dõi qua loa. - Các trường hỢp trẻ chỉ có ho, chảy mũi, không thở nhanh, không có rút lõm lồng ngực, không có các dấu hiệu nặng khác như co giật, li bì, bỏ bú... thì được nhận định là không viêm phổi. Các biện pháp điều trị bao gồm khuyến khích sử dụng các loại thuốc ho an toàn sẵn có như hoa hồng bạch hấp đường phèn, húng chanh hấp mật ong... dùng thuốc hạ sốt nếu có sốt cao. Hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách chăm trẻ tại nhà. - Đối với các trường hỢp nhiễm khuẩn mức độ vừa. Trẻ có dấu hiệu thở nhanh nhưng chưa có các dấu hiệu nặng và biến chứng. Lúc này thuốc kháng sinh bắt đầu được sử dụng. Chỉ cần cho trẻ uống liều thuốc đầu tiên tại các cơ sở y tế (trạm y tế, phòng khám ngoại trú...) rồi hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách cho trẻ uống thuốc tại nhà và chăm sóc trẻ. Hẹn đưa trẻ đến khám lại sau 2 ngày. B ên h kô hấp, hen suyễn và cách thều tri

1 25


- Trường hỢp nặng, trẻ có các dấu hiệu như rút lõm lồng ngực, thở rít hay có các dấu hiệu nặng kèm theo: li bì, co giật, bỏ bú... Đây là các trường hợp cần được cấp cứu. Cần phải tìm mọi cách đưa trẻ đến ngay bệnh viện, các trung tâm y tế có đủ phương tiện tốt đê cấp cứu và điều trị cho trẻ. Cảnh giác với bệnh viêm p hổi do p h ế cầu trùng Viêm phổi do phế cầu trùng là một trong những bệnh viêm đường hô hấp dễ mắc phải nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi khi trời lạnh. Nguyên nhân gây các bệnh lý này có thể do virus hoặc do vi khuẩn. Thời tiết lạnh là dịp các bệnh đường hô hấp bùng phát. Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi T .ư cho biết: viêm phổi do phế cầu trùng là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp gây ra bởi một loại vi khuẩn phế cầu, có tên khoa học là Streptococcus pneumoniae. Vi khuẩn này thường lưu trú tại vùng mũi họng không chỉ ở người bệnh mà ngay cả ở một số người khoẻ mạnh. Các chuyên gia dịch tễ cho biết, khoảng 60% trẻ em và 30% người lớn khoẻ mạnh có mang vi khuẩn này trong vùng mũi họng. Vi khuẩn có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường không khí khi hắt hơi, ho. Đặc biệt, khi có những môi trường thuận lợi như môi trường sống hoặc lớp học đông đúc, chật chội, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh. Sau khi vi khuẩn phế cầu trùng xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, nó có thể gây viêm phổi. Thống kê cho thấy, đây là căn nguyên gây viêm phổi cao nhất hiện nay, 1 2 6 LÈ ANH SƠN biền soạn


chiếm khoảng 30-50% các trường hợp viêm phổi. Bệnh nhân viêm phổi thường có các triệu chứng cấp tính như sốt cao, đau ngực, ho nhiều và ho có đờm rỉ sét. Đây là bệnh lý nặng dễ dẫn đến tử vong, khoảng 1 trong số 20 người viêm phổi do phế cầu trùng có thể tử vong. Những người đang có bệnh mạn tính, viêm phổi do phế cầu trùng sẽ làm nặng thêm bệnh lý mạn tính hiện có và tỉ lệ tử vong trong những trường hỢp này sẽ cao hơn. Ngoài ra, phế cầu trùng còn có khả năng xâm nhập sâu hơn vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh lý nặng khác như nhiễm trùng huyết, viêm màng não... Bác sĩ Lộc cho hay, viêm phổi do phế cầu trùng có thể dẫn đến tử vong do vậy bệnh nhân cần được nhập viện điều trị từ 7-10 ngày. Tuy bệnh có thể được điều trị hết bằng kháng sinh, nhưng việc điều trị ngày một trở nên khó khăn do tình trạng vi khuẩn phế cầu kháng thuốc ngày càng cao. Điều này đồng thời làm tăng đáng kể chi phí điều trị do việc phải dùng các kháng sinh mới đắt tiền hoặc phải dùng nhiều kháng sinh cùng lúc. Mọi người đều có thể mắc viêm phổi do phế cầu. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đó là những người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ. Những người có các vấn đề sức khoẻ đặc biệt như bệnh tim, phổi hoặc gan, suy thận, đái tháo đường, nhiễm HIV, nghiện rưỢu, hoặc ung thư cũng dễ bị vi khuẩn này hạ gục. Tiêm vacxine phòng bệnh - Biện pháp tối ưu Bác sĩ Lộc khuyến cáo, để đề phòng nhiễm khuẩn hô hấp trong mùa lạnh, mọi người cần phải lưu ý giữ ấm cơ B êidi Ii6 hấp, hen suyễn và cách diều trí

127


thể, nhất là trẻ em cần phải được quan tâm kỹ lường. K h i nào chắc chắn nhiễm vừus gây viêm phổi cẳp? - Những người nhiễm virus lạ có các triệu chứng lâm sàng giống bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS), gồm sốt cao trên 38“c , hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, mỏi toàn thân, ho, hụt hơi rồi khó thở. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường này, cần đến ngay các cơ sở y tế làm xét nghiệm. Các bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện trung ương và chuyên khoa; đặc biệt Viện Y học lâm sàng và Các bệnh nhiệt đới (trong khuôn viên BV Bạch Mai, đường Giải Phóng, Hà Nội) và BV Nhiệt đới TP.HỒ Chí Minh đều có đủ trang thiết bị chẩn đoán chính xác dấu hiệu lâm sàng của bệnh này. - Để phát hiện người nghi có hội chứng SARS, người bệnh phải thực hiện các xét nghiệm máu để tính công thức máu toàn phần, tốc độ lắng máu, tỷ lệ CRP và chụp X-quang phổi. Nếu kết quả bình thường, có thể yên tâm là chưa bị nhiễm virus. Nếu triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, máu lắng tăng dù xét nghiệm bạch cầu, tiểu cầu bình thường, phổi chưa có hình ảnh tổn thương, bác sĩ sẽ theo dõi và làm lại các xét nghiệm sau 48 giờ. Những người chờ làm lại xét nghiệm nên đeo khẩu trang và cách ly gia đình để phòng truyền bệnh. Trường hỢp người đến khám có biểu hiện sốt, hắt hơi, ho, sổ mũi mỏi cơ, tức ngực, khó thở; xét nghiệm máu cho kết quả bạch cầu và tiểu cầu giảm nhẹ, máu lắng tăng, tỷ lệ CRP cao và có tổn thương phổi nhẹ (với hình ảnh tổn thương tăng đậm ở đáy phổi), người 1 2 8 LÊANH5CfNbic


bệnh cần nhập viện và cách ly hoàn toàn ngay. Bệnh viêm phổi cấp lây qua con đường nào - Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng virus lạ có thể lan truyền với số lượng lớn qua đường thở và nước bọt của người nhiễm. Loại virus này có khả năng sống bền vững trong các giọt nước nhỏ, môi trường có độ ẩm cao và nhiệt độ thường. Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia WHO, bệnh do virus lạ không lây lan nhanh như cúm; chỉ những tiếp xúc thật gần gũi, trực tiếp với người nhiễm mới đủ khả năng làm truyền bệnh. Cách phòng tránh - Người dân nên biết tự bảo vệ mình và cộng đồng trong thời gian có dịch. Đơn giản nhất là đeo khẩu trang, đeo kính mỗi khi ra đường và đến nơi công cộng. Trong thời gian này, nên vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay sau khi hắt hơi hoặc ho. Đặc biệt, tránh ngồi lâu trong phòng kín; khí bí và khó phát tán. về phía các cơ quan, nên hạn chế hội họp đông người để tránh nguy cơ lây lan của bệnh dịch. Thuốc phòng tránh căn bệnh này hiện rất sẵn trên thị trường. Đó là các loại dung dịch sát khuẩn đường hô hấp, thuốc sát trùng tổng hỢp bảo vệ niêm mạc đường thở như thuốc nhỏ mũi Suníarin 8ml, thuốc nhỏ mũi Acgyrol 3% hoặc nước tồi. Các loại Vitamin c, Upsa Clg, Bl, B6, B12 cũng giúp tăng cường thể lực, nâng cao sức đề kháng của cơ thể trong thời gian còn dịch. Phát hiện sớm và ngăn ngừa viêm p h ổ i ớ trẻ Viêm phổi là tình trạng tổn thương cấp tính, lan toả 2 bên phổi gây rối loạn trao đổi khí tại cơ quan B ênẴ kô k ấ p , ke n suyễn và cách íhều tri

1 29


này, dẫn đến suy hô hấp, tiến triển nặng. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa đông xuân, khi thời tiết thay đổi, trời lạnh, độ ẩm cao. Bệnh viêm phổi do nhiều nguyên nhân gây nên như vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, tụ cầu, hemophilus inAuense, e.coli, trực khuẩn mủ xanh...) virus (cúm, thuỷ đậu, sởi, SAKS), nấm, ký sinh trùng... Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác, từ súc vật sang người. Trẻ em có thể bị bệnh sau khi tiếp xúc với người lớn mắc bệnh 2-3 tuần. Viêm phổi do virus có thể gây thành dịch nguy hiểm, ở trẻ càng nhỏ, diễn biến bệnh càng nhanh và nặng. Những trẻ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV/AIDS), có dị tật bẩm sinh về tim mạch, phổi, lồng ngực, đẻ thiếu cân... rất dễ mắc bệnh. Mặt khác, do phụ huynh thường cho trẻ dùng thuốc không đúng chỉ định, không tuân thủ triệt để hướng dẫn của bác sĩ nên vi khuẩn gây bệnh ngày càng kháng thuốc, điều trị rất khó khăn và tốn kém. Biểu hiện của bệnh thường rất đa dạng và phức tạp: - Giai đoạn sớm: Có thể chỉ có sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc... - Giai đoạn sau: Nếu trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát thì sẽ diễn biến nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ho tăng lèn, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bó bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi... Ngoài ra, trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng, phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu ôxy cung cấp cho não, trẻ sẽ li bì hoặc bị

130 LÈANH SƠN liiòn J


kích thích, co giật... Tại cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ có thêm các phương tiện giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác hơn như xét nghiệm máu, chụp X-quang tim phổi, soi mũi họng, cấy dịch mũi họng tìm nguyên nhân... Nguyên tắc điều trị viêm phổi ở trẻ là chống nhiễm khuẩn, chống suy hô hấp, chăm sóc tốt. ớ tuyến cơ sở: Nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ (natricloxit 9%o), súc miệng hằng ngày. Có thể dùng một số loại kháng sinh khi có tình trạng nhiễm trùng như: penixilin, amoxilin, erythromycin... (tốt nhất nên dùng đường uống, dạng siro). Khi tình trạng bệnh không cải thiện thì nên chuyển lên tuyến trên. - K hi trẻ viêm phổi nặng: Nên nằm điều trị nội trú tại bệnh viện, theo dõi sát diễn biến của bệnh và có biện pháp xử trí kịp thời. Nếu tìm được nguyên nhân gây bệnh thì dùng kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ. Nếu không có kháng sinh đồ thì dựa vào lứa tuổi, diễn biến của bệnh mà lựa chọn các loại kháng sinh phổ rộng như: gentamycin, amoxilin, ceíotaxim, ceíuroxim... - Điều trị h ỗ trỢ: Hạ nhiệt bằng paracetamon, chườm mát..., làm thông thoáng đường thở bằng cách hút đờm dãi, nằm đầu cao, nới rộng quần áo. Cho thở ôxy khi trẻ có biểu hiện suy thở. Nếu tím tái nặng, ngừng thở thì có thể đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trỢ... Khi trẻ sốt cao kéo dài, có biểu hiện mất nước, cần truyền dịch. - Chăm sóc: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất, số lượng vừa phải, tránh trào ngược. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và cần phải theo dõi sát tình trạng khó thở, tím tái. -

R ên k kô kấp, ken suyễn và cáck thều tri

131


- Nơi ở phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt, ấm áp về mùa đông. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cho súc miệng hàng ngày. Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch. - Phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở... và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân... Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nơi cư trú để được tư vấn và có hướng điều trị thích hỢp, tránh lây lan cho người khác, không nên tự dùng thuốc cho trẻ. - Đảm bảo cho trẻ có một sức khoẻ tốt. Khi mang thai, bà mẹ phải khám thai đầy đủ, đảm bảo thai nhi phát triển tốt, có chế độ ăn đủ chất dinh dương như protit, lipit, các loại vitamin, muối khoáng... Nên cho trẻ bú mẹ từ ngay sau khi sinh đến 2 tuổi để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn. - Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu tiêm một số loại vacxin phòng viêm đường hô hấp ngoài chương trình, cần có sự hướng dẫn và tư vấn của cán bộ y tế nhằm bảo đảm hiệu quả và tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra. - Lập sổ theo dõi sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ và lưu giữ sổ sau mỗi lần khám nhằm giúp nhân viên y tế nắm đưỢc diễn biến sức khoẻ, bệnh tật của trẻ mà có hướng điều trị, phòng bệnh tốt.

Mùa lạnh: cẩn trọng với viêm p h ổ i và huyết áp Viêm phổi Vào mùa lạnh, người lớn cần phải cẩn trọng với 1 3 2 LẺ ANH SON blền ;


viêm phổi, huyết áp, các bệnh về tim mạch và chảy máu dạ dày. Phương cách phòng ngừa chủ yếu là giữ ấm cổ và ngực, mặc đủ quần áo ấm. Nhà cửa phải đưỢc che chắn để tránh gió lùa. Theo các chuyên gia về hô hấp, cơ thể không ưa bất cứ một thứ gì liên quan đến “lạnh”. Mùa lạnh làm cho cơ thể dễ mắc bệnh nhiễm trùng, do sức đề kháng yếu đi. Thống kê tại phòng khám Tai Mũi Họng, BV Đại học Y Dược TP.HỒ Chí Minh, có ngày, chỉ trong một buổi sáng, lượng bệnh đến khám là hơn 200 người, trong đó 60-70% là các bệnh liên quan đến hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng... Trong hệ thống hầu họng, thanh - phế quản của con người luôn luôn có nhiều vi trùng cư trú. PGS. TS. Lê Thị Tuyết Lan, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp - BV Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cảnh báo, thay đổi thời tiết, trời trở lạnh, là điều kiện thuận lợi để các loại vi trùng phát triển. Do đó, tất cả mọi người, đặc biệt là người già, rất dễ mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản. Khi có triệu chứng, tức là bắt đầu ho khúc khắc, sốt, chúng ta nên đi khám bệnh ngay để được điều trị đúng cách, trước khi bệnh trở nặng. Giữ ấm tuyệt đối là biện pháp hữu hiệu để ngừa bệnh, ớ mũi có hệ thống lông ngăn cản bụi và hệ thống mạch máu giúp sưởi ấm không khí khi hít vào. Cần giữ thông thoáng mũi cho trẻ bằng cách nhỏ dung dịch nước muối sinh lý. Lúc ngủ, chúng ta dễ bị nhiễm lạnh hơn lúc bình thường; vì khi đó, thân nhiệt cơ thể hạ xuống. Chúng ẼỀnỉt kô kấpf ken suyển và cáck điều tri

133


ta nên mặc quần áo dài tay và giữ chỗ ngủ thoáng và đủ ấm. Đối với trẻ em, nếu trẻ bị sốt cao, hoặc sổ mũi xanh, ho nhiều, đau tai thì nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi để điều trị giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Ãn uống đầy đủ dinh dường, ăn nhiều trái cây tươi giàu vitamin c để tăng sức đề kháng, như các loại trái cây có tép như cam, chanh, bưởi, quýt. Uống nước nhiều lần trong ngày để giữ cho họng không bị khô. Trời lạnh cũng làm cho da dễ bị khô, nứt nẻ. Do đó, nên dùng kem giữ ẩm của trẻ em bôi lên da cho trẻ, dùng vaseline thoa môi để tránh khô nứt môi. Chích ngừa cúm hàng năm là biện pháp hừu hiệu để ngăn ngừa bệnh viêm phổi. Bé phải lớn hơn 6 tháng tuổi, mới được bắt đầu chích ngựa. Với trẻ dưới 8 tuổi, mỗi năm chích ngừa 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 5 tuần. Sau đó, mỗi năm, chúng ta cần chích ngừa cúm mỗi năm một lần. Một mũi vắc-xin ngừa cúm 170.000 đồng/lần. Huyết áp Thời tiết thay đổi thường khiến cho huyết áp dễ bị lộn xộn. Huyết áp thường có xu hướng tăng trong mùa lạnh. Bởi vì, khi bị lạnh, các mạch máu ở ngoại biên co lại, gây ảnh hưởng đến huyết áp. Ngoài ra, hệ thần kinh trong cơ thể trước yếu tố thay đổi thời tiết, cũng dễ bị mất cân đối. Người mắc bệnh huyết áp trong mùa lạnh phải đặc biệt chú ý đến việc dùng thuốc và theo dõi huyết áp 1 3 4 LÈ ANH SƠN bi,lén

ỉo ạ n


chặt chẽ hơn cả mùa nóng. Ngoài việc theo dõi huyết áp hàng ngày, khi bệnh nhân thường phải lưu tâm các triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, xây xẩm... Bệnh tim mạch Khi huyết áp dao động, trồi sụt, bệnh mạch vành cũng có nguy cơ chuyển biến xấu đi. Một trong những biến chứng quan trọng của bệnh này là nhồi máu cơ tim. Tức là, các tế bào cơ tim do thiếu máu đột ngột mà chết đi. Lượng máu trong các động mạch cung cấp cho cơ tim bị giảm đi hoặc ngừng cung cấp. Một tai biến khác là đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Huyết áp trồi sụt làm cho đột quỵ có khuynh hướng gia tăng. Do đó, vào mùa lạnh, tuy chưa có thống kê, nhưng các bệnh viện đã tiếp nhận số lượng bệnh nhân tăng lên một cách rõ rệt, đặc biệt là tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, viêm phổi... Vì lớn tuồi, hoặc có thể bị huyết áp tăng hoặc có thể là do xơ vữa động mạch, nên bệnh tim mạch người lớn phần lớn là bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ. Triệu chứng đầu tiên đến 90% bệnh nhân thường có là đau ngực. Trước đó, bệnh nhân có những cơn đau thoáng qua với cường độ nhẹ hơn. Bệnh nhân cảm thấy đau ở phía ngực trái, đau phía sau xưctng ức hoặc đau ngay chỗ chấn thuỷ (mũi xương ức). Cơn đau lan ra phía sau lưng, lan đến vai hoặc lên cánh tay trái. Thậm chí, theo mô tả, có bệnh nhân đau đến cứng quai hàm, đến độ vã mồ hôi. Đấy là nhừng cơn đau ngực điển hình, là dấu hiệu của nguy B ê n k Ấồ Ẵấp, ken suyễn và cáck áiều tri

135


cơ biến chứng rất lớn là nhồi máu cơ tim. Bắt đầu từ tuổi 40, con người thường gặp các vấn đề về huyết áp và bệnh tim mạch, nên phải đi khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Xuất huyết tiêu hoá và chảy máu cam Vào mùa lạnh trẻ em thường hay bị viêm đường hô hấp (bao gồm viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi...). Việc giữ ấm là quan trọng nhất. Để ngăn ngừa, cách tốt nhất là đi khám bệnh và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, chảy máu cam cũng là căn bệnh thường đi kèm với thời tiết lạnh và khô hanh. Mùa lạnh của miền Bắc thường đi kèm với khô hanh, còn trong Nam thì mùa lạnh rơi vào mùa khô. Chính cái khô hanh đó dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu mũi, có thể do một cái “viêm lông” đường hô hấp. Mũi là nơi tập trung hệ thống mao mạch. Do quá nhiều mao mạch, nên mũi là ncfi rất dễ chảy máu. Chảy máu mũi thường không nguy hiểm, chỉ cần một tác động nhẹ, như: nhét bông gòn vào hốc mũi hoặc lấy ngón tay đè nhẹ. Đau nhức do thay đổi thời tiết Người già vào mùa lạnh thường hay kèm theo các hiện tượng như viêm khớp dạng thấp (viêm không do vi trùng gây ra). Cách đề phòng tốt nhất là giữ ấm. Tốt hơn nữa là xoa nóng các vùng khớp dễ bị đau, sưng: cổ chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay... Với người lớn, vấn đề giữ ấm và uống nhiều nước cũng rất quan trọng. Người miền Nam thường hay mặc quần áo phong phanh, nên những ngày trời trở lạnh 1 3 6 LÉ ANH SƠN bi<


đột ngột nếu không chú ý giư ấm (mặc áo khoác, quấn khăn giữ ấm cổ) sẽ rất dễ bị cảm lạnh. Chính vì thế, theo lời khuyên của các bác sĩ, người già cũng rất cần được giữ ấm, nên tắm vào buổi tắm vào buổi trưa khi khí hậu ấm nhất trong ngày, tắm thật nhanh bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm từng phần cơ thể và quấn khăn giữ ấm cơ thể ngay.

B êiJi kô hấp, ken suỵễn và cách điều tri

137


Phần IV M Ộ T SÓ LOẠI T H ự C PHẨM C Ó TÁC DỤNG CHỮA BỆNH H Ô HẤP GIẤM

Mùi vị của giấm không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn rất có ích đối với sức khoẻ con người. Do công dụng diệt khuẩn cao nên giấm có thể phòng trị hiệu quả một số bệnh như viêm gan, xơ gan, các bệnh đường ruột, đường hô hấp... Thành phần của giấm chủ yếu là axit acetic, ngoài ra còn một số axit hữu cơ như; axit latíc, axit malic, axit citric... có tác dụng kích thích sự ngon miệng, giúp tiêu hóa tốt. Theo BS Hà Tiến Phan, Bệnh viện 354, công dụng lớn nhất của giấm là tính sát khuẩn, hạn chế có hiệu quả sự sinh sôi nảy nở và hoạt động của vi khuẩn, có thể phòng tránh được một số bệnh truyền nhiễm ở đường ruột và đường hô hấp. Các loại vi khuẩn như salmonel, trực khuẩn đại tràng, cầu khuẩn chùm nho gây mủ, vi khuẩn gây bệnh lỵ chảy máu, chỉ cần bị ngâm trong giấm nửa giờ là sẽ bị diệt trừ hết. Vì thế, vào mùa hè dùng giấm để chế biến các món ăn như nộm, trộn salat, nấu canh chua... có công hiệu phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Có thể làm giảm độ béo của các loại thực phẩm như thịt, cá mà ta quen dùng hàng ngày và giữ cho các 138 LÈ ANHSƠNtu


loại vitamin tan trong nước không bị phân huỷ khi xào nấu món ăn, làm giảm ảnh hưởng của các độc tố đối với cơ thể, có tác dụng ức chế và diệt trừ được nhiều vi khuẩn gây bệnh khác, có thể loại trừ được thành phần lão hóa ở thành huyết quản. Thường xuyên ăn giấm có thể giảm nhẹ sự lắng đọng sắc tố và tăng tính đàn hồi của da, làm chậm lại thời kỳ lão hoá da, hạn chế sự sản sinh các nốt chấm xuất hiện trên da mặt khi đi dưới ánh nắng mặt trời. Một số loại thức ăn có chứa chất nitrate như thịt muối, cá muối... ớ thời tiết nóng bức, các vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh, làm cho chất nitrate chuyển hóa mạnh thành nitrite. Khi vào cơ thể người, chất này lại chuyển hoá thành nitrosamine là một chất gây ung thư cực mạnh. Nếu trong khẩu phần ăn có thêm giấm sẽ có tác dụng phân giải và tiêu huỷ chất nitrite. Những người bị cảm mạo, đau họng, trộn mật ong và giấm để ngậm sẽ hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Khi xào nấu món ăn là thịt, cá nên cho thêm vào chút giấm có thể làm cho kết cấu hoá học của các vitamin nhóm B và c được ổn định, khó bị phân huỷ do gia nhiệt, vì thế mà giữ được thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm. Giấm vừa có thể làm cho các món ăn trở nên dễ tiêu hóa và ngon miệng, đồng thời lại có khả năng thúc đẩy sự hòa tan và hấp thụ các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm..., các chất xơ sỢi thực vật và chất canxi động vật có trong thức ăn vào cơ thể. Khi nướng cá, hầm thịt cho thêm vào chút giấm vừa làm mất đi mùi tanh của cá mà còn làm cho thịt chóng nhừ và có mùi thơm hấp dẫn lại vừa giữ được chất canxi trong thực phẩm. B in Ẵ hô háp, hen suyễn và cách ^ ề u

ỉri 1 3 9


Đối với những người có bệnh nhiễm liên cầu khuẩn, nhiễm song cầu khuẩn gây viêm phổi, nhiễm cầu khuẩn hình chùm nho trắng, cảm cúm thì nên dùng giấm hàng ngày vì tính diệt khuẩn tốt, bệnh sẽ nhanh khỏi, uống chút giấm còn có thể trừ được cả giun đũa trong đường ruột, phòng tránh bệnh truyền nhiễm ở đường ruột. Y học hiện đại chứng minh, những người bị bệnh về gan mạn tính, nhất là xơ gan, viêm gan, lượng vị toan giảm thiểu, độ chua ít đi, không thể diệt trừ có hiệu quả các vi khuẩn từ khoang miệng vào trong dạ dày nên bộ phận trên của ruột non thường có nhiều vi khuẩn sinh trưởng, làm cho dễ phát sinh nhiễm trùng toàn thân, bệnh gan nặng thêm. Tuy nhiên, nhờ có tính năng sát khuẩn của giấm, nếu những người mắc bệnh này ăn giấm với lượng tương đối nhiều trong khẩu phần ăn hàng ngày, bệnh sẽ nhanh thuyên giảm.

