Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Khoa Kiến trúc
Bộ môn Lịch Sử Kiến trúc 2
Nguyễn Công Hiệp
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Bích Ngọc
Vũ Thị Kim Anh
Nông Hoài Chi
Hoàng Sơn
Phạm Việt Dũng
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Khoa Kiến trúc
Bộ môn Lịch Sử Kiến trúc 2
Nguyễn Công Hiệp
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Bích Ngọc
Vũ Thị Kim Anh
Nông Hoài Chi
Hoàng Sơn
Phạm Việt Dũng
Âm mưu của đế quốc Mỹ biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng để phá hoại phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực này. Đế quốc Mỹ đã giúp thực dân Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam
-> Cho đến khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết và từ tháng 7-1954, chúng dân dần gặt hẳn Pháp để trực tiếp xâm lược miền Nam Việt Nam.
Những chiến thắng giòn giã của quân và dân ta, những thất bại liên tiếp của địch đã đưa đến sự phá sản của "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ. Với hai lực lượng chính trị và quân sự, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, vùng nông thôn đã được giải phóng, phá vỡ hệ thống "ấp chiến lược", giành quyền làm chủ ở nông thôn.
Mục tiêu "phát triển cộng đồng nơi nông thôn" (tức lập khu "trù mật") và "khai khẩn đất rừng, cao nguyên và tái canh tác vùng ruộng đất bỏ hoang miền đồng lầy và đồng bằng Nam phần" (tức công tác dinh điền) và những nhiệm vụ cải tiến nông thôn" khác của Mỹ-ngụy do 5 cơ quan đảm nhiệm là: Bô Canh nông, Bộ Điền thổ và cải cách điền địa, Phủ tổng ủy hợp tác xã nông tín, Sở Kiến thiết hương thôn (từ năm 1961 tập Lạc thành một họ coi là Bồ Cải Tiến nông thôn) đã được trình bày trong tập "thành tích bảy năm hoạt động của chánh phủ"
Các nhà kiến trúc và quy hoạch thành thị miền Nam, có sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài, đã đề xuất nhiều phương án quy hoạch mở rộng Sài Gòn để đáp ứng nhu cầu tăng dân số và phát triển theo những mục tiêu chính trị của ngụy quyền. "Tân đô thị Dĩ An" là phương án giải quyết tập trung khu hành chính và ngoại giao. Phương án Thủ Thiêm - trung tâm hành chính, văn hóa, kinh tế được thiết lập năm 1955. Phương án Sài Gòn, Thủ Đức -Biên Hòa phát triển dọc theo xa lộ, đã đuổi nhân nơi ở cho đồng bào di cư từ bắc vào, như ở Vườn Lái, Phú Lâm, Vĩnh Hội, Chí Hòa và xu xá cho đồng bào từ Lục tỉnh lên như ở Thạnh Lộc Thôn, Long Hung
Thượng, xã Nam Đức, xã Phước Long và Linh Xuân thôn v.v...
Trong lịch sử, quy hoạch xây dựng luôn là mộ trong những mối quan tâm hang đầu của các quốc gia và triều đại, là công cụ để quản lí và phát triển đất nước. Ở miền Nam quy hoạch xây dựng đô thị phát triển với những đặc điểm khác nhau theo hai thời kỳ thời kỳ: thái thiết tương đối ổn định (1954-1963) và thời kỳ phát triển nhanh, đa dạng nhưng thiếu ổn định (19641975).
Nhìn chung bộ mặt đô thị có những thay đổi lớn về quy mô đồng thời cũng phát sinh nhiều mâu thuẫn và
chênh lệch xã hội. Các kiến trúc sư miền Nam với sự
hỗ trợ cuộc chuyên gia nước ngoài đã đề xuất nhiều
phương án quy hoạch mở rộng Sài Gòn và xây dựng
các đô thị khác từ những năm 1966. Tuy nhiên do chiến tranh kéo dài nên nhiều chương trình xây dựng
đô thị đã không thể trở thành hiện thực.
Đề xuất quy hoạch chỉnh trang Sài Gòn – Chợ lớn 1960 (KTS.
Cùng thời gian một số đồ án quy hoạch chi tiết ta được nghiên cứu với những ý tưởng quy hoạch, hiện đại. Đó là đồ án đưa trung tâm Sài GònChợ Lớn về phía vườn cao su Phú Thọ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, đồ án mở rộng khu hành chính- văn hóa Thủ Thiêm của kts Hoàng Dũng, đồ án mở rộng Sài Gòn lên hướng Biên Hòa với dải nhà ở thấp tầng về phía Thủ Thiêm của tập đoàn quy hoạch Doxiadis và đồ án Thủ Thiêm cao tầng của tập đoàn Wurster, Bernardi, Emmons.
Những ý tưởng quy hoạch này dù chưa được thực hiện trên thực tế nhưng hàm chứa những giá trị chuyên môn nhất định, thể hiện tư duy quy hoạch bây giờ.
