19 minute read

Origins Market

A 100% local showcase now open at

Origins Market

Advertisement

BY GEORGIA THOMAS DIRECTOR, FRESH CREATIVE MANAGEMENT

Showcasing 100% local, Origins is unlike anything ever seen in WA before, bringing together like-minded growers, makers and creators for 3000 square meters of sensory heaven.

Building a healthy community with local products and real food.

On the first weekend of November, the new market was opened by owner and proprietor, Allan Erceg, Managing Director of Erceg Group, along with the Hon. Alannah MacTiernan, Minister for Regional Development; Agriculture and Food; Hydrogen Industry; Grant Henley, Mayor of the City of Busselton with the Welcome to Country and Smoking Ceremony performed by Dr Wayne ‘Wontiji’ Webb and the Undalup Association. The new market showcases more than 60 makers, growers, producers and artisans, bringing both a unique market experience as well as an innovative small business incubation opportunity to life in the heart of the South West.

Ahead of the opening, Origins Market General Manager, Deon Maas, described the anticipation as palpable. “Origins Market is set to unearth the best of the state for the local community and tourists to enjoy, it is about as far removed from a traditional farmers market as you can get,” he said. “We have more than 20 makers serving up meals, the vendor accents alone are a feast for the ears. Our makers are serving up food with roots from Latin America, Italy, Mexico, Korea, South Africa, Bali and Turkey, it’s an international food experience! Not to mention hand-crafted gelato, freshly roasted coffee, freshly shucked oysters, fish straight from the boat and pastries baked fresh on site. “Hand-crafted products ranging from macrame, to jewellery, to photography to candles and soaps are located between the workshop area and the observational beehive. “Visitors can experience a taste of the region with samples from some of WA’s best wineries, cideries, distilleries and breweries, or have a long lunch or dinner drinks at the Homestead at Origins tavern and wine bar,” Mr Maas said.

Origins Market

at a glance:

• More than 60 of Western Australia’s best producers, farmers, artisans and creators under one roof. • Expansive open spaces, long communal tables, a children’s playground, as well as a variety of eateries, wineries, tavern and distilleries from the region. • Blurring the lines between production and consumption, consumers will get to connect more meaningfully with the origins of the produce and products they love. • A glass façade at the one end of the building, sky lights and a louvered section of roof will ensure the brightness of an open-air market — come rain or shine. • Observational beehive will create a different kind of buzz. • Immersive engagements will be spread throughout the marketplace, with opportunities for a rotating series of activations — from chef demonstrations to wine crushing. • A business incubator program with a commercial kitchen onsite that small businesses can rent without needing to arrange additional licensing.

Origins Market is set to unearth the best of the state.

Origins Market intends to blur the line between production and consumption, with some unique aspects on-site including an incubator kitchen to help small businesses get their products to market, and an in-house observational beehive, educating consumers on the important role bees play in the ecosystem. “Our mission is simple, to build a healthy community by connecting people with local products and real food, our market supports local growers and artisans who contribute to a better Western Australia,” Mr Maas said.

As well as being a source for farm-fresh foods and artisan products, the market is set to be a popular meeting place for locals and visitors alike.

MORE INFORMATION

For more information about Origins Market, visit www.originsmarket.com.au

VEGETABLE GROWERS’ ADOPTION OF FARM BIOSECURITY PRACTICES — VIETNAMESE TRANSLATION

Nông gia rau cải ứng dụng biện pháp an ninh sinh học trang trại

TRUYỀN VÕ CHUYÊN VIÊN KHUYẾN NÔNG VIỆT NAM, HIỆP HỘI RAU CẢI TÂY ÚC

Thông tin chính

• Nông gia tăng cường biện pháp an ninh sinh học trang trại • Yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi biện pháp an ninh sinh học trang trại của nông gia • Chiến lược thúc đẩy nông gia ứng dụng biện pháp an ninh sinh học trang trại.

Thách thức và cơ hội Ngành trồng trọt rau cải ở Tây Úc gần đây bị 2 loại sâu bệnh hại ngoại lai tấn công: Bệnh khảm bầu bí dưa (CGMMV) vào tháng 8/2016 và rầy cà chua khoai tây (TPP) vào tháng 2/2017. Hiện tiểu bang cũng đang bị loài sâu keo mùa thu (FAW) và sâu vẽ bùa (SLM) đe doạ. Ngoài ra kết quả ban đầu của dự án quản lý bệnh hại do vi khuẩn và siêu vi khuẩn theo phạm vi khu vực tại Tây úc (VG16086)1 cũng cho thấy các loại dịch hại dể lây lan như bệnh than thư, tuyến trùng và một số loại siêu vi khuẩn đang tiếp tục là các nguy cơ. Tăng cường khả năng của nông gia trong việc hoạch định và thực hành kế hoạch an ninh sinh học trang trại cùng với các biện pháp quản lý sâu bệnh hại hiệu quả là việc làm thiết yếu để bảo vệ ngành trồng trọt rau cải trị giá nhiều triệu đo-la của tiểu bang. Tài liệu dự án cấp quốc gia và khu vực trong lảnh vực này đã tạo ra nguồn tư liệu khuyến nông cá giá trị, chẳng hạn như huướng dẫn lên kế oạch và thực hiện các biện pháp an ninh sinh học trang trại2 .

1 www.horticulture.com.au/growers/help-yourbusiness-grow/research-reports-publicationsfact-sheets-and-more/vg16086 2 https://ausveg.com.au/app/data/technicalinsights/docs/TL179.pdf; https://ausveg.com. au/app/data/technical-insights/docs/TL180. pdf; https://ausveg.com.au/app/data/technicalinsights/docs/TL48.pdf Tuy nhiên, vẫn cần các chương trình khuyến nông mạnh mẻ và hiệu quả hơn nữa để thúc đẩy nông gia ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật trong lảnh vực này.

Thúc đẩy nông gia ứng dụng biện pháp an ninh sinh học trang trại Dự án đã trình bày cho nông gia kiến thức và thông tin liên quan đến vấn nạn sâu bệnh hại xảy ra trong thời gian qua, nguyên tắc quản lý sâu bệnh hại, Biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), kết quả ban đầu của dự án quản lý bệnh hại do vi khuẩn và siêu vi khuẩn theo phạm vi khu vực tại Tây úc, hướng dẩn lập kế hoạch và thực hiện biện pháp an ninh sinh học trang trại vv. Một nhóm nông dân nòng cốt đã đươc thành lập và khuyến khích thử nghiệm các thay đổi phương pháp quản lý sâu bệnh bằng cách áp dụngdujnieesn thức và thông tin đã học. Nông gia cũng được giúp đỏ lập kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với điều kiện canh tác của từng nông hộ để nhận thức được lợi ích của các biện pháp mới này (so với cách làm thông thường), khả năng ứng dụng của chúng (sự tương thích với kết quả ổn định so với cách làm trước đây và sự cần thiết) cùng với khả năng dể quan sát được kết quả (bằng cách đánh giá theo cách nông dân quen thực hành).

Đánh giá sự thay đổi trong thực hành Đánh giá sự thay đổi trong thực hành của nông gia được thực hiện ngay trước khi kết thúc dự án. Điều tra đánh giá này ghi nhận sự thay đổ trong thực hành dựa theo bảng đề mục thực hành an ninh sinh học trang trại được thiết kế

f NÔNG gia và những người liên quan trong ngành nông nghiệp lắng nghe trình bày về an ninh sinh học trong ngành trồng cà.

sẳn bao gồm các công tác liên quan tới: Sự lưu thông và vệ sinh phương tiện vận chuyển trong trang trại; Quản lý khu vực trồng trọt và các lối ra vào; nguồn cây giống và hột giống; công tác theo dõi sâu bệnh; các loại bao bì và ba-lệt. Kế quả phân tích thống kê số liệu ghi chép đã giúp hiểu được mức độ thay đổi trong thực hành giửa các nông gia tham gia chương trình. Kết quả đánh giá cho thấy toàn bộ nông gia đều có thay đổi trong thực hành an ninh sinh học trang trại. Tuy nhiên mức độ thay đổi giửa các nông gia khác nhau. Nông gia thay đổi nhiều nhất thực hiện đến 31 trên tổng số 38 đề mục thực hành an ninh sinh hojc trang trại được thiết kế (81%) trong khi 6 nông dân còn lại trong nhóm chỉ thực hiện thay đổi từ 16 đến 26 đề mục trong tổng số 38 mục được đề nghị (47%-68%). Sự thay đổi này cho thấy có gia tăng so với trước khi dự án được thực hiện — khi mà chỉ có 11 mục được tiến hành, chỉ đạt 27% trong tổng số 38 đề mục yêu cầu. Ngoài ra, kết quả đối chiếu cách thức nông gia thực hành trước và sau dự án cũng cho thấy thông thường thì toàn thể nông gia đã chú ý thực hiện tốt khuyến cáo về sử dụng cây giống, hạt giống, bao bì và ba-lệt đạt chuẩn. Dự án cũng ghi nhận có sự cải thiện rỏ rệt trong khâu vệ sinh xe cộ và quản lý xe cộ di chuyển và khách thăm trong trang trại và vệ sinh của nhân công. Kết quả khảo sát cũng cho thấy một số vấn đề liên quan đến quản lý sau bệnh vẫn chưa được cải thiện chẳng hạn như không có khu vực riêng biệt để rửa xe

f NÔNG gia được Hiệp hội Rau cải cung cấp biển báo an ninh sinh học trang trại.

cộ và thu gom nước rửa xe; không chú ý đến quần áo, giày dép, dụng cụ làm việc của nhân công và của khách thăm có đảm bảo sạch đất cát hay không; không lưu tâm đến việc theo dõi quản lý thú vật, cây cối hoang dã xâm nhập vùng trồng trọt.

Khuyến cáo Các cuộc trao đổi với nông gia tham gia trong xuốt dự án cho thấy tằng mức độ tuân thủ cao với các khuyến cáo an ninh sinh học trang trại đều thuộc về các trang trại có hợp đồng với các nhà cung cấp dịch dụ chuyên nghiệp. Đây là các dịch vụ thiết yếu mà nông gia đã sử dụng lâu dài. Các dịch vụ này bao gồm các vườn ươm cung cấp giống có chứng nhận, dịch vụ vận chuyển, cung cấp bao bì, ba-lệt vv. Vì vậy không nhất thiết phải cần khuyến nông trong các khâu này. Mặt khác, mức độ cải thiện thấp trong các lảnh vực khác như được nêu ở phần trên được giải thích là do nông gia không nhìn nhận lợi ích của các biện pháp được khuyến cáo trong việc khống chế một loại sâu bệnh hại cụ thể trong sản xuất. Chính vì vậy, kết hợp các biện pháp thực hành an ninh sinh học trang trại song song với biện pháp khống chế sâu bệnh cụ thể sẽ giúp nông gia dể hiểu và dể tiếp nhận hơn.

THÊM THÔNG TIN

Võ Thế Truyền, Chuyên viên phát triển nông thôn, (08) 9486 7515, Di động 0457 457 559,

truyen.vo@vegetableswa.com.au

SOIL MOISTURE MONITORING TECHNOLOGY — VIETNAMESE TRANSLATION

Ứng dụng công nghệ theo dõi ẩm độ đất của nông dân tiết kiệm nước tưới và cải thiện chất lượng sản phẩm

TRUYỀN VÕ CHUYÊN VIÊN KHUYẾN NÔNG VIỆT NAM, HIỆP HỘI RAU CẢI TÂY ÚC

Nội dung chính

• Nông dân ứng dụng công nghệ theo dõi ẩm độ đất • Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng công nghệ mới của nông dân. • Các khuyến cáo cải thiện hiệu khuyến nông cho vùng trồng trọt phía bắc Perth

Ngành trồng trọt hoa màu ở ngoại ô phía Bắc toàn trên đất cát, một trong những loại đất nghèo dinh dưỡng nhất trên thế giới1. Đề nghị cắt giảm 10% lượng nước trong giấp phép từ năm 20282 của chính phủ tiểu bang và sự chênh lệch trong kỹ năng sử dụng nước tưới và phân bón giửa các nông gia càng gây thêm khó khăn cho vùng này.

Để thu hẹp sự chênh lệch trên, dự án Mạng lưới khuyến nông ngành rau màu ở Tây Úc (VegNET WA) đã hợp tác với 2 nông gia trong vùng thiết lập 2 điểm trình bày ứng dụng công nghệ theo dõi ẩm độ đất để điều chỉnh cách tưới gia tăng hiệu quả sữ dụng nước và phân bón.

Chiến lược chuyển giao công nghệ Chương trình chuyển giao công nghệ được thiết kế để giúp nông gia tham gia qua tiến trình 5 bước: • Tăng cường kiến thức (Trình bày cho nông gia các khái niệm về sử dụng nước hiệu quả và giúp họ hiểu được các lợi ích)

1 www.agric.wa.gov.au/soil-productivity/vegetablecrop-nutrition-sandy-soils-swan-coastalplain?page=0%2C1 2 www.mediastatements.wa.gov.au/Pages/

McGowan/2019/01/Delivering-certainty-for-

Wanneroo-growers.aspx • Chuyển biến thái độ (hình thành khuynh hướng chịu tiếp cận ứng dụng tiến bộ kỹ thuật). • Quyết định (muốn thử công nghệ mới) • Thực hiện (thực hành công nghệ mới) • Xác nhận (Nhận rỏ lợi ích của công nghệ và quyết tâm ứng dụng lâu dài) Các biện pháp khuyến nông được ứng dụng để chuyển giao kiến thức cho nông gia bao gồm hội thảo và tham quan đồng ruộng, tổ chức họp với nông gia, thảo luận qua điện thoại, thăm viếng chia sẽ kiến thức với từng nông gia, và thực hiện các mô hình trình diển trên đồng. Tiến bộ kỹ thuật tăng cường hiệu quả sử dụng nước tưới bao hàm một số khái niệm khoa học chẳng hạn như diển biến nước thấm sâu theo thời gian tưới, khái niệm vùng rể hấp thu hiệu quả, sự thất thoát dung dịch phân bón do thấm sâu. Các khái niệm khoa học được chuyển thành minh họa và thực hành đơn giản dể hiểu chẳng hạn như áp dụng phương pháp nhuộm màu để quan sát nước di chuyển trong đất, đào hố quan sát bộ rể. Công nghệ theo dõi ẩm độ đất mặc dù chứa đựng nhiều kỹ thuật phức tạp nhưng lại được sản xuất thành thiết bị đơn giản dể sử dụng như trường hợp điện thoại thông minh. Các khuyến cáo cải tiến kỹ thuật cũng dưới dạng thao tác thực hành đơn giản như tưới nhiều lần hơn nhưng giảm thời gian tưới ngắn hơn. Các khuyến cáo này có thể được thử nghiêm từng phần hay toàn bộ và có thể dể dàng quan sát ghi nhận kết quả.

Thái độ của nông gia Tổng hợp các ghi chép nông gia tham gia trong các loại hình khuyến nông trong suốt dự án giúp xác định được thai độ của họ về cách thức khuyến nông họ thích, sự chuyển biến thái độ đới với kỹ thuật mới được khuyến cáo và các yếu tố ảnh hưởng việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đánh giá nông gia thay đổi biện pháp tưới trong quá trình tham gia dự án và cam kết tiếp tục thực hành biện pháp này sau khi dự án kết thúc giúp ghi nhận sự thay đổi thai độ của họ vaf mức độ kiên định ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lâu dài.

Kết quả nghiên cứu 1. Cách thức khuyên nông ưa chuộng đối với nông gia Cách thức khuyên nông ưa chuộng đối với nông gia được trình bày trong bảnh 1. Cả 2 nông gia tham gia dự án đều thích nhất phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua thực hành. Cách chuyển giao này thông qua các cuộc thăm viếng và bàn bạc trực tiếp với

BẢNG 1. Cách thức khuyến nông ưa chuộng.

Quá trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Hội thảo trên thực địa Thảo luận qua điện thoại Chuyển giao kỹ thuật thông qua tiếp xúc trực tiếp với nông gia Họp nông gia Mô hình thực nghiệm Đánh giá kết quả từng trường hợp

1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2

Tăng cường kiến thức Động thái nước di chuyển trong đất

✔ ✘ ✔ - ✔ ✔ ✔ ✘ ✔ ✔ ✔ ✔ Khái niệm vùng rể hiệu quả ✔ ✘ ✔ - ✔ ✔ ✔ ✘ ✔ ✔ ✔ ✔ Thất thoát phân bón ✔ ✘ ✔ - ✔ ✔ ✔ ✘ ✔ ✔ ✔ ✔ Khuyến cáo thay đổi ✔ ✘ ✔ - ✔ ✔ ✔ ✘ ✔ ✔ ✔ ✔ Chuyển biến thái độ - ✘ - - - - - ✘ ✔ ✔ ✔ ✔ Quyết định - ✘ - - - - - ✘ ✔ ✔ ✔ ✔ Ứng dụng ✔ ✔ ✔ ✔ Xác định kết quả ✔ ✔ ✔ ✔

Notes: Nông gia. 1; and Nông gia 2; ✔ Thích ✘ Không thích - Trung hòa

nông gia tại nông hộ của họ, các mô hình thử nghiệm tại nông hộ, trao đổi rực tiếp qua điện thoại. Các cuộc thăm viếng và bàn bạc trực tiếp với nông gia tạo điều kiện chuyển giao các kiến thức khó chia sẽ nằm trong kỹ năng thực hành, kinh nghiệm cá nhân. Cả hai nông dân tham gia học chúng bằng cách thị phạm trực tiếp đào bộ rể cây quan sát nước thâm sâu khỏi tầng rể hiệu quả trong vòng 30cm đất mặt. Các cuộc tiếp xúc gián tiếp bằng điện thoại, tin nhắn chủ yếu để duy trì mooó quan hệ giửa nong gia và chuyên viên khuyến nông. Chỉ có các kiến thức đơn giản thể hiện bằng các con số hay cách làm đơn giản mới có thể chia sẽ bằng cách này. Các cuộc họp hành, hội thảo, tham quan thực tiển thường buộc nông gia phải rời bỏ công việc để tham dự nên họ không ưa chuộng. Trong khi một rong hai nông gia tham dự hầu hết các loại hình khuyến nông được tổ chức trong dự án để tiếp thu thông tin và kiến thức thì người kia chỉ muốn khuyến nông đến tại nông trại của mình hoặc bàn bạc bằng điện thoại. Nông gia này rất ít khi tham gia họp hành. Điều này là do có người ngại họp hành, tiếp xúc đông người, do thiếu nhân công làm việc nên họ không thể đi họp và do tuổi tác ảnh hưởng. Thiếu sự hổ trợ về ngôn ngữ cũng là một rở ngại trong việc tiếp thu thông tin khoa học kỹ thuật. Không phải cuộc họp hành hay hội thảo nào có phiên dịch đầy đủ nên nông không nói tiếng Anh cũng ngại tham gia. Chính vì vậy họ ưa chuộng được tương tác trực tiếp với chuyên viên khuyến nông nói tiếng như họ để học hỏi tiếp thu thông tin. 2. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nghĩa là quá trình hành động đưa kiến thức mới, biện pháp mới được giới thiệu ứng dụng vào thực tế và khẳng định thực hiện lâu dài dựa vào các lợi ích vượt trội chúng mang lại so với cách làm củ. Nghiên cứu các trường hợp này cho thấy mặc dù các nông gia công nhận có tiếp thu được kiến thức và thông tin khi tham gia các sự kiện khuyến nông, tuy nhiên cả hai đều không thể hiện sự cương quyết đưa kiến thức, kỹ thuật đó vào thử nghiệm hay ứng dụng trong thực tế trên trang trại của mình. Trong khi đó các mô hình thử nghiệm tại trang trại về thẩm lậu nước tưới theo thời gian và quan sát bộ rể đã tạo điều kiện cho họ thấy được nước dư thừa thấm sâu khỏi bộ rể chỉ sau 20-25 phút tưới nước. Điều chỉnh giảm bớt thời gian tưới từ 60-90 phút xuống còn 20-25 phút mỗi lần cho ra kết quả ấn tượng khi hoa màu sinh trưởng tốt hơn, tỉ lệ trái đạt chất lượng nhiều hơn. Cả hai nông gia đều xác định sẽ ứng dụng cách làm này. Tuy nhiên mục tiêu ban đầu là thay đổi tập quán tưới bằng cách thay vì tưới một lần 60-90 phút thì chia ra tưới thành 2 lần trong ngày, mỗi lần 20-25 phút không đạt được. Điều này không đạt được là do biện pháp tưới này mất nhiều thời gian công sức hơn vì phải đóng mở nhiều khóa nước bằng cách thủ công trong khi nông gia rất bận rộn, đặc biệt là trường hợp nông gia phải canh tác trên 3 khu đất cách xa nhau. Sách lược cải thiện việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vùng ngoại ô phía Bắc Kết quả thăm dò các trường hợp thử nghiệm cùng nông gia tại trang trại của họ đã giúp đề xuất sách lược khuyến nông để tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác tại vùng ngoại ô phía Bắc. 1. Chuyển giao thông tin kỹ thuật theo cách gặp mặt tiếp xúc, trao đổi trực tiếp là biện pháp khuyến nông hiệu quả nhất. 2. Thiết lập các mô hình thực nghiệm tại nông hộ là cách làm rất cần thiết để thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Trong khi không thể thực hiện cách làm này cho tất cả nông gia thì thiết lập các mô hình thực nghiệm tại nông hộ cho từng nhóm 5-10 nông gia ở gần nhau là biện pháp khả thi. 3. Cung cấp phiên dịch cũng là yêu cầu thiết yếu cho nông gia không nói tiếng Anh để họ hiêsu và tiếp thu được thông tin khoa học kỹ thuật 4. Khuyến khích nông gia đăng ký chương trình mới đây của chính phủ tiểu bang hổ trợ tài chính để cải thiện hệ thống tưới ở khu vực ngoại ô phía

Bắc. Chương trình này bao gồm cải thiện thiết kế, caỉ thiện hệ thống tưới, và cải thiện đặc tính đất đai để cầm nước tốt hơn.

THÊM THÔNG TIN

Võ Thế Truyền, Chuyên viên phát triển nông thôn, (08) 9486 7515, Di động 0457 457 559,

truyen.vo@vegetableswa.com.au

This article is from: