Báo cáo kết quả khảo sát bình chọn danh hiệu HVNCLC 2017

Page 1

hvnclc.vn

KHẢO SÁT BÌNH CHỌN HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO 2017

NGƯỜI TIÊU DÙNG

VIỆT NAM 2017 NHỮNG GỢI Ý TỪ THỊ TRƯỜNG CHO KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT Thấu hiểu Người tiêu dùng Việt Nhận biết cơ hội - Chấp nhận thách thức - Đổi mới tư duy Gia tăng nội lực, tích cực hội nhập - Sáng tạo để đi đến thành công

Đ ƠN V Ị THỰC HI Ệ N: Hộ i D oa n h n g hi ệp Hàn g V i ệt N a m C h ấ t lư ợng ca o

VĂN PHÒ NG: 1 6 3 Past e ur, Quận 1 T P. H ồ Chí Mi n h

LI ÊN L ẠC hvn clc.vn b sa.o rg.vn


CÂU CHUYỆN HỘI NHẬP NỔI BẬT Trong những ngày đầu năm 2017, giới trẻ Việt Nam đang phát sốt với 2 sản phẩm âm nhạc của 2 cái tên nổi tiếng trong làng âm nhạc Việt, đó là "Lạc Trôi" của Sơn Tùng M-TP và "Đi để trở về" của Soobin Hoàng Sơn. Điểm chung của 2 MV ca nhạc này là cùng quảng bá cho sản phẩm Biti's Hunter, dòng sản phẩm chất lượng cao của Biti's, cạnh tranh các ông lớn trên thị trường như Nike hay Adidas. Thống kê cho thấy, MV này đã lọt vào trong bảng xếp hạng 20 MV được xem nhiều nhất châu Á, đứng ở vị trí thứ 6 với 10 triệu lượt view. Thực tế là từ đầu năm 2016, sản phẩm sneaker của Biti’s - Biti’s Hunter - đã tạo được một lượng lớn thảo luận trên các phương tiện truyền thông (hơn 21,000 thảo luận), trong đó Facebook là nguồn chính của thảo luận nhờ vào hoạt động tích cực của Biti’s trên fanpage. Tuổi đời già cỗi của Biti’s đã hoàn toàn nhường chỗ cho một nguồn sinh lực mới. Biti’s đã sẵn sàng hội nhập

2


hvnclc.vn

Ý KIẾN CHUYÊN GIA - ÔNG TRẦN ANH TUẤN

XU HƯỚNG CHÍNH TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM Xu hướng M&A trong chuỗi cung ứng tiếp tục gia tăng đặc biệt từ các hệ thống bán lẻ quốc tế vào Việt Nam, góp phần thay đổi cấu trúc và cục diện ngành bán lẻ, thúc đẩy cạnh tranh gia tăng về quy mô, số lượng đồng thời mang đến nhiều lựa chọn hơn cho NTD. Các tập đoàn bán lẻ vào sau có khuynh hướng đầu tư lớn để mua lại các chuỗi hiện tại nhằm nhanh chóng mở rộng thị phần. Kênh bán lẻ hiện đại (kênh MT) tiếp tục phát triển, từng bước định hình thị trường bán lẻ, dù hiện nay chỉ mới chiếm 25% tổng số doanh số bán lẻ trong nước. Xu hướng mở rộng đô thị hóa sang các khu vực ngoại thành các thành phố lớn hay các tỉnh khác, việc hình thành các khu dân cư mới, lớp tiêu dùng trẻ mới nổi quan tâm bảo vệ sức khỏe, ưa chuộng cửa hàng hiện đại và hạn chế về giao thông trên đường phố sẽ thúc đẩy kênh MT phát triển nhanh và mạnh hơn trong vài năm tới. Hơn nữa, xu hướng phát triển kênh MT không đơn thuần là tiếp tục mở rộng các siêu thị hay TTTM mà quan trọng hơn là thúc đẩy làn sóng “hiện đại hoá” kênh bán lẻ truyền thống qua đổi mới định vị, sản phẩm, phong cách trưng bày, dịch vụ khách hàng. Trong đó, cửa hàng tiện lợi được xem là động lực tăng trưởng mạnh mẽ nhất với sự tranh đua quyết liệt từ nhà bán lẻ (NBL) hiện hữu và NBL mới xâm nhập.

Các chuỗi cửa hàng chuyên doanh như rau quả sạch, nông sản sạch đang phát triển nhanh chóng khắp cả nước cũng thể hiện xu hướng hiện đại hóa kênh phân phối này. Chợ truyền thống nên được cải tiến và nâng cấp về trưng bày, dịch vụ để gia tăng thu hút khách hàng. Điều này đang đặt ra những thách thức cho kênh bán lẻ truyền thống, nhưng cũng là sức ép buộc các cửa hàng nhỏ lẻ phải thay đổi cách thức trưng bày cửa hàng, marketing cũng như cải tiến hình ảnh, thái độ và chất lượng phục vụ, kể cả khả năng quản lý cửa hàng theo hướng áp dụng công nghệ bán lẻ hiện đại hơn. Theo dự báo đến năm 2020, kênh bán lẻ hiện đại sẽ nâng tỷ lệ lên 45%, cả nước sẽ có khoảng 1.200-1.300 siêu thị, số trung tâm thương mại cũng tăng lên trên 300điểm và cửa hàng tiện lợi lên đến hàng ngàn thậm chí hàng chục ngàn… Kinh doanh đa kênh: Hiện các “NBL khôn ngoan” trên thế giới từng bước chuyển hóa sang phương thức kinh doanh đa kênh Omni-channel nhằm tích hợp các kênh tiếp cận khách hàng, cung cấp dịch vụ khách hàng ưu việt và tạo ra những trải nghiệm tốt nhất bất kể khách hàng mua hàng trực tuyến từ máy tính, điện thoại di động, bán hàng qua điện thoại hay mô hình cửa hàng truyền thống.

3

Xu hướng tiêu dùng quan tâm sức khỏe và giá trị sản phẩm cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với thị trường bán lẻ. Theo nghiên cứu mới của Nilsen năm 2016, NTD Việt Nam vẫn là những người lạc quan nhất về tài chính trong khu vực Đông Nam - Á. Hơn 34% NTD Việt Nam quan tâm nhiều hơn về sức khỏe và giá trị của sản phẩm hơn là vấn đề giá rẻ. Nói khác đi, nhìn chung giá rẻ không hẳn còn là yếu tố quyết định chủ chốt ảnh hưởng lên quyết định mua hàng của NTD. Điều này hứa hẹn sự tăng trưởng của các thị trường ngách mới nổi, bảo vệ sức khỏe, xu hướng sản phẩm & dịch vụ xanh, sạch, sản phẩm chăm sóc tinh thần kể cả đổi mới thiết kế bao bì sản phẩm theo hướng gia tăng thu hút NTD. Khách hàng sẵn lòng việc chi nhiều hơn để có được những “trải nghiệm mua sắm” tốt hơn, ví dụ như sự đa dạng hàng hóa từ kiểu dáng, thiết kế, xuất xứ, chất lượng và sự thuận tiện khi mua sắm và sử dụng. Do đó, các NBL cần quan tâm nhiều hơn đến đổi mới chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cách trưng bày hàng hóa, cách sắp xếp hàng, đến thực hiện các chương trình, hoạt động marketing nhằm gia tăng thu hút khác hàng và tối ưu hóa doanh thu trên từng đơn vị diện tích mặt bằng bán lẻ.


THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM SẼ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO… Thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và hứa hẹn tiềm năng phát triển tốt so với dự báo trước đây của các công ty tư vấn bán lẻ quốc tế. Cơ hội tiềm năng còn bỏ ngỏ rất lớn cho các NBL trong và ngoài nước, đặc biệt nếu “chinh phục” được kênh phân phối truyền thống trong nước. Dự kiến tốc độ tăng trưởng bán lẻ đạt trung bình 11,9%, quy mô thị trường khoảng 180 tỷ USD vào năm 2020, trong đó bán lẻ hiện đại sẽ chiếm trên 45% tổng giá trị. Dấu hiệu xuất hiện các mô hình kinh doanh ngầm dưới mặt đất như công viên 23/9 và sắp tới hàng loạt các công viên khác sẽ được ngầm hóa hệ thống cửa hàng bán lẻ (chưa kể đường ngầm metro tương lai) sẽ ngày càng rõ hơn trong điều kiện mặt bằng bán lẻ hiện đại ngày càng khó tìm.

Thị trường bán lẻ sẽ gia tăng cạnh tranh cả chiều rộng và chiều sâu, tạo áp lực lớn lên các nhà bán lẻ trong nước. Thị phần của các đơn vị bán lẻ quốc tế dự báo sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa trong thời gian tới, tạo thuận lợi lớn hơn cho sản phẩm nhập khẩu xâm nhập mạnh mẽ và dễ dàng hơn từ đó tạo áp lực cạnh tranh lớn trực tiếp đối với các nhà sản xuất hàng hóa Việt Nam. Tập đoàn Central Group (Thái Lan) sở hữu chuỗi siêu thị Big C Việt Nam đã công bố các kế hoạch đầu tư và kinh doanh dài hạn với số lượng siêu thị, TTTM trong vòng 5 năm tới lên gấp đôi là minh chứng cụ thể cho xu hướng này.


hvnclc.vn

MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CUỘC KHẢO SÁT BÌNH CHỌN HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO (DO NGƯỜI TIÊU DÙNG BÌNH CHỌN) DO HỘI DOANH NGHIỆP HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO (HVNCLC) THỰC HIỆN, NĂM NAY LÀ LẦN THỨ 21. HƠN 16.000 CUỘC PHỎNG VẤN NTD TOÀN QUỐC TRONG 4 THÁNG, KẾT QUẢ NĂM NAY NGOÀI VIỆC XÁC LẬP DANH SÁCH DOANH NGHIỆP (DN) HVNCLC, CÒN ĐƯA RA NHIỀU THÔNG TIN MỚI VÀ PHONG PHÚ, SÁT THỰC VỀ THỊ TRƯỜNG CẦN THIẾT CHO KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.

Chính yếu tố “do người tiêu dùng bình chọn” đã cấu thành giá trị tổng hợp của biểu tượng HVNCLC đáp ứng cả những yêu cầu hội nhập của thời kỳ mới; mục tiêu chính của cuộc khảo sát bình chọn đáp ứng các yêu cầu cụ thể: Xác lập danh sách sản phẩm doanh nghiệp đạt danh hiệu HVNCLC. Xác định chân dung NTD của từng ngành hàng, nhóm sản phẩm và sản phẩm của doanh nghiệp. Tỷ lệ sản phẩm được bình chọn HVNCLCđược so toàn ngành Mức độ tiêu dùng. Yếu tố chọn mua sản phẩm Tìm hiểu một số thông tin: nơi mua, các kênh thông tin tham khảo để mua Quan niệm và thái độ của NTD về xuất xứ sản phẩm Những lo ngại của NTD về an toàn vệ sinh thực phẩm

Thông tin thu thập từ cuộc khảo sát bình chọn HVNCLC là những gợi ý cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược sản xuất, truyền thông, bán hàng. Hỗ trợ thông tin và giải pháp cho các doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và truyền thông. Thúc đẩy các doanh nghiệp hướng đến chuyên nghiệp hóa từ khâu quản lý sản xuất đến cung ứng, phát triển và quảng bá thương hiệu, theo đuổi cảm nhận và trải nghiệm của người dùng, hiểu và đáp ứng nhu cầu tìm ẩn, đón đầu công nghệ… từ đó mở thêm cơ hội phát triển thị trường mới, thị trường xuất khẩu.

5


hvnclc.vn

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA Cuộc khảo sát hàng Việt Nam chất lượng cao năm nay được tiến hành trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động, lạm phát còn cao, sức mua không ổn định.Trên cơ sở đi tìm những động thái mới của người tiêu dùng trước những thay đổi này, ngoài việc tiến hành khảo sát trực tiếp diện rộng trên cả nước với cỡ mẫu 2/10.000 tỷ lệ dân số, mẫu khảo sát còn được xác lập dựa trên tỷ lệ tiêu dùng tại các địa bàn. Cuộc khảo sát được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu Xã hội học, khảo sát thông qua cách tiếp cận và ghi nhận ý kiến đánh giá trực tiếp từ NTD. Thời gian tiến hành cuộc khảo sát từ tháng 08 – tháng 12 năm 2016 (4 tháng). Sau khi công bố sơ bộ danh sách doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn trên báo Tuổi Trẻ ngày 13/12 và báo SGGP ngày 14/12, cuộc điều tra bước sang giai đoạn 2: tiếp nhận hồ sơ DN tự minh bạch và ghi nhận thông tin chính thức về tình hình chấp hành pháp luật của DN trong kinh doanh (về môi trường, sử dụng lao động, bảo vệ quyền lợi NTD…) từ ý kiến phản hồi từ các cơ quan quản lý thuộc các địa phương mà các doanh nghiệp đang ký kinh doanh (có 68 đơn vị từ 34 địa phương trên cả nước đã phản hồi).

NHỮNG CẢI TIẾN MỚI Căn cứ Giấy chứng nhận Đăng ký hợp đồng chuyển nhượng Quyền Sở hữu công nghiệp số 7134/ĐKHĐSH_ ngày 24/06/2014 của Cục sở hữu trí tuệ xác nhận Hội Doanh nghiệp HVNCLC TP. HCM là chủ sở hữu chính thức Nhãn hiệu chứng nhận HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO - DO NGƯỜI TIÊU DÙNG BÌNH CHỌN. Cuộc điều tra 2017 có những cải tiến trong phương pháp khảo sát nhằm ghi nhận một cách đầy đủ và kịp thời nhất có thể ý kiến của người tiêu dùng, cụ thể: -

1

2

3

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG

THÁI ĐỘ CỦA NTD VỀ NGUỒN GỐC SẢN PHẨM

LO NGẠI CỦA NTD VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Quảng cáo tivi hay Trade Marketing hay Mạng xã hội là yếu tố ảnh hưởng quyết định mua sắm? Mức độ ảnh hưởng của giá và khuyến mãi như thế nào?

Nhằm tìm hiểu mức độ yêu thích và mua dùng của NTD đối với các sản phẩm có xuất xứ khác nhau; Thông tin thu thập sẽ là những gợi ý quan trọng giúp DN Việt hạn chế điểm yếu, nâng sức cạnh tranh để thâm nhập thị trường, chinh phục NTD so với các sản phẩm ngoại nhập.

Nhận diện những mong đợi của NTD về vấn đề thực phẩm sạch, là cơ sở giúp các DN thực hành sản xuất đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của NTD.

4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THEO NGÀNH HÀNG

Là cơ sở so sánh đối chiếu tình hình kinh doanh đối với những doanh nghiệp lớn có đầu tư phát triển thương hiệu, thị trường, truyền thông quảng bá. Hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp nhỏ trong việc định vị và xác định khách hàng mục tiêu. Báo cáo khảo sát ngành nông sản kết hợp với lo ngại về an toàn thực phẩm sẽ là cơ sở dữ liệu bổ ích cho các đơn vị khởi nghiệp ngành Nông nghiệp và F&B (thực phẩm và đồ uống)

6


hvnclc.vn

19.100

Đ Á P V I ÊN Đ ÁP VI ÊN( B AO G Ồ M P HI Ế U H Ủ Y )

380

16.000

P HI Ế U ĐI Ề U TR A ĐẠ T C HU Ẩ N

80

P H Ỏ N G V Ấ N VI Ê N

Q U Ả N L Ý , G I Á M SÁ T ĐỊ A B À N TỔ TR Ư Ở N G ĐỊ A B À N

780.000.000

GIÁ T RỊ Q UÀ T ẶNG ĐÁ P V I Ê N

805

3.826

SỐ LƯỢ N G D N Đ ẠT Đ Ủ T Ỷ L Ệ

TỔ N G SỐ D N ĐƯ Ợ C N HẮ C ĐẾN

588

S Ố LƯỢN G D N Đ ẠT D ANH HIỆU S A U KHI HOÀN TẤT HỒ SƠ VÀ K H ÔN G CÓ P HẢN HỒI VI PHẠM T Ừ Q UẢN L Ý Đ Ị A P HƯƠ NG

39

D N Đ ẠT L I ÊN T ỤC 2 1 NĂM

98

49

TỈ N H THÀ N H CÓ D N ĐƯ Ợ C B Ì N H C HỌN . TR O N G ĐÓ TP . HC M C H I Ế M TỶ L Ệ C A O N H Ấ T (47,7%)

D N ĐÃ G I A O D Ị C H TR Ê N S À N C HỨ N G K HO Á N


hvnclc.vn

ĐỘI NGŨ THỰC HIỆN -

TEAM FIELDWORK TEAM QC

TEAM DESK RESEARCH

CỐ VẤN

TEAM PHÁP LÝ

TEAM ĐIỀU HÀNH -

-

-

-

TEAM TRUYỀN THÔNG

TEAM LOGISTIC

-

8

TEAM DATA

- -

-


hvnclc.vn

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN (4 THÁNG)

TIẾP NHẬN Ý KIẾN SỞ BAN NGÀNH VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ,..

TIẾP NHẬN HỒ SƠ DOANH NGHIỆP

CÔNG BỐ KẾT QUẢ CHÍNH THỨC Kết quả chính thức được công bố rộng rãi trên toàn quốc ngày 18/1/2017 -

CÔNG BỐ KẾT QUẢ SƠ BỘ

TRIỂN KHAI FIELDWORK

NHẬP LIỆU

Triển khai trên toàn 12 địa bàn thuộc 4 vùng kinh tế

PILOT VÀ QC PILOT Khảo sát thử và đánh giá chất lượng trước khi “ra quân”

TRANG BỊ THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ, VPP, HẬU CẦN

TIỀN TRẠM FIELDWORK Khảo sát địa bàn, tuyển mộ phỏng vấn viên và tập huấn

THIẾT KẾ ĐIỀU TRA Kế hoạch, chọn mẫu, phiếu khảo sát,..

DESK RESEARCH

Tổng hợp tài liệu về DN sản xuất hàng tiêu dùng

9


hvnclc.vn

TỔNG QUAN VỀ MẪU KHẢO SÁT TRÊ N CƠ SỞ ĐI TÌM NHỮNG ĐỘNG THÁI MỚI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRƯỚC NHỮNG THAY ĐỔI NÀY, VIỆC PHÂN BỐ MẪU KHẢO SÁT ĐƯỢC THỰC HIỆN DỰA TỶ LỆ TIÊU DÙNG VÀ TỶ LỆ DÂN SỐ CỦA TỪNG VÙNG MIỀN VÀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT.

1 MẪU KHẢO SÁT THEO VÙNG MIỀN Mẫu khảo sát được phân bổ dựa trên tỷ lệ dân số và sức mua tại các vùng miền, tập trung nhiều hơn vào khu vực Miền Đông Nam Bộ. Đây là những trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước, có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp HVNCLC. Tỷ lệ mẫu tại các khu vực thể hiện tỷ trọng tiêu dùng, phản ánh tương đối tỷ trọng tiêu dùng và tầm quan trọng đối với sự phát triển thị trường sản phẩm HVNCLC. Cuộc khảo sát được thực hiện tại 12 tỉnh / thành của 4 vùng kinh tế (Hà Nội; Hải Phòng; Nghệ An; Bình Định; Đà Nẵng; Đắc Lắc; Đồng Nai; Tp.HCM; An Giang; Bến Tre; Cần Thơ; Đồng Tháp).

MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

29%

MIỀN BẮC

26%

MIỀN TÂY NAM BỘ

26%

MIỀN TRUNG

19%

2 MẪU KHẢO SÁT THEO GIỚI TÍNH Có sự phân chia này là vì cuộc điều tra khảo sát sản phẩm tất cả các ngành hàng, trong đó có sản phẩm mang tính chất tiêu dùng cá nhân và mỗi ngành hàng do giới nữ hay nam quyết định mua khác nhau. Việc phân chia với tỷ lệ này còn nhằm phác hoạ rõ nét tính chất tiêu dùng của mỗi nhóm đối tượng, và có sự thay đổi theo từng ngành hàng dựa trên tỷ lệ NTD có khả năng quyết định chi mua sản phẩm của từng ngành hàng.

NỮ

69%

NAM

31%

3 MẪU KHẢO SÁT THEO ĐỘ TUỔI Nghiên cứu này tập trung vào nhóm NTD có độ tuổi từ 22 tuổi trở lên, trong đó tập trung nhiều vào nhóm tuổi từ 23 đến 55 tuổi – đây là những người đang trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế, có khả năng tạo ra thu nhập và tiêu dùng nhiều nhất hiện nay.

10


hvnclc.vn

4 MẪU KHẢO SÁT THEO NGHỀ NGHIỆP

Mẫu khảo sát tập trung vào NTD có nghề nghiệp, có khả năng tạo ra thu nhập và quyết định tiêu dùng sản phẩm. Tỷ lệ này có sự thay đổi theo mỗi ngành hàng dựa trên tỷ trọng người có khả năng quyết định mua dùng sản phẩm mỗi ngành hàng.

NGHỀ CHUYÊN MÔN, QUẢN LÝ, NVVP, GIÁO VIÊN

26%

LÀM RIÊNG, LÀM CHỦ, KINH DOANH - SẢN XUẤT

25%

LAO ĐỘNG TỰ DO, LAO ĐỘNG ĐƠN GIẢN

13%

NỘI TRỢ

13%

CÔNG NHÂN

6%

LÀM NÔNG / LÂM NGHIỆP / NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

5%

VỀ HƯU

3%

SINH VIÊN

1%

KHÁC

9%

5 MẪU KHẢO SÁT THEO THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH Nhằm tìm hiểu sự khác biệt trong tiêu dùng của các tầng lớp dân cư (sự khác biệt trong tiêu dùng giữa người thu nhập cao và người thu nhập thấp…), mẫu nghiên cứu được phân chia tập trung vào nhóm hộ có mức thu nhập trung bình từ 6 triệu trở lên (77%). Cách chọn mẫu này sẽ phác họa rõ nét hơn chân dung NTD của mỗi Doanh Nghiệp, là cơ sở để Doanh Nghiệp tìm ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình trong quá trình chinh phục NTD thuộc các phân khúc thị trường khác nhau.

6 MẪU KHẢO SÁT THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN Kết quả khảo sát tập trung vào những người có trình độ học vấn từ cấp THPT trở lên (73%), là phân khúc chính tiêu dùng sản phẩm HVNCLC.

11

TRÊN 30 TRIỆU ĐỒNG

3.9%

TỪ 15 ĐẾN DƯỚI 30 TRIỆU ĐỒNG

19.4%

TỪ 6 ĐẾN DƯỚI 15 TRIỆU ĐỒNG

54%

TỪ 4,5 ĐẾN DƯỚI 6 TRIỆU ĐỒNG

11.8%

TỪ 3 ĐẾN DƯỚI 4,5 TRIỆU ĐỒNG

3.4%

TỪ 1,5 ĐẾN DƯỚI 3 TRIỆU ĐỒNG

1.2%

KHÔNG TRẢ LỜI

6.2%

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TRỞ LÊN

13.2%

TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG - HỌC ĐẠI HỌC

26.2%

TRUNG CẤP/ PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

34%

PHỔ THÔNG CƠ SỞ (CẤP 2)

19.2%

TIỂU HỌC (CẤP 1)

3.7%

TỪ CHỐI TRẢ LỜI

3.8%


hvnclc.vn

KẾT QUẢ KHẢO SÁT

12


hvnclc.vn

TỶ LỆ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC BÌNH CHỌN KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHO THẤY SỐ DN ĐƯỢC NTD NHẮC ĐẾN (CÓ GHI NHẬN) LÀ 3,826 DN, CAO HƠN SỐ DN ĐƯỢC NHẮC ĐẾN TRONG CUỘC KHẢO SÁT NĂM 2016 LÀ 1,694 DN. TRONG SỐ 3,826 DN ĐƯỢC NHẮC ĐẾN CÓ 805 DN ĐẠT ĐỦ TỶ LỆ PHIẾU BẦU CHỌN (2% TRÊN TỔNG SỐ PHIẾU NGÀNH HÀNG). SỐ DN ĐẠT ĐỦ PHIẾU BẦU CHỌN LẦN ĐẦU VÀO DANH SÁCH NHIỀU HƠN NĂM 2016 LÀ 34 DN (110 SO VỚI 144 DN). SỐ LƯỢNG TỈNH THÀNH CÓ DN ĐẠT ĐỦ PHIẾU BẦU CHỌN CŨNG CAO HƠN, 47 TỈNH/ THÀNH NĂM 2016 SO VỚI 49 TỈNH/ THÀNH NĂM 2017.

Tỷ lệ DN đạt đủ phiếu bầu chọn theo vùng miền 2017

2016 58% 56%

MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 23% 21%

MIỀN BẮC MIỀN TÂY NAM BỘ MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

10% 13% 9% 10%

Tỷ lệ DN đạt đủ phiếu bầu chọn cao nhất là miền Đông Nam Bộ (58%), tiếp đến là miền Bắc (23%); tỷ lệ DN đạt giữa các miền không chênh lệch nhiều so với năm 2016. Kết quả DN đạt đủ phiếu bầu tương ứng với số lượng DN trú đóng và hoạt động tại các vùng miền.

Tỷ lệ DN đạt đủ phiếu bầu chọn theo tỉnh thành Tỷ lệ DN đạt đủ phiếu bầu chọn khác biệt đáng kể giữa các tỉnh thành, TP.HCM và Hà Nội chiếm đại đa số DN vùng Đông Nam Bộ & miền Bắc đạt đủ phiếu bầu chọn. Đối với miền Tây Nam Bộ, các tỉnh thành Long An, Cần Thơ, An Giang chiếm tỷ lệ DN đạt cao hơn các tỉnh thành khác Đối với miền Trung – Tây Nguyên các tỉnh thành Lâm Đồng, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa chiếm tỷ lệ DN đạt cao hơn các tỉnh thành khác (trên 10%). Mức độ chênh lệch về tỷ lệ DN đạt đủ phiếu bầu chọn giữa hai năm 2016 và 2017 của các tỉnh thành khu vực miền Đông Nam Bộ và miền Bắc ổn định hơn so với các tỉnh thành khu vực miền Bắc và miền Trung – Tây

13


hvnclc.vn

82.1% 80.8%

TP.HCM

8.8% 9.4%

BÌNH DƯƠNG

8.3% 7.3%

ĐỒNG NAI TÂY NINH

0.4% 1.0%

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

0.4% 1.3%

2017 2016

MIỀN ĐÔNG NAM BỘ MIỀN TÂY NAM BỘ LONG AN

15%

CẦN THƠ

TIỀN GIANG

7%

ĐỒNG THÁP

7% 8%

BẾN TRE 5%

KIÊN GIANG SÓC TRĂNG BẠC LIÊU

TRÀ VINH HẬU GIANG CÀ MAU

18%

14%

AN GIANG

VĨNH LONG

21%

1% 1% 1% 1% 1% 1% 1%

2% 2% 2% 2%

9% 9% 12%

6%

4%

2017 2016

14

25% 22%


hvnclc.vn

68%

HÀ NỘI HẢI PHÒNG HẢI DƯƠNG BẮC NINH BẮC GIANG

9%

10%

1%

3%

2%

3%

2%

3%

2%

VĨNH PHÚC

2%

HƯNG YÊN

2%

2%

1%

THÁI NGUYÊN

1%

QUẢNG NINH

1%

NAM ĐỊNH

1%

HÀ NAM YÊN BÁI

1% 2%

1%

1%

0% 1%

THÁI BÌNH

1%

SƠN LA

1%

PHÚ THỌ NINH BÌNH

66%

3%

1% 1%

1%

0%

2017 2016

1%

1%

LẠNG SƠN

1%

CAO BẰNG

1%

1%

MIỀN BẮC MIỀN TRUNG & TÂY NGUYÊN 24%

LÂM ĐỒNG ĐÃ NẴNG 12%

BÌNH ĐỊNH 7%

QUẢNG NGÃI KHÁNH HÒA BÌNH THUẬN

5%

QUẢNG NAM NGHỆ AN

1%

THỪA THIÊN HUẾ

QUẢNG BÌNH NINH THUẬN DAKLAK

14%

13%

10%

15%

10%

6%

4% 3%

4%

3%

THANH HÓA GIA LAI

4%

6%

18%

1% 0%

3% 3%

2017 2016

1%

1%

1%

1% 1%

15

28%


hvnclc.vn

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG 29%

CHẤT LƯỢNG TỐT, BỀN 17.1%

GIÁ CẢ HỢP LÝ 8.8%

AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

8.3%

AN TOÀN SỬ DỤNG

6.8%

CÔNG TY UY TÍN MẪU MÃ ĐẸP

4.9%

QUEN DÙNG

4.5%

DỄ TÌM MUA

4.2%

TIỆN DỤNG

3.9%

NGƯỜI NHÀ THÍCH

3.6%

KHÁC

9%

Chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu khi người tiêu dùng chọn mua sản phẩm, tương ứng (29%); tiếp đến là các ưu tiên về vấn đề “nóng” hiện nay như an toàn vệ sinh thực phẩm hay an toàn sử dụng (17%). Điều này cho thấy người dùng không chỉ quan tâm đến yếu tố chất lượng, mà còn rất quan tâm đến sự an toàn của sản phẩm, xu hướng tiêu dùng xanh - sạch ngày càng trở nên phổ biến, vấn đề này vừa là sức ép, vừa là cơ hội để DN khai phá và phát triển.

Các yếu tố dễ tiếp cận hoặc tiện lợi cũng là lợi thế mang lại sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Sự thuận tiện trong việc chọn mua sản phẩm ngày càng được NTD quan tâm (8%), NTD mong đợi dễ dàng tiếp cận được với sản phẩm vì vậy doanh nghiệp cần đáp ứng kỳ vọng này của NTD bằng việc mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm, tiếp cận và phủ hàng ở các kênh bán hàng truyền thống lẫn hiện đại. Một ưu thế gần như tuyệt đối độc quyền của một số doanh nghiệp lớn (vì có tiềm lực về tài chính): độ nhận diện qua các chiến dịch quảng cáo và truyền thông, trưng bày bắt mắt tại điểm bán, bao bì đẹp và nổi bật, dải sản phẩm rộng đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng

Yếu tố giá cả cũng rất được quan tâm trong thời điểm nền kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay.

Thương hiệu uy tín (theo cách hiểu của NTD là nhãn hiệu sản phẩm, sản phẩm có nhãn mác, xuất xứ) được

Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm căn cứ trên nhiều yếu tố khác nhau tùy theo mỗi ngành hàng. Thu nhập tăng, sức tiêu dùng tăng cũng làm thay đổi quan điểm tiêu dùng của người tiêu dùng.

16

ưu tiên lựa chọn (6.8%) cho thấy niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp cần thường xuyên chăm chút cho thương hiệu của mình, khi ngày càng có nhiều nhãn hiệu mới nổi lẫn trôi nổi khiến người tiêu dùng khó khăn trong lựa chọn. Mức độ trung thành của NTD với sản phẩm cũng chiếm tỷ lệ tương đương với yếu tố “Dễ mua” và “Tiện dụng”, có thể thấy NTD Việt khá trung thành, họ bỏ qua giai đoạn lựa chọn (quy trình quyết định mua) mà mua ngay sản phẩm khi có nhu cầu. Xét riêng thị trường nông thôn, với tâm lý thích sử dụng hàng xịn giá phải chăng và thói quen xem Tivi với quảng cáo dày đặc thì rõ ràng nông thôn vẫn là cứ điểm của các thương hiệu lớn và đa quốc gia.


hvnclc.vn

NƠI MUA SẢN PHẨM HVNCLC

CỬA HÀNG CHUYÊN / ĐẠI LÝ

30.6%

SIÊU THỊ - TTTM

27.5%

TẠP HÓA

17.3% 10.9%

CHỢ 3.6%

SIÊU THỊ MINI / CH THỰC PHẨM

2.8%

CỬA HÀNG TIỆN LỢI ONLINE / TV SHOPPING

0.9%

KHÁC

Bên cạnh việc lựa chọn một sản phẩm tốt, phù hợp với nhu cầu, người tiêu dùng còn rất quan tâm và cân nhắc chọn nơi mua phù hợp. Tùy theo đặc điểm từng ngành hàng mà các kênh phân phối có ưu thế khác nhau. Các kênh phân phối truyền thống vẫn còn sức hút đối với NTD, có tới 59% NTD chọn các kênh phân phối truyền thống là điểm dừng chân để mua sản phẩm HVNCLC. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện xu hướng chuyển dịch sang các kênh phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…) với 34% NTD lựa chọn. Kênh phân phối chợ giảm vị thế so với trước do hệ thống siêu thị hút khách (11% so với 31%), trong khi kênh phân phối cửa hàng chuyên/ đại lý, tạp hóa (31% & 17%) vẫn ổn

6.4%

định do còn tạo được sự thuận tiện trong lựa chọn của NTD. Trong một chừng mực nhất định, người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn quen kiểu mua sắm – giao dịch trực tiếp. Hệ thống kênh phân phối online có khởi sắc nhưng chưa chiếm ưu thế (1%), NTD chỉ tập trung mua online nhiều nhất sản phẩm các ngành: Thời Trang, Mỹ phẩm, Đồ điện tử Mặt khác NTD còn lựa chọn nơi mua tùy thuộc vào sản phẩm tiêu dùng, tức là mỗi kênh phân phối có thế mạnh trong việc phân phối một số mặt hàng nhất định. Các kênh phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi) thu hút đa số NTD khi mua sản phẩm các ngành hàng như thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh, điện máy,…

17

Có khoảng 60% NTD chọn mua sản phẩm thực phẩm đóng hộp và thực phẩm đông lạnh, điện máy tại siêu thị; trong khi các kênh phân phối truyền thống (cửa hàng chuyên, đại lý, tạp hóa, chợ) lại thu hút NTD khi mua sản phẩm các ngành hàng hóa phẩm, đồ uống không cồn, sản phẩm gia dụng, vật liệu xây dựng,… Kênh phân phối hiện đại cần nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới để chọn lựa sản phẩm cung ứng phù hợp thị hiếu, tích hợp công nghệ để tăng trải nghiệm mua sắm, đầu tư layout quầy kệ lẫn nội thất kích thích niềm vui mua sắm tại chỗ có thể là giải pháp thu hút NTD mua hàng tận nơi


hvnclc.vn

KÊNH THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ SẢN PHẨM HVNCLC Đ Ố I V ỚI KHÁC H HÀ N G N ÔN G T HÔ N V À B ÌN H DÂN, M Ạ NG X Ã H Ộ I CH ƯA PHẢI K Ê NH T HÔN G TIN Q UAN T RỌN G ẢN H HƯỞ N G Q U Y Ế T Đ ỊN H MU A HÀNG Kết quả khảo sát cho thấy, người thân bạn bè là kênh thông tin được NTD tham khảo nhiều nhất (24%), đây là kênh thông tin NTD dễ tiếp cận và đối với họ cũng đáng tin tưởng nhất. Tiếp đến phải kể đến vai trò của Trade Marketing, bên cạnh chính sách bán hang hấp dẫn thì một số công ty thậm chí đã đầu tư phần mềm quản lý kho với tính năng và thao tác đơn giản cho những đại lý thân thiết để gia tăng lợi ích của thương hiệu đối với người bán. Quảng bá sản phẩm trực tiếp tới NTD thông qua người bán, cách trưng bày tại điểm bán vẫn là chiến lược ưu tiên của các DN. Tuy nhiên vì diện tích cửa hàng hạn chế, mặt tiền cửa hàng có giới hạn nhưng lại là nơi “chung sống” của quá nhiều nhãn hiệu nên DN phải đầu tư trưng bày – trình diễn sản phẩm nổi bật. Truyền hình vẫn là kênh thông tin quan trọng, đặc biệt đối với phụ

24%

NGƯỜI THÂN/ BẠN BÈ NGƯỜI BÁN HÀNG

22%

TIVI

22%

MẠNG XÃ HỘI

8%

CHUYÊN GIA

8% 6%

BÁO MẠNG WEBSITE CÔNG TY BÁO IN KHÁC

3% 2% 5%

nữ nội trợ trung niên. Truyền hình được xem là kênh thông tin quan trọng để tham khảo khi mua sản phẩm, kết quả khảo sát cho thấy nguồn thông tin này đứng vị trí thứ 3 sau nguồn thông tin người thân bạn bè, và người bán. So với các kênh thông tin đại chúng thì nguồn thông tin truyền hình chiếm được chỗ đứng quan trọng nhất trong lòng NTD (kể cả ở thành thị & nông thôn). Các nguồn thông tin khác như báo chí, radio,…ngày càng mờ nhạt hơn đối với NTD. Kênh thông tin online ngày càng được nhiều NTD tiếp cận, đặc biệt là NTD trẻ ở khu vực thành thị. Đây là kênh thông tin có khả năng tương tác tốt nhất với NTD mà không bị giới hạn bởi thời gian và không gian; các doanh nghiệp cần tận dụng nguồn thông tin này để quảng bá sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là những sản phẩm hướng tới đối tượng tiêu dung trẻ

18

Theo ý kiến của ông Trần Anh Tuấn – chuyên gia thị trường cộng tác nhiều năm với Hội DN HVNCLC: “Trong xu thế phát triển của nền kinh tế mạng lưới (the economic network), những thay đổi nhanh chóng vể hành vi khách hàng, công nghệ dẫn đến sự thay đổi về marketing và mô hình kinh doanh. Theo đó hành vi, marketing và công nghệ đều đang ở giai đoạn phát triển mà con người là đối tượng được tập trung phục vụ cao nhất. Trong khi đó, nhiều DN Việt Nam dường như chưa bắt kịp xu thế, tiếp tục tư duy KD và marketing theo kiểu truyền thống, ngại tiếp xúc với công nghệ mới dẫn đến mô hình KD trở nên “lạc hậu”, không thấu hiểu và gắn bó chặt chẽ với khách hàng từ đó suy giảm mạnh hiệu quả KD và thị phần…”


hvnclc.vn

QUAN NIỆM CỦA NTD VỀ SẢN PHẨM HVNCLC 56.9%

CHẤT LƯỢNG TỐT TƯƠNG XỨNG VỚI GIÁ CẢ HỢP LÝ 23.3%

CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT ĐÁP ỨNG ĐƯỢC MONG ĐỢI 9.5%

CHẤT LƯỢNG TỐT VỪA PHẢI TƯƠNG XỨNG VỚI GIÁ DỄ MUA 3%

CHẤT LƯỢNG TỐT GẦN TƯƠNG ĐƯƠNG HÀNG NGOẠI NHẬP XỊN

2.8%

CHẤT LƯỢNG TỐT NGANG NGỬA HÀNG NGOẠI NHẬP XỊN CHẤT LƯỢNG XÀI ĐƯỢC TƯƠNG XỨNG VỚI VỚI GIÁ RẺ

2.1%

KHÁC

2.5%

Kết quả điều tra cho thấy NTD đánh giá khá tốt về sản phẩm HVNCLC, hầu hết NTD cho rằng sản phẩm HVNCLC có chất lượng tốt tương xứng với giá cả (66%), tức là xứng với đồng tiền chi mua. Hơn nữa, có tới 23% NTD đánh giá sản phẩm HVNCLC có chất lượng tốt đáp ứng được mong đợi của họ. Đánh giá của đại đa số NTD về sản phẩm HVNCLC là dấu ấn

đáng mừng cho cộng đồng DN HVNCLC. Tuy nhiên, điều đáng ngại là tỷ lệ NTD đánh giá chất lượng sản phẩm HVNCLC tương xứng hoặc ngang ngửa hàng ngoại nhập còn rất hạn chế, thậm chí có 2% NTD đánh giá chất lượng tạm được tương ứng với giá rẻ; điều này cho thấy chất lượng HVNCLC phần nào chưa được NTD thừa nhận tốt hơn hoặc nganh bằng hàng ngoại nhập, đòi hỏi cộng đồng

19

DN HVNCLC cần nỗ lực hơn nữa trong thực hành sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm để khẳng định vị thế cạnh tranh so với sản phẩm ngoại nhập.


hvnclc.vn

QUAN NIỆM VÀ THÁI ĐỘ VỀ XUẤT XỨ SẢN PHẨM 91.9%

VIỆT NAM

77.8%

2.6%

THÁI LAN

5.3%

NHẬT BẢN

1.1%

MỸ

1.2%

CHÂU ÂU

1.1%

HÀN QUỐC

0.8%

ĐÔNG NAM Á ĐÀI LOAN

4.4% 4.3% 2.5% 2.8%

0.4% 0.7%

0.2% 0.4%

ÚC

0.4%

TRUNG QUỐC

0.3%

1.6%

XUẤT XỨ THƯỜNG MUA

0.2%

XUẤT XỨ YÊU THÍCH

NTD có tâm lý ngày càng e dè, thậm chí tẩy chay hàng Trung Quốc, đặc biệt ở một số sản phẩm thuộc ngành thực phẩm, may mặc, nông sản tươi,… Nhưng hàng Thái đã nhanh chóng nắm thời cơ thuận lợi này và đã đang nỗ lực thay thế chỗ trống. Họ gia tăng quyết liệt mức tiếp cận thị trường (Metro, Big C, B’s mart,…). Tổ chức nhiều loại hình tiếp thị sản phẩm nhắm vào tâm lý tiêu dùng “sính” hàng ngoại của NTD Việt.

Kết quả khảo sát cho thấy sản phẩm trong nước vẫn chiếm ưu thế trên thị trường với tỷ lệ đa số NTD vẫn yêu thích và thường mua dùng (78% và 92%). Tuy nhiên, tỷ lệ NTD yêu thích sản phẩm ngoại nhập có xu hướng tăng so với tỷ lệ mua dùng; đây là dấu hiệu đáng lo ngại đối với doanh nghiệp trong nước; trong tương lai gần tỷ lệ mua dùng sẽ có sự chuyển dịch sang các sản phẩm ngoại nhập khi NTD có đủ các điều kiện tiếp cận sản phẩm ngoại nhập.

61.9

ĐỒ UỐNG KHÔNG CỒN

13.2

59.2

KẸO

56.5

BÁNH

28.1

12.1 66.7

TP ĐÓNG HỘP, ĐÓNG GÓI

24.2

12.1

30.7 10.9

68.8

THỰC PHẨM KHÔ ĂN LIỀN

61

RAU CỦ QUẢ...

34.3 4.5

79.1

NƯỚC CHẤM GIA VỊ

3 69.4

SẢN PHẨM TỪ SỮA 0%

10%

20%

30%

25.8 4.4

61.2

SỮA

23.8

4.6 69.4

THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH

22.1

7.2

2.3 40%

VIỆT NAM

50% THÁI LAN

60% TRUNG QUỐC

16.3

35.8

70% KHÁC

XUẤT XỨ KHÁC BAO GỒM: NHẬT BẢN, MỸ, HÀN QUỐC, ĐÀI LOAN, CHÂU ÂU, CÁC NƯỚC ASEAN KHÁC

28.3 80%

90%

100%


hvnclc.vn

LO NGẠI VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM SỬ DỤNG CHẤT CẤM TRONG SX VÀ BẢO QUẢN

25%

CHƯA CÓ SẢN PHẨM (AN TOÀN, SẠCH) THAY THẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG

22% 17%

SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU KHÔNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG HÀNG GIẢ

15%

QUI TRÌNH SX KHÔNG ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN

14%

DƯ LƯỢNG HÓA CHẤT ĐỘC HẠI TRONG SẢN PHẨM

10%

Ý KIẾN KHÁC

18%

Kết quả khảo sát cho thấy NTD lo ngại rất nhiều đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó ¼ số người được khảo sát lo ngại doanh nghiệp sử dụng chất cấm trong sản xuất và bảo quản, hay sử dụng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng để sản xuất (17%). Một trong những lo ngại đáng lưu tâm hơn cả là dù biết sản phẩm không an toàn NTD vẫn phải mua dùng vì chưa có sản phẩm thay thế trên thị trường (22%). Đặc biệt đối với ngàng nông sản tươi và thực phẩm đóng hộp lo ngại lớn nhất là chưa có nhiều sản phẩm (sạch) thay thế trên thị trường (chiếm tới 53% và 41%)

30%

NÔNG SẢN TƯƠI

53%

7% 7%

21%

17%

18%

ĐỒ UỐNG KHÔNG CỒN

22%

CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA

22%

19%

19%

15%

SỮA

22%

18%

19%

13%

17%

16%

NƯỚC CHẤM, GIA VỊ

25%

17%

THỰC PHẨM KHÔ, ĐỒ ĂN LIỀN

26%

17%

KẸO

23%

BÁNH

23% 0%

10%

16%

20% 30%

10%

17%

15%

9%

17%

14% 14%

20%

14%

17%

15%

40%

SỬ DỤNG CHẤT CẤM TRONG SX VÀ BẢO QUẢN SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU KHÔNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG HÀNG GIẢ CHƯA CÓ SẢN PHẨM (AN TOÀN, SẠCH) THAY THẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG

21

50%

9% 10% 10% 11%

11% 60%

14%

18% 17% 19% 17% 18%

11%

14%

16%

16%

19%

20%

16%

41%

13%

17%

26%

THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP

12%

18%

27%

THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH

14%

24%

16%

15%

9%

14%

9%

70%

80%

18% 19% 90%

100%

QUI TRÌNH SX KHÔNG ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN DƯ LƯỢNG HÓA CHẤT ĐỘC HẠI TRONG SẢN PHẨM Ý KIẾN KHÁC


nguồn: thefoodpeople

ĐẶC ĐIỂM XU HƯỚNG THỰC PHẨM & ĐỒ UỐNG MỚI 2017 LIÊN TỤC BIẾN ĐỔI VÀ SÔI ĐỘNG KHÁCH HÀNG DẪN DẮT VÀ ĐA CHIỀU TOÀN CẦU VÀ KẾT NỐI VỚI NHAU TÍNH CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI TRONG TÂM TRÍ NGƯỜI TIÊU DÙNG TÍNH XÁC THỰC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THƯƠNG HIỆU TIẾNG NÓI ĐẠI DIỆN CHO SỐ ĐÔNG

22


hvnclc.vn

Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA CỐ VẤN -

ÔNG HOÀNG TRỌNG

VỀ KẾT QUẢ CUỘC ĐIỀU TRA 2017

CUỘC ĐIỀU TRA HVNCLC DO NTD BÌNH CHỌN LÚC ĐẦU CÓ MỤC TIÊU LÀ XÁC LẬP DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM & DOANH NGHIỆP ĐẠT ĐIỀU KIỆN BÌNH CHỌN LÀ HVNCLC. TUY NHIÊN VỚI SỰ ĐẦU TƯ VÀ QUI MÔ TĂNG DẦN, NHÀ TỔ CHỨC CUỘC ĐIỀU TRA THẤY CÓ THỂ VÀ NÊN ĐÓNG GÓP VÀO SỰ LỚN MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. TỪ ĐÓ, CUỘC ĐIỀU TRA NÀY ĐƯỢC BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG. KẾT QUẢ ĐÃ HÉ LỘ NHIỀU KẾT QUẢ QUAN TRỌNG VÀ CÓ ÍCH CHO DOANH NGHIỆP VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ. Năm 2017, kết quả điều tra cho thấy:

1. Thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa phát triển thực sự về chiều sâu.NTD vẫn còn coi trọng các yếu tố rất cơ bản như chất lượng, giá cả hợp lý.Các yếu tố như an toàn sử dụng, mẫu mã đẹp vẫn là các yếu tố được quan tâm nhưng ít quan trọng hơn (ngoại trừ ngành thực phẩm). Điều này do cả hai phía: phía người tiêu dùng thì sức mua và yêu cầu chưa cao, còn nhà sản xuất thì chưa đáp ứng được kỳ vọng cơ bản của người tiêu dùng. Nỗi lo của NTD về VSATTP đang gia tăng, đặc biệt là lo về việc sử dụng chất cấm trong sản xuất và bảo quản hàng hóa, đặc biệt trong ngành nông sản tươi và thực phẩm đóng gói và đồ uống không cồn. 2. NTD sử dụng hàng sản xuất trong nước là chủ yếu, nhưng tỷ lệ ưa thích thấp hơn tỉ lệ sử dụng (sử dụng là 92% nhưng tỷ lệ thích là 78%). Nghĩa là nhìn chung nhà sản xuất tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ kỳ

vọng của NTD. Đây là thách thức cho nhà sản xuất trong nước và cũng là cơ hội của hàng hóa ngoại nhập.

3. Kênh hiện đại ngày càng trở nên quan trọng: NTD vẫn mua chính ở kênh truyền thống (chợ, cửa hàng chuyên doanh, tiệm tạp hóa) là 60%, nhưng mua ở kênh hiện đại (TTTM, siêu thị, -CH tiện lợi) đã lên tới 34%, do điều kiện sống và mức sống thay đổi và còn do cả sự lo lắng về chất lượng và VSATTP. 4. Sự ra đời của hệ thống tiêu chuẩn kép: NTD khó tự đánh giá chất lượng sản phẩm bằng cảm quan cá nhân nên cần tới những “tín hiệu” bên ngoài sản phẩm như tên công ty, tên thương hiệu, thiết kế bao bì và thông- tin trên bao bì, hình ảnh cửa hàng, sự chuyên nghiệp của người bán, dịch vụ khách hàng, truyền thông quảng cáo, website mạng xã hội và trải nghiệm tại các điểm tiếp xúc …Tất cả các yếu tố “bên ngoài” này sẽ giúp hình thành nên chất lượng cảm nhận cho sản phẩm. Một số sản phẩm

