11 minute read

Tin trong nước

1. CPI tháng 9/2021 tăng 1,82% thấp nhất kể từ 5 năm

Theo báo cáo của Tổng cục Thống Kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được cho là dịch bệnh làm giảm giá về thuê nhà, học phí và thực phẩm (do nguồn cung đã đảm bảo).

Advertisement

Trong tháng 9, số lượng nhóm hàng hóa tăng chỉ số giá chiếm ưu thế hơn khi có chiếm 6 nhóm, tuy nhiên số lượng nhóm giảm cũng ở mức 5 nhóm. Nhóm đồ uống và thuốc lá có mức tăng cao nhất với 0,17%, bên cạnh đó cũng có 1 số nhóm khác cũng tăng như thiết bị và đồ dùng gia đình, thuốc và dịch vụ y tế, may mặc, mũ nón, giày dép,… Nhóm giáo dục có mức giảm nhiều nhất với 2,89% (làm CPI chung giảm 0,18 điểm phần trăm), ngoài ra còn có nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, giao thông, hàng ăn và dịch vụ ăn uống, bưu chính viễn thông cũng giảm.

Về lạm phát, lạm phát cơ bản tháng 9/2021 giảm 0,26% so với tháng trước, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 0,88% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Nguồn: https://cafef.vn/chi-so-gia-tieu-dung-thang-9tang-282-so-voi-cung-ky-do-gia-thue-nha-gia-thucpham-gia-dien-dong-loat-giam-20210929093952096. chn

2. Lãi suất giảm có khiến kinh tế Việt Nam rơi vào ‘bẫy thanh khoản’ hậu Covid-19?

Cuối tháng 8 vừa qua, hàng loạt ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất tiền gửi. Cụ thể, ngân hàng Sacombank đã công bố biểu lãi suất tiết kiệm mới giảm khoảng 0,20,4%/năm ở nhiều kỳ hạn. Đối với kỳ hạn 12 tháng, người dân khó có thể tìm được một ngân hàng lớn có lãi suất từ 6%/năm trở lên. Trong khi đó, chỉ cách đây 2 năm, mức lãi suất 7-7,5%/năm rất phổ biến.

Lãi suất huy động giảm tại các ngân hàng trong bối cảnh vài tháng trở lại đây, thanh khoản hệ thống trở nên dư thừa. Trong tháng 7 và tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã bơm hàng trăm nghìn tỷ đồng vào hệ thống thông qua đáo hạn các hợp đồng bán ngoại tệ. Việc lãi suất liên tục giảm trong vài tháng gần đây rất có thể dẫn đến hiện tượng “bẫy thanh khoản” - hiện tượng khi chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả do lãi suất thấp kết hợp với việc người tiêu dùng thích tiết kiệm hơn là đầu tư vào trái phiếu có lợi suất cao hơn hoặc các khoản đầu tư khác.

Nguồn: https://cafef.vn/lai-suat-giam-co-khien-kinh-te-viet-nam-roi-vaobay-thanh-khoan-hau-covid-19-20210905153035594.chn

3. Nhờ đòn bẩy EVFTA, xuất khẩu tỏa sáng tại thị trường EU

Nhờ nắm bắt hiệu quả cơ hội từ EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu - EU), xuất khẩu của nước ta từ đầu năm đến nay vào thị trường EU đạt được những con số tích cực, đáng ghi nhận. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Công thương, trong tháng 7/2021, nước ta xuất siêu 2,03 tỷ USD sang thị trường EU, tăng 15,25% so với tháng trước đó và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2021, nước ta xuất siêu 13,02 tỷ USD hàng hóa sang thị trường EU, tăng 15,75% so với mức xuất siêu cùng kỳ năm 2020. Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), qua hơn một năm thực thi EVFTA, doanh nghiệp Việt ngày càng nắm bắt hiệu quả cơ hội và cải thiện xuất khẩu vào thị trường châu u tiềm năng. nông sản Việt đã và đang có rất nhiều cơ hội bước vào thị trường EU cụ thể như trong 8 tháng đầu năm xuất khẩu nông sản sang châu u đạt 2 tỷ USD. Các chuyên gia nhận định, tương lai có thể nâng cao giá trị xuất khẩu nếu các doanh nghiệp được khai thác lợi thế.

Nguồn: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2021-09-24/ nho-don-bay-evfta-xuat-khau-toa-sang-tai-thi-truong-eu-111663.aspx

4. Founder hãng luật Baker McKenzie Việt Nam: Đằng sau câu chuyện Trung Quốc xin gia nhập CPTPP và thách thức của Việt Nam trước ‘gorilla nặng nghìn cân’ 5. Chuyên gia quốc tế về chuỗi cung ứng: Từ tắc nghẽn cảng đến sản xuất đình trệ, điều gì xảy ra tiếp theo với Việt Nam?

Vừa qua, Trung Quốc đã đệ đơn xin gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tuy nhiên Trung Quốc chưa thể tham gia CPTPP do vấp phải nhiều thách thức từ các thành viên khác của CPTPP cùng các quy định tiêu chuẩn cao của khối mà Trung Quốc vẫn chưa thể đáp ứng. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế hiện tại của Trung Quốc cũng là một thách thức cho việc gia nhập của nước này. Việc chọn thời điểm hiện nay để đệ đơn gia nhập của Trung Quốc nhằm đẩy Mỹ vào tình thế “bị xa lánh” khi chính quyền Tổng thống Joe Biden chưa có dấu hiệu nào cho thấy việc muốn quay trở lại, từ đó Trung Quốc muốn giành lấy vị trí dẫn đầu toàn cầu.

Việc Trung Quốc gia nhập CPTPP đã góp phần nâng tầm khối hiệp định lên ngang bằng với WTO nhưng lại đồng thời đẩy Việt Nam rơi vào thế khó vì sức mạnh kinh tế nhất định của Trung Quốc. Trung Quốc như gorilla nặng 800 pound với nền kinh tế lớn hơn toàn bộ khối CPTPP cộng lại và có nhiều hiệp định thương mại quốc tế và khu vực quan trọng. Nếu Trung Quốc gia nhập CPTPP, Việt Nam sẽ lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về kinh tế cũng như mất đi lợi thế cạnh tranh trong khối. Trước khi Covid-19 xuất hiện, Logistic Việt Nam là một lĩnh vực non trẻ, hầu hết doanh nghiệp đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có công nghệ vững vàng. Khi Covid-19 xuất hiện, nó tạo ra tình trạng thắt cổ chai. Hiện nay, nút thắt cổ chai đã chuyển từ các cảng sang các nhà máy và nhu cầu của thị trường. Đối với thị trường nội địa, nhu cầu mua giảm và mọi người đang trong tâm thế chờ đợi. Đối với thị trường xuất khẩu, năng lực sản xuất các nhà máy không đáp ứng được đủ nguồn cung để xuất khẩu.

Dù vậy, năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ không giảm, vì tình hình này là tình hình chung của khu vực châu Á. Nước duy nhất đang phục hồi là Trung Quốc nhưng các doanh nghiệp sẽ không chuyển dịch sang Trung Quốc mà thay vào đó là các nước lân cận như Mexico. Tuy nhiên, điều này chỉ là tạm thời. Nếu dịch kéo dài thêm 1-2 năm, thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam có khả năng giảm. Do đó, trong ngắn hạn, Việt Nam nên có sự chuẩn bị để mở cửa lại và phục hồi.

Nguồn: https://cafef.vn/founder-hang-luat-baker-mckenzie-vietnam-dangsau-cau-chuyen-trung-quoc-xin-gia-nhap-cptpp-va-thach-thuc-cua-vietnam-truoc-gorilla-nang-nghin-pound-20210927133733496.chn Nguồn: https://cafef.vn/chuyen-gia-quoc-te-ve-chuoi-cung-ung-tu-tacnghen-cang-den-san-xuat-dinh-tre-dieu-gi-xay-ra-tiep-theo-voi-vietnam-20210910131720217.chn

6. Hạt tiêu Việt Nam ghi dấu trên “bản đồ gia vị” thế giới

Hiện, hạt tiêu Việt Nam có mặt tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu chiếm 60% hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới với nhiều sản phẩm phong phú như tiêu đen, tiêu xanh, tiêu trắng, tiêu bột,…Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới ảnh hưởng lớn tới nhiều ngành sản xuất, tuy nhiên, giá xuất khẩu hạt tiêu tháng 8/2021 đạt mức cao nhất từ năm 2018 đến nay.

Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tác động của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 khiến xuất khẩu hạt tiêu giảm mạnh trong tháng 8/2021. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 8/2021 đã đạt 3.736 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất của hạt tiêu xuất khẩu từ tháng 1/2018. Mức giá này đã tăng 3,4% so với tháng 7/2021 và tăng mạnh 49,4% so với tháng 8 năm ngoái.

Nguồn: http://hpa.hanoi.gov.vn/nong-nghiep/ho-so-nganh-hang/sanpham-nong-nghiep/san-pham-trong-trot/hat-tieu-viet-nam-ghi-dau-trenban-do-gia-vi-the-gioi-a13746

7. Thị trường điện máy, đồ điện tử nhộn nhịp mùa học online

Từ đầu tháng 9/2021 đến nay, thị trường điện máy - điện tử tại TP Hồ Chí Minh có tín hiệu khởi sắc và nhộn nhịp hơn, dù chủ yếu kinh doanh bằng hình thức bán hàng online. Nguyên nhân đến từ việc năm học mới 2021-2022 tại TP Hồ Chí Minh đang triển khai phương thức học online nên một số nhóm ngành hàng điện máy - điện tử nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn và kéo theo doanh số của toàn ngành tăng đáng kể.

Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ, nhà phân phối... cho rằng, khó khăn lớn nhất vẫn là duy trì ổn định chuỗi cung ứng cho ngành hàng. Điển hình, vào thời điểm này có một số sản phẩm bị đứt hàng hay nhà cung ứng liên quan đến dịch COVID-19 buộc phải tạm ngưng sản xuất.

Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/thi-truong-dien-may-dien-tu-nhon-nhipmua-hoc-online-20210913164709222.htm

8. Vingroup bắt tay với Google

Trong khuôn khổ chuyến công du Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tập đoàn Vingroup và Google Cloud (Mỹ) đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về việc triển khai chiến lược chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn. Theo thỏa thuận, Vingroup và Google Cloud sẽ trở thành đối tác chiến lược trong quá trình chuyển đổi số trên quy mô toàn tập đoàn. Đồng thời, nghiên cứu tiềm năng ứng dụng các công nghệ dựa trên điện toán đám mây như máy học, trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu thông minh trong các lĩnh vực kinh doanh đa dạng của tập đoàn Vingroup.

Đại diện của Google Cloud tin tưởng rằng Google Cloud với các ứng dụng và hiểu biết chuyên sâu về chuyển đổi số, là đối tác phù hợp nhất trong việc hỗ trợ quá trình đổi mới và tăng trưởng liên tục của Tập đoàn Vingroup. Google Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp tăng tốc quá trình chuyển đổi số. Việc hợp tác với Google sẽ là một bước tiến lớn để Vingroup tiến gần hơn với những công nghệ tiên tiến nhất.

Nguồn: https://cafef.vn/vingroup-bat-tay-voi-google-2021092411473663. chn

9. Nike: Tạm dừng nhà máy tại Việt Nam gây nhiều khó khăn, nhưng đó chỉ là vấn đề tạm thời 10. Cuộc đua bay thẳng Việt - Mỹ bao giờ về đích?

Trong tháng 9, hai hãng hàng không là VietNam Airline và Bamboo Airways đã có những bước tiến trong cuộc đua mở đường bay thẳng đến Mỹ. Trong khi, VietNam Airline hoàn thành công tác chuẩn bị xét duyệt cho hãng khai thác các chuyến bay thẳng thường lệ thì Bamboo Airways chính thức công bố đường bay thẳng Việt - Mỹ.

Cuộc đua bay thẳng Việt - Mỹ là một cuộc đua dài hơi và có nhiều cả tiềm năng lẫn thách thức. Tuy nhu cầu lớn nhưng chi phí đầu tư đội bay tầm xa cũng lớn không kém. VietNam Airline thậm chí đã chuẩn bị trong vòng 20 năm trong khi hãng hàng không mới ra mắt năm 2019 - Bamboo Airways lại có nhiều bước chuẩn bị nhanh chóng hơn bộc lộ kỳ vòng trở thành hãng hàng không Việt Nam bay thẳng đến Mỹ. Hiện nay, cả hai hãng đều đang đẩy mạnh quá trình về đích của mình, và dù phần thắng thuộc về ai, thì người được hưởng lợi là khách hàng với nhiều sự lựa chọn hơn.

Nguồn: https://cafef.vn/cuoc-dua-bay-thang-viet-my-bao-gio-vedich-20210923073703052.chn

Gã khổng lồ ngành thời trang có doanh số bán hàng thấp hơn dự kiến, tổng doanh thu tăng 12% trong giai đoạn kết thúc vào 31/8 so với cùng kỳ. Việc đóng cửa nhà máy do dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam bắt đầu vào tháng 7, do đó không ảnh hưởng đến kết quả quý trước. Nhưng việc chậm trễ của chuỗi cung ứng toàn cầu đồng nghĩa với việc Nike sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Lợi nhuận vẫn vượt kỳ vọng, với lợi nhuận ròng cao hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào khả năng điều chỉnh giá của Nike. Bất chấp việc quảng cáo rầm rộ đi cùng các sự kiện thể thao như Olympics, Nike vẫn chi ít hơn 9,6% cho hoạt động quảng bá – tiếp thị so với những gì mà Phố Wall bỏ ra. Mặc dù tác động của việc Việt Nam đóng cửa nhà máy và khó khăn trong chuỗi cung ứng là rất nghiêm trọng, nhưng đó là những yếu tố tương đối nhất thời và cũng ảnh hưởng đến đối thủ của Nike. Do đó, các đối thủ cạnh tranh cũng khó có khả năng chiếm được thị phần.

Nguồn: https://cafef.vn/nike-dong-cua-nha-may-tai-viet-nam-gay-nhieukho-khan-nhung-do-chi-la-van-de-tam-thoi-20210925112549704.chn

This article is from: