Tinh hoa Ẩm Thực Việt

Page 1

Tạp Chí

Ẩm Thực

Văn Hoá

Tinh Hoa Ẩm Thực Việt


2


Lời nói đầu

Cơm mẹ nấu

Cơm tấm sườn bì chả Phở Việt Nam

Cà phê Văn hoá Việt Bánh xèo Nam Bộ Bún đậu mắm tôm

Bánh mì Sài Gòn

Hủ tiếu Nam Vang

2

4

6

8

10

12

16

18

20

3


Ẩm thực là một nét tinh hoa trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên ẩm thực Việt lại được coi là tinh hoa văn hóa, được bạn bè thế giới ca ngợi và đánh giá cao. Đó là bởi ẩm thực Việt phong phú từ nguyên liệu, tinh tế ở khâu chế biến, và đặc biệt mỗi một vùng miền lại có thói quen ăn uống khác nhau tạo nên những hương vị đặc trưng riêng biệt, thưởng thức một lần để rồi nhớ mãi.

2


3


4


Văn hóa ẩm thực Việt trải qua hàng nghìn năm, nhưng những giá trị tốt đẹp vẫn còn được gìn giữ và lưu truyền đến tận hôm nay, nhất là văn hóa dùng cơm gia đình của người Việt. Trong văn hóa ẩm thực của người Việt bữa ăn gia đình đóng vai trò quan trọng, thể hiện tình cảm, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Hình ảnh người mẹ, người vợ tất bật bên gian bếp nghi ngút khói, hương thơm của các món ăn theo gió thoang thoảng luôn là những hình ảnh khó quên trong ký ức của mỗi thành viên trong gia đình. Dù những món ăn không phải là mỹ vị nhưng chứa đựng sự chân tình và tấm lòng của người nấu.

Bữa cơm gia đình của người Việt ẩn chứa nhiều đạo lý quan trọng, là sự thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó giữa các thành viên thông qua việc cùng nhau ăn cơm trò chuyện. Sau một ngày làm việc vất vả, mệt nhọc, ông bà, cha mẹ, con cháu cùng quây quần bên mâm cơm dù đạm bạc hay sang trọng cũng đầy ắp tiếng cười.

Bữa cơm gia đình là linh hồn của hạnh phúc, sự yêu thương, gắn bó và nuôi dưỡng tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình. Bữa cơm còn là nơi thể hiện nét đẹp văn hóa trong ẩm thực của người Việt.

5


Trong những món ăn dân dã và đậm chất Sài Gòn, thì cơm tấm được nhắc đến như một “ngôi sao” trong danh sách những món ăn đáng thử nhất khi đặt chân đến nơi đây. Người Sài Gòn có thói quen ăn cơm tấm cả ngày, họ ăn sáng để bắt đầu m ột ngày làm việc-học tập hiệu quả, và đến tối đêm muộn cho những ai bận rộn cả ngày. Đó là một nét văn hóa riêng mà chỉ ở Sài Gòn mới có.

Một đĩa cơm tấm ngon phải kết hợp được cảm quan, khứu giác, vị giác. Cảm quan: Cơm đúng tấm, xốp, sườn được ướp vừa đủ gia vị, nướng khéo để có màu vàng ánh, đậm đà, giòn bên ngoài nhưng mềm ngọt bên trong. Khứu giác: Hương thơm ngào ngạt của cơm tấm hòa vào hương của sườn, nước chấm, tóp mỡ, hành phi... Vị giác: Cơm ngọt, sườn ngọt thịt, đậm đà của gia vị, béo của mỡ đã thấm sâu vào miếng sườn. 6



8


Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món ăn điểm tâm, hoặc ăn tối. Ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, phở được bày biện với những thành phần phụ gọi là rau thơm như hành, giá và những lá câyrau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở. Phở thường là phở bò, nhưng cũng có phở gà, phở heo, phở tôm,…

Nước dùng nói chung được làm bằng việc hầm xương bò, thịt dùng cho món phở là thịt bò hoặc gà và gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi,… “Bánh phở”, theo truyền thống, được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của nghề nấu phở.

hở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, ớt. 9



“Cà phê phin - nét văn hóa đặc trưng của người Việt” Ly cà phê phin đặc biệt ở chỗ người ta có thể thưởng thức chậm rãi, “lắng nghe” vị đắng nhẹ, đậm đà của từng giọt thấm nơi đầu lưỡi, hít hà mùi thơm quyến rũ của cà phê được rang xay đúng độ... Trong khi dòng cà phê Espresso pha máy phần nào bị làm nhạt đi với nhiều cách biến tấu, ly cà phê của người Việt vẫn giữ nguyên hương vị.


