Quảng Trường Trung Tâm Thủ Thiêm - Đồ Án Tốt Nghiệp Ngành Kiến Trúc Cảnh Quan 2021

Page 1

THU THIEM P L A Z A

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA 2016-2021

THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN QUẢNG TRƯỜNG TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC SVTH // TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHƯƠNG VY

LỚP // KTCQ 16

MSSV // 16511001344

GVHD // THS.KTS NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC


2


Khung cảnh khu bờ sông về đêm

THU THIEM P L A Z A

3


MỤC LỤC 4

PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỒ ÁN

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

1. Tên đồ án

06

1. Đánh giá giá trị văn hóa - lịch sử - xã hội

18

2. Lý do chọn đề tài

06

2. Đánh giá điều kiện vi khí hậu

20

3. Quy mô khu đất

07

3. Đánh giá hiện trạng giao thông

21

4. Lịch sử hình thành - Định hướng quy hoạch khu đất

08

4. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất

22

5. Liên hệ vị trí khu đất

10

5. Đánh giá tác động không gian đến cảm nhận người sử dụng

24

6. Các công trình - dự án có liên quan đến khu đất

12

6. Đánh giá hiện trạng cây xanh - mặt nước

25

7. Mục tiêu thiết kế

16

7. Đánh giá hiện trạng thủy văn

26

8. Đánh giá hiện trạng tổng hợp

27

9. Đánh giá S.W.O.T hiện trạng tổng hợp

28


PHẦN III: CÁC CƠ SỞ

PHẦN IV: THIẾT KẾ

1. Cơ sở pháp lý

30

1. Mặt bằng tổng thể kiến trúc cảnh quan

38

1.1 Các văn bản pháp lý liên quan

30

2. Mặt cắt phối cảnh toàn khu

40

1.2 Các tiêu chuẩn liên quan

30

3. Các sơ đồ ý tưởng thiết kế theo mục tiêu

42

1.3 Các bản đồ liên quan

30

4. Khung hướng dẫn thiết kế tổng thể

62

2. Cơ sở tính toán

31

5. Khai triển thiết kế một số khu vực

68

3. Cơ sở lý thuyết

33

Khu bờ sông

70

4. Cơ sở thực tiễn

33

Khu khán đài + khu dòng chảy lịch sử

76

5. Các đồ án tham khảo

35

Khu quảng trường giải trí + hồ nước mặt trời

82

6. Đánh giá tác động của thiết kế

90

6.1 Góc độ xã hội

90

6.2 Góc độ môi trường

90

6.3 Góc độ kinh tế

90

5


1. TÊN ĐỒ ÁN Thiết kế kiến trúc cảnh quan khu quảng trường trung tâm tại khu đô thị mới Thủ Thiêm – Thành Phố Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh.

2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thành phố đang trong đà phát triển mạnh mẽ, dân số cũng đang dần tăng cao, kéo theo đó thì những nhu cầu của con người cũng đang phát triển, đặc biệt là về chất lượng cuộc sống. Thực trạng các không gian quảng trường tại TP.HCM còn thiếu tính hấp dẫn, và cũng đang dần quá tải, không đáp ứng được các nhu cầu của con người. TP.HCM là một thành phố có quá trình lịch sử và đang phát triển ngày càng văn minh hiện đại, thành phố cần một không gian có thể lưu lại và ghi dấu quá trình ấy, đồng thời thể hiện được tính hiện đại, phát triển theo hiện thời ngày nay và tương lai. Theo phướng án quy hoạch của Sasaki, Thủ Thiêm được phân ra thành 8 khu chức năng chính, khu quảng trường này thuộc khu trung tâm, đây sẽ là nơi diễn ra các hoạt động, nơi tụ họp đông đảo cư dân. Vì thế, yếu tố thẩm mỹ, cách thức tổ chức cảnh quan và hoạt động tại khu vực này là rất cần thiết để có thể giải quyết được các vấn đề đã được đề cập ở trên.

PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 6


3. QUY MÔ KHU ĐẤT Quy mô: 18.1ha Chức năng: quảng trường trung tâm đô thị Chủ đầu tư: Công ty địa ốc Đại Quang Minh Khu đất thiết kế được giới hạn như sau: • Phía Bắc giáp khu dân cư phức hợp mật độ cao. • Phía Nam giáp khu dân cư phức hợp mật độ cao và quần thể nhà thờ Thủ Thiêm. • Phía Tây giáp sông Sài Gòn. • Phía Đông giáp đường ven hồ trung tâm.

7


4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH Tên gọi Thủ Thiêm đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII. Tên gọi này được giải thích như sau: Thủ là đồn canh dưới thời phong kiến và cũng là chức vụ để chỉ người đứng đầu một tổ chức, một đơn vị hành chính nào đó, giống như thủ lĩnh, thủ thư, thủ tướng... Chính quyền thời ấy đã cho lập đồn binh ở Thủ Thiêm để kiểm soát việc đi lại trên sông Sài Gòn và để phòng thủ cho khu vực trung tâm. Có thể do người chỉ huy đồn binh tên là Thiêm nên dân gian quen gọi đồn binh đó là Thủ Thiêm và sau đó tên này trở thành tên của vùng đất. Một địa danh quen thuộc, đã có tên tuổi, cùng với lịch sử hình thành vùng đất này, trước tiên phải kể đó là Bến đò Thủ Thiêm. Bến đò là địa điểm tiếp nhận đầu tiên của cư dân vùng đất này. Tại đây con người bắt đầu xây dựng, tổ chức cuộc sống của mình bằng nghề chài lưới, buôn bán trên sông. Dần dần về sau bằng sức mạnh của cộng

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

đồng làng xã, họ đặt chân đến những vùng đất liền để khai hoang, định cư và sinh sống, tạo dựng nên một cộng đồng dân cư như Thủ Thiêm ngày nay. Do là vùng trũng, đầm lầy nên Thủ Thiêm xưa thành nơi thuận lợi cho cây bàng và lác phá triển. Người dân tận dụng lá bàng đan buồm dùng để đi ghe trên sông. Địa danh ấp Cây Bàng, bến đò Cây Bàng cũng hình thành và tồn tại đến sau này. Sau khi bến đò và khu dân cư bị giải tỏa hơn 10 năm trước, ít ai còn biết đén tên gọi này trừ người Thủ Thiêm cố cựu. Thủ Thiêm xưa còn ghi lại qua dấu tích hàng trăm năm của các công trình tôn giáo, nhất là hệ thống tu viện, nhà thờ của Hội dòng Mến Thánh giá còn tồn tại đến ngày nay. Vào giữa thế kỷ 19, vua Minh Mạng tìm diệt người theo đạo Công giáo sau loạn Lê Văn Khôi nên các nữ tu chạy đến vùng Thủ Thiêm. Họ sau đó khai phá đất hoang rồi xây nên tu viện, nhà dòng,...Hiện công trình tôn giáo này có lịch sử gần 180 năm.

2003

8

2009

2012

2014


Năm 2003, Sasaki Associates (Hoa Kỳ) thắng giải thưởng cuộc thi thiết kế trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm và sau đó tiếp tục điều chỉnh đồ án quy hoạch cho tới năm 2012. Tầm nhìn cho bán đảo Thủ Thiêm khi này là một “trái tim mới” trong thế kỷ 21 cho TP.HCM, với sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống kênh rạch, công viên thiên nhiên, không gian công cộng, những thiết kế kiến trúc đương đại nhưng vẫn bảo tồn tỷ lệ đô thị thân thiện với con người. Dải công viên ven bờ sông Sài Gòn: dải công viên ven mặt nước tạo thành một hành lang xanh trong lòng bán đảo: vùng châu thổ thấp phía Nam Thủ Thiêm được bảo tồn

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH

để giành thêm không gian cho nước và thiên nhiên, kết nối giữa các không gian xanh này là những dòng kênh, những đại lộ và quảng trường mở tầm nhìn từ lõi Thủ Thiêm ra tới sông Sài Gòn và thành phố cũ phía bên kia dòng nước. Thủ Thiêm mang trong mình trọng trách là một đô thị mới, là một trung tâm kinh tế tài chính quốc tế, với hình ảnh hiện đại những vẫn kết nối chặt chẽ với khu trung tâm hiện hữu.

2017

2021

Bản đồ quy hoạch sử đụng đất Thủ Thiêm

Mặt bằng minh họa đồ án quy hoạch Thủ Thiêm

9


5. LIÊN HỆ VỊ TRÍ KHU ĐẤT LIÊN HỆ VỊ TRÍ KHU ĐẤT TRONG KHU ĐÔ THỊ THỦ THIÊM Theo đồ án quy hoạch phân khu chức năng khu đô thị mới Thủ Thiêm – Sasaki thực hiện Sasaki, Thủ Thiêm được phân ra thành 8 khu chức năng chính, khu đất thiết kế nằm trong khu chức năng số 1 – là khu chức năng quan trọng nhất của khu đô thị, tập trung chủ yếu vào việc phát triển trung tâm thương mại, tài chính của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nước nói chung. • Dân số: 14.900 người. • Người làm việc: 82.000 người. • Chiều cao công trình: 4 - 50 tầng. • Hệ số sử dụng đất trung bình: 6.94. Khu chức năng số 1 Là khu trung tâm thương mại và dịch vụ đa chức năng. Các tòa nhà cao nhất được bố trí dọc theo đại lộ Vòng cung và Quảng trường Trung tâm, chiều cao giảm dần về phía sông Sài Gòn và hồ trung tâm. Khu chức năng số 2 Là khu phức hợp với các chức năng thương mại, đa chức năng và thể thao và giải trí. Toàn bộ khu này lại được chia thành 3 khu nhỏ gồm khu 2a ở phía Bắc của đại lộ Đông Tây, khu 2b là khu phức hợp Tháp quan sát và khu 2c là khu Phức hợp thể thao và giải trí. Các công trình cao tầng cũng được bố trí dọc theo Đại lộ Vòng cung và Quảng trường kiểu như khu chức năng 1. Khu chức năng số 3 Khu thương mại đa chức năng xây cao tầng có các chức năng dân cư hỗn hợp với mật độ xây dựng thấp hơn ở phía sông Sài Gòn và Hồ Trung tâm. Khu chức năng số 4 Là khu dân cư hỗn hợp phía Bắc Thủ Thiêm. Các chức năng cư dân hỗn hợp và các công trình công cộng mật độ thấp về phía bờ sông Sài Gòn. Khu chức năng số 5 Bao gồm các công trình công cộng nằm phía Bắc đại lộ Đông Tây và khu cư dân có mật độ thấp ở phía Nam đại lộ Đông Tây cùng với các công trình thương mại dọc theo tuyến đại lộ Đông Tây và đường Bắc – Nam. Khu chức năng số 6 Là khu vực nằm dọc Đại lộ Đông Tây và ở giữa kênh rạch tự nhiên của bán đảo Thủ Thiêm. Khu chức năng số 7 Là khu chức năng ở cực Đông của Thủ Thiêm, gồm các chức năng như sau : • Khu ở phức hợp phía Đông • Khu khách sạn nghỉ dưỡng Vùng Châu thổ phía Nam • Khu Phức hợp Bến Du thuyền Khu chức năng số 8 Là khu vực để phát triển sinh thái đa dạng nhất tại khu đô thị Thủ Thiêm. Hầu hết khu vực này đều là đất trồng đước, có các tuyến giao thông thủy, các dự án phát triển phải được cân nhắc lỹ nhằm bảo tồn khu vực quan trọng này . Sơ đồ phân khu chức năng khu đô thị mới Thủ Thiêm

10


Trong bán kính 500m (Dễ dàng kết nối các khu vực bằng đường đi bộ) Phía Bắc - Nam khu vực quảng trường là các công trình thương mại, công trình văn hóa và công trình tôn giáo có lịch sử lâu đời.

LIÊN HỆ VỊ TRÍ KHU ĐẤT TRONG BÁN KÍNH 1-2km

Phía Đông - Tây là công viên bờ sông Sài Gòn và công viên Hồ trung tâm. Ngoài ra xung quanh là các khu dân cư phức hợp - đa chức năng. --> Người dân khu vực và khách du lịch thuận lợi tiếp cận, kết nối các không gian khác nhau từ không gian thương mai đến các không gian mở ngoài trời và công viên. Trong bán kính 1km (Có thể kết nối các khu vực bằng đường đi bộ) Bán kính mở ra thêm 500m là các khu công viên, mặt nước, các khu dân cư mật độ cao và dân cư đa chức năng và với 1 số các không gian mở ở quận 1 (quảng trường Mê Linh, công viên Bạch Đằng, phố đi bộ Nguyễn Huệ). --> Có thể kết nối các không gian mở tại quận 1 bằng cầu đi bộ.

Quảng Trường Mê Linh

Công viên Bạch Đằng

Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Trong bán kính 2km (Phù hợp kết nối các khu vực bằng các phương tiện giao thông) Với bán kính 2km tính từ khu vực thiết kế, ngoài các khu vực với chức năng ở, công trình dịch vụ công cộng (trong khu đô thị Thủ Thiêm) là các không gian mở, công viên khác như Hồ con Rùa, Thảo cầm viên, công viên Tao Đàn, công viên 30/4, công viên 23/9.

Công viên 23/9

Thảo Cầm Viên

CHÚ THÍCH Thương mại

Cơ quan hành chính

Thương mại đa chức năng

Bệnh viện

Dân cư đa chức năng

Công trình tôn giáo

Dân cư mật độ cao

Công viên công cộng

Dân cư mật độ trung bình

Khu đất ngập nước

Dân cư mật độ thấp

Đường giao thông

Công trình văn hóa

Mặt nước

Trường học

Ranh khu đất thiết kế

Công viên 30/4

Công viên Tao Đàn

Hồ Con Rùa

Công viên phần mềm

11


6. CÁC CÔNG TRÌNH - DỰ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN KHU ĐẤT

1. Trung tâm triển lãm quy hoạch thành phố.

3. Công viên bờ sông.

5. Khu dân cư phức hợp Eco Smart City.

2. Khu dân cư phức hợp Sóng Việt.

4. Quần thể nhà thờ Thủ Thiêm.

6. Công viên hồ trung tâm.

Năm 2003, Sasaki Associates (Hoa Kỳ) thắng giải

1. Trung tâm triển lãm quy hoạch thành phố

thưởng cuộc thi thiết kế trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm

Quy mô: 0.6 ha

và sau đó tiếp tục điều chỉnh đồ án quy hoạch cho tới năm

Trung tâm triển lãm quy hoạch thành phố (cpec – city

2012. Tầm nhìn cho bán đảo Thủ Thiêm khi này là một “trái tim mới” trong thế kỷ 21 cho TP.HCM, với sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống kênh rạch, công viên thiên nhiên, không gian công cộng, những thiết kế kiến trúc đương đại nhưng vẫn bảo tồn tỷ lệ đô thị thân thiện với con người. Dải công viên ven bờ sông Sài Gòn: dải công viên ven mặt nước tạo thành một hành lang xanh trong lòng bán đảo: vùng châu thổ thấp phía Nam Thủ Thiêm được bảo tồn để giành thêm không gian cho nước và thiên nhiên, kết nối giữa các không gian xanh này là những dòng kênh, những đại lộ và quảng trường mở tầm nhìn từ lõi Thủ Thiêm ra tới sông Sài Gòn và thành phố cũ phía bên kia dòng nước. Thủ Thiêm mang trong mình trọng trách là một đô thị

planning exhibition center) được xây dựng trên bán đảo thủ thiêm, khu đô thị mới của Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó: • Tòa nhà được module hóa, đạt hiệu suất cao nhất về thông gió và ánh sáng • Không gian lớn và hội trường với hơn 250 chỗ ngồi • Khu văn phòng trung tâm và phòng họp • Khu vực cafe • Khu đậu xe ngầm với 68 chỗ cho ôtô và 405 chỗ cho xe máy. Một đồ án mang tính biểu tượng, đánh dấu sự hình thành của khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tòa nhà được module hóa, đạt hiệu suất cao nhất về thông gió và ánh sáng.

mới, là một trung tâm kinh tế tài chính quốc tế, với hình

Công trình có cấu trúc khung kết cấu kim loại, ánh sáng

ảnh hiện đại những vẫn kết nối chặt chẽ với khu trung tâm

tự nhiên bên ngoài được lọc qua các lớp mặt kính lớn, phần

hiện hữu.

nào giúp bố trí các không gian trưng bày triển lãm thuận tiện, linh hoạt và tối ưu việc tiêu thụ năng lượng.

12

7. Khu dân cư phức hợp Empire City.

Phối cảnh minh họa khu đô thị Thủ Thiêm


2. Khu dân cư phức hợp Sóng Việt (The Metropole Thu Thiem) Dự án Metropole Thủ Thiêm nằm trong khu trung tâm tài chính – ngân hàng, thương mại và dịch vụ. Sẽ có tất cả 1534 căn hộ Metropole Thủ Thiêm với đủ loại diện tích.

3. Công viên bờ sông Quy mô: 9.05 ha. Công viên bờ sông là công trình công cộng trải dọc theo bờ sông sài gòn tại khu lõi trung tâm thủ thiêm với quy mô 9,05ha, dài 2km từ trung tâm triển lãm quốc tế phía bắc đến khu thể thao và giải trí tại phía nam. Đây là một không gian công cộng rộng lớn có chiều cao trình từ 1,5 – 2m cùng hệ sinh thái tự nhiên đa dạng. Tương lai nơi đây cũng sẽ là công viên bách thảo của thành phố, được phát triển thành trung tâm sinh thái độc đáo, đặc trưng mang bản sắc văn hoá “sông nước Nam Bộ”. Đây sẽ là không gian công cộng đa chức năng với các khu cảnh quan mở rộng, các khu vườn đương đại, lối đi có phủ xanh, sân thi đấu thể thao, sân cỏ, ki-ốt và nghệ thuật công chúng, phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí của người dân thành phố.

4. Quần thể nhà thờ Thủ Thiêm Nhà thờ Thủ Thiêm đầu tiên được xây dựng vào năm 1859 còn Tu viện Thủ Thiêm của Dòng Mến Thánh giá thì đã tồn tại trước đó vào năm 1840. Tính đến nay tổng quan các công trình Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm đã tồn tại gần 2 thế kỷ. Các công trình nằm trong Dòng Mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 4 héc ta, sát bên sông Sài Gòn. Các công trình bên trong được xây dựng theo kiểu kiến trúc Pháp kết hợp văn hóa Á Đông. Màu sơn vàng đặc trưng, những ô cửa sổ, cây me, cây sứ... hàng trăm năm tuổi là những “chứng nhân” lịch sử và văn hóa đặc trưng của công trình văn hóa - tôn giáo này vẫn còn nguyên vẹn.

13


Ngày 12.1.2019, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong kiến nghị giảm quy mô diện tích, tổng mức đầu tư dự án “Khu phức hợp thông minh - Eco Smart City” tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2, TP.HCM). Theo đó ông Nguyễn Thành Phong đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép TP.HCM tiếp tục triển khai thực hiện dự án “Khu phức hợp thông minh” tại Khu chức năng số 2A trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm với quy mô từ 10 lô đất, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2,11 tỉ USD giảm còn 6 lô đất, dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 900 triệu USD. Đồng thời đề xuất cho rút gọn thành phần nhà đầu tư tham gia dự án từ 7 nhà đầu tư xuống còn 4, thuộc Tập đoàn Lotte thực hiện dự án. Dòng Mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm nằm trong khu chức năng 2A. Trước đây, thành phố từng có kế hoạch giải tỏa toàn bộ các công trình này để xây dựng khu đô thị. Đầu tháng 2.2019, UBND thông tin, hướng giải quyết sắp tới của thành phố là giữ lại các công trình chính yếu của Dòng Mến Thánh giá và Nhà thờ Thủ Thiêm.

5. Khu dân cư phức hợp Eco Smart City Đây sẽ là trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp và dân cư đa chức năng, trong đó chức năng tài chính thương mại dịch vụ tổng hợp đóng vai trò rất quan trọng trong khu lõi trung tâm của khu đô thị mới thủ thiêm. Với tổng số vốn đầu tư dự kiến khoảng 20.100 tỷ đồng, quy mô dự án lên rộng 7.45 ha. Khu đô thị EcoSmartCity sẽ được lotte ứng dụng công nghệ thông tin vào việc điều hành, phục vụ nhu cầu sống của cộng đồng cư dân theo mô hình đô thị sinh thái thông minh. Ngày 4/2/2019, thành phố quyết định sẽ được giữ lại các công trình chính yếu của dòng mến thánh giá và nhà thờ thủ thiêm hơn trăm năm tuổi trong khu đô thị mới thủ thiêm. Riêng một số khu vực lân cận sẽ xem xét chỉnh trang cho phù hợp với quy hoạch, đảm bảo mỹ quan đô thị.

14


6. Công viên Hồ Trung Tâm Quy mô: 24 ha. Công viên hồ trung tâm là khu vực lưu giữ nước nhân tạo nhằm mục đích nâng cao chất lượng lọc nước và thải lọc chất độc hại cho nguồn nước sông chảy về từ thượng nguồn. Là một địa điểm vui chơi, giải trí cho người dân thủ thiêm và khách du lịch. Cung văn hóa thiếu nhi Thủ Thiêm (trong công viên hồ trung tâm) Quy mô: 4 ha. Cung văn hóa thiếu nhi cung cấp một điểm nhấn đáng ghi nhớ tại điểm giao nhau giữa đại lộ đông tây và đường bắc nam. Tọa lạc ngay vị trí quan trọng ở hồ trung tâm, là điểm cuối của trục không gian thị giác kéo dài từ quảng trường trung tâm ở khu lõi trung tâm từ quảng trường mê linh phía bên kia bờ sông sài gòn ở quận 1. Cung thiếu nhi cung cấp một không gian thân thiện, khu vực có mái che tương tác cho thiếu nhi, khách du hành đi bộ xuyên qua khu vực trò chơi dẫn đến cung thiếu nhi và hồ trung tâm. Các loại hình hoạt động : • Khu vực có mái che học tập tương tác. • Trung tâm thông tin công cộng. • Hồ bơi và sân thiếu nhi. • Phòng thí nghiệm hồ & thủy sinh học. • Điểm dừng taxi thủy. • Cầu tàu. • Chiếu phim ngoài trời. • Võm thiên văn.

7. Khu dân cư phức hợp Empire City Được quy hoạch phát triển với tổng diện tích 14,6 ha, dự án Empire City gồm 3.787 căn hộ cao cấp, khách sạn, văn phòng, khu bán lẻ và tòa tháp phức hợp cao 86 tầng. Công trình tháp quan sát 86 tầng là điểm nhấn cao nhất cho dự án và toàn khu đô thị mới Thủ Thiêm, có hướng nhìn chính về sông Sài Gòn và trung tâm hiện hữu Quận 1.

15


7. MỤC TIÊU THIẾT KẾ MỤC TIÊU 1

Hình thành biểu tượng đặc trưng cho khu vực, thể hiện được tính nhận diện khu vực rõ ràng và đồng thời biểu hiện được tính chất đô thị hiện đại và tương lai.

MỤC TIÊU 2

Tổ chức các không gian hấp dẫn, có tính liên kết xuyên suốt, chặt

MỤC TIÊU 3

Tận dụng được các yếu tố vốn có bản địa để hình thành không

chẽ với nhau, các không gian kích thích hình thành nên các hoạt động

gian thích nghi được với môi trường tự nhiên, góp phần cải thiện vi

thú vị, thu hút sự tương tác của con người cộng đồng, bên cạnh đó

khí hậu trong khu vực và đưa ra giải pháp tối ưu nhất để giúp cho

cũng đồng thời xen cài những giá trị lịch sử của khu vực để có thể lưu

khu vực thích nghi được với điều kiện tự nhiên của khu vực.

MỤC TIÊU CỤ THỂ

truyền và tạo sự liên kết giữa thế hệ này và thế hệ sau.

16

Tổ chức các không gian sinh hoạt, vui chơi giải Xen cài những yếu tố lịch sử và hiện đại vào

trí đa dạng, hấp dẫn, có tính tương tác cao.

trong các đường nét và ý tưởng thiết kế Lồng ghép các câu chuyện lịch sử vào một số phân khu chức năng, kết hợp với các phương thức truyền Hình thành một số công trình mang tính biểu

tải hấp dẫn để thu hút được sự tương tác.

tưởng cho khu vực Tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi cho mọi đối tượng bằng nhiều hình thức tiếp cận khách nhau

Sử dụng những yếu tố tự nhiên vốn có của khu vực để hình thành các yếu tố cảnh quan mới, ngoài cải thiện được vi khi hậu khu vực mà còn đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao.


“Bắp non mà nướng lửa lò Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm”

17


1. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỬ Vốn là vùng hoang vu, đầm lầy nên Thủ Thiêm xưa trong tiềm thức người Sài Gòn là hình ảnh những con đò. Những con đò xuôi ngược này đã vào ca dao, được lưu truyền đến ngày nay mà nhà văn Sơn Nam đã trích đăng lại trong biên khảo đất Bến Nghé – Sài Gòn xưa của mình:

“Bắp non mà nướng lửa lò

Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm” Nằm bên kia bờ sông Sài Gòn, bán đảo Thủ Thiêm chỉ cách trung tâm TP.HCM 300 m đường chim bay nhưng hiện vẫn còn tàn tích của vùng đầm lầy hoang vu. Theo Từ điển địa danh Sài Gòn – TP HCM do Tiến sĩ Lê Trung Hoa chủ biên, Thủ Thiêm là địa danh có từ cuối thế kỷ XVIII. Trong đó, “Thủ” có nghĩa là đồn canh, về sau để chỉ chức vụ người đứng đầu đồn. Còn “Thiêm” có thể là tên người này. Vùng đất Thủ Thiêm đã được khai khẩn từ thế kỷ 18 nhưng mãi đến đầu thế kỷ 20 khi bến đò Thủ Thiêm xuất hiện khu vực này mới trở nên đông đúc, mà dấu tích còn lại chính là những đền thờ, miếu, chùa chiền có mốc xây dựng vào thời gian này, nhiệm vụ của những chuyến đò, chuyến phà Thủ Thiêm là nối liền hai bờ Đông Tây sông Sài Gòn, đứng tại bến Bạch Đằng nhìn sang bên kia nhiều năm trước vốn là vùng lau sậy, cư dân nơi này thưa thớt từ các địa phương khác đến đây khẩn hoang chủ yếu sống dọc theo sông và tập trung thành một quần cư. Do là vùng trũng, đầm lầy nên Thủ Thiêm xưa thành nơi thuận lợi cho cây bàng và lác phát triển. Người dân tận dụng lá bàng đan buồm dùng để đi ghe trên sông.

Bến đò Cây Bàng ở Thủ Thiêm xưa

Phà Thủ Thiêm những ngày vừa thống nhất đất nước, khi đó bên bờ Thủ Thiêm còn rất nhiều nhà sàn và dừa nước dày đặc

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG 18


Thủ Thiêm xưa còn ghi lại qua dấu tích hàng trăm năm của các công trình tôn giáo, nhất là hệ thống tu viện, nhà thờ của Hội dòng Mến Thánh giá còn tồn tại đến ngày nay. Vào giữa thế kỷ 19, vua Minh tìm diệt những người theo đạo Công giáo sau loạn Lê Văn Khôi nên các nữ tu chạy đến vùng Thủ Thiêm. Họ sau đó khai phá đất hoang rồi xây nên tu viện, nhà dòng… Hiện công trình tôn giáo này có lịch sử gần 180 năm. Và nằm bên cạnh Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, gần với bờ sông hơn, là nhà thờ Thủ Thiêm, được xây dựng từ năm 1859. Tuy xung quanh hiện chưa có dân cư nào về sinh sống nhưng lượng người đến tham dự thánh lễ không chỉ có những giáo dân xưa cũ mà còn có những giáo dân từ nơi khác đến tham dự và đặc biệt vào những dịp lễ lớn như lễ Giáng Sinh hay lễ Tết lượng giáo dân đến tham dự là khá lớn. Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm nằm tại quận 2, là hai công trình vừa được UBND TP.HCM xếp hạng di tích cấp thành phố. Công trình tôn giáo có diện tích khoảng 4 ha, nằm bên bờ sông Sài Gòn, nhìn về quận 1. Công trình Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm nằm trong quy hoạch khu chức năng 2A thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đầu năm 2019, trước kiến nghị của người dân, lãnh đạo thành phố đã cam kết giữ lại các công trình chính yếu của hai di tích này. Không ảnh về Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, và nhà thờ Thủ Thiêm

Trải qua gần 10 năm triển khai quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm, xung quanh khu vực thiết kế (quảng trường) vẫn đang trong quá trình xây dựng các hạ tầng kỹ thuật. Đặc biệt là khu vực hầm Thủ Thiêm - mở một con đường tiếp cận nhanh và thuận tiện nhất từ các quận lân cận đến với khu đô thị Thủ Thiêm và trên nắp hầm Thủ Thiêm đang dần hình thành các hoạt động tự phát từ các xe hàng quán cộng thêm vị trí có hướng nhìn về quận 1 khá hấp dẫn nên đã thu hút một lượng khá đông đảo khách du lịch cũng như giới trẻ đến khu vực này để tụ họp ăn uống và giải trí.

