BẢO NGUYÊN - TS. THANH VÂN
CHUYÊN . SINH VIÊN
, ,
-Duong
`
Nhiên
Hêt `n
tiê
NXB THANH NIÊN
VIETFIN GROUP
Bản quyền tác giả Nguyễn Văn Bảo và Đinh Thị Thanh Vân, năm 2020. Được xuất bản theo hợp đồng trao quyền sử dụng tác phẩm giữa các tác giả và Công ty cổ phần Tập đoàn Vietfin. Cuốn sách được đồng sở hữu bởi Công ty cổ phần Tập đoàn Vietfin và Công ty TNHH Công nghệ Finsify (Money Lover). Cấm sao chép, tái bản toàn bộ hay từng phần.
CHUYÊN . SINH VIÊN
, ,
-Duong
`
Nhiên
Hêt `n ê ti
Muc luc .
.
Lời ngỏ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 09 Lời giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
11
PHẦN I: CHUYỆN NHẬP HỌC 1. Lơ ngơ lên phố . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19 2. Tìm phòng trọ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26 3. Lưu ý khi tìm phòng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 4. Mua sắm đồ dùng thật tốn kém . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46 5. Thiết lập nơi ở như thế nào?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58 6. Nhập học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66 7. “Cắm” xe lấy tiền khởi nghiệp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73 8. Những chiêu trò lừa đảo sinh viên. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82
PHẦN II: CHUYỆN SINH VIÊN 9. Chuyện đi học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90 10. Hết tiền là chuyện thường tình . . . . . . . . . . . . . . . . . 101 11. Sống thế nào với số tiền bạn có . . . . . . . . . . . . . . . . 114 13. Cá độ bóng đá . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 122 14. Cạm bẫy tài chính cần tránh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 136
PHẦN III: CHUYỆN LÀM THÊM 15. Đi xin việc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 142 16. Những lưu ý khi làm thêm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 152 17. Hà Nội đông người nhưng thật cô đơn . . . . . . . . . . .157 18. Cách thiết lập quỹ dự phòng . . . . . . . . . . . . . . . . . . .166
PHẦN IV: CHUYỆN YÊU ĐƯƠNG 19. Yêu đương thật tốn kém . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 173 20. Cách chi tiêu cho hẹn hò? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 192 21. Bài học đầu tiên về tiền bạc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 197 22. Chúng ta sống không cùng thế giới . . . . . . . . . . . . . 205
PHẦN V: CHUYỆN CÔNG VIỆC 23. Người chọn nghề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 221 24. Bao giờ mới mua được nhà? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 228 25. Lần đầu kinh doanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 236 26. Cách tăng thu nhập khi vẫn đi học . . . . . . . . . . . . . 246
TÁI BÚT
251
08 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
lời ngỏ
N
ói thực, tôi cũng không biết nên bắt đầu từ đâu. Từ nhỏ đến giờ, ngoài thi đỗ đại học và cưới vợ ra, tôi cũng chưa làm được việc nào trọng đại cả. Viết lời mở đầu một cuốn sách dành cho các bạn sinh viên như thế này cũng là lần đầu thực hiện.
Cuộc sống sinh viên của bạn thế nào? Tự do tự tại, vui vẻ thoải mái, tiền tiêu rủng rỉnh, chẳng có điều gì phải vướng bận? Hay nhẹ nhàng bình yên, lo cơm cà dưa muối, một buổi lên lớp, một buổi đi làm, đầu tháng cơm sườn, cuối tháng mì tôm?
Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 09
Mỗi người mỗi cảnh, không ai giống ai. Có người học tiếp, có người bị đuổi. Có người lặng lẽ, có người ồn ào. Có người đi làm thêm kiếm tiền đóng học phí. Có người dùng tiền học phí mua điện thoại tặng bạn gái. Có người sau bốn năm học tự tin bước vào cuộc sống. Có người lại vô định không biết làm gì với tấm bằng đỏ. Dù trường hợp nào đi nữa, cũng đều là những năm tháng cả đời sẽ chẳng bao giờ quên được. Chính vì thế, mới có cuốn sách này. Đừng hiểu lầm! Đây không phải cuốn sách kể nghèo kể khổ về thời sinh viên. Mười sáu câu chuyện nhỏ, viết về rất nhiều thứ. Lên thành phố, tìm phòng trọ, bị lừa tiền, vay lãi, làm thêm, hẹn hò, thi lại, bán thân … À. Chưa đến mức phải bán thân. Nhưng qua mỗi tình huống đều có ý nghĩa và bài học của riêng nó. Dành tặng đến các bạn đã, đang và sẽ là sinh viên. Tôi chỉ hy vọng hai điều. Một là, các bạn sẽ thấy hình bóng của bản thân qua mỗi câu chuyện. Và hai, mong rằng bạn sẽ có những năm tháng sinh viên thật đáng nhớ.
10 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
Cuối cùng, xin cảm ơn những người đã giúp tôi hoàn thành cuốn sách này. Chân thành cảm ơn các anh chị cầm đồ đã cho tôi vay tiền (có lãi suất) đóng gấp học phí. Cảm ơn các anh chị cùng xóm trọ cũ cho ăn ké mấy ngày cuối tháng. Cảm ơn mấy thằng bạn đã bị tôi tá túc cả tuần mà không thể nào đuổi về. Cảm ơn U Huệ đã bán cơm chịu cho con. Cảm ơn anh trai đã nhiều lần cứu đói. Cảm ơn ba mẹ vì luôn bao dung! Cảm ơn tất cả những ngày tháng tuyệt vời đó!
Bảo Nguyên Hà Nội, 04/9/2019
Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 11
12 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
giới thiệu
K
hi bắt đầu bước chân vào cuộc sống sinh viên, hẳn các bạn rất háo hức với một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Điều này cũng có nghĩa, bạn đã trưởng thành và bắt đầu phải tự quyết định các vấn đề liên quan tới tiền bạc. Các quyết định tài chính trong cuộc sống sinh viên rất đa dạng. Nên thuê phòng trọ như thế nào? Chi tiêu sinh hoạt ra sao với số tiền cố định hàng tháng? Nên đi làm thêm hay tập trung vào học tập? Yêu đương có thực sự tốn kém?... Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn được gia đình hay trường học hướng dẫn một cách thực tế và tỉ mỉ về điều này.
Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 13
Tôi hy vọng, cuốn sách sẽ là bạn đồng hành, người trợ lý đắc lực trong những tháng ngày sinh viên đầy ắp hoài bão sắp tới, giúp bạn đưa ra những quyết định tài chính một cách hiệu quả. Nội dung của cuốn sách tập trung vào những câu chuyện đời thường của một cậu sinh viên lần đầu lên thành phố và những vấn đề rắc rối về tiền bạc. Bạn sẽ thấy đâu đó hình bóng của chính bản thân trong đó. Qua mỗi tình huống, cuốn sách cũng đưa ra các bài học quản lý tài chính cá nhân quan trọng cho sinh viên như một giải pháp gợi ý. Các bài học này còn có thể áp dụng trong chính cuộc sống hàng ngày của tất cả mọi người. Xuất phát từ việc giảng dạy cho sinh viên về tài chính nhiều năm, tôi rất vui vì có thể kết hợp cùng Bảo để cho ra đời ấn phẩm này. Cuốn sách sẽ là một tài liệu hữu ích giúp tăng cường kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Mặc dù chúng tôi làm việc với những nỗ lực cao nhất của mình, nhưng với kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, cuốn sách sẽ không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi trân trọng đón nhận những góp ý để
14 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
có thể chỉnh sửa và hoàn thiện cuốn sách trong những lần tái bản tiếp theo. Lời cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các công ty đã hỗ trợ chúng tôi về cả tinh thần và vật chất để bạn đọc có được ấn phẩm này trên tay: 1. Công ty cổ phần Tập đoàn Vietfin, tập đoàn công nghệ và giáo dục tài chính với mục tiêu phổ cập tài chính một cách thông minh tới mọi người dân với chi phí hợp lý nhất. 2. Money Lover - #Top1 ứng dụng quản lý chi tiêu và tiết kiệm toàn cầu. 3. AMI&M Việt Nam với tâm huyết đầu tư cho giáo dục và đào tạo để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người đồng hành. Quan trọng nhất, xin được tỏ lòng biết ơn, trân trọng đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những sinh viên thân yêu đã luôn ở bên động viên, góp ý và giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện cuốn sách trong suốt thời gian qua! TS. Đinh Thị Thanh Vân Phó Chủ nhiệm khoa, Khoa TCNH Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN Sáng lập, Mạng lưới TCCN Việt Nam
Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 15
16 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
Phần 1
NHẬP HỌC
Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 17
18 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
CHƯƠNG 1
LẦN ĐẦU LÊN PHỐ
L
ần đầu tiên tôi lên Hà Nội vào năm lớp 11. Đến phòng khám Đông Y để bốc thuốc chữa bệnh.
Ròng rã hai tháng, tốn mấy tạ thóc mà không thấy thuyên chuyển. Cuối cùng, sang ông thầy lang xã bên, mất hơn trăm ngàn lại khỏi. Thì ra, trên thành phố không phải cái gì cũng tốt như quảng cáo. Lần thứ hai, hai bố con đưa nhau đi thi Đại học. Bon bon chen chen, vội vàng vội vàng. Ba ngày đi thi, ăn không yên, Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 19
ngủ không ngon, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa … Được rồi được rồi! Chưa đến mức vật vã như thế nhưng cũng không có cảm xúc gì tốt đẹp cả. Lần thứ ba, là tháng tám cùng năm. Sau khi biết điểm thi, tôi quyết định bỏ nhà lên Thủ đô làm cửu vạn. Bạn không đọc nhầm đâu. Chính xác là cửu vạn, xách xô vác xi, bán sức lấy tiền. Với sứ mệnh cao cả: “Kiếm tiền mua điện thoại". Nghe rất ngầu phải không? Tôi vốn dĩ đã ngầu rồi mà. Thành phố khác xa so với quê nhà. Tôi nhìn mọi thứ xung quanh. Đường phố. Biển hiệu. Ô tô. Những mảng tường cũ xen lẫn với các toà nhà cao tầng phủ kính. Quả thật có chút phấn khích và cảm thấy hơi điên rồ. Thử tưởng tượng mà xem, ngay lúc này, tôi đang tự mình đặt chân đến một trong hai thành phố đông dân nhất nước Nam. Tấp nập ồn ào nhưng tự do phóng khoáng. Một bức tranh đa màu sắc nhất tôi từng chiêm ngưỡng. Nó không chỉ là một thành phố đơn thuần. Nơi đây còn là giấc mơ, là hy vọng của hàng triệu người vào tương lai. Trong đó, có cả tôi. Xe dừng lại tại một điểm bus. Còn chưa kịp đứng xuống hít một ít không khí của Thủ đô làm vốn, đã thấy một nhóm người trung niên, mặc áo bạc màu, đội mũ cối nhào đến cửa xe, chỉ trỏ từng người đang chuẩn bị xuống để nhận phần. Dù đã thấy cảnh này trên phim truyền hình, nhưng tôi vẫn sợ hết hồn, cố đi thật nhanh, vừa giữ túi trước ngực, vừa xua tay: “Cháu có người nhà đến đón rồi".
20 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
Chạy được khỏi đám đông đang tranh giành. Tôi mon men đến một chú xe ôm đứng cách xa đó đang nghịch điện thoại. Nói vô cùng rành mạch: - Chú ơi, làm phiền chú một chút. Chú cho con mượn điện thoại gọi một phút. Con gửi chú năm ngàn. Tôi tính hết rồi. Cước điện thoại dù ngoại mạng cũng không thể đến hai ngàn đồng một phút được. Tôi trả gần gấp ba lần như thế. Thêm nữa lại vô cùng lễ phép. Chắc chắn phải đồng ý thôi. Bạn tôi phóng xe máy ra đón mười phút sau đó, đưa về một công trình đang xây dựng dở dang. Bắt đầu cho chuỗi ngày làm startup cửu vạn. Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 21
Công việc hàng ngày là xếp gạch, xách vữa, thu dọn giàn giáo, kiểm tra an toàn. Nửa đêm còn bị dựng dậy đổ bê tông. Mệt bở hơi, tay chân rã rời, vất vả vô cùng. Ngày trước, vua Tần Thuỷ Hoàng bắt tù nhân khổ sai đi xây Vạn Lý Trường Thành cũng chỉ khổ cực đến thế này là cùng. Nhưng kinh hoàng nhất là nửa đêm, đứng tắm giữa trời, lấy nước từ một chiếc bể xây tạm bằng gạch thô. Lạnh run người. Thêm nữa, mỗi khi ngủ, chỉ cần một cơn gió thoảng qua, bão cát từ đâu phủ đầy khắp mặt. Ban ngày tôi đi làm. Buổi tối được tự do ra ngoài đến mười giờ. Thường chúng tôi sẽ đi đến các điểm gần mấy trường Đại học để uống nước, tiện thể ngắm người. Có lần, tôi được đưa đến chơi tại phòng người bạn, sau bến xe. Lối vào rất nhỏ. Nhưng khi qua cổng, cả một khu nhà rộng lớn hiện ra trước mắt. Cả khu có năm tầng. Mỗi tầng gồm hai mươi phòng trọ, xếp đối diện nhau. Tất cả đều là gạch xây thô. Không được quét vôi. Không sơn màu. Khu này rất nhiều phòng, giá thuê lại rẻ nên chẳng cần hoàn thiện mà vẫn tấp nập người ở. Dĩ nhiên, những người thuê trọ cũng đủ thành phần. Có công nhân, bảo vệ, phụ hồ bán sức lấy tiền. Có sinh viên xa nhà, học sinh học nghề đi làm thêm bán thời gian kiếm sống. Có phục vụ quán ăn, xe ôm. Có những cụ già, em nhỏ bán dăm ba món lặt vặt mưu sinh. Và có cả những cô gái son ngào ngạt bán chính mình. Nơi đây cũng có một “mùi" rất đặc trưng của Hà Nội, mà giờ tôi mới ngửi thấy.
22 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
Một buổi sáng thứ hai, tôi bước hẫng xuống thang sắt khi đang mắt nhắm mắt mở đi đánh răng. Chân liền bị trẹo. Bác quản lý lắc đầu: - “Mắt mũi để đâu không biết. Thôi. Tao bảo thằng N đưa mày ra bến. Chân tay thế này, ở đây cũng không làm được gì.” Nhận sáu trăm ngàn đồng chẵn tiền công. Tôi quên hết cả mông ê tay xước. Đúng là, tiền có thể xoa dịu nỗi đau một cách thần kỳ. Lần đầu tiên kiếm ra được nhiều tiền đến thế, tôi quyết định phải tự thưởng cho bản thân vì những cống hiến không ngừng nghỉ suốt thời gian qua. Đường hoàng tiến vào một cửa hàng thời trang, mua một bộ từ trên xuống dưới. Quần, áo, mũ, dây lưng. Thanh toán hết bốn trăm ngàn. Số còn lại, mua đồ ăn vặt khao bạn bè sớm vụ đỗ Đại học. Toàn bộ công sức như muối bỏ bể, ra đi không ngoảnh lại trong chưa đến hai tư giờ đồng hồ. Đến gần ngày nhập học, bố tôi vẫn phải dẫn đi mua điện thoại. Đúng là kiếm tiền nhanh nhưng tiêu còn nhanh gấp vạn. Xin chúc mừng! Sứ mệnh đầu tiên của cuộc đời bạn đã không hoàn thành. Thì ra, tôi cũng chẳng ngầu như mình nghĩ.
Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 23
CHƯƠNG 2
TÌM PHÒNG TRỌ
B
ạn bè thi nhau lên nhập học. Giấy báo từ trường của tôi vẫn
bặt vô âm tín. Chiều chiều ra ngóng vào trông. Mỗi lần cô phát thư đi qua đều lắc đầu cười: - Chưa có. Khi nào có, cô đem vào tận nhà. Chờ chán không thấy. Định gọi điện lên trường hỏi thì giấy báo về. Cuối cùng ngày này cũng đã đến. Ngày tôi xưng danh thiên hạ, ngao du bốn biển đến rồi. Vì sao tôi lại mong ngóng đến thế? Bởi trước đây, khi ông anh trai đi học Đại học được mọi người cho rất nhiều tiền. Tôi cũng chỉ mong cầm một nắm tiền như vậy, tiêu không phải nghĩ. Bởi vậy, động lực học hành thi cử mới cao thế. Còn mấy chuyện danh tiếng, đẹp mặt cha mẹ, vốn tôi chẳng mấy để tâm. Người thực tế như tôi, thật dễ sống! Trước ngày lên trường, gia đình mở một bữa tiệc tưng bừng mời họ hàng, bà con, bạn bè đến chung vui. 26 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
Phần quan trọng nhất của buổi tối, tôi đi đến từng bàn cảm ơn mọi người. Trên tay không quên cầm sẵn vài chiếc phong bì như dấu hiệu. Nếu vẫn không đủ, tôi sẽ đứng ngoài cổng, cúi đầu chào tiễn khách. Cách này rất công hiệu, doanh thu đã tăng đáng kể so với cách đây bốn năm. Sớm mai, tôi lưng đeo ba lô. Tay trái cầm điện thoại. Ví tiền nhét túi quần. Vô cùng hào sảng, cứ thế lên đường. Đang nghênh ngang lên xe thì mẹ gọi lại: - Con cất tiền vào trong ba lô chưa? Tính mày hậu đậu, cẩu thả, nhìn không yên tâm chút nào. Cầm năm chục, một trăm ở túi để đi xe thôi. Còn đâu cất hết đi cho mẹ. - “Dạ vâng. Mất làm sao được mà mẹ cứ lo. Con không lấy tiền của bọn nó thì thôi. Đứa nào dám móc tiền của con.” Tôi phẩy tay. Mặc dù ngày ấy mạnh miệng như vậy. Nhưng sau hai năm trên Hà Nội, tôi bị mất ba chiếc điện thoại, một ví tiền. Đúng là cá không ăn muối cá ươn, không nghe lời mẹ chắc chắn mất tiền. Tạm biệt búp bê mi-sa nhé. Anh đi làm sinh viên đây!
Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 27
N
gủ say một giấc, mở mắt ra bác tài đã thông báo đến nơi rồi. Tôi xuống xe, khoác ba lô nhìn sang phía đối diện. Trường to như cung điện, người ra vào nhộn nhịp, màu sắc rực rỡ, năm chữ sơn son thiếp vàng đập vào mắt: Đại Học Mỏ - Địa Chất. Đúng là thiên đường! Được rồi, thực tế thì nó không được đẹp như tôi vừa tưởng tượng phía trên. Hơn nữa, đường đi lối vào vừa nhỏ vừa bụi, dân cư thưa thớt, còn thêm một đống rác bốc mùi kinh dị. Nhưng dù sao cũng không còn lựa chọn nào khác, nên vui vẻ chấp nhận. Vốn dĩ, khi gần đến nơi, tôi sẽ gọi điện cho một người bạn cấp ba của bố. Để bác dẫn đi tìm phòng trọ. Phần vì ngủ quên, phần vì nghĩ, đây là nhà sắp tới của mình, vẫn nên tự đi tìm thì hơn. Nếu đến tối muộn không tìm được phòng nào ưng ý, tôi sẽ ngủ nhà nghỉ, ngày mai đi tìm tiếp. Tôi là người có tiền mà. Có tiền ở Hà Nội thật tốt! Đang mải ngồi quán nước đối diện cổng trường suy nghĩ, có tiếng nói bên cạnh: - Lần đầu lên Hà Nội à? Nhập học đúng không? - “Dạ vâng” - Tôi gật đầu. Một anh trai có vẻ già dặn, gương mặt sạm đen, tóc cắt gọn, người rắn chắc. Bận chiếc quần bò xắn gấu, phía trên là sơ mi ca-rô xanh đen đã sờn hết cổ, mua năm chục ở chợ sinh viên đầu đường Xuân Thuỷ.
28 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
Người Thủ đô thật hiếu khách, quan tâm đến cả một thằng nhóc tỉnh lẻ. - "Mà chú đang đi tìm phòng trọ à?” - Anh ta cười cười để lộ quả răng ố vàng xỉn màu. - “Dạ. Em đang tính xem mấy phòng quanh đây. Ngày mai mới nhập học” - Tôi thành thật xem người ta sẽ dẫn mình đi tới đâu - Anh biết nhiều phòng trọ quanh đây lắm. Chỉ ba bốn trăm một người thôi. Điện nước rẻ nhất khu này. Nếu chú chưa tìm được phòng, anh giới thiệu cho. Chỗ người quen nên giá mới tốt thế. Giờ em tay xách nách mang thế này, xe pháo không có, biết đi tìm đến bao giờ? Không khéo phải đi mấy cây số mới có chỗ ở. Sau này đi học vô cùng vất vả. Ở đâu mà chẳng thế. Gần trường vẫn là tiện nhất. Có ngủ dậy muộn một chút cũng có thể chạy kịp vào lớp điểm danh. Giá rẻ. An ninh tốt. Gần trường. Sạch sẽ… Nghe có vẻ hợp lý đúng không? Tôi cũng thấy hợp lý nên hỏi: - Đi xem phòng có phải mất tiền không anh? Em nhà quê lên, không có tiền đâu. Anh trai cười cười lấy điện thoại ra, lướt lướt trong danh bạ: - Dẫn chú đi xem, không được thì anh dẫn đi chỗ khác. Chứ chú không ở, ai lấy tiền của chú làm gì. Để anh lo cho. Cứ ngồi uống nước đợi tí. Anh gọi đến chỗ người quen!
Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 29
T
rong lúc đợi, tôi quan sát xung quanh. Vừa heo hút, vừa bụi bặm. Đối diện cổng trường có dãy nhà tạm,
chủ yếu lợp tôn, đỡ bằng cột gỗ. Quán nước đang ngồi còn nhận gửi xe, kê thêm mấy cái bàn bi-a. Bên cạnh có tiệm phô-tô, bán kèm giáo trình truyền đời các năm. Kéo dài thêm mấy mét phía sau là một loạt các cửa hàng điện tử, cho thuê xe máy, tiệm cầm đồ, cơm bụi, tạp hoá, karaoke, … Cái đường nhỏ xíu mà gì cũng có. Gần mười hai giờ trưa, nắng đến nôn nao. Sinh viên tan ca, kéo nhau ra khỏi cổng trường từng nhóm. Đủ thể loại, không có đồng phục. Người đi bộ, người xe đạp, xe máy, có bạn còn được ô tô đón. Một điều đặc biệt, sinh viên ở đây đi học chỉ cầm duy nhất một quyển vở ghi chép. Bút kẹp vào túi áo ngực, không thấy mang thêm cặp hay sách giáo khoa. Cái này tôi rất ưng. Chứng tỏ học hành không vất vả. Tôi vừa mới vùng lên thoát khỏi ách đô hộ của bài tập về nhà với kiểm tra miệng hơn một thập kỷ qua, không muốn lại tiếp tục sống trong những ngày tháng như trước đây nữa. Đây là lần đầu tiên tôi đến một trường Đại học. Có cảm giác vừa háo hức vừa phấn khích. Thiên đường đây rồi! Qua cơn bĩ cực đến ngày thái lai. Bao nhiêu ngày tháng vùi mặt
30 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
vào lượng giác, đạo hàm với ô xi hoá khử cuối cùng cũng qua rồi. Đây chính là lúc ta khám phá cuộc sống thành thị phồn hoa, không nên phụ công ba mẹ cho tiền ăn học. Sau khi gọi điện cho vài nơi, anh trai ngồi cạnh quay sang hỏi: - Anh vừa tìm được một phòng cách trường năm phút đi bộ. Giá rất hạt dẻ, an ninh tốt, sạch sẽ. Quanh đây không còn phòng như thế đâu. Nếu đồng ý, giờ anh dẫn đi xem phòng luôn. - “Vậy tốt quá, anh chỉ giúp em” - Tôi vô cùng hớn hở. Đi thẳng qua cổng trường, lên một dốc nhỏ, rẽ trái, xuống con đường gồ ghề, gạch sỏi lẫn lộn, thêm năm trăm mét thì dừng lại. Trước mặt là xóm trọ, loại chỉ có một dãy phòng, đối diện với bức tường rêu cao bằng đầu người. Thau, chậu, giày, dép, thùng rác, ... đặt ngổn ngang khắp lối đi chung. Anh trai đứng trước cái cổng bằng sắt gỉ, rộng hơn mét gọi với: - Cô Hạnh ơi, có người đến thuê phòng. - Đợi tý! Cả dãy trọ có sáu phòng. Đối diện với cổng xóm là quán điện tử cầm tay. Bên cạnh, chủ nhà trọ kinh doanh dịch vụ internet. Phong thuỷ thế này là tốt rồi. Đúng ý tôi.
Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 31
Cô chủ dãy trọ dẫn đi xem xung quanh, sau đó mở cửa phòng giới thiệu: - Đây... Phòng của cháu đây. Cô mới cho người dọn sáng nay. Thoáng mát đúng không? Cháu đừng để ý chỗ đấy, trần nhà bị thấm nước mưa nên nhìn nó thế thôi. Để có thời gian cho người sơn lại là không sao. Yên tâm, yên tâm… Không bị tróc tường ra đâu. À, cái mảng tường này chắc là thằng nào lấy cái gì chọc vào nên mới rơi ra như thế. Tôi gật gật: “Dạ vâng". Phòng của tôi nằm ngay đầu tiên. Mười hai mét vuông, tính cả tường. Có một cái sạp giường nằm trơ trọi trong góc, sát tường. Không chiếu. Không màn. Tường nhà đã cũ, giấy báo nham nhở, gạch đá hoa xỉn màu bị sứt vài chỗ. Hơi nóng nhưng vẫn chịu được. May là có cửa sổ cạnh cửa ra vào. - Cháu ở đây là tốt nhất rồi. An ninh đảm bảo. Mọi người vào xóm cô ở đều là sinh viên ngoan ngoãn, hiền lành, chăm chỉ học hành. Nhìn mặt cháu đáng tin cô mới đồng ý cho vào. Không phải ai cũng được ở đây đâu. - “Dạ vâng” - Tôi vẫn cười cười. Đợi tôi xem xét một vòng, cô Hạnh ướm hỏi: - Sao rồi, phòng được không? Giờ này mà còn phòng cho hai anh em thuê là may lắm đấy. Thằng kia nó mới chuyển đi sáng nay, cô treo biển được nửa tiếng thì cháu đến. Xung quanh đây làm gì nhà nào còn phòng. 32 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
Quả thật, phòng thì tôi chưa ưng lắm. Nhưng đi suốt từ sáng đến giờ. Trời lại đang nắng thế này. Tôi cũng chấp nhận: - Dạ vâng. Phòng này bao nhiêu tiền một tháng ạ? - Ở đây phòng to một triệu hai, phòng nhỏ tám trăm. Điện hai ngàn rưỡi một số. Nước mười lăm ngàn một khối. Dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Có công tơ riêng. Điện nhà cô vẫn còn rẻ đấy. Chứ mọi nơi lên ba ngàn hết rồi. - Còn loại tiền nào khác nữa không ạ? - Có thêm tiền vệ sinh và thu dọn rác. Mỗi tháng hai mươi ngàn. Đóng ba tháng một. Cháu dùng mạng internet nhà cô thì thêm tám chục. Tôi bắt đầu nhẩm. Mỗi tháng bố cho triệu rưỡi. Ăn uống, đi lại, điện thoại, điện nước, mạng, quỹ trường lớp… chưa kể đến phát sinh. Tiền phòng mà đã tám trăm thì đắt quá. Đói nhăn răng là cái chắc. Tôi làm ra vẻ tiếc nuối. - Phòng này được cô ạ. Nhưng cháu mới ở một mình như thế này nhiều tiền quá. Để cháu tìm phòng nhỏ hơn. Khi nào bạn cùng phòng lên, cháu quay lại sau. - “Bạn cùng phòng cháu khi nào mới lên?” - Cô Hạnh hỏi. - Nó học nguyện vọng hai, chắc phải tháng sau cô ạ.
Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 33
- "Thế này đi. Cô thương chúng mày sinh viên năm nhất. Giờ đi đâu mà tìm được phòng bây giờ. Tháng này coi như cô chịu thiệt. Bớt cho một trăm. Tháng sau bạn lên ở hai người thì đóng đúng giá cho cô." - Cô chủ nhà mau chóng thay đổi. Tôi còn đang suy nghĩ, anh trai bên cạnh liền lên tiếng: - Thế là hợp lý rồi. Quanh đây cũng không còn phòng đâu. Sáng nay anh gọi khắp nơi cho chú mà không tìm được. Sau một hồi trò chuyện, hướng dẫn đường sá. Cuối cùng cũng đành đồng ý: - Dạ vâng. Cô cho con chuyển vào luôn. - Được rồi. Thế cháu cứ sắp xếp đồ đạc, quét dọn phòng đi. Đóng tiền phòng tháng này trước để cô gỡ cái biển cho thuê xuống. Tối có thời gian thì qua nhà cô bên cạnh làm hợp đồng. - Cô Hạnh vui vẻ. Cô chủ nhà đi rồi, tôi ném balo lên giường rồi ngồi xuống. Anh trai tốt bụng giờ mới lên tiếng: - Tìm được chỗ ở rồi. Chú cho anh xin ít tiền công. Biết kiểu gì cũng phải gửi anh này chút tiền rồi nên không có gì bất ngờ lắm. Tôi hỏi anh ta lấy bao nhiêu tiền. - Bình thường, anh lấy 50% giá phòng tháng đầu tiên. Nhưng thấy chú sinh viên mới lên. Đưa anh ba trăm là được rồi.
34 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
Tôi nghe vậy liền vã mồ hôi. Bụng dạ bồn chồn như sắp bị cướp giật. - Sao nhiều thế ạ? Em vừa đóng tiền phòng xong, cũng chẳng còn tiền. Em gửi anh một trăm, coi như anh giúp em. Không thì để em gọi cô chủ nhà lại, không thuê nữa. Chứ tháng này em xác định chết đói rồi. - Một trăm thì chẳng đủ tiền anh gọi điện thoại. Trời trưa nóng bức thế này. Đưa thêm một tờ nữa đây. Nhanh lên anh còn đi ăn cơm. Hà Nội có khác. Hở ra là tiền!
Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 35
N
hưng thế vẫn còn đỡ tức. Dù sao mất tiền nhưng còn được việc. Tôi có một người bạn thân lúc mới lên học.
Tên là Khái Khoa. Nhìn bên ngoài rất to xác, có vẻ đầu gấu đầu mèo nhưng vô cùng tin người. Nó lên Hà Nội trước một tuần để tìm phòng trọ. Trong túi còn cầm rất nhiều tiền. Năm ngày đầu tiên, nó ngày ngủ nhà nghỉ, chiều lượn lờ đi chơi, tối cày game đến sáng. Đến ngày thứ sáu mới tá hoả đi tìm phòng. Khắp các cột điện, bảng tin, tường rào đều thấy những tờ giấy in thông báo cho thuê phòng trọ giá rẻ, miễn phí nhiều tiện tích, đọc qua thấy vô cùng hấp dẫn. Khái Khoa nghĩ Hà Nội cái gì cũng dễ dàng, cần gì là có ngay. Gọi cho số điện thoại theo hướng dẫn. Gặp một chị gái giọng rất dễ thương. Còn đồng cảm rằng hiểu hoàn cảnh của nó. Sinh viên không có nhiều tiền. Cần chỗ ở gần trường, an ninh tốt, thoải mái thời gian. Điện - nước - mạng đầy đủ. Đúng là một chị gái thật tốt! Chị gái dẫn nó đi xem một phòng rất đẹp, đầy đủ tiện nghi. Duy chỉ có một vấn đề, phải đặt cọc trước một tháng tiền nhà giữ chỗ. Ba ngày sau quay lại nhận phòng vì người đang ở chưa chuyển đi. Khái Khoa móc tiền đặt cọc không cần suy nghĩ. Tay vung bút ký tên vào hợp đồng như rồng bay phượng múa không thèm ngó qua nửa chữ. Sau đó vô cùng vui vẻ đi chơi điện tử. 36 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
Nhưng hỡi ôi! Đến ngày quay lại, chị gái dẫn nó sang một phòng khác. Nóng bức, xập xệ. Khu vệ sinh mất nước. Điện hôm có hôm không. Nó thắc mắc, chị gái bảo phòng kia người ta chưa chuyển, em ở phòng này đã. Khi nào chuyển chị sẽ báo. Khái Khoa dĩ nhiên không chịu. Muốn đòi lại tiền đặt cọc để đi tìm chỗ khác. Chị gái tươi cười bảo, em có thể chuyển đi chỗ khác. Chị lại tìm cho em. Nhưng tiền cọc thì không lấy lại được. Vì trong hợp đồng có ghi rõ: “Bên A nhận phòng theo chỉ định của bên B". Đại loại là, người ta cho phòng nào thì ở phòng đó. Khỏi kén cá chọn canh. Nó cũng chẳng làm ầm lên được. Vì bên cạnh chị gái đang tươi cười kia là hai anh xăm trổ, đầu húi cua, mặt đầy sát khí. Khái Khoa biết bị lừa nên ngậm bồ hòn làm ngọt. Định dọn vào ở nhưng giá phòng trọ này vẫn là một triệu bảy, điện bốn ngàn rưỡi một số, nước ba mươi ngàn một khối. Rồi tiền vệ sinh, điện, nước, internet, lại còn tiền an ninh, cơ sở vật chất, … Rất nhiều khoản, nên sau ba ngày, nó lặng lẽ rời đi. Mất không hai triệu.
Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 37
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
LƯU Ý TÌM PHÒNG
N
ếu bạn cũng giống như nhiều sinh viên khác, chưa thể mua ngay một căn hộ khi mới lên thành phố, thuê một nơi ở là giải pháp khả thi nhất. Nhưng việc tìm được một căn phòng phù hợp về phong cách sống và nằm trong khoảng ngân sách cho phép là điều không dễ dàng. Trước khi đặt bút ký vào bất cứ tờ giấy nào, hãy lưu ý đến 10 điều vô cùng quan trọng dưới đây: 38 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
1. NGÂN SÁCH Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn có tối đa bao nhiêu tiền cho việc này? Hãy nghiêm túc xem xét ngân sách của mình. Chỉ nên dành tối đa 30% - 35% số tiền hàng tháng có được cho nhà ở. Nếu bạn bỏ ra nhiều hơn, các chi phí khác sẽ phải cắt giảm. Tìm hiểu về tất cả các loại hoá đơn, chi phí, tiền đặt cọc, phí sửa chữa, phí trả nhà trước hạn, phí tiện ích không bao gồm tiền phòng hàng tháng (thu gom rác, môi trường, đậu xe…). Làm rõ tất cả những điều này trước khi ký hợp đồng hoặc đặt cọc tiền, nếu không bạn có thể phải gặp những điều bất ngờ khó chịu trong tương lai.
2. ĐỊA ĐIỂM Cách nhanh nhất là hỏi các trên, phòng công tác sinh những người đồng hương, thành phố… họ sẽ cho bạn Ngược lại, nếu bạn muốn theo những tiêu chí mình hãy thử những cách sau.
anh chị khoá viên trường, bạn bè trên những gợi ý. tự tìm kiếm mong muốn,
Cách 1: Hãy mua một tấm bản đồ hoặc tiện hơn là sử dụng Google Map. Khoanh tròn bán kính hai cây số. Sau đó, bạn có thể tự lái xe đi xung quanh khu vực để Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 39
tìm kiếm. Chú ý đến những ngõ nhỏ, nơi chủ nhà chỉ đơn thuần để một tấm bảng và dán giấy có dòng chữ cho thuê.
Cách 2: Các thành phố đều có khu vực nhà cho thuê dành riêng cho sinh viên (làng sinh viên, ký túc xá sinh viên…). Nếu không ngại đông người, bạn nên tìm về những khu vực này.
Cách 3: Những hội nhóm trên mạng xã hội, các trang tin chuyên phục vụ cho việc đăng tải thông tin thuê phòng ngày nay vô cùng phát triển. Hàng trăm tin rao cho thuê, nhượng phòng, ở ghép mỗi ngày. Nhưng trước khi quyết định điều gì hãy tìm hiểu kỹ càng.
40 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
Cách 4: Tìm một đơn vị môi giới nhà ở chuyên nghiệp. Họ sẽ nhanh chóng đưa ra những lựa chọn theo tiêu chí bạn đưa ra. Có thể sẽ phải tốn một khoản chi phí, thông thường là 50% hoặc 100% phí thuê phòng tháng đầu tiên. Nếu nó giúp được bạn thì đây cũng không phải là một lựa chọn tồi.
3. DI CHUYỂN Khi đã xác định được ngân sách dành cho vấn đề nơi ở. Hãy dành thời gian tìm hiểu về thời gian và cách di chuyển từ phòng trọ đến những nơi thường có trong lịch trình hàng ngày: trường học, chợ, bệnh viện, nơi làm thêm, địa điểm tham quan. Một số khu vực rất bất tiện khi di chuyển bằng xe bus. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đã tính toán chi phí và thời gian đi từ nơi trọ tới trường học.
4. THỜI ĐIỂM Phòng trọ giống như một mặt hàng. Càng khan hiếm giá càng tăng cao. Thời điểm sinh viên mới lên nhập học có rất ít lựa chọn. Vì thế, nếu có thể, hãy tìm phòng trước đó chừng một tháng. Trong trường hợp bạn đã ở trên thành phố một thời gian hãy chú ý đến khoảng thời gian biến động lớn về phòng trọ như kết thúc một năm học, bắt đầu năm học mới, thời điểm sinh viên năm cuối đi thực tập, chuẩn bị nghỉ hè. Lúc này sẽ có một lượng phòng lớn được đẩy ra thị trường cho thuê lại.
Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 41
5. CHẤT LƯỢNG Đừng tin những hình ảnh đẹp, những lời rao bán ngọt ngào trên mạng xã hội. Trăm nghe không bằng một thấy. Trước khi thuê một căn hộ, bạn nên đến trực tiếp và nếu có thể hãy quay lại lần thứ hai để xem xét. Hãy nhớ rằng, các vấn đề về thẩm mỹ như đồ đạc bừa bộn, rèm cửa bị hỏng, vết trầy xước trên tường có thể được khắc phục. Nhưng hãy kiểm tra kỹ hơn những điều ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khoẻ của người sử dụng căn phòng. Nguồn nước, vòi nước, bồn cầu, trần nhà, tất cả các cửa, côn trùng, loài gặm nhấm, điều hoà, tất cả hệ thống điện - nước - gas.
6. CHỦ NHÀ Hãy tìm hiểu về người chủ nhà, một số thông tin cơ bản đôi khi rất quan trọng cho các vấn đề sau này. Nếu người đang đàm phán với bạn chỉ là người quản lý hoặc một công ty môi giới thì khó thương lượng hơn. Nhưng nếu đó là một gia đình và họ chỉ cần đảm bảo thu nhập mỗi tháng, người thuê có trách nhiệm, hãy thử thảo luận thêm để có một phần chiết khấu.
7. HỢP ĐỒNG Trước khi ký hợp đồng, bạn phải chắc chắn người cho thuê có đủ quyền sở hữu hoặc có năng lực sở hữu để ký kết hợp đồng. Đọc tất cả các điều khoản và phụ lục đính kèm. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê, bên cho thuê. Các mục như thời hạn hợp đồng, tiền thuê nhà, tiền đặt 42 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
cọc, giá điện nước, các phụ phí kèm theo, các mức phạt khi vi phạm hợp đồng, quy định tăng giá, quy định bảo trì vật dụng, ... cần được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng. Hỏi lại chủ nhà tất cả những điểm còn khúc mắc. Chỉ khi nào bạn thực sự hiểu hết mọi vấn đề, mọi quyền và nghĩa vụ, lúc đó hãy ký vào hợp đồng. Mọi sự hời hợt đều phải trả giá bằng tiền mặt.
8. HÀNG XÓM Tôi tin chắc rằng, không một ai muốn sống với những người hàng xóm vô duyên, khó chịu, mất vệ sinh. Những người luôn gây ồn ào vào ban đêm hay thường xuyên tụ tập bạn bè nhậu nhẹt sẽ không phải là hàng xóm lý tưởng. Những người này thường gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khoẻ của những người xung quanh, thậm chí gây mất trật tự an ninh. Hãy quan sát những người xung quanh nơi bạn định thuê trọ, hỏi người thuê trước đó. Nếu nhận thấy vấn đề gì không ổn, thì hãy xem lại lựa chọn của mình.
9. CỘNG ĐỒNG Hãy đi bộ xung quanh khu nhà để hiểu về cộng đồng nơi bạn đang có ý định hoà nhập. Bạn có thể dành ra nửa giờ đồng hồ để biết hoạt động của khu nhà nơi mình dự kiến thuê trọ. Độ tuổi trung bình, nhân khẩu học; Họ là người bản địa hay từ nơi khác đến? Cảm giác về mức độ an toàn; Nhịp sống; Dịch vụ và tiện ích? Tình trạng giao thông?... Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 43
LƯU Ý KHI THUÊ PHÒNG
PHẦN I: CHẤT LƯỢNG Nguồn nước sạch và ổn định
Tường không mốc
Vòi nước còn sử dụng tốt
Cửa chính an toàn
Bồn cầu, chậu rửa không tắc
Ban công an toàn
Trần nhà không thấm nước
Cửa sổ an toàn
Điều hoà hoạt động tốt
Thiết bị điện an toàn
Quạt gió hoạt động tốt
Không có côn trùng
PHẦN II: HỢP ĐỒNG Bạn làm việc với chủ sở hữu?
Thời hạn hợp đồng?
Điều khoản phạt vi phạm?
Cách thức đóng tiền?
Các chi phí phát sinh?
Chi phí điện, nước?
Điều kiện khi chuyển phòng?
Quy định tăng giá?
Quy định sinh hoạt chung?
....................
..........................
....................
44 | Bảo Nguyên & TS.Thanh Vân
PHẦN III. MÔI TRƯỜNG SỐNG Hàng xóm là ai? Mức độ an ninh khu vực? Cách thức sinh hoạt chung? Liên hệ với ai khi gặp sự cố? Địa chỉ bệnh viện gần nhất? Địa chỉ đồn công an gần nhất? Cách thức di chuyển đến nơi thường đến? Tình trạng giao thông?
Chuyện sinh viên đương nhiên hết tiền | 45
Cuộc sống sinh viên của bạn như thế nào? Tự do tự tại, vui vẻ thoải mái, tiền tiêu rủng rỉnh, chẳng có điều gì phải vướng bận? Hay nhẹ nhàng bình yên, lo cơm cà dưa muối, một buổi lên lớp, một buổi đi làm, đầu tháng cơm sườn, cuối tháng mì tôm? Mỗi người mỗi cảnh, không ai giống ai. Có người học tiếp, có người bị đuổi. Có người lặng lẽ, có người ồn ào. Có người đi làm thêm kiếm tiền đóng học phí. Có người dùng tiền học phí mua điện thoại tặng bạn gái. Dù trường hợp nào đi nữa, cũng đều là những năm tháng cả đời sẽ chẳng bao giờ quên được. Chính vì thế, mới có cuốn sách này.
Giá: 168.000đ