Tạp chí: Bách khoa trong tôi là

Page 1

Bách khoa trong tôi là!



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Môn học: Tâm lý học ứng dụng

Thương hiệu sinh viên Bách khoa

Nhóm sinh viên thực hiện: 3A Họ và tên

Bài viết

Đánh giá

Phạm Đức Bình

Tình yêu sinh viên

10

Nguyễn Thị Linh (Trưởng nhóm)

Ký túc xá Bách khoa

9.5

Phí Duy Hải

Trải qua 81 kiếp nạn với môn Đồ án Chi tiết máy Sinh viên Bách khoa và chuyện làm thêm

10

Nguyễn Hồng Quốc Khánh

Học online Thí nghiệm vật lý

10

Vũ Trung Nghĩa

Thực tập: Thách thức và trải nghiệm Sinh viên Bách khoa với các hoạt động xã

MSSV

10

hội Nguyễn Mai Phương

BKers năm nhất thường ngại học Yêu trường

10

Bùi Văn Thành

Môn A+ đầu tiên

10

Hà nội, ngày 6 tháng 10 năm 2020



̀ LỜI NÓI ĐÂU Hello xin chào tất cả các bạn đến với channel của tụi mình, hôm nay team phỏng vấn dạo chúng tớ sẽ đi xung quanh khu vực trường Bách khoa và phỏng vấn với chủ đề:"Sinh viên Bách Khoa trong mắt các bạn trường ngoài như thế nào?". Đùa một chút thôi, đây là một câu hỏi kinh điển cùng với rất nhiều câu trả lời kinh điển có thể dễ dàng tìm thấy ở trên mạng. Mở đầu tạp chí này, chúng tớ xin được tổng hợp một vài nhận xét vui vui về sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội:1: Sinh viên chơi game chưa bao giờ là chánNhắc đến sinh viên Bách Khoa thì không thể không nói đến việc chơi game, đây được xem là "truyền thống" đồng thời là "nét đẹp văn hóa" mà chỉ Bách Khoa mới có. Thậm chí những lời đồn về sinh viên trong khoản chơi game cũng không thiếu. Ngoài khoản học cực "trâu bò", sinh viên Bách Khoa chơi game cũng không phải dạng vừa đâu.2: Giờ lý thuyết à… thôi ở nhà còn hơnĐặc trưng của Bách Khoa là hầu hết các giờ lý thuyết đều không điểm danh và không phải sinh viên nào cũng có thể thụ giáo được những “bí kíp chân truyền” mà giảng viên đang truyền lại. Thế nên dành thời gian ấy tự học có khi còn dễ vào hơn việc ngồi một đống trong lớp.3: Siêng năng không bằng may mắn. Đây không phải là dạng hiếm trong trường Bách Khoa. Vì số lượng kiến thức nặng nề, khô khan nên nhiều ét vê ra sức cày bừa chăm chỉ, đi học, chép bài và làm bài đầy đủ tuy nhiên nhiều khi do gặp phải “lịch thi tử thần” hoặc chỉ bỏ vài chỗ nhỏ không học thôi thế mà vẫn dính chưởng ra đúng phần đó nên vẫn trượt. 4: Siêng năng điểm cực kì caoKhông khác nhiều so với kiểu sinh viên thứ 3, sinh viên kiểu này vẫn học tập đầy đủ, chép bài đầy đủ nhưng vì biết cách học và tiếp thu kiến thức nên khi đi thi điểm số thường rất cao. Trường hợp này thuộc dạng hiếm, quý của Bách Khoa thường được thần dân gọi với tên thân mật như “ trâu kinh dị”, “ trâu anh hùng”,…

5: Dự bị phút 90. Đây cũng là một kiểu “trâu” khác, thường xuyên vắng mặt suốt học kì, chỉ xuất hiện mỗi kì thi nhưng vẫn góp mặt trong danh sách học bổng. Đặc biệt những thành phần này chơi game cũng rất giỏi, nhưng để được diện kiến những sinh viên kiểu này chắc phải là cơ hội “ngàn năm có một".6: Học – học nữa – học mãiĐây cũng là một trong 10 kiểu sinh viên điển hình ở Bách Khoa. Theo khảo sát nhỏ có đền hơn 90% sinh viên Bách Khoa phải học lại ít nhất một môn, và do chương trình học nặng nên luôn thấy những sinh viên “già” điển hình cho việc vì sự học là không giới hạn. Qua những nhận xét thú vị và xen lẫn chút hài hước phía trên, hẳn chúng ta cũng mường tượng ra được thế giới của những con người Bách Khoa là như thế nào, đời sống tâm lí họ ra sao phải không nào. Và hãy cùng lật từng trang sách trong cuốn tạp chí này cùng chúng mình để nghe những chia sẻ, những câu chuyện của chính những người trong cuộc để biết rõ thêm về cuộc đời sinh viên ở đại học Bách Khoa Hà Nội nhé

Tạp chí có sử dụng các hình ảnh của: Trường đại học Bách khoa Hà nội, Viện Khoa học và Công nghệ Massachusetts, tập đoàn CMC và từ Internet.

TEAM 3A - TEAM PHỎNG VẤ N DẠ O


BKers năm nhất thường ngại học Collected and designed by __Nguyen Mai Phuong__ Không phải ngẫu nhiên con đường bên ngoài cánh cổng trường Bách Khoa được gọi là Giải Phóng. Vì khi bước chân ra khỏi trường, sinh viên sẽ được giải phóng bởi hàng đống môn học khó nhằn, giáo trình kỹ thuật siêu khô khan cùng những lần báo điểm khiến sinh viên phải ngậm ngùi học lại. Tuy vất vả là vậy nhưng năm nào Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng "bội thu" với số lượng học sinh đăng ký. Và với các bạn, trúng tuyển vào Bách Khoa, cảm giác thật sung sướng lắm; tự hứa hẹn với bản thân sẽ quyết tâm sẽ học hành thật chăm chỉ để đạt những con A chói lóa. Nhưng những "cú sốc" của những ngày đầu đi học cùng với sự ngủ quên trong chiến thắng đã khiến các bạn sinh ra tâm lý "ngại học" đã khiến các bạn sinh viên năm nhất rụng lả tả sau kì học đầu tiên. Tâm lý "ngại học" của các bạn bắt nguồn từ đâu? Có lẽ một phần là ở giảng đường đại học, chẳng ai quan tâm rằng bạn nào đi học, bạn nào không, thầy với trò chẳng ai quan tâm ai, muốn học thì học, muốn nghỉ thì nghỉ, muốn làm gì thì làm. Đến kì thi thì bắt đầu vắt chân lên cổ. Mỗi ngày nện vào đầu cả cuốn sách dày 300 trang, hết tích phân lớp, tích phân 3 lớp, tích phân đường, tích phân mặt. Não cứ gọi là căng như dây đàn. Đến khi xem điểm thì các bạn sốc không tin vào mắt mình. Đôi khi sẽ thấy những bảng điểm được chấm thang 10 nhưng các thầy toàn dùng hệ nhị phân để ghi điểm. Các bạn bắt đầu quen với những con số đại loại là 2, 3, 4, và quên đi những số lớn hơn; quen với việc trượt môn, thi lại, học lại và không còn mục tiêu để học tập.

1

Một lý do khác là các bạn cho rằng mình còn vô số thời gian phía sau, nên cứ từ từ học tập chẳng việc gì phải vội vàng cả. Đây là tâm lý chung thường gặp của tân sinh viên, và là lý do “chính đáng” cho sự lười học. Bên cạnh đó, trên giảng đường đại học, sinh viên cũng sẽ có nhiều cơ hội tham gia những hoạt động tình nguyện, góp chút sức nhỏ bé của mình để giúp đỡ cộng đồng. Ai cũng biết những mặt tốt của việc tham gia vào các hoạt động xã hội, nhưng việc lạm dụng và dành quá nhiều thời gian cho nó sẽ khiến cho việc học bị chi phối rất nhiều. Thậm chí, có bạn còn ngó lơ cả việc học, cúp học để tham gia các hoạt động điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Thay đổi từ môi trường cấp 3 lên Đại học không phải là điều dễ dàng mà tân sinh viên nào cũng đủ bản lĩnh chấp nhận được, đặc biệt với môi trường khắc nghiệt như đại học Bách Khoa Hà Nội. Và chỉ đến khi ra trường các bạn mới hiểu được, Bách Khoa tuyệt vời như nào, nơi ấy đã tôi luyện ra những con người đầy năng lực, nơi đây không phải là nơi tạo ra những con số đẹp mà nó tạo ra những con người giỏi thực sự. Các thầy cô đã tạo ra một môi trường khắc nghiệt nhất Việt Nam để tạo ra những con người ưu tú.


"Anh tự hào về trường, dù rằng không bao giờ anh muốn quay lại đó học nữa, vì sợ lắm rồi. Tuy nhiên, không có Bách Khoa rèn giũa thì anh đâu thể hoà nhập dễ dàng khi bước ra xã hội như ngày hôm nay."

2


THÍ NGHIẸ ̂ M VẠ ̂ T LÍ Thí nghiệm vật lí, một trong những nỗi khiếp sợ trong quá trình học đại cương của sinh viên Bách Khoa. Với dãy phòng 201 đến 205 D3 trong truyền thuyết, đây là tử địa của rất nhiều chiến binh khi không qua nổi 5 ải(tương ứng với 5 bài thí nghiệm) ở mỗi môn vật lí 1, 2 và 3. Bản thân mình cũng đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị trong chiến trường này và hôm nay rất vinh dự được cùng các bạn chiêm nghiệm lại nó. Tổng quan mà nói, cho các bạn không học ở trường Bách Khoa có thể hiểu, đây là một phần thí nghiệm đi kèm với các bài lí thuyết ở trên lớp, thông qua việc làm các thí nghiệm giúp cho chúng ta hiểu được bản chất vật lí của các hiện tượng, thấy được tính đúng đắn của lí thuyết, … Đấy là thầy cô và mấy thằng con cưng học sinh giỏi vật lí nói thế, còn với mình, một sinh viên bình thường như bao sinh viên khác, thí nghiệm vật lí về cơ bản là một thử thách để thể hiện khả năng thích ứng của sinh viên Bách khoa. Đây là nơi mà đa số sinh viên tự tìm tòi tài liệu, luôn đọc trước bài mỗi khi đến lớp, thâm chí đôi lúc là đọc lại lí thuyết ở trên giảng đường. Đến đây chắc hẳn mọi người sẽ thắc mắc tại sao lai đa số sinh viên lại học hành chăm chỉ thế @@. Yên tâm đi, không phải tự dưng mà các sinh viên đến với môn này đều có ý thức cao thế đâu bởi lẽ màn khởi động trong 5 cửa ải mà mình nói ở trên chính là một bản tóm tắt nội dung lí thuyết liên quan đến bài thực hành kèm theo dăm ba câu hỏi hóc búa đủ để tiễn vài thí sinh ra về từ khi chưa bước vào phòng thí nghiệm. Nhưng ra về thì đỡ phải làm, càng tốt. Không đâu bạn ơi, bạn phải có đủ 5 dấu tích thể hiện việc bạn đã vượt qua 5 cửa ải, đồng nghĩa với việc, bạn bị ra về ải nào thì sẽ phải làm bù ải đó. Đấy chỉ là màn khởi động thôi nhá. Vào cuộc chiến, có một luật bất thành văn mà chiến binh nào cũng phải hiểu: 1. Chủ nhiệm phòng luôn đúng. 2. Nếu chủ nhiệm phòng sai, xem lại điều 1.

NGUYỄ N HỒ NG QUỐ C KHÁNH- MỌ ̂ T NAM SINH BÁCH KHOA CHIA SẺ 3

Nói vui thế thôi, chứ ý mình ở đây là có những quy định về sử dụng dụng cụ, giữ gìn trật tự, những điều mà thầy cô chủ nhiệm phòng dặn dò các bạn. Hầu như chỉ có những ai không chú ý, làm việc riêng thì mới bị các thầy cô phải mời về thôi chứ cũng không căng thẳng thế.Chỉ khi bạn đã vượt qua 5 cửa ải này, bạn mới đủ điều kiện để vào vòng đấu cuối – vòng sinh tử. Ừ đúng vậy, mình gọi đây là vòng sinh tử, có người thì gọi là vòng bốc thăm. Đơn giản thôi, vì đây là buổi bảo vệ cuối cùng, khi mà giáo viên sẽ điểm danh những ai đã có đủ 5 lá vé từ các ải trước, và sau đó chọn ngẫu nhiên những chiến binh xấu số làm lại một trong những bài thí nghiệm trước đó, nhưng là làm một mình, không đồng đội, không ai bên cạnh. Và những bạn xấu số này nếu thất bại ở lần bảo vệ thứ nhất thì có cơ hội cuối bảo vệ trong trận chiến sinh tử lần thứ 2. Với mình, đây là vòng đấu đem lại khá nhiều kỉ niệm và bài học đáng nhớ. Chả là mình khá chủ quan với vòng bốc thăm này, thú thực mà nói, xác suất cũng không quá cao khi đa số sinh viên qua được 5 ải trên trọn vẹn sẽ được cho qua, chỉ có những chiến binh xấu số mới phải trụ lại vòng sinh tử này. Do đó, hôm đi bảo vệ cuối cùng, mình đã không chuẩn bị gì về mặt lí thuyết, nhưng mình lại không để ý rằng trước đó mình có 1 buổi phải bảo vệ lại(do vắng buổi chính thôi chứ không phải bị đuổi về đâu nhé), thế là tình cờ thầy giáo goi ngay mình vào bảo vệ. Đến đây thì bạn cũng hiểu chuyện gì xày ra rồi, mình hiển nhiên đi ngay cái mạng đầu tiên. Còn đúng một mạng vé vớt cuối cùng, đây là lúc mà bản năng sinh tồn trong mình trỗi dậy. Tối đó, mình đọc lại lí thuyết và cách làm tất cả các bài, đến khuya do mệt quá mình phải ngủ sớm, tới sáng lại phải dậy sớm để chiến tiếp. Và cũng may mà ở lần tái đấu, mình đã có đủ kiếm và khiên (kiến thức) để đối mặt với con quái thú đang chờ mình. Lần này thì mình đã vượt cạn thành công cùng với mấy thằng bạn trong lớp(cũng bị bảo vệ lại). Kể ra có một kỉ niệm đời sinh viên như thế cũng hay!


Môn A+ đ ầ u tiên Cảm xúc khi đạt được môn A+ như thế nào? Đó là cảm xúc tự hào, vui mừng khôn xiết, là kết quả của sự cố gắng trong suốt cả quá trình từ lúc đặt mục tiêu, những bài toán khó nhằn, những đêm thao thức, đèn sách tới sáng, tới lúc làm bài và nhận kết quả. Sau tất cả ta cảm thấy mình tự tin hơn, hăng say, đam mê hơn nữa; điểm số đã phản ánh một phầnquá trình học tập của bạn. Nó là tiền đề cho bạn học tập tốt các môn học khác sau này. Học tập ở Bách Khoa không khó như bạn nghĩ, chỉ cần bạn thực sự cố gắng bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng.

4


HỌ C ONLINE Với cách học này, tất cả những gì chúng ta cần là một chiếc điện thoại, hoặc máy tính có kết nối mạng để có thể từ đó có thể lên lớp và nghe giảng như thông thường. Một tháng, rồi hai tháng, dường như mình cũng đã quen dần với việc học online. Cũng trong thời gian này, mình được ở gần gia đình, bố mẹ hơn, cũng rất lâu rồi mình mới lại ở nhà lâu đến vậy kể từ khi đi đại học. Học online cũng có những cái hay riêng của nó, bạn dễ dàng vào lớp đúng giờ hơn do đỡ tốn chi phí đi lại, những giờ học sôi nổi theo cách riêng của nó với nhóm chat lớp, thú vị nhất là khi thầy giáo đưa ra câu hỏi, một bên thì nghe thầy, một bên thì theo dõi kênh chat của lớp để xem mọi người tranh luận. Cứ thế, việc học online cũng trải qua được hơn 2 tháng, khi dịch bắt đầu có dấu hiệu giảm sút, trường chúng ta lại quay trở về với hình thức học truyền thống. Sau kì nghỉ tết dài nhất lịch sử, chúng ta trờ lại lớp và gặp gỡ các bạn. Để rồi, sau vài tháng, khi viết tạp chí này, mình lại có cơ hội để vừa nhớ và vừa kể cho các bạn nghe về kì học đặc biệt nhất của mình, một trong những kì học cuối cùng trước khi ra trường và cũng là một trong những cột môc đáng nhớ nhất thời sinh viên. Bài viết lần này của mình đến đây là kết thúc rồi, nghe không tấu hài như bài lần trước nhỉ, thôi không sao, các bạn thích là được ^^ - bắt chước một ai đó.

Một trong những kì học đặc biệt nhất và cũng là một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất thời sinh viên có lẽ chính là kì mà cả trường Bách Khoa chuyển sang hình thức học online do covid-19. Chào các bạn, lại là mình đây, lại một câu chuyện hay ho thú vị nữa muốn kể cho các bạn. Năm 2020, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đứng trước một đại dịch toàn cầu, khởi nguồn từ Trung Quốc, lan rộng mạnh mẽ với hàng chục triệu ca nhiễm, hơn 1 triệu ca trên thế giới tử vong. Vâng, mình đang nói đến đại dịch covid-19. Tại thời điểm đó, nhà nước Việt Nam đã đưa ra rất nhiều biện pháp kịp thời để hạn chế lây nhiễm cộng đồng, từ đó từng bước đẩy lùi dịch covid-19. Tuy nhiên, biện pháp hiệu quả nhất để thực hiện điều đó như chúng ta đã biết, chính là cách li xã hội, mọi người hạn chế ra đường, hạn chế tập trung đông người tối đa nhất có thể, các cơ quan, đoàn thể, trường học gặp phải khó khăn trong việc tổ chức các hình thức làm việc, học tập truyền thống. Tuy nhiên, thách thức càng lớn thì con người sẽ càng mạnh mẽ, càng cố gắng tìm cách vượt qua. Và với tinh thần quyết tâm, vượt khó, với khả năng thích ứng mạnh mẽ trong nhiều hoàn cảnh, thầy và trò trường Bách Khoa đã cùng nhau có một trong những kì học có thể nói là lịch sử, chưa bao giờ xảy ra trước đây, đó là chuyển sang hình thức học tập online

NGUYỄ N HỒ NG QUỐ C KHÁNH – MỌ ̂ T SINH VIÊN SẮ P RA TRƯỜNG CHIA SẺ 5


Trải qua 81 kiếp nạn với môn Đồ án Chi tiết máy Kì học vất vả nhất à? Đối với mình thì đó chính là kì 20192. Tại sao ư? Thì, Covid19 này, FA này, à, và còn là do kì học đó mình có cả một tấn deadline phải làm nữa! Thật sự thì, sau khi vào năm học chưa được bao lâu, dịch Covid19 đã có dấu hiệu bùng phát rộng ở Hà Nội, chính vì vậy tất cả sinh viên đều được nghỉ để học online ở nhà. Điều này thực sự đã thử thách khả năng thích nghi và tính tự học của mỗi sinh viên, nhất là khi mình có đến 3 môn phải làm nhiều bài tập lớn: Lý thuyết ô tô, Lý thuyết động cơ ô tô, Đồ án Chi tiết máy. Nếu ai học ngành Cơ khí thì chắc chắn đều biết môn Đồ án chi tiết máy đáng sợ thế nào, thậm chí các thầy ở bộ môn mình cũng nói rằng đó có lẽ là môn đồ án khó nhất đời sinh viên. Và quả nhiên các thầy không lừa mình…

6


Trong những tuần đầu tiên nhận đề đồ án, chúng mình được giao nhiệm vụ phải tính toán các thông số của bản thuyết minh cho hộp giảm tốc. Đó là một loạt các phương trình dài, phức tạp với rất nhiều số liệu phải tra sách, nhìn thật sự khá là nản. Nhưng ngay từ khi đăng ký môn học này mình đã biết mình phải kiên trì, cứ đi từng bước một thì kiểu gì cũng sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Và đó chính xác là những gì mình đã làm: kiên trì đọc hướng dẫn, kiên trì tra số liệu trong sách, kiên trì tính toán, kiên trì soát đi soát lại kết quả,… Các bạn phải hiểu cái cảm giác tính toán, trình bày được gần hai chục trang rồi mới nhận ra mình đã đặt sai một dấu từ trang thứ tư nó đáng sợ đến mức nào ^^ Nhưng không hề nản chí, mình lại tiếp tục tính lại từ bước đó, kiên trì rà soát, thực hiện lại những phép tính loằng ngoằng cho đến khi kết quả được chấp nhận thì thôi. Sau khi đã làm xong thuyết minh, nhóm chúng mình đã nhận được thông báo cần bắt đầu vẽ bản vẽ ngay để kịp cho thầy duyệt. Đây cũng là một thử thách không hề nhỏ, vì cho đến lúc đấy, mình chưa hề biết sử dụng phần mềm AutoCad để vẽ… Tuy nhiên 2 năm học tại Đại học Bách khoa thực sự đã rèn cho mình ý chí không ngại khó và luôn học hỏi. Trong vòng 1 tuần sau đó, mình vừa xem video hướng dẫn trên youtube, vừa hỏi anh em bạn bè và vừa bắt tay vào thực hiện bản vẽ. Sau khi hoàn thành bản vẽ, thực sự mình cảm thấy cực kì mãn nguyện và tự hào về bản thân…

7


Nhưng cảm giác ấy không kéo dài được lâu… Giờ mình vẫn nhớ như in bản vẽ đầu tiên ấy, sau khi mang lên cho thầy duyệt, đã trở thành một tờ nháp A0 với chằng chịt các vết đánh dấu lỗi. Thất vọng chứ, nhưng mình không nản chí, mình lại tiếp tục kiên trì sửa từng lỗi một, từ những lỗi nghiêm trọng cho đến các tiểu tiết. Và sau 8 lần chầu trực ở văn phòng bộ môn Thiết kế máy và Robot, cuối cùng bản vẽ của bọn mình đã được duyệt và được phép cầm đi bảo vệ.

8


Theo như kinh nghiệm từ các anh đi trước, sẽ có tầm 300 câu hỏi cần học để có thể bảo vệ thành công. Đương nhiên trong lúc làm mình cũng đã hiểu kha khá nội dung câu hỏi và cách trả lời rồi nhưng dù sao những câu còn lại cũng không dễ học chút nào cả… Tiếp sau đó là hai tuần cần mẫn học ôn từng câu hỏi một rồi thậm chí mình với bạn còn hỏi đáp nhau liên tục để luyện cách trả lời sao cho đúng ý các thầy nhất. Cuối cùng ngày ấy đã đến, trong suốt 3 năm học Bách khoa, thực sự chưa bao giờ mình đi thi mà căng thẳng đến như vậy, cảm giác như là đến phòng xử án vậy! Thầy khai màn bằng một câu hỏi định nghĩa, và thật may mắn, mình có học lý thuyết. Tiếp sau đó là một loạt câu hỏi về các bộ phận như: bạc lót, ổ lăn, que thăm dầu,… mặc dù rất căng thẳng nhưng mình đều trả lời khá trơn tru. Đến câu hỏi cuối cùng thầy hỏi về chốt định vị thì thật sự đầu mình trống rỗng, một câu hỏi mở rộng… và mình chưa biết đáp án câu này. Nhìn mình lúng túng, thầy nở một nụ cười rồi nói: “Ok, thế là qua rồi! Nếu trả lời được câu ấy thì điểm sẽ cao, còn không thì điểm sẽ thấp hơn một chút!” Nghe từ “qua” mà tim mình như đang nhảy vũ điệu cồng chiêng trong vui sướng vậy, mình cảm ơn thầy rối rít rồi bước chân ra khỏi D9-101 với cảm giác lâng lâng khó tả.

9


Giờ nhìn lại, nếu mình không kiên trì, nếu mình không cần mẫn, nếu mình bỏ cuộc ngay từ những khó khăn đầu tiên thì có lẽ sẽ không bao giờ mình cảm nhận được cái cảm giác nhẹ nhõm đáng mơ ước đấy. Thực sự Đồ án Chi tiết máy là một môn học khó, nhưng chỉ cần có phương pháp và sự chăm chỉ thì chắc chắn sinh viên nào cũng có thể vượt quá được. Ngoài ra, mình còn hiểu rằng, thành công trong cuộc sống không tự nhiên mà đến. Nếu như bạn dễ dàng bỏ cuộc vì những điều nhỏ bé thì bạn sẽ không bao giờ có được thành công. Đặc biệt là đối với những người sinh viên Bách khoa càng không nên bỏ cuộc. Rèn luyện cho mình lòng kiên trì nhẫn nại thì sau này chúng ta sẽ luôn vững vàng trên đôi chân của mình!

10


THỰC TẬP THÁCH THỨC VÀ TRẢI NGHIỆM Thực tập không những giúp các bạn sinh viên củng cố kiến thức mà còn là cơ hội để các bạn tiếp xúc với thực tế, tích lũy kinh nghiệm cần thiết trước khi ra trường. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, thực tập khi còn là sinh viên cũng đầy những thách thức và khó khăn. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tạp chí đã thực hiện một cuộc phỏng vấn tại trường Đại học Bách khoa Hà nội. Nội dung cuộc phỏng vấn được thực hiện vởi phóng viên: Vũ Trung Nghĩa.

LVL: Theo mình thì các bạn nên đi thực tập từ khoảng năm thứ 3, nếu biết sắp

PV: Chào bạn, mình đang làm một

xếp thời gian thì việc này cũng không ảnh

phóng sự về việc thực tập khi đang còn

hưởng đến việc học trên trường, hơn nữa

là sinh viên. Mình có thể phỏng vấn bạn

còn giúp các bạn có thêm nhiều kinh

được không?

nghiệm và kĩ năng trước khi ra trường.

LVL: oke bạn

Mình cảm thấy việc này rất tốt.

PV: Bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản

PV: Theo bạn khó khăn lớn nhất của sinh

thân được không ?

viên khi tham gia thực tập là gì ?

LVL: Mình tên là Lợi, hiện đang là sinh

LVL: Nếu bạn chưa có đủ kiến thức và xin

viên năm 4 của Ngành công nghệ thông

thực tập ở một chỗ không phù hợp có thể

tin của Đại học Bách Khoa Hà Nội.

sẽ khiến bạn không học hỏi dc nhiều. Nên

PV: Hiện tại bạn có đang đi thực tập ở

tìm những công ty nào liên quan đến sở

đâu không?

trường và định hướng của bạn, và bạn

LVL: Mình đang thực tập ở Viện nghiên

được tham gia vào những dự án thực tế

cứu công nghệ và ứng dụng CIST của

của công ty. Mình nghĩ thực tập ở các

tập đoàn CMC.

công ty nhỏ hay start up là một lựa chọn

PV: Quan điểm của bạn về vấn đề thực

khá hay.

tập khi đang còn là sinh viên thế nào?

