Graffiti Magazine

Page 1




ISSUE 1 | Art or Vandalism

Tạp chí có sử dụng bài viết của: Vietceteria, Wabi-Sabi, Wallover, Ostrich Montion, Institut français de HCMV, Kongo Cyril. Tạp chí có sử dụng Artwork của: Wallover, Wabi-Sabi, Daos50, Kongo Cyril, Việt Max.

4

Graffiti Vietnam | 2022


Editor note Xin chào quý bạn đọc. Graffiti Việt Nam, là cuốn tạp chí đầu tiên do mình thực hiện, đây là sản phẩm của đồ án tốt nghiệp của mình, dựa trên bài nghiên cứu của mình. Nếu bạn hỏi cuốn tạp chí này làm ra để trả lời câu hỏi Graffiti là nghệ thuật hay phá hoại thì trong đây không hề có câu trả lời nào. Mục đích ra đời của cuốn tạp chí này là để mở ra nhiều góc nhìn về Graffiti hơn cũng như là nhận thức về quan điểm lạc hậu, quy chụp, bảo thủ của người Việt Nam khi nhắc đến Graffiti. Như cái tên mình đặt cho tạp chí, cộng đồng Graffiti tại Việt Nam hay những nghệ sĩ Graffiti, mình muốn mọi người biết đến họ nhiều hơn, muốn mọi người công nhận sự cống hiến của họ cũng như lắng nghe câu chuyện riêng của họ. Hơn là việc phán xét. Mình hy vọng rằng, sau khi đọc xong cuốn tạp chí này các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về Graffiti hơn và được sống trong thế giới của những nghệ sĩ Graffiti. Vì đây là lần đầu tiên mình làm tạp chí, cũng như kiêm luôn các vị trí như thiết kế, biên tập nội dung, kiểm tra lỗi, vì thế chắc chắn sẽ có sai xót. Mong rằng các bạn để lại những góp ý giúp mình hoàn thiện hơn trong những số sau. Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị với Graffiti và hãy tự cảm nhận về nền nghệ thuật này bằng chính cảm nhận riêng của bạn.

Graffiti Vietnam | 2022

5



ISSUE 1 What is Graffiti ?

Vandalism

Art

The conflict between the two concepts "Art and Vandalism"

The Reason

Project implementation process - Kojiki Remains by Wallovers Team

What do people say about Graffiti in Vietnam ?

The Reason - Graffiti is always Vandalism

Development recognition - 10 historical moments that made Graffiti the world’s favorite art form.

Fair comparison - How are Graffiti, Mural and Street Art different?

Pictures of Graffiti Confidentiality of Graffiti artist

Graffiti has approached closer to society.

Individuals and organizations

The playing field is expanding day by day

Graffiti Vietnam | 2022

7


ISSUE 1 | Art or Vandalism

What is

Graffiti Đã có thời, việc cầm bình sơn xịt màu lên tường bạn sẽ dễ bị cảnh sát thổi còi hoặc thậm chí bị phạt. Ấy vậy mà giờ đây nó được coi là tài sản tinh thần đặc biệt ở các đường phố. Graffiti chính là nó. Vậy Graffiti là gì? Quan điểm và cách nhìn nhận về Graffiti ra sao, văn hóa Graffiti tại Việt Nam thể hiện như thế nào?

What is Graffiti ? Graffiti là tranh phun sơn hoặc hình vẽ trên tường, nó được sử dụng chung để nói các chữ viết hay hình ảnh nguệch ngoạc trên các bức tường ở các khu phố, con đường, tường nhà bằng sơn phun hoặc bằng bất kỳ vật liệu gì. Với kích thước lớn trên các bề mặt rộng các Graffiti luôn gây ấn tượng cho người nhìn. Graffiti được coi là loại hình nghệ thuật đường phố, nơi công cộng, chúng có thể xuất hiện ở mọi nơi từ các bức tường khu phố, các tàu điện ngầm thậm chí trên các xe o tô, gara …

8

Graffiti Vietnam | 2022

Graffiti history Được xuất hiện và tồn tại từ thời cổ đại Hy Lạp, người ta đã dùng sơn phun để làm vật liệu cho nghệ thuật này. Hầu hết các quốc gia coi hình thức vẽ tranh khi không được đồng ý là phá hoại tài sản, là một dạng tội phạm cần bị trừng phạt. Vẽ Graffiti xuất hiện đầu tiên ở New York trong những năm 1970, nó còn được gọi với cái tên mỹ thuật tội lỗi. Hầu hết các tác giả của Graffiti là các thanh niên, ban đầu họ dùng sơn vẽ tên mình lên các nơi công cộng như trạm xe tàu điện ngầm. Sau đó nó lan rộng khắp New York trở thành trào lưu của giới trẻ nơi đây. Nhiều người coi đó là lối vô văn hóa làm bẩn đường phố hay các nơi công cộng. Nhưng ở nhiều góc độ khác người ta lại thấy nó như những bức tranh làm đẹp đô thị. Nổi tiếng ở nghệ thuật này là TAKI – ông sinh ra ở Hy Lạp và sống ở New York. Ông thường di chuyển bằng tàu điện ngầm và vẽ các tác phẩm của mình ở nhiều nơi. Ông bắt đầu nổi tiếng và được nhiều bạn trẻ làm theo.


Wallover Different views on Graffiti Hình Graffiti được nhiều người phương tây nghĩ tới những gã mặc áo trùm đầu không lộ mặt, cầm bình sơn và miệng hay chửi thề. Họ chính là người phá hoại cảnh quan khu phố, đô thị, với phong cách sống nổi loạn. Trong khi đó, những cuộc biểu tình khiến các thanh niên giận dữ và vì bị phản đối và cứ như vậy, sau mỗi đêm rất nhiều hình vẽ sặc sỡ lại càng xuất hiện. Nhiều người không mấy quan tâm tới sự xuất hiện của nghệ thuật vẽ tranh đường phố, có người lại tỏ ra giận dữ và nhiều người thấy hứng thú với chúng bởi nó xứng đáng được gọi là nghệ thuật khi người vẽ nó chỉ cần dùng bình xịt sơn phun lên tường lại tạo ra các bức tranh ý nghĩa. Nhưng không bao lâu sau, truyền thông đã thay đổi thái độ, những người lên án graffiti lại bị chê là thủ cựu, không nhìn ra vẻ đẹp, nghệ thuật của những bức tranh đường phố. Những bức tranh đã từng bị coi là làm bẩn đường phố lại trở thành

Graffiti culture in Vietnam Có thể nói, Graffiti Việt Nam đang có xu hướng phát triển đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, HCM, Đà Nẵng …Giới trẻ Việt đã kịp thời update trào lưu này và thể hiện chúng ở nhiều nơi công cộng. Giờ đây, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các Graffiti ở mọi nơi. Thế nhưng, các tác phẩm Graffiti Hà Nội chưa thực sự được chú ý và nổi bật bởi chất lượng chưa cao. Nhiều bạn trẻ lợi dụng phong cách này để thể hiện tình yêu và nhiều điều khác. Thậm chí chúng lại bị các nhóm Graffiti phá hỏng. Và dưới con mắt còn khá bảo thủ của nhiều người lớn tuổi cùng ý thức chưa tốt của một bộ phận giới trẻ thì Graffiti chắc sẽ còn mất rất nhiều thời gian để trở thành môn nghệ thuật chính thống ở Việt Nam

Ostrich Motion

các kiệt tác. Nó đã trở thành một nghệ thuật đích thực, các bức tranh được chăm sóc, gìn giữ.

Graffiti Vietnam | 2022

9


ISSUE 1 | Art or Vandalism

sống tại Việt Nam thực hiện chứ không phải nghệ sỹ Việt Nam. Chính vì vậy, hiện nay Graffiti đang rất được quan tâm phát triển, bởi các cấp chính quyền nhìn nhận được trình độ và ý thức của người chơi tại Việt Nam. Trong một phóng sự của VTV cuối năm 2018 về chủ đề “Hướng đi nào cho Graffiti tại Việt Nam”, họa sỹ Lương Xuân Đoàn – Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng nói rõ việc “Cần dành cho thanh niên nhiều hoạt động để chia sẻ, để giải

Chính thức bùng phát tại Mỹ từ đầu những năm 1970 trong một chính quyền mất kiểm soát, Graffiti lúc đó mang nhiều màu sắc chính trị và ý thức hệ của thanh niên da màu. Các bức vẽ thời kỳ này thể hiện sự đối đầu và thách thức nhằm nói lên cái tôi mang màu sắc tộc trước sự mục nát của xã hội lúc bấy giờ, nơi mà người da đen không có tiếng nói. Trong thế kỷ 20, trong xã hội luôn xuất hiện hai luồng ý kiến khi nói về Graffiti, một bộ phận giới chức và người dân nhìn lịch sử hình thành của nó để cho rằng đó là phá hoại, là nguồn cơn của tội phạm có tổ chức, nhưng ngược lại một bộ phận lớn khác, đặc biệt là giới trẻ thì có cái nhìn mở hơn, đó chính thức là loại hình nghệ thuật có giá trị rất cao. Vậy thì đâu là ý kiến đúng, chúng ta chỉ có thể đứng trong bối cảnh xuất hiện của từng bức tranh mới

10

có thể phân định được. Giống như những câu chuyện của các bức vẽ ở Việt Nam dưới đây, giờ đã khác rất nhiều với việc nó sinh ra tại nước Mỹ. Ở Việt Nam người ta nói gì về Graffiti? Ý kiến nhiều hơn đang xuất hiện cho rằng nó là nghệ thuật mang thông điệp tích cực, bởi thật sự luật pháp có kiểm soát tốt vấn đề này, những bức vẽ lớn xuất hiện dưới sự cho phép, được hoàn thiện bởi ý thức tốt và trình độ khá cao của các tay vẽ. Nghệ sỹ “Graffiti khủng” ở Việt Nam thường có học thức khá tốt, đó là nguyên do tại sao ý thức của họ không phải là điều đáng lo ngại. Hiện các bức vẽ tại những điểm không cho phép, gọi là “Bom”, trong giới thường truyền miệng nhau thực sự phần lớn là do các “tay vẽ” người nước ngoài đi du lịch, hoặc người nước ngoài sinh

Graffiti Vietnam | 2022

phòng năng lượng trong nhiệt huyết của họ”. Điều này cho thấy truyền thông quốc gia, các cấp quản lý đang rất ủng hộ những hoạt động Graffiti đúng mực.

Không khó để nhìn thấy được nét đẹp của các nét vẽ hiện đã che đi các số điện thoại quảng cáo, rao vặt trên những bức tường trên khắp đất nước. Graffiti đến Việt Nam trong thế kỷ 21, thế cho nên mọi người sẽ chỉ nhìn thấy nó là những tác phẩm nghệ thuật, bởi thực sự bối cảnh sinh ra của nó tại Việt Nam không đi lên từ bạo lực. Trong rất nhiều dự án của chính phủ, nó còn được sử dụng để truyền đi các thông điệp về văn hóa và môi trường. Do vậy, trong tương lai Graffiti của chúng ta sẽ còn phát triển bởi một điều đơn giản: Xã hội đang nhìn nhận nó với thái độ tích cực và ủng hộ. Và điều đó thực hiện như thế nào cũng cần phải có câu trả lời từ những thế hệ nghệ sỹ Graffiti Việt Nam.


Graffiti Vietnam | 2022

11


ISSUE 1 | Art or Vandalism

The conflict between the two concepts "Art and Vandalism" 12

Graffiti Vietnam | 2022


Controversy right from the nature: Art orVandalism? "Graffiti là nghệ thuật, đúng không?" - Với những người đam mê Graffiti thì chẳng có gì phải bàn cãi. Nhưng trên thực tế, đó là một câu hỏi đã gây tranh cãi cho xã hội ngay từ thời điểm trào lưu này ra đời vì nguyên liệu để thể hiện Graffiti là những bức tường, và không phải chủ nhân của bức tường nào cũng thoải mái về điều đó. Một khi đã vẽ lên tường công cộng, thì dù là Graffiti hay tranh của Picasso, đó cũng sẽ được xem là hình thức phá hoại. Điều này có nghĩa, nếu như được vẽ trên nền vải, trên giấy hoặc trên một bức tường trong không gian khép kín (như bảo tàng chẳng hạn), Graffiti ắt sẽ được xem như một môn nghệ thuật, sánh ngang với các trường phái hội họa khác? Tại Việt Nam, “sân khấu” của các Graffiti-er là những công trình bỏ hoang, những tấm tôn quây tại công trường, thậm chí là cánh cửa cuốn của các cửa hàng. Nhưng như đã nêu, không phải ai cũng vui vẻ với điều đó, nhất là khi tác giả lại là những người mới chơi Graffiti còn non kinh nghiệm. Graffiti xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 2000 và dần trở thành một trào lưu trong giới trẻ Việt, những bức vẽ dần xuất hiện tại những điểm công cộng mà không hề được xin phép vậy nên, trường hơp những người vẽ graffiti “vắt chân lên cổ” mà chạy là chuyện thường gặp. Có nhiều nhóm tìm đến những công trường xây dựng, tấm tôn rào chắn hay phải thuê tường để thử tài.

Standard graffiti? Nếu như trước đây, Graffiti xuất hiện khiến nhiều người khó chịu thì hiện tại, loại hình nghệ thuật này đang được ứng dụng vào thực tế. Nhiều bạn trẻ đã tìm hướng đi khác cho môn nghệ thuật này. Thay vì những bức tranh vô nghĩa, không mấy tác dụng thì giờ đây những bức hình xuất hiện tại hội chợ, quán cà phê hay biển hiệu… dần trở nên thịnh hành và trở thành xu hướng. Những hình thức kinh doanh như trang trí lên giày, quần áo, mũ cũng được đón nhận. Graffiti sẽ được cộng đồng ủng hộ khi đi đúng hướng và truyền tải thông điệp hay. Những tranh tường mang nội dung tích cực như bảo vệ môi trường, kêu gọi phòng chống tệ nạn, sống xanh, kể những câu chuyện cổ tích bổ ích,... được vẽ từ các họa sĩ giỏi hay các bạn trẻ tình nguyện vẫn là điểm sáng và luôn được trân trọng. Với Graffiti, ranh giới giữa nổi loạn và nghệ thuật thực mong manh. Nhưng dù sao, nổi loạn, tội lỗi hay không phụ thuộc hoàn toàn vào người chơi nghệ thuật. Graffiti cũng vậy, những người trẻ muốn chứng tỏ cái tôi sẽ tự tìm cho mình một câu trả lời.

Theo lời kể của một người chơi graffiti thế hệ đầu tại Việt Nam, loại hình nghệ thuật đầy mới mẻ, lạ lẫm này thu hút nhiều bạn trẻ tham gia bởi nó là phương tiện để thể hiện bản thân, khẳng định mình. Việc nhiều bạn trẻ bất chấp những địa điểm, thời gian để tạo nên những hình vẽ, càng độc, lạ thì càng cảm thấy bản thân là một người chơi graffiti “có nghề”.

Graffiti Vietnam | 2022

13




ISSUE 1 | Art or Vandalism

FAIR COMPARISON How are Graffiti, Mural and Street Art different?

idesign.vn

Graffiti thường được tạo ra để thể hiện thái độ thách thức của con người thông qua các nhân vật/hình ảnh, vân vân. Nó được thực hiện mà không có sự cho phép. Một vài người sử dụng Graffiti để tuyên bố chiếm lấy một khu vực, thức tỉnh người khác, trút giận lên kẻ thù hoặc mọi người. Khi một cái tên được viết theo nhiều dòng đơn lẻ với các kí tự theo kiểu bong bóng, thường có một màu đơn sắc và các màu khác làm nền, hoặc các kí tự với nhiều chi tiết nghệ thuật khác nhau có chung một cách phối màu, được gọi là Graffiti. Nó thường được vẽ bằng các bình xịt, tuy vậy bút lông, con lăn sơn, bình xịt chữa cháy, vân vân cũng có thể được sử dụng để tạo ra tác phẩm Graffiti. Những nghệ sĩ tạo ra hình thức nghệ thuật này hoạt động bằng nghệ danh riêng của mình. Hơn nữa, những tác phẩm Graffiti công phu và mang tính ẩn dụ cao thường được kết hợp với nhiều hình ảnh.

16

Graffiti Vietnam | 2022


Graffiti Vietnam | 2022

17


ISSUE 1 | Art or Vandalism

FAIR COMPARISON How are Graffiti, Mural and Street Art different?

idesign.vn Mural xuất hiện kể từ khi có sự tồn tại của con người. Nó là một hình thức nghệ thuật được vẽ lên tường, kính, vân vân. Diego Rivera, nghệ sĩ vẽ tranh tường người Mexico, nổi tiếng với những bức tranh vẽ tường bằng thạch cao xuất hiện trên các bức tường tại Rockefeller Center. Các tác phẩm Mural kết hợp hài hòa những yếu tố kiến trúc của không gian vào bức tranh. Không phải tất cả các tranh Mural đều được vẽ lên tường, một vài tác phẩm được vẽ lên mặt vải trước và sau đó được treo lên tường. Kĩ thuật này trở nên thịnh hành vào thế kỉ thứ 19 và nhiều tác phẩm treo tường được tạo ra trong suốt thời Phục Hưng. Hình thức nghệ thuật này được thực hiện với sự cho phép, người nghệ sĩ của nó được công nhận và chi trả thù lao tương xứng. Thường thì các nghệ sĩ sẽ kí tên thật của mình lên tác phẩm và những hình thức này thay đổi theo thời gian.

