sen trắng Chủ Trương Ban Hướng Dẫn Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Úc Ðại Lợi Thực Hiện: Ban Báo Chí Nguyên Phước Nguyễn Trọng Do Vạn Thắng Nguyễn Quốc Toàn Nghiêm Đăng Nguyễn Thái Đăng Khoa Sử Bản In: Diệu Hòa - Nguyễn Thị Diễm Châu Quảng Thúy - Trần Nguyễn Lam Uyên Với sự đóng góp của: Nguyên Phước Quảng Giải Quảng Thúy Phước Thí Nguyên Thiện Minh Quang Mõca
Thư Từ bài vở ý kiến...xin email về: nghiemdang@gmail.com Sen Trắng 26 Phát hành vào dịp Đại Lễ Vu Lan PL 2553 Sen Trắng 27 Sẽ phát hành vào dịp Tết Nguyên Đán PL 2553
Thư Sen Trắng Lễ Vu Lan đối mọi người Việt nam thường được gọi là ngày XÁ TỘI VONG NHÂN, mọi nhà đều “cúng cô hồn”. Rằm tháng bảy hương, trầm nghi ngút. Riêng đối mọi người con Phật, nhớ công hạnh của ngài Mục Kiền Liên và lời chỉ dạy của Đức Phật, quần chúng Phật tử lấy ngày RẰM THÁNG BẢY làm NGÀY BÁO HIẾU; đối với chúng ta, những người MẶC ÁO LAM, ĐEO HOA SEN TRẮNG thì NGÀY BÁO HIẾU là một trong ba ngày truyền thống của GIA- ĐÌNH PHẬT-TỬ VIỆT NAM. Tuy nói rằng NGÀY HIẾU dành cho các em OANH VŨ, nhưng đâu phải chỉ các em Oanh Vũ mới phải giữ ĐẠO HIẾU đối với ông bà, cha mẹ. Có thể nói rằng trong nếp sống tinh thần của cả dân tộc Việt nam, thì lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ được gọi là ĐẠO HIẾU. “ Trai thì trung hiếu làm đầu, “Gái thì tiết hạnh là câu sửa mình.”(Nguyễn Đình Chiểu) Quả thật là cả dân tộc Việt nam đều coi CHỮ HIẾU LÀM ĐẦU như cụ Nguyễn Đình Chiểu đã nhắc nhở. Truyền thống của dân tộc là con cháu luôn luôn nhớ đến NGÀY GIỖ của ông bà, cha mẹ. Không những chỉ nhớ ngày giỗ của ông bà, cha mẹ mà còn nhớ ngày giỗ của các bậc Anh- Hùng, Anh Thư, Liệt-sĩ của dân tộc đã có công dựng nước, giữ nước, cứu nước: Những ngày quốc lễ của dân tộc Việt nam đã hình thành hàng trăm năm qua là giỗ từ Quốc-tổ Hùng Vương cho đến các bậc Anh hùng, Liệt nữ như Trưng Vương, Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung... là những ngày kỷ niệm hằng năm, học sinh đều được nghỉ học, để nhớ ơn các bậc tiền bối hữu công. Trong tinh thần đó, ĐẠO HIẾU bước lên một bậc cao hơn, đó là LÒNG BIẾT ƠN Tổ-Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ. “Công cha như núi Thái sơn, “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. “Một lòng thờ Mẹ, kính Cha, “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Trong ca dao bình dân, chúng ta cũng thấy nhắc nhở đến công cha, nghĩa mẹ: “Ơn cha ba năm nuôi dạy, “Nghĩa mẹ chín tháng cưu mang... “Biết làm sao để đền nghĩa khó khăn, “Đôi đứa mình lên non gánh đá, xây lăng... để phụng thờ”. Từ trong nhà ra đến trường học và cả đến giữa chợ đời, đâu đâu người Việt nam cũng nhắc nhở nhau tấm lòng hiếu thảo và biết ơn đối với các đấng sinh thành. Người phương Tây chỉ biết này sinh, và họ làm rầm rộ NGÀY MẸ, NGÀY CHA, hình như chỉ để tỏ ra là có, mang tính hình thức, vì nhiều người không nhớ ngày sinh của cha, mẹ mình! Chỉ đến ngày Father day, Mother day thì đến thăm cha, mẹ... hành động theo tập quán, theo tập thể, theo thói quen, còn sinh nhật của cha, mẹ, có nhiều người không về thăm, với một lý do đơn giản bận việc làm ăn! Đối với người phương Tây, CHẾT LÀ HẾT, họa hoằng, một vài người đi viếng mộ cha mẹ. Hỏi
có mấy người? Trong khi tục lệ của người Việt nam hằng năm có một NGÀY CHẠP (tức là ngày tất cả mọi người trong gia-tộc, trong họ hàng cùng nhau đến nghĩa trang để sửa sang và làm sạch sẽ cho khu vực mồ mả Ông Bà Cha Mẹ) vào đầu tháng 12 âm lịch, nên tháng 12 âm lịch được gọi là THÁNG CHẠP. Lẽ tất nhiên ra hải ngoại, nhiều người Việt nam cũng có “lây bịnh” của người phương tây, cũng là chuyện thường tình! Trong sinh hoạt của GĐPTVN, chúng ta đã cố gắng phát huy truyền thống tốt đẹp của ĐẠO HIẾU. Những đơn vị GIA-ĐÌNH PHẬT-TỬ đang được thuận duyên sinh hoạt trong Chùa thì mọi chuyện thật dễ dàng, nhưng các GIA-ĐÌNH PHẬT-TỬ đang sinh hoạt ngoài phạm vi của Chùa, chúng ta cũng phải cố gắng để tổchức nghi thức BÔNG HỒNG CÀI ÁO nơi công cộng, để “làm quen” với quần chúng, nói cho đúng là để các bậc phụ huynh biết hiện có một tổ-chức gọi là GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM, mà trong Nội Qui của GĐPTVN có ghi rõ ở phần MỤC ĐÍCH như sau: * ĐÀO TẠO THANH THIẾU NIÊN THÀNH NGƯỜI PHẬT TỬ CHÂN CHÍNH * để GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ HỘI THEO TINH THẦN PHẬT GIÁO. Có một số người biết công việc chúng ta đang làm là tốt, và rất hữu ích, nhưng số người biết ấy không nhiều, và một số khác tuy biết nhưng hoàn cảnh không thuận lợi để đưa con cái đến sinh hoạt với chúng ta. Trong các dịp sinh hoạt với các đơn vị Gia-đình Phật-Tử, chúng ta thấy
phụ huynh đoàn sinh đã hết lòng hỗ trợ chúng ta, tin tưởng việc làm của chúng ta thật sự hữu ích; đồng thời nhà cầm quyền từ địa phương đến trung ương tại nước Úc cũng thừa nhận như thế, bằng chứng các trường học đã sẵn lòng cho chúng ta mượn khuôn viên và lớp học để sinh hoạt cũng như cấp grant để hỗ-trợ công việc của chúng ta. Vậy, công việc của chúng ta là làm sao để các bậc cha mẹ đưa con em đến với GIA-ĐÌNH PHẬT-TỬ? Như ở trên chúng ta đã đề cập đến: ĐƯA CÁC EM RA LÀM QUEN VỚI QUẦN CHÚNG qua các hình thức trình diễn như BÔNG HỒNG CÀI ÁO, SINH HOẠT VĂN NGHỆ, THỂ THAO và CÔNG TÁC XÃ HỘI... những công tác sinh động và hữu ích này rất gần gũi và dễ làm quen với quần chúng, và các em rất ưa thích. Hãy bớt những buổi “GIÁO KHOA”, hãy đưa các em XUỐNG ĐƯỜNG. Nhân dịp MÙA VU LAN 2553, SEN TRẮNG xin đề nghị lên BHD/GĐPT. VN/UĐL đẩy mạnh BA SINH HOẠT NGÀY DŨNG, NGÀY HẠNH, và NGÀY HIẾU. Hãy cố gắng thành lập các nhóm văn nghệ để trình diễn trong BA NGÀY TRUYỀN THỐNG, để có thêm cơ hội làm quen với quần chúng Phật tử. Nào, chúng ta hãy dấn thân. Mùa VU LAN Phật lịch 2553. SEN TRẮNG.
gdpt.org.au
Kính thưa toàn thể quý anh chị, Kể từ giữa thập niên 90 mạng lưới thông tin toàn cầu (World Wide Web) đã mở ra một trang sử mới về cách thức liên lạc, phổ biến tin tức, lưu trử tài liệu cho con người trên toàn thế giới. Để theo kịp đà phát triển của xã hội cũng như tạo một địa điểm để Anh Chị Em Áo Lam trau dồi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm và tin tức sinh hoạt, Ban Hướng Dẫn GĐPTVN/UĐL đã thành lập một Trang Nhà ở địa chỉ: www.gdpt.org.au. Trang Nhà nói trên đã được thử nghiệm hoạt động kể từ ngày 6 tháng 06 năm 2009 và đã đạt được hiệu quả. Nay Ban Hướng Dẫn xin được chánh thức giới thiệu đến quý Ban và Đoàn Viên các Cấp.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO
Thanh Minh Thiền Viện 90 Trần Huy Liệu, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh ------------------------------------------------------------------------------------------------------Phật Lịch: 2553 Số: 06/HDLV/TB/VT
THÔNG BẠCH VU LAN CỦA HỘI ĐỒNG LƯỠNG VIỆN Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính bạch chư Tôn đức Giáo phẩm, Kính thưa chư thiện tín Phật tử trong và ngoài nước, Chúng ta đang sống trong mùa Vu lan, mùa nhắc nhở chúng ta sống đời sống hiếu hạnh. Hiếu hạnh là hạnh quan trọng mà theo lời dạy của đức Phật, đó chính là Phật hạnh. Vu Lan ngày nay không còn là ngày lễ riêng của Phật giáo mà do tính khế cơ, Vu Lan nghiễm nhiên đã trở thành truyền thống văn hóa của nhiều dân tộc, đặc biệt là dân tộc Việt Nam. Lẽ ra, trong thời gian này, chúng ta có nhiều thắng duyên để làm tròn chữ hiếu, hiếu với Tam bảo, với quốc gia, với các bậc sanh thành dưỡng dục và với tất cả muôn loại chúng sinh. Thế nhưng, giữa bối cảnh của một quê hương bất công, lầm than và rách nát, quyền sống con người bị tước đoạt, nhân phẩm bị chà đạp, đất nước đang bị đe doạ bởi nạn ngoại xâm, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang trong vòng kiềm tỏa, bản thân tôi và chư tôn Giáo phẩm Hội Đồng Lưỡng Viện trong nước vẫn liên tục bị trấn áp, chư tôn Giáo phẩm và Cư sỹ Phật tử đang phục vụ Giáo hội tại hải ngoại cũng bị tấn công, xuyên tạc, bôi nhọ, tất cả đều chìm ngập trong đêm dài của nạn độc tài toàn trị, vì thế việc thể hiện trọn vẹn hiếu hạnh, nhất là hiếu hạnh đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện nay, đang là một trở ngại lớn lao. Tuy nhiên, trước thực trạng đầy thống khổ như thế, là người con Phật, với lý tưởng của Bồ tát đạo, chúng ta không thể không dấn thân hành hoạt để giải thoát tự thân và giải cứu nỗi khổ của đồng bào và hết thảy muôn loài. Thưa chư liệt vị, Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang dạy rằng: “Ở đâu có khổ đau, ở đó còn cần đến sự giải trừ khổ hoạn”. Việt Nam đang trực diện với quá nhiều khổ hoạn, nghĩ đến lời dạy của đức cố
Đệ tứ Tăng thống và bản hoài xuất thế độ sinh của chư Phật, chúng ta không thể không tích cực hành động. Chúng ta hành động không vì tranh giành quyền lợi của ai cả mà chỉ vì phúc lạc lâu dài cho dân tộc và nhân loại. Với bản thệ hoằng hoá độ sinh, dù Giáo hội đã và đang gặp nhiều chướng duyên, thử thách, kể cả những lúc tình trạng sinh tồn bị đe doạ thật sự, Giáo Hội vẫn sẵn sàng hy sinh vì sứ mệnh hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh. Bản thân tôi cũng như tất cả chư tôn Giáo phẩm trong Hội Đồng Lưỡng Viện, trước sau như một, quyết tâm giữ vững thệ nguyện sắt son của mình và nhất định không bao giờ bán rẻ lương tri để thoả hiệp với thế lực vô minh manh động. Vu lan là mùa báo hiếu, Vu lan cũng là mùa giải khổ. Với tâm từ bi, trí tuệ sẵn có, Giáo Hội kêu gọi sự thể hiện Bồ tát hạnh của tất cả chư liệt vị. Trước nạn ngoại ma nội chướng, Giáo hội cũng khẩn thiết kêu gọi chư liệt vị hãy quan tâm củng cố, bồi dưỡng đức tin và tăng triển kiến giải cho giới trẻ, phát huy tinh thần vị tha vô uý, thừa kế xứng đáng sự nghiệp độ sinh của chư Phật, chư Tổ, phát khởi Bồ đề tâm, tuỳ theo hoàn cảnh, tổ chức lễ Bố Tát sau khóa An cư kiết hạ nhằm trưởng dưỡng năng lực thanh tịnh, phát huy dụng lực tuệ giác và xem đó như việc làm chủ yếu để đền đáp bốn ân, cứu khổ ba đường. Thưa chư liệt vị, Lịch sử là do con người tạo nên. Hạnh phúc hay khổ đau cũng do chính con người kiến lập. Không có bất cứ thành quả ưu thắng nào mà không xuất phát từ tác nhân thánh thiện và cũng chẳng có bất cứ tác nhân thánh thiện nào mà không dẫn đến những thành tựu ưu thắng. Trong ý nghĩa ấy, thay mặt Hội đồng Lưỡng Viện, tôi thân ái gửi đến chư liệt vị lòng biết ơn sâu xa và cầu chúc chư liệt vị một mùa Vu lan tròn đầy hiếu hạnh. Cầu nguyện tổ tiên, ông bà, cha mẹ nhiều đời, người quá vãng được siêu sinh, kẻ hiện tiền được trang nghiêm phước huệ; âm siêu, dương thái, thế giới nhân loại chung sống hoà bình, nền văn minh Từ bi Trí tuệ được hiển sinh, chánh pháp hưng long, đất nước tránh được họa ngoại xâm, dân tộc phú cường, chúng sinh an lạc. Nam Mô Vu Lan Thắng Hội chư Phật, chư đại Bồ tát, chư Hiền Thánh Tăng tác đại chứng minh. Chùa Giác Hoa, Sài gòn, ngày 12 tháng 8 năm 2009 T.U.N. Đại Lão Hoà thượng Xử Lý Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN (ấn ký) Thượng toạ Thích Viên Định
TIN TỨC GĐPT UĐL
HỖ TRỢ HTR NGUYỄN HỮU THẠNH, ĐÀ LẠT VIỆT NAM Thưa quý anh chị, Vài tuần trước đây chúng ta nhận được email từ anh Châu ở trong nước kêu gọi giúp đỡ tài chánh cho Htr Nguyễn Hữu Thạnh vì anh lâm bệnh nặng mà gia đình gặp nhiều khó khăn. Được biết anh Thạnh là một Htr cấp Dũng, sinh hoạt một thời với những anh chị Htr cao niên như anh Tâm Lạc, Tâm Huệ, Chị Cúc vv… Dưới đây là hai câu chuyện được thuật lại: Chị Tâm Minh Vương Thúy Nga, Htr cấp Dũng hiện đang sinh hoạt ở Hoa Kỳ, chị kể: Chị đã kể cho Thiện Hoa nghe chuyện cảm động về anh Thạnh khi các anh chị về thăm chị Cúc (chị Hoàng Thị Kim Cúc - chi cung bi cô ma sau tai nan xe). Lúc đó có anh Phan Cảnh Tuân (Thầy Phổ Hòa – chưa đi tu) anh Thạnh, chị Nga.
BABY BOOM Peter Costello Baby Challenge: “one (baby) for your husband and one for your wife and one for the country...[and one more for GĐPT]” Được biết tin vui là trong tháng 9, năm 2009 GĐPT Long Hoa sẽ chào đón thêm 3 Oanh Vũ tương lai! Các chị Thiện Hương (Nga), chị Thiện Qúy (Nguyệt) và chị Chúc Nhiệm (Tú An) đều sẽ sanh trong tháng 9 này. Vậy kể luôn cháu gái của chị Thiện Hoa (Qùynh) và anh Thiện Niệm (Mẫn) sanh đầu năm 2009, năm nay GĐPT Long Hoa sẽ có được 4 con trâu con để chăm sóc.... “Ai biểu chăn trâu là khổ, chăn trâu vui sướng lắm...” hìhìhì from “Dì Hiền”
_________________
Khi ra về anh Thạnh từ giã chị Cúc để trở về Đà Lạt, anh Thạnh cầm tay chị Cúc mà không khóc to nhưng nghe tiếng “tớt” của anh cộng nước mắt chảy dài. Chị Cúc (nằm bất động đã mấy tháng) cũng chảy nước mắt, nước mắt chảy dài chứ không phải chỉ một đâu!! Giống như hai chị em cùng khóc với nhau! Thế là anh Tuân và chị Nga đều khóc. Thương mến. TN (đoạn văn trên được người viết thêm dấu). Một kỷ niệm khác được anh Tuệ Hạo kể lại như sau: Đầu thập niên 60, thời ấy tôi còn là một huynh trưởng rất trẻ trong Gia Đình Phật Tử Minh Tâm thuộc miền Vĩnh Nghiêm sinh hoạt tại Chùa Phước Hoà, Saigon – Tôi còn nhớ thời ấy trụ trì là Sư Bà Đàm Hướng, tôi được thụ huấn khóa huấn luyện huynh trưởng A-Dục được tổ chức tại Chùa Xá Lợi, đường Bà Huyện Thanh Quan. Sau một tuần thụ huấn, chúng tôi được lên Dalat mấy ngày du ngoạn và sinh hoạt. Lần đầu tiên được viếng xứ hoa anh đào và hưởng không khí trong lành của miền núi, đối với tôi lúc ấy cái gì cũng lạ và đẹp mắt, ăn gì cũng thấy ngon, và có một cảm giác lâng lâng nhẹ nhàng mà biết sẽ
không bao giờ gặp lại. Gần một trăm huynh trưởng, cả nam lẫn nữ tham dự trong khóa tu học được các Gia Đình Phật Tử tại Dalat tiếp đón thật chu đáo và nồng hậu đượm tình đạo vị, được lo cho từ miếng ăn chỗ ngủ tại Chùa Linh Sơn mà linh hồn của Gia Đình Phật Tử Dalat thời bấy giờ không ai khác là huynh trưởng Nguyễn Hữu Thạnh con chim đầu đàn của tổ chức, mấy chục năm qua, chi tiết mà tôi còn nhớ được ở anh là giọng nói sang sảng, âm thanh rõ ràng lớn mạnh, anh là một nhà giáo sống cuộc đời đạo đức, dạy tại trường trung học Phật Giáo Bồ Đề nằm trên đường Bùi Thị Xuân, Dalat; phương tiện di chuyển của anh lúc bấy giờ là một chiếc xe Lambretta màu trắng, dáng dấp anh thật khỏe mạnh, xem như cả cuộc đời, anh đã cống hiến trọn vẹn cho lý tưởng Gia Đình Phật Tử. Tôi rất kính ngưỡng anh nhưng vì là một huynh trưởng còn trẻ tự cảm thấy ngại ngần khi muốn được gần gũi… Nay nghe tin anh bệnh, bao nhiêu kỷ niệm nồng ấm của một thời sinh hoạt xa xưa bỗng ập về, vẫn biết thời gian sẽ tàn phai theo năm tháng, nhưng mỗi khi nhớ lại không khỏi bùi ngùi lưu luyến… Ngưỡng nguyện chư Phật, chư Bồ Tát xin gia đô cho Trưởng Huynh Nguyễn Hưũ Thạnh sớm được tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ, căn lành tăng trưởng, thân tâm thường an lạc. Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Nam Mô Tiêu Tai Cát Tường Bồ Tát Ma Ha Tát. Cuối Đông Kỉ Sửu, 2009 Tuệ Hạo, Sydney Tình lam thân thiết vô bờ bến… mặt dù phần đông anh chị em ở UĐL chưa một lần gặp anh Thạnh nhưng đã có lòng thương mến vì cả đời anh đã sống với tổ chức. Qua email kêu gọi của anh Trưởng Ban Hướng Dẫn và chị Thiện Hoa, UV Xã Hội, chúng ta đã phiên góp được một số tiền để giúp anh Thạnh và gia đình trong lúc khó khăn này. Việc làm của chúng ta sẽ chia sẻ một phần nào khó khăn cho gia đình anh Thạnh. Tiếp theo đây là email báo cáo của Htr Thiện Hoa: Kính thưa qúy Anh Chị Em, Hôm nay chúng tôi xin đúc kết và thông báo là việc quyên góp tịnh tài tổng cộng là $1,515.00 để giúp Huynh Trưởng Cấp Dũng, anh Nguyễn Hữu Thạnh tại
ACE than men Moi ace thuong thuc Bun Bo Hue cua chua Van An qua su quang cao cua HTr Quang Giai va Van Thang. cheer Chuc Nguyen
Đà Lạt VN. Danh sách yểm trợ đã được đính kèm. Qua sự hỗ trợ nhiệt tình của từng đơn vị, hội và cá nhân, sau khi anh Trưởng Ban, Htr Tâm Lễ liên lạc về VN, số tiền này sẽ được chị Thủ Quỹ BHD GDPTVN/UDL chuyển về gấp trong vòng ngày mai để giúp phần nào việc chăm sóc và trị bệnh anh Thạnh. Một lần nữa, chúng tôi xin thành thật cám ơn và tán thán mọi sự đóng góp và quan tâm của qúy ACE trong việc này. Kính nguyện cho một người anh Áo Lam Htr Nguyễn Hữu Thạnh, suốt đời vì đàn em đã công hiến trọn vẹn cho lý tưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam mau chống bệnh, tật bệnh tiêu trừ. Kính chúc ACE hưởng một cuối tuần thật an vui. Dearest Anh Chị Em, Today I wish to conclude and report that we have raised AU$1515.00 for Huynh Trưởng Cấp Dũng, anh Nguyễn Hữu Thạnh in Da Lat, Vietnam. Please kindly find attached the donation list. Due to the sincere support from everyone involved, after Htr Trưởng Ban, Htr Tâm Lễ liases with VN, the funds raised will be urgently sent tomorrow by the Treasurer, Ban Huong Dan GDPTVN/Australia in
order to help share in the medical costs involved in treating and caring for anh Thạnh. Our sincere thanks and gratitude to everyone once again for contributing and participating in this matter. Let's pray that our anh Áo Lam Htr Nguyễn Hữu Thạnh, who's has contributed and sacrificed his whole life for đàn em and the ideals of Gia Đình Phật Tử Việt Nam have a safe and speedy recovery. May you all have a lovely weekend. Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Kính chào tinh tấn, TM Ban Xã Hội BHD GĐPTVN/UĐL XL UV Xã Hội Thiện Hòa Phùng Thị Thái Hiền Dưới đây là email ngày thứ Hai, 24 August 2009 của Htr Thiện Quý, Thủ Quỹ của BHD GĐPTVN/UĐL báo tin số tiền đã được gửi về VN: Kính thưa Anh Oai, Hôm nay Ban Huớng Dẫn GÐPTVN/Úc Ðại Lợi vừa chuyển một số tịnh tài về để chữa trị và săn sóc sức khỏe cho anh Thạnh. Tổng số tiền là $1,515.00 Úc kim (tiền VN là 23.028.000 đồng). Khi nhận đuợc số tiền nêu trên kính nhờ anh hoan Hỷ chuyển đến gia đình anh Thạnh (tên nguời gởi
là Nguyễn Nguyệt). Chân thành cảm ơn anh. Kính chúc Anh và gia đình nhiều an lạc. Kính thư Thiện Quý Thủ Quỹ BHD GĐPTVN/UĐL Danh Sách: GĐPT Long Hoa, SA $200; Htr Giác Thiện, LH $20; Htr Tâm Lễ Vương Học, BHD $50; Em Quảng Thịnh, LH $100; Htr Thiện Hương, LH $50; Htr Chúc Nhiệm, BHD $50; Htr Thiện Từ, LH $40; Htr Thiện Phương (Tony), LH $10; Htr Diệu Huệ, LH $25; Htr Thiện Hoa, LH $50; Htr Thiện Minh, LH $10; Htr Thiện Phước, LH $20; Htr Thiện Phương, LH $20; Phụ Huynh GĐPT Huyền Quang, NSW $100; Đoàn Ni Liên GĐPT Huyền Quang $50; Htr Vạn Thắng, BHD $20; Htr Quảng Giải, BHD $20; Htr Chúc Nguyên, HQ $10; Htr Nguyên Thiện, HQ $100; Htr Nguyên Mẫn, BHD HN $30; Htr Thiện Hòa, BHD $20; GĐPT Đại Bi Quan Âm, VIC $100; Lam Viên ẩn danh $50; GĐPT Chánh Đạo, VIC $150; Htr Tuệ Hạo, Hội Ái Hữu Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại Chi Úc Châu $100; GĐPT Chánh Tâm, QLD $100; Htr Tâm Trí, Ctâm $20. Tổng Cộng $1,515.00 NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT Kính chào và kính chúc an lành. Mõca 26.08.09
Tin Mừng
Htr Chúc Nhiệm vừa hạ sinh một bé gái Chim Oanh Vũ vừa đưa tin, Htr Chúc Nhiệm Nguyễn Đức Tú An, Phó TBHD ngành nữ, vừa hạ sinh một bé gái, mang tên Kim, nặng 3.1kg vào tối thứ Tư ngày 2 tháng 09 tại thành phố Adelaide, tiểu bang South Australia. Thay mặt toàn thể anh chị Áo Lam Úc Đại Lợi kính chúc chị An và anh Jason đã hạnh phúc giờ có thêm bé Kim nhà sẽ vui vẻ và hạnh phúc hơn ...:=)
E,
Kính thưa AC
Chị n các ACE là ế đ o á b g n ô Xin th ái sanh em bé g a vừ m iệ h N c Chú /09/2009. Em 2 0 y à g n i tố n vào 9 giờ KIM BOOTH, tê N LY E V E là n bé tê kg. Cả KIM, nặng 3.1 nh, là t iệ V g n ế ti mạ ều được khỏe hai mẹ con đ ls xem dễ thương (p là t rấ é b m e ). ày 03/09/09 hình chụp ng cho xin thay mặt Nhân đây, em úc mừng Chị oa ch GĐPT Long H
Congratulations to Huyền Quang’s GiaTrưởng Vợ Htr Chúc Nguyên, Gia Trưởng GDPT HQ, là chi. Chúc Kiều vừa hạ sinh một bé gái nặng 4.685kg, dài 56cm vào lúc 13:50 ngày 16.08.09. Mẹ con đều bình an và Htr Chúc Nguyên thì cười toe toét..:=) Kính chào đến anh chị em. Vạn Thắng.
ột on có thêm m s Ja và m iệ h và Chúc N ong gia đình, tr i ớ m n ê vi h thàn g Hoa ừng GĐPT Lon cũng chúc m sinh mới soon (7 oàn sẽ có thêm đ . hihihihihi.. .. năm nữa!!!)
au bé Kim 'ăn m c ú h c g n ơ ư ơng Th minh, dễ thư g n ô th ', n lớ chóng mẹ... và vâng lời ba Cheers Thiện Phương
Hay tin chi Chuc Nhiem Nguye n Duc Tu An vua ha sanh mot be gai, nang 3.1 kg ten Kym, vao toi thu tu ngay 2 thang 9. Anh Chi Th ien Phu,Thien Quy chuc mung Ch uc Nhiem va Jason duoc them tha nh vien moi trong mai am G/D cua hai em va cung la mot thanh vien tuo ng lai trong GDPTVN tai UDL. Dong thoi xin bao tin den quy A,C,E cung chia vui den chi Ch uc Nhiem va anh Jason. Thien Quy
Chuc Nhiem va Jason than men, anh chi rat vui khi biet hai em vua chao don mot thanh vien moi vao to am gia dinh. Xin chuc mung hai em, cau mong chau be " hay a(n cho'ng lo*'n ". Thuong men, NM
. a cute baby a Tu Wow! What inh nho? cu D ia G g n u ng chu'a Xin chuc m ' them 1 c么 o c a d n so a An va` J nho?. a` anh Phuc v H u ie h n t a th Chuc 2 em Khoe. t nhieu Suc a th n o c e 2M h DLy
Gia dinh Chuc Nhiem & Jason than men, Xin chuc mung va chia vui cung Chuc Nhiem va Jason. Cau chuc me va con deu duoc khoe manh, an vui. Anh Chi Tam Tho & Van Thien
chi. Tam An
Chuc Nhiem thuo
ng men.
Chu Nhat tuan qu a, hop cuoi thang vo i BHT Long Hoa , khong thay em, an h tinh dien thoai tham ma ban qua nen quen mat. Hom nay, nhan duoc tin em da sinh em be. Me con deu binh an, khoe manh, anh rat vui mung. Ong ba ngay xua di en ta canh kho nhoc cua nguoi dan ba kh i sinh no qua cau th o sau day: Dan ong di bien co
doi
Da ba di bien mo co
i mot minh.
Anh chi chuc em m au phuc hoi suc khoe , gia dinh luon song an vui, hanh phuc. Chau be an no, chon g lon, khoe manh. Mot lan nua, anh ch uc mung cho em va Jason. AnhTamle
Kỷ Niệm 60 năm Sinh Hoạt của HTr Nguyên Mẫn Lê Viết Lâm Huynh Trưởng Nguyên Mẫn Lê Viết Lâm, khởi đầu là một đoàn sinh, một Đội trưởng Thiếu niên Gia Đình Phật Hóa Phổ Chơn Tri (Chợ Cống Huế) từ năm 1948, lúc 15 tuổi. Trải qua bao thăng trầm của Đời, của Đạo, vẫn một lòng phụng sự lý tưởng GĐPTVN. Và mặc dầu năm nay đã 75 tuổi, thân phế tật gần 19 năm, vẫn gắn bó chung hòa dưới mái Nhà Lam Úc Đại Lợi và chia sẻ trách nhiệm là thành viên BHD.GĐPTVN trên Thế Giới và BHD.GĐPTVN tại Hải Ngoại. Nhìn lại chặng đường 60 năm đã qua trong tổ chức, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu niềm vui vẫn còn trân trọng giữ gìn, chỉ tiếc là một số hình ảnh sinh hoạt với Chơn Tri (sau này đổi tên Phú Lâu), và GĐPT Thiện Ái Đà Nẵng (sau này đổi tên là Huyền Cảnh) từ năm 1953-1954 đã bị thất lạc trong biến cố 1975.
Chút Qùa Tri Ân Nhân Mùa Báo Hiếu
Mùa Vu Lan lại về làm ngưởi con Phật càng thêm nhớ nghĩ đến thâm ân , ân Cha Me, ân Quốc gia Dân tộc , ân Thầy tổ, ân chúng sanh cùng thân bắng quyến thuộc. May mắn thay chúng ta sinh ra lớn lên được giáo dưỡng tròn đẩy, được sống trong môi trưởng tự
VUI CƯỜI: * Nể người đẹp tốt bụng. Trên xe bus người nêm như cá hộp. Đến trạm ngừng, một cô gái lên xe, liền khi ấy có một người đàn ông lớn tuổi đứng lên; cô gái dịu dàng đưa tay đẩy ông cụ ngồi xuống và nói: - Cám ơn ông, xin ông cứ ngồi... - Nhưng thưa cô... - Xin ông đừng bận tâm. Đến trạm kế tiếp, cụ ông lại đứng lên. Người đẹp lại dịu dàng mời ông cụ an tọa. Ông cụ vẫn cố gắng đứng lên và cô gái vẫn dịu dàng mời cụ
do, hạnh phúc, ấm no, được thâm nhập Đạo Lý nhiệm màu của bậc toàn giác Từ Phụ Thích Ca, trong môi trường sinh hoạt Gia Đình Phật Tử. Ngày nay Người Đoàn Viên Áo Lam tại Hải ngoại chúng ta đang hợp quần vui sống trong Niềm Tin Lý Tưởng ,chúng ta lại càng nhớ nghĩ đến ân tình sâu nặng cùa những Anh Chi tiền bối hữu công Người đã ra sức xây dựng vun bồi đề Tổ chức hiện hữu khắp mọi nơi, những Anh Chị đó hôm nay vẩn còn đó, người gìa nua bệnh hoạn cơ hàn, kẻ gần đất xa trời mà vẫn xuôi ngược giữ lửa giữa
ngồi. Đến trạm thứ ba, khi xe bus chưa kịp ngừng, ông cụ đã đứng lên và nói: Xin cô đừng cản tôi nữa...tôi đã lỡ hai trạm xe rồi!!! **Đi chơi Miền Tây Nam Bộ. Chàng từ Hà nội vô chơi Saigon rồi thẳng xuống Miền Tây Nam bộ. Qua bến phà, thấy một em gái xinh thiệt là xinh, chìa rổ trái cây và nói: “Thơm... đi Anh!” Chàng ngơ ngác, không biết làm sao.“Nàng”nói tiếp: “Mua dùm em một trái đi Anh.” Chàng mới hiểu ra: “À há! Cô em bán DỨA.”
quê hương đầy phản trắc không lường Anh Chi Em Ơi ! có hiểu mới thương, trong những năm gần đây câu chuyện kể rằng “ Góp Lửa sưởi ấm tình Anh ,tình Chị,tình Em” của Người Anh quá vãng Tâm Huệ , Người đã thành lập Nhóm Tự Nguyện Hướng Về Quê Hương, lúc bây giờ Anh đang mang trái tim nhân tạo và những giọt máu nuôi châu thân cũng đã đến lúc cạn dẩn. Anh như ngọn đèn đang lập loẻ trước gió , kiếp nhân sinh đã đến lúc hạn kỳ mà sao Anh vẩn âm thầm đi nhặt lon nhôm, Không !
Lời hay ý đẹp: Lịch sử. “Sử là hồn núi hồn sông. Sử là tinh túy của đất nước. Dân tộc nào biết chép sử càng sớm, càng có nhiều cơ hội văn hiến. Dân tộc nào càng biết quí trọng đến sử càng có nhiều cơ hội trường tồn.”(Trích: Nguyễn Xuân Khánh, sách “Hồ Quý Ly”, Lịch sử tiểu thuyết. NXB Phụ Nữ. 2001).
