4
Ấn phẩm dành riêng cho thí sinh tham gia chương trình
5
TRẠM 1: HẢI THƯƠNG LÃN ÔNG
6
GIỚI THIỆU CHUNG
M ỤC LỤ C 05
10
TRẠM 3: CHÙA ÔNG BỔN - MIẾU NHỊ PHỦ
TRẠM 2: ĐÌNH MINH HƯƠNG
13 17
PHẦN THƯỞNG VÀ LỜI KẾT
TRẠM 5: HẺM HÀO SỸ PHƯỜNG
TRẠM 4: CHÙA BÀ THIÊN HẬU
21 25 21
Hành trình H
cổ tích
ành trình cổ tích - Chuyến hành trình khám phá vẻ đẹp tại những di tích cổ đã bị quên lãng.
Chúng ta thường bị thu hút bởi những địa điểm mới lạ tại những vùng đất mà mình chưa từng đặt chân đến hơn là đi chậm lại để quan sát thế giới xung quanh ngay trước mắt mình. Bạn đã từng cảm thấy bất ngờ khi vô tình lạc đến một nơi mà bạn luôn được nghe đến nhưng lại không nghĩ rằng nó ở ngay bên cạnh mình, ngay trong chính nơi mình sinh ra và lớn lên. Hành trình cổ tích là một cơ hội để đưa bạn dạo quanh thưởng ngoạn những hình ảnh vừa thân thuộc lại vừa diệu kỳ tại nơi mà những vết tích cổ vẫn đang được gìn giữ bảo tồn qua bao thế kỷ. Đồng thời bạn còn có cơ hội trải nghiệm những văn hóa được truyền qua nhiều thế hệ, những truyền thống góp phần tạo nên một chúng ta của ngày hôm nay. Bên cạnh việc khuyến khích tìm hiểu, lắng nghe và giữ gìn văn hóa, chúng tôi muốn kêu gọi sự quan tâm và ủng hộ đến việc bảo tồn những di tích cổ trong thành phố. Để nét đẹp ấy có thể tiếp tục được kế truyền và phát triển một cách chỉnh chu hơn trong tương lai. Đó là thông điệp mà “Hành trình cổ tích” muốn đem đến. 7
I Ơ H C T Ậ LU 1/ Có tất cả 4 chặng ngẫu nhiên và 1 chặng chung cuộc. Các đội chơi sẽ được bốc thăm để chọn địa điểm xuất phát ngẫu nhiên được phân tán xung quanh các trạm chính. Tổng cộng có 7 trạm xuất phát ngẫu nhiên, người chơi nhận phiếu điểm tại đây trước khi xuất phát. Trong quá trình di chuyển đến trạm chính, người chơi không được dùng các thiết bị định vị.
8
4/ Sau khi hoàn thành trả lời câu đố và thực hiện nhiệm vụ, staff sẽ đóng dấu hoàn thành và ghi điểm cho mỗi trạm. Mỗi khi trả lời sai hoặc thực hiện nhiệm vụ thất bại sẽ bị trừ điểm, các trạm mặc định 100 điểm bao gồm 50 điểm trả lời và 50 điểm nhiệm vụ.
2/ Tại mỗi trạm thi chính thức sẽ phải thực hiện hai thử thách riêng biệt: trả lời câu đố và thực hiện nhiệm vụ. Mỗi lần thất bại phải chịu phạt và chờ 5 phút trước khi thử thách lại.
5/ Trước 18 giờ, các đội phải hoàn thành các mục tiêu ở mỗi trạm ngẫu nhiên để tiến vào trạm cuối cùng, đội không hoàn thành kịp thời sẽ bị loại. Vòng chung kết là thử thách nấu một món ăn truyền thống phổ biến theo phong cách riêng của mỗi đội. Câu hỏi tại trạm sẽ giành được quyền lựa chọn nguyên liệu nấu ăn và các quyền ưu tiên đặc biệt.
3/ Các câu đố ở mỗi trạm sẽ dựa trên những đặc điểm về lịch sử và kiến trúc của của địa danh trạm đó.
6/ Giám khảo sẽ chấm điểm trực tiếp cho mỗi đội chơi. 3 đội có điểm chung cuộc cao nhất qua các trạm sẽ giành chiến thắng cuối cùng.
2 4 3
5
1
START
11
12 Một đội gồm 5 thành viên, mỗi thành viên sẽ được phát vòng tay mang số hiệu của đội mình và phiếu điểm gồm bản đồ và đóng dấu điểm
Vật phẩm
đi kèm
9
Trạm xuất phát
2
Nhà văn hóa thiếu nhi Quận 5 Parkson Hùng Vương Nhà hàng Ái Huê The Garden Mall (Thuận Kiều Plaza cũ) Rạp Hát Thủ Đô Công viên Văn Lang Chợ Thiếc
4
Trạm thử thách
1. Phố cổ Hải Thượng Lãn Ông 2. Đình Minh Hương 3. Chùa Ông Bổn – Miếu Nhị Phủ 4. Chùa Bà Thiên Hậu 5/ Hẻm Hào Sỹ Phường
10
3
1
5
11
Trạm 01
02
phố cổ
Hải Thượng Lãn Ông 12
03
04
05
P
hố cổ Hải Thượng Lãn Ông hay con được gọi là phố thuốc Bắc nằm trong hệ thống phố cổ ở Chợ Lớn, được hình thành từ sau năm 1864. Phố cổ Hải Thượng Lãn Ông là phố buôn bán và bốc thuốc Bắc lớn và lâu đời nhất ở Tp. Hồ Chí Minh và còn lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ độc đáo của người Hoa ở Chợ Lớn. Ban đầu đây là nơi kinh doanh rất nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, người dân ở đây có thói quen dự trữ thuốc Đông y trong nhà phòng khi đau ốm. Sau đó, nhu cầu của người Việt về thuốc Đông y tăng cao, dần dần biến khu phố này trở thành phố thuốc Bắc to nhất Sài Gòn, đó cũng là một nét đặc biệt tại phố cổ. Hiện tại, con phố này vẫn còn khoảng 60 - 80 cửa hiệu kinh doanh thuốc Bắc các loại.
Hầu hết các thợ đều tỏ ra “chuyên nghiệp” khi nhanh tay xắt từng lát thuốc đều tăm tắp. Đặc trưng nhất vẫn là mùi hương của các loại nguyên liệu thuốc như đỗ trọng, táo đỏ, đinh lăng… lan khắp phố. Tháng 7/2010, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh đã công nhận phố Hải Thượng Lãn Ông là khu phố cổ nhất của thành phố. Đây là điều mà người Hoa ở Chợ Lớn nói riêng và người dân thành phố nói chung đều rất tự hào, từ đó có ý thức để cùng nhau bảo tồn những giá trị truyền thống từ không gian văn hoá phố cổ nhất thành phố này.
Đến phố này, người ta dễ dàng bắt gặp hàng chục biển hiệu của các tiệm thuốc Bắc và nhiều bao tải đựng thuốc bày ngay phía ngoài cửa. Ở một số hiệu thuốc, thợ bào chế thuốc làm việc ngay trước cửa hiệu để khách mua có thể dễ dàng tìm kiếm loại thuốc cần mua dù chỉ chạy ngang qua.
13
Trạm 01
02
03
04
05
Thông tin thêm Tháng 7/2010, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh đã công nhận phố Hải Thượng Lãn Ông là khu phố cổ nhất của thành phố. Phố cổ Hải Thượng Lãn Ông còn mang một nét văn hóa của đồng bào người Hoa sinh sống ở nơi đây khi bán rất nhiều vật phẩm trang trí cho ngày Tết như: phong bao lì xì màu đỏ, cá chép hay đồng tiền vàng sặc sỡ… Trong không gian văn hoá đặc trưng, phố cổ Hải Thượng Lãn Ông gắn liền với hình ảnh những căn nhà một trệt hai lầu khá đồ sộ. Các căn nhà ở đây đều có đầu diềm mái nhà được trang trí hình con long mã đội hà đồ - biểu tượng cho điềm lành, thái bình an lạc.
14
Khu phố Hải Thượng Lãn Ông đã được công nhận là phố cổ vào năm bao nhiêu?
a. 2008 b. 2010 c. 2012
Nhiệm vụ thử thách
15
01
16
Trแบกm 02
03
04
05
N
ăm 1698, một số con cháu người Hoa đã ngụ cư từ lâu ở dinh Phiên Trấn xin thành lập làng Minh Hương, tức ngay khi Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700) vào Nam lập phủ Gia Định trong khu vực.
Tuy nhiên, theo Hương ước của làng, thì năm 1789, mới là năm chính thức lập Minh Hương xã. Và liền sau đó, một ngôi đình do nhiều người Hoa đóng góp được dựng lên, để có nơi thờ cúng và chức sắc xã có nơi làm việc. Năm 1808, vua Gia Long ban cho tên "Gia Thạnh đường". Năm 1867, chính quyền Pháp thay đổi cơ cấu hành chính, đình không còn là nhà việc của xã, vì thế đình trở thành hội quán của Hội Minh Hương Gia Thạnh.
Một giá trị khác nữa, đó là nơi đình này, nhóm Bình Dương thi xã (sáng lập bởi Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định) đã tề tựu, gặp gỡ với nhiều nhân sĩ, để cùng nhau xướng họa thi ca và luận bàn thế sự, vào những năm cuối thế kỷ 18-đầu thế kỷ 19. Đình Minh Hương Gia Thạnh từ khi được xây dựng, trải qua vài lần trùng tu vào các năm 1839, 1901 và 1962. Lần cuối, có sử dụng một số vật liệu hiện đại và xây thêm tầng lầu trên chính điện.
Đình Minh Hương Gia Thạnh là một trong những ngôi đình xưa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ý nghĩa là một di tích của xã Minh Hương, nơi thờ tự hương hỏa của người Minh Hương, đình còn có giá trị về nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật chạm khắc gỗ mang phong cách Việt Nam thế kỷ 19. 16
01
Trạm 02
03
04
05
Thông tin thêm Ngày 7 tháng 1 năm 1993, ngôi đình đã được Bộ Văn hóa ra quyết định số 43-VH/QĐ công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Đình Minh Hương Gia Thạnh từ khi được xây dựng, trải qua vài lần trùng tu vào các năm 1839, 1901 và 1962. Lần cuối, có sử dụng một số vật liệu hiện đại và xây thêm tầng lầu trên chính điện. Khám thờ thần đặt ở giữa với các bài vị gồm có: Ngũ thổ tôn thần, Ngũ cốc tôn thần, Đông trù tư mệnh, Bổn cảnh thành hoàng. Phía trước khám thờ này có một lư trầm bằng đá, hai tượng Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh cũng bằng đá đặt hai bên.
17
Vị vua đã cho phép lập nên Đình Minh Hương là vị vua nào?
a. Vua Bảo Đại b. Vua Gia Long c. Vua Hùng
Nhiệm vụ thử thách
18
01
19
02
Trạm 03
04
Chùa Ông Bổn (Miếu Nhị Phủ)
05
C
hùa Ông Bổn hay còn gọi là Nhị phủ miếu, là một ngôi miếu do người Hoa xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa (nay là vùng Chợ Lớn) vào khoảng đầu thế kỷ 18. Tọa lạc tại đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm chùa thường có nhiều lễ hội lớn. Đặc biệt ngày lễ chính của chùa là rằm tháng Giêng và rằm tháng Tám theo âm lịch. Lễ hội miếu Ông Bổn được luân phiên diễn ra với phạm vi hẹp hơn miếu Bà Thiên Hậu. Tuy nhiên, lễ hội miếu Ông gắn liền với những người làm nghề lò chén, họ coi trọng nơi nhập cư, họ lập chùa lấy tên vị thần đất (Ông Bổn) nói chung và thờ các vị thánh nhân phù hộ nghề nghiệp cho họ.
Chùa Ông Bổn là một trong những ngôi chùa miếu, có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ nơi đây còn có một giá trị khác, đó không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Hoa gốc Phúc Kiến. Miếu Nhị Phủ toạ lạc trên một diện tích rộng khoảng 2.500 m2. Phần sân chiếm gần phân nửa diện tích, phần còn lại dùng để xây dựng bao gồm các điện thờ và trụ sở hội quán. Trong bài phú dài có tên Cổ Gia Định phong cảnh vịnh, chùa Ông Bổn (vì ông Bổn được thờ chính), tức miếu Nhị Phủ đã được nhắc đến: “Coi chùa ông Bổn Đầu Cân - Dám quên chữ ngọn rau tấc đất.”
Đối với người Hoa, Ông Bổn có nghĩa là “Ông tổ”, “Bổn” có nghĩa là gốc. Ông Bổn chỉ là một biểu tượng, không phải là một nhân vật cụ thể. Đa số người Hoa đều quan niệm rằng “Ông Bổn” là “Phước Đức Chánh Thần”. Tuy nhiên mỗi bang người Hoa đều có những quan niệm và tín ngưỡng riêng về Ông Bổn.
20
01
02
Trạm 03
04
05
Thông tin thêm Vào ngày 30 tháng 8 năm 1998, chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là một di tích Văn hóa-Lịch sử cấp quốc gia. Chùa Ông Bổn – miếu Nhị phủ có kiến trúc tổng thể theo hình chữ khẩu, gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh. Nhìn từ bên ngoài chùa Ông Bổn nổi bật giữa phố phường với những nếp mái cong như chồng lên nhau. Những nếp mái cong của chùa Ông Bổn khá độc Vào Rằm tháng Giêng một số bà con người Hoa đến lễ chùa và xin vay mượn tiền của các vị thần thánh trong chùa như Ông Bổn, Quan Công để làm ăn buôn bán. Sự vay mượn này có tính chất tượng trưng, nhưng đến cuối năm vào Rằm tháng Chạp, bà con đến chùa trả lễ đầy đủ cả vốn lẫn lời bằng số tiền mặt bỏ vào các thùng phước sương.
21
Người dân đến chùa Ông Bổn chủ yếu cầu mong điều gì đến nhất?
a. Làm ăn b. Tình duyên c. Học hành
Nhiệm vụ thử thách
22
Chùa Bà
Thiên Hậu 23
01
02
Trạm 04
03
05
C
hùa Bà Thiên Hậu là tên gọi theo cách gọi của người Việt, ngoài ra còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu. Ngôi chùa bà Thiên Hậu được xây dựng vào khoảng năm 1760 bởi một nhóm người hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu) di dân sang Việt Nam. Họ mong muốn bà Thiên Hậu sẽ giúp họ vượt qua những sóng gió, nguy nan nơi vùng đất mới. Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán. Chùa bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn, mang đậm phong cách chùa cổ của người Hoa, từ đường nét, kiến trúc đến vật liệu xây dựng. Theo nhà văn hóa – học giả Vương Hồng Sển, từng viên gạch, mái ngói, đồ gốm ở chùa đều được đem từ Trung Quốc sang đây. Chùa có hàng trăm đồ cổ có niên đại từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, bao gồm các tượng gỗ, tượng đá, bia đá, lư đồng, câu đối, phù điêu,… được chế tác rất tỉ mỉ và tinh tế. Đặc biệt, phải nói đến 2 đại đồng chung bằng gang, có niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và Đạo Quang năm thứ 10 (1830) cùng với bộ lư lớn có niên hiệu Quang Tự năm thứ 12 (1886).
24
01
02
03
Trạm 04
05
Thông tin thêm Chùa được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 7 tháng 1 năm 1993. Theo tấm bia đá treo ở chùa bà Thiên Hậu, Thiên Hậu Thánh Mẫu vốn là người Phúc Kiến - Trung Quốc, được bà con người Hoa xem như một vị thần biển. Khi mới chào đời, bà đã tỏa hào quang và hương thơm ngát. Khi lớn, bà có thể cưỡi chiếu ra biển, cưỡi mây đi khắp nơi. Đến khi bà đã qua đời, thỉnh thoảng người đi biển vẫn thấy bà bay lượn trên biển để cứu người bị nạn. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển gặp nạn, người ta đều gọi vái đến bà. Người dân đến cúng chùa Bà vào các ngày mùng một và rằm hàng tháng, các ngày lễ Tết trong năm của người Hoa như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ... Riêng ngày vía Bà (23 tháng 3 âm lịch) được xem là ngày hội chính của chùa.
25
Người ta tổ chức ngày hội chính của chùa Bà là ngày nào?
a. 15/8 âm lịch b. 15/1 âm lịch c. 23/3 âm lịch
Nhiệm vụ thử thách
2
1 3
4 26
hẻm
Hào Sỹ Phường 21
27
01
02
03
04
Trạm 05
H
ào Sỹ Phường là một trong những con hẻm lâu đời nhất ở Sài Gòn với tuổi đời lên đến hơn 100 năm, đây là nơi sinh sống chủ yếu của cộng đồng người Việt gốc Hoa. Tên gọi Hào Sỹ Phường được lý giải theo nhiều cách khác nhau.
Một trong số đó, phần đa người ta nói rằng Hào là hào hiệp, Sĩ trong từ văn sĩ và Phường nghĩa là phường buôn bán. Theo tập quán của người Hoa "buôn có bạn, bán có phường" khi xưa, Phường được tạo ra từ đó. Theo một số nghiên cứu khác thì cái tên Hào Sỹ Phường có xuất xứ từ nghề nghiệp của cư dân trong hẻm. Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã tạo điều kiện cho cộng đồng người Hoa thoải mái xây dựng khu vực Chợ Lớn theo lối sống truyền thống của họ, miễn là không tạo nên sự khác biệt quá lớn đối với văn hóa bản địa. Theo đó hẻm Hào Sỹ Phường là nơi ở của những công nhân làm nghề chế tạo xà phòng (xà bông), chà gạo cho một ông chủ tên là Hào Sỹ. Theo một số người dân trong hẻm thì cách lýgiải này phù hợp hơn cả, vì trước đây tất cả cư dân ở đây đều làm thuê, làm mướn. Tuy nhiên theo ông A Tôn (68 tuổi) - người đã sống ở hẻm hơn 50 năm, thì hẻm Hào Sỹ Phường trước đây thuộc quyền sở hữu của công ty Hứa Bổn Hòa (Chú Hỏa). Các căn nhà trong hẻm đều do chú Hỏa xây dựng và cho thuê lại từ năm 1910. Cái tên Hào Sỹ Phường cũng do Chú Hỏa đặt cho hẻm. Hiện nay vẫn còn một số hộ gia đình giữ lại giấy tờ thuê nhà của Chú Hỏa từ trước giải phóng. 28
01
02
03
04
Trạm 05
Thông tin thêm Hẻm được chia thành hai khu vực riêng biệt, dãy nhà dưới đất và nhà trên lầu 1, giữa hai khu vực là một cây cầu bắc ngang để người dân lưu thông. Hẻm là nơi cộng đồng người Việt, người Việt gốc Hoa cùng nhau sinh sống. Màu ban đầu của các bức tường chung cư ở đây là màu vàng. Theo thời gian những mảng tường bị bong tróc nên các hộ dân tự sơn lại. Một số nhà sơn giống màu ban đầu để gợi nhớ khung cảnh xưa cũ. Dấu vết của thời gian vẫn còn hằn trên các bức tường bong nhiều lớp sơn. Lối kiến trúc của khu hẻm cũng mang đậm phong cách của người Hoa. Trước mỗi nhà người gốc Hoa đều có hai bàn thờ đặc trưng trong văn hóa của người Hoa. Theo những người dân ở đây, hai bàn thờ là để thờ Thiên và Thổ địa, còn miếng giấy đỏ in màu vàng bắt mắt ở trước cửa và trong nhà là để mang lại sự may mắn và bình an.
29
Bàn thờ trước mỗi căn nhà trong văn hóa của người Hoa dùng để thờ ai?
a. Thiên và Địa b. Âm và Dương c. Ngọc Hoàng
Nhiệm vụ thử thách
30
01
02
03
04
Chúc mừng bạn đã đạt điểm tối đa
31
05
“
Chặng kết Hành trình cổ tích” được tạo ra với mục tiêu có thể giúp các bạn trẻ tìm thấy niềm vui và hứng khởi trong hành trình nhìn ngắm nhìn di tích cổ và được lắng nghe nhiều hơn những câu chuyện về một nền văn hóa đã và đang tiếp tục được kế thừa trăm năm qua. Thông qua hình thức là một cuộc đua, mong rằng các đội chơi có được trải nghiệm thú vị và đáng nhớ về văn hóa. Đồng thời chúng tôi – ban tổ chức của “Hành trình cổ tích” cũng mong muốn được tiếp tục truyền lửa cho thế hệ trẻ về việc bảo tồn các di tích cổ đang ngày càng xuống cấp, góp phần củng cố nền tảng kiến thức về lịch sử càng thêm hứng khởi thú vị.
”
Sự tham gia của bạn chính là niềm động lực to lớn và cảm hứng tươi đẹp của “Hành trình cổ tích
32
33
Hành trình
cổ tích Nội dung: Tuyết Nhi Minh họa: Tuyết Nhi, Bắp Trình bày: Tuyết Nhi
Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã giúp đỡ hoàn thành dự án
34
hanhtrinhcotich.vn