SỐ ĐẶC BIỆT – 25/04/2022
PHONG TRÀO
Hotline: (028) 37175 486 Nhà xuất bản: 11B07 NGUYEN HUU CAU
THƠ MỚI là “phong trào thơ” xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX. Những nhà thơ theo phong trào này có xu hướng đoạn tuyêt với thể loại thơ trước đó được cho là gò bó cả về nội dung lẫn hình thức. Đó là cuộc cách mạng giải phóng thơ ca khỏi sự ràng buộc lỗi thời.
PHONG TRÀO THƠ MỚI là một cuộc cách mạng giải phóng thơ ca khỏi những qui định, luật lệ cũ, gắn liến với giải phóng cái tôi cá nhân, đặt cái tôi cá nhân và cả cái chủ quan vào trung tâm của thơ ca, nó cho phép biểu lộ mọi cung bậc cảm xúc cũng như mọi tình cảm của cá nhân.
LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM NỔI BẬT
GÓC NHÌN CỦA NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC VỀ PHONG TRÀO THƠ MỚI
Việc Pháp cai trị Việt Nam vào sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với việc Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã vô tình đẩy nhanh làn gió của văn hóa phương Tây vào Việt Nam. Phan Khôi cũng viết nhiều bài báo chỉ trích những trói buộc của thơ văn cũ và đòi hỏi cởi trói cho sáng tác thơ ca.
Trong khoảng từ năm 1924 - 1925, cuốn tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách kể về mối tình Đạm Thủy Tố Tâm đã gây sóng gió trong giới học sinh và thanh niên thành thị, dù tình yêu ấy chưa vượt qua được rào cản của đại gia đình phong kiến.
Ngày 10 tháng 3 năm 1932, bài thơ Tình già của Phan Khôi ra mắt bạn đọc trên báo Phụ nữ tân văn số 122 cùng với bài giới thiệu mang tên Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ đã có tiếng vang mạnh mẽ, được xem là bài thơ mở đầu cho phong trào Thơ mới. Ngay sau đó, cuộc tranh luận giữa lối thơ mới và thơ cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Mãi đến năm 1941, cuộc tranh chấp mới chấm dứt do sự thắng thế của lối thơ mới, khép lại mấy trăm năm thống lĩnh của thơ Đường.Một thời kỳ vàng son mới của văn học Việt Nam đã diễn ra với tên gọi quen thuộc là phong trào Thơ mới.
GIAI ĐOẠN 1932 – 1935 Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới
GIAI ĐOẠN 1936 – 1939 Giai đoạn chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại
GIAI ĐOẠN 1940 – 1945 Giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau
Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ… Trong bài “Một cuộc cải cách về thơ ca” Lưu Trọng Lư kêu gọi các nhà thơ mau chóng “đem những ỷ tưởng mới, những tình cảm mới thay vào những ý tưởng cũ, những tình cảm cũ”.
Cuộc đấu tranh này diễn ra khá gay gắt bởi phía đại diện cho “Thơ cũ” cũng tỏ ra không thua kém. Các nhà thơ Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Duy Từ, Nguyễn Văn Hanh phản đối chống lại Thơ mới một cách quyết liệt. Cho đến cuối năm 1935, cuộc đấu tranh này tạm lắng và sự thắng thế nghiêng về phía Thơ mới. Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu TrọngLư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên.
NGUYỄN THẾ LỮ
Đây chính là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (tập Thơ thơ - 1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê - 1936, Đau thương - 1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939),…
Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vừa mới bước vào làng thơ “đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn” (Hoài Thanh). Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này.
// Thơ Xuân Diệu còn lù một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quý,…//
Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm bởi. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.
Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. Các nhà thơ thời kì này xuất hiện một bộ phận cổ súy việc ăn chơi, hưởng thụ trước thời thế loạn lạc, lãng mạn một cách thái quá hiện thực.
Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độclập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới.
Phong trào thơ mới là giai đoạn thăng hoa nhất trong lịch sử văn học Việt Nam với sự xuất hiện của hàng loạt những tên tuổi lớn. Đây là thời kì làm trỗi dậy sức sống thật sự của văn học với sự nhận thức cá nhân sâu sắc. Hàng loạt những cách tân táo bạo đã đưa văn học Việt Nam chạm đến đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ. Có thể nói phong trào thơ mới không đi ngược hay chối bỏ những cống hiến của thơ cũ, mà làm tăng hơn nữa những giá trị truyền thống tích cực. Đây cũng là thời kì chứng kiến sự nở rộ của các tác phẩm xuất sắc và các nhà thơ xuất chúng của nền văn học Việt Nam.
“Người bộ hành phiêu lãng” là một định nghĩa toàn diện về Cái Tôi của Thế Lữ: “Tôi là người bộ hành phiêu lãng Đường trần gian xuôi ngược để để vui chơi” “Thế Lữ là khởi điểm của những khởi điểm”. Mặc dù Phan Khôi viết bài thơ tự do đầu tiên, nhưng Thế Lữ mới là người làm Thơ Mới. Một người phá quy tắc trên mọi phương diện, rời bỏ trường trung học, sống đời phiêu lãng, thì quan trọng hơn hết, ông là người khởi đầu của nền văn hóa đô thị Việt Nam. Thế Lữ là người xây dựng nền móng cho kịch nói Việt Nam, tiểu thuyết trinh thám, truyện đường rừng, truyện khoa học… và thành công nhất là thơ lãng mạn.
Chân dung của một kẻ lấy chơi làm sự nghiệp, mải mê với rong chơi, khước từ mọi phận vị xã hội – Đây là loại chân dung phá cách đầu tiên của Phong Trào Thơ Mới: “Anh dù bảo tính tôi hay thay đổi Không chuyên tâm không chủ nghĩa: nhưng cần chi?”
Thế Lữ, hơn ai hết, là một người rất chăm lo cho các “bức chân dung tự họa” bằng thơ ca: “Thế Lữ là một chàng kỳ khôi: Sống hôm nay không biết có ngày mai Cũng không thiết nhận cảnh đời trước mắt Tính giản dị lại ưa điều bí mất Trưa mùa hè đi vẽ cảnh đêm trăng Ở Đồ Sơn thuật chuyện trên rừng Đến khi lên thượng du, có lẽ Anh lại nghĩ chuyện vẩn vơ dưới bể”
Bên cạnh đó, quan niệm về “Cái đẹp” cũng thay đổi. Thay vì tả thần như thơ ca cổ truyền, Thế Lữ đã chuyển sang tả thực:
“Tôi yêu đời với những cảnh lầm than Cảnh thương tâm, ghê gớm hay dịu dàng Cảnh rực rỡ, ái ân hay dữ dội”.
Ngô Xuân Diệu (02/02/1916 – 18/12/1985) Thời gian luôn là nỗi lo lắng của thi nhân. Hơn ai hết, nghệ sĩ cảm nhận thấy sự lụi tàn và biến chuyển. “Nhưng chỉ với Xuân Diệu, thời gian mới trở thành ám ảnh”. Ông còn được mệnh danh là ông hoàng thơ tình. Nhưng ít ai nhận ra rằng với Xuân Diệu, tình yêu là lẽ sống. Tình yêu là mùa xuân trong ông, là suối nguồn Tuổi Trẻ
Vội vàng
GIỤC GIÃ
Tiếng gió
ĐI THUYỀN
Đây mùa thu tới
Ý THU
Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi
“
“
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm
Huy Cận, người bạn thân của Xuân Diệu, ngược lại có nỗi ám ảnh về Không gian, thứ không gian vĩnh cửu, không gian Thiên đường. Nói chính xác thì Huy Cận ám ảnh sự trở về. Nhắc đến Huy Cận, người ta nhớ ngay đến tập “Lửa Thiêng” – Một tuyệt phẩm của Thơ Mới. Gọi là tuyệt phẩm sở dĩ bởi đây là tập thơ toàn bích đến từng câu, từng chữ.
Và “Lửa Thiêng” chính là ngọn lửa soi tỏ cái Không Gian mà Huy Cận hằng nhung nhớ. Nhưng cụ thể Huy Cận nhớ gì? Điều này được trình bày từ một bài thơ lạc điệu mở đầu tập thơ, có tên “Trình bày”. Bài “Trình bày” nói về cuộc sống chốn Thiên Đường, nơi con người hạnh phúc trong sự hòa đồng, nơi con người còn giữ được sức mạnh của tự nhiên: “Bàn tay nở hoa”, “cây chân”, “gió mây trong miệng thở”…
Ám ảnh lớn nhất của Đinh Hùng chính là cái chết. Những người gần gũi nhất với Đinh Hùng đều yểu mệnh. Trước hết phải kể đến mỹ nữ Tuyết Hồng, chị gái Đinh Hùng, Sau đó là cái chết của cô Loan, song thân ông Hàn và bà Hàn, của Thạch Lam – bạn thân nhất của Đinh Hùng, của Liên – cô em họ xa mà Đinh Hùng yêu tha thiết. Ám ảnh về cái chết này bị kích thích thêm bởi chính thực tại đô thị mà Đinh Hùng đang sống – một thực tại chớp nhoáng, mong manh, dễ đổ vỡ. Vì thế, Đinh Hùng đi tìm kiếm cái vĩnh cửu ở chiều kích khác – cái thiên nhiên. Nhưng không chỉ là thiên nhiên của núi rừng hoang sơ, Đinh Hùng muốn đánh thức dậy thời nguyên thủy, nơi mà “không gian và thời gian không phân biệt, nơi vĩnh cửu ngự trị”.
“Khi miếu đường kia phá bỏ rồi Ta đi về những hướng sao rơi Lạc loài theo dấu chân cầm thú Từng vệt dương sa mọc khắp người” … “Từng buổi hoàng hôn xuống lạ kỳ Ta nằm trên cỏ lắng tai nghe Thèm ăn một chút hoa man dại Rồi ngủ như loài muông thú kia” (“Những hướng sao rơi”)
Bỏ thiên nhiên huyền bí của ta xưa Bóng ta đi trùm khắp lối hoang sơ Và chân bước nghe chuyển rung đồi suối Trông thấy ta cả cõi đời kinh hãi Dòng sông con nép cạnh núi bên thùy Đường châu thành quằn quại dưới chân đi
Xao động hết loài cỏ hoa đồng nội
“
“
Lòng đã khác ta trở về Đô Thị
Thi nhân Việt Nam là tên cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn thành. “Có lẽ bạn đương chờ tôi phân ngôi thứ trong làng thơ xem ai nhất, ai nhì... Bạn sẽ thất vọng. Tôi chỉ ghi cảm tưởng xem thơ nên bài viết dài ngắn không chừng. Bạn cũng đừng so sánh thơ trích nhiều ít.
Ai lại lấy số trang, số dòng mà định giá một nhà thơ? Có lẽ bạn đương chờ những bài nghiên cứu vô tư và khách quan. Bạn cũng sẽ thất vọng. Vô tư thì tôi đã vô tư hết sức, nhưng khách quan thì không. Tôi vẫn có thể vờ bộ khách quan và mặc cho những ý riêng của tôi cái lốt y phục của mọi người. Nhưng việc gì phải khổ thế ? Chạy đi đâu cũng không thoát cái tôi thì tôi cứ là tôi vậy. Hay dở tính trời.” – trích Thi nhân Việt Nam –
Cảm thức về Thực tại thường được biểu hiện qua các lăng kính: Khái niệm Thời gian, Khái niệm Không gian, Bản chất Con người… Thơ Mới đã tạo ra một bước chuyển mạnh mẽ về cảm thức Thực Tại. Đỗ Lai Thúy đã chỉ rõ bước chuyển này trên từng lăng kính.
Về Không Gian: “Đời sống đô thị giải phóng con người trước hết ở không gian. Đầu tiên là không gian địa lý, sau đó – không gian xã hội, và cuối cùng – không gian tinh thần” … “Xưa kia, những cảm xúc không gian bao giờ cũng nhuốm màu tôn giáo và triết học, không gian là một khối thiêng liêng. Trong cái nhìn đô thị, thính không thuần nhất và toàn khối của nó bị biến mất. Đúng hơn, nó đã vỡ vụn ra thành những không gian nhỏ, trần thế như những con đường, bến đò, khúc sông, quán trọ… cho vừa tầm tâm sự cá nhân”. Qua đó, ta thấy, dường như thơ Cổ Điển là cái nhìn Toàn cảnh thì thơ Hiện Đại là cái nhìn Trung và Cận cảnh.
Về Thời Gian: “Trong quan niệm bác học, chỉ có một thứ thời gian tuần hoàn theo nhịp điệu vĩnh hằng của vũ trụ. Mọi vật dường như chỉ tồn tại trong không gian. Vì thế, người ta không hề lo lắng đến quỹ thời gian cá nhân.”… “Con người của xã hội thị dân không còn sống theo nhịp đi muôn thuở của mùa màng, thời tiết nữa. Họ tuân theo nhịp điệu của công việc, của sự thành đạt cá nhân trong cuộc sống. Thời gian với họ dường như trôi chảy nhanh hơn. Cảm giác thời gian, nhất là thời gian lịch sử, được mài sắc và chốt nhọn. Ý niệm về phát triển theo thời gian dần dần được hình thành.” Ta có thể hiểu, với con người Hiện Đại, con người có thể lập trình thời gian theo ý muốn.
Về Con Người: “Ở thời Phục hung, khi con người cắt đứt với các ràng buộc cộng đồng nông nghiệp, xác định mình như là chủ thể của hành vi và ý chí của mình thì tương quan giữa nó và thế giới cũng thay đổi. Nếu cá nhân tập đoàn khẳng định bản ngã thông qua các quan hệ xã hội thì cá nhân cá thể khẳng định cái tôi bất chấp các quan hệ xã hội. Nó cảm thấy mình là trung tâm. Toàn thế giới xoay quanh nó.” Cái Tôi Cá Nhân không còn giữ vị trí khiêm nhường trước Không – Thời gian nữa, mà ngược lại, ngạo nghễ kiểm soát Không – Thời gian. Lúc thì lấy con người làm thước đo của thế giới
Đi từ Thế Lữ với một Cái Tôi Cá Nhân trực diện, Cái Tôi đã thực hiện một hành trình để mở rộng và trưởng thành. Nhưng cho dù Cái Tôi đi đến đâu, họ vẫn là tìm về Cái Ta. Rừng, sự vĩnh cửu, Thiên Đường, Chân Quê, hợp nhất, thời Thái Cổ, tuyệt đích… tất cả đều là Cái Ta. Nhưng Cái Ta thật sự chỉ chạm đến khi Cái Tôi dũng cảm dấn bước.
Khi Đỗ Lai Thúy “thám mã” từng nhà thơ, tôi tin rằng Cái Tôi của ông cũng đang dấn bước để với một cái Ta Toàn thể. Thông qua tâm trí thơ của thi sĩ, Đỗ Lai Thúy tự mở ra cánh cửa bươc sang thực tại khác cho mình. Nhưng nhà phê bình không dừng ở các cánh cửa lớn ấy, ông đã dồn công sức viết “Thơ – Như là Mỹ học của Cái Khác”, có thể coi là “Mắt thơ 2”, sắp tới là “Mắt thơ 3”. Mỗi cuốn “Mắt Thơ” như một chặng đường mới với thử thách mới để vượt qua, để tìm thấy đỉnh cao của mình. Đúng như ông nói, với ông “Phê bình chính là bản mệnh”
Thơ mới vẫn là một trào lưu thi ca có những đóng góp quan trọng cho thơ ca thời kì hiện đại. Tình yêu quê hương, đất nước thầm kín, thiết tha và tinh thần dân tộc sâu sắc cùng những cách tân về nghệ thuật chính là những đóng góp lớn nhất của thơ mới trong dòng chảy của thơ ca tiếng Việt