18

Graffiti Vietnam | 2022


‘The School of Athens ‘ (1511) Raphael

Graffiti Vietnam | 2022

19


ISSUE 1 | Art or Vandalism

FAIR COMPARISON How are Graffiti, Mural and Street Art different?

idesign.vn Việc nói rằng Street Art bắt đầu cùng với Graffiti sẽ không hẳn là sai. Một vài khía cạnh của Street Art được kế thừa từ Graffiti và chúng ta có thể cảm nhận tinh thần tương tự trong hình thức nghệ thuật này. Street Art được tạo tác tại các địa điểm công cộng bên ngoài các khu vực nghệ thuật truyền thống. Nó cũng có thể được gọi là “nghệ thuật công chúng độc lập”, “post-graffiti” (hậu graffiti), và “neo-graffiti” (graffiti mới). Hình thức nghệ thuật này trở nên thịnh hành năm 1999 khi Bansky vẽ bức tranh đầu tiên trên khuôn tô màu đặc trưng của mình. Hơn nữa, street art bao gồm nhiều tác phẩm và phương thức đa dạng và nó là một hình thức nghệ thuật phát triển. Dù trong giai đoạn thử nghiệm, street art đã trở nên phổ biến và nghệ sĩ vẫn tiếp tục thử nghiệm các kĩ thuật mới. Đôi khi nó sử dụng những bình sơn xịt và cũng có lúc nó là tranh vẽ tường. Khi hiểu được các hình thức nghệ thuật này là gì, hãy cùng nhau tìm hiểu sự khác biệt giữa chúng.

20

Graffiti Vietnam | 2022


Banksy, Girl with Balloon

Graffiti Vietnam | 2022

21


ISSUE 1 | Art or Vandalism

FAIR C MPARISON How are Graffiti, Mural and Street Art different?

Sự khác biệt giữa Graffiti, Mural và Street Art là nghệ sĩ Graffiti không quan tâm liệu mọi người có hiểu tác phẩm của mình hay không dù họ đặt tác phẩm ở nơi công cộng. Graffiti chỉ được tạo ra để giao tiếp với các nghệ sĩ Graffiti khác. Trong khi đó, với Street Art, các nghệ sĩ tạo ra một tuyên ngôn, mong muốn mọi người xem qua và bị thu hút bởi sản phẩm của mình. Graffiti và Street Art đều là các phong trào nghệ thuật đương đại, tuy nhiên kĩ thuật, chức năng và mục đích hướng đến của chúng là khác nhau. Rất khó để đọc Graffiti nhưng Mural và Street Art lại không như thế. Trong hình thức nghệ thuật Mural và Street Art, nhiều phương thức nghệ thuật được sử dụng. Bên cạnh đó, cả hai hình thức nghệ thuật này được hoàn thiện vào ban ngày. Street Art mang tính trừu tượng và các nghệ sĩ sẽ kí lên bức vẽ. Graffiti đôi khi mang hàm ý tiêu cực trong khi Mural thì hoàn toàn ngược lại. Mural được vẽ trực tiếp lên tường và kính giống như Graffiti nhưng quá trình thực hiện lại khác nhau. Đây là điểm làm nên đặc trưng của hai hình thức này. Trên đây là các điểm khác nhau chủ yếu giữa các hình thức nghệ thuật này. Các bức vẽ được thực hiện để thể hiện những gì mà người nghệ sĩ nghĩ nhưng cách thức thể hiện nó với công chúng là điều quan trọng và cũng là yếu tố khiến chúng trở nên khác biệt. idesign.vn

22

Graffiti Vietnam | 2022


Wallover Graffiti Vietnam | 2022

23


ISSUE 1 | Art or Vandalism

24

Graffiti Vietnam | 2022



ISSUE 1 | Art or Vandalism

THE REASON Khao khát một sân chơi

Đừng vội quy chụp

Sân chơi Graffiti đúng nghĩa ở Việt Nam hiện nay dường như không có. Những người trẻ như Khoa, Hiệp, Lực… đều tự mò mẫm tìm sân chơi cho chính mình. Vài năm trước, họ cũng từng lén lút vẽ Graffiti ở nơi công cộng giữa những đêm khuya. Đến nay, họ tìm thấy con đường đi rõ rệt hơn khi đưa nghệ thuật Graffiti đến gần với cộng đồng thông qua các dự án thiện nguyện. Đáng nói hơn, họ cũng có thể kiếm tiền trang trải cuộc sống khi được nhiều người thuê vẽ.

Đừng vội vàng kết luận Graffiti là văn hóa “lai căng”. Graffiti là một bộ môn nghệ thuật, là nhu cầu thật của giới trẻ hiện nay.

Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là Graffiti đang trở nên xấu xí trong mắt người dân TP với hàng loạt hình vẽ bôi bẩn phố phường. Khi người trẻ không có sân chơi để thể hiện và sự thiếu ý thức về không gian sống, ắt hẳn sẽ dẫn đến việc họ “đánh lén” để thỏa mãn đam mê của mình. Nhiều người dị ứng với những hình vẽ Graffiti vì chúng được vẽ tràn lan trên đường phố chứ không hẳn là ác cảm với loại hình nghệ thuật này. Một bộ phận không nhỏ người vẽ Graffiti đã góp phần làm bộ môn nghệ thuật này trở nên “xấu xí” trong mắt nhiều người.

26

Theo họa sĩ Đặng Minh Thế, giảng viên khoa Hội họa, ĐH Mỹ thuật TPHCM, “Sức hút của nghệ thuật Graffiti gắn với cảnh quan, mảng màu, tạo cho người trẻ sự năng động, thoải mái sáng tạo. Cần có sự phân biệt giữa nghệ thuật bài bản và sự bôi bẩn, đừng vội quy chụp. Để Graffiti trở thành một bộ môn nghệ thuật đúng nghĩa ở Việt Nam, cần tạo sân chơi cho họ thay vì cấm đoán”.

“Tôi không ủng hộ việc các bạn trẻ mang danh sáng tạo nghệ thuật Graffiti để vẽ tràn lan trên đường phố nhưng nếu họ đam mê thì tự tạo câu lạc bộ, tìm nơi để vẽ thích hợp chứ không nên bôi bẩn nơi công cộng. Tất cả những ý tưởng nghệ thuật muốn đưa ra không gian công cộng thể hiện thì phải được cộng đồng dân cư ở nơi đó đồng ý” TS.KTS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TPHCM

Graffiti Vietnam | 2022

Ở trung tâm quận 1, TPHCM từng có nhà ga 3A, những con hẻm nhỏ trên đường Lê Thánh Tôn gắn liền với những bức tường Graffiti ấn tượng trong giới trẻ. Khi những bức tường này bị dẹp bỏ, nhiều bạn trẻ hụt hẫng, thậm chí nhiều nhóm vẽ Graffiti đã tan rã. Nhiều người yêu TP, nhìn TP thông qua những giá trị lâu đời với một hiện thực chồng lớp từ thời này sang thời khác. Ở đó, các công trình văn hóa, công trình kiến trúc, các con hẻm bình dị… cùng biết bao con người


trộn lẫn đã kiến tạo một vùng đất đặc biệt. Xây dựng TP văn minh, hiện đại, nghĩa tình cần nhiều yếu tố cốt lõi. Trong đó, sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa phương Đông và phương Tây là điều không thể xem nhẹ. Chúng ta không thỏa hiệp với những cái “xấu xí” trong nghệ thuật Graffiti nhưng xét ở một khía cạnh nào đó, Graffiti là món ăn tinh thần không thể thiếu của một bộ phận giới trẻ. Theo Quyết định 2164/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 thì hệ thống thiết chế văn hóa cấp TP và quận huyện trên địa bàn TPHCM đã vượt chỉ tiêu. Trên thực tế, ngành văn hóa TP đang đối mặt khá nhiều khó khăn khi đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm. Thế nên, xem ra bài toán về sân chơi Graffiti đúng nghĩa cho người trẻ đam mê nghệ thuật đến nay vẫn còn quá xa vời!

2saigon.vn


ISSUE 1 | Art or Vandalism

THE REASON Thể hiện quá đà Graffiti xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 2000 và dần trở thành một trào lưu trong giới trẻ Việt, những bức vẽ dần xuất hiện tại những điểm công cộng mà không hề được xin phép vậy nên, trường hơp những người vẽ graffiti “vắt chân lên cổ” mà chạy là chuyện thường gặp. Có nhiều nhóm tìm đến những công trường xây dựng, tấm tôn rào chắn hay phải thuê tường để thử tài. Theo lời kể của một người chơi graffiti thế hệ đầu tại Việt Nam, loại hình nghệ thuật đầy mới mẻ, lạ lẫm này thu hút nhiều bạn trẻ tham gia bởi nó là phương tiện để thể hiện bản thân, khẳng định mình. Việc nhiều bạn trẻ bất chấp những địa điểm, thời gian để tạo nên những hình vẽ, càng độc, lạ thì càng cảm thấy bản thân là một người chơi graffiti “có nghề”. Tuy nhiên, chính hành động này khiến môn nghệ thuật đường phố bị phê phán, từ nghệ thuật biến thành bôi bẩn. Nhiều người “dị ứng” với những hình vẽ này vì nó được vẽ một cách tràn lan, không chủ đề hay một thông điệp cụ thể. Một người dân ở khu vực Yên Phụ cho biết: “Những hình vẽ vô nghĩa khiến bức tường bị vẽ bẩn, khó hiểu mà làm mất mĩ quan đô thị chứ không thấy đẹp gì”.

Photo by George Pagan III

28

Graffiti Vietnam | 2022


Graffiti Is Always Vandalism Anyone who glorifies graffiti needs to answer one question: If your home were tagged during the night without your consent, would you welcome the new addition to your décor or would you immediately call a painter, if not the police? No institution that has celebrated graffiti in recent years — like the Museum of Contemporary Art in Los Angeles or the Museum of the City of New York — would allow its own premises to be defaced for even one minute. Graffiti is something that one celebrates, if one is juvenile enough to do so, when it shows up on someone else’s property but never on one’s own. The question “When does graffiti become art?” is meaningless. Graffiti is always vandalism. By definition it is committed without permission on another person’s property, in an adolescent display of entitlement. Whether particular viewers find any given piece of graffiti artistically compelling is irrelevant. Graffiti’s most salient characteristic is that it is a crime.

had broken down in New York’s public spaces, making them vulnerable to even greater levels of disorder and law-breaking. A 2008 study from the Netherlands has shown that physical disorder and vandalism have a contagious effect, confirming the “broken windows theory.” There is nothing “progressive” about allowing public amenities to be defaced by graffiti; anyone who can avoid a graffiti-bombed park or commercial thoroughfare will do so, since tagging shows that an area is dominated by vandals who may be involved in other crimes as well. New York’s conquest of subway graffiti in the late 1980s was the first sign in decades that the city was still governable; that triumph over lawlessness paved the way for the urban renaissance that followed. Heather Mac Donald - The New York Time

John Lindsay, the progressive New York politician who served as mayor from 1966 to 1973, declared war on graffiti in 1972. He understood that graffiti signaled that informal social controls and law enforcement

Graffiti Vietnam | 2022

29


ISSUE 1 | Art or Vandalism

Photo by Martin

30

Graffiti Vietnam | 2022


Graffiti Vietnam | 2022

31


ISSUE 1 | Art or Vandalism

Photo by Ashim D’Silva 32

Graffiti Vietnam | 2022


Graffiti Vietnam | 2022

33


ISSUE 1 | Art or Vandalism

Photo by James Garman 34

Graffiti Vietnam | 2022


Photo by Paolo Nicolello Graffiti Vietnam | 2022

35


ISSUE 1 | Art or Vandalism

36

Graffiti Vietnam | 2022

Photo by Umanoide


Photo by Tim Hufner

Graffiti Vietnam | 2022

37


ISSUE 1 | Art or Vandalism

CONFIDENTIALITY OF GRAFFITI ARTIST

"Nếu mình không tiếp tục vẽ, cái tên của mình sẽ dần rơi vào quên lãng."

DAOS501, hay Danny Daos, là một gương mặt quen thuộc của làng graffiti Việt. Sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, Daos đã chứng kiến những ngày đầu tiên khi graffiti bắt đầu nhen nhóm và du nhập vào trong nước. 15 năm hoạt động liên tục, Daos thu về cho mình những thành tựu đáng kể, lưu giữ lại qua nhiều triển lãm như The Humanimal, Interlink và tiếp theo là Hoa Đào Nở Mùa Hè. Bên cạnh những dự án cá nhân, anh cũng truyền lửa cho các thế

38

hệ tiếp nối với 10s Crew, The Saigon Project,... hay với studio ALLINONE. Không tự đặt ra giới hạn cho mình, anh đã làm nhiều công việc và thực hành nhiều hình thái nghệ thuật khác nhau từ vẽ và dựng hoạt hình, nghệ thuật sắp đặt và trình diễn cho tới cả xăm,... Tuy nhiên ở mọi tác phẩm ta đều nhận thấy được dấu ấn riêng của Daos, mang đậm màu sắc của graffiti và truyện tranh.

Graffiti Vietnam | 2022


1. Anh sẽ miêu tả tác phẩm của mình như thế nào cho một người không biết gì về anh hay graffiti? “Các tác phẩm của mình là sự hòa quyện về màu sắc và cảm xúc cá nhân, qua đó mình lưu lại từng góc nhìn cuộc sống cùng những chuyến đi. Nổi bật lên trong các tác phẩm vẫn sẽ là chất liệu, cách sắp xếp bố cục và màu sắc đặc trưng của graffiti. Trong đó người xem vẫn sẽ thấy được sự tìm tòi và học hỏi của bản thân mình từ truyện tranh và cả mỹ thuật truyền thống.” 2. Giây phút nào anh nhận ra mình chọn con đường vẽ? Mọi thứ với mình diễn ra tự nhiên kể từ ngày đầu tiên mình cầm cây bút chì. Có lẽ con đường này đã bắt đầu từ ngày mình được sinh ra.

3. Có sự khác biệt nào trong việc vẽ graffiti ở thế hệ của anh và lớp thế hệ sau này?

5. Sự cộng tác đóng vai trò như thế nào trong quá trình sáng tạo của anh?

Là sự khó khăn và thiếu thốn từ những ngày đầu tiên bắt đầu. Điều đó tạo ra những kỷ niệm, những tình bạn giá trị cũng như tư duy cầu tiến. Bản thân Daos của ngày hôm nay được hình thành từ những sự giúp đỡ mà mình không quên được. Trong đó có một người bạn chung xóm ngày trước đã nhịn ăn, chia sẻ tiền tiết kiệm chỉ để mua những chai sơn xịt đầu tiên. Những ngày khó khăn là lúc mình và bạn đưa ra những quyết định bồng bột từ

Xuyên suốt hành trình sáng tác của mình, từ trước và sau khi có studio Allinone, mình không thể đạt được thành quả tốt nếu không có sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những người bạn. Khi bạn chỉ là một người trẻ không tên tuổi, không thành tựu thì sẽ rất có nhiều khó khăn trong việc giữ đam mê và sáng tác. Vậy nên Allinone đã được ra đời từ sự khát khao, nhiệt huyết của một nhóm bạn trẻ sinh sống và làm việc ở Saigon, có cùng niềm đam mê graffiti.

ăn cắp sơn cho tới trộm chó (bất thành) chỉ để có tiền mua dụng cụ vẽ… Cái sự khó khăn và bồng bột của ngày đó khó tìm thấy được ở thệ hệ sau này khi mọi thứ đầy đủ và dễ dàng. 4. Anh sẽ làm gì nếu được thiết kế một khu phố?

Câu hỏi này sẽ dễ dàng để trả lời hơn khi mình còn trẻ. Câu trả lời sẽ chỉ đơn giản là vẽ. Ở thời điểm hiện tại, từng cơ hội, từng dự án được nhận mình đều nghiêm túc trong tư duy thực hiện. Tất cả là để lưu giữ và phát triển từng giá trị và con người trong cuộc sống dù là nhỏ nhất.

6. Trong số những cá nhân hoặc tổ chức anh đã từng cộng tác, ai là người đem lại cho anh nhiều động lực và cảm hứng sáng tạo nhất? Và anh có muốn shout-out tới ai không? Nguồn động lực lớn nhất chắc chắn là gia đình. Họ không sáng tác nhưng là những người hi sinh và tin tưởng mình không điều kiện. Tiếp đó là tất cả những người bạn, những người anh em luôn động viên và truyền cảm hứng cho mình trong suốt chặng đường dài. Để shout-out và cảm ơn có lẽ là không thể đếm được!

Vẽ để cái tên không bị lãng quên - Vietceteria

Airplane - 2009

Graffiti Vietnam | 2022

39


DAOS501

Jungle showcase 202

Moment (ft. KaDe)


20 - All in One Interlink

Art toys - DAOS501



Graffiti Vietnam | 2022

43


ISSUE 1 | Art or Vandalism

PROJECT IMPLEMENTATION PROCESS

44

Graffiti Vietnam | 2022


Main Character: Cresk Background Character: Daes Text: ZKhoa Background: ZKhoa, Daes Art Direction: ZKhoa

KOJIKI REMAINS by Wallovers Team

Kojiki Remains Pt.1: Kōgyokun Graffiti Vietnam | 2022

45


ISSUE 1 | Art or Vandalism

PROJECT IMPLEMENTATION PROCESS “Kojiki Remains” là một dự án graffiti của Wallovers Team. Dự án được lấy cảm hứng từ những ghi chép về các vị hoàng đế Nhật Bản trong cuốn sách cổ Kojiki, kết hợp với khoa học viễn tưởng Hip Hop.

46

Graffiti Vietnam | 2022


Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện dự án của Wallovers. Photo: Tusdi Edit: Cresk

Graffiti Vietnam | 2022

47


ISSUE 1 | Art or Vandalism

PROJECT IMPLEMENTATION PROCESS

Left Character: ZKhoa Right Character: Daes Text: Cresk Background: ZKhoa, Daes, Cresk Art Direction: ZKhoa

48

Graffiti Vietnam | 2022


KOJIKI REMAINS by Wallovers Team

Kojiki Remains Pt.2: Jimmu & Suizei

Graffiti Vietnam | 2022

49


ISSUE 1 | Art or Vandalism

PROJECT IMPLEMENTATION PROCESS “Kojiki Remains” là một dự án graffiti của Wallovers Team. Dự án được lấy cảm hứng từ những ghi chép về các vị hoàng đế Nhật Bản trong cuốn sách cổ Kojiki, kết hợp với khoa học viễn tưởng Hip Hop.

