Tâm lý học Kiến trúc

Page 1

TÂM LÝ HỌC KIẾN TRÚC KHÁI QUÁT NỘI DUNG

Tâm lý môi cảnh kiến trúc

MỤC LỤC

IV)

I) III) Quá trình phát triển của tâm lý học kiến trúc

V) II)

Nhận thức môi cảnh và không gian cá nhân

Tâm lý học màu sắc trong kiến trúc

Tâm lý học Gestalt và nguyên lý thị giác môi trường kiến trúc www.trungtamtinhoc.edu.vn


I) Quá trình phát triển của tâm lý học kiến trúc

1

Khái niệm

Tâm lý học kiến trúc(Architectural Psychology) là một môn khoa học vây quanh vùng biên của các nghiên cứu về tâm lý học và kiến trúc học. Nó là nơi giao thoa giữa kiến trúc học, tâm lý học và xã hội học, là một phân ngành của tâm lý học môi trường, là việc vận dụng một số lý luận của tâm lý học, xã hội học để diễn giải quyết 1 số vấn đề cụ thể trong kiến trúc và quy hoạch. Người kiến trúc sư sẽ vận dụng nguyên lý của tâm lý học kiến trúc để làm tăng hiệu quả của công việc.

2

Đối tượng nghiên cứu Đối tượng hướng tới là con người, mà con người tồn tại không tách rời khỏi xã hội và môi trường.Hành vi của con người có thể được xem như quyết định mối quan hệ tương hỗ giữa môi trường và con người.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


3

Lịch sử phát triển

• Năm 1940 các trường đại học Chicago, Michigan, M.I.T thành lập các trung tâm nghiên cứu quan hệ con người, năm 1949 đề ra khái niệm “khoa học hành vi” nhấn mạnh nguyên nhân căn bản và quy luật hành vi của việc sản sinh ra các loại hành vi của nhân loại trong môi cảnh xã hội. Việc nghiên cứu mối quan hệ này khá phát triển những năm 1960. • Năm 1968 ở Mỹ thành lập Hiệp hội nghiên cứu thiết kế môi trường, gọi tắt là EDRA (Environmental Design Research Association). • Nhật Bản những năm 1960 xuất bản các chuyên khảo “Nhập môn tâm lý học kiến trúc”, “Thiết kế và tâm lý”. • Năm 1969 xuất bản tạp chí “Môi trường và hành vi” (Enviromental and Behavior). • Năm 1970 trường Đại học Leicester tổ chức hội nghị học thuật quốc tế Tâm lý học kiến trúc đầu tiên (International Architecture of Psychological Congress) đồng thời cũng ở Anh quốc thành lập Học viện Tâm lý học kiến trúc quốc tế. • Năm 1972 David canter và cộng sự viết cuốn “Tâm lý môi trường là gì” • Năm 1974 Canter viết cuốn “Psychology of Architects”. •Năm 1976 hai nhà nghiên cứu Nhật Bản hợp tác viết cuốn Tâm lý học môi trường, ở Mỹ cũng xuất bản cuốn Giới thiệu tâm lý học môi trường, Kiến trúc và hành vi xã hội, Tâm lý học môi trường, hình ảnh đô thị và cuốn Tâm lý học kiến trúc.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


•Năm 1980 ở Tokyo Nhật Bản và Mỹ tổ chức hội thảo học thuật “Mối quan hệ tương tác giữa hành vi con người với môi trường”. • Năm 1981, ở Châu Âu và Nhật Bản có “Học hội con người – môi trường”, tên gọi tắt là Mera (Man – Environment Research Associantion). Ở Châu Âu thành lập “Hiệp hội quốc tế giao lưu nghiên cứu con người và môi trường ” viết tắt là IAPS (International Association for the study of Peoplre and ther Physical Surroundings) và cho ra đời “Tâm lý môi trường” • Năm 1986 nhà nghiên cứu người Đức H. Volfin phát biểu “ Khái luận tâm lý học kiến trúc” nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm của hành vi con người và môi trường. * Kết luận: Thập niên 1980, Hiệp hội Kiến trúc sư quốc tế đã mạnh mẽ chỉ ra: “Mỗi con người đều có các nhu cầu về các mặt sinh lý, trí lực, tinh thần, xã hội và kinh tế” “trách nhiệm của kiến trúc sư là đem môi trường tồn tại nguyên sơ và môi trường mới kết hợp lại với nhau, có trách nhiệm làm thành phố có vẻ đẹp mỹ quan và thiết kế ra các không gian mà con người có thể tiếp thu” KTS Ba lan Harina Skipolevska đã chỉ ra: “Chúng ta phải cung cấp 1 nền kiến trúc học mới, hữu cơ và khách quan, chúng ta cho rằng nền kiến trúc học là sản phẩm của lý giải đối với hoàn cảnh địa điểm và sự cộng sinh với hoàn cảnh địa điểm”

www.trungtamtinhoc.edu.vn


II) Tâm lý học Gestalt và nguyên lý thị giác môi trường kiến trúc 1) Tâm lý học Gestalt a) Chữ Gestalt có nguồn gốc từ tiếng Đức có nghĩa là “hình thái hoàn chỉnh” hay là 1 chỉnh thể có tổ chức, thống nhất. b) Một trong những người có công sáng lập ra tâm lý hoc Gestalt là 3 nhà tâm lý học người Đức: Max Wertheimer (1840-1943), Kurt Koffka (1886-1941), Max Wertheimer Wolfgang Kohler (1887-1967).

Kurt Koffka

Wolfgang Kohler www.trungtamtinhoc.edu.vn


Luận thuyết này cho rằng: • Quá trình sinh lý là cơ sở của quá trình tâm lý, là vật môi giới giữa môi trường hành vi và môi trường địa lý. • Vế mặt hình thức kết cấu, ba quá trình sinh lý, tâm lý, vật lý là hoàn toàn giống nhau đều mang tính chất Gestalt. • Đặc trưng cơ bản của hiện tượng tâm lý học là trong kinh nghiệm của ý thức sẽ thể hiện tính kết cấu và tính chỉnh thể, chỉnh thể là bộ phận tồn tại đầu tiên.

Max Wertheimer (1840-1943)

Luận thuyết này cho rằng: • Nếu có 1 hiện tượng của kinh nghiệm mỗi 1 thành phần của nó đều có tính đặc thù của mình và đều liên quan đến các thành phần khác như thế gọi là hiện tượng Gestalt. • Hành vi được sinh ra từ môi cảnh hành vi, chịu sự điều tiết của môi cảnh. Nếu nghiên cứu trực tiếp kinh nghiệm thì cũng phải nghiên cứu hành vi và tâm lý học là quan hệ nhân quả của việc nghiên cứu hành vi và trường vật lý, tâm lý. Kurt Koffka (1886-1941)

Luận thuyết này cho rằng: • Nhận biết 1 cấu trúc giản đơn, sự đột xuất của nó trong môi trường xung quanh, cho thấy hình thức được hoàn cảnh bao quanh nó nâng đỡ và đó chính là mối quan hệ Gestalt.

Wolfgang Kohler (1887-1967)

LUẬN THUYẾT www.trungtamtinhoc.edu.vn


- Ngoài ra còn hai người đặc biệt dẫn đường trong việc giới thiệu vào các khía cạnh khác của tâm lý học: Kurt Goldstein (1878-1965) và Kurt Lewin (1890-1947)

- Ông đã làm việc với những người lính chiến tranh thế giới những người có bộ não bị hư hại và công việc này đã giúp ông thực hiện những bước tiến trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa thần kinh và hành vi trong khuôn khổ Gestalt.

- Ông lấy hành vi của tổng thể làm đối tượng nghiên cứu và cho rằng trường động lực bao gồm 2 bộ phận là con người và môi trường. Giữa người với người có thể phát sinh 1 tác dụng tương hộ trở thành 1 động lực tập thể. Bộ phận môi trường chỉ ra tính chân thực của 1 xã hội chuẩn thâm nhập vào phạm trù nghiên cứu của môn tâm lý học xã hội.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


2) Nguyên tắc tổ chức của Gestalt a) Nguyên lý của hình và nền Hình là đối tượng cảm nhận của con người, đối tượng thường “nổi bật” hơn, còn cái khác Cô gái hay người như là “ở phía đàn ông thổi kèn Hai chú mèo hay sau”. Hình cái bình phía trước và Chân những người phụ nữ hay đàn ông nền phía sau là tương đối có thể hoán Con voi hay con ngựa Cây hay 2 con thú đổi cho nhau.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


CÒN ĐÂY, TRI GIÁC THEO NHỮNG KIỂU NÀO???

10

Chú mèo hay con bướm

Chim trắng hay xanh

Bàn tay hay chân người

Bạn thử đếm xem có bao nhiêu khuôn mặt trong bức tranh?

Con sóiwww.trungtamtinhoc.edu.vn hay cô gái


VÀ CÒN RẤT NHIỀU BỨC TRANH THÚ VỊ KHÁC

www.trungtamtinhoc.edu.vn


CƠ HỘI CUỐI CÙNG, BẠN NHÌN THẤY GÌ?

www.trungtamtinhoc.edu.vn


James Stirling trong kiến trúc Bảo tàng Stutgart hình vuông của mình đã khéo léo bố cục 1 sân trong hình tròn tạo nên 1 sự lôi cuốn rất mạnh, 1 cảm giác tương phản giữa đặc và rỗng.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Bạn không thể bỏ lỡ thép "cấu trúc ma“(ghost structure) được thiết kế dựa trên thủ pháp hình và nền do KTS nổi tiếng nhất của Philadelphia, đó là Robert Venturi.

Bảo tàng Ben Franklin

Franklin house

Tòa án Franklin (17631787; khôi phục và xây dựng lại năm 1976) www.trungtamtinhoc.edu.vn


b) Nguyên tắc tiếp cận Đó là nguyên tắc tri giác kinh nghiệm đến từ khả năng kích thích hợp nhóm và phân nhóm Tác dụng của phân nhóm tuyến thẳng đứng trong cấu thành đối tượng

Những hình trên đặt gần nhau tạo thành một thể thống nhất giống hình dạng của một cây. Khi các hình vuông được đặt gần, thống nhất xảy ra.

Đây không chỉ là một mẫu ô vuông các dấu chấm mà đúng hơn là một loạt các cột dọc bằng các dấu chấm. Nguyên lý cận kề làm các nét gần sát nhau được kết hợp.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Nhà thờ với mái là các ống giấy lớn phủ polycarbonate ở New Zealand là ý tưởng của KTS Shigeru Ban. Nó được dựng lên để thay thế tạm thời cho một nhà thờ gần đó bị sập trong cơn động đất lớn. Một số dạng của nguyên lý tiếp cận

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Đấu trường La Mã (Italia): là một trong những đấu trường lớn trên thế giới. Công suất chứa lúc mới xây xong là 50.000 khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu thi đấu và trình diễn công chúng. Đấu trường được thiết kế dựa vào việc đặt các cửa vòm cạnh nhau tạo thành 1 khối thống nhất.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Bố cục hợp nhóm các thành phần nội thất có tác dụng mỹ cảm chỉnh thể và hoàn tất hiệu quả môi trường nhỏ.

Sử dụng nguyên tắc tiếp cận trong thiết kế mặt đứng công trình kiến trúc cổ Châu Âu

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Bố cục tương tự hình dáng

c) Nguyên tắc tương tự

Bố cục tương tự lớn nhỏ

Bố cục tương tự màu sắc

Bố cục tương tự vị trí

Tương tự xảy ra khi đối tượng trông giống như nhau.Người ta thường cảm nhận chúng như là một nhóm hoặc mẫu .

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Tòa nhà Mã vạch (Barcode) Nằm ở thành phố St. Petersburg, Nga, tòa nhà mô phỏng một bộ mã vạch khổng lồ. Mỗi cửa sổ khổng lồ tạo thành một vạch trên nền tường màu đỏ rất bắt mắt.

Khu trung tâm giải trí và mua sắm Quartier Des Spectacles tại Montréal. Kiến trúc sư Edifica

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Một trong những công trình độc đáo của kiến trúc sư nổi tiếng Hundertwasser: Trường Hundertwasser ở Wittenberg, Đức có thiết kế vừa hiện đại, vừa lạ mắt.

Nhà lô phố

www.trungtamtinhoc.edu.vn


d) Nguyên tắc liên tục Có khả năng tạo thành sự hài hòa và tính chỉnh thể cao

Liên tục xảy ra trong các ví dụ trên, bởi vì mắt của người xem một cách tự nhiên sẽ đi theo một đường hoặc đường cong.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


e) Hình thức hoàn chỉnh(Xu hướng Pragnanz): có nghĩa là ấn tượng tri giác tùy theo hoàn cảnh mà biểu hiện khả năng hoàn chỉnh. Người xem sẽ luôn luôn cố gắng tổ chức các yếu tố của một thiết kế thành mô hình đơn giản nhất có thể. Hình thức Hoàn chỉnh

Ví dụ 2

Một hình vuông được chồng chéo hình tam giác được xem là hai hình chồng chéo đơn giản, chứ không phải là một đa giác phức tạp hơn

Chúng ta có thể đọc được những hình ảnh là một trong những tình huống như trên. Đây là hiệu ứng Pragnanz!

Ví dụ 1

Ví dụ 3

2

1

Sự xuất hiện chủ yếu là vòng tròn màu trắng trong một mô hình lưới màu đen. Trên thực tế là do cách đặt hình dáng hình vuông màu trắng trên lưới điện. Bởi vì hình dáng nhỏ hơn không cung cấp đủ thông tin đến não, nên chúng ta thấy vòng tròn trước.

Làm thế nào để bạn đọc những hình ảnh trên? Một vòng tròn màu trắng phía sau một hình vuông màu trắng? www.trungtamtinhoc.edu.vn


Màu sắc đen-trắng đối lập, khoảng hiên rộng cho những buổi sáng đẹp trời và thảm cỏ xanh là những điểm nhấn độc đáo cho căn nhà tam giác ở Brecht, Đức.

Khách sạn hình tháp Ryugyong, Pyongyang, Bắc Hàn

www.trungtamtinhoc.edu.vn


3) Nguyên tắc thị giác môi cảnh - Hoạt động thị giác là một sự tìm tòi tích cực, tính chọn lọc cao độ của nó biểu hiện không chỉ ở chỗ có khả năng tuyển chọn một số sự vật mà còn có thể tuyển chọn bất cứ một sự vật nào. Có thể nói mỗi hoạt động xem nhìn là một “phán đoán thị giác”

4) Ngộ giác môi cảnh Có những hiện tượng ngộ giác sau đây: • Ngộ giác Muller – Lyer • Ngộ giác tuyến thẳng đứng và tuyến nằm ngang • Ngộ giác do vị trí trên dưới • Ngộ giác tương phản • Ngộ giác Wuldt • Ngộ giác chuyển động

www.trungtamtinhoc.edu.vn


a) Ngộ giác Muller – Lyer (Ngộ giác chiều dài)

Khi nhìn vào 2 hình trên bạn sẽ cho rằng những đoạn thẳng nằm ngang không bằng nhau nhưng thực sự hai đoạn thẳng này bằng nhau dù trông một bên có vẻ ngắn hơn. Quy luật ở đây là do vị trí của 2 mũi tên và 2 vòng tròn ở 2 đầu mút đoạn thẳng gây ra ảo giác đó. BÂY GiỜ CHÚNG TA HÃY THỬ ĐO CHIỀU DÀI ĐOẠN NẰM NGANG CÁC HÌNH VỚI NHAU! www.trungtamtinhoc.edu.vn


Nếu các bạn thấy những đường kẻ in đậm (màu đỏ) ở trong hình có độ dài khác nhau thì xin chúc mừng - bạn đã bị lừa. Những đường này có chiều dài bằng nhau. Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là "ảo giác Muller-Lyer, một trong những ảo giác nổi tiếng nhất, do nhà thần kinh học người Đức MullerLyer sáng tạo ra. - xảy ra khi một hình ảnh có thể đánh lừa não bộ về kích thước của nó, dù chúng ngang bằng nhau. Lý do đoạn thẳng bên phải dài hơn vì nó giống như góc tường nhìn từ bên trong, còn đoạn còn lại giống như góc tường nhìn từ bên ngoài. Mà thường thì chúng ta thấy góc tường từ phía bên trong từ xa hơn do đó mắt tự động “tăng” độ dài của nó lên để khớp với độ dài thực tế.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


b) Ngộ giác tuyến thẳng đứng và tuyến nằm ngang

c) Ngộ giác do vị trí trên dưới

Trên thực tế hai đoạn thẳng màu trắng trên bằng nhau nhưng khi đặt chúng trên 2 tuyến thẳng đứng và nằm ngang thì cho chúng ta 1 cảm nhận khác nhau về chiều dài.

Khi ta đo chiều dài của 2 vật vòng cung, vật bên trong lại dài hơn vật bên ngoài, nhưng 2 vật lại bằng nhau. Hiện tượng này được phát hiện ra bởi nhà tâm lý học Joseph Jastrow từ hơn 100 năm trước.Khi so sánh độ lớn các vật,chúng ta thường có xu hướng so sánh 2 cạnh gần nhau nhất của 2 vật. Nếu đặt những vật có hình vòng cung cạnh nhau như hình vẽ thì dù chúng bằng nhau ta vẫn cảm thấy vật nằm trong to hơn. Đây là 1 loại ảo www.trungtamtinhoc.edu.vn ảnh hơi hiếm gặp với chúng ta.


d) Ngộ giác tương phản

Khi nhìn vào bức hình trên, hẳn bạn sẽ nói rằng vòng tròn trung tâm phía bên trái nhỏ hơn rất nhiều so với vòng tròn bên phải? Trên thực tế, chúng có cùng kích cỡ. Nguyên nhân là do kích thước và khoảng cách các vòng tròn bên cạnh với vòng tròn trung tâm được bao quanh bởi một vòng tròn lớn trong khi bên kia được bao quanh bởi các vòng tròn nhỏ đã đánh lừa não bộ về độ lớn, rộng của hai vòng tròn trung tâm. www.trungtamtinhoc.edu.vn


e) Ngộ giác Wuldt

Tương tự, hai đường ngang màu đỏ là hai đường thẳng song song, nhưng trông như thể nó đang bị uốn cong ra phía ngoài hai bên.

Bạn có thấy rằng hai đường màu đen bị uốn cong không? Thực chất, hai đường thẳng màu đen này song song với nhau. Dù não bộ chúng ta đang "phản đối" nhưng chính các đường thẳng hình nan hoa như "hút" tầm nhìn, tạo cho mắt chúng ta cảm giác đang hướng về một điểm trung tâm. Hay nói cách khác, mắt ta đang nhìn những đường bức xạ theo chiều sâu, tạo cảm giác giống như chúng đang chuyển động, khiến hai đường thẳng song song bị uốn cong. www.trungtamtinhoc.edu.vn


f) Ngộ giác chuyển động

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Những hình chuyển động gây cảm giác khó chịu, nhức mắt!

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Ngôi nhà có những đường kẻ hình zíc zắc gây khó chịu cho nhiều người ở Bristol, Anh.

Ngôi nhà có hình thù kỳ lạ gây ảo giác và khiến người xem đau mắt ở Paris, Pháp . www.trungtamtinhoc.edu.vn


Bảo tàng Guggenheim đầy vẻ linh hoạt mềm mại uốn tròn, bộc lộ rất rõ nét cá tính mạnh mẽ của kiến trúc sư Frank Lloyd Wright

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Tòa nhà này là một kiệt tác kiến trúc. Nó tạo cảm giác như đang nghiêng mình hứng chịu trận cuồng phong nào đó.

