Dấu ấn kiến trúc phương Tây qua các thời kì cổ đại

Page 1


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Đề tài: DẤU ẤN KIẾN TRÚC QUA CÁC THỜI KỲ

?

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC CỔ ĐẠI… Kể qua các thời kỳ kiến trúc cổ đại, nhắc đến từng thời kì bạn nghĩ đến dấu ấn kiến trúc gì đầu tiên…?

MỤC LỤC LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………………………………..1 PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………………….2 1.1. Kiến trúc thời tiền sử - Nơi viên đá mang sức nặng về cả vật lý lẫn tinh thần…………...2   

Dấu ấn Menhir…………………………………………………………………..……..2 Dấu ấn bàn đá Dolmen……………………………………………………....................4 Dấu ấn Vòng đá Cromlech……………………………………………...……………...4

1.2. Kiến trúc Ai Cập cổ đại – Kiến trúc nơi thể giới linh hồn bất tử………………………….7  

Dấu ấn Mastaba…………………………………………………………...…………....9 Dấu ấn đền thờ……………………………………………………………………...…21

1.3. Kiến trúc Lưỡng Hà - Ba Tư – Kiến trúc thực dụng cho cuộc sống con người…………25  

Kiến trúc Lưỡng Hà cổ đại………………………………………………..…………...25 Kiến trúc Ba Tư cổ đại……………………………………………………..……….....30

1.4. Kiến trúc Hy Lạp cổ đại – Nét đẹp kiêu hãnh, thẩm mĩ nơi những thức cột được hiện sinh………………………………………………………………………………………....…32   

Dấu ấn Các thức cột Hy Lạp…………………………………………………………..33 Dấu ấn đền thờ Hy Lạp………………………………………………………………..35 Dấu ấn về nghệ thuật điều chỉnh thị sai trong kiến trúc……………………………….36

1.5. Kiến trúc La Mã cổ đại…………………………………………………………………...39    

Dấu ấn về kỹ thuật xây dựng kết cấu đỉnh cao qua công trình đến Pantheon…………40 Dấu ấn về sự thông minh trong cách sử dụng không gian…………………………….42 Dấu ấn 5 thức cột của kiến trúc La Mã………………………………………………..43 Dấu ấn cổng vòm La Mã………………………………………………………………47

PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………………………...49


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Lý do chọn đề tài…. Lịch sử kiến trúc phương Tây là một trong những cái nôi lớn cho kiến trúc thế giới. Trải qua các thời kỳ, kiến trúc được học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển, để lại cho thế hệ sau những công trình, những thủ pháp kiến trúc hùng vĩ. Từng thời kỳ như từng bước tiến lên, và những thời kỳ kiến trúc từ cổ đại, sang trung đại, đến hiện đại đều mang những dấu ấn riêng, những dấu ấn đặc biệt, để lại cho người sau nhiều câu hỏi, bộ não nào, phép thuật nào cho họ những tư duy vĩ đại như vậy, những câu hỏi có khi đến thời điểm này cũng không thể trả lời được tại sao họ có thể làm như vậy. Từng không gian, từng vị trí, từng hình dáng đều mang đến cho người trải nghiệm những cảm giác khác nhau. Kiến trúc nói riêng và các thời đại các nền văn minh nói chung mang những dấu ấn đặc sắc riêng. Đặc biệt, quá trình học lịch sử kiến trúc phương Tây, bản thân ấn tượng sâu sắc về kiến trúc của các thời kì cổ đại, từng thời kỳ mang những dấu ấn riêng, kiến trúc cổ đại như tiền đề cho các kiến trúc sau này, và có thể trên thế giới vẫn còn ưa chuộng các kiến trúc cổ đại. Những nét đẹp, những không gian, tuy xuất hiện từ rất lâu trước đó nhưng vẫn được con người nhìn nhận với một vẻ đẹp cổ điển mà không quê mùa. Trải qua sáu nền văn minh trong kiến trúc cổ đại, thấy rõ được sự trưởng thành trong tư duy kiến trúc của con người, một tư duy tuyệt đỉnh, về kiến trúc, về tổ chức không gian. Vì vậy, ở đề bài thu hoạch môn lịch sử kiến trúc phương Tây em muốn chọn đề tài “Dấu ấn kiến trúc trong từng nền văn minh cổ đại của lịch sử phương Tây”. Muốn ghi sâu hơn những dấu ấn kiến trúc của từng thời kì cổ đại vĩ đại đó, khi mà nhắc đến có thể trả lời ngay về những dấu ấn kiến trúc đặc trưng ở mỗi thời kỳ. Và qua 6 nền văn minh cổ đại, là những câu chuyện kiến trúc mà em sẽ vẽ nên cho từng thời kỳ. ● Kiến trúc thời kỳ tiền sử - nơi những viên đá mang sức nặng về vật lý lẫn tinh thần ● Kiến trúc Ai Cập cổ đại - kiến trúc nơi thế giới linh hồn bất tử ● Kiến trúc Lưỡng Hà - Ba Tư cổ đại - kiến trúc thực dụng cho cuộc sống con người ● Kiến trúc Hy Lạp cổ đại - nét đẹp kiêu hãnh, thẩm mỹ nơi những thức cột được hiện sinh. ● Kiến trúc La Mã cổ đại - sự kế thừa và sáng tạo không giới hạn 1


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

PHẦN NỘI DUNG: 1.1. KIẾN TRÚC THỜI KỲ TIỀN SỬ - Nơi những viên đá mang sức nặng về cả vật lý lẫn tinh thần: Như chúng ta đã biết, vũ trụ hình thành từ hàng tỷ năm về trước, và hành tinh chúng ta đang sống chỉ tồn tại khoảng 3 tỷ năm. Con người chúng ta xuất hiện lần đầu tiên khoảng 3 triệu năm về trước. Và từ sau khi con người bắt đầu xuất hiện, họ bắt đầu tiếp thu với môi trường không gian xung quanh, họ dần dần tiến hóa và phát triển trong nhận thức, họ sống thành bầy đàn, bắt đầu biết săn bắt hái lượm,... Qua một thời gian sau đó vượt mọi thử thách khắc nghiệt của tạo hóa, lao động đã đưa con người trở thành một giống loài có trí tuệ rất cao, để làm chủ được bản thân, làm chủ xã hội, chế ngự được thiên nhiên, định đoạt và sở hữu được thiên nhiên, định đoạt và sở hữu một nền văn minh được tích lũy qua hàng chục thế kỷ. Tuy nhiên, con người với thuở sơ khai ấy trong kiến trúc vẫn mang một dấu ấn riêng, dấu ấn kiến trúc vô cùng đặc trưng của thời kì này. Nơi dấu ấn với những viên đá được thổi hồn vào nó. Những “kiến trúc” sơ khai nhà ở hay đến những dấu ấn mang giá trị tinh thần. Đúng vậy, nhắc đến lịch sử kiến trúc của thời kỳ tiền sử dường như dấu ấn kiến trúc đầu tiên chúng ta nghĩ đến là hình ảnh những viên đá, những trụ đá (Menhir), bàn đá (Dolmen), vòng đá (Cromlech).

Hình ảnh Menhir

Hình ảnh Dolmen

Hình ảnh Cromlech

Những công trình trình làm bằng đá nên vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nhưng cơ bản chỉ là những viên đá được dựng lên. Tại sao họ lại làm vậy? Mục đích là gì? ● Dấu ấn Menhir: Dấu ấn này đơn giản là một phiến đá dạng thanh, cao lớn (có thể cao từ 3-5 đến chục mét, những viên đá to nặng có khi đến cả tấn). Được trồng đứng trên mặt phẳng, hay còn gọi là đá đứng. Với hình đá to lớn trồng trên mặt bằng như một điểm nhấn đặc biệt, họ muốn đánh dấu một dấu mốc một sự kiện quan trọng của bộ tộc, đánh dấu lãnh 2


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

thổ của bộ tộc. Những tảng đá đứng này cũng có thể là một biểu hiện cho một chiến công mà bộ tộc đạt được họ dựng lên để kỉ niệm, có thể là đánh bật một con voi ma mút, đánh thắng một bộ tộc,..Việc chọn viên đá càng to càng lớn như muốn gây sự chú ý từ phía xa khẳng định chiến công đạt được. Nếu như có thể suy nghĩ sâu hơn thì những Menhir này như một “khải hoàn môn” sơ khai trong lịch sử kiến trúc thế giới. Ngoài ra Menhir được dựng lên có thể đánh dấu nơi chôn cất của những người có công với bộ tộc, hay tộc trưởng,..Vì mục đích chỉ muốn đánh dấu lãnh thổ nên Menhir có thể coi là công trình mang tính chất tinh thần. Nhìn chung, những kiến trúc “đá đứng” lạ lùng đấy cũng chỉ là suy đoán của người sâu về những chủ đích của người nguyên thủy nên trên thế giới cũng chưa có lời giải đáp về những “kiến trúc” độc đáo này.

Hình ảnh Menhir tại Carnac ở Brittany, Pháp

Công trình bằng đá nên chính vì vậy nó vẫn còn tồn tại đến này nay, tiêu biểu Menhir Carnac 7000 năm tuổi, là một trong những trung tâm quan trọng nhất của thời tiền sử châu Âu còn tồn tại. Điểm kỳ dị của cự thạch Carnac là sự thẳng hàng ngoại nhị phân và số lượng tuyệt đối của chúng, đây là tập hợp lớn nhất của loại đá này trên thế giới. Chỉ riêng hai địa điểm chính (Ménec và Kermario) đã chiếm gần 3.000 menhirs, và các tuyến kéo dài hơn gần bốn dặm. Các viên đá được đặt theo thứ tự giảm dần và mỗi sự sắp xếp kết thúc trên một vòng tròn đá cự thạch, một số có thể nhìn thấy rõ hơn những viên khác. Tại sao những viên đá này được dựng lên và thẳng hàng? Có nhiều giả thuyết cố gắng giải thích nguồn gốc của các đường thẳng, bao gồm cả việc chúng là di tích tôn giáo, liên quan đến việc thờ cúng mặt trăng hoặc mặt trời, hoặc lịch nông nghiệp. Tuy nhiên, những gì còn sót lại của thời kỳ tiền sử này cho thấy rằng chúng có một chức năng thiêng liêng và siêu thực. 3


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

● Dấu ấn bàn đá - Dolmen Tiếp nối sự phát triển của các trụ đá, dần dần sự khám phá của con người càng tiến hóa hơn. Gọi là dấu ấn “bàn đá” vì đơn giản đầu tiên nhìn vào với cấu trúc như một cái bàn, Dolmen thường bao gồm hai hoặc nhiều cự thạch thẳng đứng hỗ trợ một phiến đá lớn nằm ngang hoặc "bàn". Vẫn chưa rõ khi nào, tại sao những chiếc “bàn đá” được tạo ra, tạo ra có công dụng gì? Và đặc biệt là thế nào họ có thể nhấc một tảng đá nặng cả tấn lên mà không có công cụ hỗ trợ như bây giờ ?. Những chiếc cổ nhất được biết đến được tìm thấy ở Tây Âu, có niên đại cách đây 7.000 năm. Các nhà khảo cổ vẫn chưa biết ai đã dựng lên những mộ đá này, điều này khiến rất khó biết tại sao họ lại làm như vậy. Chúng thường được coi là lăng mộ, phòng chôn cất, mặc dù không có bằng chứng rõ ràng cho điều này. Các viên đá nhỏ có thể được chèn vào giữa nắp và các viên đá hỗ trợ để đạt được vẻ ngoài bằng phẳng. Trong nhiều trường hợp, lớp phủ đã bị xói mòn đi, chỉ còn nguyên vẹn "bộ xương" bằng đá của gò đất. Nhìn chung nếu xét về mặt kiến trúc dolmen đã tạo lập nên một không gian bên trong, nơi có thể che nắng che mưa được, có thể ví như một căn phòng thô sơ được bầy người nguyên thủy tạo nên từ đó cho thấy tư duy thực dụng hơn trong phát triển một không gian có thể che nắng che mưa, nơi trú ẩn, nơi tập kết thức ăn.

Một vài hình ảnh Dolmen

Dấu ấn vòng đá - Cromlech

4


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Dấu ấn kiến trúc cuối cùng ở thời kỳ tiền sử mà bầy người nguyên thủy đã để lại cho chúng ta là “vòng tròn đá” cromlech.

Hình ảnh vòng tròn đá cromlech

Bao gồm 5 vòng tròn sắp xếp bằng các trụ đá và đặc biệt 5 vòng tròn đồng tâm. trên các trụ đá, giữ 2 trụ đá họ bắt một phiến đá hình thành chức năng như một thanh dầm, nó được nối tiếp nhau, nối liên tục đến khi giáp thành 1 vòng tròn. giống như tập hợp những dolmen giống như một lan can đá hình tròn khép kín. đặc biệt nếu để ý ta có thể nhận ra những phiến đá đã bắt đầu có sự gia công đẽo gọt, có sự định hình khối cụ thể, được gọt giũa tạo ra hình khối vuông vức. Nhìn chung công trình cromlech này được xây dựng trong thời kỳ đồ đá mới nên các khối đá dừng như được thành hình, vuông vức hơn, có sự tác động gia công có tính định hình. Như những suy đoán ngày nay, sở dĩ những dolmen được tạo nên với mặt bằng các vòng tròn đá đồng tâm, đặc biệt ở trong tâm của vòng đá các khối đá dolmen đặc biệt xếp thành hình chữ U mà không phải một vòng tròn khép kín, giữa lòng chữ U là có một phiến đá phẳng, gần như miếng đá này đặt ở vị trí đồng tâm của các vòng tròn. Có thể nhận thấy khả năng dần dần hình thành được không gian mặt bằng quan kiến trúc “vòng đá” mà bầy người nguyên thủy đã tạo ra. Vậy tại sao lại có hình thức này, tại sao lại lựa chọn hình tròn trong kiến trúc cromlech này? Theo những giả thuyết mà hiện nay chúng ta có thể nghiên cứu ra chủ đích của tổ hợp này, con người nguyên thủy lựa chọn vòng tròn vì là hình dạng có tính đẳng hướng, tất cả đều cách đều tâm một khoảng cách tạo nên sự công bằng, thể hiện con người với vai trò như nhau thể hiện sự bình đẳng. Ngoải ra cấu trúc hình chữ U ở tâm lại ngược lại hình chữ U lại thể hiện tính định hướng sâu sắc, hướng cụ thể về một hướng, có thể đấy là một hướng về phía mặt trời, một hướng quan trọng cụ thể mà con người nguyên thủy muốn hướng tới. 5


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Hình ảnh mặt bằng bố trí của vòng tròn đá Stonehenge

Một vòng tròn làm bằng đá xếp theo chiều dọc, thường xung quanh lăng mộ hoặc nơi thờ tự. Cromlech được dựng lên trong thời đại đồ đá mới và đồ đồng, thường xuyên nhất ở các khu vực của Brittany, Anh và Ireland, nhưng cũng lan rộng ra các khu vực khác của châu Âu, châu Phi và châu Á. Người đầu tiên trong số họ xuất hiện vào nửa sau của thiên niên kỷ thứ tư trước Công nguyên. Đó rất có thể là nơi thờ cúng và tụ họp của các bộ lạc. Chúng thường được định hướng dọc theo mặt trời hoặc mặt trăng mọc hoặc lặn vào những thời điểm nhất định trong năm. Sau năm 1500 trước Công nguyên, việc xây dựng của họ đã bị dừng lại. Nguyên nhân có thể là các phong trào di cư hoặc sự xuất hiện của các tôn giáo mới.

Hình ảnh Cromlech còn sót lại đến ngày nay - Thông thường, một cromlech bao gồm những tảng đá khổng lồ (cao tới 6–7 m ) đứng tự do tạo thành một vòng tròn hoặc một số vòng tròn đồng tâm. Những viên đá bao quanh một khu vực đôi khi có chứa một mộ đá hoặc Menhir.

Kiến trúc thời kỳ tiền sử cơ bản chỉ là câu chuyện của những viên đá, những viên đá được dựng đứng lên tưởng vô tri vô vị, nhưng đối với người tiền sử cách mà họ đặt 6


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

câu chuyện vào những viên đá. Họ đánh dấu lãnh thổ, đánh dấu chiến công, đánh dấu ngôi mộ, muốn được chú ý muốn được thể hiện sức mạnh của mình. Qua kiến trúc những viên đá đứng thời tiền sử ta nhận được bài học: Không gian tác dụng lên hình khối không phải là không gian nằm bên trong của hình khối kiến trúc này mà đặc biệt ở menhir lại chú trọng không gian bên ngoài. Hình khối menhir cao to dựng đứng với không gian phạm vi tác dụng nơi con người ở xa nhất có thể nhìn thấy được nó tạo nên không gian phạm vi mà kiến trúc này tác dụng là 1 hình nón với chiều rộng là khoảng cách xa nhất mà con người có thể nhìn thấy được đỉnh hình nón, và đỉnh hình nón này là đỉnh của phiến đá hình thánh này. Từ đó rút ra kiến trúc không chỉ chủ trọng những không gian bên trong, về binh bố mặt bằng, công năng bên trong con người hoạt động sinh sống, mà cần phải lưu tâm tùy vào thể loại công trình vẫn chú trọng vào phạm vi bên ngoài, những công trình mang những ý nghĩa biểu tượng biểu trưng, hay những công trình tinh thần, văn hóa muốn được mọi người chú ý và hiểu được giá trị sâu sắc mà công trình muốn truyền tải đến.

1.2. KIẾN TRÚC AI CẬP CỔ ĐẠI -

Kiến trúc nơi thế giới của những linh hồn bất tử

Vùng đất Ai Cập đặc biệt với một nền kiến trúc có thể nói đặc biệt trên thế giới, bí ẩn nhất thế giới, đến bây giờ vẫn còn hàng ngàn câu hỏi tại sao về lịch sử Ai Cập, trong kiến trúc Ai Cập cũng vậy, những câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp về nền văn minh bí ẩn này.

Một số hình ảnh về Ai Cập cổ đại

Ai Cập với một vị trí địa lý vô cùng đặc biệt, bao quanh mảnh đất này phía Bắc là biển Địa Trung Hải hiểm trở, phía Tây là đồi núi cao cùng với sa mặc Samaliby khắc 7


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

nghiệt, phía Đông bao bọc bởi biển Hồng Hải, vùng đất đặc biệt này với một vị trí địa lý bao quanh bởi những trở ngại lớn và sự tiếp cận khó có thể vượt qua. Vị trí địa lý đã là một thách thức thì sơ lược về xã hội và con người Ai Cập còn độc đáo hơn nhiều. Có thể chúng ta chưa đến Ai Cập nhưng Ai Cập vẫn cho ta nhưng ấn tượng sâu sắc qua những bộ phim, những thông tin hay những tiểu thuyết mà chúng ta từng đọc. Xã hội Ai cập chuyển hóa từ công xã nguyên thủy sáng chiếm hữu nô lệ, nơi con người bắt đầu có sự phân chia giai cấp. Đứng đầu là Pharaon, tiếp đến là tăng lữ, sau đó là quan lại, quý tộc, tiếp đến là nông dân công xã, thợ thủ công, cuối cùng là nô lệ. Đặc biệt thời Ai Cập chuyển hóa từ công xã nguyên thủy sáng chiếm hữu nô lệ nên sự phân chia giai cấp trong xã hội Ai Cập vô cùng nặng nề, thời kỳ Ai Cập đặc biệt với sự phân biệt giai cấp vô cùng nặng nề. Vậy sao ở thời kỳ Ai Cập, lại đặt tên “kiến trúc nơi thế giới những linh hồn bất tử”. Theo người Ai Cập cổ đại, con người gồm 2 phần gồm thể xác (Ba) và linh hồn (Ka), khi con người sống “Ba” và “Ka” tồn tại cùng nhau, nhưng khi con người chết đi phần “Ba” sẽ dần bị hủy hoại trở về với cát bụi, tuy nhiên linh hồn “Ka” vẫn còn tồn tại, linh hồn sẽ trở về thế giới linh hồn, người Ai Cập đặc biệt có niềm tin tuyệt đối về nhân sinh quan này, họ đã cho ra thuyết linh hồn bất tử. Vì vậy tư tưởng người Ai Cập tin tưởng tuyệt đối vào thế giới linh hồn, từ đó có thể nói thuyết “linh hồn bất tử” tồn tại trong hầu hết cuộc sống xã hội của người Ai Cập. Tất cả các khía cạnh lĩnh vực cuộc sống trong xã hội đều phụ thuộc và phục vụ cho thế giới linh hồn.

Một số hình ảnh biểu thị về thuyết linh hồn bất tử của người Ai Cập - Sau đó người Ai cập nghiên việc ướp xác vì nghĩ rằng đến một thời gian nào đó con linh hồn người chết có thể hòa nhập vào phần xác

8


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Người Ai Cập cho rằng vạn vật hữu linh, họ nhân cách thần thành hóa các sự vật hiện tượng trong đời sống, giải thích thế giới bằng những hình tượng hữu hình, những nhân vật siêu nhiên là thần thánh. Tất cả các hiện tượng: như, gió, lũ, lụt, nắng,.. đều được quản lý bới các vị thần, thế giới Ai Cập đa thần giáo, thế giới của các vị thần và các vị thần quản lý linh hồn bất tử. Và đặc biệt người Ai Cập quan niệm nếu giữ được phần thể xác “Ba” thì đến một ngày phần “Ka” là linh hồn sẽ quay trở lại, từ đó tục ướp xác ra đời. Từ đó hình thức kiến trúc lăng mộ ra đời, có thể nói lăng một là một dấu ấn kiến trúc vô cùng to lớn, một thể loại kiến trúc chính thống đầu tiên của xã hội Ai Cập ra đời.

● Dấu ấn lăng mộ Mastaba - loại hình lăng mộ sớm nhất của người Ai Cập. Mastaba trải qua và phát triển theo các vương triều. Vương triều đầu tiên, Mastaba đầu tiên có phương vị hình chữ nhật theo trục hướng Bắc - Nam. đặc biệt, không biết tại sao họ lại chọn phương vị theo hướng trái đất, mà tất cả các lăng mộ thời Ai Cập đều được xây dựng theo phương vị Bắc Nam, hướng từ trường của trái đất. Vào triều đại thứ nhất, những ngôi mộ phức tạp hơn mang dáng vẻ của một ngôi nhà lớn với một số phòng nhỏ, một gian chính giữa chứa quan tài (một quan tài bằng đá) và những ngôi mộ khác xung quanh nó để nhận các lễ vật phong phú. Toàn bộ được xây dựng trong một cái hố rộng dưới mặt đất, mái nhà bằng gỗ được nâng đỡ bằng các cột gỗ hoặc cột gạch thô, và toàn bộ khu vực được bao phủ bởi một gò đất hình chữ nhật, có đỉnh bằng phẳng từ cuộc khai quật, được giữ lại tại chỗ 9


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

bởi rất dày. những bức tường. Các mặt bên ngoài hoặc có răng cưa với các hình chiếu giống như bệ đỡ thay thế và các hốc hẹp - cái gọi là bố trí 'mặt tiền cung điện' - hoặc bằng phẳng, và nghiêng về phía sau một góc khoảng 75º. Mặt bằng được chia thành các ô, dùng chôn cất nhiều xác ướp. ở phần mặt cắt ta có thể nhận ra có một phần được xây dựng dưới mặt đất, mục đích muốn vùi sâu xác ướp xuống lớp cát nóng để tránh vi sinh vật và giữ được xác ướp. phía trên xây một khối lên, Đặc biệt ta có thể nhận thấy ở Mastaba này được xây bằng gạch tuy nhiên lại xây theo kiểu ô cờ để chôn theo một dòng tộc, tuy nhiên nếu người nhà vẫn còn sống thì họ sẽ lấp đất vào trước sau sẽ lấy ra để các xác ướp. Mastaba giai đoạn đầu cơ bản là hình hộp chữ nhật với hình thức mộ táng tập thể dùng chôn cất các xác ướp. Tại sao người Ai Cập lại lựa chọn hình hộp chữ nhật để xây dựng Mastaba?. Chọn hình hộp vì giống hình thức ngôi nhà của người Ai Cập, thói quen quán tính về thẩm mĩ của con người, hình hộp chữ nhật phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, mái bằng vì không có nhiều mưa nên không quan trọng thoát nước mưa trên mái, đặc biệt kỹ thuật xuất dựng không có nhiều, nên chọn hình hộp được lựa chọn vì phù hợp với trình độ kỹ thuật. → Bài học về quán tính thẩm mĩ của con người: kiến trúc sư người Ý, Aldo rossi người theo xu hướng kiến trúc duy lý, ông chuyên làm những công trình sử dụng những hình khối kỷ hà đơn giản, ông cho rằng bởi vì từ thuở xưa đến nay con người làm kiến trúc từ những hình khối kỷ hả, nét thẩm mỹ đi vào tiềm thức của nhân loại nên con người dễ tiếp thu dễ hiểu nên những thói quen thẩm mỹ giúp con người dễ dàng thấu hiểu kiến trúc, dễ dàng cảm nhận được.

10


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Mastaba ở vương triều 2 và 3, lúc này đã có sự tiến hoá hơn, mặt bằng theo đúng hướng bắc nam hơn, hình khối hình hộp chữ nhật nhưng quy mô lớn lớn, mặt bằng Mastaba ở vương triều 2, 3 có sự khác biệt lớn so với Mastaba sơ khai. Không gian sử dụng Mastaba ở thời kì này lại có sự khác biệt ở phần mặt bằng, hầm mộ bố trí không gian chung, từ không gian chung mở ra các không gian khác nhau, tại những gian phòng khác nhau. ở mặt cắt cho ta thấy đường dẫn xuống hầm mộ sẽ bố trí kiểu bậc thang đi sâu xuống đất. ở Mastaba này hầm mộ đã có chiều sâu, quy mô thời kì này tăng rất nhiều so với ở vương triều 1. khối tích công trình qua mặt bằng và mặt cắt thay được quy mô lớn hơn so với vương triều 1. Cho thấy sự phát triển công trình theo hướng càng quy mô hơn, đồ sộ hơn, hùng vỹ hơn, từ đó cho thấy niềm tin sâu đậm về thế giới vĩnh hằng ngày càng lớn.

Hình ảnh mặt đứng và hình khối trên mặt đất của Mastaba of beit khallaf thuộc vương triều 2

Trên lối đi xuống các hầm mộ, được bố trí 5 lớp cửa kiên cố để bảo vệ không gian bên dưới hầm mộ. Cửa được làm bằng những phiến đá to, khi mở được kéo dây từ phía trên, 1 dạng cửa ngàm chắc chắn phòng việc trộm mộ. Sự tiến hóa từ vương triều 1 sang vương triều 2,3 là cả một quá trình phát triển không gian không còn chia theo dạng ô mà từ không gian chung chẻ ra các không gian khác, hình khối vẫn sử dụng hình khối kỷ hà là hình hộp chữ nhật nhưng quy mô thì to hơn, lớn hơn, đồ sộ hơn, mức độ phức tạp nhiều, định hướng rõ ràng đúng hướng Bắc Nam.

11


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Vương triều thứ 4 cũng là một bước phát triển mới của kiến trúc lăng mộ Mastaba. Phương vị của Mastaba như đã nói vẫn theo hướng Bắc Nam. Sự tiến hóa lớn nhất và dễ nhận biết nhất là vật liệu sử dụng chuyển từ gạch, đất sét sang sử dụng đá hoàn toàn để xây dựng công trình. Sử dụng đá vì muốn sự bền vững nhiều hơn, thế giới thần linh vững mạnh hơn, khó bị mai mục hơn.

Tuy nhiên, không gian Mastaba thời này lại có sự đơn giản hơn, không gian hầm mộ đơn giản chỉ còn lại 1 không gian chung và có một giống thẳng dẫn từ phía trên xuống, rẽ ngang qua không gian hầm mộ nằm sâu dưới đất. Không còn tổ chức không gian kiểu tán tập trung, chôn cất nhiều người mà một không gian Mastaba lúc này chỉ chôn cất đúng một người. Tuy nhiên khối tích công trình lại có sự phức tạp hơn chuẩn từ hình hộp chữ nhật sang hình nón cụt với mặt bằng mái hình chữ nhật nhỏ hơn so với mặt bằng đáy. Các tường bên có dáng nghiêng, có độ dốc. Không những thế hình thức không chỉ phức tạp hơn mà điều đặc biệt trong sự phát triển của Mastaba về không gian với sự chuyển đổi lớn, họ bắt đầu đưa không gian với hoạt động của con người vào trong Mastaba. Họ xây dựng một không gian cúng tế gắn vào công trình, có lối vào sảnh đường cúng tế. Tuy không gian cũng dành cho việc cúng tế người đã mất, nhưng những hoạt động diễn ra thì dành cho con người. Dù công trình có quy mô đồ sộ, tuy nhiên không gian sử dụng phía trong công trình lại nhỏ, chênh lệch rất lớn về thể tích bên ngoài và sử dụng bên trong.

12


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Một số hình ảnh vẽ lại mặt cắt của Mastaba vương triều 4

Vương triều thứ 5 là giai đoạn tiến hóa thứ 4 của Mastaba, tương tự như giai đoạn thứ 3, đây là một Mastaba xây dựng chỉ để chôn cất một người, phần hầm mộ cũng được chôn sâu xuống mặt đất, tuy nhiên không gian thờ phụng phía trên lại có sự khác biệt lớn so với vương triều thứ 4. Không gian cúng tế được lồng ghép vào ngôi mộ rõ ràng hơn. Điều đặc biệt mà ở công trình Mastaba ở vương triều thứ 5 này có thể nhận xét là đỉnh cao của bố trí không gian trong kiến trúc, nơi mà tửng khoảng không gian, từng ngóc ngách trong công trình đều mang một ý nghĩa biểu trưng độc đáo. Dây chuyển của một Mastaba thời kì này có thể mô tả đơn giản như sau, từ cổng vào ta sẽ thấy một sân trong rộng lớn, phía bên phải cổng vào thông với sân trong là không gian để kho, dụng cụ thờ cúng, đi qua sân trong là một hành lang dài hẹp là không gian thờ cúng chung, nơi không gian thờ cúng là có một vách ngăn cách không gian đặt đối tượng thờ, trên vách ngăn có một cái lỗ để có thể nhìn qua được từ không gian người đến để thờ cúng, hành lễ. Vậy tại sao lại có sự bố trí không gian như vậy, phải chăng là sự ngẫu nhiên, hay là đỉnh cao của nghệ thuật sắp xếp không gian?.

Mastaba of thi sakkara

Tất cả các không gian với tổ chức mỗi không gian đều mang một chủ đích nhất định. Đầu tiên, việc bố trí một sân trong từ cổng bước vào mang một ý nghĩa sâu sắc, 13


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

trong cái thế giới thân linh này, mỗi thứ bước đến phải mang trong mình sự tinh khiết trong sạch, tất cả không chỉ thể hiện ở thể xác mà tâm hồn, tinh thần phải thuần khiết. khi bước từ cổng vào nơi tầm nhìn của con người bị thu hẹp lại, không gian sân trong với ánh sáng từ trên xuống vẫn nguồn sáng đấy nhưng trong không gian này đây là những ánh sáng tinh khiết, con người bước từ cổng vào phía sân trong nhưng bước vào một không gian trong sạch thuần khiết, không còn những xô bồ của thế tục ngoài kia, tâm hồn được thanh tẩy, trong sạch, buông bỏ đến những phiền muộn của thế giới con người mà dần tiến đến với thế giới thần linh. Không gian sân trong bao quanh bởi một bức tường dày, khiến con người bước vào tâm hồn được thanh tẩy, nơi không gian ngăn cách giữa thế giới con người và thế giới thần linh. Thứ hai, từ sân trong tràn ngập ánh sáng của sự tính khiết, con người sẽ bước vào thế giới thần linh qua một lối đi dài, hẹp, tăm tối dường như không có ánh sáng, không gian chuyển tiếp mạnh mẽ, càng vào trong thì con người càng bị áp chế, sợ hãi tạo sự thần bí mạnh mẽ, sự sợ hãi nơi đây như thể một lời cảnh báo cho những người đến với ý đồ xấu xa, con đường dài hẹp tăng sự áp chế, rùng rợn tột độ, ngoài ra con đường dài hẹp và tâm tối này còn cho thấy việc con người đến được với thế giới thần linh phải có bản lĩnh mạnh cho thấy được sức mạnh lớn của thế giới thần linh, thấy được sự linh thiêng của ngôi đền, càng phải thể hiện sự tôn kính đối với đấng thần linh. Cuối cùng, đặc biệt trong không gian thờ, đối tượng thờ lại được ngăn chia với không gian thờ bằng một bức tường, trên bức tường có một cái lỗ để nhìn xuyên qua từ không gian hành lễ, một dụng ý vô cùng tính tế thể hiện niềm tin vào thế giới thần linh vô đối của người Ai Cập. Việc ngăn cách các bức tượng với không gian hành lễ như mang một ý niệm là sự ngăn cách giữa thế giới con người và thế giới thần linh. Bức tường ngăn cách như thể con người không thể chạm vào thế giới của thần linh, tăng lên sự trang nghiêm, phân biệt rõ ràng giữa thế giới con người và thế giới thần linh, tạo sự tôn trọng tuyệt đối, sự sợ hãi, áp chế mạnh mẽ đến tinh thần của người hành lễ, nơi đây không thể đùa giỡn, bỡn cợt. Lỗ nhỏ được thiết kế trên bức tường như tạo sự thần bí, người ở nơi hành lễ chỉ được nhìn vào trong qua chiếc lỗ nhỏ, nơi họ tin rằng họ có thể mong cầu và thần linh có thể nghe được nguyện vọng của họ, và tạo sự tò mò, sự bí ẩn mờ ảo của thế giới thần linh. Qua đó cho thấy sự tuyệt hảo trong tổ chức không gian của người Ai Cập, nơi họ đặt toàn bộ niềm tin vào thế giới của những linh hồn bất tử, từng không gian đều hướng 14


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

mạnh đến thần linh, con người có thể tiếp cận đến thế giới thần linh những con đường đến với thế giới huyền ảo đó lại không dễ dàng, con đường đó như một chuỗi thôi miên điều khiển dẫn dắt tinh thần con người tuyệt đối, nơi con người chỉ thấy được sự sợ hãi, áp chế, sự thần bí mơ hồ nhưng mang trong mình một niềm tin mãnh liệt để có thể đến nơi đó cũng với mình là sự tôn trọng tuyệt đối đến đáng thần linh, thế giới của những linh hồn bất tử. Pyramid - “hướng thượng” - loại hình lăng mộ thứ 2, sự tiến hóa từ Mastaba. Hình thức của các Pyramid nhìn từ xa là các hình tam giác - Kim tự tháp được phân ra làm 2 loại dạng có bậc và dạng không bậc, dạng không bậc chia ra làm 2 loại, dạng 2 dốc và dạng 1 dốc. Pyramid mang chức năng chính xác là lăng nơi chôn cất các pharaon, những người trong dòng tộc hoàng quý.

Hình ảnh Pyramid of Djoser

Pyramid đầu tiên là dạng Pyramid dạng bậc, Pyramid đầu tiên là của pharaoh Djoser ở Saqqara vào năm 2778 TCN, vua Djoser muốn lăng mộ của mình phải có sự khác biệt so với những Mastaba trước đây nên ông chọn hình thức kim tự tháp có bậc để xây dựng lăng mộ của mình. Nhờ đó, sự chuyển mình trong dấu ấn lăng mộ của thời ai cập có sự chuyển biến mới lạ về hình thái kiến trúc. Hình thái kiến trúc này được đề ra vì hình khối này có khả năng chịu lực của vật liệu đá - một vật liệu chịu nên tốt nhưng chịu kéo lại không tốt nên hình thái dưới to trên nhỏ, dưới thô trên tinh, dưới nặng trên nhẹ thuận với lực hút trái đất tạo khả năng chịu lực dễ dàng, khối xây được vững chắc. Ngoài ra hình thức dưới to trên nhỏ tại nên một hình thái ổn định bền vững trường tồn, thể hiện sự mong ước một thế giới linh hồn bất tử ổn định, trường tồn, bền vững. Mục đích lớn mà người kiến trúc sư thiết kế công trình có hình dạng hướng lên cao như muốn 15


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

tạo một điểm nhấn lớn, để có thể nhìn thấy được từ xa, tạo ra điểm mốc đặc biệt trên một mặt bằng sa mạc rộng lớn, đánh dấu lãnh thổ, kiểm soát không gian. Hình thái to lớn tạo sự áp chế cho người đứng xem. Tuy nhiên, mục đích sâu xa khi kiến trúc sư đưa ra hình thức lăng mộ này nếu phân tích và nhìn rõ kim tự tháp dạng bậc như tập hợp của các Mastaba có hình chóp cụt chống lên nhau và càng lên trên cao thì càng nhỏ dần, và thói quen thẩm mĩ của người Ai Cập nên hình thái kiến trúc về hình khối của Pyramid này được ra đời.

Hình ảnh các góc vào Pyramid of Djoser

Pyramid sử dụng vật liệu đá để xây dựng, và dường như trong kiến trúc Ai Cập đá là vật liệu để xây dựng các công trình quan trọng nhằm muốn trường tồn mãi với thời gian. Phần tường xây của Pyramid đặc biệt siêu dày do đó tạo nên hình khối bên ngoài to lớn đồ sộ, sở dĩ họ xây dựng dày như vậy để tạo ra một trường nhằm giúp bảo vệ xác ướp được trường tồn,... thể hiện sự bền vững trường tồn của vương triều, chế độ nhà nước, thể hiện cho thế giới vĩnh hằng của linh hồn bất tử, qua đó cho thấy niềm tin son sắc của người Ai Cập vào thế giới thần linh ấy. ngoài ra sự đồ sộ của công trình giúp trấn áp người dân trong nước, những con người khi đứng trước công trình này 16


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

đều thấy sợ hãi, nhỏ bé, áp chế những ý nghĩ tiêu cực muốn chống lại vương triều đó, dễ dàng khuất phục, e dè trước quyền lực của các pharaon. Đi sâu hơn về kiến trúc Pyramid đầu tiên, được bao bọc bưởi 1 tường thành hình chữ nhật, dày và cao 10m. Được bố trí một lối nhỏ để vào trong, sử dụng lại hình thức của Mastaba, xung quanh là các mastaba nhỏ tạo thành quần thể lăng mộ. thủ pháp dùng ánh sáng và bố trí không gian để xúc tác vào cảm xức con người cũng được thể hiện rõ trong kiến trúc Pyramid.

Bức tường thành cao 10m được xây bằng đá kết hợp với các bổ trụ trên vòng thành ngoài. Thiết kế hành lang hẹp để vào công trình

Sau một thời gian các Pyramid tiếp tục phát triển và dần có sự thay đổi, dầu tiên số bậc có sự thay đổi, lúc đầu số bậc tăng lên nhưng sau thời gian thì lại có sự thay đổi về giảm số bậc, đến một lúc thì hình thái kim tự tháp không bậc ra đời. Tuy nhiên, ở kim tự tháp không bậc xuất hiện đầu tiên hình thái kiến trúc 2 dốc, đây là tổ hợp của một hình chóp cụt ở phía dưới và hình chóp ở phía trên chồng lên nhau. So với Pyramid của đây là sự phát tiền có phần đơn giản hơn. Xu hướng càng ngày càng tối giản hơn, muốn đơn giản hơn nên hình thái kim tự tháp 1 dốc ra đời.

Sơ lược hình thái phát triển của Pyramid

17


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Và đặc biệt xu hướng về sau càng tối giản nên cả về hình thức mặc bằng cũng có sự đơn giản hơn, chuyển từ mặt bằng chữ nhật sáng mặt bằng hình vuông, phương vị vẫn theo hướng Bắc Nam. Như đã nói trong kiến trúc Ai Cập dùng một từ để diễn tả thì đó là từ đồ sộ, hùng vyc to lớn về mặt hình thức, như không gian thích dụng bên trong thì nhỏ bé không đáng kể. Pyramid cũng vậy mang trong mình một vỏ ngoài áp chế khổng lồ, nhưng bên trong không gian hầm mộ lại nhỏ bé, dường như không đáng kể so với hình khối công trình. Hình dạng pyramid không bậc 1 dốc cụ thể là quần thể Giza vô cùng nổi tiếng trên thế giới. → Bài học: Hình dáng nhìn chung là hình chóp tứ diện đều, xong quanh là 4 hình tam giác cân tạo ngôn ngữ ổn định bền vững trường tồn chắc chắn nhưng lại cục mịt xưa cũ, thiếu sự năng động. Hình tam giác thuận cho ta cảm giác bình ổn, ổn định, vững chắc, tuy nhiên lại nặng nề cục mịt, không có sự năng động. Hình tam giác nghịch mang cấu trúc dưới nhỏ trên to tạo cảm giác chông chênh nhưng trẻ trung hiện đại năng động. Tổ hợp khối dưới to trên nhỏ là tam giác thuận và ngược lại. Nên trong thiết kế kiến trúc tùy vào đối tượng để xây dựng khối tích công trình hợp lý.

Pyramid không bậc 1 dốc: Cụ thể công trình tiêu biểu và vẫn còn tồn tại trong thế giới ngày nay: quần thể kim tự tháp Giza: kim tự tháp Cheops, kim tự tháp Chephren,

18


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Kim tự tháp Mykerinos. Các kim tự tháp này đều có không gian tiếp cận là những lối đi dài nhỏ và hẹp như một chiếc “kịch bản không gian” cũ được lặp lại.