Một số hình ảnh về khu vực nắp hầm Thủ Thiêm

ĐÁNH GIÁ Là một khu vực có các điểm nhìn hấp dẫn, có nhiều không gian thoáng đãng, nên dần thu hút được nhiều người đến để tụ tập, giải

Trải qua nhiều năm, Thủ Thiêm đang dần dần lột xác với những hình ảnh mới, hiện đại hơn, phồn vinh hơn. Vì vậy, các yếu tố cũ xưa đã dần được thay thế bằng các hình ảnh mới hiện đại hơn. Chính vì thế, những yếu tố xưa vốn có của khu vực dần dần bị phai nhòa: những hình ảnh chiếc thuyền, những bến đò, phà ngang dọc trên sông, hình ảnh những ngôi nhà xen kẽ với những tán cây dừa, cây đước.

trí. Và vì do các hoạt động ở khu vực này là tự phát, tự hình thành những hàng quán nhỏ lẻ với nhiều hình thức khác nhau và một phần không có được sử quản lý chặt chẽ nên có nhiều trường hợp xả rác bừa bãi, gây mất mỹ quan khu vực. --> Có thể thấy nhu cầu giải trí của người dân nên cần được quan tâm nhiều hơn, những không gian công cộng nên cần được

--> Cố gắng đưa các hình ảnh tiêu biểu xưa, những đặc trưng một thời của vùng đất Thủ Thiêm vào trong thiết kế quảng trường, nhằm khơi gợi, cũng như thể h iện sự giao thoa giữa QUÁ KHỨ - TƯƠNG LAI.

“Bắp non mà nướng lửa lò

Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm”

hình thành và chú trọng đến cách tổ chức các không gian sao cho đa dạng hơn, thẩm mỹ hơn, an ninh và an toàn hơn.

19


2. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VI KHÍ HẬU

ĐÁNH GIÁ Khu vực nằm dọc theo hướng Đông Tây nên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi bức xạ mặt trời cả ngày. Nằm trong vùng nhiệt đới có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới và ôn đới của miền Trung Đông Nam Á, được đặc trưng bởi ảnh hưởng của gió mùa mạnh mẽ, số ngày nắng đáng kể, lượng mưa và độ ẩm cao. Mùa trong năm được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. --> Cố gắng giải quyết vấn đề giảm nhiệt độ trong khu vực, đưa ra các phương án thích ứng với thời tiết và tận dụng yếu tố ánh sáng mặt trời để sử dụng trong thiết kế.

20

Biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng (mm)

Biểu đồ nhiệt độ không khí trung bình các tháng (độ C)


3. SƠ ĐỒ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG TL 1-4000 TÊN ĐƯỜNG

LỘ GIỚI (m)

Đường Nguyễn Thiện Thành

28.1

Đường Trần Bạch Đằng

55

Đường Tố Hữu

29.2

Đường Quảng Trường

22.6

ĐÁNH GIÁ Từ khi triển khai 4 tuyến đường chính của khu đô thị mới Thủ Thiêm: • Đường Trần Bạch Đằng (Đại lộ vòng cung - dài 3,4 km). • Đường Tố Hữu (Đường ven hồ - dài 3 km). • Đường Nguyễn Thiện Thành (Đường ven sông - 3 km). • Đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông - khu dân cư (dài 2,5 km) --> Đất trở nên bị hoang hóa và các loại thực vật bản địa phát triển phủ khắp khu vực. Giao thông hiện hữu bao gồm: • Đường đất – là đường được hình thành theo tuyến các phương tiện cơ giới xây dựng di chuyển • Một số tuyến đường đang được xây dựng (đại lộ vòng cung, đường ven sông).

Đường Nguyễn Thiện Thành

Đường đất

Đường Trần Bạch Đằng

Đường Tố Hữu

--> Khu vực cũng đang dần triển khai và hoàn thiện phần cơ sở hạ tầng và các tuyến đường dự kiến theo bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm, tuy nhiên, vẫn có thế đưa ra đề xuất thay đổi một số tuyến đường giao thông dự kiến sao cho thuận tiện và hợp lý hơn trong việc thiết kế quảng trường.

21


4. SƠ ĐỒ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

ĐÁNH GIÁ Khu vực vẫn còn hoang sơ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa được xây dựng hoàn thiện. Phần lớn đất là đất cây xanh tự nhiên, cây mọc phát triển tự phát (chủ yếu là cây dừa nước, bần chua, sậy nước, cỏ bông lau,...). Các công trình công cộng xung quanh đang trong quá trình xây dựng.

22

Một số hình ảnh của khu vực


PHỐI CẢNH MINH HỌA SỬ DỤNG ĐẤT THEO BẢN ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM

CHÚ THÍCH Thương mại

Công trình văn hóa

Công viên công cộng

Thương mại đa chức năng

Trường học

Khu đất ngập nước

Dân cư đa chức năng

Công viên phần mềm

Đường giao thông

Dân cư mật độ cao

Cơ quan hành chính

Mặt nước

Dân cư mật độ trung bình

Bệnh viện

Ranh khu đất thiết kế

Dân cư mật độ thấp

Công trình tôn giáo

ĐÁNH GIÁ Cập nhật thông tin mới về việc giữ lại khu quần thể nhà thờ Thủ Thiêm Xung quanh có các công trình điểm nhấn đặc sắc (nhà hát giao hưởng, trung tâm triển lãm quy hoạch thành phố, cầu Thủ Thiêm 2, cung văn hóa thiếu nhi, bến Bạch Đằng, tượng Trần Hưng Đạo, khu dân cư phức hợp Empire City, Bitexco Tower,...) --> Xem xét các điểm tuyến nhìn tiềm năng trong khu vực để khai thác trong việc thiết kế quảng trường.

23


5. SƠ ĐỒ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KHÔNG GIAN ĐẾN CẢM NHẬN NGƯỜI SỬ DỤNG TL 1-4000

CHÚ THÍCH 4 tầng (16m)

25 tầng (100m)

6 tầng (24m)

30 tầng (120m)

10 tầng (40m)

40 tầng (160m)

15 tầng (60m)

50 tầng (200m)

20 tầng (80m)

86 tầng (344m)

Chỉ số D/H: chỉ số về tác động của không gian đến cảm giác người sử dụng. <1: Không gian bầu trời không có, gây cảm giác hơi choáng ngợp, hẹp 1-2: Không gian bầu trời không có, mang tính riêng tư, an toàn. Từ 3 trở lên: Không gian bầu trời chiếm ưu thế, mang lại cảm giác mênh mông, thoáng đãng, nhẹ nhàng.

24

ĐÁNH GIÁ Các khu vực có chỉ số D/H < 3: không gian xung quanh được bao bọc bởi các khối tòa nhà cao tầng nên tầm nhìn xa tại quảng trường có phần hơi hạn chế và hẹp, người sử dụng ở khu vực này sẽ có cảm giác được bao bọc và an toàn, tuy nhiên sẽ dễ gây cảm giác choáng ngợp nếu bố trí công trình hay đặt các công năng ở đây quá nhiều. --> Đề xuất ý tưởng bố trí không gian sao cho thoáng, không quá dày đặc để tránh gây cảm giác ngộp với người sử dụng, và đặt công trình điểm nhấn trọng điểm tại khu vực này nhằm tạo điểm nhìn nhất định, tránh gây rối mắt người sử dụng. Các khu vực có chỉ số > 3: không gian khá thoáng đãng, tầm nhìn được giải phóng ra xa, không gian bầu trời được mở rộng, dễ dàng quan sát được nhiều hướng. Người sử dụng sẽ có cảm giác tự do, nhẹ nhàng, được thư giãn nhiều hơn. Những khu vực này cũng khá phù hợp để tận dụng không gian tổ chức các sự kiện lớn - nhỏ. --> Đề xuất ý tưởng bố trí các không gian phù hợp với nhiều hình thức sự kiện khác nhau, và bố trí các không gian dừng chân thư giãn cho người sử dụng.


6. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÂY XANH - MẶT NƯỚC TL 1-4000

ĐÁNH GIÁ

MỘT SỐ LOẠI CÂY TIÊU BIỂU TRONG KHU VỰC

Do khu vực đang bị hoang hóa, nên phần lớn diện tích đất là cây xanh tự nhiên, cây bụi, cỏ dại phát triển mạnh mẽ. Một số loại cây chiếm phần lớn của khu vực: cây bàng, dừa nước, bần chua, cỏ bông lau, sậy nước, ráng. --> Do tính chất xây dựng quảng trường, nên diện tích phần lớn khu vực sẽ được san lấp, nên chủ yếu thực vật ở khu vực này sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên, vẫn có thể cân nhắc xem xét giữ lại khu vực bờ sông để khai thác cảnh quan ven sông, giữ lại một phần thực vật nơi này để phát triển kết hợp với chức năng công cộng mới (quán cà phê) trong thiết kế đề xuất. Cây bàng

Dừa nước

Bần chua

Cỏ bông lau

Sậy nước

Cây ráng

25


7. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỦY VĂN

ĐÁNH GIÁ Nâng cote cao độ +2.5 m so với nền hiện trạng cũ sẽ đảm bảo khu vực tránh được tình trạng ngập lụt như xưa. --> Đề xuất ý tưởng bố trí các không gian hoạt động bên bờ sông ở cao độ +2.0 m so với mực nước biển để thích ứng tốt với hiện tượng triều cường tại khu vực này. --> Đề xuất ý tưởng vẫn duy trì bờ kè sông tự nhiên để phát triển cảnh quan đặc thù của khu vực cùng với đó là kết hợp với các hoạt động ven sông hấp dẫn.

26


8. SƠ ĐỒ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP TL 1-4000

CHÚ THÍCH Ranh thiết kế

Đường đất

Thảm thực vật

Hướng gió

Kênh rạch

Hướng mặt trời

Nền quy hoạch định hướng

Đường giao thông hiện hữu Đường giao thông đang xây dựng Đường giao thông dự kiến

27


9. ĐÁNH GIÁ S.W.O.T HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP

S WOT

Nằm trog dịnh hướng quy

hoạch khu trung tâm mới, VỊ TRÍ LIÊN HỆ VÙNG

năng đọng và phát triển.

Các vấn đề về giao thông,

Có sự kết nối và sự ảnh

an sinh xã hội phức tạp.

hưởng tác động qua lại với

Phát triển ngày càng đi lên

Đặc trưng khu vực sao cho

theo kế hoạch, chính sách

không bị hòa lẫn vào hình

đầu tư từ chính quyền.

thức trung tâm cũ.

khu trung tâm cũ quận 1.

VĂN HÓA XÃ HỘI

VI KHÍ HẬU

Các yếu tố gợi nhớ của khu

Các yếu tố đặc trưng của

vực có nhiều tiềm năng

khu vực dần bị phai nhòa

để khai thác trong thiết kế

do quá trình phát triển của

mới sau này.

đô thị.

Khí hậu nóng ẩm, mưa

Trục quảng trường Đông -

nhiều, thuận lợi cho các

Tây chịu ảnh hưởng nắng

loài thực vật, cây trồng

hướng Tây trực tiếp cả

nhiệt đới.

ngày.

Tìm ra phương thức lồng Sử dụng lại các yếu tố gợi

ghép phù hợp trong các

nhớ đến khu vực để làm

thiết kế để có thể truyền

tiền đề thiết kế.

tải đến được cho các thế hệ sau này.

Sử dụng các loại cây to, cho bóng máy lớn.

Thiết kế giảm thiểu bất lợi do nắng Tây chiếu vào trục quảng trường.

Giao thông cơ giới cắt GIAO THÔNG

Có sự kết nối thuận lợi với bờ Tây sông Sài Gòn.

ngang qua quảng trường

Hạn chế sự giao cắt với

nhiều làm không gian

giải pháp thích hợp, thẩm

quảng trường bị chia cắt

mỹ, không lãng phí.

quá nhiều. Theo định hướng các khu vực xung quanh là khu dân cư phức hợp, trung tâm SỬ DỤNG ĐẤT

Thuận tiện, dễ dàng khai

thương mại. Nên sẽ có

thác để xây dựng cơ sở hạ

lượng dân cư và khách du

tầng kỹ thuật.

lịch lưu tới nơi này đông đúc để vui chơi giải trí

Mặt nước dồi dào từ sông CÂY XANH MẶT NƯỚC

28

Khó phát huy tiềm năng

Khai thác yếu tố mặt nước

Khó khăn trong việc hình

Sài Gòn và Hồ Trung Tâm,

đặc trưng cảnh quan vì

- yếu tố cảnh quan từ bờ

thành cảnh quan trong

thuận lợi khai thác các giá

thực vật đặc trưng của khu

sông Sài Gòn và Hồ Trung

điều kiện thiếu thốn các

trị cảnh quan.

vực không quá đặc sắc.

Tâm.

loài thực vật đặc trưng.


29


1. CƠ SỞ PHÁP LÝ 1.1 Các văn bản pháp lý liên quan Căn cứ theo mục 4 điều 1 Quyết định số 5061/2010/QĐ – UBND về duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu Thủ Thiêm mà xác định được các chỉ tiêu quy hoạch điều chỉnh. Căn cứ theo mục 5 điều 1 Quyết định số 5061/2010/QĐ – UBND về duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu Thủ Thiêm mà xác định được các nội dung của công tác điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu đô thị mới Thủ Thiêm. Căn cứ theo mục 6 điều 1 Quyết định số 3165/2012/ QĐ – UBND về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu 1/2000 khu đô thị mới Thủ Thiêm mà xác định được dự báo quy mô dân số, cơ cấu sử dụng đất, các tiêu chí quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị của khu vực quy hoạch. Căn cứ theo mục 7điều 1 Quyết định số 3165/2012/ QĐ – UBND về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu 1/2000 khu đô thị mới Thủ Thiêm mà xác định được các khu chức năng, cũng như xác định được các khu chức năng, cũng như xác định được tôt chức không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị khu vực quy hoạch. Căn cứ theo mục 10 điều 1 Quyết định số 3165/2012/ QĐ – UBND về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu 1/2000 khu đô thị mới Thủ Thiêm mà xác định được quy hoạch giao thông đô thị toàn khu vực quy hoạch. Căn cứ theo mục 2 điều 1 Quyết định số 5193/2012 QĐ – UBND về sửa đổi, bổ sung Quyết định 3165 mà xác định được chức năng đất “Thương mại” điều chỉnh thành “Thương mại dịch vụ tổng hợp” trong khu vực quy hoạch. Căn cứ theo mục 5 điều 1 Quyết định số 6566/2005 QĐ – UBND về duyệt quy hoạch chi tiết khu trung tâm Thủ Thiêm tỉ lệ 1/2000 mà xác định được quy hoạch hệ thống không gian mở khu quảng trường trung tâm. Căn cứ mục 1 điều 1 Quyết định 406/2011/ QĐ – UBND về duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu Thủ Thiêm (phần hạ tầng) mà xác định được quy hoạch giao thông toàn khu quy hoạch. Căn cứ mục 2 điều 1 Quyết định 406/2011/ QĐ – UBND về duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu Thủ Thiêm (phần hạ tầng) mà xác định được quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt. Căn cứ mục 3 điều 1 Quyết định 406/2011/ QĐ – UBND về duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu Thủ Thiêm (phần hạ tầng) mà xác định được quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sáng. Căn cứ điều 6 chương II Nghị định 38/2010/ NĐ – CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị mà xác định được quy định chung đối với không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. Căn cứ điều 11 chương II Nghị định 38/2010/ NĐ – CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị mà xác định được quy định đối với cảnh tuyến phố, trục đường, quảng trường. Căn cứ điều 12 chương II Nghị định 38/2010/ NĐ – CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị mà xác định được quy định đối với cảnh quan công viên, cây xanh, cảnh quan nhân tạo. Căn cứ điều 13 chương II Nghị định 38/2010/ NĐ – CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị mà xác định được quy định đới với cảnh quan tự nhiên. Căn cứ điều 14 chương II Nghị định 38/2010/ NĐ – CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị mà xác định được quy định đối với tổ hợp kiến trúc đô thị. Căn cứ theo mục 2.6 quy chuẩn Việt Nam 01/2008/BXD xác định được quy chuẩn quy hoạch cây xanh đô thị. 1.2 Các tiêu chuẩn liên quan Căn cứ vào 20TCN 104:1983 - Ban hành theo Quyết định số 08BXD/KHKT nhằm tham khảo về quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường, quảng trường đô thị. Căn cứ vào TCXDVN 259:2001 - Bộ Xây dựng ban hành theo quyết định số 28/2001/QĐ-BXD mà xác định được các tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường phố, quảng trường đô thị (tiêu chuẩn này quy định: độ chói trung bình, độ rọi trung bình trên mặt đường, độ cao treo đèn thấp nhất, yêu cầu về an toàn của hệ thống chiếu sáng, phương pháp tính toán và thiết kế chiếu sáng đường, đường phố và quảng trường đô thị). Căn cứ vào TCVN 9257:2012 nhằm tham khảo một số giải pháp bố trí cây xanh sử dụng công công trong các đô thị. 1.3 Các văn bản pháp lý liên quan Mặt bằng quy hoạch sử dụng đất cho đồ án quy hoạch Thủ Thiêm năm 2012 - do Sasaki Associates thực hiện. Mặt bằng quy hoạch kiến trúc cảnh quan cho đồ án quy hoạch Thủ Thiêm năm 2012 - do Sasaki Associates thực hiện.

PHẦN III: CÁC CƠ SỞ 30


2. CƠ SỞ TÍNH TOÁN

3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

TÍNH TOÁN MỰC NƯỚC, TRIỀU CƯỜNG

QUẢNG TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - https://thuvienxaydung.net Quảng trường là bộ mặt, là biểu tượng và là nơi thể hiện các giá trị thiêng liên, gợi mang những dấu ấn lịch sử trọng đại, hào hùng của một dân tộc, có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa và tinh thần của một quốc gia. Quảng trường đô thị là một khoảng không gian rộng và tương đối bằng phẳng được giới hạn bởi các công trình kiến trúc, xây dựng… hoặc bởi các điều kiện địa hình tự nhiên. Quảng trường là điểm đến, điểm xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông. Trong quá trình phát triển đô thị, quảng trường là nơi tổ chức các hoạt động công cộng như mít tinh, diễu binh, diễu hành quân chủng nhân các ngày lễ lớn, các hoạt động về văn hóa xã hội với các quy mô khác nhau đồng thời quảng trường cũng là nơi tập trung các công trình văn hóa, hành chính, thương mại… với các hình thức, kiểu dáng kiến trúc phong phú và bố cục đa dạng. Quảng trường là bộ mặt, là biểu tượng và là nơi thể hiện các giá trị thiêng liên, gợi mang những dấu ấn lịch sử trọng đại, hào hùng của một dân tộc, có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa và tinh thần của một quốc gia. Thành công của việc xây dựng quảng trường đó là sự kết hợp hài hòa giữa các công trình kiến trúc, nghệ thuật, kỹ thuật với nhau và tổ chức

MẶT CẮT CAO ĐỘ MẶT NƯỚC THU ĐƯỢC TỪ CÁC SỐ LIỆU THỦY VĂN

trong một không gian công cộng được quy hoạch một cách hợp lý của đô thị. Qua nghiên cứu về quy hoạch và xây dựng các quảng trường cho thấy:

H1 là độ chênh lệch tối đa (giữa mực nước cao nhất và thấp nhất trong 3 năm).

H2 là độ chênh lệch trung bình giữa mực nước cao nhất và thấp nhất trong ngày, H2 dao động trong khoảng 1m -1.4m và thay đổi theo

từng tháng.

Thảm thực vật phủ xanh vùng đất ngập này nên thấp hơn khoảng Ha (thấp hơn cote -2m) để đảm bảo dù vào những lúc nước xuống rất

1. Quảng trường của nhiều đô thị lớn được coi là bộ mặt, biểu tượng cho các đô thị này. Số lượng, vị trí, quy mô và tổ chức không gian của nhiều quảng trường được nghiên cứu ngay khi lập quy hoạch ví dụ trong các quy hoạch xây dựng Tp Moskva, Xanh Petecpua: Bắc Kinh, Rome, Paris, Luân Đôn… sau này được chỉ đạo xây dựng theo quy hoạch. Không gian và chức năng của quảng trường đa dạng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt phong phú của con người. Không gian của quảng trường vừa mang tính động lại vừa tĩnh.

thấp thì vẫn hiện diện màu xanh của cây cỏ không để lộ phần đất bùn trơ trọi trên mặt nước, Các lối đi, tiện ích bổ sung không thấp hơn khoảng H2 (cao hơn cote +0.99m) để đảm bảo thời gian sử dụng được nhiều nhất vì phần này

trong năm có thẻ bị ngập vài lân khi triều lên cao (đến 1.5 -1.6m).

2. Vị trí của các quảng trường phần lớn thường là các đầu mối giao thông quan trọng nơi giao cắt của nhiều trục đường, đại lộ lớn hay trước các công trình kiến trúc như tòa thị chính, cung điện, bảo tàng, nhà hát, nhà văn phòng hay trung tâm thương mại… 3. Tùy theo mục đích sử dụng, chức năng, nhiệm vụ mà người ta có thể phân loại quảng trường trong đô thị thành các loại như sau:

Tính toán sức chứa quảng trường tối đa

Quảng trường chính đô thị quảng trường trước các công trình công cộng, quảng trường văn hóa, quảng trường tôn giáo, quảng trường thương mại,

Diện tích khu đất thiết kế: 18.1 ha

quảng trường giao thông…

Diện tích giao thông và vỉa hè: chiếm 33% diện tích khu đất.

Tuy nhiên đối với quy hoạch xây dựng đô thị thì phần lớn quảng trường được phân thành 5 loại chủ yếu như sau:

=> Diện tích sử dụng quảng trường cho các hoạt động: 12.127ha.

+ Quảng trường chính đô thị: Đây là nơi tập trung chủ yếu hoạt động sinh hoạt về chính trị, văn hóa và xã hội của đô thị. Quảng trường chính là nơi tổ chức các hoạt động mang tính lễ nghi, lễ hội như mít tinh, diễu binh, diễu hành… của các tầng lớp nhân dân. Quy mô, hình dạng và kích

ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG

DIỆN TÍCH (m2/người)

ĐÁP ỨNG (người)

thước của quảng trường phụ thuộc vào tính chất và quy mô đô thị. + Quảng trường trước các công trình công cộng: Thông thường trước các công trình công cộng lớn như: Nhà hát, nhà thờ, bảo tàng, cung văn hóa, nhà triển lãm, sân vận động, nhà ga, sân bay, bến cảng… người ta bố trí xây dựng quảng trường rộng lớn, vừa góp phần tôn cao vẻ đẹp công trình kiến trúc vừa tạo nên sự hài hòa giữa công trình kiến trúc với cảnh quan môi trường xung quanh.

Đứng rất chật, không thể di chuyển, đi lại qua đám đông khó khăn (các sự kiện

0.25 m2/người

485.080 người

âm nhạc - lễ hội lớn).

+ Quảng trường giao thông: Được hình thành ở những nơi giao nhau của các tuyến đường giao thông. Chức năng chính là để phân bố các luồng giao thông ở chỗ giao nhau một cách hợp lý nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, thuận tiện và an toàn. Quy mô, hình dạng và kích thước của quảng trường được quyết định bởi việc tổ chức các tuyến và luồng giao thông, các giải pháp quy hoạch giao thông cũng như quy hoạch tổ chức không gian đô thị. + Quảng trường tôn giáo: Quảng trường tôn giáo là không gian đặt trước giáo đường, đình chùa, từ đường để tổ chức những lễ hội tôn giáo.

Đứng tương đối rộng, (các ngày lễ cuối tuần, các sự kiện ngắn ngày, sự kiện nhỏ).

0.5 m2/người

242.540 người

+ Quảng trường nghỉ ngơi, biểu diễn văn hoá: Loại quảng trường này là không gian xanh trong đô thị để mọi người có thể nghỉ ngơi, biểu diễn, góp phần tái sản xuất sức lao động. Trong quảng trường có thể có những bệ, đài, ghế ngồi, bồn hoa, chậu cây cảnh, bể nước, đài phun nước, các tiểu phẩm đô thị. 4. Hình dạng và quy mô quảng trường: Phần lớn có hình dáng hình học thường là hình chữ nhật, hình thang, hình vuông, hình elip… Tỷ lệ các cạnh của quảng trường hình chữ nhật (rộng : dài) là 2:3. 1:2, 3:4, 4:5… mặt chính của quảng trường thường năm trên cạnh dài để thuận lợi bố

Đứng thoải mái, lưu thông qua đám đông dễ dàng (ngày thường).

trí các công trình kiến trúc chính. Ngoài những quảng trường có dạng hình học hoàn chỉnh thì cũng có nhiều quảng trường có hình dạng kết hợp 1 m2/người

121.270 người

hình chữ nhật và hình bán nguyệt, hình bầu dục, hình thang, giữa hình chữ nhật và parabol. Tùy theo quy mô của đô thị, mục đích sử dụng và loại quảng trường mà mỗi quảng trường có quy mô khác nhau.

KẾT LUẬN Quảng trường đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa… của mỗi đô thị. Khi tiến hành quy hoạch chung xây dựng cho mỗi đô thị cần xác định số lượng, vị trí, hình thức, quy mô của quảng trường đặc biệt là quảng trường chính đô thị, quảng trưởng giao thông đô thị. Quy hoạch và thiết kế quảng trường kết hợp với tổ chức không gian đô thị hợp lý góp phần tạo nên một diện mạo hoàn chỉnh hơn về kiến trúc cảnh quan đô thị.

31


KIẾN TRÚC QUẢNG TRƯỜNG Ở CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM - https://ashui.com Quảng trường là một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc không gian các đô thị từ xưa đến nay. Về bản chất, quảng trường là một không gian công cộng, đảm nhiệm những chức năng công cộng và chung sống của dân cư đô thị, như là nơi tổ chức hoạt động sự kiện xã hội, những sinh hoạt văn hóa - lễ hội, buôn bán và, đơn giản, là nơi để thị dân sum họp hoặc dạo chơi. Đồng thời đóng vai trò tạo thị và tạo tính chất thành thị cho mỗi đô thị, tổ chức và gắn kết cộng đồng dân cư đô thị với đặc trưng nổi trội là sự cân bằng giữa cái “riêng” và cái “chung”.

Một thành phần khác góp phần giới hạn và bố cục không gian, đó là các kiến trúc nhỏ và tác phẩm nghệ thuật. Một không gian quảng trường đẹp cần có các yếu tố này nhằm tạo cảnh quan, tạo tính tư tưởng và văn hóa, nhấn mạnh tính riêng biệt của quảng trường, chúng còn tạo bố cục và phân định các khu vực không gian chức năng... Tổ chức lối vào Việc tổ chức lối vào quảng trường quyết định tầm nhìn, hướng nhìn của người sử dụng, nó cũng quyết định bố cục của quảng trường, tác động đến cảm thụ thị giác. Nhìn chung, có ba dạng cơ bản của lối vào quảng trường: tới quảng trường, xuyên quảng trường và ngang quảng

Về vị trí quảng trường Mặc dù một quảng trường có thể tập hợp quanh nó các tòa nhà có chức năng không tương thích (ví dụ một nhà thờ và quanh nó là các tòa nhà văn phòng, quán cà phê, cửa hàng ăn uống ...), song người ta vẫn có thể xác định được công năng chính của quảng trường. Công năng này, về mặt vị trí, cần phù hợp với chức năng của khu vực đô thị. Ví dụ, trong khu vực hành chính và chính trị của một thành phố, không nên có các quảng trường chợ, quảng trường tôn giáo, hoặc một khu vực nghỉ ngơi gắn với cảnh quan thiên nhiên của thành phố thì chỉ nên bố trí các quảng trường nghỉ ngơi, dành cho các hoạt động văn hóa... Công năng và tính chất sử dụng Một quảng trường thích hợp cho các hoạt động cộng đồng phải có sự phân định rõ ràng các không gian dành cho các hoạt động có tính chất khác nhau, đặc biệt là sự phân định giữa giao thông (cho cơ giới) với các hoạt động cộng đồng khác. Trong khi đó, phần lớn các quảng trường bị các phương tiện cơ giới lấn át, trong đó có cả quảng trường được thiết lập gắn với chức năng giao thông chính của thành phố.

trường. Từ ba dạng cơ bản này, trong thực tế, chúng kết hợp với nhau và còn có thể biến đổi thành nhiều hình thái khác nữa, tùy thuộc vào số lượng lối vào quảng trường, hướng vào quảng trường (hướng thẳng, hướng chéo) và vị trí của lối vào (vào chính tâm, vào lệch tâm, vào ở góc). Trong khi quảng trường ở các nước phương Tây, thường có lối vào cơ bản, thì các quảng trường ở Việt Nam, thường có lối vào kết hợp nhiều dạng. Đặc biệt, các quảng trường được hình thành ở thời hiện đại. Một đặc điểm khác của quảng trường thời này là chúng thường được gắn với những yếu tố tự nhiên, như sông nước, mặt biển... như là một yếu tố giới hạn không gian theo chiều ngang, trong khi lại thiếu, thậm chí không có, các yếu tố giới hạn đứng. Điều đó có thể lý giải tại sao chúng thường có không gian dạng mở, bố cục, hình thái không rõ ràng. Tiếp cận quảng trường và một số vấn đề khác Thông thường quảng trường không thuận lợi khi tiếp cận bằng đi bộ hay xe bus do bị các phương tiện giao thông khác lấn át, hoặc xa các trạm dừng xe, hoặc không có sự liên kết giữa quảng trường với các không gian công cộng khác. Việc tiếp cận này dẫn đến người ta buộc phải chiếm hữu không gian quảng trường để đỗ xe, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Điều này được khẳng định qua kết quả phỏng vấn tại 03 thành phố lớn về cách thức tiếp cận quảng trường của người dân đô thị: tiếp cận chủ yếu bằng xe máy (66% - 88%), tiếp cận bằng đi bộ, xe đạp hay phương tiện giao thông công cộng chỉ chiếm 22% tại Hà Nội và T.P HCM; 7% tại Đà Nẵng. Để một quảng trường có sức sống, cần thu hút được nhiều hoạt động cộng đồng. Với khí hậu của Việt Nam, việc cải thiện vi khí hậu cho các hoạt động ngoài trời tại quảng trường là một vấn đề lớn. Ngoài ra, các tiện nghi khác phục vụ cho cộng đồng như nhà WC công cộng, ghế ngồi, đèn chiếu sáng... hay các dịch vụ như cà-phê, ăn nhanh, các quán hoa, quán sách... chưa được chú ý. Hầu hết các quảng trường ở Việt Nam đều thiếu các tiện nghi này, hoặc có ở mức độ tối thiểu, thiếu thẩm mỹ...

KẾT LUẬN Với các đô thị hiện hữu, cần đưa ra những giải pháp thích hợp để tạo lập được một hệ thống quảng trường trong bộ khung cấu trúc của nó. Đó có thể là giải pháp cải tạo các không gian trống trong đô thị thành quảng trường, có thể là cải tạo các trục đường liên kết những không gian công cộng, các quảng trường hiện hữu thành một mạng lưới không gian công cộng... Việc nâng cao chất lượng tổ chức không gian kiến trúc quảng trường cũng cần được xem xét trên cả hai mặt, đó là tổ chức không gian kiến trúc các quảng trường mới, sẽ được xây dựng và cải tạo, kiện toàn không gian kiến trúc các quảng trường cũ hiện có. • Đối với các quảng trường mới, được xây dựng trong tương lai, cần có các quy định, nguyên tắc cụ thể cho việc thiết kế, bố trí các công Quảng trường TP. Long Xuyên - nơi có tượng đài Tôn Đức Thắng Quảng trường ở các đô thị lớn Việt Nam phát triển chú trọng lệch về chức năng chính trị, hành chính với các quảng trường trung tâm, trong

năng phù hợp, tổ chức giao thông, tạo dựng các yếu tố cấu thành quảng trường về diện mạo kiến trúc, tỷ lệ, khối tích hình học... • Đối với các quảng trường hiện hữu, vấn đề cải tạo, kiện toàn không gian kiến trúc cần được xem xét thận trọng. Ngoài việc dựa trên các nguyên tắc tổ chức không gian, cần có những nghiên cứu cụ thể để đánh giá mức độ cải tạo, bảo tồn, đưa ra những giải pháp hợp lý.

khi chúng đang được sử dụng một cách tự phát, đa chức năng, không có sự quản lý. Theo số liệu từ các cuộc phỏng vấn, người dân đến quảng

Song song với giải quyết các vấn đề trên, cũng cần có sự tổ chức, định hướng cho các hoạt động sử dụng (như tổ chức biểu diễn, triển lãm,

trường chủ yếu với mục đích thư giãn, dạo chơi, ngắm cảnh đường phố hoặc xem các hoạt động khác (cũng là tự phát) đang diễn ra. Hơn thế

tổ chức các gian hàng lưu niệm, bán hoa, sách, báo...). Kết hợp với việc xây dựng quy chế quản lý, quản lý chặt chẽ về mặt kiến trúc, xây dựng

nữa, một số quảng trường thường xuyên có các hoạt động không phù hợp, như sinh hoạt gia đình, đỗ xe bừa bãi, bán hàng rong, quảng cáo

cũng như việc sử dụng các công trình trong không gian quảng trường.

thiếu thẩm mỹ. Yếu tố chủ đạo Mặc dù không phải tất cả các quảng trường đều buộc phải có yếu tố chủ đạo, nhưng hầu hết, yếu tố chủ đạo vẫn thực sự cần thiết, đặc biệt đối với các cấu trúc không gian có trục. Trong khi hình thái không gian các quảng trường ở đô thị Việt Nam thường là có trục thì yếu tố chủ đạo hầu hết lại chưa có vị trí và tỷ lệ phù hợp, hình thức và giá trị nghệ thuật chưa cao, làm mất đi vai trò chủ đạo mà chúng cần có. Yếu tố giới hạn không gian Một quảng trường được giới hạn chiều ngang bởi mặt nền và theo chiều đứng bởi công trình kiến trúc hay các cấu trúc, vật thể khác. Nghiên cứu về yếu tố giới hạn không gian của quảng trường ở đô thị Việt Nam, có thể thấy bố cục thường thiếu định hướng và không bộc lộ rõ ý đồ chủ đạo (ví dụ như bố cục theo trục, bố cục tạo không gian mở, không gian đóng...). Các mặt giới hạn đứng không có trật tự về chiều cao, khối tích (14/28 quảng trường có giới hạn đứng), hình thức thiếu sự hài hòa, thống nhất giữa các thành phần kiến trúc (21/28 quảng trường),

THAM KHẢO MỘT SỐ SÁCH CHUYÊN NGÀNH

nhiều khi còn không đẹp và xuống cấp.

Public Square Landscapes - Arthur Gao

Ở hầu hết các quảng trường, các công trình bao quanh thường là nhà ở tư nhân, có diện mạo kiến trúc tự phát, chiều cao lộn xộn, dẫn đến sự giảm tính văn hóa và thẩm mỹ của quảng trường. Mặt khác, các hoạt động thường nhật ở đây còn gây mất mỹ quan.

32

Urban Square Landscape - Gao Di Guo Ji Chu Ban You Xian Gong Si City squares & plazas - Francisco Asensio Cerver & Michael Webb


4. CƠ SỞ THỰC TIỄN

âv - (TLS Landscape Architecture + AZPML Architecture LTD) Có vị trí trương đối tựa như khu vực thiết kế, tuy có tính chất khác nhau, không mang tính chất là quảng trường, nhưng có thể học hỏi được cách tổ chức các không gian sao cho thật đặc sắc, thú vị, hấp dẫn, hình thành một trục cảnh quan rõ nét, mang tính đặc trưng, tính nhận diện khu vực cao.

Plaza at Boston’s Prudential Center - Mikyoung Kim Design Học hỏi cách ứng dụng công nghệ vào thiết kế cảnh quan: Tận dụng đặc trưng của khu vực - là một nơi đầy gió - để tạo nên một biểu tượng đặc trưng cho khu vực. Những cây cột đèn, ở trên đỉnh là những lá sắt, mỗi khi có gió thổi sẽ chuyển động. Màu sắc của đèn có thể thay đổi, và tùy thuộc vào vận tốc của gió để hiện thị những màu sắc khác nhau.

33


The Circles, China - Atelier Scale Sử dụng “vòng tròn” làm chiến lược thiết kế cảnh quan: thông qua ngôn ngữ không gian của “vòng tròn” để tạo ra không gian tập hợp những người trẻ tuổi - “Vòng kết nối bạn bè” tập hợp tại địa điểm cho các chức năng khác nhau. Họ đã bố trí nhiều “vòng kết nối bạn bè” theo từng chủ đề riêng: vòng kết nối thể thao, vòng kết nối đọc sách, vòng kết nối chia sẻ, vòng kết nối tương tác, vòng kết nối mở, vòng kết nối đa chức năng và vòng kết nối hội họp. Sự kết hợp giữa đường nét và màu sắc, tuy đơn giản nhưng tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ, có tính nhận diện cao và cũng thành công về mặt thẩm mỹ, đảm bảo mỹ quan cho khu vực.

34


5. CÁC ĐỒ ÁN THAM KHẢO Đồ án sinh viên khóa KC13 - Trần Ngọc Hoàng Linh Không gian tổ chức rõ rãng, hình thành một trục cảnh quan rõ ràng, biện pháp giảm thiểu giao thông chia cắt khu vực quảng trường khá hợp lí, hiệu quả. Thiết kế các đường nét khá sinh động, đa dạng, tạo ra được các hướng đi, dẫn người sử dụng đi qua các không gian. Tuy nhiên, khi nhìn từ các góc phối cảnh, mặt đứng khu vực thì không gian còn đơn điệu, chưa có tính nhận diện cao khi nhìn từ tầm mắt bình thường.

Phương án thiết kế quảng trường trung tâm – DESO thực hiện Khai thác được yếu tố mặt nước, tạo thành dòng chảy xuyên suốt từ sông Sài Gòn vào khu vực Công viên Hồ Trung Tâm, tạo được tuyến trục cảnh quan đặc trưng, tiêu biểu, và các biểu tượng hình cánh sen tăng tính nhận diện khu vực. Hình thức, đường nét tổng thể vẫn còn đơn điệu, chưa tạo được tính nổi bật.

35


PHẦN IV: THIẾT KẾ 36


37


A. KHU BỜ SÔNG 1. Công trình đa năng Quán cà phê Nhà điều hành - quản lý khu bờ sông 2. Bến thuyền 3. Sân khấu ngoài trời 4. Khu giải trí nước Lướt ván SUP Chèo thuyền kayak Chèo thuyền phao 5. Bãi xe 6. Cầu dạo bộ B.CẦU ĐI BỘ 1. Cầu đi bộ 2. Lối lên cầu (thang máy + thang bộ) 3. Lối lên cầu (dốc đi bộ) 4. Mũi đầu cầu C. QUẢNG TRƯỜNG SỰ KIỆN 1. Mái che cảnh quan 2. Hồ nước + phun nước nghệ thuật 3. Không gian đồi nghỉ có mái che 1 4. Không gian ghế ngồi 1 5. Khu playground thiếu nhi 1 6. Dòng chảy lịch sử 7. Không gian ghế ngồi 2 8. Tường cây 9. Không gian tổ chức sự kiện vừa (quy mô <5000 người) 10. Không gian tổ chức sự kiện lớn (quy mô >5000 người) 11. Lối lên xuống hầm xe 12. Lối lên xuống hầm bộ D. QUẢNG TRƯỜNG GIẢI TRÍ 1. Cổng chào 2. Khu playground thiếu nhi 2 + Không gian thương mại 3. Không gian ghế ngồi 3 4. Hồ nước hoa súng - sen 5. Lối lên xuống hầm bộ E. QUẢNG TRƯỜNG PHÍA ĐÔNG 1. Hồ nước cảnh quan + art work 2. Không gian đồi nghỉ có mái che 2 3. Hồ nước + Phun nước nghệ thuật 4. Lối lên xuống hầm xe 38

1. MẶT BẰNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TL 1-2000 (Ô lưới: 5m)


39


2. MẶT CẮT PHỐI CẢNH TOÀN KHU

40


41


3. CÁC SƠ ĐỒ Ý TƯỞNG SƠ ĐỒ Ý TƯỞNG THEO MỤC TIÊU 1: MỤC TIÊU 1

Ý TƯỞNG TẠO HÌNH TỔNG THỂ Hình ảnh đặc trưng 1: Chiếc thuyền (làm điểm nhìn từ phía Hồ Trung Tâm và từ các khu dân cư - thương mại phức hợp hướng vào quảng trường) Hình ảnh hóa hình tượng chiếc đò dang di chuyển trên dòng sông làm hình ảnh đặc trưng cho toàn khu vực quảng trường. --> Gợi tả nét quen thuộc một thời khi nhắc đến vùng đất Thủ Thiêm. Sử dụng hình ảnh chiếc đò đi từ hướng Quận 1 đến Quận 2, hướng trục từ dòng sông Sài Gòn vào Hồ Trung Tâm. --> Nhấn mạnh trục cảnh quan. Sử dụng các đường nét kỉ hà, gấp khúc.