ánh xèo Nam Bộ được biết đến là món ăn giản dị, quen thuộc của người miền Tây sông nước được chế biến từ những nguyên liệu dân dã, đậm chất quê hương không nơi nào có được. Theo bà con miền Tây Nam Bộ, bánh xèo có nguồn gốc từ người Khmer. Tên bánh đặc sản miền Tây này được đặt theo âm thanh “xèo” khi loại bánh này đang được chế biến. Bánh xèo là một món ăn đặc sản khá quen thuộc của người dân Việt Nam. Hầu như ở tất cả các miền cũng đều có món bánh xèo. Tuy nhiên sẽ có các cách chế biến đặc trưng của từng miền khá là khác nhau. Bánh xèo Nam Bộ cũng được xem là một món đặc sắc mang đậm tinh chất của quê hương miền sông nước. Từ nguyên liệu, đến cả cách chế biến ra thành phẩm đều mang đậm chất miền quê sông nước thân thương, bình dị. Bánh xèo miền Tây là sự kết hợp giữa bột gạo pha sẵn khá quen thuộc; cùng với các nhan bánh như thịt ba rọi béo ngậy, tôm sống, đậu xanh và giá sạch. Hỗn hợp bột khi được tráng chiếc chảo đang nóng nó sẽ tạo ra một âm thanh kêu “xèo xèo” cảm giác cực kỳ vui tai; khi nghe đến thôi cũng đã đủ khiến bạn thèm thuồng. Sau khi chế biến rồi, món bánh xèo nóng hổi sẽ được cắt thành từng nhỏ miếng vừa ăn; và bánh xèo được ăn kèm cùng với các loại rau rừng và nước mắm pha chua ngọt. Bánh xèo mang cho mình hương vị hết sức hấp dẫn và đặc trưng. Bạn hãy đừng bỏ qua món bánh xèo Nam Bộ khi có cơ hội ghé thăm miền quê sông nước này nhé.

12


13


14


15


16


ún đậu mắm tôm là món ăn đơn giản, dân dã trong ẩm thực miền Bắc Việt Nam. Đây là món thường được dùng như bữa ăn nhẹ, ăn chơi. Thành phần chính gồm có bún tươi, đậu hũ chiên vàng, chả cốm, nem chua, mắm tôm pha chanh, ớt và ăn kèm với các loại rau thơm như tía tô, kinh giới, rau húng, xà lách, cà pháo...Cũng như các món ăn dân gian khác, giá thành rẻ nên được nhiều người giới bình dân ăn nên thu nhập của những người buôn bán những món ăn này khá cao.

17


Bánh mì Việt Nam (gọi tắt: bánh mì) là một món ăn Việt Nam, với lớp vỏ ngoài là một ổ bánh mì nướng có da giòn, ruột mềm, còn bên trong là phần nhân. Tùy theo văn hóa vùng miền hoặc sở thích cá nhân, người ta có thể chọn nhiều nhân bánh mì khác nhau. Tuy nhiên, loại nhân bánh truyền thống thường chứa chả lụa, thịt, cá, thực phẩm chay hoặc mứt trái cây, kèm theo một số nguyên liệu phụ khác như patê, bơ, rau, ớt và đồ chua. Bánh mì được xem như một loại thức ăn nhanh bình dân và thường được tiêu thụ trong bữa sáng hoặc bất kỳ bữa phụ nào trong ngày. Do có giá thành phù hợp nên bánh mì trở thành món ăn được rất nhiều người ưa chuộng.

18


19


20


Hủ tiếu Nam Vang là một món ăn có có nguồn gốc từ Phnôm Pênh, Campuchia. Cộng đồng người Hoa ở Nam Vang (tên phiên âm Hán Việt của Phnôm Pênh) đã chế biến lại, sau đó đưa món ăn này về Việt Nam. Về sau, hủ tiếu Nam Vang được thêm nhiều loại gia vị đậm đà hơn để phù hợp với văn hóa ẩm thực của người Việt và trở thành đặc sản Sài Gòn, nổi tiếng ba miền. Hủ tiếu Nam Vang có thể ăn theo hai cách là khô và nước. Nguyên liệu chính sẽ bao gồm: hủ tiếu, gan heo, tôm, thịt bằm, rau sống và phần nước lèo thơm ngon. Món ăn này đã du nhập vào Việt Nam từ khá lâu và được rất nhiều người yêu thích. Về căn bản hủ tíu Nam Vang quan trọng nhất là nước dùng được nấu thuần bằng xương ống, nên vị ngọt đậm mà thanh, màu phải hơi ánh vàng mà trong vắt. Ăn hủ tíu Nam Vang còn cái thú vị nữa là gọi tô xí quách ăn kèm. Xí quách phải được ngâm trong nước lèo, khi cần vớt xương từ nồi nước dùng ra thì mới thơm, ngọt. Đây cũng là một bí quyết của các quán chuyên hủ tíu Nam Vang khi phải tính toán sao cho ninh xương trong nồi mà không bị rục thì mới ngon. Một số nơi thì vớt xương ra sẳn bên ngoài, ai gọi thì cho xương vào trụng trong nồi nước cho nóng là xong. Nhưng xí quách kiểu này khi ăn sẽ lộ ra ngay cái nhạt nhẽo không mùi vị như xí quách được nấu trong nồi nước lèo nóng. 21


Tuong Vy Phan D2111H2 Ms. Dang Que


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.