Hình ảnh quần thể kim tự tháp Giza

Đi sâu vào phân tích nhưng không gian: ở kim tự tháp Cheops, ở cạnh phía bắc có một lối vào đường hầm, đi thẳng vào hầm mộ ở sâu dưới đất, tuy nhiên không gian này chỉ chứa những của cải vật chất của các pharaoh, đường hầm đi lên phía trên sẽ có một hầm mộ nhỏ của hoàng hậu, và một đường dẫm lớn trên cao có một không gian hầm mộ lớn nhất là nơi đặt xác ướp của các pharaon, trên phần mộ của pharaon có một khối đá được chồng chất lên và chất lên bằng một cấu trúc rất là đặc biệt như một tháp lau. Tại hầm mộ lại có 2 đường dẫn thông khí lên trên. Nhìn chung không gian bên trong dường như không đáng kể mấy so với không gian bên ngoài. Qua mặt cắt sẽ thấy được lớp đá sa thạch, khoảng 2 -3 triệu phiến đá với kích thước như một con người, nặng 2-5 tấn, từng khối hình chữ nhật được sắp xếp chồng lên nhau và được xếp khít từng ngóc ngách như thể ví von con kiến cũng không thể chui qua, còn lớp đá hoàn thiện bên ngoài là lớp đá vôi được mài nhẵn tại hiệu ứng thần kỳ dưới ánh nắng mặt trời. từ đó cho thấy một niềm tin mãnh liệt của họ vào thế giới thần linh công sức lớn lao của con người vào thế giới thần linh đó. 19


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Hình ảnh THE PYRAMID OF CHEOPS

Tỷ lệ vàng trong kim tự tháp Được xây dựng ở Ai Cập vào khoảng năm 2560 TCN. Đại kim tự tháp Giza là một trong những ví dụ sớm nhất về Tỷ lệ vàng trong kiến trúc. Trên thực tế, tỉ lệ vàng xuất hiện trong toàn bộ cấu trúc hình học. Điển hình diện tích bề mặt của bốn mặt chia cho diện tích bề mặt của cơ sở của nó là 1.618. Một ví dụ khác có thể được thấy nếu bạn lấy một mặt cắt ngang của kim tự tháp. Nó cho thấy hai tam giác vuông. Cạnh huyền của một tam giác hay đường cao độ từ mặt của kim tự tháp tới đỉnh của nó là 186m (610 feet), khoảng cách từ tâm mặt đất (nửa đế) là 115m (377 feet). Và nếu bạn chia 186m cho 115m, một lần nữa, kết quả là [1,618].

Hình ảnh mặt cắt của kim tự tháp và kích thước cho thấy tỉ lệ vàng

Tỉ lệ vàng được sử dụng thường xuyên đến mức xác suất nó là do tình cờ là con số không. Đối với tôi nó là vô số, thành thật mà nói, nó giống như con số không. Nhà toán học và kiến trúc sư Claude Genzlinger nói trong bộ phim tài liệu: “Sự khải thị của các Kim tự tháp – Điều đó là lý do ngay cả đối với một nhà toán học. Nghĩa là một người có thể đánh giá xác suất rằng thể tích của kim tự tháp đó với vô số khả năng của nó đã được chọn để tiết lộ qua nó.” 20


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

● Dấu ấn đền thờ Vì tất cả các lĩnh vực trong đời sống đều phục vụ cho thế giới linh hồn bất tử nên các tu sĩ - đẳng cấp có quyền lực thứ 2 trong xã hội, những người có thể liên lạc với thần linh, vì vậy họ cũng được đề cao, từ đó một loại hình kiến trúc ra đời - đền thờ, đây là loại hình kiến trúc chính thống quan trọng thứ hai trong xã hội Ai Cập. Và người Ai Cập thường sẽ sử dụng vật liệu đá để xây dựng các công trình quan trọng để mong cầu sự bền vững trường tồn nên các đền thờ thời Ai Cập đều xây bằng đá là chủ yếu

Thể hiện sự trang nghiêm nên đền thờ Ai Cập thường bố cục theo kiểu đăng đối. lối vào chính bố trí 2 tháp môn to và đồ sộ chừa ra một khe cửa nhỏ để làm lối vào đền thờ. đi vào trong là sân trong lớn, hai bên là hai hành lang cột, tiếp đến bước vào trong với cao độ cao hơn ta tiếp tục đến một sân trong nhỏ hơn, mức độ che chắn kín hơn, đóng kín không gian sân trong này. Tiếp theo là một không gian sảnh đường rộng lớn. tuy nhiên đặc biệt ở sảnh đường này bố trí rất nhiều cột và khoảng cách các cột gần nhau tại thành không gian đa trụ sảnh → không gian có mái che - không gian đóng hơn, không gian lại nhỏ dần hơn, ngược lại càng vào trông thì không gian càng đưa lên cao. Đi vào sâu hơn sẽ tiếp tục chạm đến một sảng đường nhỏ hơn, vẫn là không gian đa trụ sảnh, khối tích không gian lại bị thu nhỏ hơn, chiều cao trần cũng thấp hơn sảnh trước, nền thì cao hơn. Cứ thế tiến vào càng vào trong thì khối tích không gian càng thu hẹp lại hơn nữa, càng đóng dần. Đến không gian cuối cùng, không gian sâu nhất nhỏ nhất là không gian thờ cúng bái các vị thần. Tường thần được đặt ngăn cách với không gian hành lễ qua một bức tường được khoét một lỗ nhỏ như “kịch bản không gian” mà người Ai Cập trước đó đã vẽ nên. 21


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Hình ảnh Temple of Khons

Bố cục đối xứng nên số gian lẻ, xét về quan niệm số lẻ tức là số “dương” số dành cho những người sống, xét theo yếu tố kiến trúc, bố cục thẩm mĩ thì việc tạo không gian lẻ để có thể biểu thị một không gian chính, một không gian trung tâm, tạo nên tính đối xứng hơn, làm điểm nhấn cho công trình.

Mái gần như là mái bằng, ở mặt cắt bàng cho thấy gian giữa cao các gian 2 bên thì chiều cao mái thấp hơn, tạo sự chính phụ rõ ràng về bố cục. có sự chênh lệch độ cao để tổ chức lấy sáng cho không gian trên sảnh đường và 2 bên tưởng không lấy sáng bên chỉ lấy sáng từ cửa sổ mái trên cao. Diện tích cửa lấy sáng trên cao rất nhỏ chênh lệch rất lớn so với không gian sảnh đường cần lấy sáng phía dưới. Nên ánh sáng chiếu xuống sảnh đường le lói, mờ ảo, không phải một không gian thoáng tràn ngập ánh sáng. Chỗ lấy sáng đặt xiên góc so với hướng Bắc Nam 22


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Công trình được xây bằng đá, bộ khung chịu lực chủ yếu là tường và các cột đá, phía trên nối giữa các cột và tường chịu lực là các dầm chính, phía trên dầm chính là các dầm phụ trên cùng là đan đá lợp mái

Hình ảnh sân trong với hàng cột lớn

Đặc điểm không gian đóng dần: Không gian thu nhỏ dần, cảm thấy bị áp chế, càng bức bối, càng trang trọng càng thần bí hơn. tăng cường sự tập trung vào sâu, thu tầm mắt người nhìn tăng sự uy nghiêm.

Hình ảnh Temple of ammon

Không gian đa trụ sảnh: che chắn tầm nhìn, tăng chiều sâu không gian, các hành cột cao tạo tính hướng thượng. Khoảng hở giữa 2 cột nhỏ hơn hoặc bằng đường kính cột hoặc không lớn hơn 1.5 lần đường kính cột. Kích thước cột tại nên sự áp chế, to lớn tăng sự uy nghiêm, thể hiện sức mạnh thần thánh trấn áp tinh thần người tham gia. Hiệu 23


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

ứng xây dựng những rừng cột tạo không gian đa trụ sảnh mang một dụng ý về không gian đỉnh cao của người Ai Cập. Rừng cột tại không gian trùng điệp, xếp thẳng hàng, khoảng cách nhỏ áp chế người hành lễ đến. Khuyến khích tầm nhìn nhưng lại che chắn tầm nhìn, ẩn ẩn hiện hiện, che nhưng không che, mờ ảo gợi sự tò mò thấp thoáng, cảm giác mơ hồ bao trùm trong tâm trí con người. Khơi gợi lên cảm giác thần bí, không kiểm soát được không gian, lạc lõng để sự sợ hãi bao trùm cho thấy sự linh thiêng tột độ, áp chế tinh thần con người. Tuy nhiên, hơn hết dụng ý khi bố trí rừng cột ở đây khi kết hợp với lỗ lấy sáng cho ra một bản hòa ca của sự huyền bí, áp chế tinh thần con người khủng khiếp. Các lỗ lấy sáng từ phía trên xuống tạo cảm giác thiêng liêng hướng thượng cho con người, như ánh sáng thiêng liêng của thế giới thần thánh soi rọi từ trên cao xuống nhưng mờ ảo le lói như tràn vào không gian tiên cảnh linh thiêng. Như làm không gian bao trùm lên sự thần kỳ, thần bí, tăng thêm niềm tin vào đấng thần linh

Hình ảnh chi tiết thiết kế cột

Chi tiết điêu khắc trên cột và các họa tiết thể hiện đa sổ the phân vị ngang làm cho tỉ lệ cột nhìn càng to, đồ sộ, càng gây tính áp chế hơn cho không gian phía trong đền thờ Đền hang: Tiến hóa sau cùng của đền thờ là đền hang, sau một thời gian không còn đủ nhân lực, tiền tài để xây dựng người Ai Cập đã tận dụng nhưng tự nhiên có sẵn, họ tìm đến những hang núi to lớn để làm đền thờ, lấy vách núi để tạc lên những họa tiết cho đền thờ, không gian sử dụng thờ sẽ nằm sâu trong hang núi, tạo thành những đền hang

Abu Simbel temples in Egypt 24


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Bằng các Công trình kiến trúc Ai Cập hết sức độc đáo về quy mô và hình khối, có 2 cụm từ để diễn tả chung về kiến trúc Ai Cập là hùng vỹ và sử dụng các hình khối kỷ hà cho công trình, người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra thể loại kiến trúc các Công trình kỷ niệm có sức truyền cảm cao. Ở đây đã sớm định hình những kiểu đền có cột và nhiều dãy hành lang bao quanh mà về sau được phát triển nhiều ở các Công trình của người Hy Lạp - La Mã. Cũng từ đây đã ra đời kiểu cửa mái dùng để chiếu sáng những không gian rộng lớn bên dưới, tạo được sự hòa quyện giữa sa mạc mênh mông, núi non “trùng điệp, sông nước, mây trời” với các công trình kiến trúc và điêu khắc. Những người Ai Cập cổ đã sớm sử dụng các nguyên tắc hình học vào công trình và thể hiện được trong một quần thể các yếu tố kỹ thuật, khoa học tính toán, nghệ thuật điêu khắc một cách chuẩn xác và tinh vi. Những thông tin mới đây cho thấy: Kim tự tháp Khêop cao 147m chính là bằng một phần tỷ khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời (147 triệu km). Chiều dài các cạnh Kim tự tháp chia cho 365 ngày trong năm bằng 0,635m - Đó chính là một phần mười triệu bán kính Trái Đất (6350 km). Hai lần chiều cao Kim tự tháp chia cho chu vi đáy bằng 3,1416, là số Pi (7) để tính kích thước các khối cầu - các hành tinh. Những công trình kỷ niệm đầy tính hoành tráng thời đại cổ Ai Cập đã chứng minh được vai trò quan trọng của kiến trúc trong việc tổ hợp các loại hình nghệ thuật (điêu khắc, hội họa v,...) cũng như kỹ thuật xây dựng, xứng đáng với vai trò hoạch định các kế hoạch cho toàn bộ hoạt động của những chuyên ngành này.

1.3. KIẾN TRÚC LƯỠNG HÀ - BA TƯ CỔ ĐẠI - Kiến trúc thực dụng cho cuộc sống con người

1.3.1. KIẾN TRÚC LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI Tây Á tiếp giáp Châu Âu và Châu Phi, tiếp giáp Ai Cập, phía Tây giáp biển Địa Trung Hải. Thế giới cổ đại phương Tây là các quốc gia quanh Địa Trung Hải, các nền văn minh của các quốc gia này có tính kế thừa, tác động qua lại lẫn nhau. Lưỡng Hà thuộc Châu Á, Ai Cập thuộc Châu Phi được xếp vào kiến trúc Phương Tây vì tính hệ lụy của nền văn minh này tác động qua lại lẫn nhau, 25


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

ảnh hưởng trực tiếp với nhau theo một trực hệ, nên dù là Châu Á nhưng lại xa rời với các nước phương Đông, gần gũi các nước phương tây, các vùng đất xung quanh địa trung hải (Châu Âu,Bắc Phi, Tây Á).

Hình ảnh vẽ về nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại

Những con người trên mảnh đất này là những nghệ sĩ tạo hình tài hoa, giỏi thiên văn, biết nấu sắt, cũng chính là những người đầu tiên đã nghĩ ra chữ viết và đã xác định được độ dài của một năm là 365 ngày. Luật pháp được khắc vào đá, đặc biệt nghiêm khắc với nhà giàu. Phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới. Thu hút nhiều tộc người về đây sinh sống, sớm nhất là Sumer. Xã hội bất ổn. Phân biệt 3 cấp: Quý tộc – Bình dân – Nô lệ và không có sự phân biệt quá rõ ràng. Thuận lợi về nông nghiệp, đất sét nhiều, thực vật mọc theo đầm lấy sông nước nhiều nhưng không có đá, không có cánh rừng nguyên sinh lớn nên cũng khan hiếm gỗ, nên nghèo nàn về vật liệu xây dựng, nhờ đó họ tạo ra gạch sống, gạch phơi khô, tiếp đến gạch nung ra đời, cuối cùng chế tác ra gạch tráng men. Lưỡng Hà nguồn gốc về gạch, nơi đây gạch mozait ra đời ở đây. Đây là nền văn minh của đất sét.

