Lễ Nghi Trong Phật Giáo

Page 1

LỄ NGHI TRONG PHẬT GIÁO I. Dẫn nhập: Người Phật Tử khi nhìn chiêm ngưỡng tôn tượng Đức Phật, các vị Bồ Tát trang nghiêm thanh thoát hay vào một ngôi chùa trước điện thờ, Tam Bảo với lòng tôn kính ta chấp tay quỳ xuống đảnh lễ (đầu thành đảnh lễ - gieo năm vóc sát đất) đó là lễ Phật. Lắng lòng nghe tiếng chuông đại hồng khởi lên và tiếng tụng kinh trầm bổng của Chư Tăng lòng ta cảm thấy nhẹ nhàng, an lạc. Những bài tán dương Tam Bảo với tiếng trống cơm, kèn tiêu, phách trắc hoà lên trong các buổi lễ đạo nên một âm thanh trầm ấm áp trang nghiêm đó là lễ nhạc. Ở trên bàn thờ thấy hương thơm quyện toả, đèn đuốc sáng trưng, hoa chưng đẹp đẽ, trà thơm trái bánh tươi tốt, thức ăn bày biện đầy đủ đó là cỗ lễ. Trong những buổi lễ tại chùa, các lễ cầu an, cầu siêu, sám hối, trai đàn chẩn tế v.v… Chư Tăng tán tụng tuyên sớ bạch Phật, đảnh lễ Tam Bảo. Cũng có lúc ba hồi chuông trống Bát Nhã khởi lên làm cho tâm ta phấn chấn, chánh niệm đó là phần nghi lễ. Chính những sự kiện nêu trên gọi chung lễ nghi của Phật Giáo gồm: Cỗ lễ, nhạc lễ và nghi lễ. Lễ nghi Phật Giáo Trung Quốc sẽ khác với Lễ nghi Phật Giáo Tibet hay Bhutan; Lễ nghi Phật Giáo Việt Nam cũng rất khác với lễ nghi Phật giáo Nhật bản, Hàn quốc mặc dù có một điểm giống nhau duy nhất là thành tâm và chí kính. Cũng vậy, lễ nghi Phật giáo Trung phần về hình thức, tiết điệu rất khác với lễ nghi Phật giáo Bắc phần hay Nam bộ. Từ đó tổ chức GĐPT Việt Nam đã đơn giản hóa hoàn toàn để phù hợp tuổi trẻ và thời đại. Đơn giản nhưng vẫn phải đủ lễ nghi, đúng theo chánh Pháp, bao gồm sự hòa hợp nhẹ nhàng trong 3 phần: nghi lễ tôn giáo, lễ hành chánh và lễ truyền thống được phân biệt rõ ràng. Tuy nghi lễ Phật giáo đối với tổ chức GĐPT đã châm chế, đơn giản rất nhiều nhưng Huynh trưởng của tổ chức GĐPT Việt Nam cần phải học hỏi tìm hiểu dựa trên tinh thần “nhập gia tùy tục - nhập giang tùy khúc” để khi tham gia Phật sự hoặc hộ giới, trợ niệm… chúng ta không phải bối rối, ngỡ ngàng vì thiếu hiểu biết. Ít ra là sự thông hiểu mọi nghĩa lý để giải thích, hướng dẫn đoàn sinh của mình.

II. Phần nghi lễ: 1/ Định nghĩa: Nghi lễ là gì? Nghi là nghi thức, khuôn mẫu, các hình thức lễ lược bề ngoài hàm tàng bao ý nghĩa sâu xa phát ra từ nội tâm, thuộc phần nghi thức; Lễ là cách bày tỏ ý cung kính của mình lấy hình thức lễ cúng mà nói lên niềm tôn kính bên trong. Học nghi lễ là học những cách thức làm lễ, học những bài tụng niệm để ứng dụng trong khi nguyện cầu, cúng hiến, dâng tế... Nghi lễ của Phật giáo bao gồm các lễ: nhạc lễ, nghi thức tụng niệm, lễ lạy, tán tụng v.v… Riêng phần lễ lược trong các khoá chẩn tế trai đàn, Tiểu mông sơn, thí thực, các lễ Phật Đản, Thành Đạo Chư Phật thì có phần nghi thức riêng. Các lễ cầu an, cầu siêu, sám hối hay đám tang thường Chư Tăng có đọc sớ điệp gọi là văn sớ, cách đọc khác nhau và cách tác bạch một buổi lễ cúng dường thưa thỉnh Chư Tăng Ni chứng minh. Hàng Huynh trưởng cần phải biết để tổ chức, ứng dụng cho trang nghiêm buổi lễ. A. Lễ lược trong GĐPT. (Theo tài liệu huấn luyện Huyền Trang trang 143 đến 181)


Lễ lược của GĐPT phân làm 3 loại: 1. Lễ tôn giáo. 2. Lễ hành chánh. 3. Lễ truyền thống.

- Nghi thức tụng niệm GĐPT: Thập niên 1940s-1950s, giai đoạn hình thành và phát triển GĐPT khắp ba miền Bắc-Trung-Nam, chư vị Tôn Túc và Cư sĩ đã sớm nhận ra rằng nên đơn giản hóa các nghi tiết, thiết cúng trong các lễ nghi Phật giáo cho phù hợp, thích nghi với tuổi trẻ thời đại, nhằm mục đích giáo dục Đạo đức Phật giáo là chính. Chư tăng đã nghiên cứu và thống nhất tu soạn thành quyển Nghi thức tụng niệm dành cho GĐPT đã góp phần rất lớn trong công cuộc thống nhất GĐPT chung trong một quyển Nghi thức cho đến nay. Trước khi phân tích chi tiết các lễ lược đã được đơn giản hóa trong GĐPT, chúng ta cần am tường một số các nghi thức, tập tục Phật giáo lâu đời qua phần hành lễ tại các tự viện theo nghi thức Thiền môn: B. Nghi lễ của thiền môn: (tại chùa, mỗi thời đều có nghi thức riêng.) 1/. Các nghi thức nhật tụng (mỗi ngày): - Công phu khuya: (thời tụng kinh Lăng Nghiêm, Đại bi và thập chú là chính) - Cúng ngọ Phật: (Cúng dường Chư Phật, Bồ Tát vào ban trưa) - Công phu chiều: (Cúng cầu thí cháo cho cô hồn các đảng) - Công phu tối: (Thời tịnh độ, toạ thiền từ 19 giờ) 2/. Nghi thức tang lễ: Theo nghi thức của Ngài Liêu Tạng Thiền Sư Đời Tống biên soạn do Tổ Đình Từ Hiếu - Thừa Thiên Huế ấn bản năm 1966. 1. Hộ niệm khi sắp lâm chung. 2. Trì quan và nhập liệm (liệm tẩn xác vào quan tài) 3. Lễ phục hồn. 4. Lễ khai kinh (thỉnh Tam Bảo) 5. Lễ tiến linh (cúng cơm vong) 6. Lễ thành phục (mặc áo tang, chít khăn) 7. Lễ thiết linh sàng. 8. Trì kinh Phổ An. 9. Lễ sái tịnh. 10. Lễ tịch điện (Lễ quy y linh, thuyết linh đêm cuối) 11. Lễ triệu điện (cúng cơm chiều) 12. Lễ triệu tổ (cúng cáo từ đường ông bà) 13. Lễ cáo đạo lộ (Trình xin phép đi đường lễ cúng giờ tối hay sáng sớm trước khi đưa tang) 14. Lễ khiển điện (Triệt linh sàng) (cúng cơm trước khi đưa) 15. Lễ động quan (lễ khiêng quan tài đi chôn) 16. Lễ trì huyệt (cúng tại mộ trước khi chôn) 17. Lễ phản khốc (An sàng) (lập bàn thờ thỉnh lư hương về lại nhà) 18. Lễ khai mộ môn (mở cửa mả sau 3 ngày) 19. Lễ trừ phục (Xả tang) 20. Nghi hoàn kinh. Những nghi tiết này do chư Tăng, Ni chủ trì, hành lễ hướng dẫn hàng Phật tử hộ niệm, tùy theo mỗi miền, mỗi tông phái sẽ có những sự thay đổi khác biệt. Nếu ở thôn xa, làng mạc vùng cao không có sự hộ niệm của chư Tăng, ni. Huynh trưởng GĐPT cần phải biết một số nghi thức căn bản để hộ niệm hướng dẫn gia chủ có niềm tin kính nơi chánh Pháp


