Tìm hiểu cơ hội học tập và nghiên cứu kỹ thuật tại các trường đại học hàng đầu Vương quốc Anh Chương trình hợp tác giữa Hội đồng Các trường đại học thành viên của Anh và tổ chức Sterling Group Sterling Group tham gia chương trình: • Aston University Hà Nội, 7 - 8/9/2011 • University of Cambridge Đà Nẵng, 9/9/2011 • Durham University TP Hồ Chí Minh, 12 - 13/9/2011 • The University of Edinburgh • University of Leeds • University of Oxford • University of Southampton
Sterling Group Tour 2011 - 1
www.sterlinggroup.org.uk
Sterling Group là tổ chức đại diện cho 19 trường đại học hàng đầu về nghiên cứu kỹ thuật của Vương quốc Anh. Các trường này có chung cam kết duy trì chất lượng quốc tế trong công tác nghiên cứu và giảng dạy kỹ thuật và công nghệ. Sứ mệnh của Sterling Group là thiết lập các kênh trao đổi kiến thức với các cơ sở đào tạo có chung chí hướng ở các quốc gia khác trên thế giới. Sterling Group được thành lập vào năm 1998 và là nhóm tiêu biểu cho chất lượng hàng đầu về giảng dạy và nghiên cứu kỹ thuật của Vương quốc Anh. Sterling Group là tổ chức tự hạch toán, được công nhận và hỗ trợ bởi: Học viện Kỹ thuật Hoàng gia Anh (The Royal Academy of Engineering) Hội Kỹ sư Xây dựng (The Institution of Civil Engineers) Hội Kỹ sư Cơ khí (The Institution of Mechanical Engineers) Quỹ Giáo dục Kỹ sư Kết cấu (The Institution of Structural Engineers Educational Trust)
Từ khi mới thành lập, hàng năm Sterling Group đều tổ chức các chuyến giảng bài tại Malaysia, Singapore và gần đây đã mở rộng hoạt động của mình tới Ấn Độ và Việt Nam. Sterling Group hợp tác chặt chẽ với Hội đồng Anh ở các nước mà nhóm đến thăm. Đứng đầu Sterling Group là một Ban Điều hành. Nhóm có văn phòng điều hành đặt tại trường Đại học Durham (chi tiết www. sterlinggroup.org.uk)
Các trường đại học thành viên của Sterling Group Aston University (www.aston.ac.uk) University of Birmingham (www.bham.ac.uk) University of Bristol (www.bristol.ac.uk) University of Cambridge (www.cam.ac.uk) University of Cardiff (www.cardiff.ac.uk) Durham University (www.durham.ac.uk) University of Edinburgh (www.edinburgh.ac.uk) University of Glasgow (www.glasgow.ac.uk) Heriot-Watt University (www.hw.ac.uk) University of Leeds (www.leeds.ac.uk)
Loughborough University (www.lboro.ac.uk) University of Manchester (www.man.ac.uk) University of Newcastle (www.newcastle.ac.uk) University of Nottingham (www.nott.ac.uk) University of Oxford (www.ox.ac.uk) Queen’s University, Belfast (www.qub.ac.uk) University of Southampton (www.soton.ac.uk) University of Strathclyde (www.strath.ac.uk) University of Surrey (www.surrey.ac.uk)
Sterling Group Tour 2011 - 2
Sterling Group Tour 2011 Hội đồng Anh phối hợp với Sterling Group tổ chức chuyến thăm và giảng bài của các giáo sư đến từ Vương quốc Anh về các chủ đề khoa học kỹ thuật tại các trường đại học ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh từ 7-13/09/2011. Đây là lần thứ tư Sterling Group có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam tiếp nối thành công của những năm trước. Thành viên trong đoàn lần này gồm các trường đại học hàng đầu Vương quốc Anh như Đại học Aston, Cambridge, Durham, Edinburgh, Leeds, Oxford và Southampton.
DANH SÁCH CÁC GIÁO SƯ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH: Dr Richard Scott Chủ tịch Sterling Group Khoa Kỹ thuật và Khoa học Máy tính Đại học Durham Dr John P Fletcher Khoa Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng Đại học Aston Professor David Cardwell Khoa Kỹ thuật Đại học Cambridge Professor Robin Wallace Khoa Khoa học và Kỹ thuật Đại học Edinburgh
Sterling Group Tour 2011 - 3
Professor David Hogg Khoa Máy tính Đại học Leeds Professor Guy Houlsby FREng Khoa Kỹ thuật Đại học Oxford Dr Derek Clarke Khoa Xây dựng và Môi trường Đại học Southampton
Trò chuyện với các giáo sư đến từ 7 trường đại học hàng đầu về Khoa học Kỹ thuật của Vương quốc Anh Sterling Group Tour 2011 sẽ được bắt đầu bằng một buổi nói chuyện dành cho các bạn trẻ muốn tìm hiểu về học tập và nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại Anh. Buổi nói chuyện sẽ cung cấp thông tin về các bậc học trong ngành khoa học kỹ thuật tại Vương quốc Anh và những lợi thế cho con đường sự nghiệp khi làm nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các giáo sư cũng sẽ hướng dẫn về quy trình chọn khóa học, nộp hồ sơ, cách viết bản tự thuật về bản thân (personal statement), đề cương nghiên cứu, tìm người hướng dẫn và giới thiệu các nguồn học bổng.
Vào cuối buổi nói chuyện, các bạn sẽ có cơ hội được trao đổi riêng với các giáo sư và cựu du học sinh Anh về các thắc mắc, quan tâm của mình trong việc học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại Vương quốc Anh. Tại Hà Nội, các bạn có nguyện vọng xin học bổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn có dịp tiếp xúc với đại diện cấp cao của đơn vị quản lý Đề án (VIED).
Xem chương trình chi tiết tại Ngoài ra, sẽ có sự góp mặt của các www.educationuk.org/vietnam cựu du học sinh Anh để chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong từng bước đường tiến tới cánh cổng trường đại học cũng như kinh nghiệm học tập và sinh hoạt tại Vương quốc Anh.
Thời gian, địa điểm: Hà Nội 1800 - 2000 Thứ Tư 07/09/2011 Khách sạn Hilton Số 1 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm
TP. Hồ Chí Minh 1830 - 2030 Thứ Hai 12/09/2011 Khách sạn Sofitel Saigon Plaza 17 Lê Duẩn, Quận 1
Mời bạn đăng ký tham dự qua điện thoại hoặc email 04 38436780 (máy lẻ 1995) educationuk britishcouncil.org.vn
@
08 38232862 (máy lẻ 2501) educationuk.hcmc britishcouncil.org.vn
@
Sterling Group Tour 2011 - 4
Trải nghiệm các bài giảng mẫu về khoa học kỹ thuật Các bạn sinh viên say mê chuyên ngành khoa học kỹ thuật tại các trường đại học ở Hà Nội, Đà Nẵng và tp. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội tham dự các bài giảng mẫu do các giáo sư trực tiếp đứng lớp để trải nghiệm không khí trên giảng đường của một lớp học tại Anh, cũng như hiểu biết thêm về phương pháp tiên tiến trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại các trường đại học của Vương quốc Anh.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Hà Nội - Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh
Tiêu đề: Thí nghiệm gia tải cầu đường sắt ở Mumbai Người trình bày: Tiến sỹ Richard H Scott Khoa Kỹ thuật và Khoa học Máy tính Đại học Durham
Bài giảng này trình bày về một dự án do UKIERI (Quỹ Sáng kiến Đào tạo và Nghiên cứu Vương quốc Anh - Ấn Độ) tài trợ với mục đích khai thác sử dụng các cảm biến cáp quang dùng để theo dõi tình trạng kết cấu của một cây cầu đường sắt dạng dầm hộp bằng bê tông dự ứng lực căng sau ở Mumbai. Sterling Group Tour 2011 - 5
Đây là một dự án hợp tác giữa IIT Bombay, Đại học Durham, Đại học City University London và Đại học Queen’s University Belfast với sự trợ giúp của Đường sắt Ấn độ. Công tác thí nghiệm trong phòng đã được tiến hành tại Durham và sau đó thí nghiệm gia tải cầu được tiến hành tại hiện trường ở Mumbai. Ngoài ra, trong dự án này đã có cơ hội để so sánh kết quả số liệu đầu ra của các cảm biến cáp quang với các số đọc từ các đầu đo biến dạng điện trở và tiến hành một chương trình ngắn về thí nghiệm không phá huỷ. Bài giảng này sẽ trình bày những nét chính của các công việc được tiến hành (trong đó bao gồm một phần giới thiệu cơ bản về cảm biến đo biến dạng bằng cáp quang) và tóm tắt các kết quả thu được.
Tiêu đề: Phương pháp CDIO trong giáo dục ngành kỹ thuật Người trình bày: Tiến sỹ John Paul Fletcher Khoa Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng Đại học Aston
CDIO là chữ viết tắt của ‘Hình dung - Thiết kế - Thực hiện - Vận hành’ (Conceive Design Implement and Operate). Đây là một chương trình giáo dục mang tính đổi mới trong ngành kỹ thuật được xây dựng bởi các trường đại học liên kết ở các quốc gia trên khắp thế giới [1]. Tại Đại học Aston, chúng tôi đã và đang áp dụng phương pháp này đặc biệt trong ngành Cơ khí [2]. Phương pháp này cũng đang được áp dụng ở Việt Nam tại một số trường đại học, trong đó có trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh [3]. Chúng tôi rất tin tưởng, và nghiên cứu thực tế cũng đã chứng minh rằng đối với mỗi sinh viên ngành kỹ thuật, bản chất của việc trở thành một kỹ sư hoặc một nhà thiết kế không chỉ phụ thuộc vào việc phát triển kiến thức kỹ thuật mà còn là việc có khả năng kết
hợp các kiến thức này với các kỹ năng thực hành trong ngành kỹ thuật, nhận thức về xã hội, khả năng quản lý nhóm và quản lý dự án, và năng lực trong nhiều lĩnh vực khác để giải quyết những vấn đề về kỹ thuật. Hầu hết các khoá học theo phương pháp truyền thống rất khó đạt được điều này. Do đó để giải quyết những thiếu sót này, chúng tôi làm việc với sinh viên bằng phương pháp dạy và học dựa trên các dự án cụ thể và mang tính thực tế hơn rất nhiều. Chúng tôi muốn thoát khỏi phương pháp dạy cường độ cao và nặng về đánh giá và hướng tới một văn hóa dạy học mà sinh viên có không gian riêng, được động viên, khuyến khích và học cách học tập cho chính bản thân mình. Mục đích ở đây là giới thiệu một bài nói chuyện minh hoạ một công việc thực tế đã được tiến hành theo cách cuốn hút với sinh viên ngành kỹ thuật. Ngoài ra, bài giảng còn nhằm mục đích xây dựng mối liên kết giữa các trường đại học ở Anh Quốc và các trường đại học ở Việt Nam sử dụng phương pháp CDIO. [1]http://www.cdio.org/ [2]http://www1.aston.ac.uk/eas/undergraduate/ cdio/ [3]http://www.cdio.org/cdio-action/schoolprofiles/vietnam-national-university-ho-chi-minhcity-southeast-asia-region Sterling Group Tour 2011 - 6
Tiêu đề: Chất siêu dẫn khối RE-Ba-Cu-O đơn hạt dùng cho các ứng dụng từ trường cao Người trình bày: Giáo sư David Cardwell Khoa Kỹ thuật Đại học Cambridge
Việc phát hiện ra cái gọi là chất siêu dẫn nhiệt độ cao (HTS) trong năm 1987, có thể dẫn các dòng điện có giá trị rất cao và do đó tạo ra từ trường rất cao ở nhiệt độ hoá lỏng của nitơ, được xem là bước đột phá khoa học quan trọng nhất kể từ khi phát hiện ra bóng bán dẫn. Bài giảng sẽ mô tả các thuộc tính của các vật liệu đáng chú ý này, quá trình sản xuất và tiềm năng của chúng cho các ứng dụng kỹ thuật, trong đó bao gồm vòng bi không ma sát, hệ thống lưu trữ năng lượng, MRI và các nam châm trường cao vĩnh cửu. Phương pháp Top Seeded Melt Growth (TSMG) đã được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây để chế tạo các chất siêu dẫn khối Y-Ba-Cu-O (YBCO) đơn hạt lớn có thể bẫy từ trường lên đến 17 Sterling Group Tour 2011 - 7
T tại 29 K [M.Tomita and M.Murakami, Nature, 421 (2003) 517]. Phương pháp TSMG có tính kinh tế và đã cho phép phát triển các quá trình hàng loạt để sản xuất một số lượng lớn các chất siêu dẫn khối đơn hạt chỉ trong một lò. Ngoài ra, kỹ thuật này cho phép chế tạo các mẫu khối có hình dạng phức tạp với các hạt được liên kết với nhau mạnh và có kiểm soát bằng cách sử dụng một quá trình đa hạt. Một cách xử lý thực tế để chế biến chất bán dẫn đơn hạt đất hiếm nhẹ (LRE)-Ba-Cu-O (có đặc tính tốt hơn YBCO) trong không khí đã được phát triển gần đây dựa trên sự phát triển của một hạt giống chung của kết cấu Mg tan chảy pha tạp NdBCO và điều chỉnh các thành phần của hợp chất tiền thân. Việc áp dụng thành công quá trình này cho việc chế tạo chất bán dẫn khối đơn hạt có tính năng cao Gd-Ba-Cu-O (GdNBCO) sẽ được mô tả và tiềm năng tương lai của nó trong việc sản xuất công nghệ cao cho các ngành phát triển bền vững sẽ được giới thiệu sơ lược. Quá trình xử lý thực tiễn TSMG này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của quá trình xử lý mẻ lớn đối với GdBCO và chúng tôi chứng minh được lần đầu tiên việc chế tạo một số lượng lớn các hạt đơn tính năng cao Gd-Ba-Cu-O chỉ trong một lần xử lý.
Tiêu đề: Những phát triển mới nhất trong chuyển hoá năng lượng biển tái tạo Người trình bày: Giáo sư Robin Wallace Khoa Khoa học và Kỹ thuật Đại học Edinburgh
Nhu cầu về điện sẽ ngày một tăng lên trong tương lai, nhưng để giảm lượng khí thải CO2 do việc sản sinh ra hydrocacbon thì cần phải tăng cường nguồn năng lượng có hàm lượng cacbon thấp như là năng lượng tái tạo. Nguồn năng lượng dòng thuỷ triều từ sự phân phối lại lực hấp dẫn hàng ngày của biển là rất lớn và có thể dự đoán được. Thậm chí nguồn năng lượng từ sóng được đưa vào bờ do gió thổi và giông bão còn nhiều hơn nữa.
cứu nhằm phát triển hệ thống phát điện từ dòng thuỷ triều và sóng. Chính phủ Anh đã đặt ra mục tiêu đầy thách thức lắp đặt được máy phát điện từ nguồn năng lượng biển với công suất 2GW vào năm 2020 và điều này đã thúc đẩy thêm sự phát triển và những tiến bộ mới trong chuyển hoá năng lượng tái tạo của biển. Những thiết bị dành cho nghiên cứu bờ biển và ngoài khơi đã được bổ sung và tăng cường nhằm đảm bảo nghiên cứu biển được toàn diện hơn. Hiện tại đã có nguyên mẫu hoàn thiện của máy phát điện từ sóng và dòng thuỷ triều tạo ra nguồn điện trong mạng lưới điện bờ biển. Bài giảng này sẽ mô tả bản chất của những nguồn năng lượng, giới thiệu về nguyên tắc hoạt động của các loại máy chuyển đổi năng lượng sóng và thuỷ triều sang điện khác nhau và nêu bật những tiến triển trong sản xuất, thí nghiệm và lắp đặt thiết bị đồng thời sẽ thảo luận về những thách thức tồn tại để có thể thu được năng lượng tái tạo dồi dào.
Nằm ở góc phía đông của biển Đại Tây Dương, Vương quốc Anh sở hữu nguồn năng lượng biển dồi dào nhất trên thế giới, giống như các nước Bồ Đào Nha, Chile, Phippine và Oxtralia. Vương quốc Anh đang đi đầu trong những nghiên Sterling Group Tour 2011 - 8
Tiêu đề: Xây dựng các thiết bị thông minh Người trình bày: Giáo sư David Hogg Khoa Máy tính Đại học Leeds Bài giảng sẽ khám phá một vài ý tưởng và thành công gần đây nhất trong công cuộc tìm kiếm nhằm tạo ra các thiết bị thông minh. Chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào các hệ thống máy tính có thể lấy ra các thông tin có ý nghĩa từ những hình ảnh và các văn bản ngôn ngữ tự nhiên, đồng thời điều khiển các đối tượng theo cách ngày càng giống với con người. Một chủ đề phổ biến là việc xây dựng các phương pháp hiệu quả để tìm hiểu về
Sterling Group Tour 2011 - 9
các khái niệm tạo nên thế giới hàng ngày quanh ta, chẳng hạn như hàng vạn các nhóm đối tượng mà chúng ta đều quen thuộc (như xe hơi, núi). Bài giảng sẽ giới thiệu một số khái niệm về cách thức hoạt động của các hệ thống này, đồng thời trình bày về các ứng dụng mới và tiềm năng có thể tác động rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bài giảng sẽ có phần minh họa trực tiếp về một hệ thống có công nghệ tiên tiến để sinh viên dự giảng có thể phân tích quan sát bằng mắt thường.
Tiêu đề: Năng lượng biển tái tạo: Cơ hội cho Anh Quốc và Việt Nam Người trình bày: Giáo sư Guy T Houlsby Khoa Khoa học Kỹ thuật Đại học Oxford
Hiện nay trên thế giới có nhiều quốc gia quan tâm tới việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Đối với các quốc gia với đường bờ biển dài như Anh Quốc và Việt Nam, có nhiều cơ
hội để khai thác tài nguyên biển của chúng ta. Các dạng năng lượng tái tạo từ biển là năng lượng gió ngoài khơi, năng lượng thuỷ triều và năng lượng sóng biển. Bài giảng này sẽ tập trung giới thiệu về các thách thức trong ngành xây dựng đang được tìm cách giải quyết ở Anh Quốc để phát triển các nguồn năng lượng này. Nếu như năng lượng gió ngoài khơi đã khá phát triển thì năng lượng thuỷ triều và năng lượng sóng biển còn đang ở trong giai đoạn sơ khai. Bài giảng cũng đưa ra một vài phép so sánh với các cơ hội dành cho Việt Nam trong việc phát triển các nguồn năng lượng biển tái tạo.
Sterling Group Tour 2011 - 10
Tiêu đề: Reciprocal Frames - Kết cấu mộng ngầm: Kết cấu lạ có tầm quan trọng trong lịch sử Người trình bày: Giáo sư Guy T Houlsby Khoa Khoa học Kỹ thuật Đại học Oxford
đã được phát minh vài trăm năm trước. Mặc dù kết cấu này do một số người phát minh ra nhưng lại rất ít được sử dụng. Ngược dòng lịch sử phát minh ra kết cấu mộng ngầm, bài giảng này sẽ đưa ra một vài mẫu trong số rất ít những kết cấu này đã được xây dựng trước đây. Một trong những kết cấu mộng ngầm đầu tiên được bóc tách rất chi tiết là một kết cấu phức tạp có từ cách đây 300 năm. Cách bóc tách này có nhiều nét tương đồng với cách bóc tách bằng máy tính hiện đại.
Làm thế nào để lát sàn cho một căn phòng hình vuông với chiều dài 9 mét trong khi thanh gỗ ván dài nhất chỉ có 6 mét? Đây là vấn đề khiến người ta phải đau đầu trong nhiều thế kỷ. Có một giải pháp thông minh gọi là “Kết cấu mộng ngầm” (Reciprocal Frame)
Sterling Group Tour 2011 - 11
Liệu kết cấu đó có phải được phát minh tại Việt Nam và châu Âu? Liệu những mẫu kết cấu này có còn tồn tại ở Việt Nam? Bài giảng này sẽ đi tìm những khám phá thú vị đó.
Tiêu đề: Khía cạnh xây dựng trong quản lý tài nguyên nước Người trình bày: Tiến sỹ Derek Clarke Khoa Xây dựng và Môi trường Đại học Southampton
Tiến sỹ Clarke sẽ trình bày về các khía cạnh về xây dựng trong việc quản lý các nguồn tài nguyên nước và phòng chống lũ lụt. Bài giảng giới thiệu cách tính toán lượng nước cần thiết cho các đô thị và cho tưới tiêu cây trồng. Sau đó, giảng viên sẽ so sánh các nhu cầu về nước này với khả năng có thể đánh giá các nguồn nước sẵn có là nước sông và nước ngầm. Bài giảng sẽ giới thiệu một số ví dụ minh hoạ tại các quốc gia khác nhau như Anh Quốc, Ôxtrâylia và Ka-zắc-xtan. Bài giảng cũng trình bày về sự cần thiết đối với các kỹ sư và các nhà quy hoạch trong việc sử dụng các dự thảo về biến đổi khí hậu để lập kế hoạch cho tương lai. Trong phần này giảng viên đề cập đến các chủ đề như các mô hình biến đổi khí hậu của khu vực và cách thức “thu nhỏ” các dự thảo tổng quan này xuống cấp địa phương để các kỹ sư và các nhà quản lý có thể hoạch định tương lai. Các ví dụ minh hoạ bao gồm phần tính toán ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với lưu lượng cực đại của dòng sông và sự bổ sung nước ngầm. Cuối cùng, bài giảng sẽ giới thiệu về sự dâng cao mực nước biển và các tác động của nó đến nguy cơ ngập lụt ở các vùng ven biển.
Sterling Group Tour 2011 - 12