11


PV: Cụ thể với bạn thì khó khăn lớn nhất là gì, bạn đã làm thế nào để vượt qua nó và bạn học được gì từ những thử thách đó? LVL: Khó khăn mà mình đã và vẫn đang gặp phải đó là chưa được tiếp xúc nhiều với quy trình làm việc thực tế của tập đoàn, vì là thực tập sinh nên mình được giao nhiệm vụ chủ yếu về nghiên cứu tìm hiểu các bài toán. Vì nhịp độ làm việc khác với nhân viên chính thức nên cũng gây khó khăn cho mình trong việc hòa nhập với mọi người. Tuy nhiên, mình chọn lựa nơi thực tập theo định hướng của bản thân nên mình nghĩ những khó khăn đó chỉ là tạm thời và những khó khăn hiện tại cũng đã giảm đi rất nhiều so với lúc mới bắt đầu thực tập. PV: Cảm ơn bạn đã giành thời gian cho cuộc phỏng vấn. Chúc bạn một ngày tốt lành. LVL: oke, chào bạn

Lê Vũ Lợi - Sinh viên năm 4, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông Đại học Bách Khoa Hà nội

12


Sinh viên Bách khoa và chuyện làm thêm FROM

PHI

DUY

HAI

Sinh viên Bách khoa – Một cái tên gọi ngắn nhưng mang theo biết bao ý nghĩa. Đã có biết bao thế hệ học sinh ao ước một lần được tự gọi mình bằng cái tên đó nhưng không phải ai cũng làm được. Tôi là một trong những người may mắn hơn. Cho đến nay tôi đã học ở Đại học Bách khoa Hà Nội, ngôi trường này đã dạy cho tôi biết bao nhiêu điều, từ kiến thức học tập cho đến cả kĩ năng sống cần thiết. Tôi vẫn luôn nhớ điều mà thầy hướng dẫn của tôi đã dặn dò khi tôi lên giới thiệu với thầy: “Thử thách tôi luyện con người. Là một sinh viên, đặc biệt là sinh viên bách khoa, em phải dám thử thách bản thân mình. Đừng sợ thất bại, hãy cứ đương đầu với thử thách, đó mới là thứ phát triển con người!” Chính vì vậy, khi đang học năm thứ 2 Đại học, tôi đã quyết định sẽ đi làm thêm.

13


Tại thời điểm đó thực sự tôi chưa bao giờ làm bất cứ một công việc nào ra tiền nên tôi cũng khá mông lung. Vùng an toàn của tôi khi đó chính là giảng đường Đại học, tôi đã nghĩ rằng chỉ cần mình học hành chăm chỉ, có điểm số cao là sẽ nghiễm nhiên có các cơ hội tốt khi ra trường, nhưng đồng thời một phần trong tôi cũng biết rằng mình đang thiếu quá nhiều những kĩ năng mềm cần thiết, từ kĩ năng giao tiếp cho đến khả năng làm việc nhóm. Do đó, tôi quyết định mình phải bước ra khỏi vùng an toàn, đương đầu với thử thách để kiếm thêm thu nhập và kinh nghiệm sống. Vì bản thân cũng có chút vốn Tiếng Anh nên chiến thuật của tôi là tìm những công việc liên quan đến ngoại ngữ nhưng không yêu cầu nhiều kinh nghiệm, cuối cùng tôi đã nộp CV vào vị trí trợ giảng của trung tâm tiếng anh cho trẻ nhỏ Apollo English Junior. Quá trình phỏng vấn xin việc cũng khá khó khăn, đầu tiên phải làm một bài kiểm tra trình độ tiếng Anh nghe viết, rồi phỏng vấn với giáo viên nước ngoài và kết thúc bằng một buổi phỏng vấn với chị quản lí người Việt. Tuy rằng chưa bao giờ thực hiện những việc này nhưng với tinh thần dám đương đầu với thử thách của sinh viên Bách khoa, tôi đã cố gắng thực hiện tất cả các vòng với 100% khả năng của mình. Và thật may mắn, ba ngày sau, phía phòng nhân sự của Apollo thông báo rằng tôi đã được nhận vào! Thông báo này khiến tôi vui mừng khôn xiết vì cuối cùng tôi đã có được công việc chính thức đầu tiên.

14


Nhưng đến bây giờ, khi ngoảnh lại tôi mới nhận ra đó mới là thử thách đầu tiên, quá trình làm việc gian nan hơn tôi tưởng rất nhiều. Trong 1 tuần đầu tiên, các trợ giảng mới sẽ được cấp trên huấn luyện, đào tạo những việc cần làm và những việc nên tránh, sau đó chúng tôi được giao về các lớp để hỗ trợ các trợ giảng cũ. Trông trẻ con thực sự là một công việc khó khăn, nhất là đối với một thằng nhóc 19 tuổi chưa có kinh nghiệm như tôi. Nhưng tôi hiểu rằng đó là một thử thách và mình cần phải vượt qua, chính suy nghĩ đó đã giúp tôi hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Bách khoa cũng đã rèn luyện cho tôi sự tự tin và nhiệt huyết tuổi trẻ, chính điều đó đã giúp tôi có thể làm quen với đồng nghiệp và các cháu nhỏ vô cùng thuận lợi. Trong công việc này, việc phải làm việc nhóm, giao tiếp với giáo viên và trợ giảng khác là tối quan trọng, nếu không làm được điều đó thì bạn gần như không thể quản được một lớp với 20 đứa nhóc 4 tuổi. Quá trình làm việc ở đây đã khiến tôi từ một sinh viên chỉ học tập và làm việc một mình suốt 2 năm trời trở thành một con người hòa đồng, thân thiện hơn rất nhiều. Vốn tiếng Anh cộng với khả năng làm việc dưới áp lực của tôi cũng liên tục được rèn luyện trong thời gian giảng dạy ở trung tâm tiếng Anh này.

15


Giờ nghĩ lại, phần việc áp lực nhất trong suốt thời gian làm việc ở đây có lẽ là khi phải họp phụ huynh lớp. Trung tâm Tiếng Anh này cũng khá nổi tiếng và đắt tiền nên hầu hết các gia đình đưa con vào đây đều là những doanh nhân thành đạt, tự tin thậm chí còn có phần độc đoán trong khi ra quyết định. Điều này tôi đã được nghe kể từ các chị lâu năm hơn, chính vì vậy trước buổi họp phụ huynh tôi thực sự đã cảm thấy rất hồi hộp, lo lắng, không biết có gây ra lỗi nào không. Chính những lúc căng thẳng đó tôi lại nhớ về câu nỏi của thầy hướng dẫn: “Sinh viên bách khoa phải dám đương đầu với thử thách”, câu nói đó đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh và sự bình tĩnh để hoàn thành buổi họp phụ huynh đầu tiên đó. Quả thực trong suốt thời gian làm việc ở Apollo, tôi đã gặp không biết bao nhiêu thử thách, từ những lần học viên đánh nhau cho đến những khiếu nại trực tiếp của phụ huynh, chính những tình huống bất ngờ đó đã rèn luyện tôi trở thành một con người trưởng thành và toàn diện hơn rất nhiều. Tôi làm việc ở trung tâm đó trong 1,5 năm và đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều anh chị em ở đó, điều đó làm tôi vô cùng biết ơn. Tôi cũng đã thay đổi rất nhiều trong 1,5 năm đó, duy chỉ có một điều là không thay đổi, đó chính là tinh thần luôn sẵn sàng đón nhận thử thách của sinh viên Bách khoa Hà Nội!

16


SINH VIÊN BÁCH KHOA VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI Khi nhắc đến sinh viên Bách khoa, mọi nguời thường nghĩ đến những cô/cậu sinh viên hăng say học tập nhưng cũng mang một trái tim nồng ấm, đầy nhiệt huyết muốn cống hiến cho cộng động và xã hội. Hình ảnh các anh/chị tình nguyện áo xanh không quản nắng mưa đi đến các vùng xa xôi hẻo lánh để lan tỏa kiến thức và tình thường, hay hình ảnh một anh tình nguyện cõng một thí sinh không có khả năng đi tới phòng thi đã để lại những ấn tượng sâu sắc khó phai với nhiều người. Và hôm nay hãy cùng tạp chí lắng nghe những chia sẻ của những người trong cuộc để tìm ra nguyên nhân động lực nào lại khiến các bạn hăng say như vậy. ĐỘNG LỰC GÌ KHIẾN BẠN THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN?

Cái này chắc phải kể theo lộ trình thời gian. Đầu tiên là năm nhất, khi mới vào đại học, động lực tham gia các hoạt động tình nguyện của tôi là muốn phát triển bản thân, khám phá thêm được nhiều điều, nhiều khả năng mà bản thân mình chưa có cơ hội để thể hiện, bên cạnh đó còn để có thêm nhiều mối quan hệ anh em bạn bè nữa. Lâu dần, cho đến năm 4 như bây giờ, mình vẫn gắn bó với các công việc tình nguyện là vì tôi cảm thấy những ý nghĩa thực sự của nó đến sinh viên, đến cộng đồng và muốn tiếp tục phát triển điều này hơn nữa khi còn có thể. L.P.H.S - Thành viên Câu lạc bộ Hỗ trợ học tập

Thứ nhất, việc tham gia các hoạt động tình nguyện sẽ giúp cho mình rèn luyện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tin học văn phòng,... Thứ hai, tham gia tình nguyện sẽ giúp mình làm quen được nhiều bạn mới hơn, mở rộng các mối quan hệ. Thứ ba, việc tham gia các hoạt động giúp mình học được cách để lan tỏa yêu thương, biết cách giúp đỡ người khác từ đó hoàn thiện bản thân hơn. Cuối cùng, việc tham gia các hoạt động Đoàn - Hội, các phong trào tình nguyện là tiếp nối truyền thống của Tuổi trẻ Đại học Bách khoa Hà Nội - Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội có sức trẻ và nghị lực, luôn sống hết mình vì tương lai. Vũ Trọng Tú - Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Hỗ trợ học tập

17


HÃY KỂ VỀ MỘT KỶ NIỆM KHÓ QUÊN CỦA BẠN KHI THAM GIA TÌNH NGUYỆN?

Đó là lần đầu tiên tôi tham gia chương trình "Đông ấm" cùng với Đội tình nguyện. Tôi nhớ khi đó tôi vẫn là 1 cậu bé năm nhất, bước vào Đại học với sự trải đời xấp xỉ 0, khi nghe các anh chị nói đêm nay chúng ta sẽ đi thăm người vô gia cư, lòng tôi tràn ngập cảm giác hào hứng, vì đơn giản tôi chưa được đi những hoạt động như thế này bao giờ, thêm nữa, với sự chuẩn bị chu đáo và nghiêm túc hơn hết của mọi người, tôi hiểu đây là một hoạt động thực sự ... như các anh chị từng nói với tôi, "sẽ khiến em không thể quên". Và đúng là như vậy! Ngồi sau xe của anh Đội trưởng, tôi cùng mọi người đi qua khắp những nẻo đường, những góc tối của Hà Nội mà tôi từ nhỏ đến lớn chưa từng được chứng kiến. Có người từng nói với tôi, một thành phố hoa lệ là thành phố có nhiều hoa và cả lệ nữa. Lúc đó tôi cũng nghĩa Hà Nội quả là một thành phố hoa lệ. Có rất nhiều những mảnh đời, những câu chuyện, những con người mà tôi không thể nào quên. Khi đưa từng chiếc bánh, từng hộp sữa, tôi không cảm thấy là mình đang giúp gì được họ, vì trong tâm trí chỉ nghĩ rằng làm sao 1 ổ bánh 1 lon sữa có thể giúp họ vượt qua câu chuyện kia được đây. Khi trở về, tôi cũng hỏi các anh chị câu hỏi đó, mọi người cười và nói với tôi rằng, tình nguyện không phải là chuyện gì to tát cả, hãy cứ giữ cho mình một con tim nhân hậu như thế, và sau này truyền lại cho thế hệ sau em nhé. Sau này tôi nghĩ lại, nghĩ về nụ cười của cụ ông hôm đó, ánh mắt sáng ngời của cậu bé 5 tuổi ăn mặc phong phanh được nhận một chiếc áo khoác mới, tôi đã hiểu. Phạm Đình Dương - Thành viên đội tình nguyện CTES

Đó là lần đầu tiên mà mình chạy lửa trại trong chương trình Mùa đông ấm. Lúc đó mình còn đang là sinh viên năm nhất, Ban tổ chức chương trình là các anh chị của mình, vô cùng vui tính, nhiệt tình và trách nhiệm. Trong lúc chạy lửa trại mọi người trở nên gần gũi rất tự nhiên, tình nguyện viên và bà con trong xã đều nắm tay nhau cùng chạy. Chạy lửa trại rất mệt mà không hiểu sao mình có sức chạy rất lâu, phải đến 30 phút. Lúc đó đã có rất nhiều anh chị và bạn của mình khóc, khóc vì bao nhiêu công sức mình bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng bằng một chương trình thành công. Sau này mình có tham gia nhiều chương trình Đông ấm nữa nhưng mùa đông ấm đầu tiên là kỉ niệm đáng nhớ nhất đối với mình. Lê Vũ Lợi - Thành viên Hội Đồng Hương Sinh Viên Tam Nông

18


KTX Bách Khoa 1. An ninh: Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Quản lý ký túc xá hợp đồng với lực lượng bảo vệ chuyển nghiệp góp phần duy trì ký túc xá vào nề nếp an ninh chính trị và an toàn xã hội luôn được đảm bảo đảm mở cửa ký túc xá lúc 5h30 và đóng lúc 23h đảm bảo lành mạnh cho sinh viên nội trú.