QUẢ LA HÁN

“Trái la hán” là quả chín của loài cây có tên khoa học là Momordica grosvenori Svvingle. Theo Đông y, quả xvuiig qua la I % í" 1 « hán CÓ vị ngọt, tính mát, không độc, đi vào 2 kinh phế và đại tràng. Có tác dụng nhuận phế lợi hầu, hóa đờm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện. 1 4 0 LÈ ANH 5ƠN bu


“Trái la hán” thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Trái la hán còn có tên là “la hán quả”, “giả khổ qua”, “quang quả mộc miết”... Đây là loài cây đặc sản của Quế Lâm, Trung Quốc, được nhập khẩu vào nước ta từ nhiều năm nay. Với những người có bệnh lý về đường hô hấp, quả la hán là một thứ thuốc tốt và lại an toàn. Trong Đông y truyền thống, thường dùng quả la hán để chữa ho do phế nhiệt và đờm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết. Hiện tại, trên lâm sàng, thường sử dụng quả la hán trong những trường hỢp được Tây y chẩn đoán là viêm phế quản cấp tính, mạn tính, viêm đường hô hấp trên thuộc thể “nhiệt đờm úng phế” (theo cách phân loại của Đông y); Chữa viêm amiđan cấp, viêm họng cấp - thuộc thể “nhiệt độc uẩn kết”; táo bón kinh niên thuộc thể “tân khuy tràng táo” (thiếu thể dịch, ruột khô). - Liều dùng hàng ngày:T>\xng 15-30g sắc uống, hoặc hãm nước sôi, hay hấp uống. - Chú ý, kiêng kỵ: hán tính mát, thích hỢp với chứng ho do “đờm hỏa” (đờm nhiệt). Nếu là ho do “phế hàn” và do ngoại cảm, thì không nên dùng độc vị (cần phối hỢp với các vị thuốc khác).

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: về thành phần hóa học: Trong quả la hán khô, tổng lượng đường chiếm tới 25,17% - 38,31%, trong đó bao gồm 10,20% - 17,55% đường íructose; 5,71% - 15,19% đường glucose; Còn có một loại thành phần không phải đường, nhưng có độ ngọt rất cao, đó là các triterpenoid saponin, trong đó Mogroside V có độ ngọt gấp 256 - 344 lần đường mía -

Ẽ ê n k kô kấp, ken suyễn và cáck k ề u

írí ỉ ^ 1


(saccharose), Mogroside VI ngọt gấp 126 lần đường mía; Còn có một chất gọi là D-mannitol có độ ngọt bằng 0,55% - 0,65% đường mía; Trong thành phần còn có khoảng 8,67%-13,35% protein. Trong mỗi lOOg quả có 313mg-510mg vitamin c, manganese (Mn), sắt (Fe), Nickel (Ni), kẽm (Zn), Thiếc (Sn), Selenium (Se), lod (I) và 26 loại nguyên tố vô cơ khác. Trong hạt có 41,1% acid béo, bao gồm: Linoleic acid, Oleic acid, Palmitic acid, Stearic acid, Palmitoleic acid, Myristic acid, Lauric acid, trong đó hai loại Linoleic acid và Oleic acid chiếm tới 73,2%. về tăc dụng chữa bệnh Nước sắc quả la hán có tác dụng chống ho (trấn khái) và trừ đờm (khư đờm), ngoài ra còn có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch tế bào của cơ thể. Trà la hán là thứ nước giải khát giàu dinh dương, rất thích hỢp với những người thể tạng “uất hỏa nội kết” (nóng trong). Do trong quả la hán có chứa một số hỢp chất có độ -

ngọt lớn gấp hàng trăm lần đường mía, nhưng không phải là đường, nên là thứ thức ăn và gia vị lý tưởng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, hay bị béo phì.

Trong gia đình, có thể sử dụng quả la hán để chữa trị một số chứng bệnh thường gặp như sau; - Chữa viêm họng: La hán quả thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày. - Chữa mất tiếng: La hán 1 quả, thái lát, thêm lượng nước thích hỢp sắc lên, chờ nguội, chia ra uống nhiều lần, mỗi lần một ít. 1 4 2 LÈ ANH SƠN buón

soạn


- Chữa ho gà (bách nhật khái): La hán 1 quả, hồng khô 25g, sắc nước uống hoặc dùng trái la hán 1 quả, phổi lợn 40g (bóp hết bọt), hầm chín, thêm gia vị vào ăn. - Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc quánh: Dùng la^ hán quả 20g, phối hỢp với tang bạch bì 12g, sắc nước uống trong ngày.

- Bổ phế, h ỗ trỢ trong điều trị ho Ian\ La hán quả 60g, thịt lợn nạc lOOg; hai thứ đều thái lát, thêm lượng nước thích hỢp, hầm chí, thêm chút muối, ăn trong bữa cơm. - Chữa táo bón: Dùng la hán quả sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.

HÀNH TÂY

Nếu bạn là người không thích vị hăng của hành, gừng cũng như những loại thực phẩm khác như tỏi tây, riềng, bạn nên có quan điểm khác về nhừng loại thực phẩm này. Còn nếu bạn là người thích ăn hành tây, đặc biệt là ăn sống thì nên duy trì điều này vì hành tây có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Theo như nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học sau khi nghiên cứu nhiều loại rau quả, hành tây không chỉ được xem như một gia vị trong các món ăn mà còn là một loại thuốc tốt. Hành tây có tác dụng ngăn ngừa và chống lại một số bệnh, đặc biệt là ung thư, bệnh viêm phế quản, và quan trọng nhất là ngăn ngừa bệnh đau tim, chứng giảm huyết áp và chứng tăng huyết áp. Cuống hành còn có thể ngán ngừa bệnh đau dạ dày. BêĩiẴ kô kấp, hen suyễn và cách điều tri

143


Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng nếu ăn hành thường xuyên có thể ngăn ngừa chứng ho dai dẳng. Củ hành đồ còn có thê sử dụng như một loại thuốc long đờm. Nếu hành được thái lát và ngâm vào mật ong nguyên chất trong 2 đến 3 ngày, có thê chữa trị bệnh ho khan kéo dài. Một tác dụng khác của hành tây là ép lấy nước hành tươi bôi lên trán có thể làm giảm chứng nhức đầu. Ăn hành một cách thường xuyên cũng giúp giảm lượng cholesterol với những người béo phì bởi vì nó làm tăng mật độ liprotein. Chất này có tác dụng ngăn cản bệnh mạch vành tim, chứng huyết khối. Hợp chất hành có thể giảm lượng cholesterol tới 60%. Hành còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư vú. Theo như điều tra của tạp chí châu Âu về dịch tễ học, những khu vực càng có lượng tiêu thụ hành và gừng lớn thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn những khu vực khác. Các nhà nghiên cứu có một chú ý là chỉ có hành tươi chưa được nấu mới có thể là thuốc. Vì vậy những người có thói quen nấu chín hành tây với những loại thực phẩm khác thì hành tây không còn có tác dụng như lúc đầu nữa. Nấu chín hành làm mất đến 82 phần trăm tác dụng chữa bệnh của hành. Hành tây có chứa hỢp lưu huỳnh có lợi có thể bị mất khi nấu chín nhưng rất nhiều người không biết được điều này. Ngay cả những người thường xuyên nấu ăn với hành tây cũng không nhận thấy allicin, một chất dinh dưỡng quan trọng đã hoàn toàn được trung hòa trong quá trình nấu ãn. Vì vậy, để tận dụng được những tác dụng chữa bệnh của hành, chúng ta nên ăn sống. 1 4 4 LÉ ANH SƠN bi<


củ CẢÍ Củ cải có nhiều tính năng, công dụng như: Tập trung nhất vào nhóm chữa bệnh hô hấp (ho, hen, đờm, suyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu, lao) và bệnh ở bộ máy tiêu hóa (như đau vùng thượng vị, Ợ chua, nôn, án không tiêu, trướng bụng, táo bón, lòi dom, trĩ. Ngoài ra còn chữa một số bệnh bộ máy tiết niệu do thấp nhiệt (đái ít, đái dắt, buốt, đái đục, có sỏi) chữa một số bệnh chuyển hóa (béo, trệ, đái tháo đường...) bệnh về máu (hoạt huyết, chỉ huyết chống chảy máu khi đại tiểu tiện, lao), ngoài ra còn có công dụng đặc biệt giải độc nói chung như khi bị ngộ độc khí độc do than, độc của rượu, cà, hàn the và ngộ độc nhân sâm do dùng sai quy cách. Theo Đông y, củ cải tươi có vị cay tính mát (có tài liệu ghi lạnh), dẫn khí đi lên. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình (có tài liệu ghi ôn) dẫn khí đi xuống. Quy kinh phế và vị. Theo Tây y, củ cải có tác dụng khai vị, giúp ăn ngon miệng, chống hoại huyết (chảy máu chân răng do thiếu vitamin C) chống còi xương, sát khuẩn nói chung kể cả trùng roi âm đạo, làm long đờm giảm ho, giảm mỡ, đường máu, giảm huyết áp. Sau đây là một số kinh nghiệm dùng củ cải làm thức ăn và thuốc phòng chữa bệnh. Bánh củ cải: Hóa đờm, lợi khí giảm ho, bổ tỳ. Bài 1: Củ cải trắng 500g, bột mỳ 500g, bột ngọt 2g, tiêu bột Ig, dầu cải 50g, muối 5g, dầu vừng 15g, thịt 300g. Củ cải rửa sạch bào sỢi, xào sơ qua bằng dầu cải rồi cho bột ngọt, muối, tiêu, thịt trộn để làm nhân bánh. B ê n k kô hấp, ken suyễn pà cáck ắíều tri

145


Bài 2: Củ cải trắng 250g, gừng tươi 15g, dầu cải 50g, bột mỳ 250g, hành 15g, thịt heo nạc lOOg, muối 3g. Làm như trên. Bài 3: Củ cải trắng 125g, hành trắng (bỏ lá xanh) 50g, trứng gà 60g, vừng 5g, bột mỳ 500g, đường 50g, muối 60g, bột ngọt 5g, dầu vừng 25g, mỡ. Làm như trên. Bài 4: Kiện tỳ, điều khí, tiêu đờm: Củ cảí trắng 250g, thịt lợn nạc lOOg, bột gạo hoặc mỳ 250g, gừng, hành, muối, dầu vừa đủ. Củ cải thái chỉ xào tái cùng thịt lợn, thái sỢi trộn làm nhân bánh, làm chín bánh bằng cách hấp hoặc rán. Trứng xào củ cải: Bổ tỳ dưỡng vị nhuận phế. Đây là món ăn rất quen thuộc. Một sự phối hỢp để giúp phát huy tác dụng tốt và khắc phục nhược điểm đầy và lạnh. Ngoài ra, còn có các công thức cá bống kho củ cải đặc biệt tốt cho sản phụ sau khi sinh, hoặc người ốm dậy khi “bụng dạ còn yếu”. Cao ngũ trấp: Chữa ho nhiều, suy nhược. Củ cải trắng Ikg, lê Ikg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật ong 250g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng thứ riêng vào vải xô vắt nước để riêng. Để nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi bớt lửa cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần mỗi lần 1 thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày 2 lần. Cao củ cải tươi: Chữa lao phổi (kèm tức ngực, ho ra máu). Củ cải tươi Ikg, lê tưcíi Ikg, sinh địa tưcti 500g, ngó sen tươi Ikg, mạch môn tươi 500g, rễ tranh tươi 1 4 6 LÈ ANH scrNrbi,


Ikg, gừng tươi lOOg. Tất cả nấu sôi 30 phút vắt lấy nước nấu lại lần 2 rồi nhập lại cô thành cao rồi cho các vị sau đây: A giao 500g, đường phèn 500g, mật ong 500g, nấu thành cao đặc, cho vào lọ. Ngày uống 2 lần sáng chiều. Mỗi lần 2 muỗng canh (30ml) hòa nước ấm hoặc ngậm nuốt dần. Công thức đơn giản hơn: Củ cải 300g nấu với 400ml nước còn lOOml bỏ bã. Thêm lOg phèn chua, 150g mật ong quấy đều, đun lên. Ngày uống 3 lần mỗi lần 30ml lúc đói. Trị suyễn (nhiều đờm, khó thở ): Củ cải trắng thái nhỏ, xào giòn, tán nhỏ mịn ngào mật mía, viên bằng hạt ngô. Cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần uống 30 viên, chiêu với nước ấm. Viêm phế quản, viêm họng: Củ cải 500 - l.OOOg, quả trám 250g sắc uống hoặc ngậm nuốt dần. Ngạt vì khói độc (của than): Nước cốt củ cải tươi đổ ngay vào miệng người bệnh {Nam dược thần liệu). Bệnh phổi nhiễm silic (bệnh bụi phổi): - Nước củ cải tươi 5ml, nước rễ tranh 5ml, nước ép củ năng (mã thầy) 5ml, thạch hộc tươi 12g ép nước. Nước ép này để riêng. - Lấy các vị: Vừng trắng 12g, Xuyên bối mẫu 3g, Ngưu bàng 9g, Cát cánh 9g, lá Tỳ bà 9g, Kê nội kim (màng mề gà) 6g, Chỉ xác 9g. Nấu với 150-200ml nước còn 1/3 lọc nước, bỏ bã cô lại còn lOOg. Lấy nước này trộn với nước ép tươi nói trên, chia ngày uống 3 lần. Mỗi liệu trình 15 ngày. Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cách thủy. Hoặc nước củ cải 50ml, Hạch đào nhân 30g, Hạch nhân 15g, đường phèn 15g, B ênỉi hô hấp, hen suyển và cách (bều tri

147


ngày 1 thang. Chống rét cóng: Lấy củ cải hoặc hạt cải củ phơi sấy khô, tán bột mịn cho vào tất tay chân. Ghi chú: Theo tài liệu Trung Quốc còn có loại củ cải xanh. Thành phần dinh dưỡng tương tự củ cải trắng, công dụng còn tốt hơn củ cải trắng. Ãn củ cải nên ăn cả vỏ (trừ khi già xơ) rửa sạch, vì vỏ chiếm 90% thành phần dinh dưỡng (muối khoáng canxi, phospho, sắt...). Hạt cây củ cải (lai bạc tử) tính năng công dụng như củ cải nhưng thường dùng dưới dạng thuốc và thường có mặt trong các bài thuốc bí truyền của Trung Quốc. Theo Lý Thời Trân, hạt cải củ có tác dụng hạ khí, định suyễn, hóa đờm, tiêu thực, lợi đại tiểu tiện. Dùng sống thời thăng thổ phong đờm, dùng chín thì giáng, định ho suyễn, lợi khí, chỉ thống. Chu Đan Khê nói lai bạc tử trị đờm mạch như “đổ tường, phá vách”. Khi không có củ cải trắng và xanh dùng cải bẹ trắng cũng được. Cần cảnh giác củ cải trắng thái chỉ phơi khô làm giả kim ngân hoa, hoặc ép nhuộm màu làm giả nhân sâm. Nếu dùng nhân sâm thật lẫn nhân sâm giả (bằng củ cải) thì sẽ mất tác dụng vì củ cải giải độc nhân sâm.

GỪNG

Thành phần chứa 1-3% tinh dầu, chủ yếu là camphen, phelandren, zingiberen và zingirol, tinh dầu gừng có màu vàng nhạt, hơi sánh và mùi thơm đặc biệt, vị cay, tính ấm. Cách dùng: Gừng tươi giã lấy nước uống, ngày 6-10 gam; rượu gừng 10%, ngày uống 2-5ml; xirô gừng (phối 1 4 8 LÈANHSƠNLiòn


hỢp chanh, củ sả mỗi thứ 10 gam, muối 5 gam và đường

đủ cho lOOml, ngâm trong ba ngày, lọc vào lọ kín, uống chữa ho, ngày hai lần, mỗi lần 1-2 muỗng canh).

HÚNG CHANH (TẦN d à y LÁ)

Rau tần có chứa tinh dầu carvacrola và một chất màu đỏ là colein đều có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng hầu họng, mũi. Theo Y học cổ truyền, rau tần có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi phế, trừ đờm, giải cảm. Dùng tươi (5-10 lá) mỗi ngày, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác như gừng, bạc hà, tràm, tía tô, củ sả... nhai sống với tí muối, giã lấy nước uống hoặc hãm nước sôi; hoặc chưng với tắc, vỏ quýt, gừng, đường phèn, chữa ho, viêm họng, khan tiếng, cảm cúm, sổ mũi. Đem nấu chung với các loại lá khác làm thuốc xông chữa cảm, ngạt mũi, đau họng, sốt cao.

TRÀM

Trong lá tràm tươi có tinh dầu cineol, cymen, pinen, terpinen, geraniol và terpineol. Theo Y học cổ truyền, lá tràm có vị cay, tính ấm, mùi thơm dễ chịu, tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp, giảm đau. Thường dùng cành lá tươi sắc hoặc hãm nước sôi uống với liều 20 gam trong 1 lít, chữa các chứng sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt, đau nhức mình mẩy, ho có đờm, ăn uống không tiêu. Dùng ngoài ở dạng nấu lá xông giúp giải cảm, làm ra mồ hôi, sát trùng đường hô hấp. Nếu dùng Ẽ éitk kô kắp, ken suyễn và cáck thều tri

149


ở dạng tinh dầu 10-20 giọt pha trong nước ấm uống, nhỏ mũi ở nồng độ 10%, dung dịch rửa 0, 2%. TỎI - VỊ THUỐC QUÝ

Tỏi là một loại gia vị rất quý và phổ biến, thành phần chứa chất kháng sinh có tác dụng điều trị bệnh đại tràng mạn tính, các bệnh tim mạch như: Vữa xơ động mạch, huyết áp cao, suy tim giai đoạn đầu, các bệnh về đường hô hấp và một số bệnh về ngoại khoa. Tính chất dược lý

Tỏi có tên khoa học là Allium sativum-L. Tỏi chứa nhiều hỢp chất như các muối khoáng protein và oligopeptit, íructosan, glycozit furostanol (protoeru-bozit B), nhiều vitamin, phospho lipid. Ngoài ra còn có một ít tinh dầu và iod (lOOkg tỏi khô cho ta 200g tinh dầu). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh alixin, một hỢp chất sulfua có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh ở vùng đại tràng. Tỏi khô tốt hơn tỏi tươi, có thể dùng toàn bộ cây tỏi, lá để ăn sống, củ dùng làm gia vị và làm thuốc, rễ tỏi rửa sạch có thể xào ăn và muối dưa. Tác dụng trị liệu

Tồi có tác dụng điều trị rất tốt cho các bệnh đường ruột như lỵ amip, vi trùng Streptococcus, Staphilococcus, thương hàn và phó thương hàn, tả, trực khuẩn E.coli... Đặc biệt rất tốt với nấm Candida albicans. Chúng tôi đã dùng tỏi khô sống giã nhỏ, lọc lấy 1 5 0 LÈANH SƠN líiòn soạn


nước để thụt hậu môn, sau thụt sạch phân cho những bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính, trước đó họ đã điều trị bằng nhiều loại kháng sinh tân dược nội ngoại. Dùng theo công thức: 10-15g tỏi khô bóc vỏ, giã nhỏ cho vào 100-150ml nước lọc, mỗi ngày thụt 1 lần vào lúc 21h, điều trị 5-7 ngày, sau điều trị bệnh nhân có kết quả tốt (Phương pháp điều trị này đã được áp dụng tại khoa Nội 2 Viện Quân Y 4- QK IV từ năm 1963), đến nay vẫn dùng tốt, có thể uống hoặc luộc ăn thêm 5g, 6g tòi trong ngày. Với bệnh lý tim mạch: Người bị cao huyết áp ngày uống 20-50 giọt cồn tỏi với tỷ lệ 1/5 dung dịch cồn 60“, chia 2, 3 lần uống trong ngày (Phải thường xuyên đo huyết áp khi uống rượu cồn tỏi, vì uống quá liều huyết áp có thể sẽ tăng lên). Ăn tỏi sống khô thường xuyên trong các bữa cơm sẽ giúp cơ thể giảm lượng cholesterol-lipid máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Ngoài ra còn có tác dụng chữa viêm phế quản mạn tính, cơn ho gà, hạch ở phổi, làm tiêu đờm. Trong suy tim giai đoạn đầu: Dùng tỏi khô 15-20g luộc chín ăn hàng ngày. Dung dịch nước tỏi khô 10-15% dùng để chữa các vết thương có mủ. Chữa giun kim bằng cách thụt nước tỏi với lòng đỏ trứng gà 1 hoặc 2 lần sẽ sạch giun. Phụ nữ có thai, người bị viêm răng hàm mặt, đau mắt... không nên dùng! MƯỚP đ Ắ n G

Mướp đắng được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Nó còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. BêitẢ hô hấp, hen suyển và cách diều tri

151


Mướp đắng còn gọi là khổ qua, lưcfng qua, mướp mủ... Trong công trình nghiên cứu về “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, cố GS-TS Đỗ Tất Lợi cho biết: mướp đắng được trồng ở khắp các tỉnh trong nước ta và một số nước khác. Quả có chứa một chất glucozit đắng gọi là momocdicin. Ngoài ra còn có vitamin Bl, c, adenin, betain, protein... ớ nước ta ngoài việc dùng để chế biến thành món ăn, mướp đắng còn được dùng làm vị thuốc. Cụ thể; mướp đắng 2- 3 quả nấu nước tắm cho trẻ em để trừ rôm sảy. Mướp đắng 1-2 quả nấu nước uống, ngày 1-2 lần để chữa ho. ơ An Độ, nước ép của lá dùng làm thuôc gây nôn, thuốc tẩy trong những bệnh về đường mật. Nó còn có tác dụng chữa giun, ở Puerto Rico, mướp đắng đã đưỢc dùng để chữa đái tháo đường... Lưcmg y Huyên Thảo (Hà Nội) cho biết: theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, không độc. Nó có tác dụng giải cảm nắng, chống khát, thanh nhiệt, giải độc, giúp mát gan, sáng mắt. Có thể dùng mướp đắng chữa say nắng phát sốt, kiết lỵ, mắt đau sưng đỏ, mụn độc sưng tấy, chữa đái tháo đường. Cụ thể: + Dùng mướp đắng 60gr, cuống lá sen 30gr, đậu ván trắng 30gr, sắc nước uống trong ngày để chữa say nắng phát sốt. Nếu trường hỢp bị nhẹ chí cần dùng 15gr mướp đắng đã bỏ lõi phơi khô, sắc nước uống. + Dùng mướp đắng 1 quả, đường kính trắng 60gr. Mướp đắng rửa sạch, bỏ lõi, giã nhuyễn, cho vào đường trộn đều. Sau 2 giờ, vắt lấy nước cốt uống. Bài thuốc này chữa đau răng do nắng nóng hay ăn nhiều chất cay nóng hiệu quả. 1 5 2 LÊ ANH SƠN bic


+ Dùng mướp đắng tươi 60 - 80gr, rau cần 200gr, sắc nước uống trong ngày, liên tục 7 - 1 0 ngày (một liệu trình) chữa tăng huyết áp. + Mướp đắng ISOgr thái nhỏ, gạo tẻ 30 - 50gr. Cho gạo vào nồi đổ nước, đun sôi một lúc rồi cho mướp đắng vào nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 2 lần khi cháo còn ấm. Bài thuốc này chữa đái tháo đườig hiệu quả. -I- Mướp đắng tươi 60 - 80gr (hoặc 30 - 40gr khô), thái nhỏ, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày. Cũng có thê dùng mướp đắng phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần lOgr bằng nước đun sôi. Bài thuốc này chữa đái tháo đường hiệu quả. Lương y Huyên Thảo cho biết thêm: mướp đắng có tính lạnh nên những người tỳ vị hư hàn ăn dễ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa vì vậy không nên dùng nhiều.

MỘT SỐ THỨC ĂN, UỐNG THANH NHIỆT NHUẬN PHỔI GIÚP NHANH KHỎI HO

Nước lá mơ lông: Lá mơ lông 20g, vỏ quýt tươi lOg, mật ong 1 thìa cà phê. Lá mơ lông rửa sạch, cùng vỏ quýt giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy 200ml nước thuốc, cho mật ong vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 -5 ngày. Nước hoa cúc vạn thọ: Hoa cúc vạn thọ 20g, vỏ quýt khô 5g, đường phèn 20g. vỏ quýt khô thái nhỏ cho vào bát cùng với hoa cúc vạn thọ và đường phèn, đem hấp cách thủy. Khi đường tan hết, hoa cúc chín, dùng khăn vắt kỹ lấy nước, bỏ bã. uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày uống 4 - 5 lần cách xa bữa ăn. cần uống Đ ênk hô hấp, hen suyễn và cách diều tri

153


liền 3 - 5 ngày.

Nước đu đủ: Hoa đu đủ đực 15g, lá chanh lOg, đường phèn 30g. Hoa đu đủ đực, lá chanh rửa sạch thái nhỏ, cùng đường phèn cho vào bát đem hấp cách thủy. Khi hoa đu đủ, lá chanh chín, dùng vải mỏng vắt lấy nước bỏ bã. uống mỗi lần 4 thìa cà phê, cách 2 giờ uống một lần, cần uống liền 4 - 5 ngày. Nước mía, húng chanh hấp; Mía xanh 30g, lá húng chanh 30g. Mía xanh đem nướng cho vàng vỏ, ép lấy nước, cho vào bát cùng lá húng chanh đã rửa sạch thái nhỏ đem hấp cách thủy, lá húng chanh chín vắt lấy nước bỏ bã. uống ngày 4 - 5 lần, uống liền 3 ngày. Chim sẻ hấp: Chim sẻ 1 con, lá chanh lOg, đường phèn lOg. Lá chanh rửa sạch giã nhỏ, chim sẻ làm sạch bỏ nội tạng, nhồi đường phèn, lá chanh vào bụng chim khâu chín hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 - 2 lần, cần ăn liền 3 ngày. Ếch hấp: Ếch to 1 con, nghệ 5g, gừng 2g, đường phèn 20g. Êch làm thịt bỏ da, nội tạng, bàn chân, đầu (từ mắt trở lên). Nghệ, gừng rửa sạch giã nhỏ cùng đường phèn cho vào bụng ếch, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần, ăn liền 3 ngày. Trứng vịt hấp: Trứng vịt 3 quả, lá hẹ lOg, đường phèn 20g. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào buổi sáng. Cần ăn 3 - 5 ngày. Cháo tía tô: Lá tía tô tươi 20g, gừng tươi 2g, đường phèn 20g, gạo 50g. Lá tía tô rửa sạch thái nhỏ, gừng rửa sạch giã nhỏ. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho tía tô, gừng, đường phèn vào quấy đều, sôi lại là được, 1 5 4 LÈ ANH SƠN bièn ;


chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói, ăn liền 3 - 5 ngày.

Cháo tỏi: Tỏi 1 củ, lá chanh lOg, gạo 50g, thịt lợn nạc lOOg, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín. Lá chanh, tỏi rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc lấy nước, cho vào nồi cùng gạo vo sạch nấu cháo. Khi cháo chm cho thịt vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần vào buổi sáng lúc đói, ăn liền 4 - 5 ngày. Cháo kê: Kê hạt 50g, lá hẹ lOg, lá húng chanh 5g, củ cải 30g, đường phèn 20g. Kê xát vỏ xay thành bột, lá hẹ, lá húng chanh, củ cải rửa sạch, giã nhỏ, cho nước vào lọc lấy nước thuốc, cho bột kê vào quấy đều nấu cháo, cháo sôi kỹ cho đường phèn vào, đường tan hết IV * 1 _. _ Ã _ _ v__ 1 __v 1 .í. , > w là được. An ngày 1 lân lúc đói vào buối sáng, cần ăn liền 3 ngày. Lưu ý: Khi bị ho cần được ăn các chất dễ tiêu hóa như cháo, mỳ, thịt nạc băm nhỏ, ăn nhiều rau xanh, quả tươi, các loại đậu, củ cải, mướp... và uống nhiều nước giúp giải nhiệt và nhuận phổi như nước củ cải, nước ép lê, táo, cam chanh, đu đủ, ngó sen,... Kiêng thức ăn tanh như cá biển, tôm, cua, trai, ốc, hến và chất cay nóng ớt, tỏi, hạt tiêu, cà phê..

VÌ SAO NÊN DÙNG TRÀ TRỊ HO THAY VÌ THUỐC TÂY?

- Trà thảo mộc hoàn toàn lành tính, có khả năng làm dịu cơn ho nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ. - Trà thảo mộc giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các tia bức xạ mặt trời. B ín h hô hấp, hen suyễn và cách diều tri

155


- Những loại trà thảo mộc thường ấm và giúp ngủ ngon, giảm stress. - Trà rất dễ làm, nguyên liệu cũng dễ tìm, thích hợp cho tất cả mọi người. Trà hoa cúc Là loại trà được làm từ hoa cúc khô hãm trong nước sôi, thi thoảng người ta cũng dùng hoa cúc tươi đưỢc chế biến sạch để ngâm nước sôi và dùng ngay để thư giãn. Với các thành phần đặc biệt từ thiên nhiên, trà hoa cúc giúp thông mũi, làm sạch họng, giúp giảm các chứng ho nặng. Thậm chí trà hoa cúc cũng được dùng để điều trị kết hỢp khi người bệnh bị sốt. Trà thìa là Nghe có vẻ lạ, nhưng từ lâu nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng loại trà ngâm từ hạt thìa là để chữa bệnh. Đây là phương thuốc dân gian hữu hiệu cho chứng đau và khô họng. Trà thìa là cũng chữa ho rất tốt, nó còn giúp giảm đau ngực khi bạn ho quá nhiều. Trà gừng Được xem là loại trà thảo dược tốt nhất để trị ho, trà gừng được sử dụng rất phổ biến ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Nếu bạn bị cảm, với các triệu chứng khó chịu như đau rát cổ họng, ho nhiều và đau tức ngực, hây thử dùng 1-2 tách trà gừng ấm pha với ít nước cốt chanh và mật ong. Chắc chắn bệnh cảm sẽ nhanh chóng rời khỏi bạn bởi sự kết hợp của 3 loại thuốc dân gian vừa có tác dụng kháng viêm, chữa ho và làm sạch cổ họng, giữ ấm cơ thể. 156 LÈ ANH SƠN b.ón ».nn


r-w~* \

>

Trà sá

Các bài thuốc dân gian cồ truyền đều có nhắc đến công dụng của trà sả. Trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hỢp lá sả non, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh và lá bạc hà. Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, khiến người bệnh dễ hít thở hơn, giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho trong mùa lạnh rất tốt. Trà cam thảo Vị thanh, ngọt nhẹ và lành tính từ lâu cam thảo đã được sử dụng như một loại dược liệu chữa bệnh hữu hiệu, nhiều gia đình cũng giữ cam thảo để làm trà giảm ho mùa lạnh. Trà cam thảo có thể dùng riêng không cần kết hỢp với các loại thảo mộc khác mà vẫn có tác dụng kháng khuẩn, trị ho.

B ê n k hô kup, ken suyễn và cáck điều tri

157


Phẩn V BỆNH HEN SUYỄN V À CÁCH ĐIẾU TRỊ ĐẠI CƯƠNG

vỀ HEN

SUYỄN

Định nghĩa: Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản), trong đó giữ vai trò là nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng nhưng rất thay đổi - của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị. Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính trên đường dẫn khí ở phổi. Các đường dẫn khí này cũng được gọi là các phế quản (ngày xưa gọi là cuống phổi). Hen suyễn là một bệnh mạn tính - bệnh mạn tính có nghĩa là nó không bao giờ mất đi cả. Hen suyễn có thể rất trầm trọng. Lấy ví dụ tại Mỹ, mỗi năm hen suyễn gây ra khoảng 5.000 ca tử vong, 2 triệu lần phải cấp cứu, và 500.000 trường hỢp phải nhập viện mỗi năm. Hơn nữa, có bằng chứng ngày càng gia tăng là nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, hen suyễn có thể gây suy giảm dài hạn chức năng phổi (suy hô hấp mạn tính). 1 5 8 LÊ ANH SƠN u


Hen suyễn là một bệnh lý có hai vấn đề chủ yếu xảy ra sâu bên trong đường dẫn khí của phổi. Co thắt đường dẫn k h í Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Sự co thắt này cũng còn gọi là “co thắt phế quản”, và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi. Viêm đường dẫn k h í Nếu bị hen suyễn, đường dẫn khí ở phổi luôn luôn bị viêm, trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Bác sĩ của bạn có thể gọi sự sưng này là “viêm”. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi của bạn. Trong một số trường hỢp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bạn có cảm giác ngộp thở dù bạn đang ở nơi đầy không khí. Sự co thắt và viêm đường dẫn khí đồng thời gây thu hẹp đường dẫn khí, có thể làm thở khò khè, co kéo - cò cữ, thắt chặt lồng ngực, hoặc thở hổn hển. ớ người bị hen suyễn, đường dẫn khí bị viêm ngay cả khi không có những triệu chứng. Khi phế quản bình thường - lòng phế quản thông thoáng - khí thở lưu thông dễ dàng; khi phế quản bị suyễn - lòng phế quản hẹp - khí thở lưu thông khó khăn. Nói chung, có hai loại thuốc để điều trị bệnh suyễn - thuốc dự phòng và thuốc cắt ccfn nhanh (cũng còn gọi là “thuốc cấp cứu”). Các thuốc dự phòng, như corticosteroid dạng hít, được sử dụng hàng ngày để giảm viêm và ngăn chặn nhừng triệu chứng xảy ra. Các B ên h hô hấp, hen suyễn và cách á iỉu tri

159


thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng để giảm co thắt các cơ đường hô hấp trong cơn hen suyễn. Các tác nhân gây hen suyễn Các tác nhân gây ra cơn hen suyễn bao gồm dị ứng nguyên và các chất gây kích ứng trong môi trường có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn hay các cơn hen suyễn. Có nhiều tác nhân gây hen suyễn có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng hen suyễn, và thường khác nhau cho từng người. Vì thế, không thể đem “kinh nghiệm” của người này “truyền” cho người khác. Bạn có thể góp phần ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn qua việc xác định và tránh xa các tác nhân gây hen suyễn đã được biết đối với chính mình. Trong thực tế, việc xác định và tránh các tác nhân gây hen suyễn nên là một phần của một kế hoạch chi tiết để giúp kiểm soát thành công bệnh hen suyễn của bạn. Có thể không hoàn toàn loại trừ được hết tất cả các tác nhân gây cơn hen suyễn, nhưng bạn vẫn nên cố gắng loại bỏ càng nhiều càng tốt các tác nhân gây hen suyễn ở nhà và nơi làm việc của mình. Điều này có thể giúp bạn tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh hơn với các triệu chứng ít hơn và các cơn hen suyễn ít xảy ra hơn. Các tác nhân dưới đây thường là các tác nhân gây hen suyễn, hãy tìm hiểu xem bạn có thể làm thế nào để tránh chúng: Thuốc lá Bụi Thú nuôi trong nhà Nấm mốc trong nhà Khói, mùi nặng và các dạng bụi nước 1 6 0 LÈ ANH 5ƠN bilén

sonn


Phấn hoa hoặc nấm mốc ngoài trời Vận động thể lực Thời tiết Một số loại thực phẩm: bò, gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển,... Các tác nhân khác như: rượu, một số thuốc uống như thuốc chữa tăng huyết áp, thuốc chữa đau khớp,... H ú t thuốc Không cho phép hút thuốc trong nhà hay xung quanh bạn, đặc biệt trong những khoảng không gian kín như phòng ngủ hoặc trong xe hơi. Tránh những nơi có nhiều khói. Thuốc lá, được chứng minh ngày càng nhiều là thủ phạm trực tiếp hay gián tiếp của nhiều bệnh mà chúng ta đã biết như viêm phế quản mạn tính, bệnh tim mạch, ung th ư ,... Còn hen suyễn thì sao? Nếu bạn bị bệnh suyễn, quả là quan trọng - bạn phải bỏ thuốc lá. Hút thuốc làm cho bệnh hen suyễn của bạn trở nên tồi tệ hơn do kích ứng đường dẫn khí của bạn và làm cho đường dẫn khí của bạn trở nên hẹp hơn. Thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ cơn suyễn cấp tính và có thể làm tổn thương vĩnh viễn đường dẫn khí của bạn. Cũng cần nhớ rằng, hít phải khói thuốc lá thụ động (do người khác hút) cũng không kém phần nguy hiểm. Thật là không may mắn, ngày nay ở đất nước chúng ta, khó mà tìm được nơi hoàn toàn không có khói thuốc lá. Cũng vậy, có thể rất khó để nói với một người ngồi cạnh bên ta ngưng hút thuốc lá. Thậm chí, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh một người cha chở con ỉ i ĩ n k hô kấp, ken suyễn và cáck điều tri

161


của mình trên xe gắn máy ngồi ở phía trước mà người cha liên tục nhả khói thuốc lá. Thật là nguy hiểm khôn lường nếu con của những người cha ấy bị hen suyễn. Vì thế, nếu bạn bị hen suyễn, bạn phải ngưng hút thuốc lá ngay và tránh hít phải khói thuốc thụ động. Vi sinh vật ữong bụi bặm Vi sinh vật trong bụi bặm là những vi trùng/siêu vi trùng bé xíu không thể nhìn thấy được sống trong vải và khăn thảm. Hãy bọc che nệm và gối trong bao không dính bụi. Xem xét thay bỏ các gối cũ. Giặt vải giường và chăn mỗi tuần trong nước nóng. Nước phải nóng trên 55°c (để tiêu diệt vi trùng trong bụi). Không để thú nhồi bông trong giường và giặt chúng định kỳ trong nước nóng. Giảm độ ẩm dưới 50%. Nếu đã làm tất cả những điều này mà vẫn còn bị hen suyễn, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Tbú nuôi ưong nhà Một số người bị dị ứng với các vảy da hay nước bọt đã khô của các con thú có lông mao hay lông vũ. Hãy tìm một nơi ở mới cho con thú của bạn hay để chúng ở bên ngoài nhà. Điều này có thể khó thực hiện nhưng có thể sẽ là cách tốt nhất để kiểm soát hen suyễn nếu bạn bị dị ứng với thú vật. Nếu không thể nuôi các con thú ở ngoài nhà, hãy đưa chúng tránh phòng ngủ và đóng cửa phòng ngủ. Xem xét đến việc đặt máy lọc không khí cho 1 6 2 LÈ ANH 5ƠN b.l é n

so ạn


phòng ngủ của bạn. Bồ thảm hay các khăn che bàn ghế bằng vải trong nhà. Nếu không thể làm như vậy, không cho các con thú đi vào phòng có những thứ này. Gián Nhiều người bị hen suyễn có dị ứng với phân khô và những chất thải và mảnh vụn của gián. Không để thức ăn trong phòng ngủ Để thức ăn và rác trong các vật chứa có nắp đậy (không nên để thức ăn không đưỢc đậy đệm cần thận) Dùng bả hay đánh bẩy gián Nếu dùng bình xịt để diệt gián, hãy đi ra khỏi nhà cho đến khi không còn mùi. Nấm m ốc ữong nhà Hãy sửa chữa các vòi nước, ống nước bị rò rỉ và các nguyên nhân khác gây đổ/chảy nước. Lau nấm mốc trên các bề mặt bằng khăn lau có tẩm thuốc tẩy. Thay hoặc giặt các thảm chùi chân bị mốc. Giảm độ ẩm của phòng dưới 50%. Khói, m ù i nặng và các dạng bụi nước Nếu có thể, không dùng lò nấu củi hay dầu hôi. Cố gắng tránh xa các mùi nặng như nước hoa, phấn rôm (talc), xịt tóc và bình phun sơn. Phấn hoa hoặc m ốc ngoài trời Trong mùa bạn bị dị ứng, nên; Cố gắng đóng kín cửa sổ.

B ênỉt kô Ằắp, ken suỵễn và cáck ầìều tri

163


ở trong nhà đóng cửa sổ vào buổi trưa, nếu có thể, do lượng phấn hoa và một số nấm mốc lên cao nhất vào thời điểm này. Hỏi bác sĩ nếu cần phải điều chỉnh chế độ điều trị hen suyễn hiện tại của bạn trước khi mùa dị ứng bắt đầu. Vận động th ể lực Nếu bạn kiểm soát tốt bệnh hen suyễn của mình, bạn vẫn có thể hoạt động lích cực. Còn nếu bạn bị các triệu chứng hen suyễn khi vận động tích cưc, hây hỏi ý kiến bác sĩ của bạn. Làm nóng khoảng 6 đến 10 phút trước khi tập thể dục bằng cách co duỗi tay chân hay đi bộ. Không cố thử làm việc hay chơi thể thao ngoài trời khi ô nhiễm không khí hoặc khi nồng độ phấn hoa (nếu bạn dị ứng với phấn hoa) trong không khí cao. Cầm lạnh và nhiễm khuẩn Nếu cảm lạnh và nhiễm khuẩn làm bùng phát hen phế quản, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc triển khai một kế hoạch điều trị để thực hiện khi bắt đầu cảm thấy mệt. Cũng nên xem xét đến các việc sau: Tiêm ngừa cúm hàng năm Cố gắng thực hiện một lối sống khoẻ mạnh qua việc nghỉ ngơi nhiều, ăn một chế độ ăn cân bằng, tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước, và tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh hay bị cúm. Thời tiết Che mũi và miệng của bạn bằng một chiếc khăn choàng khi ra ngoài vào những ngày mùa đông lạnh lẽo 1 6 4 LÈ ANH SƠN t,]lớn

soạn


Tránh đi ra ngoài lúc nồng độ phấn hoa hay nấm mốc lên cao nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa hay nấm .. < moc. Các tác nhân gây cơn hen suyễn khác D ị ứng thức ăn: một số loại thức ăn có thể gây kích hoạt ccfn hen suyễn như; bò, gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển, ...Và sulfite trong thức ăn như đồ khô, cà chua chế biến hoặc các thức ăn đóng hộp khác cũng có thể gây kích hoạt cơn hen suyễn. M ột số thuốc: Cho bác sĩ của bạn biết về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả những loại thuốc bán không cần toa như aspirin, thuốc cảm, các thuốc không steroid (như ibuproíen, naproxen) và thậm chí cả thuốc nhỏ mắt. Ai có thể bị hen suyễn

Nếu bạn bị hen suyễn, hãy nhớ rằng mình không cô đơn. Hen suyễn là bệnh mạn tính thường gặp nhất. Trên toàn thế giới, có khoảng 300 triệu người bị bệnh suyễn. Hơn 31 triệu người Mỹ đã được chẩn đoán là bị hen suyễn vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, trong số đó khoảng một phần ba là trẻ em dưới 18 tuổi. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một khảo sát cho thấy tỷ lệ vào khoảng 5 ngàn người trên mỗi 100 ngàn dân. Ngày nay tỷ lệ này trên toàn thế giới ngày một gia tăng, đặc biệt là trẻ em. Không có một cách thức chắc chắn để khẳng định rằng ai có thể bị bệnh suyễn và ai không bị. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể tạo khả năng mắc hen suyễn nhiều hơn. Hãy xem nếu bạn có nằm trong số này: Tuổi- Hen suyễn thường gặp ở người dưới 18 tuổi. B iid t Ii6 k á p , ken suyễn và cách ỉiề u tTỈ

165


Đây là bệnh lý mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em, và là nguyên nhân chủ yếu gây nghỉ học (và cả nghỉ làm việc của các bậc cha mẹ). H út thuốc - Hút thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ bị hen suyễn ở người trưởng thành. Đối với trẻ em, hút thuốc thụ động làm gia tăng thêm nguy cơ này. Sống trong thành phố - số người bị hen suyễn đã gia tăng trong 20 năm gần đây, đặc biệt là những người sống trong thành phố. Triệu chứng của hen suyễn

Điều gì sẽ xảy ra đối với người bị bệnh suyễn không được kiểm soát? Tiếng rít nghe được khi thở? Căng lồng ngực? Đa số những người bị hen suyễn có một hay nhiều hơn những triệu chứng sau: Khò khè. tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra. Ho\ ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen suyễn được chẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí đưỢc chẩn đoán là ho lao. Một số bệnh nhân bị hen suyễn chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng. Nặng ngực, cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt. Khó thở. thở thấy khó khăn, đặc biệt là thở ra. Các triệu chứng này có thể xảy ra nếu bạn không điều trị hay điều trị không đúng bệnh hen suyễn của 1 6 6 LÈ ANH 5ƠN t,'lèn

ío n n


bạn, hoặc khi bạn tiếp xúc với chất kích ứng gây ra cơn hen suyễn của bạn. Hai yếu tố xảy ra trong đường dẫn khí của bạn để gây ra cơn hen suyễn là: Co thắt đường dẩn khí. Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Sự co thắt này cũng còn gọi là “co thắt phế quản”, và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi. Viêm đường dẫn khí. Nếu bị bệnh suyễn đường đẫn khí ở phổi luôn luôn bị viêm, và trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Bác sĩ của bạn có thể gọi sự sưng này là “viêm”. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi của bạn. Trong một số trường hỢp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bạn có cảm giác ngộp thở dù bạn đang ở nơi đầy không khí. Điểm cốt yếu của hen suyễn là đây: ngay cả khi bạn không để ý đến nó, viêm đường dẫn khí luôn đồng hành cùng bạn. Đường dẫn khí của bạn bị viêm dù bạn đang có triệu chứng hen suyễn hay không có triệu chứng hen suyễn. Đó là lý do hết sức quan trọng là tại sao bạn phải điều trị hen suyễn mỗi ngày - ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe - do ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng - nếu không được điều trị, hen suyễn có thể gây suy hô hấp mạn tính. Các thuốc điều trị hen suyễn

Các thuốc dự phòng hen suyễn Thuốc điều trị bệnh suyễn nói chung được xếp thành 2 nhóm: thuốc dùng dài hạn (thuốc dự phòng) BênẲ hô kấp, ken suyển và cách điều tri

167


và thuốc cắt cơn hen suyễn. Thuốc dùng dài hạn giúp dự phòng các triệu chứng hen suyễn. Nếu dùng đều đặn và đầy đủ, chúng sẽ làm giảm co thắt đường dẫn khí hoặc làm giảm viêm đường dẫn khí hoặc cả hai. Các thuốc dự phòng hen suyễn bao gồm corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí (thuốc đồng vận beta 2) tác dụng kéo dài. Như chúng ta đã biết, thuốc dùng trong hen suyễn được chia thành hai loại: thuốc cắt C(ýn và thuốc dự phòng. Tất cả những ai bị hen suyễn lúc nào cũng nên có sẵn trong người ống thuốc hít cắt cơn hen suyễn để sẵn sàng hít ngay khi thấy triệu chứng hen suyễn xuất hiện. Thuốc dự phòng giúp ngăn ngừa cơn hen suyễn xảy ra. Khi dùng đầy đủ và đều đặn, thuốc dự phòng hen suyễn làm giảm sự co thắt và sự viêm ở đường dẫn khí. Vì vậy, thuốc dự phòng hen suyễn nên được sử dụng dài hạn, thậm chí suốt đời khi mà hen suyễn còn “gắn bó” với bạn. Thuốc dự phòng hen suyễn là những thuốc hít chứa corticosteroid hoặc thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài hoặc phối hỢp cả hai corticosteroid và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài. * Thuốc h ít corticosteroid (ICS) Thuốc hít corticosteroid làm giảm viêm đường dẫn khí, giúp cho: Cải thiện chức năng phổi; Dự phòng triệu chứng hen suyễn; Giảm thiểu việc sử dụng thuốc cắt cơn; Giảm thiểu khả năng tổn thương dài hạn đường dẫn khí.

1 6 8 LÈ ANH SƠN biên


Thuốc hít corticosteroid có tác dụng trực tiếp trên phổi giúp làm giảm sưng đường dẫn khí. Do thuốc hít corticosteroid đi thẳng vào đường dẫn khí (nơi cần thuốc đến tác dụng), cho nên ít có tác dụng xấu ảnh hưởng trên cơ thể như thuốc corticosteroid dạng uống (corticosteroid dạng uống khi sử dụng thì thuốc đi đến mọi nơi trong cơ thể). Để giúp dự phòng ho, khò khè, hay các triệu chứng khác của hen suyễn, thuốc hít corticosteroid khi được bác sĩ kê toa, bạn nên dùng đều đặn mỗi ngày, ngay cả khi không có triệu chứng hen suyễn. * Corticosteroid h ít so với steroid đồng hóa Trước hết, cần “định nghĩa” steroid đồng hóa, đó là một nhóm hormone tổng hỢp có vai trò thúc đẩy sự tích trữ protein và thúc đẩy sự phát triển của mô, thỉnh thoảng được vận động viên dùng để làm tăng khối cơ và sức mạnh của cơ. Đừng lẫn lộn thuốc hít corticosteroid với các steroid đồng hóa. Các corticosteroid được dùng cho hen suyễn không giống với các steroid bị lạm dụng bời một số vận động viên để làm tăng khối lượng cơ của cơ thể. Các steroid đồng hóa được vận động viên sử dụng để tăng khối lượng cơ và cải thiện thành tích. Các thuốc này gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm và có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Corticosteroid hít làm giảm viêm (sưng đường dẫn khí). Theo Hướng Dẩn Điều Trị Hen Suyễn của Viện Tim, Phổi và Huyết học Hoa Kỳ, thuốc hít corticosteroid là thích hợp và là thuốc dự phòng dài hạn hiệu quả nhất ở những người bị hen suyễn dai dẵng B ê n k hô háp, hen suyễn và cách ỉiề u tri

169


(mạn tính). Hơn nữa, có bằng chứng ngày một rõ ràng rằng thuốc hít corticosteroid cũng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương đường dẫn khí - tổn thương đường dẫn khí có thê xảy ra khi hen suyễn không được điều trị. Các thuốc h ít corticosteroid thường được sử dụng Hiện nay, trên thị trường thuốc hít corticosteroid tại Việt Nam, có những hoạt chất sau: Beclomethasone; Budesonide; Pluticasone; * Các thuốc làm giãn đường dẩn k h í tác dụng kéo dài {các thuốc đồng vận beta-2 tác dụng kéo dài) Các thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài cũng được sử dụng trong điều trị dự phòng hen suyễn. Các thuốc này giúp cho đường dẫn khí của bạn mở rộng ra do làm giãn cơ trctn bao quanh đường dẫn khí. Khi được sử dụng đầy đủ và đều đặn, các thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài giúp làm giảm sự co thắt đường dẫn khí, cải thiện chức năng phổi, ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn, kết quả là làm giảm thiểu sự cần thiết dùng thuốc hít cắt cơn. Các thuốc h ít làm giãn đường dẫn k h í tác dụng kéo dài thường được sử dụng Hiện nay, trên thị trường thuốc hít làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài tại Việt Nam, có những hoạt chất sau: Salmeterol; Pormoterol. Hai chế phẩm phối hỢp dưới dạng thuốc hít dùng trong dự phòng hen suyễn thường được sử dụng là: 1 7 0 LÊ ANH 5ƠN bu


SERETIDE Evohaler; phối hỢp Salmeterol và Eluticasone SYMBICORT Turbuhaler: phối hỢp Eormoterol và Budesonide Thuốc cắt cơn hen suyễn Hầu hết thuốc cắt cơn hen suyễn, chẳng hạn thuốc giãn đường dẫn khí tác dụng ngắn (gọi chính xác là thuốc đồng vận beta-2 tác dụng ngắn) và thuốc corticosteroid dùng đường toàn thân (corticosteroid uống, chích), có tác dụng làm ngừng sự co thắt của các cơ trơn bao quanh đường dẫn khí. Một vài thuốc dạng uống, đa phần là dạng hít. Tất cả những ai bị hen suyễn lúc nào cũng nên có sẵn trong người ống thuốc hít cắt cơn hen suyễn để sẵn sàng hít ngay khi thấy triệu chứng hen suyễn xuất hiện. * Thuốc giãn đường dẩn k h í tác dụng ngắn Các thuốc cắt cơn hen suyễn làm giãn cơ trơn bao quanh đường dẫn khí. Các thuốc này có tác dụng trong vòng vài phút giúp làm giảm nhanh triệu chứng hen suyễn. Các thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn đang có trên thị trường Việt Nam hiện nay: Salbutamol (VENTOLIN); Terbutaline (BRICANYL); Bambuterol (BAMBEC). * Corticosteroid dùng đường toàn thần Các thuốc corticosteroid dùng đường toàn thân được sử dụng trong điều trị những cơn suyễn cấp mức độ trung bình đến nặng. Các thuốc này chặn đứng phản ứng viêm và vì vậy nhanh chóng cắt cơn hen B ên h hô hấp, hen suyễn và cách điều tri

171


suyễn. Các corticosteroid dùng đường toàn thân cũng giúp làm giảm nguy cơ bị cơn suyễn trở lại. Các lưu tâm đặc biệt trong kiểm soát hen suyễn Bao gồm: Thai kỳ: trong lúc mang thai, độ nặng của hen thường có thay đổi, và bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh thuốc khi cần. Người bị suyễn khi mang thai cần được giáo dục về nguy cơ cao cho thai nhi khi suyễn không được kiểm soát tốt. Thai phụ cũng cần được biết rằng các điều trị hen suyễn hiện đại là an toàn. Khi xảy ra cơn cấp, thai phụ cần được điều trị tích cực để tránh tình trạng thiếu ôxygen cho thai nhi. Bệnh nhân phải phâu thuật: tính quá nhạy cảm của phế quản, sự giới hạn của luồng khí thở và tăng tiết đàm quá mức làm cho bệnh nhân bị suyễn dễ có biến chứng hô hấp trong và sau phẫu thuật, đặc biệt là các phẫu thuật lồng ngực và bụng trên. Nên đánh giá chức năng hô hấp vài ngày trước khi phẫu thuật và một liệu trình corticosteroid được sử dụng nếu FEV1 dưới 80%. Viêm mũi, viêm xoang và polyp mủi: viêm mũi và hen suyễn thường cùng có trên cùng một bệnh nhân, điều trị viêm mũi có thể cải thiện triệu chứng hen suyễn. Cả viêm xoang cấp và mạn tính đều có thể làm cho hen suyễn trở nên tồi tệ hơn, vì thế viêm xoang nên được điều trị. Polyp mũi thường đi kèm với hen suyễn và viêm mũi, thường nhạy cảm với aspirin và thường gặp ở người lớn. Polyp mũi thường đáp ứng với corticosteroid tại chỗ. Suyễn nghề nghiệp: điều trị bằng thuốc đối với 1 7 2 LÈ ANH SƠN bicn soạn


suyễn nghề nghiệp giống với các dạng suyễn khác, nhưng là không đầy đủ nếu không tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Các chuyên gia hen suyễn sẽ giúp bạn trong việc tránh chất gây kích ứng. Nhiễm trùng hô hấp: nhiễm, trùng hô hấp làm kích hoạt cơn khò khè và các triệu chứng hen suyễn khác ờ nhiều bệnh nhân. Điều trị cơn suyễn cấp do nhiễm trùng tương tự với nguyên tắc điều trị cơn suyễn cấp khác và nên có kháng sinh phù hỢp. Hồi lưu dạ dày thực quản: người bị hồi lưu dạ dày thực quản có tần suất bị hen suyễn gấp 3 lần người bình thường. Nên dùng thuốc để làm giảm triệu chứng hồi lưu dạ dày thực quản, dù rằng việc này không phải luôn cải thiện kiểm soát hen suyễn. Suyển do aspirin: có đến 28% người lớn - nhưng hiếm ở trẻ em - bị cơn suyễn cấp do aspirin hay các thuốc kháng viêm không steroid khác (NSAID). Theo ben suyễn

CÁC DẠNG HEN SUYỄN CÁC DẠNG HEN SUYỄN T H U Ờ N G G ẶP

Bệnh suyễn được xếp chung nhóm với các bệnh do “tác nhân gây bùng phát” gây ra các triệu chứng hẹn suyễn hay cơn hen suyễn. Bất kể bạn bị loại hen suyên nào, điều trị đúng cách có thể góp phần kiêm soát được căn bệnh. Hen suyễn gồm có các loại sau: Hen suyễn dị ứng: Hen suyễn dị ứng bị gây ra do phản ứng dị ứng với B ê n h hồ hấp, hen suyễn và cách điều trị

17 3


các dị ứng nguyên như phấn hoa hay vảy da của thú vật. Một cách điển hình, người bị loại hen suyễn này có tiền sử cá nhân hay tiền sử gia đình bị bệnh về dị ứng, như viêm mũi dị ứng hay sốt cồ khô, và/hoặc chàm (những bệnh da gây ngứa, nổi ban đỏ và đôi khi có bong nước nhỏ). Hen suyễn theo mùa, một dạng của hen suyễn dị ứng, có thể bị gây bùng phát bởi cây cỏ, hoặc hoa phóng thích phấn hoa vào không khí. Ví dụ như, một số người thấy rằng bệnh hen suyễn của họ thường trở nên tệ hại hơn vào mùa xuân khi cây cỏ nở hoa. Một số người khác lại thấy rằng họ bị nặng hơn vào cuối mùa hạ hay đầu mùa thu khi cúc dại (cỏ phấn hương) và nấm mốc từ lá cây có thể là nguyên nhân gây cơn hen suyễn. Hen suyễn không thuộc dạng dị ứng:

Những người này xày ra cơn hen suyễn không đi kèm với dị ứng. Mặc dù những người này bị cùng những triệu chứng và các thay đổi tương tự trên đường dẫn khí cũng như những đối tượng bị hen suyễn dị ứng, cơn hen suyễn của những người này không bị gây ra bởi các dị ứng nguyên. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ người bị bệnh suyễn nào, các cơn hen suyễn có thể bị gây bùng phát hay nặng hơn khi có một hay nhiều hơn các tác nhân gây cơn không thuộc loại dị ứng bao gồm những chất (chất kích ứng) trong không khí bạn thở, như khói thuốc lá, khói đốt gỗ, những chất khử mùi dùng cho phòng ở, mùi ống dẫn gas, mùi sơn mới, các sản phẩm lau nhà, mùi nấu ãn, nước hoa và ô nhiễm không khí bên ngoài. Các viêm nhiễm đường hô hấp như cảm lạnh thông thường, cúm hay 1 74 LÈ ANH SƠN bi<


nhiễm khuẩn mũi xoang cũng có thể gây ra các triệu chứng. Cuối cùng là vận động thể lực nặng, không khí lạnh, thay đổi đột ngột nhiệt độ không khí, và thậm chí hồi lưu thực quản dạ dày (ợ nóng) có thể là các tác nhân gây cơ hen suyễn đối với những bệnh nhân hen suyễn dị ứng hoặc không do dị ứng. Hen suyễn do vận động thể lực

Hen suyễn do vận động thể lực, đơn giản nói về các triệu chứng hen suyễn bị kích phát do vận động thể lực hoặc các hoạt động gắng sức. Các triệu chứng này thường được ghi nhận trong hay ngay sau khi vận động. Vận động ngoài trời vào mùa đông dường như là đặc biệt tệ hại đối với những bệnh nhân bị loại hen suyễn này. Tuy nhiên, vận động cũng có thể gây ra các triệu chứng ờ những người bị các loại hen suyễn khác. Hen suyễn về đêm

Hen suyễn về đêm có thể xảy ra ờ bệnh nhân mắc bất kỳ loại hen suyễn nào. Loại hen suyễn này là các triệu chứng hen suyễn dường như trở nên tồi tệ hơn vào giữa đêm, điển hình là giữa 2 -4 giờ sáng. Tác nhân gây triệu chứng hen suyễn trở nên nặng hơn vào ban đêm có thể bao gồm nhiễm khuẩn xoang hay chày mũi sau gây ra bởi các dị ứng nguyên như vi trùng trong bụi bặm hay vảy ra của thú vật. Đồng hồ sinh học của bạn có thể cũng sẽ giữ một vai trò nào đó: nồng độ của các chất mà cơ thể bạn sinh ra như adrenaline và corsticosteroid, cả hai chất này đều bảo vệ cơ thể chống lại bệnh suyễn, là thấp nhất trong khoảng thời gian từ nửa đêm đến 4 giờ sáng làm cho người bị hen suyễn dễ xảy ra các triệu chứng trong lúc này. Ẽ ê n k Ằô hắp, ken suỵễn và cách ắiều

íri 1 7 5


Hen suyễn trong thai kỳ Phụ nữ có thai bị hen suyễn có tỷ lệ biến chứng liên quan đến thai kỳ cao hơn. Trong số những bệnh nhân có thai bị hen suyễn, một phần ba sẽ thấy có cải thiện chứng hen suyễn, một phần ba vẫn duy trì tình trạng cũ, và một phần ba sẽ bị hen suyễn nặng hơn. Cải thiện việc kiểm soát hen suyễn trong thai kỳ đi kèm với tỷ lệ thấp hơn các biến chứng liên quan đến thai kỳ. Hen suyễn do nghề nghiệp Người bị hen suyễn nhạy cảm với các cơn bùng phát bệnh khi tiếp xúc với hơi khói hay bụi gây kích ứng trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, bệnh suyễn do nghề nghiệp là nói về chứng hen suyễn mới mắc gây ra bởi sự tiếp xúc với một chất (như hóa chất, protein động vật, ...) tại nơi làm việc. Giảm nồng độ trong không khí của các tác nhân gây kích ứng qua việc kiểm soát tốt hơn bụi bặm có thể giảm thiểu được tỷ lệ cơn hen suyễn và giảm bớt sự nhạy cảm. Hãy thảo luận về chứng hen suyễn cùa bạn với bác sĩ để xác định loại hen suyễn bạn có thể đang bị. Một lần nữa xin nhắc rằng, dù bạn bị bất kỳ loại hen suyễn nào, điều trị đúng cách có thể kiểm soát được chúng. Theo ben suyễn

NHĨmC DẠNG HEN SUYỄN KHÓ CHÀN ĐOÁN • Hen suyễn chỉ có biểu hiện ho: ho mạn tính và thường chỉ xảy ra ban đêm. Để chẩn đoán cần ghi nhận về sự thay đổi chức năng hô hấp khi gây co thắt phế quản bằng cách tạo quá mẫn. • Co thắt phế quản do vận động: ở đa số bệnh 176 LÈ ANH 5 0 N bicn ;


nhân, vận động là nguyên nhân quan trọng gây ra các triệu chứng hen suyễn. Và ở một số trẻ em, vận động là nguyên nhân duy nhất kích hoạt cơn hen suyễn. Thử nghiệm vận động bằng cách chạy bộ trong 8 phút có thể giúp chẩn đoán hen suyễn. • Hen suyễn ờ trẻ dưới 5 tuổi: ở nhóm tuổi này, chẩn đoán hen suyễn được dựa chủ yếu vào phán đoán lâm sàng, và nên được xem xét định kỳ khi trẻ lớn. Lưu ý rằng, không phải tất cả trẻ dưới 5 tuổi bị khò khè đều mắc bệnh hen suyễn. • Hen suyễn ở người già: phân biệt hen suyễn với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất khó khăn. • Hen suyễn liên quan nghề nghiệp: thường bệnh nhân không có các triệu chứng hen suyễn trước khi đi làm; và có mối quan hệ mật thiết giừa triệu chứng hen suyễn với nơi làm việc.

LÀM GÌ KHI GẶP CƠN HEN SUYỄN CẤP TÍNH? Cơn hen suyễn cấp là những đợt ho, khò khè, nặng ngực, khó thở xảy ra do tình trạng tắc nghẽn luồng khí thở do các phế quản bị co thắt, sưng phù làm hẹp lòng phế quản và do đàm nhớt làm bít tắc phế quản. Việc xử trí cấp cứu cơn hen suyễn nhằm mục đích chặn đứng cơn suyễn ngay tức thời giúp người bệnh giảm khó thở, tránh những biến chứng nặng của bệnh và tránh những diễn biến xấu về sau. Biếu hiện

Cơn suyễn có thể khởi phát một cách rầm rộ, đột BênẰ Ằồ káp, ken tuỵễn pà cách (hiu t r i X T l


ngột, cũng có thể diễn tiến từ từ, nặng dần lên. Cũng có trường hợp cơn suyễn như “hung thần bóng đêm”, đêm nào cũng xuất hiện phá vỡ giấc ngủ, “tác oai tác quái” vài giờ rồi đến khi mặt trời ló dạng thì dịu dần, người bệnh có thể đi học, đi làm bình thường rồi khi đêm đến, “hung thần” lại tái xuất hiện. Có 4 triệu chứng chính thường gặp trong bệnh hen suyễn: Khó thờ: Ckm giác ngộp, không thở được, “thiếu hơi”, không đủ hơi để thở. Khi cơn suyễn diễn ra rầm rộ, dữ dội, người bệnh có cảm giác bị bóp nghẹt như ai siết cổ không thở được. Khò khè: Là tiếng rít đi kèm với nhịp thở, thường nghe thấy khi thở ra. Thở khò khè là triệu chứng thường gặp nhất của cơn hen. Ho: Thường đi kèm với khó thở, xảy ra nhiều vào lúc nửa đêm về sáng hay khi gắng sức. Cũng có trường hỢp người bệnh hen suyễn chỉ có mỗi triệu chứng ho khiến cho việc chẩn đoán bệnh khó khăn. Nặng ngực: Cảm giác như có vật gì nặng đè lên ngực, đây cũng là một biểu hiện của khó thở. Những việc cần làm

Để chặn đứng cơn khó thở cấp tính, bạn cần phải: - Tránh xa ngay tác nhân gây khởi phát cơn hen cấp nếu nhận diện được chúng (tránh khói hoặc các loại hóa chất có mùi nồng gắt nếu lên cơn hen suyễn ngay khi ngửi chúng, ngưng gắng sức nếu hen do gắng sức, giữ ấm nếu hen do luồng khí lạnh...). - Sử dụng thuốc đường hít sớm và đúng cách: Sử dụng thuốc đường hít tức là đưa thuốc trực tiếp vào đường hô hấp bằng các dụng cụ bơm xịt, bình hít bột 1 7 8 LÈA N H 5Ơ N bii


khô hay máy phun khí dung. Các phương pháp đều có ưu điểm là giảm bớt khó thở nhanh chỉ sau 2-5 phút. Thuốc cần sử dụng trong trường hỢp này là các loại thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn như Ventolin hoặc Berodual... Dùng thuốc đường hít nên được thực hiện sớm ngay khi có những triệu chứng đầu tiên. Không nên để quá trễ khi cơn suyễn đã diễn tiến khá lâu hoặc khi người bệnh không còn chịu đựng được nữa mới dùng thuốc. Để càng muộn thì khả năng cắt cơn suyễn thành công càng thấp. Khi đó lượng thuốc đi vào phổi đã giảm nhiều do các phế quản đã bị co hẹp một phần, đàm tiết ra nhiều gây bít tắc và người bệnh đã quá mệt không còn đủ sức để hít thuốc nữa. Cũng cần lưu ý về kỹ thuật dùng thuốc đường hít sao cho thao tác nhuần nhuyễn để đạt được hiệu quả. Nếu thao tác sai thì lượng thuốc hít vào quá ít không đủ làm giãn phế quản và cơn khó thở sẽ không được giải quyết. Liều thường dùng là 2 nhát hít thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn. Nếu chưa bớt khó thở, xịt lặp lại mỗi lần 2 nhát cách nhau khoảng 5-10 phút. - Các biện pháp hỗ trợ khác: Nghỉ ngơi, nhấp nước hoặc chất lỏng ấm, ngâm chân nước nóng, ngồi khom người ra phía trước khuỷu tay chống gối hoặc tựa lên mặt phang... - Nếu cơn khó thở chưa cải thiện: Nếu không có đáp ứng sau 8 lần xịt hoặc cơn suyễn chỉ lui tạm thời trong vài giờ rồi trở lại thì nên đi khám bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức để được điều trị triệt để hơn. Có thể hình dung việc chặn đứng cơn suyễn cũng như dập tắt một ngọn lửa. Nếu ngọn lửa chỉ mới bén, B i n k kô ]iẲp, hen suỵễn và cách ỉiề u

m' 1 7 9


ta có thể dập tắt dễ dàng nhưng nếu ta chần chừ để cho ngọn lửa cháy bùng lên và bắt đầu lan ra xung quanh thì việc dập tắt lửa trở nên khó khăn hơn và đê lại hậu quả nguy hại hơn nhiều. Theo VNE

HƯỚNG DẪN MỚI VỀ KIỂM SOÁT HEN SUYỄN ở PHỤ NỮ MANG THAI*'* Mặc dù tỷ lệ tử vong do hen suyễn trong những năm gần đây đã giảm đi, tỷ lệ mắc suyễn và biến chứng của nó ngày một gia tăng. Theo Bác sĩ Mitchell p. Dombrowski, Bác sĩ Michael Schatz và cộng sự thuộc Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG - The American College of Obstetricians and Gynecologists) thì “Hen suyễn là bệnh nội khoa thường gặp, có khả năng nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng trên khoảng 4 - 8% phụ nữ mang thai”. Mục đích của điều trị hen suyễn trong lúc mang thai là ngăn chặn những cơn thiếu ôxy cho mẹ giúp cung cấp ôxy đầy đủ cho thai.ịh Điều trị tối ưu hen| suyễn trong lúc iiiíl mang thai bao gồm: kiểm soát chức năng hô hấp, tránh

**’ Nguồn: theo http;//www.medscape.com/pulmonarymedicine 1 8 0 LÈ ANH SƠN biên ỉonn


hoặc kiểm soát các chất kích hoạt cơn suyễn (chẳng hạn khói thuốc lá), giáo dục bệnh nhân, điều trị bằng thuốc cho từng trường hỢp để duy trì chức năng phổi bình thường. Việc điều trị bằng thuốc cần tuân theo nguyên tắc sử dụng lượng thuốc thấp nhất có hiệu quả để kiểm soát hen suyễn, với các khuyến cáo đặc biệt dựa trên mức độ trầm trọng của hen suyễn. Đối với suyễn nhẹ, gián đoạn (lâu lâu có một cơn): dùng albuterol khi cần, không cần dùng đều đặn hàng ngày. Đối với suyễn nhẹ, dai dẵng: thích hợp nhất là hít corticosteroid liều thấp. Các thuốc thay thế có thể là cromolyn, thuốc đối kháng thụ thể leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophilline. Đối với suyễn trung bình, dai dẵng; thích hỢp nhất là hít liều thấp corticosteroid và salmeterol hoặc hít corticosteroid liều trung bình hoặc hít corticosteroid liều trung bình và salmeterol nếu cần. Phác đồ thay thế là hít corticosteroid liều thấp hay liều trung bình (nếu cần) cùng với thuốc đối kháng thụ thể leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophilline. Đối với suyễn nặng, dai dẵng: thích hỢp nhất là hít liều cao corticosteroid và salmeterol, cộng với uống corticosteroid nếu cần. Phác đồ thay thế là hít corticosteroid liều cao và theophilline, cộng với uống corticosteroid nếu cần. Trong suốt thai kỳ, corticosteroid hít thích hỢp nhất là budesonide. Thuốc giãn phế quản dùng cắt cơn thích hợp nhất là hít albuterol. Việc kiểm soát hen suyễn trong lúc mang thai là B in h hô kấp, h tn suyễn và cách diều tri 1 8 1


rất cần thiết. Bởi vì, phụ nữ mang thai bị suyễn nặng và không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến sinh non, phải mồ lấy thai, tiền sản giật, thai kém phát triển, các biến chứng chu sinh... Nặng nề hơn có thể gây biến chứng cho mẹ hoặc thậm chí là tử vong. Ăn táo và cá lúc mang thai có thể làm giảm hen suyễn cho con Con cái của những bà mẹ lúc mang thai ăn nhiều táo và cá sẽ có tỷ lệ bị suyễn và dị ứng giảm đi. Đó là kết quả của các nhà nghiên cứu ở Tô Cách Lan và Hòa Lan, đã nghiên cứu trên hơn 1.200 trẻ em từ trước lúc sinh cho đến lúc 5 tuổi. Trong lúc mang thai được 32 tuần lễ, các bà mẹ tham gia nghiên cứu đã hoàn tất những khảo sát về thực phẩm mà họ thường ăn. Khi trẻ được 5 tuổi, các bà mẹ này lại báo cáo mọi vấn đề về hô hấp và các triệu chứng dị ứng của trẻ trong suốt thời gian 5 năm này. Trẻ 5 tuồi cũng được xét nghiệm máu và đo chức năng hô hấp (phế dung ký). Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng trẻ đưỢc sinh ra từ những bà mẹ ăn nhiều táo và cá lúc mang thai dường như ít được chẩn đoán suyễn hoặc ít có triệu chứng suyễn. Trẻ sinh ra từ những bà mẹ ăn nhiều cá lúc mang thai dường như cũng ít có tình trạng dị ứng da như chàm. Nghiên cứu này không chứng minh táo hay cá ngăn chặn đưỢc hen suyễn, nhưng những phát hiện này có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu trong việc xem xét các yếu tố nguy cơ khác cho hen suyễn và dị ứng. 1 8 2 LẺ ANH SƠN bi<


Các nhà nghiên cứu đã không thử các chất dinh dưỡng đặc hiệu trong cá hay táo về các tác dụng có lợi. Theo Willers, điều then chốt này có thể là thu nhận các chất dinh dưỡng trong thức ăn. “Thực phẩm chứa một hỗn hỢp các chất dinh dưỡng có thể có tác dụng cộng hỢp cao hơn tổng tác dụng các thành phần của chúng” Willers phát biểu trong các bài báo của Hiệp Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ. Các phát hiện này đã được trình bày tại Hội Thảo Quốc Tế của Hiệp Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ 2007 tại Cựu Kim Sơn. ((D ịch từPregnancy D ietM a yA íĩect K id s’A sthm a Eating A pples and Fish D uríng Pregnancy M ay Reduce A síhm a in Children B y M iranda H itti WebMD M edical N cws; R evicỉved b y L ouise Chang, M D )

SUYỄN ở TRẺ E M PHẦN CHÌM CỦA TẢNG BĂNG I. Tình hình bệnh suyễn ở trẻ em hiện nay ở TP. Hồ Chí M inh như thế nào?

- Hiện nay cùng với đà công nghiệp hóa, số lượng bệnh nhân suyễn, người lớn và cả trẻ em, đã gia tăng đáng kể trên toàn thế giới. Người ta cũng ghi nhận là tỷ lệ trẻ em bị suyễn gấp đôi so với người lớn. Trung bình cứ 20 năm tỷ lệ mắc suyễn ở trẻ em tăng 2 - 3 lần. Tại Pháp, người ta ước tính rằng cứ 10 phút sẽ có một bệnh nhi suyễn tương lai chào đời. Và trung bình trong mỗi lớp học sẽ có từ 2 - 3 học sinh bị suyễn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 10% B ê n í Ịiồ hấp, ken suyển và cách đ iỉu tri

183


trẻ em dưới 15 tuổi trên thế giới bị suyễn. Tại TP.HCM, chúng tôi đã khảo sát thấy rằng khoảng 10% trẻ em ở Q 10 bị suyễn. - Tuy nhiên trong nhiều năm trước đây suyễn ở trẻ em vẫn là vấn đề chưa đưỢc quan tâm đúng mức từ nhiều phía, cả thầy thuốc và cả gia đình, mà các nhà chuyên môn thường dùng hình ảnh tảng băng để mô tả, trong đó phần chìm sâu bên dưới mặt nước phang lặng lại là phần đặc biệt quan trọng nhưng thường ít được chú ý đến. Người ta ước tính trong 5 trẻ < 2 tuổi thì có 1 trẻ bị suyễn. Tại phòng khám suyễn BV.Nhi đồng 1, khoảng 1/3 bệnh nhi suyễn là còn trong lứa tuổi nhũ nhi (dưới 2 tuổi). Thật vậy, có không ít các cháu đả có biểu hiện bệnh suyễn rõ ràng ngay từ rất sớm trong lứa tuồi còn bú và có khi cần phải điều trị lâu dài thế mà gia đình lại không nhận biết và thầy thuốc có khi chẩn đoán cũng nhầm lẫn với bệnh khác có biểu hiện tương tự như viêm phổi dạng suyễn, viêm phổi khò khè... Đó là do chưa có được các tiêu chuẩn định bệnh, điều trị và theo dõi đúng mức, nhất là ở trẻ còn bú. Điều này trong nhiều trường hỢp phần chìm bên dưới tảng băng này sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng, trước mắt cũng như lâu dài: trẻ thường xuyên bị lên cơn, nhất là về ban đêm làm trẻ không ngủ được, không thể vui chơi, chạy nhảy như các trẻ khác. Trẻ thường xuyên phải nghỉ học, phải đi khám bệnh thậm chí phái đi cấp cứu, nhập viện vì khó thở. Tuy bệnh ít gây tứ vong, nhưng rất đáng tiếc là theo Tổ chức Y tế Thế giới hàng năm cũng có khoảng 25.000 trẻ em chết vì suyễn trên toàn thế giới, nhất là khi hầu hết đều là những trường hỢp tử vong không đáng có. 1 8 4 LÊ ANH SƠN Wu


II/ Làm sao nhận biết được trẻ bị suyễn?

- Cần nghi ngờ là suyễn khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu sau: + Trẻ có tiền sử: Ho; tái đi tái lại nhiều lần, nhất là khi chỉ xuất hiện hay nặng hơn về ban đêm. Khò khè, cơn khó thở tái phát. + Khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát. - Việc chẩn đoán suyễn thường dễ dàng nhất là khi trẻ đang có cơn suyễn khi đó trẻ có biểu hiện: + Ho + Khò khè + Khó thở: thở ra khó khăn, kéo dài, với hiện tượng thở nhanh hay rút lõm ngực (nghĩa là lồng ngực của trẻ sẽ bị rút lõm khi trẻ hít vào). - Riêng với trẻ còn bú, nếu như trước đây việc chẩn đoán suyễn có nhiều khó khăn, thì hiện nay theo Tổ chức Y tế Thế giới, người ta xem là trẻ < 2 tuổi bị suyễn khi trẻ bị khò khè tái phát ít nhất 3 lần, ngay cả khi không có ai trong gia đình có tiền sử suyễn, dị ứng. - Tuy nhiên, một vấn đề chúng tôi thường gặp trên thực tế là có sự nhầm lẫn giữa khò khè và triệu chứng nghẹt mũi khá thường gặp ờ trẻ nhỏ, nhất là trẻ < 3 tháng, ớ lứa tuổi này, do trẻ thở chủ yếu bằng mũi, lỗ mũi của bé thường còn nhỏ, chỉ cần tắc mũi một ít, trẻ cũng rất khó chịu, thở khụt khà khụt khịt mà không phải là khò khè thật sự nhưng cũng làm nhiều bậc cha mẹ rất lo âu. Vì vậy trong trường hỢp này các bà mẹ cần cho bé đến khám bác sĩ chuyên khoa đê nhanh Ẽ ê n k kô Ằấp, ken suyển và cáck điều trì

185


chóng đánh giá đúng mức và chẩn đoán chính xác. - Việc tiến hành thăm dò chức năng hô hấp là vô cùng hữu ích ở người lớn và ở. trẻ lớn giúp phát hiện không ít các trường gỢp gọi là “Suyễn giấu mặt”. Nhưng ở trẻ nhỏ, các phương pháp này lại thường rất khó và thậm chí là không thể thực hiện được. Vì vậy, khi trẻ có triệu chứng nghi ngờ là suyễn thì cần thiết phải được đưa trẻ đi khám chuyên khoa để có định bệnh chính xác và khi cần loại trừ các bệnh khác cũng có các biểu hiện tương tự. III. Trẻ bị suyễn tương lai ra sao?

- Tâm lý chung của các bậc cha mẹ là khi biết được con em mình bị suyễn thì thường rất lo lắng và thậm chí rất bi quan vì nhiều người vẫn còn giữ những ấn tượng không sáng sủa về những người thân từng đau khổ vì suyễn trong quá khứ. Tuy nhiên ngày nay với sự tiến triển của y học, người ta ngày càng tìm ra được nhiều loại thuốc cắt ccfn cũng như dự phòng rất hiệu quả và an toàn. Trong chương trình Giáo dục sức khỏe trước đấy chúng ta biết rằng ở người lớn tuy suyễn là một bệnh không thể chữa dứt nhưng có thể kiểm soát nghĩa là có khả năng làm giảm hoặc không để cơn suyễn tái phát thường xuyên được. - Riêng ở trẻ em tuy tỷ lệ suyễn có cao gấp đôi người lớn nhưng tiên lượng suyễn ở trẻ em lại tốt hơn nhiều. Ngày nay người ta thấy rằng: khoảng 20% trẻ dù bị suyễn rất sớm, ngay trong vòng 12 tháng đầu sau sinh, nhưng sẽ không còn triệu chứng sau khi trẻ được 3 tuổi. Muốn như vậy chúng ta cần phải có các biện pháp chăm sóc và điều trị thích hỢp để giúp trẻ có được một triển vọng sáng sủa về sau. 1 8 6 LẺ ANH 5ƠN biòn ,


IV.

cần chăm sóc trẻ bị suyễn như thế nào?

1. Cần tránh những nguyên nhân có th ể làm kh ờ ip h á t cơn suyễn: (xem cụ thể: Tác nhân gây hen suyễn - trang 160-165) - Duy trì không khí sạch và trong lành: Mở rộng cửa sổ khi trời nóng ngột ngạt, khi có khói bếp hoặc trong phòng có mùi khó chịu. Đóng cửa sổ nếu không khí bên ngoài nhiều khói xe, khói nhà máy, bụi phấn hoa. - Chỗ ngủ của trẻ: cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. Không dùng gối hoặc nệm rơm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăm mền bằng nước nóng, rồi phơi khô ngoài nắng. Không cho thú vật lên giường hoặc vào nơi trẻ ngủ. - Vấn đề ăn uống: ngoài những loại thức ăn mà trẻ bị dị ứng, các nhà chuyên môn cũng thường khuyên tránh bột ngọt, đồ hộp, lòng trắng trứng. 2. Cần biết cách x ử ư í đúng k h i trẻ có cơn suyễn kh ở i phát: - Cần biết các dấu hiệu cho biết một cơn suyễn đang đến: Ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm. Trong trường hỢp này nếu được bác sĩ hướng dẫn, cần cho trẻ dùng ngay thuốc cắt cơn tác dụng nhanh. Dù trẻ tốt lên cũng cần cho trẻ nghỉ ngơi trong 1 giờ. Nếu không, cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế. - Cần biết khi nào đưa trẻ đến BV cấp cứu ngay: Thuốc cắt cơn không có tác dụng hay chỉ có tác dụng ngắn, trẻ vẫn còn khó thở, nói năng khó nhọc. Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh sườn và cổ BénẴ ỉtổ hấp, ken suỵển và cáck diều tri 1 8 7


khi thở. Cánh mũi phập phồng. Và nhất là tím tái môi hay đầu ngón tay; Đây là dấu hiệu rất nguy kịch. 3. Cần biết cách phòng ngừa suyễn ờ trẻ em: Nhằm mục đích giúp cho trẻ giảm hoặc không còn cơn suyễn để trẻ có thể sinh hoạt, vui chơi bình thường. - Mặc dù có một số trẻ có thể lên cơn suyễn khi gắng sức nhưng quan niệm ngày nay đều thống nhất rằng: không nên ngán cản hạn chế trẻ vui chơi chạy nhảy vì sẽ để lại nhiều hậu quả không tốt cho phát triển tâm sinh lý của trẻ vốn rất dễ tự ti mặc cảm vì bệnh. Ngược lại trong trường hỢp này, cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa để các bác sĩ hướng dẫn cho trẻ dùng các thuốc ngừa cơn dạng hít hiện có nhiều nơi và rất hiệu quả trước khi trẻ vui chơi, chạy nhảy. Cũng cần nên biết là khoảng 10% vận động viên Hoa Kỳ tham dự Thế vận hội năm 1996 cũng mắc bệnh suyễn. - Để phòng ngừa suyễn có 2 biện pháp: biện pháp không dùng thuốc và biện pháp có dùng thuốc: + Biện pháp không dùng thuốc: là những biện pháp chăm sóc chung như chúng ta đã nêu ở trên. + Tuy nhiên trong một số trường hỢp, trẻ cần sử dụng thuốc phòng ngừa lâu dài:

Khi trong một tuần: trẻ có từ 1 cơn trở lên; Khi trong một tháng; trên 2 lần trẻ bị thức giấc vì cơn suyễn trong đêm; Khi trẻ phải dùng thuốc để cắt cơn suyễn mỗi ngày. Trong trường hợp này nhất thiết phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc phòng ngừa. Đây là những thuốc dùng dưới dạng hít nên thuốc có tác dụng trực tiếp lên đường 188

LÈ ANH 5ƠN biên .


thở, rất hiệu quả, an toàn và khổng hề gây nghiện. Riêng đối với trẻ em lại càng cần phải được thầy thuốc hướng dẫn kỹ càng cách dùng và thường cần có những dụng cụ hỗ trỢ đặc biệt để giúp trẻ sử dụng thuốc đúng cách và đạt hiệu quả tốt. Điều cần chú ý là trong trường hỢp này, thời gian dùng thuốc phải đủ dài (thường là nhiều tháng) để có đủ khả năng cải thiện đưỢc tình trạng viêm đường thở vốn đã khá quan trọng. Cần cho trẻ tái khám đúng hẹn để theo dõi hiệu quả của thuốc. Điều cần ghi nhớ là cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc và không bao giờ tự ý ngưng thuốc ngay cả khi trẻ có vẻ đã tốt hơn vì trong giai đoạn này trẻ khỏe là nhờ thuốc có tác dụng. Và dù trẻ có được dùng thuốc ngừa đi nữa thì các biện pháp chăm sóc chung là cũng không thể thiếu được - Hiện nay tại khu vực TP.HỒ Chí Minh đã có phòng khám và quản lý suyễn dành riêng cho trẻ em tại BV Nhi đồng I, II. V. K ết luận: - Suyễn ở trẻ em là một vấn đề y tế - xã hội quan trọng đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức không chỉ của ngành y tế mà của cả các bậc cha mẹ vì nếu không nó sẽ như một tảng đá ngầm tai hại có thể dẫn tới những hậu quả xấu mà lẽ ra chúng ta hoàn toàn có thể tránh được. - Chúng ta cần chú ý phát hiện đúng lúc, chăm sóc trẻ đúng cách cũng như tuân thủ đúng mức các hướng dẫn điều trị cần thiết để giúp con em chúng ta có được điều kiện phát triển tốt để trở thành người khỏe mạnh, hữu ích cho gia đình và xã hội sau này. BS.Trần Anh Tuấn Trưởng khoa Hô hấp - BV.Nhi Đồng 1 B ên h hô hẦp, hen tuỵến và cách điều tri

1 89


BỆNH HEN SUYỄN ở NGƯỜI GIÀ***

Hen suyễn là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuồi nhưng thường xảy ra ở những người trẻ và ít gặp hơn ở người già. Các nghiên cứu gần đây ở nhiều quốc gia cho thấy tỉ lệ người cao tuổi bị hen suyễn khoảng 4,5-9%. Bệnh hen suyễn ở người cao tuổi thường nặng do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cũng như sự kém nhạy cảm của người bệnh trong việc nhận biết sớm triệu chứng. Đặc điểm bệnh ờ người cao tuổi Bệnh hen suyễn ở người già có những điểm khác với người trẻ như sau: - Cấu trúc và chức năng của đường hô hấp ở người già bị biến đổi và suy giảm do quá trình lão hóa nên sự đáp ứng với thuốc cũng kém đi. - Người già thường kém minh mẫn nên không nhận biết sớm các triệu chứng cảnh báo bệnh trở nặng. - Người già dễ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn người trẻ. Các tác dụng phụ của thuốc hen suyễn thường gặp ở người già như run tay, nhịp tim nhanh, nhất là những người có bệnh tim mạch kết hỢp. - Người già thường hay quên uống thuốc hoặc bỏ thuốc làm cơn hen suyễn tái phát mặc dù trước đó bệnh đã được kiểm soát. - Người già thường khó bỏ được các thói quen lâu đời như hút thuốc lá hay ăn những món ăn ưa thích Nguồn: http://nld.com.vn/suc-khoe/benh-hen-suyen-o-nguoigia-20140515091854605.htm 1 9 0 L Ê A N H 5 Ơ N biên ỉoan


vốn là yếu tố khởi phát cơn hen suyễn cấp. - Người già thường gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuốc đường hít cũng như các thiết bị máy móc. Vì vậy, thuốc đưa vào cơ thể thường dưới mức cần thiết nên hiệu quả điều trị thấp và chậm. - Người già thường mắc nhiều bệnh đồng thời như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim... nên hằng ngày vẫn dùng đều đặn nhiều thứ thuốc, đôi khi sự tương tác giữa các thuốc này với thuốc điều trị hen suyễn làm giảm hiệu quả và gây ra tác dụng phụ. - Khả năng đào thải thuốc ở người già kém làm cho người bệnh dễ bị ngộ độc thuốc hen suyễn loại theophillin. Những lưu ý

Vì các lý do nêu trên, chữa trị bệnh hen suyễn ở người cao tuổi ngoài những nguyên tắc chung còn cần phải có một số lưu ý đặc biệt: - Điều đầu tiên phải lưu ý đến vấn đề tâm lý tuồi già. Phải khéo léo thuyết phục các cụ hiểu được đây là bệnh mạn tính và việc chữa trị đòi hỏi phải đều đặn và kéo dài. Người thân ưong gia đình cũng cần nhắc nhở các cụ bỏ thuốc lá hoặc các thói quen không tốt cho căn bệnh, giúp các cụ dùng thuốc đều đặn đúng giờ và phát hiện thay cho các cụ các dấu hiệu cảnh báo bệnh sẽ diễn tiến nặng. - Điều thứ hai cần lưu ý là vấn đề tương tác thuốc. Khi đi khám bệnh nên báo cho bác sĩ biết các bệnh lý khác của mình và mang theo đầy đù đơn thuốc của các loại thuốc đã và đang sử dụng. Có một số thuốc điều trị bệnh khác nhưng có thể làm cho bệnh hen suyễn nặng lên như aspirin, các thuốc giảm đau, một số thuốc điều B ê n k kô k&p, í e n tuỵễn và cách J iiu

trí 1 9 ỉ


trị cao huyết áp, nội tiết tố nữ điều trị mãn kinh và một số thuốc an thần gây ngủ. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các tác dụng phụ hay gặp của thuốc trị hen suyễn như run tay, hồi hộp, tim đập nhanh, vọp bẻ, tiểu đêm, khó ngủ, tiểu gắt... và thông báo cho bác sĩ để bác sĩ có thê cân nhắc việc giảm liều thuốc hoặc đồi thuốc khác. - Điều cần lưu ý thứ ba là sử dụng thuốc đường hít sao cho đúng cách để thuốc có thể vào phổi đầy đủ và đạt được hiệu quả điều trị. Do tuổi già kém minh mẫn hoặc kém linh hoạt, việc dùng thuốc đường hít có thể gặp nhiều khó khăn. Người thân trong gia đình cần kiên nhẫn giúp các cụ tập luyện để có thể dùng thuốc đường hít sao cho có hiệu quả nhất. Nếu dùng bình xịt định liều nên lưu ý sự phối hỢp đồng thời giữa động tác bóp (bình xịt) và động tác hít, nếu là bình hít bột khô thì luồng khí hít vào bằng miệng phải đủ mạnh để đưa các hạt bột li ti vào phổi đến tận các phế nang. Máy phun khí dung dễ sử dụng hơn cả nhưng bất tiện, cồng kềnh và dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn nếu không biết vệ sinh các dụng cụ đúng cách. Khi hít thuốc qua mặt nạ, cần phải há to miệng khi hít vào để cho lượng thuốc vào phổi tối ưu. Sử dụng thuốc đường hít đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp chữa trị hen suyễn thành công. Tóm lại, bệnh hen suyễn ở người già có những khó khăn nhất định, cần hết sức lưu ý và biết cách xử trí mới có thể giúp cho các cụ kiểm soát hen tốt. [Lời khuyên của bác sĩ

Người cao tuổi cố gắng không để mắc các bệnh về đường hô hấp. Muốn vậy, cần vệ sinh răng miệng thật tốt, nhất là người mang răng giả. Khi có nghi ngờ mắc

192 LÈ ANH 5ƠNbiõ


bệnh đường hô hấp, nhất là những người có cơ địa dị ứng, cần phải đi khám bệnh ngay và điều trị dứt điểm, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Những người đã mắc bệnh hen ngoài điều trị bệnh khi lên cơn hen, việc điều trị dự phòng là hết sức quan trọng nhằm ngân ngừa bệnh tái phát hoặc nặng thêm. Người bệnh hen suyễn nên đi khám bệnh định kỳ hoặc được bác sĩ theo dõi sát sao. Khi người cao tuổi lên cơn hen cấp, cần khẩn trương đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, tránh để xảy ra sự cố không mong muốn. Để tránh mắc bệnh hen hoặc cơn hen không tái phát, người bệnh cần được ở trong nhà thoáng mát, không có khói, bụi; không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh ăn các loại thức ăn có nguy cơ cao gây hen suyễn hoặc làm cho bệnh nặng thêm như: tôm, cua, ốc... Không nên nuôi chó, mèo trong nhà khi có người mắc bệnh hen suyễn. Tập thể dục đều đặn hàng ngày, đặc biệt là vươn vai và tập hít thở thật sâu củng là một biện pháp phòng bệnh hen và cải thiện cuộc sống.]'*’ TS-BS ĐỖ THỊ TƯỜNG OANH (Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch)

HỎI ĐÁP vỀ BỆNH HEN SUYỄN(**) Làm thế nào đ ể chẩn đoán suyễn m ột cách tốt nhất? Hỏi: Tôi là bác sĩ mới ra trường, công rác tại Trạm Phần trong ngoặc [...] trích từ bài “Phòng hen suyễn ớ người cao tuổi" cuạ ThS.BS. Mai Hương. Nguồn; http://suckhoedoisong.vn/ Nguôn: http;//www.hensuyen.com/ B ê n k hô hấp, hen suyễn và cách ẩiều tri

193


F tế một xã vùng sâu, xin anh cho biết cách tốt nhất đê chẩn đoán suyễn? dung ...@vnn.vn

Đáp: Cảm ơn bạn đã quan tâm đến hen suyễn. Như bạn biết, trong Y khoa nói chung, đặc biệt là trong hen suyễn nói riêng, bước đầu tiên để điều trị hiệu quả là phải có chẩn đoán chính xác. Chẩn đoán suyễn cần 3 yếu tố; lâm sàng (bao gồm cả tiền sử bệnh nhân và gia đình), X-quang phổi và đo chức năng hô hấp. Trong đó, đo chức năng hô hấp là quan trọng nhất, chỉ có đo chức năng hô hấp mới cho phép bác sĩ khẳng định chẩn đoán hen suyễn. Vì thế, đo chức năng hô hấp phải được thực hiện để chẩn đoán hen suyễn. Ngoài ra, đo chức năng hô hấp còn giúp chúng ta đánh giá mức độ trầm trọng của hen suyễn cũng như theo dõi diễn tiến, kết quả điều trị hen suyễn. Hen suyễn là bệnh rất dễ bị bỏ qua, các triệu chứng hen suyễn đến rồi đi, ngoài cơn hen suyễn bệnh nhân gần như bình thường. Hơn nữa, một số bệnh nhân bị hen suyễn đôi khi có triệu chứng rất mơ hồ, chẳng hạn như chỉ có ho khan hay chỉ có nặng ngực. Trong những trường hỢp này, hen suyễn rất khó chẩn đoán và bị bỏ quên cho đến khi chức năng phổi trở nên tồi tệ, hen suyễn mới được chẩn đoán, và... quá muộn màng để cứu vãn. May mắn thay, với phế dung kế, ngày nay việc chẩn đoán hen suyễn trở nên thuận tiện hơn, ngay cả trong giai đoạn sớm. Tuy nhiên, vì là Trạm Y tế vùng sâu, bạn khó có thể trang bị máy đo chức năng hô hấp. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn cần tận dụng tối đa phần khám lâm sàng (ran ngáy ran rít khi có cơn suyễn), 1 9 4 LÈ ANH SƠN bièn .


tiền sử bản thân và gia đình (ho kéo dài không rõ chẩn đoán, khó thở đêm, tiền sử bị dị ứng.). Bạn cũng có thể trang bị Lưu Lượng Đỉnh Kế (đơn giản và không đắt). Và... khi quá khó mà không thể gửi lên tuyến trên, bạn có thể cho điều trị thử với thuốc giãn phế quản loại đồng vận beta 2 (tốt nhất là dạng hít). Tại sao cơn hen suyễn thường xảy ra ban đêm? Hỏi: Tại sao cơn hen suyễn thường xảy ra ban đêm? Cháu là m ột sinh viên Y khoa, muốn biết ngọn ngành lý do tại sao như vậy? thuhuong...@gmail.com

Đáp: Cơn hen suyễn thường xảy ra từ lúc nửa đêm đến 8 giờ sáng. Cho đến nay, lý do tại sao như vậy vẫn chưa rõ. Nhưng các giải thích có thể được chấp nhận là: - Nồng độ cortisol và adrenaline giảm trong đêm. Hai chất này có vai trò trong việc làm giãn phế quản. -Trong đêm ngủ, khả năng tiếp xúc với dị ứng nguyên trong nhà là lớn nhất; mạt nhà, dị ứng nguyên từ chó, mèo. - Tư thế nằm ngửa khi ngủ dễ gây tắc nghẽn phế quản ở bệnh nhân bị hen suyễn. - Trào ngược dịch vị vào thực quản khi ngủ. - Khi ngủ, dịch tiết do viêm xoang hay hội chứng mũi sau dễ chảy vào đường hô hấp dưới gây kích hoạt cơn hen. Uống thuốc b ị run tay có nguy hiểm không? Hỏi: Tôi thường bị ho và khò khè về đêm. Tôi đã B ên h hô hấp, hen suỵễn và cách áiều tri

195


đi khám bệnh ở Trung tâm Medic và được chẩn đoán là bị hen phế quản. Dùng thuốc ở đây tôi đã hết ho và hết khò khè. Tuy nhiên, sau kh i uống thuốc tôi bị run tav. Xin hỏi bác sĩ rằng có nguy hiểm hay không? Cám ơn bác sĩ. (Phuong ...@vnn.vn)

Đáp: Trong những thuốc mà bác sĩ cho bạn dùng trong hen suyễn có thể có những thuốc giãn phế quản loại đồng vận beta-2. Những thuốc này (đặc biệt là thuốc uống) ngoài tác dụng giãn phế quản, ở một số người có thể bị tác dụng phụ là run tay. Tác dụng này thường là không nguy hiểm và sẽ mất đi khi bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc đồng vận beta-2. Vì thế, bạn có thê an tâm khi sử dụng theo toa bác sĩ. Tuy nhiên, nếu run tay nhiều hay nếu bạn làm những nghề cần sự khéo léo của đôi tay, hãy báo với bác sĩ của bạn để được điều chỉnh thuốc thích hỢp. Các thuốc giãn phế quản loại đồng vận beta-2 có thể có ở Việt Nam là: salbutamol (Ventolin), terbutalin (Bricanyl), bambuterol (Bambec),... B ị hen suyễn có th ể chơi th ể thao không? Hỏi: Thưa Bác sĩ, con bị suyễn, như vậy con có thể chơi môn th ể thao cử tạ (thểhình) được không? Con xin cám ơn lời khuyên của Bác sĩ. V ie t... @yahoo.com

Đáp: Việt thân mến, Cảm ơn bạn đã đến thăm htrp://www.hensuyen. 196 LÈ ANH SƠN

bièn ioạn


comH. Như ta đã biết hoạt động thể lực với cường độ lớn có thể kích hoạt cơn hen suyễn. Tuy nhiên, nếu chúng ta tập luyện thể dục thể thao đều đặn sẽ giữ cho hệ tim mạch, xương khớp, hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tránh tăng cân (tránh béo phì). Tập luyện thể dục thể thao đều đặn cũng giúp tránh được stress trong cuộc sống hằng ngày, giúp tăng sức khỏe cho phổi và vì vậy cải thiện được tình trạng hen suyễn. Nếu có thời gianí la sẽ chọn môn tập luyện theo ý thích. Khi không có thời gian, ta nên cố gắng đi bộ nhiều lần trong ngày. Như vận động viên thể hình Rosemary Conley (người bị hen suyễn suốt đời) khuyên rằng: “Đầu tiên nên đi bộ một cách nhẹ nhàng, thậm chí chỉ cần 5 phút đi bộ 3 lần mỗi ngày như đi bộ đến cửa hàng, đi bộ trong siêu thị, đi lên lầu...” Một số mẹo trong tập luyện thể dục thể thao ở người bị hen suyễn: Chắc chắn rằng nhừng người tập chung với bạn biết bạn bị hen suyễn. Tăng dần mức tập luyện. Luôn mang theo thuốc hít cắt cơn hen suyễn khi luyện tập. Nếu tập luyện thể dục thể thao kích hoạt cơn hen suyễn của bạn, sử dụng thuốc hít cắt cơn ngay trước khi khởi động (làm nóng). Đảm bảo rằng bạn luôn có động tác làm nóng và điều hòa trong tập luyện thể dục thể thao. Cố gắng tránh tiếp xúc với những thứ có thể kích hoạt cơn hen suyễn. Nếu bạn có triệu chứng hen suyễn (ho, khò khè, nặng ngực, khó thở) khi tập luyện, hãy ngiíng tập, dùng thuốc hít cắt cơn ngay lập tức và chờ cho đến khi B tn k Ằ6 hấ p , ken Ệuyỉn và cáck tỉiiu tri

ỉ 9y


cảm thấy khá hơn trước khi bắt đầu tập luyện trở lại. Nếu bạn dùng thuốc dự phòng hen suyễn, hây sử dụng theo đơn thuốc mà bác sĩ đã kê cho bạn. Cuối cùng, hãy nhớ rằng, không để hen suyễn ngàn chặn bạn tập thể dục, chơi thể thao. Nhiều vận động viên Olympic, cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp bị hen suyễn vẫn đạt được kết quả thi đấu tốt, thậm chí một số đã có huy chương Vàng. Hoàn toàn có th ề “vui sống cùng hen suyễn” Hỏi: Thưa bác sĩ: khoảng m ột tháng trước cháu bị cúm và nhà cháu có nhờ bác sĩ gia đình đến tiếp nước và tiếp đạm và từ đợt đấy cho đến giờ cháu ho và không khỏi, cháu có đi chup X-quang thì phổi không có vấn đề gì. Bác sĩ kê đơn thuốc chữa ho nhưng cháu uống 3 đơn thuốc rồi mà vẩn chưa khỏi. Mấy ngày gần đây cháu thấy xuất hiện triệu chứng: ho về đêm và có cơn cò cử. N hư vậy liệu cháu có phải bị hen suyễn không ạ? Bác sĩ giúp cháu với. Cháu rất sỢ bị bệnh. thuha...@yahoo.com

Đáp: Thu Ha thân mến, Bệnh tật là thứ không ai muốn có nhưng tiếc thay chúng thì cứ đến không từ một ai. Theo những gì bạn kể thì có thể bạn đã bị hen suyễn và âợt cúm vừa rồi là yếu tố kích hoạt cơn suyễn. Tuy nhiên, để có chẩn đoán chính xác bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Tại đây bạn sẽ được khám lâm sàng, hỏi bệnh sử kỹ lưỡng, xem íĩlm X-quang ngực và đặc biệt là đo chức năng hô hấp. Tổng hỢp 4 yếu tố này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác cho bạn. Hơn nừa, nếu bạn bị hen suyễn, việc 1 9 8 LẺANHSƠNbu


đo chức năng hô hấp sẽ giúp bác sĩ theo dõi diên tiến bệnh cũng như kết quả điều trị cho bạn. Cuối cùng, bạn hãy nhớ rằng, dù chưa thể loại trừ được hen suyễn, nhưng nếu bạn thực hiện việc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn hoàn toàn có thể “vui sống cùng hen suyễn”. Cách đ ể hạn chế cơn hen và hướng điều ữ ị tốt hơn Hỏi: X in hỏi băc sĩ Người bị bệnh hen suyễn lâu (20 năm) năm nay 54 tuổi, mạn tính dùng nhiều loại thuốc kết hỢp: uống, h ít (ventolin), h ít máy ở nhà, chích... Có bị phù vì dùng nhiều loại thuốc kết hỢp nhưng phù ít; chích nhiều nên ven mất và khó kiếm, dị ứng với thời tiết, khói thuốc lá, cá... Có cách nào đ ể hạn chế cơn hen và hướng điều trị để tốt hơn? Cảm ơn bác sĩ. (hoadh...@yahoo.com)

Đáp: Bạn Hoa thân mến, Nếu đúng như bạn nói thì bệnh suyễn của bạn ở đây là chưa được kiểm soát và việc điều trị là không đúng với những khuyến cáo hiện hành của các tổ chức có uy tín về bệnh suyễn trên thế giới, vấn đề của bạn là nên đến những nơi có chuyên khoa hô hấp (ở TP. HCM có thể là: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Trung tâm Y khoa Medic, Bệnh viện Đại học Y Dược,...) để được chẩn đoán bệnh chính xác cũng như hướng dẫn bạn về thuốc men, vận động, thay đổi lối sống,... để kiểm soát tốt hen suyễn.

B ênẴ hô hấp, hen suyễn và cách ỉiề u tri

199


D ùng thuốc đúng toa kê của bác s ĩ chuyên khoa không sỢ lủng bao tử, gãy xương đàu Hỏi: Tôi bị ho, khò khè về đêm đã nhiều năm nay dù không điều trị gì vẩn hết. Tuy nhiên, năm nay tôi bị ho, khò khè nhiều và nửa đêm phải thức giấc vì khó thở. Tôi đã đến khám ở Bệnh viện M, được chẩn đoán là suyễn. Dùng thuốc tại đây một tuần tôi thấy rất khỏe. Tuần rồi, tôi bị cảm, có đi khám bác sĩ gần nhà. Tôi có trình đơn thuốc mà Bệnh viện M kê cho tôi. Bác sĩ bảo tôi không nên dùng thuốc Prednisone, vì đây là thuốc giống Dexa, giống hạt dưa, dùng nguy hiểm, dễ bị lủng bao tử, gãy xương, ... (Prednisone mà Bác sĩ ờ B V M cho tôi dùng là Prednỉsone 5mg 1 viên X 2 lần/ngày). Tôi hoang mang, không biết tin ai? Uống thuốc tôi thấy khỏe: hết ho, hết khò khè, hết khó thờ, nhưng tôi rất sợlủng bao tử, gãy xương. (hungnv...@yahoo.com)

Đáp: Bạn Hùng thân mến, Theo như bạn kể thì Bệnh viện M đã chẩn đoán đúng bệnh của bạn rồi. Thuốc mà Bệnh viện M đã cho bạn dùng (dù bạn không kể đầy đủ) là đúng với minh chứng thuyết phục là bạn đã hết ho, hết khò khè, hết khó thở. Tuy nhiên, theo các khuyến cáo hiện hành của các tồ chức có uy tín về hen suyễn thì liều lượng Prednisone mà Bệnh viện M cho bạn dùng là quá thận trọng. Liều cho phép là 0,5 - Img/kg/ngày (nghĩa là nếu bạn nặng 50kg thì bạn phải dùng 25mg - 50 mg/ngày, tương đưctog với 5- 10 viên Prednisone 5mg, uống một lần sau khi ăn sáng) và uống trong 7 - 1 0 2 0 0 LÊ ANH SƠN bk


ngày. Việc sử dụng theo hướng dẫn trên đây là an toàn với đa số người. Tuy nhiên, việc dùng thuốc là do bác sĩ cân nhắc về những vấn đề liên quan như chú ý, thận trọng, chống chỉ định, ... (bạn không được tự mua thuốc để uống khi không có chỉ định của bác sĩ). Khi ấy, bạn hãy yên tâm về lủng bao tử, loãng xương,... Hãy đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh bạn ạ. Thờ cò cữ do béo p h ì hay hay do hen suyễn? Hỏi: Con trai tôi năm nay 14 tuổi, cháu cao l,45m và nặng 68 kg. Gần một năm nay tồi cố gắng cho cháu ăn kiêng nhưng vẩn không giảm cân. Hơn nửa năm nay cháu hay bị ho, khó thờ đặc biệt là ban đêm, tối ngủ tồi nghe cháu thở cò cữ như tiếng mèo rên. X in hỏi bác sĩ là con tôi có bị béo phì hay không? Khó thờ của cháu là do mập phì (tôi thấy người lớn bụng phệ thường thở rất nặng nhọc) hay do hen suyễn? X in cảm ơn bác sĩ. (thucuc...@yahoo.com) Đ áp:

Theo bạn mô tả thì Nếu tính BMI dựa theo cân nặng và chiều cao thì BMI của con bạn là 32,3. Nghĩa là đã... dư tiêu chuẩn bị béo phì rồi (cách tính BMI theo cân nặng và chiều cao). Nếu tính BMI theo tuổi thì con của bạn ... đã bị thừa cân (cách tính BMI theo tuồi). Như vậy, rõ ràng rằng vấn đề cân nặng của con bạn là... không thể xem thường rồi nhé. Giảm cân cần phải thực hiện cả vấn đề ăn và uống (nhiều bà mẹ chỉ cho con kiêng ăn, nhưng lại cho uống nước ngọt thoải mái) và tập luyện về thể lực. Bạn nên đưa con bạn đến B tn Ẵ Ằồ k ắ p , hen Ểuyển và cách ^ ề u

dí 201


chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn nhé. Đúng như bạn biết, người béo phì thường khó khăn để thở. Tuy nhiên, theo bạn kể thì rất có thể... con bạn bị suyễn. Và những người bị béo phì cũng dễ có kèm theo bệnh suyễn. Một số nghiên cứu đã cho thấy có một sự liên quan mật thiết giữa hen suyễn và chỉ số khối của cơ thể cao (BMI cao - bạn tạm hiểu BMI cao là béo phì dù chưa thật chính xác), người bị béo phì thì dễ bị hen suyễn và ngược lại. Điều này đang được cố gắng chứng minh bằng có một bộ gen chung ảnh hưởng trên cả béo phì lẫn hen suyễn. Bạn nên đưa con bạn đến bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Tại đây con bạn sẽ được khám và hỏi bệnh, chụp X-quang phổi, đo chức năng hô hấp. Tổng hỢp 3 yếu tố này, bác sĩ sẽ có câu trả lời cho bạn. D ùng Seretide x ịt là an toàn k h i điều trị kéo dài Hỏi: Con tôi bị hen dùng Seretide 25/50, x ịt ngày 2 lần, m ỗi lần 2 nhát, đẳ sử dụng hàng ngày trong khoảng 06 tháng nay liên tục. Chúng tôi muốn hỏi bác sĩ việc sử dụng thuốc như vậy có gây nguy hiểm cho cháu không? Và nên điều trị tiếp cho cháu như thế nào? Nguyễn Quang Minh

Đáp Sử dụng thuốc, dù là thuốc bổ đều có thể có táe dụng phụ. Trong các đường sử dụng thuốc thì nguy cơ xảy ra tai biến thường theo thứ tự sau; tiêm chích, uống, sử dụng tại chỗ (xịt qua đường mũi họng, bôi dán tại chỗ, nhỏ mắt, tai mũi...). 2 0 2 LÈ ANH SƠN b.c


Như vậy phun thuốc qua đường họng thì nguy cơ tai biến là thấp nhất. Và đã có nhiều nghiên cứu chứng minh dùng Seretide xịt là an toàn khi phải kéo dài. Tuy nhiên, bạn cần cho con bạn khám theo lịch hẹn để bác sĩ cân nhắc giảm liều; nguyên tắc là khi dùng kéo dài thì nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả. D ùng thuốc thế nào cho hiệu quả và an toàn? Hỏi: Pulmicort có tương tự như corticosteroid không? Và có nên sử dụng thường xuyên ngày 2 lần cho bé 4 tuổi không? Có thật sự cần thiết không? Tôi nghe nói, k h i bị lên cơn hen suyển thì người bệnh dùng corticosteroid để cắt cơn? Uống prednisone 5mg, 4 viên chia 2 lần m ối ngày có hỢp lý không? Prednisone có gây ảnh hường trên dạ dày không? Le ...@yahoo.com

Đáp: 1. Pulmicort có hoạt chất là budesonide, là một loại corticosteroid có tác dụng tại chỗ phế quản (trong điều trị hen suyễn). Vì được sản xuất dưới dạng có tác dụng tại chỗ nên tác dụng ngoại ý của nó gần như không đáng kể so với dạng uống hay chích. Và, theo các khuyến cáo của các Hiệp Hội về suyễn thì nó là an toàn cho cả ở trẻ con. Xịt Pulmicort nhằm mục đích dự phòng cơn hen. Do đó, nếu đã có chẩn đoán bị hen suyễn thì xịt Pulmicort đều đặn và dài hạn là điều cần thiết. 2. Trong hen suyễn, corticosteroid có vai trò rất lớn: (1) nếu dùng dạng uống hay chích thì nó là thuốc h ê n k kô kấp, lư n suyển và cách ẩiều tri

203


cắt cơn (thường dùng là prednisone hoặc methilprednisolone); (2) nếu dùng dạng xịt thì nó là thuốc dự phòng (budesonide, Auticasone, ...)• 3. Theo khuyến cáo về điều trị hen suyễn thì đối với prednisone nên dùng liều là 0,5 - 1 mg cho mỗi kg cân nặng cơ thể cho mỗi ngày (ví dụ, trẻ nặng lOkg thì dùng 5 - 10 mg/ngày), nên dùng một lần ngay sau ăn sáng trong thời gian 7- 10 ngày. 4. Prednisone nói riêng (và corticosteroid nói chung) nếu dùng liều lượng thông thường, trong một thời gian ngắn (dưới nửa tháng) thì tác dụng ngoại ý nói chung là thấp. Loét dạ dày tá tràng là một trong những tác dụng ngoại ý của prednisone. Chỉ nên sử dụng M ontelukast cho người bị hen suyễn không nặng và với m ục đích dự phòng Hỏi: X in hỏi Bác sĩ thuốc có tên Singulair có phải là thuốc mới có tác dụng điều trị Viêm m ũi dị ứng và Hen phế quản không? Thuốc này có ưu điểm gì hơn thuốc điều trị hen phế quẩn ở dạng đường hít? ThuyLien...@yahoo.com

Đáp: Singulair là tên thưcíng mại của hoạt chất montelukast do hãng Dược phẩm MSD sản xuất. Nó là một chất tác động trên leukotriene. Leukotriene là chất giữ vai trò rất quan trọng trong hen suyễn. Motelukast là thuốc có tác dụng tốt trên đồng thời hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, nhửng nghiên cứu gần đây cho thấy rằng montelukast có tác dụng tốt 2 0 4 LẺ ANH SƠN bic


trên trẻ em bị co thắt phế quản do gắng sức (khi trẻ chơi đùa, tập thể dục thể thao ...). Tuy nhiên, không thể nói là montelukast là tốt hơn hay không tốt hơn so với những thuốc hít. Và lưu ý rằng, montelukast chỉ nên sử dụng cho người bị hen suyễn không nặng và dùng với mục đích dự phòng. Cần điều trị dự phòng song song cả viêm m ũ i dị ứng lẫn hen suyễn Hỏi: Tôi có 2 cháu trai đều bị bệnh hen, cháu đầu nhà tôi lại thêm cả bệnh viêm xoang, viêm m ũi dị ứng m ỗi lần thay dổi thời tiết là cháu hắt hơi nhiều nhất là vào buổi sáng sau đó là nước m ũi chảy ra liên tục, rồi nước m ũi chảy ra màu xanh sau đó là cháu rít chuyển sang thê hen hầu như tháng nào cháu cũng bị thế. Đ i khám thì hầu như lần nào bác sĩ cũng kê kháng sinh, thuốc giảm viêm, thuốc kháng histamin, thuốc giãn phế quản và k h í dung ventoỉin, pumacos. Tôi rất lo lắng sỢ cháu uống nhiều thuốc như thế có ảnh hường lớn đến sức khỏe của cháu không? Năm ngoái có người mách là chữa bằng cá ngựa xay nhỏ trộn với mật ong rồi hấp thì sẽ đỡ, cháu uống cũng đỡ được m ột thời gian, sau đó cháu bị bệnh xoang nên cháu lại tái phát bệnh hen. Cháu thứ 2 của tôi 4 ruổi cũng bị giống thế nhưng chưa bị viêm xoang như anh nhưng tháng nào cháu cũng bị rít hàng ngày tiếng thờ mạnh nhất là kh i cháu chạy đua. Vậy xin được hỏi bác sĩ cách chữa trị bệnh hen như thế nào m ỗi k h i các cháu lên cơn hen và tuổi các cháu uống cá ngựa đê chữa bệnh hen, nhất là cháu bé có ảnh hưởng gì không? Và cho tôi hỏi thuốc Đ ôngy có thê chữa được bệnh hen hay không? Tran Thi Thu Tra Ẽ ên k hô hấp, ken suyễn và cấck diều tri

205


Đáp: Bạn Thu Trà thân mến, Xin được trả lời cùng bạn những ý sau: Theo bạn mô tả thì cả 2 cháu bạn đều đã bị hen suyễn. Cháu lớn, ngoài hen suyễn còn bị cả viêm mũi dị ứng đã có biến chứng viêm xoang. Vì hen suyễn và viêm mũi dị ứng có quan hệ rất thân thiết với nhau, nên khả năng cháu nhỏ của bạn đã bị hen suyễn rất có nhiều khả năng sẽ bị viêm mũi dị ứng và viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị tích cực thì dễ có khả năng xảy ra biến chứng viêm xoang. Viêm mũi dị ứng khi bị nhiễm trùng và viêm xoang là những yếu tố rất thuận lợi kích hoạt cơn hen suyễn (ho, nặng ngực, khò khè, khó thở,...). Vì thế cần điều trị tích cực viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Với những người bị cả viêm mũi dị ứng lẫn hen suyễn cần điều trị dự phòng song song cả hai bệnh này. Y học ngày nay tuy chưa loại trừ được hen suyễn nhưng đã khống chế hen suyễn rất tốt. Người bị hen suyễn nếu tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hô hấp sẽ hạn chế cơn suyễn và nếu cơn suyễn có xảy ra cũng là nhẹ. Hãy hình dung sự kiểm soát hen suyễn bằng hai hình bên dưới đây: Hình trên (Hình A) biểu diễn cho hen suyễn được kiểm soát tốt. Trong đó ta thấy đoạn (1) là khoảng thời gian kéo dài bị cơn suyễn: ngắn (nghĩa là cơn suyễn chỉ thoáng qua), đoạn (2) là khoảng cách giữa hai lần xảy ra cơn suyễn: dài (nghĩa là ít xảy ra cơn suyễn), độ cao (3) là mức độ nặng của cơn suyễn: thấp (nghĩa là cơn suyễn xảy ra ở mức độ nhẹ). Hình dưới (Hình B) biểu diễn cho hen suyễn chưa 2 0 6 LÈ ANH SƠN

[>iòn soạn


được kiểm soát. Trong đó ta thấy đoạn (1) là khoảng thời gian kéo dài bị cơn suyễn: dài (nghĩa là cơn suyễn kéo dài), đoạn (2) là khoảng cách giữa hai lần xảy ra cơn suyễn: ngắn (nghĩa là xảy ra cơn suyễn thường xuyên), độ cao (3) là mức độ nặng của cơn suyễn: cao (nghĩa là cơn suyễn xảy ra ở mức độ trầm trọng). Hình A ÍỊ

(3)

/V (

1)

( 2)

J/ \

\_

A

Hình B

Uống nhiều thuốc (kể cả thuốc bổ) hẳn nhiên là không tốt rồi. Bạn nên đưa các cháu đến bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị. (Tại Thành phố Hồ Chí Minh, có thể đến: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Phòng khám Phổi Trung tâm Y khoa Medic, Phòng Chăm sóc Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược,...). Khi đã được kiểm soát tốt, việc sử dụng thuốc sẽ giảm dần đến mức tối thiểu. Việc điều trị hen suyễn bằng Đông y như cá ngựa hay gì gì đó, thú thật, tôi hoàn toàn không có hiểu biết gì nên xin được không trả lời nhé. Chúc bạn giúp các cháu “vui sống cùng hen suyễn”.

B ê n k kô kấp, ke n suỵển và cách điều tri

207


Lầm thế nào đểphân biệt giữa viêm p h ế quản và hen p h ế quản? Hỏi: Tôi bị ho nhiều đợt trong m ột năm nay, mỗi đợ t kéo dài trong khoảng 1 - 2 tuần rồi tự hết dù có uống thuốc hay không uống thuốc. M ột vài lần trong những đợt ho, tồi bị khò khè ban đêm. Lần này tôi đi khám bệnh, sau kh i khám và chụp hình phổi, bác sĩ chẩn doán tôi bị viêm phế quản dạng hen. Xin hỏi, bệnh nàv có nặng không? Làm thế nào đê phần biệt giữa viêm phế quản và viêm phế quản dạng hen, giữa viêm phế quản và hen phế quản? Cảm ơn bác sĩ. tuong ...@vnn.vn

Đáp: Bạn Tường thân mến, Trước hết, xin được ghi lại những định nghĩa của Y văn liên quan đến các vấn đề bạn hỏi: Viêm phế quản; viêm phế quản là tình trạng viêm của các phế quản. Tình trạng viêm được gây ra có thể là do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, khói thuốc lá hoặc hít phải hóa chất hay bụi bặm. Thường thì chẩn đoán viêm phế quản được thiết lập sau khi loại trừ viêm họng, viêm xoang, viêm a-miđan, viêm phổi. Viêm phế quản được chia thành 2 loại cấp và mạn. Viêm phế quản cấp: ho, đôi khi có khạc đàm trong thời gian dưới 3 tuần. Viêm phế quản mạn: ho khạc đàm ít nhất 3 tháng trong 2 năm liên tiếp. Như vậy, xin trả lời ngay với bạn rằng, trong Y văn hiện nay không có thuật ngữ “viêm phế quản dạng hen” 2 0 8 LẺANH SƠN biòn .


Hen phế quản: Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản), trong đó giữ vai trò là nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng - nhưng rất thay đổi - của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị. Theo trên bạn thấy, hen phế quản có điểm giống với viêm phế quản là tình trạng viêm của phế quản. Tuy nhiên, hen phế quản thường có khò khè và/hoặc khó thở (mà viêm phế quản không có). Các triệu chứng của hen suyễn (ho, khò khè, nặng ngực và khó thở) thường xảy ra có tính chất chu kỳ và trong giai đoạn đầu thường các triệu chứng này tự mất đi dù không điều trị gì cả. Điểm khác biệt mang tính “then chốt” của hen phế quản là trình trạng viêm phế quản kèm theo sự quá nhạy cảm của phế quản. Sự quá nhạy cảm của phế quản gây ra co thắt phế quản. Các cơ quanh phế quản siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Co thắt phế quản thường lặp đi lặp lại nhiều lần nếu không được điều trị thích hỢp. Sự co thắt này có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi. Vì thế, để phân biệt hen phế quản với viêm phế quản, bác sĩ cần hỏi bệnh tỉ mỉ, khám bệnh, chụp X-quang phổi, và đặc biệt là đo chức năng hô hấp. Tổng hỢp kết quả 4 công việc này bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác cho bạn. Nhân đây, cũng xin nói với bạn rằng, đo chức B ểtìk kô kầp, ken suyễn và cáck thều

írí 2 0 9


năng hô hấp (phế dung ký) là rất cần thiết trong chẩn đoán hen phế quản nhưng ở Việt Nam chúng ta không phải bệnh viện nào cũng có thiết bị này. Đo chức năng hô hấp còn giúp theo dõi hiệu quả điều trị cũng như tiến triển của bệnh. Tìm hiểu về gene và cơ chế gây bệnh hen suyễn Hỏi: Cho em hỏi bệnh suyển do gene nào quy định hav không? Cơ chế nguyên nhân chính của bệnh “hen suyễn ”là gì? Đỗ Tiến Khoa

Đáp: Bạn Khoa thân mến, Cho đến nay hen suyễn là bệnh có di truyền hay không vẫn còn đang bàn cãi. Dù rằng “trường phái” cho rằng hen suyễn có di truyền “có vẻ” có lý hơn, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh điều này được một cách rõ ràng. Và tất nhiên cũng chưa tìm ra được gene gây bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn cho đến nay vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn là có di truyền hay không? Tuy nhiên, rõ ràng rằng, hen suyễn là bệnh có mang tính chất gia đình. Nghĩa là, trong một gia đình nếu bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ bị hen suyễn thì con cái của họ dễ bị hen suyễn hơn so với những đứa trẻ khác. Điều này cũng có một số tác giả giải thích bằng “giả thuyết vệ sinh” (sống trong cùng gia đình sẽ có điều kiện vệ sinh môi trường giống nhau vì thế sẽ có nhừng “chất gây suyễn” giống nhau). Một số nghiên cứu đã cho thấy có một sự liên quan mật thiết giữa hen suyễn và chỉ số khối của cơ thể cao (BMI cao - bạn tạm hiểu 2 1 0 LÈ ANH SƠN bièn sonn


BMI cao là béo phì - dù chưa thật chính xác), người bị béo phì thì dễ bị hen suyễn và ngược lại. Điều này đang được cố gắng chứng minh bằng có một bộ gen chung ảnh hưởng trên cả béo phì lẫn hen suyễn. Các nhà khoa học thuộc Đại học Washington ở Seattle (Hoạ Kỳ) đã nghiên cứu trên 1001 cặp sinh đôi cùng trứng và 383 cặp sinh đôi khác trứng đã chứng minh có ành hưởng di truyền trên hen suyễn và béo phì. Định nghĩa hen phế quản: Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính ở phế quản, trong đó giữ vai trò là nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự quá nhậy cảm của phế quản dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng - nhưng rất thay đổi - của sự tắc nghẽn phế quản bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị. Như vậy, theo định nghĩa trên thì cơ chế gây bệnh hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở phế quản do dị ứng. Dị ứng có thể được gây ra bởi nhiều loại dị nguyên (tác nhân gây dị ứng). Các tác nhân gây dị ứng trong hen suyễn thì nhiều vô số kể, có thể kể ra những thứ thường gặp là; khói bụi (đặc biệt là khói thuốc lá), lông thú nuôi trong nhà, mạt nhà, phấn hoa, trời lạnh, một số loại thuốc chữa bệnh ... Người b ị hen suyễn cũng có th ể mang thai và sinh con n h ư người bình thường Em bị bệnh suyễn từ k h i còn bé, trước đây 1-2 năm mới tái phát 1 lần, nhưng từ kh i em sinh con xong, thì bệnh luôn tái phát, lúc nào cũng phải dùng B ên h hô hấp, hen suyễn và cách ắiều tri

211


thuốc, nếu ngưng thuốc thì em bị ho và thở khò khè. Hiện tại em đang dùng thuốc cắt cơn (thuốc uống, do bác sĩ chỉ định), và thuốc dự phòng (thuốc xịt dạng bột Seretide 25/250). Xin hỏi bác sĩ, em dùng thuốc như vậy có đúng không? Dùng thường xuyên như vậy có ảnh hưởng và tác dụng phụ gì không? Em dự kiến có thai, liệu những loại thuốc này có gây hại cho thai nhi không? trước và trong thời gian mang thai, em có được sử dụng thuốc này nữa hay không? Mong sớm nhận được trả lời của bác sĩ. Chân thành cảm ơn. Mỹ Kiều

Đáp Bạn Mỹ Kiều thân mến, Hen suyễn là bệnh mà khi điều trị không đúng hoặc không điều trị sẽ diễn tiến nặng theo thời gian. Diễn tiến nặng của hen suyễn có thể được biểu hiện như lên cơn suyễn thường xuyên hơn, mỗi lần lên cơn suyễn thì khó trở về bình thường hơn. Thậm chí từ hen suyễn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác. Bạn không ghi thuốc cắt cơn uống mà bạn dùng là gì nên tôi không thể trả lời bạn được. Tuy nhiên, có thể bạn nhầm lẫn, thường thì thuốc cắt cơn không có dạng uống. Thuốc dự phòng mà bạn hiện dùng (thuốc xịt Seretide 25/250) là một trong những thuốc rất có hiệu quả, nếu dùng đủ liều lượng và dùng đúng phương pháp. Thuốc - dù là thuốc bổ - nếu dùng không đúng cũng vẫn có hại. Tất cả những thuốc hiện nay - dù ít hay nhiều - đều có thê gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. 212 LÈ ANH 5ƠN bi<


Trong các dạng thuốc sử dụng thì thuốc xịt vào phế quản qua đường họng, mũi là tương đối an toàn (so với thuốc uống hay chích có cùng hoạt chất). Vì thế bạn có thê yên tâm sử dụng (nhưng nên nhớ súc họng thật kỹ sau khi xịt thuốc). Người bị hen suyễn cũng có thể mang thai và sinh con như người bình thường. Tất nhiên, bạn cần được bác sĩ cùa bạn tư vấn kỹ. Bạn cần nhớ rằng phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc trong ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ. Hen suyễn là bệnh cần điều trị dài hạn Hỏi: X in hỏi Bác sĩ tôi bị hen suyễn đã 10 năm, lúc đầu là viêm phế quần do hút thưốc ỉá và tiếp xúc với khói chì+nhựa thông (tôi làm nghề điện tử), hiện tại đã bỏ thuốc lá. Tôi đi khám tại BVĐ H Y dược, bác sĩ cho toa dùng thuốc x ịt serretide thường xuyên, không lên hen như trước nhưng vẩn khó thở. Xin hỏi bác sĩ, tôi cần kiêm tra định k ỳ trong thời gian khoảng bao lâu? Thuốc serretide có được cấp theo bảo hiểm y tế không? long...@vnn.vn

Đáp: Bạn Long thân mến, Chúc mừng bạn đã loại bỏ một kẻ thù của đường hô hấp là thuốc lá. Bạn vừa bị hen suyễn và viêm phế quản (có lẽ đã là viêm phế quản mạn tính) thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều. Bạn cần nhớ rằng, hen suyễn là bệnh cần điều trị dài hạn, thời gian thay đồi theo từng bệnh nhân về đáp ứng điều trị cũng như có bệnh kèm theo hay không. Seretide là thuốc được dùng trong dự phòng hen suyễn. Hiện tại, Bảo hiểm Y B í n k hô hấp, hen suỵển và cách liề u trí

213


tế Thành phố Hồ Chí Minh đã chi trả Seretide ở những nơi có chuyên khoa hô hấp thuộc bệnh viện nhà nước như Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,... Phân biệt sự tắc nghẽn p h ế quản trong hen suyễn vầ trong bệnh COPD Hỏi: Xin Bác sĩ giải thích giúp sự khác nhau giữa bệnh hen suyễn và bệnh COPD. Có lần tôi phải nhập viện bác sĩ chẩn đoán tôi có thê bị bệnh COPD nhưng sau đó trong giấy ra viện ghi là viêm phế quản mạn tính. Tôi nằm viện khoảng nửa tháng chủ yếu điều trị bằng khăng sinh. Bác sĩ điều trị thường hỏi bị bệnh mấy năm rồi? Hoàn cánh gia đình ra sao? Do không hiểu rõ nên tôi bị chứng lo âu, rối loạn thần kinh thực vật và có cảm giác bệnh nặng thêm. X in hỏi Bác sĩ nếu bị COPD thì có th ể điều trị hoặc kiểm soát được bệnh không? Tôi xin chân thành cảm ơn. Đáp: Trước hết anh hãy hiểu rằng, bệnh tật không ai muốn, nhưng nó vẫn cứ đến. Hãy chấp nhận nó và có thái độ đúng đắn với nó, khi ấy anh sẽ có cơ hội vượt qua nó. Ngược lại, nếu anh bi quan thì rất khó cho anh chống lại căn bệnh mà anh mắc, mà rất có thể anh sẽ bị thêm chứng rối loạn tâm thần hay trầm cảm. Những bệnh như viêm phế quản mạn tính, khí phế thủng (bệnh này thường được các bác sĩ X-quang nói đến), hen suyễn và COPD (COPD là viết tắc của chữ Chronic Obstructive Pulmonary Disease, tiếng Việt gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) tương đối khó khăn để phân biệt đúng, chúng dễ lẫn lộn với 2 1 4 LÈ AN H 5Ơ N bièn 5onn


nhau. Để làm được việc này, đòi hỏi bác sĩ chuyên về hô hấp phải giàu kinh nghiệm và thật tỉ mỉ. Những bệnh này có điểm giống nhau là sự tắc nghẽn của phế quản. Viêm phế quản mạn tính, khí phế thủng là giai đoạn đầu của COPD. Hen suyễn khác với COPD ở chỗ sự tắc nghẽn phế quản trong hen suyễn là có hồi phục (vì tắc nghẽn phế quản trong hen suyễn chủ yếu là do co thắt phế quản, sự hồi phục có thể là tự nhiên hay do dùng thuốc). Trong khi đó, sự tắc nghẽn phế quản trong COPD là rất khó có cơ hội hồi phục. Như vậy, rõ ràng rằng trong những bệnh này thì COPD là nặng nề nhất. Mục tiêu điều trị COPD là làm chậm tiến triển của bệnh, gần như ít có hi vọng trả lại tình trạng ban đầu cho bệnh nhân. Rất may, COPD thường gặp ở người có tuổi, làm chậm tiến triển của bệnh nhằm giúp bệnh nhân vượt qua “thất thập cổ lai hi” là việc trong tầm tay của y học ngày nay. Bệnh hen suyễn hoàn toàn không lây lan Hỏi: Thưa Bác sĩ, bệnh hen suyễn có lây qua đường ăn uống không ạ? Ăn chung uống chung chén bát có bị lây không? Cầm ơn Bác sĩ! honghanh

Đáp: Bệnh hen suyễn hoàn toàn không lây! “Trời cho ai người đó nhận”, và không thể lây lan cho ai khác. Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh n h ư th ế nào là do bác s ĩ của bạn quyết định Hỏi: Tôi bị bệnh hen phế quản dị ứng hơn 30 năm B én k hô hấp, hen suỵễn và cách điều tri

215


nay qua tìm hiểu tồi đã dùng rất nhiều loại thuốc dự phòng và cắt cơn hen. Nhưng thời gian gần đây các loại thuốc tôi vẩn thường xuyên sử dụng Ventoline, Asthalin, Berodual, Seretide) ít có hiệu quả. K hi thời riết thay đổi có ngày tôi phải dùng từ 10-15 lần x ịt nên người rất m ệt mỏi. Xin Bác sĩ cho biết phương pháp sử dụng các loại thuốc nói trên đê đạt hiệu quả tốt nhất. Nghe bạn bè mách bảo tôi có sử dụng loại thuốc uống Aíedexa, ngày 2 viên sau đó 1 viên trong vòng 2-3 tuần thì thấy có hiệu quả. Tôi có nên tiếp tục điều trị lâu dài theo phương pháp đó không? X in Bác sĩ cho biết hiện nay trên thị trường có loại thuốc hen nào mới không? X in cám ơn. VanBa...@yahoo.coni

Đáp: Bạn Văn Ba thân mến, Hen suyễn nói riêng và bệnh tật nói chung thì người bệnh không thể tự mua thuốc điều trị cho mình. Càng không thể truyền tai nhau về thuốc chữa bệnh. Tại những nước tiến bộ (và Việt Nam chúng ta cũng đang trên đường tiến đến), chỉ những thuốc chữa triệu chứng thông thường như acetaminophene, chlorpheniramine, ... mới được bán rộng rãi cho bệnh nhân (gọi chung là thuốc OTC). Còn những thuốc chữa bệnh như kháng sinh (cefuroxime chẳng hạn), kháng viêm (Medexa chẳng hạn), ... thì nhà thuốc tây chỉ đưỢc quyền bán cho bệnh nhân khi có toa của bác sĩ điều trị (gọi chung là thuốc Ethical). Thuốc xịt mà bạn sử dụng (Ventoline, Asthalin, Berodual, Seretide) là những thuốc căn bản trong điều trị cắt cơn và điều trị dự phòng hen suyễn. Tuy nhiên, 2 1 6 LÈ ANH 5ƠN bi(


việc sử dụng những thuốc này uyển chuyển như thế nào là do bác sĩ của bạn quyết định. Nếu chẩn đoán đúng và điều trị thích hỢp, bạn chỉ cần dùng mỗi ngày 1 - 2 lần thuốc xịt dự phòng và gần như không phải dùng thuốc cắt cơn. Medexa (tên hoạt chất là methilprednisolone, do hãng dược phẩm của Hoa Kỳ là Upịohn phát triển đầu tiên với tên thương mại là Medrol*) chỉ được dùng khi có quyết định của bác sĩ và thời lượng dùng trung bình là 7 ngày đến tối đa 10 ngày cho mỗi đợt. Y học ngày nay phát triển rất nhanh, thuốc mới theo đó cũng nhanh chóng xuất hiện. Tuy nhiên, bệnh nhân hoàn toàn không thể tự tiện sử dụng những thuốc này. Cuối cùng, xin nói với bạn rằng, dù y học ngày nay chưa thể loại bỏ hen suyễn, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được nó, giúp người bệnh “vui sống cùng hen suyễn”. H en suyễn có tính gia đình và không gây ảnh hường đến trí tuệ Hỏi: Thưa Băc sĩ, tôi muốn hỏi: ông nội tôi bị hen suyễn ông cưới được 2 vỢ, vỢ đầu sinh ba tôi và cô tôi, vỢ sau sinh được mấy bà cô. Tôi muốn hỏi tại sao ba tôi không bị hen suyển mà tôi lại bị, không những tôi mà em trai song sinh cùa tôi cũng bị giống tôi nữa, theo tôi được biết bên bà vỢ kế của nội tôi cũng sinh được mấy cô trong đó cũng có m ột cô bị hen suyễn giống tôi. Vậy xin hỏi Bác sĩ hen suyễn có di truyền không và nó có ảnh hưởng gì tới trí tuệ không, nếu mắc bệnh d i truyền này tôi có nên lập gia đình không. ĐêỉĩẴ hô hấp, hen suyễn và cách <bều

ỉn' 2 1 7


M ỗi lần lên cơn tôi thường uống ASM IN, tôi cảm thấy sức khoẻ tôi ngày càng sa sút, vậy bác sỉ có cách nào giúp tôi không ạ, tôi có nên uống thuốc đó nữa không, tôi nên uống thế nào cho hỢp ỉv, tôi củng hay sử dụng loại thuốc xịt nhưng nó không mấy hiệu quả, tôi không biết phải làm sao cả. X in Bác sĩ hãy giúp tồi với. Cám ơn Bác sĩ rất nhiều. lequang...@yahoo.com.vn

Đáp: Trước hết xin trả lời với bạn rằng, cho đến nay Y học chưa chứng minh được hen suyễn có di truyền hay không. Tuy nhiên, Y học đã xác định hen suyễn có tính gia đình, nghĩa là trong gia đình có cha mẹ bị hen suyễn thì con cái dễ bị. Tuy rằng Y học ngày nay chưa loại trừ được hen suyễn, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được nó. Người bị hen suyễn hoàn toàn có thể lập gia đình như người bình thường. Người bị hen suyễn khi được điều trị đúng và đầy đủ thì hoàn toàn không có ảnh hưởng đến trí tuệ. Với những khuyến cáo hiện hành về hen suyễn của các tổ chức có uy tín, ASMIN không được dùng trong điều trị hen suyễn nữa. Bạn hãy đến khoa hô hấp những bệnh viện đa khoa hay Phòng Khám Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để có chẩn đoán và điều trị thích hỢp.

2 1 8 LÈ ANH SƠN Lèn


LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI BỆNH HEN SUYỄN

Những triệu chứng, biểu hiện của bệnh hen đôi khi khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản, lãnh cảm với môi trường xung quanh. Họ hay tự cô lập mình và tự cảm thấy đơn độc, đặc biệt, tình trạng khó thở do hen suyễn gây ra càng khiến người bệnh ít vận động hơn, gây giảm sức đề kháng và giảm tinh thần. Dưới đây là một số lời khuyên cho người bệnh bị hen suyễn. Người bệnh hen suyễn vẫn nên tập luyện đều đặn

Nếu bạn lo về việc tập luyện sẽ khiến khó thở hơn, bạn có thê chọn các môn thể thao phối hỢp như bóng chuyền... Bản chất của các môn thê thao này không đòi hỏi người chơi phải hô hấp quá nhanh, chúng cũng giúp người bệnh có thể giao lưu, tiếp xúc với các bạn chơi khác và dần dần thoát ra khỏi tình trạng cô lập tự tạo. Ngoài bóng chuyền, các môn như nhảy, thể dục tay không hoặc thể dục dụng cụ cũng rất phù hỢp với người bệnh hen. Tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp bảo vệ thân thể, tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể mà còn tăng khả năng giải tỏa căng thẳng, giúp có một tinh thần sảng khoái, không ức chế. Người bệnh hen suyễn nên chơi thể thao trong một phòng rộng, có đủ thuốc men đề phòng trường hỢp xảy ra cơn hen suyễn đột ngột. Một số lưu ý khi tập luyện cho người bệnh hen suyễn; Đ ừng luyện tập quá sức Trong và sau quá trình luyện tập, hãy để cho tinh SênẰ ỉìồ ỊtÁp, ken suyển và cách ắỉều tri 219


thần thư giãn và thoải mái. Sắp xếp thời gian nghỉ giải lao hỢp lý trong quá trình chơi thể thao.

ớ trạng thái bình thường, phế quản của bạn co lại. Vì vậy, bạn nhớ khởi động kỹ một cách nhẹ nhàng trước khi luyện tập để bảo đảm phế quản được co giãn một cách tốt nhất. Thở bằng m ũ i càng lâu càng tốt Tránh các môn thể thao đòi hỏi phải tập trung sức lực và phải thực hiện với tần số cao. Tốt hơn hết là chơi các loại hình thể thao đòi hỏi sự bền bỉ như đạp xe đạp, chạy bộ, đi bộ... Cảm giác thường thấy khi mắc bệnh hen suyễn là khô cổ họng. Chính vì vậy, môn bơi trong điều kiện tiếp xúc với không khí ẩm quả là một môn thể thao lý tưởng đối với bạn. Tắm nước lạnh Tắm nước lạnh rất có hiệu quả giúp cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường lưu thông máu, mang lại hiệu quả nhanh với những người bị hen suyễn. D inh dưỡng cho người bệnh hen suyễn

Thay đồi những thói quen trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp những người bị bệnh hen suyễn giảm đáng kể ảnh hưởng của bệnh đến sức khoẻ. Người bệnh hen suyễn nên chú ý một số vấn đề sau trong chế độ dinh dưỡng của mình: Bổ sung nhiều vitamin c, tăng cường rau củ quả nhất là các loại quả có nhiều vitamin c. Các loại thức ăn nhiều bêta-caroten và vitamin E 220 LÈ ANH SON l,iòn .o.,n


cũng có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp cho bệnh nhân hen. Nhóm nhiều bêta-caroten như gấc, rau ngót, ớt vàng to, cà rốt; còn nhóm giầu vitamin E gồm có dầu thực vật và các loại hạt. Không nên ăn quá mặn. Nếu hàm lượng muối quá nhiều dễ gây ứ muối và nước, làm nặng thêm tình trạng khó thở. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người bệnh hen suyễn chỉ nên ăn dưới 6g muối/ngày tương đương với 1 thìa cà phê nhỏ. Nên chia nhỏ các bữa ăn. Bệnh nhân có thể ăn 6 bữa nhỏ/ngày. Có thể bổ sung thức uống dinh dưỡng như sửa từ 400 - óOOml giúp tăng năng lượng nạp vào và cải thiện được tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân. Hạn chế các thực phẩm sinh hơi, gây trướng bụng như thức uống chứa gas, dưa hấu, đậu, bông cải xanh, bắp cải, ngô, hành, tiêu, rau ngâm giấm hoặc dưa chua... vì chúng có thể tương tác với một số thuốc điều trị. Uống nhiều nước, nên từ 6 - 8 cốc nước/ngày. Hạn chế lúa mì và thực phẩm chế biến sẵn: Hạn chế các sản phẩm từ lúa mì như bột mì trắng hay bánh mì sẽ giúp giảm cảm giác khó thở và các cchi thở ngắn. Tránh sử dụng các thực phẩm có chứa chất bảo quản như các thực phẩm đóng hộp. Tổng hợp

THỰC PHẨM TốT CHO NGƯỜI BỆNH HEN SUYÊN Người bị hen suyễn cần rất thật trọng khi sử dụng thực phẩm. Một số thực phẩm có tác dụng kích hoạt B iid i hô h ấp, hen suyễn và cách <bều tri

221


cơn hen suyễn nhưng cũng có một số thực phẩm có lợi cho người bị hen suyễn. Củ gừng: Gừng có chứa hoạt chất gingerol có tác dụng chống nôn, long đàm, chống viêm giúp ức chế đáp ứng miễn dịch thái quá trong hen suyễn. Nghiên cứu tiến hành trên các bệnh nhân bị hen, nếu dùng gừng liên tục trong mỗi ngày, các triệu chứng bệnh hen giảm đi rõ rệt, đặc biệt là triệu chứng thở khò khè và nặng ngực. Mật ong: Ngửi hương thơm của mật ong khoảng nửa giờ sẽ giúp những người bị hen suyễn dễ thở hơn. Mật ong có tác dụng làm loãng chất đàm nhớt trong phế quản và tạo điều kiện dễ dàng để tống xuất đàm nhớt ra ngoài. Người bệnh hen có thể pha mật ong trong nước uống hàng ngày, hoặc có thể pha một muỗng cà phê mật ong pha với nửa muỗng cà phê bột quế uống một lần mỗi ngày. Cách tốt nhất là dùng mật ong pha với nước cốt gừng tươi. Nghệ: Nghệ rất hiệu quả trong điều trị hen suyễn, có tác dụng bảo vệ và giảm dị ứng do hen suyễn gây ra. Uống 1 cốc nước pha với nghệ tươi giúp giảm hen suyễn đáng kể. Tỏi; Tỏi có tính kháng viêm, trong dân gian tỏi được biết đến như là một phương thuốc chữa được nhiều loại bệnh từ bận trĩ cho đến nhiễm virus. Tỏi chứa allicin, một chất chống ôxy hoá cực mạnh. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy allicin phân rã trong cơ thể, nó tạo ra một loại axit phá huỷ các gốc tự do. Nó giúp giảm bệnh hen suyễn. Táo: Một nghiên cứu của Anh phát hiện ra rằng ngay cả sau khi đã kiểm soát các yếu tố khác, những

222 LÊ ANH SƠN ti<


người ăn 2-5 quả táo mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn thấp hơn 32% so với những người ăn ít táo. Theo như nghiên cứu các tác giả cho rằng các hỢp chất có lợi được gọi là ílavonoid, đã được chứng minh để mở đường hô hấp. Dưa vàng: Dưa vàng rất giàu vitamin c là một chất chống ôxy hoá mạnh có thể tránh khỏi tổn thương phổi qua các trận đánh các gốc tự do. Một nghiên cứu về trẻ em mẫu giáo ở Nhật Bản phát hiện ra rằng những người có lượng vitamin c cao thường ít có khả năng bị hen suyễn hơn so với những người có lượng thấp hơn. Vitamin c có thể được tìm thấy trong hầu hết các loại trái cây và rau quả như: cam, bưởi, kiwi, bông cải xanh, cải bruxen và cà chua. Cà rốt: Cà rốt nổi tiếng với có chứa beta-carotene và một số chất chống ôxy hoá khác. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy beta-carotene, được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể, có thể làm giảm tỷ lệ mắc hen do tập luyện. Các sắc tố trên cũng rất cần thiết để giữ cho đôi mắt và hệ thống miễn dịch trong trạng thái tốt nhất và thậm chí có thể giúp đỡ với bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer. Có thể tìm thấy beta-carotene không chỉ trong cà rốt mà còn có trong những trái cây sặc sỡ khác như: mơ, ớt xanh và khoai lang. Cà phê: Trong nhửng nghiên cứu gần đây được công bố trước đây cho thấy cà phê có chứa caffein có thể cải thiện chức năng đường hô hấp. Caffeine là một thuốc giãn phế quản có thể cải thiện luồng không khí. B inẴ hô hÁp, hen suyển và cách thiu tri

223


Bơ: Bơ có chứa một chất chống ôxy hoá quan trọng đưỢc gọi là glutalhione giúp bảo vệ các tế bào chống lại các thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do. Trong bơ giàu chất báo không bão hoà nó giảm cholesterol. Ãn bơ giúp cho hệ hô hấp khoẻ mạnh. Hạt lanh: Hạt lanh rất giàu axit béo omega-3 cũng như magiê. Một số nghiên cứu cho thấy omega-3 có lợi cho bệnh suyễn. Magiê là một thành phần hữu ích nó giúp thư giãn các cơ bắp xung quanh các phế quản, đường hô hấp. Dân gian cũng áp dụng một số món ăn bài thuốc trong hỗ trỢ điều trị các triệu chứng của hen suyễn. Đó là các bài thuốc từ tỏi, húng quế, cam thảo, cà rốt... Công thức làm như sau:

Dung dịch tỏi: Hòa 1 0 - 1 5 giọt dịch tỏi trong nước ấm sau đó pha nước uống. Húng quế: Cho 30 - 40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày. Hành tây, mật ong: Lấy ‘/4 ly nước cốt củ hành tây, 1 muỗng cà phê mật ong và 1/8 muỗng cà phê tiêu đen. Cam thảo, gừng: Hòa trộn cam thảo và gừng với nhau. Dùng nửa muỗng cà phê hỗn hỢp này với 1 ly nước. Không được sử dụng ở người bị tăng huyết áp. Nước ép cà rốt, cải bó xôi: Pha 1 ly hỗn hỢp gồm 2/3 nước ép cà rốt và 1/3 nước ép cải bó xôi (rau bina hay spinach). Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 ly. Gừng, nghệ, tiêu đer: Đem nghiền nhỏ rồi trộn với mật ong cho sền sệt. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê hỗn hỢp này. Dầu mù tạt: Massage dầu mù tạt lên vùng ngực của người bị hen suyễn để mang lại hiệu quả tối ưu. 2 2 4 LÈ ANH SƠN bidn .


Trộn dầu mù tạt với long não rồi chà xát vào vùng ngực của người bị hen suyễn giúp giải phóng đờm dãi ở vùng ngực nên sẽ dễ thở hơn. Sưu tầm

BÀI THUỐC CHỮA DỨT ĐIỂM BỆNH HEN SUYỄN

Hen suyễn tùy theo mỗi thể bệnh mà có bài thuốc và những món ăn bổ dưỡng riêng. Hạt tía tô, hạt ý dĩ... có thể trị bệnh rất hiệu quả. Hen suyễn được Đông y gọi là háo suyễn, nguyên nhân chủ yếu do ngoại tà xâm nhập, đàm tắc bên trong gây ra. Hen suyễn được chia làm 3 thể phong nhiệt, phong hàn và phong đàm. Cách chữa chủ yếu là giáng khí, tiêu đàm, tán hàn (nếu ở thể phong hàn) hoặc thanh nhiệt (nếu ở thể phong nhiệt). Ngoài ra, ở bệnh nhân mạn tính, cơ thể suy yếu cần phải bồi bổ bằng các thực phẩm bổ dưỡng hoặc với các loại thuốc bổ khác. 1. Chữa hen suyễn thể phong nhiệt

ở thể phong nhiệt, người bệnh bị ho, khó thở, trong họng có tiếng khò khè, ngực đầy tức, đờm vàng dính đặc khó khạc, miệng đắng, khát nước, người nóng ra mồ hôi, chất lưỡi màu đỏ, rêu lưỡi vàng dày. Cách chữa: Giáng khí bình suyễn, tiêu đàm, thanh nhiệt chống dị ứng. Dùng bài thuốc Nam: Hạt tía tô 8-lOg, bán hạ 8-lOg, sài đất (hoặc lá dâu BêĩiẰ kò hấp, ken suyễn và cáck điều tri

225


tằm) 10-12g, hạt ý dĩ 10-12g. Sắc với 750ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn, uống thuốc nguội. Các món ăn có ích cho người bị hen suyễn th ể phong nhiệt: Canh rau hợ. Nguyên liệu: Rau hẹ lOOg, hoa đu đủ đực 50g, lá dâu tằm 30g tươi. Cách làm; Hoa đu đủ đực, lá dâu tằm giã nát, hoà với 300ml nước lọc lấy nước (bỏ xác) đem đun sôi. Cho rau hẹ vào đảo đều đến khi sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn. Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Ãn liên tục 3 ngày, sau đó cách 1-2 ngày ăn một lần. Có thể chỉ dùng lá dâu tằm 30-50g rửa sạch, nấu với 750ml nước, sắc còn lại 300ml, dùng uống thay nước trà. Bột lá dâu, lá khế: Nguyên liệu; Lá dâu 200g, lá khế 50g, hạt tía tô 20g. Tất cả tán bột, ngày dùng 50g, hãm với lOOml nước sôi, uống vào buổi sáng. Bột lá táo, kim ngân hoa: Nguyên liệu: Lá táo ta khô lOOg, hoa hoặc lá kim ngần khô 50g, mã đề khô 50g. Cách làm: Tất cả tán bột, ngày dùng lOOg, hãm với SOOml nước sôi, chia 2-3 lần uống trong ngày. Cháo củ mài (hoài sơn): Nguyên liệu: Củ khoai mài 200g, nước mía 200ml, nước ép quả lựu 30ml. Cách làm: Củ mài luộc chín, giã nhỏ. Nấu sôi nước 226 LẺ ANH SƠN biên .


mía, nước ép quả lựu rồi cho củ mài vào đảo đều đến khi cháo sôi lại là được. Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Ãn liên tục 5 ngày, sau đó cách 2-3 ngày ăn một lần. 2. Chữa hen suyễn thể phong hàn ớ thể phong hàn, người bệnh thấy khó thở, tức ngực, ho có đờm màu trắng, cơn phát lúc trời trở lạnh, về đêm. Đau đầu, sợ lạnh, người mát, không ra mồ hôi, không khát nước, nước tiểu trong, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt. Cách chữa: Giáng khí bình suyễn, tiêu đàm, chống dị ứng, trừ hàn. Bài thuốc Nam sử dụng; Hạt tía tô 8-lOg, bán hạ 8-lOg, nhục quế 8-lOg (hoặc khô 8-lOg), hạt ý dĩ 10-12g. Sắc với 750ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn, uống ấm. Các m ón ăn có ích cho người b ị hen suyễn th ể phong hàn: Nước đinh hương, mật ong: Nguyên liệu: Đinh hương 5-6 nụ, mật ong 50ml. Cách làm: Nấu sôi đinh hương với lOOml nước, thêm mật ong vào khuấy đều. Chia 2-3 lần uống trong ngày. Canh rau hẹ, hoa đu đủ đực: Nguyên liệu: Rau hẹ lOOg, hoa đu đủ đực 50g, gừng tươi 10-15g (3 lát nhỏ). Cách làm: Hoa đu đủ đực, gừng tươi rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước lọc lấy nước (bỏ bã), đun sôi rồi cho rau hẹ vào đảo đều đến khi sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn. B ín h hô hấp, hen suỵễn và cách íỉiều tri

227


Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Ãn liên tục 3 ngày, sau đó cách 1-2 ngày ăn một lần. X ôi bèo cái: Nguyên liệu: Bèo cái (bèo ván, bèo tai tượng) 50g tươi, gạo nếp 200g. Cách làm: Bèo cái bỏ rễ lấy lá rửa sạch, phơi khô, tán bột mịn. Gạo nếp đồ thành xôi, trước khi bắc ra, rắc bột bèo cái vào đảo thật đều. Đậy kín vung 5-10 phút. Chia 3 lần ăn trong ngày, ăn liên tục một tuần, sau đó cách 1-2 ngày ăn một lần. Nước táo, lă chanh: Nguyên liệu: Táo ta lOOg, lá chanh 50g, hạt cải canh lOg. Cách làm; Tất cả tán bột, ngày dùng lOg, hãm nước sôi uống vào buổi sáng. 3. Chữa hen suyễn thể phong đàm

ở thể phong đàm, người bệnh thấy tức ngực, khó thở, ho ra nhiều đờm nhớt, khò khè liên tục, nếu nôn ói ra nhiều đờm dãi thì thấy dễ chịu, miệng nhạt, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, nhờn. Cách chữa: Giáng khí bình suyễn, tiêu đàm (hoặc hoá đàm). Bài thuốc Nam: Hạt tía tô 8-lOg, bán hạ 8-lOg, hạt ý dĩ 10-12g (hoặc bèo cái 10-12g), hạt cải củ 8-lOg, trần bì 6-lOg. Sắc với 750ml nước, còn lại 200ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn, uống ấm. Các vị thuốc Nam có th ể dùng để thay thế: - Hạt tía tô: Thay bằng trần bì, vỏ chanh, lá hen, lá tràm. 2 2 8 LÈ ANH SƠN biên


- Bán hạ: Thay bằng lá táo, bồ kết, xạ can (rễ cây rẽ quạt). - Ý dĩ: Thay bằng thổ phục linh, mã đề, đậu ván. Các m ón ăn có ích cho người b ị hen suyễn th ể phong đầm: Trứng gà ngâm nghệ: Nguyên liệu: Trứng gà 1 quả, nghệ vang 50g, muối ăn. Cách làm: Dùng kim khoan 2 lỗ nhỏ ở 2 đầu quả trứng gà. Nghệ vàng rửa sạch, giã nhỏ, thêm lOOml nước vào lọc lấy nước, hoà với ít muối (khoảng 1 muỗng cà phê muối là vừa). Ngâm trứng gà vào nước nghệ 3 ngày. Sau đó bỏ vỏ, lấy ruột cho bệnh nhân ăn. Ba ngày ăn một quả. Ăn liên tục 10 quả. Nước chanh gừng: Nguyên liệu: Chanh 1 quả, gừng tươi lOg, muối ăn ‘/2 muỗng cà phê. Cách làm: Đem gừng giã nát với muối ăn rồi cho vào ruột quả chanh. Đem nướng quả chanh trên lửa than đến khi vỏ chanh có màu vàng đều là được. Ép lấy nước chanh cho bệnh nhân uống 2-3 lần trong ngày, uống liên tục 5 ngày. Nước mật ong, quế: Nguyên liệu: Mật ong 30ml, bột quế 2-3g. Cách làm: Hòa mật ong, bột quế với ISOml sừa nóng. Chia uống 1 -2 lần trong ngày. Quế được xem là gia vị có thể chống dị ứng, làm lành vết thương và ngăn chặn lở loét. Quế có thể dùng cho người bệnh hen suyễn do có khả năng làm giãn h e n Ằ hô hấp, hen suyễn và cách ầiều trí 2 2 9


phế quản và tăng cường chức năng hô hấp. Món ăn cho người bệnh hen suyễn lâu ngày, khí lực suy yếu Cháo th ịt vịt nấu nước mía: Nguyên liệu: Thịt nạc vịt mái 300g, gạo tẻ lOOg, nước mía 300ml, gia vị các loại. Cách làm: Thịt vịt băm nhỏ, ướp gia vị. Nấu cháo gạo tẻ với nước mía. Cháo chín nhừ thì cho thịt vịt vào, đảo đều, đun tiếp cho thịt vịt chín. Chia ăn ngày ba lần, ăn liên tục một tuần. Canh cá chép, sa nhân, gừng: Nguyên liệu; Cá chép 250g, sa nhân 6g, gừng tươi 6g, tỏi băm, muối, đường, nước mắm, tiêu. Cách làm: Cá chép làm sạch, ướp với nước mắm, muối, đường, tiêu, tỏi băm, khoảng 30 phút. Nấu cá với sa nhân, gừng với lượng nước thích hỢp thành canh. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng nóng trong bừa cơm. Canh cá lóc nấu thìa là: Nguyên liệu: Dùng phi lê cá lóc (hoặc cá ba sa, cá rô) 200g, cà chua 2 trái, thìa là, hành lá, rau ngò, bột nghệ, nước mắm, muối, tiêu, hành tím băm nhỏ. Cách làm: Cá cắt miếng nhỏ như quân cờ, ướp vào chút ít bột nghệ, muối, nước mắm, đường, ướp trong vòng 30 phút cho cá ngấm gia vị. Thìa là rửa sạch, hành lá xắt nhồ. Cà chua bổ múi cau. Bắc nồi nhỏ lên bếp, hành tím phi vàng với dầu ăn, đồ cá vào đảo đều cho cá chín. Múc ra bát để 2 3 0 LÈ ANH SƠN biên 5onn


riêng. Thả cà chua vào nồi đảo đều cho cà chua chín. Đổ nước lạnh ngập mặt cà chua, nấu sôi. Khi nước sôi, thả cá vào, nêm vào chút nước mắm, muối, đường, nêm lại hỢp với khẩu vị. Thả hành lá, thìa là vào. Tắt bếp, múc tô. Dùng ăn nóng trong bữa cơm. * Trong canh cá có chứa chất acid béo, tác dụng chống viêm, có ích cho người bị viêm đường hô hấp, phòng chống phát tác cơn hen suyễn, có hiệu quả rất tốt đối với bệnh hen suyễn ờ trẻ em, người bị hen suyễn lâu ngày. Lưcfng y Đinh Công Bảy Tổng Thư ký Hội dược liệu TP Hồ Chí Minh

B ênà hô hấpf ken suyển và cách diều trí 2 3 1


MỤC LỤC Phần I. TÌM HIỂU VỀ BỆNH HÔ HẤP......................5 Các triệu chứng cơ năng cơ quan hô hấp.................. 5 Các nguyên nhân dẫn đến bệnh hô hấp.................. 21 Phần II. MỘT SỐ CHỨNG BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP....... .....................................24 Giãn phế quản........................................................24 Ho gà..................................................................... 27 Phế khí thũng........................................................ 29 Ho ra máu.............................................................. 31 Viêm màng phổi.....................................................38 Hen phế quản.........................................................39 Suy hô hấp............................................................. 56 Viêm tiểu phế quản................................................ 59 Viêm phổi..............................................................66 Viêm phổi không do nhiễm trùng.......................... 69 Các dấu hiệu nhận biết viêm phổi ở trẻ sơ sinh...... 74 Dính màng phổi..................................................... 77 Tràn khí màng phổi............................................... 79 Xẹp phổi.................................................................82 Bệnh tắc nghẹn màng phổi..................................... 86 Ung thư phổi......................................................... 92 Bụi phổi..................................................................95 Viêm phế quản........................................................99 Phế nuy................................................................ 104 Xơ phổi................................................................. 105 Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SAKS)............... 110

2 3 2 LÈ ANH .SON

Dièn 5oạn


Phần III. MỘT SỐ VẤN ĐÊ LIÊN QUAN ĐẾN HÔ HẤP.................... 114 Nguyên nhân nhiễm trùng hô hấp tái phát ở trẻ?.. 114 Vì sao trẻ dễ bị viêm phổi khi trời lạnh?..............115 Làm thế nào đê hạn chế cơn hen ở trẻ?................118 Nước biển sâu có phòng ngừa được các bệnh lầy qua đường hô hấp không?.....119 Vì sao mùa hè phải đề phòng các bệnh viêm đường hô hấp trên?.......121 Vì sao không nên coi thường bệnh giao mùa ở trẻ em?.......123 Viêm đường hô hấp là bệnh gì?.............................123 Cảnh giác với bệnh viêm phổi do phế cầu trùng.... 126 K hi nào chắc chắn nhiễm virus gây viêm phổi cấp?..... 128 Phát hiện sớm và ngăn ngừa viêm phổi ở trẻ.........129 Mùa lạnh: cẩn trọng với viêm phổi và huyết áp.... 132 Phần rv. MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH HÔ HẤP... 138 Giấm..................................................................... 138 Quả la hán.............................................................140 Hành tây................................................................143 Củ cải.................................................................... 145 Gừng..................................................................... 148 Húng chanh (Tần dày lá).......................................149 Tràm..................................................................... 149 Tỏi - vị thuốc quý......................................... 150 Mướp đắng...........................................................151 Một số thức ăn, uống thanh nhiệt nhuận phổi giúp nhanh khỏi h o.. 153 Vì sao nên dùng trà trị ho thay vì thuốc tây?..........155

B ê n k hô hấp, ken suyễn và cách i ề u

trí 233


Phần V. BỆNH HEN SUYỄN VÀ CÁCH ĐIÊU TRỊ 158 Đại cương về hen suyễn....................................... 158 Các dạng hen suyễn..............................................173 Làm gì khi gặp cơn hen suyễn cấp tính?.............. 177 Hướng dẫn mới về kiểm soát hen suyễn ở phụ nữ mang thai....... 180 Suyễn ở trẻ em - phần chìm của tảng bàng...........183 Bệnh hen suyễn ở người già.................................190 Hỏi đáp về bệnh hen suyễn..................................193 Làm thế nào đề chẩn đoán suyễn một cách rốt nhất?..... 193 Tại sao cơn hen 'suyễn thường xảy ra ban đêm? 195 Uống thuốc bị run ray có nguy hiểm không?....... 195 Bị hen suyễn có thể chơi thể thao không?............ 196 Hoàn toàn có thể “vui sống cùng hen suyễn”........198 Cách đểhạn chế cơn hen và hướng điều trị tốt hơn.. 199 Dùng thuốc đúng toa kê của bác sĩ chuyên khoa không sỢlủng bao tử, gãy xương đâu.. 200 Thờ cò cữ do béo phì hay hay do hen suyễn?........201 Dùng seretide xịt là an toàn khi điều trị kéo dài.... 202 Dùng thuốc thế nào cho hiệu quả và an toàn?..... 203 Chỉ nên sử dụng mon telukast cho người bị hen suyễn không nặng và với mục đích dự phòng.. 204 Cần điều trị dự phòng song song cả viêm m ũi dị ứng lẫn hen suyễn......205 Làm thế nào để phân biệt giữa viêm phế quản và hen phế quản? 208 Tìm hiểu vềgene và cơ chế gây bệnh hen suyễn.... 210 Người bị hen suyển cũng có thể mang thai và sinh con như người bình thường.... 211 Hen suyễn là bệnh cần điều trị dài hạn............... 213 Phân biệt sự tắc nghẽn phế quản trong hen suyễn và trong bệnh COPD.. 214 2 3 4 LÊ ANH SƠN bi.


Bệnh hen suvễn hoàn toàn không lây lan.............215 Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh như thế nào là do bác sĩ của bạn quyết định.... 215 Hen suyễn có tính gia đình và không gây ánh hường đến trí tuệ........ 217 Lời khuyên cho người bệnh hen suyễn.................219 Thực phẩm tốl cho người bệnh hen suyễn........... 221 Bài thuốc chữa dứt điểm bệnh hen suyễn............ . 225

B ỉn k

kôẰáp, ken tu yín rổcách diiu tr i '2,3s


NHÀ XUẤT BẢN THỜI ĐẠI B15- Lô 2 - Mỹ Đ ình I - Hà Nội - Việt Nam Tel: (04) 6287 2617 - (04) 6287 2348 - Fax: (04) 6287 1730 E-mail: nxbthoidaừ ô'nxbthoidai. vn -

BỆNH HÔ HẤP-HEN SUYỄN VÀ CÁCH ĐlỀU TRỊ LẺ ANH SƠN biên soạn

Chịu irách nhiệm xuất bản: Giám đốc v ủ VÃN HỢP Chịu trách nhiệm nội dung: Phó giám đ(‘)c NGUYẺN THANH Biên tập NXB: Vè bìa: Trình bày: Sửa bán in:

NGUYÊN THỦY HẢI NAM HỮU VIỆT THÁI TUẤN

LIÊN KẾT XUẤT BẢN: NHÀ SÁCH ĐỐNG ĐA số 6, Ngô 1 Phạm Vãn Dồng, Dịch Vọng, cầu Giấy - Hà Nội ĐT: 04.37921346 - 04.66830875; E-mail: sachdoneda&email.com

In 1000 cuốn, khổ 13x20,5cm tại Công ty TN H H Thương mại In và Quàng cáo Hương Việt - 210, ngõ 192 Phố Lé Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội Giấy đăng ký KHXB số: 1497-2014 /CXB/07-67/TĐ Quyết định xuất bán số: 864/QĐ-NXBTĐ ngày 04/8/2014. In .xong và nộp lưu chiếu năm 2014. Mả số ISBN: 978-604-87-0833-7


Mffl GÁG BẠH ĩlMBỌG ĩủ SÁCH BỆNH VÀ CÁCHBIỂB TBỊ

1MĩBmiMiỉỉiiMỈil c' Ì

Ỉ Ì i Ằ'^''t k i

Ểầ liiBíl

M

lV ì í :

s

1

'• ^

v V u Ì!

- 'T K ]

H' &íiíVíi^

Ị-Kl 1

tấ *

pm i

PHỤKHOA l \ (..VC H « ÌÌÌR Ì I KI

l ụ v mậT

oỉi)n.i:TKi

sẾ^ Hcnhj

IMì

UNG TH ư

ISBN: 978-604-870-833-7

CÍÍNG TY CP SACH m l 1 )« : VÍT - NHẢ SACH ĐỐNG ĐA Nhỉ 6/1 Phím Vỉn Đ6ng - Mai Dịch - c li Glỉy - HN Dĩ 04 3/021346 04 66râ»/ã EÌnlắ sachimiuvidlSgnilll com

, 91786048 7 0 8 3 3 7

%

Giá:56.000đ

vtrí'""iM!ww


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.