Tap chi tet 2014 p01

Page 1

Tạp chí 01 - 2014

10 năm, 1 Rooney

O? À R T G có sao! N O H P N hì A T F à nl

bạ

Gặp gỡ Hà Pin nữ luật sư mê đắm Uinted

Truyện ngắn:

L ve

and

G al

DAVID MOYES

trẻ hóa United

n đong Ký ức trở về, niềm ti

đầy


CẢM MỤCƠN LỤCSIR ALEX

04. TOP 5 TÀI NĂNG SÁNG GIÁ CỦA UNITED Những mầm non “tương lai” của Manchester United

08. CHUYỂN NHƯỢNG Trinh sát bí mật của David Moyes

10. NHỊP ĐẬP QUỶ ĐỎ 10 năm, 1 Wayne Rooney

12. NHỊP ĐẬP QUỶ ĐỎ Các đối thủ truyền kiếp của Manchester United

14. GÓC CHIẾN THUẬT Kagawa, bài toán chưa có lời giải

18. DAVID MOYES, TRẺ HÓA UNITED Ký ức trở về, niềm tin đong đầy

20. CÂU CHUYỆN BÓNG ĐÁ Bạn là fan phong trào? Thì có sao!

22. CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HÂM MỘ Gặp gỡ Hà Pin, cô sinh viên luật mê đắm United

24. TRUYỆN NGẮN Love and Goal

28. CON NGƯỜI & CUỘC SỐNG Manchester: Thành phố của những bảo tàng

30. CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT United, có một United rất khác

32. VÒNG QUANH MUSVN MUSVN, năm 2013 - Những dấu ấn

34. BLOG Tết

38. CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT 40 Sự thật về Ryan Giggs, huyền thoại sống của United

40. NHÀ TÀI TRỢ 5 lý do để sở hữu thử BIDV - Manchester United

Biên tập: Nhóm Reporters MUSVN Designer: xuongronggai & Mr.Tâm Website: www.manutd.com.vn Diễn đàn: www.manutd.com.vn/fourm Liên hệ: reporters@manutd.com.vn


TRÒ CHUYỆN CUỐI NĂM

Tình yêu

và Man United Tình yêu Man United có thể bắt đầu từ những chuyện “dở hơi” nhất, như “yêu” vì muốn đối đầu với một ai đó thích một đội bóng nào đó, vì tác động của số đông xung quanh mình, hoặc không từ gì cả. Tất cả tự nhiên, như duyên số. Một lần bật tivi lên, vô tình thấy đội bóng áo đỏ thi đấu, trong một thế trận ngược dòng hay tấn công rực lửa. Thế là “yêu”. Tất nhiên, những tình yêu như thế tồn tại bao lâu, bền vững hay nhất thời lại là một câu chuyện khác. Nhưng có một điều chắc chắn, dù đôi lúc “khó ưa”, Man United vẫn luôn biết cách giữ chân những người yêu mình một cách giỏi nhất. Một vị giám đốc của Quỷ Đỏ nói rằng, thứ “hàng hóa” chính mà đội chủ sân Old Trafford mang đến là “các cầu thủ ngôi sao và các trận cầu đỉnh cao”. Có thể nói ngắn gọn lại, nó là “cảm xúc”.

M

ùa xuân, mùa của tình yêu. Và thật thiếu sót nếu trong một cuốn tạp chí về Man United, chúng ta không nói về tình yêu với Quỷ đỏ. Trong một buổi offline nhỏ cuối năm trước, tôi đã có dịp được ngồi nghe tâm sự của các bạn trẻ yêu thích Man United và một số câu lạc bộ khác. Một trải nghiệm khó quên. Tình yêu với Man United có gì đó giống với tình yêu đôi lứa, rất giống. Là khi người ta sẵn sàng cho đi tất cả những đam mê của mình mà biết chắc rằng sẽ không nhận lại được bất cứ điều gì.

Cảm xúc Man United mang lại luôn rất đặc biệt. Trên một chương trình truyền hình, người ta gọi Man United là “nhà vô địch vượt khó”. Có lẽ không cần nói thêm về các “thành tích” vượt khó của Quỷ Đỏ trong quá khứ. Một chiến thắng hoành tráng chưa chắc đã đem lại cảm xúc vỡ òa như những lần lội ngược dòng, hay việc đánh bại đối thủ với tỉ số tối thiểu, trong thế trận khó khăn. Cũng giống như vậy, một đội bóng “bách chiến bách thắng” chưa chắc đã cuốn hút người xem bằng một CLB sau mỗi lần vấp ngã lại càng trở nên mạnh mẽ hơn. Giống như trong chuyện tình cảm, một tình yêu bình lặng năm nay qua năm khác chưa chắc đủ giúp

người ta gắn bó với nhau lâu dài. Hầu hết luôn là vậy, tình yêu cần có thử thách để người ta đứng sát cạnh nhau hơn. Ngược lại, một tình yêu khó có thể tồn tại nếu cứ khó khăn và va vấp mãi. Hoặc ít nhất, nó sẽ “chết” đi vài phần và người ta chỉ cố gắng duy trì nó vì trách nhiệm bản thân, với thứ cảm xúc đã bị chai sạn. Man United có lẽ rất lâu rồi mới cần tình cảm của người hâm mộ như lúc này. Khó khăn bủa vây Old Trafford suốt nửa năm trời kể từ khi Sir Alex Ferguson bước xuống, nhường ngai vàng cho David Moyes. Trong thế giới hiện đại, sự kiên nhẫn luôn là điều xa xỉ. Nhưng trong tình yêu, đặc biệt là tình yêu bóng đá, sự kiên nhẫn, hay còn gọi là “niềm tin”, có thể là phương thuốc thần, cứu giữ mọi thứ. Man United thời chuyển giao không còn những giây phút vượt khó quen thuộc, những khái niệm mơ hồ như bản lĩnh, đẳng cấp cũng đang dần mờ nhạt tại Old Trafford. Đã có những người quay lưng với David Moyes, nhưng với Man United thì không. Như lời Sir Alex Ferguson nói, dù bất cứ điều gì xảy ra, đội bóng này vẫn mãi trường tồn. Tình yêu với Man United cũng vì thế có thể hóa giản đơn. Như với tôi, sau mỗi trận đấu, điều tôi mong đợi nhất là trận đấu tiếp theo của Man United. Chỉ cần thấy những chàng trai áo đỏ bước ra sân cũng đủ vui rồi!

Tiểu Phụng

THẾ GIỚI QUỶ ĐỎ

03


TOP 5 TÀI NĂNG SÁNG GIÁ CỦA UNITED

Những mầm non

tương lai của

Manchester United

Ben Pearson Ngày sinh: 04/01/1995 Nơi sinh: Oldham, Greater Manchester, Anh

bất kỳ đội bóng nào, để có được thành công lâu dài, thì công tác đào tạo trẻ luôn phải được ưu tiên hàng đầu... Với các CĐV Manchester United nói riêng và những tín đồ bóng đá trên toàn thế giới nói chung, lò đào tạo Carrington không phải là một cái tên quá xa lạ. Có lẽ không ai có thể quên được “Class of ‘92”, niềm tự hào của Manchester United, lứa cầu thủ đầy tài năng, đã đi vào lịch sử với cú ăn ba huyền thoại năm 1999. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, NHM Quỷ Đỏ vẫn đang phải chờ đợi, để chứng kiến “Class of ‘92” phiên bản hai. Trên thực tế, hàng năm lò đào tạo Carrington vẫn cho ra lò những cầu thủ khá chất lượng. Không ít trong số đó đã chen chân được vào đội Một, như Jonny Evans, Tom Cleverley hay Danny Welbeck. Tuy nhiên, công bằng mà nói, những cái tên kể trên hiện chỉ dừng lại ở mức tròn vai, và còn rất lâu để có thể vươn tới đẳng cấp của những Gary Neville, Paul Scholes, Ryan Giggs hay David Beckham. Vì lẽ đó, chúng ta hãy nhìn vào đội hình U19 của Manchester United, và xem Quỷ Đỏ đang sở hữu những ‘báu vật’ nào...

04

THẾ GIỚI QUỶ ĐỎ

Vị trí: Tiền vệ Gia nhập United: 01/07/2004 Quốc tế U16, U17, U19 Anh

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về một chàng trai chính gốc Manchester. Ben Pearson sinh ra ở Oldham và gia nhập lò đào tạo trẻ của United khi mới chỉ 9 tuổi. Đây được xem như là một trong những tài năng trẻ sáng giá nhất ở United.

M

ùa giải năm ngoái, Ben Pearson đã nhận danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm, phần thưởng mà bất kỳ một học viên nào ở lò đào tạo Carrington đều mong muốn. United từng chứng kiến sự ra đi của những tiền vệ có lối chơi kỹ thuật, nhưng lại yếu về mặt thể hình như Mats Daehli, Magnus Eikrem. Hoặc ngược lại, gần đây nhất, Tunnicliffe dù có nền tảng thể lực dồi dào, nhưng vẫn khó khăn để tìm một chỗ đứng vững chắc bởi kỹ thuật có phần hạn chế. Tuy nhiên, với Pearson lại khác. Anh sở hữu cả hai yếu tố này. Pearson có khả năng xử lý, đi bóng tốt, tung ra những đường chuyền nguy hiểm. Không những vậy, anh thường xuyên có mặt ở những điểm nóng giữa sân, can thiệp bằng những pha vào bóng quyết liệt nhưng cũng không kém phần chính xác. Pearson còn quá trẻ để đảm nhận ngay lập tức vị trí tiền vệ trung tâm ở đội Một, nhưng nếu phải kỳ vọng một người Manchester nào đó chơi ở đây, có lẽ bạn nên đặt niềm tin vào Ben Pearson. McGuinness (HLV đội U18 United): “Ben là một cầu thủ tuyệt vời. Cậu ấy có khả năng phát động tấn công, cũng như tạo cầu nối giữa hàng thủ và hàng tiền vệ. Đôi lúc, chúng tôi muốn cậu ấy dâng cao hơn, nhưng do hạn chế về nhân sự nên buộc phải để Ben chơi như một tiền vệ phòng ngự. Tuy nhiên, ở vị trí nào thì cậu ấy cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.”


Jack Barmby Jack Barmby là con trai của cựu tuyển thủ Anh Nick Barmby, và anh cho thấy một tiềm năng phát triển cực lớn, thậm chí còn có thể xuất sắc hơn những gì mà cha anh đã thể hiện. Ngày sinh:

14/11/1994

Nơi sinh:

London, Anh

Vị trí:

Tiền đạo

Gia nhập:

01/07/2008

Quốc tế

U19 Anh

Trong quá khứ, Jack thường xuyên chơi ở cánh, hoặc vị trí tiền vệ. Nhưng chỉ khi được đẩy lên chơi cao hơn, ở vị trí tiền đạo, thì anh mới phát huy hết khả năng của mình. Thể hình lý tưởng, những bàn thắng ngoạn mục, cùng chuỗi trận ấn tượng trong màu áo United tại Milk Cup 2011 đã khiến anh được để ý nhiều hơn. Để bước qua cái ngưỡng của thần đồng để trở thành một ngôi sao, Jack vẫn còn phải học hỏi rất nhiều. Nhưng với tài năng không thể phủ nhận, chỉ cần có thái độ tích cực và nỗ lực phát triển, thì Jack hoàn toàn có thể tìm cho mình một chỗ đứng ở CLB. Doron Salomon (CĐV trung thành của United): “Sở hữu kỹ thuật tốt, nhưng thi đấu có phần hơi cá nhân. Tuy nhiên cậu ấy vẫn còn nhiều thời gian để hoàn thiện. CLB luôn đề cao khả năng của cậu ấy. Đặc biệt, Jack là một cầu thủ có thể quyết định trận đấu, và tôi sẽ không ngạc nhiên nếu cậu ấy có một mùa giải tuyệt vời cùng đội U21.”

n o s il W s e m a J United hiện nay đang sở hữu bộ tiền đạo hàng đầu thế giới Wayne Rooney - Robin van Persie, cùng với đó là hai phương án dự bị Danny Welbeck - Chicharito. Do đó, con đường vào đội Một của bất cứ tiền đạo trẻ nào cũng đều rất gian nan. James Wilson biết điều này, nhưng anh chỉ xem nó như là động lực để phát triển. Ngày sinh:

01/12/1995

Nơi sinh:

Biddulph, Staffordshire, Anh

Vị trí:

Tiền đạo

Gia nhập:

01/07/2012

Quốc tế

U19 Anh

15 tuổi, anh đã lần đầu ra mắt đội U18 United, đồng thời đánh dấu ngày trọng đại đó bằng một bàn thắng vào lưới U18 Everton. Ai cũng biết, ở lứa tuổi trẻ thì chỉ cần hơn nhau một tuổi đã là câu chuyện hoàn toàn khác, nhưng Wilson đã chứng minh điều đó đôi lúc không chính xác. Wilson có thể chơi dạt biên trái, nhưng với bản năng của một sát thủ, anh vẫn tỏ ra hiệu quả nhất với vị trí tiền đạo cắm. Điều đặc biệt nhất ở Wilson chính là sự bình tĩnh, thậm chí có phần lạnh lùng trong những pha dứt điểm. Wilson ký hợp đồng chuyên nghiệp với United vào sinh nhật lần thứ 17. Trong suốt cả mùa giải năm ngoái, anh đã phải đối mặt với những chấn thương khác nhau. Tuy nhiên, nó vẫn không thể ngăn cản anh đứng đầu danh sách ghi bàn của đội Dự bị, với 14 bàn thắng trong 13 lần xuất phát (và 5 lần ra sân từ ghế dự bị). Đáng chú ý, 5 trong số 14 bàn thắng đó được ghi vào lưới Newcastle, trong chiến thắng 7-1 của United trước đội bóng vùng Đông Bắc.

THẾ GIỚI QUỶ ĐỎ

05


Andreas Pereira Một tiền vệ tấn công đầy tài năng - đó là những gì mà các chuyên gia đã nhận định về cầu thủ 17 tuổi này.

Adnan Januzaj Và cuối cùng, không thể không nhắc tới Adnan Januzaj, một viên ngọc quý của Manchester United. Quỷ Đỏ đã đưa Januzaj về sân Old Trafford từ Anderlecht năm 2011 với giá khoảng 300.000 bảng. Hai năm ở United là một khoảng thời gian không dài, nhưng anh đã cho thấy những bước phát triển đáng kinh ngạc. Với lối chơi thông minh, kỹ thuật vượt trội, anh nhanh chóng trở thành trụ cột của đội U18 United năm 2011. Tuy nhiên, một chấn thương nghiêm trọng buộc anh phải ngồi ngoài trong phần còn lại của mùa giải. Ngày sinh

05/02/1995

Nơi sinh

Brussels, Bỉ

Ngày sinh

01/01/1996

Vị trí

Tiền vệ

Nơi sinh

Duffel, Bỉ

Gia nhập United

01/07/2011

Vị trí

Tiền về

Ngày ra mắt:

Gia nhập United

01/07/2012

11/08/2013, gặp Wigan (Community Shield)

Khi mới 15 tuổi, Pereira đã được mời đi tham quan Old Trafford và có buổi nói chuyện trực tiếp với Sir Alex, trước khi chính thức chuyển đến United từ PSV Eindhoven. Với bất cứ tài năng trẻ nào thì đó đều là một giấc mơ. Nhưng, giấc mơ của Pereira không phải bỗng nhiên trở thành sự thật, mà nguyên nhân chính đến từ tài năng thiên bẩm của anh. Có thể khẳng định, kỹ thuật cá nhân của Pereira ở một đẳng cấp rất khác với những cầu thủ cùng trang lứa. Thậm chí, anh hoàn toàn có thể so sánh được với những cầu thủ ở lứa tuổi cao hơn. Khi quan sát anh thi đấu, không ai nghĩ rằng đó là những pha chạm bóng, điều khiển bóng của một cầu thủ mới 17 tuổi. Bên cạnh khả năng rê bóng lắt léo, những tình huống giữ bóng khi chịu áp lực từ cầu thủ đối phương làm gợi nhớ đến phong cách của Xavi. Tuy nhiên, đó chưa phải là những gì xuất sắc nhất của Pereira. Kỹ năng sút phạt mới là yếu tố chính giúp anh lọt vào mắt xanh của các tuyển trạch viên United. Luôn luôn tạo ra những mối nguy hiểm thường trực từ những pha bóng chết, anh cũng đã có cho riêng mình 5 bàn thắng.

Sang mùa 2012/13, anh đã được đôn lên đội U21. Nhưng kể cả khi phải thi đấu với đàn anh, Januzaj vẫn cho thấy sự tự tin trong lối chơi của mình. Không phải là một cầu thủ theo dạng bám biên thuần túy, anh thường xuyên có những pha di chuyển vào trung lộ và tung ra những đường chọc khe chết người. Chính vì vậy, dù chỉ ghi được một bàn, nhưng tầm ảnh hưởng của Januzaj là không thể chối cãi. Phần thưởng cho sự nỗ lực đó chính là giải Cầu thủ Xuất sắc nhất năm của đội Dự bị, cùng một suất trên băng ghế dự bị ở trận đấu cuối cùng của triều đại Sir Alex Ferguson tại United. Dù mùa giải 2013/14 mới đi qua được một nửa chặng đường, nhưng với những gì đã thể hiện, anh đã chiếm được cảm tình của số đông NHM Quỷ Đỏ. Rõ ràng, nếu duy trì được sự nỗ lực, không ngừng học hỏi và phát triển các kỹ năng, một tương lai tươi sáng đang chờ đón Januzaj. Sir Alex Ferguson: “Adnan là một cầu thủ có khả năng giữ thăng bằng tuyệt vời. Bên cạnh đó, mới chỉ 18 tuổi và vẫn đang phát triển, nhưng cậu ấy đã sở hữu kỹ thuật cá nhân điêu luyện, cũng như có thể tăng tốc trong phạm vi hẹp, điều mà không nhiều cầu thủ ở lứa tuổi đó có thể làm được.”

Cris

06

THẾ GIỚI QUỶ ĐỎ



CHUYỂN NHƯỢNG

8

giờ tại văn phòng, báo cáo 13 trang, kết thúc vào 2 giờ sáng hôm sau. Mắt mờ, đầu óc quay cuồng và dạ dày trống rỗng. Tất cả đem lại 4 bảng Anh. Đó chính xác là một ngày làm việc của một trinh sát viên bóng đá và những gì họ thu được ở Anh. Trinh sát viên là mạch máu của trò chơi, nhưng có lẽ, họ lại là những người bị đánh giá thấp nhất.

Họ đã làm những gì? Có hai loại trinh sát: về tài năng và về chiến thuật. Các trinh sát viên tìm kiếm tài năng sẽ lùng sục các ngôi sao mới. Họ thường làm việc cho một CLB, nhưng cũng có thể được sử dụng bởi một đại lý trung gian, những người sẽ liên hệ trực tiếp với các CLB. Nhưng cho dù đó là đánh giá tài năng mới chớm nở hay “xem giò” cầu thủ của đội bóng khác, họ đều không được đi tắt. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ chỉ nói về các trinh sát viên tìm kiếm tài năng, hay còn có thể gọi là các tuyển trạch viên. Trinh sát là một trong những công việc phải lao động nhiều nhất trong bóng đá. Nhiều trận đấu cần phải được theo dõi, đánh giá các cầu thủ, người đại diện, và cả các bậc phụ huynh, các mối quan hệ, và tất nhiên không thể thiếu các trang báo cáo dài dằng dặc. Để làm tốt công việc của mình, ngoài “trực giác”, khả năng quan sát và tổng hợp thông tin, các trinh sát viên còn cần có thêm tài ăn nói, giao tiếp nếu không muốn bỏ lỡ mục tiêu vào tay các đối thủ.

Họ tìm kiếm điều gì?

