4 minute read

Bảng 3.13. Nồng độ khí, bụi trong giai đoạn thi công

- Chất thải rắn sinh hoạt của các công nhân tại khu vực thi công có thành phần gồm các chất hữu cơ, giấy vụn các loại, nylon, nhựa, kim loại… - Các loại chất thải nhiễm dầu mỡ, dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang thải có nguy cơ gây ô nhiễm cao, được thu gom vào các thùng phuy sau đó thuê đơn vị chuyên trách xử lý. Nếu không được thu gom loại chất thải này sẽ làm ô nhiễm đất, và cuốn theo nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Bóng đèn nếu không được thu gom để vỡ các mảnh sắc nhọn cùng chất độc hại có thể gây nguy hại cho người tiếp xúc trực tiếp.

* Bụi, khí thải

Advertisement

Nguồn phát sinh chất ô nhiễm

Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm: - Bụi phát sinh do quá trình đào đắp, san lấp mặt bằng. - Bụi phát sinh từ các hoạt động thi công xây dựng. - Bụi phát sinh từ các khu vực tập kết vật liệu. - Bụi, khí thải phát sinh do quá trình đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện, máy móc thi công.

* Thành phần

- Bụi có thành phần chính là đất, cát và các loại nguyên vật liệu trên công trường. Loại bụi này có nguồn gốc khoáng vật, ít có tính độc hại tuy nhiên quy mô ô nhiễm khá lớn. - Khí thải có thành phần chủ yếu gồm: CO, SO2, NOx, hơi xăng…đều là các khí độc hại. Ở nồng độ cao và không gian hẹp có khả năng gây ảnh hưởng sức khoẻ con người.

Tải lượng

NGUỒN MẶT: - Bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp nền, san gạt mặt bằng Để ước tính tải lượng bụi sinh ra trong quá trình thi san gạt mặt bằng, đào đắp, dựa vào hệ số thải lượng bụi sinh ra trong các công đoạn theo tài liệu của WHO như sau: Cứ 1 tấn đất, đá san gạt bốc xúc tạo ra 0,17 kg bụi. Như đã thống kê trong chương 1, tổng khối lượng đào đắp nền của dự án như sau: + Khối lượng đào hữu cơ (đất cấp 1): 26.588,1 m3. + Khối lượng đắp cấp 3 sau khi sử dụng san gạt tại chỗ: 36.666 m3.

Vậy, tổng khối lương đất cần vận chuyển đổ thải 63.254,1 m3.

Thời gian thi công các hạng mục đào đắp, san lấp mặt bằng dự kiến trong vòng 06 tháng, mỗi ngày làm việc 2 ca, máy móc thi công hoạt động 7h/ca.

Tỷ trọng của đất đá khoảng 1,5 tấn/m3.

Với các thông số trên ước tính tổng tải lượng bụi sinh ra trong hoạt động đào đắp, bốc xúc, vận chuyển san lấp mặt bằng: (63.254,1 *1,5*0,17)/(3*2*25*7) = 15,3617 (kg/h)

Tải lượng bụi trên toàn bộ diện tích của dự án là: 15,3617 *1000000/(151970*3600) = 0,02 (mg/m2s). - Bụi phát sinh do hoạt động thi công xây dựng Dự án thực hiện xây dựng các hạng mục hạ tầng cơ sở cho Cụm công nghiệp bao gồm các hạng mục giao thông, cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường, cấp điện và chiếu sáng. Lượng bụi phát thải do các hoạt động xây dựng phụ thuộc trực tiếp vào diện tích mặt bằng xây dựng (công trường) và mức độ triển khai các hoạt động xây dựng. Có thể sử dụng hệ số phát thải bụi do xây dựng để ước tính lượng bụi thải ra (Theo Air Chief, Cục môi trường Mỹ, 1995). E = 2,69 tấn/ha/tháng xây dựng (Hệ số phát tán bụi này có thể áp dụng để ước tính bụi khi cường độ xây dựng ở mức bình thường, đường không quá kém) Tổng thời gian thi công xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở khoảng 12 tháng (300 ngày làm việc), tổng diện tích mặt bằng xây dựng 15,197 ha (0,78 ha/tháng). Như vậy tổng lượng bụi phát tán vào không khí do hoạt động xây dựng vào khoảng: 2,69 x 0,78 ≈ 2,12 tấn/tháng, tương đương khoảng 6,06 kg/h (thời gian thi công xây dựng 2 ca/ngày, 7h/ca). Với diện tích xây dựng 151970 m2 thì tải lượng bụi phát sinh do các hoạt động xây dựng (6,06*1.000.000)/(151970 *3600) = 0,011mg/m2.s. - Bụi từ từ khu tập kết vật liệu Bụi từ khu vực này phát sinh do quá trính bốc xúc nguyên vật liệu phục vụ thi công. Để ước tính lượng bụi phát sinh dựa vào khối lượng các loại vật liệu cần vận chuyển và hệ số phát thải của WHO. Theo WHO thì cứ 1 tấn đất, đá bốc xúc, san gạt tại chỗ tạo ra 0,17 kg bụi. Tổng khối lượng vật liệu theo thống kê là 39.145,7 tấn.

This article is from: