Báo Cáo Tham Quan

Page 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG KHOA KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

SO SÁNH, PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN VỀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU THEO THỜI GIAN, NHẬN ĐỊNH SU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH CÔNG TRÌNH NÀY Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Hà Nội 21/6/2017


PHẦN I : THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI I.

Tên đề tài

1. Cung triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc Gia 2. Tòa nhà văn phòng HANDICO TOWER 3. Tòa nhà văn phòng VINACONEX TOWER 4. Tòa nhà văn phòng HANVIET TOWER II.

Danh sách sinh viên thực hiện

1. Nguyễn Trí Dũng – 514110110 2. Nguyễn Hữu Vinh – 514110166 3. Phạm Văn Nghĩa – 514110042 PHẦN II : KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI I.

So sánh, phân tích, bình luận về những biến đổi của loại hình công trình nghiên cứu theo thời gian

II.

Nhận định về xu hướng phát triển của loại hinh công trình này ở Việt Nam trong thời gian tới

III.

Kết luận nhóm rút ra được sau quá trình tham quan tìm hiểu.


MỤC LỤC PHẦN I - QUY HOẠCH CHUNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI CHƯƠNG I. QUY HOẠCH CHUNG THỦ ĐÔ QUA CÁC THỜI KỲ I.

Quy hoạch thủ đô Hà Nội gian đoạn đầu………………………………….1

II.

Quy hoạch thủ đô Hà Nội gian đoạn 1955-1964………………………….1

III.

Quy hoạch thủ đô Hà Nội gian đoạn 1964-1974………………………….3

IV.

Quy hoạch thủ đô Hà Nội gian đoạn 1975-1986………………………….4

V.

Quy hoạch thủ đô Hà Nội gian đoạn 1986-1998.....................................5

VI.

Quy hoạch thủ đô Hà Nội gian đoạn 1998-2010………………………….6

VII.

Ví dụ về quy hoạch Thành phố khác trên thế giới………………………..7

CHƯƠNG II. QUY HOẠCH VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI I.

Quy hoạch vùng………………………………………………………………9

II.

Liên kết không gian vùng…………………………………………………..10

III.

Mối liên hệ vùng……………………………………………………………..11 PHẦN II. CÁC CÔNG TRÌNH THAM QUAN

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆ CHUNG VỀ LOẠI HÌNH TÒA NHÀ VĂN PHÒNG I.

Lý thuyết về tòa nhà văn phòng………………………………………..…13

II.

Kinh nghiệm thiết kế quốc tế………………………………………………14

III.

Xu hướng phát triển của loại hình nhà văn phòng trong thời gian tới 16

CHƯƠNG II. TÒA NHÀ VĂN PHÒNG HANDICO TOWER………………………18 CHƯƠNG III. TÒA NHÀ VĂN PHÒNG VINACONEX TOWER…………………..23 CHƯƠNG IV. TÒA NHÀ VĂN PHÒNG HANVIET TOWER………………………28 CHƯƠNG V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI………………………………..32 ẢNH NHÓM ĐI THAM QUAN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………..38


1

PHẦN I – QUY HOẠCH CHUNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI CHƯƠNG I: QUY HOẠCH CHUNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI QUA CÁC THỜI KỲ I.

Quy hoạch chung Thủ đô giai đoạn đầu

Năm 1010 Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi chỉ đóng đô ở Hoa Lư ( Ninh Bình) mấy tháng. Sau đó nhà vua xuống chiếu chọn thành Đại La thành kinh đô mới đổi tên thành Thăng Long. Năm 1230 Thăng Long được chia thành 61 Phường, kinh thành đông đúc hơn. Giai đoạn này cũng ghi nhận sự xuất hiện của những cư dân ngoại quốc, như người Hoa, người Java, người Ấn Độ. Triều Nguyễn năm 1814 sau một loạt các thay đổi và sát nhập các huyện, tỉnh Hà Nội ra đời gồm 4 Phủ và 15 Huyện như khi mới thành lập. II.

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1955-1964

Sau khi tiếp quản Thủ đô, Hà Nội với diện tích 152km2 gồm 8 Quận huyện với dân số 37 vạn ở nội thành và 16 vạn ở ngoại thành đã bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế chuyển từ thành phốn tiêu sài sang sản xuất để xứng với tầm vốc là thuur đô của cả nước. Ngày 20/4/1961 Quốc hội khóa II kỳ họp thứ 2 phê chuẩn nghị quyết của chính phủ mở rông thành phố hà Nội. theo đó Hà nội có diện tích 586,13km2 (nội thành 37km2, bao gồm 4 khu phố là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và 363 khối ngoại thành, 549 km2 gồm 4 huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm với 103 xã, 3 thị trấn). Sô dân 913.428 người ( nội thành : 436.820 người , ngoại thành 449.608 người) Từ năm 1960 bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế; xây dựng một số cụm công nghiệp, một số công trình kiến trúc lớn như trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, giải quyết nhu cầu về nơi ở thích hợp. [1]


2

Trong thời kỳ này gần 2 vạn hộ dân sống trong các khu xóm lao động

đã

được từng bước cải thiện

môi

trường

sống. Gần 1 vạn hộ trong các khu xóm nghèo

như

An

Dương, Tương Mai, Phúc Tân đã được cải thiện hoặc xây dựng mới. Ngay từ giai đoạn này nhà nước và thành phố đã khẳng định cần phải sớm có quy hoạch chung Thủ đô để định hướng cho xây dựng và làm cơ sở cho phát triển kinh tế xã hội. Với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô(cũ), Trung Quốc, Ba Lan đã giúp lập phương án quy hoach phát triển Thủ đô từ 70 vạn đến 1triệu dân. Bộ chính trị đã xem xét và ra nghị quyết 18/NQ-TW, Đoàn chuyên gia Liên Xô đã nghiên cứu lập phương án quy hoạch cải tạo thủ đô, phương có quy mô 1 triệu dân với khoảng 20.000ha đất có xu hướng phát triển về phía Bắc sông Hồng. Ngay tự giag đoạn này đã nhận ra thấy sự phát triển cuat Thủ đô cần gắn kết với không gian rộng lớn nhất là về phía Tây Ba Vì và Sơn Tây.[1]


3

III.

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1964-1974

Quy hoạch chung của Thủ đô được nghiên cứu điều chỉnh: tập chung phát triển ở phía nam Sông Hông, phía Tây dọc trụ đường 21. Năm 1962 đồ án quy hoạch xây dựng thủ đô được lập nhằm xác định phương hướng phát triển Thủ đô, nhằm vào các công trình trong lĩnh nhà ở. Nhà công nghiệp, và nhà công cộng. quy mô dân số dự kiến khoảng 1 triệu người kể cả nội thành và ngoại thành, quy mô diện tích 20.00ha. Địa giới hành chính gồm 4 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm. Đống Đa, Hai Bà Trưng) và 4 huyện ngoại thành ( Gai Lâm, Đông Anh. Từ Liêm, Thanh Trì). Hướng phát triển không gian thành phố chủ yếu về phía nam và phía tây có một phần phía Đông Bắc. như vậy địa giới của Hà Nội đã được mở rộng hơn so với năm 1965. Đến nay 1982 thành phố đã xây dựng mới và sửa chữa mở rộng gần 100 xí nghiệp, một số công trình giao thông quan trọng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng: Cầu Đuống, Cảng Phà Đen, Sân bay Nội Bài, Cầu Thăng Long, Cầu Chương Dương. Giữa thời kỳ đánh phá ác liệt của chiến tranh phá hoại thì Hà Nội lại bị đe dọa bởi thiên tai lũ lụt. trong bối cảnh như vậy rõ ràng cần xem xét lại hướng phát triển của Thủ đô, phải gắn kết với khu vục xung quanh Sân Tây, Xuân Mai. Nhiều phương án về luận chứng phát triển Thủ đô đã được nghiên cứu cuối cùng phương án chọn là khống chế Hà Nội cũ với 40 vạn dân, phát triển Thủ đô ở Vĩnh Yên với 60 vạn dân. Khái niệm chum đô thị Hà Nội đã được triển khai.[1]


4

IV.

QUY HOẠCH CHUNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1975-1986

Thời kỳ 1975-1986: Các chuyên gia Liên Xô đã cùng chuyên gia nước ngoài nghiên cứu quy hoạch chung điều chỉnh hội đồng chính phủ đã có quyết định phê duyệt quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2000 quy mo dân số là 1.5 triệu dân. Ngoại thành Hà Nội là vành đai xanh cung cập thực phẩm, nơi bố trí các hoạt động vắn hoa nghỉ ngơi, các công trình đầu mối giao thông và vành đai bảo vẹ môi trường, các thành phố vệ tinh xung quanh Hà Nội làm chức năng công nghiệp, nông nghiệp và dịc vụ du lịch, nghỉ mát: Xuân Mai, Sơn Tây, Ba Vì,Vĩnh Yên, Tam Đảo, Bắc Ninh. Với đinh hướng như vậy tháng 12/1978 chính phủ đã có quyết định phân định lại danh giới Hà Nội, sát nhập them Ba Vì, Phú Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, Thị Xã Sơn Tây, Hà Đông và một số xã của Hà Sơn Bình. Thủ đô hà Nội có diện tích đất tự nhiên là 2136km2 với dân số 3.5 triệu người. hướng phát triển chủ yếu cho Hà Nội là ở phía nam song Hồng. các chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam đã phối hợp nghiên cứu điều chỉnh tổng mặt bằng quy hoạch Thủ dô tới năm 2000 và đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại văn bản sô 100/TTG ngày 24/4/1982, theo đồ án quy hoạch này dân sô thủ đô nội thị 1.5 triệu với quy mô đất đai là 100km2 vùng ngoại thị được mở rộng với 11 huyện thị.[1]


5

V.

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1986-1998

Quy hoạch được duyệt năm 1981 trong thực rất khó thực hiện, đặc biệt phải phá dỡ giải phóng mặt bằng lớn để xây dựng các tuyến đường truc. Do vậy năm 1984 đã điều chỉnh về tổ chức không gian xong vẫn giữa nguyên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Quy hoach điều chỉnh này là định hướng thực hiện trong suốt 10 năm 1982-1992. Do mối quan hệ với vùng và cơ cấu đô thị với vùng ngoại thành; căn cứ vào nghị quyết cưa Quốc Hội khóa VIII kỳ 9 (12-1991), ranh giới Hà Nội được điều chình và chuyển lại 7 Huyện thị về Hà Tây, Vĩnh Phúc. Với điều chỉnh này quy mô đất đai tự nhiên Hà Nội cong 924km2. Tổng mặt bằng quy hoạch Thủ đô Hà Nội lại được nghiên cứu theo chỉ đạo của nhà nước. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng tại quyết định 132/CT ngày 18/4/1992 đã phê duyệt quy hoạch điều chỉnh Thủ đô Hà Nội đến 2010. Thành phố Hà Nội chủ yếu phát triển về phía Nam Sông Hồng với dân số nội thị dự kiến là 1.3 rtrieuej vào năm 2000 và 1.5 triệu vào năm 2010 với chỉ tiêu đất đô thị n=bình quân là 43,7m2/người. [1]


6

VI.

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1998-2010

Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội tại quyết định số 108/1998/QD-TTG ngày 20/6/1998. Hồ sơ đồ án quy hoạch chung đã được bộ xây dựng, Thành phố thẩm định, xác nhận và công bố. Đây là một trong những căn cứ để xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch chuyên ngành và các quy hoạch chi tiết. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào 1/8/2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận. 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Các chỉ tiêu cơ bản của quy hoạch chung: - Cơ cấu quy hoạch không gian bao gồm Thành phố Hà Nội trung tâm và các đô thị xung quanh thộc các tính Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên với bán kính ảnh hưởng tới 30-50km. Thành phố Hà Nội được phát triển cả hai bên Sông Hồng, khai thác có hiệu quả đất, cảnh quan đô thị để trở thành Thành phố vừa dân tộc vừa hiện đại, đậm đà bản sắc và truyền thống nghìn năm văn hiếm. - Quy mô dân số: đến năm 2020 trùm Đô thị Hà Nội từ 4.5-5 triệu người. Trong đó trung tâm: 2.5 triệu người. khu vực hạn chế phát triển 92 vạn người (1998) giảm xuống 80 vạn người (2020): khu phát triển Nam Sông Hồng: 70van người, khu Bắc Sông Hồng: 1trieu người - Sử dụng đất: chỉ tiêu sử dụng đất đô thị bình quân: 100m2/1nguoi trong đó: Đất giao thông 25m2/ng, Đất cây xanh: 18m2/ng, Đất CTCC: 5m2/ng. [1]


7

VII.

