Đề cương tốt nghiệp (demo)

Page 1


Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã đồng hành trong suốt quá trình nghiên cứu đề cương tiền tốt nghiệp KTS. Xin cảm ơn các giảng viên bộ môn KTCQ nói riêng và khoa QH nói chung đã giúp đỡ em có được nền tảng thực hiện đề cương tốt nghiệp này.


Đề cương tốt nghiệp KTS CÔNG VIÊN VĂN HÓA TRUNG TÂM THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

GVHD SVTH LỚP MSSV

PGS. TS. NGUYỄN THANH HÀ NGUYỄN CHÍ DŨNG KTCQ15 15511000829


SVTH Nguyễn Chí Dũng

2

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


A - PHẦN MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về đề tài Lý do chọn đề tài Mục đích III. Nội dung nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Tiến trình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu B - PHẦN NỘI DUNG I. Giải thích thuật ngữ II. Giá trị đặc trưng Giá trị cảnh quan Giá trị văn hóa Giá trị lịch sử III. Tổng quan về hiện trạng Vị trí địa lý Tổng quan quy hoạch Hiện trạng tách lớp IV. CƠ SỞ KHOA HỌC Cơ sở pháp lý Cơ sở lý thuyết Cơ sở thực tế V. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN Quy mô đề xuất Chiến lược thiết kế Ý tưởng thiết kế C - PHẦN TỔNG KẾT

M

Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

ỤC LỤC

5

8

15 16

22

28

44

48

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

3


SVTH Nguyễn Chí Dũng

SƠ ĐỒ GIỚI HẠN KHÔNG GIAN THÀNH PHỐ TUY HÒA

B IỂ N Đ Ô N G

4

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

APHẦN MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU VỀ ĐỒ ÁN

N

hững năm gần đây, thành phố Tuy Hoà trực thuộc tỉnh Phú Yên đã có những bước tiến nhanh trong quá trình phát triển đô thị. Tuy nhiên, mảng kiến trúc cảnh quan đô thị lại không bắt kịp tốc độ tăng trưởng của kiến trúc công trình. Hiện trạng mảng xanh công cộng trong thành phố rải rác và có quy mô nhỏ. Dù là đô thị loại II nhưng Đô thị càng phát triển càng thiếu vắng cây xanh. Thành phố Tuy Hoà là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Yên, thuộc bộ phận các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Với nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên, nguồn lực con người, thành phố trẻ này đang thể hiện tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng như các thành phố lân cận (Nha Trang, Đà Nẵng…) hay các đô thị trọng điểm những giai đoạn trước đây. Trái với vẻ hào nhoáng của phát triển đô thị, thực tế đáng buồn mà thành phố không thể tránh khỏi đó là sự tăng lên của bê tông hoá, của việc thay thế mảng xanh tự nhiên bằng hạ tầng.

Đánh giá của Bộ TN&MT cho biết hiện nay cây xanh ở đô thị nước ta chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ cũng như cân bằng hệ sinh thái. Tại các vùng đô thị hóa nhanh, chưa có vành đai xanh để bảo vệ môi trường. Hệ thống cây xanh mới hình thành và tập trung tại các đô thị lớn và trung bình, còn tại các đô thị nhỏ, cây xanh chiếm diện tích không đáng kể. So với các tiêu chuẩn và quy chuẩn thì tỷ lệ diện tích đất dành cho cây xanh còn rất thấp. Theo các cơ quan chức năng, vấn đề phát triển cây xanh tại các đô thị đang bộc lộ nhiều tồn tại. Sự phát triển quá nhanh của các đô thị trong thời điểm “tấc đất tấc vàng” khiến cho hầu hết các nhà đầu tư sao nhãng việc phải dành một diện tích đất nhất định để trồng cây xanh, tạo không gian mở... Nhận thấy sự đáng tiếc của việc hy sinh tự nhiên để phát triển kinh tế dù bắt buộc, đồ án này được lập ra để định hướng phát triển không gian cảnh quan tự nhiên song song với xây dựng cơ sở hạ tầng.

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

5


SVTH Nguyễn Chí Dũng

TÊN ĐỀ TÀI Thiết kế KTCQ Công viên văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, thuộc khu phố Điện Biên phủ, phường 5, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Với tiền đề là khu vực canh tác lúa nước mang tính nông nghiệp, tồn tại Chính hình ảnh đồng lúa bạt ngàn lả lơi trong những cơn gió biển là một nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung. Tạo nên một vẻ đẹp cảnh quan hiện đại trong đô thị nhưng vẫn gìn giữ và phản ánh giá trị văn hóa của vùng đất, con người chính là tiền đề cho đồ án được hình thành.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tính thời sự

Tính nhân văn

Mật độ bê tông dày đặc ở những đô thị đang phát triển là minh chứng rõ ràng cho việc phát triển đô thị quá nhanh và thiếu kiểm soát.

Giữa dòng chảy tuyến tính của sự phát triển vượt trội của đô thị hóa thì con người cũng bất giác trở thành những cỗ máy làm việc không nghỉ ngơi. Chúng ta có lẽ đã quên mất việc cần có khoảng không gian để nghỉ ngơi, chiêm nghiệm và sinh hoạt cồng đồng giữa bộn bề ấy.

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc giữ gìn không gian xanh, sự quan tâm về mảng xanh đô thị ngày càng được quan tâm. Trong bối cảnh các hình thức kiến trúc cảnh quan chuyên năng mang lại giá trị kinh tế cao đang là xu hướng, công viên là một chủ đề không mới nhưng lựa chọn tiếp cận từ hướng thích ứng với điều kiện tự nhiên đặc thù của địa phương là điểm mới ở đề tài thiết kế này.

6

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư

Việc đề xuất quy hoạch một mảng xanh giữa lòng đô thị mang ý nghĩa nhân văn quan trọng trong bối cảnh đô thị hóa nhanh của thành phố trẻ Tuy Hòa.


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

Ý NGHĨA CỦA ĐỒ ÁN Tính khoa học Không gian xanh giữa lòng đô thị là yếu tố không thể tách rời khỏi nguyên lý thiết kế một đô thị đáng sống. Thành phố Tuy Hòa tuy đi sau các thành phố lớn về phát triển đô thị nhưng theo thời gian cũng sẽ tiếp cận được những khái niệm về quy hoạch đô thị bền vững. Trong đó, tính tất yếu là duy trì và phát huy giá trị của mảng xanh tự nhiên, tạo nền tảng cho thế hệ tương lai mà không gây hại.

Xu hướng thiết kế cảnh quan những năm gần đây thường xoay quanh những chủ đề mang tính cộng đồng, vì môi trường. Trong số đó, khái niệm công viên văn hoá tuy không mới nhưng đối với những đô thị đang phát triển thì việc quy hoạch không gian xanh từ đầu là vô cùng tất yếu. Đó là lý do của đồ án này.

M

ang đến cho không gian đô thị một sức sống mới bằng không gian cảnh quan xanh vốn dĩ phải có từ lâu là mong muốn của nhiều người. Đồng thời hành động thiết lập đồ án này cũng đáp ứng hợp lý cho tiến trình phát triển đô thị bền vững của thành phố.

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

7


SVTH Nguyễn Chí Dũng

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Xác định đề tài nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu: Thiết kế KTCQ công viên văn hóa - lịch sử trung tâm TP. Tuy Hòa. - Vị trí nghiên cứu: khu đất xây dựng công viên thuộc khu phố Điện Biên Phủ, phường 5, TP. Tuy Hòa, Phú Yên. Đánh giá bối cảnh nghiên cứu.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng vật thể - Đất đai - Điều kiện tự nhiên - Kiến trúc cảnh quan bản địa

- Vị trí quy mô khu đất - Thông tin quy hoạch

Đối tượng phi vật thể

- Khảo sát tổng quan hiện trạng

- Yếu tố con người

Xác định vấn đề ưu tiên

- Hoạt động văn hóa

- Giá trị tiềm năng - Gía trị đặc trưng - Vấn đề cần giải quyết Tầm nhìn chiến lược cho khu vực Xác đinh mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiện trạng theo mục tiêu nghiên cứu - Lớp môi trường tự nhiên - Lớp sinh vật - Lớp xã hội - con người Đánh giá tổng hợp - Đưa ra cấu trúc phân tích SWOT. What, Why, How để đưa ra giải pháp cho khu vực Đề xuất chương trình hành động. - Dựa trên nhóm cơ sở pháp lý, cơ sở lý thuyết, cơ sở tính toán, và cơ sở thực tiễn.

8

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư

- Yếu tố tinh thần - Triết lý trong thiết kế


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

Diện tích đồ án: 45ha Vị trí đồ án: Nằm tại khu phố Điện Biên Phủ, phường 5, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan công viên trung tâm thành phố theo hướng văn hóa - lịch sử địa phương. Đồ án tập trung nghiên cứu các giải pháp quy hoạch và thiết kế kiến trúc cảnh quan cho khu vực, đi từ đề xuất ý tưởng tổng thể đến khung hướng dẫn thiết kế chi tiết cho các hạng mục, phân khu trong công viên nhằm tôn tạo giá trị cảnh quan tự nhiên vốn có, tạo tiền đề cho quy hoạch cảnh quan bền vững. Lĩnh vực nghiên cứu: Kiến trúc cảnh quan tổng hợp, bao gồm: - Quy hoạch cảnh quan - Thiết kế cảnh quan - Sinh thái học ứng dụng - Xã hội học đô thị

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

9


SVTH Nguyễn Chí Dũng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

MỤC ĐÍCH

Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập số liệu và đánh giá

Thu thập thông tin từ nhiều nguồn, đem lại cái nhìn tổng quát và khách quan hơn về vấn đề nghiên cứu.

Internet, sách báo...

Phương pháp lý thuyết kết hợp với khảo sát thực tế

Thu thập thông tin từ thực tế qua cách khảo sát chủ yếu bằng quan sát, đánh giá chủ quan đối chứng lại thông tin thu thập từ nhiều nguồn.

Chụp ảnh, ghi chép...

Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn

Trực tiếp nhận thông tin từ phía người chịu tác động bởi vấn đề, thông tin này là dữ liệu mới và mang tính ảnh hưởng lớn.

Bảng câu hỏi, ghi âm, quay phim, ghi chép...

Phương pháp phân tích

Phân tích rõ các vấn đề diễn ra nhằm hiểu sâu và có thể phân loại vấn đề nhằm tìm ra cách thức giải quyết.

Bảng What-Why-How

Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh

Tổng hợp các dữ liệu lại và cho ra kết quả khi so sánh các vấn đề nhằm chọn ra mục tiêu cần giải quyết và giải pháp cho mục tiêu đó.

SWOT Chương trình hành động

Phương pháp xử lý dữ liệu

Thể hiện lại thông tin có được thông qua các hình thức biểu đồ, bản đồ, bảng thống kê...

Autocad, Photoshop, Sketchup...

CÁCH THỰC HIỆN

Ngoài ra còn có thể áp dụng một số các phương pháp sau: - Phương pháp kế thừa và vận dụng có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu trong nước đã thực hiện có liên quan cũng như mô hình tiên tiến đang áp dụng ở các nước trong khu vực; - Phương pháp hội thảo lấy ý kiến chuyên gia; - Phương pháp đối chiếu, so sánh và một số phương pháp khác.

10

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ BỐI CẢNH CÁC VẤN ĐỀ ƯU TIÊN TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN

GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG

CÁC VẤN ĐỀ KHU VỰC

TẦM NHÌN

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH

MỤC TIÊU TIỀM NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT

CẢNH QUAN ĐẶC TRƯNG

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG ĐỀ XUẤT CƠ CẤU VÀ SDĐ ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTCQ HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ CẢNH QUAN TOÀN KHU THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU VỰC CHI TIẾT

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

11


SVTH Nguyễn Chí Dũng

M

ỤC TIÊU CHUNG

­— Nâng cao hiệu quả sử dụng đất trung tâm đô thị. ­ Tăng tính nhận diện đô thị thông qua không gian kiến trúc cảnh quan mang đặc — trưng văn hóa địa phương. ­— Tạo lập không gian công cộng kết nối cộng đồng dân cư.

MỤC TIÊU CỤ THỂ Khai thác tiềm năng sử dụng đất đô thị Tận dụng quỹ đất ở giải tỏa cho quỹ đất công viên. Chuyển đổi phần đất nông nghiệp sang đất cây xanh công viên theo định hướng phát triển không gian đô thị. Khai thác dòng chảy hiện hữu trở thành cảnh quan thích ứng với môi trường.

Kiến tạo không gian cảnh quan công viên văn hóa đặc trưng Tái hiện hành trình văn hóa của thành phố biển theo dây chuyền các khu chủ đề trong công viên. Tôn tạo và không làm mất đi hình thái cảnh quan nông nghiệp vốn là dấu ấn của đô thị “nửa phố, nửa ruộng”.

Tạo lập không gian công cộng kết nối cộng đồng Tạo ra hệ thống các không gian vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, sinh hoạt văn hóa cho nhóm cư dân phường 5 và toàn thành phố.

12

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

13


BPHẦN NỘI DUNG

SVTH Nguyễn Chí Dũng

14

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

KHÁI NIỆM VỀ CÔNG VIÊN VĂN HÓA Công viên Là một phần không thể thiếu trong các thành phố lớn, đây là những mảng xanh của thành phố, là nơi dành riêng cho việc vui chơi, giải trí và các hoạt động văn hóa phục vụ cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Thành phần tất yếu của công viên là cây xanh. Nhưng cây xanh không là chưa đủ để tạo nên một công viên vừa xanh mát vừa hữu dụng cho các hoạt động của con người. Đây là lúc cần đến vai trò của nhà thiết kế cảnh quan công viên văn hoá.

Ý nghĩa - Là một thành phần quan trọng trong hệ thống mảng xanh đô thị, góp phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện nhân cách con người, nâng cao chất lượng cuộc sống của một đô thị hiện đại. - Cải tạo vi khí hậu và giữ gìn môi trường sinh thái của đô thị. - Góp phần hình thành cảnh quan đô thị. - Là nhân tố quan trọng trong tổ chức không gian đô thị hiện đại góp phần hoàn thiện cấu trúc đô thị. - Công viên văn hoá có rất nhiều lợi ích về xã hội, môi trường, kinh tế cũng như cá nhân và cộng đồng.

CÔNG VIÊN VĂN HÓA Công viên văn hóa là công viên kết hợp các chức năng hoạt động cộng đồng với hoạt động văn hóa của con người. Dù nói chung một thứ tiếng, viết chung một hệ chữ cái, nhưng mỗi vùng miền đều có truyền thống, văn hóa bản địa riêng. Ứng dụng những nét văn hóa đó vào tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan là một trong những đặc trưng của loại hình công viên văn hóa. Ngoài phục vụ cho cộng đồng tại địa phương, công viên văn hóa còn là công cụ quảng bá những nét đặc trưng ấy cho những mục đích học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu nền văn hóa địa phương.

Hình. Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc (Quận 9, TP.HCM)

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

15


SVTH Nguyễn Chí Dũng

GIÁ TRỊ

Cảnh quan

Về cảnh quan thiên nhiên, Phú Yên nói chung và thành phố Tuy Hòa nói riêng sở hữu nhiều bãi biển rộng lớn, nước trong xanh, bờ cát mịn trải dài gần 200km bờ biển, gắn với nhiều đầm, vịnh cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi bật nét kiến tạo địa chất độc đáo như gành Đá Đĩa, Hòn Yến, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, Bãi Xép, Bãi Môn – Mũi Điện, Vũng Rô, núi Đá Bia, Hòn Nưa. Ngoài ra, nhờ thiên nhiên ưu đãi, Phú Yên có nhiều đặc sản văn hóa ẩm thực như sò huyết Ô Loan, ốc nhảy, ghẹ đầm Cù Mông, cá ngừ, bánh tráng lòng heo Hòa Đa, bò một nắng, các sản vật tôm, mực, cá miền biển và nước ngọt có vai trò quan trọng trong việc tạo dấu ấn đối với khách du lịch.... Thành phố Tuy Hòa có diện tích 107km² (10.682 ha diện tích tự nhiên), có vị trí giáp với huyện Tuy An ở phía Bắc, giáp với huyện Phú Hòa ở phía Tây, giáp với huyện Đông Hòa ở phía Nam và giáp Biển Đông ở phía Đông với toàn chiều dài bờ biển trên 30km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 560 km về phía Nam. Địa hình thành phố chủ yếu là đồng bằng phù sa do hạ lưu Sông Ba (tên khác là sông Đà Rằng) bồi đắp. Có hai ngọn núi Chóp Chài và núi Nhạn nằm ngay trung tâm thành phố. Và cầu Đà Rằng cây cầu dài nhất miền Trung nằm trên QL1 nối trung tâm thành phố với các tỉnh phía Nam. Bãi biển Tuy Hòa là một bãi ngang trải dài, thơ mộng với bãi cát trắng là điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố.

16

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

TOÀN CẢNH THÀNH PHỐ

CẢNH ĐỒNG THÀNH PHỐ

BỜ BIỂN TUY HÒA

BỜ KÈ XÓM RỚ Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

17


SVTH Nguyễn Chí Dũng

ĐẤT NƯỚC NHÌN TỪ BIỂN

GIÁ TRỊ

Văn hóa

Phú Yên là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ, một vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, có vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có gần 600 di tích gồm nhiều loại hình như: Di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ học, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật, đình, chùa, nhà thờ, lăng, miếu, dinh, lẫm. Các di tích nằm rải rác khắp địa bàn tỉnh chính là điểm nổi bật của Phú Yên. Phú Yên có rất nhiều câu chuyện truyền thuyết và huyền thoại gắn liền với lịch sử hơn 400 năm . Cùng với hệ thống di sản văn hóa vật thể, Phú Yên còn bảo tồn và phát huy được nhiều di sản văn hóa phi vật thể

18

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư

với nhiều loại hình đa dạng, phong phú như: Lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca dân vũ; đặc biệt lễ hội Cầu ngư của ngư dân miền biển và nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chinh năm của đồng bào dân tộc Chăm, Bana ở miền núi Phú Yên, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Phú Yên còn có các lễ hội liên quan đến danh nhân lịch sử (Lương Văn Chánh, Lê Thành Phương, Trần Phú), các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng…


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

“...Nói đến thành phố Tuy Hòa là nói đến núi Nhạn sông Đà, các di sản kiến trúc cổ của người Chăm, hay những làng nghề truyền thống “không ai nhớ mặt đặt tên” nhưng đã làm ra cái tên cho vùng đất.”

Làng nghề bánh tráng Hòa Đa

Làng nghề nước mắm Gành Đỏ

Làng nghề rau Ngọc Lãng

Làng nghề dệt chiếu truyền thống Phú Tân

Làng nghề thúng chai Phú Mỹ

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

19


SVTH Nguyễn Chí Dũng

GIÁ TRỊ

Lịch sử

TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XVIII Giai đoạn tranh chấp

Giai đoạn thuộc chúa Nguyễn

Giai đoạn có khởi nghĩa Tây Sơn

Vùng đất từ đèo Cù Mông đến núi Đá Bia được mang tên Phú Yên từ năm Tân Hợi (1611). Trên các Bản đồ địa lý, lịch sử gần 4 thế kỷ qua danh xưng đó không thay đổi: lúc đầu là Phủ (1611), Dinh (1629), Trấn (1808), Đạo (1853) và từ 1899 đến nay là Tỉnh.

Lúc này vùng đất Phú Yên vẫn thuộc quyền cai quản của các vua Chăm Pa với tên gọi là Ayaru.

Năm 1771, anh em nhà Tây Sơn bắt đầu khởi nghiệp tại Tây Sơn thượng và Tây Sơn hạ. Sau đó, quân Tây Sơn đánh hạ thành Quy Nhơn, tiếp tục đem quân đánh chiếm Quảng Nam, Phú Yên, Diên Khánh, Bình Khang, Bình Thuận...

Theo tài liệu thì vua Lê Thánh Tông bấy giờ vẫn chưa chiếm được vùng đất này mà vẫn còn đang tranh chấp. Có những nguồn tin cho rằng vua Lê Thánh Tông đã đặt ranh giới đến núi Thạch Bi và lấy đó làm ranh giới bằng cách đề thơ lên đó. Tuy nhiên, hiện không thấy bút tích này, và được giải thích theo nhiều cách khác nhau.

20

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư

Năm 1578, Nguyễn Hoàng sai tướng Lương Văn Chánh tấn công vào thành Hồ, thủ phủ của người Chăm tại Ayaru, thành Hồ bị thất thủ. Từ đây, Ayaru là nơi tranh chấp thường xuyên giữa người Việt và người Chăm. Sử cũ cũng nói rằng nhà Nguyễn đã đặt một trạm giao dịch tại đây: “Ở xã Thạch Thành phía tây huyện Tuy Hòa có trường giao dịch và thủ sở ở đây, nước từ sông Ba chảy qua phía Nam huyện lị đổ ra trấn Đà Diễn”. Thạch Bàn (nay thuộc huyện Tây Hòa) là cửa ngõ thông thương với Thủy Xá, Hỏa Xá và cũng là nơi buôn bán các hàng hóa quý hiếm giữa miền xuôi và miền ngược.

Tháng 5 năm 1775, tướng nhà Nguyễn là Tống Phước Hiệp mang quân đánh Phú Yên, đóng quân ở vịnh Xuân Đài. Vì là cửa ngõ tấn công vào nhà Tây Sơn, nên trong 25 năm sau đó (1775-1800), vùng đất này cũng chứng kiến những trận chiến đẫm máu của Tây Sơn và nhà Nguyễn.


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

THẾ KỶ XIX

TỪ THẾ KỶ XX ĐẾN NAY

Thời kỳ Pháp thuộc

Thời kỳ thuộc Việt Nam Cộng Hòa

Thời kỳ sau khi Việt Nam thống nhất

Giữa TK XIX, thực dân Pháp tiến vào Việt Nam. Qua phong trào Cần Vương, dưới sự chỉ huy của Lê Thành Phương tại Phú Yên, qua nhiều trận đánh với quân Pháp, một số trận đánh lớn đã làm cho quân Pháp bỏ đồn bốt chạy tán loạn làm chủ trận địa như trận đánh phối hợp ngày 14-12-1885 của hai đội quân Bùi Giảng và Lê Thành Bính chỉ huy phối hợp mở cuộc tấn công vào thành Diên Khánh, đánh đổ chính quyền thực dân Pháp ở Khánh Hòa. Đầu năm 1886, Lê Thành Phương đã điều động quân của Bùi Giảng và Lê Thành Bính về lại Phú Yên, phối hợp với các đạo quân tại chỗ đánh thành An Thổ, tỉnh lỵ Phú Yên, nghĩa quân đã đập tan cứ điểm lớn nhất này. Sau đó tiến đánh huyện thành Tuy Hòa, tri phủ huyện Tuy Hòa phải chạy trốn…

Sau năm 1954, Phú Yên dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng Hòa

Sau năm 1975, Phú Yên được hợp nhất với Khánh Hòa để thành lập tỉnh Phú Khánh.

Trong thời kì này nổ ra rất nhiều cuộc tấn công của phe Cộng sản đánh chính quyền ngụy, hòng lật đổ chính quyền.

Thời kỳ này, Phú Yên dưới sự lãnh đạo của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Từ giữa năm 1964, Vũng Rô được chỉ đạo của Tỉnh ủy cộng sản Phú Yên, trở thành một cảng của đường Hồ Chí Minh trên biển.

Ngày 1 tháng 7 năm 1989, Phú Khánh được tách ra thành Phú Yên và Khánh Hòa.

Trong những năm 1975, quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phú Yên thực hiện lối đánh “tiêu hao sinh lực địch”, chiếm chính quyền dần dần ở nhiều nơi trong tỉnh. Ngày 1 tháng 4 năm 1975, quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chiếm được tỉnh lỵ Phú Yên tại Tuy Hòa.

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

21


SVTH Nguyễn Chí Dũng

Tổng quan về hiện trạng

22

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Phú Yên Yên như chính cái tên của nó, chưa bị thương mại hóa, mọi thứ vẫn còn hoang sơ đúng như nguyên trạng ban đầu, người dân vẫn còn đậm chất “nhà quê xứ nẫu”. Dĩ nhiên, Phú Yên sẽ “thay da đổi thịt” theo thời gian, nhưng những gì thuộc về bản chất vốn có sẽ mãi mãi không thể đổi dời, ví như cái tên gọi của mình: Đất Phú, trời Yên. Thành phố Tuy Hòa Là thành phố trẻ với tốc độ phát triển khá mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, thành phố đã chứng tỏ được những chuyển biến trên nhiều lĩnh vực.

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

23


SVTH Nguyễn Chí Dũng

Hình 1

24

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư

Hình 2


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

TỔNG QUAN QUY HOẠCH

Nguồn tài liệu Ban Quản lý các dự án quy hoạch xây dựng đô thị - Sở xây dựng Phú Yên. Khu đất thiết kế Khu đất lựa chọn nghiên cứu đồ án nằm trong quy hoạch công viên cấp thành phố với dự án hồ hòa điều hòa trung tâm liên quan. Thuộc khu phố Điện Biên Phủ, với vị trí đắc địa khi tiếp giáp 3 trục giao thông trọng yếu của thành phố: đường Trần Phú, đường Hùng Vương, đường Nguyễn Huệ.

Hình 1. Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng đến năm 2025 toàn tỉnh Phú Yên Hình 2. Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất định hướng TP. Tuy Hòa đến năm 2025

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

25


SVTH Nguyễn Chí Dũng

Đi trung tâm hành chính Tuy Hòa

Đi biển Tuy Hòa

Đi biển Tuy Hòa

Đi ngoại thành Tuy Hòa

Đi ngoại thành Tuy Hòa Đi khu kinh tế Nam Tuy Hòa

26

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

GIAO THÔNG KẾT NỐI

Trục đường Hùng Vương

Trục đường Nguyễn Huệ

Trục đường Trần Phú

Hệ thống sông ngòi khu vực

Đại lộ Bắc - Nam kết nối trung tâm thành phố Tuy Hòa với các khu đô thị, khu kinh tế mới ở phía Bắc và phía Nam thành phố. Về phía Bắc, đường Hùng Vương dẫn ra Quốc lộ 1A. Về phía Nam, đường Hùng Vương nối dài qua sông Đà Rằng (hay còn gọi là sông Ba Hạ) đến sân bay Đông Tác (cảng hàng không địa phương với hai đường bay Tuy Hòa - Hà Nội và Tuy Hòa - TP.HCM) thuộc tổng thể khu kinh tế mới Nam Phú Yên.

Hành lang Đông - Tây kết nối nhiều khu dân cư lân cận với khu đất thiết kế công viên. Về phía Tây, đường Nguyễn Huệ dẫn thẳng đến Ga đường sắt Tuy Hòa Đây cũng là trục đường tiếp cận với nhiều không gian mở của thành phố nhất. Về phía Đông, con đường hướng thẳng đến trục cảnh quan trung tâm với điểm dừng là quảng trường 30/4 và bãi biển Tuy Hòa. Đây cũng là trục đường tiếp cận đến nhiều công trình hành chính trọng điểm của thành phố.

Trục đường Đông - Tây mới kết nối tới khu đô thị, khu kinh tế hướng biển của thành phố. Tại bán kính giao nhau giữa khu đất thiết kế và trục đường là những công trình công cộng mới đang phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhiều dự án mới về trường học, bệnh viện đã và đang được tiến hành xây dựng trên trục đường đầy tiềm năng này.

Tuy trong tổng quan khu đất chỉ có một nhánh sông nhỏ được biết đến dưới cái tên “sông cánh đồng Tuy Hòa” nhưng khu vực vẫn xảy ra tình trạng ngập úng vào mùa mưa cho địa hình khu vực và ảnh hưởng từ lưu lượng nước sông Đà Rằng. Trước đây con nước này phục vụ cho mục đích tưới tiêu cho cánh đồng lớn của thành phố nhưng theo thời gian bị thu hẹp dần và trở nên ô nhiễm.

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

27


SVTH Nguyễn Chí Dũng

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ TUY HÒA ĐẾN NĂM 2025

CƠ SỞ PHÁP LÝ

VỊ TRÍ KHU ĐẤT TRONG TỔNG THỂ QUY HOẠCH

28

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

Chiến lược phát triển đô thị Phát triển đô thị lấy yếu tố bền vững làm cốt lõi, trong đó các tiêu chí đô thị tăng trưởng xanh, đô thị sinh thái làm nền tảng và dần tiệm cận với các chỉ tiêu đô thị thông minh. Với quan điểm phát triển bền vững là mục tiêu xuyên suốt, việc thực hiện các tiêu chí phát triển bền vững trong phát triển đô thị phải thực hiện đồng bộ từ công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng và quản lý đô thị. Với vai trò được ví là cánh cửa đón khách của tỉnh Phú Yên, thành phố Tuy Hòa đã quy hoạch và định hướng phát triển đô thị chia làm hai khu vực chính: phía Bắc và phía Nam sông Đà Rằng. Phía Bắc sông Đà Rằng: Được quy hoạch là trung tâm hành chính cũ, trung tâm công cộng, trung tâm thương mại truyền thống, dịch vụ du lịch, công viên vườn hoa cây xanh, các khu dân cư hiện có và một phần phát triển về phía Tây dọc QL25 đến QL1A (mới). Về quy hoạch phát triển các khu chức năng chính: Đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại chỉnh trang đô thị, phân khu chức năng sắp xếp lại các khu dân cư hợp lý, trong đó:

Khu công viên, vườn hoa và không gian mở: Kiểm soát việc phát triển thành phố Tuy Hòa bởi vành đai xanh bao quanh thành phố có bán kính từ 3-5km, tạo tầm nhìn rộng ra ngoài và tương phản với bên trong thành phố; Tại khu vực núi Chóp Chài thì xây dựng công viên sinh vật; cải tạo, nâng cấp núi Nhạn vừa là điểm di sản văn hoá - tâm linh vừa là công viên thực vật; hình thành mới chuỗi công viên trong lòng thành phố, từ Ninh Tịnh về trung tâm thành phố (các công viên: Liên Trì, Hồ Sơn, Vạn Kiếp). Nội dung của cải tạo các khu dân cư trong lòng đô thị đó là: mở các đường theo quy hoạch, đường cứu hỏa, bê tông nhựa hóa được coi là bước đột phá trong công tác cải tạo, đem lại văn minh cho đô thị. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần cải tạo hệ thống cột điện, các loại dây điện, công tơ điện treo trên trụ; đầu tư cấp nước, thoát nước đô thị, trồng cây xanh. Đối với nhà ở của người dân thuộc diện giải tỏa, cố gắng sắp xếp tái định cư tại chỗ, hạn chế tối đa chuyển đến khu tái định cư mới, vì họ đã gắn bó lâu đời với bà con xóm làng nơi ở cũ. Mục tiêu của xây dựng và cải tạo đô thị là sắp xếp, bố trí nơi làm

việc, nơi ăn ở, đường đi lại, nơi vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, nơi học hành… cho người dân được tốt hơn, như phát biểu của đồng chí Phạm Đại Dương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội thảo khoa học Phú Yên 30 năm đổi mới và phát triển: Nâng cao được chất lượng cuộc sống cho người dân, không để người dân đứng lại phía sau trong quá trình phát triển của tỉnh. Người dân phải là trung tâm thụ hưởng các thành tựu phát triển. Những cây cầu, những tuyến phố có nhu cầu đi lại nhiều thì xây dựng trước, đường làm cho người đi, cầu xây để khơi thông những đoạn phố, những tuyến đường cụt, không còn đường mòn, nút thắt. Ví dụ như đường Phạm Ngọc Thạch rất dài, từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh chạy vào, chỉ còn một đoạn ngắn khoảng 40m là giao với đường Hoàng Văn Thụ, nhưng vẫn không mở được chỉ vì vướng giải tỏa một vài nhà dân. Hàng ngày, rất đông người, phương tiện qua lại trên lối mòn nhỏ hẹp trên đoạn đường này, hai bên là cây bàn chải, trông không đẹp chút nào.

biển và môi trường trong lành. Con người và đô thị đang hướng về sông, biển. Dân số thành phố những năm tới sẽ tăng nhanh, vì vậy tiết kiệm đất đai đang là vấn đề bức bách của các đô thị hiện nay, trong đó có Tuy Hòa, nên cần lựa chọn hình thái phát triển đô thị sao cho hợp lý. Tuy Hòa hôm nay là đô thị loại II, đang từng bước phấn đấu trở thành đô thị loại I. Xây dựng, mở rộng thành phố, kêu gọi đầu tư là cần thiết, song chỉ có cải tạo những khu dân cư trong lòng thành phố theo dạng “vết dầu loang” thì mới làm thay đổi căn bản về chất, đem lại tiện ích và cuộc sống tốt hơn cho người dân đô thị.

Tuy Hòa là thành phố trẻ, thuộc chuỗi đô thị duyên hải Nam Trung Bộ, có tốc độ phát triển nhanh nhờ vào phát triển du lịch

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

29


SVTH Nguyễn Chí Dũng

CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH CÔNG VIÊN VĂN HÓA TRUNG TÂM ĐÔ THỊ Công viên Là một phần không thể thiếu trong các thành phố lớn, đây là những mảng xanh của thành phố, là nơi dành riêng cho việc vui chơi, giải trí và các hoạt động văn hóa phục vụ cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Thành phần tất yếu của công viên là cây xanh. Nhưng cây xanh không là chưa đủ để tạo nên một công viên vừa xanh mát vừa hữu dụng cho các hoạt động của con người. Đây là lúc cần đến vai trò của nhà thiết kế cảnh quan công viên văn hoá.

Công viên văn hóa là gì?

Ý nghĩa - Là một thành phần quan trọng trong hệ thống mảng xanh đô thị, góp phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện nhân cách con người, nâng cao chất lượng cuộc sống của một đô thị hiện đại. - Cải tạo vi khí hậu và giữ gìn môi trường sinh thái của đô thị. - Góp phần hình thành cảnh quan đô thị. - Là nhân tố quan trọng trong tổ chức không gian đô thị hiện đại góp phần hoàn thiện cấu trúc đô thị. - Công viên văn hoá có rất nhiều lợi ích về xã hội, môi trường, kinh tế cũng như cá nhân và cộng đồng.

30

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

Nguyên tắc thiết kế cảnh quan công viên Việc thiết kế cảnh quan công viên như thế nào để có thể đạt được mục đích sử dụng với chi phí thi công, vận hành và bảo dưỡng thấp nhất. Công việc này đỏi hỏi nhà thiết kế cảnh quan không những phải am hiểu các nguyên tắc thiết kế cảnh quan mà còn phải có kiến thức về văn hóa xã hội, tập quán xinh hoạt và các hoạt động cộng đồng nơi công viên của cư dân. Tuy công viên cũng là một phần trong phạm vi cảnh quan nhưng do mục đích sử dụng và vai trò ý nghĩa to lớn của nó khiến cho một số nguyên tắc khi thiết kế cảnh quan công viên sẽ khác đôi chút so với các loại hình cảnh quan khác. Thiết kế cảnh quan công viên chịu ảnh hưởng từ mục đích sử dụng của con người và những tính năng có sẵn của địa hình. Một công viên chủ yếu dành cho trẻ em sẽ phải có các sân chơi. Công viên dành cho người lớn phải có đường đi bộ và các cảnh quan trang trí. Công viên văn hóa thì giành phần lớn diện tích xây dựng các công trình phục vụ cho các hoạt động văn hóa. Công viên bảo tồn tự nhiên sẽ hạn chế tối đa sự can thiệp của con người vào cấu trúc cảnh quan…Tùy vào mục đích sử dụng chính nhà thiết kế sẽ tạo ra một cảnh quan công viên phù hợp nhất. Minh họa cho phân tích ý tưởng thiết kế đồ án công viên

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

31


SVTH Nguyễn Chí Dũng

Cơ sở phân tích - nghiên cứu thiết kế 1. Phân tích điều kiện hiện trạng khu đất thiết kế Đây là những số liệu cơ sở ban đầu để hình thành nên phương án thiết kế phù hợp với điều kiện hiện trạng từng khu đất. - Nghiên cứu một số yếu tố tạo cảnh quan chủ yếu như cây xanh, mặt nước (Kênh rạch, ao hồ…). - Mặt đất- Địa hình khu vực - Hiện trạng công trình khu vực - Điều kiện tự nhiên : + Khí hậu + Thủy văn

32

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

2. Phân tích vai trò khu đất thiết k ế công viên trong mối tương quan phát triển tương lai của đô thị a. Công năng: Hình thành một công viên Văn hóa cho đô thị Việt Nam trong điều kiện hiện tại và tương lai (15-20 năm). Công viên thiết kế phải tổ chức được một môi trường nghỉ ngơi vui chơi giải trí tương đối hiện đại, phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện văn hoá mang tính truyền thống; phù hợp với phong tục tập quán, đặc điểm giao lưu sinh hoạt… mang tính đặc thù của người dân đô thị TPHCM. b. Không gian cảnh quan: Cảnh quan trong công viên chiếm tỷ lệ khá lớn. Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổ chức cảnh quan không những nhằm mục đích phục vụ khách tham quan mà còn đóng góp quan trọng trong việc hình thành cảnh quan đô thị. c. Giao thông: - Phải phân tích đánh giá, từ đó đề xuất những giải pháp về giao thông, chủ yếu là giao thông bên trong công viên với các loại hình đường giao thông chính như sau: + Đường trục phụ (Nếu có,tùy ý đồ của từng tác giả). + Đường liên tục. + Đường khu vực.

- Một số qui định : + Đường trục chính phải nối liền từ cổng chính qua trung tâm khu vực chức năng chính của công viên (Quảng trường khu Văn hóa). + Đường trục phụ (không bắt buộc) nối liền từ cổng phụ qua trung tâm một trong các khu vực chức năng của công viên. + Đường liên tục phải đi qua tất cả các khu vực trong công viên và nối liền hoặc tiếp cận các trung tâm của từng khu vực. + Đường khu vực : Hình dạng và kích thước phụ thuộc vào từng khu vực, nhưng hạn chế cắt qua đường liên tục hay đường trục chính. + Đường phục vụ (không bắt buộc) thường bố trí tại vị trí vành đai công viên hoặc kết hợp chung với đường liên tục, chiều rộng đường >3,5m. d. Bãi đỗ xe - Giao thông tiếp cập cũng như giao thông bên trong bãi đỗ cần được bố trí hợp lý để tránh tình huống ùn tắc giao thông. - Đây cũng là nơi có cảnh quan khá “thô”, cũng như âm thanh, tiếng ồn của nó mang lại sự không thoải mái cho người tiếp cận công viên. Vì vậy cần bố trí bãi đỗ xe nằm tách biệt với khu vực trung tâm của công viên.

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

33


SVTH Nguyễn Chí Dũng

TCVN VỀ QUY HOẠCH CÂY XANH ĐÔ THỊ TCVN 9257 : 2012

PHẠM VI ÁP DỤNG - Tiêu chuẩn này áp dụng khi quy hoạch và thiết kế cây xanh sử dụng công cộng trong đồ án quy hoạch đô thị. Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng áp dụng cho các loại đô thị. - Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các đô thị đặc thù và cây xanh trong khu ở, công nghiệp, kho tàng, trường học, cơ quan, công trình công cộng… (cây xanh sử dụng hạn chế) và cây xanh được dùng làm dải cách ly, phòng hộ, nghiên cứu khoa học, vườn ươm… (cây xanh chuyên dụng). THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA Cây xanh sử dụng công cộng đô thị Các loại cây xanh được trồng trên đường phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm có tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị. 2.1.1. Cây xanh công viên Khu cây xanh được trồng tập trung trong một diện tích đất lớn phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt ngoài trời cho người dân đô thị vui chơi giải trí, triển khai các hoạt động văn hóa quần chúng, tiếp xúc với thiên nhiên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần… 2.1.2. Cây xanh vườn hoa

Đất cây xanh sử dụng công cộng Đất dùng để xây dựng công viên, vườn hoa công cộng trong đô thị. Chỉ tiêu đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị là diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trên quy mô dân số đô thị (đơn vị tính là m2/người). 2.3. Tiêu chuẩn xây dựng quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị Các quy định về chỉ tiêu đất đai để áp dụng trong các hoạt động xây dựng và quản lý đô thị đối với cây xanh sử dụng công cộng. 3. Quy định chung 3.1. Cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị được thiết kế quy hoạch gồm 3 loại:

Diện tích cây xanh chủ yếu để người đi bộ đến dạo chơi và nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn. Có diện tích vườn hoa không lớn. Nội dung chủ yếu gồm hoa, lá, cỏ, cây và các công trình xây dựng tương đối đơn giản.

- Cây xanh công viên;

2.1.3. Cây xanh đường phố

3.2. Cây xanh sử dụng công cộng phải được gắn kết chung với các loại cây xanh sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên môn, và vành đai xanh ngoài đô thị (kể cả mặt nước) thành một hệ thống hoàn chỉnh, liên tục.

Thường bao gồm bulơva, dải cây xanh ven đường đi bộ (vỉa hè), dải cây xanh trang trí, dải cây xanh ngăn cách giữa các đường, hướng giao thông…

- Cây xanh vườn hoa; - Cây xanh đường phố.

Quy hoạch và trồng cây xanh sử dụng công cộng không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, làm hư hại công trình kiến trúc, hạ tầng, kỹ thuật đô thị, không gây nguy hiểm tới người sử dụng và môi trường sống của cộng đồng. 34

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH ĐẤT CÂY XANH SỬ DỤNG CÔNG CỘNG Tiêu chuẩn đất cây xanh công viên đô thị được xác định theo loại đô thị và được quy định trong bảng sau Loại đô thị

Quy mô dân số

Tiêu chuẩn (m2/người)

Đô thị đặc biệt

Trên hoặc bằng 1.500.000

7-9

Đô thị loại I và loại II

Trên hoặc bằng 250.000 đến dưới 1.500.000

6-7.5

Đô thị loại III và loại IV

Trên hoặc bằng 50.000 đến dưới 250.000

5-7

Đô thị loại V

Trên hoặc bằng 4.000 đến dưới 50.000

4-6

CHÚ THÍCH: 1. Trong các đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II, ngoài các công viên thuộc khu ở cần có các công viên khu vực, công viên thành phố, các công viên có chức năng riêng biệt như: công viên thiếu nhi, công viên thể thao, vườn bách thú, bách thảo, công viên nước, … 2. Công viên thiếu nhi có quy mô trên 10 ha phải tổ chức công viên với nhiều khu chức năng 3. Công viên thể thao phải đảm bảo kích thước sân bãi theo tiêu chuẩn và bố trí hợp lý hệ thống sân bãi tập. Cây xanh phải thỏa mãn yêu cầu thông gió, chống ồn, điều hòa không khí và ánh sáng, cải thiện tốt môi trường vi khí hậu để đảm bảo nâng cao sức khỏe vận động viên và người tham gia thể thao.

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

35


SVTH Nguyễn Chí Dũng

DIỆN TÍCH ĐẤT TỐI THIỂU CỦA CÁC LOẠI CÔNG VIÊN

CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT TRONG CÔNG VIÊN VĂN HÓA Thành phần sử dụng đất trong công viên văn hóa

Phân loại

Quy mô (ha)

Công viên trung tâm đô thị

15

Các khu chức năng

Tỉ lệ (%)

Công viên văn hóa nghỉ ngơi (đa chức năng)

11-14

Khu văn hóa giáo dục

10-12

Công viên khu vực (quận, phường)

10

Khu biểu diễn

8-10

Công viên khu ở

3

Khu thể thao

8-10

Vườn dạo

0.5

Khu thiếu nhi

10-12

Vườn công cộng ở đô thị nhỏ

2

Khu tĩnh

40-60

Công viên rừng thành phố

50

Khu phục vụ

2-5

Tỷ lệ các loại đất trong công viên văn hóa nghỉ ngơi Tỉ lệ đất cây xanh công viên (%)

36

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư

Loại đất

50 ng/ha < MĐSD < 100 ng/ha

MĐSD < 50 ng/ha

Cây xanh mặt nước

65-75

75-85

Đường

10-15

8-12

Sân bãi

8-12

4-8

Công trình

5-7

2-4


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

MÔ HÌNH HỒ ĐIỀU HÒA ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ CÔNG VIÊN

Hồ điều hoà là thuật ngữ không còn xa lạ trong vài năm trở lại đây, nhất là tại các đô thị lớn. Hồ điều hoà là loại hồ nước nhân tạo, với mục đích dự trữ nước, điều hoà khí hậu, giảm ngập úng cho các khu đô thị, mang lại không khí trong lành và cảnh quan mang tính tự nhiên cho dân cư. Trong tương lai không xa, khi nguồn nước ngọt hạn chế, hồ điều hoà sẽ có thêm nhiệm vụ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Đối với vùng đất tính chất nông nghiệp, hồ điều hoà có nhiệm vụ trữ nước cho sản xuất trong mùa khô, về mùa mưa ngăn nước tràn vào các vùng đô thị. Hồ điều hoà không nằm riêng lẻ mà thường được thiết kế, xây dựng đi cùng với công viên cảnh quan một cách đồng bộ, khoa học và thẩm mĩ.

ĐÁNH GIÁ CHUNG Hồ điều hòa nước mưa tại các đô thị còn nhỏ về quy mô, thiếu công trình điều tiết nên vận hành không được đảm bảo theo khoa học, hồ mới được quan tâm trong những năm gần đây, thường chậm trễ trong việc cải tạo và nâng cấp.

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

37


SVTH Nguyễn Chí Dũng

38

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

CƠ SỞ THỰC TIỄN Tổng hợp một số mô hình thành công và thất bại trong quy hoạch - thiết kế công viên trong nước và ngoài nước

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

39


SVTH Nguyễn Chí Dũng

CÔNG VIÊN CẦU GIẤY

Hà Nội

Sở hữu 3 điều đặc biệt so với những công viên khác ở Hà Nội: đẹp nhất, an toàn và miễn phí vé vào cửa, công viên Cầu Giấy giờ đây đã trở thành một trong những địa điểm vui chơi quen thuộc của trẻ em cũng như nhiều người dân thủ đô. Công viên Cầu Giấy (hay còn gọi là công viên Yên Hoà) với diện tích 6540m2 bao gồm hệ thống cây xanh được quy hoạch tạo nên khuôn viên thoáng mát và sạch sẽ cho công viên. Nằm trên mặt phố Thành Thái, khu đô thị Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Công viên được chia làm 3 phân khu chính là: khu vui chơi cho trẻ em, khu thể dục thể thao, khu hồ nước và quảng trường là nơi đi dạo của các cư dân sống quanh khu vực. Hà Nội đẹp với những khu phố cổ lâu đời, ngon với thiên đường ẩm thực ăn uống và giờ thì thu hút bởi khí hậu trong lành của công viên Cầu Giấy. Một buổi chiều êm đềm gió dạo bước cùng những người yêu thương hay đơn giản chỉ là một mình thong dong tản bộ giữa những cung đường dạo rợp bóng cây, thoảng mùi hoa và nhìn về mặt hồ bao la soi chiếu, chiêm nghiệm bản thân quả là trải nghiệm hết sức thú vị với một công trình kiến trúc cảnh quan giữa lòng đô thị xô bồ.

40

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

41


SVTH Nguyễn Chí Dũng

CÔNG VIÊN VĂN HÓA LỊCH SỬ QUẬN 4 Thành phố Atlanta, Hoa Kỳ

Atlanta, GA Atlanta Beltline, Inc. Giải thưởng Merit cho Thiết kế by Florida American Society of Landscape Architects

Công viên kết nối trực tiếp với tuyến đường Betline dài 22 dặm trong tương lai và thúc đẩy cho sự tái phát triển và đầu tư trong cộng đồng xung quanh. Những khu đất tiền công nghiệp được chuyển đổi chức năng sử dụng đất từ vùng ô nhiễm nặng thành khu vực lý tưởng mang tầm nhìn tái phát triển bền vững. Khu vực hoàn toàn trở thành không gian công cộng với nhiều bãi cỏ, đường dạo nổi, quảng trường nước, sân chơi, hồ khép kín, đồng hoa, sân tiêu khiển đa năng và công viên trượt ván. Bên cạnh những tiện ích đã nêu, công viên còn thể hiện giá trị của thiết kế bền vững, kiến trúc cộng sinh và những tác động tích cực đến cộng đồng trên nhiều phương diện: xã hội, môi trường, kinh tế.

42

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

43


SVTH Nguyễn Chí Dũng

Xây dựng phương án

44

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

Chiến lược thiết kế chi tiết

QUY MÔ ĐỀ XUẤT Quy mô công trình Công trình có quy mô cấp thành phố được xác định dựa trên cơ sở quy mô dân số của thành phố, đồng thời phục vụ cho tất cả đối tượng của nhóm dân cư lân cận nói riêng và toàn thành phố nói chung. Các phân khu chức năng Khu tiếp đón Khu quảng trường văn hóa - biểu diễn nghệ thuật Khu thể dục thể thao

Giai đoạn 1 CHUYỂN ĐỔI CHỨC NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT - Giải tỏa hoàn toàn khu vực dân cư cũ - Tiến hành đào lấp địa hình cải tạo khu đất Giai đoạn 2 LÁ PHỔI CỦA THÀNH PHỐ

Khu vui chơi trẻ em

- “Trồng cây, gây rừng” - gia tăng diện tích che phủ cây xanh trên toàn khu đất

Khu nghỉ tĩnh

Giai đoạn 3

Khu hồ điều hòa - hồ cảnh quan

QUAY VỀ VỚI CỘI NGUỒN BIỂN CẢ - Định hướng concept thiết kế mang màu sắc của văn hóa vùng biển - Kiến tạo những không gian tưởng niệm, chiêm nghiệm lịch sử Giai đoạn 4 KẾT NỐI ĐÔ THỊ - Biến công viên trở thành điểm nhấn cảnh quan (landmark) để nhận diện trục đường (path) và khu vực (node) Giai đoạn 5 KIẾN TẠO KHÔNG GIAN XANH - Tổ chức và khuyến khích cộng đồng tận hưởng không gian công cộng - Duy trì và bảo dưỡng công viên thường xuyên Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

45


SVTH Nguyễn Chí Dũng

Ý tưởng thiết kế cây xanh TÍNH ĐỊNH HƯỚNG

TÍNH BẢN ĐỊA

46

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư

TÍNH ĐA DẠNG


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

TÍNH ĐỊNH HƯỚNG Thiết kế cây xanh mang tính nhận diện cho các khu vực chức năng, cây xanh dẫn đường các tuyến giao thông trong và ngoài công viên, TÍNH BẢN ĐỊA Phần công viên hướng tới các thảm thực vật địa phương vùng ven biển (dương, phi lao…) - Mang tính cảm thụ nét đặc trưng của một vùng đất của biển kiên cường với cát và gió, - Phát triển tự nhiên và ít tốn công chăm sóc, TÍNH ĐA DẠNG Đề xuất một số loại cây thay đổi theo mùa tại một số khu vực vườn cảnh quan cụ thể hay trục đường liên tục tạo dấu ấn qua thời gian. Gieo trồng và chăm sóc một số giống cây, hoa du nhập thỏa mãn điều kiện đất đai tại khu vực.

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

47


SVTH Nguyễn Chí Dũng

CPHẦN TỔNG KẾT

CÔNG VIÊN VĂN HÓA TRUNG TÂM TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ TUY HÒA

48

Đề cương tốt nghiệp Kiến trúc sư

Thành phố Tuy Hòa vốn là một đô thị sinh sau đẻ muộn. Khi mà thành phố mới chỉ còn là thị xã, nhiều người dân bản địa cảm thấy tiêng tiếc cái chữ “thị xã” nghe xứng tầm hơn với không gian “nửa phố, nửa ruộng” của Tuy Hòa. Bởi họ thấy hạ tầng đô thị vẫn thua xa các tỉnh lỵ lân cận như Pleiku (Gia Lai), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa)… Quả thực, phố xá Tuy Hòa lúc đó hết sức thoáng đãng, nho nhỏ, thanh mảnh, chủ yếu nằm dọc hai trục đường Trần Hưng Đạo và Lê Lợi. Có người thấy điểm trội của Tuy Hòa là đường sá khá rộng nhưng xe cộ thưa thớt. Phố xá Tuy Hòa duyên dáng hòa quyện với đồng, với núi, với sông, với biển. Tuy nhiên không phải tài nguyên nào cũng là vô hạn. Song song với quá trình phát triển đô thị hóa, Tuy Hòa đang phải đối mặt với nhiều thách thức có khả năng vượt tầm kiểm soát của một vùng đất trẻ. Quy hoạch đã có, dự án đã có, nhưng trở ngại về môi trường sinh thái đang là một rào cản cho sự hình thành của mảng xanh trung tâm. Việc nghiên cứu đồ án thiết kế kiến trúc cảnh quan Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa phân tích những viễn cảnh dựa trên cơ hội và thách thức, từ đó tạo ra kịch bản về một không gian hoàn thiện phù hợp trong tiến trình phát triển của thành phố.

Ý NIỆM VỀ THIẾT KẾ MANG CHẤT CẢM LÀ NỀN TẢNG CỦA MỘT THIẾT KẾ VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG Câu chuyện ý tưởng Sử dụng ý niệm từ sự thích nghi không ngừng, sự biến đổi vô tận của thiên nhiên song song với thực trạng xã hội để vẽ ra câu chuyện về trồng cây, gây rừng và tận hưởng cuộc sống. Công năng sử dụng Dù là một công viên giải trí tầm cỡ, một công viên chủ đề hoành tráng, hay đơn giản chỉ là một mảng xanh mang ý nghĩa vì cộng đồng vẫn phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu, quy trình sử dụng thông qua đề xuất và bố trí các khu chức năng tiên quyết và cần thiết. Cảm xúc của người sử dụng Mỗi khu chức năng sẽ mang lại cho người sủ dụng những cảm xúc riêng biệt, không trộn lẫn nhưng vô hình chung vẫn đáp ứng mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho những đối tượng có nhu cầu hòa mình vào thiên nhiên giữa bộn bề của phố thị, giao lưu và học hỏi văn hóa.


Đồ án Công viên Văn hóa trung tâm TP. Tuy Hòa, Phú Yên

“Cảnh quan thực chất là lấy con người làm trung tâm, phục vụ con người, nếu không tính toán đến cảm xúc của người ta khi sử dụng thì không còn là cảnh quan để trải nghiệm nữa...” nói về thiết kế cảnh quan - KTS. Lê Minh Hào

Tài liệu tham khảo - Tiêu chuẩn Việt Nam về Quy hoạch cây xanh công cộng; - Bài giảng về quy hoạch đô thị bền vững, ThS. KTS. Nguyễn Đức Long; - Bài giảng về nguyên lý thiết kế kiến trúc cảnh quan, ThS. KTS. Đỗ Thùy Linh; - Bài giảng về xu hướng kiến trúc cảnh quan đương đại, TS. KTS. Nguyễn Cẩm Dương Ly;

Ngành Kiến trúc Cảnh quan | Khóa 2015-2020

49


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.