Anh đi gom lửa để sưởi ấm những cảnh đời hoạn nạn cho Người Anh- Ngưởi Chị- Người Em vơi bớt nỗi nhọc nhằn . Việc Anh làm đã đơm hoa kết trái , những đầm Sen sẽ tiếp nối hạnh nguyện của Anh, Chính vì vậy mà nhân muà Vu Lan năm nay để nhớ và tri ơn Anh Chị một đời phụng hiến, Đoàn Thiếu Nử Gia Đình Phật Tử Huyền Quang Sydney Úc Đại Lợi dưới sự hướng Dẫn cuả Chị Đoàn Trưởng các Em Thiếu Nữ đã tổ chức hút bụi xe hơi sau giờ sinh hoat gom chút qùa mọn chuyển về Tồ Tự Nguyện Hướng Về Quê Hương góp phần chia sẻ thương yêu cùng người “ Đồng Đội” Mùa Hạnh năm nay chúng Em có một ước mơ, mơ sao tại Hải Ngoại nầy Anh Chị Em chúng mình ai ai cùng nhìn vể một hướng, chung góp một bàn tay đề hạnh phúc chan hòa Sydney, 2 tháng 9 Phuớc Thí
Chu Niên 26
Gia Đình Phật Tử Pháp Bảo Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát Kính bạch Hoa Thượng Viện Chủ Kính bạch Thầy CVGH , Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni tự viện Pháp Bảo Kính thưa Quý vị Phụ Huynh , Qúy thân hữu quan khách cùng tòan thể Anh Chi Em Huynh Trưởng Đoàn Sinh thân mến . Hôm nay là ngày hội kỷ niệm Chu Niên lần thứ 26 Gia Đình Phật Tử Pháp Bào Thay mặt Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Uc Đại Lợi Anh gởi đến ACE lời chúc mừng an vui thuận hòa, Chúng ta đã cùng nắm tay nhau xây dụng nơi này thành tổ ấm cho những mầm non hiểu biết về Đạo và thương yêu văn hóa giống nòi. Có Được như ngày hôm nay là nhờ ơn bảo bọc giáo dưỡng của Chư Tôn Đức Tăng Ni tại bổn tự, cùng chư vị thiện hữu tri thức xa gần , Đối với hàng ngũ Huynh Trưởng không lúc nào chúng ta xao lãng việc thúc liễm thân tâm, trao dồi đức hạnh, khiêm cung lễ dộ, sẵn sàng chịu huấn luyện, để hành hoạt đúng mục đích châm ngôn điều luật, có như vậy Tổ chức nầy mới hoà hợp, vững chải thực sự xứng đáng là niềm tin cho mọi người. Hôm nay sau 26 năm sinh hoạt Anh Chị Em chúng ta vẫn còn đây để cùng nhau vui bước trên con đường mà mình đã tự chọn và nguyện cầu Chư Phật, Chư Bồ Tát Gia Hộ cho Anh Chị Em chúng ta có đủ duyên thù thắng hoàn thành sứ mạng Người Huynh Trưởng đã lập nguyện trứơc ngôi Tam Bảo. Ngưỡng Bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni, Hôm nay ngày Vu Lan , Mùa Tự Tứ, nhân dịp nầy Thay Mặt cho Ban Tổ Chức con cúi đầu đảnh lễ thành kính tri ân công ơn giáo dưỡng Chư Tôn Đức Tăng Ni, nguyên cầu Chư Phật thùy từ gia hộ cho Quý Ngài pháp thể khinh an chúng sanh dị độ Cầu chúc Quý vị Phụ Huynh, Quý thân hữu, Quý vị quan khách thuận duyên để đáp đền ân thâm phụ mẫu Một lần nữa anh xin tán thán tinh thần phụng hiến của ACE Huynh Trương GĐPT Pháp Bảo, Chúc toàn thể ACE Vui sống bên nhau tròn đầy hiếu hạnh Ban Hướng Dẫn Úc Đại Lợi
Thư Chúc Mừng Chu Niên Lần thứ 26 của GĐPT Pháp Bảo Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính bạch Hòa Thượng cùng Thầy Cố Vấn Giáo Hạnh Kính Thưa Bác Gia Trưởng, Ban Huynh Trưởng và anh chị em đoàn sinh GĐPT Pháp Bảo Kính thưa toàn thể quí vị Đại diện cho GĐPT Huyền Quang, chúng con/tôi rất lấy làm vui mừng khi nhận được thiệp mời của anh Liên Đoàn Trưởng GĐPT Pháp Bảo mời đến tham dự lễ chu niên lần thứ 26 được tổ chức vào chủ nhật ngày 6 tháng 9 năm 2009. Trong niềm vui chung của tất cả anh chị em áo lam trên toàn nước Úc, chúng con/tôi thiết nghĩ, mỗi dịp chu niên về thì đơn vị GĐPT đó lại được trưởng thành thêm một tuổi và cũng là một dịp rất tốt để anh chị em chúng ta cùng nhìn lui để kiểm lại những ưu khuyết điểm đồng thời phác họa cho bước tiến tới, điển hình như chúng ta đã thấy qua báo cáo cũng như kế hoạch của GĐPT Pháp Bảo vừa được trình bày qua. Đồng thời cũng thấy được Chu niên cũng là dịp để tạo thêm sự thương yêu chia sẽ những thành quả của GĐ mình cùng tất cả GĐ bạn, khiến cho tình cảm thân thương giữa anh chị em trong tổ chức càng đậm đà khắng khích hơn, vòng tay thân ái mở rộng thêm, kết thân thêm nhiều Bạn Áo Lam để cùng dìu nhau trên bước đường sinh hoạt, bước đường tu học dành cho tuổi trẻ. Một đoạn đường 26 năm không phải là ngắn, nhưng GĐPT Pháp Bảo đã bước những bước vững chắc nhờ sự dìu dắt của Thầy Cố Vấn Giáo Hạnh và sự ủng hộ của ban bảo trợ cũng như sự nhiệt tình của quí vị phụ huynh trong suốt thời gian qua. Bên cạnh đó chúng con/tôi cũng thấy được để tồn tại đến ngày hôm nay, mỗi đoàn viên Pháp Bảo phải là những Huynh Trưởng biết hy sinh, dấn thân, xung phong vào cấp lãnh đạo để góp phần hướng dẫn đàn em của tổ chức và báo ân những bậc tiền bối hay Tam Bảo. Nhân ngày hân hoan trọng đại của Gia Đình Phật Tử Pháp Bảo, Tất cả anh chị em Huynh Trưởng và đoàn sinh GĐPT Huyền Quang xin thành tâm chúc mừng Lễ Chu Niên 26 năm GĐPT Pháp Bảo được thành công như ý. Nguyện cầu Chư Phật, Chư Bồ Tát luôn gia hộ cho GĐPT Pháp Bảo tiếp tục kiên trì và vững bước lèo lái, đào tạo và hướng dẫn các em, nhất là Oanh Vũ Pháp Bảo, trong tương lai trở thành những Huynh Trưởng, biết noi gương anh chị, can đảm xung phong gánh vác công việc, đem lợi lạc cho mọi người. Một lần nữa xin chúc mừng chu niên và Mến chúc tất cả anh chị em vạn sự an lành, vạn sự kiết tường. Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát. Kinh chào Tinh Tấn. Nguyên Thiện Phan Thông Chiến
Số 0948/BHD/TB.
Phật lịch 2553.
THƯ PHÚC ĐÁP Kinh gởi: Ban Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Pháp Bảo. Kính thưa quý Ban, Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Úc Đại Lợi đã nhận được Thư Mời tham dự Lễ mừng Chu Niên lần thứ 26 GĐPT Pháp Bảo, được tổ chức vào lúc 13:30 Chúa nhật, ngày 06 tháng 9 năm 2009 tại Chùa Pháp Bảo, NSW. Vì quá xa xôi và bận công việc làm, không thể sắp xếp để đến tham dự, chung vui cùng quý anh chị em Gia Đình Phật Tử Pháp Bảo nhân dịp Lễ mừng Chu Niên lần thứ 26 như trong thư mời được, Ban Hướng Dẫn: UỶ NHIỆM Huynh Trưởng QUẢNG GIẢI HUỲNH KIM HÓA, Phó Trưởng Ban Ngành Nam Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Úc Đại Lợi Thay mặt cho Ban Hướng Dẫn GĐPTVN/UĐL sẽ đến tham dự Lễ mừng Chu Niên lần thứ 26, kỷ niệm ngày thành lập GĐPT Pháp Bảo. Nhân dịp Lễ Chu Niên kỷ niệm ngày thành lập Gia Đình Phật Tử Pháp Bảo, chúng tôi tâm thành cầu nguyện Tam Bảo thường gia hộ cho anh chị em GĐPT Pháp Bảo cùng thân quyến bước qua một năm sinh hoạt mới, hàng ngày an vui tu tập, đạo tâm tăng trưởng, ý chí vững bền. Trong cuộc sống luôn được an lành, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý. Gia Đình Phật Tử Pháp Bảo gặp nhiều thắng duyên, dũng tiến trên đường Đạo.
Adelaide, ngày 22 tháng 8 năm 2009 Trưởng Ban Hường Dẫn
Tâm Lễ Vương Học
Ý Nghĩa Hoa Hồng Mùa Vu Lan Quảng Thúy Trần Nguyễn Lam Uyên Brisbane Phật Lịch 2551 Tháng bảy mùa Vu Lan, mùa báo hiếu, mùa của hai màu hoa hồng đan quyện vào nhau như nhắc nhở ta nhớ về công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha.
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Một đời mẹ khổ đau nhiều Trĩu con gánh nặng một đời trầm luân Cũng may trên bước đường trần Hãy còn nửa hạt bụi xuân hé cười Chút lòng thơm thảo mẹ ơi!!!
Công sinh thành cao như trời, nghĩa dưỡng dục rộng như biển, cho nên chúng ta hãy trân quý những phút giây bên mẹ cha, hiếu thảo bằng tất cả tấm lòng để lỡ mai này khi cha mẹ có rời xa, ta vẫn không nuối tiếc những phút giây bên Người, ta vẫn không buồn khi đấng sinh thành đã xa bởi:
Đời mẹ hy sinh nhiều, khổ đau nhiều để cho con hơi thở từ mạch máu yêu thương, để cưu mang con thành người với đong đầy chất liệu cuộc sống và để dắt dìu con đi qua cuộc đời đầy đủ niềm tin ý sống. Nói như thầy Thích Nhất Hạnh: “Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành.” Tình thương đó là tình cảm cao cả, bao la mà người đời đã cố công gìn giữ bởi tình mẹ ngọt ngào như dòng chảy của con sông yên bình, sáng trong như ánh trăng rằm tỏa sáng. Tuy nhiên, trong cuộc đời dâu bể, chúng ta đôi lúc mãi buông trôi theo dòng đời mà quên đi ân tình tổ ấm yêu thương, nơi đã nuôi dạy ta nên người với những hình ảnh cao cả thiêng liêng, đậm đà lời ru câu ca dao ngọt ngào:
Tôi không khóc vì áo cài hoa trắng Bởi trong hoa tôi thấy mẹ tôi cười Trên những nẻo đường xuôi ngược bôn ba, dẫu ta có lớn khôn thì tình cha nghĩa mẹ vẫn mãi dõi theo từng bước chân của con trẻ, cái tình cảm đó vẫn muôn đời làm cho nhân loại phải cúi đầu chiêm ngưỡng. Dẫu cho hình ảnh cha mẹ có đơn sơ có bần hàn thì ơn cha tình mẹ vẫn mãi rạng ngời với thời gian. Hôm nay, trong không khí thiêng liêng của ngày Đại Hiếu Vu Lan, xin hãy lắng đọng tâm hồn để chia sẻ nỗi buồn của những ai đang cài trên ngực đóa hoa màu trắng. Và xin anh xin chị hãy lắng lòng mình để thầm cảm ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng ta nên người, để hưởng cái hạnh phúc khi trên ngực áo nở rộ những đóa hoa hồng đỏ thắm.
THIÊN MỤ ST 26. Mỗi kỳ một ngôi chùa cổ: CHÙA THIÊN MỤ SEN TRẮNG 25 đã giới thiệu Chùa DÂU (tức Chùa Pháp Vân, còn gọi là Chùa Diên Ứng) ở Bắc ninh, Bắc phần Việt nam. Theo các sách, sử cũ và truyện tích MAN NƯƠNG thì Chùa Pháp Vân hay còn gọi là Chùa Dâu vì
Chùa tọa lạc tại làng Dâu, được xây năm 210 sau tây lịch, Chùa được xây để thờ TƯỢNG PHẬT PHÁP VÂN, một trong bốn ngôi chùa có bốn vị tượng: PHÁP VÂN, PHÁP VŨ, PHÁP LÔI và PHÁP ĐIỆN. Vẫn theo truyện tích Man Nương thì trước khi bốn ngôi chùa ấy được xây dựng, Man Nương ngày ngày đến làm công
quả tại Chùa Phúc Nham; như thế thì Chùa Phúc Nham được xây dựng trước Chùa Dâu, và chắc rằng còn có nhiều ngôi chùa khác nữa đã được xây dựng từ khi các thiền-sư từ Ấn độ theo “con đường tơ lụa” đến hoằng dương đạo pháp ở nước ta hằng trăm năm trước. Nói rõ ra, khi giới thiệu các ngôi chùa cổ, không phải SEN TRẮNG muốn giới thiệu một ngôi chùa cổ nhất tại mỗi nơi, mà chỉ giới thiệu các ngôi chùa cổ mà chúng ta thường được biết tại các địa phương trong nước. Trong tinh thần ấy, kỳ này SEN TRẮNG giới tiệu CHÙA THIÊN MỤ tại HUẾ, kỳ sau sẽ giới thiệu CHÙA HUÊ NGHIÊM tại SAIGON, rồi lần lượt đến
CHÙA MỘT CỘT, CHÙA TỪ ĐÀM, CHÙA ẤN QUANG...xin quí Anh Chị Em đón đọc. * CHÙA THIÊN MỤ là ngôi chùa danh tiếng nhất tại thành phố HUẾ, cũng có thể nói đây là một danh lam thắng cảnh của Việt nam. Tuy là ngôi chùa lâu đời tại Huế, nhưng so với các chùa ở miền Bắc đã được tôn tạo hơn một ngàn năm trước thì Chùa THIÊN MỤ còn rất “trẻ”, chỉ mới hơn 400 năm thôi!
một số ngôi chùa. Đến các Chúa Nguyễn, rồi các vua Nhà Nguyễn lại rất sùng Đạo Phật; các bà mẹ vua, các phi, tần và các công chúa khi về già cũng lập chùa để tu học...Nói chung, tại nơi nào có người Việt lập nghiệp, nơi ấy có chùa. Chuyện chùa chiền ở Huế còn nhiều, xin gác lại để trở về đề tài chính:
thiên. Trước tiên SEN TRẮNG xin giới thiệu với người đọc sự tích Chùa Thiên Mụ: “...Chúa đi dạo xem hình thể núi sông, thấy ở giữa cánh đồng xã Hà Khê (huyện Hương Trà) nổi lên một gò cao có dáng của đầu một con rồng quay lại, soi bóng xuống mặt nước con sông lớn và đẹp. Chúa dừng chân, tìm người địa phương hỏi chuyện. “Dân địa phương thưa: “Gò ấy rất thiêng”. Khi xưa có người nằm mơ thấy một bà mặc áo đỏ, quần xanh ngồi trên đỉnh gò dạy rằng: sẽ có một vị chân chúa đến dựng nghiệp ở đây, để tụ khí thiêng, cho bền long mạch. Nói xong bà già biến mất. Vì sự tích ấy mà cái gò có tên là Thiên Mụ (Bà Trời).
Chùa được Chúa Nguyễn Hoàng xây năm 1601; qua năm 1602, Chúa đi thăm tại xã Triêm Âm (huyện Phú vang), thấy Chùa “ Chúa Tiên nghe Sùng Hóa bị đổ chuyện kể cho rằng gò nát, Chúa ra lệnh ấy có linh khí và vị chân trùng tu Chùa chủ ấy chính là Nguyễn này. Nói như Hoàng. Năm 1601 Chúa thế, để chúng ta xuất tiền cho xây chùa”. hiểu được rằng, (Trích: “Chín đời ngay tại miền Chúa mười ba đời vua Thuận - Quảng, Nguyễn”. của Nguyễn đã có một số Đắc Xuân, NXB Thuận ngôi chùa được hóa. 1998). *(Tại các xây từ trước khi tỉnh Quảng Bình, Quảng Chúa Nguyễn Trị, Thừa Thiên thường Hoàng cho xây dùng tiếng MỤ để gọi Chùa Thiên các phụ nữ lớn tuổi như Mụ. Nước Đại tiếng BÀ ở trong Nam Việt (tên cũ của và ngoài Bắc.) Toàn cảnh Chùa Thiên Mụ - THƯA THIÊN HUẾ nước ta từ thời nhà Lý) đã được Chùa Thiên Mụ còn các vua Chiêm thành nhường gọi là Linh Mụ, là một thắng đất Quảng bình và Quảng trị CHÙA THIÊN MỤ cảnh của thành phố Huế, có thể cho nước ta từ thế kỷ thứ 11, và Sự tích Chùa Thiên Mụ: nói đó là một danh thắng đặc Thuận hóa, Quảng nam từ thế kỷ Chùa Thiên Mụ tọa lạc tại “gò sắc của Việt nam. Tại Huế có thứ 14. Thời gian này, Đạo Phật đất Thiên Mụ”, ở khúc quành nhiều danh lam thắng cảnh, riêng đang thịnh hành tại Đại Việt, nên của dòng sông Hương thơ mộng, Chùa Thiên Mụ có điạ điểm gần khi người Việt di dân đến vùng thuộc thôn Hà Khê, xã An ninh, trung tâm thành phố nhất. Từ đất mới, chắc cũng đã xây dựng huyện Hương trà, tỉnh Thừa giữa lòng thành phố Huế, nếu đi
bằng thuyền hay đò theo dòng sông Hương lên phía tây (tức là hướng lên nguồn của sông Hương), qua khỏi cầu Bạch thổ (Bạch hổ) thì phía tả ngạn của sông Hương là thôn Kim Long rồi đến thôn Hà Khê; phía hữu ngạn là thôn Phường Đúc rồi đến thôn Thọ Xương. (Ở Huế có câu ca dao thường được các chị, các bà mẹ dùng để hát ru em: Gió đưa cành trúc là đà, Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương). Nếu đi đường bộ thì chỉ men theo dòng sông Hương là có thể đến Chùa Thiên Mụ. * Diễn tiến xây dựng Chùa Thiên Mụ.- Sơ lược giai đoạn lịch sử nước ta khi Chúa Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên) vào trấn thủ xứ Thuận hóa - Quảng Nam: Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng viết chiếu nhường ngôi cho mình. Mạc Đăng Dung lên làm vua lấy niên hiệu là Đại Chính, tức Mạc Thái tổ. Năm 1533, một cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim nổi lên chống họ Mạc để khôi phục cho nhà Lê. Năm 1545, ông Nguyễn Kim bị một hàng tướng của nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết, rể của Nguyễn Kim
là Trịnh Kiểm lên cầm quyền lãnh đạo cuộc chiến đấu chống nhà Mạc. Ông Nguyễn Kim có hai người con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng đã trưởng thành, cũng đã cầm quân, có nhiều chiến công. Năm 1558, ông Nguyễn Uông bị chết một cách mờ ám, ông Nguyễn Hoàng sợ hãi bèn nhờ chị là Ngọc Bảo (vợ của Trịnh Kiểm) xin với Trịnh Kiểm để vào trấn thủ đất Thuận Hóa, để thủ thân. Năm 1570,Nguyễn Hoàng được giao thêm nhiệm vụ trấn thủ Quảng Nam. Từ đó, Nguyễn Hoàng dần dà tiến tới ý đồ “sơn hà một cõi” rồi đưa đất nước vào cuộc TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH. Trong thế phân tranh, ông Nguyễn Hoàng phải chiêu hiền đãi sĩ và giữ lòng dân, ông đem đạo từ bi của nhà Phật để nuôi sức mạnh của lòng người. Vì thế, từ Chúa Tiên, tức Nguyễn Hoàng cho đến các đời con cháu đều lo xây chùa, truyền đạo. “Năm 1601, ông đã bắt đầu xây dựng chùa Thiên Mụ ở xã Hà Khê, huyện Hương Trà. Năm sau, vào mùa Vu lan, chúa đến chùa Thiên Mụ lập trai đàn và làm lễ bố thí. Chúa lại cho dựng chùa Sùng Hóa trên nền một ngôi chùa cổ ở xã Triêm Ân huyện Phú Vang. Năm
1607, chúa cho lập chùa Bảo Châu ở Trà Kiệu Quảng Nam. Năm 1609, chúa lại lập chùa Kính Thiên ở Thuận Trạch, Quảng Bình. Sau khi chúa dựng xong dinh Quảng Nam ở xã Cần Húc, chúa lại cho lập một ngôi chùa gần đó, gọi là chùa Long Hưng, ở về mé sông của trấn. “Như vậy trong ý của chúa Nguyễn, đạo Phật có thể làm nơi nương tựa tinh thần cho công trình lập quốc của dòng họ Nguyễn.”(Trích “Việt nam Phật giáo sử luận” tập II, của Nguyễn Lang, trang 145, NXB Lá Bối.1986) -*Nguyễn Lang là bút hiệu của Thiền sư Nhất Hạnh. Như trên đã cho biết, Chùa Thiên Mụ được xây năm 1601; đến năm 1665, Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu Chùa lần thứ nhất, việc trùng tu kéo dài đến đời Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) mới hoàn thành. Trong công cuộc trùng tu lớn này, năm 1710 Chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho đúc Đại Hồng Chung cao 2,5m, nặng 3385 cân; năm 1715 Chúa cho dựng một tấm bia cao 2,85m đặt trên lưng rùa bằng đá cẩm thạch. Năm 1844, vua Thiệu Trị theo di chúc của vua Minh Mạng cho xây một ngôi tháp 7 tầng, cao hơn 21m, gọi là Tháp Từ Nhơn, qua năm 1845, đổi tên là Tháp Phước Duyên. Trong thời gian chiến tranh 19451947, chùa bị hư hại khá nhiều, nhưng sau năm 1954 đến năm 1975, chùa đã được xây dựng lại và Tháp Phước Duyên, Đại Hồng Chung cũng như tấm bia đá vẫn tồn tại cho đến hiện nay. Hình toàn cảnh Chùa Thiên Mụ và hình Tháp Phước Duyên (tức Tháp Từ Nhơn).