Nền văn minh cổ Lưỡng Hà có từ 4000 đến 5000 năm trước công nguyên và phát triển song song với nền văn minh Ai Cập. Vì ở vào nơi bình địa nên vùng này không có núi, không có đá. Vật liệu xây dựng chính - là gạch không nung và gạch nung, trong đó 26


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

có những mẫu gạch men nhiều màu khá độc đáo. Chất kết dính là nhựa đường. Những cây lau sậy dài bên thành tấm phủ đất sét làm tường, hoặc trộn trong đất đầm kỹ dùng để lát nền lều sậy xây dựng theo cách này thường có mặt bằng hình tròn hoặc bầu dục. Khác với người cổ đại Ai Cập coi trọng linh hồn người chết, người Lưỡng Hà cổ đại thờ thần và sùng bái thuật chiêm tinh. Đền đài ở đây xuất hiện trước cả sự hình thành nhà nước. ● Dấu ấn ĐÀI CHIÊM TINH (ZIGGURAT): Vì không có xem trong thuyết dành cho người chết như người Ai Cập nên những công trình của người Lưỡng Hà sinh ra chủ yếu phục vụ đời sống của con người. Đài chiêm tinh là một trong những thể loại công trình sinh ra với mục đích vừa làm đền thờ thần, đài chiêm tinh, trung tâm thương mại sinh hoạt cộng đồng (không quá cầu kỳ thần bí, lồng ghép các chức năng dân dụng khác: phát minh xem chiêm tinh dự đoán thời tiết, xây dựng trên cao để quan sát thiên văn ở đền thờ thần, thu hút người ta tới đây). Xây dựng gần và thậm chí trong cung điện, ở kinh đô nơi đông đúc người.

Hình ảnh đài chiêm tinh ở Dur Sarukin

Hình ảnh đìa chiêm tinh ở Ur thế kỉ XX TCN

Sự phát triển của công trình đài chiêm tinh ở kiến trúc Lưỡng Hà cổ đại Giai đoạn 1: Đắp bậc nền hình chữ nhật, các cạnh bên xuyên góc với Bắc Nam Đông Tây, có 1 bậc nền trên cao để đặt đền thờ, chưa có hình thù rõ ràng. Hệ thống không gian đơn giản: 1 sảnh đường chính, cạnh hai bên là các phòng kho và phòng ở của tu sĩ. Bậc nền được xây bằng gạch không nung, ở trong chèn đất sét. Mặt bên tạo sọc đứng để tạo cảm giảm cao hơn, tạo bề mặt nhám, lỗi lõm, có bóng đổ làm sinh động. Tạo sọc 27


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

để dễ hoàn thiện, ngay ngắn, chỉn chu, thích hợp với kỹ thuật xây dựng, vật liệu xây dựng. Giai đoạn 2: nhiều bậc nền, mặt bằng hình chữ nhật xiên góc Bắc Nam Đông Tây, vách nghiêng, tạo sọc, đền xây dựng trên cùng. Xây dựng các vế thang (trực giao, vuông góc với cạnh chính, song song cạnh dài). Các bậc nền thu nhỏ dần lên trên để chịu lực, sự chênh lệch tạo ra các khoảng sân dùng làm sân chơi. Giai đoạn 3: xây vách thẳng, mặt bằng hình vuông xiên góc so với trục bắc nam đông tây, tạo sọc, nhiều bậc nền, thờ thân trên cùng, cầu thang ẩn bên trong. Trang trí dưới mỗi bậc nền xây đế mỏng tăng bề thế, sinh động.

Hình ảnh the Ziggurat at Tchoga - Zanbil, Elam

Giai đoạn 4: mặt bằng hình vuông xiên góc so với trục bắc nam đông tây, xây vách thẳng, tạo sọc. Các bậc nền liên kết thành 1 đường xoắn ốc đi lên trên cao, trên cùng là đền thờ. Không cần bậc thang đi lên bằng xoắn ốc thoải, vừa là không gian giao thông, vừa thực dụng. Giai đoạn 5: mặt bằng vuông, vách thẳng, mặt bằng xiên góc so với bắc nam đông tây, tạo sọc, có 7 bậc nền, mỗi bậc nền sơn 1 màu sắc theo 7 sắc cầu vồng.

Hình ảnh Ziggurat giai đoạn 4

Hình ảnh Ziggurat giai đoạn 5 28


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

● Dấu ấn cung điện và thành lũy quân sự Địa hình dễ tấn công, tuy nhiên khó phòng thủ nên việc cho xây dựng tường thành phòng phủ, xuất hiện rất sớm. Quý tộc, vua chúa hưởng lạc bằng cách chăm chút vào công trình nhà ở là cung điện. Thành trì quan trọng, kinh đô có thành lũy, là nơi ở của cơ quan đầu não, dẫn đến dễ bị tấn công nên việc thành trì xây dựng chắc chắn. Cung điện và thành lũy, ziggurat thường đi chung với nhau. Cung điện nằm vắt ngang thành trì do nhiều khi xảy ra sự đảo chính nên thành trì còn đề phòng cả người trong nước của mình. Khi giặc ngoài tới thì nhà vua, quần thần sẽ chuyển vào bên trong thành ở, nhường phần cung điện bên ngoài cho quân đội, cho quân lính để phòng thủ. Còn xảy ra nội chiến thì chuyển ra phía ngoài thành trì, nhường phía trong cho tử cấm binh. Cung SARGON II – THÀNH KHORSABAD: khu nội bộ là nơi ăn ở của vua rất nhiều phòng, nơi đối ngoại cũng có nhiều không gian về phòng ốc. Dàn trải theo phương ngang, nửa phân tán nửa tập trung. Mặt bằng hình chữ nhật xiên góc trục bắc nam đông tây. Có nhiều sân trong xen kẽ dãy nhà. Mái nhà lợp bằng gạch bằng cách cuốn là dằm cong (tải trọng lớn không dùng dầm ngang được do thớ vật liệu bên trên bị nén, bên trong bị dãn) để gạch chỉ chịu lực nén, truyền lực xuống bức tường là lực đạp xuyên. Phòng ốc có các bức tường dày để chịu lực, hình chữ nhật bị hẹp và kéo dài do cuốn và vòm của lực xô ngang. Cuốn hình nửa tròn ở cửa là vòm cung nghiêng hay vòm nôi. Vẫn tạo sọc gờ chỉ để chia nhỏ. 29


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Những nơi trang trọng, nền móng sẽ có đá, như trang trí lan can đá (chạm khắc trên đây là các đề tài hết sức bạo lực).

Thành trì là vòng thành xây cao và dày, ít nhất chục mét. Phân chia 2 khu vực: trong và ngoài thành. Xây các bệ chắn có những chỗ thấp xuống, những chỗ nâng lên cao che tên của địch, tạo thành răng cưa vô tình tạo sự tranh trí trong kiến trúc thành trì. Vòng thành còn có khối lồi vừa làm chắn chắn vừa quan sát phòng thủ. Còn có lỗ châu mai. Cổng thành rất kiên cố. Thành trì xây bằng gạch có chèn đất sét, gạch không nung, dùng gạch mozait để trang trí.

1.3.2. KIẾN TRÚC BA TƯ CỔ ĐẠI Có 2 loại hình công trình khi nhắc đến kiến trúc Ba tư cổ đại chúng ta có thể liên tưởng đến ngày là loại hình kiến trúc cung điện, lăng mộ. Trong kiến trúc Cung điện, điểm khác nhau là sử dụng đá, vật liệu không khan hiếm, vật liệu không kém. Quy mô các loại hình cung điện phát triển mạnh hơn Cung điện PERSEPOLIS: mặt bằng hình chữ nhật xiên góc trục bắc nam đông tây, sâu vào bên trong là liên hợp, các phòng ốc kết hợp thành các cánh nhà, cánh nhà kết hợp với nhau quanh các sân trong thuận tiện liên hệ, thông gió, chiếu sáng phòng ốc. Phòng hình vuông, lớn hơn rất nhiều, có nhiều cột, ít nhất 4 cột do vật liệu yếu kém. 30


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Dù làm bằng đá nhưng lợp mái bằng hệ thống dằm gỗ, đất sét trộn vôi rơm lợp lên li tô nhỏ nhỏ sau đó vét vôi sơn lại. Nền, cột đá hoa cương tráng lệ. Trang trí đầu cột là tượng bò tót thể hiện sức mạnh Ba Tư, sang trọng, hoa lệ.

Kiến trúc lăng mộ xây dựng vì quá hùng mạng nên trong trung tâm không cần xây thành trì, chỉ xây ở biên giới. Muốn sung sướng khi chết, mô phỏng lại cung điện khi sống nhưng cũng khá sơ sài. Lăng mộ được đục trên các vách núi.

Hình ảnh lăng mộ vua Cyrus (bên trái) và hình ảnh với mặt bằng lăng mộ vua Darius (bên phải)

Nhìn chung Kiến trúc Lưỡng Hà nổi bật là cung điện, đền đài (ziggurat) - Đền đài còn là nơi sinh hoạt công cộng. Các mảng tường lớn có các rãnh đứng tạo bóng đổ, trang trí cả bên trong lẫn bên ngoài. Bên ngoài ốp gạch nung, có khi sơn màu. Bên trong trang trí phù điêu có sơn màu và tượng tròn. Tượng tròn súc vật, nổi tiếng là tượng sư tử đầu người 5 chân. Cửa sổ ít, đặt trên cao. Với kiến trúc Ba Tư cổ đại sử dụng nhiều cột tạo ra các phòng vuông Cột mảnh, bước cột 5-6. Đầu cột chiếm 1/3 thân, trang trí bằng tượng 2 đầu ngựa hoặc 2 đầu bò với các đai kim loại. Trang trí phong phú, điêu khắc đẹp, màu sắc rực rỡ. Đặc sắc nhất là sử dụng lan can đá có chạm nổi.

31


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

1.4. KIẾN TRÚC HY LẠP CỔ ĐẠI - nét đẹp kiêu hãnh, thẩm mỹ nơi những thức cột được hiện sinh. Đất nước Hy Lạp cổ đại lớn hơn bản đồ hành chính Hy Lạp ngày nay rất nhiều, gồm: lục địa chính là bán đảo Balkan, phía Nam đảo Crete, phía Đông bao gồm một phần đất của Tiểu Á, phía Tây là đảo Sicily, phía Bắc là dãy núi. Địa hình bán đảo Balkan: các dãy núi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chia cắt bán đảo thành nhiều khu vực, còn lại là các dãy núi đá. Tiếp giáp: Đông - Châu Á, Nam và Tây - Địa Trung Hải, Bắc - dãy núi ngăn cách với Châu Âu. Biển nhiều, quanh co khúc khuỷu, có nhiều vịnh, đầm phá nhờ đó thuận lợi neo đậu thuyền dẫn đến phát triển sớm hàng hải nên có tiếp thu nhiều văn minh và phát triển văn minh kiến trúc của Hy Lạp. Địa hình đường bờ biển, dải đồng bằng hẹp khúc khuỷu, các nhánh núi vươn soải ra chia cắt dải đồng bằng, hình thành từng vùng miền nhỏ, cảnh quan ngoạn mục, nên thơ, sinh động dẫn đến tâm hồn lãng mạn, kích thích yêu cái đẹp tạo ra tình yêu nghệ thuật, năng khiếu về nghệ thuật, Vẻ đẹp lãng mạn này cũng ảnh hưởng rất nhiều vào kiến trúc Hy Lạp cổ đại.

Hình ảnh công trình kiến trúc La Mã mang một vẻ đẹp nên thơ lãng mạn

Chế độ chiếm hữu nô lệ không quá hà khắc. Vì tồn tại dưới dạng những tiểu quốc nhỏ, nên cần có sự đoàn kết, đối xử giữa người với người với nhau không quá hà khắc 32


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

để cùng nhau chống lại kẻ thù. Vì thế mà, các giá trị văn minh nói chung, kiến trúc nói riêng của Hy Lạp làm ra không chỉ phục vụ cho những quý tộc mà là phục vụ cho con người nói chung từ đó sinh ra đa dạng trong kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Vật liệu xây dựng: nhiều núi đá, đất sét, rừng gỗ cây phong phú nên dùng đá cho các công trình chính thống. Điểm khác biệt tạo nên sự đặc biệt của kiến trúc Hy Lạp với Ai Cập: Nếu vị thần của Ai Cập hết sức tôn kính, lúc nào cũng nghiêm trang, đạo đức, xa cách với trần thế. Còn tín ngưỡng của Hy Lạp, các vị thần giống như con người trần thế có những tính cách, bản chất như là yêu, ghét, thù, hận..., chỉ khác với con người là có sự bất tử và có pháp màu, quyền năng. Và khi nhắc đến kiến trúc Hy Lạp cổ đại chúng ta sẽ nhớ đến những dấu ấn đặc trưng về những ngôi đền, cùng với một dấu ấn không thể không ai biết chính là những thức cột của người Hy Lạp, cuối cùng một dấu ấn và là một thành tựu rất lớn mang giá trị cao là nguyên tắc điều chỉnh thị sai trong kiến trúc Hy Lạp cổ đại. ● Dấu ấn về những thức cột của người Hy Lạp: Nói đến kiến trúc Hy Lạp, không thể bỏ qua thức cộ, bởi đây là đóng góp có tác động lớn, ảnh hưởng sâu rộng và lâu bền đến các nền kiến trúc về sau này. Thức cột là cách thức trang trí và xử lý tỷ lệ các trụ chịu lực của ngôi nhà theo những trật tự đã được chỉnh lý một cách hoàn hảo. Ba thức cột mà người Hy Lạp đã tạo ra là cột Doric, cột Ionic và cột Corinth. Xuất xứ từ vùng nông nghiệp phía Bắc Hy Lạp thức cột Doric được áp dụng khá sớm, từ thế kỷ thứ VII trước CN. Dáng cột này thấp đậm, đơn giản, trầm tĩnh uy nghi như sức vóc của một người lực điền. Thân cột có từ 16 đến 20 khía lõm nông. Cột không có đế mà được đặt trực tiếp lên nền nhà. Đỉnh cột Xòe hình bánh dày trơn, không có trang trí. Tỷ lệ chiều cao so với đường kính cột là 4,5 :1 hoặc 5 :1. Vật liệu làm cột Doric thường là đã màu vàng nhạt lấy từ núi Pentelich trong đất liền.

33


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Hình ảnh về thức cột Doric Hy Lạp cổ đại

Thức cột Ionic ra đời vào thế kỷ thứ V trước công nguyên, là sản phẩm của vùng tiểu thủ công và thương nghiệp ionia - một thuộc địa của Hy Lạp. Cột có vẻ ngoài trang nhã thanh thoát, giàu tính trang trí nên được ví như thân thể của người thiếu nữ. Thân cột có 24 khía lõm sâu, đặt trên đế. Đầu cột được trang trí cầu kỳ với hai cuốn như lọn tóc. Tỷ lệ giữa chiều cao so với đường kính cột là 8 :1. Vật liệu làm cột loni là loại đá cẩm thạch màu trắng được khai thác từ đảo Parox ngoài khơi…

Hình ảnh thức cột Ionic

Thức cột Corinth ra đời chậm hơn, vào cuối thế kỷ thứ V trước CN tại thành phố Cảng dầu đẹp Corinth ở miền Nam. Cột Corinth có những nét mảnh mai thon thả hơn 2 thức cột vừa nói trên, nhiều khi được đặt trên bệ có chiều cao bằng một phần tự độ dài cột. Phần đầu cột được kết uốn như một lẵng hoa làm bằng ba tầng lá phiên thảo (acan). 34


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Cả ba thức cột Hy Lạp đều có xuất xứ từ cột gỗ, nhưng trong quá trình chuyển sang chất liệu đá, các tỷ lệ cột và khoảng cách giữa các cột đã trải qua nhiều thay đổi. Lúc đầu, cột thường được làm từ những phiến đá lớn rất khó lắp dựng. Về sau cột được chia thành đoạn, ghép khít lên nhau nhờ các lõi bằng gỗ hoặc bằng sắt. Các thức cột Hy Lạp không chỉ có ý nghĩa về mặt chịu lực, mà trước hết còn thể hiện sự hài hoà, thống nhất về đường nét giữa cột với các phần ở bên trên đầu cột, giữa kích thước cột với kích thước của con người. Chọn chỉ số tới hạn đảm bảo kết cấu, thẩm mỹ. Tại tất cả các thành phần này nó đều tương ứng với tỷ lệ bán kính đáy cột giúp cho việc gia công đá của các thợ được tập trung, được chiêm nghiệm, được tiết kiệm thời gian và công sức hơn. Hệ thống thức cột giúp cho quá trình xây dựng công trình nhanh chóng, tiết kiệm, hoàn thiện. Kiến trúc cổ đại Hy Lạp có sức sống mạnh mẽ. ● Dấu ấn về những ngôi đền của kiến trúc Hy Lạp: Người Hy Lạp rất tôn kính các vị thần do đó phát triển nhiều đền thờ. Đền thờ có dạng mặt bằng hình chữ nhật, có 4 dạng mặt bằng hình chữ nhật, 1 dạng mặt bằng hình tròn. Các giai đoạn tiến trình phát triển của mặt bằng: + Giai đoạn 1: Inatis có 1 sảnh chỉnh và phía trước có tiền sảnh. Trước mặt tiền có một hàng cột kẹp giữa hai bức tường cánh gà hai bên. Ở sau là có một sảnh cũng có một hàng cột kẹp giữa. Hai mặt đều làm như vậy gọi là amphinantis. + Giai đoạn 2: hàng cột đứng trước bức tường gọi là Prostyle. Mặt tiền và mặt hậu đều làm như vậy gọi là AmphiProstyle. + Giai đoạn 3: Có một hàng cột chạy xung quanh chu vi mặt bằng hình chữ nhật. Dạng này gọi là perepter. Bức tường ở trong có thêm hàng bổ trụ ở trên gọi là selderperepter.

35


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

+ Giai đoạn 4: quanh chu vi mặt bằng có hai hàng cột, dạng này gọi là dipter. Cũng dạng đó những bức tường ở trong có thêm hàng bổ trụ gọi là seldodipter. +Giai đoạn 5: đề thờ mặt bằng hình tròn, có một hàng cột chạy theo chu vi hình tròn gọi là Tholos. → Ngày càng nhiều cột ở các mặt đứng, để tăng tính thẩm mỹ. Tiêu biểu trong kiến trúc Hy Lạp cổ đại không thể bỏ qua chính là đền Parthenon

Quan trọng nhất trong quần thể kiến trúc đền là đền Parthenon, được xây dựng vào các năm 447 - 438 trước CN, theo thiết kế của nhà kiến trúc Ichtinos. Mặt bằng đền hình chữ nhật có kích thước 31m x 70m, cao 14m, chia ba phần: sảnh chính (quay hướng Đông), gian thờ (ở giữa) và phòng để báu vật (ở phía Tây). Tại gian thờ có đặt tượng nữ thần Aten Pactenos cao 12m làm bằng gỗ khảm ngà voi, trong y phục bằng vàng. Ánh sáng chiếu từ cửa số lớn qua các hàng cột vây ba phía, lấp lánh một màu vàng huyền ảo. Bức tượng tuyệt vời này là tác phẩm của nhà điêu khắc Hy Lạp kiệt xuất Phidias, người bạn của nhà cầm quyền Pentacles, và là người chỉ huy toàn bộ Công cuộc xây dựng quần thể Acrôpôn nổi tiếng. Sau gian thờ là phòng để báu vật với 4 cột thức ionic ở giữa phòng. Mặt chính đền có 8 cột, ở trên tạc cảnh: nàng Aten chào đời, mặt bên có 17 cột thức Doric không có chân đế. Vật liệu xây dựng đều là đá hoa cương màu trắng. 36


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Ngoài tỷ lệ số học của các phần trong một công trình, việc dựng cột có thêm kỹ xảo điều chỉnh độ phản xạ của mắt người khi đứng trước các vùng sáng tối. Những cột góc đều lớn hơn cột giữa. Khoảng cách các cột giữa có thu hẹp lại, đầu một ngả vào trong. Bằng cách này khi nhìn vào sẽ thấy cột đều và đứng thẳng và cách rất đều nhau. Các tảng đá được mài phẳng và chính xác đến mức có thể ghép khít liền làm một với các viên đá khác. Mặt đá được phủ lên một lớp sáp, để giữ cho đá khỏi bị oxy hoá, nhưng không hề làm cho đá bị đổi màu. Ngoài ra, các nhà kiến trúc còn điểm thêm những màu sắc rực rỡ bằng kim loại màu xanh, vàng, đỏ. Không chỉ đẹp nhờ chất liệu, nhờ tỷ lệ mà Pactênông còn đặc sắc bởi sự lựa chọn đúng khối tích ngôi đền, đúng vị trí trên bề mặt quả đổi. Nó vừa thể hiện được tính hùng vĩ của công trình, vừa không đè nén, hạ thấp tầm vóc con người. Ngược lại ngôi đền còn tạo cho con người lòng tự hào và niềm tin vào "sức mạnh và giá trị của chính mình. Riêng phần điêu khắc ở đền này đã chiếm một chiều dài tới 270m với các chủ đề về chiến tranh và thần thoại. Hẳn đây phải là kết quả lao động đầy mồ hôi và tài trí của cả một đội ngũ các nhà điêu khắc, mà tên tuổi người chỉ huy Phidias và hai cộng sự của ông là Calicart và Ichinose vẫn còn lưu truyền cho tới tận ngày nay.

Hình ảnh cho thấy nét đẹp độc đáo trong thiết kế tỉ lệ của đền Parthenon

● Dấu ấn về nghệ thuật điều chỉ thị sai trong kiến trúc Hy Lạp. Qua phân tích nét đẹp của đền Parthenon ở trên chúng ta cũng một phần có thể nhận thấy được nét đẹp trong điều chỉnh thị sai của người Hy Lạp cổ đại. Xử lý hình thức bên ngoài đạt trình độ nghệ thuật cao. Phân vị đường nét, gờ chỉ hài hòa duyên dáng. Vận dụng biện pháp hiệu chỉnh thị sai, sử dụng nhuần nhuyễn màu sắc, sáng tối. 37


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Phương pháp hiệu chỉnh thị sai: sự vật, đối tượng thu vào cảm nhận thị giác con người bị sai lệch so với bản chất thật sự của nó. Một ngôi đền: Hình E là cái mong muốn. Nhưng nếu xây như hình E nhưng vì sự sai lệch của thị giác sẽ nhìn ra như hình F do góc nhìn hẹp khi đứng trước công trình lớn. Hiệu chỉnh thị sai là làm trừ hao đi tức là làm thực tế như hình G ta sẽ nhìn như hình E. Còn dùng trong tương quan ánh sáng tạo nên những khoảng cách hợp lý giữa các cột. Từ trong nhìn ra thấy thoải mái, từ ngoài nhìn vào thầy hài hòa, sinh động không bị rời rạc. Cùng với những thành tựu huy hoàng của các loại hình văn hoá - nghệ thuật, nền kiến. trúc cổ Hy Lạp đã có một giai đoạn phát triển rực rỡ trong gần 10 thế kỷ và đạt được những kết quả đáng khâm phục. Chế độ dân chủ nông nô cổ Hy Lạp dù còn nhiều hạn chế, cũng đã tỏ ra hữu hiệu trong việc xây dựng các quốc gia thành bang, khuyến khích lợi ích tư hữu và sự bình đẳng tự | do cá nhân của lớp thị dân, động viên được sự tham gia của họ vào đời sống chính trị và Công việc điều hành nhà nước, Kiến trúc cổ Hy Lạp mang nặng dấu ấn của tinh thần cộng đồng giữa những thành viên bình đẳng trong xã hội, được thể hiện qua những lý thuyết sớm nhất về môn quy hoạch, về mối quan hệ giữa khu ở và khu trung tâm đô thị. Nhiều kiểu nhà mới, nhiều di tích giá trị như nhà họp, nhà hát, sân vận động ... đã ra đời trong giai đoạn này. Có lẽ ở đây, cuộc sống của con người giữa thiên nhiên đã giúp cho kiến trúc cũng đạt được sự gắn bó hữu cơ với thiên nhiên và với các nhu cầu thực tế của xã hội. Thức cột Hy Lạp là sự kết hợp tài tình giữa nhiệm vụ kỹ thuật với chức năng biểu tượng. 38


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

1.5. KIẾN TRÚC LA MÃ CỔ ĐẠI – sự kế thừa và sáng tạo không giới hạn Kiến trúc La Mã trong các nền kiến trúc cổ đại dường như đạt đến sự hoàn chỉnh nhất cả về công năng về nghệ thuật, về kỹ thuật. Có thể về thẩm mỹ kiến trúc La Mã thua kém Hy Lạp một chút, về tính thần bí có thể thua kém Ai Cập một chút, sự xa hoa có thể thua kiến trúc Ba Tư - Lưỡng Hà một chút nhưng nhìn chung về các mặt thì dường như đầy đủ hoàn chỉnh nhất trong nền văn minh cổ đại. Vì vậy dường như La Mã tồn tại rất nhiều những dấu ấn kiến trúc đặc sắc hơn các thời kỳ trước, từ xây dựng kết cấu đến tổ chức không gian, vật liệu,.. tất cả để lại những dấu ấn kiến trúc độc đáo trong thời kỳ La mã cổ đại. Người La Mã có sự phát triển mạnh mẽ hơn trong việc phát minh ra bê tông, từ đó cho phép họ kết hợp với các kỹ thuật xây dựng không chỉ được học tập từ La Mã, mà còn một số các kỹ thuật xây dựng tự phát triển, cho phép họ xây dựng các công trình có kích thước lớn, đồ sộ hơn. Các kỹ thuật của người La Mã cũng vượt trội hơn người Hy Lạp nhiều do họ cso sự học hỏi tại nhiều vùng khác nhau, từ đó việc xây dựng các công trình to lớn, phô trương dễ dàng hơn. Nhưng lý do chiếm chủ đạo là do cách tư duy của con người Hy Lạp và La Mã khác nhau. Khác với suy nghĩ ôn hòa, mộng mơ và yêu cái đẹp của người Hy Lạp, bản chất của người La mã là một dân tộc chinh phạt, hiếu chiến, có nhu cầu mãnh liệt trong việc chinh phạt, thể hiện uy quyền, từ đó mới có sự khác nhau rất rõ ràng trong kích thước, chức năng và các đường nét của các công tình, một bên thì hài hòa, nhẹ nhàng, đẹp đẽ, bên còn lại thì đồ sộ, phô trương, bền vững.

Hình ảnh kiến trúc La Mã cổ đại

39


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Tổ hợp không gian phức tạp do công năng cần đáp ứng các nhu cầu phức tạp của cuộc sống. Nghệ thuật ứng dụng, đáp ứng tính cách sôi động và thực dụng của người La Mã Do đặc trưng trong suy nghĩ của người la mã là thực tế, người la mã có nhu cầu mong muốn xây dựng lên các công trình có nhiều công năng phức tạp của cuộc sống, không chỉ là những công trình thiết yếu để duy trì các hệ thống chính trị như Basilica, đền thờ, mà còn xây dựng và phát triển các công trình phục vụ cộng đồng. Không chỉ có các công trình như nhà hát, nhà kịch, do bản chất hiếu thắng, bạo lực của người la mã, các hình thức như đua ngựa, chiến đấu, cũng cực kỳ được ưa chuộng, từ đó một thể loại công trình mới được hình thành là các công trình thể thao, có quy mô rất lớn, không chỉ nhằm phục vụ một lượng lớn người đến xem, mà còn để phô trương sức mạnh ● Dấu ấn về kỹ thuật xây dựng kết cấu đỉnh cao qua công trình đến Pantheon:

Hình ảnh đền Pantheon

Thành phần cốt lõi của cấu trúc Pantheon là bê tông La Mã. Bê tông La Mã là hỗn hợp của nước, vôi, tro núi lửa pozzolanic và cốt liệu đá (Moore). Hỗn hợp này được tạo ra tại hiện trường và được chèn giữa hai lớp gạch đất sét nung, được đặt để tạo ra các bức tường cơ sở dày 25 foot của nhà quay. Viên gạch La Mã mỏng dài được đặt trong một liên kết kéo dài được gọi là opus latericium và được kết nối với nhau bằng cách sử dụng vữa làm từ vôi và pozzolana. Các loại cốt liệu nhẹ hơn như đá bọt được 40


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

sử dụng để giảm trọng lượng của các bức tường và mái vòm phía trên nó. Để giảm thêm trọng lượng của cấu trúc, một số phần của bức tường đã được làm rỗng. Sáu hốc với hai cột đá granite và mỗi hốc có mái vòm lớn hơn đối diện với lối vào được xây dựng để giảm trọng lượng của bức tường rotunda ở tầng trệt và để tạo không gian cho việc tôn kính các vị thần.

Phía trên một số vết lõm với chân được tạo ra để tạo ấn tượng về tầng thứ hai và giúp giảm trọng lượng của cấu trúc ở tầng trên. Một loạt các mái vòm bằng gạch được xây dựng vào các bức tường để hướng trọng lượng xuống các cột đá granite trong sáu hốc ở tầng trệt tốt hơn. Điều này đã ngăn không cho trọng lượng từ các tầng trên và mái vòm làm cho các phần dưới của bức tường bị xô lệch ra ngoài. Để chống vênh hơn nữa, ba đường gân gạch bao quanh bên ngoài của cấu trúc đã được thêm vào. Ngoài những bức tường bốt bằng gạch dày này đã được thêm vào ở phía đối diện của lối vào portico. Các cột lớn trên portico, làm bằng granodiorit, đã được khai thác, được tạo hình và vận chuyển từ Mons Claianus, một mỏ đá của người La Mã ở Ai Cập. Các chân đế và thủ đô của các cột, cùng với của các cột chống, được làm bằng đá cẩm thạch trắng và đến từ Núi Pentelicus gần Athens. Để dựng các cột, một cấu trúc bằng gỗ lớn đã được xây dựng xung quanh địa điểm và một đòn bẩy điểm tựa, làm bằng gỗ ghép thanh, sau đó sẽ nâng chúng lên thành một vị trí thẳng đứng. Sau đó, một cần cẩu máy chạy bộ bằng gỗ được hỗ trợ bởi một số lao động sẽ nâng cột lên portico nơi nó sẽ được định vị vào đúng vị trí.

41


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Mái vòm có đường kính 142 được xây dựng trên đỉnh của một khung gỗ với bê tông la mã được gắn vào vị trí sau đó được phủ bằng ngói đồng mạ vàng làm tấm lợp (Moore). Sau đó nó được đóng kho để giảm trọng lượng. Xung quanh quả cầu có ba lớp gạch thẳng đứng từ một vòng nén để chống lại áp lực tác động bởi mái vòm ở trên cùng (Moore). Xung quanh đáy của mái vòm xen kẽ các lớp tufa và bê tông được kết nối bằng vôi và vữa pozzolana tạo ra các vòng chống lại tác động của lực xuống do mái vòm (Moore). Giữa hai không gian này, mái vòm được xây dựng bằng bê tông La Mã chèn ép với các lớp xen kẽ “đá tufa nhẹ và xỉ núi lửa xốp” làm tổng hợp để giảm trọng lượng của mái vòm (Moore). Gần 2000 năm sau khi được xây dựng lần đầu tiên, đền Pantheon vẫn còn đó nó đã tồn tại lâu dài cho phép thế giới ngày nay trải nghiệm những di sản của kiến trúc và xây dựng La Mã. tỉ lệ chiều cao là tỉ lệ vàng 8 - 13 -21 → biết sử dụng thuần thục tỉ lệ vàng. Lỗ ở phía trên không có mái che tạo thế tự do, hùng vĩ, tính hình tượng cho công trình. → Bài học: Ngoài tạo lập không gian sử dụng ngoài ra còn tăng tính thẩm mĩ cao cho không gian, tạo sự sinh động nhịp điệu vừa đảm bảo kết cấu và tiết kiệm vật liệu. Phần rỗng ở các hốc tường nhằm làm khe co giãn cho một bức tường dày, khe co nhiệt chống việc nứt nẻ tiết kiệm vật liệu bảo vệ công trình. ● Dấu ấn về sự thông minh trong cách sử dụng không gian qua công trình nhà tắm và Basilica Các công trình khác được xây dựng trong thời kỳ La Mã nhằm mục đích phục vụ cho cuộc sống của con người. Nắm bắt được những thú vui của con người các công trình 42


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

công cộng ra đời nhiều hơn, tuy nhiên một sự thông minh trong sử dụng không gian của người La Mã, dường như họ không bỏ trống bất kì không gian nào, tận dụng tất cả nên hình thức xây dựng công trình mang tính phức hợp nhiều thể loại công trình vào trong, nhằm giúp hưởng thụ cuộc sống tốt nhất. Ở công trình nhà tắm công cộng, được xây dựng để hưởng thụ cuộc sống, tuy nhiên không chỉ đơn giản là một không gian tắm mà còn kết hợp với những hoạt động hưởng thụ cuộc sống khác như dấu trường, sân vườn phía sau, có những phòng diễn thuyết, giao lưu buôn bán hàng hóa. Xây dựng những shop bán quần áo, chức năng thương mại, phức hợp những chức năng vào công trình, tận dụng triệt để tất cả các không gian vô cùng thông minh. Ở công trình tòa án Basilica, công trình xây dựng để thể hiện tính công bằng trong cuộc sống, các cuộc xử án phải được diễn ra công khai, tuy nhiên nếu không có phiên tòa xét sửa thì Basilica còn dùng như một nơi giao lưu buôn bán. dường như tất cả các không gian của La Mã không nơi nào là hoang phí, nơi nào cũng được sử dụng cho sự hưởng thụ của con người.

→ Bài học: trong thiết kế kiến trúc bố trí các không gian phù hợp, sử dụng các không gian triệt để, để không hoang phí một không gian sử dụng nào. ●

Dấu ấn 5 thức cột của người La Mã: Sau khi chinh phạt được Hy Lạp, người La mã đã thấy được một hình ảnh mà

trước giờ họ luôn mong muốn: cái đẹp, sự thanh tao, cuộc sống thư giãn, nghệ thuật,… mà bản chất La mã của họ không bao giờ có thể đạt tới. Từ đó, họ đã lấy một trong những thành tựu quan trọng nhất của Hy Lạp đem về, hệ thống 3 thức cột , D I C, qua quá trình học tập và phát triển, đã hình thành những nét riêng trong thiết kế nhằm phù hợp cho nhu cầu sử dụng, thẩm mỹ của người La Mã.

43


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Ban đầu, các cột này chỉ được sử dụng thuần cho việc trang trí, sau này mới được ứng dụng trong thức cột. Khác với hệ thống thức cột được sử dụng tại Hy Lạp chỉ gồm 3 cột, hệ thống thức cột của người La Mã, La Mã sau một quá trình được tiếp thu và phát triển, đã đưa tổng số thức cột lên 5, với hai loại cột mới là Tuscan (phát triển từ Doric) và Composite (kết hợp từ Ionic và Corinth), và cũng chính người La Mã đã tạo nên một hệ thống trình tự sắp xếp của các thức cột này chỉnh chu, ổn định và không thay đổi trong toàn bộ thiết kế của người La Mã Sự phát triển của các thức cột La Mã từ thức cột của người Hy Lạp. Cột Doric Là thức cột đơn giản nhất (trong hệ thức cột cổ điển Hi Lạp), không có sự thay đổi nhiều từ cột Doric Hy Lạp Đường kính:chiều cao cột tương tự Hi Lạp (từ 1:4 - 1:5). Thân cột có hệ thống 20 rãnh chạy xung quanh, dọc theo chiều cao cột. Đầu cột có một mũ cột gồm một tấm vuông phía trên và một mũ đỡ cong vàng khăn phía dưới. Bên cạnh đó là sự phát triển của người La Mã Thêm đế cột, với bán kính bằng 1.5 bán kính thân cột. Phần đầu tường được giảm độ dày Phần đầu cột được hoàn thiện hơn, với hệ thống nhiều vòng nhẫn với các kích thước khác nhau. Do mang nét đẹp nam tính, nghiêm túc, hệ thống cột Doric được đặt ở tầng dưới cùng hoặc áp cuối, với chức năng chịu lực, đồng thời tạo nét mạnh mẽ cho các công trình, có thể kể đến như các công trình quân sự. Do sự đơn giản trong thiết kế, tạo hình, cột Doric được sử dụng tương đối phổ biến trong các công trình đại trà

Cột Tuscan, nhiều nguồn tài liệu khác nhau mô tả thức cột Toscan trong những thiết kế nguyên bản của người La Mã (phát triển song song với cột của Hy Lạp), một số khác lại cho thấy cột Tuscan được sáng tạo sau này, với chất liệu thiết kế được lấy từ thức cột Doric (Hi Lạp). Là thức cột đơn giản nhất trong cả 5 thức cột, Trục mảnh và mịn, không 44


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

có rãnh hoặc trang trí. Khỏe khoắn, bình dị, đơn giản. Cột gồm 3 thành phần chính là Thân, đế và đầu cột. Theo truyền thống, cột Tuscan mảnh mai hơn cả Doric, đường kính:chiều cao cột khoảng 1:5.5. Đầu cột có một mũ cột gồm một tấm vuông phía trên và một mũ đỡ cong vàng khăn phía dưới. Tương tự Doric, cột Tuscan mang vẻ đẹp mạnh mẽ và nam tính (đặc trưng của người La Mã), hầu hết được sử dụng trong các tòa nhà quân sự, yêu cầu sức mạnh. "phù hợp với những nơi kiên cố, chẳng hạn như cổng thành, pháo đài, lâu đài, kho bạc hoặc nơi cất giữ pháo và đạn dược, nhà tù, cảng biển và các cấu trúc tương tự được sử dụng trong chiến tranh.” Được xem là phù hợp hơn với các công trình bình thường và có thể áp dụng rộng rãi hơn nhờ thiết kế đơn giản và khả năng chịu lực lớn. Cột Ionic, Tương tự với những thức cột kia, thức cột Ionic La Mã là một trong những thức cột được người La Mã phát triển từ hệ thống thức Ionic của người Hi Lạp. Có những nét tương tự với đặc điểm của cột Ionic Hy Lạp. Mang nét thanh mảnh, điệu đà, nữ tính. Cột gồm 3 thành phần chính là Thân, đế và đầu cột. Cột cao, mảnh, có tỉ lệ đường kính:chiều cao vào khoảng 1:9. Trên thân cột có 24 rãnh xung quanh, chạy dọc theo thân cột. Có thêm đế cột ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong (volute - chi tiết tạo sự nữ tính đặc trưng cho Ionic), nhờ đặc điểm này, người quan sát có thể quan sát được cả từ mặt đứng hoặc mặt bên của cột. Trong kiến trúc La Mã, thức cột Doric ít được sử dụng trong các công trình công cộng hơn kiến trúc Hy Lạp, có lẽ vì người La Mã thích vẻ đẹp giàu sang và tinh tế của các thức cột Ionic và thức cột Corinthian. Cột Corinth, Cũng là một trong những thành tựu được tiếp thu và phát triển từ gốc của thức cột Corinth tại Hy Lạp. Mang nét thanh mảnh, điệu đà, nữ tính. Cột gồm 3 thành

45


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

phần chính là Thân, đế và đầu cột. tích hợp chặt chẽ các kích thước và tỷ lệ phù hợp với các nguyên tắc đối xứng. Cột cao, mảnh, có tỉ lệ đường kính:chiều cao vào khoảng 1:10, tỷ lệ tổng chiều cao cột:chiều cao trục cột theo tỷ lệ 6: 5 → chiều cao của cột, đầu cột thường là bội số của 6, trong khi của thân cột là 5. Thức Corinth là các chi tiết trang trí của lá phiến thảo, lẵng hoa, cuộn ra ngoài tại đầu cột, tạo nên nét hoa mỹ. Trên thân cột có 24 rãnh xung quanh, chạy dọc theo thân cột. Cột Composite, Một trong những thành tựu sáng tạo của người La Mã cuối thời kỳ Cộng Hòa, cột composite là sự hòa quyện trong chất liệu thiết kế, chi tiết giữa 2 thức cột là Ionic và Corinth. Cột gồm 3 thành phần chính là Thân, đế và đầu cột. Các yếu tố trang trí lá phiến thảo của phong cách Corinthian kết hợp với các thiết kế cuộn (volute) đặc trưng cho phong cách Ionic làm cho cột Composite trang trí công phu và tỉ mỉ hơn các cột khác Các cuốn (volutes) của cột Composite được chia nhỏ thành 4 phần tử, chia đều 4 góc → mọi góc nhìn đến cột đều tương tự Các phần tử có thể tách biệt rõ ràng, hoặc có thể thành một thể thống nhất Có nhiều cách xử lý liên kết giữa vòng cuốn và các lá phiến thảo, cũng như các phần tử khác (chữ, quốc huy,...). Tổng quan, dáng cột Composite tương tự cột Corinth, đường kính:chiều cao cột khoảng 1:10. Với vẻ ngoài thanh mảnh, cùng với cách thiết kế công phu tỉ mỉ, thức cột Composite thường được dùng trong các công trình yêu cầu thẩm mỹ cao, thường được ưu ái đặt lên trên cùng các công trình có nhiều tầng, do gợi được nhiều hình ảnh về sự giàu sang, xa xỉ. TRÌNH TỰ CÁC THỨC CỘT Tuscan → Doric → Ionic → Corinth → Composite Đảm bảo chức năng chịu lực của cột, có tính nhịp điệu, chuyển hóa trong ngôn ngữ của từng thức Trong trường hợp các công trình không đủ khu vực để bố trí hệ thống cột, thường sẽ lấy từ dưới lên theo thứ tự, thường sẽ là Doric → Ionic → Corinth → Composite (nếu có) 46


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Thứ tự này được quy định rõ ràng, luôn ổn định và không bao giờ thay đổi.

Người La Mã kế thừa những thức cột của người Hy lạp và có sự biến tấu riêng Từ thức cột Doric truyền thống, họ đã tạo nên thức Toscan, khoẻ khoắn, gây được ấn tượng chịu tải trọng ổn định nhờ lược bỏ hết các khía của thức Doric. Đôi khi cột Toscan còn có thêm chân đế. Đến cuối thời Cộng hòa, họ còn cho ra đời thức cột Composite (có nghĩa là phức hợp) - một sự kết hợp giữa thức loni và thức Coranh cũ, với sự trang trí diêm dúa hơn và sự dựng hình cũng phức tạp hơn. ● Dấu ấn cổng vòm La Mã Cổng vòm La Mã là nền tảng của kiến trúc bậc thầy của Rome và sự mở rộng khổng lồ của các công trình xây dựng trên khắp thế giới cổ đại. Người La Mã đã học kiến trúc từ Etruscans của Tuscany và là những người đầu tiên trên thế giới thực sự tìm ra cách ứng dụng vòm. Người La Mã trong những thế kỷ đầu tiên trước Công nguyên đã khám phá ra cách sử dụng mái vòm trong việc xây dựng cầu, ống dẫn nước và các tòa nhà. Cổng vòm La Mã là tác nhân phần lớn cho việc mở rộng cơ sở hạ tầng trên khắp Đế chế La Mã. Cổng vòm La Mã đã trở thành một nét đặc trưng của kiến trúc phương Tây và tạo ra các chuẩn mực xây dựng mới trên khắp châu Âu.

Vòm là một hình thức kiến trúc kiểm soát áp lực từ trọng lượng của một tòa nhà theo một cách xác định. Vòm hướng áp lực xuống dưới và hướng ra ngoài, tạo ra một lối đi bên dưới nó có khả năng nâng đỡ các cấu trúc nặng. Đây được gọi là ứng suất nén, bởi vì áp lực của quả nặng bị nén bởi hình dạng của vòm. Bởi vì ứng suất hướng xuống và 47


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

hướng ra ngoài, tường hoặc các cấu trúc khác thường được yêu cầu để gia cố vòm. Cổng vòm cho phép các nhà xây dựng cổ đại tạo ra các tòa nhà lớn hơn, phức tạp hơn, có thể chứa nhiều không gian và con người hơn. Đặc điểm trung tâm của một vòm là tảng đá nêm (keystone), hoặc đá hình nêm ở chính đỉnh của vòm. Đây là viên đá cuối cùng được đặt trong quá trình xây dựng, và nó khóa tất cả các viên đá khác của vòm vào vị trí. Đá then hầu như không có trọng lượng, nhưng là trung tâm của việc chuyển hướng trọng lượng của cấu trúc xuống và ra ngoài. Người La Mã sử dụng những mái vòm có đỉnh tròn, được gọi là vòm tròn, được làm bằng đá. Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của vòm trong xây dựng là làm cầu và cống dẫn nước.(Các hệ thống dẫn nước yêu cầu phải có độ dốc từ từ, nhất quán để nước có thể chảy qua chúng một cách tự nhiên. Độ dốc này phải nhất quán có thể kéo dài hàng trăm dặm, điều này sẽ không thể xảy ra nếu người La Mã không thể nâng cao và hỗ trợ các ống dẫn nước. Người La Mã cũng kết hợp các mái vòm vào các tòa nhà của họ. Người La Mã rất thích sử dụng những công trình kiến trúc đồ sộ để làm nơi tổ chức các sự kiện hoặc cơ sở vật chất nhất định (như basilica). Mái vòm không chỉ trở thành đặc điểm nổi bật của các tòa nhà basilica mà còn là một cách tiết kiệm để những người bình thường cũng có thể xây dựng những ngôi nhà tốt hơn và vững chắc hơn cho chính mình.

Hình ảnh cầu dẫn nước Pon du Gard ở Nime, Pháp (bên trái) và khải hoàn môn Steptimus (bên phải)

Người La Mã rất tự hào về cổng vòm, việc vận hành các tòa nhà lớn đã trở thành một cách để các chính trị gia thể hiện quyền lực và sự giàu có. Từ đó dẫn đến sự hình thành của khải hoàn môn. Các cổng vòm đứng trên các lối vào và lối ra chính thức vào thành phố tại các con đường quan trọng của thành phố. Khải hoàn môn rất đồ sộ, giữa các 48


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

cổng vòm khải hoàn, các công trình công cộng, cầu và hệ thống dẫn nước, các mái vòm La Mã thực tế đồng nghĩa với nền văn minh La Mã. Người La Mã cổ đại có lẽ đã thừa hưởng kiến thức của họ về vòm nôi từ Etruscan. Người Ba Tư và người La Mã là những người đầu tiên sử dụng phương pháp xây dựng này một cách rộng rãi trong các dự án quy mô lớn và có lẽ là những người đầu tiên sử dụng giàn giáo để hỗ trợ họ trong việc xây dựng các hầm trải dài trên chiều rộng lớn hơn bất cứ thứ gì từng thấy trước đây. Tuy nhiên, các nhà xây dựng La Mã dần dần bắt đầu thích sử dụng vòm giao nhau hơn; Mặc dù phức tạp hơn để lắp dựng, những kiểu hầm này không yêu cầu những bức tường dày và nặng để hỗ trợ (xem bên dưới), và do đó cho phép các tòa nhà rộng rãi hơn với nhiều lỗ mở hơn và nhiều ánh sáng bên trong hơn.

PHẦN KẾT LUẬN Qua 5 thời kì kiến trúc cổ đại, những dấu ấn mà từng nền văn minh để lại mang những câu chuyện, những bài học sâu sắc, tiền đề lớn mạnh cho sự phát triền kiến trúc về sau. Từng thời kì mang từng dấu ấn độc đáo đặc trưng cho các nền văn minh. Sự khởi đầu mưới mẻ của kiến trúc thời tiền sử, nhưng khởi nguồn mới mẻ nhưng cũng không nhàm chán, mang đến một bài học sâu sắc về hình thái kiến trúc bên ngoài. Những công trình nhìn thì đơn giản nhưng lại không đơn giản, những viên đá mang trong mình câu chuyện, vẽ nên cho người sau hàng ngàn câu hỏi bí ẩn, họ làm vậy để làm gì? Tại sao lại làm vậy?,… thời gian trôi đi nhưng những viên đá vẫn còn đấy, vẫn mãi đứng đấy và vẫn chứa những thắc mắc không thể giải thích cho người về sau. Qua đến thời Ai Cập, có lẽ đây là thời kì mà em hứng thú và muốn tìm tòi về kiến trúc của học nhất. Kiến trúc đúng với 2 từ thần bí, vĩ đại và sử dụng các hình khối kỷ hà nhưng lại ẩn chứa trong đó những tỉ lệ tuyệt vời của kiến trúc. Kiến trúc Ai Cập cho em bài học rất hay về các tổ chức không gian và dẫn dắt cảm xúc con người tuyệt vời nhất cùng với những bài học về hình khối “tam giác thuận – tam giác nghịch”. Cuối cùng mà những thắc mắc bí ẩn về kỹ thuật xây dựng những Pyramid, không hiểu tại sao họ có thể làm được như thế, sức mạnh nào khiến họ có thể làm được những công trình mà đến ngày nay nó vẫn đứng đó, sừng sững nơi đó, vẫn chắc chắn, vẫn bền vững, như lòng tin của họ về thế giới cũng những linh hồn bất tử. Kiến trúc thời Lưỡng Hà – Ba Tư, nơi 49


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

cùng tồn tại chung với Ai Cập nhưng lại mang một tư tưởng mới. Những dấu ấn kiến trúc nơi đây là những công trình cung điện, thành lũy, đài chiêm tinh, chủ yếu phục vục cho đời sống của con người. Vì vậy, trong kiến trúc rộng lớn, bao la, không phải lúc nào kiến trúc cũng thô sơ như cách người ta vẫn nghĩ đến, kiến trúc là sự linh hoạt, tùy vào hoàn cảnh, tùy vào đối tượng khác nhau mà người sử dụng hướng đến, kiến trúc đều có thể đáp ứng được. Ai Cập và lưỡng Hà – Ba Tư, tồn tại cùng nhau, nhưng 2 kiến trúc này lại khác nhau và đều mang những dấu ấn riêng. Kiến trúc nói riêng và văn minh nói chung ngày nay chịu sự ảnh hưởng lớn đặc biệt từ 2 nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại, phong cách cổ điển đến ngày nay vẫn được ưa chuộng rất nhiều. Đúng vậy, 2 nền kiến trúc cổ đại nhưng không bao giờ lỗi thời này đã để lại vô vàng dấu ấn kiến trúc cho người sau cùng học tập và phát triển. Hy Lạp với dấu ấn mạnh mẽ về những thức cột Doric, Ionic, Corinth lãng mãn, nghệ thuật điều chỉnh thị sai, và được áp dụng vào các công trình tiêu biểu là đền thờ, và đặc biệt là đền Parthenon mang những nét đẹp tuyệt vời trong kiến trúc và được công nhận đến ngày nay. Kế thừa tinh hoa của nền kiến trúc cổ Hy Lạp, Kiến trúc La Mã cổ đại rất coi trọng việc xử lý tỷ lệ giữa các bộ phận trong công trình và giữa công trình với môi trường. Việc phát minh ra bê tông của người La Mã đã tạo nên các vòm cuốn bất hủ. Việc họ phát triển và bổ sung các thức cột và sử dụng kết hợp cột với vòm cuốn, sự nguy nga của Công trình kết hợp với tính thực dụng là những bài học lớn mà các nền kiến trúc thời gian sau đặc biệt là các bậc thầy thời Văn hoá Phục hưng hết sức ca ngợi và noi theo.Nền kiến trúc này cũng đã sinh ra nhiều nhà lý thuyết, mà tiêu biểu nhất là Vitơruvius, sống ở thế kỷ thứ sáu CN, tác giả "Mười cuốn sách về kiến trúc". Các nền kiến trúc cổ Hy Lạp và cổ La Mã như tia nắng rạng hé nơi chân trời, xua đi màn đêm đen man rợ của chế độ chiếm hữu nô lệ, để tiếp tục bừng sáng lên ở mười thế kỷ sau đó, trong thời kỳ Văn nghệ Phục hưng. Mỗi dấu ấn mỗi thời kì kiến trúc cổ đại, ngoài ra còn học được những bài học hay trong kiến trúc qua môn lịch sử kiến trúc phương Tây. Cảm ơn thầy đã dạy cho em biết thêm nhiều về những kì thú trong kiến trúc. Những bài học những câu chuyện được học tập thêm được những kiến thức mới lạ làm hành trang cho tương lai sau này. Một lần nữa em xin cảm ơn thầy đã giảng dạy môn học thú vị này !!. 50


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây

Lữ Thị Ngọc Hiếu

Tài liệu tham khảo: -

Bài giảng môn học Lịch sử kiến trúc phương Tây, thầy Nguyễn Kì Quốc, đại học Kiến trúc TP.HCM.

-

Kiến trúc Phương Tây – Thời kì cổ đại, Lê Thanh Sơn, Nxb. Trẻ, TP.HCM, 2002 – Sách Pdf

-

Lịch sử Kiến trúc phương Tây – Tóm tắt bài giảng và minh họa, Trần Văn Khải, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội, 2000

-

Giáo trình Lịch sử kiến trúc thế giới (Tập 1)_ Phần 1 - PGS. KTS. Đặng Thái Hoàng,

TSKH.

KTS.

Nguyễn

Văn

Đỉnh_980725

-

https://drive.google.com/drive/folders/10frjZSmc7tZtOa452IbnkBLBZDnAWD rO?fbclid=IwAR0uEH3duVb5YNV6dg4_XXckUmSKW22DMFGpB_IVvsvA91KzF4SdbeKGLw -

Lịch Sử Kiến Trúc Phương Tây (NXB Giao Thông Vận Tải 2000) - Trần Văn Khải, 174 Trang - https://vietbooks.info/threads/lich-su-kien-truc-phuong-taynxb-giao-thong-van-tai-2000-tran-van-khai-174-trang.98715/

-

Bài nguyên cứu MONUMENTS

-

MODERN ARCHITECTURE AND

ANCIENT

https://www.icomos.org/monumentum/vol11-12/vol11-

12_1.pdf -

Bài nghiên cứu - Stonehenge : new interpretation of the architectural remains file:///C:/Users/HOMES/Downloads/Stonehenge_new_interpretation_of_the_ar c%20(2).pdf

-

Bài nghiên cứu - The Final Stone – The Future Is Set in Stone https://www.degruyter.com/document/doi/10.11129/9783955535247-002/pdf

-

https://www.khanacademy.org/humanities/ancient-artcivilizations/roman/x7e914f5b:beginner-guides-to-roman-architecture/a/romanarchitecture?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc&lang=www

-

Bài

Viết

-

The

Pantheon’s

History

and

Construction

-

https://www.academia.edu/12005482/The_Pantheon_s_History_and_Constructi on -

https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_architecture 51


Lịch sử Kiến trúc Phương Tây -

Lữ Thị Ngọc Hiếu

https://www-hisour-com.translate.goog/history-of-western-architecture27985/?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc

-

https://www.academia.edu/14759660/_Ancient_Architecture_and_Mathematics _Methodology_and_the_Doric_Temple_Nexus_Architecture_and_Mathematics _6_2006_1_20

-

https://kientruclaudaicodien.com/kien-truc-hy-lap-co-dai/

-

https://www.docsity.com/en/ziggurat-of-ur-history-of-architecture-arch3115/6226576/

-

https://www.marsaalamtours.com/Egypt-Travel-Guide/The-Pyramid-ofCheops-at-Giza.php

-

https://smarthistory.org/the-pantheon/

-

https://archi-monarch.com/egyptian-architecture/

-

https://slideplayercom.translate.goog/slide/13250500/?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_ x_tr_pto=sc

-

https://www-worldhistoryorg.translate.goog/Pantheon/?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pt o=sc

-

https://m.diaoconline.vn/kham-pha/the-gioi-kien-truc-c4/giai-ma-cach-xaydung-kim-tu-thap-cua-nguoi-ai-cap-co-dai-i44746

-

https://www.archinomy.com/case-studies/ancient-architecture-of-egypt/

-

https://www.youtube.com/watch?v=PiurIHQZ8uU

-

Bài viết - history of western architecture - https://www.cs.ubc.ca/~udls/slides/udlsdaniel-architecture.pdf

-

https://archive.org/details/historyofwestern0000watk

-

https://www.kdietrich.com/thesis/d9a-research/section%201%20history/section%2010%20history.pdf

-

https://ekladata.com/dRiwh50krTAtOkPxsezozuDLoFw/A_History_of_Western_Arch itecture.pdf

-

https://pdfcoffee.com/a-concise-history-of-western-architecture-pdf-free.html

-

https://www.academia.edu/33402242/ANCIENT_ROMAN_ARCHITECTURE_ROM AN_BUILDING_TYPES 52


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.