Tòa nhà khác thường ở khu vực Colonia Juarez ở thành phố Mexico. Nó được lấy cảm hứng từ nghệ thuật động và nghệ thuật quang học. Mặt tiền của tòa nhà bao gồm các đường dọc và một thanh ngang ở giữa tạo thành dải sóng, phá vỡ nhận thức thông thường của mặt phẳng thẳng đứng.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


III) Nhận thức môi cảnh và không gian cá nhân 1) Không gian và khu vực • Môi cảnh có thể xem như một khu vực, một trường môi cảnh kiến trúc là một trường vật lý, trong môi cảnh có trường thị giác.

• Christian Norberg Schulz đã giải thích các khái niệm Nơi chốn và nút, Lưu tuyến và trục, Lĩnh vực và khu vực, những yếu tố đó hình thành một chỉnh thể, đó là trường (Field)

Trường thị giác và môi cảnh

www.trungtamtinhoc.edu.vn


2) Cảm giác và tri giác: Tâm lý học thường đem cảm giác và tri giác gọi chung là cảm tri. Cảm tri là cơ chế cơ bản nhất của mối liên hệ giữa người và môi cảnh. • Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng Tri giác đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.

Ví dụ Khi tri giác một công trình kiến trúc, ta không chỉ thu được cảm giác nhìn mà còn là sự kết hợp phức tạp các tri giác khác (nghe, ngửi, sờ mó) tạo nên một hình ảnh công trình kiến trúc với sự sinh động và màu sắc.

Cảm giác

• Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ảnh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta. www.trungtamtinhoc.edu.vn


Tính lý giải của tri giác Tính hằng Tỉnh chỉnh định của thể của tri giác Cảm giác tri giác

Nóng

Lạnh

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Tri giác không gian Tri giác hình dáng

Tri giác độ sâu

Tri giác cự ly

Hình vuông

Hình tròn

Hình tam giác Thiết kế lối vào nhà ấn tượng gây ra cảm giác về độ sâu.

Quan trọng nhất là phản ánh được đường biên

Khối trụ bằng nhau trong 2 chiều khi trở thành 3 chiều, sự tri giác chúng sẽ không còn bằng nhau nữa

www.trungtamtinhoc.edu.vn


3) Nhận tri môi cảnh - Nghiên cứu tri giác nhận tri (Enviromental Cognition) là nghiên cứu quy luật con người nhận biết và lý giải môi cảnh.

4) Tâm lý cảm thụ môi cảnh và không gian cá nhân Cá nhân con người trong không gian khi cảm thụ môi cảnh liên quan đến các vấn đề sau: • Sự chật chội • Mật độ • Không gian cá nhân và phạm vi không gian cá nhân • Khoảng cách giữa các không gian cá nhân • Tính lĩnh vực • Tính riêng tư • Cảm giác đơn độc • Tính có thể nhận biết Sự lựa chọn chỗ ngồi trong phòng đọc thư viện của độc giả

www.trungtamtinhoc.edu.vn


IV) Tâm lý môi cảnh kiến trúc Nghiên cứu các vấn đề cảm giác lực và cảm giác vận động của điểm, tuyến, diện trong kiến trúc, lực căng của tuyến, cảm giác lực và cảm giác vận động của diện trong kiến trúc, đặc trưng hình thái của kiến trúc.

Cảm giác căng thẳng mạnh

Cảm giác căng thẳng Cảm giác căng tương đối mạnh thẳng nhẹ, yên tĩnh

Hình vẽ thể hiện sự căng thẳng của yếu tố điểm

Tuyến đậm nét hiển thị sự căng thẳng

Architectural Psychology

Sự quán xuyến của tuyến thẳng đứng tạo ra cảm giác căng thẳng và thống nhất

Tuyến gấp khúc ở phía dưới gây ra cảm giác căng thẳng

Cảm giác căng thẳng của tuyến

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Cảm giác có sức mạnh ở tuyến nghiêng

HÌnh tròn có khả năng tán xạ ra xung quanh

Các mũi tên được đặt liên tục khi bị cắt ngang gây ra cảm giác lực căng thẳng

Cạnh bên của hình vuông có khả năng tán xạ ra ngoài

Những đường chéo góc đôi diện có khả năng tán xạ ra xung quanh

Lực vận động phát sinh từ trung tâm

Architectural Psychology Cảm giác lực và cảm giác động của diện www.trungtamtinhoc.edu.vn


Tòa nhà Ngân hàng dự trữ liên bang của bang Minneapoliss (Mỹ) Nội thất 1 nhà thờ hồi giáo tạo cảm giác động khi sử dụng những đường cong của mái vòm. Một tòa nhà trung tâm thương mại ở Washingto n (Mỹ) Sự giao thoa giữa các mặt nghiêng gây ra cảm giác động

www.trungtamtinhoc.edu.vn


V) Tâm lý học màu sắc trong kiến trúc • Màu sắc là một yếu tố không thể thiếu trong thế giới của chúng ta, không chỉ trong môi trường tự nhiên mà còn trong môi trường kiến ​trúc nhân tạo. Màu sắc là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất được sử dụng khi thiết kế một không gian kiến trúc.Những màu sắc khác nhau gây ra những hiệu ứng tâm lý, quá trình nhận thức khác nhau của con người. • KTS Mỹ Faber Birren, được coi là cha đẻ của màu sắc tâm lý học ứng dụng và là người đầu tiên thiết lập các nghiệp vụ tư vấn màu sắc trong năm 1936, tuyên bố: "Các nghiên cứu về màu sắc cơ bản là một khoa học về tinh thần và tâm lý, các thuật ngữ màu sắc riêng luôn đề cập đến cảm giác ".

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Trắng: sự tinh khiết, không gian sạch sẽ thích hợp cho phòng tắm Xanh da trời: Được xem là một màu sắc hiệu quả cho văn phòng và không gian làm việc Xanh lá cây: Lý tưởng cho phòng ngủ cho cảm giác thanh bình và sức khỏe. Đen: Màu sắc của sức mạnh và quyền lực, trang trọng hấp thụ ánh sáng và làm mờ một không gian thường làm cho không gian ít mong muốn chiếm lĩnh.

Hồng: Một màu rất nữ tính lý tưởng cho các phòng cô gái Tím: Tuyệt vời cho phòng khách. Rất bình tĩnh và thư giãn. Vàng: màu sắc lý tưởng cho nhà bếp rất tốt cho sự trao đổi chất. Đỏ: khuyến khích sự thèm ăn của bạn. Đó là lý do tại sao bạn thấy các thương hiệu như KFC, McDonalds và những người khác sử dụng nó trong các logo và nhà hàng của họ.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


• Sử dụng gạch ốp nền màu xanh cho nhà tắm tạo cảm giác tươi vui làm giảm đi sự căng thẳng sau 1 ngày làm việc vất vả.

• KTS Sako sử dụng tất cả các màu sắc của cầu vồng cho các sân chơi, lớp học và mái nhà trường mẫu giáo hình bánh rán ở Thiên Tân, Trung Quốc thích hợp với trẻ nhỏ. • Sử dụng vật liệu hoàn thiện, trang trí có màu sắc nhẹ nhàng, ấm áp có thể giúp bệnh nhân nhanh www.trungtamtinhoc.edu.vn chóng hồi phục


Môi trường làm việc sử dụng màu đỏ đã được chứng minh là tốt hơn về kỹ năng cần thiết chính xác và chú ý của người lao động đến từng chi tiết. www.trungtamtinhoc.edu.vn


KẾT LUẬN

Architectural Psychology

KTS sáng tạo ra môi cảnh mới, không chỉ dựa trên sự thể hiện của con người về mặt vật chất sinh lý, mà còn là những thể hiện của con người về mặt tâm lý, tình cảm, môi trường mà người KTS sáng tạo nên phải tâm lượng bao hàm một cách rộng rãi các khái niệm của tâm lý học. Tâm lý học kiến trúc tất yếu phải được vận dụng và đẩy tới bởi các nhà kiến trúc sư và các nhà tâm lý học để ngày càng phát triển giúp cho môi trường sống của con người ngày càng thoải mái, tốt đẹp hơn song song cùng sự phát triển của xã hội.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.