So với thời gian trước thì hoàn cảnh chính trị của thời gian này đã tạo điều kiện cho sự phát triển kiến trúc trong đó nhiều cơ quan hành chính, văn hóa, giáo
dục đã được xây dựng. Các cơ quan hành chính là bộ mặt của bộ máy ngụy quyền được xây dựng với quy
mô khác nhau ở các thành phố, thị xã cũng như ở cấp quận. Đặc biệt chú ý là Dinh Độc Lập ở Sài Gòn.
DINH ĐỘC LẬP
Bối cảnh
Là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh, Dinh Độc Lập nằm nép mình giữa
ốc đảo xanh tươi ở Quận 1, thầm lặng lưu giữ những
dấu ấn lịch sử không thể nào quên. Trước khi trở
thành biểu tượng của chiến thắng, hòa bình và thống
nhất, công trình này có cấu trúc ban đầu hoàn toàn
khác và được xây dựng để đáp ứng khiếu thẩm mỹ
cầu kỳ, khoa trương của chính quyền thực dân.
Năm 1905, Toàn quyền Paul Doumer
viết trong nhật ký của mình rằng: “Khi chúng tôi đến đó vào năm 1897, dinh thự trông giống như bị bỏ hoang vì đã
không được sử dụng suốt 10 năm.
Điều này là do vị Toàn quyền luôn ở Bắc Kỳ để làm việc, không còn sống ở
Nam Kỳ nữa, chỉ trừ một số dịp cần phải vào đó vài ngày.”
Mặt tiền của Dinh
Trong một cuộc đảo chính vào tháng 2/1962, hai viên phi công
thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Văn Cử và Phạm
Phú Quốc đã ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của
Dinh. Sau sự kiện ấy, Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một
dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc
sư Ngô Viết Thụ.
Ngôi nhà ở giữa một khu vườn rộng gần 13 ha với chiều cao bằng
nhà ở 4-5 tầng, bị ngập trong không gian rộng lớn không chỉ của
khu vườn xung quanh mà cả trước không gian cây xanh kéo dài
với Vương cung Thánh đường (nhà thờ Đức Bà). Đứng xa hơn ngã
tư đường Hai Bà Trưng và đại lộ 30 tháng 4, thấy ngôi nhà thụt
xuống bé nhỏ, vì địa hình đại lộ 30 tháng 4 xuống dốc dần về phía
thảo cầm viên, bên kênh Thị Nghè, chiều cao ngôi nhà từ ngày
dựng lên ở thế kỷ trước đã không tính đến quy mô phát triển đại lộ này.
(Chi tiết đầu rồng trang trí mặt nhà) (Những bức phù điêu dưới ô cửa mang phong cách trang trí Á Đông)Phân khu chức năng Khu vực cố định bên trong Dinh Độc Lập Khu vực cố định là nơi làm việc, sinh hoạt của chính quyền xưa. Các phòng trong Dinh Độc Lập như: phòng, khánh tiết, đại yến, các nội, hội đồng an ninh, phòng làm việc của tổng thống và các quan chức chính phủ… ngoài ra còn có khu phòng ngủ, khu sinh hoạt, khu giải trí… Các phòng làm việc và tiếp khách của tổng thống đã được trang trí lộng lẫy những nhiều sáng tạo nghệ thuật theo yêu cầu tư tưởng về phong kiến và tôn giáo.
Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m², cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Khu này có 03 tầng lầu, 02 gác lửng, 01 sân thượng, 01 tầng nền và tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng là 20.000m² chia làm 95 phòng. Mỗi phòng có một chức năng riêng, kiến trúc và cách trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng. Sau 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan.
Tranh sơn mài và tranh sơn dầu đã phát huy ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình trong các phòng khách rộng lớn. Ánh sáng điện đã được sử dụng khéo léo để tô đậm nhưng mảng trang trí trung tâm. Ghế ngồi của tổng thống được đặt trên một đế nâng khỏi mặt sàn làm người ta liên tưởng đến ngai vua đặt trên sập rồng.
(Phòng làm việc của tổng thống) (Phòng trình quốc thư) Phòng tiếp các phái đoàn đến làm việc tại Dinh Phòng đại nghị giữa tổng thống và Hội đồng Nội các Phòng văn thư dưới hầm của Dinh Phòng tiếp khách của phu nhân tổng thống Phòng giải trí trong dinh Phòng chiếu phim trong DinhSân trước của
Dinh là một
thảm cỏ hình
oval có đường
kính 102m.
Màu xanh của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng
khoái cho
khách ngay khi bước qua cổng.
Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ
nước hình bán
nguyệt. Trong
hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình
ảnh những hồ
nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Khu chuyên đề: Đây là khu trưng bày các chuyên đề, các cuộc triển lãm lớn. Du khách sẽ được nhìn lại những tấm ảnh sống động của thời kỳ trước. Dưới sự hướng dẫn, thuyết trình của các hướng dẫn viên du lịch, bạn còn được tìm hiểu thêm nhiều chi tiết lịch sử ẩn sâu bên trong.
Nơi đây thường xuyên diễn ra các cuộc triển lãm, trưng bày lịch sử
Khu bổ sung:
Khu bổ sung trưng bày, lưu giữ rất nhiều tấm ảnh mang giá trị lịch sử. Chúng
được rày công sưu tầm và gìn giữ nhằm giúp thế hệ con cháu sau này hiểu được 1 phần lịch sử.
(Du khách được tìm hiểu 1 thời hào hùng của dân tộc thông qua các bức ảnh lịch sử có giá trị)
Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( 吉 ) có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ
KHẨU ( 口 ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ
KHẨU ( 口 ) có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ
TRUNG ( 中 ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ
TAM ( 三 ), theo quan niệm dân chủ hữu tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố
Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG ( 王 ), trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ
CHỦ ( 主 ) tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của
dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu 2
và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình
chữ HƯNG ( 興 ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.
Bức “rèm hoa đá” có hình đốt trúc, một chi tiết đặc sắc của công trình; vừa là yếu tố thẩm mỹ, vừa có tác dụng lọc sáng, đón gió và che chắn kín đáo.
Biện pháp lấy ánh sáng Trời cho nội thất thông qua tấm trang trí điều đáng chú ý đầu tiên trước khi vào trong phòng khách trên gác không gian hành lang nhận ánh sáng Trời trực tiếp lại có không khí xíu tác giả đã có công tìm tòi không chỉ hình dáng trang trí của Tấm bê tông phủ mặt ngoài nhà có người giải thích là mang hình dáng đốt tre các tấm bê tông đặt cứng cạnh nhau có mặt cắt ngang hình chữ V đã sắp đặt thế nào để khi tia nắng chiếu vào mảnh cạnh của Tấm này thì bị hắt sang tấm kia để tia nắng không trực tiếp lên vào hành lang mà chỉ được phản chiếu lại cũng có thời điểm những vệt ánh sáng thưa thớt vạch những đường sáng song hành trên sàn nhà lát đá hoa tạo nên một không khí huyền diệu cho những không gian được trang trí rất phong phú
nghĩa lịch sử
Khách du lịch đến Dinh Độc
Lập rất tự hào về toàn bộ kiến trúc tòa nhà. Bởi công trình hoàn toàn được xây dựng bởi người Việt Nam . Tòa nhà được thiết kế và xây dựng với ý nghĩa cầu nguyện cho sự thịnh vượng và trường tồn mãi mãi. Dinh Độc Lập đã trở thành điểm “phải xem” đối với các du khách du lịch có cơ hội tham quan du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Công trình kiến trúc hiện đang lưu giữ 2 bức tranh sơn mài quý giá. Đó là tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí theo chủ đề “Hoa sen” và “Ke cuc” (hoa cúc). Hàng chục bình gốm cổ của Trung
Quốc từ thời Minh – Thanh được trang trí với nhiều chủ đề đa dạng cũng được tìm thấy ở đây.
Bức “Quốc Tổ Hùng Vương” của họa sĩ Trọng Nội đặt tại phòng Khánh Tiết, Dinh Độc Lập
Bức tranh “Sơn Hà Cẩm Tú” của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ hoàn thành năm 1966.
Bên cạnh đó, không gian triển lãm ngoài trời được trưng bày là chiếc xe tăng 843 mà trước đây đã dẫn đầu cuộc tấn công cuối cùng qua cổng cung điện vào lúc 11 giờ 30 sáng Ngày 30
tháng 4 năm 1975. Chiếc máy bay chiến đấu F5E mà Trung úy Nguyễn Thanh Trung đã ném bom Dinh Độc Lập vào ngày 8
tháng 4 năm 1975. Hai hiện vật góp phần biến cung điện trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với khách du lịch nhờ các yếu tố lịch sử của chúng.
NGÔ VIẾT THỤ – Sơn hà cẩm tú. 1966. Sơn dầu. 7mx2m
Những công trình giáo dục xây dựng với sự nghiệp viện trợ của nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Tây Đức, Nam Triều Tiên, Úc, v.v... không phải là ít, nó mang đặc điểm văn hóa của nước viện trợ. Người ta có thể nhận xét và đánh giá các công trình kiến trúc ấy trong sự phát triển kiến trúc ở miền Nam Việt Nam, nếu phân tích từng loại công trình.
Ở Trung tâm giáo dục khá bề thế về diện tích này, các công trình kiến trúc đều đơn giản về phong cách, không cố ý làm
đẹp bằng những hình khối kiến trúc mang tính trang trí, để hiên rộng bao quanh các phòng và lớp học, làm cho ánh sáng và không khí dịu mát ở nơi làm việc và học tập. Cây xanh bao quanh các khối công trình tạo nên cảnh quan đẹp mắt và vi khí hậu thích ứng với các lớp học và xưởng trường.
Trường Đại học Y khoa Sài Gòn
Người ta dễ thấy trong kiến trúc Trường đại học Y khoa do Mỹ thiết kế, những mặt tích cực cũng như mặt tách rời hoàn cảnh địa phương. Công trình cũng do Mỹ thiết kế làm trung tâm Cao dẳng Sư phạm Kỹ thuật ở Thủ Đức đã thể hiện phần nào sự cố gắng thích ứng với khí hậu của địa phương, với hoàn cảnh lao động và học tập của học sinh. Trung tâm này đào tạo giáo viên cho các trường Trung học Kỹ thuật
và
cấp theo hai hệ 2 năm và 4 năm, gồm các chuyên môn như khoa học ứng dụng, kinh tế gia đình, thương mại, kỹ nghệ họa, kỹ nghệ gỗ, kỹ nghệ sắt, máy dụng cụ và chế tạo máy móc,
giữa năm 1973
Nói về hoạt động y tế, ngụy quyền Sài Gòn đã khoa trương về sự “cải tổ căn bản” về “y tế hương thôn” nhưng tình trạng thiếu thốn nghèo nàn của y tế ở nông thôn cũng như ở thành thị đã quá rõ rang. Nói về công trình y tế xã hội người ta chú ý đến bệnh viện và cơ sở đào tạo cán bộ y khoa. Từ thời Pháp chiếm đóng bệnh viện nổi tiếng dành cho người giàu là bệnh viện Điện Biên Phủ còn lại là những trại bệnh gồm nhiều nhà trải rộng trên một khu đất lớn, không có hành lang nối liền nhau người chữa bệnh và người bệnh phải đi ngoài trời các trang thiết bị y tế đã kém các tiện nghi điện nước cũng cống rãnh cũng tồi tệ những nơi bố thí không đáng kể này vẫn duy trì tên gọi bệnh viện suốt thời gian chiếm đóng của thực dân Pháp cũng như của đế quốc Mỹ.
Bệnh viện Điện Biên PhủThành tích mà chính quyền Ngụy phô trương
kể cho đủ thì cũng chỉ gồm những tu bổ vá víu
hoặc xây mới với quy mô nhỏ như bệnh viện
Quy Nhơn, Quảng Trị, Quảng Ngãi, bệnh viện
Chợ Rẫy xây trại bệnh nhân hai tầng, Bệnh viện
Bình Dân cũng được đầu tư thêm. Người ta đã
bắt đầu xây viện ung thư Gia Định và trung tâm
diệt trừ sốt rét.
Trường Đại học Y khoa do Mỹ viện trợ và xây
theo thiết kế của họ được coi là hiện đại nhất lúc
bấy giờ, và ngày nay còn đáp ứng một phần yêu cầu giảng dạy của ngành y sau khi đã thực hiện những công trình kiến trúc bổ sung theo yêu
cầu mới ví dụ như mở cửa thông thoáng cho thư viện trước đây xây kín, điều hòa được nhiệt
độ.
Thời gian này ngụy quyền Sài Gòn được sự viện trợ nhiều mặt của Mỹ nhưng phải đợi đến thập
kỷ bắt đầu từ năm 1967 mới hoàn thành được một số bệnh viện hiện đại ở Sài Gòn Huế Đà
Nẵng và một số bệnh viện nhỏ cấp tỉnh
Lịch sử của chùa gắn liền với sự kiện tự thiêu của tu sĩ Thích Quảng Đức để phản phối chính sách đàn áp Phật tử của chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau này, chùa là địa điểm đặt hội quán chính thức của Hội Phật học Nam Việt và được trùng tu, cải tạo lại duy nhất một lần vào năm
2000.
Có thể nói, ngôi chùa Xá Lợi là một trong những công trình được xây dựng theo lối kiến trúc mới tại Việt Nam. Khuôn viên chùa bao gồm: cổng tam quan, chính điện, giảng đường, tháp chuông, khu vực vườn cảnh và các công trình quan trọng khác.
Bên trong chính điện
Cùng với tháp chuông 7 tầng, chính điện là khu vực sở hữu kiến trúc đặc trưng nhất của chùa Xá Lợi. Tổng thể chính điện có diện tích hơn 400m2, rộng rãi, thoáng mát đón trọn ánh sáng tự nhiên từ hệ thống cửa sổ cao, dài. Bên trong chính điện hiện nay đang lưu giữ 15 bộ tranh mô phỏng lại lịch sử của Đức Phật từ lúc sơ sinh đến khi nhập niết bàn. Bên cạnh đó, ở chính điện còn có tháp ngọc với hình dáng chiếc lá bồ đề, bên trong có ngọc Xá Lợi linh thiêng được đặt ở phía trên cao, cạnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni.
Cổng tam quan và tháp chuông bảy tầng
Chùa có hai cổng tam quan, cổng chính là phía đường Bà
Huyện Thanh Quan. Cổng phụ là đường Sư Thiện Chiếu. Di chuyển từ cổng tam quan vào bên trong khuôn viên chùa là
tháp chuông bảy tầng cao 32m được lập kỷ lục là tháp
chuông cao nhất Việt Nam hiện nay.
Cấu trúc của tháp chuông gồm 7 tầng, mỗi tầng tháp có cấu
trúc bát giác sẽ thờ một vị Phật khác nhau. Tầng cao nhất của
tháp chuông sẽ là cổ lầu, phía bên trong có đại hồng chung
nặng tới 2 tấn với đường kính 1.2m, cao 1.6m và được đúc bằng đồng.
Chùa Vĩnh Nghiêm là nơi thờ Phật, đào tạo tăng đồ, thờ Trúc Lâm Tam Tổ: Trần Nhân Tông (12581308), Pháp Loa (1284 - 1330) và Huyền Quang (1254 - 1334). Chùa là trung tâm đào tạo, định chức danh cho các tăng sĩ thời Trần, là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong lịch sử Phật giáo thời Trần nói riêng và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung. Chùa Vĩnh Nghiêm trở thành chốn an cư, kiết hạ, giảng kinh, thuyết pháp, trụ sở chính thức đầu tiên của Phật giáo Việt Nam.
Lịch sử chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn là công trình do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng và các cộng sự thiết kế, vẽ kiểu. Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng là người gắn liền với hàng loạt công trình văn hóa, tâm linh ấn tượng ở Việt Nam như: Chùa Một Cột, Trấn Ba Đình, Đền Ngọc Sơn, Đền Lý Quốc Sư, Cầu Thê Húc,…
Kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc trên trên khuôn viên rộng khoảng 6.000m2, được xây theo lối chùa cổ ở miền Bắc Việt Nam nhưng bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng hiện đại. Sự hài hòa trong thiết kế và cảnh quan đã đưa Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn trở thành một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX.
Tổng thể kiến trúc Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn bao gồm các hạng mục chính là: tam quan, tòa nhà trung tâm và các bảo tháp.
Cổng tam quan Chùa Vĩnh Nghiêm khá đồ sộ, có thiết kế truyền thống với mái ngói đỏ và những họa tiết uốn cong. Hai bên cổng chùa là hai câu đối được chạm trổ tinh tế, phía trên là dòng chữ “Chùa Vĩnh Nghiêm” màu vàng. Từ cổng tam quan, bạn đã có thể nhìn thấy sân chùa rộng lớn, và tòa bảo tháp nằm bên trái.
Tòa nhà trung tâm
Sau khi đi qua tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đồ sộ đặt giữa sân, bạn sẽ tiến vào tòa nhà trong tâm, một công trình kiên cố với 3 cầu thang rộng dẫn lên sân thượng, Phật điện và Tháp Quán Thế Âm. Sân thượng rộng khoảng 10m, phía tay phải là gác chuông, nơi treo chiếc đại hồng chung.
Tháp Quán Thế Âm
Tháp Quán Thế Âm là một ngôi bảo tháp
cao 7 tầng nằm bên trái Phật điện, được xây
cùng lúc với chùa và trở thành biểu tượng
của Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn. Ðỉnh
tháp có 9 bánh xe và những khối tròn tượng
trưng cho long xa và quy châu. Với chiều
cao 40m và kiến trúc cầu kỳ, Tháp Quán
Thế Âm được đánh giá là một trong những
bảo tháp
đồ sộ nhất ở Việt Nam.
Tháp Vĩnh Nghiêm
Từ cổng tam quan, bạn sẽ thấy Tháp Vĩnh Nghiêm nằm bên
phải. Công trình này được khánh thành vào năm 2003, cao 14m, và được làm hoàn toàn bằng đá. Tháp Vĩnh Nghiêm được dựng
để tưởng nhớ hai vị hòa thượng có công xây chùa, và được xem
là ngôi tháp đá đầu tiên ở miền Nam, và lớn nhất, cao nhất Việt Nam. Ngoài ra, chùa còn xây khu Phương Trượng Đường, Khách Đường nằm ở phía trong cùng, nơi nghỉ ngơi của trụ trì, các vị sư thầy, cũng như khách thập phương.
TÒA THÁNH CAO ĐÀI TÂY NINH
Tòa Thánh Tây Ninh hay còn được người dân địa
phương gọi với cái tên thân thuộc là Đền Thánh. Công
trình này tọa lạc tại đường Phạm Hộ Pháp, Thị trấn
Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
Một trong những nét độc đáo của kiến trúc Tòa Thánh
Tây Ninh đó chính là sự kết hợp phong cách của nhiều
văn minh tôn giáo trên thế giới.
Có một ý đồ bố cục toàn thể các công trình kiến trúc của
Tòa thánh này, những hình khối và chi tiết kiến trúc
bằng vữa xi-măng, gạch men màu, đá rửa cùng sành sứ
Biên Hòa tạo ở nên một thứ mỹ quan xáo trộn đã xuất
hiện ở kiến trúc lăng Khải Định và phổ biến ở nhiều
dinh cơ đại địa chủ đồng bằng sông Cửu Long
Tòa thánh lớn nhất của đạo Cao Đài nhìn từ trên cao
Quan điểm triết học Đông – Tây
Tòa Thánh Tây Ninh là một trong những công trình tôn giáo có kiến trúc rất đặc trưng, không giống với bất kỳ công trình nào hiện nay. Nếu như những công trình lớn thường có kiến trúc sư thiết kế, xây dựng theo bản vẽ… thì Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh lại được Đức Phạm Hộ Pháp xây dựng không dựa trên bất kỳ giấy tờ, hình vẽ nào mà hoàn toàn dựa vào công sức, bàn tay của người lao động.
Tòa Thánh Tây Ninh được góp sức xây dựng bởi người dân mà họ không lấy bất kỳ chi phí công sức nào, thậm chí họ còn không lấy vợ, cưới chồng trong thời gian thi công để đảm bảo đủ âm dương cho công trình. Mọi lý thuyết về kích thước, kiến trúc đều được Đức Lý Giáo Tông Giáng Cơ chỉ đạo người dân thực hiện. Cứ như vậy, công trình Tòa Thánh Tây Ninh được hoàn thiện sau 5 năm xây dựng. Đây là công trình có kiến trúc độc đáo với sự phối hợp hài hòa giữa Đất trời và con người. Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh là một nơi rất thiêng liêng để phục vụ nhu cầu chiêm ngưỡng và cúng bái, là nơi hội tụ kiến trúc độc đáo của triết học Đông –Tây. Vì vậy, Tòa Thánh Tây Ninh là một trong những điểm du lịch tôn giáo lý tưởng tại địa phương này
(Kiến trúc độc đáo bên trong tòa thánh Tây Ninh)
Khuôn viên bên ngoài
Tổng diện tích xây dựng lên tới 12 km2: Chùa
Tòa Thánh Tây Ninh được thiết kế với hệ thống hàng rào bao quanh, đảm bảo sự uy nghiêm của điểm du lịch tôn giáo. Bên cạnh đó, công trình này còn có nhiều công trình nhỏ hiện đại bên trong bao gồm: Tòa thánh, đền thờ Phật mẫu, bửu tháp.
Chiều dài khoảng 100m: Công trình Tòa Thánh có thiết kế với 12 cửa, cửa lớn nhất có tên là cửa Chánh Môn.
2 tháp cao 36m: Đây là biểu tượng nổi bật ở phía ngoài Tòa thánh. Bên cạnh đó, một trong những điểm đặc biệt của công trình này đó chính là sử dụng chất liệu xi măng cốt tre để xây dựng.
Tòa Thánh Tây Ninh có tổng tất cả 12 cổng vào. Tất cả những cổng này đều được chạm khắc tinh tế với hình Tứ linh và hoa sen. Cửa Chánh Môn lớn nhất có cách thức trang trí đặc biệt hơn, đó là hình tượng long tranh châu. Công trình này được xây dựng với loại có mái và không có mái: Phong cách kiến trúc độc đáo của Tòa Thánh Tây Ninh cũng được thể hiện qua phần mái của công trình. Về cơ bản, kiến trúc của những công trình này đều cơ bản giống nhau.
Nhiều du khách khi đến tham quan Tòa Thánh Tây Ninh nhận thấy thiết kế mái của công trình này có điểm tương đồng với nhiều chùa truyền thống ở Bắc Bộ. Tức là công trình sẽ có 4 trụ xây và được phân tách thành 3 lối vào riêng biệt.
Hai hàng cột phía trong tòa: Đây là điểm chú ý nhất
ở Tòa Thánh Tây Ninh. Những chi tiết này được
chạm trổ hình rồng, sử dụng nhiều màu sắc khá rực rỡ.
Phần nền của công trình được thiết kế với 9 cấp: Chi tiết này còn được gọi là “cửu phẩm thần tiên” . Mỗi cấp này biểu tượng cho một cấp phầm.
Quả cầu lớn đặt ở giữa: Du khách đến tham quan
bên trong công trình tâm linh này có thể thể để ý
thấy một quả cày lớn đặt giữa. Chi tiết này biểu
tượng cho vũ trụ bao la và cũng là một chi tiết tạo nên nét đẹp độc đáo của Tòa Thánh Tây Ninh.
Hình Thiên Nhãn: Lịch sử Tòa Thánh Tây Ninh
khiến cho rất nhiều du khách tò mò về công trình kiến trúc này. Từng chi tiết bên trong đều được chạm trổ hết sức kỳ công. Phần trước của tòa tháp còn được đặt hình Thiên Nhãn – đây được xem là một con mắt, biểu tượng cho sự hào quang và của đạo Cao Đài.
Nghinh Phong Đài và Bát Quái Đài: Phần nóc trước
được thiết kế với chi tiết Nghinh Phong Đài và phía nóc sau có Bát Quái Đài. Đây là hai chi tiết độc đáo trong kiến trúc của công trình tâm linh nổi tiếng này.
Ở nhiều khu dân cư và đường phố, người ta cố giữ dáng dấp của Thánh đường Tây Ninh, cho nên chỉ thoáng nhìn đôi tháp cao và hình "con mắt" nổi lên
giữa những mô-típ trang trí nhiều màu sắc xa lạ với
mỹ quan dân tộc là đã biết ngay Thánh đường Cao Đài. Nói đến Thánh đường Cao Đài Ninh là nói đến
một điển hình kiến trúc tập trung rõ nét thứ mỹ
quan muôn vẻ đã có phần lây lan trong kiến trúc dân gianở một số địa phương miền Nam nước ta.
Ngân hàng
Trong thập niên 60 này do đầu tư của Mỹ và chư hầu vào miền Nam, các công trình kiến trúc doanh
thương nghiệp có một bước phát triển khá nhanh. Các ngân hàng Xây dựng nhiều ở thành phố Sài Gòn và các tỉnh.
Ngân hàng Việt Nam thương tín vươn cao 11 tầng được sự chú ý nhờ vị trí góc đường Tôn Thất Đạm và đại lộ Hàm Nghi. Một số cuộc thi nhỏ có Ngô Viết Thụ, Hoàng Hùng, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Quang Nhạc, Nguyễn Văn Hoa và Phạm Văn Thâng tham gia. Phương án của Phạm Văn Thắng được chọn để xây. Kiến trúc sư Thông, Nhạc, Hoa phân công nhau: Thông thiết kế sơ bộ, Nhạc thiết kế thi công, Hoa ra công trường kiểm tra việc xây dựng. Ngân hàng xây bốn tầng. Tầng hầm làm kho chứa bạc. Các tầng trên cho các hang buôn thuê, có cửa ra vào riêng. Công trình xây gần sông, đào sâu xuống đất 0,80 mét là có nước, nên tầng trên cho các hãng buôn thuê, có của ra vào riêng. Kiến trúc Công ty Bảo hiểm V.A.R. do Lê
Văn Lắm thiết kế, cũng đặt trong khu vực những ngân hàng
lớn của Sài Gòn, đã trình bày ngôi nhà
đồ sộ tám tầng này như một lồng bằng
bê tông cốt thép, có thể chứng minh tay nghề điêu luyện của
thợ đúc bê tông với
độ chính xác mang
tính cơ khí. Ở đây, trong sáng tạo kiến trúc hình như không
có thì giờ lưu ý nhiều
đến mỹ quan hình
khối.
(Tòa nhà đang xây là Ngân hang Việt Nam thương tín) Công ty Bảo hiểm V.A.RNgân hàng BNP (Banque nationale de Paris)
Ngân hàng BNP (Banque nationale de Paris) ở góc, đường Tôn Thất Thất Đạm và Nguyễn Công Trứ có thể chứng minh cố gắng mới của cùng những tác giả trên, tạo ra một phong cách mới của kiến trúc trên cơ sở dùng những tấm bê tông thẳng đứng che nắng trước các cửa sổ.
Nói chung những nỗ lực theo hướng này không mạnh trong kiến trúc miền Nam sau Cách mạng Tháng 8. Những thôi thúc của yêu cầu buôn bán và phục vụ quân viễn chinh đã không tại nên một động lực lành mạnh cho sáng tạo kiến trúc.
Khách sạn
Cũng theo đà phát triển chung của công thương nghiệp, trên đại lộ nối liền Sài Gòn và Chợ Lớn, đã dựng lên
nhiều khách san. Những người Hoa giàu có xây dựng
khách sạn Are en Ciel, ghi trên chính diện một hình ảnh
kiến trúc mang : điểm chiến tranh: những "tấm giại" có
tính chất trang trí bằng bê-tông cốt thép bao phủ mặt nhà
cho đến tầng 4, tầng 5, khác cách phòng chống đặt sau
khi xây xong nhà như khách Đà Nẵng dành cho sĩ quan
Mỹ ở - nay là khách sạn của tỉnh đã bao che mặt nhà phía
đường đi bằng một mạng lưới sắt chông đạn B40.
Khách sạn Are-en CielKhách sạn Caravelle (nay là
khách sạn Độc Lập) ở gần trụ sở
quốc hội ngụy quyền cũ một nhà
hát nhỏ do Pháp xây thời thuộc
địa. Đây là một công trình của
hãng Soclété Civile Catinat
Foncier do kiến trúc sư Pháp
Masson thiết kế. Khi quân Pháp
rút lui khỏi miền Nam, công trình
này do các kiến trúc sư Hoa,
Thâng, Nhạc tiếp tục hướng dẫn
xây dựng từ năm 1956 để khánh
thành năm 1962.
Ba sở hữu chủ của tòa nhà là
Công ty Khách sạn Caravelle của
nhất ở Sài Gòn, xây dựng bằng tiền bồi thường chiến tranh.
Khách sạn 10 tầng lầu mà bấy
giờ được coi là tối tân và đẹp mở ra phía "nhà quốc hội" ; hãng Air France có trụ sở ở lầu một và cửa
vào từ góc phố, Tòa đại sứ Ucs tung cờ ở tầng 7. Không kể tầng trệt và tầng trên cùng, 8 tầng giữa mỗi tầng có 14 phòng, tất cả là 112 phòng. Tầng thứ 11 làm thêm sau này, là phòng tiệc rộng
rãi và sân cây cảnh.
Cửa phòng rộng mở ra mặt đường, lắp cửa kính đặt lui vào
sau một hàng hiên phía trên có tấm che nắng các hướng tây và tây nam. Tiện nghi của khách sạn được nói đến với nhiều khen ngợi.
Người Sài Gòn hình như
cũng hãnh diện về Palace Hotel (nay là khách sạn
Hữu Nghị) với những tiện nghi quốc tế. Công trình vươn cao 15 tầng, vượt hẳn nhiều cao ốc của ngành doanh thuong nghiệp trên đại lộ Nguyễn Huệ và đường Ngô Đức Kế trên diện tích đất tương đối hẹp. Các phòng ngủ chính xếp đặt mở ra đường phố và không gian sông Sài Gòn trong cục mặt bằng chặt chẽ. Qua cửa mở ra góc đường để đón khách, vào một tiền sảnh, khách vào thang máy lên hành lang vừa đủ diện tích qua lại trước khi vào phòng. Những tiện nghi hiện đại có khả năng làm mát và thông thoáng các phòng, đáp ứng yêu cầu của khách nước ngoài, nhất là từ phương Tây đến. Kiến trúc trang nhã của khách sạn hiện đại này đánh dấu những sáng tạo của Vũ Bá Đính mà sự nghiệp đã nổi lên trong hoạt động kinh doanh xây dựng
Lịch sử phát triển công nghiệp thời kỳ này chú ý hai sự kiên, đó là sự thành lập Trung tâm khuyếch trương Kỹ nghệ năm 1957 và Công ty quốc gia Khuếch trương các khu Kỹ nghê: SONADEZI (Société Nationale pour le development des Zones Industrielles) thành lập năm 1963
Trung tâm làm nhiệm vụ "giúp đỡ tài chính để mua máy móc dụng cụ trang bị, xây cất nhà xưởng làm vốn luân chuyển, cho vay hay hùn vốn cho nhiều xí các việc nghiệp công nghiệp, giúp đỡ kỹ thuật trong kỹ nghệ mới, canh tân hoặc khuyếch trường các xí nghiệp hiện hữu về các vấn đề trang bị, sản xuất, tiêu thụ v.v... " . Chỉ nói ba năm 1958-1960, trong tổng số đầu tư xây dựng công nghiệp, nếu chính quyền ngụy bỏ ra chưa đến 300 triệu đồng tiền Việt Nam, thì tư nhân đã bỏ ra hơn một tỷ mốt, còn nước ngoài gồm Pháp, Mỹ, Trung Hoa, Ý, Nhật, Miến Điện, Anh, Đức, Áo, Phi Luật Tân, Ấn Độ đã đầu tư hơn một tỷ rưỡi. Việc giúp đỡ tài chính và kỹ thuật của Trung tâm d khuyến khích các nhà công kỹ nghệ đầu tư thêm để thành lập kỹ nghệ mới và phát triển xí nghiệp hiện có, đã giúp họ lưu tâm thêm đến các vấn đề kỹ thuật, trang bị, năng suất, tổ chức và điều khiển xí nghiệp, phân phối thị trường v.v...
Trong những điều kiện của chế độ thực dân mới, nạn khan hiếm nhà cửa là vấn đề nan giải nhất là ở các thành thị lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang. Báo chí đã nói về sự sút kém của đà xây dựng nhà ở từ năm 1954 đến 1965 các gia đình kém lợi tức choáng tới 65% dân số trong đô
thành thêm nạn thất nghiệp số tiền kiếm được hàng tháng không đủ chi cho sự ăn uống của gia đình nên không thể thuê nổi những căn nhà kha khá được.
Ở đây, khả năng xây dựng bằng bêtông cốt sắt đúc tại chỗ, không lắp ghép các cấu kiện đúc sẵn, đã tạo điều kiện tốt để dụng nhiều kiểu nhà khác nhau. Trong hoàn cảnh thuận lợi của khí hậu, người ta không bị gò bó nhiều trong việc bố trí các ngôi nhà cũng như việc sắp xếp các phòng trong căn hộ và các căn hộ khác nhau trong một nhà. Tuy nhiên người ta cũng lưu ý việc xếp 2 nhà mẫu."D", tuy là tiện nghi, nhưng áp lưng vào nhau và cách nhau khoảng 3 mét, tạo ra giếng trời bất đắc dĩ giữ hơi ẩm cho hai tòa nhà, lại bắt buộc mỗi hộ làm thêm một lá chắn bằng lưới thép đệrtư bảo đảm an ninh, nhưng cửa sổ của các phòng đối diện cách 3 mét thì khó tránh, chỉ có biết đóng của suốt ngày đêm.