Sách Xanh hóa Châu Á

Page 1

CÁC NGUYÊN TẮC MỚI NỔI CHO KIẾN TRÚC BỀN VỮNG Nirmal Kishnani

dịch

NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC



Bìa sách Các vòng tròn thể hiện những mức độ hoạt động Xanh mới nổi trên một bản đồ Châu Á được trình bày có dụng ý. Hình vẽ được điều chỉnh lại từ bản đồ trên các trang 28 đến 29.

Bản quyền © 2012 Nirmal T. Kishnani Dịch từ nguyên bản tiếng Anh Greening Asia Emerging Principles for Sustainable Architecture của tác giả Nirmal T. Kishnani, xuất bản bởi Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thông tin Xây dựng BCI ASIA Xanh hóa Châu Á - Các nguyên tắc mới nổi cho kiến trúc bền vững Bản quyền bản dịch tiếng Việt © Công ty Cổ phần Ashui Việt Nam, và được xuất bản theo hợp đồng chuyển nhượng bản quyền giữa Công ty Cổ phần Ashui Việt Nam và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thông tin Xây dựng BCI ASIA. Tất cả quyền sở hữu được bảo hộ. Không một phần nào của ấn phẩm này có thể được sao chép, lưu trữ trong hệ thống truy xuất hoặc truyền bá, dưới bất kỳ hình thức hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào, điện tử, cơ khí, photocopy, ghi âm hoặc những cách khác, khi không có sự cho phép bằng văn bản của đơn vị chủ sở hữu quyền tác giả. Lời phủ nhận Thông tin và các luận điểm trình bày trong cuốn sách này đã được tổng hợp, khai thác và phát triển từ nhiều các nguồn khác nhau bao gồm các sách giáo khoa, bài viết học thuật, thông tin truyền thông, báo cáo, tiêu chuẩn, hướng dẫn, các công ty nghề nghiệp, và mạng Internet. Các thông tin này được trình bày trung thực. Tác giả và nhà xuất bản đã thực hiện mọi nỗ lực được phép để đảm bảo rằng thông tin được trình bày chính xác. Trách nhiệm của tất cả người sử dụng là sử dụng sự đánh giá chuyên nghiệp, kinh nghiệm và cảm quan chung khi áp dụng hay ứng dụng thông tin được trình bày trong cuốn sách này. Trách nhiệm này gồm cả việc xác minh lại các quy chuẩn, tiêu chuẩn và dữ liệu khí hậu địa phương. Mọi nỗ lực đã được thực hiện nhằm đảm bảo các quyền sở hữu trí tuệ được thừa nhận một cách hợp pháp. Các thiếu sót hoặc sai sót, nếu có, là ngoài ý muốn. Trường hợp nhà xuất bản hoặc tác giả được thông báo về một thiếu sót hoặc sai sót, những lỗi này sẽ được chỉnh sửa trong các ấn bản tiếp theo.

Nhà xuất bản Nhà xuất bản Tri Thức Số 53, Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel: (844) 3945 4661 Fax: (844) 3945 4660 Chịu trách nhiệm xuất bản Chu Hảo Dịch giả TS. KTS. Nguyễn Quang Minh ThS. KTS. Vũ Linh Quang Ashui.com Biên tập Trương Đức Hùng Thiết kế Atelier MNN, Ashui.com Đối tác liên kết Công ty Cổ phần Ashui Việt Nam Số 19/16, đường Nguyễn Phúc Lai, Quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (84) 9 8888 7890 Email: admin@ashui.com Website: www.ashui.com Nhà in In 5oo cuốn, khổ 17,5 x 25 cm tại Công ty TNHH MTV In Tài Chính Số 24/115, Trần Cung, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Số KHXB: 1261-2016/CXBIPH/3-17/TrT Quyết định xuất bản số: 15/QĐLK - NXBTrT ngày 06 tháng 05 năm 2016 ISBN 978-604-943-368-9 In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2016

Nhà tài trợ


CÁC NGUYÊN TẮC MỚI NỔI CHO KIẾN TRÚC BỀN VỮNG

Nirmal Kishnani Dịch giả: Ashui Việt Nam TS. KTS. Nguyễn Quang Minh ThS. KTS. Vũ Linh Quang


NỘI DUNG

60 Sáu Nguyên tắc của Kiến trúc Bền vững Các ý tưởng mới nổi cho Châu Á

6 Lời đề tựa

64 Tính hiệu quả Tìm sự hiệu quả dài hạn

12 Xanh hóa Châu Á Tái khởi động sự thảo luận

70 Sinh thái Tôn trọng và sửa chữa các mạng lưới

42 Các công ước về Xanh hóa Năm câu hỏi

78 Trạng thái lành mạnh Kết nối với không gian ngoài nhà, cộng đồng, thiên nhiên

54 86 Những giới hạn của vấn đề Xanh hóa Sự gắn kết Tư duy lại các ranh giới hệ thống Sự phụ thuộc tại chỗ và tự cung cấp

92 Cam kết ủng hộ Các công trình như một sức mạnh văn hóa 100 Sự tích hợp Quá trình sắp xếp hướng tới hiệu năng công trình

108 Từ Xanh đến Bền vững Chú ý đến các khoảng cách


113 Các Dự án

114 Khu biệt thự Alila Uluwatu Bali, Indonesia

218 Khu dân cư Nam Tú Mậu Bình Hồng Kông, Trung Quốc

321 Lời cảm ơn

132 Trường học Xanh Bali, Indonesia

234 SonevaKiri Koh Kood, Thái Lan

322 Tài liệu tham khảo

150 Trụ sở Ủy ban Năng lượng của Malaysia Putrajaya, Malaysia

252 The Met Bangkok, Thái Lan

326 Nguồn

166 Bệnh viện Khoo Teck Puat Singapore

268 Trung tâm Vanke Thâm Quyến, Trung Quốc

184 Học viện Thời trang Pearl (Pearl Academy of Fashion) Jaipur, Ấn Độ

286 Văn phòng Tập đoàn Yamuna Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kirloskar Brothers Pune, Ấn Độ

200 Nhà tắm & Thư viện Safe Haven Thư viện Chợ cũ Thái Lan

302 Tòa nhà Trung hòa Năng lượng (Zero Energy) Viện Môi trường Xây dựng BCA Singapore


LỜI ĐỀ TỰA

Với hình thức như hiện tại thì công cuộc xây dựng Xanh ở Châu Á cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đó là một nhu cầu cấp thiết. Ở vị trí trung tâm của vấn đề, quá trình Xanh hóa là sự phân đoạn của tư duy – các ý tưởng tốt và chưa tốt cùng tồn tại – dẫn đến các kết quả mâu thuẫn hoặc sự vô nghĩa. Một công trình được công bố là Xanh khi có một hệ thống làm mát hiệu quả về năng lượng, cho dù được bao bọc bằng kính và lớp vỏ kính đó làm tăng đáng kể công suất làm mát. Công trình không có gì nổi bật song vẫn được coi là Xanh, bởi vì yếu tố Xanh được chứng thực trên bản vẽ thiết kế. Tư duy của giới kỹ nghệ tạo điều kiện cho sự chấp nhận kết quả này. Châu Á đón nhận xu thế Xanh – sử dụng thuật ngữ Xanh và Bền vững thay thế cho nhau – và quá trình này trở nên rắc rối.

Cuốn sách Xanh hóa Châu Á bắt đầu bằng việc xem xét tác dụng mang tính trấn an của thuật ngữ Xanh, sự chấp nhận rộng rãi những quy ước Xanh hóa. Cuốn sách này hướng sự quan tâm đến một số dự án phát triển mới mang tính khích lệ xu hướng nói trên và từ đó rút ra các nguyên tắc cho sự tiếp cận ngày một rõ nét đến thiết kế bền vững. Trước sự xuất hiện của xu thế Xanh hóa – tại Châu Á đã tồn tại trường phái sinh khí hậu, tính chất nhiệt đới, chủ nghĩa vùng miền – ở đâu đó trong những thập niên 1960, 1970, 1980, phần nào là sự phản ứng lại các ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa tràn qua khu vực này.1 Thập niên 1990 đem đến sự cải cách thị trường và quá trình tư nhân hóa khiến sự thay đổi ở Châu Á tăng tốc, nhất là ở các nền kinh tế bị nhà nước kiểm soát như Trung Quốc và Ấn Độ. Những tác động tiêu cực về mặt xã hội và môi trường của sự chuyển hóa này khiến vai trò của công trình và đô thị cần được xem xét lại. Kinh tế quốc gia và quốc tế dễ bị ảnh hưởng do sự tăng giảm giá dầu mỏ và biến đổi khí hậu. Thực tế này đặt lại vấn đề các công trình xây dựng – là các nguồn tiêu thụ và phát thải – sẽ phải hiệu quả hơn và tỏ ra có trách nhiệm hơn. Đã có sự hội tụ trong cách nhìn nhận các yếu tố tạo nên công trình Xanh và cách thức này đang lan truyền nhanh và rộng khắp tại Châu Á, tốc độ thông qua mô hình phát triển Xanh đã tăng lên đáng kể từ năm 2005. Lần thống kê sau cùng cho thấy có tới 13 công cụ đánh giá công trình

6

1_ Steele, J. (2005)


Xanh, trợ giúp cho các hoạt động kiểm định được bên thứ ba tiến hành và cấp giấy chứng nhận. Hiện cách thức thiết lập và quản lý các công cụ trên còn một số trùng lặp. Mỗi công cụ có những hạng mục đánh giá giống nhau – năng lượng, nước, địa điểm, môi trường trong nhà. Các hạng mục đạt yêu cầu sẽ được tính điểm và các điểm số này về sau sẽ là cơ sở để đánh giá dự án. Gần như toàn bộ các công cụ đánh giá ở Châu Á được điều chỉnh từ một số bộ công cụ gốc được thiết lập cho Bắc Mỹ và Vương quốc Anh với những điều kiện riêng tương ứng.2 Khi các công cụ được điều chỉnh cho phù hợp với một bối cảnh nào đó đặc thù, các điểm số cho mỗi hạng mục sẽ phải thay đổi để phản ánh rõ những đặc trưng xếp theo thứ tự ưu tiên. Những nỗ lực thích ứng hóa công cụ (ví dụ như lồng ghép với các bộ luật sở tại) được ghi nhận, tuy nhiên mục tiêu tổng thể về bản chất là giống nhau: giảm tiêu thụ tài nguyên và tác động bất lợi đến môi trường, cải thiện sức khỏe và sự tiện nghi cho người sử dụng công trình. Thuật ngữ Xanh hay được gắn với các ngôn từ về số lượng: hệ số, nồng độ, hiệu quả, lợi nhuận. Vấn đề mà ít công cụ đòi hỏi – điều đặc biệt quan trọng với Châu Á – là cần làm gì để các cộng đồng tiêu thụ ít nguồn lực có thể bắt đầu phát triển. Điều gì sẽ xảy ra nếu vấn đề cấp bách không phải là sự tiêu thụ, mà là chất lượng sống? Có những chỉ trích rằng sự tiếp cận vấn đề Xanh hóa công trình dựa trên các bộ công cụ không đầy đủ, thiếu đề cập đến những đặc trưng của khu vực và sự khác biệt về văn hóa. Công cụ đó phần nhiều là “một sự tiếp cận máy móc từ trên xuống dưới, thiếu tính cụ thể và thiếu tính ràng buộc về xã hội và sinh thái”.3 Liệu yếu tố Xanh, với trọng tâm là công nghệ và tối ưu hóa, có cho chúng ta thấy viễn cảnh của “bền vững” tại Châu Á? Cần phải nói rằng về mặt định nghĩa thì Xanh không hoàn toàn giống với bền vững. Xanh là một thước đo có tính tương đối, một luận điểm mang nghĩa ít gây hại hơn. Một công trình được cho là Xanh nếu công trình đó tiêu thụ hoặc phát thải ít hơn một mức chuẩn nào đó được ấn định từ trước. Tính bền vững thì khó đo đạc hơn.

2_ Fowler, K.M. & Rauch, E.M. (2006) 3_ Cole, R.J. (2012a), trang 3

7


Vẫn chưa có một phép đo lường đơn giản nào gói gọn tính bền vững trong công trình. Bền vững có nghĩa là sinh sống được trong khả năng cung cấp của hành tinh chúng ta, tốc độ tiêu thụ hoặc phát thải không nhanh hơn so với những gì có thể được thay thế hoặc sửa chữa một cách tự nhiên. Nói cách khác, đó là không gây tổn hại. Thiết kế bền vững bắt đầu bằng sự hiểu biết về mối liên hệ qua lại giữa công trình và môi trường theo nghĩa rộng. Bền vững đòi hỏi phải có tầm nhìn quốc tế, mang tính chính luận và có mối liên hệ qua lại, trong đó những vấn đề sinh thái được quan tâm cùng với nhu cầu về xã hội và kinh tế của các cộng đồng dân cư.

8

Sự khác biệt căn bản giữa Xanh và bền vững là ranh giới hệ thống mà trong đó công trình vận hành. Một hệ thống được định nghĩa bởi các giới hạn mà trong đó các yếu tố của hệ thống tương tác với nhau. Nếu mục đích của Xanh hóa là làm cân bằng sự tiện nghi và sự tiêu thụ trên năm năm (thời gian ở đây là ranh giới cho sự trao đổi) thì việc lắp đặt thiết bị điều hòa không khí hiệu quả về năng lượng là một sự lựa chọn, bởi vì hệ thống này cho phép tính toán cụ thể việc giảm năng lượng tiêu thụ và các chi phí vận hành. Nếu tăng lên đến 20 năm thì ngưỡng cân bằng sẽ kém chắc chắn và nhiều rủi ro hơn, bởi vì nguồn cung ứng và giá năng lượng không ổn định. Khi đó việc thiết kế dự phòng các tình huống bất ngờ xảy ra sẽ trở nên cấp thiết. Khi hệ thống làm mát cơ khí không đủ độ tin cậy thì cần phải làm gì để duy trì trạng thái tiện nghi bên trong công trình. Có thể đó vẫn là hệ thống điều hòa không khí, được hỗ trợ đặt ở chế độ hỗn hợp ít tiêu thụ năng lượng, hoặc bằng thông gió tự nhiên vì không phải lắp đặt thêm thiết bị hoặc phải xây dựng lại. Giá trị ở đây – với ranh giới thời gian kéo dài – là sự mềm dẻo và sự thích ứng, bên cạnh các khoản tiết kiệm. Thay đổi ranh giới sẽ đồng nghĩa với thay đổi cách đánh giá mức độ thành công và tiến trình hành động. Về mặt tri thức, cuốn sách này có được là nhờ Peter Buchanan. Mười Sắc thái của Xanh là tên một triển lãm do Buchanan phụ trách năm 2000 và sau này là một cuốn sách cùng tên. Ông dùng một hệ thống ký hiệu mô tả khác thường, có phần chất phác về Xanh và được xuất bản vài năm trước khi các công cụ đánh giá trở nên gắn bó với chủ đề.


Buchanan đã chọn mười công trình có hiệu năng cao ở Châu Âu và Bắc Mỹ rồi rút ra mười đặc điểm của Xanh. Một vài đặc điểm trong số đó mang tính đi trước thời đại: tiêu thụ ít năng lượng, hiệu năng cao, tái chế, sức khỏe. Một vài đặc điểm thời đó chưa được biết đến: sự gắn kết hay lồng ghép đúng chỗ, niềm hạnh phúc, cuộc sống dài lâu, sự khớp lỏng. Điều hấp dẫn khiến ông đi sâu vào chủ đề này là sự liên kết các ý tưởng nhằm phục vụ cho một ý tưởng lớn hơn. Ví dụ như Cuộc sống dài lâu / Sự khớp lỏng nói về công trình như một tập hợp các điều kiện thường xuyên thay đổi trong thời gian công trình tồn tại. Trạng thái lành mạnh có hàm nghĩa rộng, không chỉ là việc tạo lập một mức nhiệt độ phòng thích hợp, mà còn là vị trí của mỗi cá nhân trong một cộng đồng. Mười Sắc thái Xanh tỏ ra chân thực đối với mối liên hệ bộ ba bên dưới của sự bền vững (con người – hành tinh – lợi nhuận), hơn hầu hết các cấu trúc khung hiện nay. Trong thập kỷ vừa qua, chúng ta đã quên cách thức liên kết. Xanh hóa đã trở thành một hành vi phân tách các yếu tố để nghiên cứu riêng bản chất mà thiếu một kịch bản lắp ráp. Cách tiếp cận của Buchanan đã bị chỉ trích và rất có thể cuốn sách này cũng vậy. Tuy nhiên sẽ là đáng giá khi bắt đầu lộ trình cần phải đi với một vài yếu tố đáp ứng đầy đủ các điều kiện đặt ra. Thứ nhất, thảo luận về chủ đề bền vững ở cấp độ công trình sẽ gặp nhiều bất cập. Các vấn đề ở cấp cao hơn như khu ở và đô thị, cùng cấp độ quản lý, đã cho thấy tầm quan trọng. Nhiều viện nghiên cứu và hiệp hội chuyên môn chú tâm đến các vấn đề lớn trong các đô thị ở Châu Á. Họ mô hình hóa tương lai theo cách liên kết hình thái đô thị và hình thái kiến trúc với vấn đề tiêu thụ và chất lượng cuộc sống. Điều này có nghĩa là rất ít các dự án ngày nay có được chỗ đứng trong một đô thị sinh thái được lý tưởng hóa. Các nhóm dự án vẫn thiết kế các công trình đơn lẻ trong một bối cảnh nghèo nàn và không có tầm nhìn dài hạn. Công trình đơn lẻ được thảo luận trong cuốn sách này sẽ đặt ra các hạn định đối với lý thuyết đô thị tương lai. Cuốn sách sẽ bổ ích đối với những người làm công tác thiết kế và các cá nhân hay các bên có liên quan đến xây dựng, và cả những giảng viên ngành kiến trúc. Thứ hai, cuốn sách này đặt mình vào một sự thay đổi phức tạp và nhanh chóng tràn qua khu vực Châu Á. Những động lực cho sự thay đổi này

9


là yêu cầu đặt ra cho sự phát triển thể hiện ở sự gia tăng hàng năm của tổng sản lượng quốc gia (GDP) và kỳ vọng cải thiện phúc lợi xã hội. Cuộc đối thoại này, hầu hết giữa thị trường và chính quyền, trở nên mâu thuẫn giữa các giá trị ngắn hạn của công trình và tác động lâu dài của công trình đó, cùng chi phí về cơ hội cho cộng đồng và dân tộc. Cuốn sách này đưa ra lời phản biện của phép tu từ, thiên về lợi ích của một số đối tượng tham gia. Thứ ba, sẽ là mạo hiểm khi giới thiệu một danh sách tuyển chọn vào vòng trong các dự án đến từ một khu vực thực sự rộng lớn và năng động. Tôi thừa nhận là đối với mỗi một dự án được thảo luận ở đây, còn nhiều ví dụ đáng chú ý chưa được kể tới. Sẽ khá là khó khăn khi đi sâu vào thông tin chi tiết và trình bày ở phạm vi rộng, nhất là ở các dự án có ít dữ liệu được thu thập. Sự xen kẽ các ví dụ được trình bày ở đây cho thấy sự đa dạng của Châu Á với phương châm càng nhiều càng tốt. Năm trong số 13 dự án ở phần sau của cuốn sách này là những công trình có chi phí thấp, không dùng đến các công nghệ hay dụng cụ trang bị đắt tiền. Tám trong số 13 dự án không được chứng thực bởi một công cụ đánh giá nào. Kỳ thực các công trình đó nằm dưới phạm vi phủ sóng của xu thế Xanh hóa ngày nay.

10

Niềm hy vọng của tôi là dù tình hình thực tế có là như vậy, bất kể ở đô thị hay ở nông thôn, không phân biệt công nghệ cao hay công nghệ thấp, được chứng nhận hay chưa được chứng nhận, các nguyên tắc và sự thực hiện các nguyên tắc đó luôn tỏa sáng. Chẳng hạn như việc quy hoạch địa điểm theo hướng sinh thái của trung tâm Vanke có thể được áp dụng cho các dự án khác, ngay cả khi vấn đề tài chính eo hẹp. Sự thích ứng của các giải pháp bản địa trong trường hợp Học viện Thời trang Pearl là một bài học cho các dự án phát triển khác, thậm chí là những dự án có mức ngân sách đầu tư lớn hơn.

Sự chia sẻ vốn hiểu biết về công trình Xanh đã và sẽ còn tiếp tục quan trọng. Đó là điều mà cuốn sách thực sự muốn phản ánh. Các công cụ đánh giá, với một bộ công cụ khung như vậy đưa ra để minh họa, cho thấy chúng có vẻ mang tính mệnh lệnh trong thời đại ngày nay.


Trong thập kỷ 90, tiến trình Xanh hóa đã từng chứa đựng những ngôn từ gây nhầm lẫn và các chương trình nghị sự mâu thuẫn với nhau. Các công cụ như LEED và các công cụ khác theo sau được xem như là sự gạn lọc dần dần để lấy ra những gì cốt yếu và tinh túy nhất. Các công cụ này chuyển hóa những ý tưởng phức tạp thành những cấu trúc đơn giản, làm cho việc đối thoại giữa các bên có liên quan trong lĩnh vực xây dựng trở thành hiện thực. Đến đây thì chúng ta đang đối mặt với một vấn đề là làm thế nào để bật dậy sự nhận thức của thị trường và sự chấp nhận xu thế Xanh hóa thiên về các vấn đề ít tính xác thực hơn và mang tính tìm tòi thử nghiệm nhiều hơn về tính bền vững. Đã đến lúc phải một lần nữa bước ra ngoài vùng mà chúng ta vốn dĩ cảm thấy yên tâm để xem liệu các chuẩn mực hay quy ước về Xanh hóa có thực sự đầy đủ hay không. Vai trò của tôi là người thực hành thiết kế và chuyên gia tư vấn về môi trường tại khu vực Đông Nam Á, song hành với việc giảng dạy và biên tập, khiến tôi cũng gắn bó với các khu vực khác của Châu Á. Các công việc mà tôi đảm nhận có ảnh hưởng đến những gì đang được bàn bạc trao đổi ở đây. Sáu nguyên tắc được đề xuất trình bày sự thay đổi cơ bản trong tư tưởng và cũng cho thấy cả những mối quan tâm thường trực đến quá trình thiết kế – xây lắp. Phần nằm giữa mảng lý thuyết và mảng thực hành không mấy dễ chịu đối với nhiều người. Một số người nghĩ rằng cuốn sách Xanh hóa Châu Á đã đi quá xa trong việc tạo ra sự thay đổi mà cuốn sách công khai ủng hộ, trong khi những người khác lại cho rằng những gì mà cuốn sách đã làm vẫn chưa đủ. 11

Dù phản hồi lại có như thế nào đi nữa, cuốn sách này vẫn được xem như thành công nếu khơi gợi được sự tranh luận về đề tài bền vững tại Châu Á. Đây vẫn chưa phải là lời cuối, tôi tràn đầy mong đợi những người khác cùng tham gia với những ý tưởng và tầm nhìn của riêng mình.

Nirmal Kishnani


THÔNG ĐIỆP TỪ NHÀ TÀI TRỢ

Trong những năm gần đây, khái niệm công trình xanh, công trình bền vững, thiết kế bền vững đã phổ biến, trở nên quen thuộc và gần gũi hơn với chúng ta, đặc biệt là trong môi trường giáo dục ở các khối chuyên ngành Kiến trúc, Xây dựng... Tuy nhiên, cũng như mục đích ra đời của cuốn sách “Xanh hóa Châu Á: các nguyên tắc mới nổi cho Kiến trúc Bền vững” đã được Tiến sĩ Nirmal Kishnani chia sẻ thì “công cuộc xây dựng Xanh ở Châu Á cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đó là một nhu cầu cấp thiết”. Cũng vì thế mà ở vai trò của Nhà phát triển dự án “Tiên phong và thúc

đẩy việc kiến tạo một phong cách sống tốt hơn cho sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái nhân văn bền vững theo chuẩn mực xanh toàn cầu”, Phúc Khang vừa thấu hiểu được những nhu cầu thực tế của khách hàng – người tiêu dùng sản phẩm nhà ở và cũng trăn trở với những thách thức của người làm sản phẩm “xây dựng Xanh” để đi tìm định hướng đúng đắn cho hành trình Xanh với những giá trị nhân văn bền vững của chính mình.

Phúc Khang xác định cốt lõi của mọi phát triển bền vững phải bắt đầu từ phát triển có “trách nhiệm” và chúng tôi kiên định với triết lý của Phúc Khang hướng đến việc cung cấp những “giải pháp không gian sống” giàu giá trị cộng đồng. Tất nhiên, trong các giá trị ấy luôn bao gồm lợi ích cho cộng đồng rất thiết thực: Sản phẩm dẫn đầu theo chuẩn mực Quốc tế, vận hành xuất sắc nhằm xây dựng chuẩn tắc và tạo dựng công bằng cho cộng đồng, cộng sự và đối tác. Cũng bởi thế mà cùng với những quyết tâm vượt qua trở ngại và thách thức trong chính chúng tôi là sự kiên định trước những ánh mắt nghi ngại của thị trường khi lần đầu tiên phát triển chuỗi Căn hộ xanh tiêu chuẩn LEED và LOTUS tại Việt Nam.

11a

Trên hành trình ấy, chúng tôi đã rất may mắn tìm gặp được những người bạn đồng chí hướng, những nhà khoa học lỗi lạc để cùng hợp lực theo nhiều tiêu chí trọng điểm trong mục tiêu phát triển bền vững trong định hướng chiến lược phát triển bền vững của toàn cầu như: Xây dựng chất lượng cuộc sống khỏe mạnh, chất lượng giáo dục, nước sạch và vệ sinh, năng lượng sạch


và bền vững, đô thị và cộng đồng bền vững, tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm, hành động ứng phó biến đổi khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên đất… nhằm ứng dụng vào việc phát triển các dự án xanh, đặc biệt là chuỗi sản phẩm Diamond Lotus, Làng Sen Việt Nam, Vietnam Square và các dự án sắp tới. Chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đến Tiến sĩ Nirmal Kishnani và đội ngũ các kiến trúc sư, kỹ sư đã cho ra đời cuốn sách “Xanh hóa Châu Á”, một công trình nghiên cứu vĩ đại, đầy tâm huyết của Tiến sĩ và đội ngũ của ông với những kiến thức quan trọng về công trình xanh. Qua đó, Tiến sĩ đã tạo nên một “diễn đàn chuyên ngành” đầu tiên ở Châu Á nhằm mở ra cơ hội thảo luận và khơi gợi những tranh luận về đề tài xanh, bền vững tại Châu Á, làm bật dậy nhận thức của thị trường về những chuẩn mực hay quy ước “xanh hóa” thông qua hơn 30 dự án từ Việt Nam và nhiều Quốc gia khác trong khu vực Châu Á. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng giúp chúng ta có thể nhìn nhận lại vấn đề một cách đúng đắn và hợp lý hơn trong bối cảnh đang diễn ra những cuộc đua đô thị hóa trên nền tảng 4.0 đồng thời với việc nhân loại phải ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu. Bởi thế, dù nhìn ở góc độ chuyên môn hay cộng đồng xã hội thì cuốn sách “Xanh hóa Châu Á” cũng là một món quà vô giá mà tác giả mong muốn được trao tặng đến Quý bạn đọc. Ấn phẩm này được chuyển thể số hóa và hân hạnh được phổ biến rộng rãi tại website www.phuckhang.vn. Chúng ta hãy quan tâm nhiều hơn đến công cuộc “Xanh hóa Châu Á” và cùng chung tay vì một Việt Nam xanh hơn và truyền thống hơn! 11b Lưu Thị Thanh Mẫu CEO, Phuc Khang Corporation


XANH HÓA CHÂU Á TÁI KHỞI ĐỘNG SỰ THẢO LUẬN 12

Vấn đề Xanh hóa bỗng dưng được nhắc đến khắp Châu Á. Điều này có vẻ như là nghịch lý bởi vì phần lớn Châu Á vẫn đang sống trong giới hạn sinh thái của mình, và nhiều công trình cho đến giờ vẫn chưa tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên. Hầu hết các công trình được xây dựng từ các vật liệu ít gây ảnh hưởng đến môi trường, dựa trên sự hiểu biết của người dân địa phương được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tuy vậy, chúng ta cần nói về các công trình Xanh như một vấn đề mới. Xây dựng công trình Xanh ở Châu Á cần một số kỹ năng chuyên môn.


Thứ nhất, phát triển Xanh hướng đến ý nghĩa chứng nhận với một công cụ đánh giá công trình Xanh. Từ Delhi đến Bali và Bắc Kinh, thảo luận về chủ đề Xanh hướng đến một công cụ riêng biệt. Để đạt được chứng chỉ, một công trình bắt buộc phải tích lũy đủ số điểm theo một bản danh mục. Sự công nhận công trình đạt tiêu chuẩn cần tài chính và thời gian. Điều này cũng hứa hẹn sẽ tiết kiệm chi phí và là một phép đo giúp xác định vị thế công trình. Điều này hấp dẫn một số đối tượng, chủ yếu là các chủ đầu tư dự án phục vụ nhu cầu của tầng lớp trung lưu đang phất lên trong các đô thị ở Châu Á. Danh sách các công trình được chứng nhận khẳng định xu thế này: các trung tâm mua sắm, khách sạn, trụ sở công ty, các dự án nhà ở, các công trình cơ quan. Thứ hai, xu thế Xanh hóa căn cứ trên sự cải thiện các hiệu năng của công trình trong mối tương quan với chi phí đã cho trước. Hầu như toàn bộ các quyết định Xanh hóa đều gắn với yếu tố chi phí – một sự cân nhắc quan trọng đối với chủ đầu tư hay chủ dự án. Ngành xây dựng thực sự cũng rất quan tâm đến các công ước về Xanh hóa, một suy luận logic được đơn giản hóa nhấn mạnh các đặc điểm và những công nghệ nhằm đạt được những lợi ích ngắn hạn.

Các công trình xanh ở Châu Á Sự ra đời của một trào lưu Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này đã chứng kiến nhiều hoạt động đáng kể trong lĩnh vực công trình Xanh, được khích lệ bởi sự thành lập các Hội đồng Công trình Xanh.4 Năm 2001 mới có bốn Hội đồng Công trình Xanh (hoặc một tổ chức tương đương) hoạt động ở Châu Á: Hồng Kông, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Những hội đồng này sử dụng một số công cụ đánh giá như LEED,5 BREEAM,6 CASBEE,7 HK-BEAM,8 EEWH,9 gắn với sự gia tăng nhận thức của giới kỹ nghệ về tác động của các công trình đến môi trường. Vì lý do xuất xứ, hệ thống đánh giá LEED và BREEAM được coi như mô hình công cụ được nhập khẩu và áp dụng cho quy trình thiết kế – xây lắp. Mặt khác, các hệ thống như CASBEE, HK-BEAM và EEWH được giữ nguyên và áp dụng trong phạm vi quốc gia đề xuất.

4_ Các Hội đồng Công trình Xanh (GBC) là các tổ chức phi lợi nhuận được liên kết với Hội đồng Công trình Xanh Thế giới. Các công cụ đánh giá công trình Xanh là những cách thức kiểm định cho việc đánh giá các công trình; chúng thường được sở hữu và quản lý bởi các Hội đồng Công trình Xanh. Một công trình được đánh giá dựa trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu được quy định bởi bộ công cụ. 5_ Dẫn đầu về Thiết kế Năng lượng và Môi trường; 1998, Hoa Kỳ | Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ. www.usgbc.org 6_ Phương pháp Lập Nghiên cứu Công trình Đánh giá Môi trường; 1990, Anh Quốc | BREEAM, Anh Quốc. www.breeam.org

7_ Hệ thống Đánh giá Toàn diện Hiệu quả Môi trường Công trình; 2001, Nhật Bản | Viện Môi trường Công trình và Bảo tồn Năng lượng, Nhật Bản. www.ibec.or.jp 8_ Phương pháp Đánh giá Môi trường Công trình Hồng Kông; 1996, Hồng Kông, Trung Quốc | Hiệp hội BEAM, Hồng Kông. www. beamsociety.org.hk 9_ Sinh thái, Năng lượng, Chất thải và Sức khỏe; 1999, Đài Loan | Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Xây dựng, Bộ Nội vụ, Đài Loan. www. abri.gov.tw

13


Từ năm 2004, tại Châu Á đã xuất hiện thêm nhiều hội đồng công trình Xanh mới và nổi bật – Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan – và các tổ chức có liên quan ở Trung Quốc, Hồng Kông, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Một số công cụ đánh giá đã trở thành các nhân tố tích cực làm thay đổi thị trường. Hệ thống Green Mark10 của Singapore được ban hành năm 2005, là một trong số một vài bộ công cụ ở Châu Á được chính phủ nắm giữ. Năm 2008, công cụ này trở thành bắt buộc cho tất cả các công trình xây mới muốn được cấp chứng nhận ở Singapore. Cho đến năm 2011 đã có 25 triệu m2 sàn xây dựng ở Singapore được cấp chứng nhận Điểm Xanh, chiếm khoảng 12% trong số toàn bộ diện tích sàn.11 Thêm vào đó là 12 triệu m2 sàn tại Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia được chứng nhận đạt tiêu chuẩn bởi chính quyền Singapore. Các công cụ khác như Lotus của Việt Nam,12 Chỉ số Công trình Xanh của Malaysia,13 Tiêu chuẩn Đánh giá Công trình Xanh của Trung Quốc,14 và LEED của Ấn Độ15 vẫn mang tính không bắt buộc và còn hạn chế trong phạm vi mỗi quốc gia.

14

Báo cáo hàng năm về số lượng chứng chỉ luôn lạc quan. Năm 2011, Trung Quốc đã công bố có 200 công trình được trao chứng nhận và 300 công trình khác đang được xem xét chờ cấp.16 Ấn Độ có 200 công trình đã được chứng nhận và khoảng 1.300 công trình khác đang trong quá trình đánh giá.17 Năm 2010, tổng diện tích sàn xây dựng ở Ấn Độ được chứng nhận LEED lên tới 2.300.000 m2, là sự bứt phá nếu so với vỏn vẹn 1.800 m2 của năm 2003. Năm 2009, gần 200 công trình ở Hồng Kông được cấp chứng nhận HK-BEAM, chiếm hơn 37% diện tích thương mại và 28% diện tích nhà ở được xây dựng năm đó. Đến năm 2030, Singapore đặt mục tiêu có trên 80% công trình được cấp chứng nhận – một trong những chương trình quốc gia tham vọng nhất từ trước đến nay. Sự trỗi dậy trên phạm vi toàn khu vực này có được một phần là do chiến lược tiếp thị thành công các công cụ, giúp các dự án tiết kiệm hơn, ít phát thải hơn và hứa hẹn sự hoàn vốn nhanh. Vấn đề chi phí thu hút sự quan tâm của chính phủ. Ngành công nghiệp xây dựng tiêu thụ trên 40% tổng năng lượng và 25% lượng nước của một quốc gia. Năng lượng vận hành chiếm tới 80% tổng số năng lượng.18 Sự cắt giảm tiêu thụ trong toàn bộ ngành công nghiệp,

10_ Hệ thống Green Mark; 2005, Singapore | Cơ quan Công trình và Xây dựng Singapore. www.bca.gov.sg 11_ Keung, J. (2011, 13-16 tháng 9) 12_ Công cụ LOTUS; 2010, Việt Nam | Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam. www.vgbc. org.vn 13_ Chỉ số Công trình Xanh Green Building Index; 2009, Malaysia | Chỉ số Công trình Xanh, Malaysia. www.greenbuildingindex. org

14_ Bộ Xây dựng của Trung Quốc và Văn phòng Quốc gia về Giám sát, Thanh tra và Kiểm định Chất lượng của Trung Quốc. (2006, 7 tháng 3) 15_ Dẫn đầu về Thiết kế Năng lượng và Môi trường, Ấn Độ; 2007, Ấn Độ | Hội đồng Công trình Xanh Ấn Độ. www.igbc.in 16_ Li, B. (2011, 13-16 tháng 9) 17_ Hội đồng Công trình Xanh Ấn Độ. www. igbc.in 18_ Các phân tích vòng đời của công trình được

thực hiện tại hai nước Châu Á – Thái Lan và Nhật Bản – thể hiện năng lượng vận hành chiếm khoảng 80% của tổng năng lượng sử dụng trong một vòng đời 50 năm. Tiếp theo là năng lượng ẩn trong các vật liệu, chiếm khoảng 15-17%. | Kofoworola, O.F. & Gheewala, S.H. (2009) và Michiya, S.T. & Tatsuo, O. (1998)


dù ở mức khiêm tốn, cũng làm giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu của một quốc gia. Các chính phủ đang bắt đầu xem xét công trình như một phần của chiến lược an ninh năng lượng và an ninh nguồn nước.Các hoạt động chính trị về biến đổi khí hậu là một mối quan tâm lớn khác của các chính phủ ngày nay. Ủy ban Liên Chính phủ của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (gọi tắt là IPCC)19 và bản báo cáo McKinsey20 cho rằng có thể giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong công trình. Các công trình xây dựng chiếm 1/3 tổng lượng phát thải. Sự thay đổi cần thiết để cắt giảm sự phát thải này không hề khó khăn hay tốn kém. Với vấn đề biến đổi khí hậu trên bàn đàm phán, các chính phủ cảm nhận được áp lực khi tuyên bố các mục tiêu cho việc cắt giảm. Ấn Độ đã cam kết đến năm 2020 giảm 24% lượng phát thải các-bon so với năm 2005. Cũng trong thời gian đó, chính phủ Trung Quốc hứa sẽ cắt giảm 40%, còn cơ quan lập pháp Đài Loan yêu cầu thiết lập bốn vùng phát thải các-bon thấp.21 Nếu ngành xây dựng không tham gia thì mục tiêu trên khó có thể đạt được.22 Bất chấp những tuyên bố hay cam kết trên, các chính phủ ở Châu Á lại tỏ ra thận trọng về những nền kinh tế đang phát triển vượt mức điều tiết. Singapore là một quốc gia đi đầu trong việc quản lý công tác lập pháp, gần đây công bố một tài liệu mang tính bắt buộc về năng lượng được sử dụng bởi tất cả các chủ công trình,23 một động thái gây quan ngại là sẽ gây xáo trộn thị trường xây dựng. Ở hầu hết các quốc gia Châu Á, tình hình không được kiểm soát chặt chẽ. Ví dụ như 65% các hoạt động liên quan đến công trình Xanh ở Đông Nam Á mang tính tự nguyện hoặc dựa trên thị hiếu của thị trường và chỉ có 32% là được điều hành theo luật định.24 Các chính phủ thận trọng vì những lý do khác. Ở Việt Nam, ban đầu hệ thống Lotus của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam bị nghi ngờ và được xem như cạnh tranh với các bộ tiêu chuẩn quốc gia. Chính phủ Ấn Độ đi xa đến mức ban hành bộ tiêu chuẩn riêng gọi là GRIHA,25 được Hội đồng Công trình Xanh Ấn Độ chỉnh sửa trên cơ sở hệ thống LEED của Hoa Kỳ. Tại những quốc gia mà luật định và công cụ mang

19_ IPCC. (2007) 20_ McKinsey & Company. (2008) 21_ Lewis, R. & Carmody, L. (2010, tháng 3) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường, Đài Loan, Trung Quốc. (2009) 22_ Chương trình Định cư Con người của Liên Hợp Quốc. (2010) 23_ Keung, J. (2011, 13-16 tháng 9) 24_ Anggadjaja, E. (2011, 13-16 tháng 9)

25_ Xếp loại Xanh cho Đánh giá Tích hợp Môi trường sống, Ấn Độ. www.grihaindia.org

15


tính khuyến khích song hành, thì các luật mang ý nghĩa là tiêu chuẩn tối thiểu phải đáp ứng, còn công cụ khuyến khích đi vào giới thiệu các ví dụ thực tiễn tốt nhất. Kết quả là thị trường phát triển. Nơi nào có khoảng cách giữa hai hệ thống khá lớn và sự thi hành luật không nghiêm thì ở đó ngành kỹ nghệ chậm đáp ứng. Có rất ít dự án hoặc công trình xây dựng ngày nay công khai thừa nhận không quan tâm đến xu thế Xanh hóa. Năm 2007, trong một cuộc khảo sát với 1.200 chuyên gia xây dựng tại Châu Á, 45% người được hỏi cho biết mức độ cam kết với công trình Xanh của mình ở mức độ cao đến rất cao. Gần như toàn bộ số người này mong muốn tham gia vào ngành kỹ nghệ có sự chú ý đến môi trường.26 Kết quả này rất đáng chú ý vì nhiều người trong số họ có lẽ vừa nghe nói đến công trình Xanh. Trong một cuộc khảo sát khác, số lượng các doanh nghiệp/công ty Châu Á dành sự quan tâm đến vấn đề Xanh hóa – ít nhất có hai phần ba số dự án có tìm tòi các giải pháp công trình Xanh – được dự đoán tăng gấp đôi, từ 36% năm 2008 lên 73% năm 2013.27

16

Việc công bố rộng rãi sự đồng thuận và chấp nhận ý tưởng Xanh đang gặp phải trở ngại là sự hoài nghi của một số cá nhân. Các khoản tiền tiết kiệm được qua vận hành công trình giúp ích cho các dự án có mức chi phí thiết bị, bảo dưỡng và nhân công cao, và chủ đầu tư cũng đồng thời là người sử dụng. Khi ngân sách hạn hẹp, sự khuyến khích sẽ ít hơn, chi phí nhân công thấp và hoạt động đầu tư tràn lan khó kiểm soát. Trường hợp công trình Xanh có mức đầu tư tốt và thu hồi vốn nhanh lại không thành công khi tìm khách hàng tại một số quốc gia đang phát triển ở Châu Á, nơi mà còn tồn tại nhiều hạn chế. Thách thức không phải là vấn đề chi phí và đầu tư, mà còn ở chất lượng sống và phương thức kiếm sống.

Một vấn đề nan giải ở Châu Á Khi “nhiều hơn” trở thành “ít hơn” Châu Á đang nỗ lực tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Điều này có những ý nghĩa khác nhau với các nhóm đối tượng khác nhau, bởi vì có những khoảng chênh lệch lớn về tài sản cũng như sự tiện

26_ Kerr, T. (2008) 27_ Nhà xuất bản Xây dựng McGraw Hill. (2008)


Thị trường Xanh Cam kết tham gia của ngành xây dựng

36% 73%

CÁC CÔNG TY ĐƯỢC KHẢO SÁT TRONG NGÀNH XÂY DỰNG CHÂU Á NĂM 2008 BÁO CÁO RẰNG HỌ ĐÃ CHÚ TRỌNG VIỆC XANH HÓA

CÁC CÔNG TY TRONG CÙNG CUỘC KHẢO SÁT NĂM 2008 TUYÊN BỐ Ý ĐỊNH THỰC HIỆN VIỆC XANH HÓA VÀO NĂM 2013

nghi trong khu vực.28 Một nửa số người nghèo nhất thế giới với thu nhập dưới 1,25 đô-la Mỹ/ngày tập trung ở đây. Châu Á cũng đóng góp trên một nửa số người sống trong các khu ổ chuột trên thế giới (khoảng 505,5 triệu người).29 Châu Á cũng có câu lạc bộ triệu phú tăng nhanh nhất thế giới. Năm 2011, ở Singapore, cứ sáu hộ gia đình thì có một hộ gia đình có tài sản trên 1 triệu đô-la Mỹ.30 Trên lộ trình đi đến một cuộc sống tốt hơn, Châu Á phải đương đầu với chi phí môi trường đang leo thang. Trung Quốc vẫn là quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới31 dù rằng mức phát thải bình quân đầu người dưới mức trung bình của thế giới. Trong thời gian 1990 – 2007, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người của Trung Quốc tăng 8 lần,32 trong khi mức phát thải đầu người tăng 160%. Cùng thời gian, chỉ số tương ứng của Ấn Độ là 3 lần và 130%.

17

Mối liên hệ móc xích giữa thịnh vượng và tác động đến môi trường được nhận thấy qua các phép đo khác. Các quốc gia có nguồn dự trữ tài nguyên sinh thái lớn nhất (dấu chân sinh thái) cũng là những quốc gia có tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người cao nhất và chỉ số con

28_ Năm 2010, Châu Á chiếm 30% diện tích đất của thế giới nhưng góp tới 60% dân số hay 1,76 tỷ người. | Chương trình Định cư Con người của Liên Hợp Quốc. (2010) 29_ Chương trình Định cư Con người của Liên Hợp Quốc. (2010) 30_ “Do các thị trường tài chính được cải thiện (trong năm 2010), tài sản toàn cầu đã tăng trưởng ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Tăng trưởng nhanh nhất, với tốc độ 17,1%, là khu vực Châu Á Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản), tiếp theo là Bắc Mỹ với tốc độ 10,2%… Trong khi Trung Quốc và Ấn Độ là động lực tạo nên sự thịnh vượng tại Châu Á, Singapore cũng tăng trưởng nhanh. Số

hộ gia đình triệu phú ở Singapore nhảy vọt khoảng 38,6% trong năm 2010, lên 170.000 hộ, từ khoảng 123.000 trong năm 2009… Quốc gia này có tỷ lệ những gia đình triệu phú lớn nhất trong nhiều năm và số lượng này tiếp tục gia tăng. Các gia đình triệu phú ở Singapore gia tăng đến 15,5% trong tổng số hộ gia đình vào năm 2010 từ mức 11,4% trong năm 2009.” | Wong, V. (2011, 2 tháng 6) 31_ “Trung Quốc thải ra nhiều khí CO2 hơn cả Mỹ và Canada cộng lại – tăng đến 171% kể từ năm 2000… Ấn Độ hiện là quốc gia thải khí CO2 lớn thứ ba thế giới – đẩy Nga xuống vị trí thứ tư… Để so sánh, toàn thế giới thải ra ở mức 4,49 tấn mỗi người. Trung Quốc, trái

lại, thải ra nhiều hơn, gần 6 tấn mỗi người, còn Ấn Độ chỉ là 1,38 tấn mỗi người.” Roger, S. and Evans, L. (2011) 32_ www.imf.org


Đô thị hóa Nền kinh tế đô thị

42,2% 80%

DÂN SỐ CHÂU Á SỐNG TRONG CÁC THÀNH PHỐ TRONG NĂM 2010

GDP KHU VỰC DÀNH CHO CÁC NỀN KINH TẾ ĐÔ THỊ TRONG NĂM 2010

18

người đứng đầu thế giới (điều ngược lại cũng đúng). Các quốc gia giàu có nhất cũng là những quốc gia có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất. Năm 2010, 42,2% dân số Châu Á sống trong các đô thị, các đô thị đóng góp 80% tổng thu nhập quốc dân.33 Sự thịnh vượng có liên hệ với đời sống đô thị và cuộc sống ấm no phụ thuộc vào sự tham gia vào nền kinh tế đô thị. Sự nhận thức này thúc đẩy việc nhập cư vào thành phố. Từ năm 2005, dân số đô thị Châu Á tăng thêm 37 triệu người mỗi năm hoặc hơn 100.000 người mỗi ngày. Năm 2010, trong số 10 đô thị đông

33_ www.imf.org


Đô thị hóa Bước đi của sự đô thị hóa

100.000 1.000 20.000 64

ƯỚC LƯỢNG NGƯỜI MỖI NGÀY CHUYỂN ĐẾN MỘT THÀNH PHỐ TẠI CHÂU Á TRONG NĂM 2011; TỔNG CỘNG 37 TRIỆU NGƯỜI MỖI NĂM

SỐ HÉC TA ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC CHUYỂN ĐỒI SỬ DỤNG THÀNH ĐẤT CHỨC NĂNG ĐÔ THỊ MỖI NGÀY TẠI CHÂU Á

SỐ LƯỢNG NHÀ MỚI CẦN MỖI NGÀY ĐỂ CUNG CẤP CHỖ Ở CHO DÒNG NGƯỜI NHẬP CƯ VÀO CÁC ĐÔ THỊ Ở CHÂU Á

TỶ LỆ PHẦN TRĂM DÂN SỐ CHÂU Á SINH SỐNG TRONG CÁC ĐÔ THỊ VÀO NĂM 2050, TĂNG 23,5% SO VỚI CÁC SỐ LIỆU NĂM 2011

19 34

dân nhất thế giới có 7 đô thị tại Châu Á. Đến năm 2025, Trung Quốc sẽ có 221 thành phố có số dân trên 1 triệu người, còn Châu Âu chỉ có 25 đô thị như vậy.35 Năm 2011, theo báo cáo thì Ấn Độ có 350 triệu người sống trong các đô thị, và con số này được dự báo sẽ tăng lên đến 600 triệu vào năm 2030.36 Đến năm 2050, ước tính sẽ có 64% dân số Châu Á sinh sống trong các đô thị.37 Sự gia tăng mạnh mẽ này sẽ gây ra các tác động lan truyền, đẩy các khu dân cư, sản xuất công nghiệp và canh tác nông nghiệp ra xa hơn. Các dự án phát triển mới sẽ thế chỗ các khu ở quy mô nhỏ và các hệ sinh thái.

34_ Chương trình Định cư Con người của Liên Hợp Quốc (UN-HABITAT) (2010) 35_ Cơ quan nghiên cứu Economist Intelligence Unit. (2011) 36_ Gopal, K. (2011) 37_ ADB. (2011, tháng 8)


Mỗi ngày có khoảng 1.000 héc-ta đất nông nghiệp màu mỡ tại Châu Á bị chuyển đổi thành các khu vực chức năng đô thị.38 Đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á, nơi chứng kiến sự thu hẹp diện tích rừng mưa nhiệt đới trên diện rộng, vì đất rừng được phát quang cho mục đích trồng trọt và sản xuất nhiên liệu sinh học, điều này – đến lượt mình – lại gây ra các tác động trực tiếp và đủ lớn để có thể nhận thấy lên quá trình biến đổi khí hậu.39 Ví dụ như Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005 đã mất hơn 50% diện tích rừng nguyên sinh và điều này đã đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia có tốc độ tàn phá rừng nghiêm trọng nhất.40 Trên 366.400 héc–ta đất nông nghiệp ở các vùng đồng bằng ven biển và vùng châu thổ bao quanh thành phố Hồ Chí Minh đã biến thành các khu công nghiệp và khu đô thị.41 Theo quy hoạch tổng thể Hà Nội năm 2010, 110 km2 đất nông nghiệp đã bị chuyển đổi thành các khu chức năng liên quan đến đô thị,42 dẫn đến việc hơn 150.000 nông dân mất nguồn sống, nhiều người trong số họ đã đến sinh sống trong thành phố, làm tăng thêm sự đông đúc chật chội nơi đây. Khi ngày càng nhiều người lựa chọn cuộc sống chốn thị thành, các đô thị ở Châu Á bắt đầu trở nên lộn xộn và bức bối. Sự bất bình đẳng xã hội trở nên sâu sắc hơn và kéo dài triền miên, nhiều người nghèo và ít học chuyển vào các khu ở tồi tàn trong lòng đô thị cảm thấy bế tắc, khó có thể thoát khỏi cảnh túng thiếu. Chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng vì môi trường ở – mật độ cao, đông đúc, ô nhiễm – và ngày càng tệ hơn bởi sự phân tầng và sự cách ly xã hội.

20

Với mật độ cư trú cao đến mức 20.000 người trên mỗi km2,43 hạ tầng công cộng sẽ khó duy trì được bởi vì việc bảo dưỡng, quản lý các đô thị ngày càng phức tạp.44 Dòng người nhập cư tràn vào các thành phố dẫn đến một vòng luẩn quẩn của việc mở rộng và sự xuống cấp, trong đó các dòng sông của đô thị sẽ kiêm luôn chức năng là kênh dẫn nước thải lộ thiên, không khí ngoài nhà kém đến mức việc mở cửa để thông gió tự nhiên là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe. Ví dụ như chất lượng không khí kém mỗi năm gây ra hơn nửa triệu ca tử vong khắp Châu Á.45 Khi các đô thị mở rộng thì “dấu chân sinh thái” của đô thị cũng mở rộng theo. Trong hầu hết các đô thị ở Châu Á, diện tích “dấu chân sinh

38_ Chương trình Định cư Con người của Liên Hợp Quốc. (2010) 39_ “Đông Nam Á, với 203 triệu héc ta rừng, chiếm 5,2% trong tổng diện tích rừng của toàn thế giới. Việc mở rộng các diện tích gieo trồng với mục đích thương mại trên quy mô lớn là một nguyên nhân chính cho việc phá rừng trong khu vực, đặc biệt là khi giá ngũ cốc và lương thực tăng lên và việc trồng cây cọ dầu phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng đối với dầu diesel sinh học. Đầu những năm 2000, khoảng 3 triệu héc ta đất bùn tại Đông Nam Á đã bị đốt, phát thải ra khoảng 3-5 tỷ tấn than cacbon (PgC). Việc mất đi lớp đất bùn đã ảnh hưởng thêm 6 triệu héc ta và thải ra thêm 1-2 tỷ tấn than cacbon. | ADB. (2010a, tháng 11)

40_ Butler, R.A. (2005, 16 tháng 11) 41_ ADB, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh & DONRE. (2009, 25 tháng 4) 42_ Nguyen, V.S. (2009, tháng 1) 43_ Mật độ đô thị tại Châu Á cao gấp đôi so với Châu Mỹ La Tinh, gấp ba lần Châu Âu và gấp mười lần Hoa Kỳ. | Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc. (2010) 44_ “Đô thị hóa nhanh chóng là điều mà Ấn Độ chưa được chuẩn bị để đối phó. Hệ thống đô thị lớn thứ hai của thế giới được đặc trưng bởi cơ sở hạ tầng ọp ẹp, phát triển mất cân đối, sự lan tràn các khu ổ chuột, tắc nghẽn giao thông, cũng như tình trạng thiếu nước và vệ sinh môi trường kém. Các thành phố đã bắt đầu sáp nhập với các đô thị và nông thôn xung quanh để trở thành các thành

phố lớn hơn. Mumbai, Delhi, Bangalore và Hyderabad đã tăng từ ba đến bốn lần. Hyderabad, thủ phủ của bang Andhra Pradesh, được ghi nhận là một thành phố lớn hơn vào năm 2007. Khi dân số gia tăng gấp đôi, thành phố phình ra từ 174 lên đến 625 km2. Vì lý do này, thành phố đã trải qua nhiều khó khăn đối với dịch vụ cấp thoát nước trong phạm vi đô thị cũ – khu thành phố công nghệ cao “Hi-tech City” tự hào với cơ sở hạ tầng hiện đại và các công trình mang tính biểu tượng đã có một mê cung các đường dây cáp quang để thông tin liên lạc nhưng lại không có các đường ống ngầm thoát nước. | Gopal, K. (2011) 45_ Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc. (2010)


Đô thị hóa Mật độ và trạng thái lành mạnh

16/20 10.000 -20.000 519.000

16 TRONG 20 THÀNH PHỐ ĐÔNG ĐÚC NHẤT TRÊN THẾ GIỚI TẠI CHÂU Á

SỐ NGƯỜI SINH SỐNG TRÊN MỖI KM2 TRONG CÁC ĐÔ THỊ CHÂU Á

SỐ NGƯỜI CHẾT TRẺ MỖI NĂM DO CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KÉM TRONG CÁC ĐÔ THỊ CHÂU Á


Biến đổi khí hậu Tác động của nước biển dâng

15/ 20 95.000.000

15 TRONG 20 THÀNH PHỐ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG NHẤT TRÊN THẾ GIỚI KHI NƯỚC BIỂN DÂNG CAO NẰM Ở CHÂU Á SỐ NGƯỜI TẠI CHÂU Á BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO VÀO NĂM 2070

22

thái” bình quân là 5 ha/người. Mức toàn cầu là 1,7 ha/người. Một đô thị quá đông dân sẽ dễ bị tổn thương khi có hiện tượng thời tiết cực đoan hoặc thiên tai. Trận lụt năm 2011 ở Bangkok là một ví dụ. Có đến 600 người thiệt mạng, trên 5.000 người mất việc làm, khoảng 790.000 nhân viên của 20.000 công ty bị ảnh hưởng và 70% khu vực bị ngập lụt có sự tăng giá mạnh thực phẩm.46 Mật độ đô thị gia tăng nhanh chóng và biến đổi khí hậu hiển thị ngày một rõ nét xảy ra gần như đồng thời và diễn biến theo chiều hướng

46_ Các tổ chức thông tin truyền thông trực tuyến khác nhau: BBC, Tân Hoa xã, Reuters và Associate Press


ngày một xấu thêm. Các chuyên gia dự đoán rằng đến năm 2050, 15 trong số 20 đô thị kém bền vững nhất dưới tác động của biến đổi khí hậu sẽ tập trung tại Châu Á. Chẳng hạn như mực nước biển dâng lên thêm 1 m sẽ dẫn đến tình trạng mất đất đai, ở Việt Nam là 25.000 km2 và ở Indonesia là 34.000 km2.47 Đến năm 2070, ước tính sẽ có 95 triệu người ở Châu Á sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi bởi mực nước biển dâng cao.48

Liệu xu thế Xanh hóa có đủ? Đưa ra các vấn đề chất vấn Có vẻ như là đang có hai trường phái diễn ra song song – một là tán đồng công trình Xanh và hai là ủng hộ phát triển bền vững. Sự khác biệt giữa hai trường phái này đủ lớn để khiến người ta phải bận tâm. Chẳng hạn như các công cụ đánh giá ở Châu Á quy định rằng sự cải thiện hiệu quả về mặt năng lượng ở mức 30-45% bắt buộc phải đạt được trước khi một dự án có thể được xem xét đủ điều kiện để đạt được sự công nhận ở cấp độ cao hơn.49 Các chuyên gia ước lượng rằng sự cắt giảm thực ở mức 50-80% đối với sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là cần thiết nếu sự ấm lên của trái đất giữ ổn định cho đến năm 2100 (chỉ số thấp hơn áp dụng cho các quốc gia đang phát triển, còn mức cao hơn dành cho các quốc gia phát triển50). Giả sử rằng việc sử dụng năng lượng và vấn đề phát thải ở Châu Á có mối liên hệ lẫn nhau – 80% trong số toàn bộ năng lượng gốc của năm 2006 từ việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch – thì sẽ có một sự không khớp ở đây. Các công trình xanh được đánh giá cao nhất ở Châu Á lại thuộc về mảng công trình áp dụng các chuẩn mực ít khắt khe hơn, so với những gì là cần thiết theo các chuyên gia. Một vấn đề nữa là vẫn chưa có các mục tiêu về năng lượng được quy định cho việc cấp chứng nhận ở mức độ thấp và trung bình mà các công trình cần phải đáp ứng. Ngoài sự kỳ vọng ở mức độ thấp về hiệu năng của công trình Xanh thì số lượng các công trình được chứng nhận hãy còn ít trong mối tương quan với tốc độ phát triển. Ví dụ như ở Trung Quốc, so với 2 tỷ m2 sàn xây dựng mới được bổ sung hàng năm vào quỹ diện tích sàn xây dựng hiện có ở mức 44 tỷ m2 thì 200 công trình được chứng nhận chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Ngay cả khi quy định có hiệu lực – với mục tiêu 1.000 giấy chứng nhận mới được cấp một năm – thì cũng không đủ để giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

47_ Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc. (2010) 48_ Nicholls, R.J., Hanson, S., Herweijer, C., Patmore, N., Hallegatte, S., Jan CorfeeMorlot, Jean Chateau & Muir-Wood, R. (2007) 49_ Năm công cụ đánh giá của Châu Á để tham khảo tại đây và trong các phần tiếp theo là: [1] LEED-Ấn Độ, Tóm tắt Hướng dẫn Tham khảo cho Xây dựng mới và Các công trình cải tạo lớn, Phiên bản 1,0, 2007; [2] HK-BEAM Phiên bản 4,04 Các công trình mới, 2004; [3] BCA Green Mark cho Các công trình không phải là nhà ở mới, Phiên bản 4,0, 2010; [4] Tiêu chí Đánh giá Công trình Xanh cho Công trình xây dựng không phải là Nhà ở

mới, Phiên bản 1,0, 2009; [5] Hệ thống Đánh giá Công trình Bền vững LOTUS, Phiên bản 1,5,5, 2008 50_ ADB. (2011, Tháng 8)

23


Thị trường Xanh Các Hội đồng Công trình Xanh và các công cụ đánh giá www.worldgbc.org

Hội đồng Công trình Xanh Hàn Quốc năm 2000 Hệ thống Chứng chỉ Công trình Xanh năm 2001 Hội Công trình Bền vững Nhật Bản năm 2001 CASBEE 2001 Hội đồng Công trình Xanh Trung Quốc năm 2008 Công cụ Đánh giá Trung Quốc năm 2010

Hội đồng Công trình Xanh Trung Quốc - Đài Bắc năm 2004 EEWH 2003 Tổ chức BEAM Hồng Kông năm 1995 HK-BEAM 1996 Hội đồng Công trình Xanh Ấn Độ năm 2001 LEED-Ấn Độ 2007 GRIHA 2008 Viện Công trình Xanh Thái Lan năm 2011 Hội Đồng Công Trình Xanh Philippines năm 2007 BERDE 2010 Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam năm 2007 LOTUS 2010 Hội đồng Công trình Xanh Sri Lanka năm 2009 Hệ thống Đánh giá Xanh SL 2010 Liên đoàn Công trình Xanh Malaysia năm 2009 Chỉ số Công trình Xanh (Green Building Index) 2009 Hội đồng Công trình Xanh Singapore năm 2009 Green Mark 2005

Hội đồng Công trình Xanh Indonesia năm 2008 Green Ship 2010



ội đồng Công trình Xanh Hàn Quốc | 2000 |

19 95

Hội đồng Công trình Xanh Thế giới | 1999 |

19 90

Cộng đồng BEAM Hồng Kông | 1995 |

Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ | 1993 |

| 2000 | Hội nghị COP6 ở The Hague

| 1999 | Hội nghị COP5 ở Bonn

| 1998 | Hội nghị COP4 ở Buenos Aires

| 1997 | Hội nghị COP3 ở Kyoto

| 1996 | Hội nghị COP2 ở Geneva

| 1995 | Hội đồng IPCC Bản Báo cáo Đánh giá Thứ hai: Biến đổi Khí hậu năm 1995 | Hội nghị COP1 ở Berlin

| 1992 | Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển

| 1990 | Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), Bản Báo cáo Đánh giá Thứ nhất

Thị trường Xanh Tiến trình thời gian

www.worldgbc.org

20 00


Viện Công trình Xanh Thái Lan | 2011 |

ội đồng Công trình Xanh Singapore | 2010 |

iên đoàn Công trình Xanh Malaysia | 2009 | Hội đồng Công trình Xanh Sri Lanka |

ội đồng Công trình Xanh Indonesia | 2008 | i đồng Công trình Xanh Trung Quốc |

i đồng Công trình Xanh Philippines | 2007 | Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam |

Hội đồng Công trình Xanh| 2004 | Trung Quốc - Đài Bắc

Hội đồng Công trình Xanh Ấn Độ | 2001 | Hội Công trình Bền vững Nhật Bản |

20 05

20 10

COP: Hội nghị của các Bên (COP) cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu

| 2012 | RIO+20, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền vững | Hội nghị COP18 ở Qatar

| 2011 | Hội nghị COP17 ở Durban

| 2010 | Hội nghị COP16 ở Cancun

| 2009 | Hội nghị COP15 ở Copenhagen

| 2008 | Hội nghị COP14 ở Poznan

| 2007 | Hội đồng IPCC Bản Báo cáo Đánh giá Thứ tư: Biến đổi Khí hậu năm 2007 | Hội nghị COP13 ở Bali

| 2006 | Hội nghị COP12 ở Nairobi

| 2005 | Hội nghị COP11 ở Montreal

| 2004 | Hội nghị COP10 ở Buenos Aires

| 2003 | Hội nghị COP9 ở Milan

| 2002 | Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất ở Johannesburg, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững | Hội nghị COP8 ở New Delhi

| 2001 | Hội đồng IPCC Bản Báo cáo Đánh giá Thứ ba: Biến đổi Khí hậu năm 2001 | Hội nghị COP7 ở Marrakech


Sự phát thải các-bon Đơn vị tấn trên đầu người năm 2007 unstats.un.org

PA K I S TA N

0,90

ẤN ĐỘ

1,38 28

Hoa Kỳ 19,74 Úc 19,00 Canada 17,91 Đức 10,22 Anh 8,97 Pháp 6,50

S RI L ANK A

0,62


TRU NG Q U Ố C

4,92

BAN G L A D E SH

0,28

10,49 10,23 N H ẬT BẢ N

H Ồ NG KÔ NG

5,75

M YA N MA R

0,27

H À N Q UỐ C

L ÀO

0,25 PH ILIPPINES

THÁI L A N

4,14

V I Ệ T NA M

1,29

MA L AYSIA

7,32

SINGAPORE

12,08 INDONESIA

1,77

0,80


Sự phát thải các-bon Tỷ lệ phần trăm gia tăng tổng lượng phát thải từ năm 1990 đến năm 2007 unstats.un.org

PAKIS TAN

+128,1% ẤN ĐỘ

+133,1%

S RI L ANK A

+226,4%


T RU NG Q U Ố C

+165,7%

HÀN QUỐC

+108,2%

BA N GL A D E S H

+181,7%

H Ồ NG KÔ NG

+44,5%

M YA N MA R

+208,5%

L ÀO

+553,6% PH ILIPPINES

THÁI L A N

+189,6%

V I Ệ T NA M

+420,3%

MA L AYSIA

+243,6% SINGAPORE

+15,4%

IND ONESIA

+164,7%

+59,2%

N H ẬT BẢ N

+14%


Dấu chân Sinh thái 2007 Carbon Emissions Héc-ta toàn cầu trên đầu người 2007 Tons per capita unstats.un.org www.footprintnetwork.org

PAKIS TAN

0,8

ẤN ĐỘ

0,9 32

Hoa Kỳ 7,9 Canada 7,0 Úc 6,8 Đức 5,1 Pháp 5,0 Anh 4,9 Trung bình thế giới

2,7

S RI L ANK A

1,2


TRU NG Q U Ố C

2,2

HÀN QUỐC

4,9

BAN G L A D E S H

0,6

M YA N MA R

1,8

L ÀO

1,3 PH ILIPPINES

THÁI L A N

2,4

V I Ệ T NA M

1,4

MA L AYSIA

4,9 5,3 SINGAPORE

IND ONESIA

1,2

1,3

N H ẬT BẢ N

4,7


Dấu chân Sinh thái Héc ta toàn cầu trên đầu người; gia tăng từ năm 1990 đến năm 2007 www.footprintnetwork.org 1990 2007

0.8

SI NGAPOR E

HÀN QUỐC

3,1 | 5,3

3,0 | 4,9

MAL AYSI A

NHẬT BẢN

2,1 | 4,9

4,5 | 4,7


T H Ế G I ỚI

THÁI L AN

TRU N G Q U Ố C

M YA N MA R

2,7 | 2,7

1,7 | 2,4

1,5 | 2,2

0,8 | 1,8

VI Ệ T NAM

PHI LI PPI NES

L ÀO

IN DO N E SIA

0,85 | 1,4

1,1 | 1,3

1,2 | 1,3

1,2 | 1,2

S RI L ANK A

ẤN ĐỘ

PA KISTA N

BA N G L A DE SH

0,55 | 1,2

0,85 | 0,9

0,75 | 0,8 0,55 | 0,6


Sự giàu có Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 data.worldbank.org/indicator Đô la Mỹ = 500USD

36 USD Hoa Kỳ 47.140 Úc 43.740 Đức 43.330 Pháp 42.390 Canada 41.950 Anh 38.540 Trung bình thế giới 9.097

MALAYSIA

7.900USD $$$$$$$$$$ $$$$$$ IN D ON E S IA

2.580USD $$$$$

ẤN ĐỘ

1.350USD $$$

LÀO

1.010USD $$


NHẬT BẢN

S IN G A P OR E

42.150USD

40.920USD

$$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$

$$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$

HỒNG KÔNG

HÀN QUỐC

32.900USD

19.980USD

$$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$

$$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$ $$$$$$$$$$

TRUNG QUỐC

THÁI LAN

4.260USD

4.210USD

$$$$$$$$$

$$$$$$$$

SR I L ANK A

P HIL IP P IN E S

2.290USD

2.050USD

$$$$$

$$$$

VIỆT NAM

PA KIS TA N

1.100USD

1.050USD

$$

$$

BANGL ADESH

640USD $


AN KA IL SR

A M AL AY SI

NG AP O RE SI

Q UỐ C HÀ N

KÔ NG HỒ NG

NH ẬT

BẢ N

Trạng thái lành mạnh và đô thị hóa Chỉ số Phát triển Con người so với Phần trăm dân số đô thị

Chỉ số Phát triển Con người năm 2010 Mức đạt được trung bình cho ba yếu tố cơ bản phát triển con người: cuộc sống thọ và mạnh khỏe, kiến thức và một chất lượng cuộc sống tốt hdr.undp.org

Ngưỡng của phát triển con người rất cao (2011)

0,889

Ngưỡng của phát triển con người thấp (2011)

0,456

0,899

0,894

0,894

0,864

0,758

0,686

66,8%

100%

63,4%

100%

72,2%

15,1%

Đô thị hóa Phần trăm dân số sinh sống tại các đô thị năm 2010 www.unstats.un.org

Dân số đô thị

Dân số nông thôn


M YA NM AR

H AD ES BA NG L

ST AN PA KI

LÀ O

ĐỘ ẤN

NA M ỆT VI

IA IN DO NE S

NE S PI IL IP PH

AN TH ÁI L

Q UỐ C TR UN G

0,682

0,680

0,641

0,613

0,590

0,542

0,520

0,503

0,496

0,479

44,9%

34,0%

66,4%

53,7%

28,8%

30,1%

33,2%

37,0%

28,1%

33,9%


HIỆU QUẢ BAO NHIÊU LÀ BẰNG CÁCH NÀ HỖ TRỢ TRẠNG CÓ CÁCH THỨC ĐẾN XANH HÓ CÓ NHẤT THIẾT PHẢI ĐƯỢC ĐO GIÁ TRỊ THẬT S


À ĐỦ? NÀO CÔNG TRÌN G THÁI LÀNH M C TIẾP CẬN PH ÓA KHÔNG? T TẤT CẢ KẾT Q O LƯỜNG? SỰ


CÁC CÔNG ƯỚC VỀ XANH HÓA NĂM CÂU HỎI 42

Các công ước về Xanh hóa trên toàn bộ châu lục tỏ ra không đầy đủ. Tình trạng này có thể do một số lượng lớn những gì đã được thực hiện dưới tên gọi Xanh tuân theo lối mòn tư duy của giới kỹ nghệ đã định hình trước khi xu hướng Xanh xâm nhập vào luồng tư tưởng chủ đạo. Để hướng mô hình cần phát triển đạt đến kiến trúc bền vững thì phải có sự suy nghĩ mang tính phản biện về điều được cho là Xanh và tại sao lại như vậy. Điều quan trọng không kém là hiểu rõ bằng cách nào mà ngành xây dựng biết rằng làm đến đâu thì đủ. Các câu hỏi sau sẽ xem xét các công ước này và các ranh giới hệ thống định hình các công ước đó.