* Về nghi thức trong các buổi lễ do GĐPT tổ chức như cầu an, cầu siêu, sám hối tuỳ theo nhu cầu thời gian vị chủ lễ có thể lược bớt. Đại để như cầu siêu tụng chú Đại Bi, Sám Nguyện, danh hiệu Chư Phật Bồ Tát, Bát Nhã, Vãng Sanh, Tam tự qui, Hồi hướng, không tụng kinh A Di Đà. Người Huynh trưởng phải năng thực tập, lễ lạy đúng để điều khiển một buổi lễ, làm mẫu cho các em. Nếu không tập làm chủ lễ sẽ rụt rè, lúng túng mất bình tĩnh trước các em và tang gia buổi lễ mất trang nghiêm. Nhưng nếu nhập đạo tràng với chùa viện sở tại và Ban hộ niệm, dĩ nhiên ta phải tuân thủ theo các nghi thức Thiền môn do chư Tăng Ni chủ sám dẫn chúng. Sau đây là các phương cách và ý nghĩa xử dụng các Pháp khí, pháp cụ theo Thiền môn:

III. Cách sử dụng Pháp khí, Pháp cụ Phật Giáo Việt Nam: 1. Ý nghĩa và cách sử dụng, chuông, mõ: a) Riêng về thể thức hồi chuông mõ hai thời khoá tụng công phu, khác với các lễ thường. Người trì chuông gọi là Duy Na; người trì mõ được gọi là Duyệt chúng. Ngài Diệu Thiền Sư có chỉ định phương pháp như sau: Xếp đặt mọi công việc xong xuôi. Trước khoá tụng súc miệng, rửa mặt buộc dây chân, bận y phục, thắp hương đèn xong. Đến trước án kinh, đánh ba tiếng chuông, tịnh tâm quán tưởng Phật, Pháp, Tăng, thường trú Tam Bảo. Tiếp đánh 1 tiếng chuông, lạy 1 lạy, tiếng thứ hai và tiếng thứ ba cũng thế. Lạy xong đứng thẳng ngay ngắn, ấn một tiếng chuông nhẹ, rồi bắt đầu lên 3 hồi mõ để tụng, mỗi hồi mõ có 24 tiếng, 3 hồi có 72 tiếng cả lớn và nhỏ. Trong mỗi hồi mõ lại phân định thành bốn thể thức biểu pháp như sau: 1. Khởi Tam: Thức 3 tiếng nhỏ ● ● ● Biểu thị ý nghĩa: Diệt ba độc, chứng ba thân. 2. Lôi Thất: Trỗi bảy tiếng vừa ● ● ● ● ● ● ● Biểu thị ý nghĩa : Diệt 7 chi tội, chứng thất giác chi phần. 3. Đã Thập: Đánh 10 tiếng chuông lớn (tức là hồi, trước lớn sau nhỏ) ●●●●●●●●●● Biểu thị ý nghĩa Diệt 10 điều ác, chứng 10 thân Phật. 4. Diệt Tứ: Dứt 4 tiếng nhẹ ● ● ● ● Biểu thị ý nghĩa: Tu 4 Đế, chứng 4 đức và 4 trí vậy. Trước khi tụng phải đánh đủ ba hồi mõ như vậy để biểu thị ý nghĩa Ba Luân Không Tịch. b) Cách đánh chuông trong khi hồi mõ: Điều nầy không thấy Ngài Diệu Thiền Sư chỉ rõ nhưng thông thường trong các tự viện, chùa thì bất cứ lúc nào trước khi lên mõ đều có ấn nhẹ một tiếng chuông (gọi là thức chuông). Riêng về chuông cũng phải ấn nhẹ rồi mới đánh. Để biểu thị ý nghĩa Nhất Tâm Bất Loạn và tránh sự bất ngờ chuông bị tức bể. Cần lưu ý hơn, trong phần lôi thất về tiếng thứ 7 của mỗi hồi mõ đều có đánh một hồi chuông tức là ba hồi mõ đều có đánh 3 tiếng chuông. Đặc biệt cho phần Diệt tứ, về tiếng mõ của hồi sau cùng có đánh thêm một tiếng chuông để chấm dứt 3 hồi mõ.


Tóm lại, trong 72 tiếng của ba hồi mõ có đánh 5 tiếng chuông kể cả tiếng ấn nhẹ lúc ban đầu. Lấy một biểu thức để ví dụ về ba hồi chuông mõ như sau: Thúc ba, trỗi bảy, hồi mười. Sau cùng dứt tứ khuyên người nhớ luôn Ba hồi mõ, năm tiếng chuông Tiếng đầu ấn nhẹ lệ thường từ xưa. Sau ba hồi mõ cũng ấn một tiếng chuông nhẹ rồi cử tán, nếu không biết tán thì cứ vào đề kinh cử tụng. Khi tụng một mình hoặc đồng chúng cũng cần đánh chuông mõ cho thẳng và đều, đừng quá nhanh cũng đừng quá chậm. Cốt sao hồi tụng và tiếng mõ điều hoà ăn nhịp với âm hưởng thiền vị thanh thoát là được. Các bài chú Đại Bi, Vãng sanh, Thập chú mõ hơi nhanh để hơi dễ thoát nhẹ. Riêng nghi thức GĐPT và các đạo tràng thì cách sử dụng chuông mõ đơn giản hơn. 2/. Bài kệ và cách đánh chuông trống Bát Nhã: Trước khi đánh chuông trống hãy kiểm tra trống, chuông, đùi đánh trống. Chuông khởi nhẹ vào vành gọi là thức chuông từ một đến ba hồi nhẹ. Bên trống cũng vậy, chậm rãi. Nhớ xong, trước khi dừng là dứt tứ. Chuông có 1 tiếng điểm sau cùng. Phải thuộc bài kệ : Bát Nhã Hội (3 lần), Thỉnh Phật thượng đường (1 lần), Đại chúng đồng văn (1 lần), Bát Nhã âm (1 lần), Phổ Nguyện Pháp Giới (1 lần), Đẳng hữu tình (1 lần), Nhập Bát Nhã (1 lần), Ba la mật môn (4 lần), đến lần thỉnh chuông trống thứ 3 là dứt tứ. • 1 chuông, 1 trống, 1 chuông, 2 tiếng trống 1 chuông 1 trống sau 1 tiếng chuông. a- Cách đánh : Lời Chuông Bát Nhã Hội c Bát Nhã Hội c Bát Nhã Hội c Thỉnh Phật Thượng Đường c Đại chúng đồng văn c Bát Nhã Âm c Phổ nguyện Pháp giới c Đẳng hữu tình c Nhập Bát Nhã c Ba la mật môn cccc Ba la mật môn cccc Ba la mật môn cccc Đổ hồi c  c  c  c  Dứt tứ Chuông  Chuông   Chuông  Chuông 3/. Cách sử dụng trống: Trống có 2 loại là trống đại và trống tiểu.

Nhịp

Trống                  


Tiểu tức là trống kinh. Đại là thứ trống lớn đánh trong những lúc trước khi thỉnh đánh chuông U minh (chuông lớn) Đại Hồng Chung. Vào đầu hôm và cuối đêm. Cách đánh theo thể thức bài “Tam Luân Cửu Chuyển”. Những bài kệ đánh trống ấy có ý nghĩa là: Vì tiếng trống tượng trưng cho chánh pháp (theo kinh Ánh Sáng Hoàng Kim Hoà Thượng Thích Trí Quang dịch). Chúng sanh một khi nghe tiếng trống chánh pháp ấy thì nghiệp chướng tất tiêu trừ và sẽ được thoát ly luân hồi sanh tử. Ngoài ra, những khi có đại lễ thỉnh Chư Tôn Thiền Đức làm lễ lớn ở điện Phật, trong những lễ Chư Tăng đăng đàn thuyết pháp, cầu an, cầu siêu lớn, thỉnh Tam Bảo khai kinh cúng ngọ Phật v.v… thì đánh trống theo thể thức bài Bát Nhã Hội mà thường gọi là Chuông trống Bát Nhã vậy. Còn khi tập trung đạo hữu đến để Chư Tăng thăng toà thuyết pháp thì đánh 3 hồi lơi lơi cúng gọi là trống Phổ Cáo. 4/ Cách sử dụng chuông mõ trong GĐPT Cách đánh chuông mõ này rất đơn giản nhất. Ba tiếng chuông đầu được thỉnh cách xa nhau, đủ để mọi người có thì giờ thở ba hơi (vào ra) sau mỗi tiếng chuông. Ký hiệu chỉ cho việc thức chuông (thức có khi gọi là nhắp, có nghĩa là đặt dùi chuông vào vành chuông và dí mạnh vào để báo hiệu rằng sẽ có một tiếng chuông vọng lên, nhằm chuẩn bị cho mọi người phát khởi chánh niệm). Khi nghe chuông, lập tức trở về với hơi thở và thở thật êm dịu theo bài kệ: “Thở vào tâm tĩnh lặng Thở ra miệng mỉm cười.” Ký hiệu C chỉ cho chuông, ký hiệu M chỉ cho mõ. Nhớ khi cầm dùi chuông hay mõ lên ta để nằm ngang vai vào chuông hay mõ để tỏ ý tôn trọng và nhắp chuông hay đánh mõ: Nhắp: thức vào chuông và giữ dùi tạo ra tiếng chuông câm không cho vang. Ba tiếng chuông vang : C C C (khởi tam, ba đều) Bảy tiếng mõ: M M M M MM M (lôi thất – bốn đều, hai gấp, một rời) Ba lần chuông và mõ đều nhau và tiếng mõ dứt : C M C M C M MM M (lục hòa-diệt ngũ ) riêng tiếng mõ sau cùng sẽ nghe tiếng chuông nhắp để đứt. Nhắp

C C C M M M M MM M C M C M C M MM M

* Chú ý: Cách dứt mõ của GĐPT là 5, có thể ý nghĩa là tượng trưng cho ngũ căn rỗng lặng ! Sau tiếng nhắp là chủ lễ bắt đầu xướng để tụng tiếng mõ thứ nhất đi với tiếng kinh thứ hai, tiếng mõ thứ hai đi với tiếng kinh thứ tư. Tụng đều rõ ràng, khi trì tụng tâm kinh Bát Nhã và các bài chú Đà La Ni thì tiếng mõ nên tụng nhanh, nhẹ dồn dập hơn, trong khi giọng tụng chỉ nên theo một nhịp trầm. Các bài tụng như khai kinh, sám hối, hồi hướng v.v … đều nên tụng chậm rãi, vừa trầm vừa bỗng để có đủ nhạc tính. Các câu xướng tán như dâng hoa, tán dương hay lễ Phật đều có thể đi theo với lễ nhạc, đàn, sáo, kèn tiêu và trống nhạc cổ truyền.


Nhớ khi gần hết một bài kinh chuông đánh cách khoảng 2 tiếng báo hiệu sắp hết bài. Phần mõ đánh chậm lại để chuẩn bị dừng và đánh dứt tứ. Ví dụ: Ta Mõ

ha.

MM

M

Vị đánh mõ gọi là duyệt chúng hay dẫn chúng: làm vui lòng chúng. Vị đánh chuông nhỏ gia trì gọi là duy na hay thức chúng (cảnh tỉnh). Trong các bài kệ, tán xướng đều có cách thức rõ ràng, nếu sử dụng đúng sẽ tăng phần trang nghiêm và nhạc tính cho buổi lễ. 5/ Cách tán tụng: Có nhiều cách dùng chuông mõ, tang, lắc linh để hoà âm, có tán rơi hơi kéo dài. Phần tán rơi phải tập nghe, dợt nhiều lần mới được. Tán xấp sử dụng nhịp tang mõ hai tang một mỏ như bài tán: Lô hương sạ nhiệt T T M TTM TTM Pháp giới mông T TM TTM

huân TTM

Chư Phật Hải Hội Tất diêu T TM T TM T TM

văn TTM

Tuỳ xử kiết tường vân T TM T TM TTM Thành ý phương ân T TM TTM TTM Chư Phật hiện toàn T TM T TM

thân TTM

Hương Vân Cái Bồ Tát T TM T TM TTM Hương Vân Cái Bồ Tát T TM T TM TTM Nam mô TTM

Hương Vân T TM

Cái Bồ Tát TTMTTTMMMTTTM

Bài Dương Chi Tịnh Thuỷ cách tán cũng giống như bài Dương Chi. Bài tán trên 2 tang 1 mõ gọi là 1 môn, cách tán phải theo dõi, lắng nghe và tập nhiều lần vì cũng khó. Các bài Tam Tự Qui thì cách tán khác với các bài tán trên. Tóm lại về cách tụng tán thì phải có năng khiếu, lắng nghe và tập sử dụng tang, chuông, mõ, lắc linh mới nhuần nhuyễn được. Về cách tán tụng mỗi miền Bắc Nam Trung đều có khác nhau. 6/ Một số bài tán Phật