Hình ảnh chiếc thuyền trên sông

--> Thể hiện sự mạnh mẽ, tràn trề năng lượng và năng động, thể hiện cho tinh thần trẻ, phát triển không ngừng, không ngại khó khăn, thử thách và luôn tiến về phía trước. Vật liệu: sử dụng chủ yếu là gỗ (tự nhiên và nhân tạo) để tạp hiệu quả đặc trưng tốt hơn. Vì vật liệu chính của thuyền đò cũng là từ gỗ.

Công trình mô phỏng hình ảnh chiếc thuyền

Hình ảnh đặc trưng 2: Khu nhà xen kẽ, ẩn náu sau hàng bụi cây dừa nước, đước, Hình thành biểu tượng đặc trưng cho khu vực, thể hiện được tính nhận diện khu vực rõ ràng và đồng thời biểu hiện được tính chất đô thị hiện đại và tương lai.

bần,... ở phía công viên bờ sông Sài Gòn (làm điểm nhìn từ phía bờ Tây sông Sài Gòn sang bờ Đông) Sử dụng 1 phần diện tích công viên bờ sông làm 1 phân khu chức năng trong tổng thể khu quảng trường: khu vực giải trí, giải khát, quán cà phê kết hợp câu cá,

Mặt tiền công trình

Mặt bên công trình

Hình ảnh phụ: Hàng cọc tái hiện trận chiến Bạch Đằng Giang (làm điểm nhìn từ bờ Tây đồng thời tăng tính kết nối giữa 2 bờ sông, bờ Tây sông có bức tượng Trần Hưng Đạo đứng chỉ tay về phía bờ Đông sông) Hình tượng hóa hình ảnh những chiếc cọc này và bố trí dọc theo bờ sông để góp phần cải thiện cảnh quan khu vực --> Tái hiện lại 1 phần trận chiến Bạch Đằng Giang, tăng tính kết nối giữa 2 bờ Đông-Tây sông Sài Gòn.

bến thuyền, lướt sóng,...

MỤC TIÊU CỤ THỂ Xen cài những yếu tố lịch sử và hiện đại vào trong các đường nét và ý tưởng thiết kế

--> Tái hiện lại 1 phần hình ảnh xưa của Thủ Thiêm bằng 1 hình thức hiện đại hơn, phù hợp hơn với xu hướng tương lai.

Tái h iệ

n hìn

h ảnh

trận c

hiến

Bạch

Hình thành một số công trình mang tính biểu

Đằng

Giang

tưởng cho khu vực

sông Sài Gòn Quảng trường Mê Linh - Quận 1 (Bờ Tây sông Sài Gòn)

42

Quảng trường Thủ Thiêm - Quận 2 (Bờ Đông sông Sài Gòn)


Góc nhìn từ bên bờ Tây sang bờ Đông

43


SƠ ĐỒ Ý TƯỞNG THEO MỤC TIÊU 2: MỤC TIÊU 2

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH PHÂN KHU CHỨC NĂNG CÁC KHU VỰC CẢNH QUAN TL 1-5000

Tổ chức các không gian hấp dẫn, có tính liên kết xuyên suốt, chặt chẽ với nhau, các không gian kích thích hình thành nên các hoạt động thú vị, thu hút sự tương tác của con người cộng đồng, bên cạnh đó cũng đồng thời xen cài những giá trị lịch sử của khu vực để có thể lưu truyền và tạo sự liên kết giữa thế hệ này và thế hệ sau.

MỤC TIÊU CỤ THỂ

KÝ HIỆU

12.6%

Tổ chức các không gian sinh hoạt, vui chơi giải trí đa dạng, hấp dẫn, có tính tương tác cao.

29.7%

Lồng ghép các câu chuyện lịch sử vào một số phân khu chức năng, kết hợp với các phương thức truyền tải hấp dẫn để thu hút được sự tương tác. Tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi cho mọi đối tượng bằng nhiều hình thức tiếp cận khách nhau

44

8.1% 11.6%

CHỨC NĂNG

DIỆN TÍCH (ha)

TỈ LỆ (%)

A

Khu bờ sông

2.28

12.6

B

Quảng trường sự kiện

6.89

38

C

Quảng trường giải trí

2.1

11.6

D

Quảng trường phía Đông

1.46

8.1

Giao thông (gồm vỉa hè)

5.37

29.7

18.1

100

38% TỔNG


SƠ ĐỒ Ý TƯỞNG TỔ CHỨC CÁC KHU VỰC CHỨC NĂNG

A _ KHU BỜ SÔNG

B _ QUẢNG TRƯỜNG SỰ KIỆN

CẦU ĐI BỘ

C _ QUẢNG TRƯỜNG GIẢI TRÍ

D _ QUẢNG TRƯỜNG PHÍA ĐÔNG

KHÔNG GIAN THƯ GIÃN CÓ MÁI CHE

KHU VỰC GHẾ NGỒI

KHÔNG GIAN THƯ GIÃN CÓ MÁI CHE

BẾN THUYỀN _ WATER BUS

HỒ NƯỚC CẢNH QUAN + PHUN NƯỚC NGHỆ THUẬT

HỒ SEN SÚNG

QUÁN CÀ PHÊ VEN SÔNG

KHU VỰC GHẾ NGỒI

CÔNG TRÌNH THƯƠNG MẠI

SÂN KHẤU NGOÀI TRỜI

KHU GIẢI TRÍ THIẾU NHI

KHU GIẢI TRÍ THIẾU NHI

LỐI LÊN XUỐNG BÃI XE NGẦM

KHU GIẢI TRÍ VEN SÔNG

KHÔNG GIAN MÔ PHỎN BÀN ĐỒ (GIỚI THIỆU LỊCH SỰ HÌNH

LỐI LÊN XUỐNG ĐƯỜNG HẦM BỘ ĐỂ

KHÔNG GIAN BÃI XE NGẦM

KHÔNG GIAN DẠO VEN SÔNG

THÀNH QUA 4 MỐC THỜI GIAN) KHÔNG GIAN TỔ CHỨC SỰ KIỆN:

KHÔNG GIAN THƯƠNG MẠI NGẦM

HỒ NƯỚC CẢNH QUAN + PHUN NƯỚC NGHỆ THUẬT + ARTWORK

QUA QUẢNG TRƯỜNG SỰ KIỆN VÀ KHU THƯƠNG MẠI NGẦM

KHÔNG GIAN TỔ CHỨC SỰ KIỆN LỚN (DIỄU HÀNH, CÁC SỰ KIỆN THEO CHỦ ĐỀ,...) KHÔNG GIAN TỔ CHỨC SỰ KIỆN NHỎ THÁC NƯỚC CẢNH QUAN LỐI LÊN XUỐNG BÃI XE NGẦM KHÔNG GIAN BÃI XE NGẦM LỐI LÊN XUỐNG ĐƯỜNG HẦM BỘ ĐỂ QUA QUẢNG TRƯỜNG GIẢI TRÍ VÀ KHU THƯƠNG MẠI NGẦM

45


SƠ ĐỒ Ý TƯỞNG GIAO THÔNG - TIẾP CẬN Xét theo bản đồ định hướng giao thông thì hiện nay quảng trường đang bị chia cắt bởi nhiều đường giao thông, cho nên: Đề xuất bỏ đi một phần tuyến đường giao thông nội bộ.

--> Tăng diện tích cho quảng trường.

--> Tạo được tính liên kết mạch lạc hơn, tránh bị chia cắt bởi quá nhiều đường giao thông cơ giới.

Đề xuất tuyến đường bộ ngầm (có thang băng truyền) băng qua tuyến đường có lộ giới lớn (đại lộ Vòng Cung - 55m)

--> Tăng tính an toàn hơn cho người đi bộ và người khuyết tật.

Đề xuất về bãi xe:

Bãi xe ngầm: sử dụng bãi xe từ các khu dân cư phức hợp, các công trình công công, thương mại lân cận.

Bãi xe trên mặt đất: bố trí ở khu vực công trình đa năng (nahf quản lý, quán cà phê,...)

Đề xuất phương thức kết nối giữa 2 bờ Đông - Tây sông Sài Gòn:

Bố trí bãi bến thuyền ngay tại công trình đa năng --> kết nối với bến Bạch Đằng hiện hữu.

Hình thành tuyến cầu đi bộ băng qua sông Sài Gòn.

CHÚ THÍCH

RANH THIẾT KẾ BẾN THUYỀN BÃI ĐỖ XE NGẦM BÃI ĐỖ XE TRÊN MẶT ĐẤT TRẠM TUYẾN BUS ĐÔ THỊ TRẠM TUYẾN BUS NỘI BỘ

46

TRẠM TUYẾN METRO ĐƯỜNG GIAO THÔNG DỰ KIẾN THEO ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHU VỰC ĐỀ XUẤT LẠI TUYẾN GIAO THÔNG LỐI ĐI BỘ NGẦM CẦU ĐI BỘ


Phối cảnh cầu đi bộ từ bờ Tây

Phối cảnh cầu đi bộ từ bờ Đông

Tiểu cảnh bến thuyền

Lối bộ ngầm băng qua đại lộ Vòng Cung

47


SƠ ĐỒ Ý TƯỞNG ĐIỂM - HƯỚNG NHÌN CẢNH QUAN CHÚ THÍCH CÔNG TRÌNH ĐIỂM NHẤN TRONG KHU VỰC CÔNG TRÌNH ĐIỂM NHẤN NGOÀI KHU VỰC VỊ TRÍ QUAN SÁT TỐT

48


SƠ ĐỒ Ý TƯỞNG HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY THƯỜNG CHÚ THÍCH ĐI DẠO CHỤP HÌNH ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT ĐƯỜNG PHỐ TRƯỢT PATIN/ TRƯỢT VÁN DỪNG CHÂN HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ VEN SÔNG HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ TRẺ EM (PLAYGROUND)

SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG THEO KHUNG GIỜ TRONG NGÀY 49


SÂN KHẤU NGOÀI TRỜI - KHU BỜ SÔNG

SÂN KHẤU NGOÀI TRỜI - KHÁN ĐÀI - QUẢNG TRƯỜNG SỰ KIỆN

SƠ ĐỒ Ý TƯỞNG TÍNH LINH ĐỘNG KHÔNG GIAN

Khu vực khán đài khi có sự kiện đường phố - Hình thức 1

Khu vực sân khấu ngoài trời khi có sự kiện

Khu vực khán đài khi có sự kiện đường phố - Hình thức 2

Khu vực khán đài khi có sự kiện đường phố - Hình thức 3

Khu vực sân khấu ngoài trời khi không có sự kiện sẽ tận dụng làm khu vực cà phê ngoài trời

50


BIỂU TƯỢNG MẶT TRỜI - HỒ NƯỚC - QUẢNG TRƯỜNG PHÍA ĐÔNG

SÂN KHẤU NGOÀI TRỜI - QUẢNG TRƯỜNG GIẢI TRÍ

Khu vực biểu tượng mặt trời khi không phun nước

Khu vực sàn trước công tình thương mại có thể tận dụng làm sân khấu

Khu vực biểu tượng mặt trời khi phun nước

51


SƠ ĐỒ Ý TƯỞNG BỐ TRÍ TỔ CHỨC SỰ KIỆN TÍNH CHÁT SỰ KIỆN 52

SỰ KIỆN COUNTDOWN CUỐI NĂM - BẮN PHÁO BÔNG

SỰ KIỆN ĐƯỜNG HOA TẾT - HỘI CHỢ TẾT


CÁC SỰ KIỆN KHÁC (DIỄU BINH, ÂM NHẠC,...)

SỰ KIỆN XEM BÓNG ĐÁ 53


SƠ ĐỒ Ý TƯỞNG THEO MỤC TIÊU 3

Ý TƯỞNG CÂY XANH TỔNG THỂ MỤC TIÊU 3

Do khu vực nằm theo hướng Đông - Tây nên chịu tác động bởi ánh sáng, bức xạ mặt trời khá nhiều. Do đó, ngoài giải quyết vấn đề về nhiệt độ của khu vực, cũng sẽ đưa ra một số đề xuất mới để biến điểm yếu trở nên có ích, tạo cảnh quan mới tăng tính thẩm mỹ cho khu vực. Giảm nhiệt cho khu vực: Đề xuất bố trí cây xanh theo mạch cảm nhận không gian: Khu bờ sông: Mật độ cây xanh ở khu vực này sẽ rậm rạp và dày đặc nhất, chủ yếu là cây thủy sinh

Quảng trường đa năng: Mật độ cây xanh sẽ thưa dần từ Tây sang Đông, hệ thống cây xanh sẽ chưa

(bèo, lục bình, thủy trúc,...) và phát triển thêm một số cây đặc trưng của khu vực (dừa nước, đước,

được phong phú, và sẽ chủ yếu là cây thường xanh, cho bóng mát và không có hoa màu.

bần,...

--> Tạo bóng mát cho khu vực. --> Tạo bóng mát cho khu vực có các hoạt động giải trí ven sông.

--> Gợi cảm giác xanh, có một chút sự trang nghiêm cho khu vực duyệt binh, diễu hành.

--> Gợi tả hình ảnh xưa một thời của Thủ Thiêm.

gian thích nghi được với môi trường tự nhiên, góp phần cải thiện vi khí hậu trong khu vực và đưa ra giải pháp tối ưu nhất để giúp cho khu vực thích nghi được với điều kiện tự nhiên của khu vực.

MỤC TIÊU CỤ THỂ

KHU BỜ SÔNG

Tận dụng được các yếu tố vốn có bản địa để hình thành không

QUẢNG TRƯỜNG ĐA NĂNG

--> Gợi cảm giác trầm, bí ẩn khi nhìn từ bờ Tây (bến Bạch Đằng), gợi sự tò mò.

Sử dụng những yếu tố tự nhiên vốn có của khu vực để hình thành các yếu tố cảnh quan mới, ngoài cải thiện được vi khi hậu khu vực mà còn đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao.

Cau Vàng

54

Lục Bình

Dừa Nước

Cọ Úc

Bần

Cau Đuôi Chồn

Sao Đen

Sứ Đại

Viết

Cọ Úc

Cau Đuôi Chồn

Bàng Đài Loan


Quảng trường giải trí: Mật độ cây xanh tương đối ít, chủ yếu là cây xanh dọc theo vỉa hè và khu vực playground.

Khu quảngt trường mở: Mật độ cây xanh nhiều hơn, cây bóng mát nhiều hơn.

Trồng cây hoa súng, hoa sen ở khu vực hồ nước trước công trình điểm nhấn chính.

Trồng các loài cây, hoa có màu sắc. --> Tạo bóng mát cho khu vực.

--> Không gian bắt đầu được tô điểm bởi màu sắc của hoa se, hoa súng, gợi tả được cảm giác tươi sáng.

--> Không gian năng động, tươi trẻ, vui tươi.

QUẢNG TRƯỜNG MỞ

QUẢNG TRƯỜNG GIẢI TRÍ

--> Gợi cảm giác không gian thoáng đãng, nhẹ nhàng, thanh mát.

Bàng Đài Loan

Xà Cừ

Tếch

Cọ Úc

Trúc mây

Hoa Súng - Sen

Long Não

Muồng Vàng

Kèn Hồng

Bằng Lăng

Bò Cạp Vàng

Kết hợp hình ảnh đặc trưng của khu vực (hình ảnh chiếc thuyền di chuyển trên dòng sông) với các ý đồ bố trí cây xanh trên, sẽ mang đến cho người sử dụng một cảm giác mới mẻ (không gian từ trầm lặng đến vui tươi, năng động) và khi nhìn từ mặt bằng sẽ nhận thấy giống như con thuyền đang trên đường khai phá một vùng đất mới hoặc có thể hiểu đây là một chặng đường biến chuyển từ một nơi hoang sơ thành một nơi phồn vinh, phát triển, năng động.

55


Ý TƯỞNG PHƯƠNG ÁN GIẢM NHIỆT KHU VỰC Đề xuất sử dụng hệ thống phun sương nghệ thuật (kết hợp ánh sáng) tại một số điểm khu vực:

Bố trí hệ thống ở khu vực quảng trường sự kiện - nơi có hình ảnh bản đồ trên nền mặt đất: đặt hệ thống xung quanh không gian bản đồ và hồ nước tại quảng trường giải trí. Buổi sáng (11h - 15h) phun sương (theo chu kỳ 30p: 30p phun - 30p nghỉ) // Buổi tối (19h - 20h) : phun sương (theo chu kỳ 30p: 30p phun - 30p nghỉ) + đèn --> Hạ nhiệt khu vực. --> Cho cảm giác không gian mờ ảo --> Thu hút người sử dụng.

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ HỆ THỐNG PHUN SƯƠNG SÁNG - TỐI

Tiểu cảnh minh họa ý tưởng hệ thống phun sương

56

--> Góp phần tăng tính thẩm mỹ cho khu vực.


Ý TƯỞNG TẬN DỤNG ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN ĐỂ TẠO HIỆU ỨNG CẢNH QUAN Kim loại đánh bóng:

Nước:

Tấm acrylic trong màu:

Bố trí tại ở khu vực bản đồ, lát vật liệu lên những nét đường giao thông có trên bản đồ

Bố trí hồ nước ở công trình điểm nhấn chính và các khu hồ cảnh quan nhỏ.

Bố trí ở khu vực lên xuống lối bộ ngầm và hầm xe.

--> Khi có ánh nắng chiếu vào, các đường nét của bản đồ sẽ nổi sáng lên, phản chiếu lại, cho ra hiệu ứng ánh kim. --> Gây được sự tò mò cho người sử dụng đến tương tác gần hơn.

--> Bất kể ngày hay đêm, công trình luôn phản chiếu lại xuống mặt nước. --> Tạo ra cảnh quan hấp dẫn, thu hút mọi người đến tương tác. Áp dụng tại khu vực bản đồ, tượng trưng cho những dòng sông trên bản đồ. --> Gây được sự tò mò cho người sử dụng đến tương tác gần hơn.

--> Tăng tính nhận diện, dễ gây chú ý đến người sử dụng. Bố trí ở mái che cầu đi bộ --> Mang lại không gian thú vị hơn. Bố trí ở khu vực playground --> Mang lại không gian màu sắc, tươi vui, phù hợp với không gian vui chơi của trẻ

57


Tiểu cảnh ý tưởng hệ thống phun sương tại hồ nước quảng trường phía Đông

58

Tiểu cảnh ý tưởng hệ thống phun sương tại hồ nước quảng trường sự kiện


Tiểu cảnh ý tưởng cho tính phản chiếu

Tiểu cảnh ý tưởng sử dụng tấm acrylic màu làm mái che

59


Ý TƯỞNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VEN SÔNG

SƠ ĐỒ HIỆN TRẠNG THỦY VĂN 60


HÌNH ẢNH MINH HỌA CÁC HOẠT ĐỘNG VEN SÔNG CHÈO VÁN SUP

LƯỚT VÁN

CHÈO KAYAK

BẾN THUYỀN KHÔNG GIAN CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ VEN SÔNG

CẦU DẠO BỘ KHU BỜ SÔNG

(CHÈO VÁN SUP, CHÈO THUYỀN KAYAK,...) CẦU PHAO LINH ĐỘNG THEO MỰC NƯỚC DÂNG TRONG NGÀY

SƠ ĐỒ Ý TƯỞNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN HOẠT ĐỘNG VEN SÔNG

VÁN BAY NƯỚC

CHÈO PHAO

KHÔNG GIAN NHÀ HÀNG -

NHÀ HÀNG - CÀ PHÊ

CÀ PHÊ NGOÀI TRỜI

NHÀ ĐIỀU HÀNH KHU BỜ SÔNG

DÙNG HỆ CỘT ĐỠ HẠN CHẾ TÔN NỀN ĐỂ GIẢM THIỂU TÁC

TÔN NỀN MỘT PHẦN ĐẤT XAY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐỂ ĐẢM

ĐỘNG ĐẾN HỆ SINH THÁI KHU BỜ SÔNG

BẢO TÍNH AN TOÀN

61


4. KHUNG HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ TỔNG THỂ KHU BỜ SÔNG

QUẢNG TRƯỜ

CÂY XANH

VỊ TRÍ

CẦU ĐI BỘ

Ở khu vực gần chân cầu: trồng các loại cây bụi để tránh che tầm nhìn.

Duy trì và phát triển các loại cây mọc tự nhiên tại ven bờ sông: dừa nước, bần, đước,...

Bố trí đa số các loại cây bóng mát, cho diện tích phủ tán lớn

Ở khu vực giữa cầu: trồng các loại cây dưới 3m, thân ngắn, tránh tác động của gió,

Tại khu vực quán cà phê: bố trí các loại cây có hình dáng tương tự dừa nước như: cây cau, cây cọ,,... và bổ sung một số loại cây

để cho bóng râm hiệu quả, tập trung nhiều nhất tại vị trí đồi

giảm nguy cơ gió quật ngã.

bóng mát để cho bóng râm cho các khu vực ghế ngồi.

thư giãn và các khu vực ghế ngồi và thưa dần về các khu vực dùng cho tổ chức sự kiện để tránh che tầm nhìn của người xem.

Cỏ Xuyến Chi

Cọ Úc

Trúc mây

Bèo

Với lối kiến trúc hiện đại, kết cấu khung thép bê tông và phần bổ sung thêm phần chịu

Lục Bình

Dừa Nước

Đước

Bần

Cau Đuôi Chồn

Sao Đen

Viết

Cọ Úc

Sử dụng kiến trúc hiện đại với vật liệu chính là gỗ để mang lại cảm giác vưa hiện đại vừa gần gũi với thiên nhiên

lực giữa cầu sử dụng hệ dây thép giăng.

KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH LỚN NHỎ

Phần bao che hoàn thiện dùng vật liệu ốp nhôm cách nhiệt kính và gỗ.

Vị trí đặt mái che 1

Vị trí khu playground 1 Vị trí khu khán đài

Phối cảnh cầu đi bộ

Phối cảnh bến thuyền

Chiều cao thông thủy 10m

Mặt bằng

Mặt đứng tường cây (phía sau khán đài) Thang máy WC

2 Mặt tiền công trình đa năng (nhà hàng - cà phê - văn phòng quản lý bờ sông)

Mặt đứng khán đài

Thang máy

62

Vị trí đặt mái che 2

Mặt bằng cầu đi bộ


ỜNG SỰ KIỆN

QUẢNG TRƯỜNG GIẢI TRÍ

QUẢNG TRƯỜNG PHÍA ĐÔNG

Tại khu vực vỉa hè đối diện với khu quảng trường giải trí,

Bố trí cây tại các khu vực có ghế ngồi và sân trung tâm của công trình - đây cũng là sân chơi của thiếu nhi.

Bố trí đa số các loại cây bóng mát, cho diện tích phủ tán lớn để cho bóng râm hiệu quả, tập trung

bố trí cây thưa dần tại vị trí trung tâm để mở trục nhìn

Tại khu vực vỉa hè đối diện với khu quảng trường sự kiện, quảng trường phái Đông, bố trí cây thưa dần tại vị trí trung tâm để mở

nhiều nhất tại vị trí đồi thư giãn và các khu vực ghế ngồi.

qua công trình.

trục nhìn qua các không gian và công trình artwork (tại quảng trường phía Đông)

Tại khu vực này trồng các loại cây có màu sắc ( vàng - tím) đây không chỉ là cặp màu tương phản đẹp mà còn tượng trưng cho màu sắc của bầu trời khi mặt trời lên và lặn. Tại khu vực vỉa hè đối diện với khu quảng trường giải trí, bố trí cây thưa dần tại vị trí trung tâm để mở trục nhìn qua công trình đặc trưng của khu vực.

Cau Đuôi Chồn

Sứ Đại

Bàng Đài Loan

Xà Cừ

Long Não

Tếch

Cọ Úc

Trúc mây

Hoa Súng - Sen

Muồng Vàng

Kèn Hồng

Bằng Lăng

Bò Cạp Vàng

Sử dụng kiến trúc hiện đại với vật liệu chính là gỗ để mang lại cảm giác vưa hiện đại vừa gần gũi với thiên nhiên.

Khu vực lấy hình tượng mặt trời làm hình ảnh chủ đạo, việc tạo hình biểu tượng đặc trưng này kết hợp

Một phần công trình sẽ nằm trên mặt hồ nước và kết hợp với hệ thống phun sương, gợi tả hình ảnh chiếc thuyền lướt trên sông.

với vật liệu bề mặt thép mạ chrome bạc mang lại hiệu quả thu hút tương tác người sử dụng sẽ cao

Phối cảnh công trình thương mại

Phối cảnh biểu tượng mặt trời

Mặt trước và sau khu khán đài

Phối cánh

(Khai triển trang 71)

(Khai triển trang 79)

Vị trí công trình thương mại (Khai triển trang 77)

Vị trí đặt biểu tượng Vị trí khu playground 2

63


CẦU ĐI BỘ

KHU BỜ SÔNG

QUẢNG TRƯỜ

Nhựa acrylic trong màu Khung thép

KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH LỚN NHỎ

KHU PLAYGROUND 1 Sắp đặt thiết bị vui chơi theo từng mẫu.

64

Số lượng: 15 cột

Vật liệu chính: Khung thép (mạ chrome ) cố

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Kích thước (DxRxC): 3500x350x1800

Kích thước (DxRxC): 3500x350x2800

Kích thước (DxRxC): 3500x350x1400

Khung thép

Bê tông Chiều cao trung bình: 7~30 (m)

Số lượng: 23 cột

Mẫu 5

Mẫu 6

Kích thước (DxRxC): 6000x350x3500

Kích thước (DxRxC): 3500x350x1500

Mẫu 7

Mẫu 8

Kích thước (DxRxC): 4100x350x2500

Kích thước (DxRxC): 3500x350x1500


ỜNG SỰ KIỆN

QUẢNG TRƯỜNG GIẢI TRÍ

QUẢNG TRƯỜNG PHÍA ĐÔNG

KHU PLAYGROUND 2 Sắp đặt thiết bị vui chơi theo từng mẫu.

MÁI CHE 2 Chiều cao trung bình: 2500 ~ 7000 Số lượng: 12

ố định các tấm gỗ.

MÁI CHE 1 Vật liệu: Khung thép (mạ chrome ) cố định các tấm gỗ.

Đèn led vòng theo khung thép

Khung thép Mẫu 4 Kích thước (DxRxC): 6000x350x3500

DÒNG CHẢY LỊCH SỬ (Trưng bày quá trình hình thành khu đô thị Thủ Thiêm) Khu cột mốc thời gian 1 (từ cuối thế kỷ XVIII)

Khu cột mốc thời gian 2 (từ 1956 - 1967)

Khu cột mốc thời gian 3 (từ 1967 - 1976)

0

0

CỘT TRANG TRÍ TẠI HỒ NƯỚC Vật liệu: Khung thép, lưới thép, cột inox Cột lưới thép Khu cột mốc thời gian 4 (từ 1976 - 1997)

Khu cột mốc thời gian 5 (từ 1997 - nay)

Cột inox

Vị trí đặt cột 65


CẦU ĐI BỘ

KHU BỜ SÔNG

QUẢNG TRƯỜ

ĐÈN ÂM SÀN Lắp đặt tại các bậc thang ĐÈN ÂM SÀN Kích thước (DxRxC): 80x80x50

Lắp đặt dọc theo mép lối đi cầu.

ĐÈN ÂM SÀN

Kích thước (DxRxC): 80x80x50

Lắp đặt tại vị trí mép hồ nước Kích thước (DxRxC): 80x80x50 DÂY ĐÈN NEON RGB NGOÀI TRỜI Lắp đặt dọc theo mép cầu dạo và bến thuyền.