1

Hiệu quả như thế nào thì đủ? Liệu sự tiện nghi mà chúng ta đạt được có gì đó không ổn từ những số liệu? Sự hiệu quả được đặt ở vị trí trung tâm của xu thế Xanh hóa tại Châu Á. Điều này đã được chứng minh bằng thực tế là trong hầu hết các công cụ đánh giá, các dự án cần lựa chọn những thiết bị và công nghệ có hiệu quả về nguồn tài nguyên và trong trường hợp là hệ thống thì các bộ phận trong hệ thống cần hướng tới sự tối ưu. Chỉ số hiệu quả phổ biến nhất là ki-lô-oát giờ cho mỗi mét vuông tổng diện tích xây dựng (ký hiệu là GFA).51 Toàn bộ năng lượng mà công trình sử dụng (làm mát, sưởi ấm, chiếu sáng, tải điện từ các ổ cắm) được tính gộp theo diện tích sàn và thời gian vận hành được tính theo giờ. Mức hiệu quả năng lượng thay đổi theo công cụ đánh giá. Hệ thống Green Mark của Singapore đặt thành quy định bắt buộc 30% cho cấp độ đánh giá cao nhất52 trong khi hệ thống HK-BEAM yêu cầu mức 45%. Sự tiếp cận này đặt ra một số vấn đề. Chẳng hạn như sự hiệu quả liệu có thể được định lượng trên cơ sở diện tích sàn đơn vị53 hoặc có thể tính theo mức độ tiêu thụ theo đầu người ở? Liệu mức độ tin cậy vào đơn vị đo kWh có thể được duy trì, xét thấy rằng sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là điều thực sự gây quan ngại? Ý nghĩa của một nền kinh tế phát thải ít các-bon ở Châu Á đang được bàn luận, song hầu hết các công cụ đánh giá vẫn dựa vào đơn vị điện năng tại thời điểm tiêu thụ. Các chuyên gia băn khoăn rằng hiệu năng của công trình liệu có thể được đo một cách chính xác hay không và nên đo lúc nào.54 Một công trình được chứng nhận sau nhiều năm có thể tiêu thụ nhiều năng lượng hơn các công trình xung quanh và vẫn được dán nhãn “công trình Xanh”.55

43

Nhiều công cụ đòi hỏi nhu cầu năng lượng được xác định bằng việc sử dụng các phần mềm mô phỏng, trong đó mô hình ảo được dựng, mô tả hình khối công trình, cách bố trí mặt bằng, sự phụ thuộc của công trình vào hệ thống cơ điện và thời gian vận hành tính theo giờ. Sau đó thông tin được so sánh với kết quả tính lần thứ hai cho chính công trình đó, với các

51_ Chỉ số Hiệu quả Năng lượng (EEI) cũng được chuẩn hóa đến số giờ trung bình mà công trình vận hành mỗi năm. 52_ Điều kiện tiên quyết cho mức độ xếp loại Bạch kim của Green Mark, Các công trình không phải là Nhà ở mới, Phiên bản 4,0 | Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore. www.bca.gov.sg 53_ “Kilowatt giờ trên mỗi m2 là đơn vị đo lường sử dụng, không phải hiệu quả. Việc sử dụng hiệu quả của một công trình (nên phải là) năng lượng ẩn… chia cho tất cả những người làm việc ở đó… Do vậy khi tòa nhà LEO tại Malaysia tuyên bố đạt mức 100 kWh/m2/năm, chúng ta phải so sánh nó với mật độ người sử dụng tương đương…

Sử dụng (các mức đo của) năng lượng trên mỗi m2… điều mà có thể hiệu quả hơn… một tòa nhà kho bỏ hoang? Không có nước, điện, không có gì cả. Nó hoàn toàn xanh!” | Lee, E.L. (2011) 54_ “Điều thể hiện rõ ràng nhất chính là hiệu suất được đo lường. Một thứ không chủ quan là sự đo lường chính xác cao… Đo lường một cách chính xác và hãy để điều đó trở thành mức yêu cầu tối thiểu. Nhưng không ai thích điều này (bởi vì) tất cả mọi thứ tiêu thụ năng lượng phải được xem xét… không một ai nghĩ các vấn đề đến mức chi tiết.” | Lee, E.L. (2011) 55_ “Các dữ liệu tốt nhất hiện có cho thấy rằng ở mức trung bình, (các công trình theo

hệ tiêu chuẩn LEED) sử dụng nhiều năng lượng hơn các công trình tương đương được so sánh. Điều được tạo ra là hình ảnh của các công trình hiệu quả năng lượng, không phải hiệu quả năng lượng thực tế… Hệ thống LEED thực hiện điều này bằng cách thưởng cho các nhà thiết kế vì dự đoán rằng một công trình sẽ tiết kiệm năng lượng, không phải để chứng minh rằng một công trình thực sự tiết kiệm năng lượng.” | Gifford, H. (2008)


thiết bị và hệ thống được chọn trên mức quy chuẩn, có bổ sung thêm các công nghệ và đặc tính Xanh. Hiệu quả chính là sự khác biệt giữa hai mô hình. Cách tiếp cận này gặp phải sự chỉ trích. Sự hiệu quả phụ thuộc một phần vào mức độ thiết kế ban đầu của mô hình, một phần khác vào số lượng các thiết bị bổ sung được lắp đặt. Các chiến lược giảm bớt nhu cầu sử dụng lại không được đề cập đến. Ví dụ một dự án được tặng thưởng vì lắp kính có hiệu năng cao song không bị phạt vì mở nhiều cửa sổ hướng Tây. Một số công cụ chịu ảnh hưởng bởi cách tính của giới kỹ nghệ. Chẳng hạn như chỉ số công trình Xanh của Malaysia và chỉ số Lotus của Việt Nam quy định mức chuẩn sử dụng năng lượng theo các công trình điển hình. Có ý kiến quan ngại rằng việc quá chú trọng đến tính hiệu quả của giải pháp cơ điện sẽ cổ xúy cho sự phụ thuộc vào các hệ thống này. Ví dụ như cách tính điểm được chỉnh lệch sang trường hợp dùng ánh sáng nhân tạo thay vì ánh sáng tự nhiên. Trong khi hệ thống Lotus cho điểm hai hạng mục cân bằng nhau thì hệ thống GBI của Malaysia và hệ thống HK-BEAM dành nhiều điểm hơn cho ánh sáng nhân tạo (ánh sáng điện được 4 điểm còn ánh sáng tự nhiên được 3 điểm). Hệ thống Green Mark của Singapore còn ưu ái ánh sáng điện gấp đôi ánh sáng tự nhiên(12 điểm so với 6 điểm). Cách tính điểm như thế liệu có đủ mạnh để khuyến khích giải pháp ánh sáng tự nhiên, điều có ảnh hưởng ngay từ đầu đến hình dáng bên ngoài và cách bố trí không gian bên trong công trình? Hiệu quả được tính trong phạm vi lớp vỏ bao che. Sự tiếp cận đến tính hiệu quả sẽ củng cố thêm tính tích hợp các bộ phận trong công trình.

44

Công nghệ là yếu tố tạo điều kiện cho hiệu năng. Các chiến lược thụ động làm giảm sự phụ thuộc vào các hệ thống cơ điện hiện vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Giới kỹ nghệ đang quan tâm đến cách đo đạc và chuẩn hóa sự tiêu thụ năng lượng, điều này đặt ra vấn đề về tính hữu ích của các dữ liệu sau khi công trình được đưa vào sử dụng.


Công trình hỗ trợ sự tiện nghi thoải mái của người sử 2 dụng bằng cách nào? Có bao giờ là đủ khi mô tả nhu cầu của người sử dụng? Sự tiện nghi thoải mái của người sống và làm việc bên trong công trình được xác định bằng cách sử dụng các hệ thống đo lường được cung cấp bởi ngành khoa học nghiên cứu sự tiện nghi và sức khỏe của con người. Những hệ thống này đặt giả thuyết rằng sự tiện nghi thoải mái diễn ra trong một phổ tần trong đó có các điều kiện môi trường nhất định – nhiệt, hình ảnh, âm thanh, hóa học, sinh học – được biết đến một cách tổng thể qua thuật ngữ “chỉ số môi trường trong nhà” (viết tắt là IEQ). Nếu chệch đi một chút so với dải tần đã được quy định thì có thể phát sinh các vấn đề sức khỏe, hoặc ít nhất là các vấn đề kém tiện nghi và không thỏa mãn, và những trạng thái bất lợi như thế này nếu có thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới năng suất lao động hoặc làm việc. Các triệu chứng về sức khỏe của người sử dụng, nếu xảy ra, thường được truy ngược về quyết định thể hiện trên bản vẽ hoặc đưa ra tại công trường xây dựng. Ví dụ như một vài tác nhân gây bệnh nhất định và mùi khó chịu có liên hệ với một số vật liệu xây dựng hoặc vật liệu hoàn thiện riêng biệt nào đó, hoặc liên quan đến sự vận hành của các hệ thống cơ điện. Các công cụ đánh giá ở Châu Á khác nhau đáng kể về số điểm dành cho mức độ tiện nghi và trạng thái sức khỏe của người sử dụng công trình. Hệ thống Green Mark của Singapore dành 8% số điểm đạt được cho “chỉ số môi trường trong nhà” (IEQ). Đối với hệ thống LEED của Ấn Độ thì chỉ số này là 21,7%, chỉ số GBI của Malaysia là 24,4% và hệ thống LOTUS của Việt Nam là 27%. Ngoại trừ hệ thống HK-BEAM, hệ thống yêu cầu các công trình muốn đạt chứng chỉ Bạch Kim phải chứng tỏ sự tuân thủ các quy định về IEQ được liệt kê thành danh mục ở mức độ ít nhất là 65%, việc hiểu đúng tầm quan trọng của mức độ tiện nghi (không coi nhẹ hay cường điệu hóa yếu tố này) trong thực tiễn thiết kế là điều không hề khó và vẫn tiếp tục có những công trình được cấp giấy chứng nhận. Sự phân định điểm số chỉ là một phần của vấn đề. Người ta cũng đặt câu hỏi về những điều giả định để cho ra những quy định về điểm số đó. Đặc biệt là những điều kiện cho sự tiện nghi không mang tính phổ cập và cũng không chỉ đơn thuần về mặt sinh lý. Sự phản ứng của người sử

45


dụng công trình đến một điều kiện môi trường nào đó bị ảnh hưởng bởi những gì mà người đó mong muốn và những điều kỳ vọng hay mong đợi này một phần là do sở thích và nhu cầu. Các chuyên gia đề cập đến khái niệm tiện nghi thích ứng,56 một quá trình mà qua đó người sử dụng công trình chủ động kiểm soát sự tiện nghi của chính mình. Lý thuyết mang tính thích ứng về tiện nghi dẫn tới mối quan tâm đến sự giao tiếp giữa người sử dụng và công trình kiến trúc. Chẳng hạn như sự kiểm soát hay điểu khiển chiếu sáng và làm mát mang tính cá thể cho phép người sử dụng công trình quyết định họ cần lượng bao nhiêu thì đủ và thời điểm nào họ cần điều đó. Đây là một bước chuyển đáng chú ý từ nguyên lý tránh né – phạm vi mà ở đó các điều kiện tiện nghi bên trong công trình được thiết kế sao cho không vượt quá các giới hạn quy định – hướng tới dấu hiệu tương tác, phạm vi mà ở đó các thuộc tính và các khoảng không gian giao tiếp giữa công trình và người sử dụng thể hiện những nhu cầu và sở thích cá nhân được chuẩn bị sẵn sàng. Một vấn đề khác khi tiếp cận chỉ số IEQ là chỉ số này thường liên quan đến việc thiết kế các hệ thống cơ điện. Để quy định sự tiện nghi được duy trì ở mức nhiệt độ không khí khoảng 25oC, cần thấy rằng việc thường xuyên bật điều hòa nhiệt độ ở nhiều khu vực của Châu Á là nhu cầu cần thiết. Các chuyên gia phản biện lập luận rằng nếu chú trọng các tiêu chuẩn quốc tế về tiện nghi trong các bộ công cụ đánh giá sẽ làm tăng sự phụ thuộc vào các hệ thống cơ điện, bỏ qua thiết kế thụ động và các giải pháp tiêu tốn ít năng lượng đặc trưng cho mỗi địa điểm.57

46

Sự tiện nghi thoải mái, giống như tính hiệu quả, chấp nhận cách tiếp cận coi công nghệ là yếu tố hỗ trợ hoặc tạo điều kiện. Sự thiết lập khuôn khổ cho sự tiện nghi thoải mái – như một sự đáp lại các thuộc tính bên trong công trình trên khía cạnh sinh lý học – vẫn chưa đầy đủ, bởi vì bản thân sự tiện nghi thoải mái còn mang yếu tố tâm lý học, và do vậy không thể được rút gọn thành bộ chỉ số IEQ mang tính phổ quát. Nguyên lý tránh né kiện toàn thêm sự tiện nghi lại không xem xét các điều kiện sống hoặc làm việc khác nhau ở Châu Á.

56_ Nicol, J.F. & Humphreys, M.A. (2002) 57_ “Phần lớn kiến trúc tại Ấn Độ trước năm 1991… theo bản chất thật của mình, là Xanh. Kiến trúc thích ứng theo mặt trời, có các thiết bị che nắng, khối lượng nhiệt, các sân trong, ... Sau năm 1991, đã có một sự chuyển đổi mạnh mẽ, chúng ta để các công trình được thiết kế bởi một đội ngũ đa dạng các kiến trúc sư quốc tế vốn đã có một tầm ảnh hưởng lớn đến các kiến trúc sư và chủ đầu tư địa phương. Chủ đầu tư đã bắt đầu nhìn nhận các tòa nhà toàn kính là một biểu tượng cho sức mạnh công ty mặc dù phần lớn Ấn Độ nằm trong vùng khí hậu nóng. Tiếp theo là sự xuất hiện của chứng chỉ LEED tại thời điểm đó, đem lại

một cơ chế cho việc phân loại các công trình theo các mức độ Bạc, Vàng hoặc Bạch kim mà không quan tâm đúng mức đến khí hậu, vị trí dự án tại Ấn Độ, cho dù dự án đó được đặt tại khu vực khí hậu nóng - ẩm hoặc khí hậu nóng – khô hoặc khí hậu pha trộn cả hai dạng, với các yêu cầu nghiêm ngặt cho chất lượng không khí bên trong tòa nhà vốn đòi hỏi các tòa nhà chạy điều hòa máy lạnh phải đóng kín. Không có sự nhấn mạnh về kiến trúc thụ động hoặc năng lượng thấp để cấp giấy phép cho các khối nhà tiêu thụ nhiều năng lượng, hiện đại, không thích ứng với khí hậu để tiếp tục sàng lọc công trình trong phạm vi quốc gia, chứng tỏ chúng đủ điều kiện là kiến trúc

Xanh. Chứng chỉ này cũng cấp giấy phép cho nhiều công ty xây dựng để tự xưng là các công ty hàng đầu về công trình Xanh. Trong khoảng thời gian ngắn, độ 20 năm, chúng ta đã loại bỏ hàng ngàn năm kiến thức của kiến trúc thụ động và năng lượng thấp. Tại một đất nước nơi một số lượng lớn các công trình hiện vẫn được thông gió tự nhiên – và bạn không thể đạt được chứng chỉ LEED cho một tòa nhà thông gió tự nhiên – công cụ phân loại này, theo tôi nghĩ, đã gây ra sự thiệt hại nặng nề, không thể hồi phục.” | Rastogi, M. (2011)


Liệu có một cách tiếp cận chung nào đến vấn đề Xanh hóa? 3 Liệu vấn đề Xanh hóa có phụ thuộc vào địa điểm xây dựng công trình? Tại sao nhiều công trình trải khắp Châu Á – dù khác biệt về khí hậu và bối cảnh – lại trông giống hệt nhau? Và tại sao việc phân biệt các công trình được cấp chứng chỉ Xanh với các công trình khác lại khó như vậy? Hình thức công trình có nói lên được điều gì về cách thức công trình đó hoạt động? Cách thức công trình hoạt động có cho biết vị trí của công trình? Liệu các công trình bọc kính và có sự kiểm soát yếu tố khí hậu đang lan tràn khắp Châu Á cho chúng ta thấy có một khuôn mẫu nào đó mang tính phổ biến trong công tác thiết kế? Ngành xây dựng ở Châu Á trong nhiều thập kỷ qua được hỗ trợ đắc lực bởi ý tưởng thiết kế và sự cung ứng sản phẩm rộng khắp. Hệ thống tường bao che có sẵn ở mọi nơi nên một kiến trúc sư ở Manila và ở Quảng Châu có thể cùng thiết kế lớp vỏ giống nhau, và giống với một công trình nào đó ở New York, nếu họ cùng sở thích về các đường nét sắc sảo và hình khối cân đối. Sự trùng lặp và sự sẵn có về công nghệ cùng với sở thích chung về phong cách trở nên mạnh hơn tại Châu Á nhờ có tác động của giới truyền thông, theo đó tính hiện đại là sự thu nhận từ nhóm các quốc gia phát triển cao hơn, Khi ấy các đặc điểm riêng biệt về khí hậu của Manila hay Quảng Châu trở thành vấn đề thứ yếu. Các hệ thống cơ điện – có thể được dễ dàng tìm thấy khắp nơi trên thế giới – củng cố vững chắc hơn quan điểm này. Các hệ thống đó đã gỡ bỏ giới hạn chiều sâu của mặt bằng (qua đó cho phép kiến trúc sư theo đuổi bất kỳ hình khối hay phong cách nào) bởi vì việc thông gió và lấy ánh sáng không còn nhất thiết qua lớp vỏ. Các công trình có mặt bằng gọn sẽ tốn ít chi phí hơn theo đơn vị diện tích lớp vỏ bao che (khi diện tích sàn cho trước và trong điều kiện xây chen mật độ cao), và sử dụng hiệu quả hơn dịch vụ trung tâm như hệ thống thang máy. Diện tích sàn lớn có thể được chia nhỏ một cách linh hoạt để kinh doanh hoặc cho thuê. Điều hòa không khí sẽ đảm bảo giá thuê hoặc giá kinh doanh cao hơn, theo sự trông đợi của khách hàng về một công trình đẳng cấp.

47


Trong tình thế này khó có thể áp dụng thiết kế thụ động – nguyên lý điều chỉnh khí hậu và đảm bảo tiện nghi theo kiểu khác. Các công cụ đánh giá không có hình thức khuyến khích nào cho việc sử dụng kết cấu che nắng theo kiểu truyền thống hoặc kính có độ dẫn nhiệt thấp được nhập khẩu. Công trình có thể sử dụng hệ thống làm mát dưới sàn tiêu tốn ít năng lượng hoặc lắp đặt hệ thống điều hòa không khí hiệu quả về năng lượng. Trong thực tế một số công cụ cho điểm sử dụng điều hòa song lại không tính điểm cho hệ thống làm mát dưới sàn. Xu thế Xanh hóa có tính đến sự khai thác các nguồn lực tại chỗ, điều này sẽ gắn kết công trình với địa điểm. Hầu hết các bộ công cụ đều cho điểm hạng mục năng lượng tái tạo, sử dụng tại chỗ công nghệ điện gió hoặc điện mặt trời. Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu tại chỗ và thu nước mưa cũng được khuyến khích. Tuy nhiên những vấn đề này vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Hệ thống GBI của Malaysia chỉ dành tối đa 8 điểm trong số 100 điểm cho việc khai thác tài nguyên tại chỗ. Tỷ lệ đóng góp của năng lượng tái tạo chỉ hơn 7% một chút.

48

Ngành công nghiệp xây dựng tại Châu Á phụ thuộc quá chặt vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng đến việc thiết kế công trình theo khí hậu và địa điểm. Trong những năm tới, chuỗi cung ứng này sẽ bị gián đoạn bởi vì cầu vượt cung, giá thành quá cao và các nhiên liệu hóa thạch sẽ dần cạn kiệt.58 Sự lệ thuộc vào các nguồn nguyên liệu này sẽ ngày một sâu hơn. Những nguồn tài nguyên và tri thức tại chỗ chưa được coi trọng.

58_ “Chúng ta trồng thực phẩm cho mình bằng dầu, chúng ta may quần áo bằng dầu, và chắc chắn chúng ta xây dựng, chiếu sáng, làm mát và sưởi ấm các công trình của mình bằng dầu mỏ. Bạn có thể đang mặc quần áo hóa chất dầu mỏ, gần đây ăn thực phẩm được trồng bởi phân bón từ khí gas tự nhiên, sẽ sớm sử dụng một phương tiện đi lại chạy bằng khí gas, và sẽ đi ngủ tối nay trong một phòng có môi trường khí hậu được điều khiển với năng lượng từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Tất cả những điều này có thể là tốt ngoại trừ một số vấn đề chỉ được lộ diện gần đây: một khối lượng rất nhiều, có thể là cực kỳ lớn, các chất độc nguy hại đến con người và môi trường phát

sinh từ một nền kinh tế dựa vào dầu mỏ và các sản phẩm phụ của dầu mỏ, các thay đổi đột ngột và không thể đoán trước đến khí hậu toàn cầu do sự gia tăng gần đây của khí các-bon và các chất trong không khí, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là nguồn cung thực tế bị giới hạn: chúng ta đã sử dụng phân nửa nguồn dầu mỏ mà chúng ta đã từng có.” | King, B. (2008), tr. 97


Tất cả các kết quả có nhất thiết phải đo đếm được? 4 Liệu một công trình cũng không phải là một vật thể mang tính văn hóa? Sự lượng hóa là một điểm quan trọng đối với xu thế Xanh hóa. Hơn thế nữa, sự chuẩn xác và sự chắc chắn còn trở thành các yếu tố cần thiết. Ở đây có một sự tin tưởng tuyệt đối rằng nếu hiệu năng có thể đánh giá hay ước lượng được về mặt khoa học trong giai đoạn thiết kế, thì công trình sẽ vận hành đúng như thiết kế. Menara UMNO là một tòa nhà nằm trên một hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía Tây của Malaysia, được xây dựng trong những năm 1990. Đây là tòa nhà đầu tiên cung cấp cho người sử dụng hai chế độ tiện nghi nhiệt: bật điều hòa nhiệt độ khi trời nóng và mở cửa sổ khi trời mát. Giải pháp hỗ trợ thêm là các bức tường dẫn gió, kết cấu chắn nắng và vườn trên mái. Đây cũng là một trong số các dự án đầu tiên sử dụng phần mềm mô phỏng các dòng không khí lưu thông quanh công trình. Người thuê văn phòng dựng lên các bức vách cao sát trần, chắn luôn cả dòng không khí lưu thông. Sự miễn cưỡng của họ khi sử dụng thông gió và chiếu sáng tự nhiên khiến tình hình xấu thêm. Lớp vỏ công trình hấp thụ nhiều nhiệt hơn so với dự kiến. Khi vận hành, công trình tiêu thụ năng lượng nhiều gấp đôi so với tính toán trên bản vẽ thiết kế.59 Rất có thể một công trình giống hệt như vậy cũng sẽ được chứng nhận, nếu công trình đó được đánh giá trong bối cảnh ngày nay khi sử dụng các bộ công cụ đánh giá hiện hành ở Châu Á. Những công cụ đánh giá này tiếp tục ban thưởng cho các thiết kế mang tính giả định chứ không được chứng minh, nhất là khi các thiết kế đó được hỗ trợ bởi việc mô hình hóa có tính khoa học. Yếu tố gây nên sự lúng túng ở đây chính là người sử dụng công trình. Người sử dụng công trình không phải là đối tượng tiếp nhận thụ động. Họ có những mong đợi và sở thích của mình, và cư xử theo những cách thức rất khó có thể mô hình hóa. Khi không gian tương tác giữa công

59_ Kishnani, N. (2002)

49


trình và người sử dụng công trình không được thiết kế tốt, hiệu năng của công trình sẽ sai lệch nhiều so với các kết quả tính toán ban đầu. Ngay cả khi Menara UMNO không đạt được sự kết nối tốt với người sử dụng, công trình này vẫn được nhắc đến rất nhiều trong các tạp chí và sách kiến trúc. Tòa nhà chọc trời này, được thiết kế cho khu vực có khí hậu nhiệt đới, trở thành một biểu tượng cho thiết kế sinh khí hậu, loại hình thiết kế nói lên khát vọng kết nối công trình kiến trúc với địa điểm, cả về mặt khí hậu lẫn khía cạnh văn hóa. Khi nỗ lực đạt đến điều này, công trình đã chuyển tải được thông điệp đến một thế hệ kiến trúc sư ở Đông Nam Á. Ngày nay, hầu hết các công trình ở Châu Á đều rất thực dụng hoặc đạt đến ngưỡng tối đa của sự bình thường. Nói như vậy không có nghĩa là Châu Á không có công trình mang tính hình tượng, đối thoại hay giao tiếp được với công chúng. Trụ sở Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ở Bắc Kinh và Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur cho thấy sự trỗi dậy của Châu Á trên sân khấu kiến trúc thế giới, khẳng định sự tự tin và giàu có. Tuy nhiên, không có công trình nào thể hiện vai trò của Châu Á về mặt trách nhiệm toàn cầu. Kiến trúc sư phải rất vất vả để thể hiện chính mình khi tìm tòi và sáng tạo ngôn ngữ kiến trúc Xanh. Tính cam kết sẽ không được thực hiện và Xanh hóa trở nên khó khăn.

50

Một công trình Xanh hầu hết được xem xét dưới góc độ kỹ thuật với các kết quả có thể cân đo đong đếm được, chứ ít khi được nhìn nhận như là một động lực về văn hóa có khả năng kiến tạo xã hội. Đã có những nỗ lực được ghi nhận nhằm định hình cách ứng xử (ví dụ việc cung cấp các giá để đồ cho xe đạp), tuy nhiên những biểu hiện này còn quá ít hiệu quả hoặc ý nghĩa ở Châu Á. Nơi nào không có sự cam kết của người sử dụng hoặc thiếu tính tương tác giữa công trình và người sử dụng thì ở đó công trình sẽ không được sử dụng đúng với thiết kế và là một cơ hội bị bỏ lỡ.


Điều gì là giá trị của xu thế Xanh hóa? 5 Giá trị có phụ thuộc vào các thứ tự ưu tiên của quá trình thiết kế? Trong lĩnh vực xây dựng ở Châu Á, giá trị được định nghĩa về mặt chi phí và lợi nhuận. Những cuộc thảo luận hay trao đổi ý kiến có chiều hướng xoay quanh vấn đề là một công trình Xanh sẽ phải đầu tư thêm bao nhiêu chi phí và khoản đầu tư thêm đó được thu hồi sau khoảng thời gian bao lâu.60 Chi phí được thảo luận như là các khoản đầu tư xây dựng công trình và mua sắm lắp đặt các trang thiết bị cần thiết, trước khi công trình được hoàn tất. Trong một cuộc khảo sát mới đây đối với các bên tham gia dự án trong lĩnh vực xây dựng ở Châu Á,61 người ta đã ghi nhận sự gia tăng chi phí đầu tư xây dựng như là mối bận tâm lớn nhất, gây cản trở sự thông qua hay chấp nhận các thiết kế kiến trúc và hệ thống kỹ thuật theo mô hình Xanh. Lý do quan trọng hơn cả của việc mong muốn đi theo xu thế thiết kế Xanh là vấn đề chi phí, được mô tả như là chi phí vận hành thấp hơn. Khi được hỏi ý kiến là điều gì khiến chi phí gia tăng khi đi theo xu thế Xanh hóa, hầu hết những người tham gia đều trả lời là không biết. Khi được hỏi những khoản tiết kiệm được là gì, phần lớn cũng lại trả lời là không biết. Chi phí xem chừng là nguyên nhân dai dẳng nhất gây ra trạng thái không chắc chắn trong xu thế Xanh hóa. Cũng trong cuộc khảo sát đó, các doanh nghiệp hay công ty bày tỏ sự cam kết Xanh hóa ở các mức độ thấp hơn cũng là những đơn vị mong muốn được biết thêm về công nghệ Xanh và dường như bắt đầu suy nghĩ về vấn đề Xanh hóa giữa chừng trong quá trình thiết kế – xây lắp. Các doanh nghiệp hay công ty có mức độ cam kết cao hơn bày tỏ sự quan tâm đến giá trị lâu dài của một công trình Xanh và có lẽ bắt đầu tiếp cận vấn đề sớm hơn. Điều này cho thấy rằng có sự gặp nhau giữa cách định nghĩa về giá trị và cách quản lý quy trình. Ở Châu Á, việc xem xét lại quy trình thiết kế – xây lắp chưa được khuyến khích nhiều, ngay cả trong các dự án đang tích cực tìm kiếm sự công nhận. Trong nhiều trường hợp, khoảng thời gian giữa thiết kế và thi công dành cho tư duy ngược – ở mức độ trình bày vắn tắt và thiết kế sơ phác – có thể ngắn đến mức kỳ cục. Các nhà thầu xây dựng thường được yêu cầu báo giá công việc và bắt đầu xây dựng ngay cả khi bản thiết kế

60_ Các công trình được chứng nhận Green Mark được báo cáo có sự hoàn vốn đầu tư. Chi phí đầu tư tăng thêm 2-8% cho mức chứng nhận Bạch kim được thu hồi trong 2-8 năm, 1-3% cho mức chứng nhận Vàng nâng cao trong 2-6 năm, 1-2% cho mức chứng nhận Vàng trong 2-6 năm, 0,3 - 1% cho mức Chứng nhận đạt yêu cầu trong 25 năm. | Keung, J. (2011, 13-16 tháng 9) 61_ BCI Asia. (2008)

51


chuẩn cuối cùng vẫn chưa được chốt, do đó nguy cơ xảy ra những sai sót về định giá hay báo giá sẽ khá cao, và với sai sót như thế này rất có thể ý tưởng thiết kế cũng sẽ phải chỉnh sửa hoặc hủy bỏ khi dự án tiến triển. Chấp nhận một nguy cơ sai sót hay nhầm lẫn ở mức độ cao có liên hệ với chi phí nhân công thấp và lãi suất cao. Thời điểm đất đai bị thu hồi, thông thường kèm theo các khoản tiền phạt vì sự chậm trễ, đã rất gần. Trong trường hợp này, thời điểm đáng nhẽ dự án khởi công (với nhát búa nện đầu tiên xuống đất) cũng là lúc dự án kết thúc, bị xóa sổ.62 Quy trình thiết kế – xây lắp mang tính chất tuyến tính và phân đoạn điển hình. Một khi ý tưởng kiến trúc được chủ đầu tư duyệt, ý tưởng đó sẽ bị chốt cứng, không thay đổi được nữa. Các đơn vị tư vấn khác sẽ tham dự và góp phần vào giai đoạn tiếp theo của dự án. Ý tưởng sẽ được điều chỉnh một chút cho phù hợp hơn với kết cấu, trang thiết bị và sự thay đổi ý định. Tuy vậy, tại bất cứ thời điểm nào, ý tưởng phác thảo đầu tiên hiếm khi bị vứt bỏ hoàn toàn. Phát triển theo xu thế Xanh ở đây chẳng qua là một sự phân lớp các công nghệ và các đặc điểm. Những bộ công cụ đánh giá nhìn chung là trung lập về mặt quy trình, hay nói khác đi, các bộ công cụ này không có chế độ khen thưởng cho sự xem xét lại hay lật ngược vấn đề về cách thức thực hiện công việc. Chỉ trong vài trường hợp hy hữu mới có sự chấp thuận về quy trình; chẳng hạn như hệ thống HK-BEAM là một trong số ít các công cụ có chế độ thưởng điểm cho quy trình thiết kế theo hệ mô-đun và sự sản xuất các cấu kiện xây dựng theo kiểu tiền chế.

52

Tiêu chuẩn so sánh đầu tiên của giá trị trong lĩnh vực xây dựng tại Châu Á là sự thu hồi vốn đầu tư, gắn chặt với tiến độ của dự án. Thời gian này ngắn hơn nhiều so với tuổi thọ của công trình. Quy trình thiết kế được chia thành nhiều giai đoạn và hạn chế tư duy vấn đề mang tính dài hạn. Các nhóm dự án ở Châu Á dường như luôn vội vàng, tìm kiếm các đặc điểm mang tính gia tăng giá trị song lại không đánh giá đúng mức các giá trị này như chúng cần phải có.

62_ “Trong thế giới phương Tây, nơi xuất xứ của Mô hình hóa Thông tin Xây dựng (viết tắt theo tiếng Anh là BIM - Building Information Modelling), một phần lớn chi phí xây dựng là từ nhân công. Chi phí cho các công nhân nhàn rỗi, hậu quả của việc phối hợp sai sót, rất tốn kém, và nhu cầu cải thiện hiệu quả lao động trên công trường đã tạo ra một động lực cho việc tìm ra một cách thức tốt hơn để lập hồ sơ và phối hợp thiết kế… Tại Châu Á, sự trái ngược hoàn toàn là có thật. Chi phí cho các công nhân xây dựng nước ngoài không đắt đỏ và dồi dào. Các sai sót trên công trường thường được sửa chữa bằng một cái búa khoan hoặc một cái nhún vai và một chút điều chỉnh thiết kế. Trong thực tế

hành nghề kiến trúc và kỹ thuật xây dựng, các đội quân họa viên 2D luôn sẵn sàng thể hiện và kiểu kinh doanh “quăng người” vào công việc cho đến khi hoàn tất tất cả các bản vẽ là chuyện phổ biến. Việc phối hợp kỹ lưỡng không phải quá quan trọng; tốc độ sản xuất điều khiển quá trình. Điều này không xảy ra đối với chính bản thân nó. Tại Châu Á, các chủ đầu tư muốn bắt đầu đóng cọc trước khi bản vẽ in ra ráo mực chuyển đến công trường. Các tiến độ dự án thường không cho phép một quá trình phối hợp tỉ mỉ. Các chủ đầu tư và nhà xây dựng muốn bản vẽ của ngày hôm qua, nhưng nhất định trì hoãn các quyết định thiết kế quan trọng càng lâu càng tốt.” | Lazarus, P. (2012)



CÁC GIỚI HẠN CỦA XANH HÓA TƯ DUY LẠI CÁC RANH GIỚI HỆ THỐNG 54

Các công ước của Xanh hóa ngày nay không đặt thành vấn đề các quy tắc thiết kế công trình theo lối thông thường, vì chúng hình thành trước khi khái niệm Xanh xuất hiện. Cũng giống như công trình thông thường, một công trình Xanh được thiết kế để vận hành trong khuôn khổ các ranh giới không gian và thời gian. Những ranh giới đó mô tả xây dựng theo mô hình Xanh như một hệ thống mà hệ thống đó có thể được tính toán định lượng và đặt thành tiêu chuẩn so với chính bản thân hoặc một yếu tố tương đương, vì lẽ đó mà chi phí và sự thu hồi vốn đầu tư là các chuẩn mực đầu tiên về giá trị. Các yếu tố thành phần trong hệ thống này


được xem như các thực thể riêng biệt với các hệ thống đo hiệu năng dành riêng cho từng loại. Hiệu năng của các yếu tố thành phần được kết hợp lại và được coi là hiệu năng tổng thể của cả công trình. Ba ranh giới hệ thống quy định các giới hạn của xu thế Xanh hóa: Không gian, Thời gian và Sự trao đổi. Không gian | Vượt ra ngoài ranh giới địa điểm và khuôn khổ lớp vỏ công trình Một công trình không phải là một thực thể bị cô lập, ngay cả khi công trình đó thuộc sở hữu tư nhân. Công trình có mối liên hệ với khu vực xung quanh, với nền kinh tế đô thị và hiện diện trong các hệ sinh thái nhân tạo và tự nhiên. Công trình có thể kết nối (hoặc tách biệt) con người với cộng đồng. Mở rộng biên độ không gian vật chất, từ vị trí xây dựng và lớp vỏ bao che cho đến khu dân cư xung quanh công trình và rộng hơn là cả đô thị, tạo một cơ hội đề cập đến các bối cảnh rộng lớn hơn mà công trình phụ thuộc vào đó. Địa điểm là một thuật ngữ được Buchanan63 sử dụng để mô tả mối liên hệ của những điều kiện hay bối cảnh mà trong đó các công trình vận hành: khí hậu, xã hội, văn hóa, đô thị và sinh thái. Thiết kế các địa điểm bắt đầu bằng việc vạch ra các mạng lưới hoặc các tuyến hiện có với mục đích hạn chế sự gián đoạn và nâng cao tính kết nối. Mối quan tâm chủ yếu ở đây là sự gắn kết. Điều này tùy thuộc vào nguồn lực có sẵn tại chỗ và sự tin tưởng vào những kiến thức hay kỹ năng mang tính đặc trưng cho mỗi khu vực – nhất là những nơi thường có các sự kiện đặc biệt hay hoạt động quan trọng diễn ra – và những điều được coi là kiến thức hay kỹ năng đó bao gồm cả nghệ thuật xây dựng và sự ứng phó với khí hậu. Thời gian | Không chỉ dừng lại ở những lợi ích tài chính ngắn hạn Lĩnh vực xây dựng có thói quen tìm kiếm sự chắc chắn và các lợi ích tài chính ngắn hạn, các yếu tố này trong xu thế Xanh hóa dẫn đến một thứ văn hóa tạm gọi là chủ nghĩa ngắn hạn. Trong một thế giới mà mọi thứ đều có thể không chính xác và không lấy gì làm chắc chắn này, chủ nghĩa ngắn hạn tạo nên sự trì trệ trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Một

63_ “Thay vì được nhìn nhận như là một vật thể khép kín, thiết kế tập trung vào việc phát triển một mạng lưới dày đặc của các mối quan hệ cộng sinh phức tạp với tất cả các khía cạnh của không gian bao quanh một công trình. Ý tưởng truyền cảm hứng này là để tưởng tượng ra một công trình dường như đã phát triển trong sự tương tác mật thiết với các bối cảnh xung quanh, và thường cùng với các gốc rễ ăn sâu trong vốn hiểu biết được tích lũy của nền văn hóa địa phương và các công trình bản địa.” | Buchanan, P. (2000)

55


nhóm dự án có thể chọn một hệ thống đun nước bằng năng lượng mặt trời nếu thiết bị này đảm bảo hòa vốn trong vòng năm năm. Công nghệ pin quang điện chẳng mấy khi được xem xét, và với mức giá thành cao như hiện nay thì chắc chắn là không được xem xét. Nếu khoảng thời gian đánh giá kéo dài đến 50 năm, thì các nguồn năng lượng tái tạo sẽ đạt đến một tầm quan trọng khác. Vấn đề đặt ra khi ấy không phải là nếu, mà là khi nào và bằng cách nào để chấp nhận và thích ứng. Nhận thức được kết quả lâu dài là một yếu tố quan trọng để khai thông và mở ra giá trị của các công trình cũng như các đô thị.64 Chủ nghĩa dài hạn – trong đó biên độ về mặt thời gian sẽ được kéo dài ít nhất cho đến hết vòng đời được tính toán từ trước của một công trình xây dựng – chủ trương tìm kiếm các lợi ích và đương đầu với những rủi ro, và nếu điều kiện cho phép thì còn tìm kiếm cách thức kéo dài tuổi thọ của công trình, các cấu kiện và vật liệu của công trình đó. Chủ nghĩa dài hạn hướng tầm nhìn rộng hơn đến sự tiện nghi và trạng thái thoải mái, kết hợp năng suất lao động, làm việc hoặc học tập và sự hài lòng của người sử dụng công trình, sự liên kết cộng đồng và sự gắn bó với thiên nhiên. Chủ nghĩa này cũng chú ý đến các nguyên lý về tính mềm dẻo và sự thích ứng, và xử lý các rủi ro cũng như những điều bất ổn gắn với biến đổi khí hậu và đô thị hóa.

56

Trao đổi | Trên cả các kết quả định lượng mang tính chất tổng hợp Một công trình thông thường được nhìn nhận như là một tập hợp các yếu tố riêng biệt – vỏ bao che, kết cấu chịu lực, hệ thống cơ điện – quy tụ lại thành một ý tưởng thiết kế nhằm thỏa mãn một nhu cầu cụ thể nào đó theo một chương trình được lập ra từ trước. Trong bối cảnh đó, tính chất Xanh của công trình hay dự án là sự tổng hợp các hiệu năng mà các thành phần tạo nên công trình hay dự án đó phát huy được. Phương pháp đánh giá tổng hợp từ dưới lên thường cho kết quả ít hơn so với kết quả của từng phần gộp lại, bởi vì nhóm thiết kế đã có sự chọn lọc, chỉ thực hiện những gì thật sự muốn làm. Một dự án sẽ được thưởng nếu làm đúng song hiếm khi bị phạt nếu không làm hoặc làm sai.65 Sự trao đổi chéo thường không được coi trọng. Các công ước về Xanh hóa không khuyến khích sự tích hợp. Sự xem xét các kết quả định tính hiện còn đang thiếu.

64_ . “Thời gian là một nguyên liệu quan trọng trong việc xây dựng một thành phố tốt. Nhưng lợi nhuận thực tế lại hoạt động theo cách khác. Bạn xây dựng cái gì đấy càng nhanh, bạn càng kiếm được nhiều tiền. Và tôi nghĩ Trung Quốc là một ví dụ thuộc hàng kinh điển của sự phân đôi thành hai cực: theo đuổi lợi nhuận đối ngược với theo đuổi một thành phố được xây dựng tốt. Ý tưởng của một thành phố sinh thái là tốt nhưng sẽ thú vị khi xem cách thức thành phố đó cung cấp môi trường sinh sống cho cư dân trong thực tế, diện mạo thành phố đó sẽ như thế nào trong 30 đến 50 năm tới. Đây là khoảng thời gian tối thiểu cho một thành phố; phải trải qua vài ba thế hệ mới

biết được đô thị thích ứng theo con người hay là con người phải thích ứng theo đô thị.” | Rastogi, M. (2011) 65_ Có rất ít các trường hợp ngoại lệ cho việc này. Công cụ đánh giá của Nhật Bản – CASBEE – là công cụ đánh giá duy nhất tại Châu Á có điểm cuối cùng là một tỷ lệ, không phải là một con số tổng hợp. Việc Xanh hóa tại đây trở thành một hành động của sự quản lý các hình thức đánh đổi tương đương – một vài yếu tố được giảm thiểu (tiêu thụ, chất thải, phát thải khí,…), các yếu tố khác phải được tối đa hóa (tiện nghi, cộng đồng, công năng,…). Việc này tạo nên các phép tính phức tạp nhưng lại cho phép một công cụ giống nhau được

áp dụng cho các thể loại công trình và điều kiện khác nhau, từ các công trình văn phòng xây mới tại Tokyo cho đến các nhà ở theo lối bản địa tại Malaysia (Murakami, S. & Ikaga, T., 2008). Tại Bắc Mỹ, công cụ có tên gọi Living Building Challenge (Viện Quốc tế các Công trình dùng cho Sinh hoạt – International Living Buildings Institute, 2008) là một công cụ duy nhất quy định tất cả 20 yêu cầu phải được đáp ứng, làm cho công cụ này không khả thi cho các nhóm thiết kế khi lựa chọn yêu cầu nào dễ đạt được hoặc có lợi nhuận. Đây cũng là một công cụ duy nhất mà các thuộc tính mang tính chủ quan về thẩm mỹ và nguồn cảm hứng được đặt thành yêu cầu.




Khó khăn thực sự trong việc thay đổi bất cứ một doanh nghiệp nào không nằm ở việc phát triển các ý tưởng mới mà thể hiện ở chỗ thoát khỏi các ý tưởng cũ. John Maynard Keynes


SÁU NGUYÊN TẮC CỦA KIẾN TRÚC BỀN VỮNG CÁC Ý TƯỞNG NỔI BẬT CHO CHÂU Á 60

Xây dựng Xanh ở Châu Á, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn đã trở thành một trào lưu mang tính chính thống, là một bộ quy tắc mô tả những rào cản trên lộ trình tiến tới thiết kế bền vững. Rất nhiều điều mà chúng ta biết về phát triển Xanh là kết quả của những cuộc trao đổi - thảo luận diễn ra giữa các thị trường và các chính phủ. Những hoạt động trao đổi này cho chúng ta hiểu khái niệm về một công trình Xanh và làm thế nào để đánh giá được công trình đó với các hệ đo lường hiệu năng được quy định. Thuật ngữ Xanh hóa, giống như tính hiệu quả và chất lượng môi trường trong nhà, mô tả yếu tố nào có thể được quản lý ngày nay và có khả năng đem lại lợi nhuận trong thời gian ngắn. Những hoạt động trao đổi này phác họa nên không gian dành cho hành động được gắn kết với các nguyên tắc tối ưu hóa về mặt kỹ thuật


61

và sự thu hồi vốn đầu tư. Vấn đề đặt ra là điều này tiếp tục cho chúng ta thấy mình đang ở đâu, chứ không phải mình muốn ở đâu. Sự quá độ từ Xanh đến Bền vững đòi hỏi phải có các công cụ tư duy mới. Châu Á cần một vốn từ vựng mới để tái khởi động việc đàm luận, một thứ ngôn ngữ bao quát cả hai khía cạnh định tính và định lượng của các công trình mà chúng ta xây dựng nên; những từ ngữ có thể làm bật ra một sự phản hồi, được căn chỉnh bằng các đại lượng chỉ hướng của tính bền vững. Một số dự án ở Châu Á đang thể hiện lối tư duy vượt tầm phát triển Xanh. Tựu trung lại, các dự án này thể hiện rõ sáu nguyên tắc mang tính chất bắc cầu đến sự bền vững.


HIỆU Q

SIN

ÀNHGẮ M

ỦNG


QUẢ

NHTHÁI

MẠNH ẮN KẾT

G HỘ


TÍNH HIỆU QUẢ

TÌM KIẾM HIỆU LỰC CÓ TÍNH DÀI HẠN 64

Trong khi hiệu suất mô tả tỷ lệ đầu vào trên đầu ra của một quá trình thì hiệu quả là tính hiệu lực của một hành động căn cứ trên dự định đã được nêu rõ. Tính hiệu quả đặt ra câu hỏi: dự định là gì? Một lớp vỏ bao che công trình trong điều kiện thời tiết nóng được cho là hiệu quả hơn so với một lớp vỏ bao che khác nếu lớp vỏ đó làm chậm lại sự truyền dẫn nhiệt từ bên ngoài vào bên trong. Nếu lớp vỏ này được chủ định tạo ra nhằm nâng cao sự tiện nghi bên trong công trình thì các thuộc tính khác (bên cạnh sự truyền dẫn nhiệt) cũng phải được tính đến, bởi vì sự tiện nghi cũng phụ thuộc


vào ánh sáng tự nhiên, không khí và điểm nhìn. Tính hiệu quả, khác với tính hiệu lực, là một hành động mang tính chất tích hợp, nỗ lực tạo ra sự cân bằng hài hòa và sự phối hợp sức mạnh của các yếu tố trong một tổng thể. Để vận hành được, tính hiệu quả cần được gắn với đại lượng thời gian (véc-tơ thời gian) bởi vì tính hiệu lực chỉ có thể được đo chính xác trong một khung thời gian được xác định rõ. Có nhiều yếu tố chưa được xác định rõ trong công trình: chi phí năng lượng trong tương lai, các kịch bản khác nhau của biến đổi khí hậu, cách ứng xử của người sử dụng công trình. Tuy nhiên lại có một cách nhìn nhận cảm tính là công trình được sử dụng trong thực tế mới quan trọng, chứ không thuần túy là theo các bản thiết kế. Đôi khi chúng ta bắt gặp những nỗ lực nhằm tác động đến công trình được sử dụng trong thực tế tại Châu Á. Những nỗ lực này có thể là kết quả của các bộ luật hoặc một điều kiện nào đó đặt ra cho sự tái xác nhận công trình khi sử dụng một công cụ đánh giá.66 Châu Á hiện đang xem xét các hình thức mới của thỏa thuận cho thuê công trình – được biết đến qua khái niệm Thuê theo mô hình Xanh – mang tính chất ràng buộc người thuê / người sử dụng với người cho thuê nhằm đạt được các mục tiêu về môi trường được hai bên chia sẻ.67 Các chu trình tài nguyên hay nguồn lực cần được thiết kế khép kín nhằm mục đích tạo ra sự phối hợp sức mạnh. Quan điểm truyền thống cho rằng mỗi bộ phận của một thiết bị chỉ cần thực hiện tốt chức năng của mình là được. Còn trong tư duy phát triển bền vững thì một yếu tố có thể đảm nhận tốt nhiều vai trò (ví dụ lớp vỏ của công trình vừa chắn nước mưa vừa tạo ra điện năng), một nguồn tài nguyên có thể được sử dụng nhiều lần (chất thải của một quá trình sản xuất là nguyên liệu đầu vào của một quá trình sản xuất khác). Điện năng và nhiệt năng cùng được sử dụng trong hệ thống kết hợp (CHP). Hệ thống thu gom nước mưa và tái chế nước xám sẽ khép kín chu trình nước và giúp giảm nhu cầu sử dụng nước sạch. Sự hiệu quả trong sử dụng nước cũng quan trọng không kém. Hệ thống thu gom nước mưa và tái chế nước xám sẽ khép kín chu trình nước để giảm nhu cầu tiêu thụ nước sạch từ hệ thống ống dẫn cấp nước của đô thị.

66_ Lấy ví dụ các chủ sở hữu công trình tại Singapore hiện đã có nghĩa vụ theo pháp luật phải công bố mức năng lượng sử dụng. Chứng chỉ Green Mark của Singapore cứ sau ba năm phải cấp lại một lần. Nếu một công trình không đạt các mục tiêu hiệu năng đã đề ra, công trình đó có thể bị thu hồi kết quả xếp loại. 67_ Lim, C. & Lee, B.L. (2012), pp. 72-73

65


1 Các vòng tròn khép kín từ chất thải đến nguồn nguyên liệu 2 Khu nghỉ dưỡng Evason, nhìn trên cao 3 Nước thải xử lý bằng thực vật 4 Hồ trữ nước ngọt

Hồ trữ nước ngọt

Các hồ cảnh quan

NƯỚC NGỌT Nước mưa chảy tràn và các giếng nước ngầm Nước xám và nước đen

Các nhà máy xử lý cơ học

NƯỚC THẢI

Nhà máy xử lý thẩm thấu ngược

Nước sạch Nước uống cho giặt giũ được vận chuyển

KHU NGHỈ DƯỠNG Nước thải dư Cảnh quan

Các phòng cho khu vực F&B

Các hệ thống tưới tiêu

CHẤT THẢI RẮN

Ủ phân bón sinh học

Các vườn rau

Các hồ nước mở với phương pháp xử lý môi trường bằng thực vật

2

Chất thải hữu cơ

Chất thải từ việc làm vườn

3

1

4

66 2001

Phuket, Thái Lan

Những khoảng đất rộng của khu vực dự án Evason được sử dụng làm nơi giữ nước và tái chế nước. Nước xám và nước đen từ 260 phòng khách sạn và khu bếp của một số nhà hàng được xử lý trong các hệ thống cơ học, sau đó được dẫn sang các hồ lộ thiên thả đầy hoa thủy dạ hương và các cây thuộc họ sen, một kỹ thuật làm sạch nước hoàn toàn tự nhiên được biết đến với tên gọi “xử lý nước thải bằng thực vật”. Nước thải sau quá trình xử lý và làm sạch được dẫn trở lại hồ chứa thông qua hệ thống kênh tưới tiêu và hệ thống kênh này hỗ trợ đắc lực cho việc tạo lập cảnh quan xanh của khu

Khu nghỉ dưỡng Evason Chu trình khép kín chất thải tới tài nguyên nghỉ dưỡng, và gần như toàn bộ các loài thực vật ở đây là các giống bản địa. Khu nghỉ dưỡng này cũng có một hồ chứa nước sạch riêng. Từ đây, nước được dẫn vào hệ thống đường ống có sự thẩm thấu ngược và qua hệ thống này, nước đã được lọc sạch để trở thành nước sinh hoạt. Tất cả chất thải rắn của khu nghỉ dưỡng được phân loại để tái chế. Ngoài giấy, chất dẻo, kim loại và thủy tinh, dầu ăn đã qua sử dụng, thức ăn thừa và rác thu gom từ vườn cũng được giữ lại. Một thiết bị chuyển đổi biến dầu (từ các khu bếp ở Evason và các nhà hàng ở Phuket) trở thành nhiên liệu diesel sinh học.

Một máy cắt sẽ xé nhỏ rác thu gom từ vườn. Các chất dạng mềm thu được từ quá trình xé nhỏ nói trên được trộn cùng thức ăn thừa tạo thành phân bón, dùng để bón cho các loại cỏ và thực vật khác trong vườn. Khu nghỉ dưỡng này tự cung cấp 100% nhu cầu dùng nước. Các khu vườn ở đây đáp ứng nhu cầu ăn kiêng của 30% số nhân viên và 5% số khách. Các nỗ lực tái chế rác thải đã làm giảm “dấu chân sinh thái” của khu nghỉ dưỡng tương đương với 15 tấn CO2 quy đổi mỗi năm.


5 Các bức tường rào bao quanh và mặt tiền được làm bằng chai lọ thu gom 6 Ngoại thất căn nhà chai lọ (Bottle House) 7 Mặt tiền bằng chai giúp điều chỉnh lượng ánh sáng và nhiệt vào bên trong công trình

5

6

7

67 2007

Bandung, Indonesia

Trong một chiến dịch dọn dẹp phế liệu kéo dài trên 6 tháng, 30.000 chai lọ đã được thu gom từ các bãi rác trong và xung quanh Bandung. Các chai lọ này đã được rửa sạch và sau đó được sử dụng trong dự án phát triển các khu nhà ở. Điều này đã góp phần làm giảm nhu cầu sử dụng các vật liệu xây dựng mới; các chai lọ đáng nhẽ được vận chuyển ra bãi rác thì lại được sử dụng trong một chu trình mới, kéo dài thời gian hữu ích. Điều này đã giảm đáng kể năng lượng biểu hiện của dự án. Năng lượng biểu hiện là năng lượng được tiêu thụ để sản xuất ra các vật liệu xây dựng trong nhà máy và vận chuyển

Ngôi nhà làm từ chai lọ Rác do người tiêu dùng thải ra được biến thành vật liệu xây dựng các vật liệu đó đến công trường. Ngôi nhà có sân trong được thiết kế theo kiểu lệch tầng, với tổng diện tích sàn 320 m2, có mặt bằng mở, rất ít tường ngăn chia không gian, nhờ đó ánh sáng tự nhiên phân bố đều khắp và không khí lưu thông dễ dàng. Lớp vỏ bao che công trình được làm từ chai lọ, phân tách không gian bên trong và bên ngoài nhà. Bức tường bằng chai lọ có tác dụng như một bộ lọc môi trường, chỉ cho ánh sáng tự nhiên tán xạ chiếu qua, ngay cả những lúc mặt trời ở vị trí thấp. Không khí được giữ bên trong các chai lọ tạo thành các lớp đệm cách nhiệt, làm giảm sự

truyền nhiệt. Các cửa đi và cửa sổ theo kiểu cửa đẩy sát các bức tường bằng chai lọ có thể được mở hết cỡ nếu cần thiết. Với ba sân trong, không khí trong lành lưu thông tự do. Các diện tích mặt nước và một bể bơi bên ngoài nhà giúp làm mát trong những ngày nắng nóng. Lượng nhiệt giảm đi nhờ quá trình bay hơi nước giúp điều hòa vi khí hậu cho công trình và các không gian bao quanh, đưa không khí mát vào tận chính giữa căn nhà. Kết quả là căn nhà hoàn toàn không cần đến máy điều hòa không khí và sự phụ thuộc vào ánh sáng nhân tạo ban ngày được giảm thiểu.


8 Các hành lang được thông gió tự nhiên và bảo vệ khỏi phơi sáng mặt trời 9 Nội thất lớp học với các giá hắt sáng 10 Ngoại thất, khuôn viên Đại học UWC 11 Cách bố trí khối giảng dạy với các hành lang giữa và các không gian xen kẽ 12 Nội thất lớp học nơi không khí được cấp với vận tốc thấp hơn và nhiệt độ cao hơn các nhiệt độ thiết lập, và được hỗ trợ bởi các quạt trần

8

9

10

68 2011 Singapore Trường Cao đẳng Liên hợp Thế giới ở Đông Nam Á Các dòng năng lượng và chất lượng không khí sẽ bù đắp lại sự gia tăng của các tải Khuôn viên của Trường Cao đẳng hơn nhằm lưu thông không khí mà nhiệt dạng ẩn. Hệ thống này đảm bảo Liên hợp Thế giới (viết tắt là UWC) việc lưu thông này cần một thể tích có diện tích 76.000 m2, được xây trên không khí rất lớn? Hệ thống điều hòa không khí bên trong công trình đạt khu đất rộng 5,2 héc-ta cho 2.500 sinh của trường UWC vận hành với 100% chất lượng cao, có lợi cho sức khỏe viên. Các khối giảng đường có các không khí tươi, có nghĩa là không có của người sử dụng. Các phòng có thể hành lang giữa – hai dãy phòng học không khí tuần hoàn. Điều này đáng được cung cấp không khí với tốc độ chung lối tiếp cận giao thông – làm lý ra sẽ làm gia tăng đáng kể việc sử lưu thông thấp hơn. Thay vì không cho công trình gọn lại, dẫn đến sự dụng năng lượng, nhưng thực tế thì khí lạnh được lưu thông ở tốc độ gia tăng nhu cầu làm mát bằng hệ không. Thay vào đó, hệ thống này có cao, không khí di chuyển với tốc độ thống cơ khí. Vấn đề được đặt ra trong nhiều tác dụng cộng hưởng với nhau, thấp được dẫn vào ở các mức nhiệt giai đoạn thiết kế là tính hiệu quả loại trừ tất cả các ống dẫn khí và quạt độ cao hơn. Quạt trần quay chậm sẽ của các hệ thống điều hòa không khí gió thu hồi, giảm gần một nửa các tăng tốc độ di chuyển của không khí thông thường. Ví dụ, liệu không khí thiết bị ống đi trên không. Điều này khi người sử dụng công trình mong đã được làm mát nhất thiết phải được giảm tải năng lượng cho hệ thống muốn. Không khí được xả ra ngoài từ tuần hoàn? Có cách nào hiệu quả điều hòa không khí khoảng 30%, các phòng học sẽ dồn vào hành lang


1

3

2

1

2

1

3

2

1 3 1 Các khối lớp học với các hành lang giữa 2 Sân trong 3 Tiền sảnh

rồi đến tiền sảnh. Khu vực có điều hòa không khí rộng 800 m2 (phần lớn là các lớp học) được sử dụng để cùng làm mát không gian lưu thông thứ cấp rộng 300 m2. Kết quả là chi phí xây dựng thấp hơn nhiều. Khu học xá được hoàn thành trong 24 tháng và tiết kiệm trên 60% năng lượng so với các dự án tương đương ở Singapore, được cụ thể hóa thành khoản tiết kiệm chi phí vận hành hàng năm là 1 triệu đô-la Singapore tại thời giá năm 2011, tương đương với việc cắt giảm 2.200 tấn CO2 quy đổi phát thải vào khí quyển.

11

69

12


SINH THÁI TÔN TRỌNG VÀ SỬA CHỮA CÁC MẠNG LƯỚI 70

Sinh thái học đề cập đến các mạng lưới cộng đồng dân cư hay quần thể sinh vật sinh sống. Một hệ sinh thái là một mạng lưới các loài thực vật và động vật cùng tồn tại dọc theo một chuỗi thức ăn luôn hoạt động, được hỗ trợ bởi các nguồn tài nguyên vô cơ. Sự cân bằng sinh thái là một quá trình trao đổi vững chắc và ổn định song lại luôn vận động giữa các loài sinh vật trong mạng lưới. Con người là một bộ phận không thể tách rời của các hệ sinh thái; bất cứ hành động nào mà con người thực hiện gây ảnh hưởng đến các hệ sinh thái thì cũng ảnh hưởng đến chính mình.68

68_ “Con người là những phần không thể tách rời của các hệ sinh thái và đó là sự tương tác năng động tồn tại giữa con người và những bộ phận khác của các hệ sinh thái, với việc thay đổi điều kiện con người sẽ thúc đẩy, cả trực tiếp và gián tiếp, những thay đổi trong các hệ sinh thái và từ đó gây ra các thay đổi trong đời sống con người.” | Viện Tài nguyên Thế giới. (2005), p. v


Khi không gian sinh sống của con người mở rộng, các phạm vi về mặt sinh thái cũng như về mặt địa lý cũng lớn hơn trước. Đô thị mở rộng thì các không gian thiên nhiên cứ bị đẩy ra xa mãi khỏi các đô thị. Các khu công nghiệp và vùng chuyên canh nông nghiệp với mục đích thương mại đã bóc đi những khoảng rừng và tàn phá quần thể sinh vật ở các nơi đó. Người ta ước tính rằng có đến 70% quần xã sinh vật nguyên sinh khắp thế giới sẽ biến mất cho đến năm 2050 dưới tác động của con người.69 Các vùng dễ bị tổn thương nhất là những cánh rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại Châu Á. Hiện tượng mất mát nguồn tài nguyên sinh vật này cảnh báo việc biến mất tương ứng của sự đa dạng sinh học, nguy cơ các hệ sinh thái trở nên bất ổn và vấn đề biến đổi khí hậu. Các cánh rừng là một trong những nơi lắng tụ các-bon quan trọng nhất trên thế giới. Diện tích rừng thu hẹp – do nạn khai hoang đất và chặt phá rừng – diễn ra với tốc độ ngang với sự gia tăng của nồng độ khí CO2 trong khí quyển, gây ra hiện tượng Trái đất ấm lên ngày càng nhanh. Các mô hình phát triển hiện nay mang nặng tính khai thác cạn kiệt: các hoạt động của con người diễn ra và phải trả giá bằng sự suy giảm hoặc biến mất của các hệ sinh thái mà chúng ta đều biết rằng các hệ sinh thái này là nền tảng duy trì sự sống trên Trái đất.70 Các chuyên gia phản biện về quan điểm này ủng hộ những cách thức mới khi xem xét và đánh giá thiên nhiên.71 Điểm mấu chốt trong lập luận của họ là bất cứ hình thức nào tái tạo thế giới tự nhiên hoặc sự can thiệp bằng hình thức xây dựng công trình đều phải mang tính trợ giúp cho các quá trình và chu trình đã và đang tồn tại. Ý tưởng này đang định hình ở Châu Á72 nơi người ta ghi nhận có hai cách tiếp cận vấn đề.

71

Mạng lưới sinh giới | Sự cùng tồn tại Đây là một luận điểm cần thận trọng khi tiếp cận. Mỗi địa điểm là một phần của các vòng tuần hoàn nước, các-bon và dinh dưỡng. Hệ động thực vật nếu được gìn giữ sẽ góp phần tạo thành chuỗi thức ăn, phụ thuộc vào mùa và các luồng nhiệt.73 Nhóm thiết kế mô tả mạng lưới – các chu trình năng lượng và vật liệu – và nêu quan điểm sự phát triển mới không gây gián đoạn hay đổ vỡ. Nước mưa chảy một cách tự nhiên vào hồ. Các khu cây xanh tạo cảnh quan và là môi trường cư trú cũng như cung cấp thức ăn cho một số loài động vật.

69_ Viện Tài nguyên Thế giới. (2005) 70_ “Sự tăng trưởng liên tục của dấu chân sinh thái con người trên một hành tinh có giới hạn gây ra những hậu quả to lớn cho các sinh vật khác. Môi trường sinh sống và sản lượng sinh học phù hợp cho con người sử dụng là không có và theo một cách không thể phục hồi được cho các loài sinh vật khác. Vì vậy, trái ngược với thần thoại vốn dĩ phổ biến, sự tăng trưởng liên tục của các hoạt động kinh doanh sản xuất của con người sẽ chắc chắn gây cạn kiệt thiên nhiên.” | Rees, W.E. (2008) 71_ du Plessis, C. (2012) 72_ “Một số đô thị, như Singapore, đã mất đi phần lớn các hệ sinh thái của mình hiện

đang tìm kiếm một trạng thái cân bằng mới giữa thiên nhiên và đô thị. Singapore đã cho thấy sự gia tăng trên 10% của mảng xanh từ 1986 đến 2007, mặc dù dân số tăng gần gấp đôi trong cùng khoảng thời gian. Khoảng 100 km các hành lang xanh kết nối các công viên và không gian xanh; con số này dự kiến sẽ đạt 360 km vào năm 2020. Hành lang sinh thái đầu tiên của Đông Nam Á đang được triển khai; cây cầu, khi được hoàn thành vào năm 2013 sẽ kết nối hai khu bảo tồn thiên nhiên của Singapore, hiện bị phân cách bởi một tuyến đường cao tốc. Kế hoạch phát triển quốc gia hướng đến tính bền vững quy định rằng 50 héc-ta của mảng xanh vươn lên trời – các mái xanh

và mặt đứng xanh – sẽ được xây dựng vào năm 2030. Trong năm 2010, Công ước Liên Hiệp Quốc về Đa dạng Sinh học, cùng với Singapore, đã công bố công cụ tự đánh giá đầu tiên cho các thành phố để đo sự đa dạng sinh học – Chỉ số Singapore cho sự đa dạng sinh học của các đô thị – được chính thức thông qua bởi Hội nghị của các bên lần 10 tại Nagoya, Nhật Bản, trong cùng năm.” | Koh, H.Y. & Kishnani, N. (2009) 73_ Yeang, K. (2006)


Tùy thuộc vào quy mô phát triển và sinh quyển bao quanh, nguyên tắc các mạng lưới sinh giới có thể được mở rộng vượt ra ngoài ranh giới khu đất. Đô thị học sinh thái bắt đầu bằng việc mô tả thiên nhiên rộng lớn của một vùng – ví dụ như lưu vực một dòng sông – sau này sẽ định hình cấu trúc cho sự phát triển mới. Quá trình này bao gồm sự nhận diện sinh vật, các hoạt động, sự tồn tại và phát triển liên tục của các loài sinh vật là những mục đích cần khẳng định chắc chắn.74 Quá trình này bắt đầu bằng việc lập bản đồ dòng chuyển động, sự dịch cư, sự thụ phấn, sự phát tán, … mà nếu có sự can thiệp thì cần phải cân nhắc. Cách tiếp cận này khác nhiều so với hệ thống đường thẳng vuông góc quy ước trên các bản quy hoạch mặt bằng tổng thể thông thường. Thiết kế mang tính phục hồi – tái sinh | Liên kết hợp tác Thiết kế mang tính phục hồi – tái sinh coi trọng cả hai yếu tố xã hội và tự nhiên của một địa điểm. Đô thị và các công trình trong đô thị cần được thiết kế theo cách khôi phục các hệ sinh thái đã mất.75 Việc tái sinh hay phục hồi có liên quan đến loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong đất và trong nước bằng cách sử dụng một số loài cây hấp thụ (phương pháp xử lý bằng thực vật). Một dự án cần gắn với một nền nông nghiệp bền vững và đạt đến cân bằng dinh dưỡng cũng như đa dạng sinh học, phục vụ cuộc sống của con người.

72

74_ Forman, R.T. (2002) 75_ Lyle, J.T. (1994) 76_ du Plessis, C. (2012) 77_ Van der Ryn, S. & Cowan, S. (2007), p. 37

Cần làm sâu sắc thêm phép biện chứng “con người đối mặt với thiên nhiên”. Con người và các công cụ do mình tạo ra cùng các hoạt động văn hóa của mình là những yếu tố mang tính cốt lõi tạo nên một hệ sinh thái và các hoạt động này cần đóng góp tích cực cho sự vận hành cũng như phát triển của các hệ sinh thái với tất cả các chu trình bên trong, tạo điều kiện cho sự tự hàn gắn hay tự phục hồi.76 Con người không chỉ gìn giữ hay bảo vệ mà còn phải khôi phục sự phong phú và dồi dào của sinh giới đã bị mất mát hao hụt.77


73

SỰ CÂN BẰNG SINH THÁI LÀ MỘT QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI VỮNG CHẮC VÀ ỔN ĐỊNH SONG LẠI LUÔN VẬN ĐỘNG GIỮA CÁC SINH VẬT TRONG MẠNG LƯỚI. CON NGƯỜI LÀ MỘT BỘ PHẬN KHÔNG THỂ TÁCH RỜI CỦA CÁC HỆ SINH THÁI; BẤT CỨ HÀNH ĐỘNG NÀO MÀ CON NGƯỜI THỰC HIỆN GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC HỆ SINH THÁI THÌ CŨNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH MÌNH.


1 Trung tâm tiếp khách và công viên, nhìn từ trên cao 2 Các lối dạo bộ qua các vùng đất ngập nước được phục hồi 3 Các lối đi bộ đường mòn kết nối các tòa nhà vệ tinh và các điểm ngắm cảnh

1

2

3

74 2009

Hồng Kông, Trung Quốc

Nằm ở phía bắc của khu Thiên Thủy Vi trong vùng Lãnh thổ Mới, khu đất rộng 61 héc ta này là một dự án sinh thái nhằm phục hồi một khu đầm lầy ngập nước do các dự án phát triển đô thị cạnh đó gây ra. Với các nỗ lực bảo tồn, các cấp chính quyền đã bổ sung một số tiện nghi phục vụ cho khách tham quan trong và ngoài nước. Công trình chính, với vai trò là cổng chào, bao gồm một trung tâm đón tiếp du khách với ba gian trưng bày lớn, một trung tâm dữ liệu, một trung tâm khám phá, một khu vực vui chơi cho trẻ em, các văn phòng, một quán giải

Khu công viên ngập nước Hồng Kông Bảo tồn và khôi phục khát và một cửa hàng. Ngoài ra còn có một công trình được xây bên cạnh và ba khu dành cho chim muông cư trú dọc theo các tuyến đi bộ mà từ đó du khách có thể quan sát một cách riêng rẽ cuộc sống của các loài động thực vật hoang dã trong công viên. Tất cả các công trình xây mới đều được thiết kế nhằm giảm thiểu các tác động không có lợi đến môi trường. Gỗ được khai thác một cách bền vững đã được sử dụng phổ biến trong các công trình. 75% tổng thể tích bê-tông sử dụng có chứa các cốt liệu tái chế và tro nhiên liệu được tán nhỏ thành

bột mịn, thay thế một phần xi-măng. Công trình được xây bên cạnh áp dụng giải pháp thu nước mưa để xả bồn cầu. Các loài thực vật đặc hữu của khu vực được sử dụng cho toàn bộ cảnh quan mới. Khu đất ngập nước và môi trường sống được phục hồi cho các loài sinh vật chính là tâm điểm của khu công viên, với mục đích bảo tồn sự đa dạng của các hệ sinh thái ở Hồng Kông. Số liệu quan sát và thống kê cho thấy tổng số có 129 loài chim, 32 loài thuộc bộ chuồn chuồn, 55 loài bướm, 9 loài cá, 9 loài lưỡng cư, 7 loài bò sát và 5 loài động vật có vú.


4

5

6

7

75 2003 Singapore Công viên CleanTech Đồng hành với thiên nhiên Các cụm công trình được xây trên một khu đất rộng 50 héc-ta tại Singapore đáp ứng công việc kinh doanh hàng ngày của khu công nghiệp theo kiểu công viên này. Sau khi hoàn tất đây sẽ là nơi làm việc của 20.000 nhân viên. Không gian được tổ chức giữa các công trình chính là điểm khác biệt của dự án này so với các dự án khác cùng loại. Tổng mặt bằng được quy hoạch trên cơ sở bảo tồn và phục hồi sự đa dạng sinh học, là nơi cư trú của các loài động thực vật hoang dã còn lại trong khu vực, bao gồm cả loài tê tê bản địa có tên gọi Sunda và loài 78_ Singapore có trên 7.000 km kênh và mương để dẫn nước mưa vào 15 hồ chứa nước và 32 dòng sông. Chương trình về nước có tên gọi “Tích cực, Đẹp đẽ, Sạch sẽ” (Active, Beautiful, Clean Waters), được phát động trong năm 2007, được thiết lập để chuyển đổi tất cả các kênh thủy văn và hệ thống nước trên đảo thành các điểm đến tham quan công cộng, đi xa hơn vai trò hiện tại của chúng là cơ sở hạ tầng nhằm kiểm soát lũ và trữ nước ngọt. Những sự chuyển đổi này áp dụng các giải pháp “Thiết kế Đô thị Nhạy cảm với Nước” (Water Sensitive Urban Design), tích hợp các quá trình thủy văn tự nhiên. Các kênh bê-tông và hồ trữ được chuyển đổi thành các kênh tự nhiên, các

bướm có màu sắc sặc sỡ. Cảnh quan được thiết kế đa dạng, phù hợp với địa hình kiểu lượn sóng, với các dòng suối tự nhiên và xen kẽ với những cánh rừng nhiệt đới ngập nước (nước ngọt), trong đó có những loài cây đặc hữu của Singapore đang đối mặt với nguy cơ suy giảm số lượng. Các cánh rừng đã thu hút một số loài động vật hoang dã đến sinh sống. Công tác quy hoạch địa điểm có tính đến chu trình tuần hoàn nước hiện có. Nước mưa trong toàn bộ khu vực được thu gom và quá trình lọc sạch nước được quy hoạch như sau: nước mưa mương lọc nước sinh học và các vùng đất ngập nước. Cơ sở hạ tầng Xanh mới này sẽ được tận dụng gấp đôi bằng các không gian xã hội và thư giãn cho cộng đồng. | Ban Trang thiết bị công cộng (Public Utilities Board), Singapore. (2011, tháng 7)

từ các ống hoặc mương dẫn song song với lề đường và vỉa hè được xử lý trong các ao sinh học ở vùng trũng thấp, được lọc bởi các loài thực vật thủy sinh có khả năng làm sạch nước. Trong khi đó, nước xám từ các công trình thải ra sẽ được tái chế và thu gom cùng với nước mưa, và lượng nước này có thể đáp ứng 38% nhu cầu dùng nước không đòi hỏi cao về độ sạch. Việc thiết kế cảnh quan nước tuân theo những chỉ dẫn mới của Singapore78 đảm bảo cộng đồng tiếp cận được, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, dạo bộ ngắm cảnh.


Không khí nóng ẩm bị đẩy ra ngoài

Không khí nóng từ nhà kính trồng cây thoát ra đến các cây lớn và vào bầu khí quyển

Che nắng nhà kính bởi các dầm chịu lực Các kết nối động vật hoang dã

50% được che nắng bởi các dầm Thu và tái sử dụng nước mưa

Luồng gió tạo ra tại mặt đất

Không khí nóng thoát ra đi vào bầu khí quyển

Các quạt bố trí bên dưới những lối đi để tạo lưu thông không khí

Tưới tiêu cho nhà kính trồng cây

Các cấu trúc thông gió trong các cây lớn

Điện năng tạo cho khu đất và nhà kính trồng cây Nhiệt cho việc hút ẩm

Trữ và lọc nước Tưới tiêu

Nước sạch thoát ra đến hồ trữ nước Nguyên liệu cây trồng mới cho các vườn cây và chợ

Chất thải sinh học từ các Phân bón vườn cây được đốt tạo điện Chất thải xanh từ các vườn cây

8 Tro từ lò sinh khối sử dụng cho phân bón

Hạt giống và cắt cành

76 2012 Singapore

Công viên Gardens by the Bay Thiên nhiên như là những ốc đảo trong đô thị

Công viên Gardens by the Bay (viết tắt là GB) là một hình mẫu của thiên nhiên được tái tạo trong bối cảnh một đô thị có mật độ xây dựng cao. Được thiết kế trông giống như một khu vườn hấp dẫn du khách trên một vùng đất được khai hoang từ biển, công viên GB là một mạng lưới sinh động và sôi động dành cho các loài động thực vật. Công viên này gồm có ba cụm bên bờ biển – Vịnh phía Nam, Vịnh phía Đông và Vịnh Trung tâm – trải rộng trên một diện tích 101 héc-ta trong khu phố thương mại – kinh doanh bên bờ vịnh Marina. Địa điểm này kết hợp một vài hệ sinh thái:

hệ sinh thái nước và hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, thêm hai khu nhà mát cho các quần xã sinh vật với các bộ sưu tập các loài thực vật sống trên núi ở các vùng ôn đới lẫn nhiệt đới. Khu hồ trong công viên có vai trò như hệ thống lọc nước tự nhiên và cung cấp môi trường sống cho các loài thủy sinh như cá và chuồn chuồn nhằm đạt tới sự đa dạng sinh học. Nước thải trong phạm vi công viên được thu gom về hồ nước và được làm sạch bởi các loài thực vật sống dưới nước trước khi được cho chảy ra hồ Marina bên cạnh. Nước được làm sạch theo chu trình tự nhiên cũng được sử

dụng để tưới cây. Hai khu nhà dành cho quần thể sinh vật được hỗ trợ bằng các hệ thống làm mát cơ khí rất tiết kiệm năng lượng và mô phỏng theo các chu trình tự nhiên. Các mái vòm được lắp kính cho phép ánh sáng tự nhiên rọi qua, đảm bảo độ chiếu sáng tối ưu song lại cản bớt một lượng nhiệt đáng kể. Giải pháp làm mát chỉ được cung cấp cho những khu vực có người sử dụng để giảm thiểu thể tích không khí cần được làm mát. Các tấm lật của lớp vỏ bao che trên mái mở lên phía trên khi sự tích lũy nhiệt vượt mức quy định. Các tấm chắn nắng có khả năng thu gọn vào bên


8 Cộng sinh của quần thể động thực vật, các cây lớn và cảnh quan 9 Các cây lớn như những khu vườn thẳng đứng, một số có chức năng như các nơi sinh sống của quần thể động thực vật 10 Nội thất không gian sống của quần thể động thực vật khí hậu lạnh-khô 11 Các cây lớn và các quần thể động thực vật

9

10

11

77

trong sẽ vươn ra ngoài – bên dưới hệ khung kết cấu – khi nắng gắt. Để giảm bớt năng lượng cần cho quá trình làm mát, không khí được hút bớt ẩm bởi các chất hấp thụ hơi nước trước khi được làm mát trong các thiết bị làm lạnh. Các thiết bị làm lạnh này được cấp điện bởi các cánh quạt chạy bằng hơi nước, vận hành trên cơ sở xử lý các chất thải của công viên (quá trình xử lý này có phát sinh năng lượng và năng lượng này được tận dụng). Căn cứ trên các nghiên cứu về mô hình hóa năng lượng từ rất sớm, việc sử dụng một tổ hợp các công nghệ

hiệu quả năng lượng có thể giúp đạt được mức độ tiết kiệm ít nhất là 30% trong việc tiêu thụ năng lượng, nếu đem so sánh với các công nghệ làm mát thông thường. Vươn cao hẳn lên trên các tán cây trong công viên là 18 cấu trúc siêu cây, có vai trò như các khu vườn theo chiều thẳng đứng, làm kết cấu bám cho các loại thực vật biểu sinh (các loài thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ không khí và nước, chỉ lấy các thân cây khác làm điểm tựa để vươn cao), cùng với các cây thuộc họ dương xỉ và các loại thực vật dây leo

có hoa đẹp. Một số loài cây này rất phù hợp với các đặc tính môi trường, mô phỏng những chức năng của cây cối về mặt sinh thái. Ví dụ như các tế bào quang điện thu năng lượng mặt trời để thắp sáng các cấu trúc siêu cây đó vào ban đêm, các cấu trúc cây khác được nối với khu nhà quần thể sinh vật và đóng vai trò như những lối dẫn khí thải thoát ra ngoài. Cách thức mà các hệ thống này được thiết kế và tích hợp – dựa trên các bài học rút ra rừ tự nhiên – là phần cốt lõi của chính sách mà công viên GB này cam kết.


TRẠNG THÁI LÀNH MẠNH KẾT NỐI VỚI KHÔNG GIAN NGOÀI, CỘNG ĐỒNG VÀ THIÊN NHIÊN 78

Mối quan tâm đến môi trường ngày một lớn. Công trình không chỉ tốt về mặt kỹ thuật, mà còn được khuyến khích để tạo ra một môi trường trong lành, đảm bảo sức khỏe cho con người.79 Thiết kế vì sức khỏe và tiện nghi chú ý đến các chỉ số chất lượng môi trường trong nhà (IEQ) và sự phản hồi của người sử dụng. Ngoài ra cần xem xét các phản hồi mang tính chủ quan đến các yếu tố như cây xanh và ánh sáng tự nhiên, cộng đồng và văn hóa. Buchanan từ rất sớm đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phản hồi từ phía người sử dụng trong công trình Xanh.80 Sau đó hơn 10 năm, vấn đề này lại nằm trong chương trình nghị sự81 và

79_ . “Lành mạnh là trạng thái sức khỏe tối ưu nhất của các cá nhân và các nhóm cư dân. Có hai vấn đề trọng tâm: việc hiện thực hóa phát huy tối đa khả năng của một cá nhân về thể chất, tâm lý, xã hội, tinh thần và kinh tế, và hoàn thành những mong đợi cho vai trò của một người với gia đình, cộng đồng, nơi thờ cúng, nơi làm việc và những bối cảnh khác.” | Smith, B.J., Tang K.C. & Nutbeam, D. (2006) 80_ Những người sử dụng công trình thường không chỉ bị tước đi niềm vui về không khí trong lành và ánh sáng tự nhiên, mà còn không có tầm nhìn ra bên ngoài. Được thiết kế chỉ nhằm đạt đến sự hiệu quả, theo những thuật ngữ hạn hẹp đến mức

tệ nhất, những công trình như vậy không hề tạo điều kiện cho cuộc sống cộng đồng bên trong. Các công trình đó không làm gì cả trong việc giữ hoặc nới rộng con người trong cách tiếp xúc với môi trường và thiên nhiên, giữa các cá nhân với nhau và với chính bản thân công trình. Những công trình như vậy rất xa lạ và vô cảm, không lành mạnh về tâm lý và cũng không tốt cho sức khỏe thể chất của con người. Việc tạo lập kiến trúc Xanh và tất cả các yếu tố có liên quan dành sự quan tâm đến việc mang lại một chất lượng sống tốt cho hiện tại và cả tương lai. Chỉ có tầm nhìn rộng hơn về chuyển biến văn hóa được hứa hẹn bởi một nền kiến trúc Xanh thực sự mới thuyết phục

được mọi người hướng tới lối sống bền vững.” | Buchanan P. (2000) 81_ “Chúng ta có thể học được cách đo lường hạnh phúc? Trung tâm Nghiên cứu Bhutan, được lập bởi chính quyền Bhutan 12 năm trước đây, hiện đang xem xét kết quả phỏng vấn hơn 8.000 người dân Bhutan. Các cuộc phỏng vấn ghi nhận cả các yếu tố chủ quan, ví dụ những người tham gia hài lòng thế nào với cuộc sống của họ, lẫn các yếu tố khách quan, như tiêu chuẩn cuộc sống, sức khỏe và giáo dục, cũng như việc tham gia vào văn hóa, sự hoạt động sôi động của cộng đồng, sự lành mạnh về mặt sinh thái, và sự cân bằng giữa công việc với các hoạt động khác. Cách đo lường hạnh


được thảo luận như là quan điểm đối trọng với sự giàu có về vật chất và những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa.82 Sự chấp nhận các yếu tố mang tính chủ quan cho phép chúng ta suy nghĩ lại cho thấu đáo về cách thức mà các công trình được nhìn nhận và đánh giá. Luận điểm để bảo tồn gìn giữ các công trình cổ ít khi dựa trên các chỉ số chất lượng môi trường (IEQ) ở mức tối ưu. Giá trị nằm ở chỗ công trình là một phần trong quá trình phát triển liên tục của cộng đồng và lịch sử. Sự đánh giá toàn diện về công trình thường chuyển thành sự chấp nhận những gì công trình thể hiện qua từng bộ phận, thậm chí trong điều kiện dưới mức tối ưu.83 Yếu tố định hướng sự hài lòng hay sự chấp nhận của con người cho thấy công trình không chỉ đáp ứng nhu cầu về sinh lý mà còn cả yếu tố tâm lý và tình cảm. Cách bảo vệ tốt nhất công trình khỏi nguy cơ lỗi thời là người dân gửi gắm tình cảm của mình vào trong đó. Đây có thể là điểm gây tranh cãi khi sự xây-rồi-lại-phá diễn ra khắp nơi ở Châu Á khiến người ta có cảm nhận hoàn toàn không bền vững. Trong trường hợp này, bền vững đồng nghĩa với tăng cường nhận thức, để ít phải chọn giải pháp phá dỡ hoặc cải tạo sửa chữa. Kết nối với không gian bên ngoài Sự tiếp cận về thị giác đến các yếu tố thời tiết và ánh sáng tự nhiên bên ngoài công trình ảnh hưởng đến cách thức các cá nhân cảm nhận và biểu hiện hành động. Theo một nghiên cứu tại một khu điều dưỡng ở bệnh viện, những bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi có tầm nhìn ra ngoài được cho xuất viện sớm hơn những bệnh nhân không có điều kiện như vậy84 và điều này giúp chứng tỏ mối liên hệ với không gian bên ngoài có tác động tích cực đến thân thể và trí óc con người. Vì vậy cần có một không gian kết nối trong nhà và ngoài nhà được thiết kế tốt. Ở đó hình khối và lớp vỏ bao che công trình có sự hòa hợp với nhau, điều tiết ánh sáng ban ngày, thu nhận nhiệt mặt trời, tạo sự lưu thông không khí và điểm nhìn.

79

Tiếp cận thiên nhiên Yêu thiên nhiên là một nhu cầu mang tính bản năng, khi con người tiếp xúc với các yếu tố thiên nhiên.85 Nếu một địa điểm

phúc sẽ còn phải được nhìn nhận để xem liệu những yếu tố khác nhau như vậy có thể có mối tương quan tốt với nhau. Việc cố gắng giảm chúng xuống đến một con số đơn sẽ đòi hỏi những đánh giá giá trị khó khăn.” | Singer, P. (2011) 82_ Câu hỏi làm thế nào để đạt được hạnh phúc trong một thế giới của đô thị hóa, truyền thông đại chúng, chủ nghĩa tư bản toàn cầu và suy thoái môi trường? Bằng cách nào có thể sắp xếp lại đời sống kinh tế để tái tạo ý thức cộng đồng, niềm tin và môi trường bền vững? Thứ nhất là không nên hạ thấp giá trị của tiến bộ về kinh tế. Khi con người bị tước đoạt những nhu cầu cơ bản, họ sẽ đau khổ. Kinh tế phát triển sẽ giảm bớt

nghèo đói – đây là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy hạnh phúc. Thứ hai, việc theo đuổi GNP (tổng sản lượng quốc gia) không ngừng nghỉ để bỏ bớt các mục tiêu khác cũng không phải là con đường dẫn đến hạnh phúc. Tại Hoa Kỳ, tổng sản lượng quốc gia tăng mạnh trong 40 năm qua, nhưng hạnh phúc thì không. Sự theo đuổi tổng sản lượng quốc gia sẽ dẫn đến bất bình đẳng và nhiều vấn đề về xã hội cũng như môi trường. Thứ ba, hạnh phúc đạt được thông qua cách tiếp cận cuộc sống cân bằng bởi các cá nhân và cả xã hội. Ở cả hai cấp độ, không nên quá chú trọng và theo đuổi lợi nhuận bằng mọi cách, mọi giá mà quên đi những giá trị cốt lõi như gia

đình, bạn bè, lòng trắc ẩn, phúc lợi xã hội. | Sachs J. D. (2011, 29 tháng 8) 83_ Deuble M. & de Dear R. (2010, 9-11 tháng 4) 84_ Ulrich R. S. (1984) 85_ Bell, P.A., Greene, T.C., Fisher, J.D. & Baum, A. (1996)


có sẵn các yếu tố tự nhiên – như cây xanh tươi tốt và hồ nước – thì nơi đó được coi là có tiềm năng để chúng ta chú ý đến nhu cầu này. Nơi nào không có hoặc có ít thiên nhiên, thì sân vườn, mái trồng cỏ và mặt đứng phủ dây leo là hình thức thông dụng chứng tỏ sự hiện diện của thiên nhiên. Một nghiên cứu tiến hành ở Singapore cho thấy các yếu tố trên trong công trình có tác động tích cực đến sức khỏe và trạng thái tâm lý của người sử dụng ngay cả khi những yếu tố đó là nhân tạo.86

80

86_ Sng P.L. (2011)

Sự liên kết với cộng đồng và địa điểm Nhiều người sống trong các đô thị ở Châu Á đã trải nghiệm sự cô lập và cảm thấy bị tách rời khỏi cộng đồng và văn hóa. Sự phá bỏ các công trình cổ để lấy chỗ cho các dự án bất động sản mới sẽ làm tan biến những xúc cảm về nơi chốn, các thuộc tính vật lý và xã hội của môi trường mà môi trường đó cho mỗi người biết mình đang ở đâu và khu vực đó phát triển như thế nào theo năm tháng. Thiết kế bền vững có liên quan đến sự tạo lập hoặc gìn giữ những mối liên kết cộng đồng, tiêu biểu là bằng cách đánh giá sự tương tác cộng đồng tại những nơi sự tương tác đó hiện diện. Điều này cũng khẳng định chắc chắn các mối liên kết của công trình tới văn hóa và địa điểm. Hệ thống đánh giá Lotus của Việt Nam là bộ công cụ duy nhất tại Châu Á liệt kê một cách rõ ràng di sản văn hóa và cộng đồng như một quy định. Điều này dành sự quan tâm đến việc công nhận rằng một số công trình và không gian nhất định cần được bảo tồn để đảm bảo tính liên tục và sự gắn kết mà chúng biểu hiện. Các công cụ đánh giá khác nhìn chung là không xem xét các thuộc tính xã hội và văn hóa của một địa điểm.


81

THIẾT KẾ VÌ MỤC TIÊU SỨC KHỎE VÀ SỰ TIỆN NGHI CHO CON NGƯỜI DÀNH SỰ QUAN TÂM ĐẾN NHỮNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ (IEQ) VÀ SỰ PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI Ở VỀ VẤN ĐỀ NÀY CÓ THỂ ĐƯỢC ĐO HOẶC GHI NHẬN MỘT CÁCH KHÁCH QUAN. TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE TỐT CHẤP NHẬN NHỮNG MỐI QUAN TÂM ĐÓ SONG CŨNG XEM XÉT THÊM NHỮNG PHẢN HỒI MANG TÍNH CHỦ QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ NHƯ CÂY XANH, ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN, CỘNG ĐỒNG VÀ VĂN HÓA, ĐÓ LÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG MÀ CHÚNG TA CÓ THỂ CẢM NHẬN VÀ QUAN SÁT ĐƯỢC.


1 Tầm nhìn bên trong của không gian thông tầng có mái che sau khi cải tạo 2 Chi tiết của cửa số áp mái với các gương 3 Mặt cắt ngang qua không gian thông tầng 4 Tầm nhìn bên ngoài của một không gian mái thông tầng với các gương 5 Mô hình hiệu năng thể hiện phân bố ánh sáng tự nhiên bên trong một không gian thông tầng Cửa sổ mái trung tâm

1

Các cửa sổ áp mái Mái dốc hiện có

Gương trắc quang Các văn phòng

Các cửa sổ áp mái

Các văn phòng Thư viện

Mái bằng hiện có

2

3

4

5

82

Trụ sở chính của Ngân hàng Phát triển Châu Á Lấy ánh sáng tự nhiên và kết nối với không gian ngoài nhà là một trong số các hệ thống tăng sử dụng làm thư viện và một tầng Ngân hàng Phát triển Châu Á (viết cường ánh sáng tự nhiên lớn nhất ở khác là phòng dành cho nhân viên). tắt là ADB) có trụ sở chính là một tòa nhà văn phòng 9 tầng, được xây dựng Châu Á. Trước khi được cải tạo, mức Một cuộc khảo sát cho thấy 66% nhân năm 1991, với diện tích trên 143.000 viên chấp nhận văn phòng mở cửa độ ánh sáng tự nhiên tại tầng dưới m2. Nhân viên than phiền rằng không cùng của không gian thông tầng hướng vào không gian thông tầng, gian nội thất có quá ít ánh sáng tự trong điều kiện trời nắng đẹp chỉ đạt 63% thấy phấn chấn hơn về tinh thần, và 61% cảm thấy mình làm việc năng nhiên và không tiện nghi. Hai không dưới 100 lux. Sau khi cải tạo, mức độ suất hơn. Mức độ hài lòng chung với gian thông tầng đã được cải tạo năm chiếu sáng tự nhiên đã tăng lên gấp 2006. Hệ thống tăng cường chiếu 6 lần khi trời nắng, và gấp 4 lần khi môi trường trong nhà đã tăng lên trên 90%. Dự án này đã trở thành một biểu sáng ban ngày được lắp đặt gồm các trời nhiều mây âm u. Ở các khoảng trưng cho sự cam kết phát triển Xanh, tấm gương phản xạ cỡ lớn đặt trên thông tầng, mức chiếu sáng đạt 300 lux hoặc cao hơn được ghi nhận cho tăng cường nhiệm vụ của ADB tại khu nóc dọc theo dãy cửa sổ mái. Mỗi vực Châu Á với tư cách là một tổ chức tấm gương phản xạ cao khoảng 2 m. 75% thời gian trong ngày, đủ để đọc Tổng chiều dài của tất cả các gương mà không cần ánh sáng điện (một ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho phản xạ là gần 1/4 km, khiến đây tầng gắn với khoảng thông tầng được những sự thay đổi mang tính tích cực. 2006

Manila, Philippines


6 Sân trong trung tâm và cầu liên kết 7 Mặt cắt thể hiện các sân trong, các mái xanh và các vườn sân thượng 8 Kết nối bên trong-bên ngoài 9 Hình thái học của các khối xếp chồng lên nhau rộng 8 mét

1

1

2 2

6

7 1 2

8

2009

Delhi, Ấn Độ

Sự khác biệt giữa công trình này và các văn phòng khác tại Ấn Độ rất rõ ràng. Trong khi các công trình văn phòng khác có mặt bằng sâu và các mặt đứng được bọc kính quá mức cần thiết, thì tòa nhà công ty Glycos lại đi theo hướng tạo ra các mặt ngoài mờ đục, với không gian nội thất được thiết kế theo quan điểm lưu động, trong suốt và có khả năng thẩm thấu. Công trình có hình dáng giống như một chuỗi các khối xếp chồng lên nhau. Các không gian làm việc trong nhà có bề rộng 8 m, chiều sâu của mặt bằng đảm bảo thông gió và ánh

Mái xanh Sân trong được thiết kế cảnh quan

9

83

Văn phòng Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Glycos tại Ấn Độ Hình khối công trình có vai trò như yếu tố tạo lập môi trường vi khí hậu sáng tự nhiên cho tất cả người sử dụng. Cách xếp khối có vẻ ngẫu hứng thực chất là một nỗ lực có chủ định để tạo nên các không gian trống đan xen nhau – sân trong, hàng hiên, sân thượng, mái xanh – và những không gian này kết nối trong nhà và ngoài nhà, làm mờ đi ranh giới giữa công trình và cảnh quan. Cấu trúc như vậy đảm nhiệm nhiều chức năng một lúc. Khi trời mát, các cửa sổ có thể được mở để đón gió mát thổi qua phòng. Các không gian ngoài nhà khi ấy đóng vai trò như sự nối dài của không gian bên trong. Trong những tháng hè

nóng bức ở Delhi, điều hòa không khí được bật lên và tất cả các hoạt động lại rút vào bên trong công trình. Người sử dụng tuy vậy lại không bao giờ bị tách biệt khỏi cảnh quan hay tầm nhìn. Có đủ ánh sáng tự nhiên đồng nghĩa với việc giảm mạnh sự phụ thuộc vào chiếu sáng nhân tạo. Các mái trồng cỏ và các vườn trên sân thượng là giải pháp cách nhiệt tốt. Các khu vườn phun sương, diện tích mặt nước và cây trồng giúp cho việc làm mát thông qua hình thức nước bay hơi và cải thiện môi trường vi khí hậu cho công trình, nhất là về mùa hè.


11

10

12

84 2009 Colombo, Cao ủy Anh Sri Lanka Sân trong để tạo ra sự kết nối với khí hậu và địa điểm Với cách bố trí mặt bằng cho người quan sát liên tưởng ngược về kiến trúc truyền thống của Sri Lanka, công trình lãnh sự này được xây dựng quanh một chuỗi sân trong, tổng cộng có 16 không gian mở và bán mở được thiết kế để tối đa hóa sự kết nối với cảnh quan thiên nhiên bên ngoài nhà. Các sân trong này đóng vai trò như những lá phổi xanh đan xen nhau, cho phép các không gian bên trong “hít thở” không khí trong lành và dẫn ánh sáng tự nhiên vào trong nhà. Tất cả các không gian làm việc và các phòng họp được bố trí theo một cấu trúc

kiểu xương cá, được tạo bởi một trục xương sống ở trung tâm và các sườn đâm nhánh ra từ trục chính. Cấu trúc này cho phép sự sắp xếp không gian theo thứ bậc: một đầu của trục xương sống là lối tiếp cận cho công chúng, đầu kia dành cho các hoạt động mang tính nội bộ của lãnh sự. Theo cách bố trí nói trên sẽ chẳng có một không gian nào bên trong công trình mà tại đó người sử dụng lại không được tiếp xúc với ánh sáng hoặc cách biệt tầm nhìn ra các khoảng mặt nước và cây xanh. Để đảm bảo chắc chắc rằng các hành lang giữa không chặn

những luồng không khí lưu thông, các không gian hai bên sườn của công trình được lợp theo kiểu nâng tấm mái có tác dụng giống như ống khói lấy năng lượng mặt trời và cửa sổ mái lấy ánh sáng tự nhiên. Khi bật điều hòa không khí, một thiết bị ngắt sẽ dừng tiếp nhận các luồng không khí vào bên trong ống khói. Khi các cửa ra vào lắp kính theo kiểu đẩy – loại hình rất phổ biến ở các công sở, văn phòng – được mở ra sân vườn ngay bên cạnh, thiết bị ngắt lại mở ra và không khí lại lưu thông từ bên ngoài vào bên trong. Khi mặt trời sưởi ấm phần nóc của


10 Mái hỗ trợ với ống khói nhiệt và cửa sổ áp mái 11 Các sân trong như những lá phổi xen kẽ 12 Hình ảnh ban đêm của sân trong 13 Kiến trúc của khí hậu và địa điểm 14 Các tường bao quanh sử dụng các cách thức xây dựng truyền thống 15 Nước và những cây trồng điều chỉnh vi khí hậu

13

14

15

ống khói, không khí nóng được đẩy ra. Hiện tượng này theo trình tự sẽ hút không khí từ bên dưới lên trên và tạo điều kiện thuận lợi cho luồng đối lưu. Nước được sử dụng khắp nơi – trong các bể chứa và trong các vòi phun nước – nhằm tạo ra một môi trường vi khí hậu tốt cho các khoảng sân trong, điều hòa lượng nhiệt của mùa hè tại thủ đô Colombo. Tường bao quanh công trình cơ quan đại diện ngoại giao của Anh được xây bằng vật liệu đá hoa cương, theo đúng phương pháp xây dựng truyền thống. Các mái che vươn ra những khoảng khá lớn

được lợp bằng các viên gạch gốm theo kiểu truyền thống của Sri Lanka, các bức tường được làm từ những tấm ván gỗ dừa. Hiệu quả kết hợp của các giải pháp thiết kế thích ứng với khí hậu và sử dụng vật liệu phù hợp tạo nên một loại hình kiến trúc thể hiện cảm nhận sâu sắc về tính chất nhiệt đới và tính chất địa phương.

85


SỰ GẮN KẾT SỰ PHỤ THUỘC CÁC NGUỒN LỰC TẠI CHỖ VÀ KHẢ NĂNG TỰ CUNG CẤP 86

Được gắn kết có nghĩa là đạt đến một mức độ tự cung cấp bằng cách dựa vào một phần (nếu không phải là hoàn toàn) các nguồn lực tại chỗ. Nguồn lực ở đây đề cập đến nhu cầu trong khi xây dựng hoặc trong quá trình vận hành – năng lượng, nước, vật liệu và thực phẩm. Sự cung cấp tại chỗ đã được thực hiện ở một số nơi tại Châu Á, nhất là những vùng mà việc nhập khẩu tốn kém, song nhu cầu thì lại không thể dừng và vì thế các lý do cho việc sử dụng những nguồn cung cấp tại chỗ trở nên cấp thiết không kém. Việc sử dụng các vật liệu địa phương trong xây dựng là một ví dụ. Sử dụng vật liệu tại chỗ có thể tạo nên một thể loại kiến trúc gắn


kết con người với các nghề thủ công và với tính truyền thống. Điều này cũng có thể góp phần duy trì các ngành công nghiệp có tại địa phương và các kỹ năng của những người thợ. Cung cấp tại chỗ giảm thiểu sự phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính, do quá trình vận chuyển các vật liệu từ nguồn khai thác đến địa điểm xây dựng (được đề cập đến ở đây bằng thuật ngữ dặm các-bon) phải dùng đến các phương tiện giao thông chạy xăng. Hiểu biết của người dân địa phương về sự thích ứng với khí hậu có thể điều chỉnh sự lệ thuộc vào các hệ thống cơ điện. Xét về lâu dài, khả năng tự cung cấp có thể làm giảm nhẹ trạng thái sốc khi giá cả leo thang hoặc nguồn cung khan hiếm, mà những tình huống này lại xảy ra thường xuyên trên thị trường toàn cầu. Cho đến giờ thì thực phẩm vẫn là vấn đề ít được xem xét đến nhất tại Châu Á, dù vẫn có các nghiên cứu về mô hình canh tác nông nghiệp trong các đô thị có mật độ xây dựng cao như Bangkok,87 Hồng Kông88 và Singapore.89 Các nguồn cung cấp năng lượng được bàn đến nhiều nhất. Năng lượng tái tạo – như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt – đã được sử dụng trong một số dự án trên khắp châu lục. Việc sản xuất điện năng tại chỗ và sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào các máy phát điện, nhất là ở những nơi không thiết lập được lưới điện, cũng là vấn đề cần quan tâm. Cũng vì lý do này, nước được khai thác tại chỗ. Trong một số đô thị ở Châu Á, nước mưa được quy định phải được khai thác tại chỗ và chu trình nước được quản lý nhằm giảm tải cho hệ thống tiêu thoát nước.90 Việc khai thác năng lượng và nước tại chỗ sẽ được cộng điểm đối với một số công cụ đánh giá. Khai thác và sử dụng vật liệu tại chỗ cũng vậy. Khai thác vật liệu góp phần đảm bảo cung cấp các vật liệu ít gây tác động đến môi trường và giúp giảm thiểu dặm các-bon. Vấn đề là ở chỗ các công cụ này có tính chất nước đôi. Các công cụ đánh giá thưởng điểm cho việc sử dụng vật liệu tại chỗ và có chứng nhận của bên thứ ba – đồng nghĩa với nhập khẩu. Một giải pháp khi tích lũy được đủ số ưu điểm hay lợi thế có khả năng triệt tiêu các giải pháp khác. Ví dụ việc lắp đặt và sử dụng các tấm pin quang điện được cộng điểm trong khi làm mát dưới sàn lại không được tính – dù đây là giải pháp điều hòa khí hậu mang tính đặc trưng cho khu vực – và tỏ ra hiệu quả hơn giải pháp tạo điện năng từ pin quang điện.

87_ Suteethorn, K. (2009) 88_ Hui, C.M.S. (2011, 18-21 March) 89_ Lim, Y.A. & Kishnani, N.T. (2010) 90_ “Trong năm 2009… Bangalore cuối cùng đành phải ban hành chỉ thị thu nước mưa cho các lô đất thương mại và dân cư có diện tích trên 223 m2. Trong vòng chưa đầy hai năm, phân nửa trong số 60.000 hộ dân theo chính sách này đã bắt đầu thu nước mưa trên khuôn viên khu đất của mình… tỷ lệ tuân thủ có thể do các đe dọa từ chính quyền cắt nguồn cấp nước, một bước đi có thể coi là hà khắc… Giải pháp của Singapore có bốn hướng đầu ra chính. Ấn tượng nhất (trong số đó) là hệ thống xử lý nước thải trị giá 3 tỷ đô-la dẫn tất cả nước

từ các nhà vệ sinh và các nhu cầu sử dụng nước khác trong hộ gia đình đến bốn trạm xử lý nước thải sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược và tia cực tím cho việc làm sạch… Chính phủ siết chặt cơ cấu giá cả để phạt những ai sử dụng quá nhiều nước.” | Hamilton, A. (2011), tr. 47-50

87


1 Ánh sáng tự nhiên vào bên trong không gian thông tầng 2 Các rèm vải che nắng bên ngoài các cửa sổ 3 Sân trong trung tâm với phương pháp làm mát bằng bay hơi. Các tấm pin năng lượng mặt trời được nhìn thấy qua khoảng mở mái

1

2

3

88 2008 Gurgaon, Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông thôn Ấn Độ Chủ nghĩa vùng miền đáp ứng sự chứng nhận cách tiếp cận có một khoảng trùng Trụ sở mới của Viện Nghiên cứu trí được hỗ trợ bởi phương pháp làm hợp với nhau khá tốt. Gỗ xây dựng và Phát triển Nông thôn (Viết tắt là mát bay hơi, một kỹ thuật hay được sử IRRAD) là một sự kết hợp của tầm nhìn khai thác tại chỗ, chẳng hạn như tre dụng trong điều kiện thời tiết mùa hè theo chủ nghĩa vùng miền với phép và gỗ cây cao su, được sử dụng nhiều ở Ấn Độ vừa khô lại vừa nóng. Những màu của công cụ đánh giá. Kiến trúc trong công trình cùng với đá và gạch. người sử dụng công trình cũng vẫn sư – tác giả của công trình này – nổi Có đến 100% vật liệu sử dụng được có thể tiếp cận với những không gian tiếng vì thiết kế các công trình gắn bó khai thác tại chỗ, hầu hết trong vòng có điều hòa nhiệt độ và việc bật điều một cách tinh tế đến mức nhạy cảm bán kính 800 km tính từ vị trí của khu hòa được báo cáo sử dụng chỉ cho với bối cảnh, theo truyền thống của đất và đây là điều bắt buộc phải tuân 60 đến 70 ngày trong một năm. Các chủ nghĩa vùng miền mang đậm nét thủ có liên quan đến tiêu chuẩn LEED. giàn pin năng lượng mặt trời lắp trên Thiết kế kiến trúc cho phép công trình mái chính là dấu hiệu cho thấy rõ sự Ấn Độ. Tuy nhiên, chủ đầu tư mong vận hành theo mô hình thụ động, ảnh hưởng của bộ quy tắc LEED: tổng muốn chứng chỉ công trình Xanh LEED như là một cách đặt công trình phụ thuộc hoàn toàn vào chiếu sáng công suất là 35kWp – tức là khả năng lên vị trí hàng đầu trong trào lưu phát và lấy gió tự nhiên nếu điều kiện cho cung cấp vượt trội 20% so với tổng triển công trình Xanh của Ấn Độ.91 Hai phép. Thông gió tự nhiên ở một vài vị năng lượng tiêu thụ của công trình. 91_ Jayaraman, V. (2011)


4 Tòa tháp Pearl River vào giai đoạn xây dựng cuối 5 Ấn tượng về nghệ thuật của Tòa tháp Pearl River 6 Mô hình hiệu năng thể hiện sự lưu thông không khí qua các cánh quạt gió

6

4

5

2011

Thành phố Quảng Châu, Trung Quốc

Trước khi hoàn thành, tòa tháp 71 tầng được mệnh danh là “Viên ngọc Trân châu bên sông” (PRT) được dự báo là công trình sử dụng năng lượng sạch một cách tiến bộ nhất trên thế giới.92 Tòa tháp văn phòng có diện tích 204.000 m2 này được thiết kế theo mô hình công trình có tổng mức năng lượng (gần) bằng không, tại một trong những thành phố đông dân nhất song cũng ô nhiễm nhất tại Trung Quốc. Dự án này áp dụng nhiều chiến lược khai thác các nguồn lực tại chỗ, gồm năng lượng gió, các tấm pin quang điện được tích hợp vào mặt đứng, các động 92_ Low, C. (2008)

89

Tòa tháp Pearl River Được cung cấp năng lượng bởi gió và mặt trời cơ cánh quạt cỡ nhỏ, làm mát bằng phương pháp địa nhiệt và chiếu sáng tự nhiên. Giải pháp nổi bật nhất là hai động cơ chạy bằng sức gió được lắp tại các khoảng hở dọc theo chiều cao của tòa tháp. Hình dáng hơi cong của lớp vỏ bọc có tác dụng đẩy không khí vào trong các khoảng hở và làm tăng vận tốc lưu thông không khí lên 2,5 lần, tạo ra lượng điện năng nhiều gấp 15 lần so với một động cơ đứng riêng rẽ tại cùng vị trí. Trên 65% năng lượng tiêu thụ của công trình được giảm nhờ quản lý nhu cầu tiêu thụ và tích hợp hệ thống. Kết quả này có được là do các chiến lược

thiết kế thụ động như hướng mặt trời, lấy ánh sáng tự nhiên và vỏ bao che hai lớp. Quá trình thiết kế đã tìm kiếm sự tích hợp qua hình thức cộng hưởng các hiệu ứng. Ví dụ như vỏ bao che hai lớp ngăn nhiệt xâm nhập bằng cách dẫn nhiệt ra ngoài. Tương tự như vậy luồng không khí nóng hướng lên trên được sử dụng để khử ẩm không khí tươi từ bên ngoài vào cho hệ thống điều hòa không khí, qua đó giảm nhu cầu về năng lượng. Các ống dẫn nước được đặt bên trong các tấm sàn và làm mát hệ kết cấu, đóng vai trò là nguồn làm mát theo kiểu lan tỏa.


7

8

9

90 2010 Thôn Suối Rè Nhà cộng đồng đa chức năng thôn Suối Rè Việt Nam Địa điểm và khí hậu Ngôi nhà cộng đồng này được thiết kế nhằm cung cấp một không gian công cộng với những tiện ích cho dân làng ở một miền quê phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội không xa. Kiến trúc công trình mượn hình ảnh ngôi nhà truyền thống của người Kinh và người Mường là hai dân tộc đã sinh sống lâu đời tại đây. Khoảng sân rộng mở được sử dụng cho các trò chơi và các buổi biểu diễn. Không gian bên trong gồm hai tầng, là nơi trông giữ trẻ và hội họp của cộng đồng. Một khoảng không gian thông tầng hình e-líp nối tầng dưới với tầng trên, các

lối đi dạng bậc thang trên nền cỏ và triền dốc nối không gian sau nhà và trước nhà, giữa không gian trong nhà và ngoài nhà, tạo thành một chuỗi không gian liên tục. Người quan sát có cảm giác rõ ràng về tính mở và sự kết nối rộng khắp. Công trình này tận dụng tốt địa hình của khu vực, được che chắn khỏi gió lạnh và khô trên hướng đông bắc vào mùa đông song lại đón được gió mát từ hướng đông nam vào mùa hè. Công trình có sử dụng vật liệu địa phương và nhân công tại chỗ, tầng mặt đất được xây bằng đá. Tre được dùng nhiều cho

phần vỏ của công trình. Bức tường đắp đất nện được kè đá rất kỹ tạo thành phần đế vững chắc. Mái nhà được lợp lá cọ. Điều khác thường về công trình có vẻ “khiêm nhường” này là sự tích hợp của công nghệ trong bối cảnh thôn quê. Các tấm pin mặt trời, bể chứa nước mưa và hệ thống kỹ thuật năng lượng địa nhiệt giữ cho trung tâm cộng đồng này kết nối với mặt đất và bầu trời. Quy trình thiết kế có dựa vào mô hình biểu diễn các luồng không khí chuyển động và sự rọi của ánh sáng tự nhiên bên ngoài vào bên trong công trình.


10

11

7 Nhà trẻ 8 Sân trước 9 Phía sau ngôi nhà 10 Ngoại thất, ban ngày 11 Ngoại thất, ban đêm 12 Bảng các vật liệu địa phương 13 Lao động địa phương trong quá trình xây dựng 14 Phối cảnh ngoại thất công trình 15 Mô hình hiệu năng thể hiện ánh sáng tự nhiên vào tầng trệt 16 Mô hình hiệu năng thể hiện không khí lưu thông qua không gian nội thất

12

13

15

91

14

16


CAM KẾT ỦNG HỘ MẠNH MẼ CÔNG TRÌNH NHƯ MỘT SỨC MẠNH VĂN HÓA 92

Các công trình đều có khả năng giao tiếp. Các công trình đều mang một ý nghĩa hiển thị rõ ràng hoặc ngầm định đối với người sử dụng và với những ai chỉ quan sát công trình một cách bất chợt. Chẳng hạn như những tòa nhà chọc trời ở Châu Á là biểu tượng cho tính liên kết, đồng tâm hiệp lực. Các công trình mang tính hình tượng của Châu Á – những sân thể thao, trung tâm nghệ thuật, khách sạn – cho thấy uy thế và sự thịnh vượng mới được ghi nhận của khu vực này. Trong bối cảnh đó, tiềm năng của thiết kế Xanh như là hành vi mang thông điệp hưởng ứng mạnh mẽ – thể hiện sự cộng tác, sự ràng buộc và tinh


thần trách nhiệm – lại đang bị coi nhẹ. Thay vào đó, một công trình Xanh lại thường được nhận thức như là một đối tượng kém hấp dẫn, được thiết kế nhằm trình diễn chức năng và phô bày tính hiệu quả. Cam kết ủng hộ là cần thiết nếu đặt ra yêu cầu phải có sự nhận thức của người sử dụng công trình hoặc của công chúng đối với vai trò về mặt sinh thái của các công trình. Một công trình Xanh mà không được hiểu rõ thì sẽ không được sử dụng đúng với thiết kế và theo thời gian cũng không được đánh giá đúng mức. Khi đã nhận thức được thì người sử dụng có khả năng điều chỉnh hành vi của mình theo các mục tiêu đã đặt ra. Có hai sắc thái của cam kết ủng hộ này: sắc thái hiển thị rõ ràng và sắc thái ẩn dụ. Sắc thái hiển thị rõ ràng dựa vào thông tin đã được sắp xếp sẵn cho một đối tượng cụ thể, tiêu biểu là đối tượng sử dụng công trình. Hiểu một cách sát nhất về mặt ngữ nghĩa thì điều này có thể là một sự nhắc nhở bằng hình ảnh. Thùng đựng rác sử dụng cho mục đích tái chế trở thành vật thể nhắc nhở mọi người nhớ đến vấn đề quản lý rác thải, các dấu hiệu yêu cầu tắt đèn cũng để chúng ta bảo tồn một nguồn tài nguyên hay nguồn lực quý báu, các thiết bị đo chính xác cho biết một lượng tài nguyên được sử dụng là bao nhiêu cũng sẽ cho biết chúng ta còn cách đích đến bao xa. Ở đây chúng ta giả định rằng khi người sử dụng gặp phải tình huống là một lời nhắc nhở, họ sẽ hành động tương ứng. Lời nhắc nhở như một thông điệp đôi khi được hướng tới đối tượng rộng hơn, ngoài những người sử dụng công trình. Một số công trình ở Châu Á hướng tới mục tiêu giáo dục và chuyển biến toàn thể giới kỹ nghệ. Trong các công trình này, những công nghệ Xanh và chiến lược Xanh được trình diễn và trưng bày công khai, đôi khi với thông tin hồi tiếp trong thời gian thực về sự tiêu thụ mà người đến thăm quan có thể xem và qua đó hiểu được hiệu năng. Các ví dụ về vấn đề này có Trung tâm Kinh doanh CII-Sohrabji Godrej theo mô hình công trình xanh ở Ấn Độ93 và Văn phòng Năng lượng Xanh ở Malaysia.94 Sắc thái ẩn dụ dựa vào các tín hiệu, theo cảm biến hoặc theo kinh nghiệm, tạo ra sự nhận thức về cách thức công trình vận hành. Chẳng

93_ Trung tâm Thương mại Xanh CII-Sohrabji Godrej. www.greenbusinesscentre.com 94_ Yoong, E. (2008)

93


hạn như các thiết bị cảm biến ánh sáng ban ngày tự điều chỉnh độ sáng của đèn điện, cho chúng ta biết đôi điều về cách thức mà một công trình tỏ ra thích ứng với khí hậu. Về mặt khí hậu học thì kích cỡ rất lớn của kết cấu chắn nắng trên mặt đứng của Thư viện Quốc gia Singapore cho biết công trình hiện diện ở đâu, trong điều kiện khí hậu như thế nào. Những thông tin ẩn dạng tín hiệu này có ý nghĩa quan trọng đối với cách thức mà một công trình Xanh được lĩnh hội. Một nghiên cứu ở Singapore95 cho thấy rằng các kiến trúc sư – khi đọc các bản vẽ thiết kế công trình Xanh – tìm kiếm các yếu tố thích ứng về khí hậu. Một người không có bất kỳ một kiến thức chuyên môn sâu nào có liên quan đến ngành xây dựng thì tìm kiếm các đặc tính tự nhiên, chẳng hạn như các vườn cảnh và hồ nước. Điều này có thể lý giải tại sao các công trình được chứng nhận là Xanh, phần nhiều trong số đó chú trọng đến các hệ thống kỹ thuật và tính hiệu quả về mặt cơ điện, lại thông thường không gợi ra một câu trả lời hay phản hồi tích cực nào từ bất kỳ nhóm đối tượng nào được nghiên cứu.

94

95_ Fa'atulo, W.R. (2010)

Một lộ trình quan trọng khác cho sự ủng hộ tích cực xu thế phát triển mới chính là sự cam kết của cộng đồng. Một số dự án – nhất là các dự án nhà ở xã hội – tạo điều kiện cho những chủ nhân tương lai tham gia vào quá trình ra quyết định ở giai đoạn thiết kế và thi công. Điều này thể hiện qua hình thức phản hồi các ý tưởng đưa ra hoặc các buổi hội thảo nhằm xác định rõ điều gì thật sự cần thiết và cách thức thiết kế một hạng mục nào đó. Nhận định ở đây là sự tham dự của những người sử dụng sẽ củng cố nhận thức của họ và tăng thêm sự cam kết của họ vào hiệu năng cuối cùng mà công trình thể hiện. Trường hợp của thiết kế có sự tham dự của cộng đồng được thảo luận rất sôi nổi trong những năm 1960 và 1970, lại đang tìm thấy vai trò mới trong tiến trình đạt tới sự phát triển bền vững, đặc biệt trong số những người quan niệm hiệu năng của công trình phụ thuộc vào cam kết của người sử dụng.


95

CAM KẾT ỦNG HỘ LÀ CẦN THIẾT NẾU ĐẶT RA YÊU CẦU PHẢI CÓ SỰ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH HOẶC CỦA CÔNG CHÚNG ĐỐI VỚI VAI TRÒ VỀ MẶT SINH THÁI CỦA CÁC CÔNG TRÌNH. MỘT CÔNG TRÌNH XANH MÀ KHÔNG ĐƯỢC HIỂU RÕ THÌ SẼ KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐÚNG VỚI THIẾT KẾ VÀ THEO THỜI GIAN CŨNG KHÔNG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ ĐÚNG MỨC. KHI ĐÃ NHẬN THỨC ĐƯỢC THÌ NGƯỜI SỬ DỤNG CÓ KHẢ NĂNG TỰ ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI CỦA MÌNH THEO CÁC MỤC TIÊU ĐÃ ĐẶT RA.


1 Nhà biệt thự trong xây dựng 2 Phụ thuộc vào lao động và các vật liệu địa phương 3 Mái hiên như một cách nối dài của không gian sinh hoạt 4 Ngoại thất, bên cạnh 5 Ngoại thất, phía trước

1

2

96

3

4

5

2008 Rudrapur Dự án xây dựng nhà ở của DESI Bangladesh Sự cam kết của cộng đồng trong bối cảnh một vùng nông thôn Ba ngôi nhà trong làng được xây dựng bởi một nhóm sinh viên Áo và Bangladesh dưới sự hướng dẫn của các giáo viên và của một tổ chức phi chính phủ. Đây thực chất là một quá trình tìm tòi để định nghĩa lại khái niệm nhà trong một cộng đồng có rất ít các nguồn lực. Các bên tham gia dự án bắt đầu một cách khá khó khăn với vấn đề xây như thế nào. Vốn đã quen nhìn những người thuộc tầng lớp trên trong làng xây nhà bằng gạch và bê tông, người dân địa phương có nguyện vọng làm theo cho giống với những người giàu hơn và có quyền 96_ Heringer, A. (2008)

lực hơn mình. Nhóm dự án đưa ra quan điểm sử dụng bùn vì đó là loại vật liệu xây dựng thông dụng tại khu vực này, nỗ lực gắn kết trở lại người dân với các nghề thủ công và các kỹ năng truyền thống. Các luận điểm về sự bền lâu và hiệu quả về chi phí của vật liệu bùn chưa đủ để thuyết phục người dân.96 Nhóm dự án chuyển sang một vài ý tưởng khiến người dân nhìn nhận vật liệu theo một cách thức mới. Tập trung vào các chiến lược để đạt tới sự tiện nghi theo mô hình thụ động – một không gian nội thất mát mẻ trong trạng thái nóng bức của

vùng nhiệt đới – nhóm thiết kế đã làm người dân hiểu rằng ngôi nhà mới sẽ không giống như ngôi nhà bằng bùn mà họ đã từng biết trước đó. Mô hình nhà mới có các lớp cách nhiệt bằng sợi xơ dừa, cửa kính để lấy ánh sáng tự nhiên và các ô thoáng để tạo điều kiện cho thông gió xuyên phòng. Cấu trúc bằng bùn nếu làm đúng cách có thể xây cao đến hai tầng thay vì một tầng quen thuộc. Điều này có nghĩa là đất có thể được đảm bảo sẵn sàng cho thời vụ cày cấy, là yếu tố then chốt đảm bảo duy trì cuộc sống trong các giai đoạn thiếu thốn đói kém.


6 Toàn bộ khu đất dự án nhìn từ trên cao 7 Dân cư trong tương lai tham gia các buổi góp ý trong quá trình thiết kế 8 Chiến dịch Chăm sóc những hạt giống Care-for-Seedlings

7

6

8

97 2009

Hong Kong, Trung Quốc

Dự án xây dựng khu dân cư này chiếm một diện tích 2,7 héc-ta và bao gồm bốn tòa nhà cao 40 tầng với trên 3.000 căn hộ. Chủ đề đã được thông qua từ đầu của quá trình thiết kế – Sống Xanh – cho thấy ý đồ tác động đến lối sống của các cư dân tương lai. Ý đồ này được chuyển hóa thành một chuỗi các hội thảo cộng đồng trong quá trình thiết kế. Ngay từ đầu của quá trình thiết kế phác thảo, nhóm dự án đã gặp gỡ người dân và yêu cầu cộng đồng xem xét các ý tưởng đang được hình thành trên bản vẽ thiết kế. Khi các công trình bắt đầu

Tái phát triển khu Lam Điền, Giai đoạn 7 Sự cam kết của cộng đồng triển khai thi công, nhóm thiết kế lại mời người dân đến tham dự các hội thảo tập trung vào việc thiết kế một không gian chính được mọi người sử dụng chung – một khu vực cảnh quan được tạo chênh lệch cốt thành hai tầng dành cho các hoạt động của cộng đồng, gọi là là Vườn Lát Ván Gỗ. Những người tham dự được hỏi xin ý kiến quyết định về nội dung của một đoạn đường di sản và đoạn đường đó kể những câu chuyện về khu vực này. Sự cam kết của cộng đồng tiếp tục qua giai đoạn thi công với các chuyến thăm trường học, hội thảo về

nghệ thuật và các cuộc thi viết. Ý thức của người dân còn được nâng cao qua việc chăm sóc cây con trong giai đoạn xây dựng. Khi dự án hoàn thiện, các cây này sẽ được đem trồng lâu dài xung quanh khu đất. Điều này có nghĩa là mỗi người có thể chỉ vào một cây trong khu vực và nói đó là điều mà họ góp phần tạo dựng nên. Một cuộc khảo sát sau khi các hộ gia đình dọn đến ở cho kết quả khả quan đến mức ngoài mong đợi: trên 96% người được hỏi cho biết rằng họ hài lòng với bản thiết kế và việc cung cấp thiết bị cùng với tiện ích trong phạm vi dự án.


9 Mô hình hiệu năng thể hiện tiếp xúc với mặt trời của một mặt tiền 10 Điểm nhìn bên ngoài nhà 11 Mặt tiền có các tấm gập gợi nhớ đến các lồng đèn giấy Trung Quốc 12 Mặt tiền nhìn gần 13 Mô hình hiệu năng thể hiện không khí lưu thông qua không gian nội thất

9

98 2008

Ninh Ba Trung Quốc

Đây là một trong số các ví dụ rất hiếm hoi về thể loại Công trình Xanh có sự giao tiếp tốt đối với cả người không có chuyên môn lẫn những chuyên gia về xây dựng. Vươn đến độ cao 22 m, mặt đứng chính của Trung tâm Công nghệ Năng lượng Bền vững (viết tắt là CSET) được gấp lại tạo thành những hình chuyển động, gợi nhớ về cây đèn kéo quân bằng giấy rất đặc trưng của Trung Quốc. Phía sau không gian ngoại thất chịu ảnh hưởng về mặt văn hóa là một giải pháp mang tính khắt khe về khoa học, tất cả xoay quanh việc quản lý các dòng năng lượng truyền qua công

10

11

12

13

Trung tâm Công nghệ Năng lượng Bền vững Văn hóa gặp gỡ khoa học trình có diện tích 1.200 m2 này. Các không gian bên trong đã được bố trí nhằm hỗ trợ một số chiến lược khác nhau về sưởi ấm, làm mát và thông gió. Với các mẫu kiểu bình phong in lên trên bề mặt kính gợi nhớ tới các công trình lịch sử trong khu vực, lớp vỏ hai lớp giúp cách nhiệt về mùa hè và thông gió về mùa đông. Các công nghệ năng lượng tái tạo như thiết bị thu nhiệt mặt trời (được nối với một hệ thống làm mát hấp thụ hơi nước) và máy bơm nhiệt lấy từ nguồn nhiệt dưới đất (được nối với các thiết bị dạng ống xoắn sưởi ấm/làm mát trong tấm sàn) thỏa mãn phần còn lại

của nhu cầu sưởi ấm và làm mát. Các tấm pin quang điện đảm bảo cung cấp điện năng cho chiếu sáng nhân tạo. Các thiết bị này được bố trí hòa hợp với cảnh quan và dễ dàng được quan sát. Trung tâm cũng có các phòng thí nghiệm và các lớp học để đào tạo sau đại học. Khách tham quan có thể thấy văn hóa và khoa học hội tụ trong công trình và họ có thể tự do đi lại trong các sân và không gian triển lãm. Không gian triển lãm cũng cung cấp những thông tin theo thời gian thực về cách thức mà công trình, các hệ thống của công trình hoạt động và những chiến lược thiết kế được thể hiện.


14 Tấm pin năng lượng mặt trời hình chiếc lá với con bọ rùa 15 Điểm nhìn bên ngoài nhà 16 Mái sân thượng phủ xanh 17 Bê tông được sử dụng trong kết cấu công trình được báo cáo là có khả năng cải thiện chất lượng không khí bên trong

14

15

16

17

2011 Thành phố Đài Nam Trường Công nghệ Xanh Magic, Đại học Thành Công Quốc gia Đài Loan Các tín hiệu và các biểu tượng Tên gọi không chính thức của dự án – Trường Công nghệ Xanh Magic – nghe cũng tuyệt như chính vẻ bề ngoài của công trình. Thiết kế của công trình có nhiều điều để nói. Tấm pin mặt trời hình chiếc lá trên mái (được hoàn thiện bằng những hình giả dạng con bọ rùa) sản sinh năng lượng điện. Một vài ống lấy năng lượng mặt trời bên cạnh dẫn không khí xuyên qua công trình, làm giảm nhu cầu điều hòa không khí. Một khu vườn trên mái thu nước mưa, được nối với các ao nước trên mặt đất để trữ nước mưa và góp phần làm mát cho không gian ngoài nhà. Và trong trường hợp không đạt được sự liên hệ mang

tính ẩn dụ đến chiếc thuyền Noah (lấy tích trong Kinh Thánh về con tàu cứu rỗi loài người khỏi nạn Đại Hồng Thủy) thì còn có một yếu tố tạo hình khác gợi nhớ – đó là một bánh xe của tàu thủy trong khoảng sân cỏ phía trước vận hành để quay các tấm pin mặt trời. Bên trong công trình có tấm bảng chỉ dẫn về vật liệu Xanh. Những tấm thảm được dệt từ cây ngô. Vật liệu bê tông có thành phần hóa học được giới thiệu là có khả năng cải thiện chất lượng không khí. Nổi bật nhất có lẽ là cách thức công trình được xây dựng. Công trình cao ba tầng với 4.800 m2 sàn là một câu chuyện có tính chỉ dẫn về sự liên kết đối

tác trong công nghiệp. Đối mặt với tình trạng thiếu sự trợ giúp của chính phủ và sự hạn hẹp về tài chính, chủ đầu tư – Đại học Thành Công Quốc gia của Đài Loan – phải tìm kiếm và vận động sự hỗ trợ của các cá nhân và doanh nghiệp để đạt mục đích Xanh hóa. Nếu hiệu năng của công trình không đạt thì những giải pháp hay nỗ lực nói trên cũng chẳng có nghĩa lý gì. Công trình chỉ tiêu thụ lượng điện năng 43 kWh/m2/năm, ít hơn 65% so với các tòa nhà văn phòng tương tự ở Đài Loan. Vật liệu được sử dụng 100% là vật liệu xanh. Có sự hoàn nguyên các-bon, đây là công trình đầu tiên ở Đài Loan đạt mức trung hòa năng lượng.


SỰ TÍCH HỢP

QUÁ TRÌNH SẮP XẾP HƯỚNG TỚI HIỆU NĂNG 100

Quy trình thiết kế hãy còn ít được chú ý ở Châu Á, dù đã có những chứng cứ cho thấy rằng trình tự ra quyết định trên các bản thiết kế và sự hợp tác giữa nhiều bên tham gia dự án có thể ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả. Quy trình thường xuyên được tranh luận là một trong số những điều quan trọng nhất cần suy tính khi theo đuổi các mục tiêu bền vững trong lĩnh vực xây dựng.97 Quy trình thiết kế tích hợp (viết tắt là IDP) được xem như là hệ khung có tính chất phương pháp luận để chỉnh sửa nếp nghĩ ngắn

97_ Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc. (2007)


hạn và tư duy chắp vá vẫn còn đang thịnh hành.98 Điều này có thể thực hiện được bằng cách động viên khuyến khích sự trao đổi mang tính chất hợp tác tại giai đoạn thiết kế và tích cực làm mờ đi các ranh giới theo kiểu truyền thống phân định rạch ròi các mảng kiến thức chuyên môn.99 Một số dự án tại Châu Á đang bắt đầu thử nghiệm một trật tự cao hơn về sự tích hợp bằng cách áp dụng IDP, tìm kiếm sự hợp sức, các quy trình khép kín và các tác động cộng hưởng. Ví dụ như vòng tuần hoàn nước ở khu nghỉ dưỡng Evason,100 tái chế nước thải thông qua hệ thống ao lộ thiên, mà hệ thống ao này lại tạo lập môi trường vi khí hậu mát mẻ hơn và tạo cảnh quan hấp dẫn cho du khách ngắm nhìn. Các ao nước này khi đầy nước sẽ tạo môi trường sống cho các loài cây và chim chóc. Một sự can thiệp đơn lẻ khởi đầu dưới hình thức là một biện pháp quản lý nước thải đem lại những lợi ích về cảm giác tiện nghi thoải mái, sự gắn kết và môi trường sinh thái. Ở những nơi khác thì sự tìm kiếm hình thức tích hợp ngày càng được hỗ trợ nhiều hơn bởi các phần mềm mô phỏng hiệu năng. Các công cụ máy tính đang phát triển mạnh, cho phép hình dung và đưa ra những chẩn đoán trợ giúp cho sự nhận biết bằng trực giác của người thiết kế. Các công cụ này cho phép bàn về hiệu năng sớm hơn trong quá trình thiết kế, khiến cho hiệu năng tự bản thân nó trở nên dễ tiếp cận hơn và được hiểu kỹ hơn. Mô hình dữ liệu - thông số công trình (viết tắt là BIM) là ví dụ về một công cụ cho phép các bên tham gia dự án cùng làm việc trong một không gian ảo duy nhất. Một mô hình dạng BIM cho phép hiệu năng được hiểu theo một số cách thức mới, hợp lý hóa các phép toán dài dòng và tẻ nhạt, tuy nhiên vẫn cần dùng để ước tính kết quả.101

101

Để sắp xếp một quy trình hướng tới sự tích hợp, cần có ba sự thay đổi sau: 1. Hiệu năng bắt buộc phải được nhìn nhận như là một công việc còn tiếp tục nhiều năm sau khi dự án đã hoàn tất. Ranh giới về mặt thời gian không nên ngắn hơn tuổi thọ dự kiến của công trình. 2. Hiệu năng bắt buộc phải được mô tả như là một yếu tố nào đó cao hơn sự thu hồi vốn và bắt buộc đi theo các chương trình nghị

98_ “Thiết kế tích hợp là một quá trình cân nhắc và tối ưu hóa công trình cho cả một hệ thống bao gồm thiết bị kỹ thuật của nhà và các khu vực xung quanh và cho toàn bộ vòng đời sử dụng. Điều này có thể đạt được khi tất cả các thành phần của dự án phối hợp theo kiểu liên ngành và cùng nhau thống nhất cho những quyết định dài hạn ngay từ ban đầu. Quá trình thiết kế tích hợp nhấn mạnh việc lặp lại các ý tưởng thiết kế ban đầu trong một quá trình bởi một nhóm các chuyên gia cùng phối hợp với nhau.” | Lohnert, G., Dalkowski, A. & Sutter, W. (2003) 99_ Cole, R.J. (2012b) 100_ Xem phần về Tính hiệu quả, tr. 64-69 101_ “Thông tin kỹ thuật số có thể được sử dụng

bằng cách suy luận để phân tích và tối ưu hóa công việc thiết kế, đưa ra các mô hình thuật toán chi tiết cho hiệu năng công trình về mặt tiêu thụ năng lượng hoặc hiệu suất sưởi ấm/làm mát, trích dẫn các hướng dẫn quản lý cho việc chế tạo sẵn các cấu kiện xây dựng, phối hợp tương tác giữa lớp vỏ bên ngoài, kết cấu và các hệ thống cơ điện, hoặc lập ra một chiến lược trình tự xây dựng cơ bản cho nhà thầu. Do ngành xây dựng công trình chật vật suốt thập niên đầu của thế kỷ 21 trong việc cải thiện hiệu quả, lợi nhuận và trách nhiệm về môi trường, xây dựng càng ngày càng hướng đến các công cụ mô hình thông tin công trình (BIM) để giải quyết những nhu cầu

trên với sự hỗ trợ của một chương trình thiết kế được cải tiến.” | Bernstein, P.G. (2010)


sự mang tính xã hội và sinh thái đặc trưng cho mỗi địa điểm và gắn với các nguyên tắc về sự tiện nghi và trạng thái sức khỏe, sự gắn kết và sinh thái học. Trong một vài ví dụ, những điều này có thể được gán cho các giá trị về tiền bạc.102 Tuy nhiên giá trị phải được định nghĩa rộng hơn, như là một điều gì đó có ý nghĩa đối với những người sử dụng công trình và cộng đồng nói chung. Điều cốt yếu ở đây là chỉ rõ cả những mục tiêu khó được nhìn nhận hoặc nắm bắt song lại không kém phần quan trọng trên các bản vẽ thiết kế. 3. Cần có một dụng cụ đo đạc đáng tin cậy để mô tả các chỉ số về hiệu năng, cả về lượng lẫn về chất. Ví dụ như mục tiêu cho việc chiếu sáng có hiệu quả về năng lượng có thể được thiết lập cùng với một mục tiêu khác hướng tới sự hài lòng của người sử dụng đối với chất lượng môi trường bên trong công trình. Cách đặt hai mục tiêu cạnh nhau như trên cho phép quá trình thiết kế trở thành một thao tác kiểm tra xác định các thông số về quy mô, trong đó các nhu cầu theo một hệ thống đo lường này sẽ cân bằng với một hệ thống đo lường khác. Phép đo phù hợp với một dự án sẽ phụ thuộc vào dự án đó được thực hiện ở đâu và mục đích phục vụ trong suốt vòng đời của dự án là gì.

102

102_ Ví dụ giá trị có thể được đo bằng sức hấp dẫn thêm đối với một người mua tiềm năng, nhận thức về tác động lên thương hiệu công ty của người thuê hoặc dự kiến gia tăng năng suất lao động của người sử dụng.


103

QUY TRÌNH THIẾT KẾ TÍCH HỢP ĐƯỢC XEM NHƯ LÀ MỘT HỆ KHUNG CÓ TÍNH CHẤT PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỂ CHỈNH SỬA NẾP NGHĨ NGẮN HẠN VÀ TƯ DUY CHẮP VÁ VẪN CÒN ĐANG THỊNH HÀNH. ĐIỀU NÀY CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC BẰNG CÁCH ĐỘNG VIÊN, KHUYẾN KHÍCH “SỰ TRAO ĐỔI MANG TÍNH CHẤT HỢP TÁC TẠI GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ VÀ TÍCH CỰC LÀM MỜ ĐI CÁC RANH GIỚI THEO KIỂU TRUYỀN THỐNG PHÂN ĐỊNH RẠCH RÒI CÁC MẢNG KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN”.


1 Kính cửa sổ mái gấp đôi để tạo điện năng 2 Ánh sáng tự nhiên vào bên trong được cải thiện bằng các giá hắt sáng 3 Bên trong không gian thông tầng 4 Các tấm sàn bê tông trên các không gian làm việc được làm mát để giảm sự phụ thuộc vào điều hòa không khí kiểu đường ống theo cách thông thường

1

2

4

104

3

2007 Bangi, Tòa nhà Văn phòng Năng lượng Xanh Malaysia Bước qua các ranh giới của các lĩnh vực chuyên ngành Tòa nhà Văn phòng Năng lượng Xanh (viết tắt là GEO) là sự tiếp nối hướng đi của tòa nhà Văn phòng Năng lượng thấp (viết tắt là LEO) tại Malaysia. Tòa nhà sau (LEO) là công trình đầu tiên tiêu thụ năng lượng ít hơn mức 100 kWh/m2/năm – một ngưỡng quan trọng cần vượt qua đối với các tòa nhà văn phòng có sử dụng điều hòa không khí. Để cải thiện tình trạng sử dụng năng lượng, quy trình thiết kế tòa nhà GEO đã được xem xét lại. Tất cả các nhà tư vấn và các bên có liên quan đến dự án đều cam kết tham gia trước khi quá trình thiết kế sơ phác bắt

đầu. Hình khối của công trình – các suy tính ban đầu về hình học và về hướng – được xem như là chiến lược có hiệu quả cao nhất nhằm làm giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Mặt đứng nghiêng theo kiểu dốc bậc của công trình có liên quan trực tiếp đến góc chiếu mặt trời ở Malaysia, do vậy thường xuyên có bóng đổ. Với lượng nhiệt thu nhận từ mặt trời dưới mức kiểm soát, một hệ thống làm mát tiên tiến đã được trang bị cho không gian bên trong. Các tấm sàn được làm mát bằng nước nguội theo hình thức lan tỏa, đảm bảo tiện nghi nhiệt ở mức

chi phí năng lượng rất thấp. Thành công thu được là ở chỗ đã khiến kỹ sư kết cấu (chịu trách nhiệm về các tấm sàn), kỹ sư cơ khí (phụ trách các công nghệ làm mát) và kiến trúc sư (chịu trách nhiệm về độ kín khí của lớp vỏ bao che công trình) ngồi lại làm việc cùng nhau, theo cách thức cùng thống nhất giải pháp và điều đó sẽ loại trừ rủi ro thất bại. Công trình đạt chỉ số tiêu thụ năng lượng là 64 kWh/ m2/năm, là một trong số các mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất cho một công trình hoàn toàn sử dụng điều hòa không khí tại Đông Nam Á.


5 Mô hình kiến trúc thể hiện góc nhìn bên ngoài 6 Mô hình hiệu năng thể hiện phân bố ánh sáng tự nhiên tại tầng thấp hơn 7 Mô hình hiệu năng thể hiện sự phơi sáng mặt trời của lớp vỏ công trình 8 Tích hợp của cảnh quan, nước và công trình

5

Cổng Phòng ngủ gia chủ Phòng gia đình Phòng ngủ Cổng

Phòng Pilates Phòng thể dục Lối vào tiền sảnh Nhà xe

Phòng ngủ khách

Mặt nước cảnh quan cổng chính

Hồ hoa loa kèn trắng Phòng ngủ Cổng

Hồ bơi tự nhiên

6

8

Sàn nổi trên mặt nước

Lớp đất bên dưới / qua công trình Bể nước ngầm (35 m³)

7

105

2012 Singapore

Công trình Two Astrid Hill Các chu trình và các hệ thống tài nguyên

Chủ nhân của dự án đã nỗ lực định nghĩa cuộc sống theo những nguyên tắc xử thế cho gia đình mình qua việc xây dựng ngôi nhà cho nhiều thế hệ có thể tồn tại qua nhiều đời. Vấn đề Xanh hóa bắt đầu với việc trình bày có hệ thống một hồ sơ tóm tắt về hiệu năng của công trình, trước tiên nhằm chuyển hóa tầm nhìn của chủ nhân thành những mục tiêu cụ thể cho ngôi nhà mới, rồi sau đó để xem xét các cơ hội phát triển của khu vực và bối cảnh của khu vực đó. Các tiêu chuẩn của Singapore được tập hợp và điều kiện vi khí hậu của khu vực

được ghi lại. Các bản vẽ phác thảo tập trung vào tiện nghi thụ động, năng lượng, nước và vật liệu có sẵn tại chỗ. Quy trình thiết kế – thi công theo sau được chia nhỏ ra bởi một loạt các buổi hội ý thiết kế tập trung cao độ mà tại đó toàn bộ nhóm dự án gặp gỡ để xem xét các chiến lược và mục tiêu. Sự tích hợp là tâm điểm của cuộc bàn luận nhằm tìm kiếm sự thống nhất giữa kiến trúc, các hệ thống cơ khí và cảnh quan. Chẳng hạn như nước mưa được thu gom để tưới cây, đổ vào bể bơi và xả bồn cầu. Hệ thống lưu trữ nước bao gồm một

số bề mặt nước tạo thành một hệ sinh thái mà trong đó các loài thực vật hiện có và thực vật mới sẽ thu hút bướm và chim tìm đến. Việc thiết kế cảnh quan, với ranh giới mở rộng đến các mặt đứng và cả mái công trình, được trông đợi sẽ cải thiện môi trường vi khí hậu, bằng cách làm cho khu vực xây dựng mát hơn, ít hấp thụ và giữ nhiệt, cho phép công trình mở rộng tối đa để đón gió mát và ánh sáng tự nhiên. Để đánh giá các kết quả nói trên, nhóm thiết kế đã dựa vào các công cụ mô hình hóa biểu diễn hiệu năng.


9 Chi tiết mặt dựng 10 Điểm nhìn bên ngoài 11 Mặt tiền và kết cấu 12 Các lựa chọn hình dáng 13 Tòa tháp Thượng Hải (Shanghai Tower) trong quá trình xây dựng 14 Cách thức tiếp cận tích hợp dẫn tới kết quả lượng thép sử dụng trong thi công ít hơn 25%

9

11

10

106 2014

Thượng Hải, Trung Quốc

Tháp Thượng Hải là một trong số các tòa nhà cao tầng theo kiểu mới và đã mô tả sự phức hợp của công trình, đáp lại một cách rõ ràng, dứt khoát đối với vấn đề khí hậu và năng lượng. Hình dạng xoắn của tòa tháp được kỳ vọng sẽ giảm 24% tải trọng gió lên bề mặt công trình và giúp cho việc thu gom nước mưa trở nên dễ dàng hơn. Các cánh quạt gần đỉnh tháp sản sinh ra khoảng 350.000 kWh điện mỗi năm. Cao chừng 632 m, bao gồm 128 tầng với tổng diện tích sàn 380.000 m2, để chia nhỏ quy mô quá đồ sộ này, tòa tháp được xử lý bằng cách tạo ra chín

Tháp Thượng Hải Mô hình hóa thông tin công trình khối hình trụ xếp lên nhau theo chiều thẳng đứng, được bọc trong một cấu trúc vỏ hai lớp. Mỗi khúc của tòa tháp có khoảng trống tầng riêng với vườn trên mái, tạo ra những không gian cho cộng đồng và phục vụ các hoạt động thương mại. Phần mềm BIM đã được sử dụng nhằm đẩy nhanh quá trình thiết kế – thi công và hạ thấp chi phí. Ví dụ như sự thích ứng của công trình với chế độ gió có thể được làm rõ về mặt tiết kiệm vật liệu: giảm bớt 25% lượng thép trong các kết cấu và 14% lượng kính so với một công trình thông thường có cùng diện tích được

thiết kế theo kiểu hình vuông. Công cụ này cũng trợ giúp việc xác định năng lượng thu được từ các công nghệ tái tạo để nhóm thiết kế có thể tập trung hướng tới các giải pháp mang tính tích hợp và đạt được các mục tiêu cụ thể. Công cụ BIM trong thực tế còn giảm chi phí và phát thải các-bon. Cuối cùng, với sự liên thông của công cụ BIM với hệ thống chứng nhận LEED, nhóm thiết kế – bao gồm nhiều chuyên gia đến từ nhiều châu lục – có thể cùng một lúc theo dõi quá trình xét cấp chứng chỉ cho công trình tham vọng này.


12

107

13

14


TỪ XANH ĐẾN BỀN VỮNG CHÚ Ý ĐẾN CÁC KHOẢNG CÁCH 108

Vấn đề đặt ra ở đây – bằng cách nào để Xanh có thể chuyển thành Bền vững – bắt đầu với những câu hỏi nhỏ liên quan đến quá trình Xanh hóa tại Châu Á dẫn tới sự bàn luận về các ranh giới hệ thống. Người ta ghi nhận rằng quá trình Xanh hóa, tại thời điểm này, không thách thức các ranh giới của Không gian, Thời gian và Sự trao đổi, các yếu tố xác định cách thức các công trình được thiết kế và được đánh giá bởi giới xây dựng. Điều này đưa tới kết quả là một bước chuyển biến chậm hơn mức độ cần thiết hoặc mang nhiều ý nghĩa đối với Châu Á. Hệ thống khung hiện tại, được biểu hiện qua


các công cụ đánh giá, chưa đủ để đề cập đến sự đa dạng của khu vực, các hình thức khác nhau của khí hậu, sự thịnh vượng, văn hóa và sinh thái học. Sáu nguyên tắc của thiết kế bền vững được rút ra từ các dự án phát triển gần đây, các dự án đã chuyển mình mạnh mẽ thoát ra khỏi vùng phủ bóng của các công cụ đánh giá. Không giống như danh mục tên gọi chuẩn của các công cụ đánh giá, các nguyên tắc này – và các từ ngữ dùng để mô tả những nguyên tắc đó – mang tính chất toàn diện, bao hàm tất cả các chi tiết bên trong và không phân chia kiến thức thành các mảng hay lĩnh vực riêng biệt. Các nguyên tắc này nêu ra những vấn đề trên các bản vẽ thiết kế, và những vấn đề này có thể được đặt ra cho bất cứ dự án phát triển nào tại Châu Á. Chẳng hạn như tính hiệu quả là mục tiêu hướng tới có thể được áp dụng cho những công trình có mức độ phụ thuộc thấp về công nghệ và cả những công trình có mức độ phụ thuộc cao vào hệ thống cơ điện. Sự tiện nghi và trạng thái lành mạnh dành cho tất cả các đối tượng sử dụng công trình, không phân biệt mức thu nhập hay gia cảnh. Sự gắn kết và sinh thái học có ý nghĩa cả trong bối cảnh đô thị lẫn nông thôn. Cam kết ủng hộ mạnh mẽ và sự tích hợp sẽ quy định các nguyên tắc cam kết, mà các nguyên tắc này đúng cho mọi thể loại công trình, ở bất cứ đâu tại Châu Á. Theo các nguyên tắc đã được nêu ra, Xanh và Bền vững được nhận thấy là có sự khác biệt trong ba điểm sau: Chi tiết đối ngược với tổng thể Một công trình Xanh là một tập hợp các công nghệ và các chiến lược có tác dụng giảm bớt tác động của công trình đến môi trường thông qua các biện pháp cải thiện mang tính hệ thống và có sự gia tăng về hiệu năng, phần lớn nằm trong giới hạn mang tính vật lý của địa điểm xây dựng và lớp vỏ bao che của công trình. Thiết kế một cách bền vững có nghĩa là xem xét công trình được gắn kết như thế nào trong một hệ thống rộng lớn hơn các hoạt động trao đổi tương tác trên cấp độ khu vực và trên cấp độ đô thị, kể cả việc cân nhắc về mặt xã hội và về mặt sinh thái của địa điểm. Khi tiếp nhận các hoạt động trao đổi hay tương tác nói trên để nghiên cứu, thiết kế bền vững hướng tới

109


việc khép kín các chu trình và phục hồi các dòng lưu chuyển, tạo ra sự khớp nối và đem lại các tác động có tính chất cộng hưởng. Sự chắc chắn đối ngược với sự rủi ro Xanh hóa tìm kiếm sự chắc chắn về kết quả và tính toán những rủi ro nhằm thu được những lợi ích ngắn hạn. Điều này sẽ tạo ra một xu thế cho các giải pháp hướng đến yếu tố công nghệ và có thể xác định số lượng. Còn tính bền vững lại là một tầm nhìn dài hạn, trong khi một số sự quan tâm mang tính ngắn hạn có thể được đề cập đến trong quá trình thực hiện. Rút cục thì tính bền vững nỗ lực đề cập đến cả hai khía cạnh: những yếu tố không chắc chắn và những yếu tố định tính. Để định hình rõ nét sự trao đổi tương tác trong suốt vòng đời của công trình – bất kể những điều này kém chính xác đến mức độ nào – nhóm thiết kế bắt đầu đặt ra những câu hỏi khác nhau. Thiết kế trở thành cách thức để thiết lập nên các chiến lược, mà các chiến lược này làm một công trình trở nên mềm dẻo hơn và linh hoạt hơn trong việc thích ứng.

110

Nhu cầu đối ngược với ý muốn Xanh hóa dành sự quan tâm đến tính hiệu quả của các hệ thống cung cấp cho người sử dụng những gì mà họ cần hoặc mong muốn có được hướng đến sự tiện nghi và trạng thái sức khỏe của mình. Thiết kế bền vững xem xét người sử dụng công trình như là tác nhân tích cực trong mối liên hệ và trao đổi giữa công trình và người sử dụng, và các nhu cầu cũng như nguyện vọng của những người này được bàn bạc kỹ lưỡng. Mục tiêu ở đây là sự tiện nghi và trạng thái sức khỏe, bao hàm những sự phản hồi về mặt sinh lý, tâm lý và tình cảm của người sử dụng công trình. Thiết kế bền vững tạo ra các cơ hội cho người sử dụng công trình kết nối với cộng đồng và thiên nhiên cũng như đón nhận các mô hình lối sống mang tính bền vững. Một công trình được coi là bền vững ở Châu Á trông như thế nào? Hiện vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng và dứt khoát cho câu hỏi này. Điều đó có thể do sự điều chỉnh từ Xanh sang Bền vững vừa mới bắt đầu. Một số dự án được giới thiệu và trình bày trong cuốn sách này đã thực hiện tốt một số việc, song chưa có dự án nào làm tốt tất cả các việc. Trong khuôn khổ việc chọn lọc các ví dụ mẫu, có hai công trình


xây dựng có vẻ như là đã tách biệt ý nghĩa của bền vững ra thành bền vững về mặt sinh thái và bền vững về mặt công nghệ.103 Bền vững về mặt sinh thái là cách nhìn nhận vấn đề lấy sinh học làm yếu tố trung tâm, trong đó một sự phát triển được nhìn nhận trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên, các hệ sinh thái uyển chuyển, linh hoạt song lại hữu hạn và ở trạng thái cân bằng. Điều này đã được thể hiện thành sự cân nhắc thận trọng về cách thức mà một dự án được gắn kết vào một hệ thống rộng lớn hơn đang tồn tại, hệ thống đó tiêu thụ những gì, với lượng là bao nhiêu, và con người cũng như thiên nhiên trả giá cho điều đó đến mức độ nào. Bền vững về mặt công nghệ đưa ra các trường hợp những công trình cần được thiết kế để vận hành tốt hơn và nỗ lực nhiều hơn. Công nghệ cần phải bắt kịp, hoặc nếu có thể thì chúng ta phải bắt kịp với những gì sẵn có. Chẳng hạn như công nghệ năng lượng mặt trời hiện nay có thể đáp ứng ở mức độ cao hơn gấp nhiều lần nhu cầu sử dụng năng lượng của Trái Đất. Các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này, ví dụ như Đức, không nhất thiết phải là những quốc gia có số giờ nắng nhiều nhất hay có các hệ thống tiên tiến hơn. Kỳ thực đó là những quốc gia có sự quyết tâm về mặt chủ trương chính sách và có tầm nhìn xa về mặt tài chính.104 Sự tiếp cận đến thiết kế bền vững thể hiện trong đó quan điểm cho rằng nếu công nghệ được khai thác một cách phù hợp, đúng đắn thì chúng ta không cần phải thay đổi lối sống của mình hoặc không gây tác động có hại nào đến sự tiện nghi. 111

Cả hai cách tiếp cận đều có vẻ như đã bén rễ ở Châu Á, với một số dự án có thể lấy làm ví dụ cho cách thức này hoặc cách thức kia. Những dự án phát triển được trình bày trong các trang trước giới thiệu sự phân chia trong thực tế thành hai ngả rẽ theo hướng sinh thái hoặc theo hướng công nghệ. Lấy ví dụ cho quan điểm thiết kế theo hướng công nghệ, Trụ sở Ủy ban Năng lượng của Malaysia cho thấy chỉ số hiệu quả năng lượng ở mức 58 kWh/m2/năm. Điều đáng ghi nhận ở đây là công trình này được làm mát cơ khí lên đến 80%, không khác là bao về mức độ so với các công trình văn phòng thông thường ở Malaysia, mà

103_ Orr, D.W. (1992) 104_ Hiệp hội Địa lý Quốc gia – National Geographic Society. (2009, tháng 9)


những công trình như thế tiêu thụ năng lượng nhiều gấp bốn lần. Việc sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả hơn của Trụ sở Ủy ban Năng lượng tạo điều kiện thuận lợi cho sự cải tiến về mặt công nghệ. Trường học Xanh ở Indonesia lại theo quan điểm trái ngược. Hệ kết cấu bằng tre, đặt trong khung cảnh thiên nhiên của đảo Bali, đặt ra thách thức về cách mà những người sử dụng công trình nhìn nhận chính mình trong mối liên hệ với thiên nhiên. Công nghệ là một công cụ theo quan điểm biện chứng nói trên. Bằng cách khai thác địa điểm và thời tiết một cách có ý nghĩa và hiệu quả, công trình đặt ra câu hỏi chúng ta nên cư xử như thế nào với cuộc sống của chính mình. Dự án này mang tính chất điển hình, mẫu mực cho mô hình phát triển sinh thái. Còn có các ví dụ khác ở cả hai phía của ranh giới phát triển. Ví dụ như dự án The Met ở thủ đô Bangkok của Thái Lan cho mỗi người dân sự lựa chọn có bật điều hòa không khí hay không. Các kiến trúc sư cũng phải kiên trì bỏ công thiết kế công trình theo mô hình thông gió tự nhiên. Khoảng một nửa người dân nói rằng họ lệ thuộc vào điều hòa không khí, số còn lại phát biểu ý kiến là họ thích phương pháp làm mát theo kiểu tự nhiên. Điều này tốt hơn nhiều so với các tòa chung cư cao tầng khác tương đương ở Bangkok, nhiều tòa trong số đó phụ thuộc hoàn toàn vào điều hòa không khí cho phần lớn thời gian. Những cư dân của dự án The Met ứng xử như thế nào trong tương lai sẽ phụ thuộc vào các thách thức về kinh tế và sinh thái mà họ sẽ đối mặt. Về phần mình, công trình cho phép người dân sự lựa chọn để thích ứng. 112

Trong các thập kỷ tới, cả hai phạm trù của tư duy bền vững sẽ có tầm quan trọng sâu sắc. Khi Châu Á trên đà đô thị hóa, nhu cầu đổi mới công nghệ và tính hiệu quả sẽ lớn hơn. Khi các đô thị trong khu vực trở nên đông đúc hơn và mở rộng hơn thì sẽ phát sinh nhu cầu tiếp cận về mặt sinh thái và sự tiếp cận này có thể sửa chữa và phục hồi các hệ thống tự nhiên. Khi những tác động của biến đổi khí hậu được cảm nhận rõ hơn, thì các công trình nhất thiết phải được thiết kế hướng tới sự mềm dẻo và khả năng thích ứng cao. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra lúc này cho các công trình là chúng tiếp tục được thiết kế theo những cách thức giả bộ như không thấy những gì sắp xảy đến.


CÁC DỰ ÁN


84593° N 15167° Đ CÁC BIỆT THỰ Ở ALILA ULUWATU ĐẢO BALI, INDONESIA


Bali, Indonesia

Alila Villas Uluwatu

Jalan Belimbing Sari Banjar Tambiyak Desa Pecatu 80364 Đảo Bali, Indonesia Địa điểm 8,84593° vĩ Nam 115,15167° kinh Đông Hoàn thành Tháng 6 năm 2009 Chi phí 60.000.000 đô-la Mỹ

Quy mô Chiều cao tối đa 2 tầng Tổng diện tích sàn 26.595 m2 Diện tích xây dựng1 58.635 m2 Diện tích khu đất 144.642 m2 Mật độ xây dựng 40,5%

Thể loại Dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng

1_ Bao gồm các bức tường, các vườn cây, lối đi bộ, các khu vực giao thông, các sàn bể bơi và các diện tích được lát

Công năng 50 phòng đơn 35 biệt thự nghỉ dưỡng 2 nhà hàng Khu chăm sóc sức khỏe Khu tập thể dục thể thao Khu tập yoga Lượng người sử dụng 138 khách 277 nhân viên Lượng giờ sử dụng 8.760 giờ/năm

115


116


117


1

118

1 2–3

4–5

Mặt bằng và mặt cắt khu đất Tầm nhìn không bị gián đoạn về phía biển, vượt trên nóc mái các biệt thự Mái bằng của các biệt thự với lớp cách nhiệt bằng đá từ nham thạch


Khu biệt thự nghỉ dưỡng Alila Uluwatu (AVU) nằm trên bờ biển phía nam của

đảo Bali với cảnh quan của những vách đá vôi. Các loại cây trồng bản địa thường mọc um tùm quanh năm vốn tạo nên phong cách Bali, phổ biến trong những năm thập niên 1980, là đối thủ cạnh tranh với công trình trên hòn đảo. Duy trì phong cách và cảnh quan theo kiểu này sẽ tốn kém chi phí trong bối cảnh khí hậu nửa khô hạn như tại Uluwatu, nơi cần rất nhiều nước để gìn giữ cây trồng xanh tươi. Nhưng việc không tuân thủ các chuẩn mực này cũng sẽ phải tốn chi phí. Trải nghiệm sự kết hợp đặc biệt giữa thiết kế và phong cách sống của đảo Bali thường là những mong đợi của du khách khi đến đây. Khái niệm nhiệt đới được xem xét lại bắt đầu trên bản vẽ thiết kế với các yêu cầu cụ thể của khu đất đáp ứng điều kiện khí hậu và địa hình. Những mái bằng của khu nghỉ dưỡng theo các hình khối vuông góc đã tạo ra các đường dẫn cho gió, ánh sáng và tầm nhìn. Các bức tường to lớn của khu nghỉ dưỡng mang đến sự cách nhiệt và bóng mát. Trong một khu nghỉ mát thông thường, khi khách bật máy điều hòa không khí, các bức tường gỗ nhẹ và mái tranh không thể giữ được độ lạnh trong phòng. Tại khu nghỉ dưỡng AVU, cấu trúc giữa bên trong và bên ngoài nhà được điều chỉnh với khối lượng, độ thẩm thấu và độ kín không khí. Do vậy các biệt thự vận hành tốt như nhau, khi được thông gió tự nhiên hoặc khi bật điều hòa không khí. Khu nghỉ dưỡng cũng đẩy mạnh ý tưởng vườn Bali, kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên thuần khiết của cảnh quan với những mối quan tâm đến hệ sinh thái. Quá trình thiết kế bắt đầu với việc lập bản đồ các hệ động và thực vật hiện hữu trong khu đất, đường đồng mức và các dòng chảy nước mưa, tất cả đều ảnh hưởng đến bản vẽ bố trí mặt bằng cuối cùng của khu đất. Có hai kiểu nhận thức về kiến trúc khu nghỉ dưỡng – thách thức mà AVU đã gặp phải. Loại thứ nhất, các khu nghỉ dưỡng phải theo phong cách truyền thống mantra (thần bí). Thứ hai, diện mạo khu nghỉ dưỡng nên luôn luôn giống như ban đầu:

2

3

4

duy trì tình trạng hoàn hảo nhất, không suy suyển gì giống như trạng thái bị đóng băng. Sau khi vận hành được vài năm, công trình sẽ xuất hiện lớp ố bẩn do tác động của khí hậu lên các bức tường. Một vài khách trọ nhìn thoáng qua thì không để ý hiện tượng này nhưng nhiều người sẽ thấy khi quay lại lần thứ hai hoặc lần thứ ba. Và khi số lượng khách trở lại đủ lớn, những điều tưởng chừng nhỏ nhặt này lại trở thành minh chứng ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu mới ra đời. Yếu tố liên quan đến đạo đức trên bản vẽ và lợi nhuận trong tương lai là điều làm cho khu nghỉ dưỡng AVU khác biệt. Kể từ khi được mở cửa, AVU đã được tán dương bởi giới thiết kế và phương tiện truyền thông quốc tế, tất cả đều nói về việc áp dụng và tích hợp các chiến lược sinh thái để tạo nên sự khác biệt cho khu nghỉ dưỡng. Đây là một cuộc chơi may rủi nhưng dường như đã được đền đáp xứng đáng.

1195


85%

DIỆN TÍCH SÀN ĐƯỢC THIẾT KẾ CHO CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN

6

8

7

9

120 Lành mạnh Kiến trúc và thiên nhiên Đá tự nhiên trong công trình và cảnh quan 8–9 Ánh sáng tự nhiên và bóng đổ thể hiện sự liên kết với tự nhiên Mặt cắt qua nhà dạng lều 10 nhỏ và hồ bơi Sân trong với góc nhìn lên 11 bầu trời 12–13 Kết hợp mảng xanh tự nhiên vào công trình 6–7

Bảng kê vật liệu sử dụng bao gồm đá sa thạch, đá vôi, đá nham thạch, tre và gỗ lim, tất cả đều ám chỉ đến sự liên kết với thiên nhiên và yếu tố bản địa. Mối liên kết này được tiếp tục thể hiện ra không gian bên ngoài với các bức tường bằng gạch vụn và đá, các kênh dẫn nước và hồ nước được đổ một lớp đá xuống đáy, và mảng xanh được phủ lên các mái nhà và các bề mặt thẳng đứng. Việc gìn giữ các yếu tố thiên nhiên là điểm cốt lõi cho sự thiết lập yếu tố lành mạnh cho khu nghỉ dưỡng. Theo đuổi sự lành mạnh cũng thể hiện rõ trong việc tạo ra các mảng bóng đổ và ánh sáng tự nhiên giống như một trò chơi. Vỏ bọc công trình là một màng lọc khí hậu với các mái che vươn xa và các mặt đứng được khoét

những mảng thông thoáng rộng. Các lối giao thông liên kết các khu vực là những hành lang có mái che thông thoáng gió dẫn đến các sân trong mở ra không gian ngoài trời. Những bức tường sáng màu giúp tăng thêm ánh sáng tự nhiên. Các mảng bóng đổ hiện diện mọi nơi – tại các sảnh hành lang, nhà lều nhỏ, nội thất nhà hàng – là kết quả của một số giải pháp che nắng được thiết kế thông minh giúp liên tục nhấn mạnh sự liên kết giữa không gian bên trong và không gian bên ngoài.


75%

DIỆN TÍCH SÀN ĐƯỢC THIẾT KẾ CHO THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN

11

121

10

13

12


14

122 Lành mạnh Khí hậu và tiện nghi 14

Phối cảnh hình chiếu trục đo của các biệt thự dành cho khách 15–16 Sân trong phía trước villa với hồ bơi và nhà dạng lều nhỏ 17 Đo nhiệt độ bầu khô, vận tốc không khí và độ rọi 18–20 Hướng vào và sự phân bố ánh sáng tự nhiên trong biệt thự

2_ Sze, T.Y. (2011)

Biệt thự dành cho khách tại khu nghỉ dưỡng AVU được thiết kế như là sự kết hợp của không gian bên trong và bên ngoài. Khoảng sân phía trước trông ra biển và được tách biệt với sân trong nhỏ phía sau bằng một số không gian sinh hoạt. Điều này làm cho biệt thự trở thành ống dẫn không khí và ánh sáng. Khi đóng các vách kéo, không gian được thông gió nhân tạo. Khi mở các vách kéo, không gian được thông gió tự nhiên. Các khoảng sân phía trước và phía sau đều có diện tích mặt nước và cây xanh làm mát. Sự sắp đặt không gian và lớp vỏ bên ngoài khiến nhiệt độ bên trong thấp hơn 2oC so với nhiệt độ không khí ở sân trước.2 Vận tốc gió trong nhà đạt 0,5 m/s. Ánh sáng tự nhiên được phân

bố đều với chỉ số ánh sáng tự nhiên trung bình là 0,5. Biệt thự phụ thuộc vào khối nhiệt của lớp vỏ bao che bằng bê tông, tạo thêm một lớp đệm cho việc hạ nhiệt độ ở xứ nhiệt đới. Mái lợp bằng tấm đá nham thạch như một lớp cách nhiệt và tạo môi trường cho cây cỏ mọc. Nhiệt độ bề mặt tường và trần trong nhà ít khi cao hơn 28oC, bất kể nhiệt độ bên ngoài dao động như thế nào. Điều này chứng tỏ có sự trễ nhiệt độ và lớp cách nhiệt hoạt động tốt. Giải pháp làm mát dạng lan tỏa được lựa chọn, căn cứ trên độ chênh nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ không khí. Các báo cáo cho thấy đa số khách chấp nhận cách thiết kế thụ động. AVU tiêu thụ năng lượng thấp


Nhiệt độ không khí (°C)

Nhà kiểu lều nhỏ

Hồ bơi

Khu vực sinh hoạt

Sân trong có mặt nước

30 29 28 27 26 25

Vận tốc gió (m/s)

3.5 3.0

15

2.5 2.0 1.5 1.0 0.5 Cường độ ánh sáng tự nhiên (lux)

16

0 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000

0700 giờ 1000 1300 123 1600 1900

1,000 0

hơn mức trung bình, phần nào thể hiện sự ít phụ thuộc vào hệ thống cơ điện. Với lượng điện năng tiêu thụ 179,5 kWh/đêm, khu nghỉ dưỡng AVU có hiệu quả năng lượng cao hơn 28% so với các dự án tương đương cùng điều kiện khí hậu.3

Nhà kiểu lều nhỏ

Hồ bơi

Khu vực sinh hoạt

Nguồn: Sze.T.Y. (2011)

18 3_ EarthCheck. (2010)

Sân trong có mặt nước

17

19

20


2

1

124

1 2 3 4

5

6

Mái xanh thu giữ nước mưa Vòi giảm áp lực nước từ các bức tường chắn và thoát nước ra các khu vực thẩm thấu nước và vườn mưa thu giữ nước Đá nham thạch lát trên các khu vực thẩm thấu nước chặn nước chảy tràn trên bề mặt khu đất Gìn giữ hệ thống sinh thái tự nhiên xung quanh khu đất qua các vành đai bảo vệ và bảo tồn sự đa dạng sinh học

3

7

5

6

4

8

21

9

Nước mưa chảy tràn và nước xám được thu gom và sục thêm không khí qua các bậc đá nham thạch chạy bên cạnh các bậc thang chính, hình thành đặc điểm lối vào chủ đạo và là trục xương sống cho thiết kế toàn khu Tất cả bề mặt cảnh quan có vai trò như một cơ sở hạ tầng cho việc lọc và thu gom nước mưa thông qua các rãnh từ khu vực thẩm thấu nước và vườn mưa thu giữ nước

7 8 9

Các bể chứa nước ngầm cung cấp nước cho việc tưới cây Nước sau khi sục thêm không khí sẽ được tiếp tục làm sạch bằng hệ thống lọc sinh thái trong các hồ nước sinh thái Nước qua quá trình lọc sẽ chảy chậm ra sông để hạn chế việc xói mòn sườn núi và tránh gây xáo trộn hệ động thực vật phong phú trong khu đất

100%

NƯỚC SỬ DỤNG CHO VIỆC TƯỚI VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐƯỢC LẤY TỪ CÁC NGUỒN NƯỚC TÁI CHẾ

22

23

24


39%

NƯỚC TIÊU THỤ CÓ TỪ NGUỒN THU NƯỚC MƯA HOẶC TÁI CHẾ NƯỚC XÁM

THÊM

20%

NƯỚC CÓ NGUỒN TỪ CÁC GIẾNG NƯỚC SÂU TẠI KHU ĐẤT

Nước chảy theo bậc thang xuống khu vực nước xám có sục khí Hồ giữ nước sinh thái A (cho phép rút nước trong mùa khô hạn) Hồ giữ nước sinh thái B (luôn hoạt động với nước xám trong mùa khô hạn) Các bồn thu nước Vườn thẩm thấu nước với nhiều cây trồng tươi tốt và vườn mưa thu giữ nước mưa Tường thẩm thấu nước/hàng rào tự nhiên Khu đất thẩm thấu nước dọc theo đường đi với các khu vực phân đoạn thẩm thấu nước

125

25

Hiệu quả Thủy văn và tái sử dụng nước Nước là một nguồn tài nguyên cần được xem xét sớm trong quá trình thiết kế. Nhóm thiết kế, có sự nhận thức đến khả năng thu và tái sử dụng nước, đồng thời cũng tìm cách giữ sự liên kết với hệ sinh thái tự nhiên. Ví dụ việc tái tạo nước ngầm được thực hiện qua các khu vực thẩm thấu nước, các vùng đất trũng thu nước và vườn mưa thu giữ nước. Chỉ có các loại cây trồng bản địa của vùng khí hậu khô hạn mới được trồng để làm giảm nhu cầu tưới nước. Các bể bơi sử dụng nước biển, và không dùng hóa chất clo. Các dòng chảy nước mưa và nước xám trong khu đất được tích hợp vào một hệ thống chuẩn mực với những thiết kế cảnh quan mặt nước. Một mạng lưới các rãnh và hồ

giữ nước chảy từ trên cao xuống các điểm thấp trong khu đất, dọc theo các lối đi dạo bộ liên kết các biệt thự với trung tâm tiện ích chung của khu nghỉ dưỡng. Việc cùng bố trí các dòng chảy của nước cạnh các lối hành lang dạo bộ là một cách để tạo sự chú ý của khách. Hệ thống thu nước mưa bề mặt, làm sạch và giữ nước được nối với một hệ thống nước ngầm với thiết bị lọc và các bể chứa nước, nơi tất cả nước thải từ các phòng tắm và bồn rửa tay của khách được tái chế. Cũng như vậy, nước cống đã được xử lý ngay tại chỗ; tất cả nước từ nguồn này sẽ nhập chung vào hệ thống xử lý nước xám. Nước thải sau khi qua xử lý được sử dụng để tưới cây và xả nước bồn cầu.

21

Sơ đồ hệ thống quản lý nước 22–23 Lối dẫn nước bậc thang và các hồ nhỏ chứa nước 24 Hệ thống xử lý nước xám 25 Sơ đồ bảo tồn nước


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đá Sukabumi xanh (đảo Sukabumi, phía Tây đảo Java) Đá đen Candi (Denpasar, đảo Bali) Đá Candi (Klaten, trung tâm đảo Java) Đá trắng Jogya (Yogyakarta, trung tâm đảo Java) Đá nham thạch (Tampak Siring, đảo Bali) Hạt đồng thau (Klungkung, đảo Bali) Tay nắm cửa đồng thau (Denpasar, đảo Bali) Kính hoa văn nổi (Seminyak, đảo Bali) Gỗ lim tái chế (Semarang, trung tâm đảo Bali) Gỗ tếch tái chế / trồng (Yogyakarta, trung tâm đảo Bali) 11 Trần bằng tre (Denpasar, đảo Bali) 12 Gạch xi măng nhẵn bóng (Denpasar, đảo Bali)

LƯỢNG RÁC THẢI XÂY DỰNG CHUYỂN ĐẾN BÃI RÁC ĐẠT MỨC

22,4%

CAO HƠN MỨC TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH XÂY DỰNG

1

9 3 4 10

2 5 6 7 11 12

8

26

126 Sự gắn kết Vật liệu 26 Bản đồ nguồn gốc vật liệu 27–33 Các loại vật liệu tái chế và khai thác tại chỗ được sử dụng trang trí nội thất và các thiết kế cảnh quan

Vật liệu được sử dụng tại các khu nghỉ dưỡng vùng nhiệt đới thường thể hiện đặc tính của địa điểm và kỹ thuật thủ công khéo léo. Nhóm thiết kế khu nghỉ dưỡng AVU còn thêm vào tiêu chí tác động đến môi trường. Bảng vật liệu sử dụng ở đây là sự so sánh giữa sự thô nhám và sự tinh tế, hầu hết các loại vật liệu được khai thác ngay tại khu đất, tại đảo Bali và đảo Java bên cạnh. Ví dụ tường ốp bên ngoài là vật liệu đá vôi còn lại sau khi đào đất xây dựng công trình. Đá vôi được sử dụng chung với đá sa thạch từ đảo Java. Đá nham thạch Bali được lợp trên mái và bên trong các rãnh dẫn nước vì đặc tính xốp và nhẹ. Các cột điện thoại cứu hộ và tà vẹt đường sắt tại nhiều vùng khác nhau của Indonesia cung cấp vật liệu

gỗ lim có tên gọi là Ulin được dùng để đóng các cửa ra vào và các rèm che nắng cho nhà lều nhỏ, đồ nội thất và tủ. Các bản khắc họa tiết kiểu Batik cũ trong ngành công nghiệp dệt may của Indonesia trở thành các rèm che nắng tại một trong các nhà hàng của khu nghỉ dưỡng AVU. Tre và gỗ tếch từ đồn điền được sử dụng rộng rãi để hoàn thiện nội thất. Trong thời gian xây dựng, công việc thi công chú ý đến việc phân loại rác thải và tái chế số rác này ngay tại chỗ. Việc xử lý chống mối mọt không cần đến hóa chất và chất bảo quản không độc hại được sử dụng cho tất cả các loại gỗ.


27

62%

TẤT CẢ CÁC RÁC THẢI RẮN PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH ĐƯỢC TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG HOẶC Ủ THÀNH PHÂN BÓN

28

29

127

30

31

32

33


128 Rừng thưa Các vạt rừng thưa Mảng thực vật cây bụi bản địa được mở rộng và trồng tăng cường Giống cây của rừng thưa Giống cây bản địa xanh tươi quanh năm Giống cây bản địa đơn (Ceiba Pentandra) Giống cây bản địa đơn (Plumeria ‘Bali’ màu vàng) Hàng rào thực vật Mái xanh Giống cây bản địa đơn (CoryphaUtan)

34


35

36

37

129

Sinh thái Khu đất và cảnh quan Các cây trồng có kích thước lớn trong khu đất được xác định và giữ lại; những cây không thể giữ lại được dịch chuyển sang nơi khác. Công việc đào và lấp thêm đất được giảm thiểu; độ dốc hiện hữu của khu đất quyết định cách thiết kế địa hình bậc thang của các biệt thự. Chỉ có cây trồng bản địa được lựa chọn. Để làm đúng công việc này, thực vật tại khu đất được khảo sát và lập hồ sơ dữ liệu; các mẫu vật được gửi đến Vườn Bách thảo Hoàng gia ở Kew – Vương quốc Anh – để nhận dạng. Việc này có nghĩa là khu đất vẫn sẽ tiếp tục thu hút động vật và các loài chim địa phương. Sau khi công việc xây dựng kết thúc, sự tái cư trú của các loài động vật được nhanh chóng

phục hồi. Sự hiện diện của các tổ chim và chuồn chuồn tại khu nghỉ dưỡng AVU cho thấy đã có một hệ sinh thái phát triển mạnh, đầy đủ cả một chuỗi thức ăn từ các loài tiêu thụ cấp 1 đến cấp 3. Việc chỉ trồng các loài thực vật bản địa đã đem đến một hiệu ứng tạm thời, có tính chất chu kỳ đến cảnh quan khu đất. Cây trồng không sinh trưởng vào mùa khô bắt đầu ra hoa khi có mưa. Cảnh quan trên mái được rải lớp đá nhỏ của các biệt thự được biến đổi thành các hàng hiên che nắng xanh mát. Chu kỳ nở và tàn của cây trồng tạo ra một khung cảnh khác biệt với các khu nghỉ dưỡng khác trên đảo Bali, vốn được biết đến là tươi tốt quanh năm.

34 Sơ đồ cảnh quan 35–37 Động vật và thực vật bản địa


NHÓM DỰ ÁN Chủ đầu tư Franky Tjahyadikarta, Biệt thự PT Bukit Uluwatu Kiến trúc sư Văn phòng Kiến trúc WOHA Kỹ sư cơ điện Công ty Tư vấn Kỹ thuật PT Makesthi Enggal Kỹ sư kết cấu | Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Worley Parsons | Xưởng Thiết kế Kết cấu PT Enam Tư vấn thiết kế sinh thái bền vững Công ty Môi trường Xây dựng Bền vững Tư vấn chiếu sáng Liên danh Các nhà Quy hoạch Chiếu sáng Dự toán Công ty PT Kosprima Sarana Kuantitama Tư vấn cảnh quan Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Cicada 
 Nhà thầu xây dựng Công ty PT Hutama Karya Đơn vị vận hành Khách sạn và Khu nghỉ dưỡng Alila

| Đá Jogja Hãng Yogya Lestari | Hãng Batu Candi Hãng UD Citra Candi | Hãng Batu Suka Bumi Hãng CV Alam Fajar | Đá nham thạch Hãng UD Pada Dadi Gỗ tái chế (gỗ lim Ulin) Hãng CV Hijo Mas Gạch kính tái chế Cửa hàng Deddy Trần tre | Hãng PT Hakersen Indonesia | Hãng CV Pande Kreasi | Hãng CV Zuma Gỗ tếch tái chế / đồn điền Hãng CV Bhmi Cipta Mandiri Sơn ít có các chất độc hại dễ bay hơi Hãng sơn Nippon Gạch xi măng bóng Hãng CV Limas Jaya Nusantara Gạch tự chèn tại chỗ bằng đá mài trắng Hãng CV Limas Jaya Nusantara Bản khắc Batik Những người bán hàng tại Pekalongan, Solo và Yogjakarta Bơm nhiệt tiết kiệm năng lượng cho việc đun nóng nước Hãng PT Dewata Vulcannindo Cấp điện địa phương Công ty Điện lực PT Medco Indonesia Cấp nước địa phương Công ty Perusahaan Daerah Air Minum (PDAM)

NHÀ CUNG CẤP Cột thép Công ty PT Ronasarana Đá

CÁC GIẢI THƯỞNG Năm 2011 | International Architecture Award, Thư viện Chicago: Viện Bảo tàng Kiến trúc và Thiết kế và Trung tâm Kiến trúc, Nghệ thuật, Thiết kế và Đô thị học của Châu Âu | Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế của RIBA, Hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh | Chung kết, Giải thưởng Thiết kế Xuất sắc ULI, Viện Đất đai Đô thị Châu Á – Thái Bình Dương Năm 2010 | Good Design Award, Câu lạc bộ Thư viện Chicago: Viện Bảo tàng Kiến trúc và Thiết kế và Trung tâm Kiến trúc, Nghệ thuật, Thiết kế và Đô thị học của Châu Âu | Giải Đồng, Giải thưởng Thiết kế cho Châu Á, Trung tâm Thiết kế Hồng Kông
 | Giải Đồng, Giải thưởng Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương, hạng mục không gian khách sạn, Hiệp hội Thiết kế Nội thất Hồng Kông | Giải thưởng Chìa khóa Vàng cho Thiết kế Nhà hàng - Khách sạn Xuất sắc, Hạng mục Thiết kế Khách sạn Tốt nhất, Cuộc trưng bày Nhà hàng và Khách sạn Quốc tế | Công trình Nghỉ dưỡng Quốc tế của năm, hạng mục nghỉ

130

| |

|

|

|

|

|

dưỡng, Liên hoan Kiến trúc Thế giới Vinh danh Quốc gia cho Kiến trúc quốc tế, Hội Kiến trúc sư Úc Giải thưởng Ý tưởng Mỹ thuật Tốt nhất, Giải thưởng Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương, Liên đoàn Kiến trúc sư / Nhà Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương Giải thưởng Khách hàng Thiết kế Tốt nhất, Giải thưởng Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương, Liên đoàn Kiến trúc sư / Nhà Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương 
 Giải thưởng Thiết kế Nổi bật, Giải thưởng Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương, Liên đoàn Kiến trúc sư / Nhà Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương Giải Danh dự, Giải thưởng Thiết kế Kiến trúc SIA lần thứ 10, hạng mục dự án thương mại, Hội Kiến trúc sư Singapore Giải Danh dự, Giải thưởng Thiết kế Kiến trúc SIA lần thứ 10, hạng mục kiến trúc nội thất, Hội Kiến trúc sư Singapore BCI Green Leadership Award, hạng mục thương mại, Công ty TNHH Thông tin Xây dựng Châu Á BCI

N 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 40°C 35 30

38–40 Thời tiết của đảo Bali, Indonesia 41 Đường biểu kiến mặt trời phía trên biệt thự của khu nghỉ dưỡng AVU 42 Mặt bằng của biệt thự dành cho khách

25 20 15

1.0 kW/m² 0.8

39

0.6 0.4 0.2

> 197 hrs

0.0 % RH 100

40

450 mm

90

400

80

350

70

300

60

250

50

200

40

150

30

100

20

N 50 km/h

30 < 19

20 10

50

10

0 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

38

40


| Chung kết, Giải thưởng Xuất sắc ULI, Viện Đất đai Đô thị Châu Á – Thái Bình Dương | Chung kết, Giải thưởng Thiết kế Khách sạn lần thứ 6, hạng mục nghỉ dưỡng, Tạp chí Hospitality Design | Giải Nhất, Earth-Minded Awards, các dự án khách sạn nghỉ dưỡng, Tạp chí Hospitality Design và Hiệp hội Các nhà Thiết kế Nội thất Hoa Kỳ Năm 2009 | Giải thưởng Thiết kế Tốt nhất trong năm, Nhà hàng – Khách sạn, hạng mục khách sạn nghỉ dưỡng, Tạp chí Interior Design | Giải Vàng, Giải thưởng Xuất sắc LIAS lần thứ 3, Hiệp hội Công nghiệp Cảnh quan (Singapore) 
 | Green Good Design Award,, Thư viện Chicago: Viện Bảo tàng Kiến trúc – Thiết kế và Trung tâm Kiến trúc, Nghệ thuật, Thiết kế và Đô thị học Châu Âu Năm 2007 Khuyến khích, MIPIM Architectural Review Future Project Awards, hạng mục cửa hàng và điểm vui chơi giải trí,
Tạp chí Architectural Review

HIỆU NĂNG4 Năng lượng tiêu thụ hàng năm 3.141 MWh Năng lượng khai thác tại chỗ 
(% của tổng năng lượng tiêu thụ) Máy phát điện chạy diesel: 35,4% Khí thải nhà kính | 1.233 tấn CO2 quy đổi/năm | 161,6 kg CO2 quy đổi/ người/đêm Mức độ tiêu thụ năng lượng | 118 kWh/m2/năm | 179,5 kWh/đêm (thấp hơn 28% so với dữ liệu cơ sở EarthCheck5) Lượng nước tiêu thụ hàng năm6 150.772,6 m3 Mức độ sử dụng nước 5,49 m3/đêm (thấp hơn 12% so với dữ liệu cơ sở EarthCheck) 
 Nước khai thác tại chỗ (% của tổng lượng nước tiêu thụ) | Thu nước mưa: 18% | Tái chế nước xám: 21% | Nước ngầm: 30%

Vật liệu (xây dựng) | 954 m3 gỗ lim Ulin tái chế | 3.100 m3 đá nham thạch khai thác tại chỗ | 54 m3 tre | Tác phẩm nghệ thuật bao gồm các cấu kiện được khai thác một cách tự nhiên và thủ công bản địa trong phạm vi Indonesia Vật liệu (vận hành) | 62% nước được tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý hữu cơ kiểu ủ | 100% nước được sử dụng cho tưới cây và cảnh quan lấy từ nguồn tái chế | 52% giấy sử dụng có nhãn thân thiện môi trường | Phần lớn các sản phẩm tẩy rửa thân thiện với môi trường (Ecolab) | Tất cả nước bể bơi được xử lý bằng muối (thay hóa chất clo) | 100% nước nóng được cung cấp bằng hệ thống bơm nhiệt với chỉ số hiệu quả COP là 4,8 | Rác thải chuyển đến bãi rác là 0,005 m3/người/đêm (thấp hơn 22,4% so với dữ liệu cơ sở EarthCheck)

Các chế độ tiện nghi7 Tiện nghi nhiệt | Thụ động (thông gió tự nhiên): 75% | Chủ động (điều hòa không khí): 25% Tiện nghi thị giác | Thụ động (ánh sáng tự nhiên): 89% | Chủ động (ánh sáng điện): 11%

131

N

42

41

4_ Các chỉ số tiêu thụ năng lượng và nước cho giai đoạn từ ngày 1 tháng 11 năm 2009 đến ngày 31 tháng 10 năm 2010. 5_ EarthCheck là một định mức chuẩn, chứng chỉ và chương trình quản lý môi trường được sử dụng bởi ngành công nghiệp du lịch. | EarthCheck. www.earthcheck.org 6_ Quản lý nước sau này (vào đầu năm 2011) giảm chỉ số tiêu thụ từ 500 m3 một ngày

xuống còn 250 m3 một ngày, khoảng một nửa đến một phần ba lượng nước tiêu thụ của các khu nghỉ dưỡng khác tương đương tại Bali. Việc này đạt được thông qua việc giám sát lượng nước tiêu thụ, bao gồm phát hiện việc rò rỉ và lãng phí nước. 7_ Phần trăm tổng diện tích sàn được thiết kế để chủ yếu phụ thuộc vào các chiến lược thụ động hoặc các hệ thống chủ động.


40952° N 18892° Đ TRƯỜNG HỌC XANH 132 ĐẢO BALI, INDONESIA


N Đ

Đảo Bali, Indonesia

Trường học xanh

Jalan Raya Sibang Kaja Banjar Saren, Abiansemal Badung Đảo Bali 80352, Indonesia Địa điểm 8,40952° vĩ Nam 115,18892° kinh Đông Hoàn thành Tháng 12 năm 2007 Chi phí 3.116.318 đô-la Mỹ

Quy mô Chiều cao tối đa 3 tầng Tổng diện tích sàn 7.542 m2 Diện tích xây dựng1 15.000 m2 Diện tích khu đất 103.142 m2 Mật độ xây dựng 7%

Thể loại Giáo dục

1_ Bao gồm các bức tường, các vườn cây, lối đi bộ, các khu vực giao thông và các diện tích được lát

Công năng Các lớp học Khu tập thể dục Trung tâm trường Sân thể thao Sảnh tập trung Nhà ở nhân viên Trung tâm y tế Khu thí nghiệm khoa học Thư viện Bếp nấu ăn Lượng người sử dụng 200 học sinh 160 nhân viên Lượng giờ sử dụng 1.820 giờ/năm

133


134


135


136


137


138


Khuôn viên trường học xanh – Green School (GS) bao gồm một nhóm các tòa nhà bằng tre trên khu đất phía tây nam của trung tâm du lịch vùng Ubud. Tọa lạc giữa những thửa ruộng bậc thang và các nhà kiểu thôn quê khiêm tốn, các tòa nhà của GS đã tạo một ấn tượng ban đầu mạnh mẽ. Biểu tượng mạnh mẽ nhất trong các tòa nhà – tòa nhà trung tâm – là sự kết nối của toàn bộ khuôn viên trường. Vẻ bề ngoài giống như một túp lều đã thể hiện chính bản thân công trình, ở bên trong, một công trình kiến trúc của các thanh chống và những mái rộng kéo dài. Những kết cấu cột đỡ công trình – được làm từ nhiều cột tre lớn kết nối với nhau – mọc xuyên qua các sàn nhà hình vỏ ốc, hướng tầm mắt lên bầu trời. Tính chất sân khấu của không gian, sự táo bạo về không gian và kết cấu, đã nhấn mạnh thực tế rằng đây là một ngôi trường độc đáo duy nhất tại Châu Á. Trường học là đứa con tinh thần của John và Cynthia Hardy, một cặp vợ chồng Bắc Mỹ đến định cư tại đảo Bali vào năm 1975 để thành lập một công ty trang sức. Trong những buổi nói chuyện với công chúng, John kể câu chuyện về cách mà bộ phim Al Gore2 tại thời điểm năm 2006 đã chứng tỏ sự không thuận tiện trong cách thức sinh hoạt của con người hiện nay. Khi gần đến lúc nghỉ hưu, và vừa bán công ty của mình, John và vợ mình – Cynthia cảm thấy cần thiết phải bắt đầu một việc gì đấy để thay đổi chu trình sống của họ (và cả những người khác). Do đó, công trình GS đã được xây dựng, đồng thời là một sự phê phán đối với tình trạng của thế giới và vai trò của giáo dục. Được biết đến với các chương trình đào tạo vì môi trường và việc sử dụng tre một cách mới mẻ, tiên tiến, ngôi trường được đánh giá cao ở Châu Á. Trường có chủ trương thay đổi hai phương diện. Thứ nhất, trường giảng dạy cách quản lý môi trường; thứ hai, bản thân khuôn viên trường là một mô hình thực tiễn cho sự gắn kết với tự nhiên tại khu đất và cộng đồng. Sự thành công của GS với vị thế là một 2_ Guggenheim, D. (Giám đốc) & Bender, L. (Nhà sản xuất). (2006) 3_ Le, V.C. & Lee, B.L. (2010) và Lim, C. & Lee, B.L. (2011b) 4_ Lim, C. & Lee, B.L. (2011a)

doanh nghiệp giáo dục đã nâng tầm vóc của cây tre như là một vật liệu xây dựng với ưu thế vượt trội về mặt sinh thái. Tre được xem là kém hơn so với các loại gỗ cứng tại các vùng nhiệt đới và ít khi được sử dụng để làm kết cấu hoặc vỏ bao che, ngoại trừ trong khu nghỉ dưỡng, nơi mà phong cách bản địa có thể tạo thành một điểm nhấn. Giống như một vài dự án khác tại khu vực Đông Nam Á,3 GS đã thay đổi nhận thức, nâng giá trị của tre thành một loại vật liệu có thể được sử dụng để tạo nên các công trình hiện đại và phức hợp. Gần như mọi thứ trong công trình GS– kết cấu, sàn, đồ đạc nội thất, hàng rào – được làm từ tre mọc trên đảo, được xử lý và ghép nối với nhau bởi các thợ thủ công địa phương. Có hai công ty đứng sau GS, Quỹ Merangi và công ty PT Bamboo Pure, với vai trò trồng và xử lý vật liệu tre. Năm 2011, công ty PT Bamboo Pure công bố việc bán khu làng Xanh, gồm một cụm các biệt thự thân thiện về mặt sinh thái gần khuôn viên GS.4 Sự giao thoa giữa mối quan tâm về đạo đức và lợi ích thương mại, như đã được thể hiện qua trường học xanh và những bộ phận trực thuộc, là điểm đáng chú ý tại Châu Á, nơi hiếm khi hai yếu tố này kết hợp với nhau.

1

2

139

1–2 3

Không gian nội thất của khu sân khấu Mepantigan Phối cảnh ngoại thất của tòa nhà trung tâm Heart of School

3


6

4

5

7

140 Cam kết Dạy nghề về môi trường 4–6

7 8

Chương trình giảng dạy được xây dựng xoay quanh việc học tập từ môi trường Tên các nhà tài trợ được khắc lên tre trong tòa nhà Heart of School Phối cảnh hình chiếu trục đo của tòa nhà Heart of School

5_ “Đây là một cách tiếp cận thực tiễn, cách học bùn-giữa-ngón-chân-bạn (ý nói phải thâm nhập thực tế, không ngại khó khăn vất vả)… một sự tiến triển từ việc học tập tự nhiên đến các nghiên cứu sinh thái, nghiên cứu môi trường và nghiên cứu tính bền vững… Điều này thể hiện trong việc trồng cây, trong công nghệ thiết kế bằng vật liệu tre, trong việc chăm sóc động vật,

Bằng chứng dễ thấy nhất cho sự cam kết thực tiễn là danh sách các nhà tài trợ tại tòa nhà trung tâm nơi tên họ được khắc lên thanh chống bằng tre nhằm ghi nhận sự đóng góp của họ cho quỹ học bổng của trường. Con số thống kê gần đây nhất là 420 nhà tài trợ, trong đó có những người nổi tiếng như ảo thuật gia David Copperfield và nhà thiết kế thời trang Donna Karan. Nhiều cá nhân khác hỗ trợ tổ chức GS – chương trình giảng dạy và những giá trị mà ngôi trường truyền đạt – và theo lời hứa sẽ hình thành nên một thế hệ các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực môi trường. Chương trình giảng dạy tại GS cung cấp nền giáo dục từ bậc mẫu giáo cho đến bậc phổ thông trung học, dạy chung các môn học chính là sự phát triển hệ sinh thái nông nghiệp bền vững như một cách sống.” | Hardy, J. & Stones, R. (2010)

(tiếng Anh, Toán và Khoa học) cùng với những môn học Xanh và Nghệ thuật sáng tạo bao gồm thủ công, âm nhạc và nhạc kịch.5 Tất cả học sinh tại GS đều có cơ hội để trồng cây, nuôi dưỡng và thu hoạch tre do chính mình trồng và cuối cùng sử dụng tre để xây dựng một thứ gì đấy. Điều khác biệt ở đây là sự trân trọng dành cho môi trường sinh sống và giá trị đối với cuộc sống hàng ngày. Thông tin về phương pháp học tập này đã gây được tiếng vang quốc tế; một số cặp vợ chồng đã đến Bali để con cái của họ có thể đăng ký học tại GS.


141

8


9

142 Sự gắn kết Vật liệu 9

Mô hình của tòa nhà Heart of School 10 Mô hình của cầu Kul-Kul 11 Tòa nhà Heart of School trong quá trình xây dựng 12 Mô hình của tòa nhà Heart of School 13–15 Xử lý tre tại PT Bambu-Bambu

Tre được sử dụng để xây các công trình GS được trồng bởi chính trường học, được thu hoạch bởi các nông dân địa phương và xử lý tại chỗ. Ví dụ, trong tòa nhà trung tâm của ngôi trường có tổng cộng 32.000 m tre được sử dụng. Tre được ngâm trong hóa chất chống côn trùng tự nhiên gây hại và ráp nối với nhau mà không cần máy móc có tải trọng lớn. Nhiệm vụ gắn kết các thanh tre được thực hiện gần như hoàn toàn bởi những người thợ thủ công địa phương, những người đã biết cách làm sàn từ nẹp tre, giữ chúng với nhau bằng chốt tre (chốt được đóng bằng tay), và sau đấy được xử lý để có bề mặt nhẵn mịn. Tuy nhiên, đây là công trình lớn hơn và phức tạp hơn bất kỳ công trình nào khác mà họ từng thi công.

Ví dụ, phần mái nhà cần 20.000 tấm lợp bằng cói alang-alang - một loại vật liệu lợp mái truyền thống – nhiều hơn hẳn so với lượng được sử dụng khi lợp mái một ngôi nhà Bali. Để làm những kết cấu cao lên với độ vươn rộng an toàn, những người thợ thủ công đã làm việc với các chuyên gia và kỹ sư xây dựng quốc tế. Sự hợp tác này – kết hợp giữa kiến thức bản địa và chuyên môn toàn cầu – đã tạo nên các công trình của GS trông thân thuộc, nhưng mặt khác, chúng lại hoàn toàn khác biệt so với bất kỳ công trình nào khác trên đảo Bali.


10

11

13

14

15

12 143


1

2 3

1

2

3

16

Trong mỗi lớp học: cải xoắn, đậu dài, dưa chuột, cà chua, cà rốt, bạc hà, lạc (đậu phộng), kinh giới, ngải giấm, nghệ, gừng Khu vực tòa nhà Trung tâm của trường (Heart of Schoo)l: cà rốt, cải bắp, cà chua, dưa chuột, lạc (đậu phộng), đậu dài, bạc hà, kinh giới, cần tây, mùi tây, ngò, húng quế, rau chân vịt (bó xôi), rau muống Khu vực nhà ở giáo viên: bạc hà, kinh giới, đu đủ, đậu dài, cà, cải bắp, xà lách đỏ, cải bẹ trắng, ớt ngọt, đậu, cải rổ

144 Sự gắn kết Thực phẩm Khoảng 2 – 4 kg thực phẩm sản xuất được hàng tháng trên mỗi 100 m2 đất. Toàn bộ khuôn viên của GS có 10.000 m2 đất canh tác mang lại khoảng 400 kg rau, đáp ứng 40% nhu cầu tại chỗ. Điều này đang trong quá trình cải thiện. Với những phương pháp canh tác tăng cường theo mô hình sinh học mới đang được ứng dụng, con số này dự kiến sẽ tăng tới 50 – 100 kg rau cho mỗi 100 m2 đất, trên khoảng 50.000 m2 đất canh tác. Một phần năm diện tích đất canh tác dành cho các loại rau lấy lá, phần còn lại cho các loại có cacbon hydrat như các loại cây lấy củ. Khi phương pháp canh tác này được áp dụng, GS sẽ tự cung tự cấp được 80% nhu cầu về rau.

17

18


19

20

21 145

Lành mạnh Cộng đồng Quan điểm của GS gắn liền với các mục tiêu rõ ràng cho sự cam kết cộng đồng. Các hoạt động sử dụng vật liệu tre, của công ty PT Bamboo Pure và Quỹ Merangi, đã thuê hơn 30 thợ thủ công. Quỹ này tuyên bố họ đã trồng được 15.000 cây tre giống cùng 1.500 hộ gia đình người Bali. Lượng tre này được dự kiến sẽ hỗ trợ thêm cho cuộc sống của họ sau này khi được thu hoạch. Người ta dự đoán rằng các mái nhà nghệ thuật của GS – vốn yêu cầu việc bảo trì và thay thế định kỳ – sẽ giúp nhiều người lợp mái Bali có công ăn việc làm trong những năm tới. Đối với các hoạt động thường ngày, GS tuyển dụng 50 người dân địa phương làm giáo viên và nhân viên hành chính. Có 10% số lượng học sinh nhập học được ưu tiên dành cho trẻ em người Bali.

16 Bản đồ thực phẩm của khuôn viên trường GS 17–18 Các vườn rau tại khuôn viên trường 19–22 Kỹ năng và nhân lực địa phương tại trường GS và PT Bamboo Pure

22


146

23–27 Tất cả các công trình trên khuôn viên đều phụ thuộc chủ yếu vào ánh sáng và thông gió tự nhiên 28 Sự mô phỏng bằng máy tính lượng ánh sáng tự nhiên vào bên trong tòa nhà Heart of School

26

24

23

25

27


GẦN

100%

DIỆN TÍCH SÀN ĐƯỢC THIẾT KẾ CÓ THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN

GẦN

95%

DIỆN TÍCH SÀN ĐƯỢC THIẾT KẾ CÓ CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN

NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ HÀNG NĂM ÍT HƠN

10 kWh/m²

28

Lành mạnh Khí hậu và tiện nghi Các mái che dài và mái dốc bảo vệ các không gian nội thất khỏi bức xạ mặt trời và mưa hắt; các khoảng mở lớn tạo điều kiện cho thông gió xuyên phòng và ánh sáng tự nhiên rọi vào bên trong công trình; các loại vật liệu xây dựng nhẹ giữ ít lượng nhiệt hấp thụ vào ban ngày; cây trồng làm đẹp cảnh quan với mật độ dày tạo ra môi trường vi khí hậu mát mẻ. Tòa nhà trung tâm hút không khí lên trên và vào bên trong công trình, cùng hiệu ứng nhiệt tạo ra các luồng không khí đối lưu. Khi nghiên cứu kỹ hơn, trường học có một số thiết kế đi tiên phong so với những cách thức thiết kế thông thường tại vùng khí hậu nhiệt đới, một số thiết kế dựa trên sự thích ứng đặc biệt của các công trình đã hoàn thiện. Cửa sổ trên mái với tất cả các

hình dạng và kích cỡ lồng ghép vào những kết cấu tre, một số cửa sổ theo yêu cầu của người sử dụng. Một phòng học quá tối đã có ánh sáng tự nhiên rọi từ trên xuống thông qua mái lợp. Các khoảng mở này được bịt kín bằng các tấm nhựa polycarbonat để tránh mưa hắt. Ngoài ra, một loại kết cấu khác – được làm từ bông hữu cơ và cao su tự nhiên – có thể được thổi cho phồng lên khi cần để tạo ra một không gian học tập khác biệt. Nhìn chung, các công trình của trường học GS đã điều chỉnh được khí hậu một cách tự nhiên, và không cần sử dụng các công nghệ kiểm soát khí hậu. Được biết, GS tiêu thụ điện năng ít hơn 10 kWh/m2/năm.

147


NHÓM DỰ ÁN Chủ đầu tư Yayasan Kul-Kul Kiến trúc sư | Elora Hardy | Cheong Yew Kuan, đến từ công ty Areas Design | Effan Adhiwira đến từ công ty PT Bambu-Bambu | Miya Buxton | Hanno Burtscher | Philip Beck đến từ văn phòng thiết kế Beck Kỹ sư | Giáo sư Ir Morisco, Tiến sỹ | Ashar Saputra, Tiến sỹ | Inggar S. Irawati, ST, MT Tư vấn về tre | Jorg Stamm | Iskandar Halim Tư vấn năng lượng môi trường Rinaldo S. Brutoco Tác giả và tư vấn môi trường Thomas L. Friedman Nhà thầu chính Công ty PT Bambu-Bambu Các nhà thầu | Ketut Indra Saputra | Iketut Sudarma Thợ thủ công lành nghề | Sutanaya, Igede | Imade Kura | Iưayan Murdita | Iketut Sumerta

| Budiarta Imade | Dama Iwayan | Agustina Quản lý thiết bị Nina Tresia CÁC NHÀ CUNG CẤP Tre Hãng PT Bambu-Bambu Cấp điện địa phương Công ty Perusahaan Listrik Negara (PLN) SỰ CÔNG NHẬN / CÁC GIẢI THƯỞNG Thành viên, Hội đồng các Trường học Quốc tế Năm 2011 Vòng đề cử cuối, Giải thưởng Thiết kế Cải thiện Cuộc sống, INDEX Năm 2010 | Vòng đề cử cuối,
Giải thưởng Kiến trúc Aga Khan, Quỹ Aga Khan | Giải thưởng lớn, Giải thưởng Đặc biệt về Bền vững, Giải thưởng Thiết kế cho Châu Á, Trung tâm Thiết kế Hồng Kông Năm 2009 Đề cử, Liên hoan Kiến trúc Thế giới, Barcelona, các hạng mục công trình giảng dạy và thiết kế kết cấu

HIỆU NĂNG6 Năng lượng tiêu thụ hàng năm 68,66 MWh Năng lượng khai thác tại chỗ (% của tổng năng lượng tiêu thụ) | Các máy phát điện chạy bằng diesel: 27% | Tấm pin năng lượng mặt trời: 0,7% Khí thải nhà kính Không có thông tin Mức độ tiêu thụ năng lượng 9,1 kWh/m2/năm Lượng nước tiêu thụ hàng năm 8.640 m3 Mức độ sử dụng nước Không có thông tin7 Nước khai thác tại chỗ (% của tổng lượng nước tiêu thụ) Nước suối từ giếng: 100% Các loại vật liệu (vận hành) Hữu cơ | Chất thải từ vườn cây được sử dụng như một loại phân bón | Thực phẩm dư thừa là thức ăn cho lợn | Phân bò được sử dụng để tạo ra khí sinh học (biogas) cho các nhà bếp

148

Vô cơ Thủy tinh, kim loại, nhựa và giấy được tái chế bên ngoài khu đất Canh tác thực phẩm tại chỗ 
(% của tổng lượng tiêu thụ) 40% | Rau (rau muống, cải bó xôi/ rau chân vịt, cải bắp, xà lách) | Quả (cà tím, cà chua, dưa chuột, ngô ngọt, đậu bắp/ mướp tây, ớt) | Củ (củ cải trắng, cà rốt, khoai mì/sắn, đậu phộng/lạc) | Đậu (đậu dài, đậu đỏ) Rau thơm (kinh giới, bạc hà, húng quế, cần tây, mùi, nghệ, gừng, sả) Chế độ tiện nghi8 Tiện nghi nhiệt | Thụ động (thông gió tự nhiên): 100% | Chủ động (điều hòa không khí): Không có Tiện nghi thị giác | Thụ động (ánh sáng tự nhiên): 95% | Chủ động (ánh sáng điện): 5%

N 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 40°C 35 30

29–31 Thời tiết của đảo Bali, Indonesia 32 Đường biểu kiến mặt trời qua GS 33 Sân khấu ngoài trời Mepantigan 34 Cầu Kul-Kul

25 20 15

1.0 kW/m² 0.8

30

0.6 0.4 0.2

> 197 hrs

0.0 % RH 100

400

80

350

70

300

60

250

50

200

40

150

30

100

20

30 < 19

20 10

50

10

0 1

6_ Các chỉ số tiêu thụ năng lượng và nước cho năm 2011 7_ Nước tiêu thụ bởi GS bao gồm nguồn nước được cung cấp cho ngôi làng kế cận. Không rõ tổng số người sử dụng nước 8_ Phần trăm tổng diện tích sàn được thiết kế để chủ yếu phụ thuộc vào các chiến lược thụ động hoặc các hệ thống chủ động

40

450 mm

90

N 50 km/h

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

29

31


149

N

33

32

34


91906° B 68870° Đ TRỤ SỞ ỦY BAN NĂNG LƯỢNG MALAYSIA 150

PUTRAJAYA, MALAYSIA


B Đ

Malaysia

Trụ sở ủy ban năng lượng của Malaysia

12, Jalan Tun Hussein Precinct 2, 62100 Putrajaya, Malaysia

Địa điểm 2,91906° vĩ Bắc 101,68870° kinh Đông

Công năng Văn phòng (chiếm 72% tổng diện tích sàn)

Hoàn thành Tháng 6 năm 2010

Lượng người sử dụng3 145 nhân viên

Chi phí1

Lượng giờ sử dụng 2.700 giờ/năm

21.982.000 đô-la Mỹ

Quy mô 10 tầng (bao gồm 2 tầng hầm) Tổng diện tích sàn 14.621 m2 Tổng diện tích xây dựng2 23.215 m2 Diện tích khu đất 4.000 m2 Mật độ xây dựng 58%

Thể loại Văn phòng làm việc

1_ Tương đương 72,1 triệu ringgit (đơn vị tiền tệ của Malaysia) dựa trên tỷ giá quy đổi ngoại tệ sang đô-la Mỹ ngày 1 tháng 6 năm 2010 | Quỹ Tiền tệ Quốc tế. www. imf.org 2_ Bao gồm các khu vực đỗ xe không có mái che, các bức tường, các vườn cây, các lối đi bộ, khu vực giao thông, các khu sàn hồ bơi và các diện tích được lát nền

3_ Lượng người sử dụng trong năm 2012. Sức chứa tối đa là 300 người

151


152


153


154


155


Các tấm pin năng lượng mặt trời và cửa sổ mái

Mái

Tầng 8

Tầng 7

Tầng 6

156

Tầng 5

Tầng 4

Tầng 3

Tầng 2

1

Tầng 1


Putrajaya là trung tâm hành chính của Malaysia, cách thủ đô 25 km về phía Nam. Nhiều công trình ở đây có bản sắc riêng và có phong cách bắt nguồn từ nền văn hóa quốc gia. Trụ sở ủy ban Năng lượng Malaysia4 (viết tắt là EC) nổi bật hơn so với các công trình khác với hình một kim tự tháp ngược sắc cạnh, thể hiện kỹ thuật chính xác và nguyện vọng khác biệt trong thời đại đang dành sự quan tâm đến môi trường. EC tiêu thụ 69 kWh/m2/năm, trong khi một tòa nhà văn phòng trung bình ở Malaysia với hệ thống làm mát, hình thức sử dụng và vận hành tương tự có thể tiêu thụ năng lượng cao hơn ba đến bốn lần. Trước đó, tòa nhà Low Energy Office (LEO – Văn phòng tiêu thụ năng lượng thấp) và Green Office Building (GEO – Văn phòng Xanh) là ví dụ tốt để tìm hiểu sự hiệu quả về năng lượng. Trong khi LEO và GEO thể hiện cách tiếp cận đến sự hiệu quả trong những năm 1990, EC lại tiêu biểu cho trào lưu Xanh ở Malaysia sau năm 2005. Lúc đó, các yếu tố ngoài năng lượng như nước, vật liệu xây dựng, sức khỏe người sử dụng và môi trường khu đất đã trở nên quan trọng và được đưa vào công cụ đánh giá. Công trình hướng tới chứng chỉ Bạch Kim của Malaysia và Singapore. Điều này tác động đến quá trình thiết kế nhưng chưa giải thích được hoàn toàn hình khối công trình. Hình khối bên ngoài là điều kiện bắt buộc đầu tiên cho sự hiệu quả của công trình. Đối với tòa nhà GEO, hình dáng được nghiên cứu nhằm giảm thiểu nhiệt lượng hấp thụ và tối đa hóa ánh sáng tự nhiên. Từ ý tưởng đến hiện thực hóa đem lại một hình khối có tính khả thi. Đối với tòa nhà EC, hình khối là cách truyền tải sự hiệu quả của công trình, được thể hiện rõ ràng

hơn. Lớp vỏ xiên, nhẵn bóng và phản quang khiến công trình lập tức thành điểm nhấn bắt mắt. Tầng phía trên lớn hơn tầng phía dưới, nên công trình trông có vẻ to hơn kích thước thật. Cửa sổ mái, hệ thống thu nước mưa và tấm pin quang điện trên mái là những thiết kế ứng phó với khí hậu. Giếng trời thông tầng là một không gian rất quan trọng: nối tia nhìn và phân phối đều ánh sáng ban ngày. Được nhìn thấy từ mọi góc, không gian thông tầng đó giúp xác định sự tương quan của các không gian bên trong, đồng thời kết nối người sử dụng với môi trường bên ngoài. Các không gian thông tầng của hai tòa nhà LEO và GEO chưa đạt được mức này. Hình dáng kim tự tháp của công trình chỉ hiệu quả một phần trong việc che nắng bản thân. Các mặt đứng hướng Đông và hướng Tây vẫn chịu bức xạ mặt trời ở góc thấp. Hình dáng của tòa nhà chưa phải là tối ưu nhưng đã mang lại hiệu quả năng lượng cao hơn 41% so với bề mặt thẳng đứng. Tòa nhà GEO chỉ nhỉnh hơn EC một chút trong việc sử dụng năng lượng, tuy nhiên EC lại thể hiện được nhiều hơn với khách tham quan và được đặt biệt danh ST Diamond và là một biểu tượng thiết kế Xanh của khu vực Đông Nam Á.

3

4

157

1 2 3 4 5

Năm Diện tích sàn (m²) Tòa nhà Văn phòng Tiêu thụ Ít Năng lượng 2004

2

Bản vẽ hình chiếu trục đo Các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái Các mặt đứng nghiêng tự che bóng lẫn nhau Giếng trời – khoảng thông tầng Bảng 1: So sánh ba tòa nhà hiệu năng cao tại Malaysia

Chỉ số năng lượng Chỉ số năng lượng (không có các tấm pin (có các tấm pin năng lượng mặt trời) năng lượng mặt trời)

20,000

100

Không áp dụng

Tòa nhà Văn phòng Năng lượng Xanh

2007

4,000

64

30

Trụ sở Ủy ban Năng lượng của Malaysia

2010

14,621

69*

63

* 85 với đầy đủ lượng người sử dụng 5 4_ Ủy ban Năng lượng quy định và khuyến khích tất cả các vấn đề năng lượng tại Malaysia, liên quan đến ngành công nghiệp cung cấp điện và khí đốt


44%

LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG LÀ TỪ VIỆC THU GOM NƯỚC MƯA

44%

LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG LÀ TỪ VIỆC TÁI CHẾ NƯỚC XÁM

7

9%

NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ LÀ TỪ CÁC TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

6

8

Các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái có công suất 71,4 kWp cung cấp 102 MWh điện mỗi năm, chiếm khoảng 9% tổng nhu cầu năng lượng của công trình EC. Nước mưa thu từ mái được chứa trong bốn bồn, mỗi bồn có thể tích 12 m3. Nước xám từ các bồn rửa và phễu thu sàn được tách riêng đường ống qua một màng lọc cát đến bồn thu chung, từ đây nước được dùng để tưới một cụm tiểu cảnh ngập nước. Hệ thống thu hồi nhiệt được gắn vào đường ống nước để làm nóng trước luồng nước lạnh chảy đến nhờ nhiệt thoát ra từ vòi sen. Khoảng 30 – 40% năng lượng sưởi ấm được thu hồi theo cách này. Hệ thống làm mát được chia thành hai giai đoạn. Không khí lạnh được làm mát thêm qua cơ chế làm

mát lan tỏa từ kết cấu công trình. Ban đêm, nước có nhiệt độ 18oC được luân chuyển qua các tấm sàn/trần, hạ nhiệt độ các kết cấu này xuống còn 21oC. Ban ngày, hệ thống được tắt đi và sàn hấp thụ nhiệt theo cơ chế thụ động. Có 40% tải lạnh được cung cấp từ sàn, phần còn lại từ hệ thống làm mát không gian thông thường, giúp giảm 64% năng lượng và 30% quy mô hệ thống xử lý không khí. Nhu cầu nước lạnh giảm và hệ thống vận hành êm hơn.

158 Hiệu quả và Sự gắn kết Năng lượng và nước 6–7

Các tấm pin năng lượng mặt trời đặt thành hàng 8 Các bồn chứa nước mưa 9 Các đường ống nước lạnh 10 Các đường ống treo được gắn vào trần 11–12 Hệ thống thu hồi nhiệt kết nối đường nước ra và đường nước vào trong hệ thống ống dẫn đến các thiết bị vệ sinh 13 Hệ thống làm mát kép: các đường ống nước lạnh trong tấm kết cấu cho việc làm mát kiểu lan tỏa và ống gió cho việc làm mát không gian


Phòng thay đồ trong khu tập thể thao có vòi sen nước nóng

Nước nóng

9

Nước lạnh được đun nóng từ trước dẫn đến các vòi nước và đến thiết bị đun nước nóng TRAO ĐỔI NHIỆT

12

Nước lạnh vào Bồn nước nóng

10

Nước thải ra

Nước lạnh vào

11

159 1 2

Làm mát theo kiểu lan tỏa từ tấm sàn Cung cấp không khí mát

2

1

13


20%

TỔNG DIỆN TÍCH SÀN ĐƯỢC CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN BỞI KHOẢNG THÔNG TẦNG

14

30%

TỔNG DIỆN TÍCH SÀN ĐƯỢC CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN BỞI VỎ BỌC BÊN NGOÀI

15

160 Lành mạnh Ánh sáng tự nhiên và bóng râm 14–15 Cơ chế hoạt động rèm chắn nắng cho giếng trời tùy thuộc mức độ phơi sáng mặt trời 16 Nắng chiếu mặt trời và bóng đổ 17–19 Ánh sáng ban ngày chiếu vào bên trong giếng trời

Mặt bằng công trình là hình vuông có không gian thông tầng trung tâm đóng vai trò giếng trời. Không có người nào đứng cách xa cửa sổ quá 11 m. Công trình được chiếu sáng tự nhiên 50%: giếng trời đóng góp 20% và các mặt đứng 30%. Độ nghiêng của lớp vỏ bên ngoài – góc nghiêng chính xác 25° – có nghĩa là ánh nắng mặt trời không bao giờ vào được bên trong qua mặt đứng hướng bắc và nam. Ánh nắng chiếu vào một phần qua hướng đông và tây. Tất cả cửa sổ bên ngoài được thiết kế có hai phần, với một giá gương hắt sáng và bậu cửa sổ sơn trắng. Các bề mặt này phản xạ ánh sáng tự nhiên lên mặt dưới sàn, đưa ánh sáng vào bên trong đến 5 m từ mặt tường ngoài. Công trình không sử dụng trần treo do sẽ ảnh hưởng

đến việc làm mát lan tỏa và lấy ánh sáng tự nhiên vào bên trong công trình. Kết quả là công trình có chiều cao thông thủy – 3,7 m từ sàn đến trần – cao hơn đáng kể so với các không gian văn phòng thông thường. Không gian thông tầng đưa ánh sáng tự nhiên vào lõi công trình, vào sâu 2 m trong các văn phòng xung quanh. Các cửa sổ tầng dưới có diện tích lớn để bù đắp lại sự giảm cường độ sáng. Các tấm phản xạ ở tầng bốn và năm phản xạ 85% ánh sáng tự nhiên đến các tầng bên dưới. Các rèm điều khiển tự động với sáu chế độ, thay đổi theo mặt trời, giảm 40% lượng nhiệt hấp thụ.


Tháng một/ Tháng mười hai

Tháng hai/ Tháng mười một

Tháng ba/ Tháng mười

Tháng tư/ Tháng chín

Tháng năm/ Tháng tám

Tháng sáu/ Tháng bảy

16

161

KHÔNG CÓ NGƯỜI SỬ DỤNG NÀO Ở KHOẢNG CÁCH XA HƠN

11 m TỪ CỬA SỔ

17

18

19


20

21

22

162

23

24

25

26


29

27

28

30

163 Tích hợp Dự đoán và kiểm chứng hiệu quả vận hành Trong quá trình thiết kế, công trình đã sớm được quyết định là sẽ trở thành một công trình điểm nhấn. Điều này có hai hệ quả. Thứ nhất, điều đó có nghĩa rằng tòa nhà EC phải được thiết kế kỹ thuật đạt được các tiêu chuẩn vận hành cao trong lĩnh vực xây dựng của Malaysia. Thứ hai, thiết kế kiến trúc phải làm cho tòa nhà riêng biệt với các công trình khác cùng loại. Quá trình thiết kế bắt đầu với một loạt buổi thảo luận nơi mà các thành viên nhóm thiết kế động não cho ra các ý tưởng và thảo luận về khái niệm thế nào là công trình điểm nhấn. Nhóm thiết kế tiếp tục chuyển sang giai đoạn phát triển thiết kế trong đó nhiều vấn đề về vận hành được xem xét, thường có sự trợ giúp của các hình mô phỏng máy tính. Các mô hình ảo được tạo ra cho các hạng mục sử dụng năng lượng, chiếu sáng tự

nhiên, phơi nắng, tiện nghi nhiệt và thu nước mưa. Một số khác tạo bởi phần mềm nội bộ được thiết kế riêng bởi các chuyên gia môi trường. Một vài mẫu hình mô phỏng hệ thống ánh sáng tự nhiên và tấm sàn làm mát được xây dựng theo kích thước thực. Hướng dẫn mua sắm thiết bị văn phòng được cung cấp cho người sử dụng do điều này có tác động đến vấn đề tải năng lượng. Ngay sau khi tòa nhà được đưa vào sử dụng, một cuộc khảo sát người sử dụng được thực hiện. Các kết quả thu được đã được sử dụng để tiếp tục điều chỉnh mối liên hệ giữa người sử dụng và công trình. Những biện pháp đã được triển khai nhằm cải thiện chất lượng âm thanh và mức độ chiếu sáng công trình mà trước đó đã nhận được sự đánh giá hài lòng ở cấp độ thấp nhất.

20–22 Những điều kiện của bóng râm và sự trong suốt dọc theo lớp vỏ bọc công trình 23–25 Giá hắt sáng và bậu cửa sổ phản xạ ánh sáng tự nhiên 26 Sự mô phỏng tia nắng qua cửa sổ bên ngoài 27 Khách đến tham quan công trình EC 28 Sự mô phỏng bằng máy tính cho lượng ánh sáng tự nhiên vào bên trong và phân bố ánh sáng tự nhiên 29 Sự mô phỏng tia nắng qua cửa sổ mái 30 Sự hiệu quả của cửa sổ mái


NHÓM DỰ ÁN Chủ đầu tư Úy ban Năng lượng Malaysia, Senandung Budiman Sdn Bhd Chủ trì kiến trúc Tiến sỹ Soontorn Boonyatikam, Thái Lan Thiết kế kiến trúc và nội thất Văn phòng Kiến trúc sư NR Tư vấn hiệu quả năng lượng và bền vững Công ty Tư vấn IEN Sdn Bhd Kỹ sư cơ điện Công ty Kỹ thuật Primetech Sdn Bhd Kỹ sư kết cấu Công ty Perunding SM Cekap Tư vấn chiếu sáng Công ty Megaman, Arcimedia
Sdn Bhd Dự toán Công ty ARH Jurukur Bahan Sdn Bhd Kiến trúc cảnh quan Văn phòng Thiết kế KRB Enviro Sdn Bhd Chuyên gia thẩm định Công ty Pureaire Sdn Bhd Nhà thầu chính Công ty Xây dựng Putra Perdana Sdn Bhd Vận hành tòa nhà Ủy ban Năng lượng Malaysia Quản lý tòa nhà Ủy ban Năng lượng Malaysia, Công ty Putra Perdana SdnBhd

CÁC NHÀ CUNG CẤP Đèn chiếu sáng và đèn bàn hiệu quả năng lượng Hãng Megaman Sàn làm mát Hãng George Fisher Thông gió hiệu quả năng lượng Hãng AHUs với quạt gió Hãng Durnham Bush Điều khiển và cảm biến Hãng Enctech SdnBhd Kính có độ dẫn nhiệt thấp Hãng Ajiya Lớp cách nhiệt Hãng Roxul, Dongji (M) SdnBhd Vật liệu có hàm lượng chất hữu cơ bay hơi thấp Hãng Dulux, Shaw Tái chế nước xám Hãng Heng Jhoe Construct Sdn Bhd Mái xanh Hãng thiết kế KRB Enviro Sdn Bhd Tấm pin năng lượng mặt trời Hãng Solamas Sdn Bhd CHỨNG NHẬN / CÁC GIẢI THƯỞNG Năm 2011 | Chứng nhận Green Mark Platinum, hạng mục công trình mới xây dựng, Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore

| Chứng nhận, Green Building Index Platinum, Greenbuildingindex Sdn Bhd Năm 2010 Giải thưởng Xuất sắc cho Sự Cải tiến của Ngành Xây dựng Malaysia, Ủy ban Phát triển Công nghiệp Xây dựng Malaysia HIỆU NĂNG5 Năng lượng tiêu thụ hàng năm 12.000 MWh Năng lượng khai thác tại chỗ 8,7% (71,4 kWp từ các tấm pin năng lượng mặt trời màng mỏng trên mái) Mức độ tiêu thụ năng lượng | 69 kWh/m2/năm (không có tấm pin năng lượng mặt trời)6 | 63 kWh/m2/năm (có tấm pin năng lượng mặt trời) Lượng nước tiêu thụ hàng năm 5.700 m3 Mức độ sử dụng nước 40 m3/cư dân/năm (tốt hơn mức trung bình của Malaysia 67%) Nước khai thác tại chỗ (% của tổng lượng nước tiêu thụ) | Thu nước mưa: 44% | Tái chế nước xám: 44%

164

Các vật liệu (xây dựng) Giảm 75% rác thải Lành mạnh (phản hồi của người sử dụng) | Tiện nghi nhiệt: 86% hài lòng | Âm học: 68% hài lòng | Chất lượng không khí bên trong nhà: 89% hài lòng | Các mức độ chiếu sáng: 70% hài lòng | Sự sạch sẽ: 95% hài lòng Các chế độ tiện nghi7 Tiện nghi nhiệt | Thụ động (thông gió tự nhiên): 20% | Chủ động (điều hòa không khí): 80% Tiện nghi thị giác | Thụ động (ánh sáng tự nhiên): 50% | Chủ động (ánh sáng nhân tạo): 50%

N 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 40°C 30

31–33 Thời tiết của Putrajaya, Malaysia 34 Mặt cắt 35 Đường biểu kiến mặt trời qua công trình EC 36 Phối cảnh ngoại thất 37 Điểm nhìn mặt bằng tầng giữa

20 10 0 -10 1.0 kW/m² 0.8

32

0.6 0.4 0.2

> 2,509 hrs

0.0 % RH 100

400

80

350

70

300

60

250

50

200

40

150

30

100

20

30 < 250

20 10

50

10

0 1

5_ Các chỉ số tiêu thụ năng lượng và nước được dự đoán cho tổng cộng 12 tháng dựa trên cơ sở dữ liệu từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 1 năm 2011 6_ Khi lượng người sử dụng lên tới mức tối đa thì chỉ số năng lượng không tính các tấm pin năng lượng mặt trời được dự đoán tăng đến 85 kWh/m2/năm 7_ Phần trăm tổng diện tích sàn – không bao

40

450 mm

90

N 50 km/h

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

31

12

gồm khu vực đỗ xe – được thiết kế để phụ thuộc chủ yếu vào thiết kế thụ động hoặc chủ động

33


34

35

165

N

36

37


42432° B 83859° Đ BỆNH VIỆN KHOO TECK PUAT 166

SINGAPORE


B Đ

Singapore

Bệnh viện Khoo teck puat

90 Yishun Central Singapore 768828

Địa điểm 1,42432° vĩ Bắc 103,83859° kinh Đông Hoàn thành Tháng 6 năm 2010 Chi phí1 Khoảng 499.000.000 đô-la Mỹ Quy mô 12 tầng (bao gồm 2 tầng hầm) Tổng diện tích sàn 108.600 m2 Diện tích xây dựng 138.986 m2 Diện tích khu đất 34.000 m2 Mật độ xây dựng 47,54%

Thể loại Chăm sóc sức khỏe

1_ Tương đương 700 triệu đô-la Singapore dựa trên tỷ giá quy đổi ngoại tệ sang đô-la Mỹ ngày 1 tháng 6 năm 2010 | Quỹ Tiền tệ Quốc tế. www.imf.org 2_ Cho năm 2011

Công năng 550 giường 19 khu điều dưỡng 17 phòng khám chuyên khoa 160 phòng tư vấn 8 khu phẫu thuật 6 phòng phẫu thuật 4 phòng nội soi Trung tâm đào tạo (hội trường, giảng đường, các phòng học, các phòng thí nghiệm) Tiện ích nhân viên (thư viện, trung tâm chăm sóc trẻ em, phòng trò chơi, các phòng vô tuyến) Khu vực ăn uống, cafe và mua sắm Lượng người sử dụng2 271.682 bệnh nhân khám ngoại trú 26.169 bệnh nhân nội trú Lượng giờ sử dụng 8.760 giờ/năm

167


168


169


170


171


2

1

3

172

4


Các bệnh viện thường hướng tới tính hiệu quả mang tính thực hành (theo nghĩa đen). Thông điệp được nhấn mạnh rằng chăm sóc sức khỏe là một ngành kinh doanh nghiêm túc, không có những thứ rườm rà. Môi trường xây dựng là một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm cải thiện sức khỏe của người sử dụng. Bệnh viện Khoo Teck Puat (KTP) được xác định là công trình làm thay đổi cách nhìn nhận. Công trình đã mở rộng vấn đề chăm sóc sức khỏe dành cho các không gian chữa bệnh, trong đó cách thiết lập không gian góp phần tích cực cải thiện sức khỏe. Nhiệm vụ thiết kế ban đầu của bệnh viện KTP – cho cuộc thi thiết kế vào năm 2006 – nói một cách rõ ràng cách thức tiếp cận lấy bệnh nhân làm trọng tâm. Một số quy định đã gợi ý cách thức tiếp cận này.3 Các bệnh nhân phải được tiếp cận với ánh sáng tự nhiên, thông gió tốt và các hướng nhìn ra bên ngoài. Bệnh viện nên được định hướng rõ ràng để tất cả người sử dụng đi lại thuận tiện, ngay cả đối với những người lần đầu tiên đến bệnh viện. Tất cả mọi người nên có lối tiếp cận đến các khu vườn và thiên nhiên. Phương án thiết kế thắng giải đã giải quyết được một lúc cả ba yếu tố trên. Bệnh viện sẽ được xây dựng xung quanh một không gian sân trong trung tâm với các hướng nhìn đan xen nhau. Toàn bộ không gian này sẽ mở rộng ra hồ nước ngoài khu đất, đem đến các góc nhìn thoáng đãng và các luồng gió. Những tòa nhà sẽ thông thoáng, với các mặt đứng được thiết kế để đón nhận ánh nắng và không khí. Trong quá trình chuyển từ các ý tưởng ban đầu đến hình dáng công trình cuối cùng, ý tưởng lành mạnh được thể hiện trọn vẹn trong tầm quan trọng của cây xanh. Trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên của không gian sân trong ở vị trí trung tâm gợi nhớ một công trình trước đây của bệnh viện KTP – Bệnh viện Alexandra – với các không gian mặt đất được biến đổi thành một công viên cho loài bướm bởi cùng một nhóm quản lý. 3_ Tan, S.Y. (2012)

Phần lớn người tham quan ngẫu nhiên công trình là cư dân xung quanh. Nhiều người ghé qua chỉ để sử dụng các không gian cảnh quan và các quầy hàng ăn uống. Một số người tình nguyện chăm sóc trang trại trên mái của bệnh viện KTP. Lớp vỏ bao che có sự kết hợp hài hòa cả về kỹ thuật lẫn mỹ thuật và được điều chỉnh phù hợp với khí hậu của Singapore. Các cấu kiện được gắn cố định hoặc điều khiển khép/mở phụ thuộc vào công cụ mô phỏng hiệu năng và mô hình có kích thước thật. Thông qua quá trình thiết kế, nhóm làm bệnh viện KTP đã đặt ra câu hỏi các công trình công cộng đóng góp như thế nào vào lợi ích chung của cộng đồng, lên trên những mối quan tâm về chăm sóc sức khỏe. Sự giao thoa giữa không gian sử dụng chung và không gian cá nhân, sự cùng tồn tại giữa con người và thiên nhiên, quan điểm thận trọng về sự tiêu thụ và lãng phí, tất cả hướng đến một hành động Xanh hóa vượt ra khỏi các tiêu chuẩn ngành y tế tại thời điểm mà bệnh viện KTP hãy còn tồn tại trên bản vẽ.

5

173

1–3 4 5–8

Các góc nhìn bên ngoài Phối cảnh ngoại thất Các phác thảo ý tưởng ban đầu hình thành sự thông thoáng của hình khối và vỏ bao che

6

7

8


9

10

11

Giao thông ít người Giao thông đông người Các điểm hoạt động

174

Nguồn: Sng, P.L. (2011)

Lành mạnh Cộng đồng và mảng xanh 9–10 Mảng xanh được kết hợp với công trình 11 Sự phân bố các không gian cộng đồng 12–13 Các không gian thân thiện với người sử dụng thuộc phạm vi sân trong ở khu vực trung tâm 14 Sự phân bố các không gian xanh

4_ Sng, P.L. (2011)

Sân trong trung tâm của bệnh viện KTP là Trái tim của Bệnh viện, một biệt danh cho cả hai vai trò – là trọng tâm không gian và thiện chí chào đón – mà không gian này thể hiện. Cùng với bệnh nhân, tản ra ngoài từ các phòng điều dưỡng, khách tham quan đến từ khu nhà ở công cộng bên cạnh. Cảm giác thân thuộc mà khách tham quan có được là do cách thức công trình mở ra cho cộng đồng. Trong ngày, nhiều người sẽ đi bộ qua phần phía trước của sân trong, phần cuối của mặt bằng được tạo dáng mở theo hình chữ Y, dọc theo ranh giới giữa bệnh viện và hồ nước. Bệnh viện đã sử dụng hồ trữ nước mưa kế bên này từ năm 2005 với mục đích tạo ra một mạng lưới rộng hơn với các không gian chia sẻ chung, kết nối

sân trong của bệnh viện với đường đi dạo và chạy bộ xung quanh hồ. Tại các không gian này, cán bộ nhân viên bệnh viện có thể theo dõi các buổi học dưỡng sinh và các nhóm chạy bộ. Sân trong có cảnh quan bậc thang dẫn lên các tầng phía trên và xuống dưới các tầng hầm, tạo nên một ấn tượng về một công trình gắn kết chặt chẽ với thiên nhiên. Mật độ cây xanh trên khu đất của bệnh viện KPT là 6,18; có nghĩa là diện tích bề mặt cây xanh nhiều hơn sáu lần diện tích khu đất mà công trình hiện diện. Một cuộc khảo sát khách tham quan sau khi công trình vận hành đã xác nhận tác động của nỗ lực này; cây xanh là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến sự lành mạnh, tiếp theo là những hoạt động cộng đồng.4


12

13

14

Mảng xanh và các không gian cộng đồng

Nguồn: Sng, P.L. (2011)

Thêm một không gian cho sự tham gia cộng đồng là các khu vườn rau và cây ăn quả trên sân thượng. Khoảng 20 tình nguyện viên, chủ yếu là những người về hưu sống gần đó, có nguyện vọng trở thành những người làm vườn của bệnh viện. Một số sản phẩm trồng được dùng trong nhà bếp bệnh viện. Tất cả các rác thải hữu cơ được ủ theo phương pháp sinh học và quay ngược trở lại các khu vườn.

175


15

176 Lành mạnh Khí hậu và tiện nghi 15–16 Góc nhìn bên ngoài của các phòng điều dưỡng được thông gió tự nhiên 17–18 Hệ thống vỏ bao che cho các phòng điều dưỡng được thông gió tự nhiên

5_ Wu, Z. (2011)

Mặt đứng và nội thất được thiết kế để tăng cường chiếu sáng tự nhiên vào bên trong và tối đa thông gió tự nhiên. Tại các khu điều dưỡng có viện phí được trợ giá, bắt buộc phải được thông gió tự nhiên và điều này đặc biệt quan trọng. Các mặt đứng của tòa nhà này được chia theo lưới với các lam nằm ngang và thẳng đứng để giảm nhiệt nhưng vẫn đón nhận không khí. Các giá lấy sáng đưa ánh sáng tự nhiên chiếu sâu hơn vào không gian nội thất và giảm sự chói lóa. Kết quả là việc lệ thuộc vào ánh sáng điện ước tính giảm đến 30%. Các thanh lam chắn nắng không cố định có thể xoay nghiêng để đón gió ngay cả khi có mưa lớn bên ngoài. Khi vận tốc gió thấp, các quạt trần trong phòng sẽ chạy.

Tại các khu điều dưỡng cá nhân có điều hòa không khí, những tấm lam che nắng cố định điều chỉnh ánh nắng vào phòng. Bệnh nhân tự chuyển qua chế độ thông gió tự nhiên bằng cách mở cửa sổ và tắt điều hòa không khí qua một công tắc đôi. Các giường đơn đều có lắp quạt trần. Một cuộc khảo sát cho thấy mức độ tiện nghi nhiệt ở KTP tốt hơn một bệnh viện cũ của Singapore.5 Nhân viên và bệnh nhân được kỳ vọng sẽ thường xuyên tương tác với công trình qua việc quản lý các điều kiện thay đổi về mưa, gió, ánh sáng, bóng tối.


16 177

Mặt cắt

Mặt đứng

17 Mặt bằng

18


150 MWh ĐIỆN NĂNG ĐƯỢC SẢN XUẤT HÀNG NĂM BỞI CÁC TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

19

20

21

22

23

178 Mặt cắt

Mặt đứng

Mặt bằng

24

25


284,7 MWh

13.140 m³

ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ HÀNG NĂM GIẢM LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT VÀ LÀ KẾT QUẢ CỦA CÁC HỆ THỐNG NƯỚC NÓNG VẬN HÀNH BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ CÁC MÁY BƠM NHIỆT

NƯỚC ĐƯỢC KHAI THÁC TẠI KHU ĐẤT MỖI NĂM

27

26

179

Hiệu quả và Sự gắn kết Năng lượng và nước Thiết kế hiệu quả khởi đầu bằng vấn đề sử dụng năng lượng và nước. Hệ thống điều hòa không khí của bệnh viện KTP, thiết bị tiêu thụ nhiều năng lượng nhất, có các thông số đánh giá hiệu quả tốt cho tất cả các hạng mục. Ví dụ hệ thống thiết bị làm mát của bệnh viện đạt hiệu quả tốt hơn 18% so với mức trung bình, bơm nước lạnh đạt 33%, tháp giải nhiệt đạt 29%. Toàn bộ hệ thống vận hành với công suất 0,689 kW/tấn, một trong những hệ thống hiệu quả nhất tại Singapore. Các hệ thống cơ điện được tăng cường với các thiết bị phát hiện sự lãng phí và thu hồi năng lượng. Ví dụ các cảm biến chuyển động tự động tắt đèn trong các không gian ít sử dụng như các nhà vệ sinh và lõi cầu

thang. Các ống trao đổi nhiệt được lắp vào những thiết bị trao đổi không khí phục vụ các phòng phẫu thuật giúp bù lại nhiệt độ lạnh từ khí thải. Nước ngưng tụ từ những cục nóng máy lạnh quay trở lại các tháp giải nhiệt, giảm nhu cầu dùng nước. Công trình cũng có tính đến việc khai thác tại chỗ. Nước mưa từ hồ nước bên cạnh được sử dụng để tưới cây. Các ống chân không năng lượng mặt trời được sử dụng để tạo ra nước nóng. Hệ thống nước nóng và bơm nhiệt cũng cấp đủ nước nóng cần thiết cho tòa nhà (khoảng 21.000 lít nước hàng ngày) giúp tiết kiệm 780 kWh điện mỗi ngày. Các tấm pin năng lượng mặt trời với công suất 137 kWp được lắp đặt trên mái, tạo ra đến 150 MWh điện năng mỗi năm.

19 20

Không gian bên trong phòng tập thể thao Cận cảnh mặt đứng với các giá hắt sáng và lam che nắng 21 Các bức tường đón gió để cải thiện thông gió tự nhiên 22 Nội thất phòng điều dưỡng 23 Vỏ bao che các phòng điều dưỡng có chạy điều hòa không khí 24–25 Hệ thống vỏ bao che cho các phòng điều dưỡng có chạy điều hòa không khí 26 Các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp trên mái 27 Hệ thống nước nóng vận hành bằng năng lượng mặt trời được lắp trên mái


28

29

30

180 Sinh thái Động và thực vật 28–29 Mẫu các loài chim và côn trùng được chụp ảnh tại sân bệnh viện KTP 30 Cảnh quan nước của bệnh viện KTP 31 Nghiên cứu ban đầu về tác động mặt trời cho hình khối kiến trúc 32–33 Các buổi tư vấn cho người sử dụng và tham quan khu đất trong giai đoạn xây dựng

29

Cảnh quan theo chiều đứng đã biến bệnh viện KTP thành một ốc đảo thiên nhiên. Bằng cách kết nối bệnh viện với hồ nước bên cạnh về mặt không gian và sinh thái, bệnh viện đã tăng hơn gấp đôi diện tích cây xanh và mặt nước. Kể từ khi công trình vận hành, đã có một số cuộc khảo sát về số lượng quần thể côn trùng và chim. Trong một cuộc khảo sát như vậy đã cho thấy có 35 loài bướm và 10 loài chuồn chuồn. Người ta cũng nhìn thấy sự hiện diện lặp lại của các loài chim di trú.


32

33

31

Tích hợp Người sử dụng trở thành người làm chủ Nhiệm vụ thiết kế ban đầu là công cụ mạnh mẽ nhất cho sự tích hợp. Điều này đưa ra những tham khảo rõ ràng đến các mục tiêu và kết quả bắt buộc phải có sự kết hợp của nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Nhóm thiết kế sử dụng cách thức tiếp cận căn cứ trên bằng chứng – nghĩa là trực giác thiết kế được kiểm tra định kỳ thông qua các công cụ đánh giá hiệu năng. Ví dụ thiết kế thông gió tự nhiên cho một khu điều dưỡng cụ thể, cả mô hình máy tính giả lập thông gió và các thí nghiệm hầm gió đã được thực hiện. Lúc bắt đầu triển khai dự án, bệnh viện đã thành lập một hội đồng quy hoạch để tham gia tích cực vào trong quá trình thiết kế, từ việc xác

lập nhiệm vụ thiết kế cho đến công đoạn xây dựng. Các nhóm làm việc bao gồm những y tá điều dưỡng và nhân viên quản lý bệnh viện từ tất cả các phòng ban sẽ gặp nhau để thảo luận cụ thể về các lĩnh vực quan tâm như nhà vệ sinh, biển hiệu và cảnh quan. Những nhóm chuyên đề đã được thành lập để hiểu được các nhu cầu của bệnh nhân. Thông tin phản hồi từ bệnh nhân được chuyển đến nhóm thiết kế. Dòng thông tin này – từ nhiệm vụ thiết kế cho đến các tư vấn từ nhóm người sử dụng – tạo cách thức tiếp cận đa chiều, đảm bảo rằng đến khi bệnh viện KTP được hoàn tất, hầu như tất cả người sử dụng đã đóng góp ý kiến.

181


NHÓM DỰ ÁN Chủ đầu tư Bộ Y tế, Singapore Vận hành Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Y tế Alexandra Kiến trúc sư, kỹ sư cơ điện, kỹ sư kết cấu và kỹ thuật, kỹ sư dự toán Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG Tư vấn thiết kế và hoạch định y khoa Công ty RMJM Hillier Tư vấn cảnh quan Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Peridian tại Châu Á Quản lý dự án Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn PM Link Tư vấn Xanh Nhóm Total Building Performance (Hiệu năng Tổng thể Công trình) Tư vấn thiết kế nội thất Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn và Liên danh Bent Severin Tư vấn mặt đứng Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Aurecon Singapore Tư vấn bảng hiệu Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Thiết kế Objectives Nhà thầu chính Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kỹ thuật và Xây dựng Hyundai

CÁC NHÀ CUNG CẤP6 Sản xuất và thi công tường bao che, tấm ốp tường Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Quốc tế LHL Sàn | Sàn rỗng ruột tiền chế Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Pretech phía Đông Sàn thép mạ kẽm | Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn BlueScope Lysaght Thảm sàn | Sàn vinyl
 Hãng NSK, Gerflor | Thảm Hãng Milliken Sơn/phủ bề mặt/ hoàn thiện | Bên trong Hãng Nippon | Bên ngoài Hãng SKK | Sàn đậu xe Hãng Remmers Lớp cách nhiệt Lớp cách nhiệt đá và len Hãng Roxul Thang máy/thang cuốn Hãng Fujitec Chất kết dính | Hãng keo GE | Phụ gia gạch lát Hãng Laticrete Trần/vách ngăn/vách tòa nhà Hãng Boral, USG

Phụ kiện cửa đi/cửa sổ/kính | Cửa nội thất Hãng đồ gỗ Yi Lin | Cửa sổ Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Quốc tế LHL An ninh Hãng STE Sản phẩm chống cháy Hãng Chubb Trang thiết bị | Thiết bị nhà vệ sinh và nước Hãng Toto | Thiết bị bếp Hãng Fabristeel Thiết bị chiếu sáng/thiết bị điện | Hãng EyeLighting | Hãng ABB | Hãng Areva | Hãng Sunlight Điều hòa không khí | Thiết bị làm mát R123 Hãng Trane | Thiết bị trao đổi nhiệt, bộ giàn điều không Hãng Carrier Công nghệ mặt trời | Công trình tích hợp tấm pin năng lượng mặt trời Hãng Sunseap | Tấm pin năng lượng mặt trời Hãng Showa Shell, Sunset | Nhiệt mặt trời Hãng Seido, Beasley

182

Cây xanh Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Môi trường Nhiệt đới Hệ thống bảo dưỡng tòa nhà Hãng IES CÁC GIẢI THƯỞNG / CHỨNG NHẬN Năm 2011 | President's Design Award, Hội đồng DesignSingapore và Cơ quan Tái phát triển Đô thị, Singapore | Giải Vàng, Giải thưởng Thiết kế BCA Universal cho Môi trường Xây dựng, Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore | Giải thưởng FuturArc Green Leadership Award, hạng mục cơ quan làm việc, Công ty TNHH Thông tin Xây dựng Châu Á BCI | Giải thưởng Thiết kế, Giải thưởng Thiết kế Kiến trúc SIA lần thứ 11, Thể loại công cộng, Các công trình y tế, Hội Kiến trúc sư Singapore | Giải thưởng Công trình của năm, Giải thưởng Thiết kế Kiến trúc SIA lần thứ 11, Hội Kiến trúc sư Singapore | Giải thưởng Học viện Quốc tế về Thiết kế và Sức khỏe, hạng mục dự án sức khỏe

N 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 40°C

34–36 37 38

35

Thời tiết của Singapore Đường biểu kiến mặt trời qua bệnh viện KTP Mặt cắt qua khu đất

30 25 20 15 1.0 kW/m² 0.8

35

0.6 0.4 0.2

> 367 hrs

0.0 % RH 100

400

80

350

70

300

60

250

50

200

40

150

30

100

20

30 < 36

20 10

50

10

0 1

6_ Đây là bảng danh sách chọn lọc các nhà cung cấp. Những đơn vị khác, không được đề cập tại đây, có thể đóng góp bằng cách này hay cách khác cho việc Xanh hóa Bệnh viện Khoo Teck Puat

40

450 mm

90

N 50 km/h

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

34

36


quốc tế rộng trên 40.000 m2, Học viện Quốc tế về Thiết kế và Sức khỏe | Giải thưởng Học viện Quốc tế về Thiết kế và Sức khỏe, hạng mục thiết kế bền vững, Học viện Quốc tế về Thiết kế và Sức khỏe | Giải Vàng, Giải thưởng của Hiệp hội Công nghiệp Cảnh quan Singapore, Hiệp hội Công nghiệp Cảnh quan, Singapore Năm 2010 | Cúp Emerson (Ấn Độ và Đông Nam Á) Giải thưởng Ghi nhận Đặc biệt, Tổ chức công nghệ Khí hậu Emerson | Giải Nhất, Giải thưởng Skyrise Greenery Awards, Hiệp hội Kiến trúc sư Singapore và Các Vườn Quốc gia Singapore Năm 2009 Chứng nhận Green Mark Platinum, hạng mục Công trình mới, Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore HIỆU NĂNG7 Năng lượng tiêu thụ hàng năm Khoảng 30.000 MWh Năng lượng khai thác tại chỗ (% của tổng năng lượng tiêu thụ) Các tấm pin năng lượng

mặt trời: 0,5% (137 kWp) Khí nhà kính Không có thông tin Mức độ tiêu thụ năng lượng | 325 kWh/m2/năm | 5.464 kWh/giường/tháng

| Chủ động (ánh sáng điện): 78 - 70%

Lượng nước tiêu thụ hàng năm 73.484 m3 Mức độ sử dụng nước Không có thông tin Nước khai thác tại chỗ (% của tổng tiêu thụ) Hồ Yishun: 17,9% Lành mạnh (thiết kế) 6,18 tỷ lệ diện tích trồng cây xanh trên khu đất (497 cây, 71 cây cọ, 5.900 m2 cây bụi và 2.315 m2 thảm cỏ) Các chế độ tiện nghi8 Tiện nghi nhiệt | Thụ động (thông gió tự nhiên và cơ khí): 36% | Chủ động (điều hòa không khí): 64% Tiện nghi thị giác | Thụ động (ánh sáng tự nhiên): 22 - 30%

183

N

37

38

7_ Các số liệu tiêu thụ năng lượng và nước cho giai đoạn từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011 8_ Tỷ lệ phần trăm tổng diện tích sàn được thiết kế chủ yếu phụ thuộc vào các chiến lược thụ động hoặc các hệ thống chủ động


03076° B 89667° Đ HỌC VIỆN THỜI TRANG PEARL 184

JAIPUR, ẤN ĐỘ


B Đ

Jaipur, Ấn Độ

Học viện Thời trang Trân Châu

SP-38A, Khu công nghiệp RIICO

Đường Delhi, Kukas Thành phố Jaipur 302028, Ấn Độ

Địa điểm 27,03076° vĩ Bắc 75,89667° kinh Đông

Hoàn thành Tháng 6 năm 2008 Chi phí 3.800.000 đô-la Mỹ

Quy mô 3 tầng (bao gồm một tầng bán hầm) Tổng diện tích sử dụng 11.745 m2 Diện tích khu đất 12.250 m2 Mật độ xây dựng 30%

Thể loại Giáo dục

Công năng 4 lớp học 24 phòng thiết kế/xưởng thực hành 18 văn phòng Thư viện (55 người) Hội trường (195 người) Sức chứa 600 sinh viên 100 cán bộ Lượng giờ sử dụng 1.100 giờ/năm

185


186


187


188


189


Mái

1

Tầng 2

190

2 Tầng 1

Tầng bán hầm 2 3

1

4


Học viện Thời trang Pearl (PAF) cách trung tâm thành phố Jaipur khoảng 20 km từ trục đường cao tốc Jaipur – New Delhi. Là một trường sáng tạo nghệ thuật, kiến trúc của PAF phải thu hút về thị giác và bằng cách nào đó kết nối với tinh thần bản sắc của địa điểm, văn hóa và lịch sử của bang Rajasthan. Hai khó khăn phải vượt qua là khu đất dự án trên một khu công nghiệp không có gì nổi bật và nguồn ngân sách xây dựng thấp. Để giải quyết đồng thời cả hai vấn đề bản sắc và chi phí, kiến trúc của PAF đã vận dụng các nguyên tắc thiết kế thụ động có sẵn trong lịch sử. Các yếu tố lấy cảm hứng từ bang Rajasthan, ví dụ như các tấm chắn nắng jaali và các bậc thang kiểu giếng1 cho biết vị trí của công trình về văn hóa và khí hậu. Những chiến lược này, với trọng tâm là sự lành mạnh, được tích hợp vào bên trong công trình thành từng lớp không gian. Mỗi lớp không gian này là một vùng đệm nhiệt phân cách không gian trong nhà và ngoài nhà. Tầng thấp nhất của công trình và tầng bán ngầm bên dưới là những vùng đệm nhiệt như vậy, có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ môi trường bằng nước, bóng râm và cây trồng. Một lớp đệm nhiệt nữa là dải không gian rộng 1,2 m nằm giữa hai lớp vỏ bao che của khối giảng dạy, làm giảm lượng nhiệt hấp thụ từ mặt trời mà không cản trở gió hoặc ánh sáng tự nhiên. Học viện PAF không tạo ra một công trình hoàn hảo, một vài không gian bên trong được lắp điều hòa không khí phòng trường hợp thời tiết mùa hè quá nóng. Thiết kế cho tiện nghi thoải mái được chú trọng. Ví dụ các tấm kính chạy suốt từ sàn đến trần của lớp mặt đứng bên trong đem lại điểm nhìn tối đa ra không gian thiên nhiên sống động cho các phòng học, hành lang và không gian trống. 1 2 3 4

Để tạo lập sự cân bằng, trong quá trình thiết kế PAF, các công cụ mô phỏng hiệu năng đã được sử dụng, cho phép nhóm thiết kế điều chỉnh sự thống nhất giữa lớp vỏ bọc và không gian bên trong, giữa mảng đặc và mảng rỗng. Ví dụ độ thông thoáng của các lớp mặt đứng có tấm jaali khác nhau tùy thuộc vào hướng. Mặt đứng càng phơi nắng nhiều thì các tấm jaali có hoa văn càng dày. Dự án này đáng chú ý ở chỗ cách thức mà công năng, hình dáng và hiệu quả được tích hợp vào công trình. Điều này gợi ý rằng các công trình xây dựng tại các khu vực đang phát triển của Châu Á có thể kết hợp thành công giữa quá khứ và hiện tại, cân bằng giữa nhu cầu người sử dụng với khả năng chi trả. Công trình góp thêm tiếng nói ủng hộ cho sự trở lại của kiến thức bản địa và việc ứng dụng các nguyên tắc thiết kế thụ động, vốn là những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển theo xu thế Xanh hóa. Về mặt định lượng, công trình PAF tiêu thụ một nửa năng lượng so với một công trình tương đương, ngay cả khi công trình đó đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá. Về mặt định tính, công trình đã trở thành một trung tâm nhộn nhịp cho một cộng đồng thịnh vượng với những nhà thiết kế trong tương lai, làm cho họ nhìn nhận tốt hơn về chính bản thân mình.

2

191

1 2–5

Bản vẽ hình chiếu trục đo Sự mô phỏng phơi sáng mặt trời và che nắng

3

Giếng trời lấy ánh sáng và không khí Các tấm che nắng cửa sổ jaali Thiết kế cảnh quan nước Thảm cỏ

4 1_ Các tấm che nắng jaali bên ngoài của các tòa nhà vốn được sử dụng phổ biến trong kiến trúc Mughal. Các tấm này che chắn không gian bên trong khỏi nhiệt, bụi và nắng chói. Các giếng lớn kiểu bậc thang đặc trưng cho vùng Rajasthan được đào sâu dưới mực nước bên trong các cụm không gian công cộng được thiết kế theo kiểu giật cấp

5


Tháng sáu/Tháng bảy

Thàng năm/Tháng tám Tháng tư/Tháng chín Tháng ba/Tháng mười Tháng hai/Tháng mười một Tháng một/Tháng mười hai

6

7

192 Lành mạnh Vi khí hậu và tiện nghi: Không gian bán ngầm 6 7 8 9–10 11

Biểu đồ mô tả ánh nắng mặt trời chiếu vào bên trong Biểu đồ luồng không khí Góc nhìn không gian tầng bán hầm Ánh sáng và bóng râm tại không gian tầng bán hầm Sự mô phỏng bằng máy tính ánh sáng tự nhiên chiếu vào bên trong

Khu vực bán ngầm được đào sâu xuống 4 m bên dưới mặt đường, do vậy không khí mát, ẩm – nặng hơn không khí nóng, khô – có thể được giữ lại trong khu đất. Lòng đất xung quanh không gian này mang đến một khối nhiệt mát mẻ giúp làm giảm nhiệt độ bức xạ. Sự kết hợp giữa mặt nước và mảng xanh tạo nên một môi trường vi khí hậu thông qua việc làm mát bay hơi và thoát nhiệt khiến không gian bên trong mát hơn đáng kể so với bên ngoài, đặc biệt là trong mùa hè. Không khí mát mẻ trong không gian này, khi nóng lên sẽ bay lên một cách tự nhiên, tạo ra một luồng gió để hỗ trợ thông gió xuyên phòng. Thiết kế công trình bán ngầm cũng giữ các tia nhìn chỉ trong phạm

vi khu đất, mang lại tính riêng tư cho các sinh viên tập trung học tại đây. Các bậc thang xung quanh chu vi có chiều cao gấp đôi, bằng với chiều cao ghế ngồi, tạo ra một địa điểm để trình diễn. Lơ lửng trên không gian này là khối giảng dạy, cao hai tầng với kích thước 111 m x 50 m. Một vài đường cong cắt qua chia khối kiến trúc thành các không gian đặc và các khoảng trống. Các không gian đặc gồm có các phòng thiết kế và các lớp học, còn các khoảng trống cho phép ánh sáng tự nhiên và không khí lọt vào bên trong. Đối với một phần thời gian trong năm khi mặt trời ở các góc thấp, cách tổ chức không gian này tự che nắng lẫn nhau, hạn chế bức xạ mặt trời chiếu vào các không gian bên dưới.


30%

KHU ĐẤT ĐƯỢC BAO PHỦ BỞI CÂY TRỒNG

4%

KHU ĐẤT ĐƯỢC BAO PHỦ BỞI MẶT NƯỚC

8

9

10

193

11


100%

TỔNG DIỆN TÍCH SÀN ĐƯỢC THIẾT KẾ CHO THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN HOẶC DÙNG QUẠT CHO

80%

TỔNG SỐ GIỜ VẬN HÀNH

12

13

14

194

12 13–14

15–17 18–19

20–21

Mặt cắt của mặt đứng với tấm che nắng jaali Khoảng phơi sáng mặt trời của một phần mặt đứng không có tấm jaali (hình bên trái) và có tấm jaali (hình bên phải) Các góc nhìn của tấm che nắng jaali Khoảng phơi sáng mặt trời của toàn bộ mặt đứng không có tấm jaali (hình bên trên) và có tấm jaali (hình bên dưới) Ánh sáng tự nhiên vào bên trong và tầm nhìn

15

16

17


90%

tổng diện tích sàn được thiết kế để lấy ánh sáng tự nhiên.

18

19

195 Lành mạnh Điều kiện vi khí hậu và tiện nghi: tấm jaali và bình matka Các sân trong uốn lượn tạo ra một sự tương phản mạnh mẽ với hình dáng vuông vức bên ngoài. Bên ngoài công trình học viện PAF được bao phủ bởi một lớp các tấm che nắng jaali đặt cách hẳn ra khỏi các bức tường bên trong và các ô cửa sổ. Ngoài việc giảm nhiệt lượng hấp thụ, các tấm che nắng jaali có chức năng điều chỉnh lượng ánh sáng ban ngày, vốn có thể gay gắt vào phần lớn thời gian trong ngày. Tấm sàn rộng không quá 9 m tại bất kỳ vị trí nào; và tại phần lớn các khu vực có người sử dụng không cách xa cửa sổ hoặc khoảng mở quá 4,5 m. Việc này để loại bỏ sự phụ thuộc vào chiếu sáng điện cho thời gian ban ngày. Đối với các kỹ thuật địa phương mang tính chất sáng kiến được áp dụng, bình matka được sử dụng một

cách khá thú vị. Bình matka là các bình gốm truyền thống dùng để mang nước. Hàng trăm bình matka rộng 35 cm, được đặt cách nhau 2,5 cm, được đổ thành các tấm sàn bê tông, tại những nơi có bề mặt phơi nắng. Khe hở giữa các bình matka được lấp đầy cát và sau đó được đổ lên bằng một lớp liên kết bằng bê tông. Không khí bị giữ kín bên trong bình tạo thành một vùng đệm nhiệt làm chậm sự hấp thụ nhiệt lượng mặt trời.

20

21


2

1

22

2

23

1

196

2

22–23 Lắp đặt các tấm jaali và bình matka 24 Chi tiết mặt cắt 25–26 Vật liệu địa phương và khu vực 27 Bản đồ nguồn gốc vật liệu 28 Thiết bị tái chế nước xám

1 2

25

26

Tấm che nắng jaali Cách nhiệt bằng bình matka

24


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

7 4 8

11

3

2

9 6

12

10

Đá xám Kota Đá dăm Jaisalmer Đá dăm cẩm thạch Đá xẻ Đá cẩm thạch xanh lá cây Đá hoa cương Thạch cao Tấm bê tông jaali Gạch bê tông lát vỉa hè Nhôm Ván ép thương mại Các bình đất

1 5

27

197

Sự gắn kết Vật liệu và nước Bảng vật liệu của công trình là sự kết hợp giữa đá, kính và bê tông, gần như tất cả những vật liệu này đều có nguồn gốc địa phương. Đá kota, đá hoa cương, đá phiến và đá Jaisalmer đến từ bang Rajasthan. Nhôm và bê tông đến từ các khu vực bên trong thành phố Jaipur. Các tấm che nắng jaali bằng bê tông được đúc tại chỗ. Các bình truyền thống matka được mua từ các phiên chợ tại thành phố Jaipur. Nước là một mặt hàng quý giá tại các vùng có khí hậu sa mạc. Do công trình học viện PAF phụ thuộc quanh năm vào nước để duy trì tiện nghi nhiệt, công trình phải thu được phần lớn lượng nước cần thiết ngay tại khu đất. Nước được tái chế từ trạm xử lý nước thải được sử dụng cho việc làm

đẹp cảnh quan và xả bồn cầu. Nước trong các yếu tố cảnh quan tại khu bán ngầm – cần cho việc làm mát bằng bay hơi – cũng lấy từ cùng một trạm xử lý nước thải. Nước mưa được sử dụng để bổ sung nước vào tầng nước ngầm. Nhóm thiết kế cũng cho thấy việc không xây dựng những thứ không cần thiết cũng là một cách giảm chi phí xây dựng. Ví dụ khu vực bán ngầm được phân chia bằng các cây trồng, bằng các lối đi và mặt nước. Điều đó đáp ứng nhiều hoạt động công năng mà không cần các bức tường và tấm sàn. Hệ lưới kết cấu của công trình được tối ưu hóa để có một không gian hầu như không cần cột, tăng sự linh hoạt và hiệu quả lên thêm 20%, và đồng thời giảm nhu cầu về vật liệu.

28


Nội thất Hãng Mike Knowles, InLine Điều hòa không khí Công ty TNHH Voltas, mức đánh giá 3 sao Chiếu sáng Thiết bị đèn Prvisa bởi hãng ONS Impex Sơn Hãng sơn Châu Á Thang máy Hãng Schindler Đá Nguồn cung ứng tại địa phương Khung cửa sổ Tiết diện nhôm bởi hãng Jindal Kính không khung/kính trắng Hãng Modi Guard Tấm ốp/mặt đứng Tấm bê tông che nắng jaali (đúc tại chỗ bởi nghệ nhân địa phương) Trần treo Hãng POP (sản xuất tại chỗ)
 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư nhân RG Colonisers Thu nước mưa Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư nhân RG Colonisers Trạm xử lý nước thải Hãng Công nghệ Brisanzia

NHÓM DỰ ÁN Chủ đầu tư Học viện Thời trang Pearl Kiến trúc sư
 Morphogenesis Kỹ sư điện Hãng Thiết kế Integral Kỹ sư kết cấu Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thiết kế Mái NM Đường ống nước Công ty tư vấn Tech Sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí Trung tâm Thiết kế Tư vấn cảnh quan Văn phòng Oracles Nhà thầu chính Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư nhân RG Colonisers Vận hành công trình Học viện Thời trang Pearl CÁC NHÀ CUNG CẤP Thiết bị vệ sinh/nước Hãng Parryware Sàn Hãng gạch lát Insitu
 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư nhân RG Colonisers Hoàn thiện Bộ sưu tập Chỗ ngồi của hãng Geeken, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Inline Ấn Độ (Đồ nội thất Chic Ấn Độ)

CÁC GIẢI THƯỞNG Năm 2011 | FuturArc Green Leadership Award, hạng mục cơ quan làm việc, Công ty TNHH Thông tin Xây dựng Châu Á BCI Năm 2010 | Giải Khuyến khích cho sự độc đáo, Giải thưởng Cảnh quan Đô thị, Các thị trường mới nổi, Cityscape Global Năm 2009 | International Design Awards, thể loại kiến trúc, International Design Awards | Giải thưởng Liên hoan Kiến trúc Thế giới, Barcelona, hạng mục Công trình Giáo dục tốt nhất; giải Khuyến khích cho sự độc đáo, Giải thưởng về Kiến trúc và Cảnh quan Đô thị, Dubai, Cityscape Global | Tuyên dương, Giải thưởng Cộng đồng Kiến trúc Thế giới 20+10+X, Cộng đồng Kiến trúc Thế giới | Chung kết, Giải thưởng ARCASIA, Hội đồng Kiến trúc sư Khu vực Châu Á | Kiến trúc Bền vững/Xanh tốt nhất, ArchiDesign Awards | The Institutional Architecture Award, Quỹ Kiến trúc + Thiết kế & Quang phổ

198

Năm 2008 Chung kết, Giải thưởng MIPIM Châu Á, MIPIM Châu Á Năm 2007 Giải đặc biệt cho Thiết kế Môi trường, Cityscape Architectural Review, Dubai HIỆU NĂNG2 Năng lượng tiêu thụ hàng năm 290 MWh Năng lượng khai thác tại chỗ (% của tổng năng lượng tiêu thụ) Không Khí thải nhà kính Không có thông tin Mức độ tiêu thụ năng lượng 24,7 kWh/m2/năm
(ít hơn 54% so với tiêu chuẩn công trình tương đương của GRIHA) Lượng nước tiêu thụ hàng năm 7.500 m³ Mức độ sử dụng nước Không có thông tin Nước khai thác tại chỗ (% của tổng lượng nước tiêu thụ) Tái chế nước xám: 100%

N 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 40°C

29–31 32 33

30

Thời tiết của thành phố Jaipur, Ấn Độ Đường biểu kiến mặt trời qua công trình PAF Phối cảnh ngoại thất

20 10 0 -10 1.0 kW/m² 0.8

30

0.6 0.4 0.2

> 342 hrs

0.0 % RH 100

40

450 mm

30

90

400

80

350

20

70

300

10

60

250

50

200

40

150

30

100

20

50

10

0 1

2_ Các chỉ số tiêu thụ năng lượng và nước cho giai đoạn 12 tháng từ năm 2009 đến năm 2010

N 50 km/h

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

< 34

29

31


Vật liệu (xây dựng) | Đá Kota khai thác tại địa phương 4.640 m² cho việc lát sàn | Đá mài khai thác tại địa phương, 5.900 m² cho việc lát sàn | Tấm che nắng jaali bằng bê tông, 1.100 m², làm bởi nghệ nhân địa phương | Thiết bị nội thất từ các tấm bao bì giấy ép | Các bình matka chế tạo tại chỗ cho kết cấu cách nhiệt Các chế độ tiện nghi3 Tiện nghi nhiệt | Thụ động (thông gió tự nhiên): 100% (cho 80% giờ vận hành) | Chủ động (điều hòa không khí): 50% (cho 20% giờ vận hành) Tiện nghi thị giác | Thụ động (ánh sáng tự nhiên): 90% | Chủ động (ánh sáng điện): 10%

199

33

N

32

3_ Phần trăm tổng diện tích sàn được thiết kế để chủ yếu phụ thuộc vào các chiến lược thụ động hoặc các hệ thống chủ động


512° B 1 594° Đ 10 NHÀ TẮM & THƯ VIỆN SAFE HAVEN THƯ VIỆN CHỢ CŨ 200

THÁI LAN


13.81046 00.72895 Nhà tắm & Thư viện Safe Haven

Ban Tha Song Yang, Thái Lan

Thư viện Chợ cũ

Bangkok, Thái Lan

NHÀ TẮM & THƯ VIỆN SAFE HAVEN

THƯ VIỆN OLD MARKET

Ban Tha Song Yang Tỉnh Tak 63150 Thái Lan

Min Buri Bangkok 10150 Thái Lan

Địa điểm 17,55512° vĩ Bắc 97,92594° kinh

Đông Hoàn thành Tháng 1 năm 2009

Chi phí Nhà tắm: 3.800 đô-la Mỹ Thư viện: 4.900 đô-la Mỹ Quy mô Cao nhất 2 tầng Tổng diện tích sàn Nhà tắm: 61 m2 Thư viện: 28 m2 Diện tích khu đất 8.000 m2 Thể loại Cộng đồng

Công năng Nhà tắm Thư viện Lượng người sử dụng Phục vụ cho một cộng đồng 79 trẻ em mồ côi tỵ nạn dân tộc Karen Lượng giờ sử dụng 8.760 giờ/năm

Địa điểm 13,81046° vĩ Bắc 100,72895° kinh

Đông Hoàn thành Tháng 5 năm 2009

Chi phí 4.500 đô-la Mỹ Quy mô Cao nhất 2 tầng Diện tích sàn 27 m2

Diện tích khu đất Không có thông tin Thể loại Cộng đồng

Công năng Thư viện Lượng người sử dụng Phục vụ cho một cộng đồng 400 cư dân Lượng giờ sử dụng 8.760 giờ/năm

201


202


203


204


205


1

2

206

1 2

3

4

Thư viện Safe Haven: xây dựng bởi các sinh viên đến từ Na Uy Mặt đứng hướng Nam của Nhà tắm Safe Haven với một đồn điền trồng gỗ tếch phía sau Thư viện Chợ cũ: các tình nguyện viên và thợ xây đến từ cộng đồng Min Buri trong thời gian xây dựng Nhà tắm Safe Haven: các thợ địa phương đang chuẩn bị tre 3


Bền vững về mặt xã hội không nhận được sự quan tâm giống như bền vững về mặt môi trường hoặc về mặt kinh tế tại Châu Á. Những mối bận tâm về sức tăng trưởng và đảm bảo an ninh nguồn tài nguyên đã không tính đến quyền lợi của các cộng đồng dân cư nghèo khó tại các vùng nông thôn hoặc trong các khu ổ chuột đô thị. Bất kỳ lúc nào các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ xem xét việc này, các hành động can thiệp của họ thường thực dụng, thiếu hiểu biết về các nhu cầu thực sự và những nguyện vọng của người dân mà họ phục vụ. Các kiến trúc sư người Na Uy, Andreas Grøntvedt Gjertsen và Yashar Hanstad, đã tham gia công tác nhân đạo tại Châu Á thông qua văn phòng thiết kế TYIN tegnestue của họ. Kể từ năm 2008, họ đã xây dựng một số dự án cộng đồng tại vùng nông thôn và đô thị ở Thái Lan. Trong cách tiếp cận, họ nói về một loại “kiến trúc cần thiết”.1 Các dự án xem xét những nhu cầu cơ bản (thường là cấp bách) có thể được đáp ứng với một lượng tiền ít ỏi và lòng tốt của con người. Nhóm thiết kế bắt đầu bằng việc chắp nối những gì là cần thiết với những gì đã có sẵn. Vệ sinh môi trường, ngập lụt, chống chịu thời tiết và chi phí là những yếu tố được xác định ban đầu, phác họa những gì được xây dựng và cách thức xây dựng. Bằng cách kết hợp các yếu tố trên với nhau – kết nối những người sử dụng công trình với khu đất, khí hậu, cộng đồng – dự án nói lên tâm tư và tinh thần của họ. Ví dụ, các mành hay rèm che nắng điều chỉnh theo thời tiết cũng đồng thời mang lại sự riêng tư. Các chuyên gia dẫn dắt quá trình thực hiện dự án nhưng cộng đồng hầu như luôn được tham gia. Kết cấu và không gian đơn giản, nhưng công trình có các điểm nhấn về màu sắc, bố cục và vật liệu. Các thiết kế mang hơi hướng đương đại và có phần kỳ lạ này – đặt trong những bối cảnh mộc mạc và cũ nát – không bao giờ gây sự khó chịu hay quá đà.

1_ Công ty thiết kế kiến trúc TYIN tegnestue www.tyintegnestue.no

Ngoài việc phục vụ cho các cộng đồng dân cư, các dự án còn là một nền tảng phục vụ cho việc học tập. Một vài dự án thí điểm của công ty TYIN tại Châu Á còn là những chương trình học tập thực tế cho các sinh viên kiến trúc từ Na Uy, với những người này thì hình thức công trình như vậy rất khác biệt so với những gì mà họ đã quen thuộc, trở thành một cách để thấu hiểu xã hội tại các quốc gia đang đang phát triển và nhu cầu của những người dân tại đó. Hai dự án của TYIN được đề cập đến. Dự án đầu tiên là nhà tắm và thư viện trong một trại trẻ mồ côi gần biên giới Thái Lan và Myanmar, trong một cộng đồng dân cư nhỏ là nơi nương náu của những người tị nạn Karen. Người Karen là một dân tộc thiểu số bị trục xuất khỏi Myanmar nhưng không được công nhận chính thức tại Thái Lan. Dự án kia là tái sử dụng thích ứng một ngôi nhà cũ 100 năm tuổi đã được chuyển đổi thành một thư viện cho cư dân của quận Min Buri, một khu vực dân cư đông đúc của thành phố Bangkok, đã từng là một trung tâm thương mại nhưng bây giờ là một khu ổ chuột đô thị. Cả hai dự án đều nhỏ, mang tính chiến lược, được thiết kế một phần để đáp ứng nhu cầu hàng ngày, một phần để khôi phục lại niềm tự hào cho một cộng đồng đang chật vật tìm vị trí của mình trong xã hội.

4

207


5

6

11

208 Safe Haven: Nhà tắm Sự gắn kết 5

6–7 8 9

10

11 12 13 14

Các bồn tiểu làm từ những lốp xe cũ và các ống nhựa rẻ tiền Màn che bằng tre để đảm bảo sự kín đáo và che nắng Không gian tắm Sàn được nâng cao và thoát nước vào một mương sâu 1 m được đổ đầy sỏi và đá Các nhà vệ sinh với những lốp cũ và sàn được chế tạo sẵn từ các cửa hàng địa phương Tầm nhìn từ phía trước Mặt bằng Tầm nhìn từ phía sau Mặt đứng hướng Nam

Vào tháng 1 năm 2009, công ty TYIN mời 15 sinh viên kiến trúc Na Uy đến tham gia một chương trình học tập thực tế tại trại trẻ mồ côi Safe Haven. Những nhu cầu cấp thiết nhất tại thời điểm đó là một nhà tắm và một thư viện mới. Các nhân công người Karen làm việc miệt mài cùng công ty TYIN cho dự án nhà tắm. Các sinh viên, cùng các giáo sư, đã xây dựng nên thư viện. Thách thức đầu tiên của nhà tắm là việc xử lý nước thải và thoát nước. Tại khu đất, có thể có quá nhiều hoặc quá ít mưa, làm tăng thêm rủi ro về nguy cơ mắc phải dịch bệnh, nhất là nếu các hệ thống vệ sinh bị ảnh hưởng khi có một trận mưa lớn. Nhà tắm cũ trước đây thường ẩm ướt và bẩn. Trong nhà

tắm mới, chất thải từ các bồn cầu mới đi qua các đường ống và sâu xuống lòng đất. Các sàn bằng gỗ được nâng cao giữ cho không gian khô ráo. Hệ thống thoát nước, bao gồm một mương sâu 1 m phủ đầy sỏi, được thiết kế nhằm đối phó với lũ lụt vào mùa mưa. Nhà tắm là một cấu trúc khối hộp vuông vức có một bồn cầu kiểu phương Tây, hai bồn cầu bệt, các bồn rửa tay và một khu vực tắm rửa đồng thời giặt giũ. Các chức năng riêng tư được bao che bởi các bức tường xây từ gạch khối bằng bê tông tạo nên hai không gian kín ở hai đầu công trình. Bên trong, các bồn cầu được làm từ những lốp xe cũ và các sản phẩm làm sẵn mua từ các cửa hàng địa phương. Các không gian nửa công cộng nửa cá


7

8

12

9

10

13

209

nhân được bố trí giữa hai khối riêng tư, được nhấn bởi một mặt ngoài bằng tre nghiêng hướng về phía mặt trước của nhà tắm, có chức năng là tấm chắn nắng mưa và một vách che nhẹ nhàng. Khu vực tắm ở giữa và các không gian đi lại được nâng lên khỏi mặt đất để cho nước tràn chảy xuống hố rải sỏi bên dưới.

14


15

210

16

Safe Haven: Thư viện Sự gắn kết 15 16 17 18

19 20

21

Một khoảng không gian ngoài trời phân chia thư viện thành hai phần Các giá sách dựa vào tường phía sau Khu vực máy tính Phía sau thư viện với một khu vui chơi và các ghế dài Mặt bằng Phía trước thư viện được che chắn bởi cây tre và các mái hiên Không gian áp mái

Thư viện, giống như nhà tắm, là một cấu trúc đơn giản. Một bức tường gạch khối bằng bê tông ở một bên có chức năng ngăn cản nhiệt và chốt 17 giữ kết cấu. Một tấm đan bằng tre đặt nghiêng ở phía bên kia giữ cho không gian bên trong được thông thoáng, gác có chức năng như một khu vực được che nắng và có ánh sáng tự nghỉ ngơi hoặc ngủ cho trẻ em. nhiên. Cấu trúc này được làm từ gỗ có nguồn gốc địa phương được mua tại các điểm gần đó. Tre có nguồn gốc từ khu rừng bên cạnh. Nền móng được làm từ các phiến đá và đá cuội được tìm thấy tại khu đất, thể tích tổng cộng khoảng 17 m3. Ở tầng dưới, mặt bằng được phân chia bởi một không gian mở. Một bên của khu ngoài trời này là không gian đọc sách; bên kia là nơi để máy tính. Các bậc thang dẫn lên tầng


18

19

211

21

20


22

212

22 23

Mặt bằng và mặt cắt Phía trước thư viện: một tuyến phố nhộn nhịp với khách đi bộ và những người bán hàng rong 24 Nền được nâng cao để đảm bảo khô ráo trong mùa lũ lụt hàng năm 25 Không gian đọc 26–27 Công trình trước khi cải tạo

23

24

25


26

27

Thư viện mở ra một lối đi có mái che ở phía trước và một con kênh nhỏ ở phía sau. Một hành lang, kết nối hai không gian này, chạy dọc trên mặt bằng tầng trệt với các không gian đọc sách được bố trí sang một bên. Mái cao của ngôi nhà cũ cho phép tạo một gian gác xép phía trên được tiếp cận bằng một cầu thang gần lối vào phía trước. Đây là không gian phụ trợ để đọc sách hoặc tụ họp. Mối quan tâm chính của nhóm thiết kế là mùa mưa hàng năm khi nước lũ có thể dâng cao đến 50 cm trên mặt sàn. Giữ không cho nước tràn vào nhà sẽ khó khăn; những người làm công tác thiết kế quyết định nâng các không gian đọc sách lên cao để đảm bảo rằng thư viện vẫn có thể được sử dụng trong suốt mùa

lũ. Các chi tiết xây dựng đã được hình dung ra bằng cách suy nghĩ đến vấn đề nước; các bức tường bê tông bên cạnh và các kênh dẫn gió để ngăn hơi ẩm và chống mục gỗ. Một điểm phải cân nhắc nữa là sự phụ thuộc vào các vật liệu địa phương và vật liệu tái sử dụng. Các kệ sách được tái chế từ các hộp gỗ của các dự án trước; các tấm ốp làm từ gỗ cũ và đã bị hư hỏng, được tìm thấy tại các khu vực xung quanh. Các vật liệu tốt hơn mà cần thiết được mua tại một cửa hàng bán đồ cũ tại địa phương.

Thư viện Old Market Sự Gắn kết

213


28

214

29

30


31

32

33

215

Thư viện Old Market Sự cam kết Một khát vọng chủ yếu là thúc đẩy sự gắn kết cộng đồng tại khu vực, với thư viện đóng vai trò như một chất xúc tác, tạo nên sự thay đổi tích cực. Quá trình thiết kế đã tìm kiếm sự tham gia của các bên liên quan. Ngay từ ban đầu, việc này có nghĩa rằng các nhà thiết kế tổ chức các buổi họp thường xuyên với cư dân gần đó để tìm ra những gì họ mong muốn và nhằm tạo ra nhận thức về dự án. Các cư dân cũng được khảo sát để biết quan điểm của họ đối với cộng đồng, về quá khứ, hiện tại và tương lai của cộng đồng. Khi dự án phát triển, trở nên thực tiễn hơn và được cảm nhận rõ hơn, các thành viên của cộng đồng cùng tham gia như những cá nhân tích cực. Một nhóm thông thường với các tình nguyện viên đã sớm bắt đầu làm việc chung với công ty TYIN.

28 29

Sân sau Các giá dạng hộp được làm từ những vật liệu tái chế 30 Không gian áp mái 31 Trẻ em của cộng đồng Min Buri trình bày các mô hình ý tưởng 32–33 Người dân địa phương làm việc với các chuyên gia và tình nguyện viên


NHÀ TẮM SAFE HAVEN

NHÓM DỰ ÁN Chủ đầu tư Trại trẻ mồ côi Safe Haven Các kiến trúc sư | Andreas Grøntvedt Gjertsen Gjertsen | Yashar Hanstad

THƯ VIỆN Old Market

CÁC NHÀ CUNG CẤP Tất cả vật liệu được mua từ các chợ địa phương

NHÓM DỰ ÁN Chủ đầu tư Cộng đồng Chợ cũ Các kiến trúc sư | Pasi Aalto | Andreas Grøntvedt Gjertsen | Yashar Hanstad | Magnus Henriksen | Erlend Bauck Sole Các cộng tác viên Kasama Yamtree and Patama Roonrakwit (Văn phòng Kiến trúc sư CASE) CÁC NHÀ CUNG CẤP Tất cả vật liệu được lấy từ khu vực hoặc mua vật liệu sử dụng lại từ các chợ địa phương

THƯ VIỆN SAFE HAVEN

NHÓM DỰ ÁN Chủ đầu tư Trại trẻ mồ côi Safe Haven Các kiến trúc sư Sinh viên từ Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy | Pasi Aalto | Jan Kristian Borgen | Mari Folven | Ragnhild Førde | Sunniva Vold Huus | Olav Fåsetbru Kildal | Lene M.N. Kværness | Oda Moen Møst | Ørjan Nyheim | Karoline Salomonsen

| Anne Sandnes | Ola Sendstad | Kristoffer B. Thørud | Caroline Tjernås | Anders Sellevold Aaseth Cộng tác viên Nhóm kiến trúc sư Rintala Eggertsson Các giáo sư | Hans Skotte | Sami Rintala Các nhà tài trợ | Norsk Betongforening | Bygg uten grenser | Minera Norge | Spenncon

216

| Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, NTNU

N 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 40°C 35 30

34–36 Thời tiết của Ban Tha Song Yang, tỉnh Tak, Thái Lan 37–39 Thời tiết của thành phố Bangkok, Thái Lan

25 20 15

1.0 kW/m² 0.8

35

0.6 0.4 0.2

> 635 hrs

0.0 % RH 100

40

450 mm

90

400

80

350

70

300

60

250

50

200

40

150

30

100

20

N 50 km/h

30 < 63

20 10

50

10

0 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

34

36


CÁC GIẢI THƯỞNG Năm 2011 | Giải khuyến khích, Kiến trúc của Sự Cần thiết, Bảo tàng Nghệ thuật Virserum Thụy Điển (giải thưởng trao cho TYIN tegnestue) | Chung kết, Giải thưởng Norsk Form Pris for Unge Arkitekter, Quỹ Thiết kế và Kiến trúc, Na Uy (giải thưởng trao cho TYIN tegnestue) | Danh sách rút gọn, Giải thưởng Quốc tế WAN, World Architecture News blog (giải thưởng trao cho TYIN tegnestue) | Giải Vàng, International Architecture Awards, Thư viện Chicago: Viện Bảo tàng Kiến trúc – Thiết kế và Trung tâm Kiến trúc, Nghệ thuật, Thiết kế và Đô thị học Châu Âu cùng Tổ chức Nghiên cứu Đô thị Hoa Kỳ (giải thưởng trao cho TYIN tegnestue) | Chung kết, Great Places Award, Hiệp hội Nghiên cứu Thiết kế Môi trường, Vương quốc Anh (giải thưởng trao cho TYIN tegnestue) | Giải Vàng, Giải thưởng Dedale Minosse, ALAAssoarchitetti, Ý (giải thưởng trao cho TYIN tegnestue)

Năm 2010 | Giải Vàng, Best of TIDA, Eco and Conservation Award, Hiệp hội Thiết kế Nội thất Thái Lan (Thư viện Old Market) | Giải Bạc, International Sustainability Award, hạng mục Công trình Bền vững, Ý (giải thưởng trao cho TYIN tegnestue) | Giải Vàng, Making Space Awards, Hiệp hội Trẻ em Scotland cùng với Chính quyền, Kiến trúc và Thiết kế, Scotland (giải thưởng trao cho TYIN tegnestue) | Giải Vàng, The Earth Awards, Giải thưởng Công lý Xã hội, Vương quốc Anh (giải thưởng trao cho TYIN tegnestue) Năm 2009 Giải Vàng, Công trình của Năm, hạng mục Bảo tàng và Thư viện quốc tế, ArchDaily blog (Thư viện Safe Haven)

217

N 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 40°C 35 30 25 20 15

1.0 kW/m² 0.8

38

0.6 0.4 0.2

> 490 hrs

0.0 %RH 100

40

450 mm

90

400

80

350

70

300

60

250

50

200

40

150

30

100

20

N 50 km/h

30 < 49

20 10

50

10

0 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

37

39


31576° B 23507° Đ KHU DÂN CƯ NAM TÚ MẬU BÌNH 218

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC


Hồng Kông

Khu dân cư phía Nam Tú Mậu Bình

Quan Đường Cửu Long Hồng Kông Trung Quốc Địa điểm 114,23507° kinh Đông

Công năng 5 khối nhà ở 3.995 căn hộ chung cư

Hoàn thành Tháng 8 năm 2009

Lượng người sử dụng 11.000 cư dân

Chi phí1

Lượng giờ sử dụng 8.760 giờ/năm

22,31576° vĩ Bắc

112.500.000 đô-la Mỹ

Quy mô Chiều cao tối đa 41 tầng Tổng diện tích sàn 175.700 m2

Diện tích xây dựng2 39.133 m2 Diện tích khu đất 49.000 m2 Mật độ xây dựng 18%

Thể loại Dân cư

1_ Tương đương 877 triệu đô-la Hồng Kông dựa trên tỷ giá quy đổi ngoại tệ sang đô-la Mỹ ngày 1 tháng 8 năm 2009 | Quỹ Tiền tệ Quốc tế. www.imf.org 2_ Bao gồm các bức tường, các vườn cây, các lối đi bộ, khu vực giao thông, các khu sàn hồ bơi và các diện tích được lát nền

219


220


221


222


223


1

224

Sân bóng

Cổng vào

Khu sinh hoạt ngoài trời

Khu hoạt động của người cao tuổi Vòng tròn mặt trời

Khối thang máy

Khu vui chơi cho trẻ em

Cổng vào Khu không có rào chắn Khu cộng đồng

2

3


Nhà ở công cộng có khả năng chi trả là một trong những nhu cầu cấp bách nhất tại Châu Á. Khoảng 20.000 không gian sinh sống mới cần được cung cấp mỗi ngày, nhiều căn trong số đó dành cho những người phải trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.3 Sự hồi đáp của các cơ quan nhà nước thường không hài hòa với ý tưởng về một cuộc sống dễ chịu. Sự gia tăng các tòa nhà chung cư lặp đi lặp lại đến mức vô hồn trong khu vực Châu Á đã đặt ra câu hỏi về điều gì tạo nên một ngôi nhà. Nhiều người lập luận rằng điều này đòi hỏi phải có sự xem xét rộng hơn đối với trạng thái lành mạnh về sức khỏe, vượt xa hơn phần cứng của môi trường xây dựng để hướng đến những thuộc tính mềm dẻo hơn của yếu tố địa điểm, dẫn đến cảm giác gắn bó muốn được chia sẻ cùng nhau. Nhu cầu bức thiết xây dựng nhà ở cho cộng đồng với tốc độ nhanh và ở mức giá rẻ sẽ luôn tồn tại. Tuy nhiên, việc này phải căn cứ theo nhu cầu trong một hoàn cảnh cụ thể của cộng đồng mà dự án nhà ở tại đó sẽ phục vụ. Khu dân cư Nam Tú Mậu Bình (SMPS) cho thấy rằng một nhu cầu này sẽ không mâu thuẫn với một nhu cầu khác. Kể từ năm 1987, khu dân cư Nam Tú Mậu Bình tại bán đảo Cửu Long đã được tái phát triển theo các giai đoạn. Công việc trong dự án SMPS – một nhóm gồm 5 tòa nhà kiểu tháp cho 11.000 cư dân – được bắt đầu vào năm 2004. Cũng giống như phần lớn các dự án nhà ở khác tại Hồng Kông, một quỹ ngân sách eo hẹp khiến công tác xây dựng phụ thuộc vào công nghệ tiền chế bên ngoài khu đất. Điều này đặt ra câu hỏi: làm cách nào để khiến dự án này trở nên khác biệt? Nhiều người biết rõ là phương pháp xây dựng tiền chế dẫn đến sự giống nhau về kiểu cách, có thể mâu thuẫn với việc tạo nên đặc điểm riêng của từng khu vực. Nhóm thiết kế đã nghiên cứu khu đất dự án để xem có cơ hội nào tạo nên bản sắc riêng. Quá trình thiết kế bắt đầu từ hai phía. Một phía là các chuyên gia 3_ Theo nguồn Economist Intelligence Unit. (2011)

nghiên cứu gió và ánh sáng bằng cách sử dụng các công cụ phần mềm giả lập môi trường. Họ kiểm tra làm thế nào các luồng không khí – thổi qua khu đất – tác động đến sự thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên. Các phân tích của họ dẫn đến kết quả là năm khối nhà được sắp xếp theo hàng giúp tăng cường sự dịch chuyển không khí qua các căn hộ. Điều này cũng góp phần trong việc quyết định cách tổ chức mặt bằng tầng trệt và các hoạt động tại đó. Từ phía bên kia, các thành viên của nhóm thiết kế xem xét sự kết nối với thiên nhiên và trong phạm vi cộng đồng. Cảnh quan tầng trệt của khu dân cư SMPS bố trí đa dạng các chủng loại cây trồng và các không gian công cộng khác nhau, cây trồng nhiều chủng loại hướng tới sự đa dạng sinh học, còn không gian công cộng dành cho các nhu cầu xã hội. Cả hai đều đóng góp vào sự lành mạnh của cộng đồng. Các không gian công cộng được kết hợp rất nhiều chức năng và tiếp cận thuận tiện, kể cả cho những người khuyết tật. Các không gian này mang dấu ấn của cư dân thông qua các trang trí sắp đặt nghệ thuật và biển hiệu cho chính tay họ làm. Không gian xanh trải dài lên các triền dốc và công trình; kết quả là, SMPS là một trong những khu dân cư có nhiều mảng xanh nhất tại Hồng Kông. Địa hình dốc, những tưởng có thể là một hạn chế, lại được phát huy tối đa để trở thành lợi thế. Gắn trong cảnh quan, các cánh quạt điện gió và tấm pin năng lượng mặt trời – nhô lên như những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt – tạo ra điện năng và cả nhận thức về những vấn đề môi trường. Công trình với tỷ lệ này – trong sự trao đổi nội tại giữa người ở và môi trường sống của họ – đã thể hiện rõ cách thức mà khu dân cư này đã tạo lập nên một bản sắc riêng và phong cách sống. Khu dân cư SMPS đã đạt được điều này trong điều kiện hạn chế về ngân sách và thời gian – đây là một bài học đáng chú ý cho các dự án nhà ở công cộng khác tại Châu Á.

225

1 2 3

Kiểu nhìn theo mặt cắt của một tòa tháp chung cư điển hình Mặt bằng khu đất Sự phân khu của mặt bằng tầng trệt


Hấp thu nhiệt mặt trời giảm bớt 30%

4

5

7

8

9

10

11

12

226


6

227 Lành mạnh Gió và ánh sáng Một nghiên cứu các dòng chuyển động không khí của khu đất đã xác định các luồng gió mạnh vào mùa hè vận tốc 3-5 m/s – từ phía Đông Nam. Điều này dẫn đến cách thức sắp đặt cụ thể của các khối nhà sao cho tạo được các luồng không khí lưu thông, thành một hành lang gió xuyên qua khu đất. Cách sắp đặt này được thực hiện mà không ảnh hưởng đến nhu cầu thông gió cho một dự án nhà ở khác đã hoàn chỉnh nằm phía sau khu dân cư SMPS. Các khối nhà được được bố trí theo cách tạo tối đa bóng râm bên trong, một số khối che chắn cho các khối khác khỏi mặt trời từ hướng Tây. Được trang bị một mô hình làm việc với các thông số về hình dáng kiến trúc và thuộc tính về môi trường, nhóm thiết kế đã nghiên cứu

ảnh hưởng kết hợp giữa tiếp xúc với không khí và phơi sáng mặt trời trên mặt đất. Việc này giúp nhóm thiết kế quyết định các vị trí dành cho hoạt động. Nói cách khác, tiện nghi là một điểm quan trọng được cân nhắc trong việc bố trí các hoạt động. Bên trong các khối nhà tháp, những ô cửa sổ được bố trí theo cách tạo đường dẫn không khí qua các sảnh thang máy và các hành lang. Việc tạo hành lang hút gió đã dẫn gió thổi từ trên mái xuống để bù đắp cho các tầng bên dưới là nơi không khí kém lưu thông hơn. Nhằm tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên vào bên trong các căn hộ, độ sâu của các mái che cửa sổ đã được điều chỉnh phù hợp theo từng hướng.

4 5

6 7

8 9 10

11 12

Các tòa nhà của khu dân cư SMPS Cải thiện lớp vỏ che nắng mang lại sự tiện nghi nhiệt cao hơn cho những người sử dụng Chi tiết của lớp vỏ che nắng Sự mô phỏng khí động học bằng máy tính thể hiện hành lang gió làm gia tăng vận tốc gió trong các tháng mùa hè Bóng đổ lúc 8 giờ sáng trong các tháng mùa hè Bóng đổ lúc 4 giờ chiều trong các tháng mùa hè Sự mô phỏng khí động học bằng máy tính thể hiện gió trong các tháng mùa đông Bóng đổ lúc 8 giờ sáng trong các tháng mùa đông Bóng đổ lúc 4 giờ chiều trong các tháng mùa đông


Phủ xanh cùng cấp Dốc xanh Mái xanh Bê tông xanh Tường đứng xanh

13

228 Lành mạnh Khoảng xanh 13

Cảnh quan của khu dân cư SMPS 14–17 Cảnh quan bao gồm một lớp phủ mặt đất mới, bảo tồn và trồng lại các cây cối hiện hữu và kết hợp những mảng xanh vào công trình trên các lối dạo bộ và các mặt đứng 18–19 Mặt dốc trước và sau khi phục hồi và trồng cây

Ba chiến lược cảnh quan đã mang lại cho khu dân cư SMPS nhiều mảng xanh hơn bất kỳ dự án nhà ở nào khác tại Hồng Kông.

1. Tối đa hóa mặt đất (10.225 m2) Mặt đất được bao phủ bằng các cây trồng và các thảm cỏ tạo nên các lối đi dạo bộ và nhiều khu vực hoạt động ngoài trời. Một vườn hoa đã được bố trí phía trước hành lang gió do vậy hương thơm từ hoa sẽ thổi qua khu đất.


15

14

16

17

18

19

229

2. Tận dụng các bề mặt dốc trong đô thị (7.200 m2) Khoảng 2.200 m2 tấm ốp dạng lưới bằng bê tông giúp ổn định các bề mặt dốc hiện hữu, giảm thiểu việc di chuyển đất và cây cối. Công việc này đã giúp giữ lại 114 cây. Có 42 cây phải di chuyển đã được trồng lại ở khu vực khác trong phạm vi đất dự án. Các bề mặt dốc sau khi đã ổn định được trải thảm cỏ và trồng cây với trên 26.090 cây bản địa và cây bụi để thu hút các loài chim và bướm.

3. Tích hợp với các tòa nhà (phương đứng, 205 m2; trên mái, 1.625 m2) Cây trồng được trải rộng lên mái của các tòa nhà thấp tầng và các đường dạo bộ cũng như các bề mặt tường thẳng đứng. Khu đất dự án có một đường dạo bộ với cây xanh che phủ dài nhất trong tất cả các khu dân cư ở Hồng Kông.

Mảng xanh của khu dân cư SMPS che phủ khoảng 21.430 m2, chiếm 43% tổng diện tích khu đất. Khu dân cư là nơi sinh trưởng của 5.529 cây, trung bình cứ hai người dân hưởng một cây. Điều này tương đương với việc giảm 127,1 tấn khí thải CO2 quy đổi. Các diện tích cây xanh được ước tính giảm hiệu ứng đảo nhiệt xuống bốn lần (so với một bề mặt đất trống có diện tích tương đương).


20

21

22

Phương pháp tiền chế làm giảm chi phí xây dựng và đẩy nhanh thời gian thực hiện dự án. Tất cả các bức tường mặt tiền của công trình, các cầu thang và các lõi đổ rác của dự án khu ở SMPS đều được chế tạo sẵn ở bên ngoài khu đất. Tổng cộng có trên 14.000 m3 bê tông tiền chế được sử dụng. Việc này đưa đến hình khối công trình được đơn giản hóa ở mức độ cao, nghĩa là các công tác thi công ướt trên khu đất cũng được thực hiện nhanh chóng hơn. Ví dụ, mặt bằng bố trí đối xứng của các khối nhà cho phép giảm 50% ván khuôn tường, so với những tiêu chuẩn công nghiệp thông thường. Các lợi ích thu được là lượng phế thải ít đi và nạn ô nhiễm xây dựng được giảm bớt.

Trong khi nhiều dự án nhà ở dựa vào phương pháp xây dựng tiền chế thì chỉ có một số ít dự án sử dụng vật liệu tái chế. Tại khu dân cư SMPS, nhựa tái chế được sử dụng làm đồ trang trí cảnh quan ngoài trời và lát các bề mặt sàn có diện tích lên tới 650 m2. Thêm 8.300 m2 bề mặt lát đường nữa đã được thực hiện với các viên gạch lát tái chế được đúc dạng khối. Kết cấu bê tông chứa khoảng 1.464 tấn tro nhiên liệu, một loại rác thải từ các ngành công nghiệp khác, và việc tận dụng này đã làm giảm nhu cầu đối với xi măng.

230 Hiệu quả Vật liệu 20–22 Lắp ráp các cấu kiện tiền chế 23–24 Làm cho tất cả các không gian cộng đồng rộng mở cho mọi người 25–26 Cư dân tham gia vào việc làm đẹp khu dân cư


23

24

25

26

231 Cam kết ủng hộ Sự tham gia của cộng đồng Chương trình Ươm mầm Hành động, là một chiến dịch kêu gọi cư dân chăm sóc các hạt mầm cây con trong quá trình xây dựng và sau này, khi dự án được hoàn tất, để trồng các cây xanh này một cách cố định xung quanh khu dân cư. Chương trình này được triển khai tại một số khu dân cư ở Hồng Kông, bao gồm cả khu SMPS. Chương trình Tác phẩm Nghệ thuật tại khu nhà ở SMPS đã cho thấy các sinh viên từ những trường học xung quanh thi nhau trang trí các tảng đá được mang đến từ khu mỏ đá ở gần đó. Một cư dân của khu ở được mời đến để viết các ký tự thư pháp cho khu ở và các khối chung cư. Điều nổi bật nhất của sự gắn kết cộng đồng là cuộc khảo sát người sử dụng khi dự án đi vào vận hành

với 355 cuộc phỏng vấn được thực hiện với cư dân. Kết quả nói chung là khả quan. Mức hài lòng chung vượt 90% qua các phiếu thu về. Ấn tượng tích cực từ việc thiết kế khu dân cư và mảng xanh cao, lên đến 95%; mức tiện nghi cho các không gian ngoài trời được đánh giá ‘tốt’ bởi 93% người dân.


NHÓM DỰ ÁN Chủ đầu tư Cơ quan Nhà ở Hồng Kông Kiến trúc sư, kỹ sư dịch vụ công trình, kỹ sư xây dựng, kỹ sư địa chất, kiến trúc sư cảnh quan, nhà quy hoạch, dự toán viên và kỹ sư kết cấu Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông Tư vấn thiết kế môi trường I Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ove Arup và Cộng sự tại Hồng Kông Tư vấn thiết kế môi trường II Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Các hệ Sinh thái Nhà thầu chính I Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Xây dựng Hanison Nhà thầu chính II Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kỹ thuật Chatwin Quản lý trang thiết bị Phân ban Quản lý Địa ốc, Ban Nhà ở, Đặc khu Hành chính Hồng Kông CÁC NHÀ THẦU Cách nhiệt Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Keo dán Henkel

Chiếu sáng kết hợp Hãng Năng lượng EGL Cánh quạt điện gió Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn Kỹ thuật Năng lượng Mới Mái xanh Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Quốc tế Strongly Các mặt tiền được chế tạo theo phương pháp tiền chế Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Các sản phẩm Bê tông Sun Wah Thâm Quyến CÁC GIẢI THƯỞNG Năm 2011 FuturArc Green Leadership Award, hạng mục khu dân cư (nhiều nhà ở), Công ty TNHH Thông tin Xây dựng Châu Á BCI Năm 2010 Giải thưởng lớn, Giải thưởng Công trình Xanh, hạng mục công trình mới, Hội đồng Công trình Xanh Hồng Kông HIỆU NĂNG4 Năng lượng tiêu thụ hàng năm 2.124,6 MWh (chỉ cho khu vực công cộng) Các khí thải nhà kính Không có thông tin Mức độ tiêu thụ năng lượng Không có thông tin

Lượng nước tiêu thụ hàng năm 13.157 m3 (chỉ cho khu vực công cộng) Mức độ sử dụng nước Không có thông tin Các vật liệu (xây dựng) Giải pháp tiền chế | Mặt tiền: 13.099 m3 | Cầu thang: 922 m3 | Ống thoát rác: 22 m3 Các vật liệu (vận hành) | Các khối lát vỉa hè tái chế cho những khu vực bên ngoài nhà: 8.312 m2 | Sáu ghế ngồi bê tông của khu nhà ở bị phá hủy kế bên được tái sử dụng cho ghế ngồi ngoài trời | Nhựa tái chế cho các vật dụng cảnh quan và lát sàn ngoài trời: 650 m2 | Tro nhiên liệu nghiền nhỏ thành bột trộn trong bê tông: 1.464 tấn

232

Lành mạnh (phản hồi của người sử dụng) | Tỷ lệ hài lòng chung với khu vực xây dựng: 91,5% | Tỷ lệ hài lòng với sự cung ứng chỗ ở và sự đầy đủ thích hợp của Xanh hóa: 95,0% | Hài lòng với mức tiện nghi môi trường gió của người đi bộ: 93% Các chế độ tiện nghi5 Tiện nghi nhiệt | Thụ động (thông gió tự nhiên): 100% | Chủ động (điều hòa không khí): Miệng gió được cung cấp để lắp đặt các cục điều hòa không khí tùy theo quyết định của người thuê nhà Tiện nghi thị giác | Thụ động (ánh sáng tự nhiên): 100% | Chủ động (ánh sáng điện): Không có

N 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 40°C 30

27–29 Thời tiết của Hồng Kông, Trung Quốc 30 Mặt đứng của một tòa tháp chung cư 31 Mặt cắt ngang qua khu đất

20 10 0 -10 1.0 kW/m² 0.8

28

0.6 0.4 0.2 > 1,266 hrs

0.0 % RH 100

675 mm

90

600

80

525

70

450

60

375

50

300

40

225

30

150

20

75

10

0 1

4_ Chỉ số tiêu thụ năng lượng và nước cho năm 2011 5_ Phần trăm tổng diện tích sàn được thiết kế để chủ yếu phụ thuộc vào các giải pháp thụ động hoặc các hệ thống chủ động

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

N 50 km/h 40 30

< 126

20 10

27

29


233

30

31


69494° B 52974° Đ SONEVA KIRI 234 ĐẢO KOOD, THÁI LAN


B Đ

Koh Kood, Thái Lan

Soneva Kiri

110 Moo 4

Khu vực thuộc Quận Koh Kood Tỉnh Trat 23000 Thái Lan Địa điểm 11,69494° vĩ Bắc 102,52974° kinh Đông

Hoàn thành Năm 2010 Chi phí Không được tiết lộ Quy mô Cao đến hai tầng Tổng diện tích sàn 28.324 m2 (dành riêng cho các khu biệt thự cho khách) Diện tích khu đất 570.096 m2 Thể loại Nghỉ dưỡng

Công năng 36 biệt thự 7 nhà hàng Khu tập thể dục thể thao Khu chăm sóc sức khỏe Các khu ở và tiện ích của nhân viên Lượng người sử dụng 16.889 lượt khách qua đêm 97.635 lượt nhân viên qua đêm Lượng giờ sử dụng 8.760 giờ/năm

235


236


237


238


239


1 2 3

4

5 6

7

10

8

11

12

9

240

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Quầy thức ăn và giải khát Tiện ích chính Cầu thuyền The Den Biệt thự sinh thái (eco villa) Khu chăm sóc sức khỏe Rạp chiếu phim ngoài trời và hồ chứa nước mưa Quầy thức ăn và giải khát Tòa nhà "Heart of House" Trung tâm sinh thái Các sân tennis và bóng chuyền Hồ oxy hóa Quầy thức ăn và giải khát

1

13


Những cử chỉ quan tâm đến môi trường phổ biến trong lĩnh vực khách sạn nghỉ dưỡng tại Châu Á. Khách được khuyến khích sử dụng khăn tắm và các khăn trải giường vài ba lần. Một số nơi chú ý đến nguồn vật liệu địa phương, phần lớn là các trang thiết bị và các vật liệu hoàn thiện mà khách sử dụng. Cũng có thể có những khu vườn trồng rau thơm tại một số khu nghỉ dưỡng nào đấy. Tại khu nghỉ dưỡng Soneva Kiri (SK) vấn đề tác động sinh thái được xem xét kỹ hơn. Việc này được giải quyết một phần trong cách thiết kế các công trình, một phần là cách thức ứng xử của khu nghỉ dưỡng. Tại mỗi khu vực dự án của Soneva – tập đoàn sở hữu khu nghỉ dưỡng SK – có một nhân viên phụ trách các vấn đề xã hội và môi trường. Họ thay nhau trả lời một nhân viên được gọi là Nhân viên Lương tâm, người này theo dõi quá trình tổng thể từ các khí thải cho đến chất thải. Công việc của họ là kết nối các công việc vận hành khu nghỉ dưỡng với những yếu tố bên ngoài, đặc biệt là tác động của khu nghỉ dưỡng đến các cộng đồng địa phương và đến Trái Đất. Cách tiếp cận này xuất phát từ tầm nhìn vĩ mô toàn cầu của một cặp vợ chồng sở hữu chuỗi các địa điểm nghỉ dưỡng. Sống chậm là cụm từ nổi tiếng của họ nói về những điều mang tính bền vững, địa phương, hữu cơ và lành mạnh (vì thể viết gọn thành S-LO-W: từ các từ tiếng Anh sustainable, local, organic và wholesome). Khách khi đến khu nghỉ dưỡng SK sẽ bị thu giầy dép vì thế giới, theo quan điểm của Soneva, sẽ cho cảm giác khác khi các hạt cát lọt vào các kẽ ngón chân lúc đi chân trần. Cảm giác về những sự vật tự nhiên tiếp tục theo du khách tới tận phòng nghỉ. Gỗ trôi nổi được sử dụng cho các trang trí nội thất, ví dụ như các ghế ngồi và chao đèn. Các biệt thự là một bài thơ của thiết kế theo phong cách bản địa và nghề thủ công địa phương. Những cây xanh có trước khi xây dựng khu nghỉ dưỡng đã được giữ lại, trở thành một phần của kiến trúc nơi đây. Tại khu ẩm thực trên ngọn cây, khách ngồi vào giỏ và được kéo lên, giữa những cây nhiệt đới, nơi

2

họ được phục vụ bởi đội ngũ nhân viên di chuyển bằng dây móc cáp. Đằng sau hình ảnh hào nhoáng là sự nỗ lực cam kết. Ví dụ, tất cả nước uống được sản xuất và đóng chai tại chỗ. Hầu như tất cả các đồ dùng đều là sản phẩm của địa phương. Tại trung tâm của ngôi nhà (Heart of House) – một biệt danh cho khu vực phụ trợ - có một khoảng không gian đáng kể cho việc khai thác và tái chế tại chỗ. Một trang trại chăn nuôi lợn và vườn rau sử dụng tất cả các rác thải hữu cơ từ các nhà bếp. Các khu này lại cung cấp thực phẩm cho các bếp nấu của khu nghỉ dưỡng và những ngôi làng lân cận. Nhóm nhân viên của khu nghỉ dưỡng SK theo dõi nồng độ khí thải nhà kính hàng năm bao gồm các chuyến bay đến và bay đi từ khu nghỉ dưỡng (chiếm độ 75% tổng lượng khí thải). Điều này là hiếm có tại các khu nghỉ dưỡng khác; phần lớn không quan tâm đến năng lượng vận hành. Soneva sau đó cam kết bước tiếp theo: giảm 100% lượng khí thải hàng năm bằng cách đầu tư vào việc thu hồi riêng khí chứa cacbon và năng lượng tái tạo. Đây là sự sẵn sàng chịu trách nhiệm cho tác động – bên ngoài khu đất và cộng đồng dân cư – điều này đã tạo nên sự khác biệt cho khu SK so với các nơi khác trong lĩnh vực khách sạn nghỉ dưỡng. Trong quá trình thực hiện, SK đã xác định lại làm cách nào để sự cao cấp sang trọng tại Châu Á có thể phát triển đạt đến tầm cao.

3

241

1 2 3

Mặt bằng khu đất Khu ăn uống trên ngọn cây Các cây được giữ lại tích hợp vào kiến trúc


242

4

Sự gắn kết Dự án The Den1 4 5 6 7 8

Phác thảo ban đầu thể hiện hình khối và cách bố trí Mô hình được dựng bởi 24H-architecture Nhóm các không gian hoạt động Hình khối mô phỏng con cá đuối Manta Lối dốc vào công trình

1_ Phần này được viết với dữ liệu đầu vào từ 24H-architecture

Hai dự án tiên phong tại khu resort SK đã thể hiện nỗ lực tìm kiếm cho sự gắn kết. Đầu tiên là dự án The Den, một trung tâm hoạt động dành cho trẻ em trên một sườn đá dốc bên bờ biển. Hình dáng công trình mô phỏng thiên nhiên trông giống một con cá đuối. Hình dáng phức hợp kết hợp với các nguyên tắc mô phỏng thiên nhiên của gió, bóng râm và ánh sáng. Thách thức đặt ra ở công trình này là tre, vật liệu được lựa chọn để xây dựng. Tre được sử dụng rộng rãi tại Châu Á, và được cho là một trong những vật liệu sinh thái tốt hơn. Tre có thể được thu hoạch sau 5 năm so với 40 năm – thời gian cần phải đợi một cây gỗ cứng nhiệt đới đạt yêu cầu để sử dụng trong xây dựng. Kết cấu chính của The Den sử dụng

loại tre gọi là Pai Tong (tên khoa học Dendrocalamus asper) với chiều dài lên đến 9 m và đường kính thân 10 13 cm. Kết cấu mái phụ và phần bên dưới được làm từ loại tre Pai Liang (tên khoa học Bambusa multiplex) có chiều dài 4 m và đường kính thân khoảng 5 cm. Cả hai loài tre này đến từ các đồn điền tại tỉnh Prachinburi của Thái Lan. Tất cả tre đều được qua xử lý với khoáng chất boron, một loại muối tự nhiên, để bảo vệ vật liệu khỏi mối và các loại côn trùng khác phá hoại. Để giúp nhóm thiết kế quốc tế gồm các chuyên gia xây nên hình khối đã được tưởng tượng từ trước, một mô hình máy tính ba chiều và một mô hình theo tỷ lệ được tạo ra ngay từ ban đầu. Mô hình có tỷ lệ


5 243

1:30 được kiểm nghiệm trong hầm gió của trường Đại học Thammasat tại Bangkok. Loại tre Pai Tong được thử nghiệm khả năng chịu lực tại Học viện Công nghệ Vua Mongkut tại Bangkok.Công việc xây dựng trên khu đất được thực hiện bởi thợ thủ công Thái Lan đến từ bộ tộc Karen sống trên các khu đồi tại quận Mae Chaem của Chiang Mai.

6

7

8


9

10

244 Sự gắn kết Biệt thự sinh thái 9 10

Các tấm pin năng lượng mặt trời Sự kết hợp của kiến trúc, cảnh quan và tự nhiên 11–12 Nội thất được chiếu sáng tự nhiên 13 Cận cảnh khu biệt thự 14 Chi tiết lớp vỏ bên ngoài

Biệt thự sinh thái Eco Villa là một mô hình thử nghiệm khác tại khu nghỉ dưỡng SK. Dự án này cho thấy sự sang trọng có thể đạt được cùng với việc không thải các khí gây hiệu ứng nhà kính và phụ thuộc 100% vào kiến thức và các vật liệu địa phương. Các biệt thự được xây dựng bởi một đội ngũ thợ thủ công Thái Lan bao gồm các chuyên gia về gạch làm từ đất bùn, gốm đất nung, thợ mộc và thợ làm đá lành nghề. Các vật liệu có năng lượng biểu hiện thấp, các sản phẩm rác thải tái chế và các kỹ thuật công trình Xanh đã được sử dụng triệt để. Nền móng công trình được làm từ những tảng đá sa thạch khai thác tại chỗ và từ các khu vực khác đưa đến. Một số cây gỗ được khai thác, sấy khô và xử lý tại chỗ. Những vật liệu còn

lại đều được khai thác trong khu vực; chủ yếu là gỗ bạch đàn và gỗ cao su từ các đồn điền tại một tỉnh lân cận. Một lò gốm đã được xây dựng trên khu đất để sản xuất các đường ống và vòi bằng đất nung cho việc thu nước mưa. Đất trong khu vực được trộn lẫn với trấu và rơm (cả hai thứ đều là phế phẩm từ sản xuất nông nghiệp) và đúc thành các viên gạch bùn (không nung) và vật liệu trát cho các bức tường bên trong. Đá sa thạch khai thác tại chỗ được sử dụng cho các bức tường bên ngoài. Đất đào khi làm hồ nước đã được sử dụng trên mái xanh của biệt thự. Hồ nước là một hệ thống trữ nước mưa của biệt thự và cũng là hồ bơi. Nước mưa được tuần hoàn qua các lớp trồng sậy xen kẽ với nhiều cây


11

13

12

245

thủy sinh khác để giảm hàm lượng chất hữu cơ và làm sạch nước. Tia cực tím loại bỏ các tác nhân gây bệnh; các thác nước tạo bọt. Không có hóa chất độc hại nào được sử dụng. Ánh sáng tự nhiên chiếu vào bên trong biệt thự thông qua một giếng trời chính giữa. Mái xanh của biệt thự là một khối trữ nhiệt và có thể đóng mở giúp cho không gian mát mẻ trong phần lớn thời gian, giảm nhu cầu điều hòa không khí. Tất cả các nhu cầu năng lượng của biệt thự được đáp ứng bởi hệ thống năng lượng tái tạo ghép nhiều thể loại với nhau gồm một cánh quạt điện gió, các tấm pin năng lượng mặt trời và một bánh xe thủy điện nhỏ. 14


15

16

246

17

Hiệu quả và Sự gắn kết Các vòng tuần hoàn nguyên vật liệu 15 16 17 18 19 20

Chất thải hữu cơ từ các nhà bếp SK đến trang trại nuôi lợn Sản xuất thực phẩm tại chỗ Sự chuyển hóa dầu nấu ăn đã sử dụng thành dầu diesel sinh học Thu và xử lý nước mưa Hồ nước mưa mở rộng gấp đôi thành rạp chiếu phim ngoài trời Sản xuất nước uống

Hầu như 100% lượng nước tiêu thụ là nước mưa được xử lý tại chỗ theo các tiêu chuẩn nước uống. Tất cả nước thải từ các biệt thự và nhà bếp đều chảy đến một trạm xử lý nước thải, nơi nước được tái chế để tưới vườn. Các vườn rau và rau thơm của khu nghỉ dưỡng đáp ứng khoảng 10% nhu cầu lượng thực phẩm; 85% thực phẩm tiêu thụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc các vùng xung quanh. Tất cả chất thải rắn được phân loại. Hơn 8 tấn giấy, nhựa, kim loại và thủy tinh được tái chế mỗi năm. Trong cùng thời gian này, khoảng 1.500 lít dầu ăn đã sử dụng được chuyển hóa thành 1.200 lít dầu diesel sinh học được sử dụng làm nhiên liệu cho xe đón khách của khu nghỉ dưỡng. Rác thải của vườn rau được nghiền nhỏ

và trộn lẫn với rác thải của bếp. Một phần của số rác này đi đến một trang trại giun đất để ủ và biến thành phân bón cho các vườn rau. Một phần khác thì sử dụng cho việc nuôi lợn của khu nghỉ dưỡng, có khoảng 80 con lợn trong năm 2011. Trong cùng năm, 20 con lợn đã được chọn làm quà gửi đến cho nông dân địa phương. Tổng cộng 6,8 tấn rác thải thực phẩm và 3 tấn rác thải làm vườn mỗi năm được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi lợn hoặc chuyển hóa thành phân trộn dạng compost.


20

18

19

247


21

22

248

23

Sinh thái Khí thải và các môi trường sinh sống 21 22 23 24

25 26

Sự phụ thuộc vào gỗ có chứng chỉ FSC Nhân viên đang phục hồi đầm lầy ngập mặn tại khu nghỉ dưỡng SK Sự phụ thuộc vào nguồn gỗ khai thác tại địa phương Khu vực rừng tái sinh gần thành phố Chiang Mai, Bắc Thái Lan Khu vực đang được trồng lại rừng Vườn ươm hỗ trợ việc trồng lại rừng

2_ Quỹ Trồng một cây ngày hôm nay (Plant a Tree Today). www.pattfoundation.org 3_ Tổ chức Thế giới Hội tụ (The Converging World). www.theconvergingworld.org

Vào năm 2011, 200.000 cây được trồng trên diện tích 80 ha của khu Doi Pa Ma, Công viên Quốc gia Sri Lanna gần Chiang Mai. Đây là lần đầu tiên việc tái trồng rừng trên quy mô này được thực hiện tại Thái Lan. Chi phí đối với Soneva là khoảng 900.000 đô-la Mỹ cho chương trình mỗi năm. Chuỗi khu nghỉ dưỡng đã làm việc với Quỹ Plant a Tree Today2 đơn vị tổ chức hoạt động này, kết nối các tình nguyện viên từ quân đội, cộng đồng địa phương, các nhóm trường học địa phương và những sinh viên của Đại học Chiang Mai. Có đến 14 chủng loại cây bản địa được trồng. Trong năm 2012 con số này sẽ được tăng lên đến 30. Mục tiêu là tạo nên sự đa đạng sinh học và thu hút các loài chim phát tán hạt cây, sẽ giúp tạo nên một hệ thống sinh thái có

sức sống. Việc trồng cây hàng năm sẽ giảm lượng khí nhà kính bằng khoảng 160.000 tấn CO2 quy đổi. Tại phía Nam Ấn Độ, một vài năm trước đây, một cánh quạt điện gió có công suất 1,5 MW được tài trợ bởi Soneva và được vận hành bởi tổ chức Thế giới Hội tụ (The Converging World)3. Trong thời gian vòng đời 20 năm, thiết bị này sẽ sản xuất ra 80.000 kWh năng lượng điện – tương đương giảm 70.000 tấn khí thải nhà kính. Lợi nhuận từ quạt điện gió này sẽ được chuyển qua quạt điện gió thứ hai, nhằm tăng gấp đôi nỗ lực giảm nhẹ tác động khí hậu. Chi phí từ Soneva là 1,7 triệu đô-la Mỹ. Những nỗ lực toàn cầu sẽ vô nghĩa nếu khu nghỉ dưỡng SK được xây dựng trên sự trả giá của hệ sinh


Dự án trồng lại rừng Doi Pa Ma

Chiang Mai

24 249

thái địa phương. Các hành lang bảo vệ động vật hoang dã và những khu vực dễ bị tổn thương được giữ sao cho không bị ảnh hưởng bởi hoạt động xây dựng. Đôi khi để bảo vệ cây, công trình được di dời. Đôi khi cây xanh là một phần của công trình. Những cây không thể giữ lại được đem đi trồng ở chỗ khác: khoảng 400 cây lớn và cây cọ cùng hàng nghìn cây nhỏ. Hầu hết gỗ sử dụng đều có chứng nhận bền vững FSC hoặc có nguồn cung cấp tại Thái Lan. Các nhân viên của SK luân phiên tham gia các hoạt động trồng cây phục hồi rừng ngập mặn gần đó.

25

26


NHÓM DỰ ÁN Chủ đầu tư Soneva Các kiến trúc sư | Habita (Ý tưởng tổng thể khu nghỉ dưỡng) | Kiến trúc 24H (Dự án The Den) | Habita (Biệt thự Sinh thái) | Joerg Stamm (Cầu tre) Thiết kế nội thất Bộ phận Sáng tạo Soneva (Tất cả biệt thự và Dự án The Den) Tư vấn về tre | (Tre Sinh thái) Ecobamboo LTDA (Dự án The Den) Kỹ sư cơ điện, tư vấn chiếu sáng Công ty Trách nhiệm Hữu hạn EEC Lincolne Scott Kỹ sư xây dựng dân dụng và kết cấu | Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Quy hoạch và Thiết kế (Tổng thể khu nghỉ dưỡng) | Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Quy hoạch và Thiết kế, Thái Lan (The Den) | Tập đoàn Ove Arup Thái Lan (Các thí nghiệm hầm gió cho dự án The Den) Các dự toán | Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Page Kirkland, Thái Lan | Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Davis Langdon & Seah, Thái Lan

Các đơn vị tư vấn cảnh quan | Hội Kiến trúc sư Quốc tế về Thiết kế Xanh (Green Architects International) | Văn phòng Louis Thompson (Biệt thự Sinh thái) Các nhà thầu chính | Công ty Trách nhiệm Hữu hạn K-Tech, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ritta (Tất cả các biệt thự) | Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Birthright, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ritta (Cơ điện nước) | Thợ thủ công từ làng Mae-Chaem gần thành phố Chiang Mai (Biệt thự sinh thái và Dự án The Den) Vận hành công trình và quản lý trang bị Công ty Soneva CÁC NHÀ CUNG CẤP Cung cấp tre Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Pimtha Bangkok, Thái Lan (Dự án The Den) Màng chống thấm cho mái xanh Hãng de Boer (Biệt thự Sinh thái) Điều hòa không khí Hãng Solcool (Biệt thự Sinh thái)

Hệ thống hồ bơi nước khoáng Magnapool và hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học Hãng Janish and Janish (Biệt thự Sinh thái) Thiết kế và lắp đặt năng lượng Hãng Suntechnics (Biệt thự Sinh thái) CÁC GIẢI THƯỞNG Năm 2011 | Giải thưởng Phát triển Xanh, Giải thưởng Bất động sản Ngân hàng Thanachart Thái Lan | PoolAsia Award, hạng mục chính hồ bơi khu biệt thự (tiêu chí: thân thiện môi trường và xử lý nước tích hợp hoàn toàn), PoolAsia HIỆU NĂNG4 Năng lượng tiêu thụ hàng năm 4.400 MWh Năng lượng khai thác tại chỗ | Máy phát điện đi-ê-zen: 99% | Các tấm pin năng lượng mặt trời (chỉ cho biệt thự sinh thái): 10,7 MWh (6,5 kWp)

250

| Quạt điện gió (chỉ cho biệt thự sinh thái): 0,5 MWh (1,7 kWp) Các khí thải nhà kính | Các khí thải trực tiếp:5 2.913 tấn CO2 quy đổi | Các khí thải gián tiếp:6 13.899 tấn CO2 quy đổi Mức độ sử dụng năng lượng | 38,56 kWh/khách7đêm | 55 kWh/m2/năm (chỉ cho các biệt thự sinh thái) Lượng nước tiêu thụ hàng năm 92.786 m3 Mức độ sử dụng nước 0,8 m3/khách/năm Khai thác nước tại chỗ 100% (của tổng nhu cầu cho khu nghỉ dưỡng, từ các hồ thu nước mưa trung tâm và các giếng sâu) Vật liệu (xây dựng) 85% vật liệu cho hạng mục Biệt thự Sinh thái có nguồn khai thác tại chỗ (gạch không nung, gỗ, đá, lớp đất nền cho mái xanh) Vật liệu (vận hành) | 80% vật liệu từ các nguồn có thể bổ sung hoặc ít tác động (ví dụ, giấy, các dung dịch rửa, phân bón và thực phẩm hữu cơ)

N 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 40°C 35

27–29 Thời tiết của Koh Kood, Thái Lan 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39

Các bản vẽ của công trình the Den: Mặt đứng phía trước Mặt đứng phía sau Mặt cắt ngang Mặt bên Mặt cắt dọc Mặt bằng, tầng trệt Mặt bằng, tầng lối vào Mặt bằng, tầng một Mặt bằng, kết cấu mái Mặt bằng, mái

30 25 20 15

1.0 kW/m² 0.8

28

0.6 0.4 0.2

> 723 hrs

0.0 % RH 100

400

80

350

70

300

60

250

50

200

40

150

30

100

20

30 < 72

20 10

50

10

0 1

4_ Chỉ số tiêu thụ năng lượng và nước cho giai đoạn từ tháng 7.2010 đến tháng 6.2011 5_ Các khí thải nhà kính phát sinh từ những nguồn của khu nghỉ dưỡng hay chăm sóc sức khỏe - cũng giống như toàn bộ việc sản xuất năng lượng và điện năng sử dụng tại chỗ có nguồn từ các đơn vị cung cấp điện tại địa phương

40

450 mm

90

N 50 km/h

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

27

29

12

6_ Các khí nhà kính phát sinh từ việc vận hành khu nghỉ dưỡng hay chăm sóc sức khỏe nhưng từ các nguồn khác không thuộc sở hữu hoặc quản lý của khu nghỉ dưỡng hay chăm sóc sức khỏe đó, ví dụ như di chuyển đường không hoặc đường bộ hoặc đường biển của nhân viên và khách, thực phẩm và các nguồn khác như giấy và nước

7_ Cư dân bao gồm cả khách và nhân viên khách sạn, những người ở trên đảo Koh Kood trong thời gian nghỉ dưỡng hoặc làm việc


| 10% thực phẩm tiêu thụ được trồng tại chỗ | 85% thực phẩm tiêu thụ được canh tác tại địa phương hoặc khu vực (trong một vòng bán kính dưới 2.000 km từ khu SK) | 90% chất thải hữu cơ sản sinh được tái sử dụng trong khu đất (ví dụ như làm phân ủ trộn kiểu compost, thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học) | 85% chất thải rắn được chuyển đi tái chế

30

Khai thác thực phẩm tại chỗ (% của tổng lượng tiêu thụ) 10% Các chế độ tiện nghi8 Không có thông tin.

31

32

33

34

251

35

8_ Tỷ lệ phần trăm tổng diện tích sàn được thiết kế để chủ yếu phụ thuộc vào các chiến lược thụ động hoặc các hệ thống chủ động

36

37

38

39


72221° B 53415° Đ DỰ ÁN THE MET 252 BANGKOK, THÁI LAN


B Đ

Bangkok, Thái Lan

The Met

125 đường Nam Sathorn Thungmahamek, Sathorn Bangkok 10120 Thái Lan

Địa điểm 13,72221° vĩ Bắc 100,53415° kinh Đông

Hoàn thành Tháng 12 năm 2009 Chi phí 132.000.000 đô-la Mỹ

Quy mô Chiều cao 66 tầng Tổng diện tích sàn 124.885 m2

Diện tích xây dựng1 4.631 m2 Diện tích khu đất 11.361 m2 Mật độ xây dựng 40,7%

Thể loại Nhà ở

Chức năng 370 căn hộ cho cư dân Khu ngoài trời trên tầng 9: Các khu vực nướng ngoài trời Phòng tập thể dục nhịp điệu Phòng giải trí trò chơi Khu tập thể dục thể thao Các khu vườn nhỏ Bể bơi 50m Bể bơi trẻ em Khu bể sục jacuzzi Khu phơi nắng bể bơi Vòi sen tắm ngoài trời Các phòng thay đồ Các phòng xông khô và xông ướt Các bể nước ấm và lạnh Khu ngoài trời trên tầng 28 và tầng 47: Các sân hiên ngoài trời với vườn trên cao Các khu vực nướng ngoài trời Khu tập thể dục thể thao Các phòng chơi trẻ em Các phòng chức năng Các thư viện Lượng người sử dụng 1.500 cư dân

Lượng giờ sử dụng 8.760 giờ /năm

1_ Bao gồm các bức tường, các vườn cây, các lối đi bộ, khu vực giao thông, các khu sàn hồ bơi và các diện tích được lát nền

253


254


255


256


257


258


Mật độ Tọa lạc tại một trong những quận thương mại sầm uất nhất thủ đô Bangkok, công trình The Met chỉ ra thách thức trong việc gia tăng mật độ cư trú trong các đô thị. Đô thị hóa Châu Á với tốc độ hiện tại thường bỏ qua tầm quan trọng của không gian công cộng và mảng xanh vốn là những điều kiện cần thiết cho sự lành mạnh. Những công trình có hệ số sử dụng cao trên 10 mang lại ít không gian cộng đồng cũng như thiên nhiên. Các công trình công cộng trong những dự án nhà cộng đồng thường được bố trí trên những khoảng đất trống còn thừa, còn trong những dự án nhà tư nhân lại nằm đàng hoàng ở khối đế với bể bơi và các khu thể thao. Các nhà có chiều sâu lớn sẽ bị hạn chế về thông gió cũng như chiếu sáng tự nhiên, làm gia tăng sự phụ thuộc vào hệ thống cơ điện, gây tốn kém chi phí và có tác động không tốt đến môi trường. Do vậy cần phải khắc phục vấn đề này bằng cách thiết kế theo xu hướng mới. Với 66 tầng, The Met cung cấp chỗ ở cho 1.500 người trên diện tích 1,1 ha. So với các khu dân cư xung quanh sang trọng và đầy đủ tiện nghi hơn thì The Met trông có vẻ đồ sộ. Nếu không có lý do nằm trong khâu thiết kế, điều này có thể gây cảm giác đông đúc và không thân thiện. Điều tạo nên sự khác biệt trong dự án này là sự kết nối các mảng xanh. Các sân, hiên, ban công và các bề mặt trồng cây chia mặt đứng thành các cụm nhỏ, tạo môi trường vi khí hậu để cư dân không phụ thuộc quá vào điều hòa nhiệt độ hoặc ánh sáng điện.

Hệ số sử dụng đất

The Met, Bangkok, 2009

Diện tích sàn Các tầng Các căn (m²) hộ

1

The Met là một trong số những dự án có mật độ cư trú cao ở Châu Á. Các dự án này2 được nhận diện bởi một đường-trên-không-trung độc đáo nâng mặt đất lên cao, liên kết khối căn hộ xếp chồng nhau bằng những lớp không gian công cộng và mảng xanh, mang lại sự tiện nghi và thoải mái. 1 2

Không khí và chiếu sáng Thiết kế của The Met hướng tới mục tiêu mỗi cư dân có quyền được hưởng thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Công trình được chia thành nhiều khối theo các hướng để tạo nên không gian liên thông. Mỗi căn

Mật độ (người/ha diện tích đất)

259

Mặt đứng hướng Bắc Bảng 2: So sánh giữa hai dự án phát triển dân cư mật độ cao tại Đông Nam Á

Không gian cộng Không gian cộng đồng đồng (m²/người) (% diện tích sàn)

10

124,885

66 370

1,363

8.3*

10

The Pinnacle@Duxton, 9 Singapore, 2009

253,957

50 1,800

2,664

5.3

14

* 4,2 nếu được chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn nhà ở công cộng 2 2_ The Pinnacle@Duxton (2009, Singapore), Linked Hybrid (2009, Bắc Kinh, Trung Quốc) và Skyville@Dawson (2015, Singapore)


260

hộ có điểm nhìn ra xa tận chân trời của thành phố, các không gian dịch vụ phía sau mở ra khoảng thông tầng bên trong và kết nối tòa tháp theo phương thẳng đứng, đưa không khí và ánh sáng vào trong lõi đồng thời giảm bớt sự đồ sộ về khối tích của công trình. Cư dân được lựa chọn điều hòa không khí. Trong thời đại dân chủ hóa về tiện nghi, kịch bản được kỳ vọng là các giải pháp thụ động được đón nhận tích cực, số tải lạnh sẽ giảm và số lượng người dân cần đến thiết bị điều chỉnh nhiệt độ cũng sẽ ít đi. Một số quy định của thị trường bất động sản sẽ phải được điều chỉnh để đảm bảo các nguyên tắc thụ động vận hành hiệu quả trong các tòa tháp lớn. Khối tháp được nén chặt với lõi kỹ thuật ở giữa và sàn sâu được thay thế bằng tổ hợp sáu tòa tháp liên kết với nhau. Thay vì một lõi, công trình có ba lõi kỹ thuật, mỗi lõi phục vụ cho hai căn hộ ở mỗi tầng. Hệ quả là sự riêng tư và độc lập trong sử dụng được đảm bảo. Bên cạnh đó, không khí cũng lưu thông dễ dàng. Chênh lệch áp suất xung quanh đã dồn không khí đi

lên đỉnh tháp. Khi hai cửa sổ đối diện được mở trong một căn hộ, luồng không khí đi từ trước ra sau hoặc ngược lại. Ý tưởng trở lại những nguyên tắc tiện nghi thụ động đã quen biết khó có chỗ đứng tại các thành phố nhiệt đới của Châu Á, nơi mà điều hòa nhiệt độ hiện nay dễ dàng được mua sắm và chi phí năng lượng không đắt. Nhiều tòa chung cư tại Bangkok còn không muốn thử nghiệm điều này. Điều hòa không khí được xem là giải pháp khả thi duy nhất để đối phó với sự kết hợp của hơi nóng và độ ẩm cao, tiếng ồn và ô nhiễm. Người ta cũng giả định rằng tất cả người mua đều muốn vận hành điều hòa không khí cho toàn bộ thời gian. Thực tế công trình The Met đã nhanh chóng tìm được nhiều khách hàng mua căn hộ – đây là điều đặc biệt. Phân khúc bất động sản tại Bangkok dường như đã được chú ý. Công trình The Met đã trở thành một sự tán đồng đối với hình mẫu kiến trúc khí tươi cho Thái Lan và các khu vực khác có điều kiện khí hậu nhiệt đới.

5

6

3

4


Tầng 32 Tầng 31 Tầng 30 Tầng 29

Tầng 28 Tầng 27 Tầng 26 Tầng 25 Tầng 24 Tầng 23 Tầng 22 Tầng 21 Tầng 20 Tầng 19 Tầng 18

7

261

3–4

5–6 7

8

8

Hình khối thông thoáng cho gió lưu thông theo chiều ngang và chiều cao của tòa nhà Các không gian xen kẽ ở giữa Mặt cắt ngang tầng 18 đến tầng 32 thể hiện các sàn ngoài trời và mảng xanh Căn hộ với hồ bơi và cảnh quan


65%

CƯ DÂN NÓI THIẾT KẾ CỦA THE MET TẠO CHO HỌ MỘT CẢM GIÁC CẮN BÓ VỚI CỘNG ĐỒNG

262

60%

NÓI RẰNG HỌ HÀI LÒNG VỚI MẢNG XANH ĐÃ ĐƯỢC TÍCH HỢP VÀO BÊN TRONG CÔNG TRÌNH

9

11

10

11

Lành mạnh Không gian cộng đồng và mảng xanh 9-11 12 13 14

Các không gian xanh và không gian cộng đồng Đo các mức độ tiếng ồn tại năm vị trí Sự kết hợp các sàn cộng đồng ngoài trời Sự kết hợp của mảng xanh

3_ Tất cả các thông số khảo sát và đo đạc nói trên được thực hiện trong thời gian ba ngày vào tháng 7.2011. | Lim, L.W.I. (2011) 4_ Chỉ số này, thật thú vị, cao hơn cho công trình The Met hơn là công trình Pinnacle@ Duxton, nơi mà câu hỏi y hệt như vậy được đặt ra trong bảng khảo sát. Có đến 55% cư dân nói rằng các không gian cộng đồng khuyến khích sự tương tác giữa hàng xóm

Ba khu sàn ngoài trời cắt ngang qua chiều rộng của tòa nhà trên các tầng 9, 28 và 47, có vai trò là các lớp phân vị theo chiều đứng cho không gian cộng đồng. Các khu vực này có một khu tập thể thao, bể bơi, các phòng chơi cho trẻ em và các phòng chức năng. Ngoài ra cũng có nhiều không gian cảnh quan xen kẽ: các mảng cây xanh thẳng đứng trên các bề mặt hướng Đông và Tây và các bức tường của khối đế, những cây hoa đại nhô ra khỏi những ban công riêng của hộ gia đình. Trên tầng trệt và tầng 9, công trình có bố trí không gian mặt nước và cây xanh theo một số dạng thức quen thuộc. Trong một khảo sát cư dân The Met sau khi công trình đi vào vận hành,3 65% người được hỏi nói rằng các không gian này thực tế đã khuyến láng giềng với nhau. Điều này thử thách giả định rằng các cư dân có nhà riêng tương tác ít hơn với nhau – hoặc đánh giá hình thức tương tác này thấp hơn – so với các dự án nhà ở công cộng. | Lim, L.W.I. (2011)

khích sự tương tác cộng đồng.4 Có ba yếu tố quyết định sàn ngoài trời nào được cư dân ưa thích: gió, tầm nhìn đường chân trời và tiếng ồn của đường phố. Sàn ngoài trời được sử dụng nhiều nhất là trên tầng 9, nơi bố trí nhiều tiện ích. Sàn được sử dụng nhiều thứ hai là trên tầng 47 nơi có tầm nhìn tốt nhất và mức tiếng ồn thấp nhất. Đây cũng là nơi có vận tốc gió cao nhất, cao hơn tầng 9 khoảng 50%. Khi được hỏi liệu các mảng xanh có khiến người dân hài lòng, 60% cư dân nói là có.


61,4 dB Sàn tầng 47

63,7 dB Sàn tầng 28

61,9 dB Sàn tầng 9 64,1 dB Sảnh tầng trệt

71,3 dB Mặt tiền trông ra đường (Đường Nam Sathorn)

12

13 263

13

14


16 15

80%

CƯ DÂN NÓI RẰNG HỌ CẢM THẤY THOẢI MÁI HOẶC RẤT THOẢI MÁI TRONG NHÀ CỦA MÌNH

45%

NÓI HỌ RẰNG HỌ PHỤ THUỘC VÀO ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ Ở MỨC THẤP HOẶC TRUNG BÌNH

17

264 Lành mạnh Khí hậu và tiện nghi 15 Mặt bằng tầng 28 16–17 Nội thất căn hộ 18 Đo luồng lưu thông không khí và nhiệt độ không khí khô tại ba căn hộ

5_ Cùng các câu hỏi cho công trình The Pinnacle@Duxton có cùng mức độ hài lòng tổng thể nhưng chỉ có 35% cư dân nói họ phụ thuộc vào việc làm mát cơ học. | Lim, L.W.I. (2011)

Khi được hỏi liệu người dân nhìn chung có cảm thấy thoải mái với các căn hộ của mình hay không, 80% trả lời là có. Tuy nhiên, 45% cư dân nói họ phụ thuộc vào điều hòa không khí ở mức thấp hoặc trung bình.5 Điều này có thể là do vấn đề thói quen hoặc một sự lựa chọn cách sống. Song tỷ lệ này là tốt cho một công trình thể loại này và với địa điểm như vậy; rất nhiều khu dân cư bên cạnh dự án The Met đóng cửa kín mít và hoàn toàn dùng điều hòa không khí. Cách thức tiếp cận của The Met đến tiện nghi thụ động bắt đầu bằng hình khối thông thoáng cho phép không khí và ánh sáng xuyên qua. Các mặt đứng rộng nhất được bố trí trên hướng Bắc – Nam do có độ tiếp xúc nhỏ nhất với mặt trời ở vĩ độ này. Các

cửa sổ có hệ thống lam chắn nắng theo chiều ngang và theo chiều dọc. Những lô gia, ban công và không gian trống tạo bóng râm và không cản trở gió lưu thông. Vận tốc gió theo phương đứng qua khu thông tầng ở giữa trung bình đạt 0,7 m/s. Vận tốc gió bên trong ba căn hộ chung cư tại các vị trí khác nhau trung bình là 0,6 m/s và thường cao hơn. Giữa trưa, nhiệt độ không khí bên trong nhà mát hơn vài độ so với trên mặt đất tại cùng thời điểm. Tất cả các không gian sinh hoạt phía trước được chiếu sáng tự nhiên tốt nên sự phụ thuộc vào ánh sáng điện ở đây là thấp nhất, còn mức cao nhất thuộc về không gian dịch vụ phía sau. Có 95% cư dân cảm thấy ánh sáng tự nhiên ở mức độ vừa phải hoặc cao hơn cần thiết.


Nhiệt độ bên ngoài: 34.2°C

Căn hộ tầng cao

0.89 m/s

2 0.83 m/s

1

Nhiệt độ không khí Độ ẩm trung bình (°C) (%)

1 Nhà bếp 2 Phòng ngủ 3 Phòng khách 4 Sân ngoài trời

1.63 m/s

30.5 30.4 31.3 32.1

61.9 62.4 59.9 56.7

3 0.47 m/s

4

1.11 m/s Căn hộ tầng giữa 0.56 m/s

0.85 m/s 2

3

1

1 Nhà bếp 2 Phòng ngủ 3 Phòng ngủ chủ nhà 4 Ban công 5 Phòng khách

0.73 m/s 5 0.46 m/s

Nhiệt độ không khí Độ ẩm trung bình (°C) (%) 30.6 30.5 30.1 34.2 30.8

64.2 63.2 65.1 48.6 62.6

4 0.84 m/s

265 0.60 m/s Căn hộ tầng thấp 0.63 m/s 1

2

0.60 m/s

1 Bên trong phòng ngủ 2 Phòng ngủ chủ nhà 3 Bên ngoài phòng ngủ 4 Ban công 5 Phòng khách

3

0.45 m/s 5

Nhiệt độ không khí Độ ẩm trung bình (°C) (%)

4

18 0.36 m/s Nguồn: Lim, L.W.I. (2011)

31.0 30.7 31.2 34.2 29.9

62.7 65.0 65.3 42.7 66.6


NHÓM DỰ ÁN Chủ đầu tư Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vịnh Đá Cuội (Pebble Bay) Thái Lan Kiến trúc sư | Văn phòng Kiến trúc sư Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn WOHA, Singapore | Văn phòng Kiến trúc sư Trách nhiệm Hữu hạn Tandem, Thái Lan Kỹ sư cơ điện Văn phòng Kỹ sư Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Lincolne Scott Ng, Singapore Kỹ sư hạ tầng và kết cấu Văn phòng Kỹ sư Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Worley, Singapore Tư vấn đánh giá tác động môi trường Công ty Trách nhiệm Hữu hạn ERM-Siam, Thái Lan Dự toán Văn phòng Kiểm toán Trách nhiệm Hữu hạn KPK (1995) Singapore Tư vấn cảnh quan Văn phòng Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Cicada, Singapore Nhà thầu chính Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bouygues Thái Lan

Quản lý công trình Công ty Trách nhiệm Hữu hạn CB Richard Ellis, Thái Lan CÁC GIẢI THƯỞNG Năm 2011 | RIBA Lubetkin Prize, Hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh | International Architecture Award, Thư viện Chicago và Trung tâm Kiến trúc, Nghệ thuật, Thiết kế và Đô thị học Châu Âu | Green Good Design Award, Thư viện Chicago và Trung tâm Kiến trúc, Nghệ thuật, Thiết kế và Đô thị học Châu Âu Năm 2010 | Giải thưởng Quốc tế về nhà cao tầng, Thành phố Frankfurt, Viện Bảo tàng Kiến trúc Quốc gia Đức và Ngân hàng Deka | Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế Jorn Utzon, Hội Kiến trúc sư Úc | Giải thưởng Quốc tế RIBA, Hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh | Giải thưởng Thiết kế Xanh BCI, hạng mục kiến trúc khu ở (nhiều căn nhà), Công ty TNHH Thông tin Xây dựng Châu Á BCI

Năm 2009 | Giải Đồng, Giải thưởng Nhà chọc trời Emporis, Emporis | Giải Thiết kế của Năm, President's Design Award, Hội đồng DesignSingapore và Cơ quan Tái Phát triển Đô thị | Chung kết, Giải thưởng Liên hoan Kiến trúc Thế giới, hạng mục nhà ở, Liên hoan Kiến trúc Thế giới | Chung kết, Giải thưởng Công trình cao tầng xuất sắc nhất CTBUH, Hội đồng Công trình Cao tầng và Định cư Đô thị (CTBUH) | Giải thưởng Định cư Châu Á cho Quy hoạch và Thiết kế, Tổ chức Định cư Châu Á Năm 2006 MIPIM Architectural Review Future Project Awards, hạng mục các công trình cao tầng, The Architectural Review HIỆU NĂNG6 Năng lượng tiêu thụ hàng năm 3.142 MWh Năng lượng khai thác tại chỗ (% của tổng năng lượng tiêu thụ) Không có Các khí thải nhà kính Không có thông tin

266

Mức độ tiêu thụ năng lượng 25 kWh/m2/năm Lượng nước tiêu thụ hàng năm 107.199 m3 Nước khai thác tại chỗ (% của tổng lượng nước tiêu thụ) Không có Mức độ sử dụng nước 71,5 m3/người/năm Lành mạnh (thiết kế) | Không gian cho sử dụng cộng đồng (thể hiện trên % tổng diện tích sàn): 10% | Diện tích bề mặt cho cây trồng tích hợp vào công trình (thể hiện trên % tổng diện tích khu đất): 100% Các chỉ số này đã đạt được cho khu công trình có hệ số sử dụng bằng 10 Lành mạnh (phản hồi của người sử dụng) | 80% nói rằng họ khá thoải mái hoặc rất thoải mái trong ngôi nhà của mình | 60% nói rằng điều kiện nhiệt là tiện nghi hoặc rất tiện nghi

N 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 40°C 35 30

19–21 Thời tiết của thành phố Bangkok, Thái Lan 22 Đường biểu kiến mặt trời qua công trình The Met 23 Phối cảnh hình chiếu trục đo

25 20 15

1.0 kW/m² 0.8

20

0.6 0.4 0.2

> 490 hrs

0.0 % RH 100

400

80

350

70

300

60

250

50

200

40

150

30

100

20

30 < 49

20 10

50

10

0 1

6_ Chỉ số tiêu thụ năng lượng và nước cho năm 2011

40

450 mm

90

N 50 km/h

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

19

21


| 45% nói rằng họ phụ thuộc ở mức độ trung bình hoặc thấp vào điều hòa không khí | 85% nói rằng các mức độ chiếu sáng ban ngày là vừa đủ hoặc hơi sáng Các chế độ tiện nghi7 Tiện nghi nhiệt | Thụ động (thông gió tự nhiên): 99% | Chủ động (điều hòa không khí): 1% Tiện nghi thị giác | Thụ động (ánh sáng tự nhiên): 95% | Chủ động (ánh sáng điện): 5%

267

N

22

7_ Tỷ lệ phần trăm tổng diện tích sàn được thiết kế để chủ yếu phụ thuộc vào các chiến lược thụ động hoặc các hệ thống chủ động

23


60078° B 29944° Đ TRUNG TÂM VANKE 268

THÂM QUYẾN, TRUNG QUỐC


B Đ

Thâm Quyến

Trung tâm Vanke

33 Đường Hoàn Mai Đại Mai Sa, Quận Diêm Điền Thâm Quyến 518083 Trung Quốc

Địa điểm 22,60078° vĩ Bắc 114,29944° kinh Đông

Hoàn thành Tháng 9 năm 2009 Chi phí Không xác định Quy mô 6 tầng Tổng diện tích sàn 105.638 m2 Diện tích xây dựng1 61.725 m2 Diện tích khu đất 61.725 m2 Thể loại Phức hợp

1_ Bao gồm các bức tường, các vườn cây, các lối đi bộ, khu vực giao thông, các khu sàn hồ bơi và các diện tích được lát nền 2_ Chỉ cho Trụ sở Vanke; đây là giai đoạn đầu tiên của tòa nhà Trung tâm Vanke đang được hoàn thành và đưa vào sử dụng

Công năng Trung tâm hội thảo (8.292 m2) Căn hộ chung cư (25.704 m2) Khách sạn (11.113 m2) Nhà hàng, quầy bar và các sảnh (4.600 m2) Văn phòng SoHo (13.591 m2) Khu chăm sóc sức khỏe (3.400 m2) Trụ sở văn phòng Vanke (13.874 m2) Không gian xanh công cộng (47.288 m2) Lượng người sử dụng2 370 người Lượng giờ sử dụng2 2.340 giờ/năm

269


270


271


272


273


2

3

1 4

5

1 1 2 3 4 5

Các tầm nhìn ra đại dương Văn phòng Các căn hộ Khách sạn Các cầu thang và thang máy

274

35 M Các tầm nhìn ra đại dương

2

3

4


Trung tâm Vanke (VC) tại Thâm Quyến đã được mệnh danh là tòa nhà chọc trời nằm ngang. Có thể hình dung rằng đây là một công trình cao tầng nằm nghỉ trên mặt đất, được nhấn mạnh bằng khoảng nâng cao 15 m từ mặt đất và được giữ trên cao bởi tám hệ kết cấu chịu lực, kết nối không gian bên trên và tầng ngầm bên dưới. Mặt đất được thiết kế theo hình thức cảnh quan nhấp nhô – đó là một công viên cộng đồng. Trên khu đất 61 ha có đến 52.000 m2 diện tích cảnh quan. Tỷ lệ tiếp cận của người dân Thâm Quyến đến công viên này là 92%. Phần lớn diện tích công viên là bề mặt trữ nước mưa và nước xám tái chế. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, sự tương quan giữa không gian công cộng và lợi ích cá nhân phải được đặt trong bối cảnh của thành phố Thâm Quyến nói riêng và các đô thị của Trung Quốc nói chung. Thâm Quyến lúng túng với hầu hết các vấn đề rắc rối phiền toái mà các thành phố lớn phát triển nhanh tại Trung Quốc đang gặp phải. Sự giàu có và phát triển kinh doanh được đặt lên hàng đầu, còn cơ sở hạ tầng và không gian công cộng tụt lại phía sau. Với hơn 9 triệu dân sống chen chúc với mật độ lên tới 16.000 người/ km2, Thâm Quyến là thành phố đông đúc thứ tư tại Châu Á.3 Nhiều người dân phải vật lộn với nạn ô nhiễm, sự đông đúc và tình trạng thiếu thốn các tiện ích công cộng. Trong bối cảnh đó, Vanke – tập đoàn bất động sản lớn thứ ba ở Trung Quốc – đã có hành động rõ ràng vì cộng đồng khi đóng góp không gian và cơ sở hạ tầng công cộng.

Điều đáng chú ý là kiến trúc sư, tại các giai đoạn thiết kế ban đầu, đã có thể chọn các hình khối thông thường hơn. Các tòa nhà chọc trời theo phương đứng được phổ biến ở các thành phố Trung Quốc, nơi chiều cao của một tòa nhà mới được xem là đại diện cho sự giàu có và địa vị của chủ đầu tư. Ngoài ra, tại những nơi này cũng có nhiều khu dân cư hỗn hợp chức năng sử dụng với chiều cao thấp đến trung bình được tổ chức như các khu ở nhỏ. Bất kể lựa chọn nào – tòa nhà cao tầng hoặc các cụm dân cư thấp tầng – đều được biện luận là phục vụ cho lợi ích của chủ đầu tư. Cả hai đều được thực hiện đáp ứng theo tiêu chuẩn LEED và tích lũy lợi ích của một nhãn hiệu Xanh. Thay vì thế, nhóm thiết kế đã quyết định tạo ra một hình thức kiến trúc mới mà hình thức đó sẽ tổng hợp được một số mục tiêu. Khi tạo ra một công viên, khu đất dự án VC giữ các vai trò xã hội và sinh thái. Công trình thấp tầng có nghĩa rằng năng lượng cần thiết cho việc di chuyển của con người và hàng hóa trong quá trình xây dựng và vận hành có thể được giảm bớt. Công trình được nhấc lên khỏi mặt đất cho phép ánh sáng tự nhiên phân bố đều hơn và tầm nhìn tốt hơn. Các luồng gió mát thổi qua khiến nhu cầu điều hòa không khí giảm. Mái – mặt đứng thứ năm của công trình – có hình dáng thanh thoát có gắn những tấm pin năng lượng mặt trời và cung cấp các không gian xanh. Vì vậy VC đạt mức đánh giá cao. Vị thế của tòa nhà đối với cộng đồng và sinh thái khiến công trình nổi bật.

5 3_ Chương trình Định cư Con người của Liên Hợp Quốc (2010)

275

1 2

3–5

Công trình bắc qua một công viên công cộng Việc nâng công trình lên khỏi mặt đất cho phép mang lại các tầm nhìn, ánh sáng và không khí Các bản vẽ phác tay ý tưởng của kiến trúc sư


276

6 7 8

Mặt bằng và mặt cắt công trình Mô hình tỷ lệ Hình công trình đã được hoàn thiện

7


6

8

277


9 Các cảnh quan mặt nước Cây cỏ trên các ô đất và đồi đất Gạch lỗ trồng cỏ Cỏ Đá hoa cương và đá cẩm thạch đen/trắng Đường lát đá

278

10

11

Sỏi

Sự gắn kết và Sinh thái Nước 9

Mặt bằng khu đất với mảng xanh và các không gian mặt nước 10–11 Không gian mặt nước bao quanh công trình 12–13 Các thiết kế mặt nước bên dưới công trình 14 Mặt bằng mái với các tấm pin năng lượng mặt trời và mảng xanh 15–16 Các thiết bị cơ điện bên trong nhà 17 Các tấm pin năng lượng mặt trời được gắn trên mái

Câu chuyện về cảnh quan của công trình VC có liên quan đến nước. Khu đất nằm trong vùng có hiệu quả thuộc hệ thống quản lý nước mưa chảy tràn của thành phố. Các vườn trũng, các sân trong, hồ nước và các quả đồi có cây xanh che phủ được tạo ra bởi công trình VC mang lại một dòng tuần hoàn, có tác dụng điều tiết và phân phối lại nước mưa trên toàn bộ khu đất. Đầm nước của khu đất đóng vai trò như một hồ trũng sinh thái và trữ nước, kết nối khu đất đến các lạch nước liền kề. Các mương trực tiếp dẫn nước chảy tràn vào một số hồ và khu vực trũng nước được trồng các loại cỏ đầm lầy và hoa sen. Hệ thống này như một tổng thể được thiết kế để hạn chế nước chảy tràn, xói mòn và tổn hại đến môi trường. Với các thiết kế trữ nước mưa và tái chế

nước xám,

12

13

trung tâm Vanke không sử dụng nước uống hay nước máy thành phố cho việc bảo trì công trình hay nhu cầu tưới cây.


14 Diện tích các tấm pin năng lượng mặt trời (1.930 m2) Diện tích mái xanh (8.586 m2) Diện tích mái không tổ chức không gian xanh (5.854 m2)

15

16

Công trình thích ứng với khí hậu theo những thiết kế đặc thù về năng lượng. Diện tích 1.400 m2 của các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái cung cấp 12,5% tổng nhu cầu năng lượng điện cho Trụ sở Văn phòng Vanke. Theo ước tính trong mùa lạnh khi thông gió tự nhiên được lựa chọn, các hệ thống cơ khí có thể được tắt đi ít nhất là 60% thời gian. Hệ thống che nắng mặt đứng, ngay cả tại vị trí đóng, cũng khiến 75% không gian đủ ánh sáng cho các công việc văn phòng hàng ngày, tiết giảm nhu cầu sử dụng ánh sáng điện. Các hệ thống cơ điện nói chung được thiết kế với các tiêu chuẩn hiệu suất cao. Những hệ thống này bao gồm một vài kế hoạch đầu tư lắp đặt mang tính chiến lược. Ví dụ, hệ thống trữ lạnh có nghĩa rằng các thiết bị làm mát hiếm khi được bật trong suốt cả ngày. Đá lạnh

được tạo ra vào ban đêm sau đó được sử dụng để làm mát bên trong công trình. Việc này làm giảm nhu cầu tiêu thụ điện năng của công trình VC vào lưới điện thành phố Thâm Quyến trong các thời gian cao điểm về sử dụng trong ngày. Các cục thiết bị trao đổi nhiệt AHU chính được gắn thêm các bánh xe thu hồi nhiệt. Không khí thoát ra từ công trình được sử dụng lại để sưởi ấm hoặc làm mát trước cho không khí tươi. Hệ thống này có tỷ lệ thu hồi nhiệt đạt 70%. Hệ thống thông gió điều chỉnh không khí tươi đến người sử dụng bằng việc giám sát lượng khí CO2 tích tụ bên trong phòng. Các cảm biến ánh sáng ban ngày điều chỉnh các mức độ chiếu sáng nhân tạo theo lượng ánh sáng tự nhiên hiện có. Các cảm biến chuyển động sẽ tắt hết đèn một khi không gian không có người sử dụng.

279

Sự gắn kết và Hiệu quả Năng lượng

17


280


281


18

282 Lành mạnh Khí hậu và tiện nghi 18

Mặt cắt (hình bên trái) và các chi tiết (hình bên phải) của lớp vỏ công trình: các lam che nắng mở hoàn toàn (hình bên trên) và đóng hoàn toàn (hình bên dưới) 19–21 Các cấu kiện che nắng mặt đứng 22–24 Các không gian được chiếu sáng tự nhiên bên trong Trụ sở Vanke 25 Sự mô phỏng bằng máy tính cho lượng ánh sáng tự nhiên chiếu vào và phân bố ánh sáng tự nhiên bên trong Trụ sở Vanke

Trong công viên có một số hồ nước được làm mát bằng năng lượng địa nhiệt, đóng vai trò là những nguồn làm mát lan tỏa, tạo môi trường vi khí hậu thoải mái cho khách tham quan vào mùa hè. Các hồ nước này kết nối với hệ thống nước xám của công trình VC. Thiết kế hướng tới sự tiện nghi được áp dụng cho cả không gian bên trong công trình, có hệ thống thích ứng với khí hậu và chế độ điều khiển bởi người sử dụng. Các cửa sổ lớn rộng đến 2 m đóng mở cánh cho phép gió mát thổi qua phòng. Từ tháng 11 đến tháng 3, khi thời tiết tại Thâm Quyến dễ chịu, các ô cửa sổ có thể thay thế cho hệ thống làm mát cơ học trong hầu hết các công trình, nhất là ở các chung cư. Mặt bằng không sâu đảm bảo thông gió xuyên phòng hiệu quả và hầu hết cư dân đều tiếp cận với ánh

sáng tự nhiên. Có tới 100% số phòng thường xuyên đạt cường độ ánh sáng trên 270 lux. Tỷ lệ các không gian bên trong có thể nhìn trực tiếp ra bên ngoài cũng trên 90%. Công trình VC có 26 mặt đứng mà mỗi mặt đứng đều khác nhau. Độ rỗng của từng mặt đứng đã được điều chỉnh kỹ càng theo mức độ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, do vậy ánh sáng tự nhiên chiếu vào bên trong sẽ không bị ảnh hưởng bởi lượng nhiệt hấp thụ từ mặt trời. Một số kết cấu cố định, một số khác có thể được điều khiển bởi các cảm biến, mở và đóng theo sự dịch chuyển của mặt trời. Các mặt đứng ít khoảng mở nhất, ngay cả tại vị trí đóng, vẫn sẽ cho phép 15% ánh sáng truyền qua, nhưng giảm đến 70% lượng nhiệt hấp thụ từ mặt trời tại thời gian cao điểm nhất.


19

Tầng 5

20

Tầng 4

21

283

Tầng 3

22

Tầng 2

23

Tầng 1

24

25


NHÓM DỰ ÁN Chủ đầu tư Tập đoàn Bất động sản Vanke Thâm Quyến Kiến trúc sư Văn phòng Kiến trúc sư Steven Holl Kiến trúc sư, kỹ sư kết cấu triển khai4 và kỹ sư cơ điện Công ty Thiết kế Xây dựng Quốc tế Trung Quốc Kỹ sư kết cấu5 Học viện Nghiên cứu Công trình Trung Quốc Kiến trúc sư cảnh quan Viện Khoa học Môi trường Thâm Quyến Tư vấn thiết kế bền vững Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ove Arup và Cộng sự tại Hồng Kông Quản lý thiết bị Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bất động sản Vanke Thâm Quyến Kỹ sư khí hậu Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kỹ thuật Năng lượng Transsolar Tư vấn chiếu sáng Tập đoàn Quốc tế L’Observatoire Tư vấn tường bao che Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kỹ thuật Kỹ nghệ nhôm Yuanda Thẩm Dương

Tư vấn cảnh quan Văn phòng Kiến trúc sư Steven Holl Nhà thầu chính Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kỹ thuật Xây dựng số 1 của ngành xây dựng Trung Quốc, Phòng Kỹ thuật số 3 Vận hành công trình6 Tập đoàn Bất động sản Vanke Thâm Quyến CÁC NHÀ CUNG CẤP7 Hệ thống kết cấu (cáp căng thép) Hãng CSCEC Kim loại (tường kính) Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kỹ thuật Kỹ nghệ nhôm Yuanda Thẩm Dương Kính Tập đoàn Kính Phương Nam Vườn ướt Học viện Khoa học Môi trường Thâm Quyến Mái xanh Tập đoàn Công nghệ Bách Việt, mái phủ cỏ bởi tập đoàn Chu Dân Tủ có ngăn, đồ đạc nội thất và ván tường/trần (với vật liệu tre thiết kế riêng) Tập đoàn Dasso Sơn và thuốc nhuộm màu Hãng ICI-Dulux

Ghế ngồi cố định hội thảo (với vật liệu tre và vải nỉ xanh) Hãng Poltrona Frau Pitagora Ghế ngồi Bộ sưu tập của hãng Vitra MVS Tấm bề mặt (mặt bàn bếp) Hãng Dupont (Corian) Thang máy/thang cuốn Hãng Hitachi UAX 1000 Thảm Hãng Interface FLOR Menagerie Thiết bị nội thất văn phòng (với bàn làm việc bằng tre) Hãng chế tạo bàn ghế làm việc CRC Logic Gạch sàn và tường Hãng Cimic Hệ thống nước (bồn tiểu nam không dùng nước) Hãng Sloan Các tấm pin năng lượng mặt trời Hãng Năng lượng Mặt trời Trina Thường Châu (Tấm pin năng lượng Trina) Chiếu sáng NVC đèn treo hắt trần T5 thiết kế riêng, đèn T4 thiết kế riêng, và đèn LED ngoài trời Các thiết bị làm mát Hãng Carrier

284

CÁC GIẢI THƯỞNG/ CHỨNG NHẬN Năm 2011 | Giải thưởng Kiến trúc Hoa Kỳ, Thư viện Chicago: Viện Bảo tàng Kiến trúc – Thiết kế | Giải thưởng Danh dự New York, Hội Kiến trúc sư Hoa Kỳ | Giải thưởng Danh dự, Hội Kiến trúc sư Hoa Kỳ Năm 2010 | Green Good Design Award, Thư viện Chicago: Viện Bảo tàng Kiến trúc – Thiết kế và Trung tâm Kiến trúc, Nghệ thuật, Thiết kế và Đô thị học Châu Âu | Good Design is Good Business Award, Tạp chí Architectural Record, Trung Quốc | BCI Green Leadership Award, hạng mục thương mại, Công ty TNHH Thông tin Xây dựng Châu Á BCI | Giải thưởng Thành tựu, Giải thưởng Công trình Xanh Hồng Kông, hạng mục các công trình mới (Châu Á - Thái Bình Dương), Hội đồng Công trình Xanh Hồng Kông | Chứng nhận Bạch kim, LEED new construction 2.2, Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ8

N 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 40°C 35

26–28 Thời tiết của thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc Đường biểu kiến mặt trời 29 qua công trình VC

30 25 20 15 1.0 kW/m² 0.8

27

0.6 0.4 0.2

> 1,275 hrs

0.0 % RH 100

400

80

350

70

300

60

250

50

200

40

150

30

100

20

30 < 127

20 10

50

10

0 1

4_ Các Hồ sơ Xây dựng và Hành chính Xây dựng 5_ Thiết kế Cơ sở và Thiết kế Chi tiết 6_ Chỉ cho Trụ sở Vanke 7_ Kết cấu, Mặt tiền và Cảnh quan áp dụng cho toàn bộ khu đất dự án. Chỉ dùng cho hoàn thiện nội thất của Trụ sở và Trung tâm Hội nghị Vanke

40

450 mm

90

N 50 km/h

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

26

28


HIỆU NĂNG9 Năng lượng tiêu thụ 2.057,3 MWh Năng lượng khai thác tại chỗ | Các tấm pin năng lượng mặt trời: 266,7 MWh | Khí gas tự nhiên10: 1.334.340 kBtu Các khí thải nhà kính phát sinh 1.810,5 tấn CO2 quy đổi Mức độ tiêu thụ năng lượng 144,5 kWh/m2/năm Lượng nước tiêu thụ hàng năm 44.485,5 m3 Mức độ sử dụng nước 120 m3/người/năm Khai thác nước tại chỗ (mức tối đa của hệ thống) | Hệ thống thu nước mưa: 1.200 m3 | Tái chế nước xám: 150 m3/ngày

từ khu đất dự án) | 28% các vật liệu chế tạo kết cấu, theo giá thành, có toàn bộ hoặc một phần hàm lượng tái chế | 59% gỗ có chứng nhận FSC Lành mạnh (thiết kế) 95,6% diện tích sàn có thể nhìn ra bên ngoài Các chế độ tiện nghi11 Tiện nghi nhiệt Thụ động (thông gió tự nhiên): 20% (của giai đoạn vận hành trong một năm) Tiện nghi thị giác Thụ động (ánh sáng tự nhiên): 96.5% (của tổng diện tích sàn)

Vật liệu (xây dựng) | 62% các vật liệu chế tạo kết cấu, theo giá thành, có nguồn gốc địa phương hoặc khu vực (trong một vòng bán kính dưới 800 km

285

29 N

8_ Chỉ cho Trụ sở Vanke 9_ Các chỉ số hiệu năng đề cập ở đây chỉ cho Trụ sở Vanke. Các chỉ số tiêu thụ năng lượng và nước cho giai đoạn từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 9 năm 2010. 10_ Dựa trên giá trị tính theo ca-lo của khí đốt ở mức 8.000 Kcal/kg tại Thâm Quyến 11_ Tỷ lệ phần trăm tổng diện tích sàn được thiết kế để chủ yếu phụ thuộc vào các

chiến lược thụ động hoặc các hệ thống chủ động.


56049° B 76544° Đ VĂN PHÒNG TẬP ĐOÀN YAMUNA CÔNG TY TNHH KIRLOSKAR BROTHERS 286

PUNE, ẤN ĐỘ


Pune, Ấn Độ

Văn phòng Tập đoàn Yamuna Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Anh em nhà Kirloskar

Survey số 98, Hissa số 3-7 Taluka Haveli, Quận Pune Baner 411045 Ấn Độ Địa điểm 73,76544° kinh Đông

Công năng Văn phòng (80% diện tích sàn) Khu câu lạc bộ (20% diện tích sàn)

Hoàn thành Tháng 5 năm 2009

545 nhân viên

18,56049° vĩ Bắc

Chi phí 11.118.500 đô-la Mỹ

Quy mô Chiều cao đến 4 tầng Tổng diện tích sàn 11.900 m2

Diện tích khu đất 20.200 m2 Mật độ xây dựng 25%

Thể loại Văn phòng làm việc

Lượng người sử dụng Khoảng 25 khách tham quan/ngày Lượng giờ sử dụng 2.650 giờ/năm

287


288


289


290


291


1

Mái

Tầng 4

2

Tầng 3

292 Tầng 2

4

4

3

Tầng 1 1 2 3 4

Các tấm pin năng lượng mặt trời Các cửa sổ mái Mái che nắng Không gian thông tầng

1


Khi đi trên một đoạn quốc lộ vùng ngoại ô quận Pune, có thể dễ dàng nhìn thấy ba mái che có hình dáng giống giọt nước bao lấy trụ sở văn phòng của công ty Kirloskar Brothers (KBL). Hình dáng này hàm ý việc sản phẩm máy bơm nước – lĩnh vực kinh doanh mà công ty được biết đến. Những thiết kế này trên mặt đứng hướng Nam của công trình thể hiện nhiều điều, hơn là một biểu tượng đơn thuần. Các cấu kiện này giảm lượng nhiệt hấp thụ từ mặt trời và điều tiết ánh nắng chiếu vào bên trong, do đó cải thiện sự tiện nghi thoải mái cho người sử dụng. Là một trụ sở làm việc với sự đánh giá công trình Xanh đạt mức cao, tòa nhà KBL thường được đề cập đến như là một ví dụ kinh doanh cho xu thế Xanh hóa và cho cách tiếp cận theo công cụ đánh giá có thể mang lại. Thành tựu khác của công trình – được chứng tỏ bằng các mái che – là cách tiếp cận thiết kế lấy con người làm trọng tâm và điều đó đã đưa công trình này vượt ra khỏi các cách thức Xanh hóa thông thường. Ví dụ công trình dành nhiều không gian và sự chú ý đến những nhu cầu của người sử dụng, cả về thể chất và tinh thần. Các thiết kế phù hợp với con người cho các khu làm việc và sự sắp đặt những chỗ này liên quan đến tầm nhìn và ánh sáng đã được xem xét cẩn thận trong giai đoạn thiết kế ban đầu. Trong khi nhiều tòa nhà văn phòng tại Ấn Độ có các mặt bằng với chiều sâu lớn và các cửa sổ rộng, công trình KBL lại có các mặt bằng sàn hẹp và các cửa sổ có kích thước đa dạng tùy theo mức độ tiếp xúc với mặt trời. Và trong khi nhiều tập đoàn lớn của Ấn Độ nói họ quan tâm đến nhân viên của mình, công trình KBL cung cấp các tiện nghi mà ở những nơi khác hầu như không bắt gặp. Cạnh khối văn phòng, khu câu lạc bộ của KBL được trang bị các phòng ngủ cho khách lưu trú qua đêm, một phòng tập thể dục, bể bơi và khu cà phê. Dường như mục tiêu ở đây

1_ Kumar, S., Kapoor, R., Rawal, R., Seth, S. & Walia, A. (2010) 2_ Kumar, S., Kamanth, M., Deshmukh, A., Seth, S., Pandita, S. & Walia, A. (2010)

2

là tạo một ngôi nhà thứ hai cho người sử dụng. Các tham vọng thiết kế đã dẫn đến sự gia tăng kích thước công trình và theo đó là nhu cầu sử dụng năng lượng hàng ngày. Khối văn phòng tư nhân tại Ấn Độ được báo cáo tiêu thụ 258 kWh/m2/năm, cao gấp đôi so với khối văn phòng nhà nước.1 Điều hòa nhiệt độ chiếm phần lớn điện năng tiêu thụ, khi 75% tổng diện tích sàn công trình có nhu cầu.2 Mặc dù công trình KBL phụ thuộc vào làm mát cơ khí nhiều hơn mức trung bình khi 90% diện tích sàn cần được làm mát, năng lượng tiêu thụ chỉ có 105 kWh/m2/ năm, ít hơn khối văn phòng nhà nước cùng quy mô. Các công cụ mô phỏng được nhóm thiết kế dùng để tích hợp hệ thống và nâng cao hiệu suất hệ thống. Tuy nhiên lành mạnh là một chủ đề kết nối các điểm trên bản vẽ. Sự tích hợp của hình khối và hệ thống đã làm cho công trình này mang lại nhiều giá trị hơn là một sự kết hợp thô sơ của các tính năng Xanh. Dự án này cho thấy tính nhạy cảm thiết kế mạnh mẽ, được tăng cường bởi một công cụ đánh giá, làm gia tăng giá trị.

3

293

1 2–3

Phối cảnh hình chiếu trục đo của khối văn phòng Mái che phía trên mặt đứng hướng Nam


Tháng một/Tháng mười hai

Tháng hai/Tháng mười một Tháng ba/Tháng mười Tháng tư/Tháng chín Tháng năm/Tháng tám Tháng sáu/Tháng bảy

4

294

6

Tầng 4

Tầng 3

7 Tầng 2

5

Tầng 1

8


85%

NHÂN VIÊN THỂ HIỆN SỰ HÀI LÒNG VỚI MÔI TRƯỜNG

20%

ĐỘ TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN ĐƯỢC GHI NHẬN TỪ KHI CÔNG TRÌNH BẮT ĐẦU VẬN HÀNH 10

9

11

295 Lành mạnh Không gian và kết nối Trong công trình KBL, diện tích cho mỗi nhân viên là 17 m2. Ở Ấn Độ, diện tích này là 13 m2/người,3 thường là thấp hơn. Thêm 30% diện tích sẽ giảm bớt cảm giác chật chội thường gặp trong các tòa nhà văn phòng. Với diện tích tăng thêm này, KBL cung cấp thêm nhiều không gian có giá trị ngoài chỗ làm việc cá nhân, như khu nghỉ ngơi, góc uống trà, sân thượng, vườn cây và khoảng thông tầng. Khoảng thông tầng là không gian trung tâm, chia nhỏ khối tích công trình, làm nhân viên ngồi gần cửa sổ hơn. Dãy cửa sổ trời hình tam giác điểm xuyết cho mái của không gian thông tầng và tăng tỷ lệ nhân viên tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên lên 80%. Tỷ lệ nhân viên có tầm nhìn ra ngoài cũng cao tương tự. Sự kết nối 3_ Kumar, S., Kamanth, M., Deshmukh, A., Seth, S., Pandita, S. & Walia, A. (2010)

trong – ngoài như vậy đòi hỏi phải có hiệu chuẩn khi thiết kế lớp vỏ bao che. Các cửa sổ lớn được bố trí trên các hướng Bắc – Nam, riêng cửa sổ hướng Nam còn thêm lớp chắn bức xạ mặt trời ở góc thấp vào mùa đông. Trên các hướng Đông – Tây, cửa sổ có kích thước nhỏ để hạn chế hấp thu nhiệt. Lớp vỏ cũng giúp ngăn nhiệt bên ngoài với cửa kính hai lớp và vật liệu hoàn thiện bề mặt có độ phản xạ cao. Thiết kế và vận hành các hệ thống vượt chuẩn quốc tế giúp cải thiện sức khỏe cho người sử dụng trong các không gian có điều hòa không khí, thông qua lượng gió tươi và giám sát nồng độ CO2. Từng cá nhân có thể tự kiểm soát hệ thống này với công tắc đèn bàn làm việc và bộ điều khiển nhiệt độ được cấp phát.

4 5

Ánh nắng chiếu vào bên trong và che nắng Sự phân bố ánh sáng tự nhiên bên trong khối văn phòng 6–8 Nội thất không gian thông tầng và các cửa sổ trên mái 9 Không gian nội thất được chiếu sáng tự nhiên 10–11 Khoảng phơi sáng mặt trời của mặt đứng hướng Nam khi không có các mái che (hình bên trên) và khi có các mái che (hình bên dưới)


80%

TẤT CẢ VẬT LIỆU SỬ DỤNG CÓ NGUỒN GỐC TẠI KHU VỰC

20%

TẤT CẢ VẬT LIỆU SỬ DỤNG CÓ THÀNH PHẦN TÁI CHẾ

1

GẦN

10%

TẤT CẢ NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ ĐƯỢC SẢN XUẤT TẠI CHỖ

2

12 1 2

Các tấm pin năng lượng mặt trời Hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời

296 Sự gắn kết Vật liệu, năng lượng, nước 12

Vị trí của các tấm pin năng lượng mặt trời và hệ thống nước nóng vận hành bằng năng lượng mặt trời 13 Các tấm pin năng lượng mặt trời 14 Hệ thống nước nóng vận hành bằng năng lượng mặt trời 15 Bản đồ nguồn vật liệu 16–19 Đá khai thác tại địa phương và khu vực được sử dụng để hoàn thiện nội thất và ngoại thất 20 Các bồn dầu sinh học diesel 21 Thiết bị tái chế nước

Các tấm pin và hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời trên mái bù lại khoảng 2,5% tổng nhu cầu điện năng và gần như toàn bộ nhu cầu nước nóng. Các máy phát điện đi-ê-zen sinh học (thay thế cho các máy phát điện diesel kiểu thường gặp hơn) thỏa mãn trên 7% nhu cầu điện năng. Một nhà máy xử lý nước thải tại chỗ tạo ra đủ nước cho tất cả nhu cầu tưới hoặc khoảng một phần ba tổng số nhu cầu sử dụng nước. Việc ủ chất thải từ thực phẩm kiểu compost tạo ra phân bón cho cây trồng tại các vị trí có thiết kế cảnh quan. Các nguồn khai thác tại chỗ chiếm đến 80% cho tất cả vật liệu được sử dụng trong xây dựng. Có đến 20% vật liệu sử dụng chứa thành phần được tái chế. Hơn một nửa số vật liệu gỗ sử dụng từ các nguồn được chứng nhận.

13

14


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

7

21 8

17 13

19

20 14 22 23 24 16 18 25

1 2 3 26 6 15 5 9

4

28

12

30

10

Đá cấp phối (Alandi) Cát nghiền (Alandi) Đá (Alandi) Cát sông (Satara) Xi măng Vasavadatta (Gulbarga, Karnataka) Gạch tro nhẹ (Koregaon, Bhima) Đá Kota (Kota, Rajasthan) Đá cẩm thạch xanh (Baroda, Gujrat) Shahbad (Gulbarga, Karnataka) Đá hoa cương (Ongal, Andhra Pradesh) Đá hoa cương (Chitoor, Karnataka) Đá hoa cương (Khammam, Andhra Pradesh) Sơn nhám (Ankleshwar, Gujrat) Các loại sơn khác, OBD, xi măng (Bhandup, Mumbai) Gạch khối lát đường (Mundhwa) Gạch khối thông thường (Tathawade) Gạch gốm Châu Âu (Bhachau, Kutch, Gujrat) Gạch sàn (Alibaug) Sàn nâng (Daman) Gạch ghép mảnh kiểu mosaic (Palghar) Gạch Bissoza (Ahmedabad, Gujrat) Kính (Taloja, Mumbai) Thạch cao Ấn Độ (Mumbai) Ply Anchor (Mumbai) Ghế Sofa (Ranje, Pune) ACP-Durabuild (Shirur, Pune) Bàn làm việc, Fuego (Bangalore) Đá Tandoor (Tandoor) Kadappa (BetamChorla, Kadapa) Thép phế liệu (Kolhapur)

29

27

16

17

11

15

18

19

297

21

29%

LƯỢNG NƯỚC TỪ NGUỒN TÁI CHẾ TẠI CHỖ

20


IDR

20,000,000 15,000,000 10,000,000 5,000,000 0 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15 các tháng

(5,000,000) (10,000,000) (15,000,000) (20,000,000) (25,000,000)

Chi phí vận hành cho hệ thống bình làm lạnh bằng nước Chi phí vận hành cho hệ thống VRV Hoàn vốn đơn giản cho việc bổ sung thêm vốn đầu tư ban đầu

24

298 Lựa chọn khu đất/lập nhiệm vụ thiết kế

| Quyết định đưa ra để áp dụng chứng chỉ công trình Xanh

Thiết kế ý tưởng

| Giai đoạn thiết kế ý tưởng bắt đầu với hệ tiêu chuẩn hiệu năng của giới kỹ nghệ. Quá trình này đi cùng một nghiên cứu về sự thích ứng đối với khí hậu của kiến trúc và các chiến lược thụ động.

Thiết kế chi tiết/hồ sơ thầu

| Lựa chọn và tích hợp các hệ thống cơ điện | Các công cụ áp dụng bao gồm đánh giá vòng đời (của các lựa chọn điều hòa không khí), các mô phỏng chiếu sáng tự nhiên và mô hình năng lượng

Xây dựng

| Hồ sơ lưu trữ hoạt động xây dựng, bao gồm nguồn lực địa phương và công tác quản lý phế thải xây dựng

Sau giai đoạn chạy thử kiểm tra

| Nhân viên được khảo sát trước và sau khi hoàn thành để đánh giá các tác động lên sự lành mạnh, sự hài lòng và năng suất lao động | Kiểm định chất lượng môi trường trong nhà đối với công trình sau khi vận hành, việc sử dụng năng lượng và nước được thực hiện 25

22

23


2009 kWh

2010

200,000 180,000 160,000 140,000 120,000

27

100,000 80,000 60,000 40,000 20,000 0 JUL

AUG

SEP

OCT

NOV

DEC

JAN

FEB Thực tế Thiết kế ASHRAE

MAR

APR

MAY

JUN

26

28

299 Tưới cây Kết nối từ quá trình thực hiện đến thành quả Quyết định để đạt được chứng chỉ có lẽ là một động lực quan trọng nhất thúc đẩy quá trình thiết kế. Việc này đã xác định rõ những gì cần phải đo đạc và tạo ra sự nhận thức về các tiêu chuẩn và các mục tiêu. Việc này đã làm rõ các vai trò và trách nhiệm trong nhóm dự án, mô tả số liệu để định lượng hiệu năng, và bắt buộc nhóm phải tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia ngay từ ban đầu, điều mà có thể sẽ không được xem xét đến. Mặc dù hiện tại công trình KBL được đề cập đến đa phần qua các số liệu công cụ đánh giá – năng lượng được tiết kiệm, rác thải được biến đổi, nước được tái chế – điều đáng chú ý là giai đoạn thiết kế được bắt đầu từ hình khối và lớp vỏ như những cách thức thích ứng chủ yếu với khí hậu

và khu đất. Các bản phác thảo ban đầu thể hiện hai lựa chọn cho khối văn phòng: một phương án với việc sử dụng các mái che nhiều hơn, và phương án kia là bố trí tách thành hai khối để ánh sáng tiếp cận. Kết quả cuối cùng là một giải pháp dung hòa hai lựa chọn. Quan điểm làm cho công trình trở thành một nơi tạo ra sự tiện nghi thoải mái có tầm quan trọng ngang với sự tích hợp.

22–23 Các mô hình ý tưởng ban đầu thể hiện các lựa chọn hình khối kiến trúc 24 So sánh các hệ thống làm mát bằng nước lạnh và điều hòa VRV 25 Bảng 3: Tóm tắt quy trình thiết kế 26 So sánh năng lượng tiêu thụ thực tế với năng lượng ước tính trên bản vẽ 27 Hệ thống quản lý công trình 28 Biển chứng nhận LEED tại sảnh lối vào


NHÓM DỰ ÁN Chủ đầu tư Công ty TNHH Kirloskar Brothers, Pune Kiến trúc sư và quản lý dự án Liên danh Venkataramanan Tư vấn sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí Công ty RS Kulkarn Tư vấn điện Công ty Tư vấn và Kỹ thuật Điện Abhiyanta Tư vấn nước và chữa cháy Văn phòng Tư vấn ACE Tư vấn kết cấu Văn phòng Tư vấn J+W Tư vấn cảnh quan Văn phòng Tư vấn Ravi &Varsha Gawandi Tư vấn LEED Nhóm tư vấn Các giải pháp Thiết kế Môi trường Các nhà thầu | Kỹ thuật Dân dụng Văn phòng B.G. Shirke | Nội thất Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dự án Vector Ấn Độ | Thông gió, sưởi ấm và điều hòa không khí Văn phòng Servicool | Hệ thống quản lý công trình thông minh Văn phòng Sauter Race

| Điện Văn phòng Tư vấn Kỹ thuật Điện Pratibha | Nước Văn phòng Kỹ sư và Tư vấn Ameet Chủ sở hữu và vận hành Công ty TNHH Kirloskar Brothers, Pune Quản lý tòa nhà Công ty TNHH các dịch vụ Thiết bị Tích hợp ISS CÁC NHÀ CUNG CẤP Nội thất mô-đun Công ty TNHH về Nội thất Fuego Hệ trần mô đun Hãng Armstrong Gạch tro than Công ty TNHH các sản phẩm Xây dựng C’Cure Kính Tập đoàn Saint Gobain Gạch lát trồng cỏ Hãng Các giải pháp Bê tông Tấm vách thạch cao Hãng Thạch cao Ấn Độ Gạch tráng men Công ty TNHH Gạch lát EURO Tấm panel và trần cách âm Hãng Anutone Tấm hợp kim nhôm Công ty TNHH Durabuild Tech

Thảm Hãng C&A (một công ty của Tandus) Gỗ chứng nhận Tấm lát sàn gỗ được chứng nhận FSC từ Tập đoàn Gỗ ECO & Kahrs Hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời Hãng AKSON Hệ thống pin năng lượng mặt trời | Công ty TNHH Kirloskar Brothers | Công ty TNHH đồ điện tử Vistar Máy phát điện chạy dầu diesel sinh học Công ty TNHH Động cơ Dầu Kirloskar Hệ thống điều hòa đa tần Hãng Daikin Bánh xe thu hồi nhiệt Hãng Desiccant Rotors CÁC GIẢI THƯỞNG/ CHỨNG NHẬN Năm 2011 Giải thưởng cho sự Xuất sắc trong Kiến trúc, hạng mục nội thất, Hội Kiến trúc sư Ấn Độ Năm 2010 Cúp Emerson (Ấn Độ và Đông Nam Á), hạng mục công trình mới, Tập đoàn Công nghệ về Khí hậu Emerson

300

Năm 2009 Chứng chỉ Bạch kim của LEED, hạng mục xây dựng mới, Hội đồng Công trình Xanh Ấn Độ HIỆU NĂNG4 Lượng điện năng tiêu thụ hàng năm 1.253 MWh Điện năng khai thác tại chỗ (% của tổng năng lượng tiêu thụ) | Máy phát điện chạy dầu diezel sinh học: 7,1% | Tấm pin năng lượng mặt trời: 2,5% Các khí thải nhà kính | 1.026 tấn CO2 quy đổi/năm | 1,88 tấn CO2 quy đổi/người/ năm Mức độ tiêu thụ năng lượng | 105,3 kWh/m2/năm | 2,3 MWh/người/năm Lượng nước tiêu thụ hàng năm 18.457 m3 Nước khai thác tại chỗ (% của tổng lượng nước tiêu thụ) Tái chế nước xám và nước đen: 29%

N 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 40°C

29–31 32 33

30

Thời tiết của quận Pune, Ấn Độ Đường biểu kiến mặt trời qua công trình KBL Mặt bằng tầng ba

20 10 0 -10 1.0 kW/m² 0.8

30

0.6 0.4 0.2

> 867 hrs

0.0 % RH 100

400

80

350

70

300

60

250

50

200

40

150

30

100

20

30 < 86

20 10

50

10

0 1

4_ Các chỉ số tiêu thụ năng lượng và nước cho giai đoạn từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010

40

450 mm

90

N 50 km/h

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

29

31


Mức độ sử dụng nước: 43 m3/người/năm Vật liệu (xây dựng) | 80% khu đất và các đường cao độ không bị ảnh hưởng | 80% vật liệu có nguồn gốc trong khu vực (căn cứ giá trị đồng ru-pi của Ấn Độ cho tất cả vật liệu được mua sắm trang bị) | 20% hàm lượng tái chế trong vật liệu được sử dụng (căn cứ giá trị đồng ru-pi của Ấn Độ cho tất cả các vật liệu xây dựng bằng gỗ trong công trình) | 53% lượng gỗ có chứng nhận FSC (căn cứ giá trị đồng ru-pi Ấn Độ cho tất cả các vật liệu công trình) | 99% lượng chất thải xây dựng và phế liệu chuyển từ bãi rác (theo tỷ lệ của tổng trọng lượng rác thải/phế liệu)

| 85% nhân viên thể hiện mức hài lòng với chất lượng môi trường trong nhà | 20% gia tăng hiệu suất lao động từ 2008 đến 2010 (tòa nhà mới vận hành trong năm 2009) Các chế độ tiện nghi5 Tiện nghi nhiệt (% của tổng diện tích sử dụng) | Thụ động (thông gió tự nhiên): 10% | Chủ động (điều hòa không khí): 90% Tiện nghi thị giác | Người sử dụng có tiếp cận với ánh sáng tự nhiên: 83,3% | Diện tích sàn nhà có tầm nhìn ra ngoài: 92,9%

Vật liệu (vận hành) 100% chất thải thực phẩm được tái sử dụng (ủ compost để bón cây tại chỗ) Lành mạnh (phản hồi của người sử dụng) | 60% nhân viên sử dụng hệ thống giao thông chung được cung cấp bởi KBL

301

N

32

33

5_ Tỷ lệ phần trăm tổng diện tích sàn được thiết kế để chủ yếu phụ thuộc vào thiết kế thụ động hoặc chủ động


34482° B 85824° Đ TÒA NHÀ NĂNG LƯỢNG BẰNG KHÔNG HỌC VIỆN MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG BCA 302

SINGAPORE


B Đ

Singapore

Tòa nhà Trung hòa Năng lượng (Zero Energy) Viện Môi trường Xây dựng BCA

200 Đường Braddell Singapore 579700

Địa điểm 1,34482° vĩ Bắc 103,85824° kinh Đông

Công năng Các văn phòng (67% diện tích sàn) Các lớp học (33% diện tích sàn)

Hoàn thành Tháng 9 năm 2009

80 nhân viên

Chi phí1 7.639.000 đô-la Mỹ

Quy mô Chiều cao 3 tầng Tổng diện tích sàn 4.500 m2

Diện tích khu đất Khu đất của toàn bộ học viện BCA: 50.745 m2 Khu đất của tòa nhà có mức năng lượng bằng không: 4.590 m2 Thể loại Văn phòng/giáo dục

1_ Tương đương 11 triệu đô-la Singapore dựa trên tỷ giá quy đổi ngoại tệ sạng đô-la Mỹ ngày 1 tháng 9 năm 2009 | Quỹ Tiền tệ Quốc tế. www.imf.org

Số lượng người sử dụng 200 khách tham quan/ngày

Số lượng giờ sử dụng 2.860 giờ /năm

303


304


305


1 2

Các ống khói nhiệt và các ống dẫn ánh sáng 3 4 4

Các tấm pin năng lượng mặt trời

Mái

306 5 Tầng 3 1 2 3 4 5 6

Các ống dẫn thông khí ống khói nhiệt Các ống khói nhiệt Các ống lấy ánh sáng Các tấm pin năng lượng mặt trời Các lam che nắng và giá hắt sáng Các ống lấy ánh sáng ngang Những khu vực được thông gió tự nhiên Những khu vực được điều hòa không khí

5 Tầng 2

6

1

5 Tầng 1

1


Về mặt hiệu ứng, thiết kế năng lượng bằng không tại Châu Á là một biểu hiện cho sự cam kết. Đó là việc thiết kế một công trình vượt qua các tiêu chuẩn Xanh hóa hiện hành. Năm 2007, Singapore công bố rằng công trình có mức năng lượng bằng không đầu tiên của quốc gia sẽ là một công trình cải tạo. Chính quyền đã đặt ra mục tiêu 80% chứng chỉ Xanh cho tất cả các công trình2 và giảm 35% nhu cầu tiêu thụ năng lượng vào năm 2030.3 Để đạt được mục tiêu này, hiệu năng của các công trình hiện có cần được cải thiện. Để một công trình năng lượng bằng không thêm sức thuyết phục, công trình đó cần đi giữa chủ nghĩa thực dụng và tư tưởng tiến bộ. Việc tích hợp các công nghệ tái tạo (dù hiện nay có chi phí cao) rất quan trọng. Giảm thiểu nhu cầu năng lượng không tốn hoặc tốn ít chi phí cũng quan trọng không kém. Tòa nhà năng lượng bằng không (ZEB) tại Học viện Môi trường Xây dựng BCA của Cơ quan Xây dựng Công trình là nơi đầu tiên thử nghiệm ý tưởng nhằm thuyết phục giới xây dựng về tính khả thi của hiệu suất. Chủ đầu tư – BCA – là cơ quan nhà nước của Singapore chịu trách nhiệm điều tiết ngành xây dựng đã hợp tác cùng các đơn vị nghiên cứu và tư vấn để chọn lọc kỹ công nghệ cũng như ý tưởng, và điều chỉnh quá trình thiết kế – xây dựng. Cơ quan được giao một phần cơ sở do chính mình quản lý để cải tạo. Khai thông tư duy là một thách thức thực sự được đặt ra. Kể từ khi hoàn thành, hiệu năng của công trình ZEB đã được giám sát. Công trình đã đạt mức năng lượng thực bằng không, hay nói khác đi lượng điện năng mà công trình lấy từ lưới điện nhỏ hơn lượng mà công trình đóng góp vào. Các số liệu, trước khi áp dụng giải pháp tái tạo năng lượng, thực sự thú vị. Một công trình tương đương về diện tích và số người sử dụng tiêu thụ khoảng 115 kWh/m2/năm còn ZEB chỉ có 42 kWh/m2/năm. Việc tiết kiệm 60% năng lượng đã vượt mức 35% so với 2_ Keung, J. (13-16, tháng 9, 2011) 3_ Hội đồng các Thứ trưởng về Phát triển Bền vững. (2009)

tiêu chuẩn quốc gia. Kết quả này có thể được tìm hiểu từ những câu hỏi đặt ra ban đầu khi thiết kế. Ví dụ sự tiện nghi có được bằng cách nào? Công trình có mức điều hòa không khí là 45% và chiếu sáng điện là 49%, phần còn lại là do các giải pháp thụ động mang lại. Nơi nào mà sự phụ thuộc vào hệ thống cơ điện là bắt buộc thì nơi đó con người có thể kiểm soát hệ thống tại ngay bàn làm việc. Công trình có những cách thức mới nào để mang đến tiện nghi thụ động? Tại tòa nhà ZEB, công trình ứng dụng nhiều giải pháp hơn là chỉ có thuần túy cửa sổ và kết cấu che nắng mang tính bắt buộc. Tòa nhà có các thiết bị dẫn ánh sáng tự nhiên và không khí – không mấy khi được trông thấy tại Singapore – để khắc phục những trở ngại do mặt sàn có chiều sâu lớn. Công trình có sự phụ thuộc vào những công cụ giả lập và phần mềm mô hình thông tin xây dựng, các phương tiện hỗ trợ cho phép nhóm dự án nhìn thấy cách những thiết kế này được tích hợp vào bên trong cấu trúc của công trình. Nhiều cải tiến trong thiết kế cũng được ghi nhận. Lớp vỏ công trình là một tập hợp các lam che nắng, khối nhô ra và vườn cây có tác dụng trao đổi không khí, nhiệt và ánh sáng. Diện mạo của công trình cũng là yếu tố làm nên sự khác biệt so với các công trình khác của BCA và của Singapore. Thông điệp quan trọng ở đây là cải tiến hiệu năng sẽ củng cố mối quan hệ của công trình với thiên nhiên.

3

2

307

1 2–4

Phối cảnh hình chiếu trục đo Các cấu kiện được gắn trên mặt đứng và mái thích ứng theo khí hậu

4


6

7

5

308 Hiệu quả và Sự gắn kết Năng lượng 5

6

7

8–9

Sự tích hợp các tấm pin năng lượng mặt trời với cầu thang được hỗ trợ bởi phần mềm BIM Các tấm pin năng lượng mặt trời được gắn trên mái và ống khói nhiệt Các tấm pin năng lượng mặt trời được gắn vào mặt đứng trên các lam che nắng Dữ liệu tiêu thụ và cung cấp điện năng cho một ngày điển hình (hình bên trên) và các tháng liên tiếp (hình bên dưới)

Việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời tại công trình ZEB đã cho thấy những gì có thể được tích hợp và cách thức tích hợp các công nghệ tái tạo. Mái chính và các mái che hành lang kết nối đáp ứng khoảng 90% diện tích của tất cả các tấm pin. Các mái che của một khu đỗ xe và một số tấm che nắng cũng được gắn các tấm pin năng lượng mặt trời. Bề mặt dọc của cầu thang (dẫn lên sân thượng ngoài trời dành cho khách) thể hiện năm loại tấm pin khác nhau. Trong toàn bộ công trình ZEB có ba loại hệ thống kết nối lưới điện (190 kWp) với các công nghệ tấm mỏng silicon (đa tinh thể), màng mỏng (silic vô định hình) và sự kết hợp cả hai dạng (hai loại tấm/màng mỏng dán xen kẽ nhau). Ngoài ra cũng có ba

hệ thống độc lập (2 kWp) làm từ tấm mỏng silicon (đơn tinh thể), màng mỏng (silic vô định hình) và vật liệu không phải silicon (hợp kim đồng – indi – gali – selen). Sự đa dạng công nghệ cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá công nghệ nào hoạt động tốt nhất dưới điều kiện bầu trời của Singapore. Năng lượng điện sinh ra từ các tấm pin năng lượng mặt trời đạt mức cao nhất vào giữa trưa, khi năng lượng được tạo ra nhiều hơn năng lượng tiêu thụ tại thời điểm đó. Các số liệu thống kê tổng năng lượng hàng tháng cho thấy công trình ZEB cung cấp nhiều điện năng hơn một chút so với nhu cầu tiêu thụ trong hầu hết các tháng. Lượng điện năng được sản sinh trong một năm vượt qua lượng điện


kWh

780 70 60 50 40 30 20 10

8 23:00

22:00

21:00

20:00

19:00

18:00

17:00

16:00

15:00

14:00

13:00

12:00

11:00

10:00

09:00

08:00

07:00

06:00

05:00

04:00

03:00

02:00

01:00

00:00

0

Năng lượng được sản xuất ra (trong tuần) Năng lượng được tiêu thụ (trong tuần)

16.8

13.2

14.2

15.0

14.6 14.5

15.7

16.5 15.7

16.0

14.0

14.00

14.3

14.2

15.7

16.00

16.2

18.1

18.00 16.8

MWh

18.8

18.5

18.6

309

140.00

MWh

120.00 100.00

12.00

080.00

10.00 8.00

060.00

6.00 040.00 4.00 020.00

2.00

000.00

0.00 Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Năng lượng sản sinh tích lũy trong 9 tháng: 151,0 MWh Năng lượng tiêu thụ tích lũy trong 9 tháng: 134,7 MWh

Tháng 4

Thàng 5

Tháng 6 TRUNG BÌNH

Năng lượng được sản sinh Năng lượng được tiêu thụ Năng lượng được sản sinh tích lũy Năng lượng được tiêu thụ tích lũy

9


12

10

11

310

10 11

Đèn bàn làm việc Họng xả không khí tươi của điều hòa không khí gắn trên sàn 12 Ống ánh sáng và cảm biến ánh sáng 13 Bảng 4: Tổng kết việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời tại ZEB 14–15 Các tháp làm mát 16 Các thiết bị / giàn làm mát của hệ thống điều hòa không khí

năng tiêu thụ bởi một khoảng chênh thuyết phục. Các hệ thống tiêu thụ năng lượng đã được chọn theo hiệu suất của chúng. Các thiết bị phía sau – hệ thống làm lạnh và các tháp giải nhiệt, biến tần cho các máy bơm, phân phối không khí dùng thiết bị quạt đôi với một cuộn cảm đơn (single

Vị trí

Các tấm pin năng lượng mặt trời được kết nối với lưới điện tấm pin năng lượng Các mặt trời đứng độc lập

Mái chính Đường kết nối Khu đỗ xe Hành lang ngắm cảnh Mái bên dưới Che nắng Lan can tầng 2 Lan can tầng 3 Cầu thang tầng 1 Cầu thang tầng 2 Cầu thang tầng 3 Cầu thang tầng 4 Cầu thang tầng 5

coil twin fan – SCTF)4 – được kết hợp trong các thiết kế phía trước tòa nhà với các bộ phận điều khiển dành cho người sử dụng.

Công suất lắp đặt (kWp) C.Nghệ quang điện Diện tích lắp đặt (m2)

142.50 20.50 15.40 3.40 7.20 1.00 0.42 0.19 0.36 0.54 0.22 0.24 0.23

Đa tinh thể Đa tinh thể Vô định hình HIT hai mặt Đa tinh thể Vô định hình Đa tinh thể Amorphous Đơn tinh thể Đơn tinh thể Vô định hình Vô định hình CIGS

1,037.0 149.0 259.0 22.0 52.0 20.0 4.7 4.7 4.1 6.2 4.1 6.2 4.1

Nguồn: Anupama, R.P., Wittkopf, S.K., Huang, Y., Nandar, L., Ang, K.S., Prasad, D., Scartezzini, J.L., & Toh P.S. (2010, 21-23 tháng Tư)

4_ SCTF là một hệ thống phân phối không khí tiên phong mang lại sự tiết kiệm năng lượng khoảng 12%. Hệ thống này cũng đem đến một tiêu chuẩn cao về chất lượng không khí trong nhà và tiện nghi cho người sử dụng

13


14

15

311

16


17 2 1 3

7 6 5

18

4

1 2 3 4 5 6 7

312

Ống khói nhiệt Các ống lấy ánh sáng Các tấm pin năng lượng mặt trời Các đường ống khói nhiệt Các bức tường xanh Các lam che nắng và các giá hắt sáng Tấm màng quang điện gắn trên lam che nắng

Lành mạnh Khí hậu và tiện nghi 17–18 Các phối cảnh ngoại thất 19 Ánh sáng mặt trời chiếu lên ống khói nhiệt và các đường ống 20 Không khí nóng thoát ra khỏi các đường ống 21 Không khí nóng thoát ra khỏi phòng 22 Không khí tươi được hút vào bên trong phòng 23 Ống dẫn ánh sáng 24 Giá hắt sáng 25 Nội thất văn phòng được chiếu sáng tự nhiên

5_ Wong, N.H. & Tan, E. (2011)

Để giảm việc hấp thụ nhiệt, công trình ZEB sử dụng một số chiến lược và những giải pháp thiết kế. Các bức tường đứng phủ xanh và các mái xanh hấp thụ một phần năng lượng mặt trời. Một phần khác bị ngăn giữ bởi các tấm che nắng và các cửa sổ kính có hệ số dẫn nhiệt thấp. Ánh sáng tự nhiên vào bên trong theo một cách thức có kiểm soát qua các giá hắt sáng và các ống dẫn sáng. Các ống gương truyền ánh sáng theo chiều ngang từ mặt tiền công trình đến giữa sàn tầng. Để hỗ trợ cho thông gió, các ống khói nhiệt đẩy không khí nóng ra ngoài, đi lên một cách tự nhiên đến mái của các tầng trên. Ở các tầng bên dưới, không khí này được chuyển qua các đường ống được tiếp xúc với sức nóng của mặt trời. Khi mặt trời lặn, không khí

nóng trong các ống này bay lên do sự đối lưu hút không khí trên toàn bộ sàn tầng. Với sự vận hành của các ống khói và đường ống này, vận tốc gió trong các lớp học được đo đạt mức 0,5 m/s. Một cuộc khảo sát người sử dụng công trình5 cho thấy rằng những ống khói nhiệt và thiết bị che nắng đã tạo nên một sự khác biệt đáng kể cho trạng thái tiện nghi thoải mái qua việc thông gió tự nhiên trong các lớp học. Điều thú vị là các giá hắt sáng không có cùng hiệu ứng rõ ràng như vậy. Sự tăng cường các mức độ ánh sáng được cảm nhận là sự tăng cường cả lượng nhiệt hấp thụ mặc dù quá trình này không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ trong nhà, đã cho thấy một điều rằng sự cảm nhận này có được một phần là do yếu tố tâm lý.


19

20

21

22

313

24

23

25


27

26

314

26–27 Chi tiết ống khói nhiệt được tích hợp với mái 28–30 Ống khói nhiệt, nhìn từ bên ngoài và từ bên trong 28

29

30


315


31

Thiết kế ý tưởng

| Các buổi làm việc chung (charrettes) để tìm ý tưởng về sự lựa chọn thiết kế thụ động và xác định rõ công nghệ

Thiết kế chi tiết/ hồ sơ thầu

| Các hình mô phỏng nhằm xác định hiệu suất tiềm năng | Các buổi làm việc chung (charrettes) tiếp theo nhằm chỉnh lý các ý tưởng ban đầu | Mô hình Thông tin Xây dựng (BIM) được tạo ra để tích hợp các cấu kiện hay thành phần khác nhau, tạo các bản vẽ phối hợp cho nhà thầu xây dựng

32 Xây dựng

Sau khi chạy thử

33

34

| Kiểm tra và chạy thử | Quản lý và tối ưu hóa | Các công tác đo lường và khảo sát để xác định cách thức các thành phần vận hành

35

316

36


37

38

317 Tích hợp Các hệ thống thụ động và chủ động Quá trình thiết kế tích hợp được quản lý ngay từ đầu. Việc này bắt đầu với các buổi làm việc chung (charrettes) để trao đổi và tranh luận những ý tưởng thiết kế nơi mà các thành viên nhóm cùng suy nghĩ về các chiến lược và công nghệ. Tại các buổi làm việc này, dựa trên đánh giá về tác động của khí hậu, các điều kiện khu đất, những hạn chế về vật liệu của lớp vỏ và kết cấu hiện hữu được xem xét. Với những ý tưởng ban đầu sẵn có, vấn đề trở nên kết nối và có sự phối hợp. Mô hình hiệu năng được triển khai bởi nhiều chuyên gia để kiểm tra tính khả thi và hiệu năng của các hệ thống liên quan lẫn nhau. Với các lần kiểm tra này, nhóm thiết kế tập hợp lại để trao đổi, điều chỉnh và thay đổi các mục tiêu cho hợp lý hơn. Khi dự án được tiến hành, một Mô 6_ Wittkopf, S.K. & Huang, Y. (2011)

hình Thông tin Xây dựng (BIM) được tạo ra để hỗ trợ hồ sơ và giai đoạn xây dựng. Mô hình này kết hợp thông tin từ các ngành chuyên môn và công việc khác nhau (kiến trúc, kết cấu, cơ điện) cho phép mọi người thấy cách thức mọi thứ kết nối với nhau. Mô hình đặc biệt tập trung vào việc tạo lập thư viện các vật thể mới cho các thành phần tấm pin năng lượng mặt trời (mặt đứng, mái nhà, lan can, mái che, tấm che nắng, cửa sổ), kính hoạt động theo mặt trời (kính điện sắc) và các hệ thống chuyển hướng ánh sáng tự nhiên (các ống ánh sáng, các đường ống gương).6 Nó cho phép sự phối hợp các kích thước và dung sai khác nhau cho việc chế tạo và lắp đặt cấu kiện. Mô hình này còn hỗ trợ việc triển khai các bản vẽ sẽ được đơn vị xây dựng và các nhà thầu phụ sử dụng.

31–32 Các đường ống được lắp gương 33–34 Ống dẫn ánh sáng 35 Bảng 5: Tóm tắt quy trình thiết kế 36 Sự tích hợp các đường ống lắp gương và các ống dẫn ánh sáng được hỗ trợ bằng phần mềm BIM 37 Những mô phỏng bằng phần mềm khí động học trên máy tính cho thấy hoạt động của ống khói nhiệt và hiệu ứng thông gió ống khói 38 Những mô phỏng cho thấy sự hiệu quả của các giá hắt sáng


NHÓM DỰ ÁN Chủ đầu tư Cơ quan Công trình & Xây dựng (BCA), Singapore Kiến trúc sư Văn phòng Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Kiến trúc sư DP Quản lý dự án, kỹ sư cơ điện, kỹ sư kỹ thuật và kết cấu Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Beca Carter Hollings & Ferner SEA Dự toán Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Davis Langdon & Seah Singapore Giám sát chính (cho các công nghệ công trình xanh) Đại học Quốc gia Singapore Nhà thầu chính Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Xây dựng ACP Vận hành công trình Cơ quan Công trình & Xây dựng (BCA), Singapore CÁC NHÀ CUNG CẤP Hệ thống quản lý tòa nhà Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Định lượng Tự động hóa Thiết bị làm mát Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Điều khiển Johnson (Singapore)

Thiết bị điện Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Kỹ thuật KC Teck Hệ thống điều hòa không khí hiệu quả năng lượng | Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Công nghệ Hitachi Plant | Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Nâng cao Chất lượng Không khí Cảm biến ánh sáng Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Công nghệ Điện năng Tái tạo Các vật liệu phản chiếu cho ống dẫn gương | Hợp kim nhôm Hãng nhôm Alanod, Đức | Gương acrylic Doanh nghiệp Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Dama | Gương polycarbonate Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Heliobus tại phố Sittertal Hệ thống theo dõi vị trí mặt trời Tập đoàn Cửa sổ mái theo Quỹ đạo Mặt trời Ống dẫn ánh sáng Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ánh sáng Mặt trời Ống dẫn ánh sáng (với gương quay) Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Monodraught, Vương quốc Anh

Ống dẫn ánh sáng (không có gương quay) Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Công nghệ Eurolite Hệ thống giá hắt ánh sáng Hãng Kỹ thuật Xử lý Mặt đứng Công trình SdnBhd Tích hợp quang điện Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Grenzone Hệ thống nước và vệ sinh Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Kỹ thuật Qianda Hệ thống mái xanh Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Trung tâm Cảnh quan Sân vườn Ống khói nhiệt và ống gương Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Xây dựng ACP Buồng thử nghiệm kính | Loại 1 (kính điện sắc, không màu) Hãng Kính Điện sắc Sage, Hoa Kỳ | Loại 4 (kính quang điện) Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn SolarGy Hệ thống tường xanh | Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Trung tâm Cảnh quan và Sân vườn | Công ty Tư nhân Trách nhiệm Hữu hạn Kỹ thuật Consis | Tập đoàn Shimizu

318

CÁC GIẢI THƯỞNG/ CHỨNG NHẬN Năm 2011 | Giải Độc đáo, Giải thưởng Nghiên cứu và Phát triển của Bộ Phát triển Quốc gia Bộ Phát triển Quốc gia Singapore | Hồ sơ Đệ trình Đặc biệt (cho thiết bị quạt đôi với cuộn cảm đơn), Giải thưởng Năng lượng ASEAN, Cuộc thi Hiệu quả Năng lượng, Trung tâm Năng lượng ASEAN Năm 2010 | Giải thưởng Uy tín về Thành tựu Kỹ thuật, Hội Kỹ sư Singapore | BCI Green Leadership Award, thể loại cơ quan làm việc, Công ty TNHH Thông tin Xây dựng Châu Á BCI Năm 2009 Chứng nhận, Green Mark Platinum, hạng mục công trình mới, Cơ quan Công trình Xây dựng Singapore HIỆU NĂNG7 Năng lượng tiêu thụ hàng năm 194 MWh Năng lượng khai thác tại chỗ Các tấm pin năng lượng mặt trời: 100%

N 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 40°C 35

39–41 Thời tiết của Singapore 42 Một phần mặt đứng và mặt cắt cho thấy sự tích hợp các giá hắt sáng 43 Một phần mặt đứng và mặt cắt cho thấy sự tích hợp các tấm pin năng lượng mặt trời

30 25 20 15 1.0 kW/m² 0.8

40

0.6 0.4 0.2

> 367 hrs

0.0 % RH 100

400

80

350

70

300

60

250

50

200

40

150

30

100

20

30 < 36

20 10

50

10

0 1

7_ Chỉ số tiêu thụ năng lượng và nước cho giai đoạn từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 9 năm 2011

40

450 mm

90

N 50 km/h

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

39

41


Khí thải nhà kính (năng lượng lấy từ lưới điện) 92,4 tấn CO2 quy đổi/năm Khí thải nhà kính cắt giảm (năng lượng cấp cho lưới điện) 96,6 tấn CO2 quy đổi/năm Mức độ tiêu thụ năng lượng (trước khi có các tấm pin năng lượng mặt trời) 42 kWh/m2/năm (tốt hơn 63,5% so với một công trình tương đương về công năng sử dụng hoặc cách thức vận hành) Lượng nước tiêu thụ hàng năm Thông tin không được tiết lộ Nước khai thác tại chỗ (% tổng lượng nước tiêu thụ) Không có

Lành mạnh (thiết kế) 92,9% của tổng diện tích sử dụng đảm bảo tầm nhìn ra bên ngoài Các chế độ tiện nghi8 Tiện nghi nhiệt | Thụ động (thông gió tự nhiên): 55% | Chủ động (điều hòa không khí): 45% Tiện nghi thị giác | Thụ động (ánh sáng tự nhiên): 51% | Chủ động (ánh sáng điện): 49%

Vật liệu (xây dựng) | 98% trong số tất cả vật liệu sử dụng được khai thác trong vòng 1.000 km từ khu đất dự án | 85% thành phần sợi nylon tái chế trong tất cả các tấm thảm | 100% phần lõi cứng công trình làm từ phế liệu xây dựng | 100% tấm mái kim loại và thép gia cố được gửi đi tái chế tại các xưởng chế biến phế thải

319

42

8_ Tỷ lệ phần trăm tổng diện tích sàn được thiết kế để chủ yếu phụ thuộc vào các chiến lược thụ động hoặc các hệ thống chủ động

43



Tác giả gửi lời cảm ơn đến các nhân viên tư vấn dự án, chủ đầu tư xây dựng và cả đơn vị phụ trách vận hành công trình đã cung cấp nhiều hình ảnh, bản vẽ và dữ liệu về những dự án của mình, đến các nhiếp ảnh gia vì đã cho phép sử dụng lại những tấm ảnh đã chụp. Mỗi ví dụ trong số các dự án nghiên cứu chuyên sâu trong cuốn sách này đã được một vài đối tác phụ trách tập hợp thông tin và tạo điều kiện để việc sử dụng dữ liệu được thuận lợi. Nếu không có sự hỗ trợ to lớn này thì cuốn sách khó lòng thực hiện được. Tác giả cũng rất cảm kích đối với các cá nhân đã dành thời gian và sự ủng hộ quý báu, đặc biệt là nhóm các chuyên gia phản biện đã đóng góp ý kiến cho những quan điểm được tác giả nêu lên. Phiên bản tiếng Việt của cuốn sách sẽ rất khó có thể đến tay bạn đọc nếu không có sự giúp đỡ của ông Lê Việt Hà ở công ty Ashui cùng sự cộng tác đắc lực của hai dịch giả – TS. KTS. Nguyễn Quang Minh và ThS. KTS. Vũ Linh Quang. Cả nhóm đã làm việc rất tích cực và nỗ lực cao để hoàn thiện những chi tiết nhỏ nhất nhằm đưa cuốn sách sớm đến với công chúng. Lời sau cùng, tác giả chân thành cảm ơn đến Nhà xuất bản Tri Thức, đơn vị in và phát hành cuốn sách tại Việt Nam.

Các đơn vị gửi thông tin | Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Chăm sóc Sức khỏe Alexandra | Hệ thống Khách sạn và Khu nghỉ dưỡng Alila | Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore | Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG | Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông | Trường học Xanh, Bali | Công ty Tư vấn IEN SdnBhd | Morphogenesis | Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ove Arup & Cộng sự tại Hồng Kông | Soneva | Văn phòng Kiến trúc sư Steven Holl | CTYIN Tegnestue | Công ty Liên danh Venkataramanan | WOHA | 24H-architecture Các chuyên gia phản biện | Ray Cole | Cheah Kok Ming | Chrisna du Plessis | Candice Lim | Gregers Reimann | Jalel Sager Các thành viên hỗ trợ | Akshay Chalikwar | Chang Joy Lee | Firus Faisal | Dindayal Gulabani | Harsha Gulabani | Khin Thida Kyaw | Matthias Krups | Robert Krups

LỜI CẢM ƠN

321


TÀI LIỆU THAM KHẢO

ADB. (2009, tháng 4). The Economics of Climate Change in Southeast Asia: A Regional Review. Ngân hàng Phát triển Châu Á. Lấy từ http://www.adb. org/publications/economics- climate-changesoutheast-asia-regional- review

Bernstein, P.G. (2010). Digital technology in architectural education: transient or transformative? Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 17, 36–37.

BREEAM, Anh Quốc. www.breeam.org ADB. (2010, tháng 8). Key Indicators for Asia
and the Pacific 2010. Ngân hàng Phát triển Châu Á. Lấy từ http:/www.adb.org/ publications/ keyindicators-asia-and-pacific-2010 ADB. (2010a, tháng 11). Climate Change
in Southeast Asia: Focused Actions on the Frontlines of Climate Change. Ngân hàng Phát triển Châu Á. Lấy từ http://www.adb.org/ publications/ climate-change-southeast-asia- focused-actionsfrontlines-climate-change ADB. (2010b, tháng 11). Climate Change in South Asia: Strong Responses for Building a Sustainable Future. Ngân hàng Phát triển Châu Á. Lấy từ http://www.adb.org/ publications/climatechange-south-asia- strong-responses-buildingsustainable-future

322

Buchanan, P. (2000). Ten Shades of Green: Architecture and the Natural World. New York, NY: Hiệp hội Kiến trúc sư New York. Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore. www.bca.gov.sg Butler, R.A. (2005, 16 tháng 11). World Deforestation Rates and Forest Cover Statistics, 2000–2005. Lấy từ http://news.mong- abay.com/2005/1115-forests. html CII-Sohrabji Godrej Trung tâm Kinh doanh Xanh. www.greenbusinesscentre.com Cole, R.J. (2012a). Regenerative design and development: current theory and practice. Tạp chí Thông tin và Nghiên cứu Công trình, 40:1, 1-6.

ADB. (2010c, tháng 11). Climate Change in East Asia: Staying on Track for a More Sustainable Future. Ngân hàng Phát triển Châu Á. Lấy từ http://www. adb.org/publications/climate- change-east-asiastaying-track-more-sustainable-future

Cole, R.J. (2012b). Transitioning from green to regenerative design. Tạp chí Thông tin và Nghiên cứu Công trình, 40:1, 39–53.

ADB. (2011, tháng 5). Basic Statistics 2011. Ngân hàng Phát triển Châu Á. Lấy từ http:// www.adb. org/publications/basic-statistics-2011

Deuble, M. & de Dear, R. (2010, 9–11 tháng 4). Green occupants for green buildings: the missinglink? Bài viết thuyết trình tại Hội thảo về Thích ứng với Thay đổi: Tư duy mới về sự Tiện nghi. Cumberland Lodge. Windsor, Anh.

ADB. (2011, tháng 8). Asia 2050: Realizing the Asian Century. Ngân hàng Phát triển Châu Á. Lấy từ http://www.adb.org/publications/asia2050-realizing-asian-century ADB, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh & DONRE. (2009, 25 tháng 4). HCMC Adaptation to Climate Change, Quyển 2: Báo cáo chính, Bản thảo 4. Được chuẩn bị bởi Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường. Lấy từ http://www. icem.com.au/ documents/climatechange/hcmc_ cc/hcmc_ ccdraftreport_vol2_main_report.pdf Anggadjaja, E. (2011, 13–16 tháng 9). Regional study on sustainable building policies in Southeast Asia. Bài viết trình bày tại Hội thảo Công trình Xanh Quốc tế 2011. Singapore. Anupama, R.P., Wittkopf, S.K., Huang, Y., Nandar, L., Ang, K.S., Prasad, D., Scartezzini, J.L., &Toh P.S. (2010, 21–23 tháng 4). Building integrated photovoltaic of Singapore’s zero-energy building. Bài viết trình bày tại Hội thảo Quốc tế về Ứng dụng Năng lượng. Singapore. Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Xây dựng, Bộ Nội vụ, Đài Loan. www.abri.gov.tw Baird, G. (2010). Sustainable Buildings in Practice: What the Users Think. New York, Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Routledge. BCI Asia. (2008). Green Building Market. Thông tin Xây dựng Công trình Châu Á. Hiệp hội BEAM, Hong Kong. www.beamsociety. org.hk Bell, P.A., Greene, T.C., Fisher, J.D. & Baum, A. (1996). Environmental Psychology (Tái bản lần thứ 4): Nhà xuất bản Trường Cao đẳng Harcourt Brace, Hoa Kỳ.

du Plessis, C. (2012). Towards a regenerative paradigm for the built environment. Tạp chí Thông tin và Nghiên cứu Công trình, 40:1, 7–22. EarthCheck. (2010). Benchmarking Assessment of Alila Villas Uluwatu. Khách sạn và Khu nghỉ dưỡng Alila. Trang mạng Earthcheck. www.earthcheck.org Economist Intelligence Unit. (2011). Asian Green City Index: Assessing the Environmental Performance of Asia’s Major Cities. Tập đoàn Siemens, Munich, Đức. Lấy từ http://www. siemens.com/press/pool/de/events/2011/ corporate/2011-02-asia/asian-gci-report-e.pdf Cơ quan Bảo vệ Môi trường, R.O.C. (Đài Loan) (2009). Towards Low Carbon Cities in Taiwan. Lấy từ onunfccc.epa.gov.tw Fa’atulo, W.R. (2010). Perceiving Architectural Sustainability: Architects and Non Architects in Singapore (Luận văn Thạc sỹ). Đại học Quốc gia Singapore, Singapore. Forman, R.T. (2002). The missing catalyst: design and planning with ecology roots. Ecology and Design: Frameworks for Learning. Johnson, B.R. & Hill, K. (Eds). Washington, Hoa Kỳ: Hãng Thông tấn Island. Fowler, K.M. & Rauch, E.M. (2006). Sustainable Building Rating Systems. Phòng Thí nghiệm Quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương, Hoa Kỳ. Gifford, H. (2008). A Better Way to Rate Green Buildings: LEED Sets the Standard for Green Buildings but Do Green Buildings Actually Save Any Energy? Lấy từ www.henrygifford.com Mạng lưới Dấu chân Toàn cầu. www. footprintnetwork.org


Gopal, K. (2011). Sustainable cities for India: can the goal be achieved? Tạp chí Kiến trúc FuturArc,

King, B. (2008). Beyond oil. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 10, 97.

20, 74–77.

Chỉ số Công trình Xanh, Malaysia. www. greenbuildingindex.org Đánh giá Xanh cho việc Đánh giá Không gian ở Tích hợp, Ấn Độ. www.grihaindia.org Guggenheim, D. (Director) & Bender, L. (Producer). (2006). An Inconvenient Truth [DVD]. Hoa Kỳ: Tập đoàn Giải trí Gia đình Paramount. Hamilton, A. (2011). Droughtbusters. Tạp chí Time, 3 tháng 10, 2011. 47–50. Hardy, J. & Stones, R. (2010). Phỏng vấn Tạp chí Kiến trúc FuturArc, Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 17, 38–43. Heringer, A. (2008). Home-made family houses. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 11, 44–51. Hui, C.M.S. (2011, 18–21 tháng 3). Green roof urban farming for buildings in high-density urban cities. Bài viết thuyết trình tại Hội thảo Thế giới về Mái xanh tại Hải Nam Trung Quốc 2011. Hải Nam, Trung Quốc Các Báo cáo Phát triển Con người, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. hdr.undp.org Hội đồng Công trình Xanh Ấn Độ. www.igbc.in Viện Môi trường Xây dựng và Bảo tồn Năng lượng, Nhật Bản. www.ibec.or.jp Ủy ban Liên Chính phủ về Phát triển Bền vững. (2009). A Lively and Liveable Singapore: Strategies for Sustainable Growth. Bộ Môi trường và Tài nguyên Nước và Bộ Phát triển Quốc gia, Singapore. Viện Nghiên cứu các Công trình Ở Quốc tế. (2008). Living Building Challenge Phiên bản 1.3. Viện Nghiên cứu các Công trình Ở Quốc tế, Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Lấy từ http://ilbi.org/ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. www.imf.org IPCC. (2007). Climate Change 2007: Synthesis Report. Contribution of Working Groups I, II
and III to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Pachauri, R.K &Reisinger, A. (Eds.). IPCC, Geneva, Thụy Sĩ. Jayakar, D. (2010). Greener than Green! Inside Outside, Tháng 2 năm 2010, 168–177. Jayaraman, V. (2011). Indian Regional Architecture: Influence of Global Green Agenda (Luận văn Thạc sĩ). Đại học Quốc gia Singapore, Singapore. Kerr, T. (2008). The Green future of buildings, Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 10, 26–32. Keung, J. (2011, 13–16 tháng 9). Singapore: small nation but big vision for the built environment. Bài viết thuyết trình tại Hội thảo Công trình Xanh Quốc tế 2011. Singapore. Keynes, J.M. (1987). In Moggridge, D. (Ed.) The Collected Writings of John Maynard Keynes: The General Theory and After. Phần 1 – Chuẩn bị, Quyển 13. Cambridge, Anh quốc: Nhà xuất bản Đại học Cambridge.

Kishnani, N. (2002). Climate, Buildings and Occupant Expectations: A Comfort-Based Model for the Design and Operation of Office Buildings in Hot Humid Conditions (Luận án Tiến sĩ). Đại học Công nghệ Curtin, Perth, Úc. Lấy từ http://espace.library. curtin.edu.au/R/?func=dbin-jump-full&object_ id=12749&local_base=GEN01-ERA02 Kishnani, N. (2010). Singapore architects take a stand. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 18, 132–133. Kishnani, N. (2011). Green Building Design: Training Guide for Vietnam. Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc và Bộ Xây dựng, Việt Nam. Kishnani, N. & Lim, C. (2010). Uncommon sense. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 19, 54–63. Kofoworola, O.F. &Gheewala, S.H. (2009).
Life cycle energy assessment of a typical office building in Thailand. Tạp chí Năng lượng và Công trình, 41 (2009), 1076–1083. Koh, H.Y. & Kishnani, N. (2009). Reinventing Eden: introducing nature into urban
Singapore. Bài viết thuyết trình tại Hội thảo Kiến trúc Nhiệt đới Quốc tế. Bangkok, Thái Lan Kumar, S., Kamanth, M., Deshmukh, A., Seth, S., Pandita, S. &Walia, A. (2010). Performance Based Rating and Energy Performance Benchmarking for Commercial Office Buildings in India. Cơ quan Hợp tác Phát triển Hoa Kỳ ECOIII.
 Kumar, S., Kapoor, R., Rawal, R., Seth, S. &Walia, A. (2010). Developing an Energy Conservation Building Code Implementation Strategy in India. Cơ quan Hợp tác Phát triển Hoa Kỳ ECOIII. Lazarus, P. (2012). BIM: value and challenge. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 24, 78–81. Le, V.C. & Lee, B.L. (2010). Wind and water bar. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 19, 52–53. Lee, E.L. (2011). Phỏng vấn Tạp chí Kiến trúc FuturArc. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 21, 36–41. Lewis, R. & Carmody, L. (2010, tháng 3). Green Building in Asia. Nghiên cứu có trách nhiệm. Lấy từ http://www.responsiblere-search. com/ Green_ Building_in_Asia_Issues_for_ Responsible__Executive_Summary_.pdf Li, B. (2011, 13–16 tháng 9). Low carbon and Green buildings in China. Bài viết thuyết trình tại Hội thảo Quốc tế Công trình Xanh 2011. Singapore. Lim, C. & Lee, B.L. (2011a). Green village. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 23, 60–63. Lim, C. & Lee, B.L. (2011b). Panyaden school. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 23, 70–73. Lim, C. & Lee, B.L. (2012). JCube. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 24, 72–73. Lim, L.W.I. (2011). High-Rise, High-Density Living: the Skyscraper as the Future Model of City Living in Asia (Luận văn Thạc sỹ). Đại học Quốc gia Singapore. Lim, Y.A. & Kishnani, N.T. (2010). Building integrated agriculture: utilising rooftops for sustainable food crop cultivation in Singapore. Tạp chí Công trình Xanh, 5 (2): 105–113.

323


Lohnert, G., Dalkowski, A. & Sutter, W. (2003). Integrated design process: a guide for sustainable and solar-optimised design. IEA, Task 23, Optimisation of Solar Energy Use in Large Buildings, Subtask B, Design Process Guidelines. Berlin, Đức: Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Low, C. (2008). Eco-tower extraordinaire. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 10, 38–43. Lyle, J.T. (1994). Regenerative Design for Sustainable Development. New York, Hoa Kỳ, Nhà xuất bản: Wiley. Tập đoàn Xây dựng McGraw Hill. (2008). Global Green Building Trends; Market Growth and Perspectives from Around the World. McKinsey & Công ty. (2008). Pathways to a Low Carbon Economy. Lấy từ https:// solutions. mckinsey.com/ClimateDesk/default. Aspx Merryweather, M. (2011). Ho Chi Minh City under the wrecking ball. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 21, 64–71. Michiya, S.T. & Tatsuo, O. (1998). Estimation of life cycle energy consumption and CO2 emission of office buildings in Japan. Tạp chí Năng lượng và Công trình 28 (1998), 33–41. Bộ Xây dựng Trung Quốc và Văn phòng Quốc gia về Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch của Trung Quốc. (2006, 7 tháng 3). Evaluation Standard for Green Building. Tiêu chuẩn Quốc gia của Trung Quốc (P GB/T 50378–2006).

324

Murakami, S. &Ikaga, T. (2008). Evaluating Environmental Performance of Vernacular Architecture through CASBEE. Hội đồng Công trình Xanh Nhật Bản và Tập đoàn Xây dựng Bền vững Nhật Bản (Eds.) Viện Môi trường Xây dựng và Bảo tồn Năng lượng, Nhật Bản. Lấy từ http:// www.ibec.or.jp/CASBEE/english/document/ Vernacular_Architecture_brochure.pdf Hiệp hội Địa lý Quốc gia. (2009, tháng 9). Plugging into the sun. Tạp chí Địa lý Quốc gia, 40. Ng, E. (2012, 2 tháng 3). More measures being considered to tackle climate change. Trang mạng trực tuyến Today Online. Lấy từ www. todayonline.com Nguyen, V.S. (2009, tháng 1). Industrialization and Urbanization in Vietnam: How Appropriation of Agricultural Land Use Rights Transformed Farmers’ Livelihoods in a Peri-Urban Hanoi Village. Bài báo tham dự Hội thảo Quốc tế EADN No. 38, 2009. Nicholls, R.J., Hanson, S., Herweijer, C., Patmore, N., Hallegatte, S., Jan Corfee-Morlot, Jean Chateau & Muir-Wood, R. (2007). Ranking of the World’s Cities Most Exposed to Coastal Flooding Now and in the Future. Bài báo tham dự Hội thảo Quốc tế về Môi trường OECD No. 1, 2007. Nicol, J.F. & Humphreys, M.A. (2002). Adaptive thermal comfort and sustainable comfort standards for buildings. Tạp chí Năng lượng và Công trình, Quyển 35: 95–101. Orr, D.W. (1992). Ecological Literacy. Albany, NY: Đại học Bang New York, Albany. Tổ chức Trồng một Cây ngày hôm nay (Plant a Tree Today Foundation). www.pattfoundation.org Ủy ban Trang thiết bị Công cộng, Singapore. (2011, tháng 7). ABC Waters Design Guidelines. Lấy

từ www.pub.gov.sg/abcwaters/abcwatersdesignguidelines/Pages/ABCDesignGuidelines.aspx Rastogi, M. (2011). Phỏng vấn Tạp chí Kiến trúc FuturArc. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 22, 40–47. Read-Brown, A., Bardy, F. & Lewis, R. (2010, tháng 9). Sustainability in Asia: ESG Reporting Uncovered. Morales, R., Carmody, L. & Lyon, E. (Eds.). Nghiên cứu có trách nhiệm. Lấy từ http://www. responsibler- esearch.com/Sustainability_in_ Asia___ESG_ Reporting_Uncovered.pdf Reed, R., Bilos, A., Wilkinson, S. & Schulte, K.W. (2009). International comparison of sustainable rating tools. Tạp chí Bất động sản Bền vững, Quyển 1, No.1–2009. Lấy từ http://www. costar.com/ josre/JournalPdfs/01-Sustainable- Rating-Tools.pdf Rees, W.E. (1999). The built environment and the ecosphere: a global perspective. Tạp chí Thông tin và Nghiên cứu Công trình, 27: 4, 206–220. Rees, W.E. (2008). Human nature, eco- footprints and environmental injustice. Tạp chí Môi trường Khu vực, 13(8), 685–701. Roger, S. & Evans, L. (2011, 31 tháng 1). World carbon dioxide emissions data by country: China speeds ahead of the rest. Báo Guardian. Lấy từ www.guardian.co.uk Sachs, J.D. (2011, 29 tháng 8). The Economics of Happiness. Lấy từ http:// www.project-syndicate. org/commentary/ the-economics-of-happiness Sager, J. (2011). A matter of life and death? Towards biophilic living interiors. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 23, 28–35. Hội Kiến trúc sư Singapore. (2010). Twelve Attributes of a Sustainable Built Environment. Lấy từ http:// www.sia.org.sg/resources/2010/ 12AttributesOfGreenArchitecture.pdf Sinclair, C. (2012). Phỏng vấn Tạp chí Kiến trúc FuturArc. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 25, 30–35. Singer, P. (2011). Can We Increase Gross National Happiness? Lấy từ www.project-syndicate.org Sivarajan, S. (2011). A Study into the Advent and Growth of Green Building Practices in India. (Luận văn Thạc sỹ). Đại học Quốc gia Singapore, Singapore. Smith, B.J., Tang, K.C. &Nutbeam, D. (2006). Tổ chức Y tế Thế giới Chú giải các thuật ngữ mới về sức khỏe. Health Promotion International Advance Access, Tổ chức Y tế Thế giới, Geneva, Thụy Sỹ, Nhà Xuất bản Đại học Oxford. Lấy từ http://www. who.int/healthpromotion/ about/HP%20 Glossay%20in%20HPI.pdf Sng, P.L. (2011). In What Way Can the Green Building Contribute to Human Wellness in the Singapore Context? (Luận văn Thạc sỹ). Đại học Quốc gia Singapore, Singapore. Solidance. (2011). Asia Pacific’s Top 10 Green Cities. Ellson, J. (Ed.) Lấy từ www.solidance.com Steele, J. (2005). Ecological Architecture: a Critical History. London, Anh quốc: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thames and Hudson. Suteethorn, K. (2009). Urban agriculture:


ecological functions for urban landscape. Bài viết thuyết trình tại Hội nghị 2009 Incheon IFLA APR Congress. Incheon, Hàn Quốc. Sze, T.Y. (2011). New Regionalism in Tropical Architecture: the Re-Convergence of Formal and Performance-Based Paradigms in the Ecological Age (Luận văn Thạc sỹ). Đại học Quốc gia, Singapore. Tan, S.Y. (2012). The Practice of Integrated Design: The Case Study of Khoo Teck Puat Hospital (Luận văn Thạc sỹ). Viện BCA – Đại học Tổng hợp Nottingham, Singapore. Tổ chức Thế giới Hội tụ. www.theconvergingworld.org Ngân hàng Thế giới. data.worldbank.org/indicator Công ty Kiến trúc TYIN tegnestue. www.tyintegnestue.no

Wong, V. (2011, 2 tháng 6). As world millionaires multiply, Singapore holds its lead. Trang tin Tuần Kinh Doanh Bloomberg. Lấy từ www.businessweek.com Hội đồng Công trình Xanh Thế giới. www.worldgbc.org Viện Tài nguyên Thế giới. (2005). Millennium Ecosystem Assessment Report. Washington, Hoa Kỳ: Hãng Thông tấn Island. Wu, Z. (2011). Evaluation of a Sustainable Hospital Design Based on its Social and Environmental Outcomes (Luận văn Thạc sỹ). Đại học Tổng hợp Cornell, Ithaca, NY, Hoa Kỳ. Yeang, K. (2006). Ecodesign: A Manual for Ecological Design. London, Anh Quốc: Nhà Xuất bản John Wiley and Sons. Yoong, E. (2008). PusatTenaga Văn phòng Quốc gia về Năng lượng Tiêu thụ ở mức Không của Malaysia. Tạp chí Kiến trúc FuturArc, 10, 64–67.

Ulrich, R.S. (1984). View through a window may influence recovery from surgery. Tạp chí Science, 224, 420–421.

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc. (2007). Buildings and Climate Change; Status, Challenges and Opportunities. Sáng kiến Khí hậu và Các Công trình Bền vững, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc. Lấy từ http://www. unep.org/ publications/search/pub_details_s. asp?ID=3934 Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc. (2009). Buildings and Climate Change: Summary for Decision-Makers. Sáng kiến Khí hậu và Các Công trình Bền vững, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc. Lấy từ http://www.unep.org/sbci/ pdfs/SBCI-BCCSummary.pdf Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc. (2010). The ‘State of Play’ of Sustainable Buildings in India. Sáng kiến Khí hậu và Các Công trình Bền vững, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc. Lấy từ http://www.unep.org/pdf/SBCI_State_of_play_ India.pdf Chương trình Định cư Con người của Liên Hợp Quốc. (2010). The State of Asian Cities 2010/11. UN-HABITAT Văn phòng Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Fukuoka, Nhật Bản. Lấy từ http:// www.unhabitat.org/pmss/listItemDe- tails. aspx?publicationID=3078 Phân ban Thống kê của Liên Hợp Quốc. unstats.un.org Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ. www.usgbc.org Van der Ryn, S. & Cowan, S. (2007). Ecological Design, Tái bản lần 2. Washington, DC: Hãng Thông tấn Island. Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam. www.vgbc.org.vn Wittkopf, S.K. & Huang, Y. (2011). Advanced Daylighting and Building Integrated Photovoltaics for High Performance Buildings in the Tropics: Zero Energy Building @ Học viện BCA. Viện Nghiên cứu Năng lượng Mặt trời của Singapore (SERIS), Singapore. Wong, N.H. & Tan, E. (2011). Future Green School: Zero Energy Building @ Học viện BCA. Đại học Quốc gia, Singapore.

325


NGUỒN

ĐỒ HỌA

Trang 66 1 Nguồn: Kishnani, N. & Lim, C. (2010) Trang 69 11 Dựa trên đồ họa được phép của Trường Cao đẳng Liên hiệp Thế giới Trang 75 4 Hội đồng thành phố Jurong và Xưởng thiết kế Dreiseitl 5 Hội đồng thành phố Jurong và Surbana 6 Hội đồng thành phố Jurong và Surbana 7 Hội đồng thành phố Jurong và Surbana Trang 76
 8 Khu Vườn bên bờ Vịnh Trang 82 2 Bản quyền: Ngân hàng Phát triển Châu Á 2011 3 Bản quyền: Ngân hàng Phát triển Châu Á 2011 5 Bản quyền: Ngân hàng Phát triển Châu Á 2011 Trang 83 7 Dựa trên các bản vẽ của Morphogenesis 9 Morphogenesis Trang 84 10 Văn phòng Kiến trúc sư Richard Murphy 11 Văn phòng Kiến trúc sư Richard Murphy

Trang 125 25 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Cicada Trang 128 34 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Cicada Trang 131 42 WOHA Trang 139 3 Dựa trên các bản vẽ của Trường học Xanh, Bali Trang 141 8 Dựa trên các bản vẽ của Trường học Xanh, Bali Trang 144 16 Dựa trên các bản vẽ của Trường học Xanh, Bali 33 34 1

Trang 149 Trường học Xanh, Bali Trường học Xanh, Bali Trang 156 Dựa trên các bản vẽ cho phép bởi Công ty Tư vấn IEN SdnBhd

Trang 91 14 Dựa trên các bản vẽ của Hoàng Thúc Hào 15 Hoàng Thúc Hào 16 Hoàng Thúc Hào

Trang 159 11 Dựa trên các bản vẽ cho phép bởi Công ty Tư vấn IEN SdnBhd 13 Dựa trên các bản vẽ cho phép bởi Công ty Tư vấn IEN SdnBhd Trang 160 15 Dựa trên các bản vẽ cho phép bởi Công ty Tư vấn IEN SdnBhd

Trang 98 9 Văn phòng Kiến trúc sư Mario Cucinella 13 Văn phòng Kiến trúc sư Mario Cucinella

Trang 161 16 Dựa trên các bản vẽ cho phép bởi Công ty Tư vấn IEN SdnBhd

Trang 105 6 Xưởng thiết kế MNN. Tạo bởi phần mềm Autodesk 7 Xưởng thiết kế MNN. Tạo bởi phần mềm Autodesk 8 Xưởng thiết kế Dreiseitl

24 26

Trang 89 5 Skidmore, Owings &Merill LLP 6 Skidmore, Owings &Merill LLP

326

Trang 124 21 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Cicada

Trang 106 9 Gensler 10 Gensler 11 Gensler Trang 107 12 Gensler Trang 118 1 WOHA Trang 119 2 WOHA 5 WOHA Trang 121 10 WOHA Trang 122 14 Dựa trên các bản vẽ của WOHA Trang 123 17 Nguồn: Sze, T.Y. (2011)

Trang 162 Dựa trên các bản vẽ cho phép bởi Công ty Tư vấn IEN SdnBhd Công ty Tư vấn IEN SdnBhd

Trang 163 28 Tiến sỹ SoontornBoonyatikam 29 Công ty Tư vấn IEN SdnBhd 34 35 37

Trang 165 Dựa trên các bản vẽ cho phép bởi Công ty Tư vấn IEN SdnBhd Dựa trên các bản vẽ cho phép bởi Công ty Tư vấn IEN SdnBhd Dựa trên các bản vẽ cho phép bởi Công ty Tư vấn IEN SdnBhd

Trang 172 4 Dựa trên các bản vẽ của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG 5 6 7 8

Trang 173 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG

Trang 174 11 Nguồn: Sng, P.L. (2011)


14 17 18

Trang 175 Nguồn: Sng, P.L. (2011)

24 25

Trang 178 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG Dựa trên các bản vẽ của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG

31 38

Trang 181 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG. Tạo bởi phần mềm Autodesk

Trang 177 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG Dựa trên các bản vẽ của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG

Trang 183 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG

Trang 190 1 Dựa trên các bản vẽ của Morphogenesis. Trang 192 7 Dựa trên các bản vẽ của Morphogenesis. 8 Dựa trên các bản vẽ của Morphogenesis. Trang 193 11 Dựa trên các bản vẽ của Morphogenesis. 12 13 14

Trang 194 Dựa trên các bản vẽ của Morphogenesis. Dựa trên các bản vẽ của Morphogenesis. Dựa trên các bản vẽ của Morphogenesis.

Trang 195 18 Dựa trên các bản vẽ của Morphogenesis. 19 Dựa trên các bản vẽ của Morphogenesis. Trang 196 24 Morphogenesis Trang 199 33 Dựa trên các bản vẽ của Morphogenesis. Trang 208 11 TYIN Tegnestue Trang 209 12 TYIN Tegnestue 13 TYIN Tegnestue
 Trang 211 19 TYIN Tegnestue Trang 212 22 TYIN Tegnestue 39 Tạo bởi phần mềm Autodesk 1 2 3 5

Trang 224 Dựa trên các bản vẽ của Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc

7 8 9 10 11 12

Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc

13

Trang 228 Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc

30 31

Trang 233 Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc

Trang 240 1 Dựa trên bản vẽ của Soneva Trang 242 4 24H-architecture Trang 245 14 Habita Trang 249 24 Dựa trên bản vẽ của Soneva Trang 251 30 24H-architecture 31 24H-architecture 32 24H-architecture 30 24H-architecture 33 24H-architecture 34 24H-architecture 35 24H-architecture 36 24H-architecture 37 24H-architecture 38 24H-architecture 39 24H-architecture Trang 259
 1 WOHA Trang 260 3 Dựa trên bản vẽ của WOHA 4 Dựa trên bản vẽ của WOHA Trang 261 7 WOHA

Trang 263 12 Nguồn: Lim, L.W.I. (2011) 13 Dựa trên bản vẽ của WOHA 14 WOHA 
 Trang 226 Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà Trang 264 ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng 15 WOHA Kông, Trung Quốc

327


Trang 265 18 Nguồn: Lim, L.W.I. (2011) Trang 267 23 Dựa trên bản vẽ của WOHA

17 18

Trang 312 Dựa trên các bản vẽ của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Văn phòng Kiến trúc sư DP Dựa trên các bản vẽ của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Văn phòng Kiến trúc sư DP

1 2 3 4

19 20 21 22

Trang 313 Giáo sư Wong Nyuk Hien, Đại học Quốc gia Singapore Giáo sư Wong Nyuk Hien, Đại học Quốc gia Singapore Giáo sư Wong Nyuk Hien, Đại học Quốc gia Singapore Giáo sư Wong Nyuk Hien, Đại học Quốc gia Singapore

26 27

Trang 314 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Văn phòng Kiến trúc sư DP Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Văn phòng Kiến trúc sư DP

Trang 274 Văn phòng Kiến trúc sư Steven Holl Văn phòng Kiến trúc sư Steven Holl Steven Holl Steven Holl

Trang 275 5 Steven Holl 6 9

Các trang 276–277 Văn phòng Kiến trúc sư Steven Holl Trang 278 Văn phòng Kiến trúc sư Steven Holl

Trang 279 14 Văn phòng Kiến trúc sư Steven Holl Trang 282 18 Văn phòng Kiến trúc sư Steven Holl Trang 283 25 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ove Arup và Cộng sự tại Hồng Kông Trang 292 1 Dựa trên các bản vẽ của Công ty Liên danh Venkataramanan

328

4 5

Trang 294 Dựa trên các bản vẽ của Công ty Liên danh Venkataramanan Tư vấn Các giải pháp Thiết kế Môi trường

10 11

Trang 295 Dựa trên các bản vẽ của Công ty Liên danh Venkataramanan. Tạo bởi phần mềm Autodesk Dựa trên các bản vẽ của Công ty Liên danh Venkataramanan. Tạo bởi phần mềm Autodesk

Trang 296 2 Dựa trên các bản vẽ của Công ty Liên danh Venkataramanan Trang 298 4 Công ty Liên danh Venkataramanan Trang 299 25 Công ty Liên danh Venkataramanan Trang 301 33 Công ty Liên danh Venkataramanan Trang 306 1 Dựa trên các bản vẽ của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Văn phòng Kiến trúc sư DP Trang 308 5 Phó Giáo sư Stephen K. Wittkopf, Đại học Quốc gia Singapore. Tạo bởi phần mềm BIM Trang 309 8 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore 9 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore

Trang 316 36 Phó Giáo sư Stephen K. Wittkopf, Đại học Quốc gia Singapore. 37 38

Trang 317 Giáo sư Wong Nyuk Hien, Đại học Quốc gia Singapore Giáo sư Wong Nyuk Hien, Đại học Quốc gia Singapore

42 43

Trang 319 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Văn phòng Kiến trúc sư DP Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Văn phòng Kiến trúc sư DP


329


CÁC HÌNH ẢNH

2 3 4

Trang 66 Khu Nghỉ dưỡng và Chăm sóc Sức khỏe Sáu Giác quan / Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Helicam Nirmal Kishnani Khu Nghỉ dưỡng và Chăm sóc Sức khỏe Sáu Giác quan / Arnfinn

Trang 67 5 Urbane Indonesia 6 Urbane Indonesia 7 Urbane Indonesia Trang 68 8 Công ty Tư vấn P & T Hidetaka 9 Công ty Tư vấn P & T Hidetaka 10 Công ty Tư vấn P & T Hidetaka Trang 69 12 Công ty Tư vấn P & T Hidetaka

330

1 2 3

Trang 74 Vườn Ngập nước Hồng Kông thuộc Ban Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Bảo tồn, Chính quyền Hồng Kông, Trung Quốc Vườn Ngập nước Hồng Kông thuộc Ban Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Bảo tồn, Chính quyền Hồng Kông, Trung Quốc Vườn Ngập nước Hồng Kông thuộc Ban Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Bảo tồn, Chính quyền Hồng Kông, Trung Quốc

9 10 11

Trang 77 Khu vườn bên Bờ vịnh Khu vườn bên Bờ vịnh Khu vườn bên Bờ vịnh

Trang 82 1 Bản quyền: Ngân hàng Phát triển Châu Á 2011 4 Bản quyền: Ngân hàng Phát triển Châu Á 2011 Trang 83 6 André J. Fanthome 8 Edmund Sumner Trang 84 12 Dave Morris, RMA 13 14 15

Trang 85 Dave Morris, RMA Dave Morris, RMA Dave Morris, RMA

1 2 3

Trang 88 Văn phòng Kiến trúc sư Ashok B. Lall Văn phòng Kiến trúc sư Ashok B. Lall Văn phòng Kiến trúc sư Ashok B. Lall

Trang 89 4 Skidmore, Owings &Merill LLP 7 8 9

Trang 90 Hoàng Thúc Hào Hoàng Thúc Hào Hoàng Thúc Hào

10 11 12 13

Trang 91 Hoàng Thúc Hào Hoàng Thúc Hào Hoàng Thúc Hào Hoàng Thúc Hào

Trang 96 1 Nhóm Xây dựng

2 3 4 5

Nhóm Xây dựng B.K.S. Inan B.K.S. Inan B.K.S. Inan

6 7 8

Trang 97 Daniel Wong, Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Daniel Wong, Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Daniel Wong, Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc

10 11 12

Trang 98 Daniele Domenicali Daniele Domenicali Daniele Domenicali

14 15 16 17

Trang 99 Giáo sư Lin Hsien-Te Giáo sư Lin Hsien-Te Giáo sư Lin Hsien-Te Giáo sư Lin Hsien-Te

Trang 104 1 Gregers Reimann, Công ty Tư vấn IEN Sdn Bhd 2 Gregers Reimann, Công ty Tư vấn IEN Sdn Bhd 3 Gregers Reimann, Công ty Tư vấn IEN Sdn Bhd 4 Gregers Reimann, Công ty Tư vấn IEN Sdn Bhd Trang 105 5 Văn phòng Kiến trúc sư Metaphor Trang 107 13 Gensler 14 Gensler Trang 114 Tim Griffith Các trang 116-117 Tim Griffith Trang 119 3 Patrick Bingham-Hall 4 Xưởng Thiết kế MNN 6 7 8 9

Trang 120 Patrick Bingham-Hall Patrick Bingham-Hall Tim Griffith Tim Griffith

11 12 13

Trang 121 Patrick Bingham-Hall Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN

15 16 18 19 20

Trang 123 Tim Griffith Tim Griffith Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN

22 23 24

Trang 124 Patrick Bingham-Hall Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN


27 28 29 30 31 32 33

Trang 127 Patrick Bingham-Hall Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN

35 36 37

Trang 129 Patrick Bingham-Hall Xưởng Thiết kế MNN Patrick Bingham-Hall

Trang 132 Trường học Xanh, Bali

Các trang 134-135 
 Trường học Xanh, Bali

Các trang 136-137 Trường học Xanh, Bali

Trang 138 Trường học Xanh, Bali

Trang 139 1 Trường học Xanh, Bali 2 Trường học Xanh, Bali 4 5 6 7

Trang 140 Trường học Xanh, Bali Trường học Xanh, Bali Trường học Xanh, Bali Xưởng Thiết kế MNN

Trang 142 9 Trường học Xanh, Bali 10 11 12 13 14 15

Trang 143 Trường học Xanh, Bali Trường học Xanh, Bali Trường học Xanh, Bali Trường học Xanh, Bali Xưởng Thiết kế MNN Trường học Xanh, Bali

Trang 144 17 Trường học Xanh, Bali 18 Trường học Xanh, Bali 19 20 21 22

Trang 145 Trường học Xanh, Bali Trường học Xanh, Bali Trường học Xanh, Bali Trường học Xanh, Bali

23 24 25 26 27

Trang 146 Trường học Xanh, Bali Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN Trường học Xanh, Bali Xưởng Thiết kế MNN

Trang 150 Ủy ban Năng lượng Malaysia, ACICC SdnBhd

Các trang 152-153 Ủy ban Phát triển Putra Perdana SdnBhd

Các trang 154-155 Ủy ban Phát triển Putra Perdana SdnBhd

Trang 157 2 Ủy ban Phát triển Putra Perdana SdnBhd 3 Ủy ban Năng lượng Malaysia, ACICC SdnBhd

4 Ủy ban Năng lượng Malaysia, ACICC SdnBhd Trang 158 6 Rune Schaffalitzky, Công ty Tư vấn IEN SdnBhd 7 Khim Bok, Công ty Tư vấn IEN SdnBhd 8 Rune Schaffalitzky, Công ty Tư vấn IEN SdnBhd Trang 159 9 Gregers Reimann, Công ty Tư vấn IEN SdnBhd 10 Khim Bok, Công ty Tư vấn IEN SdnBhd 12 Gregers Reimann, Công ty Tư vấn IEN SdnBhd Trang 160 14 Gregers Reimann, Công ty Tư vấn IEN SdnBhd Trang 161 17 Ủy ban Phát triển Putra Perdana SdnBhd 18 Rune Schaffalitzky, Công ty Tư vấn IEN SdnBhd 19 Ủy ban Phát triển Putra Perdana SdnBhd Trang 162 20 Rune Schaffalitzky, Công ty Tư vấn IEN SdnBhd 21 Rune Schaffalitzky, Công ty Tư vấn IEN SdnBhd 22 Rune Schaffalitzky, Công ty Tư vấn IEN SdnBhd 23 Rune Schaffalitzky, Công ty Tư vấn IEN SdnBhd 25 Khim Bok, Công ty Tư vấn IEN SdnBhd Trang 163 27 Khim Bok, Công ty Tư vấn IEN SdnBhd 30 Ủy ban Phát triển Putra Perdana SdnBhd

Trang 166 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG

Các trang 168-169 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG

Trang 170 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG

Trang 171 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG

Trang 172 1 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG 2 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG 3 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG (MỚI) Trang 174 9 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG 10 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG Trang 175 12 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG 13 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG Trang 176 15 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG Trang 177 16 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG Trang 178 19 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG

331


20 21 22 23

Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG

Trang 179 26 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG 27 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG 28 29 30

Trang 180 Jimmy Chew Tang Hung Bun Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG

Trang 181 32 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG 33 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tư vấn CPG Trang 184 Edmund Sumner Các trang 186-187 Edmund Sumner

Trang 188 Edmund Sumner

Trang 189 Edmund Sumner

Trang 191 2 Morphogenesis 3 Morphogenesis 4 Morphogenesis 5 Morphogenesis

332

2 Pasi Aalto/pasiaalto.com 3 Pasi Aalto/pasiaalto.com Trang 207 4 Andreas Gjertsen Trang 208 5 Pasi Aalto/pasiaalto.com 6 Pasi Aalto/pasiaalto.com 7 8 9 10 14

Trang 209 Pasi Aalto/pasiaalto.com Pasi Aalto/pasiaalto.com Pasi Aalto/pasiaalto.com Pasi Aalto/pasiaalto.com Pasi Aalto/pasiaalto.com

15 16 17

Trang 210 Pasi Aalto/pasiaalto.com Pasi Aalto/pasiaalto.com Pasi Aalto/pasiaalto.com

18 20 21

Trang 211 Pasi Aalto/pasiaalto.com Pasi Aalto/pasiaalto.com Pasi Aalto/pasiaalto.com

23 24 25

Trang 212 Pasi Aalto/pasiaalto.com Pasi Aalto/pasiaalto.com Pasi Aalto/pasiaalto.com

Trang 213 26 Pasi Aalto/pasiaalto.com 27 Pasi Aalto/pasiaalto.com

Trang 193 8 André J. Fanthome 9 Edmund Sumner 10 Edmund Sumner

28 29 30

Trang 214 Pasi Aalto/pasiaalto.com Pasi Aalto/pasiaalto.com Pasi Aalto/pasiaalto.com

15 16 17

31 32 33

Trang 215 Pasi Aalto/pasiaalto.com Pasi Aalto/pasiaalto.com Andreas Gjertsen

Trang 218 Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc

Các trang 220-221 Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc

Trang 222 Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc

Trang 223 Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc

4

Trang 226 Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc

6

Trang 227 Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc

Trang 194 André J. Fanthome Xưởng Thiết kế MNN Edmund Sumner

Trang 195 20 Xưởng Thiết kế MNN 21 Nirmal Kishnani Trang 196 22 Morphogenesis 23 Morphogenesis 25 Xưởng Thiết kế MNN 26 Xưởng Thiết kế MNN Trang 197 28 Xưởng Thiết kế MNN

Trang 200 Andreas Gjertsen

Trang 202 Pasi Aalto/pasiaalto.com

Trang 203 Pasi Aalto/pasiaalto.com

Trang 204 Pasi Aalto/pasiaalto.com

Trang 205 Pasi Aalto/pasiaalto.com

Trang 206 1 Pasi Aalto/pasiaalto.com


14 15 16 17 18 19

Trang 229 Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc

20 21 22

Trang 230 Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc

23 24 25 26

Trang 231 Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc Phân ban Phát triển và Xây dựng, Ban Nhà ở, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc

Trang 234 Kiattipong Panchee

Các trang 236-237 Herbert Ypma

Trang 238 Kiattipong Panchee

Trang 239 Xưởng Thiết kế MNN

Trang 241 2 Kiattipong Panchee 3 Xưởng Thiết kế MNN 5 6 7 8

Trang 243 24H-architecture Kiattipong Panchee Boris Zeisser Kiattipong Panchee

Trang 244 9 Xưởng Thiết kế MNN 10 Xưởng Thiết kế MNN 11 12 3

Trang 245 Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN

15 16 17

Trang 246 Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN

18 19 20

Trang 247 Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN Cat Vinton

21 22 23

Trang 248 Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN

Trang 249 25 Arnfinn Oines 26 Arnfinn Oines Trang 252 Patrick Bingham-Hall Các trang 254-255 Tim Griffith

Các trang 256-257 Tim Griffith

Trang 248 Patrick Bingham-Hall

Trang 260 5 Patrick Bingham-Hall 6 Patrick Bingham-Hall Trang 261 8 Patrick Bingham-Hall 9 10 11

Trang 262 Patrick Bingham-Hall Patrick Bingham-Hall Patrick Bingham-Hall

Trang 264 6 Patrick Bingham-Hall 17 Patrick Bingham-Hall Trang 268 Iwan Baan Các trang 270-271 Iwan Baan

Trang 272 Steven Holl

Trang 273 Văn phòng Kiến trúc sư Steven Holl

Trang 276 7 Văn phòng Kiến trúc sư Steven Holl Trang 277 8 Được phép của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ove Arup và Cộng sự tại Hồng Kông 10 11 12 13

Trang 278 Iwan Baan Hufton + Crow Văn phòng Kiến trúc sư Steven Holl Văn phòng Kiến trúc sư Steven Holl

Trang 279 15 Được phép của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ove Arup và Cộng sự tại Hồng Kông

333


16 Văn phòng Kiến trúc sư Steven Holl 17 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ove Arup và Cộng sự tại Hồng Kông

Các trang 280-281 Iwan Baan

19 20 21 22 23 24

Trang 283 Hufton + Crow Văn phòng Kiến trúc sư Steven Holl Hufton + Crow Iwan Baan Shu He Hufton + Crow

23 24 25

Trang 313 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore

Trang 286 Harshan Thomson

28 29 30

Trang 314 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore

Các trang 288-289 Harshan Thomson

Trang 315 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore

Trang 290 Harshan Thomson

Trang 291 Harshan Thomson

31 32 33 34

Trang 316 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore

Trang 293 2 Harshan Thomson 3 Harshan Thomson 6 7 8

334

11 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore 12 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore Trang 311 14 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore 15 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore 16 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore

Trang 294 Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN Harshan Thomson

Trang 295 9 Harshan Thomson Trang 296 13 Xưởng Thiết kế MNN 14 Xưởng Thiết kế MNN 16 17 18 19 20 21

Trang 297 Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN Xưởng Thiết kế MNN

Trang 298 22 Công ty Liên danh Venkataramanan 23 Công ty Liên danh Venkataramanan Trang 299 26 Xưởng Thiết kế MNN 28 Xưởng Thiết kế MNN

Trang 302 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore

Các trang 304-305 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore

2 3 4

Trang 307 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore

Trang 308 6 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore 7 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore Trang 310 10 Cơ quan Công trình và Xây dựng, Singapore


335



Việc chuyển đổi từ Xanh đến các nhu cầu bền vững cần các công cụ mới cho tư duy, những yếu tố mô tả mới đề cập đến cả việc giảm tác nhẹ tác động và tính mềm dẻo thích ứng với sự thay đổi. Một số dự án gần đây tại Châu Á đã vượt qua

HIỆU QUẢ Khu nghỉ dưỡng Evason Phuket, Thái Lan Bottle House Bandung, Indonesia Trường Cao đẳng Liên hợp Thế giới Đông Nam Á Singapore

SINH THÁI Công viên ngập mặn Hồng Kông Hồng Kông, Trung Quốc Công viên CleanTech Singapore Gardens by the Bay Singapore

những cách thức Xanh hóa thông thường hiện nay. Từng dự án thể hiện sự đa dạng của khu vực; tựu trung lại các dự án này minh chứng sáu nguyên tắc mà những những nguyên tắc này có thể là cầu nối đến tính bền vững.

Biệt thự Alila Uluwatu Đảo Bali, Indonesia

Trường học Xanh Đảo Bali, Indonesia

Trụ sở chính Ủy ban Năng lượng Malaysia Putrajaya, Malaysia

Bệnh viện Khoo Teck Puat Singapore

Học viện Thời trang Pearl Jaipur, Ấn Độ

Nhà tắm và Thư viện Safe Haven Thư viện Old Market

LÀNH MẠNH

Thái Lan

Trụ sở Ngân hàng Phát triển Châu Á Manila, Philippines

Khu dân cư Nam Tú Mậu Bình

Trụ sở Công ty TNHH Glycols Ấn Độ Delhi, Ấn Độ

Soneva Kiri

Cao Ủy Anh Colombo, Sri Lanka

SỰ GẮN KẾT Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông thôn Gurgaon, India Tháp Pearl River Quảng Châu, Trung Quốc Nhà cộng đồng đa năng Suối Rè Làng Suối Rè, Việt Nam

CAM KẾT ỦNG HỘ

Hồng Kông, Trung Quốc

Koh Kood, Thái Lan

Tòa nhà The Met Bangkok, Thái Lan

Trung tâm Vanke

Thâm Quyến, Trung Quốc

Văn phòng Tập đoàn Yamuna Công ty TNHH Kirloskar Brothers Pune, Ấn Độ

Tòa nhà Năng lượng bằng không Viện Môi trường Xây dựng BCA Singapore

HOMEmade DESI Rudrapur, Bangladesh Tái phát triển khu dân cư Lâm Điền, Giai đoạn 7 Hồng Kông, Trung Quốc Trung tâm Công nghệ Năng lượng Bền vững Ninh Ba, Trung Quốc

www.greening.asia

TÍCH HỢP Tòa nhà Văn phòng Năng lượng Xanh Bangi, Malaysia Two Astrid Hill Singapore Tòa tháp Thượng Hải Thượng Hải, Trung Quốc

ISBN 978-604-943-368-9

Giá: 480.000đ

Trường Công nghệ Xanh Magic Đại học Thành Công Quốc gia Đài Nam, Đài Loan


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.