ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP trung tâm sinh hoạt văn hóa thiếu nhi thành phố cần thơ GVHD: THẦY HỒ ĐÌNH CHIÊU & THẦY NGUYỄN NGỌC SƠN SVTH: BÙI NGUYỄN NGUYÊN KHÔI MSSV: 15510200959
MỤC LỤC Lời mở đầu
IPHẦN
MỞ ĐẦU
07
11
22 26
II NGHIÊN CỨU THỂ LOẠI ĐỀ TÀI
III CƠ SỞ THIẾT KẾ
30
40
46 48 53
I.1 Lý do chọn đề tài I.1.1 Thực trạng sinh hoạt của thiếu nhi ở các thành phố I.1.2 Thực trạng sinh hoạt thiếu nhi thành phố Cần Thơ I.1.3 Nhu cầu xã hội và sự cần thiết của phát triển môi trường giáo dục I.2 Mục tiêu thiết kế
II.1 Các khái niệm II.1.1 Khái niệm trung tâm sinh hoạt văn hóa II.1.2 Khái niệm thiếu nhi II.2 Các đặc trưng đối tượng thiếu nhi II.2.1 Đặc trưng phát triển tâm sinh lí theo nhóm tuổi II.2.2 Phát triển các dạng trí thông minh thông qua hoạt động của trẻ II.3 Đặc điểm không gian đặc thù II.3.1 Không gian lớp học II.3.2 Không gian vui chơi II.3.3 Thư viện II.3.4 Không gian sinh hoạt năng khiếu II.4 Các yếu tố văn hóa bản sắc Tây Nam Bộ II.4.1 Văn hóa nông nghiệp II.4.2 Hình thức kiến trúc thể hiện tính cách con người địa phương
III.1 Nhu cầu về hoạt động của trẻ III.2 Các yếu tố không gian ảnh hưởng tâm lí trẻ III.2.1 Màu sắc III.2.2 Tổ chức không gian kích thích sự sáng tạo III.3 Giải pháp an toàn cho trẻ em
2 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
IV.1 Phân loại xếp hạng công trình IV.2 Bảng nhiệm vụ thiết kế
57 58
Iv NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
V.1 Đặc điểm vùng đất V.2 Phân tích khu đất V.3.1 Vị trí khu đất V.3.2 Giao thông và cảnh quan V.3.3 Đặc điểm tự nhiên
Vi Ý TƯỞNG
62 64
V PHÂN TÍCH KHU ĐẤT
70
THIẾT KẾ
VIi PHỤ LỤC
76
3
Lời mở đầu .....
4 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Ký ức tuổi thơ rất quan trọng đối với con người. Những trãi nghiệm tuổi thơ luôn là những trãi nghiệm con người nhớ nhất , khiến họ vui nhất hoặc buồn nhất. Câu nhận định ““Cách một đứa trẻ vui chơi khi nó còn nhỏ quyết định người nó trở thành trong tương lai” hoặc rất nhiều những thống kê về số tuổi thơ hạnh phúc đi kèm với nhân cách hạnh phúc, hoặc nhiều hơn nữa những câu chuyện ở mọi quốc gia về những phạm nhân đã từng là một đứa trẻ bất hạnh,.. càng khiến chúng ta tin: Rằng tạo ra môi trường tốt đẹp cho trẻ em chưa bao giờ là đủ. Trẻ em đơn thuần và dễ hiểu, ngắm nhìn vòng đu quay không còn hoạt động nữa có thể khiến một đứa trẻ hạnh phúc vì đơn giản là em chưa bao giờ thấy thứ gì nhiều màu như vậy. Điều này càng tạo cảm hứng cho tôi đóng góp vào thế giới niềm vui giản đơn đó.
5
“Khái niệm tuổi thơ với một sân chơi gần gũi với tự nhiên dần xa vời với trẻ em đô thị Việt Nam hiện nay..”
i
PHẦN MỞ ĐẦU I.1 Lý do chọn đề tài I.1.1 Thực trạng sinh hoạt của thiếu nhi ở các thành phố I.1.2 Thực trạng sinh hoạt thiếu nhi Thành phố Cần Thơ I.1.3 Nhu cầu xã hội và sự cần thiết của phát triển môi trường giáo dục I.2 Mục tiêu nghiên cứu
6 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I.1.1 Thực trạng sinh hoạt của thiếu nhi ở các thành phố lớn
T
rong thời đại công nghệ, nơi smartphone, tablet hay laptop xuất hiện muôn ngả thì hình ảnh những đứa trẻ tay lướt màn hình cũng không còn xa lạ nữa. Nhưng điều này cũng kéo theo nhiều vấn đề, các em quá mải mê sử dụng thiết bị điện tử mà quên rằng chúng đang sống trong những thời điểm đẹp nhất, cần trải nghiệm và học hỏi từ thế giới thật. Trẻ em sử dụng các thiết bị điện tử quá sớm và quá nhiều có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt, rối loạn hành vi, chậm phát triển và giảm khả năng học tập. •
Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung Ương, hiện có khoảng 3 triệu trẻ em trên cả nước mắc tật khúc xạ về mắt, trong đó 2/3 bị cận thị, tập trung chủ yếu ở đô thị với tỷ lệ chiếm 30 - 35%.
NGHIỆN
CÔNG
NGHỆ
VÀ
SMARTPHONE
7
Học thêm Các trường đều cố gắng chạy theo thành tích, chạy theo những danh hiệu ảo. Còn các bậc phụ huynh thì không thấu hiểu, không biết sở thích, khả năng của con mình chỉ muốn con được học trường điểm, được thử bậc cao trong lớp. Để xứng tầm với tham vọng và sự ích kỉ của mình, các đứa trẻ đã được yêu cầu học thêm •
•
Số liệu thống kê, các chứng bệnh về trầm cảm, tự kỷ, rối loạn cảm xúc ở Việt Nam đang đang xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Không ít trường hợp trẻ trầm cảm bị chẩn đoán nhầm thành rối loạn tăng động giảm chú ý, phản ứng tạm thời với stress… Có khoảng 6-10% trẻ em bị mắc chứng bệnh này mà nguyên nhân chủ yếu là do căng thăng, khó khăn trong cuộc sống và học tập. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra báo cáo nghiên cứu về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của hơn 400 học sinh trong hai độ tuổi từ 11 đến 14 và từ 15 đến 17 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tỉnh Điện Biên và tỉnh An Giang, thì tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tinh thần chung là từ 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên.
8 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Hình I.5, 6, 7: Trẻ em chịu nhiều áp lực học tập Nguồn: Internet
Phương pháp giáo dục Việt Nam hiện nay chỉ quan tâm đến việc
“dạy chữ” số giờ học của học sinh tăng từ 1 buổi/ ngày
Thế nhưng việc dạy “nhân” và “nghĩa” thì lại bị buông lỏng, giảm sút, nhất là các mặt đạo đức, lối sống. Ngoài ra việc thực hành thực tế, ứng dụng các bài học, vẫn chưa được đẩy mạnh, khiến cho kĩ năng thực hành, tư duy sáng tạo của các em bị hạn chế rõ rệt.
lên 3 buổi/ ngày
9
Hình I.: Một số địa điểm vui chơi dành cho Thiếu nhi ở trung tâm Thành Phố Cần Thơ - Nguồn: Tác giả 10 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
I.1.2 Thực trạng sinh hoạt của thiếu nhi thành phố Cần Thơ Cần Thơ thành phố trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long - là một trong những thành phố lớn trực thuộc trung ương nhưng đến nay vẫn chưa có nhà thiếu nhi với qui mô cấp thành để phục vụ vui chơi, giải trí cho các em. Hiện toàn thành phố Cần Thơ chỉ có ba nhà thiếu nhi ở ba quận Ninh Kiều, Ô Môn và Thốt Nốt nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của các em
Nhà văn hóa thiếu nhi quận Ninh Kiều Công viên Lưu Hữu Phước Công viên văn hóa miền Tây Bến Ninh Kiều - Cầu đi bộ Công Viên Sông Hậu Công viên Hùng Vương Công viên Tao Đàn Công viên vui chơi quận Cái Răng Các sân chơi tư nhân, nhỏ lẻ Các công viên của KDC Các khu vui chơi tự phát ở khu vực bờ sông, bãi đất trống, công trường xây dựng 11
Công Viên Lưu Hữu Phước Quận Ninh Kiều Một địa điểm khác ở trung tâm thành phố, nơi diễn ra hầu như mọi hoạt động sự kiện vui chơi của thành phố, địa điểm thu hút chú ý của người dân, nhưng khuôn viên khá chật hẹp và phần lớn gây kẹt xe ở khu vực mỗi khi tổ chức sự kiện. Các khu vui chơi xung quanh hầu hết tự phát, quy mô nhỏ.