Ví dụ về quy hoạch Thành phố khác trên thế giới

Thủ đô của Mỹ - WASHINGTON DC Thành lập năm 1790, Washington là thành phố duy nhất của nước Mỹ không phụ thuộc vào tiểu bang nào và được quy hoạch ngay từ khởi thủy nên đã phát triển rất trật tự và hợp lý. Năm 1791, Tổng thống Washington giao thiết kế thành phố này cho Pierre Charles L'Enfant, một kỹ sư, kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị người Pháp. George Washington muốn Pierre L'Enfant dựng nên thành phố với tầm nhìn từ 50 đến 100 năm Khác hẳn nhiều Thành phố nổi tiếng của Mỹ và thế giới WASHINGTON DC, không có nhà cao tầng. Từ năm 1910 có quy định, tất cả các công trình ở Thủ đô không được cao quá 88m (Độ cao của tòa nhà Quốc Hội – Điện Capitol). Sau đó luật còn buộc các tòa nhà chỉ được phép cao bằng độ rộng của đường phố bên cạnh +6,1m. Có người gọi đùa đây là “ Thành phố lùn” bởi các tòa nhà thấp và tiện lợi, đường phố sang sủa và thoáng khí, hoang toàn đối lập với NewYork. Thành phố được chia thành 4 khu Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, lấy điện Capitol làm trung tâm. Các đường phố trục Đông – Tây bắt đầu bằng chữ cái. Các đường phố trục Bắc – Nam bắt đầu bằng số, cộng với hướng khu. Các con đường từ trung tâm đều mang tên 50 tiểu bang và các vùng lãnh thổ, lãnh hải. nghe tên đường là co thể định vị và định hướng được. Thủ đô Washington có những quy định rất ngặt nghèo. Điều 1 trong Hiến pháp Mỹ đã ghi rõ từ năm 1790 rằng thủ đô phải là hình vuông, mỗi cạnh 16km. Các nhà quản lý thành phố từ thời đó đã đặt những cột bê tông, mỗi cột cách nhau 1,6km, để đánh dấu thủ đô…giới, một số cột mốc hiện vẫn còn. Người ta gọi vui Washington là một thành phố "lùn", bởi không có những tòa nhà cao chọc trời như các thành phố New York , Chicago, Philadelphia, San Francisco hay nhiều đô thị lớn khác. Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson (thời kỳ 1801-1809) luôn mơ ước


8

Washington là "Paris của người Mỹ", nhà xây thấp, tiện lợi, phố rộng và sáng sủa. .

Sau khi Tòa nhà Chung cư Cairo 12 tầng được xây dựng vào năm 1899, Quốc

hội Mỹ thông qua Đạo luật về chiều cao của nhà cao tầng vào năm 1910 (Heights of Buildings Act of 1910) trong đó tuyên bố không có tòa nhà nào được phép xây cao hơn Tòa Quốc hội Mỹ (cao 88m). Người ta quy định chiều cao của tòa nhà tối đa bằng chiều ngang của con đường trước mặt cộng thêm khoảng 6m. Ví dụ, đường phố trước mặt rộng 28m có thể xây nhà cao tối đa 34m (28+6). Vì thế, những tòa nhà cao tầng tại thủ đô Washington cao nhất chỉ khoảng 10-12 tầng. Có vài nơi liên quan đến thương mại thì được phép cao tới 50m. Ngày nay, đường chân trời của thành phố vẫn thấp và trải dài. Đến nay, chính quyền liên bang dự tính kế hoạch phát triển WASHINGTON DC lần thứ 3 với tên gọi Mở rộng Di sản (Extending the legacy). Kế hoạch này do ủy ban Quốc gia và quy hoạch Thủ đô đề xuất được khởi động từ 1997 sau khi đưa ra tham vấn công chúng 1996. [2]


9

CHƯƠNG II. QUY HOẠCH VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI I.

Quy hoạch vùng.

Việt Nam hiện đang trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ. Dự kiến tăng trưởng kinh tế quốc gia giai đoạn 15 năm tới sẽ duy trì 7% mỗi năm. Dân số đô thị sẽ tăng từ xấp xỉ 30% hiện nay lên trên 50% vào năm 2025. Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo yêu cầu đô thị hoá và phát triển đô thị phải đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội theo hướng CNH-HĐH và phân bố dân cư hài hoà và bền vững. Hiện nay, Chính phủ đang có chương trình chiến lược ưu tiên phát triển Hà Nội thành một Thủ đô có quy mô lớn, tầm cỡ quốc tế, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Ngày 29/05/2008 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ra Nghị quyết 15/2008/QH12 về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, gồm Thành phố Hà Nội cũ với tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình với tổng diện tích tự nhiên 3.344,6km2, dân số 6.350.000 dân. Ngày 22/12/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1878/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội mở rộng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Thực hiện Nghị quyết số 15/2008 và Quyết định số 1878/QĐ-TTg, Bộ Xây dựng đã tổ chức tuyển chọn tư vấn quốc tế lập quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội. Ngày 23/09/2008, tại văn bản số 1585/TTg-KTN, Chính phủ đã chấp thuận lựa chọn Liên danh tư vấn quốc tế PPJ (Perkins Eastman – Hoa Kỳ, POSCO E&C và JINA – Hàn Quốc) là đơn vị lập quy hoạch. Sau quá trình nghiên cứu đồ án được thực hiện theo đúng tiến độ, Bộ Xây dựng đã báo cáo thường trực Chính phủ 3 lần (lần 1 ngày 24/04/2009, lần 2 ngày 21/08/2009, lần 3 ngày 26/11/2009). Trong quá trình nghiên cứu đồ án, nội dung đồ án đã được tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn và tập trung vào các kết luận cuộc họp lần 1, 2, 3 của Thủ tướng Chính phủ tại các thông báo lần lượt số 144/TB-VPCP, 279/TB-VPCP, 348/TB-VPCP, 29/TT-VPCP. [3]


10

II.

Liên kết không gian vùng

Các đô thị lớn, đô thị cực lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… được tổ chức phát triển theo mô hình chum đô thị, đô thị đối trọng hoặc đô thị vệ tinh có vàng đai bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập chung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái. Vùng thủ đô Hà Nội là vùng đô thị lấy thành phố Hà Nội làm đô thị trung tâm và các thành phố, thị của các tỉnh lân cận Hà Nội làm đô thị vệ tinh. Không gian quy hoạch của vùng thủ đô Hà Nội bao trùm thành phố Hà Nội và 9 tình thành Vùng thủ đô Hà Nội bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình Sau khi Hà Nội được điều chỉnh địa giới hành chính vào 2008, Thủ tướng ban hành quyết phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng thủ đo Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Tại cuộc hộp cuối năm 2012, các thành viên Chính phủ đề xuất cùng thủ đô mở rộng them ra Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang. Các tỉnh này nằm trong bán kính 100km từ trung tâm Hà Nội Vùng thủ đô Hà Nội nằm gọn trong khu vưc Miền Bắc ( Việt Nam) -

Phía Đông giáp các tỉnh duyên hải Bắc Bộ

-

Phía Tây giáp các tỉnh còn lại của Vùng Tây Bắc

-

Phía Nam giáp với các tỉnh thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ và Thanh Hóa

-

Phía Bắc giáp các tỉnh còn lại của Vùng Đông Bắc


11

Trong mối quan hệ khu vực và quốc tế, Thủ đô Hà Nội có nhiều lợi thế về vị trí địa lý – chính trị, lịch sử phát triển lâu đời và là đô thị trung tâm quan trọng

của

Việt

Nam, có sức hút và tác động rộng lớn đối với quốc gia trong khu vực và quốc tế. Việc sát nhập mở rộng địa giới hành chính, mang lại cho Hà Nội một vùng sinh thái rộng lơn, phong phú về tài nguyên văn hóa và cảnh quan. Tạo nên những lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các vùng đô thị lớn trung khuc vực như vùng Nam Trung Hoa, vùng thủ đô Bangkok, Gia-cac-ta… khi đặt vấn đề về phát triển Hà Nội theo hướng thủ đô Xanh – Văn hiến – Văn minh. Hiện đại III.

Mối liên hệ vùng

Phát triển không gian thủ đô được đặt trong mới qun hệ vùng Thủ đô Hà Nội với mới quan hệ tưỡng hỗ hai chiều. Trong đó Thủ đô tác động đến Vùng bằng việc thể hiện vai trò đầu tàu Trung tâm tang trưởng kinh tế. thúc đẩy toàn vùng phát triển thông qua sự mở rộng. lan tỏa các hoạt động kinh tế. đô thị hóa ra các tỉnh xung quanh thủ đo. Vùng tác động đến Thủ đô Hà Nội bằng việc cung cấp cho Hà Nội nguồn thực phẩm, ngườn lao đông, quỹ đất phát triển cho các khu vực chức năng mang tính chất liên kết và chia sẻ chức năng vùng như:


12

-

Về phát triển hợp tác khai thác các công trình HTKT đầu mối mang tính liên Vùng: Hà Nội là trung tâm đầu mối giao thông đối ngoại đường bộ, đường sắt, đường hàng không quốc gia, quốc tế. Vùng Hà Nội - Hòa Bình xây dựng Nghĩa trang liên vùng và bảo nguồn nước song Đà. Vùng Hà Nội – Thái Nguyên – Vĩnh Phúc – Bắc Ninh – Hưng Yên khai thác sông Hồng. Vùng Hà Nội – Hà Nam giải quyết tiêu thoát nước mặt các giải pháp bảo vệ môi trường sông Đáy

-

Về thương mại: Phát triển các trung tâm thương mại lớn, các chợ đầu mối các trung tâm chuyển hàng hóa lớn( ICD) với các tỉnh có kết nối với Hà Nội qua các tuyến cao tốc.

-

Về du lịch: kết nối các hoạt động du lich trong thành phố với các trung tâm du lịch lớn của vùng như: hồ núi Cốc, vùng Tam Đảo, Đền Hùng, hồ Sông Đà, Mai Châu, Hương Sơn, Tam Trúc, Phố Hiến, Tiên Sơn

-

Về công nghiệp: Hạn chế phết triển các KCN lón và chuyển dần các KCN trong nội thị ra ngoại thị. Trong thành phố ưu tiên các loại hình các KCN công nghệ cao và các tổ hợp Đô thị - CN – Thương mại tiên tiến

-

Y tế: Phát triển các trung tâm y tế chuyên sâu, chất lượng cao hỗ trợ cho các cơ sở đã quá tải trong nội thành Hà Nội cũ. Phát triển các trung tâm y tế lớn tại các đô thị lớn lân cân Hà Nội như Thái Nguyên, Phủ Lý, Vĩnh Yên

-

Về giáo dục: Phát triển các trung tam đào tạo. yên tiên phát triển các trường giáo dục chuyên nghiệp. dạy nghề gắn với phát triển các KCN. Quy mô đaoà tạo tại Hà Nôi sẽ chiếm tỉ trọng lớn trong quy mô đào tạo của Vung. [3]


13

Phần II: CÁC CÔNG TRÌNH THAM QUAN Chương I: GIỚI THIỆ CHUNG VỀ LOẠI HÌNH TÒA NHÀ VĂN PHÒNG I.

Lý thuyết về tòa nhà văn phòng

1: Văn phòng hay công sở là tên gọi chỉ chung về một phòng hoặc khu vực làm việc khác trong đó mọi người làm việc hay là những tòa nhà được thiết kế, bố trí để sử dụng hoặc cho thuê đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động văn phòng (liên quan đến giấy tờ sổ sách,máy vi tính...). Văn phòng cũng có thể biểu thị một vị trí hay một bộ phận trong một tổ chức với các nhiệm vụ cụ thể gắn liền với các hoạt động liên quan đến những công việc chung, đối nội, đối ngoại, quản lý công sở của tổ chức đó (Văn phòng Sở, hay văn phòng được đặt trong các cơ quan, tổ chức, công ty và thường có các chức danh Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng...). Tòa nhà văn phòng là công trình được xây dựng để cho thêu mặt bằng làm văn phòng để đáp ứng nhu cầu của xã hội về công việc văn phòng, nhất là các trung tâm kinh tế, thành phố lớn 2 : Tiêu chí đánh giá thiết kế tòa nhà văn phòng đẹp 2.1: Vị trí tòa nhà văn phòng Là một tiêu chí quan trọng bởi nếu muốn quảng bá thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp, công ty thì một vị trí xây dựng văn phòng đẹp, hướng Phong thủy tốt sẽ rất thuận lợi. Một vị trí đẹp còn phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí sạch sẽ, cảnh quan xung quanh đẹp, giao thông thuận lợi,… [4]


14

2.2 : Diện tích tòa nhà văn phòng Đối với những tòa nhà văn phòng làm việc công ty thì diện tích thiết kế phụ thuộc vào số lượng nhân viên, thông thường là 4m2/người, còn đối với những tòa nhà cho thuê thì cần tính toán hợp lý để giảm thiểu chi phí phát sinh. 2.3 : Cơ sở hạ tầng Một tòa nhà văn phòng đẹp phải đảm bảo cơ sở hạ tầng đầy đủ, tiện nghi, có đầy đủ trang thiết bị, dịch vụ cần thiết như nhà hàng, quán Cafe, cây ATM,... Ngoài những yếu tố trên thì khi thiết kế tòa nhà văn phòng nên chú ý đến vấn đề pháp lý, an ninh trật tự,... II.

Kinh nghiệm thiết kế quốc tế

Tòa nhà Văn phòng là một trong những công trình kiến trúc hiện nay thu hút rất nhiều chủ đầu tư quan tâm. Nhất là ở các trung tâm đô thị nơi phát triển, nơi có số lượng dân văn phòng lớn. - Abu Dhabi: Tòa tháp đôi Tòa tháp đôi tọa lạc tại thành phố Abu Dhabi sử dụng một công nghệ che nắng vô cùng ấn tượng. Đó là hệ thống các phiến hình tam giác tự động chuyển động dựa theo góc chiếu của ánh nắng Mặt Trời… Abu Dhabi là thủ đô của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, là thành phố thịnh vượng nhất và đông dân nhất trong bảy tiểu vương quốc Ả Rập nhỏ. Abu Dhabi là một trung tâm tài chính, giao thông vận tải của khu vực được thiên nhiên ưu ái với những mỏ dầu tưởng chừng như vô tận. Chính vì thế, nó cũng là nơi các kiến trúc sư có thể thỏa sức sáng tạo nên những công trình độc đáo. [4]


15

Tòa tháp đôi Al Bahar là một ví dụ. Hệ thống che nắng “biến hình” của Al Bahar do công ty Aedas Architects thiết kế có khả năng bảo vệ tòa tháp khỏi ánh mặt trời chói chang và nóng nực. Những tấm che nắng được điều khiển bằng hệ thống công nghệ cao này có thể đóng mở, và thậm chí là di chuyển xung quanh tòa nhà để chắn ánh mặt trời. Được hoàn thành vào năm 2012, kiến trúc đặc biệt này có thể giảm thiểu đến 50% lượng ánh sáng chiếu vào hai tòa tháp, và từ đó cũng giảm thiểu năng lượng tiêu tốn cho hệ thống điều hòa nhiệt độ.


16

III: Xu hướng phát triển của loại hình tòa nhà văn phòng trong thời gian tới 1: Xu hướng kiến trúc xinh thái - Xu hướng kiến trúc Sinh thái: - Các sáng tác theo xu hướng kiến trúc Sinh thái hiện nay cũng có thể được chia thành hai xu thế: Xu thế sử dụng các vật liệu tự nhiên và xu thế sử dụng vật liệu hiện đại. Toà nhà văn phòng Pasona , nằm ở trung tâm thành phố Tokyo, Nhật Bản. [5]


17

2: Xu hướng kiến trúc hiện đại - Theo xu hướng phát triển này nhiều công trình được xây dựng với hình thức hiện đại. Đã sử dụng vật liệu mới, tiết kiệm năng lượng và công nghệ tiên tiến trên thế giới. - Tháp River Pearl là tòa nhà được thiết kế dựa trên công nghệ tiết kiệm năng lượng thân thiện với môi trường và tự sản xuất được một phần năng lượng. Tòa nhà hiệu suất cao cao 1.020 feet (309 mét) và có 71 tầng đã được hoàn thành. Do công ty thiết kế Skidmore, Owings & Merrill LLP (SOM) tại Quảng Châu –Trung Quốc, công trình hoàn thành năm 2013. Công trình được bao bọc bởi lớp kính hộp trong suốt, ở giữa là lớp chân không có tác dụng cách âm, cách nhiệt, giảm mức độ thất thoát năng lượng cho tòa nhà. Năng lượng từ Mặt Trời bức xạ vào tòa tháp được tận dụng để tạo nước nóng cho sinh hoạt và sưởi ẩm cho cả toà nhà. Các tấm pin năng lượng mặt trời đặt trên mái cung cấp năng lượng cho các cửa sổ tự động đóng mở theo chuyển động của mặt trời và sử dụng cho nhu cầu năng lượng của tòa nhà.


18

Chương II: TÒA NHÀ VĂN PHÒNG HANDICO TOWER I.

Thông tin tòa nhà HANDICO TOWER

- Handico Tower là tòa nhà văn phòng hạng A nằm trên ngã tư đường Mễ Trì – Phạm Hùng (thuộc khu đô thị mới Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) – tuyến đường có kết nối giao thông quan trọng của Thủ đô. Nơi đây được quy hoạch là trung tâm tài chính, hành chính của Hà Nội do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) làm chủ đầu tư. Tòa nhà Handico đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2015 tạo được một vị thế trong lĩnh vực cho thuê văn phòng trên địa bàn TP. Hà Nội. + Quy mô: 5376 m2 + Tổng mức đầu tư: 732 Tỷ VNĐ + Khởi công xây dựng: năm 2009 + Hoàn thành: Năm 2015 + Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư và

Phát

triển

nhà

Nội

(HANDICO), + Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Hà Nội, Công ty TNHH APAVE Việt Nam và Đông Nam Á, + Đơn vị thi công: Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO). +

Tổng diện tích sàn cho thuê:

24.000m2. [6]


19

-

Tòa nhà văn phòng Handico Tower tọa lạc tại trung tâm phía Tây của Hà Nội

khu vực đang phát triển sôi động nhất của thủ đô, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển vượt trội. Nơi đây được quy hoạch là trung tâm tài chính, hành chính của Hà Nội với hệ thống hạ tầng đồng bộ và nhiều công trình trọng điểm như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bảo tàng Hà Nội, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình và khu hành chính Tây Hồ Tây. Tòa nhà văn phòng Handico còn nằm trong khu vực phát triển của nhiều sản phẩm bất động sản cao cấp, có quy mô lớn bao gồm cả thương mại và các khu đô thị như: Keangnam Hanoi Landmark Tower, Grand Plaza, Viglacera Tower, The Manor, Indochina Plaza Hanoi… -

Giao thông kết nối với nhiều tuyến trục chính:

+ Nằm trên trục đường Phạm Hùng – giao thông thuận tiện với 30 phút đến sân bay quốc tế nội bài và 15 phút đến trung tâm thành phố. Gần bến tàu điện tuyến Nhổn – Ga Hà Nội. + Kết nối với đường cao tốc Láng – Hòa Lạc qua trục đường Phạm Hùng. Con đường cửa ngõ Thủ đô với rất nhiều dự án quan trọng của Hà Nội và của quốc gia trong tương lai. + Kết nối với trục đường Hoàng Quốc Việt kéo dài – một trong 3 trục chính phát triển thành phố Hà Nội về phía Tây. + Kết nối với trục đường Cầu Giấy nối với quốc lộ 32 cũ đi các tỉnh Tây Bắc


20

II.

Kiến trúc

- Thiết kế của Handico Tower hiện đại, mạnh mẽ và sang trọng, phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, đáp ứng tiêu chuẩn là một trong những tháp văn phòng hạng A. Tòa tháp có hình khối cân xứng, không gian thoáng mở, công năng sử dụng linh hoạt, được áp dụng công nghệ tiên tiến trong xây dựng. - Handico Tower cùng với các công trình xung quanh như tổ hợp Keangnam Hanoi, tòa tháp đôi Sông Đà và trụ sở các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn trên đường Phạm Hùng tạo thành một quần thể công trình kiến trúc văn minh, hiện đại, điểm nhấn kiến trúc quan trọng ở khu vực cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội. - Hạ tầng tòa nhà: + Tầng 1 là không gian sảnh lớn kết hợp với trung tâm thương mại, trưng bày. + Tầng 2 đến tầng 9 dành cho khu dịch vụ thương mại, kỹ thuật với diện tích gần 10.000 m2. Nơi đây gồm có các dịch vụ thương mại khép kín như: ngân hàng, siêu thị, nhà hàng, trung tâm hội nghị, hội thảo, phòng khám… + Tầng 10 đến tầng 33 là không gian văn phòng cho thuê diện tích hơn 27.000 m2, với chất lượng văn phòng được đầu tư đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế - Một số hình ảnh về tòa nhà:


21


22

III:

Một số Thỏa thuận và chính sách thuê văn phòng tại tòa nhà:

1) Trang thiết bị văn phòng: Nội thất sang trọng, hiện đại: HANDICO TOWER cung cấp cho các doanh nghiệp không gian làm việc thông minh, với thiết bị và tiện ích tối ưu như: 8 thang máy tốc độ cao của hãng Mitshubishi (trong đó có 1 thang máy chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy - PCCC); máy phát điện dự phòng STAMFORD

Không Gian Văn Phòng

bảo đảm nguồn điện ổn định 24/24giờ. Hệ thống điều hòa trung tâm VRF, kính hai lớp ổn định nhiệt độ bên trong tòa nhà; thiết bị vệ sinh cao cấp; hệ thống quản lý tòa nhà BMS và hệ thống PCCC đạt tiêu chuẩn quốc tế… [6]

Không Gian Hội Thảo


23

CHƯƠNG III. TÒA NHÀ VĂN PHÒNG VINACONEX TOWER I.

Thông tin về tòa nhà

- Tòa nhà Vinaconex Tower tại 34 Láng Hạ do Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư. Đây là công trình tòa nhà văn phòng cao cấp, hiện đại được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn tòa nhà văn phòng hạng A, góp thêm vào thị trường cho thuê văn phòng cao cấp đang sôi động trở lại tại thủ đô Hà Nội - Vinaconex Tower nằm tại ngã tư Láng Hạ- Hoàng Ngọc Phách trên một trong những trục đường giao thông chính của thành phố Hà Nội, bạn chỉ mất 40 phút để đến sân bay Nội Bài hay 15 phút để đi đến trung tâm thành phố. Tòa nhà Vinaconex Láng Hạ hiện là sự lựa chọn của rất nhiều các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước làm văn phòng đại diện, trung tâm phân phối, ngân hàng. Được đánh giá là một trong những tòa nhà văn phòng A sang trọng có môi trường làm việc văn minh, hiện đại, Vinaconex Tower không chỉ là lựa chọn vị trí làm việc cho doanh nghiệp bạn mà còn là cách để thể hiện đẳng cấp, tầm vóc, tiềm lực của đơn vị mình.


24

- Vị trí địa điểm Địa chỉ 34 Láng Hạ, Quận Đồng Đa, Hà Nội, Việt Nam. Hướng Tây Nam giáp đường Hoàng Ngọc Phách. Hướng Tây Nam giáp đường Láng Hạ. Tòa nhà Vinaconex được xây dựng trên khuân viên rộng 2.657 m2 với diện tích xây dựng 854m2 bao gồm 27 tầng nổi và 3 tầng hầm. Diện tích sử dụng mỗi sàn khoảng 614 m2, có thể linh hoạt phân chia thành các diện tích cho thuê nhỏ hơn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp như: 93m2, 120m2, 193m2, 200m2… Tòa nhà được phân chia từ tầng 4 tới tầng 20 phục vụ mục đích cho thêu văn phòng từ tầng 21 đến tầng 27 được sử dụng làm trụ sở của tổng công ty Vinaconex. Toàn bộ diện tích 3 tầng hầm của tòa nhà được sử dụng làm bãi đỗ xe rộng rãi, thông thoáng, đáp ứng toàn bộ các nhu cầu trông giữ xe của nhân viên và khách hàng đến làm việc. Vinaconex Tower áp dụng hệ thống quản lý tòa nhà tiên tiến BMS giúp tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng, giảm thiểu chi phí cho khách thuê văn phòng, đồng thời bảo vệ môi trường xanh. + Diện tích khu đất xây dựng : 2.657,5 m2 + Mật độ xây dựng: 32,1% + Chiều cao tòa nhà: 27 tầng nổi và 3 tầng hầm + Diện tích sử dụng 1 sàn: 614 m2 + Tổng diện tích tầng hầm : 5.533,2 m2 + Tổng diện tích sàn xây dựng : 21.785 m2 – Tổng diện tích làm văn phòng: 13.500 m2 – Diện tích phụ trợ : 6.800 m2 [7]


25

II.

Kiến trúc tòa nhà

Tòa nhà văn phòng Vinaconex Tower được thiết kế theo phong cách hiện đại, các trang thiết bị hoàn thiện, chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng thuê văn phòng tại đây. Tòa nhà do Tổng công ty cổ phần Vinaconex làm chủ đầu tư – đây là một công ty hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Chính vì vậy từ phần thiết kế, thi công đến quản lý chất lượng tòa nhà đều được đầu tư và nâng cấp đạt chuẩn quốc tế tòa nhà văn phòng hạng A. + Tòa nhà được trang bị hệ thống điều hòa không khí trung tâm, dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ theo từng khu vực. + Trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy tại chỗ và tự động, sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra sự cố. + Hệ thống điều khiển và cung cấp điện dự phòng hiện đại, đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng điện năng tại các văn phòng. + Hệ thống PCCC tiêu chuẩn quốc tế cùng hệ thống cảnh báo cháy giúp hạn chế tối đa rủi ro khi xảy ra sự cố. + Tòa nhà được trang bị 06 thang máy cho khách và 1 thang dịch vụ.


26

MẶT BẰNG TẦNG 3

MẶT BẰNG TẦNG ĐIỂN HÌNH


27

Mặt bằng tầng 3 thiết kế bố trí phòng họp với 300 chỗ ngồi luôn đáp ứng mọi nhu cầu doanh nghiệp thuê tại tòa nhà cũng như các doanh nghiệp có nhu cầu thuê tại Hà Nội. Ngoài ra, với 3 tầng hầm có tổng diện tích 5.598m2, Vinaconex Tower đáp ứng 118 chỗ để ô tô và 136 chỗ để xe máy. III.

Một số Thỏa thuận và chính sách thuê văn phòng tại tòa nhà

Văn phòng cho thuê bố trí từ tầng 4 tới tầng 27. Trong đó, từ tầng 4 đến tầng 20 ( tương ứng với 10.500m2) được sử dụng với mục đích cho thuê, còn lại tầng 21 -27 được sử dụng làm trụ sở tổng công ty Vinaconex. Giá thuê: 27USD/m2/tháng bao gồm VAT và dịch vụ. Tính theo thời gian, diện tích thuê và phương thức thanh toán. Ưu tiên cho khách hàng thuê với diện tích lớn, thời gian dài và thanh toán trọn gói. [7]


28

CHƯƠNG IV. TÒA NHÀ VĂN PHÒNG HAN VIET TOWER I.