50

Graffiti Vietnam | 2022


Graffiti Vietnam | 2022

51


ISSUE 1 | Art or Vandalism

DEVEL OPMENT RECOG NITION historical moments that made Graffiti the world's favorite art form. 1. Những bức tranh trong hang động thời tiền sử chứng minh rằng tranh trên tường đã xuất hiện từ sớm. Năm 1940, một nhóm thanh thiếu niên người Pháp tình cờ thấy những bức tranh bên trong hang động Lascaux ở tây nam nước Pháp. Các bản vẽ thô sơ với chủ đề động vật, người và hình vẽ trừu tượng được vẽ trên các hang động có thập niên khoảng 17,000 năm TCN , chứng minh nhu cầu sáng tạo cần phải thể hiện một cách công khai. Không những vậy, Graffiti trong khu khảo cổ của người Ý ở Pompeii, có niên đại từ năm 78 trước công nguyên có khắc dòng chữ “Gaius Pumidius Diphilus đã từng ở đây”.

2. Graffiti nổi bật trên tờ The New York Times Năm 1971, The New York Times đã xuất bản một bài viết về nghệ sĩ Graffiti trẻ tên là TAKI 183. Bài báo này là một đột phá vô cùng lớn. Một ấn phẩm chính thống lần đầu tiên không chỉ thảo luận về Graffiti mà còn gặp gỡ trò chuyện với một nghệ sĩ và tìm hiểu những gì họ làm. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều nghệ sĩ Graffiti ở thành phố New York, nơi sẽ trở thành điểm nóng của hoạt động có ảnh hưởng đến nghệ thuật Graffiti trên toàn thế giới.

TAKI 183

52

Graffiti Vietnam | 2022

3. Tấm poster ‘Hope’ của Shepard Fairey trở thành biểu tượng của cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 “Hope” bắt đầu với mục đích ủng hộ tổng thống Obama, mà lúc bấy giờ là thượng nghị sĩ trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ 2008. Mặc dù Shepard Fairey đã có một sự nghiệp thành công nhưng sau khi ‘Hope’- một thiết kế chỉ trong một ngày được lựa chọn làm biểu tượng cho chiến dịch tranh cử của tổng thống Obama, tên tuổi của người nghệ sĩ đã được nâng lên một tầm cao mới. Bây giờ bạn có thể tìm thấy nó trên rất nhiều mặt hàng, từ áo phông đến cốc cà phê.

Obey Giant


4. Phim tài liệu Style Wars

5. Sự trỗi dậy của Basquiat

6. Keith Haring và cửa hàng Pop Shop

Năm 1983, đạo diễn Tony Silver hợp tác với nhiếp ảnh gia Henry Chalfant đã phát hành bộ phim tài liệu mang tên Style Wars. Bộ phim được phát sóng trên PBS để đưa văn hóa Hip Hop và Graffiti của New York đến gần với công chúng hơn. Style Wars không chỉ xoay quanh các nghệ sĩ mà còn hướng ống kính máy quay tới các chính trị gia, bộ máy tư pháp và mở ra một cuộc tranh luận về việc sáng tạo nghệ thuật ở địa điểm công công và hành vi phá hoại của công. Năm 2009, A.O. Scott đã viết như sau về bộ phim trên tờ the New York Times, “Style Wars là một tác phẩm nghệ thuật, bởi vì nó không chỉ ghi lại những tác phẩm của các nghệ sĩ mà bộ phim còn nắm bắt được tinh thần của họ và từ đó truyền tải giá trị tác phẩm qua nhiều thập kỷ sau”

Jean-Michel Basquiat là một nghệ sĩ sinh ra ở Brooklyn, ông đã chứng minh rằng Graffiti có thể gia nhập vào thế giới nghệ thuật chính thống. Basquiat nổi tiếng trong thập niên 70 với dự án SAMO, được biết đến khắp Lower Manhattan cùng với người bạn Al Diaz. Năm 1978, nhật báo The Village Voice đã xuất bản một bài viết về công việc của họ, tuy nhiên một năm sau đó dự án đã kết thúc. Và để đặt dấu chấm hết cho SAMO, cặp đôi viết SAMO IS DEAD (SAMO đã chết) trên khắp vùng ven tây Manhattan. Vào thời điểm đó, Basquiat đã tạo nên làn sóng trong giới họa sĩ chuyên nghiệp, và vào đầu những năm 80, anh tiếp tục gặt hái thành công với tư cách là một họa sĩ solo. Ông cũng hợp tác với David Bowie và Andy Warhol tổ chức buổi triển lãm tại bảo tàng huyền thoại Gagosian. Những nỗ lực và thành công của ông sẽ là tiền đề cho Graffiti phát triển ngày nay.

Night Flight

Michael Halsband

Haring nổi lên với loạt tác phẩm nghệ thuật ở tàu điện ngầm New York vào những năm 1980. Từ năm 1984, ông nhận được nhiều lời ngỏ ý từ quốc tế, ông bay khắp thế giới để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật công cộng. Năm 1986, ông khai trương cửa hàng Pop Shop tại trung tâm thành phố Manhattan, nhằm chứng minh khả năng thương mại của nghệ thuật Graffiti. Haring nhận ra tầm quan trọng của việc làm có thể giúp loại hình nghệ thuật này gần hơn với công chúng, cửa hàng đã bán tất cả mọi thứ, từ quần áo đến các mặt hàng quà tặng được trang trí theo phong cách của Haring.

The Keith Haring Foundation

Graffiti Vietnam | 2022

53


ISSUE 1 | Art or Vandalism

DEVEL OPMENT RECOG NITION 7. Cuộc gặp gỡ giữa Martha Cooper và Dondi

Graffiti và nghệ thuật đường phố tiếp cận Viện bảo tàng

9. Bart Simpson trở thành một nghệ sĩ Graffiti

Huyền thoại Graffiti và nhiếp ảnh gia đường phố Martha Cooper lần đầu tiên gia nhập bộ môn nghệ thuật Graffiti ở New York vào những năm 1970. Sau khi nhìn thấy một cậu bé tên Edwin đang viết trên tường và ông đã hỏi chuyện cậu ta, cơ duyên này đã giúp Cooper và Dondi gặp nhau sau lời giới thiệu của cậu bé. Có thể nói Dondi là một trong những người tham gia nghệ thuật Graffiti quan trọng nhất thời bấy giờ. Anh chào đón Cooper bước chân vào thế giới của mình, cho phép cô theo dõi tác nghiệp và ghi lại những khoảnh khắc sáng tạo. Những tài liệu đó cùng với hình ảnh của Henry Chalfant đã được công bố trên Subway Art, cuốn tư liệu về nghệ thuật Graffiti.

Bảo tàng nghệ thuật đương đại Los Angeles năm 2011 đã có buổi triển lãm Nghệ thuật đường phố, chắc chắn đây không phải là lần đầu tiên nghệ thuật Graffiti bước vào một bảo tàng, nhưng nó là một trong những điều đáng nhớ nhất. Dưới sự điều hành của đạo diễn Jeffrey Deitch, mộtchuyên gia về nghệ thuật Graffiti và nghệ thuật đường phố, chương trình là một cái nhìn toàn diện về lịch sử của Graffiti và sự phát triển của nghệ thuật đường phố. Buổi triển lãm bao gồm những gương mặt lớn trong giới nghệ sĩ đường phố như Bansky và Shepard Fairey, bên cạnh là những gương mặt đầy triển vọng như TAKI 183, Fab Five Freddy, Lee Quinones và RISK. Theo một số ước tính, đây là triển lãm được chú ý nhất trong lịch sử MOCA, chứng minh rằng công chúng đang ngày một hướng đến nghệ thuật Graffiti.

Một trong những phương thức tiếp cận hiệu quả của nghệ thuật Graffiti là sự xuất hiện trên loạt phim hoạt hình dài tập và dài nhất nước Mỹ – The Simpsons. Và vào năm 2012, The Simpsons dành cả tập phim cho thể loại Graffiti và nghệ thuật đường phố. Lấy cảm hứng từ bộ phim của Banksy từ năm 2010, Exit Through the Gift Shop, tập phim thứ 15 của mùa 23 có tên gọi Exit Through the Kwik-E-Mart. Tập phim đánh dấu sự góp mặt của các nhân vật hoạt hình mô phỏng một số nghệ sĩ graffiti nổi tiếng lúc bấy giờ như Shepard Fairey, Ron English, và Kenny Scharf. Cũng trong tập phim này, nhân vật chính Bart Simpson đã tự mình hóa thân thành một nghệ sĩ Graffiti. Động chạm tới vấn đề nhạy cảm về nghệ thuật và hành vi phá hoại địa điểm công cộng, Bart nhận được lời mời tại một phòng triển lãm nhưng sau đó lại bị bắt giữ vì đã tự ý vẽ lên địa điểm công cộng của thị trấn.

