Vinh Nguyen
4 điều phải làm khi đơn xin việc/phỏng vấn bị từ chối. www.vn2nz.co.nz
Nhớ lại ngày còn là sinh viên ở Việt Nam, tôi cũng rải đơn xin việc làm nhiều nơi. Phần lớn các đơn xin việc không được hồi âm mà tôi cũng cũng chẳng biết lý do tại sao. Tôi chẳng bao giờ dám hỏi nguyên nhân tại sao. Một phần có lẻ do nhát, không có kinh nghiệm, cũng có
chẳng
ai
hướng
dẫn
(coaching). Đùng cái có người giới thiệu, đi làm gia sư cho 3 nhóm học trò. Thời đó cũng chạy sô như showbiz! Khó khăn của tôi Bất lợi Vừa qua NZ học, tôi bắt đầu gởi đơn xin việc (CV) đi tìm việc làm thêm để lấy kinh nghiệm NZ. Ở cái tuổi của tôi, nộp đơn xin việc bán thời gian nó khó khăn lắm. Khó vì mình kinh nghiệm nhiều mà yêu cầu công việc thì quá thấp. Mà các công ty có yêu cầu cao thì tôi không có kinh nghiệm NZ. • Gởi đơn xin việc đầu tiên, tôi để nguyên cái CV với các vị trí cũ khi còn ở VN là Director. Rớt • Nộp đơn cho công ty thứ hai, tôi tự hạ mình, viết CV xuống còn Manager. Rớt • Xin việc công ty thứ 3, bỏ sạch kinh nghiệm ở VN. Rớt Thay đổi Đơn xin việc thứ 1 rớt, tôi biết lý do là sao vì nó quá hiển nhiên. Đơn xin việc thứ 2, tôi viết thư hỏi nhà tuyển dụng hỏi lý do. Ông tổng giám đốc bảo công việc National Sales Manager này không phù hợp. Cậu mới qua NZ, chưa biết nhiều về văn hóa ở đây. Ngoài www.facebook.com/vinhfc
Vinh Nguyen
ra cậu nhiều kinh nghiệm hơn tớ, tớ khuyên cậu đi chơi khoảng ½ năm rồi hẳn xin việc. Viết thư hỏi công ty thứ 3 (công ty này tôi thích từ hồi bé: UNICEF), công ty trả lời cần phải nói nhiều hơn về bản thân (vì tôi có dám nói gì nữa đâu trong CV). Sau 2 cái đơn xin việc kia, tôi không nghĩ gì đến việc đi làm thêm nữa. Tập trung học cho tốt cái kỳ đầu tiên. Nghỉ hè, đi chơi về, tôi nộp 2 cái đơn xin việc khác. Trúng cả 2, 1 chỗ đi làm 1 tuần rồi nghỉ. Một chỗ làm cho đến tận bây giờ. Không giống như khi còn là cậu sinh viên, tôi dám đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng vì sao tôi rớt. Vậy tôi đã làm điều đó như thế nào? 1) Có cần viết thư theo dõi sau khi nộp Đơn Xin Việc không? Câu trả lời của tôi ở trên là bằng chứng thực tế, và nhiều chuyên gia tuyển dụng cũng khuyên bạn nên xin ý kiến đóng góp từ nhà tuyển dụng. Tất nhiên, không phải nhà tuyển dụng nào cũng sẵn sàng trả lời cái thư của bạn vì nhiều lý do: • Ứng viên bị tổn thương, nên thông thường họ chỉ nói là có ứng viên phù hợp hơn • Bạn sau khi nhận được thư, bạn lại tranh cãi tiếp với họ hay làm phiền họ • Người xin việc share cái thư đó lên mạng xã hội nếu vô tình họ bảo họ không thích Vietnam/Châu Á… • Họ không có thời gian.
Bạn có mất gì không khi hỏi nhà tuyển dụng Nếu không hỏi, bạn chắc chắn 100% không có câu trả lời. Nếu hành động, bạn sẽ có ít nhất một câu trả lời. Còn tỷ lệ bao nhiêu % nó tùy thuộc vào nghệ thuật hỏi; hoặc nhà tuyển dụng có sẵn sàng trả lời cho bạn không. Bạn luôn hỏi bản thân rằng bạn có thực sự muốn công việc này (hoặc các công việc tương tự sau này), các kỹ năng của bạn có tương đồng với cái nhà tuyển dụng cần không. Tôi biết chắc nhiều khi các bạn tuyệt vọng tìm job. Các bạn nộp đại hồ sơ và cầu may. Tại sao tôi dám chắc điều này? Vì tôi nhận được rất nhiều CV của học sinh VN gởi cho trường, kỹ năng thì không tương đồng, nội dung CV thì cẩu thả. Tôi có dịp trao đổi với 1 cậu đã tốt nghiệp AUT, cậu nộp hơn 100 hồ sơ nhưng vẫn không có việc làm. Tôi hỏi cậu có lấy phản hồi của nhà tuyển dụng không? Câu trả lời là không. Ngoài ra, bạn cứ nghĩ kỹ đi, nộp hơn 100 CV tức là trong đó có yếu tố “tuyệt vọng” tìm việc. Vì một CV để nộp cho 1 công việc, bạn cần phải trao chuốt nó trên 1 h 30 phút. www.facebook.com/vinhfc
Vinh Nguyen
Lợi ích: • Bạn có cơ hội để cải thiện những lần sau • Bạn sẽ biết rõ bản thân hơn (Johari window: biết cái bạn chưa biết) • Chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy ngay trường hợp xấu nhất là không có việc, bạn vẫn là người chịu khó học hỏi • Cơ hội việc làm tại công ty này trong tương lai khi họ có vị trí khác, họ sẽ nhớ đến bạn 2) Viết thư/gọi điện hỏi về đơn xin việc như thế nào? Dưới đây là những câu hỏi gợi ý cho bạn • Theo anh/chị, tôi cần phải cải thiện kỹ năng nào để phù hợp hơn cho vị trí này trong tương lai • Điều gì làm cho tôi hiệu quả hơn trong tương lai • Theo anh/chị, điểm nào tôi đã làm tốt, và chưa tốt? • Tôi rất thích công ty, cũng như công việc này trong thời gian tới, anh/chị có thể chia sẽ những điểm tôi cần bổ sung để đáp ứng nhu cầu công việc... • Mặc dù tôi thất vọng vì không thể hiện được 100% khả năng khi phỏng vấn, vui lòng cho tôi lời đánh giá chân thật nhất • Và đừng quên cám ơn họ nhé 3) Bạn tiếp nhận các phản hồi đó raa sao? Bạn phải thật sự lắng nghe, thật sự thấu hiểu. Đừng tranh cãi với họ làm gì ngay cả họ đưa thông tin sai. Cái mình cần là lời nói chân thật từ họ để sửa mình. Không cần chứng minh ai sai ai đúng. Nếu lắng nghe, bạn sẽ nhận được cái nhìn tích cực từ nhà tuyển dụng. Người phỏng vấn hay duyệt hồ sơ có thể gặp bạn ở công ty khác. Bạn không muốn mất một cơ hội nữa chứ? 4) Tìm tư vấn chuẩn bị cho lần xin việc tới Nếu nộp đơn vài lần và liên tục rớt, phỏng vấn vài lần cũng rớt. Thì đừng có nộp đơn nữa. Hãy tìm hiểu cái gì làm được, cái gì không, phải làm điều gì khác biệt. Thuê tư vấn Thuê đơn vị săn đầu người chỉnh sửa CV, cover letter của bạn. Hoặc nhờ bộ phận Career service của trường nếu bạn đang đi học. Nhớ là không có cái CV nào phù hợp với tất cả các công việc. Vì vậy, khi gởi CV đi sửa, bạn cần gởi kèm bảng mô tả công việc. Khi đó, www.facebook.com/vinhfc
Vinh Nguyen
người tư vấn mới có thể viết 1 cái CV phù hợp. Thuê công ty dịch vụ, hoặc người có kinh nghiệm phỏng vấn bạn. Đưa ra các tình huống giả định, để bạn giải quyết vấn đề.
Tự học hỏi & trao dồi Bạn có thể tự trang bị cho bản thân các kỹ năng phỏng vấn, viết đơn xin việc, cách kết nối...Khóa học này sẽ có ích cho bạn
Có thể bạn quan tâm Cơ hội nghề ICT Architects & Administrator và khả năng định cư hấp dẫn
www.facebook.com/vinhfc