7 minute read
3.4.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động về kinh tế - xã hội
from Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án Cụm công nghiệp Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai
by AidaBauch
bàn và công nhân rất dễ xảy ra, gây xáo trộn đời sống, văn hóa xã hội của nhân dân trong khu vực. + Khả năng phát sinh tệ nạn xã hội: Tập trung đông công nhân xây dựng, các phương tiện, máy móc thi công sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Nếu ý thức công nhân không tốt sẽ làm gia tăng tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút...Tình hình an ninh trật tự khu vực dự án sẽ trở nên phức tạp và khó quản lý hơn. + Khả năng gia tăng ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng: Sự phát tán bụi, khí thải, tiếng ồn của các phương tiện, máy móc có hại đối với sức khỏe con người trực tiếp hay gián tiếp thông qua thức ăn, nước uống và khí thở. Mầm bệnh do ô nhiễm có thể phát sinh ngay hoặc tích tụ sau một thời gian mới phát sinh. + Tai nạn lao động: Trong quá trình thi công, các yếu tố môi trường cũng như cường độ lao động, mức độ ô nhiễm môi trường có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người công nhân như gây mệt mỏi, choáng váng... từ đó có thể gây tai nạn trong quá trình làm việc. + Tai nạn giao thông: Trong quá trình thi công san lấp mặt bằng và xây dựng các hạng mục công trình, mật độ giao thông trong tuyến đường sẽ gia tăng dẫn đến cản trở nhu cầu đi lại của dân cư trong khu vực, gia tăng áp lực lên kết cấu đường, trong thời gian dài gây nên các biến dạng về kết cấu làm yếu nền đường, sụt lún nứt vỡ... làm giảm tốc độ lưu thông trên đường và gây bụi làm giảm khả năng qua sát đường của các lái xe khi tham gia giao thông. + Sự cố do thiên tai: Trong giai đoạn thi công nếu mưa lớn xảy ra tại khu vực đang thi công có thể gây ngập úng, bão lụt, cuốn theo nhiều đất đá làm bồi lắng nguồn tiếp nhận gây tắc nghẽn dòng chảy, cũng có thể gây ngập úng cục bộ, cản trở khả năng thoát nước của khu vực xung quanh; đồng thời làm tăng độ đục ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng cản trở các mục đích sử dụng nước... + Sự cố cháy nổ: Trong giai đoạn thi công có sử dụng lượng lớn nhiên liệu xăng dầu, tại các khu vực chứa nhiên liệu cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Nếu để xảy ra cháy nổ thì sẽ gây thiệt hại lớn về người và tài sản. + Sự cố ngập úng: Việc triển khai thi công san lấp mặt bằng có thể gây bồi lấp dòng chảy và các mương thoát nước khu vực. Từ đó gây nên tình trạng ngập úng vào
mùa mưa hoặc nước thải của dân cư xung quanh không có đường thoát dẫn đến tình trạng ngập úng. Ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất tới dân cư xung quanh Khi CCN đi vào hoạt động khai thác, theo tính toán lượng nước dùng cho toàn bộ dự án là 648 m3/ngày đêm, xây dựng hệ thống khai thác và xử lý nước dưới đất trước khi cung cấp cho toàn bộ diện tích CCN. Thiết kế 02 giếng khoan, 1 giếng làm việc và 1 giếng dự phòng công suất mỗi giếng là 27 m3/h. Việc khai thác nước dưới đất sẽ gây ảnh hưởng sụt giảm mực nước ngầm, tác động tới các công trình khai thác nước dưới đất xung quanh khu vực dự án. Để đánh giá khả năng tác động của việc khai thác nước dưới đất, chủ dự án sẽ thực hiện các thủ tục thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất theo đúng quy định của pháp luật.
Advertisement
3.4. Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa,giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tắng cường hiệu quả kinh tế cho dự án 3.4.1. Biện pháp phòng ngừa,giảm thiểu ô nhiễm môi trường
3.4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng, giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng
a. Biện pháp giảm tác động do các hoạt động dọn dẹp thực bì, chất thải từ hoạt động phá dỡ nhà cửa
Trước khi thi công, chủ đầu tư thống báo để các hộ dân chủ động thu hoạch lúa, hoa màu các cây ăn quả trên đất, cây lâu năm, cây khai thác gỗ được người dân khai thác, tận dụng tối đa (theo thực tế hiện nay cây lấy gỗ khi khai thác tận dụng tối đa thân gỗ, cành các loại để làm gỗ băm vì vậy lượng sinh khối thải bỏ là không đáng kể), thu gom thảm thực bì trên đất tận dụng tối đa vào các mục đích khác nhau. Các loại chất thải rắn phát sinh như gạch ngói vỡ, vôi cát đã qua sử dụng, các vật dụng hỏng còn sót lại của các hộ gia đình...được tận dụng tối đa các thành phần còn giá trị sử dụng. Ngoài ra, lượng phế thải phát sinh từ hoạt động tháo dỡ kiến trúc hạ tầng được tận dụng để san gạt mặt bằng.
b. . Biện pháp giảm tác động do san lấp mặt bằng và thi công xây dựng
* Đối với lớp đất bóc tách bề mặt Lớp đất bóc tách bề mặt dư thừa cần vận chuyển đi đổ thải khoảng 26.588,1 m3. Để xác định vị trí bãi đổ thải đất hữu cơ phục vụ xây dựng dự án Chủ đầu tư đã cùng công ty tư vấn thiết kế là Công ty CP tư vấn kiến trúc TAC phối hợp với địa phương nghiên cứu, tìm kiếm khảo sát thực tế, mời tham gia có đại diện của UBND xã La Hiên cùng xác nhận vị trí bãi đổ thải đất bóc hữu cơ. * Đối với chất thải rắn sinh hoạt của công nhân thi công Tất cả rác sinh hoạt từ khu vực nhà tạm (lán trại) của công nhân được thu gom và tập trung vào các thùng chứa có dung tích 200 lít (dự kiến trang bị 2 thùng phuy). Chủ đầu tư sẽ thuê đội thu gom rác thải của xã đến thu gom và đưa đi xử lý. * Đối với phế thải xây dựng - Thu gom đất đá, vật liệu xây dựng, vỏ các bao bì xi măng, cót ép, gỗ đưa vào các vị trí trên khuôn viên khu đất xây dựng dự án. - Sử dụng vật liệu xây dựng quy cách, đúng tiêu chuẩn tránh thừa gây lãng phí. - Lập kế hoạch quán lý chất thải rắn xây dựng theo quy định tại Thông tư 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây Dựng.
* Đối với chất thải nguy hại Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau để kiểm soát ảnh hưởng do các chất thải nguy hại là dầu mỡ và các chất thải nhiễm dầu mỡ. - Hạn chế việc sửa chữa máy móc, xe cộ tại công trường (chỉ sửa chữa trong trường hợp sự cố). - Thu gom tối đa lượng dầu mỡ rơi vãi và giẻ lau dính dầu mỡ…vào các thùng chứa riêng biệt có nắp đậy đặt trong dự án. Trang bị 03 thùng phuy loại 200 lít đặt tại khu vực công trường để chứa chất thải nguy hại phát sinh (CTNH được đặt trong kho có mái che, nền xi măng, diện tích 10m2, có biển cảnh báo). * Với môi trường không khí Đóng cọc và làm hàng rào bằng tôn che xung quanh khu vực dự án, tập trung tại những vị trí gần đường giao thông và vị trí không có tường rào ngăn cách với dân cư để cách ly và giảm thiểu tác động của bụi tới môi trường xung quanh. - Đưa ra lịch trình thi công hợp lý, giảm mật độ các loại phương tiện thi công trong cùng một thời điểm. - Sử dụng các loại xe vận tải có động cơ đốt trong có hiệu suất cao, Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị thi công - Các ô tô vận tải phải thực hiện đúng các quy định giao thông - Tưới nước ở những khu vực thi công, trên tuyến đường vận chuyển chính để giảm bụi. Biện pháp này tuy không thể xử lý hoàn toàn các loại bụi nhưng có thể hạn chế đến mức tối đa sự phát tán của bụi vào môi trường xung quanh. Chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu thi công bố trí 1 xe phun nước, với 1 số thông số kỹ thuật sau: + Dung tích thùng chứa: 5 m3; + Đường kính ống phun nước: 36 mm, ống nhựa PVC; + Chiều dài ống phun nước: 2m; + Đường kính lỗ tưới: 5 mm; + Tần suất bình quân: 3 lần/ngày; - Chủ dự án đảm bảo không làm hư hỏng nền đường và ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông phương tiện, sử dụng phương tiện chuyên chở phù hợp với quy định tải trọng của đường xá khu vực dự án.