ĐÈN TẦM THẤP Lắp đặt nhấn tại các vị trí giao cắt lối đi.

TRANG THIẾT BỊ

Kích thước (DxRxC): 100x100x800

DÂY ĐÈN NEON RGB NGOÀI TRỜI

thời gian ngắn

thời gian ngắn

ĐÈN TẦM TRUNG

ĐÈN TẦM TRUNG

Lắp đặt tại các vị trí lối vào

Lắp đặt tại các vị trí nhấn trục

Kích thước (DxRxC): 150x150x4000

Kích thước (DxRxC):

theo đường nét của cây cầu.

Bố trí tại các vị trí gần lối lên xuống cầu đi bộ và 1 số tại vị trí giao cắt lối đi.

GHẾ ĐÁ HỘP Đặt tại vị trí dọc theo tuyến cầu dạo và gần các bến thuyền.

Kích thước (DxRxC): 400x400x800 Kích thước (DxRxC): 2000x700x400 (Khai triển trang 64)

VẬT LIỆU

150x150x4000

Lắp đặt dọc theo tuyến cầu đi bộ và nhấn

THÙNG RÁC

Gỗ

Kính màu

Thép mạ chrome Alu cách nhiệt đồng đỏ

66

Vị trí ghế tựa dng chân trong

Vị trí ghế tựa dng chân trong

Bê Tông

Gỗ

BỒN CÂY

BÀN GHẾ NHÀ HÀNG

MÁI CHE DÙ VUÔNG

GHẾ ĐÁ GỖ

GHẾ GỖ

Đặt tại vị trí dọc lối đi cầu

Kích thước bàn (DxRxC):

LỆCH CỘT

Bố trí gần khu vực mô

Bố trí gần khu vực mô phỏng

dạo và dặt tại vị trí cần

630x630x720

Đặt tại vị trí khu vực ghé

phỏng bản đồ và tường cây.

bản đồ và tường cây.

Kích thước (DxRxC):

Kích thước (DxRxC):

6000x1000x400

2500x800x400

(Khai triển trang 73)

(Khai triển trang 73)

phân chia không gian.

ngồi cà phê ngoài trời. Kích thước ghế (DxRxC):

Kích thước (DxRxC):

400x400x450

2200x700x400 (mm)

Kích thước (DxRxC): 4800x4800x4000

(Khai triển trang 64)

Kính màu

Nhựa acrylic trong màu

Thép

Bê Tông

Đá marble

Gỗ

Kính màu

Đá khò nhám


ỜNG SỰ KIỆN

QUẢNG TRƯỜNG GIẢI TRÍ

QUẢNG TRƯỜNG PHÍA ĐÔNG

ĐÈN TẦM THẤP

DÂY ĐÈN NEON RGB

ĐÈN ÂM SÀN

ĐÈN TẦM THẤP

DÂY ĐÈN NEON RGB

ĐÈN ÂM SÀN

ĐÈN TẦM THẤP

Lắp đặt nhấn tại các vị trí lói

NGOÀI TRỜI

Lắp đặt tại vị trí mép hồ nước

Lắp đặt nhấn tại các vị trí lói

NGOÀI TRỜI

Lắp đặt tại vị trí mép hồ nước

Lắp đặt nhấn tại các vị trí lói

vào khu vực quảng trường.

vào khu vực quảng trường.

vào khu vực quảng trường. Kích thước (DxRxC): 80x80x50

Kích thước (DxRxC): 80x80x50 Kích thước (DxRxC):

Kích thước (DxRxC):

Kích thước (DxRxC):

100x100x800

100x100x800

100x100x800

HỘP ĐÈN LED ÂM NỀN

HỘP ĐÈN LED ÂM NỀN

Vị trí ghế tựa dng chân trong

Vị trí ghế tựa dng chân trong thời gian ngắn

thời gian ngắn

ĐÈN TẦM TRUNG

ĐÈN TẦM TRUNG

Lắp đặt tại các vị trí nhấn trục

Lắp đặt tại các vị trí nhấn trục

DÂY ĐÈN NEON RGB

Kích thước (DxRxC): 150x150x4000

Kích thước (DxRxC):

NGOÀI TRỜI

150x150x4000

GHẾ ĐÁ VẠT

THÙNG RÁC

GHẾ ĐÁ GỖ

GHẾ GỖ

GHẾ ĐÁ VẠT

THÙNG RÁC

GHẾ ĐÁ VẠT

THÙNG RÁC

Bố trí dọc theo vỉa hè phố.

Đặt tại vị trí gần khu

Bố trí gần khu vực công

Bố trí gần khu vực công

Bố trí dọc theo vỉa hè phố.

Đặt tại vị trí gần khu

Bố trí dọc theo vỉa hè phố.

Đặt tại vị trí gần khu vực vỉa

vực vỉa hè phố.

trình thương mại.

trình thương mại.

Kích thước (DxRxC):

Inox

Bê Tông

Kích thước (DxRxC):

Kích thước (DxRxC):

Kích thước (DxRxC):

400x400x800

6000x1000x400

2500x800x400

(Khai triển trang 73)

(Khai triển trang 73)

Thép mạ đồng thau

Gỗ

Kính màu

Đá khò nhám

hè phố.

vực vỉa hè phố. Kích thước (DxRxC):

Kích thước (DxRxC):

2500x500x400

2500x500x400

Kích thước (DxRxC):

2500x500x400

Bê tông

Nhựa acrylic

Kích thước (DxRxC): 400x400x800

400x400x800

Inox

HỘP ĐÈN LED ÂM NỀN

Gỗ

Đá khò nhám

Inox

Bê tông

trong màu

67


5. KHAI TRIỂN THIẾT KẾ MỘT SỐ KHU CHỨC NĂNG

68


69


MẶT BẰNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC BỜ SÔNG TL 1-500 70

(Ô lưới: 5m)


CHÚ THÍCH 1. Công trình đa năng Quán cà phê Nhà điều hành - quản lý khu bờ sông 2. Không gian cà phê ngoài trời 3. Chỗ ngồi khán giả có mái che 4. Sân khấu ngoài trời 5. Hồ phun nước cảnh quan 6. Quầy bán vé water bus 0m

5m

10m

20m

7. Bến thuyền 8. Khu giải trí nước Lướt ván SUP Chèo thuyền kayak Chèo thuyền phao 9. Cầu dạo bộ 10. Bãi xe 11. Lối lên xuống hầm xe 12. Thang máy cầu đi bộ

71


Nhựa acrylic trong màu Khung thép Lan can thép

Bồn hoa

Giá đỡ lan can và bồn hoa

Góc nhìn 1

Sàn cầu gỗ Dây đèn led

Khung thép

Bê tông

Mấu nối liên kết sàn và thanh gỗ đỡ sàn

Thanh gỗ đỡ sàn cầu

Chiều cao trung bình: 7~30 (m) Mấu nối liên kết thanh gỗ đỡ sàn và cột chống Phần lót nhựa bên trong chậu cây Phần ốp gỗ nhựa Cột gỗ chống cầu

Góc nhìn 2

Chậu cây Kích thước (DxRxC): 2200x700x400 (mm) Mấu nối liên kết cột chống và khối bê tông

Đá marble nhân tạo trắng xám Đèn led Khối bê tông

Ghế ngồi hình hộp chữ nhật Kích thước (DxRxC): 2000x700x400 (mm) Góc nhìn 3

72


Góc nhìn 4 Chi tiết mấu nối giữa các thành phần

Góc nhìn 5

MẶT CẮT A-A’ TL 1-25 0m

0.25m

0.5m

1m

Góc nhìn 6

73


MẶT CẮT B-B’ TL 1-500

0m

Phối cảnh mặt tiền đường Nguyễn Thiện Thành - góc nhìn 7

74

Phối cảnh mặt tiền bờ sông Sài Gòn

5m

10m

20m


Góc nhìn 8

Phối cảnh từ khu bến thuyền nhìn qua bờ Tây Sài Gòn

Góc nhìn 9

Góc nhìn 10

75


MẶT BẰNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU KHÁN ĐÀI + KHU DÒNG CHẢY LỊCH SỬ TL 1-500 76

(Ô lưới: 5m)


CHÚ THÍCH

0m

5m

10m

20m

1. Sân khấu ngoài trời 2. Khu vực bục ngồi 3. Tường cây 4. Hồ nước 5. Khu vực ghế ngồi

6. Khu vực mô phỏng bản đồ 7. Khu vực tổ chức sự kiện đa năng 8. Lối lên xuống hầm đi bộ (kết nối không gian thương mại ngầm và khu vực quảng trường giải trí) 9. Lối bộ lên cầu đi bộ

77


Hộp đèn led âm nền

Inox Thép mạ đồng

Phối cảnh toàn khu quảng trường sự kiện

Đá khò nhám xám đen

Đá khò nhám xám trắng

Hệ thống phun sương dọc thành hồ nước

Phối cảnh toàn khu dòng chảy lịch sử

Góc nhìn 1

78

MẶT CẮT A-A’ TL 1-50

Góc nhìn 2

0m

0.5m

1m

Phối cảnh khu tổ chức sự kiện linh hoạt theo quy mô

2m


Trầu Bà Lá Vàng

Cỏ Lan Chi

VỊ TRÍ TRỒNG CÂY Máy bơm nước

HÌNH ẢNH MINH HỌA KẾT CẤU TƯỜNG CÂY

MẶT CẮT B-B’ TL 1-200

Góc nhìn 3

0m

2m

Hệ thống phun sương dọc thành hồ nước

4m

8m

Góc nhìn 4

Góc nhìn 5

79


Tấm lưới sắt

Góc nhìn 6

Khung sắt

PHỐI CẢNH GHẾ NGỒI

Góc nhìn 7

Góc nhìn 8

80

Chân đế

MẶT ĐỨNG TƯỜNG CÂY TL 1-250

PHÂN LOẠI CỘT THEO CHIỀU CAO

KÍ HIỆU

SỐ LƯỢNG

Cột 1m Cột 1.5m Cột 2m Cột 2.5m Cột 3m Cột 3.5m Cột 4m Cột 5m

3 7 11 6 11 1 6 2

TỔNG

47


MẶT BẰNG

MẶT ĐỨNG BÊN

MẶT ĐỨNG SAU

MẶT BẰNG

MẶT ĐỨNG BÊN

MẶT ĐỨNG

0m

2.5m

5m

10m

81


MẶT BẰNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU QUẢNG TRƯỜNG GIẢI TRÍ + HỒ NƯỚC MẶT TRỜI TL 1-500 82

(Ô lưới: 5m)


CHÚ THÍCH

0m

5m

10m

20m

1. Cổng chào 2. Khu playground thiếu nhi + Không gian thư giãn 3. Côngt rình thương mại 4. Hồ nước

5. Khu vực ghế ngồi 6. Artwork mặt trời 7. Lối lên xuống hầm đi bộ (kết nối không gian thương mại ngầm và khu vực quảng trường giải trí) 8.Lối lên xuống hầm xe

83


Phối cảnh trên cao nhìn từ quảng trường phía Đông qua quảng trường giải trí

84

Phối cảnh artwork mặt trời

Góc nhìn 1

Góc nhìn 2


Artwork mô phỏng hình tượng mặt trời

Hệ thống phun sương Kết cấu khung sắt thép Vật liệu bao che: tấm thép mạ chrome bạc

Chân đế thép

MẶT CẮT A-A’ TL 1-100

0m

1m

2m

4m

85


MẶT ĐỨNG CỔNG CHÀO TL 1-200

Phối cảnh nhìn từ quảng trường sự kiện qua quảng trường giải trí

86

MẶT CẮT B-B’ TL 1-500

MẶT BÊN CỔNG CHÀO TL 1-200

Góc nhìn 3

MẶT ĐỨNG TÊN QUẢNG TRƯỜNG TL 1-200

Góc nhìn 4


MẶT ĐỨNG TÊN QUẢNG TRƯỜNG TRÊN HỒ NƯỚC TL 1-50

0m

0.5m

1m

2m

Góc nhìn 5

MẶT CẮT C-C’ TL 1-500

MẶT ĐỨNG 1 TL 1-500

Góc nhìn 6

0m

5m

10m

20m

MẶT ĐỨNG 2 TL 1-500

0m

5m

10m

20m

10m

20m

Góc nhìn 7

0m

5m

87


Góc nhìn từ quảng trường phía Đông qua quảng trường giải trí

88

Góc nhìn 8

Góc nhìn 9

Góc nhìn 10


Góc nhìn 11

Góc nhìn 12

Góc nhìn 13

Góc nhìn 14

89


6. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THIẾT KẾ Góc độ xã hội: Giải quyết được ván đề thiếu nơi hội họp và vui chơi và tạo được không gian công cộng phù hợp và linh hoạt, có giá trị về nhiều mặt: giải trí, thẩm mỹ, cảnh quan, lịch sử văn hóa,... nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của con người và cộng đồng. Khu vực đa chức năng, có khả năng chuyển đổi chức năng góp phần giúp mọi người có nhiều lựa chọn trong việc tiếp cận sử dụng cũng như có cơ hội được trải nghiệm nhiều điều hay ho ở khu vực, đảm bảo an toàn, và phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi. Góc độ môi trường: Duy trì hệ sinh thái vốn có tại khu vực ven bờ sông. Giải quyết vấn đề về sự ảnh hưởng của bức xạ mặt trời từ hướng Đông - Tây bằng việc tận dụng điều đó để tạo nên một không gian không chỉ đảm nhiệt độ mát mẻ cho người sử dụng mà còn mang lại nhiều trải nghiệm mới cho người dùng. Góc độ kinh tế: Giải quyết vấn đề kết nối, lưu thông bộ hành trong khu vực thuận tiện hơn mà không cần đầu tư nhiều vào xây dựng hạ ngầm đường giao thông cơ giới. Tạo được một khu vực công cộng thu hút mọi người đến sử dụng, hoạt động và tạo nên cảm giác dễ chịu, thoải mái với cả người đi mua sắm tại đây.

THU THIEM P L A Z A

90SVTH

// TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHƯƠNG VY

LỚP // KTCQ 16

MSSV // 16511001344

GVHD // THS.KTS NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC


91


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.