VÀI ÐỀ NGHỊ CHO
NGÀY HIẾU
“Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Câu ca dao truyền từ bao đời lúc nào cũng đúng. Cha là người có công nuôi dưỡng. Mẹ là người mang nặng đẻ đau. Thương yêu đùm bọc con cho đến lúc khôn lớn. Vì thế, ơn Cha Mẹ như núi, như biển! Làm con, chúng ta chẳng những biết ơn, mà còn phải hiếu thảo đối với Cha Mẹ. Phật dạy “Ðạo hiếu đứng đầu trong muôn hạnh lành”. Như vậy, người Phật tử, muốn tròn Ðạo Hiếu ta phải làm gì?
Chúng ta là đoàn sinh GÐPT. Nhân dịp Vu Lan ta chọn làm ngày Hiếu. Ngày Hiếu đây không chỉ riêng cho Oanh vũ, mà còn áp dụng luôn cho ngành Thiếu và ngành Thanh. Sau đây là một số đề nghị cụ thể: 1) Oanh vũ: - Giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa (quét nhà, hút bụi, rửa chén, lau tủ lạnh v.v…) - Làm bài tập đầy đủ. - Luôn vui vẻ và vâng lời Cha mẹ. - Ít chơi Games. - Huynh trưởng có thể phát động phong trào 1 tuần Hiếu để chấm điểm các em. 2) Ngành Thiếu & Thanh:
Như vậy, người Phật tử, muốn tròn Ðạo Hiếu ta phải làm gì? Các em Oanh vũ hiếu thảo với Cha Mẹ, co lẽ chẳng cần làm gì! Bởi vì nếu thật sự thương cha, thương mẹ. Em sẽ làm những việc mà chẳng cần người lớn bắt làm. Các em sẽ tự mình đánh răng, rửa mặt, thay áo quần đi học. Các em tự mang bài ra học khỏi chờ Cha Mẹ nhắc nhở. Các em tự biết mình phải làm gì cho Cha Mẹ vui lòng. Cha mẹ la rầy, phải biết nghe theo, không nên oán trách, hờn giận cha mẹ. Ngày xưa, Ðức Mục Kiền Liên vì thương mẹ bị đoạ, cầu xin Chư Phật cứu Mẹ thoát khỏi Ðịa ngục. Và từ đó ta có ngày Lễ Vu Lan.
- Thăm viếng Cha mẹ (nếu ở riêng) - Mua quà (nếu có thể) - Ðưa Cha mẹ đi ăn tối hoặc đi Chùa. - Thăm viếng Ông Bà (Nội, Ngoại) - Thăm viếng người già (ở Nursing Home) - Tổ chức 1 việc gì đó có ý nghĩa Hiếu. - Tổ chức buổi họp mặt Gia Ðình có Cha mẹ, Ông bà tham dự. - V.v.. Hy vọng mọi người có 1 ngày Hiếu đầy ý nghĩa. HTr. Minh Quang Trần Anh Kiệt
CHO
Giúp tiền Giúp của Tặng lời thương. Gieo duyên Làm phước Xây đời đẹp Sống đời Rộng rãi Tỏa ngát hương.
THƯƠNG Thương cha Thương mẹ Đạo làm con Thương anh Thương chị Tình huynh đệ Người tình Bạn hữu Mãi sắt son.
LÀM
Việc nhà Việc nước Cố lo toan Việc nặng Việc nhẹ Sống phải cày Hết lòng Hết sức Thế mới ngon.
TU
Giữ ý Giữ lời Bỏ sân si Soi tâm Soi tánh Thân thanh tịnh Học ăn Học nói Miệng cười khì. Mõca, 22.05.09
DẤN THÂN KHÔNG THỐI CHUYỂN. Hơn 2500 năm trước, một chàng thanh niên 29 tuổi, một ông hoàng, một vị tháitử có chiếc ngai vàng chờ sẵn, có vợ đẹp, con thơ... đã bỏ lại sau lưng tất cả để RA ĐI. Tại sao? Bởi vì người thanh niên ấy thấy máu nào cũng đỏ, nước mắt nào cũng mặn mà giữa cuộc đời thì “Kẻ ăn không hết, người lần không ra!” và bởi vì “SINH, LÃO, BỆNH, TỬ” trong kiếp chìm nổi không bao giờ dứt! Thái-tử Siddhatta ra đi với ý nguyện GIẢI NỖI KHỔ ĐAU LUÂN HỒI từ đời này qua đời khác, từ kiếp này qua kiếp khác. Thế mà...Thế giới ngày nay, hơn 2500 năm qua vẫn còn luân hồi cuộc chém giết lẫn nhau, vì con người vẫn còn tham, sân, si... là một nghiệp chướng muôn đời.
Con đẻ của THAM, SÂN,
SI là ý thức HƠN – THUA. Cũng theo nghĩa luân hồi thì vòng tròn HƠN – THUA và THAM, SÂN, SI không dứt. Chưa hết hơn thua thì chưa hết oán thù. Hơn thua, hận thù vẫn tầng tầng, lớp lớp. Vẫn đời này qua đời khác, vẫn kiếp này qua kiếp khác.
TẠI SAO ?
Tại CÁI TÔI là ngọn nguồn mọi khổ đau của mỗi chúng ta, của cả loài người.Vì CÁI TÔI đưa đến so sánh HƠN, THUA. Tôi thua anh nên tôi phải làm sao để bằng anh và để hơn anh.Tôi hơn anh và tôi phải hơn anh thêm nữa, mãi mãi trong nghiệp chướng HƠN THUA. Người ÁO LAM chúng ta học Phật để mong thấu hiểu lẽ vô thường, để cố gắng dẹp bớt CÁI TÔI, dẹp bớt THAM, SÂN, SI, dẹp bớt ý thức HƠN THUA, để dẫn dắt nhau trong con đường góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo, đó là mục đích cao cả và đầy khó khăn mà các Anh Chị của chúng ta đã dày công xây dựng, trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, khó khăn càng ngày càng
chồng chất! Cho đến hôm nay, GĐPTVN tại nước Úc đã gần 30 tuổi, nhưng nhiều chướng duyên vẫn là vật cản trên con đường tu học của chúng ta, dù anh chị em chúng ta vẫn kiên trì theo con đường mà các thế hệ đàn anh, đàn chị đã dày công gây dựng và duy trì. Chúng ta vẫn luôn luôn nhớ châm ngôn ĐOÀN KẾT BẤT KHẢ PHÂN, DẤN THÂN KHÔNG THỐI CHUYỂN. Dù rằng ÁC ĐẢNG ở trong nước đã cố tình chia cắt đoàn thể chúng ta, dù rằng MA QUỈ ở hải ngoại quấy phá chúng ta, chúng ta hãy nhắc nhở nhau: “Dấn thân không thối chuyển”. Trong 6 năm tìm đạo của thái-tử Tất Đạt Đa và 45 năm hành đạo của Đức Phật, nếu có một phút nào buông lơi, thì nhân loại không có được ÁNH SÁNG CỦA ĐẠO GIẢI THOÁT hôm nay. Cho nên, cái tinh thần DẤN THÂN KHÔNG THỐI CHUYỂN là ngọn đuốc soi đường của chúng ta, như lời Đức Phật đã dạy: HÃY TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI. Mùa Vu lan 2553, Nguyên Phước.
MẸ TÔI. Hay là thân phận của một người đàn bà Việt nam trong thời ly loạn. Người Huế gọi Mẹ là Mạ. Tiếng Mạ thân thương, rất tự nhiên. Đứa bé lên hai khi bắt đầu học nói, tiếng đầu lòng là: Ma Ma. Không như Tố Hữu, tên thi nô cộng sản, đã trơ trẽn, gượng ép, nói bậy nói bạ trong một bài thơ ca tụng các lãnh tụ cộng sản của y, từ lão Hồ tặc đến Mao Xếnh Xáng, đến tên độc tài số một của nhân loại là Stalin. Cái tên khát máu, nghe nhắc đến là rợn người, nổi da gà, thế mà y viết: “Vui biết mấy khi nghe con học nói, Tiếng đầu lòng, con gọi Xít-talin.” Tình thương yêu của đứa con đối với Mẹ là một thứ tình thương yêu thiêng liêng. Tình thương yêu đó cao quí và rất mãnh liệt. Thương cha, thương mẹ hơn cả thương yêu chính bản thân mình, dù rằng không bằng tình Mẹ thương con: “Mẹ thương con biển trời lai láng, Con thương Mẹ, con tính từng ngày.” Nhưng tên thi nô cộng sản Tố Hữu, vì mưu đồ chính trị, vì mặc cảm nô lệ, đã hồ đồ viết: “Thương cha, thương mẹ, thương chồng, Thương mình thương một, thương Ông (Stalin) thương mười.” * Mạ lấy chồng năm hai mươi tuổi, năm
hai mươi mốt tuổi có con - đứa con trai đầu lòng và duy nhất là con. Năm hai mươi hai tuổi chồng đi tù vì hoạt động chống sự cai trị của thực dân Pháp. Và năm hai mươi ba tuổi chồng chết - chết trong tù, tại nhà lao Hỏa lò, Hà Nội, mà sau này trong thời kỳ chiến tranh Quốc - Cộng, tù binh Mỹ vẫn gọi đùa là Khách sạn Hilton Hanoi. Năm 1940, Mạ rời Đà Nẵng, nơi làm việc của Ba, rời căn nhà trong cư xá Hỏa xa để trở lại Huế, về lại làng Phong Lai, bên bờ Phá Tam Giang, quê của Mạ. Hai mẹ con sống trong sự đùm bọc yêu thương của Ông Bà Ngoại. Quê Nội là làng Lai Hà cũng gần đó, chỉ cách một cánh đồng nhỏ, nên việc đi lại cũng thuận tiện. Năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền. Rồi một thời gian ngắn sau đó, thực dân Pháp trở lại. Toàn dân được lệnh tản cư. Phải tiêu thổ kháng chiến. Tòa nhà của Ngoại, gồm hai ngôi nhà ngói và ba mái nhà tranh bị phá hủy. Tường vách loan lổ, nhà cửa xiêu vẹo. Ông Bà Ngoại, các cậu, các dì, kể cả những người làm đều tản cư. Nhưng Mạ vẫn ở lại nhà, cùng với một vaì người bà con láng giềng để trông coi nhà cửa, ruộng vườn. Năm 1946, một người cậu bị Tây bắt đem về Sịa, quận lỵ của Quận Quảng Điền rồi bị giết. Một mình Mạ đã xuống Sịa, thuê mướn vài người địa phương tìm xác cậu. Và trong đêm tối, đã bốc được xác cậu mang về làng an táng.
Tình hình quê ngoại lúc đó rất loạn lạc. Lính Tây ruồng bố thường xuyên. Gia đình ngoại vẫn còn tản cư xa trong vùng rừng rú. Trong lúc đó quê nội tương đối yên tĩnh. Tây vừa đóng một đồn cấp đại đội, và đã thiết lập xong chính quyền địa phương. Mạ gửi con ra sống với gia đình nội. Nhưng một biến cố đẫm máu đã xảy ra trong nhà Nội. Vào một đêm tối trời của tháng 5 năm1946, bọn khủng bố Việt Minh xông vào nhà Nội, chúng bắn, chúng giết tất cả những người lớn mà chúng bắt gặp. Chúng kết tội là Việt gian. Tổng cộng gần ba mươi mạng người. Họ là những bà con, láng giềng mỗi đêm đến ngủ nhờ trong nhà Nội với hy vọng lính Tây sẽ không cướp phá, bắn giết những gia đình giàu có. Sau biến cố đó, Mạ đưa con trở lại nhà Ngoại. Năm 1953, chiến cuộc lan rộng. Giặc Pháp cho máy bay ném bom, bắn phá bừa bãi. Gia đình Ngoại một lần nữa phải tản cư. Nhưng Mạ vẫn ở lại nhà để trông coi ruộng vườn. Một người cậu bị Việt Minh bắt đưa lên rừng. Mạ đã đi tìm. Mạ mang đến cho cậu những bịch mắm ruốc, những gói cám rang, những viên thuốc ngừa sốt rét. Mạ bị bắt đi dân công, đi tải lương thực, tải đạn cho bộ đội Việt Minh hàng tháng trời. Mạ đã chịu bao vất vả hiểm nguy. Khi Hiệp định đình chiến Genève được ký kết, vì nông nổi, con của Mạ đã theo đoàn người đi tập kết
ra Bắc với lòng mong ước được tiếp tục việc học, măc dù một năm trước đó, con Mạ đã làm đơn xin ra Liên khu IV học, nhưng nhà cầm quyền địa phương không chấp thuận, vì con của Mạ là cháu của “địa chủ cường hào ác bá”. Sau chuyến đi buôn nguy hiểm từ Huế về, con của Mạ đã theo đoàn người tập kết lên đến dãy núi Trường sơn, đang chờ liên lạc dẫn đường. Mạ đã vội vã cùng vài người bà con tức tốc đuổi theo, và đã kịp kéo con trở lại. Năm 1962, với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, cũng muốn “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa”, con của Mạ đã sớm “Xếp bút nghiêng theo việc đao cung”. Được tin con vào lính, Mạ đã khóc ròng nhiều đêm. Vì con là con một. Con một “như thóng mắm đầu giàn”. Thóng mắm để ở đầu giàn thì rất dễ rớt, dễ vỡ. Nhưng bốn năm lính trôi qua thật nhanh, vì chữ HIẾU, con làm đơn xin giải ngũ, mặc dầu con đường binh nghiệp của con rất hanh thông. Con của Mạ đã trở về nguyên vẹn, dù đã vài lần bị thương. Rồi biến cố Tết Mậu Thân năm 1968. Con của Mạ lại “Áo nhung trao quan vũ từ đây. Phép công là trọng, niềm tây sá nào”. Khi tái ngũ, con của Mạ đã vào phục vụ một Binh chủng khét tiếng, đó là Biệt Động Quân. Một lần nữa, Mạ lại chạy đôn chạy đáo, Mạ nhờ người bác trước đây từng là quản gia cho cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, quen biết nhiều nghị sĩ, tướng lãnh, bày vẽ cách làm đơn xin
cho con về phục vụ tại đơn vị không tác chiến. Mạ đã kêu đến Tổng Thống, kêu đến Nghị sĩ, Dân biểu, kêu đến Tổng trưởng Quốc phòng,…Nhưng Mạ đã không được toại nguyện. Đáng lẽ con một của góa phụ, hoặc là được miễn dịch, hoặc là chỉ phục vụ tại hậu phương, như quân đội của các nước văn minh. Cuốn phim: “Save Private Ryan” nổi tiếng được trình chiếu mấy năm trước đây đã nói lên điều đó. Nhưng con của Mạ vẫn tháng ngày cùng đơn vị “gối đất nằm sương”, đi hết cánh rừng này đến khu rừng khác để tiểu trừ cọng phỉ xâm lược. Năm 1975, do sự phản bội của người bạn đồng minh Hoa Kỳ, do những người lãnh đạo đất nước kém khả năng, quân cộng sản tiến chiếm Saigon. Viêt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Quân Lực Viêt Nam Cộng Hòa, một đội quân hùng mạnh nhất Đông Nam Á Châu phải theo lệnh ông Tổng thống 48 giờ, kiêm Tổng Tư lệnh tối cao Quân đội, buông súng đầu hàng vô điều kiện quân xâm lược cộng sản Bắc Việt. Con của Mạ phải bị tập trung đi học tập cải tạo, tức là đi tù khổ sai tận ngoài rừng núi Việt Bắc âm u. Cũng như 35 năm trước, tại Thành Phố Huế quê hương, Mạ đã khóc khi tiễn Ba vào tù - tù Pháp. Lấy chồng, những tưởng nương tựa vào chồng. Nhưng chồng vào tù, Mạ đã thay chồng dạy trẻ. Một lần nữa Mạ lại khóc. Mạ khóc cho chính Mạ, hay cho đứa con của Mạ?
Nước mắt tiễn đưa chồng vào tù Pháp, nước mắt tiễn đưa em đi tù Việt Minh. Bây giờ Mạ còn nước mắt để tiễn đưa con đi tù Việt cộng? Cuộc đời của Mạ, một cuộc đời gian truân, sầu tủi và chịu đựng! Ngày Mạ nhắm mắt lìa đời, con của Mạ, dâu của Mạ, các cháu của Mạ, không có một ai ở gần bên Mạ. Tất cả đang ở tận phương trời xa. Xa nửa vòng trái đất. Mạ đã không chịu rời quê cha, đất tổ. Mạ nhất định ở lại, cũng như trước đây trong chiến tranh, Mạ quyết bám lấy mảnh đất quê hương. Nhưng Mạ đã ra đi thật nhẹ nhàng trong tình thương yêu của bà con, bạn bè lối xóm. Tang lễ của Mạ đã được các thầy của ba chùa ở Hóc Môn, Phú Nhuận đến tụng kinh cầu siêu, đã được cả xóm tiễn đưa ra nơi an nghỉ cuối cùng. Hôm nay nhằm Lễ Vu Lan, Mùa Báo Hiếu. Chúng con không còn Mạ để có dịp báo hiếu. Nhưng con xin nhắc lại một vài công đức của Mạ, những tháng ngày gian truân mà Mạ đã trải qua trong cuộc đời khốn khổ của Mạ. Cũng là cách để tưởng nhớ công đức của đấng sinh thành, cũng là cách báo hiếu vậy. Michigan, Mùa Báo Hiếu 2005. Bảo Định Nguyễn Hữu Chế
GĐPT Chánh Tâm Vu Lan PL 2553