Dinh dưỡng cho bà bầu
Đầy đủ - cân đối - phù hợp với từng giai đoạn
BỘ TÀI LIỆU TỔNG HỢP TỪ CÁC CHUYÊN GIA SẢN HÀNG ĐẦU CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
Nội dung chính PHẦN I
Nguyên tắc đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ
PHẦN II
Chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn
PHẦN III
Các thực phẩm mẹ bầu cần tránh #hongngochospital
I/ NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG TRONG THAI KỲ
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là một trong những yếu tố mang tính quyết định tới sức khỏe của mẹ, cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cần lưu ý những nguyên tắc sau:
#hongngochospital
01
Thực đơn đủ 4 nhóm chất Chất bột đường (carbohydrate) Chất đạm (protein) Chất béo (lipid) Vitamin, chất xơ và khoáng chất #hongngochospital
02
Cân đối nhóm chất theo từng giai đoạn
Giai đoạn Trước bầu 3 tháng đầu 3 tháng giữa 3 tháng cuối
Năng lượng Đường bột Chất đạm (Kcal/ngày) (g/ngày) (g/ngày)
2050 2100 2300 2500
290 - 360 300 - 370 325 - 400 385 - 430
60 61 70 91
Chất béo (g/ngày)
45 - 57 46,8 - 58,5 52,5 - 64,5 60 - 72
Chất xơ (g/ngày)
25 28 28 28
#hongngochospital
03
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất Việc bổ sung vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm là phương pháp an toàn, lành mạnh để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe của mẹ và giúp thai nhi tăng trưởng, phát triển khỏe mạnh Các vitamin và khoáng chất quan trọng nhất bao gồm: axit folic, canxi, sắt, vitamin D, vitamin C.. cùng nhiều chất khác như Magie, selen, i-ốt, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA,... #hongngochospital
Axit folic
Hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh
Bổ sung trong khoảng thời gian trước thụ thai và 3 tháng đầu Lượng khuyến cáo: 600mcg axit folic mỗi ngày Có nhiều trong súp lơ xanh, rau chân vịt, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc thô, quả bơ...
#hongngochospital
Canxi
Củng cố xương, hệ tuần hoàn, cơ bắp, hệ thần kinh của mẹ bầu và thai nhi
Bổ sung trong suốt thai kỳ Nhu cầu cần thiết: 1000-2000 mg mỗi ngày Có nhiều trong sữa, bông cải xanh, cải xoăn, nước ép trái cây, ngũ cốc…
#hongngochospital
Sắt
Đáp ứng nhu cầu tăng lượng máu của mẹ và cung cấp đủ máu cho thai nhi
Bổ sung trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi sinh Nhu cầu cần thiết: 1000mg sắt mỗi ngày Có nhiều trong thịt đỏ, trứng, rau muống, củ dền…
#hongngochospital
Vitamin D
Tăng cường sức khỏe, hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi
Bổ sung trong suốt thai kỳ Nên duy trì lượng 700 mg/ ngày thông qua chế độ ăn uống Có nhiều trong cá, trứng, sữa, phomai,...
#hongngochospital
Vitamin C
Tăng cường đề kháng, hỗ trợ hấp thụ sắt, giúp mau lành vết thương
Bổ sung trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi sinh Nhu cầu cần thiết: 80mg mỗi ngày Có nhiều trong các loại trái cây chua (chanh, bưởi, cam), các loại rau tươi, cà chua
#hongngochospital
II/ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, chế độ dinh dưỡng cần được thay đổi phù hợp với sự phát triển của thai nhi và nhu cầu sức khỏe của mẹ Mẹ bầu chú ý nhé:
#hongngochospital
01
Ba tháng đầu Trung bình, bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu cần cung cấp khoảng 2300 - 2400 kcal/ngày
Tình trạng ốm nghén khiến nhiều mẹ khó ăn, nôn nhiều, khó chịu... tuy nhiên các mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng bằng cách chia nhỏ bữa ăn, ăn đa dạng, đặc biệt là rau xanh và trái cây #hongngochospital
02
Ba tháng giữa Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu chỉ cần tăng khẩu phần ăn lên khoảng 300 – 400 kcal/ngày (tương đương 2 ly sữa/ 2 chén cơm) Ngoài acid folic, sắt, canxi, bà bầu cần bổ sung thực phẩm có chứa kẽm, liều lượng 20mg/ngày. Việc thiếu kẽm khiến thai nhi nhẹ cân, chiều cao thấp, dị tật… #hongngochospital
03
Ba tháng cuối
Để thai nhi tăng cân tốt, mẹ bầu cần chú ý đến tăng khẩu phần khoảng 400 kcal/ngày. Vitamin C cần được bổ sung nhằm hấp thụ sắt và canxi, đồng thời tránh nguy cơ vỡ ối và sinh non. Bổ sung nhiều chất xơ và tránh ăn các thực phẩm khó tiêu hóa để giảm táo bón, đầy bụng khi thay đổi hormone và thai nhi lớn gây áp lực lên vùng chậu và bàng quang. #hongngochospital
III/ CÁC THỰC PHẨM MẸ BẦU CẦN TRÁNH
Trong thai kỳ, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần lưu ý kiêng ăn hoặc hạn chế một số thực phẩm. Dưới đây là 15 loại thực phẩm không tốt cho mẹ và bé:
#hongngochospital
1
Đồ ngọt khiến tăng lượng đường máu, suy yếu khả năng miễn dịch, dễ dẫn tới tiểu đường thai kỳ
2
Đồ ăn quá mặn, chứa nhiều muối, dễ khiến tăng huyết áp và nguy cơ nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật)
3
Đồ ăn muối chua nhiều axit dễ bị tích lũy trong tổ chức bào thai, mẹ ăn tránh ăn trong những tuần đầu thai kỳ
4
Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ khiến mẹ bầu tăng cân nhanh, ăn trong thời gian dài khiến con có nhiều nguy cơ ung thư sinh dục
5
Thịt tái hoặc chưa chín chứa kí sinh trùng toxoplasmosis có thể gây các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu ... trong ba tháng đầu thai kì.
6
Cá thu, cá kình, cá kiếm,... có chứa hàm lượng thuỷ ngân cao nếu mẹ bầu ăn nhiều sẽ dễ gây ảnh hưởng tới não trẻ sơ sinh
7
Trứng sống, trứng chần có nguy cơ nhiễm vi khuẩn salmonella đi qua nhau thai và gây nhiễm trùng hoặc tử vong ở thai nhi.
8
Thịt nguội là nguồn lây nhiễm listeria, nguyên nhân gây sảy thai. Trước khi ăn, mẹ bầu nên hâm nóng lại thịt bằng cách hấp hoặc chế biến.
9
Các loại pho mát mềm có thể chứa vi khuẩn listeria có khả năng đi qua nhau thai dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm độc máu ảnh hưởng tới thai nhi
10
Sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria – bà bầu có khả năng nhiễm vi khuẩn này cao gấp 20 lần vì hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.
11
Tránh caffeine trong ba tháng đầu thai kì để giảm khả năng bị sảy thai, không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày trong thời gian mang thai.
12
Rượu, đồ uống chứa nồng độ cồn cao, và chất kích thích có thể dẫn đến rối loại phát triển ở trẻ sơ sinh
13
Dứa, đặc biệt là dứa xanh, chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, có thể kích thích co bóp tử cung, mẹ bầu tránh ăn trong 3 tháng đầu
14
Nhãn nếu ăn nhiều sẽ gây nóng dễ dẫn đến tình trạng động thai, đau tức bụng dưới, ra huyết, ... do đó mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng nhỏ nhãn trong thai kỳ
15
Đu đủ xanh chứa rất nhiều enzyme gây co thắt tử cung, doạ sảy thai nên các mẹ không được ăn trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ
Quan trọng nhất là các mẹ hãy lắng nghe cơ thể mình, tìm hiểu kỹ các loại thực phẩm và khám thai định kỳ để kiểm tra, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp nhé!