2. Vệ sinh: Ban quản lý ký túc xá đã hợp đồng với công ty chuyên cung cấp dịch vụ vệ sinh đảm bảo vệ sinh khuôn viên, vệ sinh trong phòng ở tạo ra môi trường sống an toàn, vệ sinh sạch sẽ.

3. Dịch vụ khác cho sinh viên: Trong ktx có các quầy dịch vụ tạp hoá cho sinh viên mua bán một cách thuận tiện nhanh chóng. Các quán cơm ngay dưới các toà nhà thuận tiện cho sinh viên ăn uống và giải khát sau những phút hoạt động thể thao.

19


4. Môi trường KTX Covid_19 làm cho đất nước một phen khốn đốn về cả vật chất lẫn tinh thần, nhưng thật tuyệt vời vì những đợt cứu trợ sinh viên kịp thời của KTX đã giúp cho phụ huynh và sinh viên đỡ đi được phần nào tổn thất về vật chất lẫn con tim mong manh.

5. Cơ sở vật chất KTX Ký túc xá bao gồm 10 dãy nhà, trong đó có 8 dãy nhà 4-5 tầng, 2 dãy nhà 1 tầng với tổng cộng 435 phòng, có thể đón nhận 4200 sinh viên trong đó có các sinh viên thuộc diện chính sách và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vào nội trú.

6. Đời sống sinh viên KTX: Trong KTX có tiệm giặt là Friendly tại B6 do Trung tâm quản lý KTX mở ra luôn phục vụ sinh viên với mức giá rẻ vô cùng. Cùng với đó là không gian học tập sáng tạo Costudying tại tầng 5 KTX B10 với diện tích lên tới 100m2 là sự lựa chọn phù hợp cho sinh viên học tập.

7. Hoạt động thể thao trong KTX: Hệ thống sân tập thể thao trong ký túc xá gồm có sân bóng B9 với hệ thống xà đơn xà kép, sân bóng chuyền bóng rổB7,B5,B13,B10 được sử dụng cho môn đá cầu phục vụ cho sinh viên thể thao sau giờ học tập trên lớp.

20


Tình yêu sinh viên Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở và hấp dẫn. Bước vào giảng đường đại học, những tân sinh viên sẽ phải đối mặt với rất nhiều thứ lạ lẫm, trong đó tình yêu là một vấn đề mà các sinh viên luôn quan tâm đến. Sinh viên bách khoa chúng ta cũng không ngoại lệ, nhất là khi ĐH Bách Khoa là một trường khoa học kĩ thuật, số lượng sinh viên nam đông và phân bố không đều theo các nhóm ngành. Nhiều bạn khi mới vào trường đã tìm được ngay cho mình một người bạn gái hay bạn trai, còn nhiều bạn thì mãi mà vẫn chưa có được nửa kia của mình. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Trước hết hãy cùng nói về các bạn nam. Trên quan điểm của một chàng trai Bách Khoa, tôi cho rằng các bạn nam có nhiều và cũng thiếu nhiều điểm để có một tình yêu sinh viên đẹp. Đầu tiên, do đặc thù về ngành học khi chọn, sinh viên nam các ngành kĩ thuật thường rất đông và có rất ít bạn nữ theo học các ngành này. Chính vì vậy mà cơ hội tiếp xúc với các bạn giảm đi rất nhiều. Hàng ngày chỉ nói chuyện và chơi với các bạn nam khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các bạn sinh viên nam. Họ thường quan tâm đến các chủ đề về học tập, trò chơi, công việc,… và thường có ít điểm chung với các bạn nữ dẫn đến việc có cơ hội gặp mặt nói chuyện với các bạn nữ thì cũng không biết nói gì và không nói được nhiều. Thứ hai, trai Bách Khoa tuy mạnh mẽ trước những người khác nhưng lại khá nhút nhát, rụt rè khi gặp con gái. Đơn giản như việc ra xin info của một bạn gái học trên thư viện hay cùng giảng đường cũng thật là khó với một số bạn. Chính sự rụt rè và tự ti đó đã ngăn cản các bạn gặp được người mình yêu thương và có một tình yêu sinh viên. 21


Bên cạnh những thiếu sót đó, các bạn nam Bách Khoa cũng có rất nhiều điểm tốt nhé. Sự mộc mạc và chân thành là những điểm cộng lớn nhất của các bạn. Chính vì thật khó để có được người yêu nên các bạn nam Bách Khoa thường rất chung thủy, khi yêu là yêu hết mình. Con trai Bách Khoa không khô khan như các bạn nghĩ, họ rất ngọt ngào và lãng mạn khi yêu được đúng người. Không những vậy, với sự thông minh và hiểu biết của mình, một bạn trai Bách Khoa là rất phù hợp để vừa làm người yêu, vừa là người bạn, người thầy giúp đỡ các bạn nữ trong học tập và công việc. Dù cho sự thật thà, không biết nịnh hay quan tâm đúng cách của các bạn nam trong tình yêu có lúc sẽ làm các bạn nữ cảm thấy có chút thất vọng, trai bách Khoa vẫn là một sự lựa chọn tốt cho các chị em nhé.

Về các bạn nữ, họ là những cô gái mạnh mẽ, có cá tính khi chọn ngôi trường này để theo học. Những tính cách và tâm lý đó của các bạn nữ khiến họ đôi khi hơi khó để tìm được người đàn ông để dựa vào. Con gái Bách Khoa còn FA theo tôi chỉ có 3 lí do chính: một là không muốn chủ động tìm mà đợi bạn nam đến tán, hai là tập trung cho công việc, học tập mà không màng tới yêu đương, ba là tiêu chuẩn có hơi cao một chút khi tìm người yêu. Tâm lý đó khiến nhiều bạn nữ dù đến năm 3,4 rồi mà vẫn chưa có người yêu. Tuy vậy, cũng như các bạn nam như đã nói ở trên, các bạn nữ Bách Khoa cũng có 1 trái tim chân thành, chung thủy và luôn hết mình khi yêu. Không phải vì học ở Bách Khoa mà họ trở thành những cô gái khô khan, nam tính mà ngược lại, con gái Bách Khoa luôn giữ được sự dịu dàng, đáng yêu nên không ít chàng trai trong và ngoài trường đều muốn tán tỉnh và yêu họ.

Thời sinh viên thật sự là một thời điểm tốt để có một tình yêu đẹp. Dù nó không còn màu hồng như khi học sinh yêu nhau, tình yêu thời sinh viên sẽ gặp những khó khăn, trở ngại trong xã hội bộn bề này, nhưng những khó khăn đó cũng là một động lực, là sự chuẩn bị cho tình yêu thật sự và tiến xa hơn là hôn nhân. Vậy nên các bạn nếu vẫn chưa tìm được một nửa của mình thì đừng ngại ngần, hãy mạnh mẽ, tự tin nắm bắt cơ hội để có tình yêu sinh viên tuyệt vời nhé. 22


BKers mang màu áo đồng phục đi muôn nơi

Yêu trường Nhắc đến sinh viên Bách Khoa, chắc hẳn ai cũng không thể không nghĩ ngay đến binh đoàn áo đỏ rợp bóng hà nội những ngày cuối thu đầu đông. Một màu đỏ rực rỡ, nhiệt huyết đến từ chiếc áo khoác đồng phục màu đỏ được BKers mang đi muôn nơi, mặc lên trường, mặc về nhà, mặc ra phố, mặc đi tình nguyện, mặc đến cả đi yêu đương cũng mặc.

23


Sinh viên Bách Khoa rất hay mặc áo trường, áo khoa, áo club; đặc biệt là "combo thần thánh" đồng phục thể chất kết hợp với dép tổ ong huyền thoại có thể mặc đi muôn nơi, trong mọi trường hợp. Gu thời trang phang thời tiết, trăm nơi như một. Đặc biệt là mùa đông,

các BKers sẽ nhuộm đỏ Bách Khoa (đôi khi là cả HN) với màu áo đỏ rực, chất như nước cất. Tại sao ư? "Đơn giản vì sáng sớm mà dậy muộn, làm gì có thời gian phối đồ, vớ được gì mặc đấy thôi, với cả cũng không sợ ai để ý mặc gì, đã vậy còn thoải mái lăn lê bò toài."

HUST confession #4688 từ một bạn sinh viên không học Bách Khoa nhưng lại bị màu áo đồng phục đỏ rực rỡ hấp dẫn có viết thế này: "Vào một chiều mùa đông, mình có việc đi qua cổng Trần Đại Nghĩa, đúng vào lúc tan học. Ai cũng khoác trên mình đồng phục mùa đông đỏ đầy xao xuyến. Trời đông ảm đạm, nhưng những chiếc áo Bách Khoa như làm rực làm ấm cả một góc trời. Cảnh tượng lúc đó gây thương nhớ trong mình đến tận bây giờ, khó quên lắm. Mình chưa sống hết thanh xuân nên không dám thề thốt hay khẳng định điều gì, nhưng khung cảnh Bách Khoa giờ tan trường, khi các bạn sinh viên đều khoác lên mình đồng phục đỏ, phủ đầy con phố sẽ là khung cảnh rung động một thời thanh xuân đáng nhớ."

24


Một bạn đã gửi lên HUST confession một bức tâm thư: "Mặc áo Bách Khoa là để biết sinh viên Bách Khoa với các trường khác! Mình nghĩ các bạn hoàn toàn có quyền tự hào về điều đó lắm chứ, 12 năm nỗ lực học tập để thi vào Bách Khoa cực biết mấy. Dĩ nhiên kkhông phải là khoe mẽ, vỗ ngực nói linh tinh; chỉ có tự hào và yêu quý nó, thì chúng ta mới có thể làm tốt , học tốt và cố gắng hết mình được! Nếu các bạn cơ khí học môn chuyên ngành thì thấy các thầy cũng rất hay mặc đồng phục nhé, có khi đều đặn luôn như

thầy Quyền dạy cơ, thầy Huy bên cơ sở thiết kế máy.... Hồi năm 3 học chi tiết máy, thầy Huy có đố sinh viên biết là mấy màu sắc và ký hiệu trên áo có ý nghĩa là gì. Chẳng ai biết... Thầy bảo rằng màu xanh trên cùng của áo là bầu trời đó là ước mơ hi vọng, màu trắng giấy tượng trưng cho bản vẽ, cái chân ngoe ra là compa, cái vòng tròn lõm là bánh răng. Màu nền của logo giống màu cờ tổ quốc. 1 chiếc áo như vậy, chả có gì phải ngại khi được mặc trên người cả."

Nếu ví tình yêu Bách khoa như một tác phẩm nghệ thuật, thì các tác phẩm của BKers có rất nhiều cách thể hiện khác nhau. Khoác trên mình bộ quần áo đồng phục Bách Khoa đi muôn nơi là một trong số đó. 25

Collected and designed by __Nguyen Mai Phuong__


26


Sinh viên Bách khoa là vậy đó, vẫn luôn đầy nhiệt huyết và đam mê, luôn sống hết mình với tuổi trẻ, sẵn sàng đương đầu với thử thách để vươn đến đỉnh cao của tri thức. Một chiều mùa thu, ngày 6 tháng 10 năm 2020

Bách khoa trong tôi là! Sáng tác: ZAZILY

Tôi còn nhớ những ngày đầu mới bước chân vào Bách khoa Đi đâu cũng phải hỏi thăm ở những tòa nhà ở cách xa Ban đầu hơi bỡ ngỡ với ngôi trường khá mới lạ Nhưng rồi dần dần cũng quen với một cuộc sống khi xa nhà Tôi nhớ thí nghiệm vật lý nhớ khu D3 huyển thoại Tôi nhớ tới những bài thơ các anh chị khóa trước truyền lại Hồi đó có những môn cả nửa lớp phải học lại Sau 1 năm rồi mới phân khoa rồi mới định hướng cho tương lai Tôi nhớ những môn đường lối tư tưởng lê nin rồi các mác Cô giáo sô lô trên bảng sinh viên cứ ù ù cạc cạc Tôi nhớ hạn chế toeic tôi nhớ cảnh cáo tiếng anh Và tôi nhớ những thằng siêu nhân mà phải ạ nó môn tiếng anh Có những lần thức cả đêm chỉ để lo đăng ký học Có khi mệt mỏi với những đồ án vất vả rồi nặng nhọc Nhưng học là như vậy học thì phải chuối Nếu mà học dễ thì chắc kỹ sư đã nhiều như muỗi Tôi nhớ đôi lần bỏ học ra Lê Thanh Nghị chém đế chế Cũng chẳng hối hận vì ai cũng từng có một thời đam mê Nhưng cái gì cũng thế học hành không nên bỏ bê Tôi nhớ trà chanh B6 chém gió ôi sao cờ rây zê Tôi thích những tiếng ồn ào đến từ sinh viên tình nguyện Thích tiếng đàn sáo hồ tiền cùng với biết bao nhiêu câu chuyện Tôi quý những người thầy với những năm tháng nhiệt huyết Tuy đã già những gần gũi và cháy hết mình vì sinh viên Đôi khi ở trong cuộc sống nhìn lại những quãng đường ta qua Đôi lúc cảm xúc hiện diện cầm bút rồi viết lên một khúc ca ................................................................................ ...................................................................... ...............................................................

.............................................


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.