Fallingwater - Tuyển tập sưu tầm & nghiên cứu

Page 1



FALLINGWATER Xuất bản 25/6/2019 Bài tập lớn môn thực tập tốt nghiệp Nhóm tác giả Trịnh Quốc Bảo Hoa Tấn Khang Lưu Văn Thiện Nguyễn Đình Duy Phạm Thị Nhật Minh Giảng viên hướng dẫn Nguyễn Trần Liêm 15K4 Đại học Kiến trúc Hà Nội


MỤC LỤC A. FRANK LLOYD WRIGHT ...............................................................5 1. Tiểu sử ...................................................................................................7 2. Phong cách qua các công trình tiêu biểu ..............................25 3. Những thiết kế khác ......................................................................35 B. FALLINGWATER ............................................................................43 1. Giới thiệu chung .............................................................................45 2. Bản vẽ kiến trúc và hình ảnh công trình ................................55 3. Sơ đồ phân tích chung .................................................................67 4. Phân tích cú pháp không gian trong Fallingwater .............87 5. Kiến trúc hữu cơ và tính hữu cơ trong Fallingwater ..........99 6. Sự cố & công tác bảo tồn ..........................................................107 7. Hồ sơ bản vẽ thi công ................................................................115 8. Mô hình mô phỏng ....................................................................139 PHỤ LỤC 1. Tài liệu tham khảo ........................................................................144 2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp ....................................................145




FRANK LLOYD WRIGHT



TIỂU SỬ Hoa Tấn Khang


10


11


12


13


Năm 1893 là năm đánh dấu một bước âm thầm chuyển mình trong việc sáng tác kiến trúc của ông dù rằng ngay thời gian này ông không nhận ra điều đó. Thành phố Chicago tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế Columbian Exposition trưng bày về các thành tựu về kỹ thuật và văn hóa của thế giới và là dịp để kỷ niệm 400 năm ngày ông Kha Luân Bố khám phá ra Mỹ Châu. Khoa Kiến Trúc trong dịp này cũng hãnh diện góp phần với một vị trí đặc biệt, nó đã phô diễn một sự thống trị của kiểu dáng Beaux Arts thời trang thời bấy giờ, mà theo KTS Sullivan, nền kiến trúc Mỹ đã tụt hậu so với thế giới đến hàng nửa thế kỷ. Riêng ông Wright lại thấy phấn khởi, thích thú khi nhìn những họa tiết chạm gỗ của Nhật Bản 14

được giới thiệu một cách rộng rãi lần đầu tại Hoa Kỳ, điều này ảnh hưởng đến các thiết kế trang trí nội ốc của ông sau này. Cũng trong năm này, ông Wright bắt đầu đứng ra mở văn phòng thiết kế kiến trúc cho riêng mình sau gần 7 năm làm việc dưới sự dìu dắt của KTS Sullivan. Cũng bắt đầu từ đó ông bắt đầu tìm cho mình một lối đi riêng trong kiến trúc, dần dà đưa nền kiến trúc Hoa kỳ ra khỏi bóng che của anh khổng lồ Pháp Beaux Arts đang thịnh hành khắp nơi trên thế giới, không riêng gì ở Mỹ. Từ đây ta thấy dần dà đâu đó ý tưởng cảnh quan điền dã hòa lẫn trong công trình kiến trúc, đan quyện vào nhau như một hợp thể thống nhất, không thể tách rời đặt để vào bất cứ chỗ nào khác được, công trình kiến trúc

như mọc lên, trưởng thành từ bao cảnh chung quanh. Với mái nhà thấp, dốc thoải, mái hắt, dìm mái vươn rất xa ra khỏi tường đỡ, kết hợp với những mảng cửa sổ lớn liên kết giữa đỉnh tường và mái nhà. Kiểu kiến trúc này làm tràn ngập ánh sáng thiên nhiên trong các phòng ốc bên trong, giúp nổi bật những đường ngang; một sự yên tĩnh hài hòa với thiên nhiên chung quanh như một bài hòa âm điền dã với các nốt nhạc trầm thấp nhưng mạnh mẽ, nhấn nhá trong trường độ và ngân dài ra chung quanh nhờ các bức tường lở xây thấp chung quanh nhà. Sau này trong kiến trúc thời đệ I Cộng Hòa, chúng ta thấy phong trào sáng tác kiểu nhà “kiến trúc tươi sáng”, có lẽ bắt nguồn từ niềm cảm hứng của Wright.


15


16


Taliesin được ông đặt vào vị thế chọn lọc, ở ngay dưới lưng chừng đồi, nó như nhập vào gắn bó với khung cảnh thiên nhiên sẵn có chung quanh, như một thành phần sẵn có trong thiên nhiên của ngọn đồi sở tại, mà không phải là một hình thể được “áp đặt trên đồi”. Taliesin là nơi ông chia sẻ thời gian chung sống với Cheney, và làm việc đi lại ở Chicago. Năm 1914, thảm họa đã giáng xuống Taliesin, ngày 14 tháng 8, một người đầu bếp mới của

gia đình, trong một cơn điên loạn đã nổi lửa đốt cháy rụi Taliesin, hắn cũng đã giết chết Cheney và 2 con của ông. Trở lại nhà trong cơn tan nát, mất người thân yêu quý, ngôi nhà mà ông chăm chút thương yêu cùng bộ sưu tập nghệ thuật phương đông vô cùng quý giá. Sau khi thu dọn xong đống tro tàn, ông quyết định xây lại một Taliesin mới ( Taliesin II) ngay trên đống tro tàn của ngôi Taliesin cũ, nhưng lần này nền tài chánh gia đình ông đã khánh kiệt,

khilợi tức đã quá ít ỏi. May mắn sau đó một phái đoàn Nhật Bản sang Hoa Kỳ để tìm kiếm một nhà thiết kế kiến trúc để xây dựng một đại khách sạn hoàng gia ở Đông Kinh. Đây là dự án có tính cách quốc tế đầu tiên của ông, ông có dịp tìm hiểu sâu hơn về điều kiện văn hóa, địa lý, thổ nhưỡng xa lạ với ông là Nhật Bản hầu có thể sáng tác nên công trình lớn lao này ở một xứ Châu Á xa xôi đầu tiên.

17


Bài toán mới lớn lao nhất cho ông là ông phải nghiên cứu rất kỹ về sự ổn định của công trình kiến trúc trong những cơn động đất rất thường xuyên ở Nhật, chính ông đã đề nghị ra một giải pháp về móng bè bê tông đặt trên những chiếc cừ, sau đó tải trọng công trình sẽ đặt trên chiếc móng bè này bằng những

18

gối mà các khớp nối phải có độ liên kết uyển chuyển. Công trình này là một dấu tích ghi lại trong suốt lịch sử sáng tác kiến trúc của ông. Năm 1923, một cơn động đất rất lớn mang theo cơn hỏa hoạn dập đến thủ đô Đông Kinh, ở Mỹ ông ngồi đứng không yên chờ đợi trong 10 ngày trông chờ điện tín cho tin tức về sự

bình yên của khách sạn Hoàng Gia này. Ông đã vui mừng vì khách sạn không những đứng vững trong cơn địa chấn mà cũng nhờ bồn nước lớn trang trí do ông thiết kế cho khách sạn được mọi người dùng đến để cứu hỏa cho một đám cháy kế bên khách sạn Hoàng Gia.


S

19


20


Trong khoảng thời gian thập niên 30, từ một cái nhìn của một nhà thiết kế kiến trúc cho tầng lớp cao của xã hội, ông bắt đầu mở rộng tầm nhìn ra toàn xã hội để hoàn tất một cái nhìn nhân hòa trong viễn cảnh một xã hội nhân bản, công bằng hơn về quyền sở hữu. Ông đã đi diễn thuyết ở các trường đại học và hô hào sự công bằng xã hội bằng cách cân bằng sở hữu đất đai cho cư dân thành phố, khái niệm này ông đặt tên là Broadacre City. Ở những năm của tuổi lục tuần, qua kinh nghiệm học hỏi thực tế về ngành kiến trúc, không được đào tạo theo quy củ, trường lớp, vào tháng 10 năm 1932, nhằm khuyến khích nhiều kiến trúc sư trẻ tìm đến và học hỏi từ thực tế kinh nghiệm sáng tác kiến trúc ở ông, KTS Wright bắt đầu thành lập một hình thức trường học kiến trúc nội trú Taliesin Fellowship như là một lối học mang tính đa dạng đặc biệt của khoa kiến trúc xã hội học và truyền dạy thông qua thực hành trực tiếp “xắn tay áo, bắt tay vào việc” kết hợp với lý thuyết học trong họa thất. Nhóm học đầu tiên nhận vào khoảng 30 học viên, mỗi người đóng $1,100 học phí cho vị thầy truyền nhân của mình, đồng thời mỗi sinh viên phải qua tiến trình thực tập tay chân nặng nhọc nơi công trường để xây dựng từng bước và hoàn thiện công trình kiến trúc cho Taliesin, họ đi ra ngoài công trường cùng nhau tổ chức xây dựng, nấu ăn, thu dọn. Chính bà vợ ông, bà Olgivanna, là một vị trưởng tràng đầu tiên (người phụ trách về tổ chức phía sinh viên) đã tổ chức rất chặt chẽ việc học thể lực, trí lực và sinh hoạt nội trú của các sinh viên. Bà

dùng chính kinh nghiệm của mình “tinh thần minh mẫn trong một thể xác tráng kiện” hay lao lực về thể xác sẽ giúp tâm trí bên trong con người được tăng thêm sự an bình tâm hồn lẫn sự minh mẫn. Đây là một truyền thống nội trú kiến trúc mang một nét độc đáo riêng biệt. Lối truyền dạy thực tế và sinh hoạt nội trú độc đáo này đã gây tiếng vang lớn, đã có rất nhiều người chờ đợi để được thu nhận làm học viên. Đây có lẽ là một bắt đầu mở cửa cho thời kỳ sung mãn trong sự sáng tạo ở ông, được đánh dấu với 3 sáng tác giúp tên tuổi của ông lưu danh mãi về sau, đó là loại nhà Usonian bắt đầu được xây dựng, kế đến là trụ sở hành chánh của công ty Johnson, và cuối cùng là một tuyệt phẩm kiến trúc “Nhà Lâm Viên Trên Thác”, Fallingwater, ở Pennsylvania. Tất cả 3 đồ án này được bắt đầu xây dựng vào năm 1936.

nghỉ mát, xây trực tiếp trên dòng thác nước chảy nhỏ ở trong lâm viên Bear Run, Pennsylvania. Đây là một tuyệt tác kiến trúc của ông, với lối sáng tác truyền thống tài tình với các đường nét ngang yên lành, tòa nhà như được nổi lên từ chiếc thác nước thiên nhiên, một sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và thiên nhiên. Chi phí xây dựng lớn hơn gấp 3 lần bảng dự toán ban đầu, một thói quen sáng tác tốn kém của ông, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một kỳ quan kiến trúc của thời đại sau khi được xây dựng hoàn chỉnh.

