9 minute read
Quyết Định
BIỂN NAM TRUNG HOA KHÔNG DO RIÊNG AI QUYẾT ĐỊNH Đại Dương
Từ khi Doanh nhân Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đã giải quyết được một số vấn đề nan giải mà các vị tiền nhiệm không làm được: thanh toán nhanh gọn Nhà nước Hồi giáo (IS) bằng một lực lượng quân sự ít ỏi; rút “đại quân” khỏi chiến trường Trung Đông và A Phú Hãn; tạo thế cân bằng chiến lược ở Trung Đông; thúc đẩy các quốc gia trong Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gia tăng trách nhiệm an ninh; kiềm chế Nga bằng cách viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine; tập họp đồng minh, đối tác nhằm đe dọa bao vây Trung Quốc; chế ngự Bắc Triều Tiên mà không cần tốn tiền như ba vị tiền nhiệm (Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama). Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình đã công khai tham vọng thống trị thế giới toàn diện: chính trị xã hội chủ nghĩa, quân sự khuất phục, kinh tế lệ thuộc, văn hóa Khổng Tử, kỹ thuật kiểm soát, công nghệ bao trùm. Thần phục Bắc Kinh là con đường duy nhất của nhân loại. Mặt nạ của Trung quốc đã tháo xuống, găng tay thách đấu đã ném ra. Nhân loại sẽ như con rùa rụt cổ; hoặc giống như con hổ dũng mãnh sẵn sàng giao đấu?
Advertisement
Hai trận Thế chiến và một cuộc Chiến tranh Lạnh không có chỗ dành cho những kẻ hèn nhát. Nhân loại tiến tới và phát triển thần kỳ, hài hòa nhờ những người biết yêu nước, yêu điều thiện, ghét điều ác nên dù trong chiến tranh hay hòa bình vẫn nỗ lực xây dựng xã hội không có loại cầm thú đội lốt người. Trong bài “A Cold War with China?” đăng trên The National Interest ngày 28-08- 2020, Giám đốc Điều hành của Quincy Institute for Responsible Statecraft, Lora Lumpe kêu gọi Hoa Kỳ biến các Tổ hợp Kỹ nghệ Quân sự thành Tổ hợp Kỹ nghệ Xanh. Và, để mỗi vùng tự quyết định. Giấc cơ “đem kiếm rèn lưỡi cày” có từ ngàn xưa vẫn không thành sự thật bởi thế giới loài người chẳng hiếm ác ma. Mỗi vùng tự quyết định đã tạo ra các đế quốc tàn ác khủng khiếp nhất theo dòng lịch sử nhân loại. Cựu Tổng thống Barack Obama, và đương kim Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi có nhà kín cổng cao tường còn gắn thêm hệ thống điện tử giám sát, nhưng, đòi xây cầu biên giới, chống xây tường ngăn di dân bất-hợp-pháp! Bắc Kinh đang tiến hành bành trướng trên Biển Nam Trung Hoa (South China Sea/SCS) trong các lĩnh vực quân sự, pháp lý, kinh tế, ngoại giao. Trung Quốc muốn khống chế Biển Đông Trung Hoa (ECS), nhưng, vướng phải Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan đang hợp tác với Hoa Kỳ trên nhiều phương diện nên Bắc Kinh không dám chọc vào ổ kiến lửa mà đành phải đấu võ mồn. Nhật Bản và Đại Hàn vẫn gánh chi phí cho quân đội Mỹ trấn đóng. Ngược lại, các quốc gia vừa yếu trên mọi phương diện, vừa chia rẽ triền miên mà cứ vỗ ngực không đứng bên phe nào nên Bắc Kinh có cơ hội dễ thống trị hơn. Lý Quang Diệu khi mới lập quốc năm 1960 với 5 triệu dân đã tuyên bố Tân Gia Ba là một nước nhược tiểu phải dựa một cường quốc mạnh nhất (Hoa Kỳ) để sinh tồn nên giàu mạnh, phát triển toàn diện. Tân Gia Ba có Hải Quân hùng hậu nhất Đông Nam Á và sẵn sàng để lực lượng Mỹ đồn trú thực hiện việc giám sát trên SCS. Gần đây, Thủ tướng Lý Hiễn Long tuyên bố không chọn bên vì đã đứng chung với Hoa Kỳ từ khi mới lập quốc. GDP nominal per capita năm 2019 ghi nhận Tân Gia Ba được 54,000 USD so với Brunei 28,000 Mã Lai Á 11,000 Trung Quốc 10,000 Thái Lan 7,800 Indonesia 4,100 Phi Luật Tân 3,300 Việt Nam 2,700 Lào 2,600 Cambodia 1,600 Myanmar 1,200.
Dù cho toàn khối duyên hải Đông Nam Á có hợp sức cũng chẳng đủ khả năng chống lại Trung Quốc nên cứ bị Bắc Kinh gặm nhấm và ép dần vào bờ làm mất tài nguyên hải sản và dầu khí vốn được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) quy định. Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cứ tự hào về độc lập, tự chủ có thể đi dây giữa hai cường quốc cạnh tranh trên Biển Nam Trung Hoa mà sống trong ảo tưởng. Chừng nào họ mới có óc thực dụng như Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan khiến Bắc Kinh đành bó tay. Vì chủ trương đèn nhà ai nấy rạng của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ECA) mà Bắc Kinh không cần nhiều sức lực cũng có thể làm thất bại mọi tham vọng của ASEAN. Tổ chức này như con rắn 10 đầu luân phiên 10 năm một lần kéo đi một hướng khác nên chỉ là một tổ chức hữu danh vô thực. Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (COC) mà đàm phán suốt 20 năm vẫn chưa đi tới đâu! Trung Quốc chỉ muốn kéo dài vô tận để phục vụ cho chiến lược thống trị. Bất cứ quốc gia Đông Nam Á nào giao thương với Hoa Kỳ đều có thặng dự mậu dịch. Ngược lại, bị thâm hụt thương mại triền miên với Trung Quốc, ngoại trừ Tân Gia Ba. Mahathir Mohamad chống kế hoạch đầu tư bất lợi của Bắc Kinh nên đắc cử chức thủ tướng năm 2018. Sau đó, đã nối lại đầu tư của Trung Quốc và đòi Tổng thống Donald Trump từ chức nên bị dư luận phản đối buộc phải từ chức từ tháng 2-2020. Trước áp lực của dân chúng Thái Lan buộc Thủ tướng Prayut Chan-o-Cha ngừng việc mua hai chiếc tàu ngầm của Trung Quốc trị giá 724 triệu USD. Năm 2917, Thái Lan đã đồng ý mua ba tàu ngầm mà chiếc đầu tiên phải giao vào năm 2023. Bắc Kinh thiết lập hai quận-đảo Tây Sa (Hoàng Sa, Paracel Islands) và quận-đảo Nam Sa (Trường Sa, Spratly Islands) trực thuộc Thành phố Tam Sa. Ngày 7 tháng 8 năm 2020, quy định vùng biển giữa Đảo Nam Hải và Tây Sa thuộc “quy chế quản lý vùng ven biển”. Trung Quốc xử dụng luật quốc nội để thay thế cho luật quốc tế. Hoa Kỳ đã đưa 300 công ty quốc doanh của Trung Quốc, kể cả Huavei và 24 công ty trực thuộc China Communications Construction Company (CCCC) từng tham gia vào hoạt động nạo vét để xây các đảo nhân tạo trên SCS vào danh sách đen để cấm các công ty Mỹ làm ăn với họ. Tập đoàn CCCC tham gia 923 dự án trong 157 quốc gia. Giá cổ phần của CCCC rớt 5.3%. Ngoại trưởng Phi Luật Tân, Teodoro Locsin đề nghị chính phủ nên hủy bỏ các thỏa thuận với các công ty bị Mỹ đưa vào danh sách đen, nhưng, hai ngày sau Phát ngôn viên của Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố không ngưng các dự án với các hãng Trung Quốc nằm trong danh sách đen của Hoa Kỳ! Sáng ngày 26-08-2020, Trung Quốc đã bắn hai hỏa tiễn DF-21D từ Chiếc Giang và DF-26B từ Thanh Hải vào khu vực giữa Hải Nam và Hoàng Sa thuộc “quy chế quản lý vùng ven biển”. DF-21D là hỏa tiễn đạn đạo chống hạm với tầm bắn 1,500 km có thể vô-hiệu-hóa Hệ thống Tác chiến Aegis của Hoa Kỳ. DF-26 với tầm bắn 4,000 km bay tới Đảo Guam. Liệu Bắc Kinh dám bắn vào tàu của Mỹ hay không và phản ứng của Hoa Kỳ ra sao? Ai cũng như Trung Quốc hiểu rõ Hoa Kỳ sẽ làm gì, đặc biệt trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump. Bắc Kinh muốn gửi thông điệp tới Mỹ: (1) Vùng đó thuộc của Trung Quốc mà không cần biết tới UNCLOS. (2) Trung Quốc không sợ Hoa Kỳ và sẵn sàng chiến đấu để thỏa mãn chủ nghĩa Đại Hán ở quốc nội. (3) Gia tăng khu vực chống tiếp cận, chống xâm nhập A2/AD. Các biến cố dồn dập trên Biển Nam Trung Hoa đặt cho nhân loại một câu hỏi: Làm sao tránh chiến tranh bùng nổ ở Châu Á có thể kéo theo Thế chiến Thứ ba?
Hoa Kỳ đang tập họp một liên minh tương tự NATO với Ấn Độ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi và ráng kéo theo Đại Hàn, và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. Họ cố chứng minh khả năng bao vây Trung Quốc và sẵn sàng xử dụng lực lượng quân sự tổng hợp để thực hiện cho bằng được. Các quốc gia hàng hải Châu Âu như Pháp và Anh cũng không muốn Trung Quốc độc chiếm hải lộ quốc tế nên phải góp sức với Hoa Kỳ qua nhiều phương thức khác nhau. Liên minh mong manh Nga-Trung Quốc đang rạn nứt khi Mạc Tư Khoa quyết định bán vũ khí tối tân cho Ấn Độ (kẻ thù không đội trời chung với Trung Quốc). Cuộc tập trận giữa Hoa Kỳ và 10 quốc gia ASEAN hồi tháng 9-2019 ở ngoài khơi Vịnh Thái Lan kéo dài tới vùng biển Cà Mau cho thấy nhu cầu ASEAN được Hoa Kỳ bảo vệ theo mô hình Tân Gia Ba. Hình như ASEAN đã ý thức được nguy cơ mất chủ quyền vào tay Trung Quốc là mất toàn diện, mất triệt để cho tới lúc bị đồng hóa. Tuy nhiên, vì sống nhờ vào sự bảo bọc hào sảng của Hoa Kỳ nên họ coi đó là bổn phận của người Mỹ. Đã đến lúc cộng đồng nhân loại, đặc biệt các dân tộc ASEAN phải nhận thức rằng: Ta không tự cứu thì chẳng có ai giúp khi bị một dân tộc có truyền thống cướp bóc, sát hại không kể già trẻ lớn bé! Các quốc gia duyên hải dù lớn hay nhỏ cũng không được phép đòi hỏi quá quy định của UNCLOS. Và, vùng biển quốc tế phải được tôn trọng triệt kể, chẳng có luật trừ.
Tài liệu tham khảo:
- How the US Can Win Back Southeast Asia (Diplomat). - Thailand shelves Chinese submarine deal after public backlash (Nikkei). - US sanctions over South China Sea will not affect blacklisted Chinese construction giant CCCC, company says (SCMP). - US seeks formal alliance similar to Nato with India, Japan and Australia, State Department official says (SCMP). - Red alert: New USAF chief is pulling no punches (Asia Times). - US Defense Secretary Esper Visits Tiny Palau, Highlighting US-China Competition (Diplomat). - In a Drill, Beijing Launches Missiles into the South China Sea (Diplomat). - A Cold War with China? (National Interest).