Bản tin: PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI - Quý I,II/2014

Page 1

Bản tin

Chống bán phá giá, Chống trợ cấp, Biện pháp tự vệ www.chongbanphagia.vn

Số 1, QuÝ I/2014

www.antidumping.vn


Lòi giói thiêu Trong tay Bạn là Bản tin “Phòng vệ Thương mại”, ấn phẩm phát hành hàng quý của Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại – Trung tâm WTO – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Mục “Điểm tin” của Bản tin sẽ cung cấp các thông tin cập nhật về tình hình, diễn biến các vụ kiện Phòng vệ Thương mại (Chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ) tại Việt Nam và trên Thế giới có ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của Việt Nam. Mục “Chuyên đề” tập trung phân tích các vụ việc, sự kiện nóng về phòng vệ thương mại; nghiên cứu, bình luận về những vấn đề phòng vệ thương mại có thể có tác động đáng kể đối với doanh nghiệp, hiệp hội hoặc các quy định về trình tự, thủ tục điều tra phòng vệ thương mại mà doanh nghiệp cần quan tâm. Hy vọng Bản tin “Phòng vệ Thương mại” sẽ là ấn phẩm hữu ích cho các Doanh nghiệp, Hiệp hội trong việc tăng cường năng lực đối phó với các vụ điều tra phòng vệ thương mại ở nước ngoài và chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam.

Bản tin

Hội đồng Tư vấn về PHòng vệ THương mại – Trung Tâm WTO – PHòng THương mại và Công ngHiệP việT nam địa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội điện thoại: +84 4 35771458; Fax: +84 4 35771459 Email: banthuky@trungtamwto.vn; Website: www.trungtamwto.vn/www.chongbanphagia.vn Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. Nguyễn Thị Thu Trang giấy phép xuất bản số: 34/GP-XBBT Do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 12/05/2014. Thiết kế đồ họa: thaidung85@gmail.com Chế bản và in ấn tại: DeMac


Quý I/2014 www.chongbanphagia.vn

Muc luc

www.antidumping.vn

Điểm tin

Chuyên đề

2

9 Vụ điều tra chống bán phá giá

Tổng hợp về các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ trên thế giới Quý I/2014

5

Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá tạm thời với 2 mặt hàng thép của Việt Nam

6

Braxin áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với lốp xe máy Việt Nam

6

Braxin áp thuế chống bán phá giá chính thức với lốp xe đạp Việt Nam

7

Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá vải bạt nhựa Việt Nam

7

Philippines gia hạn biện pháp tự vệ đối với giấy làm lớp sóng

8

Indonesia khởi xướng điều tra tự vệ đối với thép hợp kim

8

Thái Lan khởi xướng điều tra tự vệ đối với tấm thép không hợp kim cán nóng

8

Ấn Độ khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sợi nhập khẩu

đầu tiên của Việt Nam Góc nhìn từ doanh nghiệp

10

Diễn tiến vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên ở Việt Nam

11

Những quan ngại của bên bị ảnh hưởng

13

Bên nguyên nói gì?

Số 1, Quý I/2014 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 1


Điêm tin Tổng HợP về CáC vụ kiện CHống bán PHá giá, CHống Trợ CấP và biện PHáP Tự vệ Quý i/2014

2 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 1, Quý I/2014


Bản tin

www.chongbanphagia.vn

www.antidumping.vn

Số 1, Quý I/2014 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 3


Điêm tin

4 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 1, Quý I/2014


Bản tin

www.chongbanphagia.vn

Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá tạm thời với 2 mặt hàng thép của Việt Nam Liên quan tới 02 điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam (bao gồm ống thép dẫn dầu (Certain Oil Country Tubular Goods – OCTG) và ống thép hàn không gỉ chịu lực (Welded Stainless Pressure Pipe) mà Hoa Kỳ khởi xướng tháng 6 và tháng 7 năm 2013, trong Quý I 2014, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố hai quyết định sơ bộ khẳng định trong cả hai vụ việc. Theo đó, hai loại ống thép này sẽ bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời khi nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Đối với sản phẩm ống thép hàn không gỉ chịu lực: Theo quyết định sơ bộ được công bố ngày 31/12/2013, các sản phẩm ống thép hàn không gỉ chịu lực của Việt Nam (phần lớn thuộc mã HS 730640 theo Biểu Hài hòa thuế quan của Hoa Kỳ) khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá tạm thời với mức thuế suất 53.92%,

riêng đối với hai bị đơn bắt buộc của vụ việc là Công ty CP Quốc tế Sơn Hà và Công ty TNHH Mejonson Industrial Việt Nam thì mức thuế suất này là 17.72%, thấp hơn đáng kể so với mức thuế suất áp dụng chung. Đây được xem là một mức thuế bất lợi cho Việt Nam, bởi mức thuế suất chung (thuế suất toàn quốc là tương đối cao). Trong so sánh với các mức thuế tạm thời áp dụng đối với sản phẩm ống thép hàn không gỉ tương tự của Malaysia và Thái Lan (hai bị đơn khác cùng bị kiện trong vụ việc này, với thuế suất tạm thời lần lượt là 22.70% - 167.11% và 7.22% 10.92%) thì Việt Nam ở mức giữa, cao hơn Thái Lan và thấp hơn Malaysia. Đối với sản phẩm ống thép dẫn dầu OCTG: Theo quyết định sơ bộ ngày 18/02/2014 của DOC thì các sản phẩm ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam (phần lớn thuộc mã HS 730429, 730439, 730520,

www.antidumping.vn

Các sản phẩm ống thép hàn không gỉ chịu lực của Việt Nam khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá tạm thời với mức thuế suất

53.92% Ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam sẽ chịu mức thuế suất thuế chống bán phá giá tạm thời

111,47% 730629) sẽ chịu mức thuế suất thuế chống bán phá giá tạm thời là 111.47%, riêng đối với bị đơn bắt buộc là Công ty Thép SeAH Việt Nam là 9.57%. Tương tự vụ kiện với ống thép hàn không gỉ chịu lực, vụ kiện với ống thép dẫn dầu cũng là vụ kiện chùm (kiện đối với hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia). Ngoài Việt Nam, Hoa Kỳ còn tiến hành điều tra đối với ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ các nước: Ấn Độ, các tiểu Vương quốc Ả Rập, Philippines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina và Đài

Loan. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời áp dụng đối với ống thép dân dầu các nước này lần lượt là 55.29%, 2.92%, 8.9%, 118.32%, 4.87%, 5.31% và 2.65%. So sánh với mức thuế của các nước cùng bị kiện thì thuế suất áp dụng cho Việt Nam ở mức cao, chỉ thấp hơn Thổ Nhĩ Kỳ. Theo quy trình vụ việc, Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng đối với hai vụ việc này vào cuối tháng 7 và tháng 8/2014.

Số 1, Quý I/2014 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 5


Điêm tin Braxin áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với lốp xe máy Việt Nam Ngày 19/12/2013, Ban Ngoại thương thuộc Bộ Phát triển Công nghiệp và Ngoại thương Braxin đã công bố quyết định cuối cùng trong vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp cao su xe máy nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Theo quyết định này, Braxin áp thuế chống bán phá giá chính thức với mức thuế suất 7.79% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Riêng đối với 3 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là Công ty TNHH Good Time Rubber, Công ty TNHH Kenda Rubber Việt Nam, Công ty TNHH Link Fortune Tyre Tube, hàng xuất khẩu từ các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc này sẽ được hưởng mức thuế suất 1.80%. Mức thuế suất đối với hàng nhập khẩu tương tự từ Thái Lan và Trung Quốc, hai nước cùng bị kiện với Việt Nam trong vụ việc này, lần lượt là 5.72-6.18% và 2.217.40%. Đây là vụ việc được khởi xướng điều tra từ 18/6/2012 đối với sản phẩm lốp cao su dùng cho xe máy có đường rãnh chéo thuộc mã HS: 4011.40.00 trong Biểu thuế quan của Braxin, với dữ liệu, số liệu nhập khẩu thuộc giai đoạn điều tra từ 07/2010 đến 06/2011. Lệnh áp thuế chống bán phá giá này sẽ có hiệu lực trong 5 năm và thời hạn này có thể bị gia hạn tùy thuộc vào kết quả của từng đợt rà soát cuối kỳ sau 5 năm áp dụng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý thời hạn trên để có kế hoạch tham gia vào quá trình rà soát thích hợp.

Braxin áp thuế chống bán phá giá chính thức sản phẩm lốp cao su xe máy nhập khẩu từ Việt Nam với mức thuế suất

7.79% 6 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 1, Quý I/2014

Braxin áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với lốp xe đạp Việt Nam Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Braxin, ngày 18/02/2014, Ban Ngoại Thương thuộc Bộ Phát triển Công nghiệp và Ngoại thương Braxin đã công bố quyết định cuối cùng trong vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe đạp nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Sản phẩm chịu thuế trong vụ việc này là lốp cao su dùng cho xe đạp có mã HS 4011.50.00 theo Biểu thuế quan của Braxin. Theo đó, mức thuế áp dụng đối với các sản phẩm Việt Nam nhập khẩu vào Braxin là từ 0.59$ - 2,8$/Kg, cụ thể:

Cùng với Việt Nam, Trung Quốc bị áp mức thuế từ 0.28$ - 3.85$/Kg, Ấn Độ bị áp mức thuế từ 1.09$ 2.16$/Kg. Biện pháp thuế này sẽ được áp dụng trong thời hạn 5 năm. Vụ điều tra chống bán phá

Mức thuế áp dụng đối với các sản phẩm lốp xe đạp từ Việt Nam nhập khẩu vào Braxin là từ

0,59$ - 2,8$/Kg

giá sản phẩm lốp xe đạp do phía Braxin khởi xướng từ tháng 9/2012. Giai đoạn điều tra chống bán phá giá từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2012, biên độ phá giá bị cáo buộc trong Đơn yêu cầu điều tra là 2,80$/kg.


Bản tin

www.chongbanphagia.vn

www.antidumping.vn

Philippines gia hạn biện pháp tự vệ đối với giấy làm lớp sóng

Thổ Nhĩ Kỳ rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá vải bạt nhựa Việt Nam Ngày 25/01/2014, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương Việt Nam được thông tin về việc Thổ Nhĩ Kỳ ban hành Bản câu hỏi phục vụ cho đợt điều tra rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá đối với vải bạt nhựa nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Thuế chống bán phá giá đối với vải bạt nhựa này đã được Thổ Nhĩ Kỳ chính thức áp dụng từ 15/11/2008, trên cơ sở kết quả cuộc điều tra chống bán phá giá khởi xướng từ 15/1/2008, với thời hạn áp dụng ban đầu là 5 năm (đến 11/2013). Việc điều tra rà soát cuối kỳ này được cơ quan có thẩm quyền Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện nhằm xác định xem có tiếp tục áp đặt thời hạn mới cho việc áp dụng thuế chống bán phá giá hay chấm dứt thuế này khi hết thời hạn nói trên hay không. Thông tin từ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đợt rà soát cuối kỳ này sẽ bắt đầu từ 15/11/2013. Mục đích của Bản câu hỏi lần này là để Cơ quan điều tra Thổ Nhĩ Kỳ thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho đợt rà soát. Sản phẩm thuộc đối tượng rà soát là vải bạt nhựa polyethylene/polypropilen (Tarpaulin made of polyethylene/polypropilen) thuộc mã HS 3921.90.60.00.11, 3921.90.60.00.13, 3926.90.92.00.00, 3926.90.97.90.18, 5407.20.11.90.00, 5407.20.19.90.00, 5903.90.91.90.00, 6306.12.00.00.00 trong Biểu thuế quan của Thổ Nhĩ Kỳ. Dữ liệu nhập khẩu sử dụng trong kỳ rà soát này thuộc thời gian từ 01/01/2010 đến 31/12/2012. Nếu đợt rà soát cuối kỳ này dẫn tới kết luận rằng hàng vải bạt nhựa nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc có thể tái diễn việc bán phá giá và gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa ra quyết định tiếp tục áp thuế chống bán phá giá sau rà soát, lệnh áp thuế sau rà soát này có thể có thời hạn thêm 5 năm.

Ngày 29/11/2013, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã công bố quyết định gia hạn biện pháp tự vệ đối với giấy làm lớp sóng. Biện pháp tự vệ được gia hạn đối với sản phẩm giấy làm lớp sóng nhập khẩu có mã HS: 4805.2400; 4805.2510 và 4805.2590 với thời gian gia hạn thêm 3 năm với mức thuế suất cho từng năm áp dụng: 1150.6 Peso/MT trong năm đầu tiên, 1093.07 Peso/MT trong năm thứ 2 và 1038.42 Peso/MT trong năm thứ 3. Thuế tự vệ đối với giấy bìa nhập khẩu đã được Philippines áp dụng từ tháng 9/2010 với mức thuế tự vệ là 1.342 Peso/MT trong thời gian 3 năm. Theo quy định pháp luật tự vệ của WTO và Phillippines, biện pháp tự vệ được áp dụng với tất cả các nước xuất khẩu sản phẩm liên quan vào Phillippines trừ các nước đang phát triển có thị phần nhỏ hơn 3% và không vượt quá 9% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm liên quan vào nước này. Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, lượng xuất khẩu sản phẩm giấy bìa làm lớp sóng này của Việt Nam đã giảm và đã ngừng xuất khẩu sang Phillippines trong 2 năm trở lại đây. Mặc dù vậy, trong quyết định gia hạn biện pháp tự vệ của Phillippines, Việt Nam không nằm trong số các nước thuộc danh sách được loại trừ khỏi biện pháp tự vệ này. Biện pháp tự vệ được gia hạn đối với sản phẩm giấy làm lớp sóng nhập khẩu với thời gian gia hạn thêm 3 năm với mức thuế suất cho từng năm áp dụng:

1150.6 Peso/MT trong năm đầu tiên

1093.07 1038.42

Peso/MT trong năm thứ hai

Peso/MT trong năm thứ hai

Số 1, Quý I/2014 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 7


Điêm tin Thái Lan khởi xướng điều tra tự vệ đối với tấm thép không hợp kim cán nóng Ngày 31/01/2014, Thái Lan đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tấm thép không hợp kim cán nóng dạng cuộn hoặc phẳng (non alloy hot rolled steel flat products in coils and not in coils) nhập khẩu. Sản phẩm bị kiện là tấm thép không hợp kim cán nóng dạng cuộn hoặc không cuộn có độ dầy từ 0.9 – 50.0 mm và rộng là 600.0 – 3048.0 mm. Sản phẩm bị điều tra có mã HS trong biểu thuế quan của Thái Lan là: 7208.36.00.031, 7208.36.00.032, 7208.36.00.033, 7208.36.00.090, 7208.37.00.041, 7208.37.00.042, 7208.37.00.043, 7208.37.00.090, 7208.38.00.041, 7208.38.00.042, 7208.38.00.043, 7208.38.00.090, 7208.39.00.041, 7208.39.00.042, 7208.39.00.043, 7208.39.00.090, 7208.51.00.090, 7208.52.00.090,

7208.53.00.011, 7208.53.00.013, 7208.54.00.011, 7208.54.00.013,

7208.53.00.012, 7208.53.00.090, 7208.54.00.012, 7208.54.00.090

Đơn yêu cầu Ủy ban Tự vệ của Thái Lan khởi xướng vụ việc xuất phát từ nhóm doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất nội địa chiếm

96,97%

Indonesia khởi xướng điều tra tự vệ đối với thép hợp kim Ngày 12/02/2014, Indonesia thông báo tới Ủy ban Tự vệ của WTO về việc nước này đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép hợp kim dạng chữ H và chữ I (H and I sections of other alloy steel). Theo quy định, điều tra tự vệ được áp dụng đối với tất cả các nước đang xuất khẩu sản phẩm liên quan vào Indonesia. Vụ việc được khởi xướng căn cứ vào đơn yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ của Công ty PT. Gunung Garuda, đại diện cho ngành sản xuất nội địa ngày 15/01/2014 trước đó. Sản phẩm bị điều tra là (i) các sản phẩm thép hợp kim dạng chữ I có độ dày từ 100mm đến 600mm, thép hợp kim dạng chữ H có độ dày từ 100mm

đến 350mm, chưa gia công cán nóng, hoặc đổ khuôn có mã HS: 7228.70.10.00; và (ii) sản phẩm thép hợp kim dạng chữ I có độ dày từ 100mm đến 600mm, thép hợp kim dạng chữ H có độ dày từ 100mm đến 350mm, gia công cán nguội có mã HS: 7228.70.90.00. Đây là vụ kiện phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) thứ ba mà sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam vướng phải tại thị trường Indonesia. Trước đó, năm 2011, vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nguội với mức thuế suất cuối cùng là từ 5.9% đến 55.6% và năm 2012 là vụ điều tra tự vệ đối với sản phẩm sắt, thép cán không hợp kim.

8 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 1, Quý I/2014

Đơn yêu cầu Ủy ban Tự vệ của Thái Lan khởi xướng vụ việc xuất phát từ nhóm doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất nội địa chiếm 96.97% tổng sản lượng, bao gồm: Sahaviriya Steel Industries Public Company Limited, G Steel Public Company Limited, G J Steel Public Company Limited và Sahaviriya Plate Mill Public Company Limited. Đơn kiện đã đưa ra những chứng cứ, số liệu cho rằng lượng nhập khẩu tăng đáng kể, tăng 62% năm 2011, tăng 146% năm 2012 và trong 9 tháng đầu năm 2013 lương nhập khẩu đã tăng đột biến 305% so với năm 2012.

Ấn Độ khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sợi nhập khẩu Ngày 28/02/2014 Ấn Độ đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sợi filament đàn hồi (bare elastomeric filament yarn). Sản phẩm bị điều tra là sợi filament đàn hồi có mã HS là 54024400 và 54041100, được sử dụng làm phụ kiện quần jean, đồ thể thao, áo phông, vải may comple, tất và các sản phẩm dệt may khác. Đệ đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong vụ việc này là Công ty Indorama Industries, nhà sản xuất độc quyền sản phẩm bị điều tra. Theo một số nguồn tin từ Ấn Độ, sản phẩm sợi filament đàn hội được nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó, chủ yếu từ Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan và Đài Loan.


Bản tin

Chuyên đê

Ngày 02/12/2013, Bộ Công Thương đã chính thức công bố Quyết định sơ bộ về vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan vào Việt Nam. Cùng với đó là Quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với hàng nhập khẩu thép không gỉ với mức thuế suất từ 6.45% - 30.73%. Xung quanh các Quyết định

www.chongbanphagia.vn

khởi xướng điều tra và Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời này của Bộ Công thương đã có những ý kiến khác nhau từ hai phía. Phía nguyên đơn khởi kiện khẳng định hiện tượng bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa. Trong khi đó, phía các công ty trong nước sử dụng thép không gỉ nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm inox tiêu dùng lại khẳng định rằng việc áp

www.antidumping.vn

dụng biện pháp thuế sẽ khiến giá inox đắt đỏ hơn và dẫn tới tình trạng độc quyền của các nhà sản xuất inox trong nước. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vụ việc cũng như tác động của biện pháp chống bán phá giá tạm thời này, Chuyên đề của Bản tin số này giới thiệu ý kiến ghi nhận từ cả hai phía, hy vọng sẽ cung cấp thêm các góc nhìn khác nhau, thấu đáo hơn về vụ việc này.

Số 1, Quý I/2014 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 9


Chuyên đê Diễn tiến vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên ở Việt Nam Ngày 02/07/2013, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam đã ra Quyết định số 4460/QĐ-BCT khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan. Vụ việc xuất phát từ hồ sơ yêu cầu mà Cơ quan điều tra (Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương) nhận được ngày 06/05/2013 trước đó của hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Posco VST và Công ty CP Inox Hòa Bình. Đây là lần đầu tiên sau 9 năm kể từ khi Việt Nam có Pháp lệnh về chống bán phá giá, một vụ điều tra chống bán phá giá đối với một sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam được tiến hành.Vụ việc vì thế gây chú ý lớn trong dư luận. Nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành quan sát, theo dõi vụ việc, hy vọng có thể học hỏi và sử dụng công cụ này. Ngoài ra, việc nguyên đơn đầu tàu – Công ty TNHH Posco VST – là một nhà sản xuất thép inox thuộc Tập đoàn Posco Hàn Quốc, hiện đang chiếm thị phần lớn trong sản xuất inox ở Việt nam và việc các công ty sử dụng inox nhập khẩu có tiếng nói vận động mạnh mẽ cũngtạo ra những tranh cãi nảy lửa trong vụ việc. Điều này khiến báo chí tốn không ít giấy mực, đồng thời cũng là sức ép đối với các bên tham gia và cả Cơ quan điều tra vụ việc – Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương. Sản phẩm bị điều tra là sản phẩm thép không gỉ cán nguội dạng cuộn hoặc tấm có chứa 1.2% hàm lượng cacbon hoặc ít hơn tính theo trong lượng và chứa 10.5% hàm lượng crom trở lên, có hoặc không có các nguyên tố khác. Thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc tấm có độ dày không quá 3,5mm được ủ hoặc được xử lý nhiệt bằng phương pháp khác và ngâm hoặc dược cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa trên bề mặt của thép không gỉ. Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra được phân loại theo mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 10 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 1, Quý I/2014

7220.90.10; 7220.90.90 trong Biểu hài hòa thuế quan Việt Nam. Theo quy định pháp luật về chống bán phá giá của WTO và Việt Nam, thời hạn điều tra sơ bộ là 90 ngày kể từ ngày khởi xướng (tức là tới đầu tháng 10/2013). Tuy nhiên, ngày 30/09/2013, Cơ quan điều tra đã gia hạn thời gian điều tra sơ bộ thêm 60 ngày để có thêm thời gian đánh giá vụ việc. Tới ngày 25/12/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 9990/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một

số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ các quốc gia nói trên. Nói cách khác, kết luận điều tra sơ bộ của Bộ Công thương khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa, vì vậy đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá tạm thời. Theo Quyết định và Thông báo gửi kèm, mức thuế chống bán phá giá tạm thời sẽ được áp dụng cho hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, cụ thể như sau:

Quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời sẽ có hiệu lực từ ngày 25/01/2014 trong thời hạn 120 ngày.


Bản tin

www.chongbanphagia.vn

www.antidumping.vn

Những quan ngại của bên bị ảnh hưởng Dưới đây là bài phỏng vấn ông Đàm Quang Hùng – Đại diện Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà, đơn vị sản xuất đồ inox gia dụng, sử dụng inox nhập khẩu là đối tượng của lệnh áp thuế chống bán phá giá tạm thời

Ông đánh giá như thế nào về mức độ ảnh hưởng của quyết định áp thuế trên đối với ngành thép nói chung và ngành sản xuất thép không gỉ cán nguội nói riêng? Trước hết chúng tôi muốn khẳng định rằng việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá ở Việt Nam cơ bản là một tín hiệu tốt, là khởi đầu cho việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong vụ việc cụ thể này, vụ việc điều tra tuy chỉ mới có quyết định áp thuế tạm thời nhưng đã bắt đầu tạo ra những hiệu ứng không tốt đối với các nhà sản xuất sản phẩm hạ nguồn sử dụng nguyên liệu đầu vào là thép cán nguội không gỉ chúng tôi. Cụ thể, thuế chống bán phá giá tạm thời mới chỉ có hiệu lực từ ngày 25/1/2014 nhưng ngay lập tức các nhà sản xuất trong nước bắt đầu tăng giá bán và áp dụng các điều kiện thương mại bất lợi cho khách hàng như chúng tôi. Trong khi đó, giá thép cán nguội không gỉ từ các quốc gia bị áp thuế tăng cao và chúng tôi vẫn phải tiếp tục nhập từ các nguồn này. Mua nguyên liệu với giá cao buộc chúng tôi phải điều chỉnh

tăng giá bán các sản phẩm gia dụng inox, làm ảnh hưởng đến sức mua cũng như khả năng bán hàng của các doanh nghiệp sản xuất. Các tác động của Quyết định áp thuế chống bán phá giá này đối với ngành sản xuất các sản phẩm từ thép cán nguội không gỉ thực ra chưa thể tính hết, do thời gian áp dụng còn quá ngắn. Vì vậy, chúng tôi rất hy vọng rằng VCA sẽ điều tra chi tiết để có báo cáo một cách chi tiết và toàn diện hơn để Bộ Công Thương có căn cứ xác định mức gây hại đối với sản xuất trong nước và có quyết định hợp lý, toàn diện cho vụ việc này. Liệu quyết định áp thuế này có làm thay đổi nguồn cung sản phẩm thép không gỉ tại Việt Nam không thưa ông? Bên nguyên vẫn cho rằng nếu chúng tôi không mua inox từ các nguồn bị áp thuế thì vẫn có thể mua từ nhiều nguồn khác trên thế giới. Nói cách khác, theo họ thì chỉ cần chúng tôi thay đổi nguồn cung là mọi việc sẽ bình thường. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, dù có Quyết định áp thuế này chúng tôi cũng không thể thay đổi được nguồn cung thép không gỉ

vào thị trường Việt Nam. Lý do là hiện nguồn cung tốt nhất vẫn là ở các nước trong khu vực ASEAN (tức là các nước hiện đang bị áp thuế tạm thời) bởi theo AFTA thì thuế nhập khẩu thép từ các nước này đã được giảm xuống 0%. Còn các quốc gia khác như Ấn Độ chẳng hạn thì do không có FTA với Việt Nam nên thuế nhập khẩu phải chịu là mức MFN và vì vậy giá thành nhập về rất cao. Nói cách khác, về cơ bản Quyết định áp thuế này sẽ hạn chế nguồn mua của các doanh nghiệp Việt nam và hệ quả là giá mua sẽ bị đẩy lên cao. Các Doanh nghiệp sử dụng sản phẩm thép bị kiện đã tham gia như thế nào vào quá trình điều tra vụ việc này? Các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm thép cán nguội không gỉ để sản xuất các sản phẩm hạ nguồn đều đã cung cấp một cách đầy đủ nhất các số liệu cho VCA cũng như các kiến nghị, luận điểm của mình để bảo vệ lợi ích chung của ngành sản xuất sản phẩm thép không gỉ. Ông có bình luận gì về kết quả sơ bộ và lệnh áp thuế chống bán phá giá tạm thời vừa rồi của Bộ Công Thương?

Quyết định áp thuế tạm thời đã bắt đầu tạo ra những hiệu ứng không tốt đối với sản xuất đồ inox gia dụng trong nước.

Tôi cho rằng kết quả sơ bộ chưa phản ánh đầy đủ cũng như các so sánh, đánh giá chưa đảm bảo được nguyên tắc so sánh ngang bằng. Có thể là do thời gian ngắn và việc điều tra mới ở giai đoạn sơ bộ nên VCA chưa thu thập và tính toán một cách đầy đủ nhất. Hy vọng rằng với những cân nhắc kỹ lưỡng và đầy đủ hơn trong giai đoạn điều tra cuối cùng, VCA sẽ có đánh giá chính xác và toàn diện hơn.

Số 1, Quý I/2014 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 11


Chuyên đê Kết quả sơ bộ này có làm thay đổi quyết tâm và cách thức tham gia vụ việc này của các doanh nghiệp như Sơn Hà không? Kế hoạch của các Doanh nghiệp sử dụng sản phẩm thép inox trong thời gian tới như thế nào? Ông có thể chia sẻ.

Chúng tôi vẫn kiên định và bảo lưu các luận điểm cũng như các kiến nghị của mình đối với vụ việc này và tất cả đều hy vọng rằng các luận điểm, kiến nghị và số liệu đã cung cấp sẽ được VCA sử dụng trong quá trình đánh giá và điều tra chi tiết để có kết quả điều tra cuối cùng không làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất

trong nước và lợi ích của xã hội của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên họ sẽ phải điều chỉnh theo những tác động tiêu cực đã diễn ra. Xin chân thành cảm ơn Ông!

Bên nguyên nói gì? Dưới đây là bài phỏng vấn ông Phạm Lê Vinh – Luật sư Thành viên Công ty ATIM, đơn vị tư vấn cho bên nguyên đơn (Công ty TNHH Posco VST và Công ty CP Inox Hòa Bình) trong vụ việc điều tra này. Là đơn vị tư vấn cho doanh nghiệp đã đệ đơn yêu cầu điều tra, Ông có bình luận gì về kết quả sơ bộ và lệnh áp thuế chống bán phá giá tạm thời vừa rồi của Bộ Công Thương? Kết quả này có phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp không? Việc nhập khẩu tăng và tình trạng bán phá giá sản phẩm thép không gỉ cán nguội (cold-rolled stainless steel CRSTS) của doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài đã làm giá bán tại thị trường nội địa giảm mạnh, thậm chí dưới chi phí sản xuất và nhà sản xuất trong nước (NSXTN) đã phải gánh chịu thiệt hại đáng kể. Do đó, NSXTN mặt hàng CRSTS của Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài giải pháp nộp đơn lên Cục Quản lý Cạnh tranh (VCA) yêu cầu điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá. Chúng tôi cho rằng, VCA đã thẩm tra một cách khách

quan và toàn diện các thông tin và số liệu mà NSXTN và các bên có liên quan khác trong vụ việc này cung cấp, cho dù đây là vụ việc đầu tiên mà Việt Nam điều tra. Chúng tôi tin tưởng rằng VCA đã ra báo cáo điều tra sơ bộ trên cơ sở những thông tin xác thực. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định áp thuế tạm thời theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo quan điểm của chúng tôi, kết quả này cũng là một minh chứng thực tiễn và là động lực thúc đẩy ngành sản xuất CRSTS nói riêng và các ngành sản xuất nội địa của Việt Nam biết tự bảo vệ chính mình, bằng các công cụ phòng vệ thương mại hợp pháp trong cạnh tranh thương mại quốc tế, mà lâu nay dường như chúng ta đã bỏ quên. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia hội nhập rộng và

12 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 1, Quý I/2014

sâu hơn với nền kinh tế toàn cầu thông qua việc gia nhập làm thành viên các tổ chức thương mại quốc tế song phương hoặc đa phương. Quyết định áp thuế này tác động như thế nào tới sản xuất của ngành thép không gỉ cán nguội nói chung và POSCO VST/INOX HÒA BÌNH nói riêng? Liệu quyết định này có thể là một động lực thúc đẩy sản xuất thép không gỉ trong nước? Theo thông tin từ POSCO VST & INOX HOÀ BÌNH, có lẽ còn khá sớm để nhìn thấy sự phát triển tích cực về giá bán và sức mua của thị trường trong ngắn hạn do nhu cầu trong các tháng ngay sau Tết thường rất thấp do ảnh hưởng của thời gian nghỉ Tết kéo dài. Tuy nhiên, về lâu dài POSCO VST và INOX HOÀ BÌNH đều cho rằng quyết

định áp thuế sẽ có tác động tích cực đến ngành sản xuất CRSTS trong nước nói chung và bản thân POSCO VST và INOX HOÀ BÌNH nói riêng vì tự bản thân thị trường sẽ đạt được mức giá phù hợp đảm bảo cho sự phát triển của ngành sản xuất cũng như hài hòa được lợi ích các bên liên quan. Điều này cũng góp phần cho việc phát triển một ngành sản xuất CRSTS nội địa vững mạnh với các sản phẩm chất lượng cao để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, thay thế cho việc tiếp tục nhập khẩu các mặt hàng có chất lượng thấp như giai đoạn vừa qua.


Bản tin

www.chongbanphagia.vn

Có ý kiến cho rằng, Công ty POSCO VST không có đủ tư cách là nguyên đơn khi mà bản thân Công ty POSCO VST và Công ty POSCO VHPC cũng là đơn vị nhâp khẩu sản phẩm đang bị kiện từ các nguồn trong khu vực. Ông nói gì về ý kiến này? Về nguyên tắc, Hiệp định chống bán phá giá của WTO (ADA) không quy định cứng nhắc là trong mọi trường hợp nếu bất cứ nhà sản xuất nào có nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra đều bị loại bỏ khỏi phạm vi NSXTN mà chỉ quy định là “có thể” loại bỏ. Điều này có nghĩa là cơ quan điều tra có quyền xem xét trong từng trường hợp cụ thể. Thực tế, theo nghiên cứu của chúng tôi, các cơ quan điều tra của Ủy ban Châu Âu (European Commission - EC), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (US Department of Commerce – USDOC) đều thẩm tra lượng nhập khẩu, lý do nhập khẩu và tần suất nhập khẩu của các nhà sản xuất khi thẩm tra tư cách của NSXTN. Nếu lượng nhập khẩu này là đáng kể và thường xuyên thì nhà sản xuất này mới bị loại bỏ tư cách đại diện cho NSXTN. Đối với trường hợp của POSCO VST, chúng tôi hiểu rằng trong giai đoạn điều tra, POSCO VST cũng có nhập khẩu vào VN một lượng thép không gỉ cán nguội từ những công ty liên kết ở nước ngoài nhưng lượng nhập khẩu này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Chúng tôi cũng đã cung cấp thông tin về việc nhập khẩu này rất trung thực và đầy đủ

cho VCA. Theo đó, sau khi thẩm tra, VCA xác định rằng lượng nhập khẩu này chiếm tỷ lệ không đáng kể và không thường xuyên (vấn đề này cũng đã được VCA nêu rõ trong Báo cáo điều tra sơ bộ) so với lượng sản xuất trong nước, và mục đích của việc nhập khẩu này là để tiếp thị, thử nghiệm mở rộng sản xuất và việc nhập khẩu này cũng đã chấm dứt. Như vậy, kết luận điều tra sơ bộ của VCA là phù hợp với nguyên tắc của ADA và thực tiễn điều tra chống bán phá giá của EC và USDOC. Cũng có ý kiến cho rằng Quyết định áp thuế sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn cung giá rẻ các sản phẩm inox trên thị trường, Ông có ý kiến phản biện nào không? Chúng tôi hiểu rằng thép không gỉ cán nguội là một nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp sản xuất đồ gia dụng (bồn rửa bát, đồ nội thất dạng ống, hệ thống nước nóng, bồn tắm và những vật dụng khác), phụ tùng xe hơi, vật liệu xây dựng, dụng cụ làm bếp, bộ đồ ăn (xoong, nồi, dao, dĩa), bồn nước. Tuy nhiên, ở thị trường thép không gỉ Việt Nam, thép không gỉ cán nguội dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp hạ nguồn chủ yếu bao gồm một số loại thép không gỉ Austenite (304) hoặc Ferrite (430, 409). Đối với các loại thép này, ngành sản xuất trong nước hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước với những sản phẩm chất

lượng cao và hiện đang được bán với giá cạnh tranh. Trong khi đó, thép không gỉ bán phá giá vào Việt Nam chủ yếu là loại 2 và loại không đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Và với mục đích chiếm lĩnh thị phần tại thị trường Việt Nam, các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia đã hạ giá sản phẩm loại 2 một cách rất đáng kể, từ 20% đến 50%. Việc định giá bán hủy diệt này không chỉ gây thiệt hại cho NSXTN mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng, người tiêu dùng phải dùng sản phẩm kém chất lượng. Trong dài hạn, nếu không có biện pháp chống bán phá giá kịp thời, NSXTN sẽ phá sản, nguồn cung trong nước phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, lúc này, các nhà xuất khẩu sẽ tăng giá bán. Có thể thấy rằng trong ngắn hạn, giá sản phẩm có thể có sự điều chỉnh tăng do áp dụng thuế chống bán phá giá.Tuy nhiên điều này sẽ không gây thiệt hại gì cho các ngành công nghiệp sử dụng thép làm nguyên liệu đầu vào do nguồn cung đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và có những nguồn cung thay thế khác như nhập khẩu từ Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc với sản phẩm chất lượng cao và giá cạnh tranh. Trong dài hạn, việc áp dụng thuế chống bán phá giá có thể ngăn chặn việc sụp đổ của NSXTN, tránh việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung nhập khẩu bên ngoài, tạo động lực đầu tư phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng

www.antidumping.vn

Các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia đã hạ giá sản phẩm thép không gỉ một cách rất đáng kể từ

20% - 50% có thể dùng sản phẩm chất lượng cao với giá cạnh tranh. Có quan điểm cho rằng nếu áp dụng thuế chống bán phá giá thì NSNTN sẽ lạm dụng vị trí thị trường để áp đặt giá bất hợp lý. Tuy nhiên,chúng tôi cho rằng, trong trường hợp này, NSXTN cũng không thể tăng giá một cách bất hợp lý so với giá cạnh tranh công bằng vì vẫn còn rất nhiều nguồn cung khác như nhập khẩu từ Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc. Ngoài ra NSXTN luôn ý thức việc tuân thủ pháp luật Việt nam nói chung và pháp luật về cạnh tranh nói riêng. Nếu vụ kiện đi tới kết quả cuối cùng là một Quyết định áp thuế chống bán phá giá thì theo Ông trong lâu dài, người tiêu dùng Việt Nam, những người dùng các sản phẩm inox cuối cùng, được lợi gì từ kết quả này? Như đã đề cập ở trên, trong dài hạn, chúng tôi cho rằng người tiêu dùng sẽ được dùng những sản phẩm chất lượng cao hơn với mức giá cạnh tranh hợp lý. Xin chân thành cảm ơn Ông!

Số 1, Quý I/2014 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 13


Hội đồng Tư vấn về PHòng vệ THương mại – Trung Tâm WTO – PHòng THương mại và Công ngHiệP việT nam địa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội điện thoại: +84 4 35771458; Fax: +84 4 35771459 Email: banthuky@trungtamwto.vn; Website: www.trungtamwto.vn/www.chongbanphagia.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.