Lamborghini Museum Project

Page 1

1


2. BÙI QUANG HUY


LIST

CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................................6 I.1 Giới thiệu bảo tàng xe hơi..................................................................................6 I.1.1 Khái niệm bảo tàng............................................................................................6 I.1.2 Bảo tàng xe hơi....................................................................................................8 I.2 Giới thiệu về thương hiệu Lamborghini.................................................................22 I.3 Mục đích của bảo tàng Lamborghini.....................................................................28 I.4 Kết luận...........................................................................................................................28 CHƯƠNG II - CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THIẾT KẾ..............................................30 II.1 Cơ sở pháp lý.....................................................................................................30 a. Căn cứ vào quy hoạch của sở quy hoạch.......................................................30 b. Quyết định phê duyệt dự án..............................................................................30 c. Quyết định giao thuê đất và sử dụng đất......................................................30 II.2 Cơ sở thiết kế................................................................................................................31 a. Nguyên lý thiết kế bảo tàng................................................................................31 b. Yêu cầu thiết kế bảo tàng xe hơi......................................................................38 CHƯƠNG III - PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG...............................................42 III.1 Giới thiệu vị trí xây dựng................................................................................42 III.1.1 Giới thiệu khu đô thị mới thủ thiêm..........................................................42 III.1.1.1 Vị trí và tiềm năng của một đô thị thế giới.................................42 a. Vị trí..................................................................................................42 b. Tiềm năng......................................................................................43 III.1.1.2 Quy hoạch định hướng toàn khu...................................................44 a. Quy hoạch của Sasaki................................................................44 b. Định hướng của thành phố......................................................44 III.1.2 Giới thiệu khu đất xây dựng.......................................................................50 III.2 Phân tích chi tiết khu đất xây dựng...............................................................51 III.2.1 Phân tích đánh giá vị trí khu đất...............................................................51 III.2.2 Phân tích điều kiện tự nhiên.......................................................................51 a. Địa hình.......................................................................................................52 b. Địa chất.......................................................................................................52 c. Khí hậu. - Nắng. - Gió. - Lượng mưa. d. Thủy văn.......................................................................................................52 III.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội.................................................................................55 a. Kinh tế..........................................................................................................55 - Nguồn lực. - Vốn đầu tư.. 3


b. Xã hội........................................................................................................56 - Dân số:........................................................................................................ + Dân số cư trú thường xuyên............................................................ + Dân số tạm trú................................................................................... + Số người làm việc.............................................................................. - Dân trí........................................................................................................... III.2.4 Hạ tầng kỹ thuật.........................................................................................58 a. Giao thông...................................................................................................... b. Mạng lưới điện.............................................................................................. c. Cấp thoát nước............................................................................................. d. Thông tin liên lạc.......................................................................................... III.2.5 Cơ cấu sử dụng đất....................................................................................60 a. Cơ cấu sử dụng đất...................................................................................... b. Mật độ xây dựng........................................................................................... c. Tầng cao.......................................................................................................... d. Hệ số sử dụng đất........................................................................................ III.2.6 Kết luận...........................................................................................................60 CHƯƠNG IV - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................62 IV.I Quy mô thiết kế...........................................................................................62 III.1.1 Các hạng mục trưng bày..............................................................................62 a. Trưng bày theo dòng xe.............................................................................. b. Trưng bày theo dòng động cơ.................................................................. c. Trưng bày theo Timeline............................................................................. III.1.2 Số lượng xe trưng bày......................................................................................... III.1.3 Không gian trưng bày.......................................................................................... III.1.4 Kết luận quy mô thiết kế.................................................................................... IV.II Nhiệm vụ thiết kế...........................................................................................59 IV.II.1 Hạng mục chính............................................................................................62 a. Sảnh đón tiếp - Dịch vụ............................................................................... b. Không gian trưng bày.................................................................................. c. Khu lưu giữ và bảo trì xe.............................................................................. d. Quản lý - Phục vụ.......................................................................................... e. Nghiên cứu - Giao lưu.................................................................................. f. Hệ thống kỹ thuật -Phụ trợ.......................................................................... IV.II.2 Hạng mục phụ...............................................................................................63 a. Chỗ đậu xe...................................................................................................... b. Quảng trường................................................................................................. c. Cây xanh, sân vườn........................................................................................ Chương V - Giải pháp thiết kế.......................................................................................65

4. BÙI QUANG HUY


5


Lamborghini museum

6. BÙI QUANG HUY


LAMBORGHINI 350GT

7


CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI I.1 GIỚI THIỆU BẢO TÀNG XE HƠI

khái niệm bảo tàng Thuật ngữ “bảo tàng” đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong các phương tiện truyền thông đại chúng. Vậy bảo tàng là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua một số quan niệm của các nước như sau * Các nước Đông Âu Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu, giáo dục, tiến hành nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày những tài liệu hiện vật gốc tiêu biểu của lịch sử, tự nhiên và xã hội, phù hợp với nội dung và loại hình bảo tàng. Bảo tàng dành để phục vụ cho công chúng vì những mục đích nghiên cứu và sưu tầm. * Nước Pháp Bảo tàng là một cơ quan thông tin đa chức năng, trong đó chức năng thông tin là quan trọng nhất, ngoài ra còn có chức năng giáo dục và chức năng giải trí. * Tổ chức ICOM (Hội đồng Bảo tàng quốc tế) Bảo tàng là thiết chế tồn tại lâu dài, không vụ lợi nhằm phục vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội, mở cửa phục vụ cho công chúng và tiến hành nghiên cứu liên quan đến di sản của con người và môi trường xung quanh. (năm 1996)

8. BÙI QUANG HUY

* Hiệp hội Anh Bảo tàng là thông tin thiết chế, xã hội đa chức năng. * Việt Nam Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội (sau đây gọi là sưu tập) nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân.( Luật Di sản văn hóa ban hành 2002) Bảo tàng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây 1. Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập 2. Nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa 3. Tổ chức, phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ lợi ích của xã hội 4. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ 5. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật 6. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật 7. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.


VICTORIA AND ALBERT MUSEUM

9


Bảo tàng xe hơi có thể do một tổ chức tư nhân, tập thể hoặc một nước xây dựng nhằm dành riêng cho việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày các dòng xe hơi. Đây là nơi thỏa mãn đam mê và hiểu biết thêm thông tin về các dòng xe động cơ kiểu dáng mẫu mã thương hiệu của những người đam mê về những cỗ máy biết đi này. Mục tiêu của bảo tàng đôi khi chỉ với mục đích lưu dữ, tuy nhiên còn có thể là quảng bá thương hiệu và đánh dấu bước ngoặt, khẳng định vị thế trên thương trường.

BMW MUSEUM

10. BÙI QUANG HUY


bảo tàng xe hơi

11


THE PORSCHE MUSEUM STUTTGART GERMANY

THE AUDI MUSEUM IN INGOLSTADT, BAVARIA, GERMANY

12. BÙI QUANG HUY


THE BMW MUSEUM MUNICH GERMANY

PETERSEN AUTOMOTIVE MUSEUM, LOS ANGELES - KOHN PEDERS-

13


BUGATTI VEYRON

14. BÙI QUANG HUY


thế nào được gọi là siêu xe “Siêu xe” là một thuật ngữ hiện đại, tuy nhiên, những loại xe thuộc đẳng cấp này đã xuất hiện từ thời kỳ bình minh của ngành công nghiệp ôtô. Bằng chứng là Bugatti Type 57C, sản xuất từ những năm 1930 là một siêu xe, cũng giống như Bugatti EB110 xuất hiện sau đó khoảng 60 năm. Khi xe có động cơ xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, mục tiêu của phần lớn công chúng là cố gắng sở hữu một chiếc. Nhưng theo thời gian, việc sản xuất xe hàng loạt khiến chúng trở nên phổ biến và nhàm chán. Những người giàu có giờ lại muốn những chiếc xe nhanh nhất, đắt nhất và quyến rũ nhất mà tiền có thể mua được. Từ đó sinh ra siêu xe. Dựa trên thực tế rằng siêu xe, đầu tiên và quan trọng nhất, là những cỗ máy công suất cao, nên định nghĩa về siêu xe cũng xuất phát từ sức mạnh của xe. Ngoài ra, đó là những chiếc xe thể thao có thiết kế đặc biệt, tính năng cao cấp. Khái niệm này gây ra nhiều tranh cãi nhất trong giới chơi xe bởi ranh giới giữa nó và xe hạng sang, xe cơ bắp rất mong manh. Để được gọi là siêu xe lại còn phụ thuộc vào quan niệm của từng thời kỳ. Đầu tiên, nó được hiểu như những mẫu đặc biệt và có phần “hoang tưởng”. Sau đó người ta chuyển sang ám chỉ “xe khác người”, xuất phát từ cách gọi của cánh nhà báo ôtô. Một cách tổng quát, để nhận dạng một chiếc siêu xe, cần dựa vào các đặc điểm như tính năng, thiết kế, giá cả, độ phức tạp khi cầm lái. Một số nhà sản xuất một cách tự nhiên được liệt vào phân khúc siêu xe như Lamborghini, Ferrari, Bugatti, Aston Martin. Không ai gọi Mercedes hay Audi là “hãng siêu xe” cho dù các thương hiệu này thỉnh thoảng có các mẫu nằm trong danh sách như SLS AMG hay R8. Tính năng của một chiếc xe dựa trên giá trị của tỷ lệ trọng lượng -công suất, độ tăng tốc, thời gian hãm và vận tốc tối đa có thể đạt được. Đây là đặc điểm quan trọng để xác định một mẫu xe có xứng đáng gọi là siêu xe hay không. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào đây, người ta dễ nhầm chúng với xe thiết kế đặc biệt, xe thể thao dân dụng hay xe cải tiến. Do sức mạnh và khả năng vận hành cao nên trước khi “cầm cương”, tài xế phải “học”. Điều này không có ý chê bai những người có kinh nghiệm, tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ giữa các siêu xe thường có cấu trúc và cách vận hành khác. Vì vậy, “đào tạo” trước là cách duy nhất để giảm thiểu rủi ro cho người lái.

15


FERRARI 458 ITALIA

16. BÙI QUANG HUY


Tỷ số trọng lượng - công suất nhỏ

nhằm không bị “bay” lên khi chạy vận tốc cao.

Tất cả các hãng đều sản xuất siêu xe theo hướng nâng cao công suất động cơ và giảm khối lượng xuống thấp nhất có thể, kéo theo tỷ số trọng lượng công suất nhỏ hơn nhiều so với xe dân dụng. Chẳng hạn, Ferrari Enzo có tỷ số 2,1 kg/mã lực, tương đương sức mạnh của một chú ngựa khi kéo vật nặng 2,1 kg. Với Bugatti Veyron, tỷ số là 1,8 kg/mã lực. Khả năng tăng tốc lớn Nhờ tỷ số trọng lượng - công suất thấp nên siêu xe có thời gian tăng tốc luôn ở tầm “ngoại hạng”. Có nhiều mức đánh giá nhưng chung nhất, người ta chia thành khả năng tăng tốc 0-100 km/h, 0-160 km/h hoặc thời gian đi một phần tư dặm (402,3 m). Từ vị trí xuất phát, siêu xe không mất quá 4 giây để kim đồng hồ đạt 100 km/h. Đỉnh cao hiện nay là Bugatti Veyron 16.4 Super Sport với 2,2 giây. Tiêu chuẩn vượt qua một phần tư dặm phải dưới 13 giây, vận tốc trung bình 177 km/h và thời gian tăng tốc 0-160 km/h không quá 10 giây. Chiếc Enzo Ferrari có thể hoàn thành hơn 400 m trong khoảng 11,1 giây, tương đương với vận tốc 214 km/h, còn Koenigsegg CC, trình làng 2004, mất 9 giây, vận tốc trung bình 235 km/h. Thiết kế ấn tượng

Tốc độ tối đa trên 300 km/h Khả năng tăng tốc là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để nói lên sức mạnh của siêu xe. Muốn đứng trong hàng ngũ này, nó phải có tốc độ tối đa từ 300 km/h trở lên. Năm 2010, Bugatti ra mắt Veyron 16.4 Super Sport từng được ghi tên vào sách kỷ lục Guinness với tốc độ tối đa trung bình đạt 431 km/h. Trước đó hơn 10 năm, ngày 31/3/1998, McLaren F1 do Andy Wallace lái tại đường thử Volkswagen Ehra, dài 9 km/h, đã đạt vận tốc 391,1 km/h, lập kỷ lục vận tốc vào thời điểm đó.

Lamborghini Gallardo Super Trofeo Stradale tại Frankfurt. Người ta có thể thích hoặc không thích một chiếc siêu xe. Nhưng ít ai chê chúng xấu. Phong cách đặc trưng là dấu hiệu dễ nhận thấy của các siêu xe. Chẳng hạn như nhờ mô tả cấu trúc của xe F1, mẫu Enzo Ferrari đã tạo nên một hình ảnh và xu hướng thiết kế rất đặc trưng cho Ferrari. Đa số siêu xe sinh ra không nhằm vào số đông nên chúng thường có kiểu coupe 2 chỗ và cấu trúc khá lạ mắt. Nguyên nhân chính nằm ở việc để đạt vận tốc cao, ngoài yếu tố công suất, siêu xe cần có tính năng khí động học để giảm sức cản gió, tăng độ bám đường

Thời gian 0-160-0 dưới 10 giây Không chỉ tăng tốc, đạt tốc độ tối đa, siêu xe cần có thời gian giảm tốc ngắn, nhằm đảm bảo rằng nó có thể dừng lại trước khi nguy hiểm xảy ra. Thông thường, 10 giây là giới hạn để tăng tốc từ 0 lên 160 km/h rồi từ 160 km/h về vị trí đứng yên. Giá đắt Giá cả cũng đóng góp phần lớn vào tiêu chí của siêu xe. Để làm nên những tính năng có một không hai, chắc chắn giá của nó không hề rẻ. Hiện nay, siêu xe có thể đạt tới mức giá hàng triệu USD mỗi chiếc, điển hình như Bugatti Veyron 16.4 Super Sport với 2,4 triệu, hay Koenigsegg Trevita 2,21 triệu USD.

17


18. BÙI QUANG HUY


Lamborghini

19


Thương hiệu Lamborghini GIAI THOẠI VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA HÃNG XE LAMBORGHINI Lamborghini có tên đầy đủ là Automobili Lamborghini S.p.A. (ALSpA), là thương hiệu xe Italia do Ferruccio Lamborghini lập ra vào năm 1963. Ferruccio Lamborghini thời bấy giờ vốn là một triệu phú trong ngành công nghiệp sản xuất đầu máy kéo tại Ý. Ông bắt đầu sự nghiệp tại một gara nhỏ, nhưng sau đó nhanh chóng mở rộng hoạt động kinh doanh do nhu cầu về đầu máy kéo tăng nhanh. Bên cạnh máy kéo, Ferruccio còn sản xuất đèn đốt tinh dầu và hệ thống điều hòa, và những lĩnh vực này cũng đem về cho ông rất nhiều lợi nhuận. Trở thành một trong những người giàu có nhất nước Ý, Ferruccio có thể mua cho mình hầu như tất cả những gì ông muốn, bao gồm cả những chiếc siêu xe thời bấy giờ như Mercedes SL300 hay Ferrari và Jaguar. Tuy nhiên, chiếc Ferrari của ông bắt đầu gặp những vấn đề về bộ ly hợp, và vì không thể sửa nó ở những cửa tiệm địa phương, Ferruccio quyết định đến gặp thẳng Enzo Ferrari để khiếu nại. Enzo, với bản tính kiêu hãnh vốn có, đã đuổi “lão nông dân” này về đi. Ferruccio giận lắm, và vào lúc đó ông đã quyết định sẽ cho Enzo Ferrari thấy một chiếc siêu xe thực thụ là như thế nào. Trên đây là giai thoại về nguyên nhân hình thành thương hiệu Lamborghini. Thực tế có thể khác đôi chút, nhưng rõ ràng vào thời điểm ấy, Ferruccio đang rủng rỉng tiền bạc, và thị trường siêu xe còn rất mới mẻ. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để ông thành lập một hãng xe riêng, chuyên sản xuất những sản phẩm không chỉ có tốc độ nhanh mà còn sở hữu những kiểu dáng độc đáo.

20. BÙI QUANG HUY


QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP AUTOMOBILI LAMBORGHINI S.P.A.

huyền thoại, và là ước mơ của nhiều người kể từ khi sản phẩm Lamborghini Miura được trình làng.

Ferruccio thành lập Automobili Lamborghini S.p.A. trên một khuôn viên rộng 90.000 mét vuông gần thành phố Bologna. Toàn bộ nhà máy được xây dựng xong chỉ sau 8 tháng, và là một kiến trúc rất hiện đại thời bấy giờ với nhiều khoảng không gian mở và vật liệu kính ở khắp mọi nơi. Ông đã phải bỏ ra số tiền 500 triệu Lire để biến giấc mơ của mình thành hiện thực.

NHỮNG THĂNG TRẦM CỦA MỘT THƯƠNG HIỆU SIÊU XE

Yếu tố quyết định của một nhà máy sản xuất ô tô không phải là máy móc, mà là con người. Do đó Ferruccio bắt đầu tuyển mộ những nhân sự giỏi nhất trong ngành, như Giotto Bizzarrini - sau khi ông này rời bỏ Ferrari, để thiết kế và sản xuất một chiếc xe V-12 cho Lamborghini. Không lâu sau đó, một động cơ đã được chế tạo xong, với 400 mã lực tại tốc độ quay 11.000 vòng/phút. Tuy nhiên, điều Ferruccio mong muốn không phải là một chiếc xe đua đơn thuần, mà là một chiếc xe thể thao hiệu suất cao (Grand Touring), nên động cơ đó đã được giảm xuống ở mức 280 mã lực tại 7.000 vòng/phút. Giotto cảm thấy không phù hợp với yêu cầu của Ferruccio nên đã sớm ra đi trước khi quá trình thử nghiệm hoàn tất. Mất Giotto, Ferruccio tuyển mộ được thêm 2 nhân vật nữa cho đội ngũ kỹ thuật của mình là Giampaolo Dallara và Giampaolo Stanzani. Bên cạnh đó, ông còn mời được Bob Wallace, một tay lái lão luyện người New Zealand, giữ chức trưởng nhóm lái thử nghiệm. Có trong tay những cộng sự đắc lực như thế, bản mẫu chiếc Lamborghini 350 GTV lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng tại Triển lãm xe Turin năm 1963. Tương lai của ALSpA rất tươi sáng trong những năm 60 của thế kỷ trước, với 350 GTV và 2 mẫu xe tiếp theo là 400 GT và 400 GT 2+2 đã góp phần giúp thương hiệu Lamborghini được biết đến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tên tuổi của Lamborghini chỉ thật sự trở thành huyền thoại, và là ước mơ của nhiều người kể từ khi sản phẩm Lamborghini Miura được trình làng.

Lamborghini có một khởi đầu rất suôn sẻ, với nhà sáng lập Ferruccio lắm tiền nhiều của lại đầy đam mê, và một đội ngũ công sự đầy tài năng. Trong những năm đầu của thập kỷ 70, ALSpA tập trung sản xuất dòng Miura nổi tiếng, và đã xuất xưởng được 400 chiếc. Đây là mẫu xe đã đem lại dòng lợi nhuận đầu tiên cho Lamborghini sau 10 năm đầu tư, và nó cũng rất được khách hàng tiềm năng quan tâm. Tuy nhiên, tình hình bắt đầu chuyển biến xấu khi mảng kinh doanh đầu máy kéo của Ferruccio gặp khó khăn, và ông buộc phải bán một phần công ty ALSpA cho một nhà công nghiệp người Thụy Sĩ tên Georges-Henri Rosetti. Mặc dù Ferruccio đã khẳng định ông sẽ vẫn tiếp tục điều hành công ty, nhưng cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã khiến ông kiệt quệ và không lâu sau đó, Ferruccio bán nốt 49% cổ phiếu của công ty cho một người Thụy Sĩ khác là Rene Leimer. Kể từ lúc này, Lamborghini chính thức không còn liên quan gì đến người sáng lập Ferruccio nữa. Một điều rất may là 2 vị chủ mới, Georges-Henri và Rene quyết định vẫn giữ tên gọi của hãng là Lamborghini. Mặc dù vậy, những người chủ mới vẫn không thể lấy lại ánh hào quang ngày nào cho thương hiệu siêu xe của Ý. Countach, mẫu xe bán khá chạy trong giai đoạn này, vẫn không thể tạo ra dòng tiền đủ để hãng chi trả chi phí nguyên vật liệu. Vì lý do đó, nhiều khách hàng đã phải đợi đến 2 năm mới được giao xe. Tia sáng hi vọng đến với ALSpA khi hãng giành được hợp đồng sản xuất dòng xe M1 cho BMW. Tuy nhiên, thay vì bắt tay vào sản xuất theo hợp đồng, Lamborghini lại dùng nguồn tiền do BMW cấp để phát triển mẫu Cheetah cho riêng mình. Không lâu sau đó, BMW đã cắt hợp đồng sản xuất M1 với Lamborghini. Hãng xe Italia lâm vào nguy cơ phá sản.

21


Những năm cuối của thập kỷ 70 chứng kiến một sự lao đao của Lamborghini khi bi tuyên bố phá sản bởi tòa án Italia. Hãng siêu xe trở rơi vào tình trạng “bơ vơ” vì quá trình mua lại công ty gặp nhiều trục trặc. Tình hình chỉ bắt đầu khá hơn từ năm tháng 7/1980, khi hai anh em Mimran người Thụy Sĩ nhảy vào cuộc. Họ mua lại Lamborghini vào năm 1984 với giá khoảng 3 triệu USD và hãng xe được đổi tên thành Nuova Automobili Ferruccio Lamborghini S.p.A. (NAFLSpA). Một số mẫu xe phát triển dưới thời nhà Mimran gồm có Countach, Cheetah và Jalpa. NAFLSpA bắt đầu làm ăn có lãi trở lại thì đùng một cái, vào tháng 4 năm 1987, chủ tịch tập đoàn Chrysler là Lee Iacocca tuyên bố ông đã mua lại công ty Sant’Agata của Patrick Mimran. Chrysler đổi tên hãng xe trở lại cái tên cũ, đồng thời giữ nguyên bộ khung nhân sự. Hoạt động dưới sự điều hành của ông chủ Mỹ trong khoảng 5 - 7 năm, Lamborghini tiếp tục bị bán đi vì Chrysler nhận ra rằng lối kinh doanh của Lamborghini vẫn là nhỏ lẻ và không phù hợp với phong cách của một hãng lớn như Chrysler. Trong tay các ông chủ mới đến từ vùng viễn đông, nhân sự của Lamborghini có nhiều thay đổi. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của dòng xe Diablo VT Roadster, một sản phẩm rất thành công tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, niềm vui chẳng tày gang, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á cuối những năm 90 đã khiến cho những ông chủ Indonesia lâm vào khó khăn. Lamborghini cố gắng bấu víu vào cái bóng của Diablo nhưng vô ích. Giám đốc điều hành của hãng là Di Capua bắt đầu tiến hành các cuộc thương lượng hợp tác với tập đoàn Audi AG để sử dụng động cơ của hãng trên sản phẩm của Audi. Bất ngờ xảy đến vào năm 1998 khi Ferdinand Piech, một quan chức cấp cao của Audi AG, tuyên bố muốn mua lại ALSpA. Di Capua thuyết phục các ông chủ Indo đồng ý bán Lamborghini cho Audi AG, và đến ngày 27/8/1998, Audi AG chính thức trở thành chủ nhân duy nhất của hãng siêu xe Ý. Tập đoàn của Đức đã đầu tư khá nhiều tiền của cũng như nhân sự cấp cao vào Lamborghini, để đưa hãng xe từ chỗ bết bát trở lại vị trí đáng tự hào như ngày hôm nay. Những mẫu xqae nổi tiếng như Gallardo, Murciélago hay Reventón đều được sáng tạo ra dưới thời của Audi AG.

22. BÙI QUANG HUY


23


Một số mẫu xe nổi tiếng của Lamborghini

1. LAMBORGHINI MIURA (1966 - 1974) Khi Lamborghini giới thiệu chiếc 350GT vào năm 1964, khách hàng ngay lập tức bị hấp dẫn và 350GT gặt hái nhiều thành công. Tuy nhiên, Ferruccio quả quyết rằng ông còn có thể làm tốt hơn thế. Ông muốn có một chiếc xe với thiết kế và công nghệ hoàn hảo, một chiếc xe gây ấn tượng mạnh và gợi lên sự đam mê. Và kết quả là Miura ra đời.

3. LAMBORGHINI DIABLO (1990 - 2001) Nhắc đến siêu xe của Lamborghini, đặc biệt là trong thập niên 90 của thế kỷ trước, cái tên nổi nhất chắc chắn là Diablo. Đây là mẫu xe kế nhiệm của Countach, và cũng là siêu xe đầu tiên của Lamborghini đạt vận tốc tối đa trên 200 dặm/h (320 km/h). Diablo được phát triển từ Dự án 132 khởi động vào năm 1985, và vẫn như truyền thống của Lamborghini, nó được đặt tên theo một giống bò tót. Chiếc Diablo đầu tiên ra mắt công chúng vào ngày 21/1/1990 với giá bán 240.000 USD và thuộc thế hệ Diablo thứ I. Xe sử dụng động cơ V12 5,7 lít, cho công suất 492 mã lực. Diablo có thể tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong 4,5 giây và đạt vận tốc tối đa 202 dặm/h (325 km/h). Cùng trong thế hệ này có những phiên bản như Diablo VT, Diablo SE30 và SE 30 Jota, Diablo SV và Diablo VT Roadster.

24. BÙI QUANG HUY


2. LAMBORGHINI COUNTACH (1974 - 1990) Countach là mẫu xe thể thao động cơ đặt giữa được Lamborghini đưa vào sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1974 đến 1990. Đây có thể xem là mẫu xe tiên phong và định hình phong cách hầm hố, góc cạnh của các dòng xe Lamborghini nói riêng và siêu xe nói chung. Thiết kế đẩy cabin lái về phía trước nhằm tăng diện tích cho động cơ, và đặc biệt là cửa ra vào đóng mở kiểu cắt kéo cũng từ chính Countach mà ra.

25


4. LAMBORGHINI MURCIÉLAGO (2001- 2010) Kế thừa thành công của 2 bậc tiền bối là Countach và Diablo, Murciélago ra mắt lần đầu tiên vào năm 2001 với tư cách là mẫu siêu xe 2 chỗ ngồi cao cấp nhất của Lamborghini. Đây cũng là dòng xe đầu tiên xuất xưởng dưới thời ông chủ Đức Audi. Murciélago là tên chú bò tót đã sống sót sau 28 nhát kiếm trong một trận đấu bò ở Tây Ban Nha vào năm 1879. Có lẽ vì sở hữu cái tên “oanh liệt” như vậy mà dòng Murciélago đã thành công rực rỡ trong suốt 9 năm tồn tại, với tổng số lượng xe xuất xưởng lên đến 4.099 chiếc.

5. LAMBORGHINI AVENTADOR (2011 ĐẾN NAY) Được giới thiệu tại triễn lãm ô tô Geneva Thụy Sĩ hồi đầu năm, Aventador là thành viên mới nhất trong gia tộc Lamborghini, và là mẫu xe thay thế cho dòng Murciélago nổi tiếng. Ngay sau khi ra mắt, Aventador đã được đặt hàng hết cho năm 2011, và việc giao xe sẽ bắt đầu trong 6 tháng cuối năm. Giá bán đề xuất cho một chiếc Aventador tiêu chuẩn tại Mỹ là 379.700 USD. Aventador LP700-4 sử dụng động cơ V12 6,5 lít, cho công suất 690 mã lực. Với “trái tim” mạnh mẽ như vậy, siêu xe chỉ mất 2,9 giây để tăng tốc từ 0 lên 100 km/h, và đạt vận tốc tối đa ở mức 214 dặm/h (345 km/h). Aventador có mức tiêu thụ nhiêu liệu khoảng 17 lít xăng/100 km.

26. BÙI QUANG HUY


27


6. LAMBORGHINI GALLARDO (2003 ĐẾN NAY) 5 mẫu xe đầu trên đầu là “hàng khủng” của Lamborghini tại thời điểm nó ra mắt, nhưng nếu nói đến chiếc xe được bán nhiều nhất thì không ai khác hơn chính là Gallardo. Mẫu xe được xếp vào dòng “bò con” (baby Lambor) đã xuất xưởng được hơn 10.000 chiếc. Vì là “bò con” nên Gallardo có thiết kế hiền lành nhất trong gia đình Lamborghini. Xe có 2 chỗ ngồi, kiểu dáng gọn, ít các chi tiết hầm hố hơn Murciélago hay Aventador. Kiểu cửa xe cắt kéo nổi tiếng cũng không được sử dụng trên Gallardo, khiến cho những ai muốn thưởng thức trải nghiệm đó buộc phải độ chú Gallardo của mình lên. Một chiếc Gallardo tiêu chuẩn sở hữu động cơ V10 5 lít, cho công suất 493 mã lực, với thời gian tăng tốc tứ 0 đến 100 km/h trong khoảng 4,2 giây và đạt vận tốc tối đa 192 dặm/h (309 km/h). Qua 7 năm tồn tại, Lamborghini đã cho ra mắt khá nhiều những phiên bản Gallardo khác nhau, điển hình có thể kể đến như Gallardo SE, Gallardo Spyder, Gallardo Superleggera, LP560-4, LP570-4 Superleggera, LP570-4 Spyder Performante và mới đây nhất là Gallardo Super Trofeo Stradale. Gallardo cũng là mẫu xe thường được Lamborghini tặng cho lực lượng cảnh sát Ý làm phương tiện sử dụng.

26 28. BÙI QUANG HUY


7. LAMBORGHINI ESTOQUE Estoque là một cái tên đặc biệt trong danh sách các mẫu xe đáng chú ý của thương hiệu Lamborghini. Được giới thiệu tại triển lãm ô tô Paris 2008 với tư cách là một bản mẫu, Estoque là siêu xe Lamborghini đầu tiên thuộc dòng sedan 4 cửa (những mẫu xe trước đây của hãng đều là 2 cửa, 2 chỗ ngồi). Ngay từ giây phút giới thiệu, giới mê xe đã bị ấn tượng mạnh bởi kiểu dáng sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên phong cách hầm hố, mạnh mẽ của Lamborghini. Trong khi khách hàng đang háo hức chờ đợi ngày bán ra chính thức thì đùng một cái, Lamborghini tuyên bố hủy kế hoạch sản xuất Estoque vào tháng 3/2009. Điều này khiến cho những đối thủ như Porsche rất vui mừng, vì với tầm giá trên 200.000 USD, nếu được sản xuất, Estoque sẽ là đối thủ đáng gờm của Porsche Panamera. Vào thời điểm đó, chủ tịch kiêm CEO của Lamborghini là Stephan Winkelmann đã khẳng định hãng có nhiều cơ hội với những dòng xe khác ngoài siêu xe, song Lamborghini không có ý định đưa bản mẫu Estoque vào sản xuất. Tuy nhiên, những người yêu thích mẫu xe này cũng có lý do để hi vọng, khi thời gian gần đây có nhiều tin đồn cho biết có thể Lamborghini sẽ cân nhắc lại quyết định sử dụng mẫu xe Estoque. 29


Cụ thể, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 16.399 xe, bao gồm 9.416 xe du lịch và 6.983 xe thương mại. Với con số này, doanh số xe du lịch đã tăng 6% và xe thương mại tăng 104% so với tháng trước. Trong khi đó, trên góc độ nguồn gốc của xe, sản lượng của xe lắp ráp trong nước bán ra trong tháng đạt 12.877 xe, tăng 63% so với tháng trước; số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 3.522 xe, giảm tới 20% so với tháng trước. Nếu chỉ tính số liệu của các thành viên VAMA, trong tháng 3 VAMA đã bán ra hơn 14.822 xe, tăng tới 63% so với cùng kì năm ngoái. Bất chấp thông tin giá xe có thể sẽ giảm vào năm 2018, do nhu cầu cấp thiết, số lượng xe bán ra vẫn không hề giảm, chứng tỏ nhu cầu “không thể dừng” của thị trường ôtô Việt Nam thời điểm này. Với một nước đang phát triển mạnh như việt nam, nhu cầu đi lại không còn đơn thuần chỉ là di chuyển với một phương tiên giao thông nữa mà là thể hiện được đị vị và chỗ đứng xã hội, xe hơi chính là một phần trong số đó, nhu cầu cần một chiếc xe tốt, đẹp, không giống bất kì ai trong giới đại gia và doanh nhân. Đánh vào tâm lý đó mà dòng siêu xe nổi tiếng bắt đầu có mặt ở nước ta 30. BÙIcàng QUANG ngày nhiềuHUY và đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho ngành công nghiệp đầy tiềm năng này!


Vậy mục đích của bảo tàng lamborghini nhằm dành riêng cho việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày các dòng xe của hãng và cũng là nơi thỏa mãn đam mê và hiểu biết thêm thông tin về các dòng xe, động cơ kiểu dáng mẫu mã, thương hiệu của những người có điều kiênh`và đam mê tiếp xúc với dòng siêu xe này. Mục tiêu của bảo tàng còn là quảng bá thương hiệu và đánh dấu bước ngoặt, khẳng định vị thế trên thương trường.

Museo Lamborghini31 Sant'Agata Bolognese BO. Italya


CHƯƠNG II - CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THIẾT KẾ II.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐẠI LỘ ĐÔNG - TÂY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CĂN CỨ LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 1992; XÉT ĐỀ NGHỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẠI TỜ TRÌNH SỐ 382/UB-DA NGÀY 31 THÁNG 01 NĂM 2000 VÀ Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC VỀ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG VĂN SỐ 41/TĐNN NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2000.

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CĂN CỨ LUẬT TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN NGÀY 21 THÁNG 6 NĂM 1994; - CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT “ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020” CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (QUYẾT ĐỊNH SỐ 123/1998/QĐ-TTG NGÀY 10/7/1998); - CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH SỐ 322/BXD-ĐT NGÀY 28/12/1993 CỦA BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC LẬP CÁC ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ; - CĂN CỨ NỘI DUNG BÁO CÁO QUY HOẠCH CHUNG QUẬN 2 CỦA KIẾN TRÚC SƯ TRƯỞNG THÀNH PHỐ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 VỚI THƯỜNG TRỰC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TẠI CUỘC HỌP DO ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỔ CHỨC NGÀY 25/5/1998 (THÔNG BÁO SỐ 954/TB-VP-QLĐT NGÀY 27/6/1998 CỦA VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ); - CĂN CỨ ĐỀ NGHỊ CỦA KIẾN TRÚC SƯ TRƯỞNG THÀNH PHỐ (TỜ TRÌNH SỐ 15693/KTST-QH NGÀY 28/10/1998);

32. BÙI QUANG HUY


II.2 CƠ SỞ THIẾT KẾ BẢO TÀNG A. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ BẢO TÀNG 2. Công trình bảo tàng gồm các bộ phận chính sau: 2.1. Bộ phận trưng bày hay các không gian trưng bày. - Là không gian chính chứa các vật phẩm, hiện vật trưng bày. Gồm có: ........... Các phòng trưng bày. ........... Các không gian thoáng hở. ........... Các sân trưng bày ngoài trời. 2.2. Bộ phận khảo cứu, nghiên cứu. - Bao gồm : ........... Hội trường, giảng đường, các phòng đọc, nghiên cứu tư liệu - vật phẩm hiện vật trưng bày... ........... Các phòng tra cứu, khảo cứu, phục vụ cho các nhà khoa học, sinh viên, học sinh, các nhà văn.... 2.3. Bộ phận kho - kỹ thuật. - Kho bao gồm : ........... Các kho hiện vật được phân loại theo : kho chứa vô cơ, hữu cơ, trung tính cấu thành hiện vật. .......... Kho cổ vật. .......... Kho tài liệu, tư liệu quý hiếm theo từng thể loại. - Kỹ thuật : phục chế các trang phục ; bảo quản ; gia công chế tác ; thủ công mỹ nghệ ; nơi sao chụp hiện vật bằng các phương tiện hiện đại và thủ công ; các loại máy móc ; trang thiết bị chuyên dùng. 2.4. Khối dịch vụ bảo tàng. - Các quầy bán, các tủ trưng bày các sản phẩm, kỷ niệm của bảo tàng. - Các xưởng gia công, chế tác, các phòng làm ảnh, film, video, đĩa CD - DVD... - Phòng kỹ thuật, quay phim, quay video, ghi âm, máy quét hình ảnh. - Các phòng phục vụ khác; kỹ thuật khác. 2.5. Khối hành chính quản lý, phục vụ. - Bộ phận phụ trách lãnh đạo điều hành. - Bộ phận hành chính nghiệp vụ, đối nội - đối ngoại, thông tin tư liệu, tài chính, kế hoạch, các phòng chuyên môn nghiệp vụ về công tác bảo tàng. - Các phòng kỹ thuật phục vụ. - Các phòng bảo vệ vật phẩm, các thiết bị báo đọng khi có hỏa hoạn hoặc trộm lấy cắp đồ vật trong bảo tàng. 3. TIÊU CHUẨN QUY PHẠM 3.1. Phòng trưng bày. - Diện tích: Tổng diện tích các phòng trưng bày thường chiếm tỉ lệ 5O% tổng diện tích toàn bảo tàng. - Chiều cao: ............ Phòng trưng bày thường có S = 24M2 đến 36M2, chiều cao H = 4.5 M. ............ Phòng trưng bày lớn có S = 4OM2 đến 5OM2, chiều cao H = 6M đến 8M. - Phạm vi trưng bày : Đảm bảo nguyên tắc vật nhỏ xem gần, vật lớn nhìn xa. + Theo mặt đứng : tường, tủ... chiếm khoảng chiều cao từ 2.4 - 3M ( cách mặt sàn O.7 - 1M). Trong đó các tài liệu hiện vật được trưng bày ở khoảng tường từ O.7 - 2.4M, từ 2.4M - 3M là phần trưng bày của các phù điêu, các câu trích ngôn. Diện tích trưng bày cho tranh là 3 - 5M2/ bề mặt treo. + Theo mặt bằng : là các tủ, kệ với chiều cao của mặt phẳng xem được tính từ sàn. + Diện tích cho tượng là 6 - 12M2/ tượng. + Đối với các hiện vật có kích thước khổng lồ : như cổ thực vật hóa thạch, đá tảng di tích, máy móc, xe pháo.. thì được trưng bày ngoài trời hoặc trong các không gian riêng hoặc phòng kính để hiện vật dễ hòa nhập vào kiến trúc chính của bảo tàng. 33


- Nguyên lý trưng bày : + Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, tạo điều kiện cho nguwoif xem được tiếp thu dễ dàng.. + Trong dây chuyền xem cần bố trí những ban công, của sổ ở những vị trí thích hợp nhìn vào thiên nhiên để giảm nhẹ mệt mỏi cho khách trong khi xem, đồng thời có điều kiện cải thiện bề mặt cho công trình. + Thủ pháp trưng bày : phông nền trên đó đặt các vật trưng bày nên ứng dụng những thủ pháp truyền thống của việc sử dụng các cặp vật liệu, chất liệu. - Kỹ thuật chiếu sáng: + Phòng hiện vật phẳng ( gallery tranh ) sử dụng ánh sáng từ trên mái nhà, do vậy chúng phải được bố trí ở tầng trên cùng. Các phòng hiện vật khối lấy ánh sáng từ phía bên hoặc ánh sáng kết hợp ( phía trên và bên ) nên có thể bố trí ở tầng dưới. + Cửa sổ phải được nâng lên đến mức cao nhất hoặc tiếp xúc với trần, khoảng cách đến sàn là 2.1O - 2.15M. Đối với các vật trưng bày có thể tích lớn ( điêu khắc, mô hình...) yêu cầu ánh sáng tự nhiên từ trên cao - khoảng cách từ cửa sổ đến sàn phải trên 3M. + Do yêu cầu làm nổi bật hiện vật nên chọn phông nền sao cho đạt hiêu quả trưng bày. + Từ phòng này sang phòng khác không nên có sự khác biệt quá lớn giữa màu sắc và ánh sáng. + Giải quyết về ánh sáng hay chọn nguồn sáng phụ thuộc phần lớn vào thành phần của các hiện vật trưng bày. Ví dụ : + Tranh đồ họa, bột màu, tài liệu in... chỉ nên dùng chiếu sáng nhân tạo. + Hiện vật cứng như tượng, phù điêu.. dùng ánh sáng tự nhiên. + Hiện vật khảo cổ, lịch sử nên dùng ánh sáng nhân tạo. + Đối với tranh hội họa, người ta cố gắng trưng bày trong điều kiện ánh sáng mà người họa sĩ đã vẽ ra chúng, mà vẫn phải được bảo quản tốt. Tốt nhất là mỗi nhóm tranh bày trong một phòng hoặc liên phòng và mỗi bức tranh được trưng bày trên một bức tường riêng

34. 32 BÙI QUANG HUY

- Trang trí kiến trúc cho phòng trưng bày : không được mang ý nghĩa tự thân mà phải hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu trưng bày và thành phần hiện vật. Nhiệm vụ của trang trí kiến trúc nội thất là tạo điều kiện tốt nhất để thể hiện hiện vật cho người xem. Thậm chí các cửa phòng cũng không có hoặc nếu có thì cũng chỉ là cửa âm trong tường...Ngoài ra cũng sử dụng các modul tủ bày di dộng ( các vật sưu tầm nhỏ như đồng tiền được trưng bày trong các tủ kính cao 1.6M, sâu O.8M ), paneau tháo lắp dễ dàng cho phép thay đổi diện tích và không gian của phòng trưng bày. - Các loại mặt bằng bố trí phòng trưng bày :

Bố cục có hành lang, các phòng nối tiếp nhau, song có tính độc lập được nối tiếp bằng hành lang.

a


- Chiếu sáng trong bảo tàng : + Cửa bên chiếu sáng: Đảm bảo nguyên tắc ánh sáng chiếu trực tiếp không chói sáng vào mặt người xem.

Loại mặt bằng trưng bày các tượng tròn, vật phẩm có khối người xem cảm thụ được theo dây chuyền một chiều.

Cửa sổ hai bên - loại phòng rộng.

b Bố cục mặt bằng theo kiểu xuyên phòng không có hành lang a. Loại trưng bày vật phẩm phẳng ( tranh, ảnh, pano....) b. Loại trưng bày vật phẩm phẳng kết hợp tủ, tượng trưng bày.

Loại bố cục mặt bằng hình tròn

Loại bố cục mặt bằng có cách trưng bày tự do

Cửa sổ 1 bên - loại phòng vừa và nhỏ.

+ Cửa chiếu sáng ở trên : Cửa mái dùng cho các phòng rộng, các tầng trên cùng ( của bảo tàng cao tầng ) hay trên mái của bảo tàng một tầng.

Hình chiếu sáng trực tiếp qua cửa kính trên mái đặt nghiên ( kính mờ )

Hình vẽ cửa trên mái chiếu qua mặt phản xạ ( FX ) ở trên trần nhà

35 33


34 36. BÙI QUANG HUY


35 37


3.2. Bộ phận khảo cứu - nghiên cứu. - Yêu cầu về vị trí : có vị trí tương đối độc lập với bảo tàng, song vẫn đảm bảo mối liên hệ với khối trưng bày; khối kho ( lưu trữ ) ; khối trang phục chế vật phẩm. Khối này không được chồng chéo ( gây lộn xộn ) cho các chức năng trong bảo tàng mà phải theo các nguyên tắc của dây chuyền người xem. - Yêu cầu về diện tích, không gian :

+ Các phòng nghiên cứu riêng ( cá nhân ) : các ngăn nghiên cứu riêng có diện tích từ 4 -6M2/ chỗ. 3.2. Kho bảo quản, xưởng sản xuất. - Kho bảo quản của bảo tàng là một phòng khoa học đặc biệt bao gồm các sưu tập dự trữ, được sắp xếp có hệ thống, tạo điều kiện cho cán bộ chuyên môn nghiên cứu, và cho khách tham quan. Do đó, kho bảo quản phải dễ xem, dễ hiểu và thường xuyên có thể làm việc ở đó. - Kho bảo quản thường chiếm 3O% diện tích trưng bày. - Phân loại mẫu và các kỹ thuật khác: + Kho bảo quản có 2 loại : kho bảo quản cơ sở và kho tư liệu khoa học hỗ trợ. + Trong kho cơ sở lại chia ra : ......... Tư liệu thể khối : khảo cổ học, gốm, vải, quần áo, vũ khí, cờ, kim loại, đồ gỗ... ......... Tư liệu chữ viết : in, viết, sách vở... ......... Tư liệu nghệ thuật tạo hình : theo các nhóm hội họa, đò họa, tượng, kiến trúc, nghệ thuật trang trí mỹ thuật. ......... Tư liệu phim ảnh. - Đối với tranh vẽ : cần sản xuất các tấm kim loại phẳng có thể kéo ra vào và bao bọc bằng lưới thép. Kích thước là 4.5 x 6M ; 4.5 X 4M ; 3 X 3M...Người ta giữ các tấm phẳng kim loại này và dịch chuyển chúng theo 1 hệ thông rail trên trần kho. - Các tủ trong kho : cũng bằng kim loại, có thể tháo lắp được. Hiện vật bằng đá, kim loại quý hiếm, có giá trị nghệ thuật đặc biệt cũng như cần được bảo quản trong két sắt và phòng để tủ này cũng phải kín.

38. BÙI QUANG HUY


1. Sơ dồ dây chuyền chức năng, quan hệ trong công trình bảo tàng.

v2. Sơ đồ dây chuyền chức năng, thiết lập các quan hệ trong việc bố cục trên mặt bằng bảo tàng.

39


38 40. BÙI QUANG HUY


THE BMW MUSEUM MUNICH GERMANY

NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ BẢO TÀNG XE HƠI -Bảo tàng xe hơi là một hạng mục nhỏ của bảo tàng vì thế vẫn chịu chi phối bởi các nguyên lý thiết kế chung, tuy nhiên vẫn có các tiêu chuẩn riêng: +Không gian trưng bày là những không gian lớn, có thể di chuyển và sắp xếp vật phẩm một cách dễ dàng. +Bộ phận kho và kỹ thuật là cốt lõi trong công trình, là những garage bảo trì bảo dưỡng và tân trang khi cần thiết, tính linh hoạt được đề cao trong thiết kế +Đảm bảo các quy chuẩn, bán kính quay xe, khoảng cách cần thiết của từng loại xe. 41


Sdasasxcv

42. BÙI QUANG HUY


43 41


CHƯƠNG III - PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG I.1 GIỚI THIỆU VỊ TRÍ XÂY DỰNG

thủ thiêm 1. VỊ TRÍ: Nằm trong bán đảo Thủ Thiêm, đối diện với trung tâm quận 1 qua sông Sài Gòn, gồm các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Ðông, một phần phường Bình An, Bình Khánh thuộc địa bàn quận 2. 2. RANH GIỚI: - Phía Bắc giáp sông Sài Gòn (quận Bình Thạnh) và một phần đất phường An Khánh (quận 2). - Phía Nam giáp sông Sài Gòn (quận 7). - Phía Ðông giáp phường An Khánh, Bình Khánh (quận 2). - Phía Tây giáp sông Sài Gòn (quận 1 và quận 4). 3. QUY MÔ: Ðược xác định theo Quyết định số 367/TTg ngày 04 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn từ nay đến 2020. - Diện tích khu đất quy hoạch: 770 ha Trong đó: - Diện tích mặt đất và sông rạch: 640ha - Diện tích mặt nước sông Sài Gòn: 130 ha Ðể đảm bảo nhu cầu phát triển trong các giai đoạn tiếp theo, các phương án nghiên cứu cần đề xuất hướng phát triển và dự báo về quy mô diện tích. TIỀM NĂNG CỦA MỘT ĐÔ THỊ MỚI Thủ Thiêm sẽ được phát triển như là một động lực, bao gồm nhiều khu trung tâm đô thị khác nhau của TPHCM, bao gồm những điều kiện thuận lợi cho trao đổi mua bán, cung cấp nhà ở, các dịch vụ công cộng, văn hóa và giáo dục tốt… Dự kiến, khu đô thị này có mức dân số: 130.000 người và lượng lao động: 350.000 người. Tổng diện tích không gian sàn: 6.210.411m2, bao gồm nhà ở: 3.503.387m2, văn phòng: 1.835.287m2, thương mại: 871.737m2. Khu trung tâm đô thị Thủ Thiêm nằm ở phía Đông-Nam của TPHCM, diện tích: 737ha, được bao bọc bởi các phường Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Bình Khánh, Bình An và An Khánh.

44. BÙI QUANG HUY


Khu đô thị này sẽ thu hút các dạng đầu tư 100% vốn nước ngoài, hợp tác đầu tư, giao kèo hợp tác kinh doanh hoặc chuyển đổi xây dựng mở rộng. Diện tích tiêu chuẩn đất được sử dụng là 56.7m2/người.

+ 6 bến phà đang xây dựng nhằm phục vụ di chuyển giữa quận 1, trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm và những điểm chính dọc theo sông Sài Gòn. Một mạng lưới gồm hơn 12 đường tàu taxi phục vụ cho việc di chuyển của công nhân và du khách được đặt dọc theo lòng sông của Thủ Thiêm.

CHIỀU CAO VÀ MẬT ĐỘ CẤU TRÚC: + Khu vực trung tâm: hệ số đất cho phép sử dụng từ 4-14. Chiều cao của các công trình từ 10-40 tầng. Các công trình cao tầng được tập trung ở các đại lộ bùng binh (hoặc đại lộ giao thông). + Khu vực dân cư phía Bắc: hệ số đất cho phép sử dụng là 3.5-4.5. Chiều cao công trình từ 10-32 tầng. + Khu vực đa chức năng bởi đại lộ Đông-Tây: hệ số đất sử dụng từ 1.5-3.5 và 2.5-4.5 dọc theo đại lộ. Chiều cao công trình từ 3-5 tầng. + Khu vực dân cư phía Đông: hệ số đất là 2.5-4.5. Chiều cao công trình từ 4-12 tầng. + Khu vực trũng nước phía nước Nam: chủ yếu là rừng. Chỉ có 3 khu vực đất được phát triển với độ dày cấu trúc thấp.

Cung cấp nước và xử lý nước thải: Khả năng cung cấp theo đầu người vào năm 2020 ước đoán khoảng 150 lít/người/ngày. Các đường ống hiện có ở đường Trần Não sẽ được mở rộng đến Thủ Thiêm. Đường ống chính với đường kính 500mm, sẽ đi ngang qua Thủ Thiêm dọc theo đại lộ bùng binh (hoặc đại lộ giao thông) và đường tiếp xúc. Nó sẽ được phân ra làm 2 nhánh và được kết nối với hệ thống cung cấp nước ở quận 7. Hệ thống phân phối nước với những đường ống nhỏ hơn được đặt trên đường vòng quay ở mỗi khu vực. Khối lượng nước thải vào khoảng 150.000m3 mỗi ngày, sẽ được thu thập qua hệ thống chảy tự nhiên và trạm bơm rồi đổ vào nhà máy xử lý nước thải.

CƠ SỞ HẠ TẦNG: Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm kết nối với trung tâm kinh tế TPHCM bởi 5 cây cầu với quận Bình Thạnh, với quận 1 (cuối đường Tôn Đức Thắng), với quận 1 (tại quảng trường Mê Linh), với quận 4, với quận 7 và 1 đường. GIAO THÔNG NỘI BỘ: + Đại lộ bùng binh với 45,5m đường viền và một mảnh vườn nhà kính ở giữa, nối khu vực trung tâm với khu dân cư phía Bắc và cuối khu dân cư phía Đông. Đại lộ bao gồm 4 làn xe, mỗi làn rộng 3,5m, với 2 làn cho xe đậu. + Đại lộ Đông-Tây, với 68m đường viền, có 6 làn xe mỗi cái rộng 3,5m và 2 làn xe đậu dọc theo. + Hầu hết mọi con đường đều có chỗ giữ xe dọc bên đường. Khu vực đậu xe ngầm được đặt ở khu vực công cộng chính. GIAO THÔNG CÔNG CỘNG: + 3 ga điện ngầm chính được đặt ở Quảng trường trung tâm, Hồ trung tâm và Học viện Nghiên cứu nằm ở phía Đông của đường cao tốc. Các ga điện ngầm cho phép dễ dàng tiến vào và chỉ tốn 10 phút đi bộ từ các công trình chính và nơi cần tới.

CUNG CẤP ĐIỆN VÀ ĐIỆN THOẠI: Với lượng dân cư khoảng 130.000 người, nhu cầu điện vào khoảng 35 triệu kWh dựa trên khoảng 10,3 kWh/người. Trạm thay thế An Khánh sẽ được duy trì và kết nối với mạng lưới điện mới. 2 trạm điện thay thế mới sẽ được xây dựng tại những điểm chuyển giao của Đại lộ Đông-Tây và khu vực trung tâm. Trung tâm điện thoại sẽ thuộc một phần của tháp truyền hình. Cả hai đường cáp điện và điện thoại được đặt ngầm dưới đất trong một hệ thống đường ống chung. NHỮNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ: Thuế doanh thu sẽ được áp dụng vào các dự án đặc biệt trong sự thỏa thuận với Chính phủ theo Nghị định số164/2003/NĐ-CP ký ngày 22-12-2003. Theo Nghị định số 71/2001/NĐ-CP ký ngày 5-10-2001, các dự án chung cư cao cấp hoặc các dự án mà 60% diện tích dùng để xây dựng các chung cư cao cấp sẽ được miễn thuế thuê đất cho diện tích chung cư và 3 năm miễn thuế cho diện tích phải trả tiền thuê.

45


QUY HoẠCH CỦA SASAKI Thủ Thiêm nằm trên một bán đảo 657 ha trên sông Sài Gòn từ trung tâm lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh.Công tác quy hoạch tổng thể của Sasaki cho Thủ Thiêm kéo dài chín năm, từ năm 2003 khi Sasaki đã giành giải nhất trong một cuộc thi thiết kế quốc tế để làm việc liên tục thông qua năm 2012 cho các Thẩm quyền của Thủ Thiêm Đầu tư và Xây dựng. Quy hoạch tổng thể của Sasaki tập trung vào phát triển Thủ Thiêm như một, năng động, sử dụng hỗn hợp trung tâm thương mại bền vững. Kế hoạch này được dựa trên một khung vận chuyển, sử dụng đất và không gian công cộng tích hợp điều kiện sinh thái hiện tại của hạ lưu sông Sài Gòn và phản ứng với khí hậu của miền Nam Việt Nam. Các kế hoạch cho Thủ Thiêm củng cố trái phiếu đặc biệt của thành phố với dòng sông và là một mô hình cho sự phát triển bền vững lâu dài tại thành phố Hồ Chí Minh. Kế hoạch của Sasaki cho Thủ Thiêm cũng tập trung vào các kết nối đến bờ sông, mối liên kết với các trung tâm lịch sử của thành phố, và một hình thức linh hoạt đô thị nhỏ gọn. Kế hoạch thúc đẩy mật độ, giao thông công cộng tích hợp (nước và trên đất liền), và đường phố thích hợp và định hướng xây dựng khuyến khích crossthông gió và làm mát thụ động. Kế hoạch kết hợp cảnh quan đồng bằng sông và biến động tự nhiên vào kết cấu đô thị và bảo tồn thực vật bản địa. Một chiến lược sinh thái quan trọng là duy trì Thủ Thiêm như một “hệ thống mở” -một thể chứa thủy triều và các sự kiện cao cấp nước thông qua các kênh rạch tự nhiên và nhân tạo, hồ, và các khu vực rừng ngập mặn. Tất cả các khu vực dân cư đang ở gần để các nước và các không gian công cộng được tạo ra thông qua chiến lược này. Trong 20 năm tới, Thủ Thiêm sẽ chứa hơn 130.000 cư dân. Kể từ năm 2005, ba mối liên kết cơ sở hạ tầng lớn đã được xây dựng dựa trên công tác quy hoạch của Sasaki. Các cầu Thủ Thiêm nối liền Thủ Thiêm trực tiếp với các thành phố hiện có ở phía bắc.Các đại lộ Đông Tây liên kết phù hợp với Thầy gốc của Sasaki Plan-cũng đã được xây dựng, kết nối Thủ Thiêm với khu dân cư và thương mại ở phía đông và mở cửa tiếp cận với các cơ hội phát triển đa dạng. Đường hầm Đông Tây hoàn thành đi dưới sông Sài Gòn và kết nối lịch sử Quận 1 và Thủ Thiêm. Trong tương lai, một cây cầu cho người đi bộ mang tính biểu tượng sẽ kết nối Central Plaza-đó sẽ là một trong những không gian công cộng lớn nhất trong tất cả các Việt Nam-with Me Linh Square Thủ Thiêm về phía tây của sông. Ba cầu xe cộ bổ sung được dự kiến sẽ được xây dựng theo kế hoạch của Sasaki trong vòng 50 năm tới.Quy hoạch tổng thể của Sasaki cũng kêu gọi cho một tòa tháp sử dụng hỗn hợp 86 tầng hiện đang có trong thiết kế khái niệm với một nhà phát triển TP.HCM tin. Tòa nhà nằm ở một trục thị giác rất quan trọng và sẽ là một bước ngoặt trong đường chân trời của tòa nhà Thủ Thiêm của.Trong năm 2008, Sasaki được quản lý và tại cuộc thi một cuộc thi thiết kế quốc tế cho các nhà Central Plaza, Crescent Park, và sông Sài Gòn cho người đi bộ Bridge.Trong năm 2011, các khách hàng Cơ quan Đầu tư và Xây dựng Thủ Thiêm-thuê Sasaki để chuẩn bị, 1: 2000 Điều chỉnh quy hoạch, điều phối một loạt các hội thảo công cộng và kết hợp phát triển và chiến lược mới, vì kế hoạch đã được phê duyệt năm 2005 46. BÙI QUANG HUY


45 47


KHU CHỨC NĂNG SỐ 1: KHU TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐA CHỨC NĂNG

KHU CHỨC NĂNG SỐ 2: KHU PHỨC HỢP MẬT ĐỘ CAO VỚI CÁC CHỨC NĂNG THƯƠNG MẠI DÂN CƯ ĐA CHỨC NĂNG VÀ THỂ THAO GIẢI TRÍ

KHU CHỨC NĂNG SỐ 3: KHU CHỨC NĂNG DÂN CƯ HỖN HỢP NẰM DỌC BỜ BẮC THỦ THIÊM

48. BÙI QUANG HUY


KHU CHỨC NĂNG SỐ 4: KHU DÂN CƯ HỖN HỢP NẰM Ở PHÍA BẮC THỦ THIÊM

KHU CHỨC NĂNG SỐ 5: KHU CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG PHÍA BẮC ĐẠI LỘ ĐÔNG TÂY VỚI CÁC CÔNG TRÌNH THƯƠNG MẠI ĐA CHỨC NĂNG BỐ TRÍ DỌC THEO ĐẠI LỘ VÀ ĐƯỜNG BẮC NAM

KHU CHỨC NĂNG SỐ 6: KU VỰC NẰM DỌC THEO ĐẠI LỘ ĐÔNG TÂY VÀ GIỮA CÁC KÊNH RẠCH TỰ NHIÊN CỦA BÁN ĐẢO THỦ THIÊM

49


KHU CHỨC NĂNG SỐ 7: KHU ĐA CHỨC NĂNG Ở CỰC ĐÔNG THỦ THIÊM

KHU CHỨC NĂNG SỐ 8: KHU NGẬP NƯỚC PHÍA NAM, LÀ KHU VỰC PHÁT TRIỂN SINH THÁI ĐA DẠNG NHẤT TẠI THỦ THIÊM

50. BÙI QUANG HUY


51


III.2 PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN A. ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO: Thủ Thiêm là một bộ phận của đồng bằng ngập triều ven sông Sài Gòn. Đây là một vùng đất ngập nước đặc biệt, là nơi mà ta gặp được sự cùng tồn tại các loài thực vật nước ngọt và nước lợ. Kết quả khảo sát thổ nhưỡng cho thấy đây là vùng đất phèn tiềm tàng, hàm lượng clo trong dịch đất không cao nhưng có sự giảm dần từ bờ sông vào nội đồng đã chứng tỏ có sự xâm nhiễm mặn. Trên thực tế, nước lợ từ hạ lưu có thể đi ngược trên dòng sông chính và vượt quá khu vực bán đảo Thủ Thiêm khi triều cường, nhưng mạng lưới lạch triều nông đã làm chậm quá trình xâm nhập của nước lợ vào nội đồng, và nước lợ sẽ không dừng ở lâu trong nội đồng cho tới pha triều rút tiếp theo. Mặt khác, đất giàu hữu cơ và thảm thực vật đầm lầy dày đặc đã duy trì lượng nước ngọt và điều này cản trở nước lợ xâm nhập xa vào đồng ngập. Đây là ví dụ rất rõ ràng cho thấy mối cân bằng mong manh giữa các đặc điểm địa mạo và thuỷ chế là facto chính đang kiểm soát các hoạt động của đất ngập nước Thủ Thiêm và vì lý do này mà thực vật nước ngọt có thể mọc ở ngay sau dải hẹp thực vật nước lợ nằm dọc theo các lạch triều trong vùng đất ngập nước này. B. KHÍ HẬU, THỦY VĂN: a. Thủy văn: Khu quy hoạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Sài Gòn. Sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch, gây nên tác động không nhỏ đối với 52. BÙI QUANG HUY

b. Khí hậu: - Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. - Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm, với số ngày có mưa là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa. - Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5OC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29OC (tháng 4), tháng thấp nhất 24OC (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.0000C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ. - Chế độ gió tương đối ổn định,

không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam. - Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây - Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. - Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công


nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt… - Nhìn chung khí hậu ở khu quy hoạch có tính ổn định cao, không gặp thời tiết bất thường như bão lụt, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

MẶT BẰNG PHÂN KHU

53


Chiến lược khái niệm Khu vực phát triển: -Dọc theo vùng đất tự nhiên "cao hơn" tại Thủ Thiêm để giảm thiểu san lấp Thủy văn: Thủ Thiêm là một hệ thống mở cho phép xâm nhập và biến động của thủy triều từ sông Sài Gòn -Thu Thiêm hoạt động như một hệ thống lọc tự nhiên bằng cách sử dụng cảnh quan nước tiếp nhận và các loài thực vật tăng cường Khu vực phía Nam đồng bằng sông -Thu Thiêm là một trọng tâm của hệ thống lọc nước được tăng cường Đường giao thông -Main (Crescent Boulevard) hành động như "gai cao" với nước chảy về phía vùng thiên nhiên Quản lý nước: Triều cường và lũ lụt -Extreme được xử lý thông qua các vùng chăn nuôi phát triển đến mức tối thiểu của + 2.5m cao và cho phép cảnh quan xung quanh để "nhận" nước (lũ lụt) Không gian: -Các Crescent Boulevard là cao hay "cột sống không gian" cùng mà các hoạt động chính diễn ra, nhấn mạnh điểm đến sông Sài Gòn và Trung Hồ; Đại lộ Crescent là "địa chỉ chính" của Thủ Thiêm Thiết bị Civic: -Key Civic thiết bị ở phía bắc và phía nam ôm lấy vùng lõi của Thủ Thiêm và đảm bảo chủ động và năng động mới CBD mà đi ngoài văn phòng sử dụng Tiếp cận và giao thông. Đường phố Major Quy định tổ chức các huyện, cho phép truy cập đầy đủ vào và qua Thủ Thiêm: các ngầm Metro (và một hệ thống giao thông công cộng toàn diện) là rất quan trọng để đảm bảo đi lại.

54. BÙI QUANG HUY

III.2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI. A.KINH TẾ Tại Hội thảo bàn tròn về phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Lãnh sự quán Anh tổ chức vừa qua, ông Howard Dawber, Cố vấn chiến lược Khu tài chính Canary Wharf (London, Anh) cho rằng, nên phát triển toàn bộ Thủ Thiêm hiện tại thành trung tâm lớn nhất châu Á về dịch vụ triển lãm và tổ chức sự kiện, nhưng vẫn duy trì các chủ đề cốt lõi đã được quy hoạch của bán đảo Thủ Thiêm. Về định hướng phát triển toàn bộ, ông Dawber cho rằng, Thủ Thiêm cần phải có những sản phẩm và dịch vụ riêng biệt về cảnh quan thiên nhiên, lưu trú, mua sắm, giải trí… Ví dụ, đối với Trung tâm Tài chính Thủ Thiêm (một phần của Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm), muốn đạt tầm cỡ khu vực hay thế giới, cần sự góp mặt của ít nhất 3 nhóm doanh nghiệp. Nhóm thứ nhất gồm ngân hàng, bảo hiểm, sàn giao dịch chứng khoán, các đơn vị quản lý nhà nước liên quan cùng các hãng tin tài chính quốc tế, như Reuters, Bloomberg. Nhóm thứ hai gồm kế toán, kiểm toán, luật sư, các công ty quan hệ công chúng (PR), các công ty công nghệ thông tin và truyền thông. Nhóm thứ ba gồm mua sắm, nhà hàng, các nhà cung cấp dịch vụ. Ông Dawber cho biết, Dự án Khu tài chính Canary Wharf được Chính phủ Vương quốc Anh khởi động vào năm 1987 từ một bến tàu bỏ hoang. “Thủ Thiêm hiện có xuất phát điểm cao hơn Canary Wharf năm 1987, ngoại trừ vấn đề nhu cầu để phát triển”, ông Dawber nhấn mạnh. Theo ông Dawber, Thủ Thiêm có lợi thế ở trung tâm Thành phố, đã có hạ tầng, công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn tất, đã có quy hoạch tổng thể, cùng sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền TP.HCM trong việc triển khai Dự án và thành phố trong tương lai sẽ là một đại đô thị toàn cầu. Nhưng hiện tại, một trong những vấn đề chính của Thủ Thiêm là thiếu nhu cầu thuê văn phòng. Về nguồn lực, ông Dawber cho biết, Dự án Khu tài chính Canary Wharf được thực hiện phần lớn dựa vào hợp tác công tư (PPP) và giá đất dành cho các công ty tham gia phát triển dự án là rất thấp vào thời điểm ấy. Điều này khác với giá đất không còn thấp ở Thủ Thiêm hiện nay. Vì vậy, theo ông Dawber, TP.HCM nên đưa ra giá đất thấp và khuyến cáo tìm những công ty tham gia thực hiện Dự án có khả năng theo đuổi đường dài.


55


56. BÙI QUANG HUY


Hạ tầng kĩ thuật.

Thiết kế đường bộ, tiện ích đã được nghiên cứu một cách toàn diện, với các khái niệm trình đặt ra cho nước mưa, thoát nước vệ sinh, cấp nước, chất thải rắn, điện, viễn thông, và cung cấp khí đốt. Dưới là một mô tả ngắn gọn về các phương pháp tiếp cận cho từng tiện ích: Nước mưa: Sự kết hợp của các lưu vực đánh bắt với sump sâu cho tiền xử lý và một mạng lưới các bioswales; hệ thống được lựa chọn dựa vào địa hình, bố trí đường bộ, đường thủy gần gũi, nước ngầm và thủy triều HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VỆ SINH: Tổng lượng dòng vệ sinh ước tính là 80.000 mét khối mỗi ngày. chủ yếu thông qua hệ thống trọng lực và bơm ga: đầu các giải pháp giai đoạn được đề nghị Cung cấp nước: Nhu cầu dùng nước được dựa trên các mục tiêu năm 2020 của 200.000 cư dân thường trú. 450.000 nhân viên mỗi ngày. và 200.000 lượt truy cập mỗi ngày: ý định thiết kế là để cung cấp cho người dân với đủ lượng nước uống tại quảng cáođánh đồng áp lực để cung cấp cho nhu cầu vào giờ cao điểm hoặc tỷ lệ nhu cầu ngày tối đa cộng chữa cháy chảy Chất thải rắn: Ước tính phát sinh chất thải hàng ngày cho năm 2020 là 400-500 tấn / ngày cùng với việc xây dựng và phá dỡ (C & D) chất thải: Hệ thống bao gồm một loạt các hệ thống ngăn chặn chất thải, thùng rác công cộng, chuyển cơ chất thải xe hay đường trực tiếp, tại nguồn tách vật liệu tái chế. cơ sở để thu hồi nguyên liệu và vận chuyển chất thải, từ xa phân compost, hệ thống thu gom chất thải y tế và đặc biệt, thương mại, bùn hoặc chất thải nguy hại Năng lượng: Năng lượng sẽ được lấy từ trạm biến áp Do Thu qua trạm An Khánh được quy hoạch phải được nâng cấp (nhu cầu xác nhận): được thiết kế

được quy hoạch phải được nâng cấp (nhu cầu xác nhận): được thiết kế mạch vòng, các trạm biến áp: nhu cầu phụ tải cho mỗi khối được tính vào 30% công việc cơ sở hạ tầng dựa trên Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể với các mục tiêu cụ thể GFA Viễn thông: Vừa phân phối chính tại thời điểm báo cáo đã sử dụng sợi quang FTTH và nguyên tắc FTTD. 10Gigabit Ethernet người cầm đuốc. Gigabit mạng quang thụ động. WiFi mesh và / hoặc các tế bào WiMAX, và các công nghệ khác để được tiếp tục chi tiết trong công việc 30% Gas: Nguồn Giả dầu khí tại mỏ Bạch Hổ và Malay Thổ Chu lưu vực, để được xử lý tại Nhà máy Dinh Cố Gas, ống dẫn nước để Phú Đạm thực vật, và sau đó đến Thủ Thiêm My: hệ thống phân phối chính trong Thủ Thiêm để cung cấp một vòng lặp và một kết nối tới các nguồn với đường ống nhánh trong những con đường đại họcv

57


58. BÙI QUANG HUY


TỔNG DÂN SỐ CƯ TRÚ THƯỜNG XUYÊN LÀ 145.400 NGƯỜI, SỐ NGƯỜI LÀM VIỆC THƯỜNG XUYÊN LÀ 219.200 NGƯỜI, TRONG ĐÓ KHÁCH VÃNG LAI LÀ 1 TRIỆU NGƯỜI (TỐI ĐA TRONG DỊP LỄ HỘI), VĂN PHÒNG CHO THUÊ DẠNG CĂN HỘ LÀ 1.700 NGƯỜI. 59


vị trí khu đất xây dựng CHƯƠNG III - PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG III.1 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỊ TRÍ KHU ĐẤT

NẰM Ở KHU CHỨC NĂNG SỐ 5: KHU CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG PHÍA BẮC ĐẠI LỘ ĐÔNG TÂY VỚI CÁC CÔNG TRÌNH THƯƠNG MẠI ĐA CHỨC NĂNG BỐ TRÍ DỌC THEO ĐẠI LỘ VÀ ĐƯỜNG BẮC NAM

60. BÙI QUANG HUY


TUYẾN GIAO THÔNG TIẾP CẬN KHU ĐẤT MỐI QUAN HỆ GIỮA KHU ĐẤT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH XUNG QUANH VIEW CẢNH QUAN -KHU ĐẤT VỚI DIỆN TÍCH 4,5(HA) -PHÍA NAM KHU ĐẤT TIẾP GIÁP VỚI TRỤC ĐẠI LỘ ĐÔNG TÂY. -PHía ĐÔNG TIẾP GIÁP ĐƯỜNG GIAO THÔNG NỐI LIỀN CÁC KHU. -PHÍA BẮC TIẾP GIÁP CÔNG VIÊN TRUNG TÂM. -PHÍA TÂY HƯỚNG RA HỒ TRUNG TÂM.

61


62. BÙI QUANG HUY


nhiệm vụ thiết kế 63


cơ cấu sử dụng đất diện tích khu đất : 4,2ha đất công trình: 1,47ha (35%) đất cây xanh: 1,125ha (20%) đất quảng trường: 0,675 (20%) đất giao thông: 1,05ha (25%) tầng cao: 6 tầng hệ số sử dụng đất: 1

64. BÙI QUANG HUY


65


CHƯƠNG IV- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

66. BÙI QUANG HUY


67


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG TS. KTS TẠ TRƯỜNG XUÂN NXB XÂY DỰNG, 2010 2. BẢO TÀNG HỌC VÀ THIẾT KẾ TRƯNG BÀY PGS.TS. KTS LÊ THANH SƠN TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ - TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC TP.HCM 3. NEUFERT DỮ LIỆU THIẾT KẾ DÀNH CHO KIẾN TRÚC SƯ 2.TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH A. QCVN 05:2008/BXD BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2008/QĐ-BXD NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2008 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG. B. CÔNG VĂN SỐ 135/BXD-KHCN VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN NƯỚC NGOÀI CHO CÔNG TRÌNH BẢO TÀNG HÀ NỘI DO BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH. C. CÔNG VĂN SỐ 372 VKTQH-TCH NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 2009 CỦA VIỆN KIẾN TRÚC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ & NÔNG THÔN/ D. TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM TCXD VN 276:2003 “CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ”; E. TCXD 5682-1992 THÔNG GIÓ, ĐIỀU TIẾT KHÔNG KHÍ, SƯỞI ẤM; TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ; F. TCXD 29-1991 CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN TRONG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG; TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ; G. TCXD 16-1986 CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO TRONG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG H. TCXD 46-1986 CHỐNG SÉT CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG I. TCXD VN 264-2002 NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH NGUYÊN TẮC CƠ BẢN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐỂ ĐẢM BẢO NGƯỜI TÀN TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG; K. TCVN 5744-1993 THANG MÁY; YÊU CẦU AN TOÀN TRONG VIỆC LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG; L. TCVN 2622-1995 PHÒNG CHÁY, CHỐNG CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH; YÊU CẦU THIẾT KẾ; 68. BÙI QUANG HUY


69

phương án thiết kế


LAMBORGHINI VỚI NGÔN NGỮ THIẾT KẾ ĐẶC TRƯNG, VỚI THƯƠNG HIỆU VÀ SỰ KHÁC BIỆT MÀ BẠN KHÔNG TÌM THẤY Ở MỘT HÃNG XE NÀO KHÁC, VỚI SỰ CÂN ĐỐI ĐẾN KỲ LẠ VỀ KIỂU DÁNG, VỚI CÁC ĐƯỜNG NÉT THIẾT KẾ CỰC KỲ CHÍNH XÁC CÙNG VỚI NHỮNG ĐƯỜNG GÂN CỨNG CÁP. hai cánh cửa được chế tạo bằng sợi carbon liền khối của chiếc xe vẫn được mở cắt kéo lên trên, kiểu cửa lần đầu tiên xuất hiện ở huyền thoại Countach và sau đó được trang bị cho các siêu xe với động cơ V12 khác của hãng là Diablo và Murcielago.

70. BÙI QUANG HUY


71


hình thành khối

phương án thiết kế

1

2

3 72. BÙI QUANG HUY


4

5

6 73


74. BÙI QUANG HUY


75


76. BÙI QUANG HUY


mặt bằng tổng thể

77


sơ đồ không gian của bảo tàng

78. BÙI QUANG HUY


79

mặt bằng trệt


80. BÙI QUANG HUY KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY MÁY CÀY KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY ĐỘNG CƠ MÁY CÀY PHÒNG TRƯNG BÀY TRANH ẢNH RẠP CHIẾU PHIM PHÒNG TƯƠNG TÁC ẢO

MẶT BẰNG COTE +7.650


81

KHÔNG GIAN TRƯNG DÒNG 350gT KHÔNG GIAN TRƯNG DÒNG 350gTS CONVERTIBLES KHÔNG GIAN TRƯNG DÒNG MIURA KHÔNG GIAN TRƯNG DÒNG eSPADA KHÔNG GIAN TRƯNG DÒNG jARAMA, uRRACO

MẶT BẰNG COTE +11.650


82. BÙI QUANG HUY

KHÔNG GIAN TRƯNG DÒNG 350gT KHÔNG GIAN TRƯNG DÒNG 350gTS CONVERTIBLES KHÔNG GIAN TRƯNG DÒNG MIURA KHÔNG GIAN TRƯNG DÒNG eSPADA KHÔNG GIAN TRƯNG DÒNG jARAMA, uRRACo

MẶT BẰNG COTE +18.650


83

KHÔNG GIAN TRƯNG bày DÒNG countach KHÔNG GIAN TRƯNG bày dòng diablo KHÔNG GIAN TRƯNG bày dòng Murcilelago

MẶT BẰNG COTE +25.650


84. BÙI QUANG HUY

KHÔNG GIAN TRƯNG bày DÒNG aventador KHÔNG GIAN TRƯNG bày dòng Huracan KHÔNG GIAN TRƯNG bày dòng veneno elemanto, specile edition

MẶT BẰNG COTE +31.650


85

bãi xe khách bãi xe nhân viên sảnh nhập hàng kho bãi

MẶT BẰNG COTE -3.500t


86. BÙI QUANG HUY


87


hệ kết cấu khung thép

vỏ bao che bằng lưới thép

lớp cách nhiệt

hệ kết cấu khung thép

88. BÙI QUANG HUY

giải pháp về vật liệu và kết cấu


89


Không gian sảnh long trọng

90. BÙI QUANG HUY


91


Không gian trưng bày động cơ

92. BÙI QUANG HUY


93


Không gian trưng bày các dòng xe

94. BÙI QUANG HUY


95


LỜI KẾT!

“ CON XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN THẦY! TRONG SUỐT QUÃNG THỜI GIAN VỪA QUA, THẦY LÀ NGƯỜI DÌU DẮT, NÂNG ĐỠ VÀ CHỈ BẢO TẬN TÌNH ĐỂ CON HOÀN THÀNH TỐT BÀI TỐT NGHIỆP, ĐÁNH DẤU CHẶNG ĐƯỜNG MỚI. CON KHÔNG BIẾT NÓI GÌ HƠN, CON XIN CHÚC THẦY CÓ THẬT NHIỀU SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC ĐỂ TIẾP TỤC CHÈO LÁI CON ĐƯỜNG ƯƠM MẦM NHỮNG KIẾN TRÚC SƯ TƯƠNG LAI! “

96. BÙI QUANG HUY

TS.KTS NGUYỄN XUÂN PHÚC


PHAN NỮ KIỀU TRANG SV K19A1 ĐHVL

TRƯƠNG NGỌC CHÁNH SV K19A2 ĐHVL

“CÁM ƠN HAI “NERGE” ĐÃ GIÚP ANH TRONG QUÁ TRÌNH LÀM BÀI TỐT NGHIỆP, CHÚC HAI EM HỌC TẬP THẬT TỐT VÀ THÀNH CÔNG TRÊN CON ĐƯỜNG MÌNH ĐÃ CHỌN!“ 97


the end

98. BÙI QUANG HUY

Thanks for watching.


99


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.