Martha Cooper

Barry McGee, AKA Twist

Simpsons World

54

Graffiti Vietnam | 2022


Thời trang cao cấp lấy cảm hứng từ Graffiti. Graffiti trở thành nguồn cảm hứng của thời trang cao cấp và điều đó trở thành một xu hướng mới. Với bộ sưu tập khăn quàng cổ, Louis Vuitton đã biến thương hiệu cao cấp của mình thành sản phẩm dễ tiếp cận hơn, đồng thời chiếm được nhiều thị trường trẻ. Từ năm 2012 đến 2014, họ đã đưa ra một loạt những chiếc khăn được thiết kế bởi các nghệ sĩ Graffiti và đường phố như Kenny Scharf, Stephen Sprouse, Lady AIKO, eL Seed và Os Gemeos. Vào năm 2015, Katy Perry đã mặc một chiếc váy theo phong cách Graffiti được thiết kế bởi nhà thiết kế Jeremy Scott hãng Moschino trong buổi MET Ball lừng lẫy. Chiếc váy đã tạo nên làn sóng thời trang, nhưng sau đó cũng bị vướng vào một vụ kiện vi phạm bản quyền, khi nghệ sĩ graffiti RIME nhận ra các hình vẽ của mình trên váy nghệ sĩ. Vào năm 2014, các nghệ sĩ Revok, Reyes và Steel đã từng kiện nhà thiết kế thời trang Roberto Carvalli vì đã sử dụng tác phẩm Graffiti của họ vào bộ sưu tập quần áo và túi sách của Just Cavalli mà không xin phép.

Louis Vuitton

Graffiti Vietnam | 2022

55


ISSUE 1 | Art or Vandalism

DEVEL OPMENT RECOG NITION Graffiti has approached closer to society. #ProudlyMadeinVietNam 2019 thương hiệu giày Bitis đã chính thức hợp tác với Việt Max một nghệ sĩ Graffiti để mang văn hoá đường phố đến với đại chúng. Thành công vang dội và những bộ sưu tập mới được đông đảo mọi người hưởng ứng và đặc biệt là giới trẻ. Điều này cũng chứng minh được rằng Graffiti dần trở thành phong cách nghệ thuật đại diện cho giới trẻ và càng ngày càng được ủng hộ hơn. Bên cạnh đó các dự án về văn hoá đường phố đều được đón nhận một cách công tâm nhất và cho thấy được sự lạc quan sự đổi mới, sự tự do của Graffiti đã tạo nên một làng sóng mới lẽ ra nên được biết đến và công nhận sớm hơn. Nhưng dù sao những đóng góp, nỗ lực không ngừng nghĩ giữa Việt Max và Bitis một thương hiệu giày đại diện cho Việt Nam đã làm thay đổi cái nhìn của xã hội đối với Graffiti rất nhiều.

Bitis Vietnam

56

Graffiti Vietnam | 2022


Icon Denim

Dự án City Forests của Converse là sự tiếp nối đóng góp của nhãn trong chuyến đi “Sustainability” và là series tranh tường môi trường có khả năng lọc không khí được vẽ tại nhiều thành phố trên khắp thế giới – Băng Cốc (Thái Lan), São Paulo (Brazil), Manila (Philippines), Sydney (Úc),… TP.HCM sẽ là thành viên mới nhất góp mặt vào City Forests. “Trồng cây nơi cây không mọc” là khát vọng của City Forests. Những bức tranh tường được vẽ bằng loại sơn quang xúc tác, và những mảng tường được phủ loại sơn này có khả năng lọc sạch không khí tựa như cây xanh. Sử dụng năng lượng mặt trời, loại sơn này biến đổi những tác nhân ô nhiễm trong không khí thành vật chất vô hại.

Converse

Graffiti Vietnam | 2022

57


ISSUE 1 | Art or Vandalism

INDIVIDUALS AND ORGANIZATIONS 58

Graffiti Vietnam | 2022



ISSUE 1 | Art or Vandalism

kongogallery.com

60

Graffiti Vietnam | 2022

SANS TITRE

VIETNAMESE-ORIGIN GRAFFITI LEGEND CYRIL KONGO BRINGS THE QUINTESSENCE OF CONTEMPORARY ART TO HIS HOMELAND VIETNAM


LA SOUFRIÈRE

Graffiti Vietnam | 2022

61


ISSUE 1 | Art or Vandalism

Kongo Cyril

kongogallery.com

Cyril Kongo tên thật là Cyril Phan, sinh năm 1969 tại Toulouse, Pháp trong một gia đình có bố là người Việt và mẹ là người Pháp. Ông trải qua tuổi thơ ở Sài Gòn và sau năm 1975, ông cùng mẹ sinh sống tại Congo hai năm trước khi quay trở lại Pháp. Năm 18 tuổi, sau khi bỏ học giữa chừng, Cyril bắt đầu sự nghiệp graffiti như một nghệ sĩ tự do và nhanh chóng vươn tới đỉnh cao trong thế giới nghệ thuật đường phố chỉ trong vòng 1 thập kỷ ngắn ngủi. Sự thuần thục những quy tắc hội họa và không ngừng khám phá giới hạn của bản thân đã giúp Kongo nổi lên như một một huyền thoại sống của giới graffiti đương đại khi nâng tầm graffiti thành một loại hình nghệ thuật riêng biệt có sức ảnh hưởng rộng khắp. Mang trong mình dòng máu Việt, Kongo có tình cảm gắn bó đặc biệt với nơi chôn rau cắt rốn. Trong lần đưa vợ con trở lại quê hương năm 2017, ông đã thăm lại những con phố Sài Gòn và đích thân lựa chọn chiếc áo dài Huế – quốc hồn quốc tuý của Việt Nam để mang theo khi quay lại Pháp.

PAIX PEACE PAZ

62

Graffiti Vietnam | 2022


Ngày 3 tháng 9 năm 2020, Cyril Kongo Hanoi Gallery, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu trong sự nghiệp của huyền thoại graffiti PhápViệt sẽ chính thức mở cửa chào đón công chúng, Toạ lạc tại con phố Tràng Tiền mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hoá của thủ đô, phòng trưng bày hứa hẹn là điểm đến thu hút với những người yêu nghệ thuật trong nước và quốc tế. Cyril Kongo không còn là cái tên xa lạ với những người yêu mến street-art trên thế giới bởi những đóng góp to lớn của ông đã thay đổi bộ mặt của bộ môn graffiti non trẻ, xuất thân từ các con phố New York. Trải qua 3 thập kỉ cống hiến, cái tên Cyril Kongo giờ đây gắn liền với sự xuất sắc trong kĩ thuật, sự phong phú trong hình thức thể hiện và tính nhân văn sâu sắc. Xuất phát điểm là một hoạ sĩ tự do không qua trường lớp bài bản, giờ đây,

tên tuổi của người nghệ sĩ với tầm nhìn vượt thời đại đã lên vươn lên tầm quốc tế và trở thành cái tên được nhiều thương hiệu xa xỉ cũng như những nhà chế tác hàng đầu trong nhiều lĩnh vực săn đón. Sự điêu luyện trong kĩ thuật kể chuyện thông qua màu sắc và hình khối cũng như tâm niệm luôn vươn tới sự xuất sắc đã “se duyên” cho những màn hợp tác để đời giữa Kongo với những cái tên danh giá bậc nhất trong lĩnh vực thời trang và chế tác cao cấp thế giới như Hermès, Chanel, Richard Mille, La Cornue, Pinel&Pinel, Atelier Victor, Daum… Dù đạt được không ít thành công trong sự nghiệp và được giới nghệ thuật trên khắp thế giới công nhận, Kongo vẫn luôn một lòng hướng về quê hương Việt Nam – nơi chôn rau cắt rốn và cũng là nơi ông đã gắn bó 6 năm tuổi thơ. Luôn bị thôi thúc bởi việc truyền lửa đam mê

cho thế hệ trẻ, Cyril Kongo đã quyết định mở gallery cá nhân đầu tiên của mình tại Hà Nội để kể lại câu chuyện đầy cảm hứng cho khán giả quê nhà về hành trình của một cậu bé lớn lên tại Sài Gòn luôn nỗ lực để theo đuổi sự xuất sắc để vươn ra thế giới. Giới thiệu những tinh hoa văn hoá của nghệ thuật đương đại thế giới, phòng trưng bày của nghệ sĩ Cyril Kongo không chỉ mang đến cơ hội cho khán giả Việt Nam thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật độc bản của tượng đài graffiti thế giới mà còn hứa hẹn sẽ là điểm hẹn văn hoá của những khán giả yêu nghệ thuật trong nước và quốc tế.

VIETNAMESE-ORIGIN GRAFFITI LEGEND CYRIL KONGO BRINGS THE QUINTESSENCE OF CONTEMPORARY ART TO HIS HOMELAND VIETNAM

Graffiti Vietnam | 2022

63


zkhoa sinh năm 1995, là một nghệ sĩ trẻ đang sinh sống tại Sài Gòn. Hầu hết các thực hành của anh xoay quanh nghệ thuật đường phố, đặc biệt là Graffiti. Bên cạnh phát triển những dự án cá nhân, zkhoa còn là thành viên sáng lập nhóm Wallovers, một tập hợp những người trẻ cùng chung định hướng, mong muốn mang nghệ thuật đường phố rộng rãi đến đại chúng trong tương lai gần. Là người gốc Hoa, sinh ra và lớn lên tại quận 8, Sài Gòn; zkhoa đã nhìn thấy những khía cạnh văn hóa đặc trưng trong khu vực anh cư trú từ rất sớm. Tuy nhiên, không áp đặt góc nhìn tiêu cực, zkhoa chỉ phản ánh và sử dụng những điều này làm trung gian cho các cảm hứng nghệ thuật.

Mối quan tâm của zkhoa xoay quanh những diễn giải nội tâm và cuộc sống thường nhật. Các tác phẩm của anh xuất phát từ tư liệu đời thường, được đưa về các mảng hình và mảnh nhỏ rồi thay thế, biến đổi nó trở thành những phom dạng mới. Không dừng lại ở bề mặt truyền thống, anh giữ một sự yêu thích nhất

định với Digital art và sử dụng chất liệu này như một công cụ khác để bày tỏ góc nhìn cá nhân. Hầu hết các tác phẩm của zkhoa mang một đặc trưng chung về thị giác: chuyển hoá phân mảnh - tái cấu tạo. Anh yêu thích bóc tách những khối vật thể, đưa nó về một cấu trúc mới và được anh gọi là mảng hình trung


gian. Có hai loại mảng trung gian chính trong các tác phẩm của zkhoa: “hình vô cơ” và “hình hữu cơ”. Theo anh, những mảng hình trung gian này là cầu nối giữa cái “hiện diện chân thực” và “hiện diện ảo”, đi từ những sự thật có thể nhìn thấy, cảm nhận cho đến sự thật không thể nhìn thấy hay cảm nhận – “những mảng hình này là nguyên liệu quan trọng để tôi tái tạo lại thế giới của riêng mình. Tính chất cầu nối của nó có vai trò như số phức trong toán học”, trích lời zkhoa. zkhoa tin rằng việc sao chép tự nhiên không phải là công việc “tối thượng” của nghệ thuật mà góc nhìn của người nghệ sĩ mới là câu chuyện cần được để tâm. Đối với anh, một tác phẩm tốt cần có tính "đồng sáng tạo"; nó không kết thúc ngay sau khi người nghệ sĩ hoàn thành mà luôn biến đổi, âm ỉ, chết đi hoặc hồi sinh theo từng góc nhìn của

mỗi người xem. Các tác phẩm trong không gian triển lãm “Urban Layers” được phân tầng, tạo ra sự tương phản các khung nhìn văn hóa đậm tính cá nhân của từng nghệ sĩ. Đối với zkhoa trong triển lãm lần này, anh nhìn thấy những khía cạnh chân thực nhất của “rat race” (cuộc đua chuột), một sự truy đuổi không hồi kết của vật chất và mưu sinh để tồn tại. Anh kể về sự hối hả, hy vọng vào con số trước 4 giờ chiều. Một cuộc chạy đua khỏi “đáy xã hội” và những hiện thực có xu hướng bị chối bỏ: vấn đề vay nặng lãi, cờ bạc, rượu chè… Tuy nhiên, zkhoa đã tổng hòa những khía cạnh tiêu cực, chuyển hóa nó thành cuộc phiêu lưu đầy màu sắc và một phần nguyên liệu của cái đẹp. Các nhân vật đại diện không chỉ xuất hiện và kể câu chuyện đường phố mà còn là nơi “nương náu” cho mỗi giai đoạn

phát triển của zkhoa – chồng chéo, nhiều hỗn loạn.

Graffiti Vietnam | 2022

65


ISSUE 1 | Art or Vandalism

(Nguyễn Tấn Lực) sinh năm 1997, là một nghệ sĩ trẻ đang thực hành nghệ thuật tự do và là đồng sáng lập của nhóm nghệ sĩ Wallovers. Từng theo học chuyên ngành về Thiết kế đồ họa tại trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM và Văn Lang, Cresk vẫn chọn theo đuổi Graffiti và đưa nó trở thành thực hành chính của mình.

66

Graffiti Vietnam | 2022


Nguồn cảm hứng của Cresk thường đi từ những điều dung dị nhất. Anh chắt lọc những sự thật luôn hiển lộ từ đời sống văn hóa và đưa nó vào các tác phẩm. Cách làm nghệ thuật của Cresk khá tỉ mẩn. Anh bóc tách những nguồn năng lượng tích cực qua những con người, sự việc, sự vật đã quan sát; sau đó xem xét, cuối cùng mới phản chiếu những điều đó vào thực hành mình. Nằm cốt lõi trong những mối quan tâm của Cresk là hình tượng của người phụ nữ. Thông qua hình tượng này, anh chất vấn những ý niệm về tính nữ, tìm cách tái tạo lại những trải nghiệm cảm xúc đời thường của họ trong góc nhìn của mình. Người phụ nữ xuất hiện trong thế giới của Cresk không ủy mị mà trở thành trung tâm, không khuất dạng mà được tôn vinh bởi những “quyền năng” họ đang nắm giữ. Trong triển lãm “Urban Layers”, các tác phẩm của Cresk lần nữa gợi lại góc nhìn và sự ngưỡng mộ của mình đối với người phụ nữ Việt. Hình tượng Á đông quen thuộc từ chiếc nón lá đến tà áo dài giờ đây được Cresk tái hiện ở hình thức mới; qua lăng kính của nghệ thuật đường phố lồng ghép những yếu tố tôn giáo. Trong mường tượng của mình, người phụ nữ của anh nổi bật và thoát khỏi những ý niệm, định kiến cũ. Người phụ nữ đã xuất hiện hoàn toàn tự chủ, không phụ thuộc và có quyết định đối với chính mình. Cô ta mang năng lượng của sự thay đổi, đồng thời được cấy ghép những niềm tin

“tâm linh” khi có khả năng thực hiện những điều không thể. Cresk thực hành những chất liệu khác nhau cho lần triển lãm này, bao gồm tác phẩm thị giác và sculpture. Các tác phẩm thị giác có xu hướng kể đến những trải nghiệm đắm chìm trong cảm xúc của người phụ nữ, mời gọi người xem di chuyển và nhìn vào tâm trí của họ. Đối với các tác phẩm sculpture, ý niệm người nữ xuất hiện táo bạo hơn khi mở rộng cuộc hội thoại về chính họ và hình hài văn hóa mới.

Graffiti Vietnam | 2022

67


ISSUE 1 | Art or Vandalism

(Lưu Đoàn Duy Linh) sinh năm 1995, hiện đang là thành viên của Wallovers với thực hành chính là Graffiti và Digital Art. Dù tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sinh học, Daes quyết định rẽ hướng khi nhận ra đam mê đối với nghệ thuật của mình vẫn còn rất lớn. Tiếp tục theo học ngành Thiết kế đồ họa tại Arena Multimedia từ năm 2017, Daes chính thức thực hành nghệ thuật tự do toàn thời gian kể từ thời gian này.

68

Graffiti Vietnam | 2022


Ngôn ngữ trong các tác phẩm thị giác của Daes có xu hướng mang màu sắc tươi sáng, tái hiện những cảm xúc tích cực, vui vẻ. Với điểm mạnh trong việc thiết kế nhân vật, anh có khả năng nhận diện và nắm bắt tốt những hình dạng, chức năng, đặc tính của đối tượng trong tự nhiên để tái tạo lại nó trong thế giới của mình. Sau những trải nghiệm với đa chất liệu, mối quan tâm của Daes dừng lại ở nghệ thuật đường phố và đặc biệt là Digital art bởi những đặc thù về màu sắc đa dạng có thể truyền tải suy nghĩ của anh. Trong triển lãm “Urban Layers”, nếu zkhoa nhìn thấy những khía cạnh chân thật nhất của “rat race” (cuộc đua chuột), sự truy đuổi không hồi kết của vật chất để mưu sinh; Cresk chọn cho mình một biểu trưng con

người, xoay quanh hình tượng người phụ nữ để chất vấn những ý niệm về tính nữ thì Daes lại chọn cách bóc tách tuổi thơ, nhìn thành phố qua lớp kính văn hóa gắn liền với những điều khiến cho đứa trẻ trong anh mê mẩn: hình tượng Lân, Sư, Rồng ở một diện mạo đương đại mới. Dù đi ngược về tìm hiểu “lịch sử cá nhân”, chọn mở rộng đối thoại với bản thân trong quá khứ, Daes vẫn mang đến một hơi thở hiện đại cho nhân vật của mình. Gần gũi và mang tính cá nhân rõ nét đằng sau những biểu tượng văn hóa, những đại diện tinh hoa của quá khứ đã chuyển mình và đi vào đời sống văn hóa đương đại. Đối với anh, văn hóa không chỉ nên xoay quanh những phương pháp truyền thống hay chỉ dừng lại ở việc hoài niệm

những giá trị cũ mà có thể dung hòa giữa truyền thống – đương đại để cùng nhau kiến tạo nên câu chuyện mới.

Graffiti Vietnam | 2022

69


ISSUE 1 | Art or Vandalism

70

Graffiti Vietnam | 2022


Ám ảnh bởi tốc độ của sự phát triển và số hóa của đô thị, ngôn ngữ trong các tác phẩm thị giác của Deska phản ánh và miêu tả những mặt chân thực nhất của câu chuyện mà anh mắt thấy tai nghe. Xuất thân, sinh sống và

(Phạm Thành Nguyên), một trong những mảnh ghép cuối cùng của Wallovers. Anh tham gia Wallovers năm 2021 – thời gian các tác phẩm của triển lãm đã được hoàn thành nên đây là lí do vì sao anh là nghệ sỹ khách mời ở triển lãm lần này. Deska sinh năm 1997 tại Bà Rịa Vũng Tàu và hiện đang làm việc, sinh sống tại Sài Gòn.

là một khả thể của đường phố, Deska thường đan xen những chi tiết này vào những cuộc đối thoại với bản thân. Nghệ thuật của anh là giao điểm giữa việc tái hiện bản thân với thế giới anh sống. Hầu hết các tác phẩm thị giác của Deska nổi bật trong cách tư duy về hình khối và phom dạng. Cho dù là chất liệu truyền thống hay chất liệu số (Digital art), anh đều thay đổi, biến dạng, phân tách những bề mặt có sẵn để trần thuật lại bằng hình dạng

và ngôn ngữ thị giác của riêng mình. Trong triển lãm “Urban Layers” lần này, Deska làm công việc của một người kể chuyện qua hình ảnh như thường lệ. Anh tái hiện lại câu chuyện của đời mình, đồng thời phối hợp với zkhoa tạo ra một nhịp thị giác đối lập với Cresk và Daes.



THE PLAYING FIELD IS EXPANDING

Graffiti Vietnam | 2022

73


ISSUE 1 | Art or Vandalism

Triển lãm "Urban Layers" được thực hiện bởi nhóm nghệ sĩ Wallovers; kể về câu chuyện của phố thị Sài Gòn bằng ngôn ngữ nghệ thuật bởi những người trẻ đương đại. Rời bỏ bức tranh tổng thể, Wallovers muốn đem đến nhiều hơn về góc nhìn cá nhân đối với thành phố nơi họ sống. Các nghệ sĩ không muốn bó buộc bản thân ở tầm nhìn bao quát mà muốn tập trung hơn trải nghiệm của chính mình, từ đó kết nối và đại diện cho những gì họ thực sự cảm nhận. Wallovers bao gồm ba nghệ sĩ chính: zkhoa (Trang Khoa), Cresk (Nguyễn Tấn Lực) và Daes (Lưu Đoàn Duy Linh). Trong triển lãm lần này, ngoài những thành viên sáng lập của Wallovers còn có Deska (Phạm Thành Nguyên) sẽ cùng thực hành một số tác phẩm với tư cách nghệ sĩ khách mời. “Urban Layers” (tạm dịch: Lát cắt thành thị) là một cuộc dạo chơi của những nghệ sĩ đường phố, lấy phương tiện thị giác để chuyển thể thành ngôn ngữ và kể về phố thị trong họ. Nếu như zkhoa nhìn thấy những khía cạnh chân thật nhất của “rat race” (cuộc đua chuột) và sự truy đuổi không hồi kết của

74

Graffiti Vietnam | 2022

vật chất, mưu sinh để tồn tại thì Cresk chọn cho mình một biểu trưng con người, xoay quanh hình tượng người phụ nữ để chất vấn những ý niệm về tính nữ và biểu trưng của họ; đồng thời gài gắm những yếu tố mang xu hướng tôn giáo của người Việt đằng sau. Daes lại chọn cách bóc tách tuổi thơ, nhìn thành phố qua lớp kính văn hóa gắn liền với những điều khiến cho đứa trẻ trong anh mê mẩn: hình tượng Lân, Sư, Rồng ở một diện mạo đương đại mới. Không gian triển lãm tái hiện những hiện thực xã hội; đồng thời giả định một thế giới không tưởng tổng hòa giữa giá trị cũ với sự phát triển của tương lai số. Việc phân tầng trong triển lãm nhằm tạo ra nhận thức khác biệt trong khung nhìn văn hóa chuyên biệt của từng nghệ sĩ; từ đó thông qua sự tương phản giữa hiện thực và phát triển tạo ra quang cảnh chuyển đổi cho tương lai trong mắt người trẻ. Wallovers đã ứng dụng việc chia mảng, tách lớp, phân rã từng thành phần phố thị để kể những câu chuyện có tính cá nhân hóa của họ.


Thực hành chính của Wallovers tại triển lãm “Urban Layers” là Graffiti kết hợp với công nghệ thực tế ảo AR. Xét về thực hành đầu tiên, Graffiti là một trong những loại hình nghệ thuật xuất phát từ đường phố với năng lượng mạnh mẽ và hỗn loạn. Công nghệ thực tế ảo (AR) là thực hành tiếp theo bên cạnh những chất liệu truyền thống mà Wallovers sử dụng. Sự chuyển đổi của công nghệ đã làm thay đổi cục diện nghệ thuật truyền thống dẫn đến những tranh cãi về tiện dụng và trải nghiệm thực của hai dạng nghệ thuật. Đối với Wallovers, họ mong muốn liên tục làm mới những chất liệu nghệ thuật trong những thực hành của mình, tái dựng một không gian mới cho các tác phẩm. Graffiti sẽ không còn bị giới hạn trên bề mặt truyền thống mà giờ đây được song hành bởi công nghệ để phản ánh những bối cảnh mới của xã hội, hướng đến sự chuyển đổi số trong nghệ thuật.

khung nhìn mới thông qua sự quen thuộc, bất luận quan điểm bạn như thế nào, vẫn có thể mở rộng cuộc hội thoại và thấy được tiềm năng khác của nghệ thuật đường phố với những thực hành nghiêm túc. Sự tổng hòa của yếu tố công nghệ và chất liệu truyền thống, sự bóc tách thành phố ở những góc độ cá nhân, sự tương phản giữa hai mặt trái đương đại, văn hóa – hối hả, hỗn loạn trong không gian triển lãm sẽ thể hiện những khác biệt xã hội và cuối cùng là thách thức đại chúng trong góc nhìn mới về một thành thị văn hóa trong mắt người trẻ.

“Urban Layers” thực chất muốn đem lại một

Graffiti Vietnam | 2022

75



Wabi - Sabi | Urban Layer Exhibition


ISSUE 1 | Art or Vandalism

Không gian trống trên những bức tường đối với người bình thường có thể chỉ để cho biết khu vực này là công cộng hay thuộc tư nhân. Nhưng với những con mắt khát khao của nghệ sĩ, ranh giới khô khan và cứng nhắc ấy hoàn toàn có thể trở thành một tác phẩm độc đáo, truyền cảm hứng. Đó có lẽ cũng là mong muốn của Viện Pháp tại Việt Nam khi tổ chức sự kiện Jam – Vietnam Urban Arts 2021. Thông điệp bền vững từ nghệ thuật đường phố Vietnam Urban Arts là một dự án lớn với tham vọng mang nghệ thuật tới đại chúng, trong đó Saigon Urban Arts là sự kiện tiên phong, quy mô lớn, lần đầu được tổ chức tại TP. HCM. Sẽ có một chuỗi các hoạt động xoay quanh văn hóa đô thị diễn ra trong năm 2021 như chiếu phim, biểu diễn hip-hop, nhảy breakdance, hội thảo quốc tế, biểu diễn nhóm graffiti trực tiếp… hợp tác giữa các nghệ sĩ Việt Nam và châu Âu, nhằm mang nghệ thuật đường phố ra không gian công cộng, tiếp cận lượng lớn khán giả, thay đổi cái nhìn về đô thị cũng như khái niệm street art theo hướng tích cực, cởi mở. Là hoạt động nhỏ nằm trong chuỗi này, Jam – một sự kiện đã nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng châu Âu, nhưng chưa từng được biết đến tại Việt Nam – sẽ là hoạt động mở màn cho năm 2021. Sáu nghệ sĩ trẻ xuất sắc nhất của nghệ thuật đường

78

Graffiti Vietnam | 2022

phố Việt Nam được chọn trở thành người sáng tạo các bức graffiti theo chủ đề có sẵn. Ngoài ra, sự kiện cũng có sự tham gia của hai nghệ sĩ khách mời nổi tiếng là Suby One và Daos501. Sáng 24/04, các nghệ sĩ có mặt tại Dinh thự Pháp (6 Lê Duẩn, Q.1) cùng rất đông khán giả. Các tấm pano nhôm cỡ lớn được sắp đặt sẵn ở các góc vườn cùng sơn xịt, thang chữ A, đồ nghề vẽ… Mỗi người sẽ vẽ về một chủ đề nằm trong Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc như hòa bình, công lý và tổ chức hiệu quả; giảm thiểu đói nghèo; bình đẳng giới; biện pháp chống biến đổi khí hậu…



Xin chân thành cảm ơn các bạn, nghệ sĩ, giảng viên đã giúp đỡ mình trong đồ án tạp chí này. Thầy Nguyễn Đức Sơn Wabi - Sabi Creative https://www.facebook.com/wabisabicreative.team Wallover Team https://www.facebook.com/wallovers.team


Xin chân thành cảm ơn các quý bạn hữu đã đọc tạp chí GRAFFITI Việt Nam, số 1. Hẹn gặp lại các bạn trong số tiếp theo. Nguyễn Vĩnh Khang

Graffiti Vietnam | 2022

81



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.