Nhà Usonian là loại nhà thiết kế cho tầng lớp trung lưu, giá xây cất thấp nhưng không vì thế mà xem nhẹ công việc thiết kế. Giá thấp vì đi sát theo nhu cầu sinh hoạt gia đình đơn giản, thấp hơn của chủ nhà, và dùng vật liệu kiến trúc sẵn có của địa phương, bố cục bình đồ kiến trúc sẽ không có tầng hầm, và nền móng đơn giản với bê tông, tường vách nằm trực tiếp lên sàn nhà. Dĩ nhiên đây là một loại nhà “Wright” truyền thống, nghĩa là phải gắn chặt với cảnh quan chung quanh. Ngôi nhà trên thác Fallingwater được bắt đầu thiết kế vào năm 1934, chủ nhân là vị thương gia giàu có Edgar Kaufmann, đây là nhà 21


22


23


TRUNG THÀNH VỚI LÝ TƯỞNG Frank Lloyd Wright có tổng cộng 7 người con trong đó mấy người cùng đi theo ngành kiến trúc của cha. John là con trai thứ hai của ông, là người rất kính phục cha và những thành tựu ông đạt được. John đã viết một cuốn hồi ký mang tên “Cha tôi” để tưởng nhớ đến người xa suất sắc của mình. Dưới đây là lời khuyên của Wright dành cho con trai John của mình. Nó cũng là nguyên nhân thúc đẩy John bắt đầu công việc kiến trúc sư của mình: “Ai có thể bỏ ra công sức phấn đấu sáng tạo thì người đó có thể giành được thành công rất lớn. Nếu một người không chịu vận động đầu óc của mình, không có tinh thần sáng tạo, thì cuộc đời anh ta chỉ có thể đi sau gót người khác mà thôi. Nếu con lựa chọn đi theo con đường kiến trúc sư này, con càng phải có tinh thần sáng tạo, có dũng khí để làm một kiến trúc sư. Một người đến chỗ con, nói với con về ý tưởng của họ, còn con thì phải nói cho họ những gì con cần. Nếu con coi căn nhà là điều cần phải ưu tiên suy nghĩ, vậy thì con phải đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Con phải luôn hiểu rõ, căn nhà cần phải thể hiện được yêu cầu của chủ nhân. Muốn như vậy, người kiến trúc sư phải ý thức rõ được các yêu cầu này. Là một kiến trúc sư, con phải trung thành với lý tưởng của mình. Nếu tác phẩm của người kiến trúc sư không thể hiện được lý tưởng của anh ta, vậy thì, cho dù anh ta có ham thích công việc đến thế nào thì vẫn phải dũng cảm không chấp nhận công việc không thể hiện được tài năng của mình. Mỗi một công trình kiến trúc đều phải đại diện cho một ý niệm, đều là thể hiện thực tế của một nguyên tắc. John, hãy suy nghĩ cho kỹ những lời của cha nói. Để trở thành một kiến trúc sư xuất sắc không phải một việc dễ dàng, con trai ạ. ” 24


Những lời khuyên quý giá ông dành cho con trai John cũng là sự nhắn nhủ đến các kiến trúc sư nói chung. Luôn phấn đấu, trung thành với với lý tưởng và sáng tạo. Ông cũng có những lời khuyên vô cùng quý giá khác cho các kiến trúc sư trẻ: 1. Hãy quên đi mọi thứ kiến trúc trên trái đất này, nếu anh chưa hiểu được rằng nó chỉ có thể tốt đẹp ở tại xứ sở của nó và ở vào đúng cái thời của nó. 2. Hãy đừng để cho bất kỳ ai trong các bạn bước vào nghề kiến trúc chỉ vì muốn kiếm sống, nếu bạn chưa biết yêu kiến trúc như một lẽ sống, nếu bạn chưa sẵn sàng xã thân vì nó; hãy chuẩn bị để trung thành với nó như một người mẹ, một ngưới bạn, như với chính bản thân mình. 3. Hãy coi chừng mọi thứ trong các nhà trường dạy kiến trúc, trừ việc học các phần về kỹ thuật. 4. Hãy đến với các cơ sở sản xuất, nơi bạn có thể rận mắt nhìn thấy sự hoạt động của máy móc và cơ giới đang làm ra những công trình hiện đại hoặc hãy làm việc trong thực tế xây dựng cho đến khi nào bạn có thể chuyển tiếp một cách tự nhiên từ thi công sang thiết kế. 5. Ngay lập tức, hãy bắt đầu tạo cho mình thói quen suy gẫm câu ” tại sao ” trước tất cả những điều làm bạn thích hay không thích.

6. Đừng xem những chuyện đẹp xấu là chuyện đương nhiên tự nó có sẵn, mà hãy mổ xẻ mỗi ngôi nhà theo từng phần, cặn kẽ tới tận chân tơ kẽ tóc. Hãy học cách phân biệt giữa cái đẹp với cái hiếu kỳ.

10. Chớ vội kết thúc việc học hành. Chí ít cũng phải mất 10 năm chuẩn bị đối với những ai có mong muốn đạt trên mức kỹ năng phán xét trung bình và vượt lên trong hoạt động kiến trúc thực tế.

7. Hãy rèn luyện thói quen phân tích. Với thời gian, năng lực này sẽ tạo điều kiện phát triển thành một thứ năng lực tổng hợp vốn là một tập quán của trí tuệ.

11. Sau đó hãy đi càng xa càng tốt khỏi nơi mình ở để xây dựng những ngôi nhà đầu tiên. Người thầy thuốc có thể mang chôn xuống đất những sai lầm của mình, nhưng kiến trúc sư chỉ có thể khuyên thân chủ cho trồng các dàn dây leo phủ lên mặt nhà của mình mà thôi.

8. Thầy tôi thường nói ” Hãy tư duy bằng những phạm trù đơn giản ” . Nên nhớ rằng mọi sự trọn vẹn đều quy về những bộ phận và những chi tiết đơn giản nhất, dựa trên nền của những nguyên lý cơ bản ban đầu. Hãy đi từ cái tổng thể tới cái cá biệt và đừng bao giờ làm ngược lại. Nếu không thì chính bạn sẽ bị nhầm lẫn. 9. Hãy vứt bỏ cái tư tưởng MỸ về sự quay vòng nhanh như một thứ nọc độc. Bước vào nghề kiến trúc một cách gượng gạo thì chẳng khác nào đem đánh đổi cái quyền trời phú làm kiến trúc sư lấy bát canh đậu ván. Hãy biết xã thân, nếu bạn còn có kỳ vọng trở thành kiến trúc sư.

12. Hãy coi việc xây một cái chuồng gà cũng quan trọng như việc xây một toà thánh. Trong lĩnh vực nghệ thuật, độ lớn của một bản thiết kế không có mấy ý nghĩa, nếu bỏ qua khía cạnh tiền nong. Sức diễn cảm mới là điều thực sự cần tính đến. Nó có thể lớn trong một cái nhỏ, hoặc có thể nhỏ trong một cái rất lớn.

25



PHONG CÁCH QUA NHỮNG CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU Lưu Văn Thiện Nguyễn Đình Duy


PHONG CÁCH THIẾT KẾ ĐẶC TRƯNG

Đề cao tính tự nhiên, tính nguyên thủy, tính trữ tình, tính địa phương và cho rằng thiết kế là một quá trình biến hóa. Ông rất coi trọng vật liệu tự nhiên như gỗ đá, biến chúng thành vẻ đẹp trung tâm trong các công trình của mình và đặc biệt tránh tô trét. Đặc trưng rõ nhất trong kiến trúc của Frank Lloyd Wright là việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, cẩn trọng trong trang trí, thể hiện một tay nghề thủ công bậc cao. Wright là một kẻ dám nghĩ dám làm và luôn ngập tràn quyết tâm, năng lượng. Với niềm đam mê kiến trúc, ông đã bỏ ngang chương trình đào tạo kỹ sư tại đại học Wiscondin-Madison rồi đã tự tìm tòi học hỏi để trở thành kiến trúc sư Khi vào nghề, ông không theo đuổi trường phái Victorian vốn đang rất thịnh vào thời đó mà dồn hết tâm huyết và tư duy cho chủ nghĩa kiến trúc hữu cơ, một trường phái mới mẻ và cũng rất táo bạo trong thời kỳ của ông. Wright coi kiến trúc là “ thể hữu cơ có sinh mệnh “ – kiến trúc và môi trường hóa thành một và đã thể hiện rất sớm nguyên tắc thiết kế sinh thái trong kiến trúc . 28

Thích thẫm mỹ theo chiều ngang hơn chiều cao, Frank Lloyd Wright cũng gián tiếp thể hiện thái độ bài trừ các tòa nhà chọc trời trên thế giới Các tiêu chí thiết kế - Nguyên tắc thiết kế từ trong ra ngoài - Bố cục khai phóng - Nhấn mạnh quan điểm “hình thức vượt lên công năng “ - Đặc điểm cho phong cách kiến trúc lãng mạn đậm chất thơ - Đồng bộ, thống nhất và có vẻ đẹp hoàn thiện đến từng chi tiết, vật dụng nhỏ nhất.

Thống kê số công trình đã được hoàn thành của Wright


MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NHÀ Ở TIÊU BIỂU

29


MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH PIRARIE SCHOOL Phong cách Prairie xuất hiện ở Chicago vào khoảng năm 1900 từ công việc của một nhóm kiến ​​trúc sư trẻ, bao gồm cả Frank Lloyd Wright . Những kiến trúc ​​ sư này đã tạo ra những lý tưởng của phong trào Nghệ thuật và Thủ công , với sự nhấn mạnh vào tự nhiên, sự khéo léo và đơn giản, và các tác phẩm của kiến ​​trúc sư Louis Sullivan . Họ chấp nhận các lý thuyết kiến trúc ​​ của Sullivan, kiến trúc ​​ Mỹ bắt nguồn từ thiên nhiên, với ý nghĩa về địa điểm, nhưng cũng có kết hợp với các yếu tố hiện đại, như mặt phẳng và trang trí cách điệu. Các tòa nhà theo phong cách Pirarie School, như Wright nói, gắn liền với mặt đất. Những tòa nhà có cảnh quan trải dài, thấp của vùng Trung Tây. Đặc điểm rõ ràng nhất của phong cách này là nhấn mạnh vào chiều ngang hơn là chiều dọc. Chúng trải rộng trên mặt đất, nổi bật với các đường mái bằng phẳng hoặc nông, các hàng cửa sổ, mái hiên nhô ra và các dải đá, gỗ hoặc gạch trên bề mặt. Phong cách này đạt đến sự thể hiện đầy đủ nhất trong các khu dân cư, vùng ngoại ô của Oak Park có sự tập trung nhiều nhất các tòa nhà theo phong cách Prairie trong cả nước. Sự phổ biến của phong cách Prairie mờ dần nhanh chóng ở Hoa Kỳ sau năm 1915, mặc dù ảnh hưởng của nó có thể được nhìn thấy trong mọi thứ, từ kiến ​​trúc Hiện đại đến các trang trại giữa thế kỷ. 30

Các tòa nhà theo phong cách Pirarie thường bao gồm: - Hình học và khối lượng mạnh mẽ, bao gồm các ống khói trung tâm lớn - Gạch hoặc vữa bên ngoài - Mặt bằng mở, không đối xứng trời

- Kết nối không gian trong nhà và ngoài

- Nội thất gỗ - Hạn chế sử dụng trang trí ứng dụng - Phô bày các họa tiết: một hình dạng hoặc hình dạng thực vật được phô bày thông qua đồ nội thất, chạm khắc gỗ, thạch cao, kính nghệ thuật và các yếu tố khác trong một tòa nhà


OAK PARK HOME Sự khởi đầu Đây là khoảng thời gian đầu cho việc hình thành phong cách thiết kế của FLW trong những năm tháng hành nghề. Phong cách Shingle Style như là cơn gió đầu mùa thổi trong mùa hè oi nóng nồng nàn những triết lý về kiến trúc hữu cơ của ông sau này. Ta có thể thấy rõ chúng tại những dấu hiệu ẩn dấu về đặc điểm của ngôi nhà Oak Park Home. Với những khối hình học mạnh mẽ hay tỉ lệ của phương diện ngang so với phương diện đứng. Chúng làm cho ta thấy được đâu đó bóng dáng triết lý của ông sau này Ngôi nhà là nơi mà Wright có thể bộc lộ rõ nhất phong cách kiến trúc của mình. Wright đã sửa đổi thiết kế của tòa nhà nhiều lần, liên tục chỉnh sửa các ý tưởng cho căn nhà sẽ là studio của ông trong nhiều thập kỷ tới. Bề ngoài của ngôi nhà phản ánh sự quan tâm của ông đối với phong cách Shingle. Với sự nhấn mạnh vào các hình dạng hình học thuần túy, vật liệu tự nhiên và sự kết nối với vùng đất, bề ngoài Oak Park Home là sự khởi đầu của triết lý trưởng thành của Wright

Nội thất mở đáng chú ý, trong đó Wright thay đổi các không gian mang phong cách thời Victoria cho các không gian trung tâm, mang lại sự ưu việt cho cuộc sống gia đình, thể hiện mong muốn giải phóng không gian của Wright

Thẩy rõ nhất về những đặc điểm chưa thoát thai, định hình được đó chính là những chi tiết trang trí mặt tiền thừa thãi hay những ô cừa sổ có phần nào đó chưa ăn khớp với tổng thể.

Wright đã thiết kế mọi thứ trong nhà từ hệ thống ánh sáng và cơ khí đến đồ nội thất và nghệ thuật trang trí Những năm ở Oak Park Studio đã chứng minh một thời kỳ cực kỳ sung mãn trong sự nghiệp của Wright

31


WILLIAM WINSLOW HOUSE Một tòa nhà mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp của Wright, nhà Winslow là thiết kế đầu tiên của ông với tư cách là một kiến ​​trúc sư độc lập

như là một phần trong sự chuyển mình tất yếu của ông về quan điểm thiết kế với tư cách là một kiến trúc sư thiết kế độc lập

Vẻ ngoài đơn giản cùng sự thông thạo về hình thức và vật liệu, Winslow House là khởi đầu của các công trình mang phong cách Pirairie School của Wright sau này

Thấy rõ nhất ở một khối hình học đơn giản và vô cùng thống nhất ở phần mặt tiền. Bên cạnh đó là cách ông sử dụng vật liệu rất thân thuộc và đồng nhất. Chúng cho ta thấy sự chuyển mình rõ rệt về sự độc lập trong cả mặt thiết kế lẫn quan điểm thiết kế ở của

Được che chờ bên dưới một mái dốc và mái hiên rộng, ngôi nhà là một khối đối xứng, được chia thành các mảng với vật liệu đá đúc, gạch La Mã vàng, và một bức tường bằng đất nung trang trí mang tới sự cổ điển và đơn giản tuyệt đối như trong những bức vẽ của con trẻ.

Nhưng đâu đó vẫn còn bóng dáng của sự phát triển quan điểm vẫn ở trong giai đoạn phôi thai khi mặt tiền có phần hơi đơn giản nhưng sau đó lại là một gã khổng lồ thực sự. Chúng có phần tranh chấp nhau nhưng vẫn có thể chấp nhận để hòa chung vào mặt tổng thể

Trái ngược với sự đơn giản và cổ điển mặt trước, phía sau của ngôi nhà là một khối động các dạng hình học có kích thước không đều bao gồm một tháp cầu thang, ống khói, nhà kính và phòng khách tầng hai Ông đã đi tiên phong trong phong cách độc đáo đầu tiên của người Mỹ được biết đến với cái tên Prairie School Bước chạy đà Khoảng thời gian này ông định hình một phong cách khác có phần tiệm cận hơn với Organic Design. Phong cách Pirairie School 32


WARREN R. HICKOX HOUSE Sự tiếp bước Công trình chính là sự tiếp bưới cho những lý luận về phong cách Pirairie School. Công trình này như là những khổ văn viết tiếp cho phần thân bài, nó khẳng định thêm những gì chúng ta đã được chiêm nghiệm ra trong toàn thể những công trình hay những triết lý kiến trúc của ông Tuy là một công trình nhỏ những nó đã cho ta thấy được sự xuyên suốt trong thiết kế. Chúng đến từ những khối hình học và các thiết kế mặt tiền đặc thủ. Tự thân chúng tạo lên phong cách Pirairie School – bàn đạp cho quan điểm riêng của ông sau này Ngôi nhà Warren Hickox đứng cạnh nhà Bradley ở Kankakee. Tòa nhà có nhiều điểm chung với người hàng xóm lớn hơn Các bức tường bên ngoài được phủ bằng thạch cao trắng và trang trí bằng gỗ tối màu, ngôi nhà nổi bật với những đường gờ trên mái nhà gợi lên kiến ​​trúc Nhật Bản.

Về phía bên trong, phòng khách mở ra một sân thượng và hai căn hộ rộng rãi, một phòng ăn và phòng còn lại là thư viện. Các ô cửa rộng, mở giữa các căn hộ và phòng khách tạo ra một luồng không gian giữa các phòng. Cảm giác cởi mở này được tăng cường bởi các dải kính chì mỏng trải dài

Những thiết kế đã dần được thoát thai, dần được thành hình qua năm tháng nhưng đâu đó vẫn còn những bóng dáng của sự tranh chấp về màu sắc và tổng thể

Mặc dù quy mô cư trú tương đối nhỏ, nhưng Wright đã tạo ra cảm giác về sự mở rộng cả bên trong và bên ngoài thông qua việc sử dụng hình chữ thập cho không gian kiến trúc, ​​ hình thức và chi tiết của ngôi nhà. 33


ROBIE HOUSE Được thiết kế như hai hình chữ nhật lớn dường như lướt qua nhau, ngôi nhà mang đậm những đặc điểm độc đáo của phong cách Pirairie School, Thiết kế được phối hợp tỉ mỉ của Robie House đã khiến nó trở thành cây gậy đo lường so với tất cả các tòa nhà khác của phong cách Prairie Một mái nhà dài ấn tượng che phủ các cửa sổ kính nghệ thuật tạo ra sự riêng tư và kết nối liền mạch giữa nội thất và ngoại thất Bên trong, các phòng điển hình được loại bỏ cho một không gian mở đầy ánh sáng, tập trung xung quanh một lò sưởi chính Nhà Robie là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về phong cách kiến trúc Prairie của Frank Lloyd Wright. Ngôi nhà là một trong những ngôi nhà cuối cùng mà Wright thiết kế trong ngôi nhà và xưởng vẽ ở Oak Park, Illinois và cũng là một trong những ngôi nhà cuối cùng củaphong cách Prairie Sự chuyển mình Công trình đã đánh dấu sự chuyển mình lớp nhất trước khi ông thành hình về triết lý thiết kế Organic. Nó như là một dấu chấm hết dòng để chúng ta có thể thấy được những điều mở ra ở những công trình tiếp theo. 34

Chúng ta có thể thấy được sự chuyển biến rõ rệt ở đây về những mảng miếng phẳng hay những khối hình, việc sự dụng vật liệu cũng phần nào đó toát lên vẻ tiệm cận với những triết lý của ông đã nêu. Nhưng bên cạnh đó ở công trình này đâu đó vẫn còn có chút hơi hướng về những quan điểm ở phong cách Pirairie School. Chúng hiện hữu ở những gờ phào tường hay những viền bo ở văng mái


FALLINGWATER Trong những chương sau của cuốn sách, chúng ta sẽ cùng làm rõ hơn tính hữu cơ trong công trình này của Frank Lloyd Wright Tuy nhiên bây giờ hãy cùng điểm qua một vài đặc điểm cơ bản của kiến trúc hữu cơ: - Thiết kế luôn tôn trọng người dùng. - Ảnh hưởng của thiên nhiên, đưa thiên nhiên vào công trình, hòa hợp làm một thể với công trình - Quá trình tiến hóa : mỗi thiết kế không nhất thiết phải là hoàn toàn mới mà có thể là thiết kế cải tiến từ những gì đã có từ trước, cho đến khi mà chúng được hoàn thiện để trở thành những thiết kế đáp ứng mọi thời đại - Thể thống nhất: nhận thức công trình như một thể thống nhất, nơi mà mọi khía cạnh của thiết kế đều đóng góp vào hiệu quả cuối cùng thiết kế đạt được. Sự thoát thai Mặc dù Wright lần đầu nhắc đến khái niệm “kiến trúc hữu cơ” trên tạp trí Architectural Record tháng 8 năm 1914. Nhưng phải mãi tới Fallingwater (1939), chiết lý ấy mới được thể hiện ra rõ ràng nhất. (Tranh bởi Bùi Thanh Việt Hùng 2015) 35



NHỮNG THIẾT KẾ KHÁC Phạm Thị Nhật Minh


ĐỒ HỌA

38


39


KÍNH

40


41


NỘI THẤT

42


43



FALLINGWATER



GIỚI THIỆU CHUNG Phạm Thị Nhật Minh Hoa Tấn Khang


GIA ĐÌNH NHÀ KAUFMANN Edgar Jonas Kaufmann (1885 - 1955) là gia trưởng của một gia đình nổi tiếng ở Pittsburgh được biết đến với phong cách và thị hiếu đặc biệt. Ông là một doanh nhân rất được kính trọng và là chủ sở hữu của hệ thống cửa hàng bách hóa Kaufmann (1871 - 2006), Edgar và vợ là Liliane đã đi tru du khắp nơi để tìm kiếm các nghệ sĩ, kiến trúc sư và những linh hồn sáng tạo khác trong suốt cuộc đời của họ. Đứa con duy nhất của họ, Edgar Kaufmann, jr. cũng là một người nhạy cảm và nghệ thuật không kém, người mà sẽ trở thành chất xúc tác cho mối quan hệ của cha anh với Frank Lloyd Wright. Edgar Jonas Kaufmann (1885-1955)

Edgar bắt đầu học nghề trong lĩnh vực bán lẻ ở Connellsville, Pennsylvania. Những chuyến du ngoạn đến ngọn núi gần đó khiến ông phải lòng khu vực này, gần với nơi mà sau này sẽ trở thành vị trí của Fallingwater. Edgar Kaufmann đã hoạt động trong các chương trình xây dựng các công trình công cộng mới cho Pittsburgh vào những năm 1930. Sự quan tâm của ông đối với các đề xuất của Frank Lloyd Wright, cho các dự án này, xuất phát từ sau chuyến viếng thăm xưởng của kiến trúc sư tại Taliesin ở Spring Green, Wisconsin. Sau đó Edgar bắt đầu có những cuộc trao đổi với Wright về một số dự án dân sự cho Pittsburgh trước khi Fallingwater được đề cập đến. Sau rất nhiều đóng góp cho thành phố trong những năm sự nghiệp của mình. Edgar mất vào ngày 15 tháng 4 năm 1955, ở Pittsburgh. Thành phố thương tiếc về sự mất mát của ông và Frank Lloyd Wright thương tiếc ông như là một người bảo trợ và là một người bạn suốt hơn hai mươi năm.

48

Liliane Sarah Kaufmann (1889-1952) Liliane Kaufmann sinh ra ở Pittsburgh, con duy nhất của Bella và Isaac Kaufmann. Lớn lên trong đại gia đình Kaufmann, cô được thừa hưởng tài năng ngoại ngữ và sự nhạy cảm với các phong cách. Sau cuộc hôn nhân của cô với Edgar Kaufmann vào năm 1909, cặp vợ chồng đã vươn lên trong xã hội Pittsburgh bấy giờ với tư cách là những người sành điệu và am hiểu về nghệ thuật, kiến trúc và thiết kế hiện đại.


Là người Do Thái, họ gặp phải những ranh giới, giới hạn tham vọng của họ trong xã hội ở Pittsburgh, thế nhưng họ vẫn duy trì một vòng tròn kết nối ngày càng lớn với những bạn bè là những nhà sáng tạo, bao gồm cả Frank Lloyd Wright. Chính sự nhạy cảm thẩm mỹ của Liliane, và sự chú ý đến từng chi tiết đã mang lại sự thanh lịch cho biệt thự trên thác. Đến thăm Fallingwater hiện nay, vẫn có thể thấy được những chi tiết đó. Edgar Jonas Kaufmann jr. (1910-1989)

Shady Side Academy cho đến khi niềm đam mê nghệ thuật thôi thúc anh đi học vẽ ở châu Âu. Đến năm 1933, anh trở về Hoa Kỳ với kế hoạch định cư tại thành phố New York và trở thành họa sĩ. Mùa hè năm 1934 đã lấy Edgar jr. Một sự tình cờ tình cờ. Theo lời giới thiệu của một người bạn, đọc được Frank Lloyd Wright’s An Autobiography (1932) (Tự chuyện của Wright), anh đến gặp Wright tại nhà ông ở Wisconsin. Trong vòng ba tuần sau đó, anh bắt đầu học nghề tại Taliesin Fellowship, một chương trình kiến trúc xã hội được thành lập năm 1932 bởi Wright và vợ ông.

quan tâm đối với các nghệ sĩ trong các cuộc triển lãm đó làm cho Kaufmann sở hữu được nhiều tác phẩm có giá trị cho cả bảo tàng lẫn Fallingwater. Sau khi cha anh qua đời năm 1955, Edgar Kaufmann jr. kế thừa Fallingwater, tiếp tục sử dụng nó như một nơi nghỉ dưỡng cuối tuần cho đến đầu những năm 1960. Anh càng ngày càng quan tâm đến việc đảm bảo bảo tồn Fallingwater, và theo nguyện vọng của cha mình, anh đã giao Fallingwater và khoảng 1.500 mẫu đất cho viện bảo tồn West Pennsylvania để tưởng nhớ cha mẹ mình.

Trong chuyến thăm của nhà Kaufmann tại Taliesin vào cuối năm, Edgar và Liliane Kaufmann lần đầu gặp Wright nhưng đã quá quen thuộc với những thành quả lao động của ông, những thứ đã luôn nhận được sự hoan nghênh đáng kể suốt nhiều năm. Họ sớm yêu cầu Wright thiết kế một ngôi biệt thự cuối tuần cho gia đình mình trên khu đất dọc theo suối Bear Run ở phía tây nam Pennsylvania.

Một năm sau cuộc hôn nhân của họ, Liliane và Edgar Kaufmann đã hạ sinh đứa con duy nhất của họ, Edgar Kaufmann jr. ở Pittsburgh Theo bước chân cha, Edgar jr. theo học tại trường dự bị của Pittsburgh Academy

Trong 5 năm tiếp theo, Edgar jr. đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích cha mẹ của anh ấy quan tâm đến thiết kế tiến bộ (progressive design), bao gồm cả những năm thiết kế và xây dựng Fallingwater. 1937, anh bắt đầu khoảng thời gian 18 năm công tác ở Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA). Trong nhiệm kì của mình, Edgar jr chỉ đạo nhiều dự án, cuộc thi, triển lãm của bảo tàng. Chính sự 49


CẢNH QUAN TỰ NHIÊN

Vẻ đẹp tự nhiên xung quanh Fallingwater có mối liên hệ mật thiết tới sự am hiểu và giá trị của chính ngôi nhà. Sự tài tình của Frank Lloyd Wright là nắm bắt được thế giới tự nhiên và tinh thần của nó, ghi lại trong kiến trúc táo bạo và sáng tạo ra giữa khung cảnh tự nhiên của rừng Bear Run. Phong cảnh của Fallingwater được biến đổi bởi nước và đá. Khi mảng lục địa Bắc và Nam Mỹ va chạm với mảng lục địa châu Phi, khoảng 300 triệu năm trước, nó đã tác động lớn đến vùng sẽ trở thành Bear Run sau này với nhiều lớp sa thạch (nay là đá sa thạch Pottsville), đá phiến và đá vôi hình thành nên những rặng song song dài.. Kể từ đó, dòng

50

chảy của nước đã dần ăn mòn đá vôi và đá phiến mềm hơn, tạo ra dòng chảy mà chúng ta gọi là Bear Run, dòng chảy nước hình thành từ các mỏm đá sa thạch không bị ăn mòn, tạo ra một loạt thác nước. Bear Run nằm trên gần như toàn bộ phía tây nam Pennsylvania, nằm trong Cao nguyên và dãy núi Appalachia. Khu vực địa lý dài và tương đối hẹp này trải dài từ phía bắc Georgia đến các phần phía nam của New England. Địa hình bao gồm các rặng núi, cao nguyên, sườn dốc và các hẻm núi ấn tượng,biến thể về địa hình tạo ra trên một phạm vi rộng về định hướng, độ cao và độ ẩm. Chúng tác động tạo ra những phong cảnh khác nhau của rừng.


Không ai có thể hiểu được đầy đủ mối liên hệ phức tạp giữa Fallingwater và phong cảnh xung quanh nó mà không khảo sát nơi mà nó được xây dựng. Trong nhiều thế kỷ, tác động của dòng nước trên đất liền đã mang lại một cảnh quan tuyệt đẹp ở vùng nông thôn phía tây nam Pennsylvania.. Theo nghĩa đen, công trình được xây dựng trên nền tảng đá, nước và hệ thực vật của Bear Run, đó là thứ truyền cảm hứng cho thiết kế của Frank Lloyd Wright. Sự đa dạng về đời sống thực vật và các khu rừng xung quanh Fallingwater là thứ không còn nghi ngờ gì đối với du khách ngày nay cũng như những người dân sống ở đây

gần một thế kỷ trước. Ngoài đời sống thực vật đa dạng, khí hậu và địa hình của khu vực còn tạo ra các loại rừng đặc trưng của vùng. Rừng sồi Appalachian, là loại rừng chiếm ưu thế của tất cả vùng Pennsylvania, được tìm thấy trên các loại đất giàu axit, ít màu mỡ. Loại rừng này thường được tìm thấy trên các cao nguyên, vùng cao và sườn phía nam và đây cũng là loại rừng bao quanh Fallingwater. Mát mẻ hơn rừng sồi Appalachian, rừng Mesicphytic là hỗn hợp các loại rừng đa dạng nhất nằm ở Hoa Kỳ và xuất hiện trong các khu vực nhỏ nằm quanh các suối núi mát mẻ như Bear Run, trong các khe núi đá dốc đứng và trên các sườn đồi, chủ yếu hướng về phía Bắc và phía Tây.Được nuôi dưỡng bởi nhiều suối núi, Bear Run nhanh

chóng giảm 1.430 feet độ cao cùng ba dặm từ sườn phía tây của Laurel Hill để chảy ra sông Youghiogheny trước khi cuối cùng chảy vào Vịnh Mexico. Trên đường đi, Bear Run sẽ hợp nhất với sông Monongahela, sau đó kết hợp với sông Allegheny tại Pittsburgh để tạo thành sông Ohio, chảy qua sông Mississippi và chảy về phía nam. Các thác nước nhỏ rải rác theo chiều dài của Bear Run, minh họa các tương tác động khi kết hợp giữa địa chất và thủy văn cảnh quan. Khu vực tầng tương đối mỏng, xen kẽ theo chu kỳ cho phép thác của Fallingwater phát triển cấu hình “bậc thang” đặc trưng của chúng.

51


NGÔI NHÀ TRÊN THÁC NƯỚC Tình yêu của nhà Kaufmanns đối với thác nước Bear Run đã tạo cảm hứng cho kiến trúc sư tưởng tượng ra một nơi cư trú—không hẳn như nhà Kasfmann đang mong đợi ( công trình băng ngang qua thác nước và họ có thể thưởng thức phong cảnh từ xa), mà sẽ là đặt trực tiếp trên thác. Đó là một quyết định táo bạo cho phép nhà Kasfmanns không chỉ đơn giản là nhìn ngắm thiên nhiên, mà còn thực sự sống giữa thiên nhiên. Frank Lloyd Wright đã chọn thác nước gây ấn tượng mạnh mẽ nhất nhất trong số những thác nước ở nơi này cho ngôi nhà của Kaufmanns. Có lẽ vô tình, Wright đã thể hiện mặt nghệ thuật xuất sắc nhất của mình, được rèn luyện bởi kinh nghiệm và được kích thích Sự hợp tác giữa Edgar Kaufmann và Frank Lloyd Wright là một kết quả tốt đẹp, được thành lập dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, mối quan hệ chung cho những ý tưởng mới và cùng đặt ra những ranh giới đầy thách thức. Được giới thiệu với Wright bởi con trai của ông- Edgar jr., (Người đã học với Wright tại Taliesin), Kaufmann bị thu hút bởi hình ảnh của một thiên tài kiến trúc già nua, ở tuổi 67, được cho là đang ở trong đỉnh cao của sự nghiệp. Sau khi nhận được sự ủy thác về nội thất văn phòng của Edgar Kaufmann trên tầng mười của Cửa hàng bách hóa Kaufmann, Frank Lloyd Wright đã đến thăm Pittsburgh, và cuối cùng là Bear Run, vào tháng 12 năm 1934 52

bởi cơ hội hợp nhất con người với thiên nhiên, một trong những niềm tin cốt lõi của ông. Khách hàng của ông rất cởi mở với những ý tưởng mới và việc quảng bá thiết kế hiện đại của họ thông qua Cửa hàng bách hóa của Kaufmann đã thách thức Wright, nhưng mối quan hệ kiến trúc sư-khách hàng đặc biệt này đã tạo ra một thiết kế vô song của các kiến trúc sư Mỹ đương đại vào thời điểm đó. Thiết kế đó, theo một số người học việc Taliesin của Wright, đã được Wright sáng tạo ra trong vài giờ đồng hồ, Các bản vẽ đầu tiên bao gồm sơ đồ, phối cảnh của Fallingwater. Phần cơ bản là phần cuối cùng. Cái tên Fallingwater cũng được hình thành ngay tại chỗ, được kiến trúc sư viết bằng tay qua phần dưới của bản vẽ.


Nhận thấy một mô hình tự nhiên được thiết lập bởi các mỏm đá lân cận, Wright đã định vị ngôi nhà bên trên thác trong một nhóm các “khay” bê tông đúc hẫng, mỗi cái neo vào một khối ống khói đá trung tâm bằng đá sa thạch Pottsville được khai thác tại địa phương. Mặt dù ngôi nhà cao hơn 30 feet tính từ bề mặt thác nước, nhưng những đường nét tạo hình ngang mạnh mẽ cùng với trần và sàn thấp đã mang lại sự cân bằng tổng thể. Thiên nhiên như luồn lách vào từng chi tiết của ngôi nhà và ngược lại, con người ở trong nhà cũng được gần gũi với thiên nhiên hơn.

Là một đại diện mẫu mực của “Kiến trúc hữu cơ”, thiết kế của Fallingwater house tượng trưng cho sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Thông qua thiết kế ta hiểu được sự kết hợp liền mạch giữa bối cảnh thiên nhiên, công trình, nội thất, và tất cả những thứ đó trở nên gắn kết thành một thể thống nhất, không thể tách rời. Wright nói về công trình của ông “ đó là nơi mà tổng thể là chi tiết và chi tiết cũng là tổng thể, nơi mà thiên nhiên đến tư vật liệu, thiên nhiên từ mục đích, từ hiệu suất tổng thể, tất cả đều quan trọng như nhau trong việc hình thành nên công trình.

Falling water xây dựng vào thời gian cuối năm 1937, và khi gia đình Kaufmann bắt đầu chuyển đến vào kỳ nghỉ cuối tuần để chia sẻ không gian ngôi nhà và khám phá những ku vực xung quanh với bạn bè – chuyến hành trình dài xuyên quan các thân gỗ, lao mình xuống làn nước suối mát, và đọc sách hoặc ăn tối giữa một không gian thiên nhiên. đến năm 1939, vì sự phổ biến của ngôi nhà nên nó đã được mở rộng thêm, kết nối với khối nhà chính bằng đường dạo từ bê tông, mục đích khối nhà nhằm phục vụ cho những bữa tiệc của chủ nhà. 53


trong hơn một thập kỷ Fallingwater house hoạt động – một ngôi biệt tự cá nhân chỉ được đến thăm khi có giấy mời , tuy nhiên nó cũng đạt được sự nổi tiếng nhầ định và đã mang dự nghiệp của Frank Lloyd Wright đi lên từ những năm 1940 đến 1950. Vào năm 1952, không lâu sau cái chết của Liliane Kaufmann, Edgar Kaufmann và con trai đã ngồi lại và bàn luận về tương lại của ngôi nhà, hộ đồng ý rằng ngôi nhà và tất cả mọi thứ xung quanh nó sẽ được mở cửa cho công chúng tiếp cận. Trong vòng 3 năm, Edgar Kaufmann cũng qua đời, để lại nghĩa vụ bảo quản ngồi nhà cho con của ông – Edgar .jr, người đã quyết định để cho fallingwater house thành một nguồn tài nguyên về kiến trúc cho xã hội. Sau đó ông sống tại NewYork, nơi mà ông ấy đã từng dạy ở đại học Colomiba, Edgar jr. rất ít khi quay trở lại thăm Fallingwater House.

54

Ngày 29 tháng 10 năm 1963, trong một bối lễ cống hiến cộng đồng, Edgar Kaufmann jr. đã ủy thác việc bảo tồn Fallingwater và các khu vực lân cận thung lũng Bear Run cho khu bảo tồn Tây Pennsylnavia. “Khu bảo tồn Kaufmann trên thung lũng Bear Run không chỉ tôn vinh cha mẹ mà còn mở đường cho nó trở thành 1 trung tâm văn hóa công cộng.“ Kaufmann nói trong 1 bài phát biểu. Fallingwater mở cửa cho các tour du lịch công cộng vào năm 1964 và đã có 29,792 lượt khách thăm quan vào mùa đầu tiên mở cửa. từ khi lượt khách tang ổn định, hang năm lượt khách vượt quá 180,000 người with hơn 5,7 triệu người thăm quan kì nghỉ cuối tuần của Kaufmann, ngôi nhà được thiết kế cho gia đình 3 thành viên. Luôn cảnh giác, Edgar Kaufmann tiếp tục đến thăm ngôi nhà và là người hướng

dẫn quá trình chuyển đổi của nó đến một bảo tàng và tiếp tục làm cố vấn cho các nhân viên cho đến khi ông qua đời vào năm 1989. Vào năm 1976, Fallingwater trở thành một cột mốc lịch sử của quốc gia, cùng năm với nhà và studio của Wrigh ở Oak Park, Illinois, và Taliesin, nhà và trường của anh ấy ở Spring Green, Wisconsin. năm 2000, nó được đặt tên là a Commonwealth Treasure bởi ủy ban lịch sử và bảo tang Pennsylvania, năm 2015 đã là một trong 9 các công trình của Frank Lloyd Wright tại Mỹ được UNESCO công nhận.


55



BẢN VẼ KIẾN TRÚC & HÌNH ẢNH CÔNG TRÌNH Phạm Thị Nhật Minh Trịnh Quốc Bảo


58


(Bản vẽ bởi Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại - MoMA, NY) 59


6

1

1

1

2

3

4

5

6

5

4

1 60

3 2


1 2 4

3

5 1

2

4

4

5

5

3

3 61


1

1

1

3

4

2

4

5

62

2 1

3

5


1

2

3

3 4

5 2

1 4

1

5 63


4

2

2

1

1

3

3

4

4

3

2 1

64


0

1

2

2

4

3 1

2

0

3

3

4

5 6

5

6

7

7 65


66


1

2

4

5 6

3 2

2

3

4

5

1

6 67



SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH CHUNG Trịnh Quốc Bảo Nguyễn Đình Duy


70


71


72


73


74


75


76


77


78


79


80


81


82


83


84


85


86


87



CÚ PHÁP KHÔNG GIAN TRONG FALLINGWATER Trịnh Quốc Bảo Nguyễn Đình Duy


WRIGHT VÀ THUYẾT PHÁ HỘP (DESTRUCTION OF THE BOX) Thuyết Phá Hộp bị ảnh hưởng sâu sắc bởi De Stijl, trong đó nhấn mạnh tính di động không gian. Xem sơ đồ bên phải: 1) Một chiếc hộp được tạo ra.

Frank Lloyd Wright là người tiên phong trong việc hình thành Phong trào Hiện đại. Ông đã được miêu tả là một trong những kiến trúc sư đầu tiên thoát khỏi chủ nghĩa chiết trung và tạo ra một phong cách kiến trúc mới dựa trên một quan niệm không gian về các mặt phẳng xen kẽ và các khối trừu tượng, Wright là một trong những kiến trúc sư đầu tiên từ chối ý tưởng về một ngôi nhà và các phòng như một loạt những chiếc hộp. Bằng cách định vị các phòng trên một đường chéo và loại bỏ các bức tường, ông đã tạo ra một không gian mở lớn hơn thay vì hai hộp kín nhỏ hơn. Theo nghĩa này, ngôi nhà không còn là một cái hộp được chia thành các không gian biệt lập nhỏ hơn. Thay vào đó, không gian nội thất của Wright đã bị phá vỡ và được chia lại thành một chuỗi các không gian tự trị nhưng được kết nối với nhau, thường khác nhau về kích thước, chiều cao, ánh sáng và chức năng. Đáng chú ý là trong cả không gian chức năng và không gian được liên kết, tất cả các phần trong đó đều được xây dựng dựa trên tỉ lệ con người trong nhân trắc học. 90

2) Nó trải qua quá trình hình thành các lỗ rỗng trên tường. 3) Bốn góc hỗ trợ mỗi bốn vị trí cho mỗi hướng trong một khoảng. 4) Bằng cách thụt bốn cột trụ góc, dầm trụ trở thành đúc hẫng. Những gì còn lại là các dầm liên tiếp với các nhịp ngắn. 5) Các bức tường hoạt động như tấm màn tách ra từ các trụ góc và chính ở đây, cửa sổ góc được chèn vào. 6) Các bức tường màn (Screen wall) được tạo ra thông qua quá trình trên có vai trò mở không gian bên trong ra bên ngoài và ngược lại. Do đó, thiên nhiên, con người và các tòa nhà có thể được giải phóng theo chiều ngang. 7) Tính liên tục không gian có thể mở rộng theo chiều ngang và chiều dọc lên trần của tòa nhà. 8) Với khái niệm trên, bên trong và bên ngoài tương tác lẫn nhau để tạo ra khái niệm hữu cơ linh hoạt.

Có lẽ cuộc thảo luận kỹ lưỡng nhất về cách thức mà Wright có thể sửa đổi và biến đổi không gian nội địa của Mỹ được cung cấp bởi nhà sử học kiến trúc-H Allan Brooks trong bài viết của mình, “Frank Lloyd Wright and The Destruction of the Box”, được xuất bản trên Tạp chí Society of Architectural Historians năm 1979. Brooks ‘nhấn mạnh rằng khi Wright bước vào nghề vào cuối những năm 1880, phong cách của tòa nhà Queen Anne đã lan rộng sức ảnh hưởng của mình. Brooks cũng lưu ý rằng


phong cách Victoria không đặt câu hỏi về một phương án cơ bản của một căn phòng. Ông giải thích, “bốn bức tường, được nối ở các góc, sàn và trần đồng nhất vẫn còn; căn phòng vẫn tiếp tục là một cái hộp. Brooks chỉ ra rằng thay đổi chính đã diễn ra từ các phong cách trước đó trước thời Victoria là sử dụng các lỗ mở lớn hơn giữa các chức năng khác nhau, đạt được bằng cách tăng kích thước của lối vào phòng và cửa cho đến khi chúng đạt đến chiều rộng và chiều cao của tường. Nhưng cách tổ chức và chức năng liên quan đến các phòng khác nhau vẫn như cũ. Phương pháp tuy mang lại cảm giác rộng rãi khi nhìn từ phòng này sang phòng khác nhưng cũng dẫn đến việc mất đi một số sự riêng tư.

sánh thiết kế của ông cho giá đình nhà Ross tại Delavan Lake, Wisconsin, với một ngôi nhà theo phong cách Victoria điển hình, bởi kiến trúc sư Bruce Price cho William Kent ở Tuxedo Park, New York. Wright chấp nhận cách bố trí cơ bản từ phương án của Price. Cả hai phương án nhà đều phản ánh phong cách quy hoạch hình chữ thập, cả hai đều có cách sắp xếp các phòng tương tự nhau và cả hai đều có mái hiên hình chữ U đặc trưng ở phía trước. Brooks nhấn mạnh rằng sự khác biệt cơ bản của hai phương án, là mối quan hệ giữa phòng ăn và không gian phòng khách.

Wright đã chỉ trích những phong cách Victoria đang thịnh hành với mỗi phòng riêng cho từng chức năng. Như Brooks giải thích: “Thực tế, một chiếc hộp được dán nhãn gọn gàng được đặt bên cạnh một hộp khác và một loạt những chiếc hộp này tạo thành ngôi nhà. Điều này không có gì mới, căn phòng như một chiếc hộp là truyền thống phương Tây từ thời xa xưa. Wright đã thừa hưởng nó, nhưng ông đã sớm xác định lại khái niệm về không gian bên trong và bắt đầu quá trình này bằng cách tháo dỡ chiếc hộp truyền thống “ Theo Brooks, sự khởi đầu của Wright về việc phá hủy chiếc hộp có thể được nhìn thấy sớm nhất là vào năm 1902 bằng cách so

a, Frank Lloyd Wright, Nhà cho Charles & Ross b, Bruce Price, Nhà cho William Kent 91


Brooks sử dụng sơ đồ bên trên để làm rõ điểm này. Hình minh họa các vị trí xem A, B và C nằm ở các vị trí tương tự nhau trong hai ngôi nhà. Khu vực có tầm nhìn trong cả hai phương án dựa trên đường ngắm của ba vị trí quan sát, phản ánh cách người quan sát chuyển động trải nghiệm không gian. Như hình minh họa, Wright có được sự riêng tư và đa dạng hơn. Tầm nhìn vào phòng bên cạnh bị hạn chế và thay đổi rõ rệt khi người xem thay đổi vị trí.

Trái: Mặt bằng theo phong cách Queen Anne điển hình Phải: Mặt bằng trong một thiết kế của Wright

Trái: Nhà điển hình được tạo bởi những căn phòng dạng hộp Phải: Bước đầu tiên của Wright trong việc phá bỏ chiếc hộp 92

Sơ đồ Axonometric dưới cho thấy những gì Wright đã đặt ra để phá hủy - một ngôi nhà được tạo thành từ một loạt những chiếc hộp, mỗi chiếc được đặt cạnh nhau và mỗi chiếc phục vụ một chức năng cụ thể. Mặt khác, trong bản vẽ hình chiếu trụ đo, biểu thị bước đầu tiên của Wright trong việc phá hủy chiếc hộp. Ông đặt hai phòng theo cách mà một phần không gian của mỗi phòng được trao cho phòng kia. Kết quả của cấu trúc không gian này, như Brooks giải thích, là “các góc, phần ít hữu ích nhất của căn phòng, bị phá hủy đưa một tầm nhìn có kiểm soát vào khu vực liền kề được mở ra. Khung nhìn này bị chéo và bị chèn ép tại điểm giao, bị hạn chế và khiến phần lớn khu vực liền kề bị che khuất, nhưng đưa cảm giác bí ẩn vào chuỗi không gian”


Brooks cũng nhấn mạnh trong bài viết của mình rằng sự phá hộp của Wright không chỉ giới hạn trong các phương án hai chiều trong những ngôi nhà của ông. Tính nhất quán của thiết kế bao trùm mọi khía cạnh trong tác phẩm của Wright, do đó, “sự phá hủy” này cũng có thể được nhìn thấy theo cách Wright cấu trúc không gian nội thất ba chiều. Tóm lại, Brooks giải thích rằng khái niệm truyền thống về một căn phòng có bốn bức tường được nối ở các góc và một chức năng cụ thể đã tồn tại từ một thời gian dài không bị cản trở. Wright nhận ra tổ chức không gian tĩnh này và quyết tâm sửa nó. Như Brooks giải thích, “Wright đã phân tích các thành phần của một căn phòng, về cơ bản là một cái hộp. Ông nhận ra rằng các góc là yếu tố biểu cảm nhất, vì vậy anh ta đã phá hủy chúng trước. Sau đó, anh ta tháo dỡ các thành phần khác của căn phòng - tường, trần nhà và thậm chí cả sàn nhà, cuối cùng đã ghép lại các thành phần thành một khái niệm không gian hoàn toàn khác. “Sự thay đổi sử dụng không gian của Wright được bắt đầu trong những ngôi nhà theo phong cách Prairie đầu tiên của ông (ví dụ, Ross house, 1902), được phát triển thêm trong những ngôi nhà theo phong cách Prairie sau này (ví dụ, Robie house, 1906), và có lẽ là biểu hiện trưởng thành nhất của nó trong ngôi nhà của gia đình Kaufmann (1936) – The Fallingwater.

A: Căn phòng điển hình với tường được nối liền ở bốn góc. B: Bước đầu tiên của Wright: Xóa bỏ các góc, các bức tường trở thành các tấm di động tự do. C: Bước thứ hai: xác định, bằng cách ghép lại các phân đoạn của các tấm này, tạo ra những không gian mới tích hợp thêm các chức năng trước đây của các phòng đã bị hủy. 93


CÚ PHÁP KHÔNG GIAN TRONG FALLINGWATER (SPACE SYNTAX) Space syntax là thuật ngữ tập hợp nhiều các lý thuyết và kĩ thuật để phân tích một cấu hình không gian. Nó được tạo ra bởi Bill Hillier, Julienne Hanson và các đồng nghiệp tại đại học Bartlett London vào cuối những năm 1970 đến đầu những năm 1980 như một công cụ giúp các nhà quy hoạch đô thị mô phỏng các ảnh hưởng đến xã hội từ các thiết kế của họ. Việc ứng dụng space syntax trong môi trường trong nhà nhằm mục đích giải đáp hai câu hỏi cơ bản: - Làm thế nào để mặt bằng công trình có thể thiết lập cách mà một công trình vận hành và ai có thể đi tới đâu? - Liệu các thể loại công trình khác nhau (vd bệnh viện, trường học, bảo tàng) có cho mô hình sử dụng không gian và tính thấm khác nhau không? Phân tích theo biểu đồ tính thấm (Justified Permeability Graph) The Permeability Graph: biểu đồ tính thấm: Sơ đồ này sử dụng các hình cơ bản để giải thích mối quan hệ giữa phần tử trong một tập hợp các không gian, thể hiện độ nông, sâu chi phối cách một không gian liên quan đến tất cả các không gian khác trong nhà. Chú thích: - Vertex (Điểm) là mỗi phòng trong căn nhà - Edge (Cạnh) là kết nối giữa hai phòng bất kì - A Space: Không gian ngọn - B Space: Không gian nằm trên một tuyến đến ngọn - C Space: Không gian liên kết với nhau thành một vòng duy nhất - D Space: Không gian giao nhau của các vòng SƠ ĐỒ LẤY GỐC LÀ SẢNH VÀO 94


SƠ ĐỒ LẤY GỐC LÀ KHÁCH/ ĂN

SƠ ĐỒ LẤY GỐC LÀ NGỦ CHỦ

Thống kê:

Nhận xét:

A Space: 5 (29%) - Vệ sinh, ngủ khách B Space: 1 (6%) - Ngủ chủ C Space: 9 (53%) - Phòng làm việc, bếp, cầu thang,..... D Space: 2 (12%) - Sảnh tầng, khách/ăn Tổng cộng: 17

Các sơ đồ này cho thấy độ sâu và khoảng cách từ không gian ở gốc tới không gian ngọn. Càng nhiều các Vertex (điểm) được nối với nhau đồng nghĩa với việc độ sâu của không gian càng cao. Số lượng lớn các không gian C cho thấy Wright chú trọng tới việc liên kết các không gian bằng nhiều cách nhau, linh hoạt và đa dạng trong cách tiếp cận. 95


96


97


ĐIẺM NHÌN PHÒNG ĂN

Sơ đồ Isovists - 98

Isovists: Là một tập hợp các điểm có thể nhìn thấy từ một vị trí thuật lợi trong không gian.

ĐIẺM NHÌN SẢNH VÀO


ĐIẺM NHÌN PHÒNG KHÁCH

ĐIẺM NHÌN BẾP

99



KIẾN TRÚC HỮU CƠ & TÍNH HỮU CƠ TRONG FALLINGWATER Trịnh Quốc Bảo Lưu Văn Thiện


KIẾN TRÚC HỮU CƠ Kiến trúc hữu cơ là tư duy nền tảng cho phần lớn những công trình của Wright. Ông chọn từ “Hữu cơ”, để mô tả những kiến trúc của mình và sử dụng nó lần đầu tiên trong một cuộc triển lãm với công chúng vào năm 1894: “Hãy để ngôi nhà của bạn mọc lên mà không gặp bất kì trở ngại nào về vị trí và sự vừa vặn của nó để nó hài hòa với môi trường, bất kể thiên nhiên có mặt ở đó hay không, hãy cố gắng làm cho nó trở nên nhẹ nhàng và hữu cơ như lẽ tự nhiên đã có”

Wright đã sử dụng các nguyên tắc của sự phát triển hữu cơ cho kiến trúc của mình; thời gian sẽ chuyển đổi sự tiến hóa từ trong rễ, sau đó là trong hoa và cuối cùng là trong quả trong một bài học cho xây dựng. Ông mô tả: “Nó là một kiến trúc phát triển từ trong ra ngoài hài hòa với các điều kiện của bối cảnh, khác với những kiến trúc được thực hiện từ bên ngoài. Các tòa nhà phải tự nhiên, phù hợp với thời gian, phù hợp với địa điểm và tất cả các tính năng của nó thuộc về thời gian, địa điểm và con người.”

Ivry-sur-Seine thiết kế bởi Jean Renaudie ảnh hưởng bởi chiết lý hữu cơ của Wright 102

Những ý tưởng kiến trúc của ông ưa thích sự rộng rãi, thấp, với mái hiên rộng, mái lơ lửng, sự giao thoa với mặt đất, sự kết hợp giữa lò sưởi và những ống khói lớn, sự căm ghét với những đồ nội thất chắp vá, hệ thống sưởi và những sự phân chia không cần thiết. Một tín đồ của sự đơn giản thể hiện qua những vật liệu đá, gỗ được giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên của chúng. Ông nhấn mạnh rằng những ngôi

nhà nên được xây dựng từ trong ra ngoài; hữu cơ. Những đường nét của chúng nên thể hiện cuộc sống một cách tự nhiên. Ông định nghĩa kiến trúc hữu cơ là một kiến trúc phù hợp với thời gian và địa điểm, cũng như con người. Đây là ba yếu tố quan trọng đặc trưng cho sự nghiệp kiến trúc của ông. Thích hợp với thời gian có nghĩa là việc xây dựng nên mang hơi thở của thời đại. Một tòa nhà từ thế kỷ XXI không thể bắt chước một tòa nhà khác từ thế kỷ XVI, bởi vì các tòa nhà từ quá khứ đã đáp ứng cho một kiểu sống khác, cách cư xử xã hội và các điều kiện lỗi thời ngày nay. Wright đã định nghĩa một công trình phù hợp với địa điểm là một công trình hài hòa với môi trường tự nhiên, cảnh quan và khai thác các đặc điểm tự nhiên của môi trường xung quanh. Cùng với sự thay đổi của thế kỷ, điều này đã được thay thế bằng kiến trúc xanh.


TÍNH HỮU CƠ TRONG FALLINGWATER một nét đặc trưng trong những sáng tác của Wright. Vẻ đẹp tự nhiên bao quanh Fallingwater có liên hệ mật thiết với sự hiểu biết và ghi nhận của chúng ta về chính ngôi nhà. Sự thiên tài của Frank Lloyd Wright trong Fallingwater đó là khả năng nắm lấy thể chất và tinh thần của thế giới tự nhiên, nắm bắt được tầm nhìn kiến trúc rằng những người sử dụng cũng chính như một phần tích cực trong cuộc sống hữu cơ của cảnh quan. Nhà Kauffmanns đã bị sốc khi thoạt nhìn vào những bản vẽ của Wrights, họ yêu thác nước nhưng họ không chắc chắn về toàn bộ thiết kế của ngôi nhà. Họ muốn nhìn thấy thác nước, không hẳn là nghe nó. Wright nói với họ rằng Thác nước sẽ phát triển cùng với ngôi nhà của họ, họ sẽ sống cùng thác nước. Đó là một hình thức kiến trúc hoàn toàn khác, ngôi nhà như được làm bởi đấng sáng tạo của thiên nhiên. Trong ngôi nhà, Frank Lloyd Wright đã có ý kết hợp càng nhiều càng tốt các yếu tố của thiên nhiên - cây cối, dòng sông và đá với công trình để tạo ra một ngôi nhà có nhiều sự hài hòa nhất với môi trường xung quanh, tạo ra những không gian với sự thanh thản và yên bình. Mối quan hệ với thiên nhiên này là

Sự đa dạng vô cùng của khu rừng và các loại thực vật khác nhau cũng có một vai trò quan trọng trong toàn bộ công trình. Nếu chúng ta tưởng tượng ngôi nhà này trông như thế nào nếu không có tất cả cảnh quan đó thì nó sẽ rất khác biệt, và ý đồ chính của ngôi nhà sẽ hoàn toàn biến mất. Việc xây dựng Fallingwater bắt đầu vào tháng 1 năm 1936 với việc loại bỏ một tảng đá lớn. Nhịp điệu mà Wright muốn trên những bức tường đá là tùy thuộc vào sự cảm nhận của đội thợ, chúng thể hiện sự xếp lớp tự nhiên giống như một tảng đá. Đó là thời điểm mà kinh thế khó khăn, việc xây dựng Fallingwater đã tạo ra thêm nhiều việc làm cho người dân ở đó. Không có những máy móc lớn, đa phần công việc đều được hoàn thành bằng tay với những công cụ thô sơ như cuốc và xẻng. 103


Vật liệu được sử dụng trong việc xây dựng Fallingwater: Các cấu kiện dọc chủ yếu làm từ đá, được khai thác từ các khu vực lân cận của địa phương. Các cấu kiện nằm ngang được đổ bê tông rồi phủ thêm đá. Các đồ trang trí nội thất bằng gỗ óc chó. Sơn của công trình ở phần bên ngoài của ngôi nhà, chỉ có hai màu được sử dụng xuyên suốt: màu vàng nhạt cho bê tông và màu đỏ Cherokee đặc trưng của ông cho thép.

Sự hữu cơ còn đến trong các phân vị ngang của công trình, phòng khách và các sân thượng vươn ra đưa không gian sử dụng đến gần hơn với thác nước. Tuy ngồi nhà cao hơn 30 feet (~9m) so với thác nước nhưng những phân vị này làm cho công trình có cảm giác thấp hơn, kéo dài và hòa hợp với dòng nước. Nếu nói thác nước chảy xuống từ ngôi nhà thì ngay chính hình ảnh tổng thể của Fallingwater đã trở thành một biểu tượng rõ ràng nhất của kiến trúc hữu cơ. 104

Wright quan niệm toàn bộ tòa nhà là một loạt những khay lớn nhỏ được ngăn cách bởi các khối đá tăng cường ở các cạnh. Những khay lớn là các mặt sàn, những khay nhỏ hơn là phần nội thất tích hợp được thiết kế đặc biệt như tủ, kệ, bàn và các bậc thang. Wright đã cố định thể tích của ống khói trực tiếp trên một tảng đá lớn theo chiều đứng và chính xung quanh nó, mọi không gian nảy nở từ trái tim của căn nhà. Có thể ví căn nhà như một cơ thể thực vật thống nhất với đầy đủ rễ, thân, cành, lá.


Ngôi nhà được tiếp cận bằng cách băng qua một cây cầu nhỏ và đi theo một hành lang hẹp ở phía sau của ngôi nhà. Lối vào đã được giảm kích thước, điều này bởi vì Wright muốn nhấn mạnh khu vực mở và độ sáng của phòng khách. Một đặc điểm đáng chú ý khác đó là những cầu thang dẫn xuống mặt nước, có thể nói nó như một lối tiếp cận đặc biệt của cả con người lẫn thiên nhiên, vì đó là nơi mà âm thanh, mùi và hơi nước từ dòng nước trực tiếp và duy nhất tràn vào không gian của tầng một.

Dấu vết của tự nhiên tồn tại rải rác trong các chi tiết của căn nhà, đáng chú ý nhất là hai phần nhô lên của một tảng đá dưới thềm lò sưởi ở tầng một, thay vì đập bỏ hoàn toàn những tảng đá, Wright đã giữ lại một vài trong số chúng như là điểm tựa của căn nhà. Như là mối quan hệ giữa đất và rễ được lộ ra. Một chi tiết khác tương tự xuất hiện bên ngoài công trình, đó là ba thanh dầm của sân thượng bên trái tầng hai. Khác biệt duy nhất đó là tảng đá chiếm phần nhiều hơn. 105


Trong khu vực phòng nghiên cứu của Edgar Kauffman Sr. có một tháp ánh sáng thẳng đứng ba tầng mà nếu quan sát nó từ bên ngoài sẽ thấy sự cân bằng mà nó tạo ra giữa các khối ngang, đồng thời nó cũng mang lại sự trong suốt cho ngôi nhà theo phương dọc. Những băng cửa kính được thiết kế đặc biệt với không có bất kì đường giao nhau nào với những bức tường đá. Một vài trong số đó cũng được làm mất đi những cạnh vuông của khung cửa.

Cầu thang ngoằn nghoèo kết nối phòng ngủ chính với tầng ba. Theo một cách tượng trưng, lan can của nó thể hiện vẻ tự nhiên của ngôi nhà giống như khi bước xuống đồi. 106


Trên những cạnh tường bê tông màu vàng, chúng ta cũng thấy sự mềm mại được Wright xử lý, chúng giống như được làm mòn đi bởi ánh sáng và góp phần giảm bớt sự gay gắt của những cạnh vuông không có trong tự nhiên.

Cây cối cũng được điểm xuyết khắp trục giao thông đứng của: Những gốc cây ở lối vào tầng một, bồn cây ở góc hành lang tầng hai và tầng ba với những chậu cây có thể tháo rời được. Ngoài ra theo bản vẽ gốc của Wright thì những phần lưới vươn ra phía trước và sau nhà cũng sẽ có sự xuất hiện của dàn cây leo.

107



SỰ CỐ & CÔNG TÁC BẢO TỒN Trịnh Quốc Bảo Hoa Tấn Khang


NHỮNG DẤU HIỆU CỦA SỰ XUỐNG CẤP

Công việc bảo tồn Fallingwater được tính đến ngay sau khi hoàn thành xây dựng. Từ nhiệm vụ bảo trì và vệ sinh hàng ngày đến những nỗ lực lớn hơn để bảo vệ ngôi nhà, sự quan tâm đến kiệt tác của Wright là tối quan trọng của tổ chức bảo tồn West Pennsylvania cũng như tiếp tục theo đuổi và gìn giữ ngôi nhà cho thế hệ tương lai. Fallingwater được cấu thành bởi nhiều vật liệu khác nhau như đá, bê tông, thép, kính, và gỗ, mỗi thành phần đều thấm nhuần phẩm chất tôn vinh những gì Wright gọi là kiến trúc hữu cơ. Cũng như yếu tố hữu cơ trong tự nhiêu, những vật liệu này đã có dấu hiệu xuống cấp trong tám mươi năm qua, do phần lớn do chúng tiếp xúc với một loạt các điều kiện khí hậu, đặc biệt là độ 110

ẩm và ánh sáng mặt trời đã ảnh hưởng đến các bộ sưu tập và điều kiện đóng băng nghiêm trọng ở phía tây nam Pennsylvania và sự xâm nhập của nước ảnh hưởng đến vật liệu kết cấu. Công việc bảo tồn Fallingwater vẫn đang tiếp diễn, bên cạnh đó là yêu cầu khách thăm quan không được sờ vào vật liệu và đồ đạc trong căn nhà. Ngay trước khi đưa gia đình chuyển đến Fallingwater, Edgar Kaufmann đã nhận thấy các vết nứt xuất hiện ở lan can phía đông và phía tây của sân thượng phòng ngủ chính. Trong những năm tiếp theo, Kaufmann đã cho các kỹ sư của mình theo dõi góc của các dầm công xôn và cho thấy rõ ràng là chúng đã

tăng và giảm phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ theo mùa. Sự chuyển dịch liên tục này dẫn đến các vết nứt, tuy được xử lý bằng cách vá thường xuyên và sơn lại nhưng bản chất vấn đề kết cấu chưa được giải quyết. Phần bên trong của công trình, các khung cửa bị cong vênh, bong tróc sơn, vết bẩn và vết nứt cũng xuất hiện là hệ quả của vấn đề kết cấu này. “Giống như trong bất kỳ tòa nhà nào, bảo trì là vấn đề thường xuyên phải làm tại Fallingwater”, Lynda Wagoner, Phó Giám đốc viện bảo tồn West Pennsylvania và Giám đốc Fallingwater nói. Việc cải tạo 11,8 triệu USD nằm 2004 cho thấy sự cần thiết phải bảo trì và phục hồi / cải tạo / bảo quản thường xuyên.


KHÔI PHỤC KẾT CẤU NGANG Như đã nói ở trên, sự cố ở Fallingwater là do người ta đã không tính đến vấn đề sự thoái hóa của kết cấu theo thời gian, Edgar Kaufmann Jr. cho rằng đáng lẽ ra các dầm công xôn nên được đúc dốc lên ra phía ngoài để hạn chế sự tác động theo thời gian của trọng lực. Sau rất nhiều phương án được đưa ra để giải cứu công trình, năm 1997 giải pháp sử dụng hệ thống cáp dự ứng lực đã được viện bảo tồn phê duyệt và thực hiện vào năm 2001.

111


KHÔI PHỤC KẾT CẤU DỌC Fallingwater được tính Sự sắp xếp những viên đá tạo thành tường đã không may tạo ra rủi ro hình thành những kẽ hở sâu, những khoảng nhỏ của mỗi kẽ là điều kiện lý tưởng để nước thấm qua dẫn đến những thiệt hại trên bề mặt trần và tường bên trong. Các gờ của mỗi hàng đá có độ lõm nhỏ trong đó có thể tích tụ nước, tuyết một khi tan chảy cũng qua đó đưa nước vào. Lớp vữa giữa các viên đá chủ yếu bị tác động bởi sự xâm thực từ môi trường, do đó cách duy nhất để bảo tồn là làm vệ sinh. Việc làm sạch triệt để các bức tường đá bên ngoài được thực hiện định kỳ, mở rộng nhất được thực hiện từ năm 1989 đến năm 1992 dưới sự chỉ đạo của Wank Adams Slavin Associates. Vào năm 2012, hai mặt của khối ống khói đã được làm sạch để loại bỏ muối tích tụ, ám màu và sự phát triển của các loại thực vật như rêu.

112


KHÔI PHỤC MÁI Một báo cáo đã trích dẫn các cạnh mái tròn của Fallingwater là một khu vực có độ ẩm đáng kể. Các cạnh mái tròn không cho khả năng thoát nước đầy đủ, khiến cho nước và hơi ẩm mao dẫn xuống mặt dưới của tấm mái, một cách đi vòng qua lớp chống thấm bên trên. Người ta so sánh rằng mái và trần của tòa nhà hoạt động giống như một miếng bọt biển: nó làm tăng độ ẩm, cho phép nó thu thập dưới màng mái và cuối cùng di chuyển qua trần nhà. Trong phương án bảo tồn người ta quyết định tăng cường các lớp chống thấm và tạo thêm rãnh thu nước phía trên diềm mái của công trình.

113


KHÔI PHỤC SÂN THƯỢNG Trong kiểu thiết kế vươn theo chiều ngang của Fallingwater người ta cũng nhận thấy rằng những sân thượng của công trình giống như những cánh tay kéo dài ra vậy. Chúng tạo ra điều kiện rất thuận lợi để hứng lấy nước mưa và tuyết tan, cùng với đó là sự thất bại của hệ thống chống thấm đã góp phần tăng thêm khả năng bị rò xuống các không gian bên dưới. Để thay thế hệ thống chống thấm, người ta đã phải tháo dỡ 557 phiến đá sàn từng viên một rồi sau đó ráp lại như một trò chơi xếp hình khổng lồ. Những viên đá này được phủ một lớp sáp hơi bóng để có vẻ ngoài tự nhiên hơn.

114


KHÔI PHỤC LỚP SƠN VÀ CỬA KÍNH Có hai vấn đề nổi bật trong việc bảo tồn lớp sơn phủ bên trong, đó là màu sơn và độ bám dính. Qua phân tích, người ta thấy có quá nhiều lớp sơn đã được sử dụng, nó làm giảm khả năng bám dính của lớp sơn mới, do đó việc loại bỏ lớp sơn cũ là rất cần thiết. Độ ẩm cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng bám dính của lớp sơn. Thêm vào đó, lượng khách thường niên 140000 người cũng được xem xét là có phần tác động đến độ bền của lớp sơn. Qua rất nhiều thử nghiệm, người ta phải tìm ra loại sơn với độ thoáng khí phù hợp và độ bền cao, đồng nhất về màu sắc với những phần sơn khác của công trình. Ở một phần khác cũng quan trọng không kém đó là việc bảo tồn những cửa sổ và cửa ra vào bằng thép và kính của công trình. Năm 1988, kính nguyên bản ở Fallingwater được thay thế bằng kính lọc tia UV đặc biệt, giúp ngăn chặn những tia có hại để bảo quản vật liệu nột thất. Các bản lề, ổ khóa cũng được đảm bảo để vận hành đúng cách.

115



HỒ SƠ BẢN VẼ THI CÔNG Hoa Tấn Khang Lưu Văn Thiện


118


119


120


121


122


123


124


125


126


127


128


129


130


131


132


133


134


135


136


137


138


1

TÊN GỌI

KIỂU DÁNG

CỬA THÉP KÍNH MỞ 1 CÁNH

KÝ HIỆU

SỐ LƯỢNG

AD2

9

AD3

6

AD1

7

2100

STT

700

CỬA THÉP KÍNH MỞ 2 CÁNH

2100

2

700

700 1400

CỬA GỖ MỞ 1 CÁNH

2100

3

700

139



MÔ HÌNH MÔ PHỎNG Phạm Thị Nhật Minh Nguyễn Đình Duy Lưu Văn Thiện Trịnh Quốc Bảo


142


143


144


145


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách, báo cáo khoa học, luận văn - Precedents in Architecture – Roger H. Clark Michael Pause - Frank Lloyd Wright’s Fallingwater: The House and Its History - Edgar Kaufmann Jr. - Fallingwater Rising - Franklin Toker - “Organic architecture” and frank lloyd wright in turkey within the framework of house design - Filiz Sönmez - The influence of Frank Lloyd Wright’s organic architecture in Fallingwater - Jessica Liliana Alvarez Rabadan - To What Extent Do Frank Lloyd Wright’s Falling Water and Graycliff Represent Organic Architecture? - Sara Frego - Frank Lloyd Wright’s Fallingwater: A Case Study in Inside-the-Box Creativity - Robert W. Weisberg - Understanding space syntax theory in relation to indoor Environments/analyzing Frank Lloyd Wright’s “Destruction of the Box” through contrasting a Queen Anne house with Wright’s Robie and Kaufmann houses - Amit Ramani - A Study on the Concept of Prospect in Frank Lloyd Wright’s Works - Kim, Kwang-ho - Stabilizing the Falling of Fallingwater: A Structural Rehabilitation Proposal for The Master Terrace - Theodore M. Ceraldi, AIA - Fallingwater - Structural intervention, in time - JA. Matteo - The Analysis of a Secondary Space: Bathrooms at Frank Lloyd Wright’s Fallingwater - Amber Marie Anderson Bài viết, tạp trí - Fallingwater is no longer falling – Gerard Feldmann – Structure magazine - The Restoration of Frank Lloyd Wright’s Fallingwater - Paul R Bertram – PBR Design - The Plan to save Fallingwater – Robert Silman – Scientific American - A new house by Frank Lloyd Wright on Bear Run, Pennsylvania - MoMA - Frank Lloyd Wright & Fallingwater – Wikipedia.com - Frank Lloyd Wright & Fallingwater – Fallingwater.org - Frank Lloyd Wright & Fallingwater – Khanacademy.org - Frank Lloyd Wright – Flwright.org - Những căn nhà do KTS vĩ đại Frank Lloyd Wright thiết kế là ác mộng với chủ nhà?! – Thuan Nguyen – Design.vn - Sự hợm hĩnh và thành quả của KTS Frank Lloyd Wright - Thanh Huyền (Theo The Independent) – Kienviet.net - Frank Lloyd Wright: thiên tài hay kẻ mộng mơ - Phương Nguyễn – ELLEDecoration.vn - Trung thành với lý tưởng - Frank Lloyd Wright – theo Ovn Luxury Magazine dịch bởi Ashui.com 146


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP - Tên của các thành viên đóng góp được ghi bên dưới mỗi mục theo thứ tự từ trên xuống là chịu trách nhiệm chính tới hỗ trợ. - Các tài liệu sưu tầm đều được xác minh chéo các thông tin với các kênh khác để hạn chế sai sót. - Nội dung phần viết chủ yếu được biên tập và biên dịch, nội dung viết được bổ sung chiếm khoảng 15% nhằm dẫn dắt và giải thích rõ hơn luận điểm. Các sơ đồ của nhóm thực hiện đã được ghi chú rõ bên dưới. - Các bản vẽ kiến trúc được sưu tầm từ Congress Library (Thư viện Quốc Hội Hoa Kì). Nhóm bổ sung và nâng cấp các bản vẽ này bằng những công việc: Việt hóa, quy đổi đơn vị, thêm các hệ trục, cốt cao độ, ghi trú…. - Các bản vẽ chi tiết thang và vệ sinh được nhóm thể hiện dựa trên tài liệu vẽ tay của Wright kết hợp với những hình ảnh trong quá trình bảo tồn công trình.

Nhận xét của nhóm trưởng: Các thành viên có sự chủ động cao trong cộng việc, tuy không thể dành được toàn thời gian cho công việc của nhóm nhưng vấn cố gắng hoàn thành tương đối tốt khối lượng được giao. Một ưu điểm lớn đó là có sự phối hợp linh hoạt giữa các thành viên một cách tự giác, để bổ sung cho nhau những kĩ năng còn chưa hoàn thiện. Tóm lại sản phầm cuối cùng của nhóm là thành quả của một tập thể ăn ý, tuy chất lượng có thể chưa được xuất sắc. 147


HẾT


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.