12 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Nhà văn hóa Thiếu Nhi - Quận Ninh Kiều không
đáp ứng đủ nhu cầu học tập, sinh hoạt ngày càng cao cho khoảng 4.000 em, trong khi số trẻ em độ tuổi từ mầm non đến tiểu học của quận hơn 16.000 em. Bên cạnh đó, Nhà thiếu thi quận Ninh Kiều còn phải phục vụ vui chơi cho trẻ em ở hai quận Cái Răng, Bình Thủy (nơi chưa có nhà thiếu nhi) nên luôn trong tình trạng quá tải. Nhà văn hóa Thiếu Nhi Quận Ninh Kiều là khu vui chơi, giải trí, học tập và sinh hoạt năng khiếu như: ca, múa, nhạc họa, thể dục thể thao. Hiện nay, cơ sở vật chất đã xuống cấp trầm trọng, trang thiết bị hư hỏng nhiều.
13
Trong năm 2010, TP Cần Thơ xảy ra 3.450 trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó có 22 trường hợp tử vong. Thiếu sân chơi nên trẻ em thường tìm đến khoảng đất trống, công trình đang xây dựng để chơi đùa.
14 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
• Cần có một không gian phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí sau những giờ học căng thẳng, xây dựng thói quen sống lành mạnh. Giải quyết các vấn đề sức khỏe, tinh thần cho trẻ • Tạo nơi giao lưu, tương tác giữa những đứa trẻ với nhau, đồng thời không để mai một các trò chơi dân gian cũng như các làm nghề truyền thống • Một môi trường giáo dục ngoài nhà trường , một môi trường vừa học vừa chơi, giúp trẻ thực hiện các kĩ năng cũng như ứng dụng thực hành các bài học lý thuyết trên lớp thông qua các hoạt động vui chơi, từ đó phát triển toàn diện hơn
15
Nhu cầu xã hội và sự cần thiết của trung tâm sinh hoạt văn hóa thiếu nhi Thành phố
NHU CẦU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG
I.1.3
0 5 18 MẦM NON ĐẾN TRƯỜNG Nguồn: http://heckmanequation.org/heckman-equation
Trí tuệ và kỹ năng xã hội được phát triển khi còn nhỏ là điều cần thiết cho sự thành công Việc nuôi dưỡng, tạo ra môi trường sinh hoạt giáo dục nhằm nâng cao kiến thức và sức khỏe cho trẻ từ 0-5 tuổi sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng bản thân và xã hội là vô cùng cần thiết.
16 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
LAO ĐỘNG
(ĐỘ TUỔI)
Trường học rất quan trọng nhưng nó không phải là thiết lập duy nhất mà những đứa trẻ có thể học hỏi. Một sân chơi cộng đồng, sự chia sẻ tương tác giao lưu với nhau ở đó sẽ có một trong những cách thức tốt hơn. Con người ai cũng thích cảm giác được tự do, trẻ em cũng vậy chúng muốn được tự do rong chơi, tìm hiểu những thứ mà chúng yêu thích. Nhiều thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay thiếu đi sự năng động, sáng tạo mà thay vào đó là sự trầm cảm, vô cảm, rụt rè, nhút nhát ngại giao tiếp, đã chứng minh cho những sai lầm của hệ thống giáo dục nước ta. Điều này ảnh hưởng rất lớn từ không gian sinh hoạt cộng đồng gần như là duy nhất ở lứa tuổi này - là trường học nhưng lại bị đóng kín bởi dây chuyền học trên lớp rồi lại đến học thêm. Chúng ta thấy được rằng bất kì đưa trẻ nào cũng có thể trở thành thiên tài hay đơn giản hơn là có một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc khi được tiếp cận sớm với sở thích và niềm đam mê của mình.
Dân số TP. Cần Thơ 1,4 triệu người trong đó 30% là trẻ em (dưới 12 tuổi) nên nhu cầu học tập, vui chơi của của đối tượng này là rất lớn. Tâm lý ở độ tuổi này rất nhạy cảm với môi trường xung vì vậy chơi và học trong hoàn cảnh như thế nào rất cần được sự quan tâm định hướng từ người lớn. Thì một trung tâm sinh hoạt dành cho thiếu nhi - cấp thành phố là vô cùng cần thiết.
17
Tạo điểm nhấn trong cảnh quan qui hoạch của thành phố Việc xây dựng một trung tâm sinh hoạt văn hóa không chỉ đáp ứng đáp ứng nhu cầu đào tạo, học tập, bồi dưỡng trí tuệ cũng như rèn luyện thể chất cho các em thiếu nhi trên địa bàn thành phố. Mà còn góp phần tạo điểm nhấn trong cảnh quan, qui hoạch của thành phố
Hình
Nếu vấn đề qui hoạch được tổ chức tốt thì công trình sẽ tạo nên một mối liên kết tổ hợp với các công trình khác trong thành phố. Được xem là một mảng xanh góp phần giữ gìn và nâng cao diện tích bề mặt phủ xanh trong thành phố. Trước tình trạng “bê tông hóa” như hiện nay thì mảng xanh là rất cần thiết trong cảnh quan đô thị
Hình I.2: Hiện tượng bê tông hóa ở Thành phố Cần Thơ - Nguồn: Google Hình I.3: Nhà văn hóa Thiếu nhi - Đà Nẵng - Nguồn: Kiến Việt Hình I.4: Sơ đồ liên hệ nhà văn hóa thiếu nhi với các công trình khác trong thành phố - Nguồn: Tác giả
18 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Hình
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong quá trình phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra ồ ạc và mất định hướng, các mảng xanh trong đô thị dần mất đi thay thế cho các tóa nhà chọc trời. Các tình trạng về biến đổi khí hậu ô nhiễm không khí, nguồn nước đang ở mức báo động.
Cần Thơ
có khuynh hướng đô thị hóa giống như các đô thị lớn khác, các khối bê tông mọc lên, các mảng xanh sẽ dần mất đi là một dự báo có tính khách quan.
• Các loại hình vui chơi vận động dần xuất hiện nhiều tại các thành phố và đạt được hiệu quả kinh tế cũng như lợi ích trước mắt cho trẻ. Tuy nhiên, hệ quả của đô thị hóa dần lấy đi diện tích các sân chơi của trẻ, các sân chơi dần chuyển và trong các tòa nhà và tách biệt với môi trường tự nhiên điều này vô tình tạo ra một sân chơi thuần giải trí hơn là một sân chơi mà trẻ có thể tiếp cận, học hỏi được với thiên nhiên
19
I.2 MỤC TIÊU THIẾT KẾ Không gian phù hợp với mục tiêu, tâm lý và từng nhóm tuổi, giúp trẻ cảm thấy thoái mãi dễ chịu và an toàn trong quá trình sử dụng.
Sự tương tác qua lại giữa lớp học – lớp học, lớp học – sân chơi cũng tăng lên giúp đạt hiệu quả hơn trong tương tác và truyền đạt thông tin. Giúp trẻ phát triển đồng đều giữa kiến thức, kỹ năng và thể chất.
Hình: Sơ đồ tương tác không gian trong - ngoài ở nhà trẻ Jardin Tuybabuyes | nguồn Behance
Sân chơi trong và ngoài nhà làm tăng tính tương tác với trẻ, để khi đến với nhà văn hóa ngoài việc còn được trải nghiệm thực tế thông qua những trò chơi giáo dục, giúp trẻ hiểu sâu, nhớ lâu hơn các bài học cũng rèn luyện khả năng sáng tạo.
Tạo nên sự đa dạng không gian về màu sắc, kích thước, cách tiếp cận, cũng như sự linh động tương tác qua lại giữa các không gian chức năng nhằm kích thích sự tò mò, khơi gợi khả năng sáng tạo của trẻ trong từng hoàn cảnh khác nhau
Hình: Mặt cắt Nhà trẻ được cải tạo ở Ấn Độ / CollectiveProject
Hình: Sơ đồ tổ chức không gian mặt cắt - Trung tâm Văn hóa Thiếu nhi The Family Box, Bắc Kinh, Trung Quốc
20 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Hình: Tương tác trong - ngoài Nhà trẻ được cải tạo ở Ấn Độ / CollectiveProject
Hình: Thư viện -Trung tâm Văn hóa Thiếu nhi The Family Box, Bắc Kinh, Trung Quốc
21
ii
NGHIÊN CỨU THỂ LOẠI ĐỀ TÀI II.1 Các khái niệm II.1.1 Khái niệm trung tâm sinh hoạt văn hóa II.1.2 Khái niệm thiếu nhi II.2 Các đặc trưng đối tượng thiếu nhi II.2.1 Đặc trưng phát triển tâm sinh lí theo nhóm tuổi II.2.2 Phát triển các dạng trí thông minh thông qua hoạt động của trẻ II.3 Đặc điểm không gian đặc thù II.3.1 Không gian học tập II.3.2 Không gian vui chơi II.3.3 Thư viện II.3.4 Không gian sinh hoạt năng khiếu II.4 Các yếu tố văn hóa bản sắc Tây Nam Bộ II.4.1 Văn hóa nông nghiệp II.4.2 Hình thức kiến trúc thể hiện tính cách con người địa phương
22 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
II.1 CÁC KHÁI NIỆM II.1.1 Khái niệm trung tâm sinh hoạt văn hóa Trung tâm sinh hoạt văn hóa nói chung là một không gian công cộng, một tâm điểm thúc đẩy các hoạt động xã hội, cũng là nơi lưu trữ và gìn giữ các giá trị văn hóa. Mà ở đó các hoạt động giao lưu có sử dụng các biện pháp, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ để thu hút mọi người đến tham gia các hoạt động văn hóa xã hội trong thời gian rỗi để bồi dưỡng, hoàn thiện và phát triển nhân cách; để thỏa mãn nhu cầu về tinh thần 1. Lưu trữ và gìn giữ các giá trị văn hóa địa phương, vùng miền 2. Giáo dục toàn diện (trí – đức – thể ‒ mĩ) trên tinh thần tự nguyện tham gia vào các hoạt động để góp phần nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực của đời sống. 3. Hình thành các mối quan hệ giao lưu ứng xử thông qua việc tiếp xúc giữa con người với con người. Qua đó có thể học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong học tập, công việc cũng như trong cuộc sống 4. Phát triển khả năng sáng tạo. Thông qua các hoạt động tại trung tâm, mọi người có cơ hội thể hiện khả năng của mình như ca hát, sáng tác,…tạo điều kiện để mỗi cá nhân có thể phát huy khả năng đó. 5. Đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí. Là sân chơi lành mạnh cho mọi người sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng mệt mỏi.
Trung tâm sinh hoạt văn hóa thiếu nhi • Thuộc hạng mục công trình văn hóa dành cho thiếu nhi (trẻ em có độ tuổi từ 3 đến 12 tuổi) • Chức năng là trung tâm hoạt động giáo dục ngoài nhà trường, tổ chức các hoạt động chính trị - xã hội, nơi phát hiện và bồi dưỡng những tài năng thẩm mỹ nghệ thuật, thể thao theo sở thích và năng khiếu, đồng thời phổ biến những kiến thức khoa học công nghệ và cũng là một nơi thân thuộc để tổ chức các hoạt động vui chơi, hội thi, hội diễn cho thiếu • Đối tượng sử dụng: Mặc dù là không gian dành cho trẻ em nhưng đây cũng là nơi để các phụ huynh, các đối tượng có nhu cầu tham quan, tìm hiểu trẻ em có thể đến tham quan các buổi triển lãm, biểu diễn, tham dự các buổi hội thảo về trẻ em, hoặc quan sát cũng như cùng trải nghiệm với con, em mình ở một số hoạt động. Kiến trúc dành cho trẻ em là một nghệ thuật- khoa học kỹ thuật xây dựng các công trình, quần thể kiến trúc (nhà trẻ, trường mẫu giáo, trung tâm vui chơi sinh hoạt trẻ em), các đối tượng phục vụ cho lứa tuổi trẻ em trên cơ sở tuân theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn dành cho trẻ em và kích thước sử dụng tương ứng với từng lứa tuổi trẻ em.
23
II.1.2 Khái niệm thiếu nhi
Trong các giai đoạn phát triển của con người thì trẻ em là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn này là nền tảng để phát triển và hình thành nên một tính cách cũng như nhân cách của một con người. Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, đó là “trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng” (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.927). “Thiếu nhi” là dạng rút gọn của “thiếu niên nhi đồng”. “Thiếu niên” và “nhi đồng” là những từ Việt gốc Hán có nghĩa chỉ các lứa tuổi khác nhau.
24 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Nhi đồng -“nhi” có nghĩa là “đứa bé”, “đồng” cũng tương tự với nghĩa “đứa trẻ”. Trong tiếng Việt, “nhi đồng” là “trẻ em thuộc lứa tuổi từ 4-5 đến 8-9” (Từ điển tiếng Việt, sđd, tr.711).
Thiếu niên - “thiếu” có nghĩa là “trẻ”, “niên” là “năm, tuổi”. “Thiếu niên” là “tuổi trẻ” nhưng trong tiếng Việt, nó mang nghĩa cụ thể hơn, là “trẻ em thuộc lứa tuổi từ 10- 11 đến 14-15”
25
II.2 CÁC ĐẶC TRƯNG ĐỐI TƯỢNG THIẾU NHI II.2.1 Đặc trưng phát triển tâm sinh lý theo nhóm tuổi
Trẻ từ 3 - 5 tuổi Độ tuổi đi học mẫu giáo, trẻ đã đủ lớn để bắt đầu học tuân thủ những quy định đơn giản dù có lúc trẻ có thể không muốn tuân theo những quy định này Sự phát triển về nhận thức: Đang chuyển từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình ảnh nhưng còn mờ nhạt. Những kỉ năng thiên về cảm xúc đang dần hoàn thiện Từ 3 đến 6 tuổi là sự khởi đầu của nhận thức xã hội, trẻ em thường chơi theo nhóm, qua đó thúc đẩy mối quan hệ giữa các cá nhân và tính xã hội. Trẻ em ở độ tuổi này thích các hoạt động đại diện cho một cái gì đó khác, ví dụ như chúng chơi với các yếu tố trừu tượng, bàn, ghế, cũng như có xích đu, cầu trượt.
26 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Trẻ từ 6 - 9 tuổi Ở lứa tuổi này, các kỹ năng thể chất, tinh thần và xã hội của trẻ phát triển nhanh chóng. Đây là thời điểm quan trọng để trẻ phát triển sự tự tin và lòng tự trọng của mình. Từ 6 -9 tuổi, trẻ em dễ bị thu hút vào các hoạt động cộng đồng; các hoạt động phát triển cả về mặt suy nghĩ lẫn thể lực. Trẻ em trong độ tuổi này thích thể hiện sự khéo léo của mình với các trò chơi như leo núi, hoặc tổ hợp nhiều trò chơi cùng một lúc giúp kích thích nhiều kỹ năng cùng một lúc.
Trẻ từ 10 - 15 tuổi Sự phát triển tư duy: Sự hình thành nhận thức đã đủ, trẻ có thể hiểu được sự vật, sự việc qua lời nói của người lớn. Đặc điểm nổi bật của hoạt động tư duy lứa tuổi là sự thay đổi mối quan hệ giữa tư duy hình tượng sang tư duy trừu tượng. Khi trẻ từ 10-15 tuổi là giai đoạn tiền dậy thì – dậy thì nên cơ thể trẻ có nhiều biến đổi về cả sinh lí lẫn tâm lý nhưng trẻ con vẫn thích khám phá những điều mới lạ.
27
II.2.2 Phát triển các dạng trí thông minh thông qua hoạt động của trẻ Thuyết thông minh đa dạng trong các hoạt động của trẻ, tham gia các trò chơi sẽ hỗ trợ các loại trí thông minh phát minh phát triển. Thông qua thái độ hưởng ứng hoạt động đó của trẻ mà người lớn hiểu rõ hơn điểm mạnh, điểm yếu của từng đứa trẻ. Từ đó đưa ra phương pháp giáo dục, thói quen sinh hoạt phù hợp. 1. Trí thông minh ngôn ngữ Tiêu biểu các hoạt động như kể truyện, đóng kịch, rối ngón tay, viết văn, thơ,.. 2. Trí thông minh âm nhạc Trí thông minh này có thể được phát triển thông qua các hoạt động, trò chơi nhún nhảy theo nhạc, đàn hát và biểu diễn 3. Trí thông minh Logic –toán học Trí thông minh được thể hiện rõ trong các trò chơi liên quan con số, nhận biết trình tự, tính logic, các yếu tố “khoa học” . Điển hình là các trò chơi ghép hình, toán học. 4. Trí thông minh không gian Các hoạt động như vẽ, miêu tả không gian, các trò chơi hình khối, xếp hình, làm mô hình,.. hoặc cả trò chơi vận động như trò trốn tìm cũng có tác dụng phát triển dạng trí thông minh này. 5. Trí thông minh vận động Trí thông minh này được thể hiện thông qua các hoạt động vận động, thăng bằng, ….. 6. Trí thông minh tương tác cá nhân Thể hiện thông qua các hoạt động tương tác đội nhóm, các cuộc trò chuyện giữa những đứa trẻ với nhau và giữ trẻ với người lớn.. trẻ dễ dàng cảm nhận và chia sẻ. 7. Trí thông minh về tự nhiên Được thể hiện thông qua các hoạt động, trồng cây cảnh, sáng tạo khung cảnh thiên nhiên , hay nói cách khác là thể hiện sự quan tâm tự nhiên của mình đối với thực vật
28 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Các hoạt động phù hợp cho sự phát triển trí thông minh của trẻ theo nhóm tuổi:
29
II.3 ĐẶC ĐIỂM KHÔNG GIAN ĐẶC THÙ II.3.1 Không gian lớp học Là nơi trẻ được học hỏi về các kiến thức ngoài nhà trường, như các lớp ngoại ngữ chuyên sâu, lớp học lý thuyết nâng cao... Và không gian lớp học có các tiêu chí riêng của nó: cần phải yên tĩnh nhưng cũng phải gần sảnh chung để trẻ em dễ dàng gặp nhau sinh hoạt vui chơi.
30 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Việc sắp xếp vật dụng trong mỗi lớp học cũng rất cần thiết. Vì là một không gian linh động, tương tác trực tiếp với trẻ em nên các vật dụng cũng nên dễ dàng tháo lắp, di chuyển theo từng nhu cầu của môn học, số lượng thiếu nhi. Không gian nên là không gian mở, lớn để dễ dàng di chuyển các thiết bị vật dụng di động, chứa nhiều không gian nhỏ. Thuận lợi cho cách tổ chức ngồi học theo nhiều hình thức, đa dạng. Tạo được cảm giác thích thú, mới lạ, tăng sự hiếu kì của trẻ em khi ngồi học.
Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một không gian học tập ngoài điều kiện về ánh sáng, cơ sở vật chất đúng theo nhân trắc học của trẻ, ngoài ra còn có các đặc điểm khác nâng cao sự tập trung, kích thích hoạt động của trí não: . Không gian đa dạng, linh hoạt tùy theo môn học lý thuyết, thực hành hay kỹ năng xã hội. . Không gian khám phá, sinh hoạt, nhiều màu sắc, vui tươi. .Tầm nhìn hướng về thiên nhiên bên ngoài, tạo sự thay đổi về không gian.
31
Không gian học outside kết hợp inside, dung hòa động - tĩnh cho trẻ.
Bố cục lớp học tự do, ghế có thể di chuyển, bảng có thể di chuyển, mọi thứ đều linh động, tạo tính cởi mở, tăng sức sáng tạo.
Các không gian bố trí sự học hành khác lạ và thú vị hơn cách truyền thống, tăng sáng tạo và hứng thú.
32 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
II.3.2 Không gian vui chơi
Đối với trẻ em, sân chơi sẽ trở thành một pháo đài hoặc một khu rừng hay một hành trình vượt trở ngại hoặc là một đường đua. Đó là một nơi thú vị và nơi của trí tưởng tượng. Thông qua việc vui chơi trẻ sẽ học được nhiều điều. Phát triển kỹ năng vận động, thể dục thể chất, tương tác xã hội và nhiều hơn nữa. Không gian vui chơi ở đây có thể là một sân chơi ngoài trời hay là một khu vui chơi trong nhà, một hay chỉ đơn giản là một mảng sàn nghiêng, hoặc mảng tường nào đó có các trang thiết bị để leo núi. Nhưng dù có tồn tại ở hình thức nào đi nữa thì vấn đề tiên quyết để đưa thiết kế sân chơi có thể vào hoạt động là an toàn. Tất cả phải đảm bảo được an toàn cho trẻ em.
33
Sân chơi trong nhà được thiết kế sinh động, hấp dẫn theo các chủ đề nhằm kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo cho các em. Sân chơi trong nhà cũng có cầu tuột, nhà banh, các khu vẽ tranh tô màu,... Sự vui chơi tự do xây dựng các kỹ năng xã hội, tự tin, và lòng tự trọng. Các nghiên cứu cũng cho thấy nó kích thích sự phát triển não bộ, thể dục thể chất, tương tác xã hội, và nhiều hơn nữa.
inside
34 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
outside Đối với các sân chơi bên ngoài thì phục vụ cho các bạn trẻ có lứa tuổi cao hơn. Việc hoạt động bên ngoài bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao hơn khi trẻ được tiếp xúc với tự nhiên. Nền sân cát, hay các sân có thảm...luôn là các ưu tiên hàng đầu để hạn chế tối thiểu tai nạn có thể xảy ra. Khu vui chơi ngoài trời là một phần quan trọng của nhà văn hóa thiếu nhi. Khu vực chơi ngoài trời giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng vận động, cân bằng với thời gian học tập văn hóa ở trường lớp. Từ các trò chơi vận động ngoài trời, trẻ học được cách thích nghi với các mối quan hệ bạn bè cùng trang lứa.
35
II.3.2 Thư viện Môi trường thư viện phục vụ cho người trưởng thành đã khó thế nhưng để mở thư viện phục vụ cho thiếu nhi lại càng khó hơn. Thiếu nhi là lứa tuổi hồn nhiên, hiếu động, cho nên mô hình thư viện trẻ em muốn phục vụ tốt không chỉ cần nắm bắt nhu cầu thông tin của các em, đồng thời cần thiết kế một mô hình thư viện làm sao để có thể thu hút các em tìm đến.
Do có đối tượng phục vụ là trẻ em, nên thư viện Nhà văn hóa thiếu nhi cần có những lưu ý đặc biệt về cách tổ chức không gian cũng như thiết bị nội thất: . Bố trí trong khu tĩnh, có thể gần khối học tập, tránh các khu hoạt động quần chúng. . Thiết kế không gian sao cho tận dụng được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất. . Không gian linh hoạt, đa màu sắc, kích thích sự thích thú và niềm đam mê đọc sách nơi trẻ. Thiết kế kệ sách, bàn ghế vật dụng theo đúng kích thước nhân trắc của trẻ.
36 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Không gian sử dụng màu sắc rực rỡ với sự linh động của các bàn ngồi, ghế ngồi trong phạm vi sảnh thư viện. Sự trật sự ngay ngắn đã không còn được khuyến khích thay vào đó là sự phá cách, trẻ trung, tinh nghịch hơn. Có nhiều hình thức được đề xuất ra để làm tăng sự phong phú, đa dạng. Yêu cầu thiết kế thư viện cho thiếu nhi là một không gian năng động., sử dụng tone màu nội thất tươi sáng, trang thiết bị thông minh có thể luân chuyển. Lưu ý các chỉ số nhân trắc học để việc thiết kế trở nên xác thực hợp lý hơn. Đặc biệt do tính chất là thư viện nên lưu ý sẽ không có gì là sự khó khăn cho trẻ khuyết tật
37
II.3.3 Không gian sinh hoạt năng khiếu Ngoài trường học thì trẻ em đến trung tâm sinh hoạt thiếu nhi để trao dồi phát triển thêm năng khiếu của bản thân theo cách toàn diện hơn. Có thể hiểu rằng việc phát triển năng khiếu là một điều hoàn toàn tự nhiên, không có sự ép buộc, cưỡng ép. Vì thế nên tạo ra không gian sinh động lôi cuốn để đảm bảo rằng trẻ em được sinh hoạt một cách hoàn toàn thoải mái dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
38 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Câu lạc bộ tư duy Câu lạc bộ này giúp trẻ em rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo của các em thiếu nhi, hướng dẫn các em cách tiếp cận, tư duy, phát triển các ý tưởng mới thông qua các mô hình không gian. Các giờ học về khoa học, về tự nhiên bí ẩn sẽ là kiến thức vô cùng giá trị giúp trẻ em có cái nhìn trực quan hơn môi trường sống của chúng. Câu lạc bộ nghệ thuật Âm nhạc, mỹ thuật, ... giúp các em xác định được sở thích và năng khiếu thực sự của mình. Không gian sinh hoạt cần được trang bị đầy đủ các thiết bị để tạo điều kiện tốt nhất. Câu lạc bộ kỹ năng giao tiếp Trẻ em được hướng dẫn cách nói chuyện, thuyết trình hay thậm chí là cả diễn thuyết. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội rất tốt, tăng cao sự hoạt bát, tự tin,... Câu lạc bộ nông nghiệp Do đặc điểm công trình là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nên cần tổ chức các lớp kỹ năng về trồng rau, chăn nuôi...Qua đó giúp trẻ em yêu tự nhiên hơn, hiểu biết hơn về công việc nhà nông, tạo ra khu vườn rau, cây trồng để có môi trường thực tế cho trẻ tiếp cận.
39
II.4 CÁC YẾU TỐ BẢN SẮC VĂN HÓA TÂY NAM BỘ II.4.1 Văn hóa nông nghiệp Văn hóa nông nghiệp là văn hóa của sự kết hợp chân chính giữa người với đất, là văn hóa của sự khai phát đất ruộng đi cùng với sự khai phát tâm linh. Trong đó nông dân là lực lượng cốt cán và sĩ nhân là đầu não.
Đại biểu cho đất ruộng mênh mông, cái đất đai yêu quí đã từng nuôi sống ta, từng để yên nghỉ ông cha và sinh sôi con cháu, cái đất đai mà đầu mày cuối mắt ta đều nhớ, đều quen, đều từng ghi nhớ mỗi cái khổ, cái vui, cái hy vọng, cuộc sống cuộc chết, cuộc bể dâu của đời đời nó đã nói ra bao ý nghĩa và gồm bao nhiêu giá trị. Trên tinh thần, văn hóa và đại biểu cho trạng thái vững chải và bình tĩnh và quyết ý không dời đổi, lay chuyển.
40 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Tháng Chạp thì mắc trồng khoai Tháng Giêng trồng đậu tháng Hai trồng cà Tháng Ba cày vỡ ruộng ra Tháng Tư bắc mạ thuận hòa mọi nơi Tháng Năm gặt hái xong rồi Bước sang tháng Sáu nước trôi đầy đồng
Nông nghiệp không đi ngược với lẽ sống, không làm trái với ý muốn của đất và thứ nhất phải cho đúng thời không trái mùa. Quả nào, hoa nào kết thực khai hoa có thời gian nhất định, lúc nẩy mầm, lúc sinh trưởng và lúc chín để gặt hái. Không thể cưỡng ép thời gian sớm hơn, cũng không thể trễ nải thời gian muộn hơn.
“
Nông nghiệp là một sự nghiệp sinh sản nhưng đồng thời cũng là một sự nghiệp nghệ thuật như ca dao ta hát:
Cô kia tát nước bên đàng. Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”
41
Những giá trị tốt đẹp đó về lao động, thơ ca trên đồng ruộng, giá trị của từng hạt gạo hạt thóc luống khoai mà người nông dân gặt hái ...đã là truyền thống và sẽ thật tốt đẹp nếu như thiếu nhi đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước cảm nhận được những giá trị đó thông qua giáo dục và trải nghiệm ở Nhà văn hóa thiếu nhi.
42 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
II.4.2 Hình thức kiến trúc thể hiện tính cách con người địa phương Tính cách của người miền Tây thể hiện rất rõ qua lối sống, giọng nói và cả cách họ gửi tình thương đến cho người thân. Đó cũng là điểm tự hào của người miền Nam nói chung: Nhân hậu, hiền hòa và cởi mở. Hình thức kiến trúc cũng ảnh hưởng không ít bởi tính cách con người nơi đây với 02 đặc tính sau:
Tính hài hòa Môi trường tự nhiên là yếu tố quan trọng, từ đó con người hình thành nên môi trường sống của bản thân. Môi trường tự nhiên có quan hệ gắn bó, mật thiết lâu đời với con người Việt Nam nói chung và con người Tây Nam Bộ nói riêng. Căn nhà luôn có xu hướng ẩn mình vào trong thiên nhiên và lấy thiên nhiên làm tiêu chuẩn. Những ngôi nhà, những xóm làng trải dài, lan tỏa và hòa tan cùng với thiên nhiên, con người qua hình ảnh sông nước, vườn tược, ruộng, đồng tiếp nối.
43
Tính chất mở: Lối kiến trúc mở ( nhiều cửa, ít vách ngăn, không có hàng rào cổng ngõ..) và lối ứng xử mở ( thân thiện, hiếu khách, phóng khách,..) đã thể hiện sự linh hoạt của cư dân Tây Nam Bộ trong quan hệ gắn bó với môi trường tự nhiên và xã hội. Trong hoàn cảnh thiên nhiên nhiệt đới nóng ẩm, kiến trúc mở là kiểu kiến trúc luôn được cha ông ta chọn lựa. Ngôi nhà mang kiến trúc mở kéo dài không gian, khiến cho con người có cảm giác gần gũi với thiên nhiên, gần gũi lẫn nhau. Kiến trúc mở thể hiện mối giao lưu sự phóng khoáng của con người miền Tây. Đó là loại hình kiến trúc gắn bó hài hòa với cảnh quan và địa lý tự nhiên.
44 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Sự kết hợp giữa kiến trúc và lối ứng xử tạo nên một nền văn hóa truyền thống của người Tây Nam Bộ. Không gian cư trú luôn gắn với thiên nhiên. Cởi mở đi từ tính cách lối sống đến phong cách thiết kế. Hài hòa trong các tập tục lẫn trong hồn của những căn nhà đơn sơ ấm áp. Những tính chất đó tạo ảnh hưởng lớn đến cảm hứng khi thiết kế một công trình công cộng tại vùng đất Tây Đô.
45
iiI
CƠ SỞ THIẾT KẾ III.1 Nhu cầu về hoạt động của trẻ III.2 Các yếu tố không gian ảnh hưởng tâm lí trẻ III.2.1 Màu sắc III.2.2 Tổ chức không gian kích thích sự sáng tạo III.3 Giải pháp an toàn cho trẻ em III.4 Cơ sở dữ liệu III.4.1 Phân loại xếp hạng công trình III.4.2 Số liệu tính toán qui mô
46 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
III.1 NHU CẦU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
47
II.2 CÁC YẾU TỐ KHÔNG GIAN ẢNH HƯỞNG TÂM LÍ TRẺ
III.2.1 Màu sắc
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy màu sắc là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp tới thị giác. Thông tin sẽ được chuyển từ các dây thần kinh ở mắt tới não bộ, sẽ kích thích não bộ phát triển tư duy, tâm trạng, hành vi,… Vì thế, ngay từ việc trang trí đồ nội thất hay chọn đồ chơi màu sắc cũng phải chú ý màu sắc ảnh hưởng đến tâm lý và nhận thức của trẻ.
48 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
49
III.2.2 Tổ chức không gian kích thích sự sáng tạo Liên kết không gian Một không gian đa chức năng cho phép trẻ em di chuyển tự do cả ngày. Trẻ em được học hỏi lẫn nhau và từ môi trường xung quanh. Không gian học tập khuyến khích sự hợp tác bằng cách nhấn mạnh cách không gian trong suốt và không gian chung. Bao gồm các khu chức năng: khu học, khu workshop linh hoạt, không gian công cộng, phòng thu đa năng, phòng nghệ thuật, phòng âm nhạc và phòng kịch. Các không gian này hỗ trợ nguồn năng lượng cho sự sáng tạo và gắn kết của trẻ.
50 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Không gian gần gũi thiên nhiên Không gian gần gũi với thiên nhiên, thuận tiên tạo cảm hứng cho trẻ. Các lớp học theo mô-đun, nhà trên cây, khu vườn đứng thúc dẩy tính bao quát và hợp tác của môi trường, người giám sát và trẻ.
51
Ánh sáng Ưu tiên sử dụng ánh sáng tự nhiên Nếu ánh sáng quá tối hoặc quá chói sẽ khiến trẻ bị nhức mỏi mắt, dẫn đến mất tập trung. Vì vậy, hãy đảm bảo không gian luôn được cung cấp một lượng ánh sáng hài hòa. Điều này sẽ giúp điều tiết thị giác, rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ. 4. Nội thất và vật liệu Các vật thể hình elip hoặc mô phỏng các hình dạng khác nhau trong tự nhiên. tạo thành không gian học tập dày dặc nhưng hợp lý, thoải mái và liền mạch. Vật dụng nội thất dạng modul có thể di chuyển, thay đổi thúc đầy sự sáng tạo, hợp tác. Vật liệu tự nhiên, màu sắc trung tính tạo không gian yên tĩnh cho hoạt động nghiên cứu và học tập của trẻ.
52 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
II.3 GIẢI PHÁP AN TOÀN CHO TRẺ EM Trong bất kỳ hoạt động nào của trẻ, rất có thể chúng ta không nghĩ đến những gì thực sự diễn ra trong sân chơi của trẻ em. Các hành đông va chạm, ngã là chuyện bình thường.
Đệm chống va đập
Các tai nạn thường xảy ra nhất do trượt ngã ở nơi có cát, sỏi. Điều này có thể tránh được bằng cách đảm bảo tằng việc cát sỏi không tràn sang các bề mặt nhẵn gần đó. Vũng nước trên đường cũng có thể gây ra trượt Hệ thống thoát nước mưa tốt cũng như vật liệu chống trơn trượt. Những khu đất có độ nghiêng thì nguy cơ bị ngã càng cao Sử dụng vật liệu chịu va chạm sử dụng thường xuyên nhất được trải ra trên bề mặt đất như vỏ cây, dâm bào,...
Độ sâu tối thiểu 30cm với lớp vật liệu giảm chấn được khuyến cáo. Các vật liệu dễ hấp thụ các tác động từ xung quanh cần được bảo trì liên tục, đổi mới.
53
Cỏ
có thể làm lớp nệm giảm chấn rất hiệu quả, nó có thể thay đỏi rất nhiều tác động của điều kiện thời tiết nhất định và vị trí địa lý. Hơn nữa, cò là đối tượng sống tự nhiên và rất dễ làm giảm các tác động của bê tông trong tuyến đường đi lại.
Không gian tối thiểu cho trẻ
Tất cả các thiệt bị chơi đòi hỏi lượng không gian tối thiểu cho việc sử dụng nó. Không gian đó bao gồm thể tích chiếm chỗ của thiết bị, các khu vực xung quanh để tránh khỏi trờ ngại lúc chơi.
54 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Diện tích va chạm
Để giảm thiểu rủi ro va chạm giữa trẻ, nên tạo ra một khu vực an toàn xung quanh bất kỳ thiết bị nào có liên quan đến việc di chuyển đột ngột của trẻ. Các tiêu chuẩn Châu Âu tạo ra một “ khu vực không có trở ngại”, được gọi là diện tích tác động, cách 1,5m xung quanh chu vi bên ngoài của một thiết bị, khu vực chơi. Không gian có thể bị chiếm bởi một đứa trẻ khi bị rơi xuống.
Giải pháp bảo vệ tránh mắc kẹt
Một bộ phận cơ thể hay quần áo của trẻ bị mắc kẹt trong các lỗ hở quá nhỏ hoạc hẹp. Có những quy định tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế để giảm thiểu những nguy cơ này. các rãnh hở, đường rãnh, vách nứt cũng dễ gây kẹt
Các khe hở, góc nghiêng, các yếu tố dễ uốn cong..
Các lỗ ở hàng tào, lan can có thể làm kẹt đầu hoặc kẹt cổ ở trẻ.
Tay và chân có thể bị kẹt vào đầu ống hoặc ống dẫn. Vì vậy cần niêm phong chúng lại chỉ mở khi sử dụng.
55
iv
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ IV.1 Phân loại xếp hạng công trình IV.2 Xác định số lượng người phục vụ
56 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
IV.1 PHÂN LOẠI XẾP HẠNG CÔNG TRÌNH Công trình thuộc thể loại công trình công cộng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt vui chơi giải trí và giáo dục cho thiếu nhi. Công trình cấp I, độ chịu lửa bậc II Dạng mô hình có khả năng nhân rộng và linh hoạt thay đổi một vài chức năng để phù hợp với địa phương Các lớp dạy năng khiếu phù hợp với địa phương Tùy chỉnh qui mô tùy theo qui hoạch khu đất, cũng như nhu cầu sử dụng của từng địa phương Hạng mục cảnh quan kết hợp giáo dục nông trại có thể thay đổi tùy vào lịch sử văn hóa của từng vừng đất và bối cảnh hiện trạng.
XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG NGƯỜI PHỤC VỤ - Số lượng trẻ em tại thành phố Cần Thơ ( tổng dân số là 1,569 tr người) + Trẻ em dưới 6 tuổi: 147486 trẻ chiếm 9,4% dân số + Trẻ dưới 16 tuổi: 36087 trẻ chiếm 23% dân số - Số lượng này vào nằm 2025: ( tồng dân số 1,6 tr nguoi) + Trẻ em dưới 6 tuồi: 150400 trẻ + Trẻ dưới 16 tuồi: 368000 trẻ - Theo tiêu chuẩn phục vụ công trình sinh hoạt thề thao ( TCXD 281:2004) cứ 1000 dân lấy 8 chỗ phục vụ trong nhà văn hóa. + Số lượng phục vụ trong công trình: ( tổng số trể em duoi 16 tuoi là 518400 trẻ): 4147 trẻ theo TCXD 284:2004) + Lấy 50% số chổ theo bán kính phục vụ: 2073 trẻ em.
57
IV.2 BẢNG NHIỆM VỤ THIẾT KẾ • • • • • • •
Diện tích khu đất 3.88 ha Diện tích xây dựng công trình (30% - 35%) 13580 m2 Diện tích khu hoạt động ngoài trời (25%-30%) 11640 m2 Diện tích cây xanh - sân vườn (15%-20%) 7760 m2 Diện tích giao thông nội bộ 10% 3880 m2 Số tầng cao 4 tầng Khoảng lùi công trình cao dưới 19m, khoảng lùi tối thiểu 0m
58 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
STT
HẠNG MỤC
TỔNG DT SL (m2)
Chiều cao (m)
GHI CHÚ
A. KHU ĐÓN TIẾP 1
Quãng trường
1
1500
0.25m2/người, chiều rộng cửa thiểu của cửa >1.6m 7.2
Hành lang rộng >4m Ra vào ồ ạt 0.3-0.5m2/ người; Ra vào đều 0.2-0.25m2/người
3.6
2
Sảnh đón
2
Chính 400 Phụ 200
3
Quầy tiếp tân
1
20
4
Khu vệ sinh
1
60
2.8m
Nam: 50 người/xí, chậu rửa Nữ: 70 người/xí, chậu rửa Người khuyết tật 1 phòng vệ sinh riêng
B. KHU TRIỂN LÃM 5
Phòng trưng bày
1
300
3.6
20-30m2/ người+10% diện tích giao thông
6
Sảnh nhập
1
20
3.6
20-30%
7
Kho vật phẩm
1
50
3.6
20-39% diện tích khu trưng bày
8
Phòng kĩ thuật
1
16
3.6
C. KHỐI BIỂU DIỄN 9
Sảnh
1
200
4.8
10
Sảnh giải lao
1
150
4.8
11
Khán phòng 500 người
1
650
7.2
12
Khu chờ diễn
1
40
3.6
13
Phòng thay đồ
2
30
2.8
14
Phòng kĩ thuật âm thanh
1
16
3.6
15
Phòng kĩ thuật ánh sáng
1
16
3.6
16
Kho phông màn
1
20
3.3
17
Kho đạo cụ
1
20
3.3
18
Vệ sinh
1
50
2.8
0,6m2/ người; Hành lang rộng >4m Kích thước cửa ra vào 1m/100 người Khán phòng 1-1.2m2//người K/c thoát người<25m K/c giữa màn ngăn cháy tới dãy ghế đầu 5m Độ rộng sân khấu<2 lần miệng sân khấu Nam/nữ riêng
Nam: 25 người/xí,chậu rửa Nữ: 25 người/xí, chậu rửa Người khuyết tật 1 phòng vệ sinh riêng 59
STT
TỔNG DT SL (m2)
HẠNG MỤC
Chiều cao (m)
GHI CHÚ
D. THƯ VIỆN 19
Sãnh
1
70
3.6
0.25m2/người, chiều rộng cửa thiểu của cửa >1.6m
20
Khu gửi đồ
1
15
3.6
0.1m2/người
21
Phòng tra cứu
1
20
3.6 3.6
3-4m2/người, 20% số lượng khách 106-123đơn vị sách/người
22
Phòng đọc
2
C h u n g 1500 Riêng 1000
23
Kho sách mở
1
20
3.6
24
Phòng quản lý
1
16
3.6
25
Khu vệ sinh
1
20
2.8
Nam: 25 người/xí,chậu rửa Nữ: 25 người/xí, chậu rửa Người khuyết tật 1 phòng vệ sinh riêng
E. KHỐI HỌC TẬP - CÂU LẠC BỘ 26
CLB Mô hình
120
3.6
27
CLB khoa học
80
3.6
28
CLB Mỹ thuật
120
3.6
29
CLB Điêu khắc
120
3.6
30
CLB Nhiếp ảnh
80
3.6
31
CLB Làn đồ thủ công dân gian
150
3.6
32
CLB Nhạc cụ
120
3.6
33
CLB Hát
80
3.6
34
CLB Kịch - múa
120
3.6
F. KHU TRÒ CHƠI 35
Khu vui chơi trong nhà
2000
0.5-0.8m2/người
36
Khu trò Khu trò chơi vận động chơi ngoài trời Vườn cây trồng
2000
0.5-0.8m2/người
2000
3-4m2/người
37
G. HÀNH CHÍNH
39
Giám đốc
1
24
3.6
40
Phó giám đốc
2
20
3.6
41
Phòng họp
1
65
3.6
42
Phòng quản lý đào tạo
1
24
3.6
43
Phòng kế toán - hành chính
1
24
3.6
60 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
STT
HẠNG MỤC
TỔNG DT SL (m2)
Chiều cao (m)
GHI CHÚ
44
Phòng nghiệp vụ
1
24
3.6
45
Phòng dịch vụ - sự kiện
1
24
3.6
46
Phòng khách
1
24
3.6
47
Phòng nghỉ nhân viên
2
16
3.6
48
Phòng y tế
1
15
3.6
49
Kho
1
20
3.3
50
Khu vệ sinh
1
30
2.8
1 xí - 1 rửa/25 người
20
3.6
0.25m2/người, chiều rộng cửa thiểu của cửa >1.6m
H. DỊCH VỤ 51
Sảnh đón
52
Khu ăn uống
300
3.6
1.5m2/người
53
Cà phê giải khát
150
3.6
0.8m2/người
54
Bếp
80
3.6
Sơ chế, chế biến
55
Kho
100
3.6
Kho khô, kho lạnh
56
Sảnh nhập
50
3.6
57
Quản lý
20
3.6
58
Gian hàng - shop
150
3.6
2
30m2/gian hàng
I. PHỤ TRỢ
59
Trạm biến áp
1
16
3.3
60
Phòng máy phát điện dự phòng
1
16
3.3
61
Phòng điều khiển trung tâm
1
16
3.3
62
Phòng thông tin liên lạc
1
20
3.3
63
Phòng bảo vệ
2
16
3.3
64
Bể nước sinh hoạt PCCC
1
40
65
Bể nước thải
1
30
66
Bể xử lý nước thải
1
30
67
Bãi xe nhân viên
680
68
Bãi xe khách
4150
Xe đạp 0.9m2/xe Xe máy 3m2/xe Ô tô 2.5m2/xe Xe khách 25 chỗ 30m2/xe
61
V. PHÂN TÍCH KHU ĐẤT V.1 ĐẶC ĐIỂM VÙNG ĐẤT Cần Thơ
là một thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ là Đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố còn được biết đến như một “đô thị miền sông nước” với hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông. Theo quy hoạch đến năm 2025, Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ,... và văn hóa của vùng ĐBSCL để thúc đây kinh tế của vùng đất. Đây là nơi có nền văn minh lúa nước lâu đời, kiến tạo nên các đặc trưng của vùng đất. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, Cần Thơ đang dần mất đi bản chất của vùng đô thị sông nước. Các mảng xanh, ruộng vườn, dần bị lắp đi để nhường chỗ cho các khối nhà cao tầng, các công trình, công viên, với các khối bê tông, kính bao phủ. Chúng ta có thể dự đoán rằng tương lai Cần Thơ sẽ dần chật chội, ô nhiễm như các thành phố lớn hiện nay.
62 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
63
5
6 1
7
2
3
4
9
64 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
V.2 PHÂN TÍCH KHU ĐẤT V.2.1 Vị trí khu đất
• Diện tích 3.88 ha • Qui mô Công trình cấp Thành phố • Khu đất nằm ở trung tâm thành phố, thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Khu vực tập trung nhiều trung tâm thể dục thể thao, thương mại trọng điểm của thành phố như: Sân vận động, nhà thi đấu, trung tâm hội chợ - triển lãm quốc tế TPCT,..
8
9
8
1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11.
Sân vận động Thành phố Cần Thơ Nhà thi đấu đa năng Thành phố Cần Thơ Trung tâm hội chợ - triễn lãm Quốc Tế Thành phố Cần Thơ Chợ Cái Khế Hồ bơi dân dụng - Bộ Công An TPCT Công viên Sông Hậu Trung tâm thể dục thể thao quận Ninh Kiều Trung tâm sinh hoạt Văn hóa - Thành phố Cần Thơ Khách sạn Mường Thanh - Thành phố Cần Thơ Nhà hàng hoa sứ Bãi tắm Cần Thơ (Biển Cần Thơ) 65
V1
V2
3
4
V4
3.88 ha
V3
2 1
66 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
V.2.1 Giao thông - cảnh quan
GIAO THÔNG TIẾP CẬN
Giao thông tiếp cận công trình chủ yếu là giao thông cơ giới. với các trục đường chính: 1
Lê Lợi, lộ giới 40m (6m-28m-6m)
2
Trần Văn Khéo, lộ giới 28m (7m-14m-7m)
3
Trần Quang Khải, lộ giới 18m (3m-12m-3m)
4
Đường số 8, lộ giới 18m (3m-12m-3m)
Với 2 trục đường lớn nối vào trung tâm thành phố là đường Lê Lợi và đường Trần Văn Khéo
VIEW NHÌN V1
V2
V3
67
Đánh giá khu đất Ưu điểm:
s w
• Hệ thống cây xanh cảnh quan từ các công trình hiện hữu như sân vận động thành phố, công viên sông hậu là một lợi thế để xây dựng công trình dành cho thiếu nhi • Có thể liên kết với các công trình thể dục thể thao lân cận nhằm cắt giảm diện tích xây dựng công năng thế dục thể thao, tăng cường cây xanh trong khuôn viên , tạo kết nối xanh trong khu vực • Khu đất nằm ở khu vực trung tâm thành phố Cần Thơ thu hút được số lượng lớn khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ • Vị trí trung tâm thương mại Cái Khế - sầm uất nhất thành phố, đối diện với khu hội chợ Quốc tế trên trục đường Trần Văn Khéo thuận lợi tổ chức sự kiện
Khuyết điểm:
• 2 mặt tiếp giáp với khu dân cư, ảnh hưởng tiếng ồn không tốt cho khu dân cư đặc biệt những khi tổ chức sự kiện • Nằm ngay vị trí giao lộ lớn và gần với sân vận động, trung tâm hội chợ triễn lãm của thành phố, lưu lượng giao thông lớn mỗi khi diễn ra sự kiện an toàn giao thông cho trẻ nhỏ kém
Cơ hội:
o t
• Khu vực đa dạng các loại hình hoạt động xã hội, đa dạng khách tham quan từ thương buôn, khách du lịch và dân địa phương, ... • Dễ dang thu hút khách từ vị trí đối diện sân vận động hay Trung tâm hội chợ của thành phố • Là điểm chốt trong trục đường tham quan du lịch ở trung tâm thành phố. Đường Lê Lợi tiếp nối khu Công viên Cầu đi bộ với cồn Cái Khế, cũng như Trung tâm thương mại Cái Khế
Thách thức:
• Công trình nằm ở vị trí chiến lược của trung tâm thành phố, thách thức thiết kế tạo điểm nhấn cảnh quan trong thành phố • Nhiều trung tâm sinh hoạt giáo dục thể dục thể thao, cũng như các loại hình giải trí thách thức trong việc thu hút cư dân địa phương
68 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
V.2.3 Điều kiên tự nhiên
Biểu đồ hoa gió Thành phố Cần Thơ
Khí Hậu
Mang đặc điểm chung của khí hậu ĐBSCL - khí hậu nhiệt đới gió mùa, tương đối ôn hòa • Mùa mưa tháng 5 - tháng 11, ứng với gió Tây Nam • Mùa khô từ tháng 12 - tháng 4(năm sau), ứng với gió Đông Nam` • Tổng lượng mưa trung bình 1.829mm/năm • Tốc độ gió TB 1.8m/s • Nhiệt độ TB 26.7oC • Độ ấm trung bình 82%. Khu vực không có hiện tượng dông bão hay lũ lớn là thuận lợi để bảo vệ tính bền vững cho công trình
Địa chất
• Bề mặt địa chất gồm nhiều lớp phù sa, nền đất yếu • Khả năng chịu tải trọng trên nền đất tự nhiên thấp, 0.20.3kg/cm2
Địa hình
• Đại hình tương đối bằng phẳng vì khu đất có hiện trạng là khu dân cư
Biểu đồ khí hậu Thành phố Cần Thơ
69
70 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
Vi Ý TƯỞNG THIẾT KẾ
71
PHÂN KHU CHỨC NĂNG SVĐ Thành phố
SVĐ Thành phố
Khu dân cư
Khu dân cư
Nhà thi đấu đa năng TP
Nhà thi đấu đa năng TP
TT Hội chợ TL Q.Tế
TT Hội chợ TL Q.Tế
MÔ HÌNH SƠ PHÁC Đường Trần Quang Khải 1. Khán phòng - CLB Năng Khiếu 2. Cà phê ăn uống 3. Thư viện - học tập các môn còn lại
KHỐI CÔNG CỘNG
2
1
Khu trò chơi vận động
3 1 1
1 72 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
1
1
TRÒ CHƠI VÂN ĐỘNG
VƯỜN TRỒNG CÂY
KHỐI CÔNG CỘNG SÂN KHẤU TRÌNH DIỄN NGOÀI TRỜI
VƯỜN CÂY VƯỜN CÂY
Đường Số 8
Giao lộ Trần Văn Khéo - Lê Lợi 1. Vườn cây 2. Mặt nước KhÁN ĐÀI BIỂU DIỄN NGOÀI TRỜI
Khu trò chơi vận động
2 1
1 3 1
1
1
1 1 2 73
2
KHÔNG GIAN SINH HOẠT NGOÀI TRỜI
KHU VỰC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
74 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
KHÔNG GIAN TRẢI NGHIỆM NÔNG NGHIỆP
KHÔNG GIAN VUI CHƠI NGOÀI TRỜI KẾT HỢP SÂN VƯỜN
75
iii.
76 | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA THIẾU NHI TP CẦN THƠ
PHỤ LỤC
Tiêu chuẩn qui chuẩn TCXDVN 276:2003 Công trình công cộng - nguyên tắc cơ bản để thiết kế TCXDVN 9365:2012 Nhà văn hóa thể thao - nguyên tắc cơ bản để thiết kế. TCVN 9369:2012 Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát. QCVN 10:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. TCXD 29:1991 Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 16:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng TCXDVN 4511:1988 Studio Âm thanh. Yêu cầu về kĩ thuật âm thanh trong kiến trúc. Sổ tay kiến trúc Dữ liệu kiến trúc sư Neufert. Sách kham khảo Thông gió tự nhiên trong nhà ở - Terry S.Boutet (KTS Hà Nhật Tân dịch) Nguyên lý thiết kế nhà hát – Hoàng Đạo Cung. Nguyên lý thiết kế bảo tàng – Tạ Thường Xuân. Cơ cấu trí khôn – Lí thuyết về nhiều dạng trí khôn –Howard Gardner. Học sâu-Một cách cải tiến đơn giản có thể biến đổi việc dạy và học ở trường – Kieran Egan. Phương pháp giáo dục Reggio Emilia – Louse Boyd Cadwell Sách gieo – chuyện một hành trình gieo niềm vui và cái đẹp – Nhiều tác giả. Đồ án kham khảo Đồ án tốt nghiệp Trung tâm sinh hoạt văn hóa thiếu nhi - Thành phố Cần Thơ - Nguyễn Phan Quốc Duy KT12 Đồ án tốt nghiệp Trung tâm sinh hoạt giáo dục nông trại - Trịnh Minh Khoa KT13 Đồ án tốt nghiệp Trung tâm vui chơi giải trí thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Vũ Tường Vy KT14 Trang web kham khảo www.kienviet.net www.archdaily.com https://www.unicef.org/vietnam/ Raisingchildren.net.au http://nioeh.org.vn/
77
Lời cảm ơn xin kính gửi đến:
Thầy Chiêu và Thầy Sơn. các tác giả hình ảnh và tài liệu