V. Kết luận:


Nghi lễ của Phật Giáo và của GĐPT giúp ta phương tiện cầu nguyện, tĩnh tâm tu học tạo niềm tin vào Tam Bảo một cách chân thành. Rồi từ đó ta tu tập áp dụng tìm ngay sự an lạc và giải thoát cho chúng ta. Đối với GĐPT, người Huynh trưởng Huyền Trang chịu trách nhiệm thịnh suy của một đơn vị gia đình. Trải qua bao cuộc lễ lược của Phật Giáo, nên phải cố gắng tìm học tu tập để làm gương mẫu mực cho đoàn sinh. Hoặc tự mình kiến lập đạo tràng giúp bà con lối xóm tu học. Góp phần đưa Phật pháp lan toả khắp nơi xứng danh với Ngài Huyền Trang ta thề noi theo danh Ngài.

VI. Phần phụ lục: 1/ Cách lạy Phật: Lạy Phật là một sự bày tỏ lòng cung kính đối với Tam Bảo. Về cách lạy Phật có 3 lạy. Lạy đám tang chưa chôn 2 lạy. Lạy ông bà cha mẹ 4 lạy đã định từ xưa. Khi vào chùa, đến trước Tam Bảo ta phải tỏ lòng hân hoan đảnh lễ. Trước tiên 2 bàn chân sít thẳng người, 2 tay búp sen, mắt nhìn lên chánh điện đưa 2 tay từ trên trán xuống quả tim mình (buồng ngực) từ từ quỳ xuống, 2 bàn chân sau duỗi ra, hai tay cùi chỏ sát đất và ngửa hai bàn tay ra (đầu điện tiếp túc). Đầu chạm vào lòng bàn tay hay đất. Tâm ta quán tưởng tướng hảo Chư Phật và Bồ Tát, rồi hít vào thở ra 3 lần từ từ chống nhẹ tay đứng dậy nhẹ nhàng. Nhớ phần mông mình phải hạ ép bụng không nhoi lên. Có thể lạy 1 lạy niệm một danh hiệu Phật tuỳ. Lạy xong 3 lạy rồi vái 3 vái lui ra. Mục đích của lễ lạy tỏ lòng tôn kính, làm tiêu tự ngã tống cao của mình. 2/ Cách thiết trí bàn thờ Phật Khi đời sống ổn định để có nơi nương tựa tinh thần ra cần lập bàn thờ Phật, Bồ Tát. Điều đáng lưu ý nên chọn một pho tượng Phật hay hình ảnh đẹp phước tướng trang nghiêm để tâm ta hoan hỷ. Chọn gian chính giữa nhà nơi trông ra khoáng đãng để lập chỗ thờ tự. Bàn thờ vừa tầm mắt nhìn, ở giữa bàn đặt pho tượng Phật trân quý, phía trước là một lư, bát nhang hai bên là hai tách nước trong có ly dưới kế là 2 cây đèn bông hay đèn điện sáng, phía tay phải là bình hoa ngoài nhìn vào, tay trái là dĩa hoa quả phẩm gọi là đông bình tây quả là vậy. Bàn thờ: Thường thường thờ Phật trước, thờ ông bà cha mẹ phía sau gọi là “Tiền Phật hậu linh”. Nếu chật ta thờ trên là Phật dưới lập bàn thờ cha mẹ ông bà. Rộng nhà ta thờ Phật căn giữa hay trên lầu, căn bên thờ ông bà cha mẹ v.v… Tuỳ sự sắp xếp thờ tự để có phần kính trọng, tôn nghiêm. Theo phần hướng dẫn Phật tử tại gia nên lập bàn thờ Phật như thế nào của Hoà Thượng Thánh Nghiêm (Phật Học Quần Nghi) trang 80 và Phật Tử ở nhà thời tụng niệm như thế nào? như sau: 3/ Phật Học Quần Nghi của Hoà Thượng Thánh Nghiêm soạn 4/ Cam lồ sái tịnh. 5/ Khai chung bản. 6/ Cúng kỵ nhựt (Cúng cơm đám giỗ ông bà) 7/ Tụng kinh (đám giỗ) 8/ Lễ cúng dường (Trai tăng mẫu tác bạch) 9/ Nghi tiến trình (Thất thất trai tuần)


10/ Hoàn kinh. 11/ Các bài tán.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.