23

HVNCLC có chất lượng vật lý tốt nhưng chưa đầu tư đủ cho chất lượng cảm nhận. Ngược lại không ít sản phẩm quảng cáo nhiều, nhìn bên ngoài rất hấp dẫn nhưng chất lượng không đảm bảo khiến người tiêu dùng bất bình. Đó chính là lý do thôi thúc Hội DN HVNCLC, sau nhiều năm khảo sát bình chọn, với sự phát triẻn của thị trường hội nhập, đã nhận ra nhất thiết phải đầu tư công sức xây dựng hệ thống tiêu chí đảm bảo chất lượng về tiêu chuẩn, đo lường, phù hợp cac tiêu chuẩn phổ quát của thế giới. Những năm trước, chìa khoá thành công của DN là đạt danh hiệu HVNCLC nay thì không đủ nữa: công cuộc hội nhập đòi hỏi một thước đo khe khắt nữa là tuân thủ tốt các tiêu chuẩn phổ quát của thế giới về đảm bảo chất lượng. Và thế là “Bô tiêu chí HVNCLC đạt chuẩn hội nhập” ra đời.


hvnclc.vn

TỪ CUỘC KHẢO SÁT BÌNH CHỌN HVNCLC 2017

HƯỚNG KHAI THÁC DỮ LIỆU HỖ TRỢ CHO DN HVNCLC 1. Tỷ trọng tiêu dùng: nắm bắt được bức tranh phác hoạ chân dung NTD sản phẩm, đồng thời nắm bắt được tỷ trọng sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm cùng loại trong nhóm, trong ngành hàng, hay giữa các vùng miền, giúp doanh nghiệp đầu tư phát triển thị trường đúng hướng, hiệu quả.

5. Nơi mua sản phẩm: giúp xác lập, lựa chọn kênh phân phối phù hợp để mở rộng mạng lưới bán hàng.

2. Mức tiêu dùng từng loại sản phẩm: là mức chi tiêu bình quân hàng tháng để mua dùng sản phẩm

7. Quan niệm của NTD về sản phẩm Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao: Kết quả khảo sát cho biết định vị sản phẩm gắn logo HVNCLC trên thị trường; nhãn hiệu (logo) HVNCLC có ảnh hưởng hay có tạo nên sức thút NTD đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

3. Mức độ nhận biết thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm (sức mạnh thương hiệu): Khi mà các thương hiệu ngoại ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam trên mọi lĩnh vực, thì việc nâng cao sức mạnh thương hiệu để tăng tính cạnh tranh ngày càng trở nên cấp thiết với các doanh nghiệp nội địa. Kết quả khảo sát mức độ nhận biết thương hiệu là cơ sở giúp doanh nghiệp xác định cấp độ nhận biết thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình nhằm xây dựng chiến lược nhận diện thương hiệu phù hợp với mong đợi của khách hàng mục tiêu. 4. Yếu tố chọn mua sản phẩm: nắm bắt được yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, giúp doanh nghiệp hướng tới sự khác biệt hóa về sản phẩm theo đặc trưng tiêu dùng của mỗi vùng miền.

6. Nguồn thông tin tham khảo: giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp theo từng thời điểm, theo vùng – miền.

8. Quan niệm và thái độ củaNTD về xuất xứ sản phẩm: cho biết và so sánh được mức độ yêu thích và mua dùng sản phẩm trong nước so với sản phẩm ngoại nhập, mức độ yêu thích càng cao sẽ càng có lợi thế trong tương lai gần. 9. Những lo ngại của NTD về an toàn vệ sinh thực phẩm: Kết quả khảo sát sẽ cho thấy hiện trạng về những nghi ngại của NTD đối với vấn đề ATVSTP, qua đó giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường nhằm đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của NTD thông qua việc ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo trong thực hành sản xuất.

26

- -

DATA CUỘC ĐIỀU TRA GIÚP DOANH NGHIỆP THẤU HIỂU NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM Với hệ thống data đồ sộ và cập nhật của hơn 4 tháng khảo sát NTD toàn quốc, Hội DN.HVNCLC sẵn sàng cung cấp thông tin, phân tích để hỗ trợ DN Việt thấu hiểu hơn NTD, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. -

Kết quả khảo sát cũng cho biết sự khác biệt trong đánh giá của NTD về vấn đề ATVSTP giữa các vùng miền, giữa các phân khúc NTD, cũng như trong tiêu dùng sản phẩm thuộc các ngành hàng khác nhau. Mặt khác, kết quả nghiên cứu còn là gợi ý để doanh nghiệp tranh thủ thực hiện các chương trình truyền thông phù hợp với tâm lý, nguyện vọng của NTD.


hvnclc.vn

CƠ HỘI CHO HÀNG VIỆT

Nh ận b i ết c ơ h ộ i ki n h d o anh & th ị tr ư ờ n g n g ác h

T ư duy lại marketi ng để cạn h t ranh v à h ội n hập t h àn h công 25


hvnclc.vn

BƯỚC TIẾN MỚI:

“BỘ TIÊU CHÍ HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO - CHUẨN HỘI NHẬP” MỚI CỦA GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP MỚI Trong bối cảnh là cuộc hội nhập của Việt Nam vào thị trường thế giới, qua các hiệp định thương mại tự do ta ký kết, coi như đã mở hết mức. Cần tăng hành trang hội nhập cho DN Việt thêm sức manh thâm nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

V iệc xâ y d ựng s ẽ th ực h iện tất cả c á c ng à nh tr o ng g ầ n 3 nă m ( 2 016 - 1 8 ) . T h á ng 1 0 /2 0 1 6 , đã b ắ t đầu t ừ ng à nh th ực p h ẩ m . B ộ tiêu c h í s ẽ đượ c q uả ng b á m ạ nh m ẽ tro n g nướ c và q uố c tế, nh ằ m c ung cấ p h à nh tr a ng , g iấ y th ô ng h à nh thu ậ n l ợ i c h o D N V iệt. H ộ i D N H V N CL C xâ y d ựng b ộ tiêu c h í nà y , b ổ s u n g c h o tiêu c h uẩ n mềm: được bình chọn HVNCLC, hoàn toàn tạo thuận lợi cho DN và DN tự do lựa chọn tham gia hay không. -

Với sự hợp tác của các tổ chức tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước VN và quốc tế, qua nghiên cứu các bộ tiêu chuẩn (từng ngành), Hai Hội đồng chuyên gia đã cùng lựa chọn những tiêu chuẩn phổ quát nhất trên thế giới, phù hợp cảm nhận của người tiêu dùng VN và dành nhiều thời gian lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, cuối cùng hình thành Bộ tiê u c hí HVNC LC - Ch uẩ n h ội nhập.

Tại lễ công bố HVNCLC 2017 ngày 2/3/2017,- Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao sẽ giới thiệu BỘ TIÊU CHÍ HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO - CHUẨN HỘI NHẬP đầu tiên của ngành thực- phẩm.

-

23


TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

CÁC DOANH NGHIỆP ĐÃ HỖ TRỢ QUÀ TẶNG ĐÁP VIÊN

Quà tặng được gởi đến người tiêu dùng sau khi hoàn tất trả lời phỏng vấn của phỏng vấn viên nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết quả điều tra bình chọn

BẢO TRỢ THÔNG TIN


Đ ƠN V Ị THỰC HI Ệ N : Hộ i D oa n h n g hi ệp Hàn g Vi ệt N a m C h ấ t lư ợng c a o

VĂN PHÒ NG: 1 6 3 Past e ur, Quận 1 T P. H ồ Chí Mi n h

LI ÊN L ẠC hvn clc.vn b sa.o rg.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.