Trinh sát bí mật của

David Moyes

Dave Webb, người đứng đầu bộ phận tuyển dụng ở Bournemouth và cũng là người phát hiện ra Wilfried Zaha khi anh này mới 13 tuổi. Ông làm việc cho Crystal Palace ở thời điểm đó và phát hiện ra Zaha chơi bóng trong một công viên ở phía Nam London. “Tôi thích Zaha vì anh ấy rất khéo léo, nhanh nhẹn và làm những điều không giống bình thường. Anh ấy đã sử dụng trí tưởng tượng và vẫn chơi bóng như anh chơi trên đường phố. Zaha có yếu tố để thành công.” Webb nhớ lại. “Mỗi CLB có mạng lưới của riêng họ, tùy thuộc vào từng khu vực và mẫu cầu thủ họ ưa thích.” “Ham muốn với trái bóng, sự nhiệt tình và kiểm soát được những điều cơ bản một cách cân bằng, nâng cao nhận thức và tận dụng trí tưởng tượng là những món quà mà chúng tôi tìm kiếm.” Bất chấp thu nhập thuộc diện thấp nhất trong mặt bằng chung của làng bóng đá, các trinh sát viên vẫn trung thành với công việc của mình. Tất cả vì đam mê. “Đây là niềm đam mê của tôi,” Penney, một trinh sát viên người Anh cho biết. “Tôi hạnh phúc khi nhìn thấy các chàng trai phát triển. Tôi làm điều đó vì tôi yêu bóng đá trẻ. À, và tôi muốn tìm một Lionel Messi tiếp theo.”

08

THẾ GIỚI QUỶ ĐỎ


Trinh sát bí mật của

David Moyes

Nhà báo Michael Calvin, người đi khắp thế giới để nghiên cứu và trong ra lò cuốn sách về nghề trinh sát trong bóng đá, “The Nowhere Men”, đã cực ấn tượng với hệ thống chi tiết và chiến lược trinh sát của David Moyes, HLV đương nhiệm của Man Utd khi còn ở Everton.

Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong công việc của David Moyes. 11 năm làm việc tại Goodison Park, Moyes nổi tiếng với các hợp đồng giá rẻ, chất lượng cao, từ các hạng đấu thấp hơn, như Joleon Lescott từ Wolves, Phil Jagielka từ Sheffield United và Leyton Baines từ Wigan, tất cả đều đã trở thành một phần thường xuyên của ĐTQG Anh.

Ông giải thích: “David Moyes có một danh sách bao gồm 12 tiêu chí, cho từng vị trí trong tình trạng tối ưu.”

“Tôi rất ấn tượng với David Moyes, bởi ông ấy là một HLV thuộc Vương quốc Anh điển hình, luôn có một chút độc đoán nhưng vẫn có một đội ngũ sẵn sàng ở bên cạnh ông ấy vì điều này.” Calvin nói tiếp. David Moyes vạch ra ý tưởng về đội hình 11 cầu thủ tốt nhất của ông, với chi tiết hợp đồng của họ, lứa tuổi và thành tích ra sân. Sau đó, Moyes mô tả những gì ông ấy cảm thấy sẽ là đội bóng tốt nhất của ông trong vòng 3 mùa giải tiếp theo. Nó cơ bản là trung tâm kế hoạch của Moyes. Mỗi năm đi qua, các khoảng trống lại xuất hiện và ông ấy cần một chiến lược dài hơi như vậy.”

“Ông ấy muốn có khoảng 50 báo cáo về một cầu thủ, bằng văn bản từ 10 đến 12 trinh sát viên khác nhau để có một cái nhìn bao quát nhất. Tôi nghĩ rằng trong tất cả các CLB mà tôi đã làm việc cùng, Everton là những người xuất sắc nhất, với một quá trình chặt chẽ.” Hệ thống này bắt đầu được vận hành ở Man Utd, sau khi David Moyes quyết định đưa John Murtough, Giám đốc Học viện của Everton về Old Trafford. HLV người Scotland nhìn rất rõ vấn đề khan hiếm tài năng trẻ của Quỷ đỏ trong những năm qua và muốn thay đổi triệt để. Murtough, 40 tuổi, có 2 nhiệm kỳ tại Everton, 4 năm làm việc tại Học viện của Fulham và 1 năm tại Premier League, là người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển của Wayne Rooney trước đây, và Ross Barkley, Seamus Coleman cùng Jack Rodwell trong những năm qua. Ông có cả một kho kinh nghiệm phát triển những ngôi sao trẻ hàng đầu.

Ở kỳ chuyển nhượng mùa Hè 2013, David Moyes đã liên tiếp phải nhận thất bại và chỉ có một hợp đồng lớn duy nhất, với cậu học trò cũ ở Everton, Marouane Fellaini. Tuy nhiên, trong thời điểm mà sân Old Trafford trải qua một loạt biến động, việc Moyes thất thế trên thương trường là điều khó tránh khỏi. Sau một thời gian dài làm quen đầy khó khăn với cuộc sống và áp lực tại Man Utd, người ta đang chờ đợi HLV người Scotland “tỏa sáng”, không chỉ bằng những chiến thắng trên sân cỏ, mà còn bằng các bản hợp đồng chất lượng trong các kỳ chuyển nhượng sắp tới.

Tiểu Phi

THẾ GIỚI QUỶ ĐỎ

09


NHỊP ĐẬP QUỶ ĐỎ

Ngày sinh: 24/10/1985 Nơi sinh: Croxteth, Liverpool Vị trí: Tiền đạo. Ngày gia nhập United: 31/08/2004 Ngày ra mắt United: 28/09/2004 (v Fenerbahce)

10

THẾ GIỚI QUỶ ĐỎ


Wayne Rooney. Một cái tên quen thuộc. Một cái tên tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo giới và dư luận. Một cái tên luôn chênh vênh giữa tài năng và đạo đức, giữa người hùng và thằng khốn. Nhưng sẽ thật bất công nếu ta quên mất rằng anh đã chiến đấu cho một và chỉ một màu áo đỏ trong suốt một thập kỷ qua… Nếu như ở Old Trafford, số 7 là thương hiệu của những siêu sao nổi bật nhất thì số 10 lại để dành cho những thủ lĩnh đích thực trên sân. Và số 10 Wayne Rooney đã từng, đang là và sẽ luôn được nhớ đến như một trong những tên tuổi lớn nhất của Man Utd. 10 năm chinh chiến trong màu áo Quỷ Đỏ, những thăng trầm trong cuộc đời cầu thủ của anh có thể viết thành một cuốn sách và thậm chí đến bây giờ mới tới đoạn cao trào. 10 năm trôi qua, và Rooney đương nhiên cũng thay đổi rất nhiều. Anh không còn hoang dại như ngày 18 tuổi; ít hành động theo bản năng hơn. Sai lầm lớn nhất mà một đội bóng có thể gặp phải đó là xem thường Rooney. Đúng vậy, chỉ một khoảng thời gian lơ là nhỏ nhoi thôi, anh hoàn toàn có thể trừng phạt đối phương với một tuyên ngôn chắc nịch: những kẻ bất tài, yếu đuối và ngu ngốc không thể tồn tại trong đấu trường của máu và mồ hôi này. Trong trường hợp cần một sự so sánh thì Wayne Rooney là hình ảnh đối nghịch nhất với người đồng đội cũ Cristiano Ronaldo. Nếu như Ronaldo hào hoa phù phiếm với vẻ đẹp trai chết người thì Rooney đem lại sự hoang dã với hình dạng xấu xí đầy bặm trợn. Nếu như Ronaldo luôn muốn làm tâm điểm của bất cứ nơi nào anh xuất hiện thì Rooney sẵn sàng đóng vai phụ vĩ đại nhất chỉ để hướng tới thành công chung. Và nếu như Ronaldo luôn tìm cách rực rỡ với những tiết mục ảo thuật trên sân thì Rooney dường như sinh ra để tuyên bố: bóng đá là để sống và chết chứ không phải một sân khấu lụa nhung. Ronaldo là một bảo bối tuyệt vời nhưng Rooney lại là cả một kho tàng của sự sống. Một mình Rooney có thể thay được vài ba cầu thủ trên sân. Anh sút, anh chuyền, anh tấn công; anh chạy, anh tranh chấp, anh phòng thủ. Khi cần một sát thủ, Rooney giữ vẻ lạnh lùng. Khi cần một chiến binh, Rooney trở nên điên loạn. Và khi đội bóng cần lửa để thôi thúc những trái tim bất động? Wayne Rooney có thể moi trong cơ thể ra một can xăng hừng hực để thổi bùng lên những quyết tâm vĩnh hằng. Là một tài sản quý như vậy nhưng bản thân Wayne Rooney chắc chắn không phải là người bạn đường trung thành nhất.

Chúng ta không thể nói Rooney không yêu Man Utd, nhưng tình yêu của anh không phải thứ tình yêu vô điều kiện. Tình yêu của Rooney đem theo hơi hướng thực dụng của thời đại mới và được xây dựng trên những lợi ích ngang hàng. Lợi ích của đội bóng đương nhiên là nghĩa vụ, nhưng những gì anh đem lại cho đội bóng phải được trả lại bằng lợi ích của bản thân, mà cụ thể ở đây là tiền – rất nhiều tiền, cùng với một vị trí bất khả xâm phạm. Đúng vậy, anh có thể hi sinh vì tập thể, nhưng sự hi sinh ấy phải được tưởng thưởng xứng đáng. Rooney giàu tình yêu hơn gấp bội so với những lính đánh thuê thứ thiệt; nhưng cũng thật tầm thường nếu đặt cạnh những tượng đồng của trái tim như Ole và Scholes. Điều thú vị là ta chẳng bao giờ thấy Rooney bỏ chạy: anh im lặng, không phủ nhận cũng chẳng thừa nhận; không mồm loa mép giải cũng chẳng hứa biển thề non. Anh chọn cách đối mặt với những gì mình đã tạo ra và tìm cách sửa chữa chúng bằng những hành động thiết thực trên sân cỏ. Người ta cứ căm ghét Rooney vì sự tham lam thực dụng, nhưng người ta cũng quên mất rằng trong 1 thập kỷ qua anh luôn ở đây bất chấp mọi thay đổi. 1 thập kỷ đó, vô số người đến, kẻ đi; nhưng Wayne Rooney vẫn sừng sững – dù là khi khó khăn của cơn quật khởi hay đỉnh cao trọn vẹn của ánh hào quang. Bất kể trong bấy nhiêu năm trời, bản ngã của Rooney luôn bị chính anh đè nén để nhường sân khấu cho những người khác; nhưng khi cần, anh vẫn sẵn sàng bước tới micro, và cứ thế, một cách kiêu hãnh và đầy bản lĩnh anh cất lên giọng hát hào sảng của mình. Anh hát phụ nhưng anh cũng có thể hát chính, ở nơi đâu anh cũng có thể tỏa sáng với vị thế của một ngôi sao. Trái bóng trên sân cứ lăn như bánh xe thời gian chẳng chờ ai cả. 10 năm đã qua, Rooney vẫn chưa bao giờ thực sự đạt đến đỉnh cao cá nhân. Dưới một triều đại mới, anh trở lại trong một diện mạo vừa quen vừa lạ: khát khao nhưng không dại khờ, cháy bằng lửa nhưng vẫn đầy tinh tế. Liệu rằng mai này, cái tên Wayne Rooney có được đặt trang trọng ở một góc khán đài? Hay sẽ có một bức tượng ngạo nghễ của chiếc áo số 10, hướng về phía Stretford End với đôi mắt bùng lên ngọn lửa? Những điều đó, hãy cứ để thời gian trả lời… Jewel

THẾ GIỚI QUỶ ĐỎ

11


NHỊP ĐẬP QUỶ ĐỎ

CÁC ĐỐI THỦ

“TRUYỀN KIẾP”

CỦA MANCHESTER UNITED

vs ?

XUYÊN SUỐT CHIỀU DÀI LỊCH SỬ 135 NĂM, MANCHESTER UNITED CÓ CHO RIÊNG MÌNH KHÔNG ÍT ĐỐI THỦ “TRUYỀN KIẾP”, NHỮNG ĐỐI THỦ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG...

United - Liverpool: Trận đấu lớn nhất nước Anh Giữa Man Utd và Liverpool là 121 danh hiệu (62 cho Quỷ Đỏ và 59 cho The Kop), là lịch sử hào hùng lâu đời, là những hội cổ động viên đông và cuồng nhiệt nhất nước Anh. Đơn giản, đây là trận đấu giữa hai đội bóng thành công nhất Xứ Sương mù. Chuyện kể rằng vào cuối thế kỷ 19, thời kỳ cách mạng công nghiệp, Hội đồng thành phố Manchester đã quyết định xây dựng một con kênh dài 58 km kéo ra đến bờ biển. Có được con kênh mang giá trị giao thông, giao thương rất lớn này biến Manchester thành thủ phủ của miền Bắc nước Anh. Không những vậy, nó còn thu hút một lượng lớn vận chuyển của các địa phương lân cận, trong đó có thành Liverpool. Đây được coi là nguyên nhân sâu xa dẫn đến mối thâm thù giữa United và Liverpool. Sự đối nghịch sâu sắc đến mức từ năm 1964, không có bất kỳ cầu thủ nào được chuyển nhượng trực tiếp giữa hai đội bóng. Các HLV và BLĐ hai bên đều “thấm nhuần” tư tưởng này và... thà chịu lỗ chứ không thèm bán người cho đối thủ. Đến thời điểm này, bất chấp hoàn cảnh, phong độ khác biệt đến đâu, cứ mỗi lần United đụng Liverpool là người hâm mộ túc cầu lại được sống trong cảm giác “căng như dây đàn” vì tinh thần quyết ăn thua đủ giữa hai bên.

12

THẾ GIỚI QUỶ ĐỎ

United - Leeds Utd: Cuộc chiến hoa hồng Sự thù địch giữa Man Utd và Leeds Utd được coi là một phần trong sự đối nghịch toàn diện giữa hai địa phương Lancashire và Yorkshire của Anh. Để tìm hiểu nguyên nhân, chúng ta phải quay ngược về thế kỷ 15, khi mà cuộc chiến giành vương vị giữa hai dòng họ Lancaster (thuộc Lancashire) và York (thuộc Yorkshire) nổ ra. Huy hiệu của hai dòng họ này đều dùng biểu tượng hoa hồng: hoa hồng đỏ của nhà Lancaster, hoa hồng trắng của nhà York, và cuộc chiến giữa họ mang tên “Chiến tranh hoa hồng”, đây cũng là tên gọi người ta dùng cho các cuộc đối đầu giữa Man Utd và Leeds sau này. Dù hai đội bóng được thành lập từ khá sớm nhưng phải đến sau Thế chiến II, sự cạnh tranh, ganh đua mới trở nên khốc liệt. Đó là thời điểm Man Utd và Leeds sống trong những ngày tháng huy hoàng của lịch sử, dưới sự dẫn dắt của các HLV huyền thoại Matt Busby và Don Revie. Cả hai đội đều sở hữu những cầu thủ xuất chúng và khởi động mỗi mùa giải với mục tiêu duy nhất là chức vô địch. Không khí trong mỗi cuộc đối đầu đều vô cùng căng thẳng và quyết liệt. Thậm chí, tờ Yorkshire Post phải nhận xét rằng: “Hai đội hành xử như một đám chó dữ gầm gừ, tranh giành nhau mẩu xương cuối cùng”. Chỉ đến mãi sau này, khi Leeds lún sâu vào khủng hoảng và phải xuống hạng, người ta mới không còn cơ hội chứng kiến các cuộc đấu nảy lửa từ sân cỏ đến khán đài giữa hai câu lạc bộ.


United - Arsenal: Hấp dẫn nhất kỷ nguyên Premier League! Man Utd và Arsenal thường xuyên ở chung một hạng đấu kể từ năm 1919, nhưng phải đến giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20, sự cạnh tranh mới trở nên rõ nét. United của Sir Alex lúc đó đang thống trị nước Anh với 4 chức vô địch trong 5 mùa giải gần nhất. Tuy nhiên, “Giáo sư” Arsene Wenger từ bên kia eo biển Manche đã mang triết lý bóng đá của mình tới London để tạo nên một cuộc đối đầu hấp dẫn và toàn diện nhất trong kỷ nguyên Premier League. Để đánh giá cuộc đối đầu này, không gì hoàn hảo hơn đánh giá sự đối nghịch hoàn toàn giữa hai vị thuyền trưởng, Ferguson và Wenger, hai nhà quản lý vĩ đại nhất, nhì kỷ nguyên Premier League. Về ngoại hình, Fergie béo tốt, hồng hào; Wenger cao gầy, khắc khổ. Về tính cách, Fergie nóng tính, bộc trực; Wenger điềm đạm, khéo léo. Về chiến lược, Fergie làm việc chăm chỉ, cần mẫn, xem trọng truyền thống; Wenger tính toán khoa học, tỉ mỉ, xóa sạch quá khứ... Cứ thế, chúng ta chứng kiến hai đội bóng với triết lý trái ngược cạnh tranh quyết liệt cho ngôi vô địch. Từ 1997 đến 2003, 5/6 mùa giải Premier League, United và Arsenal chia nhau hai vị trí đầu bảng! Nhưng với việc ông trùm dầu mỏ Roman Abramovich đầu tư vào Chelsea và giúp đội bóng này vươn lên hùng mạnh, Arsenal đã không giữ được vị thế của mình. Những mùa giải gần đây, thầy trò Wenger hầu như chỉ tập trung cho một vị trí trong top 4. Theo đà đó, sự cạnh tranh giữa Quỷ và Pháo cũng hạ nhiệt.

United - Man City: Hàng xóm khó ưa Mỗi đội bóng đều có một đối thủ như vậy: suốt ngày hằm hè lẫn nhau chỉ vì… là hàng xóm, nhưng lại sẵn sàng chìa bàn tay giúp đỡ khi đứng trước những quyết định lớn, vượt ra ngoài khuôn khổ của sự hẹp hòi cục bộ thông thường. Thực tế, sau Thế chiến II, City đã cho United dùng chung sân Maine Road vì Old Trafford bị Không quân Đức quân xã ném bom tàn phá nặng nề! Tuy nhiên, những hành động đẹp đó không mấy khi có cơ hội được thực hiện. Hàng ngày, chúng ta chỉ thấy cạnh tranh và ganh đua. City, dù có rất ít những phút giây vinh quang trong lịch sử nhưng luôn thể hiện 110% sức mạnh trong các trận derby thành Manchester. Các CĐV United không thể nào quên cú đánh gót của Denis Law đã đẩy Quỷ Đỏ xuống địa ngục cuối mùa giải 1973/74. Giờ đây, khi được người Arab “chu cấp” từ A đến Z, hy vọng lại trỗi dậy với Man City. Họ thừa tiềm lực để cạnh tranh ngôi vô địch, họ đủ khả năng đả bại United với tỉ số đậm nhất trong lịch sử. Chứng kiến cách thể hiện có phần khoe khoang của The Citizens, Sir Alex gọi họ là “kẻ hàng xóm ồn ào”. Tuy nhiên, trong suốt những năm tháng thành công trước đó, liệu United có đóng vai “hàng xóm ồn ào” trong mắt các CĐV City? Dẫu sao, túi tiền không đáy của các ông trùm dầu mỏ đã, đang và sẽ khiến các trận derby Manchester trở nên hấp dẫn hơn nữa.

Đức Khánh Đức Khánh

THẾ GIỚI QUỶ ĐỎ

13


GÓC CHIẾN THUẬT

Kagawa,

bài toán chưa có lời giải Có lẽ Shinji Kagawa không thể ngờ rằng những ngày tháng gian nan của anh ở sân Old Trafford lại bắt đầu từ chuyến du đấu mùa hè 2013, trên chính quê hương mình. Giữa một rừng CĐV Nhật Bản mặc chiếc áo Manchester Utd số 26 đằng sau lưng, David Moyes cũng chỉ để Kagawa chơi vỏn vẹn 28 phút trước Yokohama Marinos. Hơn nửa năm trôi qua, việc sử dụng tiền vệ tài hoa ấy vẫn là một bài toán khó.

Số 10 lạ lẫm Mùa giải thứ hai của Kagawa tại sân Old Traffod chắc chắn đã không diễn ra như mong đợi. Anh liên tục ngồi dự bị suốt từ đầu mùa bóng và phải tận dụng mọi cơ hội nhỏ nhất để toả sáng, trong một môi trường bóng đá quá khác biệt so với những trải nghiệm tuyệt vời trước đây. Chiến thuật khác biệt, thể lực khác biệt và tốc độ chơi bóng khác biệt, việc khó thích nghi là điều đã được báo trước. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều đau khổ nhất: đến bây giờ, Shinji chưa thể xác định được đâu là vị trí dành riêng cho anh, như ngày còn ở Dortmund. Jurgen Klopp nói rằng ông từng phải rớt nước mắt khi chứng kiến Kagawa bị xếp chơi tiền vệ cánh trái dưới thời Sir Alex Ferguson. Điều đó thực ra không có gì sai. Khả năng sáng tạo và chất hào hoa của Kagawa chỉ có thể hiệu quả tối đa ở khu vực sau lưng tiền đạo. Vấn đề nằm ở chỗ, phong cách mà cầu thủ người Nhật sở hữu không hề dễ sử dụng chút nào. Một sự so sánh nho nhỏ: Kagawa đã toả sáng ở Dortmund với hệ thống chiến thuật 4-2-3-1 hoàn toàn phục tùng anh. Klopp luôn bố trí một tiền vệ chuyên đánh chặn (Bender hoặc Kehl), một tiền vệ con thoi mang xu hướng tấn công (Gundogan), và một tiền đạo đa năng vừa biết chơi trung phong, vừa biết di chuyển rộng để dọn đường (Lewandowski). Kagawa là mắt xích quan trọng không thể thiếu ở giữa cái hệ thống ấy, nếu không muốn nói là ông chủ, nên phía dưới anh luôn là một bệ đỡ hoàn hảo. United chưa thể cho Kagawa điều đó. Nhưng ngay cả với các đội bóng chuyên chơi 4-2-3-1, họ vẫn yêu thích sử dụng một dạng số 10 khác. Chelsea của Jose Mourinho là ví dụ điển hình nhất cho điều này. Dù có bộ đôi tiền vệ trung tâm rất mạnh, Mourinho vẫn sẵn sàng đẩy Mata lên băng ghế dự bị. Ông thích dùng Oscar hơn. Giống Kagawa, Mata là mẫu số 10 hào hoa và sẽ toả sáng nếu đặt họ vào một “thể chế” phù hợp nhất. Tuy nhiên Oscar, hay Oezil mới là kiểu số 10 mà bóng đá hiện đại ưa chuộng: không kém phần sáng tạo, năng động và giàu tính chiến đấu. Cây bút John Brewin của ESPN đã ví von, một bên là ông chủ mà cả đội cần phục vụ, một bên là người phục vụ cả đội. Sự toả sáng của Oezil trong màu áo Arsenal minh chứng cho điều này. Anh ta đến Arsenal và nâng đội bóng lên, thay vì biến đổi lối chơi chỉ vì mình.

14

THẾ GIỚI QUỶ ĐỎ


Chưa có tiền lệ

Trong suốt thời gian Ferguson nắm quyền, sơ đồ chiến thuật chủ đạo United thường chơi là 4-4-2 và các biến thể. Ngay cả khi ông từng nói rằng mình chưa bao giờ phụ thuộc vào nó, không thể phủ nhận rằng mọi thành công của đội bóng những năm qua đều lấy 4-4-2, với việc mở rộng tối đa biên độ đội hình bằng lối chơi tốc độ hai bên cánh, là trọng tâm.

Nhưng để đá được 4-4-2, các tiền vệ trung tâm luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Ở trận chung kết cúp châu Âu với Barca năm 1991, United đã chiến thắng khi có Bryan Robson và Paul Ince trấn giữ trung lộ. United tiếp tục bị lép vế trước các ông lớn ở châu Âu những năm tiếp theo, cho đến khi tìm ra cặp đôi hoàn hảo Roy Keane – Paul Scholes. Đặc điểm chung của tất cả các cầu thủ trên là mạnh mẽ, trực diện và đa năng. Ai cũng có thể chơi phòng ngự, nhưng sẵn sàng xâm nhập vòng cấm đối phương để uy hiếp bất cứ lúc nào. Tuy nhiên nhu cầu trên chỉ cấp thiết khi vào thiên niên kỷ mới, có vẻ như 4-4-2 bị lép vế hẳn trước các sơ đồ chiến thuật khác. Vấn đề nằm ở chỗ: hai tiền vệ giữa là quá ít ỏi và sẽ bị lấn át ở trung lộ trước ít nhất là 3, thậm chí 4 cầu thủ của đối phương. Sir Alex sớm nhận ra điều này từ sau cú ăn ba 1999 khi ông cố gắng đưa về Juan Veron. Kế hoạch là: latin hoá United, chuyển sang một chiến thuật đề cao sự kiểm soát ở trung lộ, đẩy Scholes lên đá hộ công. Sau nhiều lần thử nghiệm thất bại, ông tiếp tục tìm hướng đi mới cho đến khi tìm thấy Cristiano Ronaldo, với chiến thuật luân chuyển hàng công Ronaldo Tevez - Rooney, xoá nhoà ranh giới giữa các cầu thủ tấn công với nhau. Theo nhật báo có lượng độc giả lớn thứ hai trên thế giới The Guardian, một tờ báo mà nguồn gốc liên quan mật thiết đến thành phố Manchester và luôn theo sát các đội bóng nơi đây, thực ra ý tưởng biến đổi 4-4-2 đã xuất hiện trong đầu Ferguson từ trận CK với Barca năm 1991. Cách thức mà ông sử dụng là chỉ cắm một mình Mark Hughes, kéo Brian McClair chơi thấp xuống như một hộ công để hỗ trợ cặp tiền vệ giữa kiềm chế sự dâng cao của Ronald Koeman. Đó chính là cách Wayne Rooney vẫn thường hay chơi ngày nay. Có thể thấy, dù đã trải qua rất nhiều sự cải tiến về chiến thuật trong mấy chục năm qua, Manchester United vẫn chưa xây dựng hệ thống phù hợp để dung nạp dạng số 10 như Kagawa. Đó là điều chưa hề có tiền lệ trong lịch sử đội bóng. Nếu muốn biến một biểu tượng thương mại thành một biểu tượng trên sân bóng, trước mắt Kagawa và United là cả chặng đường dài, rất dài.

Kim Dung

THẾ GIỚI QUỶ ĐỎ

15


WAYNE

ROONEY Manchester United


DAVID MOYES

Man c h est e r U n i t e d


DAVID MOYES, TRẺ HÓA UNITED

Ký ức trở về,

niềm tin đong đầy Ngày David Moyes đặt chân đến Nhà hát của những giấc mơ, người người còn chìm trong sự nuối tiếc vị cha già vừa từ giã sân cỏ. Ông, “Người được chọn”, đến trong những hoang mang, lo lắng và nghi ngại của dư luận về tương lai của một “United không Sir Alex”… Nhưng như những bọt bong bóng mỏng manh, hy vọng vừa mới nhen nhóm lại nhanh chóng vỡ vụn, người hâm mộ tiếp tục chìm trong những nỗi lo khi David Moyes thất bại trên thị trường chuyển nhượng mùa hè, chỉ mang về “món hàng có giá” duy nhất trong ngày cuối cùng của phiên chợ là Fellaini sau những nỗ lực bất thành với một loạt tên tuổi đình đám khác. Trên sân cỏ, David Moyes lại thổi lên những bong bóng hy vọng khác cho hàng triệu trái tim yêu Quỷ Đỏ. Ông khởi đầu không tệ với chiến thắng ở Siêu Cúp nước Anh và có màn ra mắt khá ổn tại Premier League... Nhưng cũng từ lúc phải đối mặt với lịch thi đấu dày đặc, trong khi Moyes còn chưa kịp nhận ra mình đang nắm trong tay những vũ khí gì, United lập tức rơi vào trạng thái bất ổn, phong độ thất thường như một cỗ máy loạn nhịp. Đến lúc này, người ta lại tự hỏi, liệu Moyes có đủ mạnh mẽ để cầm lái con tàu đồ sộ United trên chặng đường đầy chông gai phía trước?