Thông tin về tòa nhà

Han Viet Tower, dự án cao cấp đầu tiên xuất hiện ở Nam Hà Nội, mang lại lợi ích về phong cách, chất lượng và sự tiện lợi. Tòa nhà Han Viet Tower được xây dựng bởi Posco E & C - một nhà thầu hàng đầu thế giới 10 được tự hào là sản phẩm đầu tư có chọn lọc và nổi bật của Quỹ Phát triển Hàn Quốc có uy tín. Tòa nhà được xây dựng phù hợp với yêu cầu của các công ty ở Việt Nam với chất lượng và phong cách nhà ở tại Seoul. · Cách trung tâm thành phố mất 15 phút · Dễ dàng tiếp cận các tỉnh khác như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng ... · Gần cầu Vĩnh Tuy, đường vành đai 3 · Gần với một số dự án lớn như Vincom Tower, Times City, Vincom Village .. Chính thức ra mắt vào ngày 5 tháng 8 năm 2011, tòa nhà có những tấm sàn lớn, hiệu quả và linh hoạt với tầm nhìn toàn cảnh thành phố Hà Nội. Tòa nhà Han Việt được trang bị các thiết bị hiện đại và chất lượng cao với 5 thang máy tốc độ cao (15 người - 1.000 kg), hệ thống điều hòa không khí Samsung DVM Plus III có công suất 924 HP, máy phát điện Mitsubishi với công suất dự phòng 100% Hệ thống an toàn và bãi đỗ xe ngầm an toàn gần 1.548 m2. Người thuê doanh nghiệp có cơ hội đắm mình trong một nơi làm việc thoải mái, an toàn và thuận tiện với phong cách Hàn Quốc. Nếu không, Người thuê nhà cũng được hưởng các dịch vụ và tiện ích từ mua sắm, ngân hàng, nhà hàng cao cấp trong tòa nhà và các khu vực xung quanh. Bên cạnh đó, hiện tại toàn bộ tài sản do Savills Việt Nam quản lý là một trong những công ty quản lý có uy tín nhất trên thế giới. Các công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Ấn Độ và các khu vực khác là những người thuê lớn của Tháp Hanviet. [8]


29

- 150 m đến cầu Mai Động - 1,5 km tới Cầu Vĩnh Tuy, - 5,5 km tới Hồ Hoàn Kiếm - 7,5 km tới sân bay Gia Lâm - Lân cận nhiều khu đô thị, bệnh viện, trường học, các cơ quan hành chính lớn như: Khu đô thị Times City, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec, trường ĐH Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp, VTC online BuildingLotteria Minh Khai… Hàn Việt Tower được cấp vốn và thuộc quyền sở hữu của Quỹ phát triển bất động sản Hàn Quốc (KRDF) – một trong những quỹ đầu tư lớn nhất và có uy tín của Hàn Quốc tại Việt Nam và được xây dựng bởi Posco E&C. Tòa nhà được xây dựng theo phong cách hiện đại, sang trọng của các tòa nhà văn phòng tại Seoul (Hàn Quốc), được trang bị đầy đủ hệ thống cơ sở vật chất. Bao gồm: + Hệ thống 05 thang máy OTIS tốc độ cao phục vụ nhu cầu di chuyển giữa các tầng nhà nhanh chóng thuận tiện. + Hệ thống điều hòa Samsung DVM Plus III với công suất 924 HP. + Máy phát điện dự phòng Mitsubishi đảm bảo 100% nguồn điện năng khi xảy ra sự cố mất điện. + Hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động theo tiêu chuẩn quốc tế . II.

Kiến trúc tòa nhà

Tòa nhà Hàn Việt Tower được xây dựng với diện tích tổng thể 2000m2, diện tích xây dựng 1100m2 gồm 17 tầng nổi và 1 tầng hầm. Bãi đỗ xe được thiết kế tại tầng hầm, khuôn viên quanh tòa nhà Hàn Việt Towẻ có thể đáp ứng tối đa cho nhu cầu để ô tô và xe máy của các doanh nghiệp thuê và khách hàng đối tác ra vào giao dịch tại tòa nhà. Tổng diện tích cho thuê là 19.448m2, trong đó diện tích cho thuê một sàn là 1.100m2 với diện tích linh hoạt từ 55m2 – 1.500m2.


30

Hành lang tòa nhà với chiều rộng 1,8m tạo cho không gian ra vào văn phòng thoáng mát, sang trọng và tiện nghi hơn.

-

Hướng Đông, gồm 17 tầng nổi và 1 tầng hầm. Diện tích tổng thể: 2000 m2 Diện tích xây dựng: 1100 m2 Tổng diện tích cho thuê: 19448 m2 Bãi đỗ xe tầng hầm + khuôn viên quanh tòa nhà Tổng diện tích trống: .9000 m2 Diện tích 1 sàn: 1100 m2 Chiều cao trần: 2.8 m 05 thang máy OTIS + Trung tâm – Sam Sung DVM Plus III + Máy phát điện dự phòng 100% công suất, 24/7 + Hệ thống phun chữa cháy, hệ thống báo cháy, FIRENET 4 lớp, tấm nhôm chống cháy…

Tại tầng 2 của tòa nhà Hàn Việt Tower là phòng họp với diện tích 388m2, với sức chứa tối đa 500 người cùng hệ thống âm thanh, ánh sáng sẵn sàng phục vụ nhiều doanh nghiệp trong các hoạt động tập thể, sự kiện hay các chương trình truyền thông. [8]


31

III.

Một số Thỏa thuận và chính sách thuê văn phòng tại tòa nhà

Giá thuê văn phòng chỉ ở mức 50-60% giá của các tòa nhà hạng A nằm trong khu trung tâm thương mại của Hà Nội và 60-70% giá của các tòa nhà hạng A nằm ở phía tây Hà Nội, mặc dù đã được quản lý chất lượng cao và chuyên nghiệp Hệ thống. Do đó, Han Viet Tower là sự lựa chọn lý tưởng cho các công ty chuyên nghiệp thuộc mọi thành phần.


32

Chương V KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI I: Phân tích, so sánh và bình luận về những biến đổi của loại hình tòa nhà văn phòng theo thời giạn. 1: Điểm giống nhau giữa các công trình. - Đều là tòa nhà văn phòng, công trình được xây dựng để cho thêu mặt bằng làm văn phòng để đáp ứng nhu cầu của xã hội về công việc văn phòng, nhất là các trung tâm kinh tế, thành phố lớn - Hình thức: Các tòa nhà được thiết kế kiến trúc theo hơi hướng hiện đại, đều sử dụng các vật liệu công nghiệp như bê tong, kính, thép là chủ yếu. - Tổ chức công năng mặt bằng: Công trình đều là dạng tháp nên công giao thông tập trung vào hệ thống lõi thang rồi mới phân chia ra các không gian văn phòng


33

- Nội thất: Sử dụng nội thất văn phòng đơn giản, tiện lợi theo phong cách hiện đại.

- Chức năng chính của tòa nhà: làm trụ sở văn phòng cho các doanh nghiệp , công ty trong và ngoài nước làm văn phòng đại diện, trung tâm phân phối. - Chức năng kinh tế: kinh doanh bán và cho thuê mặt bằng văn phòng làm việc và các dịch vụ phụ chợ. - Giá trị không gian đô thị và kiến trúc: các công trình mang hơi hướng hiện đại, thể hiện cho một đô thi ngày một phát triển với nhiều tòa cao ốc hiện đại.Giúp chúng ta nhanh chóng hội nhập với thế giới ngày một hiện đại. 2: Khác nhau - Tạo hình bên ngoài mỗi tòa một hình dáng, phần đế khác hẳn nhau về ngoại hình do nhu cầu và mục đích sử dụng


34

3: Bình luận của nhóm về sự biến đổi theo thời gian - Các tòa đều được xây dựng trong thời gian đất nước đang phát triển nên có hình thức đơn giản, hiện đại - Công năng được đơn giản và thuận tiện hơn phù hợp với các loại hình văn phòng hiện nay. - Bên trong nội thất và không gian làm việc ngày càng được chú trọng,nhằm tạo nên không gian thoải mái nhất để nâng cao chất lượng làm việc. Nội thất đang dần hướng ngoại nhưng cũng chính bởi vì những tác dụng tích cực mà nó mang lại của sự tiện nghi đối với đặc thù văn phòng. - Trang thiết bị tiên tiến được đưa vào đã mang lại hiệu quả tốt,giúp ích cho quá trình làm việc -Tổ chức hình khối, không gian đô thị qua thời gian: những tòa nhà văn phòng giai đoạn trước thấp tầng hơn và trang trí bên ngoài thì nhiều chỉ phạo, bằng nhiều cửa sổ nhỏ, còn trong thời giạn gần đây các tòa nhà được thiết kế kiến trúc theo hơi hướng hiện đại, đều sử dụng các vật liệu công nghiệp như bê tong, kính, thép là chủ yếu. Từ những tòa văn phòng cao tầng đã tạo thành cụm cao ốc là điểm nhấn của đô thị hiện đại. => Đô thị phát triển nhanh thúc sự phát triển của loại hình toàn nhà văn phòng hiện đại hơn, áp dụng nhiều giải pháp tiên tiến cho công trình. Đáp ứng nhu cầu thị trường về loại hình thuê văn phòng,làm trụ sở phân phối.


35

II: Xu hướng phát triển loại hình tòa nhà văn phòng ở Việt Nam Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam, nhiều tòa nhà văn phòng được xây dựng mới hoàn toàn. Phương pháp này cho phép tạo ra một tòa nhà văn phòng mới hoàn toàn với tính linh hoạt của một tòa văn phòng hiện đại. Có tính thống nhất giữa ngôn ngữ kiến trúc nội, ngoại thất của tòa văn phong. Việc xây mới hoàn toàn cũng là một điều kiện tạo ra một điểm nhấn kiến trúc và văn hóa mới, có thế tạo ra điểm nhấn tốt sâu sắc cho xã hội, điểm nhấn này không những thể hiện sự tồn tại của tòa văn phòng mà cẩ ưu thế về công nghệ kĩ thuật của thời đại, cái đẹp của bản than kiến trúc, biểu tượng của sự phát triển. Công trình không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu thuê văn phòng mà còn tham gia vào chức năng không gian sinh hoạt cộng đồng và cảnh quan dô thị bởi xu hướng thiết kế thích hợp nhiều không gian phụ chợ bên cạnh khối cho thêu văn phòng. Ở Việt Nam sắp xây dựng tòa cao ốc 108 tầng (Tổ hợp công trình trung tâm tài chính thương mại Phương Trạch ). ở Đông Anh taọ điểm nhấn cho cửa ngõ thành phố đồng thời tạo chỗ dựa cho sự đổi mới phát triển cho hệ thống nhà văn phòng Việt Nam góp phần phát triển kinh tế xã hội trong xu thế hội nhập trước mát và tương lai.


36

Xu hướng thiết kế kiến trúc tòa nhà văn phòng ở nước ta trong thòi gian tới là hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Xu thế Hiện đại mới đơn thuần nhấn mạnh phương cách biểu hiện hình thái kiến trúc bằng những giải pháp công nghệ hiện đại, khả năng biểu hiện của các kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực kết cấu thép, kính, bê tông... được tận dụng triệt để tạo ra những bộ mặt kiến trúc hoàn toàn mới mang tính ấn tượng mạnhTuy nhiên xu hướng này cũng dễ dẫn tới dẫn tới hiện tượng cực đoan ở một số công trình khi kết cấu thép kính bị sử dụng một thái quá làm cho công trình giống như cái khí hậu Việt Nam nên tính bản sắc giảm đi.


37

CHƯƠNG VI: NHỮNG KẾT LUẬN MÀ NHÓM RÚT RA ĐƯỢC SAU QUÁ TRÌNH THAM QUAN TÌM HIỂU Qua quá trình tham quan và tìm hiểu về cung triển lãm quy hoạch và 3 tòa nhà văn phòng chúng ta thấy được những đặc điểm nổi bật của các công trình này.

Tên công trình

Đặc điểm nổi bật và ưu Nhược điểm điểm của công trình

Cung triển lãm Quy Kiến trúc hiện đại. hoạch Kiến trúc Xây Sử dụng vật liệu hiện đại dựng như kính để làm mặt ngoài cho công trình.

Hình khối đơn giản không gây ấn tượng mạnh cho người lần đầu đến tham qua.

Tòa nhà văn phòng Mang hình ảnh đặc trưng Màu sắc tối mất thẩm VINACONEX xu hướng hiện đại lúc bấy mỹ giờ TOWER

Tòa nhà văn phòng Sử dụng khung dầm thép Công năng chưa thuận HAN VIET và bê tông nên hình khối tiện lắm,diện kính lớn bắt mắt. khó bảo dưỡng TOWER

Tòa nhà văn phòng Sử dụng bê tông và kính Hình khối và đơn giản HANDICO bên ngoài nên hình khối chưa có tính đột phá nhìn hiện đại TOWER


38

TIỀU LIỆU THAM KHẢO VÀ ẢNH NHÓM THAM QUAN TẠI CÔNG TRÌNH

[1]http://www.360phuonghuong.vn/Ban-quy-hoach-Ha-Noi-tu-nam-19552010_c2_286_311_7333.htm [2]http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-Song/457796/kinh-nghiem-tu-thu-dowashington [3]http://www2.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungquyhoachvung?d ocid=3156&substract=&strutsAction=ViewDetailAction.do [4] https://www.kientrucadong.com/thiet-ke-toa-nha-van-phong-dep.html [5] http://kenh14.vn/man-nhan-voi-canh-tuong-dong-lua-vuon-rau-ngay-giua-vanphong-9-tang-o-trung-tam-tokyo-2016050517114717.chn [6] http://handicotower.com/mat-bang-van-phong-handico-tower/ [7] https://vinaconex-tower.com/ vinaconex-tower [8] https://hanviet-tower.com/ 203-minh-khai-hai-ba-trung/

http://maisonreal.vn/office/toa-nha-van-phong-

http://toanhahanoi.com/toa-nha-han-viet-tower-so-


39


40


41



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.