18

THẾ GIỚI QUỶ ĐỎ

ÁNH SÁNG LÓE LÊN TRONG ĐÊM TỐI Màn đêm tăm tối bao trùm Old Trafford, nơi vốn là thánh địa bất khả xâm phạm bỗng chốc trở nên “mất thiêng”, những con Quỷ Đỏ tiếng gầm vốn rền vang nay lại phải thu mình lặng lẽ. Tất cả làm cho người ta tưởng rằng United sẽ mãi chìm sâu trong những hỗn loạn và bất ổn… Chính vào lúc ấy, United lại xuất hiện một vị cứu tinh trẻ, Adnan Januzaj. Cũng đã lâu rồi, người ta mới lại nhìn thấy ánh sáng lóe lên đẹp đẽ như vậy. Trong sự bế tắc và rệu rã của những đôi chân mệt mỏi vì chinh chiến, cậu bé đa quốc tịch bước ra sân khấu lớn với sự hồn nhiên, vô tư, với tinh thần chiến đấu mãnh liệt và bằng tất cả những cảm xúc tự nhiên nhất, cậu mang đến cho màn đêm đen một thứ ánh sáng quý giá. Januzaj không đơn thuần cho người hâm mộ thấy hy vọng trong từng pha bóng mà cậu tham gia, cũng không chỉ mang về những bàn thắng và điểm số quan trọng ở giai đoạn khó khăn của United. Thứ mà tài năng trẻ này mang lại còn lớn hơn thế nhiều: đó là niềm tin, là hy vọng. Một cậu bé với những tố chất nổi bật được ra sân, tỏa sáng


bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, bằng khát khao chiến thắng. Còn thứ động lực gì lớn hơn nữa cho những chiến binh đang mất dần niềm tin? Cũng từ lúc ấy, vẫn còn đó những lo ngại, nhưng hình ảnh của một United không chịu khuất phục đã trở lại. Tiếng gầm của Quỷ Đỏ chưa vang vọng như ngày nào nhưng cơn giận dữ của một con Quỷ đang bị rơi vào hố sâu như chỉ chực chờ bùng nổ. Vì vậy mà tưởng chừng như có lúc nanh vuốt đã bị mài mòn, cam chịu và yếu đuối nhưng bất ngờ, Quỷ Đỏ lại mạnh mẽ vùng lên sau phút thu mình, quật ngã cả họng Pháo đang hừng hực sức nóng và tham vọng. Dường như, con Quỷ ấy sắp vươn mình thức dậy, đập tan mọi rào cản trên bước đường của nó, chỉ cần có cú hích mạnh mẽ và nội lực của nó trở lại sau những tháng ngày phung phí, chưa kiểm soát được những gì nó sở hữu.

KÝ ỨC TRỞ VỀ, NIỀM TIN ĐONG ĐẦY Màn ra mắt Januzaj ở Nhà hát của những giấc mơ còn làm người ta chợt nhớ đến những hình ảnh quen thuộc thuở nào, bởi đây không phải lần đầu những chàng trai trẻ trung, lạ lẫm vụt sáng lên ở Old Trafford, cũng không phải lần đầu tiên, một người Scotland trao cơ hội cho những tài năng trẻ, tin tưởng tuyệt đối ở họ… Những năm 50 của thế kỷ trước, Sir Matt Busby đã cho ra mắt dàn cầu thủ “babes” của ông, khiến không ít người sửng sốt nhưng rồi đội hình ấy đã làm mưa làm gió cả trời Âu lúc bấy giờ. Nếu không có thảm họa Munich tàn khốc, có lẽ phòng truyền thống của Man United còn chật chội hơn bây giờ rất nhiều. Và gần gũi hơn, cách đây 20 năm, “Thế hệ vàng 1992” của Sir Alex Ferguson làm cho cả giới túc cầu giáo chao đảo, họ chính là lứa cầu thủ đưa tên tuổi của United lên một tầm cao mới, đưa Sir Alex trở thành nhà cầm quân vĩ đại, và mê hoặc trái tim hàng triệu người, dẫn dắt những người đam mê cái đẹp đến với tình yêu mù quáng dành cho đội bóng áo đỏ. Về với những phút giây hào hùng lịch sử cùng những huyền thoại

vĩ đại năm nào, bỗng chốc những con tỉm yêu mến Quỷ Đỏ lại trở nên căng tràn sức sống và niềm tin hơn bao giờ hết. Adnan Januzaj chưa phải ngôi sao, chỉ là một anh chàng tài năng, triển vọng. Một mình “cậu bé” cũng chưa thể là thành quả gì lớn lao của David Moyes, nhưng người ta đã nhìn thấy ở ông sự ưu ái cho những mầm non, sự tin tưởng tuyệt đối vào thế hệ trẻ, chính xác là điều gắn với thành công vang dội trong suốt chiều dài lịch sử Manchester United. Có thể David Moyes không độc đoán như Sir Matt Busby, không tự tin và quyết đoán như Sir Alex, nhưng cũng như những người đồng hương của mình, có lẽ đến lúc này, ông đã nhận ra con đường phải đi của mình, đó là xây dựng một United dựa vào sức trẻ và sự bền vững lâu dài, bằng chính niềm tin tưởng tuyệt đối… Cũng mới chỉ nửa chặng đường của mùa giải qua đi, sau những lo lắng nghi ngại, sau những lúng túng và bế tắc của giai đoạn làm quen với chiếc ghế mới, cuối cùng thì David Moyes đã thắp lên ánh sáng và niềm hy vọng cho tương lai của United, có thể không chói lòa hào quang nhưng chậm rãi, từ tốn, thứ ánh sáng ấy xa hơn, rạng ngời hơn và không dành cho những kẻ yếu tim, tìm kiếm sự vụt sáng chốc lát. Có lẽ David Moyes là “Người được chọn” chính bởi vì lý tưởng tương đồng và sự mạnh mẽ, kiên trì cùng thứ niềm tin của ông….

Vô Ảnh

THẾ GIỚI QUỶ ĐỎ

19


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.